Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội: Lời nói đầu
Ngày nay, nước ta đã có sự chuyển biến lớn về kinh tế, kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong môi trường mới, các thành phần kinh tế song song cùng tồn tại và cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí sản xuất kinh doanh bằng chính thu nhập của mình. Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Điều này càng quan trọng đối với các doanh nghiệp cổ phần đang trong quá trình cổ phần hoá. Từ đó lợi nhuận trở thành đòn bảy kinh tế có hiệu lực nhất, kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là mục đích quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi mà cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt thì lợi nhuận càng được coi trọng. Các doanh nghiệp luôn phấn đấu kinh doanh đem lại lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của lợi nhuận thì việc đi sâu ng...
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay, nước ta đã có sự chuyển biến lớn về kinh tế, kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong môi trường mới, các thành phần kinh tế song song cùng tồn tại và cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí sản xuất kinh doanh bằng chính thu nhập của mình. Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Điều này càng quan trọng đối với các doanh nghiệp cổ phần đang trong quá trình cổ phần hoá. Từ đó lợi nhuận trở thành đòn bảy kinh tế có hiệu lực nhất, kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là mục đích quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi mà cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt thì lợi nhuận càng được coi trọng. Các doanh nghiệp luôn phấn đấu kinh doanh đem lại lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của lợi nhuận thì việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc của lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để từ đó có biện pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là việc làm rất thiết thực và cần thiết đối với bất kỳ danh nghiệp nào.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cổ phần hoá ( Từ Công ty xe du lịch Hà Nội thuộc Sở giao thông công chính Hà Nội ) nên sự quan tâm đến lợi nhuận, vì lợi nhuận là rất quan trọng đối với bản thân công ty, đặc biệt là quyền lợi của các cổ đông. Nó là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh của công ty. Từ định hướng trên tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: ''Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội'' là đề tài tốt nghiệp.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính
Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần đại lý FORD Hà Nội .
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội .
Với đề tài này tôi hy vọng sẽ vận dụng được những kiến thức trong nội dung cơ bản đã được học trong mấy năm qua và đưa ra một số giải pháp thiết thực để công ty tham khảo có thể áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới.
Do còn thiếu thực tiễn, thời gian có hạn nên đề tào không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong được các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý chỉ bảo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, chủ nhiệm bộ môn Quản trị kinh doanh Nguyễn Xuân Hoàn và kỹ sư Nguyễn Cao ý đã hướng dẫn nhiệt tình và tỷ mỷ để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
CHƯƠNG I. CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về PHÂN TíCH hoạt động TàI CHíNH .
1.1 CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về PHÂN TíCH TàI CHíNH.
1.1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính .
A.Khái niệm.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục tiêu theo đuổi.
B.Đối tượng của phân tích tài chính.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất .Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp .Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức:
- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định.
- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các Doanh nghiệp ( DNNN ) hoặc tham gia với tư cách người góp vốn ( trong các Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp ).
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh:
- Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) cũng như phải trả các khoản lãi hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác để huy động các yếu tố đầu vào (thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động…) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu thương mại…)
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía cạnh tài chính có liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như : vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các DNNN có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng Công Ty . Mối quan hệ đó được thể hiện trong các quy định tài chính như :
- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo quản vốn Nhà nước do Tổng công ty giao.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích một phần lợi nhuận vào quỹ tập trung của Tổng Công Ty theo quy chế tài chính của Tổng Công Ty và với những điều kiện nhất định.
- Doanh nghiệp cho Tổng Công Ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự điều hoà vốn trong Tổng Công Ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ của tổng Công ty.
Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí...Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp .Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp...Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.
Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động...cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp.
1.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính.
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tuỳ theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định. Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.
- Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thể hiện toàn bộ nội dung của hoạt động kinh doanh .Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng quản lý và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban.
- Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thoả mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, cụ thể:
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí, bộ phận này sẽ tổ chức thực hiện thu nhập thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, giữa thực hiện so với định mức nhằm phát hiện chênh lệch chi phí cả về hai mặt động lượng và giá để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp.
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu (thường gọi là trung tâm kinh doanh), là bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sản phẩm nhóm hàng riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phận cấp dưới là bộ phận chi phí .ứng với bộ phận này thường là trưởng phòng kinh doanh, hoặc giám đốc kinh doanh tuỳ theo doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đánh giá mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ.
1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính.
A. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh.
Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia làm 3 hình thức :
- Phân tích trước khi kinh doanh.
- Phân tích trong kinh doanh.
- Phân tích sau khi kinh doanh.
a. Phân tích trước khi kinh doanh.
Phân tích trước khi kinh doanh còn gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo, dự toán cho các mục tiêu trong tương lai.
b. Phân tích trong quá trình kinh doanh.
Phân tích trong quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích hiện tại (hay tác nghiệp) là quá trình phân tích diễn ra cùng quá trình kinh doanh .Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra.
c. Phân tích sau kinh doanh.
Là phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh (hay phân tích quá khứ) .Quá trình này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức đề ra. Từ kết quả phân tích cho ta nhận rõ tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đề ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo .
B.Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo.
Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích được chia làm phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ.
a. Phân tích thường xuyên.
Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình kinh doanh. Kết quả phân tích giúp phát hiện ngay ra sai lệch, giúp doanh nghiệp đưa ra được các điều chỉnh kịp thời và thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên biện pháp này thường công phu và tốn kém.
b. Phân tích định kỳ.
Được đặt ra sau mỗi chu kỳ kinh doanh khi cáo báo cáo đã được thành lập. Phân tích định kỳ là phân tích sau quá trình kinh doanh, vì vậy kết quả phân tích nhằm đánh giá tình hình thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở cho xây dựng kế hoạch kinh doanh kỳ sau.
C. Căn cứ theo nội dung phân tích.
a. Phân tích chỉ tiêu tổng hợp.
Phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả các kết quả phân tích để đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố thuộc môi trường.
Ví dụ:
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng, chất lượng sản xuất kinh doanh.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu và lợi nhuận.
b. Phân tích chuyên đề.
Còn được gọi là phân tích bộ phận, là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động, ảnh hưởng đến những chỉ tiêu tổng hợp.
Ví dụ:
- Các yếu tố về tình hình sử dụng lao động; các yếu tố về sử dụng nguyên vật liệu.
1.2. PHƯƠNG PHáP PHÂN TíCH TàI CHíNH .
1.2.1.Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính.
A.Thu nhập thông tin .
Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm với những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị... Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
B. Xử lý thông tin.
Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
C. Dự đoán và ra quyết định.
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.2.2. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính.
Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động Tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được thành lập từ 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính .
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyền và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
A. Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
+ Điều kiện một: Phải xác định rõ "gốc so sánh" và "kỳ phân tích".
+ Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương phấp tính toán, thời gian tính toán.
C. Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính .Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức đề nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
C. Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.Từ việc phân tích:
Lợi nhuận dòng Lợi nhuận dòng Doanh thu
ROI = = *
Tổng số vốn Doanh thu Tồng số vốn
Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
1.3.TìNH HìNH Tài CHíNH Và HIệU Quả KINH DOANH Qua PHÂN TíCH Báo cáo Tài CHíNH .
1.3.1.Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính .
A. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài
chính.
Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan thông qua một số nội dung sau:
Để đánh giá chung trước khi đi vào đánh giá chi tiết, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên tổng sản phẩm:
Lãi thuần Doanh thu Lãi thuần
ROI = = *
Tổng tài sản Tài sản Doanh thu
ROI là phân tích của hệ thống quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu, mặt khác ROI còn có 2 ý nghĩa: Cho phép liên kết 2 con số cuối cùng của 2 báo cáo tài chính cơ bản (Lãi thuần của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Tổng cộng tài sản); Kết hợp 3 yếu tố cơ bản cần phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi vào phân tích chi tiết.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp .
Tỷ suất tài trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng nâng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp có được đều là của doanh nghiệp
Tỷ suất thanh toán hiện hành
=
Tổng số tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính nằm tại trạng thái bình thường tương đương với việc có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số vốn tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động, thực tế cho thấy, chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ra ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn cho hoạt động thanh toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Thực tế cho thấy, nếu tỷ suất này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Do đó có thể xảy ra khả năng bán gấp hàng hoá để trang trải cho các khoản công nợ .Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao thì cũng không tốt vì khi này vốn bằng tiền quá nhiều phản ánh khả năng quay vòng vốn chậm .Làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần xem xét thêm chỉ tiêu sau:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn.
Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao Nhưng khi vốn hoạt động thuần quá cao thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư và giảm thu nhập vì phần tài sản lưu động nằm đưa ra so với nhu cầu chắc chắn không làm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, do hoạt động của tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp, hai chiều với hoạt động sản xuất kinh doanh .Vì vậy, để quá trình đánh giá được sâu sắc hơn, chúng ta cần phải đi nghiên cứu các báo cáo tài chính tiếp theo.
1.3.2 Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua phân tích Bảng cân đối kế toán .
A. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn.
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp vào công việc cụ thể. Sự thay đổi của các tài khoản trên BCĐKT từ kỳ trước tới kỳ này cho ta biết nguồn vốn và sử dụng vốn.
Đề tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn,trước tiên người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo (Trình bày một phía) từ tài sản đến nguồn vốn, sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc.
- Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì được xếp vào cột sử dụng vốn.
- Nếu giảm phần tài sản và tăng phần nguồn vốn thì được xếp vào cột nguồn vốn.
- Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau.
Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu theo mẫu sau:
Bảng 1. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
1. Sử dụng vốn
…….
Cộng sử dụng vốn
2.Nguồn vốn
……..
Cộng nguồn vốn
Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng, giảm bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp ?.Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp .
B. Tình hình đảm bảo nguồn vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: TSCĐ và đầu tư dài hạn; TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Để hình thành hai loại tài sản này, phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn .
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác .
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn...
Nguồn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên TSLĐ .
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp . Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn :
Vốn lưu động = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. Do vậy, sự phát triển còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng.
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,ta cần phải tính toán và so sánh giữa các nguồn vốn với tài sản:
- Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn.
Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Do đó nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn .Cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Trong trường hợp như vậy, giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm qui mô đầu tư dài hạn hay thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
- Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn.
Tức là có vốn lưu động thường xuyên > 0.
Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần thừa đó đầu tư vào TSLĐ.Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên : có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền).
Nhu cầu VLĐ thường xuyên: Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn.
Thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, tức tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ ở bên ngoài. Vì vậy doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch .
+ Nhu cầu nợ thường xuyên < 0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cẩn nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
1.3.3. Khái quát tình hình tài chính qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thì phân tích Báo cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản: Doanh thu; Giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; Lãi, lỗ. Và được phản ánh qua đẳng thức sau:
Lãi (Lỗ) : Doanh thu - CF bán hàng - CF hoạt động kinh doanh.
A. Hệ những các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.
Trong phân tích tài chính, thường dùng các nhóm chỉ tiêu đánh giá sau:
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
a. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận lại một cách trực tiếp hơn, đó là: trả được công nợ và có lợi nhuận .Vì vậy khả năng thanh toán được coi là những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hàng đầu và được đặc trưng bằng các tỷ suất sau.
+ Hệ số thanh toán chung.
Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành.
Hệ số thanh toán chung
=
TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Còn nợ ngắn hạn gồm các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả người cung cấp, các khoản phải trả khác. Hệ số thanh toán chung đo lường khả năng của các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn .Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh, nhưng nguyên tắc cơ bản phát biểu rằng con số tỷ lệ 2:l là hợp lý. Nhìn chung, một con số tỷ lệ thanh toán chung rất thấp thông thường sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Trong khi đó một con số tỷ cao quá lại nói lên rằng Công ty đang không quản lý hợp lý được các tài sản có hiện hành của mình.
+ Hệ số thanh toán nhanh .
Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán chung .Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt (tiền mặt, chứng khoán có giá và các khoản phải thu) và tổng nợ ngắn hạn. Hàng dự trữ và các khoản phí trả trước không được coi là các tài sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển đổi bằng tiền mặt và dễ bị lỗ nếu được bán. Hệ số này được tính như sau:
Hệ số thanh toán nhanh
=
TSLĐ - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Nếu hệ số thanh toán nhanh > 1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.
+ Hệ số thanh toán tức thời .
Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt khắt khe hơn hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng các khoản tiền và chứng khoán có khả năng thanh toán cao chia cho nợ ngắn hạn .
Hệ số thanh toán tức thời
=
Tiền mặt + Chứng khoán thanh khoản cao
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh) , các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán nhanh chóng để hoạt động được bình thường. Thực tế cho thấy, hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng.
+ Hệ số thanh toán lãi vay.
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trước thuế . So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào.
Hệ số thanh toán lãi vay
=
Lãi thuần trước thuế + Lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.Chúng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý.
+ Chỉ số mắc nợ.
Chỉ số mắc nợ chung
=
Tổng nợ
Tổng vốn (tổng tài sản có)
Về mặt lý thuyết, chỉ số này nằm trong khoảng 0 < và < 1 nhưng thông thường nó dao động quanh giá trị 0,5. Bởi lẽ nó bị tự điều chỉnh từ hai phía: Chủ nợ và con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm, mặt khác về phía con nợ, nếu vay nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, đồng thời sẽ bị chia phần lợi quá nhiều cho vốn vay (trong thời kỳ kinh doanh tốt đẹp) và rất dễ phá sản (trong thời kỳ kinh doanh đình đốn).
Hệ số nợ (k)
=
Vốn vay
Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ số rút ra từ chỉ số trên, song lại có ý nghĩa để xem xét mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ của doanh nghiệp.
+ Hệ số cơ cấu vốn.
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn nghiên cứu về bố trí cơ cấu vốn .Tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi "Trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào TSLĐ, bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ. Tuỳ theo loại hình sản xuất mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau. Nhưng bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tối đa hoá bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ cấu vốn bị lệch sẽ làm mất cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ, dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó. Cơ cấu cho tổng loại vốn được tính như sau:
Tỷ trọng tài sản cố định
=
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ trọng TSLĐ = 1 - Tỷ trọng TSCĐ.
Về mặt lý thuyết, tỷ lệ này bằng 50% là hợp lý. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
c. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
Khi giao tiền vốn cho người khác sử dụng, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, người cho vay... thường băn khoăn trước câu hỏi: tài sản của mình được sử dụng ở mức hiệu quả nào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này .Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho TSCĐ và TSLĐ. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ Vòng quay tiền
Chỉ số này được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho tổng số tiền mặt và các loại chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh toán cao. Doanh thu tiêu thụ chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
+ Vòng quay hàng tồn kho .
Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuất được tiến hành một các bình thường, liên tục, và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm... Để đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủ cho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ tồn kho hợp lý, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồn kho.
Vòng quay tồn kho
=
Doanh thu tiêu thụ
Hàng tồn kho
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tư hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thường có vòng quay tồn kho hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh .Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ .Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư hàng hoá, hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm và ngược lại.
+ Vòng quay toàn bộ vốn .
Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Vòng quay toàn bộ vốn
=
Doanh thu tiêu thụ
Tổng số vốn
Tổng số vốn ở đây bao gồm toàn bộ số vốn được doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, không phân biệt nguồn hình thành .Số liệu được lấy ở phần tổng cộng tài sản, mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán.
Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường .
+ Kỳ thu tiền trung bình.
Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì vây, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Kỳ thu tiền trung bình
=
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
Hoặc =
Các khoản phải thu*360 ngày
Doanh thu
Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước... Số liệu lấy ở bảng cân đối kế toán, phần tài sản, mã số 130 "các khoản phải thu'' và mã số 159 "Tài sản lưu động khác".
Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 01), thu nhập từ hoạt động tài chính (Mã số 31 ) và thu thập bất thường (Mã số 41) ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phần báo cáo lỗ lãi.
Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản phải trả trước kỳ thu tiền trung bình cho biết trung bình số phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày. Thông thường 20 ngày là một kỳ thu tiền chấp nhận được. Nếu giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lược như chính sách mở rộng, thâm nhập thị trường.
d. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi.
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường . Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ xung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau:
+ Doanh lợi tiêu thụ .
Đề đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài việc xem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn xác định trong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ.
Doanh lợi tiêu thụ
=
Lợi nhuận sau thuế
*100
Doanh thu tiêu thụ
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chịu ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng, giá bán, chi phí. . .
+ Chỉ số doanh lợi vốn.
Tổng vốn hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay .Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng phải chia làm hai phần. Trước tiên, phải hoàn trả phần lãi vay và phần còn lại sẽ mang lại cho chủ doanh nghiệp một khoản thu nhập nhất định. Mối quan hệ giữa thu nhập của chủ sở hữu và người cho vay từ kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp với tổng tài sản được đưa vào sử dụng gọi là doanh lợi .
Doanh lợi vốn
=
Lợi nhuận + Tiền lãi phải trả
Tổng số vốn
Bằng việc cộng trở lại "Tiền lãi phải trả" vào lợi nhuận, chúng ta sẽ có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi phân chia cho chủ sở hữu và cho người vay. Sở dĩ phải làm như vậy vì mẫu số bao gồm tài sản được hình thành do cả người cho vay và chủ sở hữu cung cấp cho nên tử số cũng phải bao gồm số hoàn vốn cho cả hai.
Đây là chỉ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư .Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Doanh lợi ròng tổng vốn .
Đây là một chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu doanh lợi vốn,được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng số vốn kinh doanh.
Doanh lợi dòng tổng vốn
=
Tổng lợi nhuận dòng
Tổng vốn
Chỉ tiêu này làm nhiệm vu là thước đo mức sinh lợi của tổng vốn được chủ sở hữu đầu tư, không phân biệt nguồn hình thành.
Nếu gọi doanh thu thuần trong kỳ là D, lợi nhuận là P thì doanh lợi
tiêu thụ sẽ là:
P(D) =
Gọi tổng vốn là V. Vậy doanh lợi ròng tổng vốn là:
P(D) =
và vòng quay của tổng vốn = L =
Nếu nhân cả tử và mẫu của doanh lợi tổng vốn với doanh thu ta có:
P(V) = = ==P(D)´L
Như vậy, doanh lợi tổng vốn được xác định bởi hai nhân tố: doanh lợi tiêu thụ và vòng quay của tổng vốn.
+ Doanh lợi vốn tự có .
