Tài liệu Đề tài Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ: LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đối với các cơ quan nhà nước.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, huyện Đồng Hỷ với điều kiện địa lý -kinh tế thuận lợi là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiềm năng khoáng sản khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Huyện Đồng Hỷ thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là huyện miền núi vì vậy các hoạt độ...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đối với các cơ quan nhà nước.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, huyện Đồng Hỷ với điều kiện địa lý -kinh tế thuận lợi là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiềm năng khoáng sản khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Huyện Đồng Hỷ thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là huyện miền núi vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cần phải được quản lý nhằm phát huy nguồn lực, lợi thế có sẵn của huyện. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trên thực tế, quá trình quản lý hoạt động đầu tư của UBND huyện Đồng Hỷ gặp một số những trở ngại, khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với quá trình thực tập tại UBND huyện Đồng Hỷ, nhóm thực tế đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư,cách phân bổ nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Qua đó phát hiện ra những mặt đạt được, hạn chế còn tồn đọng để có những giải pháp cải thiện tình hình đầu tư và quản lý các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Mục tiêu cụ thể:
Làm rõ những thuận lợi và khó khăn đối với việc tổ chức, quản lý thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện.
Làm rõ những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội.
Phân tích thực trạng tình hình kinh tế xã hội, sử dụng vốn đầu tư và quản lý đầu tư trong giai đoạn 2006-2010
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ.
3. Phạm vi nghiên cứu.
3.1. Phạm vi về nội dung.
Do điều kiện về thời gian và kiến thức hạn chế nên đề tài được nghiên cứu trong phạm vi phân tích các báo cáo:
Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện
Quyết định giao kế hoạch huyện Đồng Hỷ năm 2010
Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2010
Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đồng Hỷ.
3.2. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực tế từ ngày 26/04/2010 đến ngày 31/05/2010.
- Số liệu trình bày tổng quan được sưu tầm trong các tài liệu đã công bố năm 2000 đến nay.
- Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2006-2010.
3.3. Phạm vi về không gian.
Nghiên cứu tại :"Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ "
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
4.1 Phương pháp thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu thực tế
- Tài liệu sơ cấp: Là tài liệu thu thập lần đầu và sử dụng số liệu thực tế
- Tài liệu thứ cấp: Là tài liệu đã được xử lý và công bố như tài liệu sách, báo...
Trong bài tài liệu thu thập được là sẵn có từ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ, và các tài liệu trên mạng internet, sách tham khảo.
4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp dùng để tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất sau khi đã thu thập và chỉnh lý trên cơ sở đánh giá mức độ, tình hình biến động cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng kinh tế.
4.3. Phương pháp so sánh, phân tích
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, áp dụng phương pháp này cần đảm bảo điểu kiện: Thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính.
5. Kết cấu báo cáo thực tế giáo trình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận , báo cáo gồm có 3 chương:
Chương I : Giới thiệu chung về huyện Đồng Hỷ
Chương II : Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Chương III : Một số kiện nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư huyện Đồng Hỷ.
Được sự giúp đỡ phòng Tài chính-kế hoạch huyện Đồng Hỷ, của các thầy cô trong khoa, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Nhung. Chúng em đã hoàn thành quá trình đi thực tế môn học trong vòng 6 tuần và thu được không ít kiến thức mới cũng như hiệu quả của quá trình thực tế tại huyện Đồng Hỷ. Qua đây chúng em xin cảm ơn các thầy cô và phòng Tài chính-kế hoạch đã chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tế môn học.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2010
DANH MỤC VIẾT TẮT
c²d
STT
NỘI DUNG VIẾT TẮT
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
1
Công nghiêp hóa-hiện đại hóa
CNH-HĐH
2
Công nghiệp xây dựng
CN-XD
3
Cán bộ, công chức
CB,CC
4
Đặc biệt khó khăn
ĐBKK
5
Đăng ký kinh doanh
ĐKKD
6
Thu nhập quốc dân
GDP
7
Giải phóng mặt bằng
GPMB
8
Giá hiện hành
HH
9
Kế hoạch
KH
10
Khu vực sản xuất vật chất
KVSXVC
11
Dịch vụ
DV
12
Giá trị gia tăng
GTGT
13
Giá trị sản xuất
GTSX
14
Trung học cơ sở
THCS
15
Trung học phổ thông
THPT
16
Thể dục thể thao
TDTT
17
Thị trấn
TT
18
Xây dựng cơ bản
XDCB
19
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
c²d
stt
tên bẢNG
TRANG
Bảng 01
Cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ
08
Bảng 02
Thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ
09
Bảng 03
Cơ cấu dân số huyện Đồng Hỷ
10
Sơ đồ 01
Bộ máy làm việc của phòng tài chính
12
Bảng 04
Phân loại cán bộ tài chính huyện Đồng Hỷ
13
Bảng 05
Quy mô và tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006-2009
13
Bảng 06
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
18
Bảng 07
Cơ cấu ngành kinh tế
19
Bảng 08
Cơ cấu GDP theo khối ngành kinh tế
20
Bảng 09
Cơ cấu GDP theo các thành phần kinh tế
21
Bảng 10
Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2009
21
Bảng 11
Công tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010
22
Bảng 12
Cơ sở vật chất trang thiết bị tiền học
22
Bảng 13
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010
24
Bảng 14
Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010
26
Bảng 15
Lao động việc làm giai đoạn 2006-2010
27
Bảng 16
Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu, vốn ODA, vốn trái phiếu
28
Bảng 17
Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách huyện giai đoạn 2006 -2010
30
Bảng 18
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2006-2010
31
Bảng 19
Danh mục dự án đầu tư phân theo nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010.
