Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - Dịch vụ traserco: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - dịch vụ traserco
I. tổng quan về công ty thương mại dich vụ
Tên gọi: Công ty Thương mại – Dịch vụ
Tên giao dịch: Công ty Thương mại – Dịch vụ traserco
Địa chỉ: Số 2B – Lê Phụng Hiểu – Hà Nội
Số hiệu tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước 710A – 00653
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty thương mại – Dịch vụ traserco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1988 theo quyết định số 14NT/QĐ1 ngày 12/02/1998 của Bộ thương mại với tên gọi là công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ.
Công ty ra đời đúng vào lúc giao thời đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng thị trường và thu hút thêm các khách hàng mới.
Năm 1993 theo tinh thân sắp xếp lại các doanh nghiệp của Nhà nước Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ được đổi t...
30 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - Dịch vụ traserco, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - dịch vụ traserco
I. tổng quan về công ty thương mại dich vụ
Tên gọi: Công ty Thương mại – Dịch vụ
Tên giao dịch: Công ty Thương mại – Dịch vụ traserco
Địa chỉ: Số 2B – Lê Phụng Hiểu – Hà Nội
Số hiệu tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước 710A – 00653
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty thương mại – Dịch vụ traserco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1988 theo quyết định số 14NT/QĐ1 ngày 12/02/1998 của Bộ thương mại với tên gọi là công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ.
Công ty ra đời đúng vào lúc giao thời đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng thị trường và thu hút thêm các khách hàng mới.
Năm 1993 theo tinh thân sắp xếp lại các doanh nghiệp của Nhà nước Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ được đổi tên thành Công ty và dịch vụ theo Quyết định số 446/QĐ - HĐBT vẫn trực tiếp do Bộ thương mại quản lý. Vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 1040 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 866,4 triệu đồng và vốn cố định 173,6 triệu đồng.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu vốn kinh doanh nhưng ngay sau khi thành lập Công ty vẫn chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm, lấy nhu cầu của khách hàng là quyết định kinh doanh. Chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và không ngừng hoàn thiện phương thức kinh doanh, bám sát những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được cho khách hàng một cách phù hợp. Đến năm 1996 số vốn hoạt động của Công ty đã tăng lên 2024 triệu đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 74% (đạt 1497 triệu đồng) và vốn cố định là 527 triệu đồng (chiếm 26%). Đồng thời Công ty còn đa dạng hóa các mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Là doanh nghiệp Nhà nước Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại có chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh, thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, phục vụ, tiêu dùng cá nhân tập thể. Là một mắt xích quang trọng trong mạng lưới thương mại, Công ty phải tổ chức tốt công tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng chuyển từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, tạo điều kiện cho nhà sản xuất phát triển, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty được thể hiện qua việc:
a. Tổ chức sản xuất, bán buôn bán lẻ các mặt hàng sau:
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chuyên dùng trong thương nghiệp ăn uống và dịch vụ khách sạn.
- Hóa chất, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các chất tẩy rửa, phụ liệu cho ngành nhựa và một số mặt hàng về ngành nhựa.
- Hàng điện máy dân dụng và hàng công nghệ phẩm.
b. Tổ chức gia công hoặc lao động liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để tạo ra nguồn hàng thiết bị thương nghiệp và tiêu dùng trong nước, tham gia xuất nhập khẩu.
c. Nhập ủy thác mua, đại lý bán các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh của Công ty và thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của tổ chức kinh tế
Năm 1996 Công ty xin bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh đó là:
- Kinh doanh vai trò thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
- Kinh doanh hàng tiêu dùng máy móc, phụ tùng.
- Điều 1 trong điều lệ của Công ty có ghi rõ nhiệm vụ là:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ để thực hiện đúng nội dung và mục đích kinh doanh.
+ Nắm vững khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức hàng hóa phong phú về số lượng, chất lượng đa dạng hóa về chủng loại phù hợp với thị hiếu khách hàng.
+ Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế, tự tạo nguồn vốn, bảo đảm tự trang trải về tài chính.
+ Chấp hành đẩy đủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và các quyết định của Bộ thương mại.
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất hàng hóa với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác.
Tóm lại, với các chức năng, nhiệm vụ trên Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại không ngừng tìm tòi hướng đi và đề ra mục đích hoạt động của Công ty là: thông qua kinh doanh, khai thác có hiệu quả các nguồn vai trò, nguyên liệu hàng hóa, tiền vốn để đáp ứng nhu cẩu sản xuất và tiêu dùng góp phần tạo việc làm cho công nhân viên, tổ chức nguồn hàng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp kinh doanh theo chiều rộng: vừa kinh doanh xuất nhập khẩu vừa sản xuất, mua bán hàng hóa cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, Công ty lấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chính.
Quy mô của Công ty ở mức trung bình. Tổng số vốn kinh doanh còn quá nhỏ sư với nhu cầu vốn. Năm 1996 tổng số vốn kinh doanh mới chỉ có 2,02 tỷ đồng, vốn lưu động chiếm 74% còn lại là vốn cố định. Đến năm 1998 vốn Công ty mới tăng lên là 3,25 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 80,1%. Với nguồn vốn kinh doanh quá hạn hẹp cho nên khi có các hợp đồng lớn đa số Công ty phat đi vay vốn để kinh doanh và phải chấp nhận trạng thái bị động.
Về mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú, Công ty kinh doanh thêm lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Công tác nguồn hàng của doanh nghiệp chưa được chú trọng cho nên doanh nghiệp hoạt động mất cân đối trong lĩnh vực xuất nhập khẩu(chủ yếu là nhập khẩu)
Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, hiện nay Công ty đã có ba cửa hàng ở Hà Nội, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và một xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường mới.
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại – Dịch vụ đã không ngừng hoàn thiện. Hiện nay cơ cấu tổ chức được sắp xếp như sau:
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Thương mại Dịch vụ Traserco
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Trạm thiết bị thương
nghiệp ăn uống và DV
Cửa hàng kinh doanh vật tư
tổng hợp
Cửa hàng thiết bị ăn uống và dịch vụ
Chi nhanh Công ty tại Thành phố HCM
Xí nghiệp sản xuất bao bì Yên Viên
Gia Lâm
Cơ cấu tổ chức bộ máy xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng đã phần nào thích ứng được tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lâu về dài, đặc biệt là trong điều kiện mô trường kinh doanh luôn biến đổi để nắm bắt được những thông tin cần thiết, Công ty cần không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc – do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và bộ chủ quản. Giúp việc cho Giám đốc Công ty có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Mỗi phó Giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực đựoc giao. Mối quan hệ và lề lối làm việc phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ được giao trên nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt.