So với người cho vay thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm hơn, nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Họ thường dùng chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có làm thước đo mức doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu.Chỉ số này đực xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi tự có
=
Lợi nhuận sau thuế
*100
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh. Tăng mức doanh lợi vốn tự có cũng thuộc trong số những mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Nếu ta gọi vốn vay là Vv . vốn chủ sở hữu là Vc thì ta có:
Vc = V - Vv
và hệ số nợ là: H =
Doanh lợi vốn chủ sở hữu là : P(VC) =
Biến đổi công thức nay ta được :
P(VC) = == = =
Vậy khi số vốn vay càng nhiều, hệ số mắc nợ càng cao thì doanh lợi vốn tự có của chủ sở hữu sẽ càng lớn .
Tuy nhiên khi hệ sống cao thì hai trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu tài sản được đầu tư bằng vốn vay có khả năng sinh ra tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi xuất vay thì đòn bẩy kinh tế dương tức là chủ sở hữu được hưởng lợi nhuận nhiều hơn.
- Ngược lại, nếu khối lượng tài sản này không có khả năng sinh ra một tỷ suất lợi nhuận đủ lớn để bù đắp tiền lãi vay phải trả thì đòn bẩy kinh tế âm. Khi đó, hệ số nợ càng cao, doanh lợi vốn chủ sở hữu càng nhỏ. Điều đó là do phần thu nhập từ các tài sản được hình thành bằng vốn chủ sỡ hữu được dùng để bù đáp cho sự thiếu hụt của lãi vay phải trả, do đó lợi nhuận còn lại của chủ sở hữu còn lại rất ít so với số lợi nhuận đáng lẽ ra được hưởng.
1.3.2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính.
A. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được quan tâm từ nhiều phía không chỉ từ những cá nhân chủ sở hữu mà còn từ mọi thành viên có liên quan nhằm thâu tóm những yếu tố chi phí cũng như kết quả để xây dựng một chỉ tiêu phù hợp cho đánh giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai mặt chủ yếu:
- Kết quả sản xuất vật chất: Lượng giá trị được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện ở các chỉ tiêu được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
- Kết quả về mặt tài chính: Thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng lợi nhuận để lại doanh nghiệp và phần đóng góp cho nhà nước. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể chỉ tính trong phạm vi một doanh nghiệp mà còn phải tính đến sự đóng góp của nó trên phạm vi toàn xã hội.
B. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài chính.
Trong kết quả kinh tế quản lý người ta xem xét các chỉ tiêu kết quả chi phí và hiệu quả theo trình tự phát triển, đồng nghĩa với việc xem xét hai chỉ tiêu này trong động thái của chúng dưới những quy luật nhất định về hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa chi phí, kết quả, hiệu quả cụ thể như sau:
(1) Phải đảm bảo mối quan hệ trong sự phát triển có tính quy luật thứ nhất là: (KL/Ko)>(CL/Co). Mối quan hệ này biểu hiện yêu cầu hiệu quả là: Kết quả cần tăng nhanh hơn chi phí.
(2). Mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu chỉ số hàng hoá phải đảm bảo: (LN1/LNO)>(Sx1/SxO). Thể hiện do sự tác động của khoa học công nghệ nên tốc độ tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm có xu hướng tăng do chi phí sản xuất ra khối lượng tương ứng đơn vị sản phẩm giảm xuống.
(3). (V1/VO)>(L1/LO), Cho biết dưới tác động của khoa học công nghệ, kết cấu hữu cơ của vốn được gia tăng nhờ sự thay thế lao động giản đơn bằng lao động phức tạp. Do đó Vốn vật chất phải tăng trưởng nhanh hơn lao động (Tiền đề cho tăng năng suất lao động).
(4). (Z1/ZO)>(V1/VO). Thể hiện sự phát triền kỹ thuật và sản xuất hiện đại với xu thế phát triển theo chiều sâu là yêu cầu đặt ra đòi hỏi tăng nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển vốn, điều này tương đương với việc tăng nhanh khối lượng đơn vị sản xuất trên đơn vị thời gian.
(5). (S1/SO)> (Sxl/SxO). Với: S1, SO: Sản phẩm thuần tuý; Sxl,SxO: Sản lượng hàng hoá. Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm hàng hóa trừ đi các tiêu hao vật chất mà chủ yếu là khấu hao và chi phí nguyên vật liệu. Mối quan hệ này thể hiện yêu cầu tiết kiệm ngày càng nhiều tiêu hao vật chất và nâng cao hiệu quả.
(6). (Sx1/sxO)>(Cnvl1/CnvlO). Thể hiện mối quan hệ, trong đó, sản xuất hàng hoá phải tăng nhanh hơn chi phí tiêu hao của nguyên vật liệu, yêu cầu của việc tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố khấu hao và tiết kiệm tiền tiêu hao nguyên vật liệu sử dụng.
(7). (Ln1/LnO)>(S1/SO) .Xuất phát từ yêu cầu phát triển và tích luỹ đòi hỏi tính quy luật là tăng trưởng của lợi nhuận phải lớn hơn tăng trưởng của sản phẩm thuần tuý.
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường ta chỉ đánh giá thông qua xem xét hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dưới hai hình thức: Vốn Lưu động và Vốn cố định.
a. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Số vòng quay của vốn lưu động .
k =
Trong đó :
k = số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ .
M = Tổng doanh thu của DNTM .
Obq: số dư vốn lưu động bình quân (năm).
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhiêu vòng kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
+ Số ngày của một vòng quay vốn lưu động.
V =
Trong đó:
V= số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay.
T= thời gian theo lịch trong kỳ.
Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
+ Tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động.
P ' = ´100%
Trong đó:
P' = tỉ lệ sinh lời của vốn lưu động (%).
Sp = Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Số vốn lưu động tiết kiệm được.
B
=
Kkh - Kbc
* Obqkh
Kbc
Trong đó:
B : số vốn lưu động tiết kiệm được .
Kkh = số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch
Kbc = số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ báo cáo.
Obqkh = số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch.
b. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
+ Hiệu suất vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất vốn cố định
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng vốn cố định sử dụng trong kỳ
Để đánh giá chính xác hơn người ta có thể sử dụng chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định. Các chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Doanh lợi vốn tự có
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Tài sản cố định sử dụng trong kỳ
+ Hàm lượng vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng
doanh thu trong kỳ.
Hàm lượng vốn cố định
=
Số VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định đạt trình độ càng cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Hiệu quả sử dụng VCĐ
=
Lãi thuần trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng những chỉ tiêu trên thì tất cả các nguồn thu nhập, lợi nhuận, doanh thu phải do vốn cố định tham gia tạo nên. Ngoài ra các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn cố định còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu khác như: hệ số sử dụng tài sản cố định, hệ số hao mòn tài sản cố định.
Hệ số sử dụng TSCĐ
=
Công suất thực tế
Công suất kế hoạch
Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của máy móc là cao hay thấp. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng máy móc có hiệu quả
Hệ số hao mòn
=
Giá trị còn lại
Nguyên giá
Thông qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kỳ, doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá ưu nhợc điểm trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định và đề ra các biện pháp khắc phục.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
=
Vốn chủ sở hữu
Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn
Thông qua phân tích nhằm xác định các tài sản đầu tư được tài trợ bằng những nguồn nào? Cách huy động ra sao? Việc thanh toán công nợ trong tương lai dựa vào đâu? Đồng thời giúp cho doanh nghiệp luôn duy trì được khả năng thanh toán và an toàn trong kinh doanh.
Chương 2. THựC TRạNG TìNH HìNH hoạt động TàI CHíNH TạI CÔNG TY Cổ PHầN ĐạI Lý FORD Hà NộI .
2.1.đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần đại lý ford hà nội .
2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà Nội:
Tiền thân của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là Công ty cổ phần TAXI Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2011/GP-VB ngày 15/08/1995. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp đa thành phần kinh tế do đó các chủ sở hữu của Công ty bao gồm cả pháp nhân và thể nhân.
Công ty hoạt động theo luật Công ty do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990 và luật sửa đổi bổ sung điều luật Công ty do Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 khoá IX ngày 22/06/1994.
Công ty đã tìm ra hướng kinh doanh riêng của mình đồng thời chứng tỏ vị thế trên thị trường kinh doanh. Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động với số vốn điều lệ là 7 tỷ đồng, với hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng phương tiện của đông đảo người dân trong thành phố cũng như những khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Công ty là một trong những đơn vị được UBND thành phố Hà Nội và Sở giao thông công chính tuyên dương và tặng bằng khen. Không chỉ dừng lại ở như vậy, Công ty đã luôn tìm tòi và định cho mình những hướng đi mới nhằm phát huy hết khả năng kinh doanh.
Công ty đã trở thành đại lý chính thức duy nhất của Công ty FORD Việt Nam tại miền Bắc có nhiệm vụ kinh doanh đồng bộ 3 chức năng : kinh doanh ô tô, bảo hành bảo dưỡng sửa chữa và cung ứng phụ tùng chính hãng. Tháng 9/1997 được sự đồng ý của UBND thành phố và Bộ Tài chính, Công ty cổ phần TAXI Hà Nội chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội (quyết định số 3658/QĐ-UB) với thời gian hoạt động là 30 năm và được phép phát hành thêm cổ phiếu để nâng số vốn điều lệ hoạt động lên 25 tỷ đồng.
