Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây: A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của ...

doc96 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài sau: “Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây” 2. Tình hình nghiên cứu Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được lớn lên. Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động doanh nghiệp ổn định. Phân tích tài chính doang nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Vì vậy phân tích tài chính cũng là một môn học quan trọng và cần thiết trong các trường đại học chuyên ngành về kinh tế. 3. Mục đích nghiên cứu Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và các chỉ tiêu bình quân ngành chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. Phát hiện những khó khăn, tồn tại trên phương diện tài chính và đưa ra những biện pháp nhằm đưa hoạt động tài chính đạt hiệu quả cao hơn và an toàn hơn. Duy trì và phát huy hơn nữa những mặt thuận lợi đã đạt được. Sau khi phân tích thấy được thực trạng của doanh nghiệp đưa ra những ý kiến, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. 7. Tài liệu tham khảo Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, NXB. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. TS Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. Các báo cáo tài chính của Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây. Website: 8. Kết cấu của đồ án/ khóa luận tốt nghiệp Đồ án/ khóa luận tốt nghiệp của em được chia thành 4 chương: - Chương I: Tổng quan về phân tích tài chính - Chương II: Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây - Chương III: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây - Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét kiểm tra về nội dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Từ đó so sánh đối chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. 1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm: Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2. Mục tiêu phân tích tình hình tài chính Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,… - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt,… - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với nhà chủ nợ: Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,… 1.3. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức tranh phản ánh sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn. 1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm: Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau. 1.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 1.4. Phương pháp phân tích 1.4.1. Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y / Y0 * 100% 1.4.2. Phân tích xu hướng Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài qua nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư. 1.4.3. Phân tích theo chiều dọc Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.4.4. Phân tích các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm tỷ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính: Nhóm 1: Các tỷ số thanh toán: phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhóm 2: Các tỷ số về đòn cân nợ: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nhóm 3: Các tỷ số hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay công tác điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm 4: Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất sinh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên hay năng lực quản trị của doanh nghiệp. 1.4.5. Phương pháp liên hệ - cân đối Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế không nên quá chú trọng vào lý thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích. 1.4.6. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích. 1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: 1.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 1.5.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Căn cứ vào các số liệu phản ảnh trên bảng cân đối kế toán để so sánh Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn giữa cuối năm với đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn khác của đơn vị. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán. 1.5.1.2. Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Quan hệ cân đối này được biểu hiện như sau: TSNH + TSDH = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Nhưng mà quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể nào có đủ để mua sắm các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc đi chiếm dụng của các đơn vị khác. Trong thực tế mối quan hệ trên thường xảy ra 2 trường hợp sau: - TH1: (TSNH + TSDH) < NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU : Trường hợp này thì nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp dư để bù đắp cho tài sản, cho nên thường bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. - TH2: (TSNH + TSDH) > NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU : Trường hợp này cho thấy doanh nghiệp đang bị thiếu vốn trang trải tài sản, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị đình trệ thì doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn thanh toán. Tính chất của bảng cân đối kế toán là phần Tổng tài sản luôn luôn bằng với Tổng nguồn vốn. Và được thể hiện bằng mối quan hệ sau: TSNH + TSDH = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Nếu Tổng tài sản tăng lên thì ta cũng hiểu rằng nguồn vốn cũng tăng lên một khoản tương ứng, đó có thể là một khoản nợ đã tăng khoản tăng trong vốn chủ sở hữu. 1.5.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hay hiệu quả hay không được thể hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý để dễ dàng sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Vì thế phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu hiện hành có phù hợp với doanh nghiệp hay không. 1.5.1.3.1. Phân tích kết cấu tài sản Phân tích kết cấu tài sản là việc xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số tài sản để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là bảng kết cấu tài sản: Bảng 1.1: Bảng kết cấu tài sản Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % A.Tài sản ngắn hạn I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV.Đầu tư tài chính dài hạn V.Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Phân tích kết cấu tài sản ta phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn như trên. Trên bảng này ta lấy từng khoản vốn chia cho tổng tài sản từ đó ta biết được tỷ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì phải dự trữ đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất còn doanh nghiệp thương mại thì phải dự trữ hàng hóa cho kỳ tới. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư mua sắm thiết bị được đánh giá qua tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản là tỷ lệ giữa giá trị tài sản dài hạn với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm ngành nghề kinh doanh. = Tỷ suất đầu tư Giá trị Tài sản dài hạn Tổng tài sản x 100% Tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vất chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển. Tỷ trọng này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. 1.5.1.3.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn các chủ doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. = Tỷ suất tự tài trợ Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn x 100% Tỷ suất tài trợ được xác định: Sau đây là bảng kết cấu nguồn vốn: Bảng 1.2: Bảng kết cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ A.Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn 2.Phải trả người bán 3.Người mua trả tiền trước 4.Thuế và các khoản nộp nhà nước 5.Phải trả công nhân viên 6.Phải trả khác II.Nợ dài hạn 1.Vay dài hạn 2.Phải trả dài hạn khác B. Vốn chủ sở hữu I.Vốn chủ sở hữu 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.Quỹ đầu tư phát triển 3.Lợi nhuận chưa phân phối II. Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn mà còn phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên việc phân tích chỉ mới dừng ở mức độ đánh giá khái quát để kết luận chính xác cần phải đi sâu vào một số chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính. 1.5.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm: - Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp ổn định, tăng hay giảm. - Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của số lượng hay giá bán. - Phân tích sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh * Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. * Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. * Lợi nhuận khác. * Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. * Tổng lợi nhuận trước thuế. * Lợi nhuận sau thuế. 1.5.