Đề tài Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng: LỜI MỞ ĐẦU: Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v... Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác đ...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v... Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh để từ bỏ cơ chế đánh giá đầy đủ mặt mạnh yếu trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi vì giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về lao động, máy móc,... vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua môn học phân tích hoạt động kết quả kinh doanh và tìm hiểu về Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng. Nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng”, làm đề tài cho bài báo cáo này.Bài làm là sự cộng tác và cố gắng của cả nhóm, tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại nhiều sai sót. Qua đây chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Ths.Nguyễn Thị Hoài Thương đã tận tình hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành bài làm này. I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà nẵng. Tiền thân là từ Doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1996 với tên gọi là Công ty Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng. Đến tháng 6/2006 theo quyết định 3877 QD-UBND của UBND TP Đà nẵng v/v chuyển giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, Công ty đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà nẵng. Công ty tọa lạc trên diện tích rộng gần 2 ha, tại KCN Hòa Cầm trên tuyến quốc lộ 14 B cách cầu vượt Hòa Cầm khoảng chừng 2km. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là: 400 người. Đơn vị thành viên: XN Xây dựng và Thương mại Phước Tường. Qui mô hoạt động : Chế biến lâm sản Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản xuất khẩu và nội địa.Tư vấn thiết kế, gia công lắp đặt các hệ thống sấy, chế biến và bảo quản lâm sản. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, Công trình giao thông. Những thông tin về hoạt động sản xuất : Công suất: Từ 120 - 150 conts/ năm, Sản phẩm chính: Bàn, ghế và các sản phẩm khác sử dụng trong nhà và ngoài trời. Nguyên liệu chủ yếu: Bạch đàn, Chò chỉ, ,… chủ yếu nhập khẩu khoảng 90%. Tất cả đều có chứng nhận khai thác hợp pháp, chứng nhận rừng trồng, chứng nhận FSC,... Thị trường chính: Trên 95% là xuất khẩu, chủ yếu sang các nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch, Bỉ , Hà Lan…. và một số nước Nam Phi II.Phần Nội Dung Khái quát về lao động: Khái niệm lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Tầm quan trọng của lao động: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động, trong đó, lao động là các yếu tố có tính quyết định. Trong tất cả cá chế độ xã hội , việc làm ra của cải vật chất, thỏa mãn tất cả các nhu cầu, các điều kiện về sinh hoạt, sinh tồn của xã hội đều do lao động mà có. Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 2.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình sử dụng lao động Ý nghĩa Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, sau khi phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm cần đi sâu phân tích cần đi sâu phân tích các yếu tố của sản xuất, bởi vì việc tổ chức quản lí và sử dụng các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong 3 yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có nó có ý nghĩa quyết định lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả 2 mặt là số lượng và chất lượng , cụ thể là só lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động này được thể hiện bằng công thức sau: G = x Trong đó: : giá trị sản xuất : số lao động bình quân : Năng suất lao động bình quân. Phân tích ảnh hưởng của lao động đến sản xuất là đánh giá ảnh hưởng của 2 mặt số lượng và chất lượng đến sản xuất và có ý nghĩa quan trọng vì: + Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp bố trí hợp lý, tiết kiệm lao động. + Qua phân tích đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động, tình hình năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động , trên cơ sở đó có biện pháp khai thác có hiệu quả. + Qua phân tích mới có biện pháp quản lý sửa chữa, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động. Nhiệm vụ phân tích: Với ý nghĩa trên, thì nhiệm vụ phân tích là : + phân tích tình hình tăng giảm lao động , tình hình bố trí lao động. + phân tích tình hình năng suất lao động, điều này cho ta đánh giá được tình hình sử dụng thời gian lao động, cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động. Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lao động là việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động và phân tích tình hình năng suất lao động. 2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động: SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỐ LAO ĐỘNG CHỈ TIÊU NĂM TRƯỚC NĂM SAU SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG CÔNG NHÂN VIÊN SẢN XUẤT 250 79.37% 230 74.19% CÔNG NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP 170 53.97% 160 51.61% NHÂN VIÊN GIÁN TIẾP 80 25.24% 70 22.58% NHÂN VIÊN NGOÀI SẢN XUẤT 65 20.63% 80 25.81% NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 45 14.29% 55 17.74% NHÂN VIÊN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 20 6.43% 25 8.07% TỔNG CỘNG 315 100% 310 100% Số lượng và chất lượng lao động là 1 trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động. Mức biến động tuyệt đối : là kết quả so sánh số lao động sản xuất thực tế bình quân với số lượng kế hoạch bình quân để tính ra số chênh lệch tuyệt đối. Mức chênh lệch tuyệt đối = Số LĐ thực tế - số LĐ kế hoạch Hay : = - Kết quả phân tích này phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế với kế hoạch tăng giảm , chưa nêu được DN sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí, vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Số LĐ trực số CN sản số CN sản xuất tỷ lệ hoàn thành tiếp tăng giảm = xuất thực tế - theo kế hoạch * kế hoạch (hoặc tương đối kỳ phân tích hoặc năm trước tốc độ phát triển) Hay : = - T Trong đó : : số lao động trực tiếp tăng giảm tương đối T : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (hoặc tốc độ phát triển) Tốc độ phát triển (T) + Nếu số công nhân bình quân tăng lên chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động không tốt. + Nếu số công nhân bình quân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý sử dụng lao động tốt hơn. Ví du: CHỈ TIÊU NĂM TRƯỚC NĂM SAU SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG CÔNG NHÂN VIÊN SẢN XUẤT 250 79.37% 230 74.19% CÔNG NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP 170 53.97% 160 51.61% NHÂN VIÊN GIÁN TIẾP 80 25.24% 70 22.58% NHÂN VIÊN NGOÀI SẢN XUẤT 65 20.63% 80 25.81% NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 45 14.29% 55 17.74% NHÂN VIÊN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 20 6.43% 25 8.07% TỔNG CỘNG 315 100% 310 100% Nhận xét:Từ bảng phân tích trên cho thấy, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp giảm 5 người so với kế hoạch (310-315) üXét về mặt kết cấu(tỷ trọng) cho thấy: nhân viên quản lý tăng 1,64%( 6,43%-8,07%) và nhân viên bán hàng tăng 3,45%( 14,29-17,74). Việc tăng tỷ trọng của hai loại lao động này tác động trực tiếp đến kết quả tiêu thụ (khối lượng tiêu thụ).Qua đó ta thấy khối lượng tiêu thụ thực tế đạt được tốt hơn so với kế hoạch. ü Tỷ trọng nhân viên trực tiếp giảm 2,36%( 51,61%-53,97%) và nhân viên gián tiếp giảm 2,66%( 22,58-25,24).Do công việc của các nhân viên này trên thực tế vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt. ü Thông qua mối liên hệ giữa kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ đạt được ta thấy tình hình sử dụng lao động thực tế của công ty tốt hơn so với kế hoạch. Trường hợp phân tích tình hình biến động nhân viên bán hàng Kết quả hoạt động của nhân viên bán hàng có quan hệ trực tiếp với doanh thu tiêu thụ, do vậy khi phân tích ngoài việc tính mức biến động tuyệt đối nhân viên bán hàng, ta còn tính được mức biến động tương đối của nhân viên bán hàng theo công thức sau: Mức biến động số lượng số lượng nhân tỷ lệ hoàn thành tương đối của nhân = nhân viên - viên bán hàng KH tiêu thụ (so viên