Về nhân lực, với sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể hơn 300 cán bộ công nhân viên luôn tận tình đóng góp công sức vào công việc kinh doanh đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng Công ty.
Về địa điểm kinh doanh, nhờ có 02 vị trí thuận lợi, trụ sở của Công ty được đặt tại số 1 phố Cảm Hội - Lò Đúc và 105 Láng Hạ với cơ sở vật chất khang trang. Tại Cảm Hội có một trung tâm bảo hành bảo dưỡng sửa chữa lớn với hệ thống nhà xưởng và thiết bị hiện đại, còn ở 105 Láng Hạ là trụ sở và bãi đỗ cho hơn 100 xe ta xi của Xí nghiệp thành viên. Ngoài ra 2 phòng trưng bày và bán xe ô tô được đặt tại 32 Nguyễn Công Trứ và 22 Láng Hạ đều là một trong những trung tâm kinh tế của Thủ đô.
Từ năm 1998, Công ty đã có hướng đi mới trong kinh doanh, từng bước khai thác lợi thế, tiềm năng kinh tế mà ngành nghề kinh doanh hứa hẹn mang lại nên đã phát huy tác dụng tốt trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện nâng cao.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội.
Năm 1998 Công ty mới thực sự bắt tay vào mô hình kinh doanh mới, đó là kinh doanh đồng bộ 3 chức năng : bán ô tô, bảo dưỡng sửa chữa ôtô, kinh doanh phụ tùng ô tô và Công ty tiếp tục kinh doanh mặt hàng truyền thống của mình là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Bảng 2:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FORD Hà Nội
Đại hội đồng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phó Giám đốc I
Gara Ôtô
Trung tâm BDSC ôtô và kinh doanh phụ tùng
Phó Giám đốc II
Phòng Kỹ thuật
Trung tâm điều hành Taxi
Thanh tra
an
toàn
Phòng kinh doanh ôtô
Phòng Hành chính quản trị
PhòngKế toán thống kê
Giám đốc
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu quản lý :
A. Ban giám đốc
a. Giám đốc :
Là người phụ trách chung tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và có quyền bãi miễn. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Giám đốc có quyền tổ chức quản lý chỉ đạo về công tác tài chính như quay vòng vốn, bảo toàn vốn, sử dụng vốn , tài sản của Công ty có hiệu quả.
Là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền bố trí sản xuất kinh doanh, quyết định những phương án cụ thể, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với luật lao động, có quyền chấm dứt lao động, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng luật lao động. Tổ chức công tác kế toán thống kê tài chính, lập báo cáo quyết toán hàng năm để trình bày trước hội đồng quản trị.
b. Phó Giám đốc (2 người) :
Do giám đốc Công ty đề nghị và hội đồng quản trị của Công ty xét duyệt bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc do Giám đốc giao.
+ Phó Giám đốc Xí nghiệp (1) : Là người chỉ đạo công tác quản lý nhân sự toàn Xí nghiệp và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn xí nghiệp TAXI.
+ Phó Giám đốc Công ty (2) : Là người phụ trách hoạt động kinh doanh sản xuất của bộ phận kinh doanh đồng bộ 3 chức năng .
B. Các bộ phận chức năng
Các bộ phận này được phân công chuyên môn hóa các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện các quyết định và nhiệm vụ đã được phân công. Các bộ phận chức năng không những hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phải phối hợp lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
a. Phòng kỹ thuật :
Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật của Xí nghiệp, tập hợp, nghiên cứu, đề xuất những đề tài, những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng , cải tiến kỹ thuật, ...
+ Kiểm tra chất lượng của xe trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức phù hợp. Lên kế hoạch BDSC thường xuyên đối với toàn bộ các xe của Công ty trong đó có hơn 100 xe ta xi. Ngoài ra chịu trách nhiệm quản lý tất cả những vật tư cần thay thế để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho xe hoạt động. Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về kỹ thuật nhằm giúp khách hàng giữ gìn xe được tốt nhất.
+ Phối hợp với các phòng chức năng (khi đã có đầy đủ số liệu) để điều chỉnh tăng hoặc giảm các định mức kinh tế - kỹ thuật theo qui định chung hoặc cùng nhau giải quyết khi có sự cố của xe nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện .
+ Quản lý tủ sách, tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ kỹ thuật, quản lý và phổ biến sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất.
b. Trung tâm điều hành TAXI :
Trực tiếp điều hành sự hoạt động của các xe cho phù hợp góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng xe, tìm tòi và phát triển thị trường kinh doanh.
c. Gara ô tô :
Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong vịêc quản lý lái xe, phối hợp cùng phòng kỹ thuật, trung tâm điều hành đảm bảo cho đầu xe luôn hoạt động đầy đủ, tìm ra các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc cho anh em lái xe cũng như quan tâm chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng, tỉ lệ % ăn chia cho phù hợp, phối hợp cùng phòng hành chính xét thưởng cho những người lao động giỏi, trang bị đồng phục cho anh em....
d. Thanh tra an toàn :
Tham mưu và giúp giám đốc trong việc đảm bảo an toàn giao thông khi xe đang hoạt động, phát hiện những thiếu sót và những vi phạm về quy chế của lái xe, phối hợp cùng với gara và phòng kỹ thuật nhắc nhở, kiểm tra anh em lái xe về thực hiện tốt các quy chế của công ty, sử dụng phương tiện đúng quy trình kỹ thuật.
e. Phòng Hành chính quản trị :
Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với công nhân viên chức.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch và danh sách cán bộ công nhân viên của toàn Công ty .
+ Tổ chức bộ máy quản lý ở các Phân xưởng, Phòng, Ban.
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, vệ sinh công nghiệp...
f. Phòng Kế toán thống kê :
Đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm đảm bảo cho việc sản xuất - kinh doanh của Công ty được cân đối nhịp nhàng.
+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính kế toán.
+ Theo dõi kịp thời liên tục hệ thống các số liệu về sản lượng tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty.
+ Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.
+ Lập kế hoạch giao dịch với Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời.
+ Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.
+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo qui định của Nhà nước, thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất, thực hiện hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho Ban Giám đốc ra quyết định kinh doanh.
g. Phòng kinh doanh ôtô :
Làm nhiệm vụ kinh doanh ô tô, tham mưu và giúp giám đốc trong việc ký kết những hợp đồng kinh tế mua bán theo đúng các thủ tục và quy định của Công ty, tổ chức công tác tiếp thị mở rộng thị trường hoạt động. Phối hợp cùng với phòng dịch vụ và phụ tùng để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm hoàn hảo.
h. Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ô tô :
Làm nhiệm vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa các xe FORD mà phòng bán xe đã bán cũng như các loại xe khác khi khách hàng có nhu cầu sửa chữa. Tư vấn và giúp khách hàng những thông tin về thông số kỹ thuật của xe, cách sử dụng để khách hàng yên tâm khi sử dụng xe. Tiếp tục đầu tư thiết bị, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị đã có.
Mở rộng thị trường, mở rộng hình thức kinh doanh, nắm bắt được yêu cầu của khách. Thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp của các kỹ sư cũng như công nhân sản xuất.Phòng phụ tùng thuộc Trạm: Làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư phụ tùng xe ô tô các loại, đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.
Lập kế hoạch dự trữ và đặt hàng với số lượng lớn, quản lý hàng hóa theo đúng chế độ quy định .Tìm kiếm các đối tác kinh doanh để phát triển, mở rộng thị trờng tiêu thụ hàng hóa.
2.1.4. Đặc điểm thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật:
Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và quản lý ở Công ty phần lớn được trang bị từ năm 1993, một số được trang bị thêm từ những năm 1998.
Để giành được quyền làm đại lý chính thức cho Công ty FORD Việt Nam tại phía Bắc, Công ty đã tiến hành đầu tư hơn 6 tỷ đồng để xây dựng Trạm Bảo hành và bảo dưỡng sửa chữa với trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng cũng như nhiều máy móc thiết bị tiên tiến, áp dụng những tiến bộ KHKT mới và của phía FORD Việt Nam cung cấp.
Ngoài ra các Xí nghiệp cổ phần ta xi thành viên tuy thành lập từ những năm 1995, cơ sở vật chất chủ yếu là hơn 100 xe ta xi DAEWOO CIELO cùng hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị tương đối cũ nhưng vẫn thường xuyên được tu sửa để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ta xem xét tình trạng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh đêm 31/12 trong hai năm 1998 và 1999.Toàn bộ nguyên giá tài sản cố định tính đến 31/12/99 là 25.014.303.000 đ. theo số liệu trên TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là: 20.633.287.000 đ, chiếm 82.4 % trong tổng nguyên giá .
Với yêu cầu của sản xuất, thì trang thiết bị của Trạm Xưởng và phương tiện vận tải đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên đòi hỏi chiếm tỷ trọng lớn.
Thực tế như vậy, cơ cấu TSCĐ của Công ty là tương đối hợp lý và phù hợp với yêu cầu của kinh doanh.