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (Phân tích theo chiều ngang ) So sánh số liệu năm này với số liệu năm trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này. Mức tăng giảm = Chỉ tiêu năm này – Chỉ tiêu năm trước = % Tăng, Giảm Mức tăng giảm Chỉ tiêu năm trước x 100% So sánh tốc độ tăng giảm của các khoản mục chi phí và lợi nhuận với tốc độ tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu thường kéo theo sự gia tăng của chi phí nhất là chi phí biến đổi như: giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển…Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải phấn đấu tăng tỷ lệ chi phí không vượt quá tỷ lệ doanh thu. 1.5.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận ( Phân tích theo chiều dọc ) = Tỷ lệ chi phí (lợi nhuận) trên doanh thu Chi phí (hoặc lợi nhuận) Doanh thu thuần Phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận là phân tích dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Qua phân tích sự biến động của tỷ lệ chi phí ( lợi nhuận) trên doanh thu ta đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh chính, cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp. 1.5.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh số thu nhập doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá xu hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của doanh thu do tác động trực tiếp của hai nhân tố: Khối lượng sản phẩm đã bán và giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm. Khi phân tích cần phải lảm rõ sự thay đổi của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán. Nguyên nhân nào làm cho khối lượng bán và giá bán thay đổi. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng đối với sự ổn định và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Sự biến động của lợi nhuận bán hàng cần phải được theo dõi chặt chẽ. Có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quyết định tới mức tăng trưởng lợi nhuận bán hàng đó là: Doanh thu bán hàng và hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh chính. 1.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính là phương pháp đơn giản dễ sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng. * Kỳ kế hoạch. * Kỳ trước của doanh nghiệp. * Của một doanh nghiệp khác cùng ngành. * Bình quân của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp được chia làm bốn nhóm: Nhóm 1: Các tỷ số thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhóm 2: Các tỷ số về đòn cân nợ: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nhóm 3: Các tỷ số hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay công tác điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm 4: Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất sinh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên hay năng lực quản trị của doanh nghiệp. 1.5.3.1. Các tỷ số thanh toán = Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành nh Giá trị tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 1.5.3.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán được đảm bảo tốt. Đồng thời cũng thể hiện khả năng linh hoạt về vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. Nếu tỷ số này quá cao sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn như trường hợp có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Giá trj TSLĐ – Giá trị hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước các khoản nợ ngắn hạn, căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất không bao gồm hàng tồn kho . Nếu tỷ số thanh toán nhanh mà lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán, ngược lại tỷ lệ thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Tỷ số này càng lớn thề hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung lớn vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn… thì hiệu quả sử dụng vốn không cao. 1.5.3.2. Các tỷ số về đòn cân nợ Đòn cân nợ được tạo ra bằng cách huy động nợ thông qua các khoản vay để khuyếch đại lợi nhuận của doanh nghiệp. Đòn cân nợ là một chính sách tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính, đòn cân nợ được dùng đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp với vốn vay. 1.5.3.2.1. Tỷ số nợ = Tỷ số nợ Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số này đo lường mức sử dụng nợ của doanh nghiệp so với Tổng tài sản. Tỷ số nợ thấp thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, tỷ số này cao là doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận nhanh. Trong đó: - Tổng nợ: Bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. - Tổng tài sản: Bao gồm toàn bộ các tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như là: Vốn cố định và đầu tư xây dựng dở dang, vốn lưu động bao gồm vốn bằng tiền và các khoản phải thu. 1.5.3.2.2. Tỷ số đảm bảo nợ = Tỷ số đảm bảo nợ Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Các nhà cho vay dài hạn họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ này được tính như sau: = Tỷ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Chi phí lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. Do khoản chi phí lãi vay trừ vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế. Vì vậy EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì đảm bảo cho việc thanh toán các khoản lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo. Nếu tỷ số này thấp thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao. 1.5.3.3. Các tỷ số hoạt động 1.5.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong khâu thanh toán và ngược lại. = Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu Doanh thu thuần x 360 Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng 1.5.3.3.2. Vòng quay tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay ‗ Doanh thu thuần hàng tồn kho Trị giá hàng tồn kho Thời gian ‗ Số ngày trong kỳ ( 360 ngày ) tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày hàng tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày để đo tính thanh khoản của hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ càng tốt. Tuy nhiên số vòng quay quá cao thể hiện sự gặp khó khăn trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng gây mất uy tín của doanh nghiệp. 1.5.3.3.3. Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của doanh nghiệp. Nghĩa là trong 1 năm vốn của doanh nghiệp quay được bảo nhiêu lần, 1 đồng vốn đầu tư đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu. = Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản 1.5.3.3.4. Luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay ‗ Doanh thu thuần vốn lưu động Vốn lưu động sử dụng bình quân Số ngày của ‗ Số ngày trong kỳ (360 ngày ) một vòng quay Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất. Tỷ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Tỷ số đảm nhiệm ‗ 1 của vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.5.3.3.5. Luân chuyển vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Số vòng quay ‗ Doanh thu thuần vốn cố định Vốn cố định sử dụng bình quân Số ngày của ‗ Số ngày trong kỳ (360 ngày ) một vòng quay Số vòng quay vốn cố định 1.5.3.3.6. Luân chuyển vốn chủ sở hữu Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Số vòng quay ‗ Doanh thu thuần vốn chủ sở hữu VCSH sử dụng bình quân Số ngày của ‗ Số ngày trong kỳ (360 ngày ) một vòng quay Số vòng quay VCSH 1.5.3.4. Các tỷ suất sinh lợi 1.5.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. = Doanh lợi tiêu thụ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x 100% Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.5.3.4.2. Doanh lợi tài sản (ROA) = Doanh lợi tài sản Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. 1.5.3.4.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. = Doanh lợi vốn tự có Lợi nhuận sau thuế Vốn tự có x 100% 1.5.4. Phân tích chỉ số DuPont Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn tự có, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn tự có. Mối quan hệ được thể hiện qua phương trình sau: = LN sau thuế DT thuần LN sau thuế Vốn tự có Tổng tài sản Vốn tự có DT thuần Tổng tài sản x x = Tỷ suất LN trên DT ROE Tổng tài sản Vốn tự có Vòng quay Tổng TS x x Các tỷ số tài chính ở phần trên đều ở dạng phân số. Mỗi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy thuộc vào hai yếu tố: Tử số và mẫu số. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ GIANG TÂY 2.1. Đặc điểm chung 2.1.1. Lịch sử hình thành - Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, nhu cầu về vật liệu xây dựng để phục vụ cho các công trình xây dựng là rất lớn trong đó có gạch men. Nắm bắt được tình hình đó nên vào đầu năm 2000 Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây đã ra đời và phát triển, với sản phẩm gạch men mang thương hiệu Ý Mỹ. - Sau khi được thành lập, Công ty đã hòa nhập với nền kinh tế thị trường, từng bước ổn định và ngày càng phát triển. Công ty luôn bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, mạnh dạn đề ra nhiều phương án đổi mới với mô hình sản xuất kinh doanh tối ưu. Bằng những việc làm thiết thực, vận dụng sáng tạo, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả trong khi cùng thời gian đó rất nhiều đơn vị quốc doanh gặp khó khăn đi đến bờ vực phá sản, thì Công ty vẫn vững bước đi lên và ngày càng phát triển. - Công ty TNHH Gốm Sứ Giang tây có đủ tư cách pháp nhân theo Pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập và có con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân hàng TM CP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai. 2.1.2. Thông tin công ty - Tên chính thức: Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây - Tên giao dịch tiếng Anh: GIANG TAY CO., LTD. - Công ty được xây dựng với tổng diện tích 50.000 m2, trong đó diện tích phân xưởng là 45.000 m2, văn phòng là 3.000 m2, còn lại là các công trình phụ trợ. - Nhân viên Khối văn phòng gồm: 32 người. - Công nhân khối sản xuất: 498 người (chia làm 3 Kíp, mỗi Kíp 166 người, chia đều cho 2 phân xưởng). - Trụ sở đơn vị: DT743, Bình Phước B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương. - Điện thoại: 0650.3711207 - Fax: 0650.3710923 - Email: giangtay@giangtay.com.vn - Mã số thuế: 3700341265 - Giấy đăng ký kinh doanh số: 462000038 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày: 07/04/2000. 2.1.3. Hình thức sở hữu vốn - Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH hai thành viên trở lên. - Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng Trong đó: + Vốn lưu động: 40% tổng nguồn vốn Công ty. + Vốn cố định: 60% tổng nguồn vốn Công ty. 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: - Sản xuất gốm sứ và gạch men các loại. - Sản xuất gạch ốp lát các loại. - Sản xuất bao bì giấy. - Sản xuất giấy nhãn, in decal ( từ giấy cuộn). - Sửa chữa các loại sản phẩm kim loại đúc sẵn. - Sửa chữa máy móc thiết bị. - Thi công san lắp mặt bằng. - Thi công công trình đường bộ. - Xây dựng nhà các loại. - Lắp đặt hệ thống điện trong nhà. - Lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, bơm nước. - Sản xuất hàng may mặc, trang phục ( trừ trang phục lông thú) - Mua bán gạch ốp lát. - Mua bán bao bì giấy, giấy nhãn, giấy decal. - Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp. - Mua bán ô tô và xe có động cơ các loại. - Mua bán mô tô, xe máy các loại. - Mua bán phụ tùng, các bộ phận phụ trợ của xe ôtô, xe có động cơ các loại. - Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ các loại. - Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ. - Dịch vụ khai thuế hải quan. - Kinh doanh bất động sản. - Dịch vụ môi giới bất động sản. - Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải đường bộ. 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất gạch men Đóng gói thành phẩm Nung gạch In lụa Tráng men Sấy khô gạch Ép gạch Nghiền xương Nguyên liệu xương Quy trình sản xuất gạch men khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, cơ cấu sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau: + Bước 1: Nguyên liệu xương: là các loại đất sét trắng, đất sét đỏ, tràng thạch là nguyên liệu chính để sản xuất gạch men. Các loại này được khai thác chủ yếu ở Lâm Đồng, do ở đây có nguồn dự trữ dồi dào, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong ngành sản xuất gạch men. + Bước 2: Nghiền xương: nguyên liệu xương được bỏ vào cối nghiền, nghiền nát thành bùn sau đó mới bơm lên tháp sấy phun ra thành bột. + Bước 3: Ép gạch: sau khi quá trình nghiền đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào máy ép để ép thành gạch. + Bước 4: Sấy khô gạch: gạch vừa ép xong còn ướt đưa vào máy sấy khô gạch để khi tráng men lên mới có hiệu quả. + Bước 5: Tráng men: sau khi sấy khô gạch được đưa vào tráng men, tráng men là lót 1 lớp men lót sau đó lót men chính lên bề mặt tấm gạch. + Bước 6: In lụa: là in hoa văn, hình ảnh, màu sắc lên tấm gạch cho đẹp. + Bước 7: Nung gạch: gạch được nung ở nhiệt độ là 1200 0C, lúc sấy phải có công nhân kiểm tra nhiệt độ tủ sấy. Đây là khâu quan trọng nhất vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc, độ chắc của tấm gạch. + Bước 8: Đóng gói thành phẩm: là khâu cuối cùng trong sản xuất gạch men, đóng gói cho phù hợp với quy cách sản xuất, chủng loại của từng loại gạch. 2.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh Sản xuất gạch men theo quy trình công nghệ khép kín. Công ty giao kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng sản xuất chính, toàn bộ tài sản ở các phân xưởng giao cho các phân xưởng quản lý, sử dụng mà người đứng đầu là các quản đốc phân xưởng, quản đốc chịu trách nhiệm quản lý và đưa vào sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận Công ty có 8 bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất. Ta có sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty như sau: CÔNG TY Bộ phận phân loại đóng gói Bộ phận bảo trì Bộ phận lò nung Bộ phận tráng men in lụa Bộ phận quản lý chất lượng Bộ phận ép sấy Bộ phận nguyên liệu men Bộ phận thiết kế SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT - Bộ phận thiết kế: chịu trách nhiệm về khung in lụa, mẫu mã của gạch. - Bộ phận nguyên liệu men: chịu trách nhiệm về chất lượng men, độ ẩm, cách pha trộn men cho phù hợp . - Bộ phận ép sấy: chịu trách nhiệm về khâu ép xương, sấy gạch . - Bộ phận lò nung: chịu trách nhiệm về màu sắc, độ chắc, độ bền của gạch. - Bộ phận tráng men in lụa: chịu trách nhiệm về khâu tráng men, in lụa. - Bộ phận phân loại đóng gói: chịu trách nhiệm về đóng gói sản phẩm phù hợp với quy cách sản xuất, chủng loại của từng loại gạch. - Bộ phận bảo trì: chịu trách nhiệm về máy móc sản xuất, sửa chữa khi máy hư hỏng, trục trặc, bảo trì máy thường xuyên. - Bộ phận quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm. 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.3.1. Hình thức và cơ cấu tổ chức Hình thức tổ chức: hình thức tập trung Cơ cấu tổ chức: + Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo thực tiễn, với bộ máy gọn nhẹ giúp thông tin đi nhanh, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ban Giám đốc nắm vững tình hình Công ty, để từ đó đưa ra những quyết định kịp thời trong kinh doanh. Ta có sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty như sau: Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Phòng Quản lý sản xuất Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng Tổ chức hành chánh Phòng Quản lý thiết bị Phòng Kế hoạch vật tư SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Hội đồng thành viên: quản lý và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược của Công ty. - Ban Giám đốc: là những người điều hành mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc tổ chức bộ máy quản lý, điều hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty và kiểm soát mọi hoạt động trong Công ty. - Phòng tổ chức hành chánh: Trưởng phòng Tổ chức hành chánh là người chịu trách nhiệm chung các công việc của Phòng hành chánh bao gồm: + Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân lực của Công ty, lên kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng lao động, thử tay nghề và tính giảm lao động khi cần thiết. + Xây dựng kiểm tra, thực hiện nội quy về an toàn lao động của Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty. + Phối hợp với Ban giám đốc giải quyết các chế độ chính sách, các thắc mắc, khiếu nại, khiếu tố của cán bộ công nhân viên. + Quản lý chế độ về hành chính tiền lương như đơn giá, tiền lương, bảng lương, BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên. - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: + Xây dựng cân đối các chỉ tiêu xuất nhập khẩu + Thực hiện các hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu. + Xây dựng các phương án kinh doanh, ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước. + Thống kê, báo cáo tình hình kinh doanh lên cấp trên. - Phòng Tài chính kế toán: Là bộ phận rất quan trọng của Công ty, có chức năng giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ như: + Tiến hành công tác kiểm soát nội bộ theo đúng quy định của Nhà nước. + Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập. + Hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp. + Tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên. + Phổ biến hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ thể lệ quản lý tài chính trong đơn vị. + Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu cho các bộ phận liên quan trong đơn vị và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. + Xác định các khoản kinh doanh lãi (lỗ) các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước. - Phòng Quản lý sản xuất: + Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của Công ty. + Cùng với Phòng kỹ thuật công nghệ tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. + Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất. + Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị. - Phòng Quản lý thiết bị: Chịu trách nhiệm bảo quản, sửa chữa máy móc, thiết bị. - Phòng Kế hoạch vật tư: Giúp Ban Giám đốc theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, mua hàng, xuất hàng, theo dõi tồn kho vật tư của Công ty. - Phòng Kỹ thuật công nghệ: Giúp Ban Giám đốc quản lý về kỹ thuật chế biến, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm. 