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
* Phòng tổ chức hành chính: Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc về sắp xếp tổ chức và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội...đối với người lao động, thực hiện công tác đối ngoại, đối nội của Công ty.
* Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về các hoạt động của kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường tìm đối tác, bạn hàng, xác định nhu cầu thị trường để đề ra các phương án chiến lược cho Công ty, giao các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm xuống các đơn vị cơ sở, kiểm tra việc thực hiện và có phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
* Phòng Tài chính – Kế toán.
Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh sau đó kiến nghị với Giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền gửi thanh toán
Thủ qũy
Kế toán tiền mặt tiêu thụ
Kế toán vật liệu
* Các cửa hàng: là đơn vị trực thuộc trực tiếp kinh doanh thương mại và dịch vụ, có tư cách pháp nhân riêng, thực hiện chế độ hạch toán định mức được mở tài khoản thanh toán tại Ngân Hàng và đựơc sử dụng con dấu theo mẫu và thể thức quy định của Nhà nước. GHh Hàng qúy, hàng năm phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình về Công ty.
3.3. Đội ngũ lao động của Công ty
Công ty thành lập năm 1998 với số cán bộ công nhân viên ban đầu là 45 người cho đến ngày 01/10/1998 số cán bộ công nhân viên tăng lên là 105 người trong đó có 77 người là công nhân viên chính thức còn 28 người là công nhân viên mùa vụ mà Công ty có thể thu hút thêm khi khối lượng công việc quá lớn.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước sắp xếp, điều chỉnh và phân công đúng người đúng việc, chọn lựa và tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý đã tạo ra một guồng máy hoạt động thông suốt, liên tục từ trên xuống dưới tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần không nhỏ để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Mức thu nhập binh quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đựơc trình bầy qua bảng sau:
Bảng 1: Lao động và thu nhập của Công ty.
Chi tiêu
Năm 1997
Năm 1998
So sánh
Tuyệt đối
1. Tổng số lao động của Công ty (người)
105
106
1
0,95
2. Mức thu nhập bình quân của 1 người trong tháng (đồng)
750.000
780.000
30.000
4
Theo bảng ta thấy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng qua các năm. Năm 1999 mức thu nhập bình quân là 780.000 tăng 30.000đ so với năm 1998 với tốc độ tăng là 4%.
Với mức thu nhập như vậy là xứng đáng với sức lao động bỏ ra. Ngoài mức thu nhập trên Công ty còn có những khoản tiền thưởng tiền trợ cấp...
Cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân thì số các bộ công nhân viên cũng tăng. Năm 1999 số lao động của Công ty là 106 người, tăng 1 người so với năm 1998 với tốc độ tăng là 0,95%. Tuy kết quả này là nhỏ nhưng là dấu hiệu đáng mừng, bởi vì trong khi có cơ quan, xí nghiệp phải biên chế nhưng Công ty vẫn tuyển lao động, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Công ty dự kiến từ nay đến năm 2001 Công ty sẽ tuyển thêm khoảng 5-10 người để mở rộng quy mô.
4. Tình hình thực hiện công tác tài chính của Công ty thương mại -Dịch vụ traserco
Do thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập nên Công ty phân cấp một số nghiệp vụ về quản lý tài chính cho cơ sở như sau ;
+ Các đơn vị có cơ sở trực thuộc Công ty (cửa hàng xí nghiệp, chi nhánh) chủ động khai thác mua và tổ chức bán hàng hoá và tự trang trải chi phí, chấp hành chế độ nộp thuế, tuân thủ chế độ chi tiêu theo luật định.
+ Các đơn vị cơ sở có trác nhiệm nộp một khoản kinh phí định mức hàng tháng về Công ty để Công ty bù đắp chi phí cần thiêt trong quá trình giao dịch làm thay cho cơ sở như giao dịch vay vốn, ký kết hợp đồng...
+ Cuối năm căn cứ vào tình hình kinh doanh và công tác hạch toán ở từng cơ sở, kế toán sẽ kiểm tra lại và thông báo mức thuế lợi tức phải nộp của từng đơn vị cơ sở về Công ty để Công ty nộp ngân sách Nhà nước.
Hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của Công ty và các đơn vị cơ sở, Công ty xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm sau, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch về nguyền vốn cho năm tới như: lượng vốn vay ngân hàng là bao nhiêu? cần huy động huy động từ các nguồn vốn khác nhau là bao nhiêu? xuất phát từ quan điểm kinh doanh thành đạt thì phải đảm bảo đủ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Do đó, Công ty rất chú trọng đến công tác kế hoạch hoá tài chính.
Trong điều kiện nước ta hiện nay hầu hết các đơn vị kinh doanh đều thiếu vốn, Công ty thương mại – Dịch vụ Traserco cũng năm trong tình trạng đó nên phải thường xuyên vay vốn ngân hàng để kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
II. Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty.
1. Thực trạng về môi trường kinh doanh của Công ty.
Môi trường kinh doanh của công ty thương mại –Dịch vụ Traserco bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh của ngành và môi trường kinh tế quốc dân.
1.1. Môi trường kinh doanh quốc tế
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Điều này tạo nhiều cơ hôị kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Công ty thương mại – Dịch vụ đã nắm bắt được cơ hội này trong những năm gần đây Công ty đã mở rộng quan hệ đối tác với nhiều hãng ở hầu khắp các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở thị trường các nước này.
1.2 Môi trường ngành
Các nhân tố thuộc môi trường ngành của Công ty thương mại – Dịch vụ Traserco bao gồm:
- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
- Các nhà cung ứng: Công ty thương mại – Dịch vụ đã duy trì được tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng hàng hoá, nguyên vật liệu, tài chính... Do đó, khả năng đảm bảo các nguồn hàng cung ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty rất cao như khả năng huy động vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh, các nguồn hàng luôn kịp thời, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng...đây là lợi thế tốt của Công ty để phát triển hoạt động kinh doanh.