32
Bảng 20
Vốn đăng ký mới giai đoạn 2006-2010
33
Bảng 21
Danh mục vốn đầu tư phân theo địa bàn giai đoạn 2006-2010
34
Bảng 22
Hiệu quả vốn đầu tư
35
Bảng 23
Kết quả đầu tư phát triển y tế, văn hóa, xã hội
36
Bảng 24
Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
37
Bảng 25
Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006 – 2009
38
Bảng 26
Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
39
Bảng 27
Kế hoạch vốn đầu tư 5 năm thời kỳ 2011-2015
41
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ
1.1. Vài nét về huyện Đồng Hỷ:
1.1.1. Về vị trí địa lý
1.1.2. Về địa hình
1.1.3. Về tài nguyên đất đai
1.1.4. Tài nguyên nước:
1.1.5. Tài nguyên rừng:
1.1.6. Tài nguyên khoáng sản:
1.1.7. Tài nguyên du lịch:
1.1.8. Các yếu tố về dân số và lao động:
1.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ:
1.2.1. Cơ cấu tổ chức:
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ:
1.2.2.1. Về công tác Kế hoạch - Đầu tư:
1.2.2.2. Về công tác tài chính, quản lý giá, tài sản:
1.2.2.3. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh:
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2006-2010
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
Lĩnh vực kinh tế :
2.1.1.1. Về tốc độ phát triển kinh tế :
2.1.1.2. Về quy mô nền kinh tế:
2.1.1.3. Về mức độ đóng góp của 3 khối ngành:
2.1.1.4. Về chất lượng tăng trưởng:
2.1.1.5. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
2.1.1.6. Tình hình thu, chi ngân sách:
Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
2.1.2.1. Công tác giáo dục và đào tạo
2.1.2.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
2.1.2.3. Công tác văn hóa – thể thao:
2.1.2.4. Công tác xóa đói giảm nghèo, lao động, giải quyết việc làm:
Tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn:
2.2.2. Thực trạng đầu tư theo địa bàn
2.2.3. Thực trạng đầu tư theo ngành, lĩnh vực
2.2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
2.2.5. Công tác quản lý và kế hoạch hóa đầu tư ở huyện Đồng Hỷ:
2.2.5.1. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư của huyện:
2.2.5.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư của huyện Đồng Hỷ:
2.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
3.3.2. Về những hạn chế
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ
1.1. Vài nét về huyện Đồng Hỷ:
1.1.1. Về vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn.
Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng TDMNBB nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 6 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
- Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.
1.1.2. Về địa hình
Địa hình của huyện mang đặc điểm chung của vùng miền núi, đó là địa hình chia cắt phức tạp, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.
- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho huyện phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây khó khăn trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Về tài nguyên đất đai
* Về diện tích:
Năm 2009, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 47.037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích đất tự nhiên cả tỉnh.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ.
(Đơn vị: Ha)
TT
Hạng mục
2005
2009
Biến động
Diện tích
Cơ cấu
(%)
Diện tích
Cơ cấu
(%)
Diện tích
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích
47037,94
100
47.037,94
100
0
0
1
Đất nông nghiệp
11854,65
25,20
12144,16
25,82
289,51
0,62
a
Đất trồng cây hàng năm
6377,23
53,80
6969,83
57,39
592,60
3,60
Lúa
4615,41
38,93
4689,59
38,62
74,18
-0,32
Đất trồng cỏ chăn nuôi
0
0
51,69
0,43
51,69
0,43
Đất cây hàng năm khác
2196,41
12,86
2228,55
18,35
704,43
5,49
b
Cây lâu năm
4805,13
40,53
5174,33
42,61
369,20
2,07
2
Đất lâm nghiệp
21176,28
45,02
23712,07
50,41
2.535,79
5,39
Rừng tự nhiên
11958,84
56,47
11958,84
50,43
0,00
-6,04
Rừng trồng
9216,44
43,52
11753,23
49,57
2.536,79
6,04
3
Đất ở
864,79
1,84
956,18
2,03
91,39
0,19
Đất ở nông thôn
759,79
87,86
847,1
88,59
87,31
0,73
Đất ở thành thị
105
12,14
109,08
11,41
4,08
-0,73
4
Đất chuyên dùng
4623,20
9,83
4423,08
9,40
-200,12
-0,43
5
Đất chưa sử dụng
8519,02
18,11
5802,45
12,34
-2176,57
-5,78
Đất bằng
384,93
4,52
561,87
9,68
176,94
5,16
Đất đồi núi
7670,39
90,04
4562,70
78,63
-3107,69
-11,4
Đất chưa sử dụng
463,7
5,44
677,88
11,68
214,18
6,24
( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, huyện Đồng Hỷ)
Nhận xét:
- Mặc dù một phần diện tích nông nghiệp được dùng để phát triển các khu, điểm (cụm) công nghiệp, các công trình hạ tầng (đường, thủy lợi..), quá trình đô thị hóa, tuy nhiên diện tích đất trồng lúa của huyện tăng (tăng 29,98 ha). Điều này thể hiện huyện đã thực hiện tốt chủ trưởng Tam Nông của Đảng và Chính phủ. Để khai thác hiệu quả hơn nữa diện tích đất trồng lúa thì bài toán đặt ra cho Đồng Hỷ là phải nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất và tăng năng suất và giá trị gia tăng từ trồng lúa. Hiện nay hệ số sử dụng đất lúa của Đồng Hỷ khoảng 1,37 (thấp hơn mức bình quân của cả nước: 1,4).
- Năm 2005, huyện chưa có đất trồng cỏ dùng cho chăn thả gia súc thì đến năm 2009 huyện có 36,15 ha thể hiện một mặt xu hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc (nguyên liệu đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm), mặt khác hạn chế ảnh hưởng hoạt động chăn thả tới hoạt động thâm canh tăng vụ.
- Diện tích trồng công nghiệp hàng năm tăng khá nhanh, tăng 73,2 ha từ 2.738,13 ha năm 2005 lên 2.811,33 ha năm 2009. Đây thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện theo hướng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên (diện tích, thổ nhưỡng, địa hình) phát triển cây công nghiệp tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Diện tích trồng rừng tăng khá nhanh (tăng 2536,79 ha) thể hiện huyện đang khai thác tiềm năng kinh tế rừng phục vụ sự phát triển ngành chế biến lâm sản.