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm quy mô vừa, hoạt động sản xuất là chính, địa bàn phân xưởng và hệ thống kho tương đối tập trung nên Công ty áp dụng hình thức công tác kế toán tập trung, bộ máy kế toán kiêm nhiệm chức năng thống kê, thanh toán của Công ty. Các công việc phân loại chứng từ kiểm tra, định khoản, ghi sổ tổng hợp, chi tiết tính giá thành được thực hiện theo sự chỉ đạo của Công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng - Công nợ - Thuế Kế toán Nguyên -Vật liệu Kế toán Thanh toán - Thủ Quỹ 2.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng: là người giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính đơn vị và phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời còn phải chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt chuyên môn. + Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật, chuẩn mực, chế độ, nguyên tắc kế toán từ chi tiết đến tổng hợp các phần hành kế toán trong Công ty theo quy định của Nhà nước. + Duyệt các khoản thu, chi theo ủy quyền của Giám đốc Công ty. + Quản lý tình hình tài chính trong Công ty. + Ký toàn bộ phiếu thu, phiếu chi của Phòng kế toán với chức danh Kế toán trưởng. + Tổ chức ghi chép, tính toán các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên các quỹ, để lại đơn vị và thanh toán đúng hạn phải thu, phải trả. Tất cả phải được phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời. Đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm tài sản, hao mòn hư hỏng mất mát. Kế toán tổng hợp: - Có trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ảnh tổng hợp các số liệu việc nhập, xuất, tiêu thụ và các khoản thanh toán với ngân hàng, với nội bộ của Công ty. - Là người giúp Kế toán trưởng làm báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và còn là nơi bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán. Nắm vững những nguyên tắc tài chính, hạch toán của Công ty, tham mưu đề xuất với lãnh đạo về những vướng mắc trong công tác kế toán. Kế toán ngân hàng – Công nợ - Thuế : - Theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng. - Theo dõi, đối chiếu công nợ phải trả, phải thu vào cuối mỗi tháng. - Khai báo thuế hàng tháng và các nghĩa vụ về thuế với nhà nước. Kế toán Nguyên – Vật liệu: - Theo dõi việc nhập xuất vật tư, hàng hóa. Phản ánh chi tiết số liệu tình hình mua sắm mới và thanh lý tài sản cố định, nhập xuất, tồn kho vật tư… Kế toán thanh toán - Thủ quỹ: - Theo dõi việc thu, chi tiền mặt tại Công ty. Tham mưu giúp Kế toán trưởng trong việc thanh toán các chứng từ sổ sách, lập các phiếu chi, phiếu thu, phiếu đề nghị thanh toán và công nợ của khách hàng. - Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty, có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có chứng từ thu, chi chuyển đến. - Hàng ngày phải báo cáo tiền thu, chi và tồn quỹ cho Kế toán trưởng. - Thủ quỹ sẽ chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng, giám đốc và pháp luật trong việc lưu trữ và bảo quản tiền mặt tại Công ty. 2.4.4. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng, nhiệm vụ quản lý riêng biệt và được xây dựng theo mô hình thực tiễn với bộ máy gọn nhẹ giúp cho luồng thông tin đi nhanh, phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng ban có thể liên hợp với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám đốc nắm vững tình hình Công ty, để từ đó đưa ra những quyết định đúng, kịp thời trong kinh doanh. 2.5. Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép là Việt Nam Đồng (VNĐ). - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ thuế. - Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ GIANG TÂY A. Sơ lược về thị trường gạch men hiện nay ở Việt Nam Cuối năm 2009, Việt Nam đã chính thức vượt Indonesia, trở thành nhà sản xuất gạch ốp lát phục vụ xây dựng lớn nhất ở Đông Nam Á, đồng thời Việt Nam cũng được công nhận là nước có ngành sản xuất gạch ốp lát lớn thứ 6 trên thế giới, với công suất khoảng 300 triệu m2 gạch ốp lát mỗi năm. Hiện Việt Nam đã có những công ty sản xuất gạch ốp lát tầm cỡ khu vực và thế giới như Viglacera, Đồng Tâm và nhất là Prime, tập đoàn được tạp chí World Ceramics xếp là doanh nghiệp sản xuất gạch lớn thứ 5 trên thế giới và đứng đầu tại Việt Nam. Ngoài tiêu thụ trên thị trường nội địa, hiện gạch ốp lát Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với doanh thu khoảng 110 triệu USD/năm. (Nguồn : Vietnamnet.vn ) Song song với những tập đoàn gạch men tầm cỡ thế giới, thì những công ty sản xuất gạch men vừa và nhỏ của Việt Nam cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành gạch men nói riêng. B. Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây Khái quát báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2008-2010 Bảng 3.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 38.932 76.770 78.719 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.488 5.405 7.642 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.500 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.350 37.801 36.963 IV. Hàng tồn kho 25.704 30.564 28.771 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.390 3.000 2.843 B. Tài sản dài hạn 165.738 140.303 168.978 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 147.310 124.903 144.500 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15.471 15.400 19.920 V. Tài sản dài hạn khác 2.957 4.558 TỔNG TÀI SẢN 204.670 217.073 247.697 NGUỔN VỐN A. Nợ phải trả 100.372 91.426 101.230 I. Nợ ngắn hạn 53.405 51.959 59.334 - Vay ngắn hạn 28.207 26.336 19.140 - Phải trả cho người bán 17.025 20.767 35.524 - Người mua trả tiền trước 5.031 607 262 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 888 2.081 1.226 - Phải trả công nhân viên 951 1.006 1.256 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.303 1.162 1.926 II. Nợ dài hạn 46.967 39.467 41.896 - Vay dài hạn 46.127 36.028 38.457 - Phải trả dài hạn khác 840 3.439 3.439 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 I. Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 97.915 99.115 115.052 2. Quỹ đầu tư phát triển 1.800 3.000 3. LN chưa phân phối 6.383 24.732 28.415 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 204.670 217.073 247.697 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Bảng 3.2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 1. DTBH và CCDV 149.780 201.348 227.291 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. DT thuần về bán hàng và CCDV 149.780 201.348 227.291 4. Giá vốn hàng bán 125.899 167.631 192.953 5. LN gộp về bán hàng và CCDV 23.881 33.717 34.338 6. DT hoạt động tài chính 66 77 1.555 7. Chi phí tài chính 13.471 7.831 7.876 - Trong đó: chi phí lãi vay 7.520 6.358 3.260 8. Chí phí bán hàng 1.978 2.069 5.417 9. Chi phí QLDN 4.836 5.302 6.490 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 3.662 18.592 16.110 11. Thu nhập khác 104 512 12 12. Chi phí khác 49 8 6 13. Lợi nhuận khác 55 504 6 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.717 19.096 16.116 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 267 2.078 2.453 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.450 17.018 13.663 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) - - 3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau: 3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 3.1.1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản & nguồn vốn Phân tích tình hình biến động tài sản: Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp. Trên bảng cân đối có 2 loại: * Tài sản ngắn hạn. * Tài sản dài hạn. Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô của doanh nghiệp, đồng thời so sánh giá trị tỷ trọng của toàn bộ vốn. Bảng 3.3: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản Đvt: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A. Tài sản ngắn hạn 38.932 76.770 78.719 37.838 97,19 1.949 2,54 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.488 5.405 7.642 2.917 117,24 2.237 41,39 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - - 2.500 - - 2.500 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.350 37.801 36.963 29.451 352,71 (838) (2,22) IV. Hàng tồn kho 25.704 30.564 28.771 4.860 18,91 (1.793) (5,87) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.390 3.000 2.843 610 25,52 (157) (5,23) B. Tài sản dài hạn 165.738 140.303 168.978 (25.435) (15,35) 28.675 20,44 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - II. Tài sản cố định 147.310 124.903 144.500 (22.407) (15,21) 19.597 15,69 III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - IV. Các khoản đầu tư dài hạn 15.471 15.400 19.920 (71) (0,46) 4.520 29,35 V. Tài sản dài hạn khác 2.957 - 4.558 (2.957) (100,00) 4.558 - TỔNG TÀI SẢN 204.670 217.073 247.697 12.403 6,06 30.624 14,11 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) So với năm 2008, tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng 37.838 triệu đồng tương đương 97,19%. Tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng tập trung ở các chỉ tiêu sau: - Khoản mục tiền tăng 117,24% tương đương 2.917 triệu đồng. So