- Các khách hàng: khách hàng mua với số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao của Công ty chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, gia công, chế biến các loại hàng phục vụ tiêu dùng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ nhựa các loại...Ngoài ra Công ty còn có những khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, các đại lý, các nhà phân phối và các đối tác nước ngoài.
Trong những năm qua, Công ty luôn tạo được sự tín nhiệm cao của khách hàng đối với những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp.
1.3 Môi trường kinh tế quốc dân
- Sự ổn định về chính trị, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường như việc đã ban hành luật Thương mại, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những luật này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty là:
+ Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế (GDP tăng trưởng bình quân từ 7 đến 9,5%/năm)
+ Lạm phát được kiềm chế dưới 10%
+ Thu nhập của người dân không ngừng tăng lên
+ Quy mô của thị trường có xu hướng tăng
Đây là những nhân tố không nằm ngoài dự đoán của Công ty trong những năm qua. Sự biến động lãi xuất và tỷ giá hối đoái được dự báo và tính toán trước nhưng do Công ty hoạt động nhập khẩu là chính nên không thể tránh khỏi những thiệt hại do lỗ tỷ giá gây ra.
- Ngoài ra còn có các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội, môi trường khoa học công nghệ, môi trường tự nhiên (như phong tục tập quán tiêu dung, sự phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và qua trình kinh doanh...)
2. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty
Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng hoá vật tư phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất. Bước đầu đã kinh doanh sang lĩnh vực hàng tiêu dùng nhưng quy mô và phạm vi còn hẹp, trong đó sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm: phụ gia, hoa chất... phục vụ cho các doanh nghiệp hoá chất và bán lẻ cho người tiêu dùng.
2.1. Công tác mua của Công ty
Để kinh doanh có hiệu quả cao ngay từ ban đầu Công ty đã xác định hướng đi đúng đắn đó là phải chuẩn bị tốt đầu vào. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau (như Châu á, Đông Âu và một số nước ở Bắc Âu). Nguồn hàng của Công ty đảm bảo chất chất lượng đồng thời đa dạng về chủng loại để phục vụ người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua Công ty tập trungvào một số bạn hàng trọng điểm vừa tạo uy tín vừa tạo mối quan hệ lâu dài với Công ty.
Bảng 2: Tình hình nhập khẩu theo các nguồn
Tên nước
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
Tổng giá trị nhập khẩu
20,480,45
19,158,57
-1321,88
-6,45
Africa
Anh
Ando
Autralia
Arbia - ả rập
Bỉ
Hồng Kông
Canada
Đan mạch
Đài Loan
Đức
Indonexia
Italia
Hà Lan
Hàn Quốc
Malaysia
Mỹ
Nhật
Nga
Pháp
Philippin
Trung Quốc
Thái Lan
Thuỵ Sỹ
Singapore
3,84
222,75
50,64
192,96
276,69
18,00
268,04
217,00
8,48
337,55
139,98
481,37
67,83
158,6
6401,98
99,53
199,04
4282,62
79,66
1287,64
272,88
1117,81
2352,16
136,50
1665,39
1593
9,7
-
50,40
665,49
-
615,23
73,88
-
832,31
24,07
640,20
88,20
18,29
511,12
244,22
168,69
3760,67
29,64
28,89
154,08
687,40
5884,61
3814,23
1165,61
+155,49
-213,05
-50,64
-142,56
+388,8
-18
+347,19
-143,12
-8,48
+494,76
-115,91
+158,83
+20,73
-140,31
-5890,86
+124,69
-12,35
-512,95
-50,02
-1258,75
-118,8
-430,41
+3532,45
+3677,73
-499,78
+4049
-95,6
-100
-73,88
+140,52
-100
+129,53
-65,95
-100
+146,57
-82,8
+33
+30
-88,47
-92
+125,28
-6,2
12,19
-63
-97,76
-43,53
-38,5
+150,2
+2694,3
-30
Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng giảm. Năm 1999 tổng giá trị nhập khẩu đạt 19.158,57 nghìn USD giảm 13.121,88 nghìn USD với tốc độ giảm là 6,45% trong đó:
- Nhập khẩu từ Anh năm 1999 chỉ còn 9,7 nghìn USD giảm 213,05 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ giảm là 95,6% so với năm 1998.
- Nhập khẩu từ Ando: giảm 50,40 nghìn USD với tốc độ giảm là 100%.
- Nhập khẩu từ Pháp giảm 97,76%, từ Hà Lan giảm 140,31 nghìn USD với tốc độ giảm là 87,47%. Đặc biệt là việc nhập khẩu hàng hoá từ Hàn Quốc giảm rất mạnh, năm 1999 chỉ nhập của Hàn Quốc tổng giá trị là 511,12 nghìn USD, giảm 5890,86 nghìn USD với tốc độ giảm 92% so với năm 1998.
- Tình hình nhập khẩu từ các nước trong khu vực cũng giảm:
+ Nhập khẩu từ Philippin giảm 118,8 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ giảm là 43,53%.
+ Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 430,41 nghìn USD với tốc độ giảm là 38,5% so với năm 1998
+ Nhập khẩu từ Singapore giảm 499,78 nghìn USD với tốc độ giảm là 30% so với năm 1998.
- Tình hình từ các nước lớn cũng giảm như Australia giảm 142,56 nghìn USD với tốc độ giảm là 73,88%; nhập khẩu từ Canada giảm 143,12 nghìn USD với tốc độ giảm là 65,95%; nhập khẩu từ Mỹ giảm 12,35 nghìn USD với tốc độ giảm là 6,2%. Đặc biệt là Nhật Bản - đây là nguồn cung cấp chủ yếu những mặt hàng đồ dùng gia đình và nhựa các loại cũng giảm 521,95 nghìn USD với tốc độ giảm là 112,19%.
