Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình lao động,tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty cổ phần thủy sản cafatex: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG,TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
www.kinhtehoc.net
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ và khoảng
thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là quá trình
kết hợp lý thuyết được học ở trường và môi trường bên ngoài đã giúp cho em
nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết
thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội. Đến nay, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình lao động, tiền
lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản
Cafatex”.
Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, trong thời gian qua,
em còn được sự giúp đỡ tận tình từ phía Thầy Cô ở nhà trường và các Cô Chú,
Anh Chị ở phòng kế toán của Cô...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình lao động,tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty cổ phần thủy sản cafatex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG,TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
www.kinhtehoc.net
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ và khoảng
thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là quá trình
kết hợp lý thuyết được học ở trường và môi trường bên ngoài đã giúp cho em
nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết
thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội. Đến nay, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình lao động, tiền
lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản
Cafatex”.
Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, trong thời gian qua,
em còn được sự giúp đỡ tận tình từ phía Thầy Cô ở nhà trường và các Cô Chú,
Anh Chị ở phòng kế toán của Công ty.
Và nhân dịp này, em xin được nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô
Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ. Quý thầy cô đã
đem cả tâm quyết và sự nhiệt tình để truyền đạt cho chúng em những kiến thức
vô cùng quý báo. Đặc biệt là Thầy Lê Long Hậu là người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các Cô Chú, Anh Chị và anh Nguyễn Hữu
Thiều của công ty đã nhiệt tình cung cấp cho em các số liệu cần thiết để hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú và các anh chị nhiều sức
khỏe, nhiều thành công và hạnh phúc.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày 29 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
- Họ và tên người hướng dẫn:
- Học vị:……………………………………………………………………
- Chuyên ngành:……………………………………………………………
- Cơ quan công tác:…………………………………………………………
- Tên học viên: Hoàng Thị Xuân Yến
- Mã số sinh viên: 4053688
- Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp
- Tên đề tài: Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng
đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
2. Về hình thức:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
www.kinhtehoc.net
6. Các nhận xét khác
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày …… tháng …….năm 2009
NGƯỜI NHẬN XÉT
www.kinhtehoc.net
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................ ................................ . 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1. 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi về không gian ...................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi thời gian............................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
CHƯƠNG II:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............
..................................................................................................................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 4
2.1.1 Khái quát về lao động ......................................................................... 4
2.1.2 Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất ............................ 7
2.1.3 Khái quát về tiền lương ...................................................................... 9
2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................. 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 19
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 19
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 19
www.kinhtehoc.net
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀNLƯƠNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX ................................ .......... 20
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ..................................................................... 20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 20
3.1.2 Mục tiêu, chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh ............................. 21
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty ............................................... 22
3.1.4 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hương hoạt động của công ty
23
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ........................ 25
3.2.1 Phân loại lao động ................................................................................ 25
3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động ............................................................... 28
3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008 .........
.................................................................................................................... 30
3.3 PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG ............................................... 32
3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty............................................. 32
3.3.2 Quy trình trả lương ............................................................................... 39
3.3.3 Cách thanh toán lương ......................................................................... 39
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa lao đông và tiền lương ............................. 40
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ................................ .
.................................................................................................................... 45
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
SẢN XUẤT ..................................................................................................... 45
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG 3 NĂM
(2006-2008) ...................................................................................................... 46
4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007 ..................................... 47
4.2.2.Phân tích các chỉ tiêu năm 2007 và năm 2008 ..................................... 51
www.kinhtehoc.net
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐÔNG VÀ TIỀM LƯƠNG TẠI
CÔNG TY ................................ ................................ ......................... 58
5.1 ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 58
5.1.1 Lực lương lao động .............................................................................. 58
5.1.2 Hình thức trả lương và chính sách lương ............................................. 59
5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................ 61
5.2.1 Về lao động .......................................................................................... 61
5.2.2 Về tiền lương ........................................................................................ 62
CHƯƠNG VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ......................... 65
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 65
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 68
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THÁNG 12/ 2008.............. 25
Bảng 2 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ........................................ 26
Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2008 ................................................................ 30
Bảng 4 : BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM THÁNG 12/2008 ................... 35
Bảng 5 : SO SÁNH LAO ĐỘNG VÀ QŨY TIỀN LƯƠNG TRONG NĂM 2008
40
BẢNG 6 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN ................. 43
Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
SẢN LƯỢNG .................................................................................................. 45
Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
DOANH THU .................................................................................................. 45
Bảng 9: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2006
VÀ 2007 ........................................................................................................... 47
Bảng 10: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2006 VÀ NĂM 2007 ................................ 49
Bảng 11: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2007 VÀ
2008 ................................................................................................................ 51
Bảng 12: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2008 VÀ NĂM 2007 ................................ 53
Bảng 13 : BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ SUẤT CHI PHÍ LƯƠNG ......................... 55
Bảng 14: SO SÁNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VỚI NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG BÌNH QUÂN ....................................................................................... 56
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CÔNG TY CAFATEX
......... ………………………………………………………………………….26
Hình 2 :BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CÔNG TY
CAFATEX ....................................................................................................... 27
Hình 3: BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG NĂM 2008
......... ................................................................................................................ 41
Hình 4: BIỂU DIỄN QUỸ LƯƠNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 2008 .... 41
BIỂU ĐỒ 5: BIỂU DIỄN TỔNG QUỸ LƯƠNG ........................................... 43
BIỂU ĐỒ 6: BIỂU DIỄN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .............. 44
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
..LĐTL : Lao động tiền lương
..BHXH : Bảo hiểm xã hội
..BHYT : Bảo hiểm y tế
..KPCĐ : Kinh phí công đoàn
..ĐGTL : Đơn giá tiền lương
..BQ : Bình quân
..LĐ : Lao động
..CB – CNV : Cán bộ - công nhân viên
www.kinhtehoc.net
TÓM TẮT NỘI DUNG
Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò
quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện ở khả năng tư
duy sáng tạo. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, doanh nghiệp nào
thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám thì doanh nghiệp đó sẽ đứng
vững và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp đó phải có chính sách tiền lương
tiến bộ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý. Đề tài “Phân tích tình hình lao động,
tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần
Thuỷ Sản Cafatex” tập trung vào các vấn đề như phân tích và đánh giá tình
hình lao động và tiền lương thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tình
hình sản xuất – tiêu thụ và hiện trạng về quản lý ở doanh nghiệp để biết được
tình hình lao động và chính sách tiền lương ở công ty Cafatex, từ đó đưa ra các
kiến nghị và giải pháp cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Khi phân
tích tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, để thấy được sự biến động
số liệu ở các năm, ngoài ra còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Kết quả
phân tích cho thấy tình hình doanh nghiệp là không tốt, biểu hiện ở chỗ doanh
thu giảm liên tục qua các năm, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do yêu cầu của
nhà nhập khẩu ngày càng khắc khe hơn, rồi các vụ kiện chống bán phá giá, rồi
đồng Dolla bị mất giá, v.v. Những khó khăn khách quan ấy đã ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh nghiệp. Doanh thu giảm nhưng doanh nghiệp tăng đơn giá tiền
lương để tăng thu nhập bình quân cho người lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng
tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Công ty tăng tiền
lương để đảm bảo đời sống cho người lao động là hợp lý. Bên cạnh đó, cũng cho
thấy doanh nghiệp quản lý và sử dụng lao động chưa thực sự có hiệu quả, chưa
tận dụng tối đa nguồn nhân lực vào sản xuất. Nhận thấy được những điều đó, tác
giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho vần đề lao động và tiền lương tại
công ty.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 1 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của
nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp
đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và
phát triển.
Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch
vụ…đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính
chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày
càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn,
từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì
cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải
tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và công ty
đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người
lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công.
Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại
hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh
nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên
cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu.
Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi
tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù
lao cạnh tranh và công bằng.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của
tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một
cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao
động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn
đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích em
chọn đề tài: “ Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí tiền lương tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex” để tìm
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 2 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
hiểu công ty đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao
động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh
hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó
tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi
phí tiền lương từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện tốt việc quản lý, sử dụng
lao động và chính sách lương của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích tình hình lao động tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
năm 2008.
Đánh giá tình hình lao động
Nhận định điểm mạnh – điểm yếu
(2) Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh để xác định hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại công ty.
(3) Phân tích hình thức trả lương áp tại công ty để xác định cơ chế hình
thành tiền lương của người lao động và công ty áp dụng hình thức trả lương có
thực sự phù hợp.
(4) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: lao động, tiền lương bình quân, đơn giá tiền
lương từ đó có những biện pháp thích hợp tăng cường hiệu quả sử dụng lao động.
(5) Phân tích mối quan hệ giữa số lượng lao động và tổng quỹ lương
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/04/2009 và luận văn được thực hiện trên cơ sở số liệu giai đọan 2006- 2008
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 3 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công
ty cổ phần thủy sản Cafatex
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số
luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận
dụng vào thực tiễn vào tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex.