Bảng3: Tình trạng tài sản cố định của 1998 và 1999
Đơn vị: 1000 đồng
Loại
Năm 1998
Năm 1999
TSCĐ
NG
%
GTCL
%
NG
%
GTCL
%
1.Nhà cửa mặt bằng
660.304
3.9
350.510
3.1
990.508
4
450.515
2.9
2. Vật kiến trúc
1.860.306
11.2
1.100.064
9.7
2.480.284
9.9
1.350.355
8.8
3. MM trang T.bị của xưởng
3.900.504
23.4
2.700.500
23.8
5.860.404
23.4
4.321.102
28.3
4.Phươg tiện vận tải
9.800.602
58.8
6.900.700
60.9
14.772.883
59.1
8.523.241
55.8
5. MM phục vụ QL văn phòng
450.224
2.7
280.225
2.5
910.223
3.6
621.233
4.2
Tổng cộng
16.672.940
100
11.331.999
100
25.014.303
100
15.266.447
100
2.1.5 Về lực lượng lao động của Công ty
Tổng số nhân lực của toàn Công ty là 320 người, trong đó có 240 lao động trực tiếp và 80 lao động là nhân viên văn phòng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có chất lượng và trình độ chuyên môn cao, đây là kết quả của việc chú trọng tới công tác tuyển chọn cũng như đào tạo nhân lực ở Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội.Mặt khác, Công ty luôn đổi mới phương thức và cơ chế tuyển dụng lao động để phù hợp với yếu cầu của phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như trang thiết bị hiện đại. Những người làm việc trong Công ty không những am hiểu về ngành nghề mình mà còn có trình độ ngoại ngữ và vi tính thông thạo.
Hiện nay, trong Công ty có hơn 2/3 số công nhân đã qua một lớp đào tạo bồi dưỡng do Công ty phối hợp cùng hãng đối tác tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và các môn bổ trợ như: ngoại ngữ, vi tính, tập huấn kỹ thuật về tay nghề....
Bên cạnh đó Công ty còn khuyến khích toàn thể CBCNV theo học các chuyên ngành tại các trường đại học như: Kế Toán, Luật, Quản trị kinh doanh, Cơ khí ô tô, Điện tử tin học....
Do vậy các công nhân ở Công ty có tay nghề tốt. Ngoài ra các cán bộ phụ trách quản lý liên tục được gửi đi đào tạo các lớp ngắn ngày trong và ngoài nước để không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sản xuất và sử dụng lao động.Những cán bộ đó ngày càng phát huy vai trò chủ đạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Số người trình độ trên đại học là 4 người, chiếm 1,3 %.
- Số người có trình độ đại học là 55 người, chiếm 17, 2 %.
- Số người có trình độ sơ và trung cấp là 47 người, chiếm 14,7 %.
- Lao động phổ thông là 214 người, chiếm 66,8 %.
Bảng 4: Trình độ lao động qua các năm
(Đơn vị: người)
Năm
1997
1998
1999
2000
Tổng số lao động
- Lao động có trình độ trên đại học
- Lao động có trình độ đại học
- Lao động có trình độ trung cấp
- Lao động phổ thông
270
2
25
30
213
280
3
32
35
210
300
3
45
40
212
320
4
55
47
214
Công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà Nước, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng các qui định đã ban hành về BHXH, BHYT,... hiện nay Công ty đã thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên một số bộ phận do yêu cầu của hoạt động kinh doanh nên vẫn phải trực sản xuất các ngày nghỉ và lễ Tết.
Công ty còn sử dụng nhiều hình thức theo dõi giám sát lao động thông qua hệ thống quản lý từ cơ sở đến toàn công ty nhằm quản lý lực lượng lao động một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất.
Về sản phẩm và thị trường của Công ty:
Công ty hiện nay có ba loại hình kinh doanh chính:
+ Đại lý bán xe ô tô FORD tại phía Bắc.
+ Bảo hành bảo dưỡng sửa chữa tất cả các loại xe, kinh doanh vật tư phụ tùng.
+ Kinh doanh vận tải ta xi.
Những năm vừa qua, trước những thử thách gay gắt của thị trường, đặc biệt là tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực đã có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công việc tổ chức sản xuất kinh doanh, phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường kinh doanh như : các hãng xe TAXI ra quá nhiều và họ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, làm số lượng khách cũng như doanh thu và thị phần của công ty bị giảm sút.
Kinh doanh ô tô FORD còn quá mới mẻ, thị hiếu của người tiêu dùng dành cho sản phẩm này cũng chưa nhiều so với các loại xe của Nhật và các hãng ô tô khác ; Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa mới ra đời nên số lượng khách hàng vào sửa chữa bảo dưỡng cũng chưa nhiều, xe FORD là xe mới nên chưa phải thay thế phụ tùng và sửa chữa....
Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hội đồng quản trị và sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc, Công ty luôn đề ra những biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, mạnh dạn đưa ra các quyết định và có chính sách mềm dẻo để đối phó kịp thời với sự biến động của thị trường.
2.2. đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .
Mặc dù Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội ra đời từ năm 1997 nhưng tình hình kinh doanh của Công ty đến năm 2000 mới thực sự đi vào ổn định. Bởi thời điểm từ năm 1997 – 1999 là thời điểm nền kinh tế khu vực Châu á rơi vào khủng hoảng và nền kinh tế nước ta cũng không tránh khỏi tình trạng đó, trong khi Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội lại là một doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ cao cấp do đó mà sự suy giảm của nền kinh tế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Sau đây là kết quả sản suất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 – 2001.(Đơn vị 1000đồng)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999.
TT
Chỉ tiêu
Taxi
Ôtô
Trạm BH
Toàn Công ty
1
Tổng doanh thu
5,890,000
72,175,846
6,589,000
84,654,846
2
Tổng chi phí
5,539,540
71,003,171
6,308,750
82,851,846
3
Lợi nhuận
350,460
1,172,675
280,250
1,803,385
4
Khấu hao
2,688,000
183,000
792,000
3,663,000
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2000
TT
Chỉ tiêu
Taxi
Ôtô
Trạm BH
Toàn công ty
1
Tổng doanh thu
4,650,000
60,279,984
7,250,000
72,197,984
2
Tổng chi phí
5,214,000
59,992,024
6,960,333
72,166,357
3
Lợi nhuận
-564,000
287,960
265,000
13,627
4
Kkấu hao
2,950,000
197,000
792,000
3,939,000
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2001.
TT
Chỉ tiêu
Taxi
Ôtô
Trạm BH
Toàn công ty
1
Tổng doanh thu
6,652,000
124,500,000
8,260,000
139,410,000
2
Tổng chi phí
6,500,000
123,276,812
7,950,248
137,727,000
3
Lợi nhuận
150,000
1,223,188
309,752
1,682,940
4
Khấu hao
3,668,000
183,000
792,000
3,663,000
Bảng 8: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty trong các năm 1999 - 2000 – 2001.
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999 – 2000
Năm 2000- 2001
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1
Tổng doanh thu
-12,474,862
14.74%
67,231,016
93.14%
2
Tổng chi phí
-10,685,104
12.9%
65,560,643
90.85%
3
Lợi nhuận
-1,789,758
99.24 %
1,669,313
12250%
Thông qua số liệu ở bảng 2.4 và 2.5 ta có thể thấy rằng:
a - Năm 2000 so với năm 1999:
- Tổng doanh thu của toàn Công ty giảm 14,74% là do:
+ Tổng doanh thu của kinh doanh Taxi giảm 21% với các nguyên nhân: đối tượng khách quốc tế là lượng khách hàng mang lại doanh thu lớn cho dịch vụ vận tải Taxi đã giảm đi rõ rệt bởi thời điểm năm 2000 là thời điểm nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế trong khu vực do đó mà khách đi du lịch giảm và các đối tác đến làm ăn ở Việt Nam cũng giảm đi. Nhưmg không phải chỉ có một lý do đó mà còn một lý do khác nữa đó là trong khoảng thời gian đó trên thị trường Taxi ở Hà Nội Xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới làm cho thị trường bị xé lẻ dẫn đến thị phần của xí nghiệp trên thị trường bị thu hẹp. Tình hình kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn làm cho doanh thu bị giảm xuống.
+ Tổng doanh thu của bộ phận kinh doanh ôtô cũng không nằm ngoài lý do trên. Nền kinh tế của nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế trong khu vực các doanh nghiệp kinh doanh giảm sút do đó mà khả năng kinh tế không còn lớn vì vậy mà nhu cầu mua xe hơi cũng giảm. Hơn nữa giá cả của xe FORD so với các loại xe ôtô khác trên thị trường lại không phải là rẻ do đó mà tình hình kinh doanh ôtô cũng gặp không ít khó khăn. Doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 cũng giảm đi 16,5%.
+ Tình hình kinh doanh của trạm thì lại khác, tuy doanh thu của xí nghiệp Taxi và doanh thu của bộ phận kinh doanh ôtô giảm nhưng doanh thu của trạm bảo dưỡng sửa chữa thì vẫn tăng. Lý do ở đây là trong mọi trường hợp trạm luôn luôn đảm bảo sự cân bằng giá một cách thích hợp, chất lượng dịch vụ của trạm thì lại không ngừng nâng cao do đó mà uy tín của trạm đối với khách hàng là rất lớn. Hơn nữa, tình hình kinh tế gặp khó khăn thì không có nghĩa là người ta không đem xe đi bảo dưỡng sửa chữa, nếu không có điều kiện mua xe mới tốt hơn thì xe cũ lại càng phải bảo dưỡng sửa chữa nhiều hơn và khi khách hàng có nhu cầu thì họ bao giờ cũng muốn một dịch vụ nào tốt nhất. Đó chính là lý do làm cho doanh thu của trạm vẫn tăng 10% trong khi doanh thu Taxi và doanh thu bán xe của Công ty giảm.