- Để nâng cao được hiệu quả kinh doanh Công ty dã phải tìm nguồn hàng đảm bảo chất ượng mà giá cả lại phù hợp. Chính vì vậy mà năm 1999 Công ty đã nhập khẩu chủ yếu của Thuỵ Sĩ giá trị nhập khẩu từ Thuỵ Sĩ là 3814,23 nghìn USD tăng 3677,73 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ tăng là 2694,3%. Nhập khẩu từ Thái Lan tăng 3532,45 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 150,2%. Công ty nhập khẩu từ Hồng Kông tăng 347,19 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 129,53%; nhập khẩu từ Malaysia tăng 124,69 nghìnUSD với tỷ lệ tăng là 125,28%. Ngoài ra Công ty còn hướng tới nhập khẩu từ thị trường mới như Africa năm 1999 nhập khẩu từ Africa tăng 155,49 nghìn USD với tỷ tăng 4049%; nhập khẩu từ Arbia-ảrập tăng 388,8 nghìn USD với tỷ tăng là 140,52%; nhập từ Đài Loan tăng 146,57%; nhập từ Indonexia tăng 33% so với năm 1998.
Tóm lại, tình hình nhập khẩu năm 1999 giảm so với năm 1998. Dự kiến năm 2000 tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty giảm là do tình hình thị trường thế giới cũng như trong nước còn chưa kịp phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cho nên hoạt động nhập khẩu của các Công ty nói chung và Công ty thương mại – dịch vụ nói riêng đều có xu hướng giảm sút. Năm 1999 và đầu năm 2000 Công ty đã nỗ lực tìm kiếm các mặt hàng mới, khách hàng mới đồng thời hoàn thành tốt hệ thống mà Bộ thương mại giao cho.
Trong những năm vừa qua Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại luôn chủ động trong công tác mua hàng, đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu để đáp ứng kịp thời cho tiêu dùng trong nước. Điều đặc biệt là không phải mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao Công ty cũng nhập vào mà Công ty luôn lấy phương trâm kinh doanh “phục vụ cho sản xuất, thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng” là trên hết. Do đó Công ty luôn giữ thị phần cao trong việc cung cấp các hương liệu, nguyên liệu cho các nhà máy hoá chất, nhà máy nhựa trong nước.
Ngày nay, khối lượng hàng hoá sản xuất ra ngày một nhiều chính vì việc mua (tạo nguồn) không còn là nỗi lo lắng thường xuyên nữa. tuy nhiên, không phải mua hàng ở đâu, bạn hàng nào cũng thích hợp với công tác mua hàng của doang nghiệp mà điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả, chất lượng tiến độ giao hàng hay khả năng cung cấp tài chính và đặc biệt là triết lý kinh doanh cùng mối quan hệ tin cậy nhau giữa hai bên.
Bảng 3: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty
Đơn vị tính: 1000 USD
Tên hàng
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
Máy tiện
Ô tô tải cũ, xe máy
Sôdium
Dầu DOP
Hạt độn
N.Acrerex
Nhựa các loại
Hyđorôgen(H202)
Acide
Phụ gia nhựa
Titan
Amonium
Sô đa
Hương liệu
ổn định
Mầu các loại
Soude
Tủ lạnh, máy giặt
Các loại hoá chất khác
12,25
656,63
399,2
195
52,2
180
14800,25
81,51
85,34
11,57
197,6
9
520
6,3
80
120,05
42,75
1760
1270,5
15,95
365,59
398,61
238,4
37,44
152,21
16339,57
70,31
84,57
12,73
201,13
7
483,38
9,7
76,7
113,06
38,25
71,79
442,18
-3,7
-291,04
-0,59
+43,4
-15,06
-27,79
+1539,32
-11,2
-0,77
+1,16
+3,53
-2
-36,62
+3,4
-3,3
-6,99
-4,5
-1688,21
-828,32
-30,2
-44,3
-0,14
+22,25
28
15,4
+10,4
-13,74
-0,9
+10
+1,8
-22,22
-7
+57
-4
-5,8
-10,53
-95,9
-65
Tổng giá trị
20480,45
19158,57
-1321,88
-6,45
Từ bảng trên ta thấy cơ cấu cũng như khối lượng nhâp khẩu của từng mặt hàng cũng có sự thay đổi để phù hợp với biến động của thị trường. Một số mặt hàng tiêu thụ chậm như tủ lạnh, xe máy, ôtô cũ và máy giặt Công ty đã hạn chế nhập vào để giải quyết lượng hàng tồn kho. Một số hàng như hương liệu, nhựa các loại, Titan Công ty vẫn duy trì nhập khẩu đều đặn để cung cấp đúng tiến độ cho các nhà sản xuất trong nước.
2.2 Công tác bán hàng (Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty).
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề bức xúc và làm đau đầu các nhà doanh nghiệp không chỉ việc chuẩn bị đầu vào tốt mà còn phải lo đầu ra cho các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ vì bởi vì đầu vào tốhưa hẳn đã tạo ra đầu ra tốt. Chính vì xuất phát từ những quy luật khắt khe của thị trường và buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải nhìn nhận lại chính mình để hướng tới phục vụ khách hàng một cách tốt hơn. Tất cả các mục tiêu hay nhiệm vụ mà Công ty muốn đạt được đều được thể hiện thông qua khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là công tác bán hàng của Công ty.
Công ty thương mại- Dịch vụ Traserco kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu các loại hoá chất phục vụ cho các nhà máy sản xuất trong nước nên các bạn hàng của Công ty thương mại- Dịch vụ Bộ thương mại đa phần là các nhà máy hoá chất lớn như: Nhà máy xà phòng Lix, Daso hay nhựa tiền phong, các Công ty vật tư thiết bị Bưu Điện... những khách hàng này thường:
- Mua với số lượng lớn và khá ổn định trong việc đặt hàng với Công ty.
- Có hiếu biết rất rõ về các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
- Số lượng dặt hàng phụ thuộc vào việc các Công ty đó có bán được hàng hay không, điều này đã ảnh hưởng giám tiếp đến số lượng mua vào của Công ty.
Bên cạnh những khách hàng lớn Công ty còn có những khách hàng vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số bán ra của Công ty. Họ là những đại lý, tập thể cá nhân, thuộc mọi thành phần> Nhóm khách hàng này thường có điểm giống nhau là:
- Mua với số lượng nhỏ, lẻ và chỉ mua một lần hoặc mua khối lượng lớn nhưng không thường xuyên.