bán hàng bán hàng TT KH (năm trước) với năm trước) 2.2. Phân tích tình hình năng suất lao động 2.2.1 Các chỉ tiêu về năng suất lao động: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỈ TIÊU NĂM TRƯỚC NĂM SAU Gía trị sản xuất 5027400 5243190 Tổng số lao động bình quân 315 310 Tổng ngày làm việc 83790 86180 Tổng số giờ làm việc 628425 672204 Số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm 266 278 Số ngày làm việc bình quân ngày 7.5 7.8 Năng suất bình quân giờ 8 7.8 Năng suất bình quân ngày 60 60.84 Nguyên giá TSCD bình quân 95000 98900 Số lượng máy móc thiết bị bình quân(máy) 100 104 Số ca làm việc trong ngày(ca) 3 3.1 Năng suất lao động là năng lục sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra 1 số sản phẩm vật chất có ích trong 1 đơn vị thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khÔng ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu giá thành sản phẩm Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên 1 sản phẩm càng thấp và ngược lai. Đối với doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động được xác định: Khối lượng sản phẩm sản xuất Năng suất lao động = (1) Thời gian lao động Thời gian lao động Năng suất lao động = (2) Khối lượng sản phẩm sản xuất Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nên chỉ tiêu (1) trên không sử dụng số lượng sản phẩm tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất. tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dung để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu. Sở dĩ như vậy vì ; GTSX là sự kết tinh của lao động quá khứ ( vật hóa: NVL, khấu hao…) và lao động sống. Sự kết tinh này trong1 sản phẩm giữa các kì phân tích sẽ khác nhau, nên chỉ tiêu năng suất lao động tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới sang tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó. Lượng thời gian hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau ( giờ, ngày, tháng, năm) - Năng suất lao động bình quân giờ ( Nh) : Nh = Gs CN x n x h Gs - Năng suất lao động bình quân ngày ( Nd) : Nd = = Nh x h CN x n -Năng suất lao động bình quân năm ( ) : - Năng suất lao động giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp. Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể qui về các nhân tố sau: + Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng của công nhân + Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ. + Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không. + Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất , bố trí nơi làm việc, sử dụng kích thích lao động. - Năng suất lao động ngày: Nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động ngày và năng suất lao động ngày có mối quan hệ như sau: Số giờ làm việc Năng suất lao Năng suất lao = bình quân trong x động trong một động ngày ngày giờ Qua công thức này: nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày càng cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ thì chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày đã tăng lên và ngược lại. Do vậy, từ đây ta có thể đánh giá tình hình sử dụng ngày công trong kỳ phân tích. - Năng suất lao động năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức: Năng suất Số ngày làm việc bình quân Năng suất lao động = một công nhân sản xuất x lao động năm trong năm ngày Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh gia được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công nhân sản xuất trong năm. Thông qua 3 loại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trinh biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Giá trị số công Số ngày làm Số giờ làm Năng suất sản = sản xuất x việc bình quân x việc bình quân x lao động xuất bình quân 1 CN trong năm 1 ngày giờ Hay Gs = CN x n x h x Nh Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta có thể đánh giá được ảnh hướng từng nhân tố đến giá trị sản xuất. Công thức: 2.2.2/ Phương pháp phân tích: Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm xác định trọng tâm phân tích, đề ra biện pháp không ngừng nâng cao năng suất lao động. Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và thực hiện theo các nội dung sau: - So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công, ngày công. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất sản xuất trong kỳ, trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động. - Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là số ngày làm việc bình quân một công nhân. + Năng suất lao động giờ giảm: biểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo. + Năng suất lao động ngày. Trường hợp 1: - Năng suất lao động giờ tăng: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày. - Năng suất lao động giờ giảm: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày, mặc dù năng suất lao động giờ ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động ngày. Trường hợp 2: - Năng suất lao động giờ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động. Năng suất lao động giờ giảm: Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Ví dụ: CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM TRƯỚC NĂM NAY CHÊNH LỆCH MỨC TỈ LỆ % 1.Tổng giá trị sản xuât 1.000Đ 5.027.400 5.243.190 215.790 4,3 2.Tổng số lao động bình quân Người 315 310 -5 -1,6 3.Tổng ngày làm việc Ngày 83.790 86.180 2.390 2,8 4.Tổng số giờ làm việc Giờ 628.425 672.204 43.779 6,7 5.Số ngày làm việc BQ 1 lao động trong năm Ngày 266 278 12 4,5 6.Số giờ làm việc BQ ngày Giờ 7,5 7,8 0,3 0,4 7.Năng suất bình quân giờ 1.000Đ 8 7,8 -0,2 -2,5 8.Năng suất bình quân ngày 1.000Đ 60 60,84 0,84 1,4 9.Năng suất lao động BQ 1 lao động 1.000Đ 15.960 16.913,52 953,52 5,97 TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH: ü Chỉ tiêu phân tích : Kỳ gốc: Kỳ phân tích: ü Đối tượng phân tích : üCác nhân tố ảnh hưởng Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân trong 1 năm ( n) - Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân ngày = 278 * 7,8* 8 – 16.680 = 17.347,2 – 16.680 = 667,2 - Ảnh hưởng của nhân tố năng suất bình quân giờ ( ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhận xét: Từ bảng số liệu phân tích,kết quả so sánh mỗi loại năng suất lao động không giống nhau. ü Năng suất lao động giờ:so với kế hoạch giảm 2,5%, tương ứng với mức giảm 0,2 nghìn đồng. üNăng suất lao động ngày: so với kế hoạch tăng 1,4% tương ứng với mức tăng 0,84 nghìn đồng.Ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ngày tăng nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ (-2,5%và 1,4%%).Điều này chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày thực hiện kém hơn kế hoạch(7,8 giờ <8 giờ) üNăng suất lao động năm: so với kế hoạch tăng 5,97%, tương ứng mức tăng 953,52 nghìn đồng.Năng suất lao động tăng so với kế hoạch (5,97%) trong khi năng suất lao động ngày tăng so với kế hoạch (1,4%).Điều này chứng tỏ số ngày công bình quân của công nhân sản xuất trong năm thực hiên giảm so với kế hoạch(315<310) 3.1 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định: Tài sản cố định trong doanh nghiệp là tư liệu lao động chủ yếu, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị còn lại của TSCĐ thể hiện một lượng vốn lớn đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn được đòi hỏi với hiệu quả cao. Do vậy, cần có biện pháp sử dụng và quản lý TSCĐ khoa học, hợp lí nhằm huy động đến mức tối đa, không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua phân tích sẽ chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong việc trang bị và sử dụng TSCĐ. Từ đó, có phương pháp đầu tư, xây dựng TSCĐ được hợp lí hơn, việc khai thác và sử dụng TSCĐ ngày càng cao hơn. Nội dung phân tích này thể hiện ở hai mặt: Phân tích tình hình trang bị và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. 3.2.1/ Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định: Việc phân tích tình hình trang bị TSCĐ thể hiện trên hai mặt, đó là phân tích tình hình biến động TSCĐ và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. 