Nhưng doanh thu của trạm chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của toàn công ty phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu của xí nghiẹp Taxi và bộ phận kinh doanh bán xe do đó mà cho dù doanh thu của trạm có tăng thì cũng không thể nào bù lại cho tỷ lệ giảm doanh thu của Taxi và kinh doanh bán xe được. Chính vì vậy mà doanh thu của toàn Công ty đã giảm sút mạnh tới 14.74%.
Doanh thu giảm do đó mà chi phí và lợi nhuận cũng giảm theo.
+ Chi phí thì giảm ít chỉ 13% (thậm chí chi phí của xí nghiệp Taxi còn tăng) đấy là do ngoài những chi phí cố định ra thì còn có các chi phí khác như: tiền lương cho cán bộ công nhân viên để khuyến khích họ làm việc thì dù doanh thu của Công ty có giảm nhiều thì cũng không thể cắt giảm nhiều tiền lương của họ. Ngoài chi phí tiền lương còn có cả chi phí môi giới, khi tình tình kinh doanh gặp khó khăn thì lại càng cần phải có môi giới do đó mà chi phí môi giới không những không giảm mà thậm chí còn tăng lên.
+ Doanh thu thì giảm nhiều hơn chi phí do đó mà lợi nhuận giảm là chuyện không tránh khỏi. Doanh thu của xí nghiệp Taxi thì giảm trong khi chi phí lại tăng lên đã làm cho xí nghiệp bị thua lỗ điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của cả Công ty lại cộng thêm cả việc kinh doanh ôtô thu được lợi nhuận thấp đã làm cho lợi nhuận của cả Công ty giảm tới 99.24%.
b. Năm 2000 so với năm 2001:
Sang năm 2001 nền kinh tế của khu vực cũng như ở Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ khó khăn và từng bước đi lên. Do đó mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã từng bước vượt qua được khó khăn và đạt được kết quả tốt. Doanh thu của toàn Công ty tăng 93,14% dẫn tới chi phí cũng tăng 90.85% làm cho lợi nhuận của Công ty tăng vọt lên hẳn so với năm 2000 là 12250% đưa Công ty phát triển ổn định trở lại. Ta có thể thấy được điều này qua:
- Đối với xí nghiệp Taxi cổ phần: vượt qua được khó khăn của năm 2000 thị trường đã dần dần ổn định, xí nghiệp đã có những kế hoạch mới để bù lại những thiệt hại của năm 2000 cũng như để đứng vững và phát triển trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ mới. Xí nghiệp đã thực hiện đầu tư thêm một số xe TOYOTA mới vào cuối năm 2001 để đàp ứng nhu cầu thị trường cũng như để chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ mới. Cùng với đó là nền kinh tế đã dần dần được khôi phục, khách du lịch nước ngoài cũng như các đối tác làm ăn đã lại tăng lên điều đó đỗng nghĩa với sự tăng lên của lượng khách quốc tế trong thị trường vận tải Taxi. Nhờ đó mà doanh thu của xí nghiệp cũng tăng lên rõ rệt, so với năm 1999 tăng 43%.
- Đối với kinh doanh ôtô cũng vậy, nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp mới thi nhau thành lập, đời sống kinh tế xã hội tăng dần đến nhu cầu về vận vải cũng ngày càng cao cấp hơn. Ngoài ra, đến thời điểm này thì người dân Việt Nam cũng đã dần quen với mác xe FORD một hãng xe ôtô lớn trên thế giới, uy tín và chất lượng cao. Do đó mà tình hình kinh doanh của bộ phận kinh doanh ôtô cũng đã rất phát triển, doanh thu tăng lên tới 106,54%.
- Tình hình kinh doanh của trạm thì dù ở thời điểm nào cũng phát triển rất ổn định. Doanh thu năm 2001 tăng 14% so với năm 2000. Bởi trạm bảo dưỡng sửa chữa tuy mới thành lâp nhưng trạm rất có uy tín trên thị trường vì trạm có qui mô lớn và chất lượng phục vụ của trạm lại luôn được nâng cao nên tạo cho khách hàng có tâm trạng thoải mái yêu tâm khi đến với dịch vụ của mình.
Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn như thế nào để có thể đạt được những kết quả như ngày hôm nay. Nhưng những kết quả này chỉ phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, Nếu muốn xây dựng một kế hoạch đầu tư . Để có thể hiểu một cách rõ nét hơn ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sau.
2.3. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nếu muốn xây dựng được chiến lược đầu tư phát triển cho Công ty thì chỉ có như vậy thôi vẫn chưa thể phản ánh hết được những điều cần phân tích. Để có thể hiểu một cách rõ nét hơn ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sau.
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Doanh thu
1000Đ
86,107,892
73,199,170
141,260,0
Chi phí
1000Đ
84,304,507
73,178,082
139,57706
Lợi nhuận
1000Đ
1,803,385
13,627
1,682,90
Vốn cố định
1000Đ
12,827,780
9,410,530
8,386,36
Tổng số lao động
Người
300
295
285
Hiệu suất sử dụng VCĐ
đ/đ
6.71
7.78
16.84
Hiệu suất sử dụng CF
đ/đ
1.02
1.00
1.01
Hiệu suất sử dụng LĐ
đ/người
287,026
248,132.8
495,6491
Tỷ suất lợi nhuận của vốn
%
14.06%
0.14%
20.06%
Tỷ suất lợi nhuận của CF
%
2.14%
0.02%
1.21%
Tỷ suất lợi nhuận của LĐ
đ/người
6,011.3
46.2
5,905.1
Thông qua các số liệu trên ta có thể thấy:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: năm 2000 so với năm 1999 vẫn tăng mặc dù doanh thu giảm và năm 2001 thì lại tăng vọt hẳn lên. Lý do chính ở đây là do VCĐ giảm dần từ năm 1999 – 2001. Nguyên nhân là vì chi phí khấu hao về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện giảm dần theo thời gian. Đặc biệt là VCĐ của xí nghiệp (vốn phương tiện) chiếm 70% VCĐ của toàn Công ty, trong khi đến năm 2001 thì hơn 50% số xe Taxi của Xí nghiệp đã hết khấu hao do đó mà VCĐ của Công ty giảm đi một cách đáng kể.
- Hiệu suất sử dụng chi phí thì tương: năm 2000 giảm đi so với năm 1999 và năm 2001 lại tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2000. Nguyên nhân là do chi phí và doanh thu tăng giảm không đều nhau (như đã giải thích ở phần 2.3.1) và do tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng đã làm ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng chi phí.
- Hiệu suất sử dụng lao động: năm 2001 hiệu suất sử dụng lao động tăng cao là do tới năm 2001, doanh thu tăng lên còn số lao động thì lại giảm đi. Số lao động giảm là do số lái xe giảm, Xí nghiệp đã sa thải một số lái xe không đạt yêu cầu nhưng chưa tuyển người thay vào nên đã làm cho số lượng lao động giảm đi một cách đáng kể (từ 1.5 lái một xe giảm xuống còn 1,3 lái một xe). Tất nhiên khi số lao động lái xe giảm thì cũng làm ảnh hưởng tới doanh thu của xí nghiệp do không tận dụng hết được công suất của phương tiện nhưng điều này là không đáng kể. Do đó mà doanh thu của toàn Công ty vẫn tăng và đương nhiên là hiệu suất sử dụng lao động cũng phải tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận đã phản ánh một cách chính xác nhất cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận của một lao động tăng lên ở mức cao đã cho ta thấy khả năng sử dụng lao động và khả năng sử dụng vốn là rất cao. Điều này đã khẳng định doanh nghiệp đã từng bước phát triển ổn định.
* Tóm lại:
- Để có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự tác động của các yếu tố khách quan thì nhân tố chủ yếu quyết định mọi sự thành công của Công ty là nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo đã dẫn dắt Công ty từng bước vượt qua khó khăn cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, không nản lòng trước khó khăn, luôn luôn cố gắng để vươn tới thành công.
Kể từ ngày chính thức thành lập Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội đến nay mới được hơn 4 năm nhưng Công ty đã gặp không ít những khó khăn. Qua tình hình hoạt động kinh doanh của 3 năm 1999 - 2000 -2001 là giai đoạn mà Công ty trải qua thời kỳ khó khăn nhất và đưa hoạt động của Công ty trở lại ổn định. Nhưng ban lãnh đạo Công ty không chỉ muốn Công ty hoạt động kinh doanh ổn định mà còn phải ngày càng phát triển. Để có thể đạt được điều đó Công ty đã quyết định đầu tư mở rộng qui mô của doanh nghiệp mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường để cho Công ty ngày cành lớn mạnh.
2.4. Thực trạng tài chính qua phân tích báo cáo tài chính .
việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính . Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết đẻ nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
2.4.1 . Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán .
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà Doanh nghiệp đạt được .Trong đó, bảng cân đôí kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản cuả Doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản .
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp .Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần đại lý Ford Hà Nội cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua các khoản mục trong bảng Cân đối kế toán của Công ty qua các bảng dưới đây .
Là một Công ty cổ phần có sự chi phối chính của Công ty xe du lịch Hà Nội với 30 % cổ phần, phần lại là do các bộ Công nhân viên trong Công ty góp lại lúc ban đầu khi thành lập khoảng 7 tỷ. Hiện nay sau 4 năm hoạt động số vốn này ước tính đã lên trên 20 tỷ đồng
Bảng 10 :Vốn của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội.
Các
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1. VLĐ
8
62,45
10,6
52,73
14,2
62.88
2. VCĐ
12,81
37,55
9,41
47,27
8,38
37,12
TC
20,81
100
20,01
100
22,58
100
Nguồn do phòng tài chính - kế toán
Qua biểu trên ta thấy vốn cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng khá (xấp xỉ 40%). Điều này nói lên yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của Công ty là khá quan trọng. Mặt khác, vốn chủ yếu là vốn góp cổ đông nên quá trình kinh doanh phải luôn đảm bảo yêu cầu lợi nhuận cho các cổ đông. Vì vậy mang lại nhiều lợi nhuận luôn là tiêu chí hàng đầu của Công ty trong mọi hoạt động của mình.
Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chi tiết và rõ ràng hơn ta xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty .Qua bảng sẽ cho biết khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản .Nó giúp ta đánh giá một cách tổng quan về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty .Tôi xin lấy dẫn chứng một bảng cân đối kế toán của công ty.
Bảng11:Bảng cân đối kế toán:
Tài sản
Số đầu năm
số cuối năm
I. TSLĐ
14,240,876,784
24,503,308,757
1. Tiền
315,704,175
386,603,265
2. Các khoản phải thu
7,679,512,300
12,978,168,723
3. Hàng tồn kho
5,619,502,103
10,761,096,005
4. TSLĐ khác
539,015,704
311,140,764
5. Chi phí sự nghiệp
87,142,502
66,300,000
B. Vốn cố định
14,291,811,406
10,338,013,876
1. Tài sản cố định
13,790,592,634
9,337,738,956
Nguyên giá
28,257,153,657
28,257,153,657
Hao mòn luỹ kế
14,466,561,023
18,919,414,701
2.Chi phí XDCB dở dang
501,218,772
1,000,274,920
Tổng Tài Sản
28,532,688,190
34,841,322,633
Nguồn vốn
Số đầu năm
Số cuối năm
I. Nợ phải trả
12,020,662,033
16,697,198,330
1. Nợ ngắn hạn
9,615,039,000
11,697,198,330
2. Vay ngắn hạn
3,619,176,800
2,511,768,066
3. Phải trả người bán
5,254,135,781
7,908,007,881
4. Người mua trả trước
452,053,177
829,374,081
5.Phải nộp ngân sách
70,911,035
368,672,316
6. Phải trả CNV
24,493,032
57,311,706
7. Phải trả khác
221,269,175
22,064,280
8. Nợ dài hạn
2,405,623,033
5,000,000,000
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
16,512,026,157
18,144,124,303
1. Vốn chủ sở hữu
16,512,026,157
18,144,124,303
2. Nguồn vốn kinh doanh
15,486,345,280
17,486,345,280
3.Quỹ phát triển kinh doanh
918,288,732
161,796,342
4. Lãi chưa phân phối
20,424,855
5. Quỹ khen thưởng
13,659,632
68,339,481
6 .Nguồn vốn XDCB
91,732,513
407,218,345
Tổng cộng Nguồn Vốn
28,532,688,190
34,841,322,633
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán ta thấy được các những vấn đề sau:
Trong năm vừa qua ta thấy tổng TS của công ty tăng lên 6.308.634.443 (34841322638 - 28532668190) và có tốc độ tăng là 122,1% điều này chứng tổ qua mô của Doanh nghiệp đã được mở rộng thêm, và khả năng huy động vốn của Doanh nghiệp là tốt. Để đánh giá chính xác vấn đề này ta phải xem xét một số chỉ tiêu:
+ Mức độ bảo đảm và độc lập về nguồn vốn:
Tỷ suất tài trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Đầu năm: = 57.87%
Cuối năm: = 52.08%
Với tỷ suất tài trợ cuối năm là 52.08% và đầu năm là 57.87% chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của Doanh nghiệp là giảm đi so với đầu năm nhưng ta chỉ xem xét về tỷ suất tài trợ đều lớn hơn 50% chứng tỏ nguồn vốn này là khá vững mạnh và ổn định.
Tình hình tài chính còn biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Khả năng thanh toán gồm :
+ Tỷ suất thanh toán hiện hành
=
Tổng TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
Đầu năm: = 1.48
Cuối năm: = 2.09
Ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành của cuối năm so với đầu năm là tăng chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành là tốt và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là rất tốt điều này phản ánh sự phát triển khả quan:
+ Tỷ suất thanh toán nhanh của VLĐ
=
Tổng vốn bằng tiền
Tổng TSLĐ
Đầu năm: 0.02
Cuối năm: 0.016
Đây là chỉ tiêu chuyển đổi thành tiền mặt của TSLĐ. Số cuối năm giảm so với số đầu năm và cả tỷ số chung này đều nhỏ hơn 0.1 chứng tỏ khả năng chuyển đổi TSLĐ thành tiền mặt của doanh nghiệp là kém dẫn tới khả năng thanh toán nhanh là kém.
+ Tỷ suất thanh toán tức thời
=
Tổng vốn bằng tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Số đầu năm = 0.033
Số cuối năm = 0.033
Ta thấy tỷ suất thanh toán tức thời của Doanh nghiệp của đầu năm và cuối năm là tương đương nhau nhưng đều rất nhỏ điều này phản ánh không tốt vì chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn .
Vậy, Doanh nghiệp bị khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
+ Chỉ tiêu về vốn hoạt động:
Vốn h/đ = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Đầu năm: = 4.625.837.784
Cuối năm = 12.806.110.427
Chỉ tiêu về vốn hoạt động của Doanh nghiệp là tăng rất lớn chứng tỏ quy mô vốn của Doanh nghiệp được mở rộng, đồng thời vốn hoạt động cũng tăng điều này có nghĩa là nguồn vốn tăng để đầu tư vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Nhưng khi đáng giá khả năng thanh toán của vốn h/đ này thì thấy có xu hướng giảm xuống và có tỷ lệ trong TSLĐ là không thích hợp (số tiền mặt trong quỹ không tăng về tỷ lệ) điều này phản ánh không tốt.
2.4.2 Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh .
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm kết quả cuối cùng cảu hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận .Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động doanh nghiệp .Nó là khoản tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được trong hoạt động kinh doanh .
Bảng 12: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2001
Đơn vị 1000 đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Tổng doanh thu
84,654
72,197
139,410
2
Tổng chi phí
82,851
72,166
137,727
3
Lợi nhuận
1,803
0,13
1,682
Qua các số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty luôn đạt được lợi nhuận .Chỉ có năm 2000 đạt lợi nhuận không đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á làm cho lượng du khách đến Việt Nam không nhiều.Điều đó làm cho lợi nhuận của công ty suy giảm đáng kể .Tuy nhiên, doanh thu của Công ty vẫn giữ ở mức cao là do doanh thu của bộ phận sửa chữa bảo dưỡng tăng cao nhưng cũng không đủ bù đắp khoản doanh thu thiếu hụt do lượng khách đi taxi giảm . Mặc dù vậy sang năm 2001 thì doanh thu của công ty đã được cải thiện và đạt mức tăng trưởng lớn với doanh thu là 139,41 tỷ đồng và đạt lợi nhuận là 1,68 tỷ đồng .Qua đó ta thấy doanh thu của Công ty đang tăng một cách rõ rệt nhưng mức chi phí cũng rất lớn doanh nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu chi phí để để tăng lợi nhuận .Chi phí của Công ty cũng tăng với tốc độ tăng của doanh thu điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa có phương pháp hiệu quả giảm thiểu chi phí .Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản lý và sử dụng chi phí để đạt được hiệu quả cao hơn .
Bảng 13 :Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu
84,654
72,197
139,410
Các khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần
84,654
72,197
139,410
Tổng chi phí
82,851
72,166
137,727
Tổng lợi nhuận
1,803
0,13
1,682
Vốn kinh doanh
20,81
20,1
22,58
Vốn cố định
12,81
9,41
8,38
Vốn lưu động
8
10,6
14,2
A. Hiệu suất vốn kinh doanh.
Hiệu suất vốn kinh doanh
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh
Hs1999
=
84,654
= 4,06
20,81
Hs2000
=
0,13
= 3,59
20,1
Hs2001
=
139,410
= 6,17
22,58
Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho Công ty 4,06 đồng doanh thu năm 1999; 3,59 đồng doanh thu năm 2000; còn năm 2001 là 6,17 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu đô lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn so với năm 2000 và năm 1999
B.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh .
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
TSLN1999
=
1,803
= 0,086
20,81
TSLN2000
=
0,13
= 0,006
20,1
TSLN2001
=
1,682
= 0,074
22,58
ý nghĩa kinh tế : 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 1999 tạo ra được 0,086 đồng lợi nhuận lớn hơn năm 2000 là 0,006 đồng và năm 2001 tạo ra 0,074 đồng lợi nhuận .Thông qua chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng giảm nhưng đang có đấu hiệu tốt .
2.4.3 Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh.
Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử vốn, ta cần đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở hai loại :
A. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định .
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp ta có những căn cứ xác đáng để đưa ra quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định . Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghịêp .
a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
=
Tổng doanh thu
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hs1999
=
84,654
= 6,61
12,81
Hs2000
=
72,197
= 7,67
9,41
Hs2001
=
139,410
= 16,63
8,38
Qua số liệu ta thấy hiệu suất sử dung TSCĐ của Công ty tương đối cao. Từ số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ càng ngày nâng cao và đặc biệt vào năm 2001 đạt 16,63.
b. Mức doanh lợi của vốn cố định ( Mdl ).
Mức doanh lợi của vốn cố định
=
Lợi nhuận
Vốn cố định bình quân
Mdl1999
=
1,803
= 0,14
12,81
Mdl2000
=
0,13
= 0,01
9,41
Mdl2001
=
1,682
= 0,2
8,38
c. Sức hao phí tài sản cố định (Shp).
Sức hao phí tài sản cố định
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Shp1999
=
12,81
= 7,1
1,803
Shp2000
=
9,41
= 72,3
0,13
Shp2001
=
8,38
= 4,89
1,682
Bảng 14 :Bảng tổng kết TSCĐ như sau :
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
2000/1999
2001/2000
D
%
D
%
Vốn cố định (đ)
12,81
9,41
8,38
-3,4
- 26,54
-1,03
-10,94
Hiệu suất sử dụng TSCĐ (đ/đ)
6,61
7,67
16,63
1,06
16
8,63
112,51
Mức doanh lợi VCĐ (%)
14.60
0.14
20.06
- 99
0.96
19.92
14,228.57
Sức hao phí TSCĐ
7.11
72,3
4.98
65,19
916,87
- 67,32
- 93,11
Qua bảng so sánh các chỉ tiêu ta thấy lượng vốn cố định của Công ty đã có sự biến động . Năm 1999 so với năm 2000 thì vốn cố định đã giảm do tài sản cố định bị khấu hao nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định vẫn đạt khá Sang năm 2001 thì công ty đã có đầu tư thêm mới vào tài sản cố định và tài sản cố định đạt 141,260,000 đ so với năm 2000 là 73,199,170 đ và năm 1999 là 86,107,892 đ . Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2001 so với năm 2000 đạt tăng trưởng khá và đạt 216,45% .Điều đó chứng tỏ trình độ quản lý TSCĐ của Công ty ngày càng nâng cao .
Với mức doanh lợi của Công ty năm 1999 là 14.6 ; năm 2000 là 0.14 và năm 2001 là 20.06 ta thấy năm 2000 mức doanh lợi giảm rõ rệt đó là do TSCĐ đã xuống cấp .Điều đó được thấy rõ qua chỉ số Sức hao phí TSCĐ rất cao là 690.58 , nó làm giảm mức doanh lợi của của công ty .Tuy nhiên, năm 2001 Công ty đã nâng cấp và đầu tư mới vào TSCĐ nên mức doanh lợi TSCĐ đã tăng rõ rệt và đương nhiên sức hao phí của TSCĐ được đầu tư mới đã giảm và cụ thể là 4.98 của năm 2001 , sức hao phí TSCĐ của năm 2000 là 690.58 và của năm 1999 là 7.11 . Từ sự so sánh trên ta thấy vốn cố định của Công ty đã được quản lý tương đối tốt, khi TSCĐ năm 2000 đang xuống cấp thì Công ty đã có chiến lược đúng đắn là nâng cấp và đầu tư mới và đã đạt được hiệu suất sử dụng vốn cố định cao và hiệu quả .Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ sử dụng một cách tôi đa các thiết bị và tài sản đang có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình .
B. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá trình kinh doanh vốn cũng là một yếu tố quan trọng .Nó là vấn đề then chốt găn liền với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp .Riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh là chủ yếu như Công ty cổ phần Đại lý Ford thì cần đặc biệt chú ý đến vốn lưu động .Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng, nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất .
a. Phân tích chung:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, tỷ suất sinh lợi của Vốn lưu động (TSLĐ).
+ Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx)
Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Ssx1999
=
84,654
= 10,581
8
Ssx2000
=
72,197
= 6,811
10,6
Ssx2001
=
139,410
= 9,817
14,2
+ Mức doanh lợi của Vốn lưu động (Mdl)
Mức doanh lợi của vốn lưu động
=
Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân
Mdl1999
=
1,803
= 0,225
8
Mdl 2000
=
0,13
= 0,012
10,6
Mdl 2001
=
1,682
= 0,118
14,2
Ta thấy, với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 10,58 đồng doanh thu và 0,225 đồng lợi nhuận. Năm 2000, thu được 6,81 đồng doanh thu và 0,012 đồng lợi nhuận. Năm 2001, thu được 9,81 đồng doanh thu và 0,118 đồng lợi nhuận.
Mức doanh lợi của vốn lưu động (mức sinh lời của vốn lưu động)": Phản ánh một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 10,58 đồng doanh thu và 0,225 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 0,012 tức là một đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu được 0,012đồng lợi nhuận. Năm 2001 sức sinh lợi là 0,118 như vậy tăng 0,06 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra so với năm 2000 .
Qua đó có thể đưa ra nhận xét tuy năm 1999 doanh thu trên một đồng vốn lưu động của Công ty là rất cao (cao hơn nhiều so với năm 2000 và năm 2001) mức lợi nhuận cũng cao hơn năm 2000 và 2001, điều đó chứng tỏ tuy Công ty sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu kém hiệu quả hơn do Công ty quản lý các khoản chi không hợp lý. Đó cũng là do các nguyên nhân khách quan tác động như do sự biến động của thị trường trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu nên chi phí vận chuyển và bán hàng là rất lớn, mặt khác do bạn hàng nợ nhiều, hàng hoá tồn kho lớn nên gây ra sức sinh lợi bé hơn.
b. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu dùng). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động (n)
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
n1999
=
84,654
= 10,58 (vòng)
8
n2000
=
72,197
= 6,81 (vòng)
10,6
n2001
=
139,410
= 9,81 (vòng)
14,2
+ Thời gian của một vòng luân chuyển (T).
Thời gian của một vòng luân chuyển
=
Thời gian lịch trong kỳ
Số vòng quay VLĐ trong kỳ
T1999
=
360
= 34 (ngày)
10,58
T2000
=
360
= 52,86 (ngày)
6,81
T2001
=
360
= 36,69 (ngày)
9,81
2.3.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN)
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
HSĐN 1999
=
8
= 0,0945 (đồng)
84,654
HSĐN 2000
=
10,6
= 0,147 (đồng)
72,197
HSĐN 2001
=
14,2
= 0,1 (đồng)
139,410
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ta có bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển:
Bảng15: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Đại lý FORD Hà Nội qua 3 năm 1999 – 2001.
Chỉ tiêu
Đơnvị tính
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
So sánh
00/99
01/00
Hệ số luân chuyển
Vòng
10,58
6,81
9,81
-3,77
3
Thời gian 1 vòng luân chuyển
Ngày
34
52,86
36,69
18,86
-16,17
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Đồng
0,0945
0,147
0,1
0,0525
-0,047
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001.
Kết quả cho thấy năm 1999, số vòng quay của vốn lưu động là 10,58 vòng. So với năm 1999, năm 2000 số vòng quay là 6,81 giảm 3,77 vòng nên thời gian một vòng quay tăng 18,86 ngày và hệ số đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động tăng 0,525 . Năm 2001, số vòng quay là 9,81 tăng thêm 3 vòng so với năm 2000 và giảm 0,67 vòng so với năm 1999, thời gian một vòng so với năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999 và hệ số đảm nhiệm một đồng vốn lưu động giảm so với năm 2000 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001 tốt hơn năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm 2001 cao nhưng do tổng chi phí quá cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn và làm giảm sức sinh lợi.
Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 1999 là 34 ngày tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 34 ngày, năm 2000 là 52,86 ngày tức là tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 52,86 ngày. Còn của năm 2001 là 36,69 ngày giảm 16,17 ngày so với năm 2000 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm 2001 nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn Công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hoá, cần tổ chức công tác thanh quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được mức sinh lợi cao hơn.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty qua các năm tăng lên chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là rất có hiệu quả. Vì việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm thời gian của một vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn, tăng doanh số từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận. Vì xuất phát từ công thức:
Tổng doanh thu thuần = VLĐbq*Hệ số luân chuyển.
Ta thấy vốn lưu động của Công ty tăng không đáng kể, nếu hệ số luân chuyển tăng sẽ tăng được tổng số doanh thu thuần. Vậy, việc tăng hệ số luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và là một trong những biện pháp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố: Số ngày một ngày luân chuyển năm 2001 so với năm 2000 là 16,17 ngày.
+ Do số vốn lưu động bình quân thay đổi:
Thời gian một vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24390.DOC