- Đề tài .Kế Toán Tiền Lương Và Sự ảnh Hưởng Của Tiền Lương Đối
Với Người Lao Động Tại Công Ty Liên Doanh May An Giang. Của sinh viên
Lưu Phước Vẹn trường Đại học An Giang; đề tài nghiên cứu công tác kế toán
tiền lương trong việc hạch toán, thanh toán lương cho người lao động, cũng như
xem xét sự ảnh hưởng của tiền lương đối với người lao động, đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tiền lương tại doanh nghiệp.
- Đề tài .Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương Và Ảnh Hưởng
Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động. Của sinh viên Lâm Hồng
Minh Trường Đại học An Giang. Đề tài Phân tích tình hình lao động, phân tích
và đánh giá hình thức trả lương , Phân tích ảnh hưởng của chính sách lương đến
năng suất lao động của người lao động. Sau khi đánh giá những vấn đề này, đề
tài sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của về viêc sử dụng lao
động và hệ thống tiền lương ở Công ty, qua đó nâng cao năng suất của người lao
động đồng thời tăng lợi nhuận cho Công ty.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 4 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về lao động
2.1.1.1 Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động bằng chân tay hay trí óc có mục đích của con người
nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để sản xuất sản phẩm có ích phục vụ
cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Lao động là điều kiện đầu tiên
cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2.1.1.2 Tầm quan trọng của lao động
Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành của quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh. Lao động là yếu tố mang tính quyết định nhất. Chi phí về
lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản nhất cấu thành nên giá trị sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Quản lý lao động là một nội dung quan trọng
trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc
sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống trong
giá thành sản phẩm, từ đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.1.1.3 Phân loại lao động
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi
cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao
động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng
nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu
thức sau:
- Phân loại lao động theo thời gian lao động
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động
thường xuyên, trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao
động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp
nắm được tổng số lao động của mình; từ đó, có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 5 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ
với người lao động và với Nhà nước được chính xác.
- Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất.
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao
động của doanh nghiệp thành hai loại sau:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại
này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể
cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất
(vận chuyển, bốc dỡ nguyên, vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên, vật liệu trước
khi đưa vào sản xuất…)
+ Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách
gián tiếp vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận
này bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ
chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh
doanh; cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê,…), nhân viên quản lý hành chính
(những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy,…)
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của
cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu
cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp.
- Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: những lao động tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng…
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị,
nghiên cứu thị trường, quảng cáo, marketing…
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như: nhân viên
quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 6 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động
được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
2.1.1.4 Hạch toán lao động
@ Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động
- Số lượng lao động trong doanh nghiệp: thường có sự biến động tăng
giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự biến
động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động
và do đó có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Để phản ảnh số lượng lao động hiện có và theo sự biến động lao động
trong từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “Sổ Danh Sách Lao Động”.
Cơ sở số liệu để ghi vào sổ “Sổ Danh Sách Lao Động” là các chứng từ tuyển
dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí,..
- Thời gian lao động của nhân viên: cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời
chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỹ luật
lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng Chấm
Công” (mẫu số 01- LĐTL ban hành theo qui định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày
01/11/1995 của Bộ Tài Chính).
Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích
tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao
động và tiền lương cho công nhân viên.
Bên cạnh bảng chấm công kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để
phản ảnh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong
một số trường hợp sau:
− Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 03-LĐTL): phiếu này được
lập để xác định số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ
trông con ốm,…của người lao động, làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội trả thay
lương theo chế độ qui định.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 7 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
− Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL): đây là chứng từ xác nhận số giờ
công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để
tính trả lương cho người lao động.
− Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL)
@ Hạch toán kết quả lao động
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần làm việc,
phương tiện sử dụng,…Khi đánh giá phân tích kết quả lao động của công nhân
viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên.
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ảnh
vào các chứng từ :
− Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06-
LĐTL).
− Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL).
2.1.2. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất
2.1.2.1. Ý nghĩa
• Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: sức lao động, đối tượng
lao động, tư liệu lao động. Trong ba yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản
nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết
định trên một mức độ lớn tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
• Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt của nó là:
số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao
động (năng suất lao động).
Sự tác động này có thể biểu hiện bằng công thức:
2.1.2.2. Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng :
@ Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất:
Giá trị số công nhân trực tiếp Năng suất bình quân
= x
Sản xuất sản xuất bình quân một lao động
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 8 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Công nhân sản xuất là người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ
sản xuất, sự biến động của lực lượng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất
của xí nghiệp.
Nội dung, trình tự phân tích
+ So sánh số công nhân giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình
tuyển dụng và đào tạo, thấy được mức độ đảm bảo sức lao động.
+ Nếu dừng lại ở phép so sánh này thì không thấy được tình hình quản lý
và sử dụng số công nhân. Bởi vì có trường hợp xí nghiệp không đảm bảo được số
công nhân cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc giảm với tốc
độ nhỏ hơn, điều này chứng tỏ xí nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng tốt số công
nhân nên năng suất lao động tăng lên, và ngược lại. Vì thế, phải so sánh số công
nhân thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản
xuất để đánh giá tình hình quản lý sử dụng công nhân.
+ Nếu số lượng công nhân tăng chứng tỏ việc quản lý không tốt
+ Nếu số công nhân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý tốt
+ Sau khi đánh giá tình hình biến động về số công nhân, cần xác định rõ
ảnh hưởng của tình hình tuyển dụng, đào tạo và tình hình quản lý, sử dụng công
nhân tức là năng suất lao động đến giá trị tổng sản lượng để thấy rõ kết quả sản
xuất do nguyên nhân nào ảnh hưởng chủ yếu.
+ Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc
phương pháp số chênh lệch.
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân
Số công nhân số công số công Tỷ lệ hoàn thành
giảm = nhân - nhân x kế hoạch giá trị
tương đối thực tế kế hoạch sản xuất
Giá trị số công nhân trực tiếp Năng suất bình quân
= x
sản xuất sản xuất bình quân một lao động
(Số công nhân thực tế - số công nhân kế hoạch) x Năng suất LĐ kếhoạch
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 9 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động
@.Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác.
Phân tích tình hình biến động của nhân viên bán hàng cũng có thể được
thực hiện tương tự như công nhân sản xuất trực tiếp. Nhưng hệ số điều chỉnh ở
đây theo quy mô của doanh thu tiêu thụ, vì kết quả hoạt động của nhân viên bán
hàng có quan hệ trực tiếp với doanh thu tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thương
mại thuần túy, thì việc phân tích biến động của nhân viên thu mua cũng có thể
thực hiện tương tự phương pháp trên, vì kết quả hoạt động của nhân viên thu
mua có liên hệ trực tiếp với doanh số của hàng mua.
Do số lượng lao động của doanh nghiệp được phân thành nhiều loại khác
nhau, mỗi loại có tính chất đặc điểm riêng nên có kết quả đem lại không giống
nhau. Do vậy, khi phân tích cần kết hợp tình hình sử dụng số lượng lao động phải
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tăng giảm từng loại lao
động để đánh giá và rút ra kết luận.
2.1.3 Khái quát về tiền lương
2.1.3.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, là một phần của
tổng sản phẩm xã hội trả cho người lao động dưới hình thái là tiền, phải bù đắp
được công sức lao động của họ, đủ để giải trí, du lịch và nuôi sống được gia đình.
2.1.3.2 Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động
Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động làm
ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận
của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác
định là một bộ phận của thu nhập - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái của
lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công
việc. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
Số công nhân thực tế x (Năng suất LĐ thực tế - Năng suất LĐ kế hoạch)
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 10 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
2.1.3.3 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp
trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương
bao gồm nhiều khoản khác nhau như: lương thời gian, lương sản phẩm, các
khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng trong sản xuất.
Bên cạnh quỹ tiền lương, người lao động trong các doanh nghiệp còn
được hưởng các khoản trợ cấp từ các quỹ khác: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo
hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành chủ yếu bằng cách trích
theo tỷ lệ quy định trong tổng số tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của
người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, phụ cấp thâm
niên theo nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu
chung. Đối với người lao động đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi
trong hợp đồng lao động. Trường hợp là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH
nói trên cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền
công tháng đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. Mức trích
cho quỹ BHXH cụ thể như sau:
- Nguồn do người sử dụng lao động đóng
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công
đóng BHXH theo tỷ lệ 15%; trong đó, 3% đóng vào quỹ ốm đau và thai sản
(người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động trong
doanh nghiệp và thực hiện quyết toán hằng quý với Tổ chức BHXH); 1% vào
quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Riêng
quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho
đến khi đạt mức đóng là 14%.
- Nguồn do người lao động đóng
Hằng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào
quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho
đến khi đạt mức đóng là 8%.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 11 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Ngoài 2 nguồn trên, quỹ BHXH còn được hình thành từ tiền sinh lời của
hoạt động đầu tư từ quỹ; từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và từ các nguồn thu hợp
pháp khác.
Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao
động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Ngoài ra, quỹ BHXH còn được sử dụng để đóng bảo hiểm y tế cho người đang
hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hằng tháng, chi cho hoạt động quản lý quỹ, chi khen thưởng…
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng để thanh toán các khoản tiền
khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm
đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên
tổng số tiền lương và phụ cấp (giống phụ cấp làm căn cứ để trích BHXH) của
người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành 3%,
trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao
động.
Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hằng tháng,
doanh nghiệp còn phải trích quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ). Quỹ này cũng
được trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ
cấp (giống phụ cấp làm căn cứ trích BHXH, BHYT) thực tế phải trả cho người
lao động - kể cả lao động hợp đồng, tính vào chi phi kinh doanh để hình thành
KPCĐ. Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%.
2.1.3.4 Các hình thức trả lương
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều cách khác
nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ
quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc quy định các hình thức trả lương là
nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, thường áp
dụng các hình thức trả lương như : trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và
tiền lương khoán.
@ Tiền lương theo thời gian:
Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc
thực tế.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 12 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Ưu điểm: rất đơn giản, dễ tính toán.
- Nhược điểm: chưa chú ý đến chất lượng lao động, đồng thời chưa gắn
với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao
động tăng năng suất lao động.
Hình thức này được áp dụng đối với những công việc chưa định mức
được, công việc tự động hóa cao, đòi hỏi chất lượng cao. Thường áp dụng cho
lao động công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống
kê, tài vụ- kế toán,…Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người
lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế.
- Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hằng tháng trên cơ sở hợp
đồng lao động.
- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định
trên cơ sở.
- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc
- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc
Hình thức trả lương theo thời gian có những hạn chế nhất định (mang tính
bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào
hạn chế đó, việc trả lương theo thời gian có thể được kết hợp chế độ tiền thưởng
để khuyến khích người lao động làm việc.
Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x ( Hệ số lương + HS phụ cấp)
Mức lương tháng x 12
Mức lương tuần =
52
Tiền lương tháng
Mức lương ngày =
số ngày làm việc trong tháng
Tiền lương ngày
Mức lương giờ =
Số giờ làm viêc (không quá 8 giờ/ngày)
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 13 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
@ Tiền lương theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho
một đơn vị sản phẩm.
Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải xác định và giao định mức một cách chính xác cho người lao động.
Tùy theo thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng đơn giá sản phẩm khác nhau.
- Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên
quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương.
- Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau, yêu cầu
chất lượng giống nhau thì đơn giá và định mức sản phẩm phải thống nhất ở bất
kỳ phân xưởng nào, ca làm việc nào.
Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác
nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp,
trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến.
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp
Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm
hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối
lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp : áp dụng để trả lương cho lao động
phục vụ sản xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết
bị,…) Mặc dù những lao động này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại
gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì
thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính
lương cho công nhân phục vụ. Nhờ đó, bộ phận công nhân phục vụ sẽ phục vụ
tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất; từ đó, có giải
pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất.
Tiền lương được lĩnh Số lượng (KL) sản phẩm Đơn giá
= x
trong tháng công việc hoàn thành tiền lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 14 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản
phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong
sản xuất (thường nâng cao chất lượng, thường tăng năng suất lao động, thường
tiết kiệm chi phí,…) Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ
thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao
động…
Trả lương theo sản phẩm lũy tiến : là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm
trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức độ
hoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương lũy tiến càng lớn. Nhờ
vậy, trả lương theo sản phẩm lũy tiến sẽ kích thích được người lao động tăng
nhanh năng suất lao động.
@ Tiền lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người
lao động dựa theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp giao khoán cho họ.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm: đảm bảo được
nguyên tắc phân phối theo lao động, làm cho người lao động quan tâm đến số
lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy
đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng
suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
Tuy nhiên, để áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu
điểm của hình thức này doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống định
mức lao động thật hợp lý, xây dựng được đơn giá tiền lương trả cho từng loại sản
phẩm, từng loại công việc một cách khoa học hợp lý, xây dựng được chế độ
thưởng phạt rõ ràng, xây dựng suất thưởng lũy tiến thích hợp với từng loại sản
phẩm, công việc, tổ chức quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu sản phẩm: đảm bảo
đủ, đúng số lượng, chất lượng theo quy định.
Việc áp dụng chế độ trả lương phù hợp với từng đối tượng lao động trong
doanh nghiệp cũng là một trong những điều kiện quan trọng để huy động và sử
dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý về lao động sống trong chi phí
SXKD, góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 15 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền
thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng
trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết
kiệm vật tư, thưởng phát minh,sáng kiến…)
Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh
doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản…Các quỹ này được
hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3.5 Thủ tục chứng từ thanh toán lương
@ Đối với phương pháp trả lương theo thời gian:
Cơ sở chứng từ để tính tiền lương theo thời gian là: “Bảng Chấm Công” -
Mẫu số 01-LĐTL.
- Mục đích: theo ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ
bảo hiểm xã hội,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương
cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.
@ Đối với phương pháp trả lương theo sản phẩm:
Cơ sở chứng từ để tính trả lương sản phẩm là “Phiếu Xác Nhận Sản Phẩm
Hoặc Công Việc Hoàn Thành”-Mẫu số 06-LĐTL.
− Mục đích: là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
của đơn vị, hoặc cá nhân người lao động. Làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền
lương hoặc tiền công cho người lao động.
∗ Hai phương pháp có thể còn sử dụng một số chứng từ:
+ Phiếu báo làm thêm giờ
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4.1 Chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Chi phí lương trong sản xuất gồm:
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 16 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
+ Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất
+ Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất
- Chi phí lương ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí lương nhân viên bán hàng
+ Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình s ản xuất liên quan đến việc
quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí lương
Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu:
* Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương
Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về
chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta biết rằng trong sản xuất kinh
doanh mục tiêu của doanh nghiệp là:
- Làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động
- Mở rộng được sản xuất kinh doanh
- Làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước
- Đảm bảo được đời sống thiết yếu của người lao động
Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của
doanh nghiệp:
- Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động
phải đảm bảo nguyên tắc: tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng
của năng suất lao động, của kết quả kinh doanh.
Chênh lệch tổng Tổng chi phi tiền lương Tổng chi phi tiền lương
= -
chi phí thực hiện kế hoạch
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
% Thực hiện = x 100
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 17 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương
và trên cơ sở biến động của tỷ suất chi phí tiền lương để đánh giá tình hình chung
của chi phí tiền lương.
• Tỷ suất chi phí tiền lương:
Được tính theo công thức:
+ Khi tỷ suất tiền lương giảm mà tiền lương của người lao động tăng hoặc
không thay đổi là hiện tượng tốt.
+ Khi tỷ suất tiền lương tăng do tăng tiền lương bình quân của người lao
động vì tiền lương trước đây chưa đảm bảo được đời sống thiết yếu nhưng không
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp nhận.
+ Khi tỷ suất tiền lương tăng mà tiền lương bình quân của người lao động
bị giảm tức là hiệu quả sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động
và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng lao động như:
Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý
Cải tiến mạng lưới kinh doanh
Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp hợp lý
Xem xét lại mức độ hợp lý của kết cấu lao động của doanh
nghiệp, đặc biệt là lao động trong sản xuất.
Cải tiến tình hình trang thiết bị cho người lao động để nâng cao
năng suất lao động.
Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét thu nhập thực tế bình quân
của người lao động. Thu nhập bình quân của một người lao động là mức thực thu
của một người lao động từ các quỹ, các nguồn trong và ngoài quỹ lương.
Khi phân tích cần đánh giá thu nhập bình quân đó có thể đảm bảo đời
sống thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều
Tỷ xuất chi phí Tổng chi phí tiền lương
=
tiền lương doanh thu
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 18 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
chỉnh thu nhập bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh
giá cho chính xác.
Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiền lương cho kỳ kế hoạch, cần dựa
vào các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh
nghiệp, nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa
chọn việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí
phải trả là thấp nhất, từ đó dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương có điền kiện giảm.
Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong
một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những
công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì
thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài
hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao
động sẽ có hiệu quả hơn.
2.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương
Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương thực hiện
trong kỳ. Mục đích phân tích quỹ tiền lương nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng
lao động (năng suất lao động) song song với việc quan tâm đến thu nhập của
người lao động (tiền lương bình quân)
Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả: yếu tố tiền lương bình quân
vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại.
Trong đó, tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương
bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển.
Tùy hình thức trả lương, các nhân tố và các chỉ tiêu phân tích có sự khác
nhau:
* Đối với hình thức trả lương theo thời gian
* Đối với hình thức trả lương theo kết quả lao động
Quỹ tiền lương = Số lao động (bình quân) x Tiền lương (bình quân)
Quỹ tiền lương = Doanh thu ( sản lượng) x Đơn giá tiền lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 19 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Theo đó, năng suất lao động được tính dựa trên số lao động và kết quả
doanh thu đạt được:
Công thức quỹ tiền lương trả theo thời gian có thể được viết lại:
Công thức quỹ tiền lương trả theo sản phẩm có thể được viết lại
.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan.
Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của các cô chú phòng tổng vụ và giáo viên
hương dẫn, tham khảo sách, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập sẽ được đưa vào phân tích từ đó rút ra nhận định,
đánh giá về tình hình lao động và tiền lương tại công ty.
+ Sử dụng phương pháp so sánh : so sánh số tuyệt đối, tương đối qua 3
năm, tìm hiểu mức độ biến động của lao động và tiền lương.
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong:
- Phân tích hình sử dụng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê số liệu qua các năm, phân tích, so sánh,
nhận xét và đánh giá.