với năm 2008 thì lượng tiền được dự trữ và luân chuyển nhiều hơn để đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng. - Khoản mục phải thu ngắn hạn tăng từ 8.350 triệu đồng lên 37.801 triệu đồng, tương đương 352,71%, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Điều này cho thấy doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, nếu khách hàng trả chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chú ý và tìm biện pháp khắc phục tình trạng này. - Khoản mục hàng tồn kho năm 2009 tăng 4.860 triệu đồng tương đương 18,91%, chủ yếu ở khâu thành phẩm. Việc bán hàng của doanh nghiệp đang bị ngưng trệ. Qua năm 2010, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 1.949 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 2,54%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Nguyên nhân là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 2.237 triệu đồng (tăng 41,39% so với năm 2009), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 2.500 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu 838 triệu đồng, tương ứng là giảm 2,22%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 1.793 triệu đồng (giảm 5,87% so với năm 2009) và giảm các tài sản ngắn hạn khác. à Quá trình phân tích cho ta thấy: khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng doanh nghiệp vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ, góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Năm 2009 tài sản dài hạn đồng loạt giảm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định không còn phục vụ cho quá trình sản xuất nữa. - Qua năm 2010, tài sản dài hạn tăng so với năm 2009 là 28.675 triệu đồng, tức là tăng 20,44%. Trong đó tài sản cố định tăng 19,597 triệu đồng, tương ứng là tăng 15,69%, chủ yếu là nhập máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì, lắp đặt hệ thống lò hơi cho dây chuyền sản xuất gạch men và xây dựng trạm xử lý nước thải; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 4.520 triệu đồng, tương ứng là tăng 29,35% và tài sản dài hạn khác tăng 4.558 triệu đồng. à Qua đó cho thấy năm 2010 các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng, chứng tỏ doanh nghiệp có sự đầu tư tốt về tài sản cũng như đầu tư cơ sở vật chất. Các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. So sánh nguồn vốn của năm 2010 với năm 2009 để đánh giá mức độ đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nguồn vốn. Bảng 3.4: Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn Đvt: Triệu đồng NGUỔN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A. Nợ phải trả 100.372 91.426 101.230 (8.946) (8,91) 9.804 10,72 I. Nợ ngắn hạn 53.405 51.959 59.334 (1.446) (2,71) 7.375 14,19 - Vay ngắn hạn 28.207 26.336 19.140 (1.871) (6,63) (7.196) (27,32) - Phải trả cho người bán 17.025 20.767 35.524 3.742 21,98 14.757 71,06 - Người mua trả tiền trước 5.031 607 262 (4.424) (87,93) (345) (56,84) - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 888 2.081 1.226 1.193 134,35 (855) (41,09) - Phải trả công nhân viên 951 1.006 1.256 55 5,78 250 24,85 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.303 1.162 1.926 (141) (10,82) 764 65,75 II. Nợ dài hạn 46.967 39.467 41.896 (7.500) (15,97) 2.429 6,15 - Vay dài hạn 46.127 36.028 38.457 (10.099) (21,89) 2.429 6,74 - Phải trả dài hạn khác 840 3.439 3.439 2.599 309,40 - - B. Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 21.349 20,47 20.820 16,57 I. Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 21.349 20,47 20.820 16,57 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 97.915 99.115 115.052 1.200 1,23 15.937 16,08 2. Quỹ đầu tư phát triển - 1.800 3.000 1.800 - .200 66,67 3. LN chưa phân phối 6.383 24.732 28.415 18.349 287,47 3.683 14,89 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - TỔNG NGUỔN VỐN 204.670 217.073 247.697 12.403 6,06 30.624 14,11 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30.624 triệu đồng, tức là tăng 14,11%, trong đó: + Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 20.820 triệu đồng, tức là tăng 16,57% so với năm 2009. Nguyên nhân là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 15.937 triệu đồng (tăng 16,08%); quỹ đầu tư phát triển tăng 1.200 triệu đồng (tăng 66,67%); Lợi nhuận chưa phân phối tăng 3.683 triệu đồng ( tăng 14.89%). à Qua phân tích trên chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả và bổ sung thêm vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Việc gia tăng quỹ đầu tư phát triển thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. + Nợ phải trả năm 2010 tăng 9.804 triệu đồng ( tăng 10,72% ) so với năm 2009. Chủ yếu là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng và tăng khoản vay dài hạn 2.429 triệu đồng ( tăng 6.74% ). Cho nên doanh nghiệp nên tranh thủ tận dụng nguồn chiếm dụng vốn này hơn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Mặt khác thể hiện ở thời điểm năm 2010 doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước. Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn tăng thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn đi chiếm dụng. Phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. 3.1.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn là ta phân tích xem nguồn vốn chủ sở hữu có đủ trang trải để mua sắm tài sản để phục vụ cho quá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần đi vay hoặc chiếm dụng vốn bên ngoài. Ta so sánh : Tài sản và Nguồn vốn Mà : Tài sản = (A.Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải thu)+ B.Tài sản dài hạn Nguồn vốn = B. Nguồn vốn chủ sở hữu Từ các số liệu trên ta lập bảng so sánh sau: Bảng 3.5: Bảng so sánh giữa Tài sản và Nguồn vốn tự có Đvt: Triệu đồng NĂM TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH 2008 196.320 104.298 (92.022) 2009 179.272 125.647 (53.625) 2010 210.734 146.467 (64.267) Trong cả ba năm qua doanh nghiệp điều ở trong tình trạng: Tài sản > Nguồn vốn. Qua đó, ta thấy nguồn vốn thực của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cụ thể: + Năm 2008 doanh nghiệp thiếu vốn: 92.022 triệu đồng. + Năm 2009 doanh nghiệp thiếu vốn: 53.625 triệu đồng. + Năm 2010 doanh nghiệp thiếu vốn: 64.267 triệu đồng. So với năm 2008, năm 2009 doanh nghiệp đã cải thiện tốt về vốn nhưng vẫn còn ít hơn so với nhu cầu cần vốn của doanh nghiệp. Năm 2010, do doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở dây chuyền sản xuất bao bì nên nhu cầu về vốn cao hơn. Tuy nhiên tình trạng này là điều tất yếu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế như hiện nay, khó có một doanh nghiệp nào mà chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải mọi chi phí trong kinh doanh mà không cần những nguồn tài trợ từ bên ngoài như: nguồn vốn vay, nguồn vốn chiếm dụng… Ta xem xét bảng sau: Bảng 3.6: Bảng so sánh giữa Tài sản và Nguồn Vốn có sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài Đvt: Triệu đồng NĂM TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH 2008 196.320 204.670 8.350 2009 179.272 217.073 37.801 2010 210.734 247.697 36.963 Trong cả ba năm nguồn vốn tăng lên bằng chứng là nợ phải trả tăng lên mà toàn bộ phần tăng lên là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Đến lúc này nguồn vốn bù đắp đủ cho tài sản mà còn dư ra: * Năm 2008 dư: 8.350 triệu đồng * Năm 2009 dư: 37.801 triệu đồng * Năm 2010 dư: 36.963 triệu đồng Trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp này là con nợ của doanh nghiệp kia nhưng cũng có thể là chủ nợ của doanh nghiệp khác. Theo số liệu trên cho thấy doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác khoản chiếm dụng này ngày càng tăng. Đó cũng là điều tất yếu vì khi ký các hợp đồng sản xuất kinh doanh các đơn vị khác phải đặt cọc trước. Mà khoản chiếm dụng này ngày càng tăng thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 3.1.