- Chất lượng hàng hoá, giá cả là các yếu tố họ thường quan tâm.
- Uy tín của Công ty sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua của họ.
Tóm lại, để thu hút được nhiều khách hàng trên thị trường (điều này đồng nghĩa với việc tăng thị phần của Công ty trên thị trường) và đeer đảm bảo bán được nhiều hàng hoá nhất Công ty co rất nhiều chính sách về giá cả, khuyến mãi, chào hàng, chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng quen, mua với số lượng lớn hoặc khách hàng mua lần đầu.
2.3. Cơ cấu kinh doanh nhóm mặt hàng của Công ty.
Là một doanh nghiệp thương mại cho nên các mặt hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú, do đó loại hình kinh doanh cung rất đa dạng. Nếu chia theo loại hàng thì Công ty thương mại – Dịch vụ có hai loại mặt hàng chính sau:
+ Hàng lương thực, thực phẩm bao gồm: mứt, bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt...
+ Hàng phi lương thực và thực phẩm như: ôtô, xe máy, tủ lạnh, máy điều hoà, hương liệu phụ gia và các hoá chất...
- Nếu chia theo loại hình đó là hàng thương nghiệp
- Nếu chia theo thành phầm kinh tế là khu vực kinh tế trong nước.
Để thấy được tình hình kinh doanh của nhóm mặt hàng chính của Công ty qua ba năm 1997-1999 ta có bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu kinh doanh nhóm các mặt hàng chính của Công ty.
Năm
Danh mục
1997
1998
1999
Giá trị
(triệu đồng)
TT%
Giá trị
(triệu đồng)
TT%
Giá trị
(triệu đồng)
TT%
Tổng doanh số bán ra
460756,96
100
452891,8
100
448930,02
100
I. Chia theo loại hàng
1. Hàng lương thực - TP
2. Hàng phi lương thực
460756,96
6502,35
455254,6
100
1,4
98,6
452891,8
4776,71
448115,09
100
1,05
98,9
448930,02
1652,85
447277,17
100
0,4
99,6
II. Chia theo loại hình
- Thương nghiệp
460756,96
460756,96
100
100
452891,8
452891,8
100
100
448930,02
448930,02
100
100
III. Theo thành phần kinh tế
- Khu vực trong nước
460756,96
460756,96
100
100
452891,8
452891,8
100
100
448930,02
448930,02
100
100
IV. Theo nghành hàng
1. Thực phẩm
2. Đồ dùng gia đình
3. Phương tiện di lại VC
4.Thiết bị máy móc
5.Hoá chất nhựa
6. Hàng hoá vật tư khác
460756,96
6502,35
4210,02
20450,05
5110,23
414591,85
9892,46
100
1,4
0,9
4,48
1,11
90
2,15
452891,8
4776,71
5216,78
16896,42
3867,06
415602,02
6432,81
100
1,05
1,2
3,73
0,82
91,8
1,43
448930,02
4553,25
5327,75
14790,02
3574,50
419207,50
1477,00
100
1,0
1,18
3,3
0,8
93,4
0,33
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh số bán ra có xu hướng giảm dần từ năm 1997 đến 1999. Năm 1997 doanh số bán ra đạt 460756,96 triệu đồng nhưng đến năm 1998 chỉ đạt chỉ tiêu 452891,8 triệu đồng, giảm 0,2% so với năm 1997. Đến năm 1999 doanh số bán ra chỉ còn 448930,02 triệu đồng, giảm 9361,78 triệu đồng giảm 0,87% so với năm 1998.
Trong số các mặt hàng bán ra thì mặt hàng hoá chất nhựa vẫn là mặt hàng chính của Công ty. Tuy tổng doanh số bán ra giảm qua các năm nhưng riêng đối với mặt hàng hoá chất nhựa này Công ty không những giữ được ổn định mà nó còn tăng đều qua các năm: Năm 1997 doanh số bán ra là 414591,85 triệu đồng, năm 1998 doanh số bán ra của mặt hàng này là 415602,02 triệu đồng tăng 0,24% so với năm 1997. Đến năm 1999 doanh số bán ra đạt 419207,50 triệu đồng tăng lên 0, 78% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã biết khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực kinh doanh hoá chất.
Những mặt hàng còn lại của công ty đa số đều có xu hướng giảm. Kết quả này là do trong 3 năm trở lại đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực làm cho nền kinh tế phát triển chậm, do đó nhu cầu của người dân (khác hàng) về những mặt hàng cao cấp như phương tịên đi lại (ôtô, xe máy, mấy điều hoà...) có xu hướng giảm. Mặt khác, nguyên nhân làm cho doanh số bán ra giảm do quy luật kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường, cùng một mặt hàng ôtô, xe máy nhưng có nhiều doanh nghiệp bán.
Để chính xác và cụ thể hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể xem xét các số liệu thể hiện kết quả cuối cùng các mặt hoạt đông thông qua bản phân tích chung tình hình lợi nhuận (trích từ bản báo cáo kết quả kinh doanh) từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 1998 - 1999.
Bảng 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận
Các chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
1. Tổng doanh thu
463215294197
448600794780
-14614499417
-3,16
-
2. Chiết khấu hàng hoá
30000000
17651700
-12348300
-41,16
-
3. Giảm giá hàng bán
672000
-
-
4. Hàng bán bị trả lạ
451055365
230648970
-220406395
-48,86
-
5. Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phảI nộp
1966909079
-
-
6. DTT(6= 1-(2+3+4+5)
460724743749
448352494110
-12414163643
-2,69
-
7. Giá vốn hàng hoá
450724743749
432808693609
-17916050140
-4
8. Lợi tức gộp (lợi nhuận gộp)
10041914004
15543800501
+5501886497
+55
9. Tỷ lệ lợi nhuận gộp /DTT
2,18
3,47
-
-
+1,29
10. Chi phí bán hàng
7903830993
12177078354
+4273247361
+54
11. Tỷ lệ chi phí bán
hàng /DTT
1,72
2,72
-
-
+1
12. Chi phí quản lý doanh nghiệp
13. Lợi nhuận thuần từ HĐKT
2138083011
3366722147
1228639136
57,5
-
14. Tỷ lệ lợi nhuận thuần /DTT
0,46
0,75
-
-
0,29
15. Thu nhập HĐTC
89060848
2435700
-86625148
-97
-
16. Chi phí bất thường
1707033578
2860028072
1152994494
67,5
-
17. Lợi nhuận HĐTC
-1617972730
-2857597372
-
18. Các khoản TN bất thường
2422140160
907977349
-1514162811
-72,5
-
19. Chi phí bất thường
2476663801
585435917
-1891227884
-76,36
-
20. Lợi nhuận bất thường
(20= 18 –19)
-54523641
322541432
-
21. Tổng lợi nhuận
(21= 13+17+20)
465606640
831671207
+366064567
+78,62
-
22. Thuế lợi tức phải nộp
209522988
266134786
+56611798
+27
-
23. Lợi tức sau thuế
(23= 21 – 22)
256083652
656536421
+400452769
156,38
Từ số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu năm 1999 đạt 448600 triệu đồng, giảm 14614 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 3,16%.