3.2.1.1/ Phân tích tình hình biến động TSCĐ: Mục tiêu: nhằm đánh giá tính hợp lí trong việc đầu tư cho TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc giữa số cuối kỳ và số đầu năm, tức là so sánh về nguyên giá và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. So sánh theo chiều ngang để đánh giá sự biến động về quy mô của TSCĐ tăng hay giảm so với đầu năm, theo đó sẽ đánh giá tình hình đầu tư mở rộng qui mô của doanh nghiệp. So sánh theo chiều dọc để đánh tính hợp lí về tình hình đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường, ở doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng của TSCĐ dành cho sản xuất phải chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng biến động tăng lên là hợp lí. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ dành cho sản xuất sản phẩm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng thời kì (giai đoạn khoa học công nghệ). Qua phân tích biến động về mặt kết cấu TSCĐ nhằm khai thác được những tiềm năng đang tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm: + TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh (dùng cho sản xuất và quản lí). + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. + TSCĐ không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý. Ví dụ: 3.2.1.2/ Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dần, ề giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. TSCD càng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì càng cũ đi, tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của TSCĐ, ta có chỉ tiêu phân tích sau: H= H: Hệ số hao mòn tài sản cố định. HM: Gía trị hao mòn lũy kế. NG: Nguyên giá TSCĐ. Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp càng cũ, do đó doanh nghiệp càng mới và trang bị TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều. Phương pháp phân tích: là so sánh hệ số hao mòn TSCĐ ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sữa chữa TSCĐ. Ví dụ: 3.3.1 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ: Người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ để so sánh giữa thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước hoặc so sánh với kế hoạch hoặc cũng có thể so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có cùng loại hình, cùng điều kiện kinh doanh. Hs= H : Hiệu suất sử dụng TSCĐ. GS: Gía trị sản xuất. = Nguyên giá TSCĐ bình quân. = : nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ. : nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ. Trong đó, nguyên giá TSCĐ có thể tính toàn bộ TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc chỉ tính TSCĐ dùng cho sản xuất. + Trường hợp tính theo TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐcủa doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. + Trường hợp tính theo TSCĐ dùng cho sản xuất : chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất tạo ra được bao nhiều đồng giá trị sản xuất. Nó phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ đối với bộ phận TSCĐ dùng cho sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ dùng trong sản xuất của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Phương pháp phân tích: tình hình sử dụng TSCĐ qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ được tiến hành bằng cách so ánh chỉ tiêu giữa các kỳ phân tích với kế hoạch hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu và tìm hiểu các nguyên nhân có liên quan, làm cơ sở cho các biện pháp vè quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: Nếu : hiệu suất sử dụng TSCĐ tốt hơn. Nếu : hiệu suất sử dụng TSCĐ kém hơn. Nếu : hiệu suất sử dụng TSCĐ không thay đổi. Hiệu suất sử dụng TSCĐ thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất như sau: GS = T x H = GS1 – GS0 Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là : nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sử dụng TSCĐ. + ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân : + ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng hay giảm thường do một số nguyên nhân sau: + Tình trạng kỹ thuật TSCĐ mới hay cũ. + Cơ cấu TSCĐ có hớp lí không. + Tình trạng cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất có đảm bảo chất lượng, kịp thời và đầy đủ không. + Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Ví dụ: CHỈ TIÊU NĂM TRƯỚC