* Về thổ nhưỡng:
Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2:Thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ
(Đơn vị: Ha)
TT
Chỉ tiêu
Diện tích
Cơ cấu (%)
Địa điểm phân bố
1
Đất phù sa
2277
4,84
Phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác
2
Đất bạc màu
530
1,13
Phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau và phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp
3
Đất nâu đỏ trên đá vôi
480
1,02
Phân bố nhiều ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang , loại đất này tốt nhưng bị không, có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.
4
Đất vàng nhẹ trên cát
4.580
9,74
Phân bố nhiều ở Văn Lang, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau , là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 250 thích hợp cho phát triển trồng rừng.
5
Đất nâu vàng phù sa cổ
1833
3,90
Phân bố ở xã Cao Ngạn, Đồng Bẩm , loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 80 thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
6
Đất dốc tụ
5279
11,22
Phân bố ở các thung lũng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
7
Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét
30567
64,98
Phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...)
( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, huyện Đồng Hỷ)
Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o khoảng 7000 ha thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.
1.1.4. Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi mạng lưới sông, suối, trong chủ yếu là sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn hàng trăm sông, suối, ao hồ, đập chứa, kênh... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng diện tích đất này vào sản xuất.
- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra sơ bộ cho thấy đã có nhiều khu vực được nhân dân khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả phục vụ sinh hoạt.
1.1.5. Tài nguyên rừng:
Năm 2009, toàn huyện có 23712,07 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng là 49,02% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp Tiến 78,81%; Văn Lang 66,48%; Cây Thị 56,93%; Tân Long 56,00%...). Một số xã có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn Chùa Hang 0,19%; Huống Thượng 0,44%...).
Rừng Đồng Hỷ có thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
1.1.6. Tài nguyên khoáng sản:
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn huyện.
- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm:
+ Cụm mỏ sát Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8 đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt.
+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiên Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 260 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.
- Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố không tập trung.
- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và đang được khai thác bằng công nghệ thủ công.
- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có khá nhiều mỏ sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng... Đáng chú ý nhất là đá Carbuat bao gồm đá vôi xây dựng, đá ốp lát, đá vôi xi măng, Dolomit có trữ lượng 220 triệu tấn.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn. Điều này tạo cho huyện có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....
1.1.7. Tài nguyên du lịch:
Đồng Hỷ nằm trong (bao gồm cả huyện Võ Nhai) khu khu di tích khảo cổ học Thần Sa, rừng Khuôn Mánh. Các cuộc khai quật quy mô lớn của giới khảo cổ học Việt Nam (cuối thế kỷ XX) ở Thần Sa đã xác định đây là khu di chỉ khảo cổ học thời kỳ hậu đồ đá cũ (40000 năm trước, người nguyên thuỷ đã cư trú ở Mái Đá Ngườm, hang Phiêng Tung (Miệng Hổ)). Cuộc khai quật đã thu được hàng chục ngàn công cụ đá như hòn cuội, mũi nhọn, mảnh tước, nạo... và một số xương người cổ, xương động vật đã bị tuyệt chủng.
Nằm cạnh đền Thần Sa, Đồng Hỷ còn có lợi thế là điểm du lịch thu hút du khách tham quan vùng núi rừng, hang động kỳ vĩ, thăm những ngôi nhà của người nguyên thuỷ thủa hồng hoang.
Đồng Hỷ có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, cụm di tích Phượng Hoàng, đền Linh Sơn, suối Tiên... Bên cạnh đó, huyện còn có nhiều cảnh quan hấp dẫn, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như Chùa Hang, Hang Dơi, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền Hích, rừng Cò, núi Đá Mài...
Với diện tích rừng chiếm tới trên 50% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để Đồng Hỷ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
1.1.8. Các yếu tố về dân số và lao động:
- Về dân số và mật độ dân số: Dân số huyện năm 2009 là 112,612 ngàn người, chiếm 10% dân số tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân cư bình quân năm 2009 của huyện là 251 người/km2, bằng 77,23% mật độ trung bình của tỉnh và bằng 82,7% so với mức trung bình của cả nước. Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, các khu, cụm (điểm) công nghiệp, quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô lớn.
- Về số lượng lao động: Năm 2009, huyện có 66,6 ngàn người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, chiếm 52,9% dân số. Cơ cấu lao động thể hiện trình độ phát triển kinh tế của huyện còn thấp hơn nhiều so với trình độ phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước (vốn đã thấp so với các nước trong khu vực).
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực của Đồng Hỷ còn khá hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 mặc dù gấp 1,7 lần so với năm 2001 nhưng chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khá thấp, chiếm khoảng 20,5% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hút đầu tư trong nước và quốc tế. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 5% năm 2001 xuống còn 3,5% năm 2008.
Bảng 3: Cơ cấu dân số huyện Đồng Hỷ.
(Đơn vị:1000 người)
TT
Chỉ tiêu
2005
2009
Biến động
Dân số
Cơ cấu (%)
Dân số
Cơ cấu (%)
Dân số
Cơ cấu (%)
Tổng dân số
125,8
100
112,612
100
-13,188
0
1
Số người trong độ tuổi lao động
78,729
62,58
75
66,60
-3,729
4,02
2
Số lao động tham gia trong nền KTQD
66,92
53,20
63,75
56,61
-3,17
3,41
a
Lao động ngành Nông lâm ngư nghiệp
48,182
38,30
42,988
38,17
-5,194
-0,13
b
Lao động ngành Công nghiệp
8,7
6,92
8,925
7,93
0,225
1,01
c
Lao động ngành Dịch vụ
10,038
7,98
10,838
9,62
0,8
1,64
3
Số người ngoài độ tuổi lao động
47,071
37,42
37,612
33,40
-9,459
-4,02
( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, huyện Đồng Hỷ)
1.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ:
1.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Từ tháng 6/2006, Phòng tài chính – Kế hoạch được tách thành hai phòng: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 5/2008 lại sát nhập hai phòng thành một phòng Tài chính - Kế hoạch.