Doanh thu(sản lượng)
Năng suất lao động (bình quân) =
Số lao động (bình quân)
Doanh thu(sản lượng)
Quỹ tiền lương = x Tiền lương (BQ)
Năng suất lao động (BQ)
Quỹ tiền lương = Lao động BQ x Đơn giá tiền lương x Năng suất lao động BQ
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 20 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông
lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản
xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến
– cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
- Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới
là Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến
thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là
đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống
seaprodex Việt Nam xuất khẩu.
- Sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994,
Cafatex là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đầu tiên vào thị trường
Mỹ và tiếp tục xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản và Châu Âu.
- Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên
gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Thông tin về Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.
- Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là:
Cafatex corporation)
- Loại hình pháp lý: công ty cổ phần.
- Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại: 071. 847 775
- Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ.
- Mã số thuế : 1800158710
- Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 21 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Trong đó :
- Vốn nhà nước: 14.327.399.473
- Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004
- Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641
- Các tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã đạt được như ISO
9001:2000, HACCP, GMP, SSOP, SQF 2000, BRC 2000, EU code DL.65.
- Những danh hiệu mà công ty đã đạt được về thành tích xuất khẩu: Được
Bộ Thương Mại thưởng xuất khẩu các năm 1999, 2000, 2002, 2004.
3.1.2 Mục tiêu, chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh
3.1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định
cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển
tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin
cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền
vững lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu
cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
3.2.1.2 Chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh
- Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản
xuất khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản
qua chế biến, đóng gói, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thiết bị, máy
móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc
sản.
- Cung cấp các dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì thiết bị, máy móc, công cụ
cơ điện lạnh cho các nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm xuất khẩu.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 22 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (Cafatex Corporation)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
31/03/2008
Nguồn: Phòng tổng vụ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN DƯ ÁN
BAN NGUYÊN LIỆU
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN ISO – MARKETING
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
TIẾP THỊ
& BÁN
HÀNG
P.XUẤT NHẬP
KHẨU
Trong đó:
-Kho thành phẩm
P.CÔNG NGHỆ-
KIỂM NGHIỆM
Trong đó:
-P.Kiểm cảnh quan
-P.Kiểm sinh hóa
-Nhóm quản lý
chất lượng
-Nhóm kiểm tra
nguyên liệu
P.TÀI CHÍNH-
KẾ TOÁN
Trong đó:
-Kho vật tư
P.CƠ ĐIỆN LẠNH
Trong đó:
-Tổ vận hành
-Tổ điện,điện
tử,điện lạnh
-Tổ sửa chữa thiết bị
P.TỔNG VỤ
Trong đó;
-Đội xe
-Đội bảo vệ PCCC
-Đội vệ sinh thu gom
-Trạm y tế
-Tổ BHLĐ
-Ban dự án
VP ĐẠI DIỆN
TẠI TP.HCM
XÍ NGHIỆP
THỦY SẢN
TÂY ĐÔ
NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN TÔM
CAFATEX CẦN
THIW DL 65
TRẠM THU
MUA TÔM
VĨNH LỢI
XƯỞNG
SƠ CHẾ TÔM
XƯỞNG ĐIỀU PHỐI
TINH CHẾ TÔM
XƯỞNG TÔM
NHẬT BẢN
XƯỞNG TÔM
BẮC MỸ & CHÂU ÂU
TRẠM THU
MUA TÔM
LÀNG CHÂM
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 23 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.1.5 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của
công ty
3.1.5.1 Thuận lợi
- Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của
13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ
tầng khá tốt.
- Công ty đã đầu tư vào ngành kinh doanh mũi nhọn, theo định hướng
phát triển chung trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh là đẩy mạnh công
nghiệp chế biến, cho nên được sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu
Giang.
- Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản
phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý
thông tin chính xác và kịp thời. Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban
Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đ ều được sắp xếp làm
việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh
nghiệm trong công việc.
3.1.5.2 Khó khăn
- Khó khăn chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy là sản là thiếu
vốn. Như là thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp nhà xưởng,
thiếu vốn lưu động để kinh doanh. Nên các doanh nghiệp khó có khả năng thay
đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, chuyển sang xuất khẩu sản phẩm tinh chế có giá
trị gia tăng cao.
- Doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang gặp vấn đề lớn về nguyên liệu. Ở
nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Hơn nữa, công ty
Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL,
không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ
yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 24 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Khó khăn lớn phải kể đến là giá cả đầu vào của nền kinh tế đều tăng cao,
làm cho giá nguyên liệu về đến nhà xưởng tăng lên rất nhiều so với trước, ảnh
hưởng trực tiếp chi phí của doanh nghiệp và giá bán ra thị trường của sản phẩm
tăng lên. Điều này thì doanh nghiệp không muốn vì ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định
3.1.5.3 Phương hướng hoạt động của công ty
- Công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên
chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty. Tiến đến đa dạng hóa sản
phẩm và ngành nghề kinh doanh, biến Cafatex chuyên xuất khẩu hải sản sang
một Cafatex thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và cả thị
trường nội địa.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị
trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng
và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi
sản phẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất
lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh… áp dụng chương trình quản lý chất
lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… Đồng thời,
Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động marketing, thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chính của công ty.
- Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả,
tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp, cố gắng tăng
thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Cụ thể, Kế hoạch của công ty năm 2009: Nhận định vào tình hình suy
thoái và khủng hoảng kinh tế.
+ Sản xuất 12.000 tấn Cá thành phẩm, 33,6 triệu USD
+ Sản xuất 2.000 tấn Tôm, 16,4 triệu USD
+ Lao động từ 15.000 – 2.000 người
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 25 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
3.2.1 Phân loại lao động:
Cafatex là một trong những doanh nghiệp nhà nước chủ lực của tỉnh mới
được cổ phần hóa theo chủ trương của chính phủ trong năm 2004. Công ty quy tụ
nguồn nhân lực với trên 2.000 lao động (bộ máy gián tiếp chiếm khoảng 1,7%)
lao động có tay nghề cao trong chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, làm
viêc tại 2 nhà máy chế biến tôm và cá tra. Bên cạnh đó, công ty có 1 bộ máy
quản trị đủ năng lực (trong đó có nhiều kỹ sư chế biến thực phẩm , kỹ sư quản lý
kinh tế…), nhạy bén, có nhiều kinh nghiệm, năng động trong quản lý, điều hành
trong sản xuất kinh doanh thích nghi tốt với cơ chế thị trường. Đặc biệt trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu.
Bảng 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THÁNG 12/ 2008
Đơn vị tính: người
STT Cơ cấu lao động Số lao động
1 Lao động trực tiếp 1.920
2 Lao động gián tiếp 233
3 Tổng số lao động 2.153
Nguồn: Phòng tổng vụ Công Ty Thuỷ sản Cafatex
Qua bảng 1, đến tháng 12/ 2008 lực lượng lao động toàn xí nghiệp là
2.153 người. Trong đó:
+ Lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm có 1.290 người (chiếm 89,17%)
trong số này có lao động ký hợp đồng lao động thời vụ (dưới 3 tháng) thường
làm công việc có thời gian ngắn, làm theo mùa. Số lao động này thường xuyên
biến động.
+ Lao động gián tiếp 233 người (chiếm 10,83%) là những người làm việc
ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng,
nhân viên thu mua nguyên liệu…
Điều đó cho thấy lực lượng tình hình lao động trong doanh nghiệp là rất
ổn định luôn có thể đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất. Công ty từng bước
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 26 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
đào tạo công nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hơn, luôn đảm bảo đủ
nguồn lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Bảng 2 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
Đơn vị tính : người
Cơ cấu lao động Số lao động Trình độ học vấn
Đại học Trung cấp Phổ thông
Lao động trực tiếp 1.920 - 27 1.893
Lao động gián tiếp 233 143 68 22
Tổng số lao động 2.153 143 95 1.915
% 100 6,64 4,41 88,95
Nguồn : Phòng tổng vụ Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CÔNG TY
CAFATEX
Đánh giá:
Qua biểu đồ 1, ta thấy số lao động phổ thông của Công ty còn chiếm rất
nhiều, chiếm 89% so với tổng số lao động của toàn Công ty. Với số lao động có
trình độ phổ thông thì đa số là bộ phận lao động trực tiếp của Công ty. Vì vậy, để
sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện
đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 27 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty
được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và
thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty Cafatex đang chuẩn bị xúc tiến một
đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CÔNG
TY CAFATEX
Bộ phận lao động gián tiếp của Công ty gồm nhiều bộ phận thuộc các
phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu
mua,…Trình độ của bộ phận lao động gián tiếp này được thể hiện cụ thể thông
qua bảng 1 và biểu đồ 2, qua biểu đồ này, ta thấy rõ tổng số lao động của bộ phận
lao động gián tiếp là 233 người. Trong đó, số lao động có trình độ Đại học là 143
người chiếm 62%, số lao động có trình độ Trung cấp là 68 người chiếm 29% và
số lao động phổ thông là 22 người chiếm 9%. Từ đó, cho thấy trình độ Đại học
chiếm một số lượng rất lớn trong tổng lực lượng lao động gián tiếp của Công ty
nên Công ty luôn có nhưng chiến lược xuất nhập khẩu phù hợp thúc đẩy tình
hình hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của Công ty ngày càng phát triển mạnh
và rất hiệu quả.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 28 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Mặt khác, Công ty Cafatex là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất
kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng
ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời,
việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép
các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất
hợp lý.