Năm 1999 các khoản giảm trừ đều giảm, trong đó chiết khấu hàng bán giảm 12,348 triệu đồng với tỷ lệ giảm 41,16% so với năm 1998. Hàng bán bị trả lại giảm 220,4 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 48,86% so với năm 1998. Còn đối với việc giảm hàng bán thì năm 1999 Công ty không phải giảm bất cứ mặt hàng nào.Tất cả các khoản giảm trừ đều giảm, điều này được đánh giá là tích cực – chứng tỏ rằng Công ty đã tổ chức tốt công tác mua hàng, lựa chọn những mặt hàng có chất lượng đảm bảo, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, năm 1999 nước ta áp dụng thuế mới nên Công ty không phải nộp thuế doanh thu. Kết quả là doanh thu thuần của Công ty đạt 448.352 triệu đồng, giảm 12414 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 2,69%. Tốc độ giảm của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ của tổng doanh thu là doanh thu thuần giảm là do mức bán ra giảm. Nguyên nhân làm giảm tổng doanh thu ở đây là do sự biến động mạnh mẽ của thị trường: Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực làm cho việc nhập khẩu của công ty khó khăn giá cả một số hàng hoá cao làm cho sức mua giảm. Mặt khác năm 1999 Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng một sản phẩm của Công ty nhưng lại có nhiều Công ty khác bán và các đối thủ cạnh tranh của Công ty bán những hàng hoá có tính năng công dụng tương tự và có thể thay thế được hàng hoá mà Công ty bán.
Đứng trước sự khó khăn đó toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã nổ lực phấn đấu để tìm được nguồn hàng đảm bảo chất lượng mà giá cả phù hợp. Kết qủa là giá vốn hàng giảm 4% so với năm 1998, làm cho tổng lợi nhuận gộp năm 1999 đạt 15543 triệu đồng, tăng 5501 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 55%. Do đó tỷ lệ lợi nhận gộp trên doanh thu đạt 3,47% tăng 1,29% so với năm 1998.
Chi phí bán hàng của Công ty năm 1999 là 12177 triệu đồng, tăng 4273 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 54%. Điều này là chưa hợp lý vì doanh thu thì giảm mà chi phí thì tăng. Nhưng đi sâu vào tìm hiểu em thấy sở dĩ chi phí bán hàng tăng nhanh là do cuối năm 1998 Công ty có nhập hai dây chuyền sản xuất đặt tại xưởng sản xuất bao bì Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội và đưa vào sử dụng năm 1999 và Công ty thực hiện khấu hao nhanh làm cho chi phí bán hàng tăng rắt nhanh. Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí bán hàng tăng mà không thể không kể đến đó là do tổng quỹ lương năm 1999 tăng 42,8 triệu đồng.
Còn đối với chi phí quản lý Công ty không tiến hành hoạch toán riêng mà hoạch toán chung với chi phí bán hàng. điều này là chư đúng với chế độ hoạch toán kế toán mà nhà nước ta ban hành.
Nếu xét riêng hoạt đông kinh doanh thì lợi nhuận thuần từ hoạt động này đạt 3366 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 57,5%. Điều này được đánh giá là tốt đối với Công ty măc dù quy mô kinh doanh bị thu hẹp bởi vì trong giai đoạn hiện nay Công ty đang theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và coi lợi nhận là mục tiêu quan trong hàng đầu.
Đối với hoạt động tài chính mấy năm gần đây Công ty lỗ rất nhiều năm 1998 Công ty lỗ 1617 triệu đồng, năm 1999 Công ty lỗ 2857 triệu đồng. Nguyên nhân chính làm cho Công ty lỗ ở hoạt động tài chính là do trong 3 năm 1997-1998-199 tỷ giá ngoại tệ tăng quá nhanh mà hoạt động của Công ty bị lỗ do tỷ giá tăng.
Còn đối với hoạt động bất thường năm 1998 Công ty bị lỗ 54,523 triệu đồng. Nhưng năm 1999 Công ty đã tích cực thu hồi được nhưng khoản thu khó đòi nên lợi nhuận của hoạt động này đạt 322,541 triệu đồng. Kết quả này đã góp phần không nhỏ đến việc tăng tổng lợi nhận của Công ty.
Do hoạt động tài chính của Công ty bị lỗ quá nhiều làm cho tổng lợi nhận của Công ty năm 1999 đạt 831,671 triệu đồng, tăng 366 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 78.62%.
Muốn biết Công ty hoạt động có hiệu quả hay không ta cần xem xét ở những khía cạnh cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu.
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Thương mại và Dịch vụ
3.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của hoạt động kinh doanh
Bảng 6: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp (Trích từ bảng 5)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Doanh thu thuần
460766657753
448352494110
-12414163643
-2,96
2. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
458628574742
444985771963
-13642802779
-3,00
3. Lợi nhuận HĐKD
2138083011
3366722147
1228639136
57,5
Trong đó: Tổng chi phí hoạt động kinh doanh: Giá vốn hàng hoá +Chi phí QLKD. Từ bảng trên ta thấy: Doanh thu năm 1999 đạt 448352 triệu đồng, giảm 12414 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 2,69%. Cùng với sự giảm của doanh thu thuần chi phí cũng giảm theo. Năm 1999 tổng chi phí hoạt động kinh doanh là 444985 triệu đồng, giảm 13642 triệu đồng với tốc độ giảm là 3%.Ta thấy tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều này được đánh giá là hợp lý.