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
TC-KH
Phó trưởng phòng
Ngân sách
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Sơ đồ 1: Bộ máy làm việc của phòng tài chính huyện Đồng Hỷ.
Phòng Tài chính – Kế hoạch Đồng Hỷ hiện có 10 cán bộ, cơ cấu có 3 lãnh đạo phòng, gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng. Về chính trị: Có 5/10 đồng chí là Đảng viên, 2 đồng chí trình độ cao cáp lý luận chính trị. Trình độ chuyên môn: 9 trình độ đại học (trong đó có 01 đồng chí đã học xong chương trình cao học), 01 trình độ trung cấp.
Bảng 4: Phân loại cán bộ Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Đồng Hỷ
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
Số lượng
Cơ cấu (%)
* Theo giới tính
Nam
5
50,00
Nữ
5
50,01
* Theo hợp đồng lao động
Biên chế
8
80,00
Hợp đồng
2
20,00
* Theo trình độ chuyên môn
Sau đại học
1
10,00
Đại học
8
80,00
Trung cấp
1
10,00
Tổng số
10
100,00
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch huyện Đồng Hỷ)
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Sở và các hoạt động của phòng. Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng,chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng Phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.
Phòng Kế hoạch tài chính là một bộ phận chuyên môn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, giúp Giám đốc Sở thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, các hoạt động lập kế hoạch của Sở. Phòng Kế hoạch tài chính chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của tổ chức cán bộ Sở.
Ngoài ra phòng còn có chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý công tác kế hoạch dài hạn ngắn hạn hàng năm; đầu tư XDCB, thu hút vốn đầu tư, quản lý Tài chính - Ngân sách, quản lý tài sản công, tài sản trong tố tụng hình sự, tài sản đất đấu giá, quản lý về lĩnh vực giá ( giá đất, giá tài sản, giá vật tư, vật liệu…); thẩm định bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn theo phân cấp; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quản lý trợ giá cước, các mặt hàng chính sách…
Quản lý và theo dõi nguồn vốn xây dựng cơ bản; các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư mang tính chất XDCB
Phối hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của UBND Huyện.
1.2.2.1. Về công tác Kế hoạch - Đầu tư:
Căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của UBND tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết Đảng bộ Huyện, phòng có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của huyện, hướng dẫn các xã, thị trấn, các ngành trong huyện xây dựng kế hoạch hàng năm.
Căn cứ theo chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đã được Hội đồng nhân dân thông qua, tham mưu cho UBND huyện phân bổ các chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc UBND huyện làm cơ sở cho việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Theo dõi, kiểm tra các đơn vị trong qua trình thực hiện kế hoạh, kịp thời đề xuất với UBND huyện biện pháp, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch.
Tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh.
Giúp UBND huyện trong công tác thảm tra trình tự phê duyệt đầu tư, lựa chọn nhà thầu và thẩm định quyết toán vốn hoàn thành các dự án trên địa bàn.
Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện về các chỉ tiêu: quy trình đầu tư, giám sát đầu tư, hiệu quả đầu tư
1.2.2.2. Về công tác tài chính, quản lý giá, tài sản:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hưỡng dẫn kiểm tra các xã, TT, các đơn vị sự nghiệp có thu, các ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý ngân sách theo đúng chế độ chính sách hiện hành.
Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập dự toán thu – chi ngân sách, quyết toán ngân sách.
Quản lý cấp phát ngân sách huyện đảm bảo cân đối đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội của huyện.
Tham mưu cho UBND huyện về cơ cấu chính sách trong việc quản lý, điều hành ngân sách.
Quản lý theo dõi tài sản công thuộc thẩm quyền quản lý của huyện( trong việc mua sắm – điều chuyển – thanh lý tài sản).
Thực hiện chức năng quản lý giá trên địa bàn và lập thẩm định các loại vật tư, tài sản, máy móc thiết bị được phân cấp.
Thẩm định, quyết toán các công trình XDCB và lập hồ sơ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thuộc thẩm quyền.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm kiểm tra quyết toán các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền.
Phối hợp với các đơn vị xã, TT theo dõi cấp phát vật tư xi măng cho các công tình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phối hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện các nhiện vụ đột xuất theo yêu cầu của UBND huyện.
1.2.2.3. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh:
Giúp UBND huyện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh, trong việc hướng dẫn cấp ĐKKD, quản lý việc kinhdoanh theo đăng ký đã cấp, phối hợp cùng với cơ quan thuế, quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh theo ngành nghề.
Với khối lượng công việc rất lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị và các xã thị trấn mặt khác liên quan đến rất nhiều chính sách, chế độ khác nhau; vừa phải có tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển kinh tế lâu dài để xây dựng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, vì vậy yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ có kiến thức trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để khắc phục khó khăn trong công việc, mỗi CB,CC của Phòng luôn xác định được nhiệm vụ của mình và đều có chung suy nghĩ: Muốn hoàn thành tốt công việc của Phòng thì tất cả mọi người đều phải đoàn kết; làm việc có kỷ cương; sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công; thương yêu giúp đỡ nhau từ việc nhà đến việc cơ quan; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc bằng việc tự học hỏi, nghiên cứu thêm để cập nhật các chính sách, chế độ mới; sẵn sàng làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc; lên án những biểu hiện sách nhiều, tiêu cực...