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Phân tích bảng kết cấu tài sản Bảng 3.7: Bảng kết cấu Tài sản Đvt: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2009/2008 2010/2009 A. Tài sản ngắn hạn 38.932 19,02 76.770 35,37 78.719 31,78 16,34 (3,59) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.488 1,22 5.405 2,49 7.642 3,09 1,27 0,60 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - - - - 2.500 1,01 - 1,01 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.350 4,08 37.801 17,41 36.963 14,92 13,33 (2,49) IV. Hàng tồn kho 25.704 12,56 30.564 14,08 28.771 11,62 1,52 (2,46) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.390 1,17 3.000 1,38 2.843 1,15 0,21 (0,23) B. Tài sản dài hạn 165.738 80,98 140.303 64,63 168.978 68,22 (16,35) 3,59 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - II. Tài sản cố định 147.310 71,97 124.903 57,54 144.500 58,34 (14,43) 0,80 III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - IV. Các khoản đầu tư dài hạn 15.471 7,56 15.400 7,09 19.920 8,04 (0,46) 0,95 V. Tài sản dài hạn khác 2.957 1,44 - - 4.558 1,84 (1,44) 1,84 TỔNG TÀI SẢN 204.670 100,00 217.073 100,00 247.697 100,00 - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Qua bảng so sánh kết cấu tài sản, ta thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thay đổi theo hướng: - Năm 2008-2009: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. * Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng này năm 2008 là 19,02%, đến năm 2009 là 35,37%, tăng 16,34%. Nguyên nhân là do năm 2009: + Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1,27%. + Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 29.451 triệu, về tỷ trọng tăng 13,33% cho thấy doanh nghiệp chưa tích cực thu nợ để bị chiếm dụng vốn, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. + Hàng tồn kho tăng 4.860 triệu đồng, về tỷ trọng tăng 1,52%, chủ yếu là ở khâu thành phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, gây ứ đọng vốn. Do đó, doanh nghiệp cần xem lại chính sách bán hàng. * Tài sản dài hạn: Tỷ trọng này năm 2008 là 80,98%, sang năm 2009 giảm xuống còn 64,63%, giảm 16,35%. Chủ yếu là giảm tỷ trọng TSCĐ 14,43%. - Năm 2009-2010: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng. * Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng này năm 2010 chỉ còn 31,78%, giảm 3,59% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010: + Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 838 triệu, về tỷ trọng tăng 2,49% cho thấy doanh nghiệp đã đẩy nhanh hơn quá trình thu hồi các khoản nợ. + Hàng tồn kho giảm 1.793 triệu đồng, về tỷ trọng tăng 2,46%, chủ yếu là ở khâu thành phẩm. * Tài sản dài hạn: Tỷ trọng này năm 2010 là 68,22%, tăng 3,59%. Chủ yếu là tăng tỷ trọng các tài sản dài hạn khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng. Như vậy trong năm 2010 qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. Ta phân tích tỷ suất đầu tư để thấy được việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực kinh doanh và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bảng 3.8: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 ‘09/08 ‘10/09 Tài sản dài hạn 165.738 140.303 168.978 (15,35) 20,44 Tổng tài sản 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11 Tỷ suất đầu tư 80,98 64,63 68,22 (16,34) 3,59 - Giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tỷ suất đầu tư là 64,63%, nếu so với năm 2008 thì đã giảm 16,34%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (tốc độ tăng của tổng tài sản là 6,06%, tốc độ của tài sản dài hạn giảm 15,35% so với năm 2008). Tỷ suất đầu tư giảm cho thấy doanh nghiệp đang tính thu lại việc đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất trong năm 2009. Tuy nhiên tỷ suất đầu tư giảm không phải năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm mà do các năm trước doanh nghiệp đã đầu tư mạnh về trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009, doanh nghiệp đã thanh lý một số tài sản cố định hư hỏng không sử dụng và chúng không còn mang lại lợi ích. Từ đó làm cho tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản giảm xuống. - Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2010 tỷ suất đầu tư tăng trở lại và đạt 68,22%, so với năm 2009 tăng 3,59%. Nguyên nhân tăng là do năm 2010 doanh nghiệp nhập thêm máy móc thiết bị để mở phân xưởng sản xuất bao bì. à Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của doanh nghiệp vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. Phân tích bảng kết cấu nguồn vốn Bảng 3.9: Bảng kết cấu Nguồn vốn Đvt: Triệu đồng NGUỔN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2009/2008 2010/2009 A. Nợ phải trả 100.372 49,04 91.426 42,12 101.230 40,87 (6,92) (1,25) I. Nợ ngắn hạn 53.405 26,09 51.959 23,94 59.334 23,95 (2,16) 0,02 - Vay ngắn hạn 28.207 13,78 26.336 12,13 19.140 7,73 (1,65) (4,41) - Phải trả cho người bán 17.025 8,32 20.767 9,57 35.524 14,34 1,25 4,77 - Người mua trả tiền trước 5.031 2,46 607 0,28 262 0,11 (2,18) (0,17) - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 888 0,43 2.081 0,96 1.226 0,49 0,52 (0,46) - Phải trả công nhân viên 951 0,46 1.006 0,46 1.256 0,51 - 0,04 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.303 0,64 1.162 0,54 1.926 0,78 (0,10) 0,24 II. Nợ dài hạn 46.967 22,95 39.467 18,18 41.896 16,91 (4,77) (1,27) - Vay dài hạn 46.127 22,54 36.028 16,60 38.457 15,53 (5,94) (1,07) - Phải trả dài hạn khác 840 0,41 3.439 1,58 3.439 1,39 1,17 (0,20) B. Nguồn vốn chủ sở hữu 104.298 50,96 125.647 57,88 146.467 59,13 6,92 1,25 I. Vốn chủ sở hữu 104.298 50,96 125.647 57,88 146.467 59,13 6,92 1,25 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 97.915 47,84 99.115 45,66 115.052 46,45 (2,18) 0,79 2. Quỹ đầu tư phát triển - - 1.800 0,83 3.000 1,21 0,83 0,38 3. Lợi nhuận chưa phân phối 6.383 3,12 24.732 11,39 28.415 11,47 8,27 0,08 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - - TỔNG NGUỔN VỐN 204.670 100,00 217.073 100,00 247.697 100,00 - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Phân tích kết cấu nguồn vốn phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản. Đối với nguồn vốn ta cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp. Theo bảng kết cấu nguồn vốn ta thấy trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn thì có 50,96 đồng thực sự thuộc sở hữu của doanh nghiệp, còn lại 49,04 đồng là nợ phải trả do doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Sang năm 2009 cứ 100 đồng vốn thì có 57,88 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 42,12 đồng. Năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục tăng, trong 100 đồng thì có 59,13 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 40,87 đồng. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2010 đã tăng 1,25% so với năm 2009, sự gia tăng này chủ yếu là do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 0,79% và tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển tăng 0,38%. Như vậy, qua 3 năm ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần, điều này chứng tỏ qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng nhẹ mà chủ yếu là lượng vốn đi chiếm dụng. Nhưng tỷ trọng nợ phải trả lại giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. Để đánh giá tình hình nguồn vốn để tự trang trải những hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu ta cần phân tích chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Bảng 3.10: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 20,47 16,57 Tổng nguồn vốn 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11 Tỷ suất tự tài trợ 50,96 57,88 59,13 6,92 1,25 - Giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 57,88%, so với năm 2008 thì đã tăng 6,92%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Vốn chủ sở hữu trong năm 2009 tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng quỹ đầu tư phát triển. - Giai đoạn 2009 – 2010: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ tiếp tục tăng. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 59,13% (tăng 1,25% so với năm 2009). Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 16,57% và tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 14,11%. à Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua bảng kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy doanh nghiệp chủ động được trong kinh doanh vì nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng dần. Tuy nhiên nợ phải trả còn chiếm tỷ trọng khá cao sẽ gây áp lực trả nợ. Vì vậy, trong tương lai doanh nghiệp cần phải giảm tỷ trọng này xuống, đồng thời xây dựng một kênh huy động vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài. 3.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận ( Phân tích theo chiều ngang). So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này. Bảng 3.11: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 149.780 201.348 227.291 51.568 34,43 25.943 12,88 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. DT thuần về bán hàng và CCDV 149.780 201.348 227.291 51.568 34,43 25.943 12,88 4. Giá vốn hàng bán 125.899 167.631 192.953 41.732 33,15 25.322 15,11 5. LN gộp về bán hàng và CCDV 23.881 33.717 34.338 9.836 41,19 621 1,84 6. DT hoạt động tài chính 66 77 1.555 11 16,67 1.478 1.919,48 7. Chi phí tài chính 13.471 7.831 7.876 (5.640) (41,87) 45 0,57 - Trong đó: chi phí lãi vay 7.520 6.358 3.260 (1.162) (15,45) (3.098) (48,73) 8. Chí phí bán hàng 1.978 2.069 5.417 91 4,60 3.348 161,82 9. Chi phí QLDN 4.836 5.302 6.490 466 9,64 1.188 22,41 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 3.662 18.592 16.110 14.930 407,70 (2.482) (13,35) 11. Thu nhập khác 104 512 12 408 392,31 (500) (97,66) 12. Chi phí khác 49 8 6 (41) (83,67) (2) (25,00) 13. Lợi nhuận khác 55 504 6 449 816,36 (498) (98,81) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.717 19.096 16.116 15.379 413,75 (2.980) (15,61) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 267 2.078 2.453 1.811 678,28 375 18,05 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.450 17.018 13.663 13.568 393,28 (3.355) (19,71) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng khá nhanh, tăng 51.568 triệu đồng, tỷ lệ tăng 34,43% năm 2009 và 25.943 triệu đồng với tỷ lệ 12,88% năm 2010. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 13.568 triệu đồng, tỷ lệ tăng 393,28% nhưng năm 2010 so với năm 2009 lại giảm 3.355 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,71%. Con số này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không được tốt. Tuy doanh thu tăng 12,88% nhưng các chi phí lại tăng quá nhanh, cụ thể chi phí bán hàng tăng 161,82% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22,41% do yếu tố biến động chung của thị trường làm cho giá cả nguyên - nhiên - vật liệu đầu vào không ngừng tăng giá khiến hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. 3.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (phân tích chiều dọc) Bảng 3.12: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh so sánh theo chiều dọc Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 Tỷ lệ trên doanh thu % NĂM 2009 Tỷ lệ trên doanh thu % NĂM 2010 Tỷ lệ trên doanh thu % So sánh 2009/2008 2010/2009 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 149.780 100,00 201.348 100,00 227.291 100,00 - - 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - - 3. DT thuần về BH và CCDV 149.780 100,00 201.348 100,00 227.291 100,00 - - 4. Giá vốn hàng bán 125.899 84,06 167.631 83,25 192.953 84,89 (0,80) 1,64 5. LN gộp về bán hàng và CCDV 23.881 15,94 33.717 16,75 34.338 15,11 0,80 (1,64) 6. DT hoạt động tài chính 66 0,04 77 0,04 1.555 0,68 (0,01) 0,65 7. Chi phí tài chính 13.471 8,99 7.831 3,89 7.876 3,47 (5,10) (0,42) - Trong đó: chi phí lãi vay 7.520 5,02 6.358 3,16 3.260 1,43 (1,86) (1,72) 8. Chí phí bán hàng 1.978 1,32 2.069 1,03 5.417 2,38 (0,29) 1,35 9. Chi phí QLDN 4.836 3,23 5.302 2,63 6.490 2,86 (0,60) 0,23 10. LN thuần từ HĐKD 3.662 2,44 18.592 9,23 16.110 7,09 6,79 (2,15) 11. Thu nhập khác 104 0,07 512 0,25 12 0,01 0,18 (0,25) 12. Chi phí khác 49 0,03 8 - 6 - (0,03) (0,00) 13. Lợi nhuận khác 55 0,04 504 0,25 6 - 0,21 (0,25) 14. Tổng LN kế toán trước thuế 3.717 2,48 19.096 9,48 16.116 7,09 7,00 (2,39) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 267 0,18 2.078 1,03 2.453 1,08 0,85 0,05 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.450 2,30 17.018 8,45 13.663 6,01 6,15 (2,44) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - - - (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Nhìn qua kết cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: giá vốn hàng bán năm 2008 chiếm tỷ trọng 84,06% trên tổng doanh thu. Sang năm 2009 tỷ trọng chiếm 83,25% trên tổng doanh thu. Và năm 2010 tỷ trọng này tăng thêm 1,64% và đạt 84,89% trên tổng doanh thu so với năm 2009. Như vậy giá vốn hàng bán và tỷ lệ chi phí trên doanh thu đều tăng nên doanh thu không bù đắp đủ giá vốn làm cho lợi nhuận giảm. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 15.379 triệu đồng, tương ứng tăng 7% so với năm 2008 nhưng năm 2010 lại giảm 2.980 triệu đồng, tương ứng giảm 2,39%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp phát sinh một số chi phí: * Chi phí bán hàng: Tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2009 chiếm 1,03% trên doanh thu ( giảm 0,29% so với năm 2008). Năm 2010, tỷ trọng này tăng 1,35% so với năm 2009. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu năm 2009 có chiều hướng giảm 0,06% so với năm 2008, tuy nhiên qua năm 2010 tỷ trọng này tăng 0,23% và đạt 2,86%. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp đang tăng dần làm cho lợi nhuận giảm. * Chi phí tài chính: Năm 2009 tỷ trọng của chi phí tài chính giảm 5,10% và qua năm 2010 tiếp tục giảm 0,42% trên tổng doanh thu, chủ yếu là các khoản chi phí lãi vay ngắn hạn. * Thu nhập khác và chi phí khác: Năm 2010, tỷ trọng của thu nhập khác giảm 0,25% và chi phí khác cũng giảm. à Điều này chứng tỏ trong năm 2010 doanh nghiệp chưa kiểm soát được chi phí, sự gia tăng tỷ trọng của các loại chi phí làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. 3.1.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 3.1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. = Tỷ suất giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần x 100% Bảng 3.13: Bảng tỷ suất giá vốn hàng bán Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Giá vốn hàng bán 125.899 167.631 192.953 33,15 15,11 Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất giá vốn hàng bán 84,06 83,25 84,89 (0,80) 1,64 Theo bảng trên thì năm 2008 cứ 100 đ doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 84,06 đ giá vốn hàng bán. Sang năm 2009 trong 100 đ doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 83,25đ giá vốn hàng bán. Tức là năm 2009 tỷ suất này giảm 0,8% , nguyên nhân là do năm 2009 vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008, nên nền kinh tế và thị trường vật liệu xây dựng, bất động sản Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, giá trị đồng USD so với VND và giá vàng tăng cao làm cho nguyên vật liệu đầu vào của ngành sản xuất gạch men tăng mạnh, từ đó kéo theo giá vốn tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lại chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu ( tốc độ tăng của giá vốn là 33,15% và của doanh thu là 34,43% so với năm 2008). Qua năm 2010 trong 100 đ doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 84,89đ giá vốn hàng bán. Tỷ suất giá vốn hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009 là 1,64%, chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán không tốt. Giá vốn trong giai đoạn này tăng do giá mua gạch, bao bì và nguyên vật liệu tăng liên tục làm cho tổng giá vốn của doanh nghiệp tăng 15,11% so với năm 2009. Năm 2010 doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuất khẩu gạch, góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. à Tóm lại đánh giá chung qua 3 năm ta nhận thấy tỷ trọng giá vốn trên doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng tăng dần. Đây là dấu hiệu không tốt và tỷ trọng giá vốn trên doanh thu của doanh nghiệp cũng còn cao, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần = Tỷ suất chi phí QLDN Chi phí QLDN Doanh thu thuần x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí QLDN. Bảng 3.14: Bảng tỷ suất chi phí quản lý Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Chi phí QLDN 4.836 5.302 6.490 9,64 22,41 Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất CPQL trên DT 3,23 2,63 2,86 (0,60) 0,23 Tỷ suất chi phí QLDN của năm 2008 là 3,23% nghĩa là cứ 100 đ doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 3,23 đ chi phí . Tỷ suất này trong năm 2009 giảm 0,60% còn 2,63%. Nguyên nhân là do trong năm 2009 chi phí QLDN có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí QLDN là 9,64% so với năm 2008 do trong năm doanh nghiệp tăng chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng và các chi phí dịch vụ khác. Qua năm 2010: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu tăng nhẹ, từ 2,63 % lên 2,86 với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do chi phí QLDN tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu thuần. Chi phí quản lý tăng chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí cho công tác đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu vận hành các máy móc thiết bị mới cho dây chuyền sản xuất bao bì, tăng công tác phí và tăng các chi phí dịch vụ mua ngoài khác. à Qua 3 năm ta thấy chi phí QLDN có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên các khoản gia tăng này chủ yếu giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, do đó đây là các khoản chi hợp lý và không nên hạn chế. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Tỷ suất chi phí bán hàng Chi phí bán hàng Doanh thu thuần x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Bảng 3.15: Bảng tỷ suất chi phí bán hàng Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Chi phí bán hàng 1.978 2.069 5.417 4,60 161,82 Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất CPBH trên DT 1,32 1,03 2,38 (0,29) 1,35 Tỷ suất chi phí bán hàng của năm 2008 là 1,32% nghĩa là cứ 100 đ doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 1,32 đ chi phí . Tỷ suất này trong năm 2009 giảm 0,29% còn 1,03%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp cố gắng giảm bớt các khoản chi phí hao hụt hàng hoá, bao bì dự phòng, chi phí hội nghị, chi phí sữa chữa tài sản cố định…làm cho chi phí bán hàng trong kỳ tăng 4,60%, còn doanh thu năm 2009 là tăng 34,43% so với năm 2008. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu năm 2010 tăng 1,35% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong các năm 2010 chi phí bán hàng liên tục tăng với tốc độ tương đối cao ( 161,82%), trong khi đó doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn (12,88%). Chi phí bán hàng trong năm 2010 tăng phần lớn là do tăng chi phí bốc xếp, vận chuyển gạch, các chi phí dịch vụ cho hàng gạch xuất khẩu, chi phí công tác đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, chi phí hội nghị khách hàng…. à Nhìn chung chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng tăng, cao nhất là vào năm 2010, chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư cho quảng cáo, đây là sự gia tăng hợp lý góp phần quảng bá cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã rất cố gắng trong việc giảm bớt chi phí, chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý chi phí tốt hơn góp phần làm tăng lợi nhuận. Trong các năm tiếp theo doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình hình này. 3.1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Ngoài các chỉ tiêu thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng… khi phân tích cần xác định và phân tích thêm các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đ doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. = Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD LN từ hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần x 100% Bảng 3.16: Bảng tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 LN từ HĐKD 3.662 18.592 16.110 407,70 (13,35) Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất LN từ HĐKD 2,44 9,23 7,09 6,79 (2,15) Theo kết quả cho thấy năm 2009 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 9,23 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. So với năm 2008 thì đã tăng 6,79 đồng. Tuy nhiên năm 2010, 100 đồng doanh thu chỉ đem lại 7,09 đồng lợi nhuận, giảm 2,15 đồng. Nguyên nhân là do các chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. à Như vậy nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần = Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đ doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng 3.17: Bảng tỷ suất lợi nhuận trước thuế Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Lợi nhuận trước thuế 3.717 19.096 16.116 413,75 (15,61) Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất LN trước thuế 2,48 9,48 7,09 7,00 (2,39) Từ bảng phân tích trên ta thấy, năm 2009 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 9,48 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7 đồng so với năm 2008. Chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt. Tuy nhiên, qua năm 2010, trong 100 đồng doanh thu thuần thì chỉ đem lại 7,09 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 2,39 đồng. Nguyên nhân là do: các chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao, làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x 100% Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đ doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 3.18: Bảng tỷ suất lợi nhuận sau thuế Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Lợi nhuận sau thuế 3.450 17.018 13.663 393,28 (19,71) Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88 Tỷ suất LN sau thuế 2,30 8,45 6,01 6,15 (2,44) Năm 2008 cứ trong 100 đ doanh thu thuần thu được thì có 2,30 đồng lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 2009 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 8,45 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần hay tỷ suất phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cho thấy năm 2009 doanh nghiệp hoạt động tốt tạo ra nguồn lợi nhuận cao so với trước, chứng tỏ doanh nghiệp đã rất cố gắng trong việc gia tăng nguồn lợi nhuận. Qua năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm 2,44% so với năm 2009. Do yếu tố biến động chung của thị trường làm cho giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng mạnh như giá khí đốt tự nhiên tăng 15%, giá các loại phụ gia, nguyên liệu men tăng từ 15-30%, các nguyên liệu cát, đất sét, tràng thạch … tăng từ 8-10%, tất cả tác động lên các khoản chi phí khiến hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. 3.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính 3.1.3.1. Các tỷ số thanh toán 3.1.3.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành Cho biết khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của doanh nghiệp (1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn). Bảng 3.19: Bảng tỷ số khả năng thanh toán hiện hành Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Giá trị TSLĐ 38.932 76.770 78.719 97,19 2,54 Nợ ngắn hạn 53.405 51.959 59.334 (2,71) 14,19 Tỷ số thanh toán hiện hành 0,73 1,48 1,33 0,75 (0,15) Dựa vào bảng trên ta thấy giai đoạn từ 2008 – 2009 tỷ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng từ 0,73 lần lên 1,48 lần, tức là tăng 0,75 lần so với năm 2008. Sang năm 2010 tỷ số này giảm từ 1,48 lần xuống còn 1,33 lần (giảm 0,15 lần so với năm 2009). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2010 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 2,54%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 14,19%. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 1,33 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn, mặt khác đây là dấu hiệu cũng không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên tỷ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: 3.1.3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Giá trj TSLĐ – Giá trị hàng tồn kho Tỷ số này cho biết khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoản cao. = Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nh 13.228 53.405 = 0,25 lần Năm 2008: = Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nh 46.206 51.959 = 0,89 lần Năm 2009: = Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nh 49.948 59.334 = 0,84 lần Năm 2010: Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2008 là 0,25 < 1 , năm 2009 là 0,89 < 1 và năm 2010 là 0,84 < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Tỷ số thanh toán nhanh cho biết năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,25 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Trong năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,89 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. So với năm 2008 thì tỷ số này đã tăng 0,64 lần. Năm 2010, 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,84 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số này đã giảm 0,05 lần so với năm 2009. à Như vậy qua 3 năm tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm dần. Và tỷ lệ này nhỏ hơn 1 cho thấy lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng. Theo tình trạng này thì khi chủ nợ đến đòi thanh toán 1 đồng nợ thì doanh nghiệp chỉ có thể thanh toán được 0,84 đồng ở thời điểm năm 2010. Do đó thời gian tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ số này lên bằng cách đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn, hoặc cải thiện chính sách bán hàng để giảm lượng hàng tồn kho xuống và có chính sách đầu tư hơp lý vào các tài sản có khả năng thanh khoản thấp để đảm bảo khả năng thanh toán nợ cho khách hàng ở mọi thời điểm. Để biết rõ tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta so sánh tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. Doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện hành ở mức không thấp lắm nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại quá thấp. Điều này do giá trị tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản. Do đó chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn trong tài chính. Vì vậy việc tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ ngắn hạn ở một mức cao là cần thiết và mang tính quan trọng. 3.1.3.2. Các tỷ số về đòn cân nợ Tỷ số nợ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tồng tài sản có của doanh nghiệp. Bảng 3.20: Bảng tỷ số nợ Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Tổng nợ 100.372 91.426 101.230 (8,91) 10,72 Tổng tài sản 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11 Tỷ số nợ 0,49 0,42 0,41 (0,07) (0,01) Năm 2009 tỷ số nợ là 0,42 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp đã có 0,42 đồng nợ. Tỷ số nợ năm 2009 giảm 0,07 so với năm 2008. Năm 2010 tỷ số nợ là 0,41 tức là trong 1 đồng tài sản thì có 0,41 đồng nợ, giảm 0,01 so với năm 2009. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nợ. à Đánh giá chung qua 3 năm, ta thấy tỷ số nợ của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm, điều này cho thấy các chủ sở hữu có toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp trong khi đó các chủ nợ sẽ bất an vì mức độ rủi ro cao và mức độ đảm bảo các khoản nợ là thấp. Tỷ số đảm bảo nợ Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Ta có tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 3.21: Bảng phân tích tỷ số đảm bảo nợ Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch % 2008 2009 2010 09/08 10/09 Tổng nợ 100.372 91.426 101.230 (8,91) 10,72 Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 20,47 16,57 Tỷ số đảm bảo nợ 0,96 0,73 0,69 (0,23) (0,04) Năm 2009 tỷ số đảm bảo nợ là 0,73, tức là trong 1 đồng nợ vay được đảm bảo bởi 0,73 đồng vốn chủ sở hữu, so với năm 2008 đã giảm 0,23 đồng. Năm 2010 tỷ số này liên tục giảm chỉ còn 0,69, giảm 0,04 so với năm 2009. à Đánh giá chung qua 3 năm, ta thấy tỷ số đảm bảo nợ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan tich tai chinh_Giang Tay.doc
Tài liệu liên quan