Hiện nay, do nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đòi hỏi trình độ chuyên môn của người lao
động phải được nâng cao, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty
đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn
trong việc thi tuyển đầu vào sao cho phù hợp với quá trình phát triển lâu dài của
công ty. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là
hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ
phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp
tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra
đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp
với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá
trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành
công hay thất bại của Công ty.
3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động
Công ty tổ chức việc theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán
theo thời gian lao động vừa hạch toán về kết quả lao động.
3.2.2.1 Hạch toán số lượng lao động :
a. Phân loại lao động theo thời gian lao động :
+Lao động trong danh sách biên chế của Công ty gồm cả hợp đồng ngắn
hạn và dài hạn.
+ Lao động mang tính thời vụ
Những lao động trong biên chế được Công ty chú trọng quan tâm, có kế
hoạch sử dụng dự trù hằng năm. Đồng thời đây cũng là lực lượng được hưởng
chính sách đào tạo nâng cao trình độ tay nghề.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 29 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
b. Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh
+ Lao động bán hàng: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị
trường…
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý : nhân viên quản lý hành chính,
quản lý kinh tế như Ban Giám Đốc, các trưởng, phó phòng ban, ….
Cách phân loại này giúp cho vịêc tập hợp chi phí lao động kịp thời và
chính xác. Biết được tỉ trọng của từng loại lao động chiếm trong tổng số từ đó
giúp cho việc phân công bố trí lao động một cách hợp lý trong Công ty.
3.2.2.2 Hạch toán thời gian lao động
Việc hạch toán thời gian lao động trong Doanh nghiệp phụ thuộc vào công
việc được phân công.
+Làm việc theo ca kíp gồm : Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân
viên phân xưởng.
+Làm việc theo giờ hành chính: Người lao động chuyên môn nghiệp vụ
tại các phòng, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, ban Lãnh
Đạo…
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công trong đó ghi
rõ ngày làm việc, nghỉ việc của người lao động, lý do nghỉ việc,... Hàng ngày
trưởng các phòng ban, tổ trưởng phụ trách các tổ sẽ điểm danh trực tiếp và công
khai để cùng người lao động giám sát chặt chẽ thời gian lao động của từng
người. Mẫu bảng chấm công được sử dụng chung cho toàn Công ty.
3.2.2.3 Hạch toán về kết quả lao động
Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào phiếu giao công việc hoặc lệnh sản
xuất xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành
để chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động.
Khi hoàn thành công việc, các tổ trưởng báo cáo và nộp phiếu giao việc, lệnh sản
xuất, bảng chấm công về phòng tổ chức nhân sự xác nhận. Cuối cùng chuyển về
phòng kế toán tổng hợp các chứng từ để làm cơ sở tính lương cho từng công
nhân, thanh toán lương cho họ và làm cơ sở để phân bổ vào chi phí.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 30 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008
Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2008
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Mức Tỷ lệ %
Giá trị sản xuất(1.000đ) 811.121.540 748.980.201 (62.141.339) (7,66)
Số công nhân sản 2.320 2.057 (263) (11,34)
xuất bình quân(BQ)
Năng suất lao động
(1.000đ/người/năm) 349.621,35 364.112,88 14.491,53 4,14
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2007 và 2008 công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Qua bảng phân tích trên cho thấy : Mức biến động tuyệt đối về công nhân
trực tiếp năm 2008 so với năm 2007 giảm 11,3% tương ứng 263 công nhân. Như
vậy quy mô về số lượng công nhân sản xuất năm nay giảm so với năm trước. Và
giá trị sản lượng cũng giảm 7,66%. Tuy nhiên năng suất lao động bình quân tăng
4,14%. Điều đó đã chứng tỏ công ty đã tổ chức quản lý, sử dụng tương đối tốt lao
động nên năng suất tăng. Mức biến động tuyệt đối chưa phản ánh tình hình sử
dụng công nhân sản xuất như thế nào. Thông qua chỉ tiêu mức biến động tương
đối mới thể hiện được hiệu suất của tình hình sử dụng lao động.
748.980.201.224
-77 công nhân = 2.057 - 2.320 x
811.121.540.640
-77 công nhân = 2.057 - 2.134
Mức biến động tương đối công nhân trực tiếp giảm 77 công nhân, biểu
hiện trong điều kiện của năm 2007 là: doanh nghiệp cần 2.320 công nhân để đạt
được 811.121.540.640đ giá trị sản lượng, năm 2008 giá trị sản lượng đạt là
Mức biến động CNSX CNXS Hệ số điều chỉnh
= - x
tương đối CNSX thực hiện kỳ gốc theo quy mô SX
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 31 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
748.980.201.224đ thì cần 2.143 công nhân nhưng công ty chỉ sử dụng 2.057
công nhân. Vậy so với năm 2007 doanh nghiệp tiết kiệm được 77 công nhân,
điều này chứng tỏ việc sử dụng công nhân sản xuất trực tiếp năm 2008 có hiệu
quả hơn năm 2007.
Để làm rõ nguyên nhân kết quả sản xuất thay đổi ta xét : Kết quả sản xuất
về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm nay so với năm trước giảm 62.141.339.416
đồng, do hai nguyên nhân:
-Ảnh hưởng của nhân tố số lượng nhân công:
( 2.057 – 2.320 ) x 349.621,35= - 91.950.415 (ngàn đồng)
Do số lượng công nhân giảm 263 người nên giá trị sản lượng giảm
91.950.415 ngàn đồng.
-Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động:
2.057 x (362.112,88 – 349.621,35) = + 29.809.077 (ngàn đồng)
Do năng suất lao động của công nhân tăng 14.491,53 ngàn đồng/người
nên giá trị sản lượng tăng 29.809.077 đồng.
Qua sự phân tích trên ta thấy lượng lao động năm 2008 so với năm 2007
giảm 263 công nhân thì với năng suất lao động năm 2007 là 349.621,35 ngàn
đồng sẽ làm cho giá trị sản xuất giảm 91.950.415 ngàn đồng. Tuy nhiên, năng
suất lao động của công nhân năm 2008 lại tăng so với năm 2007 là 14.491,53
ngàn đồng. Qua sự phân tích trên ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ tăng của giá trị sản xuất, đồng thời việc quản lý và sử
dụng lao động ở Công ty năm 2008 là tương đối tốt cần phát huy hơn nữa.
Trong Công ty ngoài lực lượng nhân viên sản xuất thì lực lượng các nhân
viên như : nhân viên kỹ thuật, quản lý, nhân viên khác... Tuy nhiên do số lượng
của những nhân viên này chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, sẽ không đi vào phân tích biến
đông của lực lương này.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 32 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.3 PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty
Công ty sử dụng cả hai hình thức tiền lương: lương thời gian và lương sản
phẩm áp dụng cho toàn Công ty.
Lương thời gian: Mức lương này làm cơ sở để tính BHXH, BHYT cho
người lao động.
Ở Công ty quy định ngày công của một nhân viên trong tháng nếu đầy đủ
là 26 ngày, tùy vào số ngày làm việc đầy đủ hay vắng mặt (do các phòng ban và
cơ sở trực thuộc báo lên) mà Công ty sẽ có tỷ suất điều chỉnh lương cơ bản một
cách hợp lý. Tuy nhiên mức lương Nghị Định ở Công ty tính cho nhân viên
thường hưởng đủ 26 ngày công vì vậy ngày công không ảnh hưởng nhiều đến
lương Nghị Định của Công ty.
Mức lương cơ bản hiện nay Nhà Nước quy định tối thiểu là 540.000
đồng/tháng, nghị định 166/NĐ-CP, 167/NĐ-CP và 168/NĐ-CP (áp dụng từ
1.1.2008).
Lương công nhật (còn gọi là lương thời gian): là mức lương do sự thỏa
thuận của người lao động với công ty trước khi làm việc, áp dụng đối với lao
động gián tiếp của công ty như nhân viên phòng kế toán, phòng tổng vụ, phòng
tiếp thị bán hàng, phòng cơ điện lạnh.
Lương sản phẩm: đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
Có bộ phận hưởng lương tập thể, có bộ phận hưởng lương cá nhân
Hệ số lương x lương cơ bản
Lương thời gian = x số ngày công
26
Lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương x Số lượng sản phẩm sản xuất
Lương công nhật = Mức lương công nhật x Số ngày làm việc thực tế
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 33 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Tiền lương theo sản phẩm tập thể : căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn
thành của cả tổ và đơn giá chung để tính cho cả tổ. Sau đó phân phối lại cho từng
người trong tổ.
Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm:
+ Hệ số trách nhiệm:
Là hệ số thể hiện theo chức danh công việc được phân công, thể hiện được
tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc.
- Trưởng Ca các bộ phận hệ số là 1,2
- Phó Trưởng Ca hệ số là 1,05
- Công nhân không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ là 1
Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao.
Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có
được hệ số này ngày càng cao hơn.