Đứng trước khó khăn về thu ngân sách không đủ chi của huyện, hàng năm, Phòng đều chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn và chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn bàn các giải pháp thu ngân sách nhằm nộp kịp thời các khoản thu. Để tăng thu ngân sách, Phòng tham mưu cho UBND huyện các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD). Hiện tại, trên địa bàn đã có trên 80 doanh nghiệp đến đầu tư SXKD và đang làm ăn có hiệu quả nên đã tăng thu cho ngân sách mỗi năm trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, Phòng còn điều hành tốt công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản tịch thu công quỹ, thu về cho ngân sách hàng tỷ đồng. Đồng thời, thẩm định tốt công tác quyết toán các công trình xây dựng cơ bản (XDCB). Qua đó, phát hiện các khoản quyết toán sai, thừa và cắt giảm chi hàng trăm triệu đồng so với giá trị của chủ đầu tư đề nghị ban đầu. Vì thế, thu ngân sách của huyện hàng năm đều vượt dự toán tỉnh và huyện giao từ 18% trở lên.
Do khả năng ngân sách hạn hẹp, nên trong công tác chi ngân sách, Phòng đã tham mưu cho huyện ban hành nhiều cơ chế, chính sách (bình quân mỗi năm có từ 8 đến 10 cơ chế) được đại biểu HĐND huyện thông qua để tạo điều kiện đầu tư cho phát triển như các cơ chế về: Hỗ trợ cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; cơ chế đối ứng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; xây dựng nhà văn hoá, kiên cố hoá đường bê tông, hỗ trợ xây dựng nhà 167 cho hộ nghèo, xoá nhà dột nát, hỗ trợ quản lý tài nguyên khoáng sản, xây dựng trường chuẩn Quốc gia y tế, giáo dục; cơ chế trích lại cho các xã đấu giá quyền sử dụng đất... Bên cạnh đó, thực hiện sử dụng ngân sách hợp lý, chi tiêu tiết kiệm, nên mỗi năm huyện cũng tiết kiệm trên 2 tỷ đồng từ tiền thu cấp quyền sử dụng đất và chi thường xuyên để tập trung vốn đối ứng kịp thời xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tốt công tác đấu thầu XDCB để tiết kiệm chi cho ngân sách.
Chỉ tính riêng trong 2 năm (2008-2009), từ nguồn tiết kiệm chi trên, huyện đã bổ sung vốn đối ứng xây dựng được 6 trụ sở UBND xã (3 trụ sở đã đưa vào sử dụng), trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn là Tân Long và Văn Lăng. Ngoài ra còn xây dựng, cải tạo, sửa chữa được một số công trình phúc lợi khác và hỗ trợ các xã mua sắm phương tiện làm việc và xây dựng các công trình phụ trợ. Năm 2010, huyện sẽ tiếp tục xây dựng thêm 2 nhà văn hoá trung tâm xã. Trong công tác XDCB, Phòng tham mưu cho huyện đầu tư XDCB có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải; thẩm định kịp thời các dự án đầu tư XDCB từ các nguồn vốn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn, lồng ghép các nguồn vốn để hoàn thiện các công trình theo dự kiến...
Để đạt được những thành tích trên, sự đóng góp của đội ngũ CB,CC Phòng TC-KH huyện Đồng Hỷ là rất lớn. Ghi nhận những thành tích ấy, những năm qua, tập thể và nhiều cá nhân trong Phòng đã được các cấp, ngành khen thưởng. Chi bộ liên tục đạt trong sạch vững mạnh. Đặc biệt năm 2008, 2009, Phòng được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; năm 2009 được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong 2 năm (2008-2009).
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2006-2010
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
Lĩnh vực kinh tế :
2.1.1.1. Về tốc độ phát triển kinh tế :
Giai đoạn 2006- 2010, kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất Công nghiệp xây dựng tăng 42,7% ; sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 25,6% ; dịch vụ tăng 22,6%.
Đối với ba nhóm ngành của nền kinh tế, ngành CN-XD đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất xét trong giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010, tương ứng là 17,72%/năm và 16.47%/năm. Tiếp đến là ngành dịch vụ, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 đạt 8,11%/năm và đã tăng nhanh lên 12,24%/năm giai đoạn 2006-2009. Ngành nông lâm và thủy sản đạt tốc độ tăng bình quân tương ứng là 5,21%/năm và 6,39%/năm.
2.1.1.2. Về quy mô nền kinh tế:
Năm 2005, GDP của huyện đạt 620 tỷ đồng (giá HH), gấp 1,83 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,03 triệu đồng (giá HH), gấp 1,76 lần so với năm 2000, tuy nhiên chỉ bằng 86% so với mức bình quân toàn tỉnh (5,82 triệu đồng, giá HH) và thấp hơn vùng Đông Bắc (5,7 triệu đồng, giá HH). Đến năm 2009, GDP bình quân đầu người đạt 14,369 triệu đồng (giá HH), bằng 111,4% KH, tăng gấp 2,86 lần so với năm 2005.
Bảng 5: Quy mô và tốc độ tăng GDP của huyện Đồng Hỷ
( Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2009
1. GDP (giá HH)
620
1609
- Công nghiệp + xây dựng
215
588
- Nông, lâm, ngư
160
394
- Dịch vụ
245
607
2. GDP (giá SS 1994)
477,74
772,00
- Công nghiệp + xây dựng
151,25
401,00
- Nông, lâm, ngư
127,76
121,00
- Dịch vụ
198,73
250,00
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
2.1.1.3. Về mức độ đóng góp của 3 khối ngành:
- Xét nền kinh tế của huyện ở 2 khu vực: Khu vực sản xuất vật chất (KVSXVC) và dịch vụ (DV) cho thấy: Đóng góp giá trị gia tăng (VA) của KVSXVC trong tổng GDP có xu hướng giảm nhanh, từ 63,5% (2001-2005) xuống còn 59,66% (2006-2009), giảm 3,84%; đóng góp VA của khu vực DV tăng nhanh, từ 36,5% (2000-2005) lên 40,34% (2006-2009). Xu hướng này thể hiện cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tạo có năng suất lao động cao và tạo ra nhiều VA.