Muốn biết doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ta cần xét đến chi tiêu lợi nhuận. Ta thấy năm 1999 tổng hoạt động kinh doanh đạt 3366,7 triệu đồng tăng 1228,6 triệu đồng so với 1998 với tốc độ tăng là 57,5%. Mặc dù quy mô kinh doanh thu hẹp so với năm 1998 nhưng lợi nhận đem lại rất cao, điều nằy chứng tỏ rằng Công ty đã chú trọng đến công tác nguồn hàng để lựa chọn những mặt hàng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và loại bỏ những mặt hàng làm giảm hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
Tóm lại nếu căn cứ vào các chỉ tiêu tổng hợp năm 1999 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 1998.
3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chung
Căn cứ vào số liệu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có bảng sau:
Bảng 7: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chung
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Tổng doanh thu
Đồng
463.215.294.197
448.600.794.780
-14.614.499.417
-3,16
2.Tổng lợi nhuận
Đồng
465.606.640
831.671.207
+366.064.567
78,62
3.Tổng vốn bình quân của các hoạt động
Đồng
115.448.014.632
109.450.732.627
-5.997.282.005
-5,2
4. Sức sản xuất của vốn (1:3)
Lần
4,01
4,10
+0,09
2,24
5. Sức sinh lời của vốn (2:3)
Lần
0,004
0,0076
+0,0036
90
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy tổng vốn bình quan của hoạt động kinh doanh năm 1999 là 109450 triệu đồng giảm 5997 triệu đồng so với năm 1998 vơí tốc độ giảm là 5,2%. Do tổng vốn bình quân của hoạt động kinh doanh giảm so với năm 1998 nên tổng doanh thu năm 1999 cũng giảm theo nhưng tổng doanh thu giảm với tốc độ chậm hơn tốc độ giảm củ vốn bình quân (tổng doanh thu giảm 3,16%) điều này chứng tỏ rằng mặc dù quy mô kinh doanh bị thu hẹp nhưng hiệu quả năm 1999 rất cao (vì lợi nhuận tăng 78,62%)
Mặt khác, năm 1998 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra thì Công ty thu về 4,01 đồng doanh thu nhưng năm 1999 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra thì Công ty thu về 4,1 đồng doanh thu, tăng 0,09 trên 1 đơn vị vốn bình quân so với năm 1998 với tốc độ tăng là 2,24%. Từ kết quả này cho thấy năm 1999 sức sản xuất của đồng vốn bình quân tăng lên đáng kể so với năm 1998.
Để thấy được hiệu quả kinh doanh của Công ty ta cần xem xét đến chỉ tiêu sức sinh lời của vốn. Năm 1998, sức sinh lời của vốn đạt 0,004% lần nhưng sang năm 1999 chỉ tiêu naỳ đạt 0,0076 lần, tăng 0,0036 lần so với năm 1998 với tốc độ tăng là 90%. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng năm 1999 Công ty hoạt đông rất có hiệu quả.
3.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu của từng loại tài sản
Nếu chỉ nhìn vào hiệu qủa kinh doanh chung thì chúng ta không thể biết được hiệu quả kinh doanh do tài sản cố định đem lại là bao nhiêu, tài sản lưu động đem lại là bao nhiêu. Chính vì vầy cần phải phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của từng loại tài sản để từ đó thấy được mặt mạnh cần phát huy và hạn chế những nhược điểm của từng loại tài sản.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta có bảng sau:
Bảng 8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng loại tài sản
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Doanh thu theo giá vốn
Đồng
450.724.743.749
432.808.693.609
-17.915.050.140
-3,97
2. Tổng lợi nhuận
Đồng
645.606.640
831.671.207
+366.064.567
78,62
3. Tổng TSLĐ bình quân
Đồng
114.563.213.333
108.644.689.113
-5.918.524.220
-5,17
4. Tổng TSCĐ bình quân
Đồng
884.801.299
806.043.514
-78.757.785
-8,9
5. Doanh số bán ra bình quân một ngày (theo giá vốn)
Đồng
1.252.013.177
1.202.246.371
-49.766.806
-3,97
6. Số vàng chu chuyển (6=1:3)
Vàng
3,934
3,984
+0,25
1,27
7. Số ngày chu chuyển của TSLĐ (7=3:5)
Ngày
91,5
90,4
-1,1
-1,2
8. Khả năng sinh lời của TSLĐ (8=2:3)
Lần
0,0056
0,0077
0,0021
37,5
9. Sức sản xuất của TSCĐ
Lần
523,52
556,55
33,03
6,3
10. Sức sinh lời của TSCĐ (10=2:4)
Lần
0,73
1,03
0,3
41,1
Với kết quả tính toán ở trên ta thâý:
Tổng tài sản lưu động bình quân năm 1999 giảm 5948 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 5,17%. Do tổng tài sản lưu động bình quân giảm làm cho doanh thu theo giá vốn cũng giảm theo. năm 1999 doanh thu theo giá vốn cũng giảm theo. Năm 1999 doanh thu theo giá vốn giảm 17916 triệu đồng với tốc độ giảm là 3,97% (giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của tài sản lưu động bình quân). Kết quả là doanh số bán ra bình quân một ngày (theo giá vốn) giảm 49,766 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 3,97%.
Do tốc độ giảm của doanh thu giảm chậm hơn tốc độ giảm của tài sản lưu động bình quân nên số vòng chu chuyển của tài sản lưu động năm 1999 là 3,984 vòng tăng 0,05 vòng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 1,27%. Kết quả là số ngày chu chuyển của tài sản lưu động năm 1999 chỉ còn là 90,4 ngày, giảm 1,1 ngày so với năm 1998 với tốc độ giảm là 1,2%.Điều này được đánh giá là tích cực đối với một doanh nghiệp thương mại.
Năm 1999 1 Tài sản lưu động bình quân thì doanh nghiệp thu về 0,0077 đồng lợi nhuận, tăng 0,0021 đơn vị lợi nhuận với tốc độ tăng là 37,5% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động rất hiệu quả.