NĂM SAU 1.Gía trị sản xuât 5027400 5243190 2.Nguyên giá TSCD bình quân 95000 98900 3.Hiệu suất sử dụng TSCD 52.92 53.015 Gs = T x H H = Ho = = = 52.92 H1 = = = 53.015 CTPT: GS = T x H - Kỳ gốc: GSo = To x Ho = 95.000 x 52,92 = 5.027.400 - Kỳ phân tích: GS1 = T1 x H1 = 98900 x 53,015 = 5.243.183,5 *ĐTPT : = GS1 - Gso = 5.243.183,5 – 5.027.400 = 215.783,5 *Các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố nguyên giá bình quân: = T1Ho - GSo = 98900 x 52,92 – 5.027.400=206.388 - Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng TSCĐ = GS1 – T1Ho,5 = 5.243.183,5 – 5.233.788 = 9.395 - Ảnh hưởng của nhân tố số ca làm việc bình quân: = Q1n1c1hoNho – Q1n1cohoNho = 104 x 278 x 3,1 x 7,5 x 8,4 – 5.464.368 = 182.145,6 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: = + =206.388 – 9.395,5 = 215.783,5 Nhận xét: - Gía trị sản xuất năm nay so với năm trước tăng 215.783,5(1000đ) + Do nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 3.900 (1000đ) đã làm cho giá trị sản xuất tăng 206.388(1000đ). + Do hiệu suất TSCĐ tăng 0,095 (1000đ) đã làm cho giá trị sản xuất tăng 9395,5 (1000đ). 3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởngcủa thiết bị sản xuất đến giá trị sản xuất: Gs = Q x n x c x h x Nh = Tg x Nh Q : số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất N : số ngày làm việc bình quân trong 1 năm/ 1 máy móc thiết bị C : số ca làm việc bình quân trong 1 ca/ 1 máy móc thiết bị h : số giờ làm việc bình quân trong 1 ca/ 1 máy móc thiết bị Nh : năng suất lao động trên 1 giờ, giá trị sản xuất trên 1 giờ Kỳ gốc : GSo = Qo x no x co x ho x Nho Kỳ phân tích : GS1 = Q1 x n1 x c1 x h1 x Nh1 ĐTPT ∆Gs = GS1 - GSo Các nhân tố ảnh hưởng: + ảnh hưởng của nhân tố số lượng MMTB (Q) ∆Gs (Q) = ( Q1 - Qo) x no x co x ho x Nho + ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bq trong 1 năm ∆ Gs (n) = (n1 - no) x Q1 x co x ho x Nho + ảnh hưởng của nhân tố số ca làm việc bq trong 1 ngày (c) ∆Gs (c) = (c1 - co) x Q1 x n1 x ho x Nho + ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bq trong 1 ca (h) ∆Gs (h) = (h1 – ho) x Q1 x n1 x c1 x Nho + ảnh hưởng của nhân tốn năng suất lao động trên 1 giờ. ∆Gs(Nh) = (Nh1 – Nho) x Q1 x n1 x c1 x h1 Tổng hợp các nhân tố: ∆Gs = ∆Gs (Q) + ∆Gs (n) + ∆Gs (c) + ∆Gs (h) + ∆Gs(Nh) Ví dụ: CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC TẾ 1.Giá trị sẩn xuất công nghiệp(1000D) 5027400 5243190 2.Số lượng máy móc thiết bị bình quân(máy) 100 104 3.Số ngày làm việc bình quân một máy(ngày) 266 278 4.Số ca làm việc trong ngày(ca) 3 3.1 5.Số giờ làm việc trong ca(giờ) 7.5 7.8 6.Sản lương bình quân một giờ máy(1000D) 8.4 7.5 Nho= Nh = CTPT: GS = Q x N x c x h x Nh - Kỳ gốc: GSo = Qo x no x co x ho x Nho = 100 x 266 x 3 x 7,5 x 8,4 = 5.027.400 - Kỳ phân tích: GS1 = Q1 x n1 x c1 x h1 x Nh1 = 104 x 278 x 3,1 x 7,8 x 7,5 = 52.431.901,2 *ĐTPT : = GS1 - Gso = 5.243.190,2 – 5.027.400 = 215.791,2 *Các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố số lượng: = Q1 x no x co x ho x Nho - Gso = 104 x 266 x 3 x 7,5 x 8,4 – 5.027.400 = 201.096 - Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân: = Q1n1cohoNho – Q1nocohoNho = 104 x 278 x 3 x 7,5 x 8.4 – 5.228.496 = 235.872 - Ảnh hưởng của nhân tố số ca làm việc bình quân: = Q1n1c1hoNho – Q1n1cohoNho = 104 x 278 x 3,1 x 7,5 x 8,4 – 5.464.368 = 182.145,6 - Ảnh hưởng của nhân tố giờ làm việc bình quân: = Q1n1c1h1Nho – Q1n1c1hoNho = 104 x 278 x 3,1 x 7,8 x 8,4 – 9.646.513,6 = 225.860,544 - Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động giờ: = GS1 – Q1n1c1h1Nho = 5.243.191,2 – 5.872.374,144 = -629.182,944 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: = + + + + =201.096+235.872+182.145,6+225.860,544– 629.182,944 = 215.791,2 Nhận xét: Tư liệu phân tích trên cho thấy doanh nghiệp có ưu điểm về mặt sử dụng số lượng thiết bị tăng thêm 4 máy để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn tồn tại ở khâu quản lí, năng suất lao động giờ của thiết bị. Nếu doanh nghiệp khắc phục được tồn tại này thì khả năng tăng số lượng sẽ là 629.128,944.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng.doc