- Xét nền kinh tế huyện ở 3 khu vực: Nông lâm và thủy sản, CN-XD và dịch vụ: Đóng góp của khu vực CN-XD có xu hướng giảm, từ 45,1% (2001-2005) xuống còn 40,01% (2006-2009); trong khi đó đóng góp khu vực DV tăng từ 36,5% (2001-2005) lên 40,34% (2006-2009); và đóng góp của khu vực nông lâm và thủy sản cũng có xu hướng tăng, tăng từ 18,4% (2001-2005) lên 19,66% (2006-2009). Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu của huyện dường như đi ngược lại với xu hướng chung của cả nước, đó là đóng góp 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ phải tăng còn đóng góp của khu vực nông nghiệp giảm. Tuy nhiên, qua phân tích xu hướng biến động của tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thì xu hướng này là hoàn toàn có thể lý giải được, đó là diện tích đất nông nghiệp tăng. Xu hướng này cũng gợi ý rằng, trong một vài năm nữa, khi khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển thì đóng góp của ngành công nghiệp huyện sẽ tăng.
Bảng 6: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001-2005
2006-2009
Tổng GDP
Tỷ đồng
282
682
VA nông nghiệp
Tỷ đồng
52
134
VA nông nghiệp/GDP
%
18,4
19,66
VA công nghiệp
Tỷ đồng
127
273
VA công nghiệp/GDP
%
45,1
40,01
VA dịch vụ
Tỷ đồng
103
275
VA dịch vụ /GDP
%
36,5
40,34
VA KVSXVC/GDP
%
63,5
59,66
VA KVSXPVC/GDP
%
36,5
40,34
- VA KVSXNN/GDP
18,4
19,66
- VA KVSXPNN/GDP
81,6
80,34
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
2.1.1.4. Về chất lượng tăng trưởng:
Xét trên toàn nền kinh tế, tốc độ tăng của giá trị sản xuất (GTSX) còn cao hơn tốc độ tăng của VA. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ gia tăng của GTSX là 12,7%/năm, trong khi đó tốc độ tăng của VA là 9,65%/năm; giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng của GTSX tiếp tục cao hơn so với tốc độ tăng của VA (13,43% so với 11,99%). Trong ba khu vực, khu vực nông lâm và thủy sản là khu vực có khoảng cách giữa tốc độ tăng GTSX và tốc độ tăng VA lớn nhất: 1,53 lần (2001-2005) và 1,9 lần (2006-2009).
2.1.1.5. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Về cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch tích cực và đúng hướng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 7: Cơ cấu ngành kinh tế
(Đơn vị :%)
Năm
Tỷ trọng
2006
2009
Ngành DV
42
41
Ngành CN-XD
26
37
Ngành nông lâm- thủy sản
32
22
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
Ngành dịch vụ là ngành có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế huyện, tuy nhiên đã giảm nhẹ từ 42% (năm 2006) xuống còn 41% (năm 2009). Tỷ trọng ngành CN-XD có xu hướng tăng nhanh, từ 26% lên 37 %, trong khi đó tỷ trọng ngành nông lâm và thủy sản giảm nhanh từ 32% xuống còn 22%. Xu hướng thể hiện cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng, tăng nhanh tỷ trọng CN-XD và giảm nhanh tỷ trọng ngành nông lâm và thủy sản - Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa.
Sự chuyển dịch của hai khối ngành phi nông nghiệp và nông nghiệp đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP tăng gấp 1,13 lần (2006-2009), từ 68% lên 77,5%, bình quân là 1,2 điểm %/năm.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất phi vật chất thay đổi hầu như không đáng kể. Tỷ trọng của khối ngành sản xuất vật chất tăng tăng bình quân 0,25% điểm/năm, từ 58% lên 60,06%.
Bảng 8: Cơ cấu GDP theo khối ngành kinh tế
(Đơn vị :%)
Năm
Cơ cấu GDP
2006
2009
Ngành phi nông nghiệp
68
77,5
Ngành sản xuất vật chất
58
60,06
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
- Về cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế của Đồng Hỷ đang chuyển dịch theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng tăng cường đổi mới sự hoạt động hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 9: Cơ cấu GDP theo các thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm
Cơ cấu GDP
2006
2009
Quốc doanh Trung ương
17
16
Quốc doanh Địa phương
29
28
Kinh tế ngoài quốc doanh
54
56
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
2.1.1.6. Tình hình thu, chi ngân sách:
Thu ngân sách tăng nhanh qua từng năm, bình quân đạt 26,76%/năm (2006-2009). Đáng chú ý là kinh tế ngoài quốc doanh có đóng góp ngày càng quan trọng vào thu ngân sách. Tỷ trọng của thu ngân sách từ khu vực kinh tế này tăng từ 29,39% (năm 2006) lên 41,61% (năm 2009), bình quân 4,07 điểm %/năm.
Cũng trong giai đoạn này, chi ngân sách tăng liên tục, từ 68,593 tỷ đồng (năm 2006) tăng gấp 2,26 lần trong ba năm tiếp theo. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển cũng tăng, nhưng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách lại có xu hướng giảm, từ 3,24% (năm 2006) xuống còn 1,35% (năm 2009).
Hiện tượng thu không bù đắp được chi ngân sách xảy ra thường xuyên và khoảng cách chênh lệch thu – chi ngân sách ngày càng doãng rộng ra. Năm 2006, ngân sách địa phương thâm hụt 53,375 tỷ đồng và năm 2009 là 123,877 tỷ đồng.