+ Hệ số ABC (hay điểm thi đua):
Hàng ngày Trưởng phòng, tổ trưởng các tổ sẽ chấm điểm cán sự, tổ viên
của mình theo các tiêu chuẩn do Công ty quy định sẵn. Đến cuối tháng sẽ tiến
hành đóng góp ý kiến bình chọn, xếp loại một cách dân chủ công khai.
Ở Công ty có ba tiêu chuẩn thi đua chủ yếu là :
• Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao
• Chấp hành nội quy cơ quan, pháp luật Nhà Nước
• Tham gia hoạt động các đoàn thể
Sau khi dựa vào các chỉ tiêu chấm điểm, bình chọn sẽ tiến hành xếp loại
theo quy định như sau:
+ Người lao động đạt loại A( hưởng 100% hệ số lương sản phẩm)
+ Người lao động đạt loại B (hưởng 80% hệ số lương sản phẩm)
+ Người lao động loại C (hưởng 60% hệ số lương sản phẩm)
Các khoản trích theo lương tại công ty
Các khoản trích theo lương tại Công ty gồm có: BHXH, BHYT, KPCĐ
Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương căn bản. Mức
lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc tiền lương của công
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 34 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
nhân viên. Việc xác định mức lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như
sau:
Mức lương nộp BHXH, BHYT = 540.000đ * Hệ số cấp bậc
Công ty tính BHXH, BHYT theo chế độ của Nhà nước
- Trích BHXH 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó
công ty chịu và đưa vào chi phí 15%, người lao động chịu trừ vào lương 5%.
- Trích BHYT 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó
trích 2% công ty chịu và đưa vào chi phí, 1% trừ vào lương của công nhân viên.
- Đối với KPCĐ: mức trích 2% trên tổng thu nhập, do công ty chịu và tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản này được trích dựa trên lương thực tế trả
trong tháng áp dụng cho toàn bộ công nhân viên Công ty ( gồm cả 2 kỳ: kỳ 1 +
kỳ 2). Và kinh phí công đoàn cũng được nộp cho cơ quan cấp trên vào cuối quý.
Tại công đoàn công ty giữ lại 1% KPCĐ để chi trả các khoản chi phí phát
sinh như sau:
+ Chi cho cán bộ công nhân viên khi gia đình có tai nạn, ốm đau, cha mẹ
(chồng hoặc vợ) mất được công đoàn đi thăm.
+ Chi khi cán bộ công nhân viên công ty bị bệnh, ốm đau được nghỉ phép,
trợ cấp gia đình khó khăn.
+ Chi khi cán bộ công nhân viên có tiệc cưới hỏi. Công đoàn chi tiền cho
công ty đi.
+ Chi tiền thưởng cho hoạt động công đoàn vào dịp lễ, Tết
+ Chi tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 35 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 36 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Sản Phẩm Tôm Sản Phảm Cá
Bảng 4 : BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM THÁNG 12/2008 BHLĐ Đơn giá sản lượng Thành tiền sản lượng thành tiền
Thành phẩm tôm 28,60 134.375,61 3.843.142 744.169,93 21.283.260
Thay bao bì (3,2% đgiá) 0,92 93.250,40 85.343 136.717 125.123
Cộng 3.928.485 21.408.383
ngày A Hệ số ngày công Tlương Tlương tổng lương hệ số mức lương trích BHYT, tiền lương ngày tlương tlương
Họ và Tên Chức vụ công B TN quy đổi làm tôm làm cá sản phẩm lương TG BHXH 6% chi đọt I nghỉ nghỉ phép còn lai
C TG TG T12/2008 phép năm được lãnh
Diệp Thu Hằng Trưởng ca 300 A 1,20 360,0 242.657 1.322.367 1.565.024 4,2 2.268.000 136.080 200.000 5 436.153,85 1.665.098
Phan Thị Hồng Trinh P.Trưởng Ca 324 A 1,05 340,2 229.311 1.249.637 1.478.948 4,2 2.268.000 136.080 200.000 0 0 1.142.868
Nguyễn Thị Thu Thủy Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,01 1.085.400 65.124 200.000 3 125.238,46 1.268.636
Nguyễn Thị phương Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,42 1.306.800 78.408 200.000 1 50.261,54 1.180.375
Huỳnh Thị Chính Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 4,2 2.268.000 136.080 200.000 2 174.461,54 1.246.903
Hà Thị Tuyết Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,42 1.306.800 78.408 200.000 3 150.784,62 1.280.898
Phạm Thị Mơ Công nhân 312 A 1,00 312,0 210.303 1.146.051 1.356.354 3,49 1.884.600 113.076 200.000 2 144.969,23 1.188.247
Đặng Thị T ím Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,01 1.085.400 65.124 200.000 0 0 1.143.398
Nguyễn Ngọc Xuân Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,01 1.085.400 65.124 200.000 2 83.492,31 1.226.890
Lê Minh Hiếu Trưởng ca 324 A 1,20 388,8 262.070 1.428.156 1.690.226 4,2 2.268.000 136.080 200.000 0 0 1.354.146
Vương Thị Tô P.Trưởng Ca 324 A 1,05 340,2 229.311 1.249.637 1.478.948 4,2 2.268.000 136.080 200.000 3 261.692,31 1.404.560
Trần Thị Bé Công nhân 218 A 1,00 218,0 146.942 800.767 947.709 4,2 2.268.000 136.080 200.000 2 174.461,54 786.090
Lê Thị Ai Dân Công nhân 305 A 1,00 305,0 205.585 1.120.338 1.325.923 2,42 1.306.800 78.408 200.000 2 100.523,08 1.148.038
Phan Thi Chính Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 4,2 2.268.000 136.080 200.000 2 174.461,54 1.246.903
Đặng Ngọc Ánh Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,42 1.306.800 78.408 200.000 0 0 1.130.114
Nguyễn Thị Ngọc Thảo Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 4,2 2.268.000 136.080 200.000 4 348.923,08 1.421.365
Nguyễn Thị Ngò Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 4,2 2.268.000 136.080 200.000 2 174.461,54 1.246.903
Tô Thu Hiền Công nhân 324 A 1,00 324,0 218.391 1.190.130 1.408.522 2,01 1.085.400 65.124 200.000 0 0 1.143.398
CỘNG 5.671 5.828,2 3.928.485 21.408.383 25.336.868 59,0 31.865.400 1.911.924 3.600.000 33 2.399.885 22.224.829
Nguồn :phòng tổng vụ
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 37 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Sau đây là cách tính lương cụ thể cho bộ phận : Tổ BHLĐ, với số liệu
minh họa trong tháng 12/2008:
*Lương sản phẩm:
Lương sản phẩm = tiền lương 1 giờ x gia công của từng người
tiền lương sản phẩm của tổ
+ Tiền lương 1 giờ =
(gia công của từng người)
+ Gia công từng người = giờ công x hệ số trách nhiệm
Cụ thể, tiền lương sản phẩm của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng:
+ Gia công = giờ công x hệ số trách nhiệm
= 300 x 1,2 = 360
tiền lương sản phẩm Tôm của tổ
+ Tiền lương 1 giờ sản phẩm Tôm =
(gia công của từng người)
= 674
2,828.5
485.928.3 đồng
tiền lương sản phẩm Cá của tổ
+ Tiền lương 1 giờ sản phẩm Cá =
(gia công của từng người)
= 24,673.3
2,828.5
383.408.21 đồng
- Tiền lương làm Tôm = gia công x tiền lương 1 giờ SP Tôm
= 360 x 674 = 242.657 đồng
-Tiền lương làm Cá = gia công x tiền lương 1 giờ SP Cá
= 360 x 3.673,24 = 1.322.366 đồng
Lương sản phẩm = Tiền lương làm Tôm + Tiền lương làm Cá
= 242.657 + 1.322.366 = 1.565.023 đồng
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 38 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
*Lương thời gian:
Lương thời gian : Mức lương này là cơ sở để tính BHYT, BHXH cho
người lao động.
Lương thời gian = hệ số lương x mức lương tối thiểu
Cụ thể, tiền lương thời gian của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng
Lương thời gian = 4,2 x 540.000 = 2.268.000 đồng
* Tính các khoản trích theo lương tính vào chi phí và trừ vào lương của
nhân viên.
Cụ thể các khoản trích theo lương của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng:
- Mức trích BHXH một nhân viên:
2.268.000 x 20% = 453.600 đồng.
+Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
2.268.000 x 15% = 340.200 đồng.
+Người lao động chịu trừ vào lương:
2.268.000 x 5% = 113,. đồng.
- Mức trích BHYT một nhân viên:
2.268.000 x 3% = 68.040 đồng.
+Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
2,268,000 x 2% = 45,360 đồng.
+Người lao động chịu trừ vào lương:
2.268.000 x 1% = 22.680 đồng.
-Mức trích KPCĐ một nhân viên:
1.565.023 x 2% = 31.300 đồng.
Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
1.565.023 x 2% = 31.300 đồng.