Còn đối với tài sản cố định năm 1999 tổng số tài sản cố định bình quân đạt 806,043 triệu đồng giảm 78,757 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 8,9%. Muốn biết số tài sản cố định bình quân này sử dụng có hiệu quả hay không ta cần xét đến hai chỉ tiêu:
+ Sức sản xuất của tài sản cố định: Năm 1999 cứ sử dụng một đồng tài sản cố bình quân thì Công ty sẽ thu được 556,55 triệu đồng doanh thu, tăng 33,03 đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 6,3%.
+ Sức sinh lời của tài sản cố định: Năm 1998 cứ sử dụng một đồng tài sản cố định bình quân thì Công ty sẽ thu được 0,37 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 1998 nếu công ty sử dụng một đồng tài sản cố định bình quân cho hoạt động kinh doanh thì Công ty sẽ thu được 1,03 đồng lợi nhuận, tăng 0,3 đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 41,1% (tăng nhanh hơn tốc độ của sức sản xuất tài sản cố định).
Điều này chứng tỏ rằng Công ty hoạt động có hiệu quả trong năm 1999.
3.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và tiền lương của Công ty
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và tiền lương
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Tổng doanh thu
Đồng
463.215.294.197
448.600.794.780
14.614.499.417
-3,16
2. Tổng lợi nhuận
Đồng
465.606.640
831.671.207
+366.064.567
+78,62
3. Tổng quỹ lương
Đồng
784.000.000
826.800.000
+42.800.000
+5,5
4. Tổng số lao động
Người
105
106
+1
+0,95
5. Doanh thu do một lao động tạo ra (5=1:4)
Đồng
4.411.574.230
4.232.082.970
-179.491.260
-4,1
6. Lợi nhuận do một lao động tạo ra (6=2:4)
Đồng
4.434.350
7.845.955
+3.411.605
+76,94
7. Mức doanh số bán ra trên một đơn vị tiền lương (7=1:3)
590,84
542,57
-48,27
-8,17
8. Mức lợi nhuận đạt được trên một đơn vị tiền lương (8=2:3)
0,59
1,01
+0,42
+71,2
9. Thu nhập bình quân
Đồng
750.000
780.000
+30.000
+4
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu do một lao động tạo ra năm 1999 đạt 4232 triệu đồng giảm 179 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ giảm là 4,1%. Tuy doanh thu do một lao động làm ra giảm nhưng lợi nhuận do một lao động tạo ra năm 1999 tăng 3411 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 76,94%. Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn so với năm 1998.
Xét về tổng qũy lương: Năm 1999 tổng quỹ lương là 816,8 triệu đồng, tăng 42,8 triệu so với năm 1998, với tốc độ tăng là 5,5%.
Doanh thu do một đơn vị tiền lương tạo ra năm 1999 giảm 8,17% so với năm 1998 nhưng lợi nhuận trên một đơn vị tiền lương lại tăng lên 71,2%.
Kết qủa là thu nhập bình quân đầu người của Công ty có gia tăng. Năm 1999 thu nhập bình quân của Công ty đạt 780.000 đồng tăng 30.000 đồng so với 1998 với tốc độ tăng là 4%. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đã giúp cho họ yên tâm công tác. Đồng thời, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc tuyển thêm lao động. Điều này góp phần đảm bảo hiệu quả chính trị xã hội.
Tóm lại với kết quả đã đạt được chứng tỏ rằng sức sản xuất kinh doanh của mỗi lao động trong Công ty được năng cao, thể hiện sự năng động, sáng tạo nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên, doanh thu do một lao động tạo ra giảm so với năm 1998 là do trên thị trường xuất hiện các sản phẩm hàng hoá cùng loại nên số lượng khách đến với Công ty giảm, Công ty đã và đang tìm mọi cách hạn chế về tăng doanh thu trong năm 2000.
3.5 Phân tích một số chỉ tiêu khác
- Để thấy được hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau:
Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty
Thương mại - Dịch vụ Traserco
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Tổng lợi nhuận
Đồng
456.606.640
831.671.207
+366.064.567
+78,62
2. Tổng vốn CSH bình quân
Đồng
4.181.241.116
4.423.098.726
+241.857.610
+5,78
3. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu (3=1: 2)
0,11
0,19
+0,08
+72,73
Ta thấy: Năm 1999 vốn chủ sở hữu bình quân của Công ty đạt là 4423 triệu đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 5,78%. Cùng với sự gia tăng của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 0,08 đồng so với năm 1998 với tốc độ tăng là 72,73%. Ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ rằng năm 1999 Công ty sử dụng vốn rất hiệu qủa.
- Chỉ tiêu nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước.
Là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
+ Năm 1998 Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước là 14,75 tỷ đồng
+ Năm 1999 Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước là 25,50 tỷ đồng.
Như vậy, năm 1998 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch đối với nhà nước là 14,75 tỷ đồng. Sang năm 1999 hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, do có mức nộp ngân sách của Công ty đạt 25,50 tỷ đổng tăng 10,75 tỷ đồng với tốc độ tăng là 72,9%.
- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội do Đảng và Nhà nước giao cho: Công ty được Bộ thương mại đánh giá là một trong nhưng doanh nghiệp dẫn đầu trong nghành, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc 100% kế hoạch mà Đảng và Nhà nước giao cho. Ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động chính trị của xã hội đựơc Bộ thương mại tăng nhiều bằng khen.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Công ty
Để đạt được kết quả như trên thì không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đạt được. Vậy kết quả đó là do:
- Số lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 106 người, là con số khiêm tốn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải là số lượng người nhiều hay ít mà là chất lượng của từng con người đó. Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo nhiệt tình trong công việc luôn luôn nắm bắt thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Như vậy, đây là nhân tố tác động tích cực đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi vậy, Công ty cần phải biết tận dụng và phát triển những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu thì mới có thể tồn tại và phát triển.
- Với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo như vậy Công ty luôn lựa chọn cho mình một phương thức kinh doanh phù hợp với thị trường để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, Công ty luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài qua việc lựa chọn phương hướng và chiến lược kinh doanh.
- Là một doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Thương mại quản lý, Công ty luôn có điều kiện thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh như: ưu thế trong hoạt động nhập khẩu, trong việc tiến hành các thủ tục hành chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74737.DOC