Bảng 10: Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006 – 2009
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Bình quân
I. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
15,218
20,565
31,663
31
24,612
- Thu từ DN Nhà nước
6,575
8,261
11,633
13,6
10,012
- Thu từ KT ngoài quốc doanh
4,474
8,229
10,39
12,9
9,173
- Thu khác
4,169
4,075
9,64
4,5
4,846
II. Tổng chi ngân sách trên địa bàn
68,593
98,350
138,385
154,877
115,051
- Chi đầu tư phát triển
2,224
9,967
11,198
2,097
6,372
III. Cân đối thu chi
-53,375
-77,785
106,722
-123,877
-37,079
(Nguồn: Số liệu tính toán từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
2.1.2.1 Về công tác giáo dục và đào tạo
Đánh giá chung: Giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực do triển khai sâu rộng phong trào xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt công tác phổ cập giáo dục bậc trung học và công tác đào tạo nghề đạt được nhiều tiến bộ. Vì vậy, cả số lượng và chất lượng giáo dục - đào tạo đều có bước tiến bộ rõ rệt.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trường học ở các cấp được trang bị và nâng cấp rõ rệt, đáp ứng cơ bản được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục - đào tạo; bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay huyện vẫn còn phòng học bán kiên cố và nhà tạm ở cả 3 cấp học, cụ thể: Tiểu học có tổng số 3.201 phòng học trong đó phòng học kiên cố 1.205 phòng, bán kiên cố 1.458 phòng, nhà tạm 538 nhà; lần lượt với cấp THCS là: 2.232 phòng, 1.151 phòng, 940 phòng và 141 nhà tạm và THPT là: 702 phòng, 659 phòng, 41 phòng, và 2 nhà tạm.( được thể hiện qua bảng sau):
Bảng 11: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học giai đoạn 2006 -2009
(Đơn vị: Phòng( nhà))
Cấp học
Phòng học
Phòng kiên cố (phòng)
Phòng bán kiên cố (phòng)
Nhà tạm (nhà)
Tổng số
Tiểu học
1205
1458
538
3201
Trung học cơ sở
1151
940
141
2232
Trung học phổ thông
659
41
2
702
(Nguồn: Số liệu tính toán từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
- Chất lượng giáo dục – đào tạo được thể hiện rõ tỷ lệ học sinh đi học đúng trong độ tuổi theo qui định, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia...đều tăng dần trong những năm gần đây.
Bảng 12: Công tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị : học sinh)
STT
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH 2005
Thời kỳ 2006 – 2010
2006
2007
2008
2009
KH
2010
1
Tổng số học sinh đầu năm học
Học sinh
28524
27327
25503
25337
23332
23211
Trong đó: - Nhà trẻ
Cháu
787
803
787
687
848
873
- Mẫu giáo
Cháu
3792
3818
3918
4150
3691
3690
-Tiểu học
Học sinh
10290
9651
9202
9158
8548
8527
- THCS
Học sinh
9656
8906
7906
7794
6827
6840
- THPT
Học sinh
3999
4149
3690
3548
3418
3281
Trong đó: - Nhà trẻ
Cháu
299
305
299
261
322
322
- Mẫu giáo
Cháu
1441
1451
1489
1577
1403
1402
-Tiểu học
Học sinh
3910
3667
3497
3480
3248
3240
- THCS
Học sinh
3622
3343
2966
2928
2568
2557
- THPT
Học sinh
1282
1286
1264
1267
1194
1123
2
Tỷ lệ TE đi học mẫu giáo đúng độ tuổi
%
64,00
65,00
65,00
65,90
65,90
66,00
3
Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi
Trong đó: - Nhà trẻ
%
21,00
21,00
19,50
19,50
20,00
22,00
- Mẫu giáo
%
64,00
65,00
72,80
72,80
66,00
70,00
-Tiểu học
%
99,40
99,80
99,80
99,70
99,60
99,60
- THCS
%
98,60
98,70
98,60
98,70
98,60
98,60
- THPT
%
96,17
96,55
97,05
96,70
95,79
96,80
4
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia
- Mầm non
Trường
2
2
3
2
3
4
- Tiểu học
Trường
3
10
13
15
14
16
- THCS
Trường
1
2
5
6
6
7
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
- Đào tạo nghề: Trên địa bàn huyện có Trung tâm chính trị thực và Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện việc bồi dưỡng chính trị và dạy nghề đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, do không phải là cơ sở chuyên dạy nghề và cơ sở vật chất thiếu, trình độ giáo viên thấp, nên quy mô đào tạo cũng như chất lượng đào tạo chưa cao. Huyện chưa có cơ sở dạy nghề chuyên, vì vậy rất khó khăn cho việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động trên địa bàn, khó khăn cho việc huy động các nguồn lực vào công việc đào tạo ngành nghề. Việc đào tạo nghề được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình xoá đói-giảm nghèo và giải quyết việc làm.