Cộng các khoản trích theo lương của Diệp Thu Hằng
= BHYT (5%) + BHXH (1%) = 113.400 + 22.680 = 136.080 đồng
Nghỉ phép năm :
Lương thời gian
Nghỉ phép năm = x ngày nghỉ phép
26
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 39 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Cụ thể, ngày nghỉ phép của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng:
= 153.4365
26
000.268.2 x đồng
*Lương thực lãnh:
Lương thực lãnh = (lương SP + ngày nghỉ phép) – (trích BHYT, BHXH
+ tiền lương chi đợt 1)
Cụ thể, lương thực lãnh của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng
= (1.565.023 + 436.153) - (136.080 + 200.000) = 1.665.096 đồng
Tương tự, ta tính được lương của các công nhân khác trong tổ BHLĐ
Nhận xét:
Việc trả lương cho khối văn phòng theo thời gian mà công ty đã vận dụng
tính toán là hoàn toàn hợp lý, vì bộ phận văn phòng không trực tiếp tạo ra sản
phẩm, nên không thể tính lương khối văn phòng theo sản phẩm được, công ty áp
dụng lương theo thời gian để trả cho họ. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế, họ
chỉ quan tâm đến thời gian làm việc mà không quan tâm đến chất lượng công
việc, để khắc phục công ty nên có những chính sách quản lý phù hợp.
Việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận trực tiếp sản xuất là hợp lý, vì
bộ phận sản xuất chỉ làm việc khi có đơn đặt hàng hay khi công ty dự đoán nhu
cầu thị trường và tiến hành sản xuất để dự trữ. Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với
người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn
toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít
hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao
động”. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chất lượng sản phẩm ra, khi đó công
nhân chỉ chạy theo sản lượng để có thu nhập cao, vì vậy công ty mà trả lương
cho nhân viên theo hệ số cấp bậc công việc. Tiền lương phụ thuộc vào số giờ làm
việc chuẩn và số giờ làm việc chuẩn này sẽ thể hiện được chất lượng công việc
mà người công nhân đó thực hiện.
Tóm lại, công ty áp dụng chế độ trả lương phù hợp với từng đối tượng lao
động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 40 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.3.2 Quy trình trả lương
Tổ trưởng các bộ phận lập
Lập bảng tính lương và tính lương
Kiểm tra
Duyệt
Chi trả lương
Phát lương
3.3.3 Cách thanh toán lương tại Công Ty
Công ty thanh toán lương cho nhân viên chia làm 2 đợt
+ Đợt 1: Từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng đó
+ Đợt 2: Từ ngày 10 đến ngày 15 của tháng sau
Ở Công ty việc thanh toán lương luôn kịp thời, đúng hạn, không có
trường hợp Công ty trả chậm tiền lương cho người lao động một tháng dù cho
tháng đó làm ăn không hiệu quả vì quỹ lương được trích dự phòng lập trước.
Bảng chấm công
Cán bộ công
nhân viên
Phòng kế toán
Phòng tổng vụ
Ban giám đốc
Thủ quỹ
Tổ trưởng
các bộ phận
Bảng tổng hợp sản
lượng tính lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 41 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Công ty việc trả lương cho nhân viên vừa bằng tiền mặt vừa qua tài khoản
Ngân Hàng.
+ Thanh toán bằng tiền mặt đối với công nhân thời vụ
+ Thanh toán bằng thẻ ATM: ngân hàng Ngoại thương (nhân viên quản
lý), ngân hàng đầu tư và phát triển (công nhân)
3.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
Bảng 5 : SO SÁNH LAO ĐỘNG VÀ QŨY TIỀN LƯƠNG TRONG
NĂM 2008
Tháng
Số lao
động(người)
Quỹ lương phân
phối(đồng)
1
2.550
3.468.641.334
2
2.479
3.535.006.200
3
2.377
2.997.518.436
4
2.227
3.665.163.296
5
2.006
3.776.240.238
6
1.928
3.719.586.618
7
2.126
3.981.027.741
8
2.505
4.696.445.646
9
2.544
4.454.413.784
10
2.328
3.580.722.774
11
2.255
3.283.383.101
12
2.153
2.889.812.392
Nguồn : Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 42 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Hình 3: BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG NĂM 2008
Hình 4: BIỂU DIỄN QUỸ LƯƠNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 2008
Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận xét một điều là số lao động và quỹ lương
luôn biến động qua các tháng trong năm 2008.
− Số lao động và quỹ lương có khuynh hướng là một gấp khúc, điểm gấp
khúc của tháng cao và tháng thấp (quỹ lương tháng 8 là 4.696.445.646 đồng so
với tháng 12 là 2.889.812.392 đồng), (số lao động tháng 9 là 2.544 người so với
tháng 6 là 1.928 người).
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 43 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
− Sở dĩ quỹ lương của tháng 8 và tháng 9 cao do: công ty có đơn đặt hàng
nhiều, thị phần mở rộng… đã làm cho doanh thu của 2 tháng này cao, dẫn đến
quỹ lương của 2 tháng 8, 9 cao. Các tháng còn lại tương đối ổn định.
− Số lao động trong các tháng biến động, do công ty có công nhân làm
việc theo thời vụ (dưới 90 ngày). Số lao động những tháng đầu năm có xu hướng
giảm (tháng 1 đến tháng 6). Nguyên nhân chính là do tâm lý của người lao động
(sau những ngày nghỉ tết Nguyên Đán một số công nhân thường có tâm lý không
muốn đi làm, Mặt khác - thời điểm trước vụ thu hoạch lúa hè thu 2008 - lúa
được giá, không ít lao động nông thôn đã chọn ở lại quê làm nông nghiệp; kể cả
có người bỏ việc làm tại các doanh nghiệp trở về quê …).Công ty phải tuyển
thêm công nhân để bảo bảo tốc độ sản xuất bình thường. Đến những tháng cuối
năm lao động có xu hướng tăng trở lại.
−Trong tháng 1: Đây là tháng có số lượng công nhân cao nhất trong năm
(2.550 công nhân). Trong khi đó doanh thu lại giảm do thị trường ngành thủy sản
biến động nên công ty không có đơn đặt hàng, dẫn đến quỹ lương thấp.
− Tháng 6: số lượng công nhân của công ty là 1.928 công nhân, giảm
nhiều so với tháng 1. Tuy nhiên quỹ lương của tháng 6 cao là do: doanh thu của
công ty vào tháng này, bên cạnh đó thì số lượng công nhân đã có xu hướng giảm
từ tháng 2 ảnh hưởng không tốt tinh thần cán bộ - công nhân viên của công ty.
Công ty đã có những chế độ hỗ trợ thêm tiền lương cho công nhân viên thông
qua các khoản phụ cấp trích từ quỹ dự phòng.
Nhìn chung số lao động và quỹ lương phân phối biến động tương đương.
Mặc dù, kinh doanh năm 2008 của công ty gặp nhiều khó khăn, do bị tác động từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ở Viêt Nam. Chứng tỏ, Công ty luôn quan tâm
đến thu nhập của người lao động. Luôn có những kế hoạch, biện pháp hữu hiệu
để tránh tình trạng biến động của quỹ lương làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người lao động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 44 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
BẢNG 6 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN
Khoản Mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng quỹ lương 36.704.000 43.818.250 44.082.500
(1.000đ)
Số lao động (người) 2.368 2.555 2.290
Thu nhập bình quân 1.292 1.429 1.604
(1.000đ/người/tháng)
Nguồn : Phòng tổng vụ công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex
Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy:
+ Số lao động của năm 2007 tăng 7,9% so với năm 2006.
Sỡ dĩ số lao động tăng là do kinh doanh năm 2006 có hiệu quả nên năm
2007 , công ty mở rộng qui mô sản xuất nên tuyển thêm nhân viên. Do đó, số lao
động tăng và thu nhập bình quân tăng là điều tất yếu.
+ Số lao động của năm 2008 giảm 10,3% so với năm 2007
Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, không có đơn đặt hàng mới nên
công ty giảm công suất điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm công nhân.
BIỂU ĐỒ 5: BIỂU DIỄN TỔNG QUỸ LƯƠNG
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 45 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
BIỂU ĐỒ 6: BIỂU DIỄN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
o Tổng quỹ tiền lương của năm 2007 so với năm 2006 tăng là 19,4% dẫn
đến tiền lương bình quân của năm 2007 so với năm 2006 tăng 10,6%.
o Tổng quỹ tiền lương của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,6% dẫn đến
tiền lương bình quân của năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,2%.
Tiền lương được phát cho CB-CNV được lấy từ nguồn tổng quỹ lương
của công ty, tổng quỹ lương của công ty phụ thuộc vào doanh thu của công ty.
Doanh thu công ty qua các năm liên tục giảm do đơn đặt hàng giảm, thiếu
nguyên liệu. Tuy nhiên, quỹ lương tăng do công ty tăng đơn giá tiền lương kích
thích người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động trong thời kỳ
khủng hoảng, và cũng do năm 2007 công ty áp dụng chế độ trả lương theo qui
định mới, nâng mức lương cơ bản từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng và năm
2008 mức lương cơ bản 540.000đồng. Điều này làm cho thu nhập của CB-CNV
tăng lên đáng kể: tiền lương mà CB - CNV lãnh là kết quả của quá trình lao động
của bản thân.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 46 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
SẢN LƯỢNG
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007
Số
Tỷ lệ
% Số
Tỷ lệ
%
lượng
lượng
Sản lượng(tấn) 18.352 17.885 17.519 (467) (2,54) (367) (2,05)
Lao động (BQ) 2.368 2.555 2.290 187 7,90 (265) (10,37)
Năng suất lao 7,75 7,00 7,65 (0,75) (9,68) 0,65 9,29
động(tấn/ng/năm)
Nguồn: Báo cáo tình hình thu mua-sản xuất-tiêu thụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
DOANH THU
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007
Số chênh
Tỷ lệ
% Số chênh
Tỷ lệ
%
lệnh lệnh
Doanh thu(1000đ)
1.063.099.812
893.831.083
817.311.605
(169.268.729)
(15,92)
(76.519.478)
(7,20)
Lao động (BQ)
2.368
2.555
2.290
187
7,90
(265)
(11,19)
Năng suất lao
448.944,18
349.836,04
356.904,63
(99.108,14)
(22,08)
7.069
1,57
động(1000đ/ng/năm)
Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Qua số liệu trên, số lao động năm 2007 tăng nhưng hiệu quả làm việc so
với năm 2006 lại giảm, dẫn đến sản lượng và doanh thu đều giảm. Điều này cho
thấy công ty cần xem xét việc tăng lực lượng lao động vì sự tăng lao động là hợp
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 47 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
lý nhưng hiệu quả đem lại không cao mà lương chia trên sản phẩm tiêu thụ, doanh
thu đạt được nên nếu chia cho nhiều người thì thu nhập sẽ giảm. Vì vậy, muốn
tăng sản lượng sản xuất không nhất thiết phải tăng số lao động mà công ty nên bố
trí lao động hợp lý để người lao động có điều kiện làm việc tốt nhất từ đó tăng
năng suất lao động.
Năm 2008 công ty đã giảm số lao động so với năm 2007 điều này là hợp lý
vì đây không phải là nguyên nhân làm giảm sản lượng và doanh thu do hiệu suất
làm việc của người lao động tăng. Chứng tỏ, năm 2008 so với năm 2007 công ty
quản lý và phân bổ lao động hợp lý hơn. Mặc dù, sản lượng và doanh thu năm
2008 đều giảm so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do tình hình biến động
chung của thị trường, khủng hoảng về kinh tế, tài chính, v.v. thị trường bị co hẹp.
Với 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa, công ty cũng không thoát
khỏi khó khăn chung. "Giá tôm cao hơn cuối năm ngoái khoảng 20%”. Giá cá
basa cũng trên trời. Kể từ khi Mỹ kiện bán phá giá tôm đến nay, hầu như công ty
không bán được lô hàng nào vào thị trường này. Các đơn hàng cá tra, basa sang
đây cũng rất ít.
Nhìn chung qua 3 năm doanh thu liên tục giảm do ảnh hưởng suy thoái
kinh tế, tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều bán không chạy do Tôm là một sản
phẩm cao cấp mà đây là một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty. Năm
2007 doanh thu giảm so với năm 2006 . Đến năm 2008 công ty đã giảm số lao
động đây là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí. Và biện pháp này càng
thể hiện rõ hiệu quả khi năng suất lao động của người lao động tăng so với năm
2007. Tóm lại, năm 2007 sử dụng lao động chưa hợp lý nhưng đến năm 2008
năng suất lao động tăng, chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.
Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex ta sẽ đi vào phân tích chỉ
tiêu về xác định tỷ suất chi phí tiền lương qua các số liệu thực tế tại công ty trong
năm (2006-2008). Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 48 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: Đơn giá tiền lương,
tiền lương bình quân, năng suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; từ đó có
những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng
lao động, quan tâm đến thu nhập của công nhân viên cũng như đời sống của công
nhân viên trong công ty.
4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007
Bảng 9: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2006 VÀ
2007
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2006 2007 2007/ 2006
Số chênh Tỷ lệ %
lệnh
Tổng sản
lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54)
Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 23
(ngàn đồng/tấn)
Quỹ tiền lương 36.704.000 43.818.250 7.114.250 19,38
(1.000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Như ta đã biết:
Tổng quỹ lương = tổng sản lượng * ĐGTL
* Gọi Q là tổng quỹ tiền lương
a là tổng sản lượng
b là đơn giá tiền lương
Ta được: Q = a x b
Cụ thể:
- Quỹ tiền lương năm 2006 của công ty là:
Q06 = a06 x b06 = 18.352 x 2.000 = 36.704.000 ngàn đồng/năm
- Quỹ tiền lương năm 2007 của công ty là:
Q07 = a07 x b07 = 17.885 x 2.450 = 43.818.250 ngàn đồng/năm.
Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 là:
Q = Q07 - Q06 = 43.818.250 - 36.704.000 = 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2007 so năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 49 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi tổng số sản phẩm:
a = a07 x b06 - a06 x b06
= 17.885 x 2.000 - 18.352 x 2.000
= - 934.000 ngàn đồng
Do tổng số sản phẩm thực hiện năm 2007 so năm 2006 giảm 467 tấn hay
giảm 2,54% đã làm cho tổng quỹ tiền lương giảm 934.000 ngàn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân:
b = a07 x b07 - a07 x b06
= 17.885 x 2.450 - 17.885 x 2.000
= + 8.048.250 ngàn đồng
Do đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so năm 2006 tăng 450 ngàn
đồng/năm hay tăng 23% đã làm tổng quỹ tiền lương tăng 8.048.250 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm giảm : Tổng sản lượng = - 934.000 ngàn đồng
+ Nhân tố làm tăng : Đơn giá tiền lương = + 8.048.250 ngàn đồng
a + b = - 934.000 ngàn đồng + 8.048.250 ngàn đồng
= 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy tổng quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn
đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
* Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xét thêm nhân tố năng suất
lao động bình quân. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng quát biểu hiện
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao
năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời năng suất lao động còn biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng
nguồn lao động hiện có tại doanh nghiệp.
Ta có công thức sau: năng suất lao động về sản lượng
Sản lượng
Năng suất lao động =
Số lao động bình quân
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 50 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố:
sản lượng, năng suất lao động, tiền lương bình quân:
Bảng 10: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LAO
ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2006 VÀ NĂM 2007
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2006 2007 2007/ 2006
Số chênh Tỷ lệ %
lệch
Tổng sản
lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54)
Lao động (BQ) 2.368 2.555 187 7,90
Năng suất lao 7,75 7,00 (0,8) (9,68)
động(tấn/ng/năm)
Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 22,5
(1000đ/tấn)
Quỹ tiền lương 36,704.000 43.818.250 7.114.250 19,38
(1000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Gọi Q: Quỹ tiền lương
a: Lao động bình quân
b : năng suất lao động bình quân
c : Đơn giá tiền lương
Q = Q07 - Q06
= a07 x b07 x c07 - a06 x b06 x c06
= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.368 x 7,75 x 2.000
= 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2007 so năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi lao động bình quân
Quỹ tiền lương = Lao động BQ x Năng suất lao động BQ x Đơn giá tiền lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 51 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
a = a07 x b06 x c06 - a06 x b06 x c06
= 2.555 x 7,75 x 2.000 - 2.368 x 7,75 x 2.000
= + 2.898.500 ngàn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động:
b = a07 x b07 x c06 - a07 x b06 x c06
= 2.555 x 7 x 2.000 - 2.555 x 7,75 x 2.000
= - 3.832.500 ngàn đồng
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân
c = a07 x b07 x c07 - a07 x b07 x c06
= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.555 x 7 x 2.000
= + 8.048.250 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm tăng tổng quỹ lương:
Lao động bình quân : + 2.898.500 ngàn đồng
Đơn giá tiền lương : + 8.048.250 ngàn đồng
+ Nhân tố làm giảm tổng quỹ lương:
Năng suất lao động bình quân : - 3.832.500 ngàn đồng
Vậy tổng quỹ lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng
Nhận xét:
- Nhân tố lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 187 người
hay 7,9% đã làm cho tổng quỹ lương thực hiện năm 2007 so với năm 2006 tăng
2.898.500 ngàn đồng. Quỹ lương tăng do số lao động tăng là điều bình thường.
- Nhân tố đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng
450 ngàn đồng/tấn/năm hay tăng 22,5% nên làm tổng quỹ lương tăng 8.048.250
ngàn đồng. Điều này là phù hợp với nội dung phân tích trên.
- Nhân tố năng suất lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 giảm
0,8 tấn/người/năm hay giảm 9,68% nên đã làm cho tổng quỹ tiền lương năm 2007
so với năm 2006 giảm 3.832.500 ngàn đồng. Công ty cần xem xét lại việc cải tiến
tổ chức bộ máy quản lý, phân phối lao động ở các bộ phận cho hợp lý, xem xét lại
kết cấu lao động của công ty, nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 52 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Tóm lại, Quỹ lương năm 2007 tăng so với năm 2006. Một phần là do số lao
động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng nhưng tốc độ tăng của lao động
(7,9%) thấp hơn tốc độ tăng của quỹ lương (19,38%). Nguyên nhân chủ yếu là do
đơn giá tiền lương tăng, do đơn giá tiền lương năm 2006 tương đối thấp, công ty
đã thực hiện tăng lương trong năm 2007 đảm bảo thu nhập cho người lao động.
4.2.2.Phân tích các chỉ tiêu năm 2007 và năm 2008
Bảng 11: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2007 VÀ
2008
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2007 2008 2008/ 2007
Số chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Tổng sản lượng(tấn) 17.885 17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053688 Hoang Thi Xuan Yen .pdf