2.1.2.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Đánh giá chung: Thời kì 2006-2009, các chương trình y tế dự phòng được triển khai, thực hiện sâu rộng, tiềm năng y học dân tộc được phát huy. Hệ thống y tế cơ sở được nâng cấp, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho khám và chữa bệnh, 95% trạm y tế xã có bác sĩ, 298/298 xã, xóm, bản, tổ nhân dân có nhân viên y tế thôn bản hoạt động, mạng lưới y tế từ huyện tới cơ sở đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Bảng 13: Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH
2005
Thời kỳ 2006 – 2010
2006
2007
2008
2009
KH 2010
Tổng số giường bệnh
Giường
200,0
200,0
200,0
190,0
190,0
190,0
Số giường bệnh trên vạn dân
Giường
17,0
17,0
17,0
18,0
18.0
18,0
Tổng số bác sĩ
Bác sĩ
48
48
48
48
50
52
Số bác sĩ/vạn dân
Bác sĩ
4
4
4
4
4,2
4,50
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
%
1,16
1,10
1,05
1,03
1,00
0,95
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
%
24,80
23,10
21,60
21,50
20,50
19,50
Tỷ lệ mẹ chết liên quan đến sinh sản
%
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
Số người mắc HIV/AIDS
Người
140
150
368
695
902
1000
Trong đó: trẻ em
Trẻ em
0
0
0
0
3
5
Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS
%
0,12
0,13
0,30
0,58
0,84
0,92
Số người mắc các bệnh xã hội
Người
10,000
9,069
8,709
8,017
8,000
8,000
Tỷ lệ người mắc các bệnh xã hội
%
8,60
7,75
7,40
7,24
7,40
7,30
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
- Cơ sở vật chất: Hệ thống y tế được quan tâm đầu tư xây dựng như: Từ năm 2006-2009, toàn huyện có 18/20 xã, thị trấn được đầu tư, nâng cấp xây dựng nhà dân số – sức khoẻ. Năm 2009, toàn huyện có tổng số 23 cơ sở y tế trong đó có 02 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 20 trạm y tế xã. Bệnh viện được trang bị khá tốt (có Máy X quang và Máy siêu âm). Hầu hết các trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên cố. Tuy vậy, trang thiết bị y tế hiện còn thiếu. Số lượng bác sỹ có tăng nhưng nhìn chung, lực lượng cán bộ y tế của huyện còn thiếu, trình độ chuyên môn cần được nâng cao hơn nữa, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân còn thấp.
- Công tác khác: Công tác truyền thông dân số được đẩy mạnh, các chương trình mục tiêu dân số – gia đình và trẻ em được đông đảo quần chúng tham gia thực hiện. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo, chất lượng được nâng lên. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,029%. Số trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 23,1% (năm 2006) xuống còn 20,5% (năm 2009), tỷ lệ mẹ chết liên quan đến sinh sản là 0,1%, số trẻ em mắc các bệnh tả, thương hàn, xuất huyết là 0%. Trên 60% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, 70% số trẻ em khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng. Số lượng khám chữa bệnh đạt: 153.751 lượt người. Năm 2006, tổng số bệnh nhân vào điều trị nội trú: 8.045/5.37, tăng 159% so năm 2005; tổng số ngày điều trị nội trú: 61.647 ngày, tăng 177% so năm 2005; công suất sử dụng giường bệnh đạt tăng 154% so năm 2005.
2.1.2.3. Công tác văn hóa – thể thao:
Sự nghiệp văn hóa-thể thao của huyện trong những năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện và nâng cao đời sống tinh thần, thể lực cho nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao đã được các cấp chính quyền quan tâm và phát triển không ngừng.
Hoạt động văn hoá cộng đồng, lễ hội truyền thống được duy trì và kịp thời khơi dậy tình cảm quê hương đất nước và tính cộng đồng. Các hoạt động thể dục-thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên và phát triển rộng khắp. Các thiết chế thể thao-văn hóa đã được quan tâm đầu tư và đi vào hoạt động nề nếp.
Năm 2006, toàn huyện hiện có 70,1% số hộ gia đình được công nhận “gia đình văn hóa”; 25,1% xóm, bản, tổ nhân dân đạt "Tổ dân phố văn hoá"; 76% (KH) xóm, bản, tổ nhân dân đạt "Khu dân cư tiên tiến"; 90,3% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt "Cơ quan văn hoá". Xây dựng hoàn thiện 1 Trung tâm văn hoá thể thao cấp cơ sở và Trung tâm văn hoá thể thao. Hiện nay toàn huyện đã thành lập được 50 câu lạc bộ TDTT cơ sở.
2.1.2.4. Công tác xóa đói giảm nghèo, lao động, giải quyết việc làm:
Đời sống của người dân đã được cải thiện nhưng chất lượng cuộc sống chưa đạt được yêu cầu bởi GDP bình quân đầu người còn thấp. Xét về tốc độ tăng trưởng có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của huyện tăng khá nhanh. Giai đoạn 2006 - 2009, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của huyện là 9,43%/năm, trong đó đạt bình quân khá cao trong ba năm gần đây (10,93%/năm). Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn tương đối thấp so với mức bình quân của cả nước. Năm 2005 GDP bình quân đầu người của huyện tính theo giá HH đạt 5,03 triệu đồng/năm, bằng 50% so với cả nước (10,09 triệu đồng). Năm 2009, GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng, nhưng chỉ đạt 14,369 triệu đồng .
Bảng 14: Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH 2005
Thời kỳ 2006 – 2010
2006
2007
2008
2009
KH 2010
Xoá đói giảm nghèo
Tổng số hộ
Hộ
28184
27365
29572
26944
28306
28931
- Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
Hộ
7027
6473
6076
5516
4525
3613
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
%
25,68
23,65
20,55
20,47
15,99
12,49
- Số hộ thoát đói nghèo
Hộ
360
976
774
599
750
912
- Số hộ cận nghèo
Hộ
0
0
0
2,135
2,585
3,035
- Số hộ sống trong các nhà tạm
Hộ
0
0
0
765
411
360
- Số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí
Người
0
22168
21068
23762
20294
18072
- Tỷ lệ người nghèo được KCB miễn phí
%
0
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Cung cấp các DV & CSHT thiết yếu cho các xã ĐBKK và người nghèo
- Tổng số xã có đồng bào dân tộc thiểu số
Xã
20
20
20
18
18
18
- Số xã có bưu điện văn hoá xã
Xã
17
17
17
17
17
17
- Tỷ lệ số hộ sử dụng điện
%
97,80
98,00
98,05
98,05
98,05
98,50
- Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Hộ
19165
19156
21292
19669
21286
22132
- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
%
68
70
72
73
75,2
76,5
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
- Lao động, giải quyết việc làm: do tăng trưởng kinh tế và giáo dục - đào tạo đạt kết quả khá tốt nên trong 4 năm vừa qua đã giải quyết cơ bản được vấn đề việc làm cho người lao động trong huyện.Lao động cũng chuyển dịch cơ cấu, tăng dần tỷ lệ lao động trong ngành dich vụ từ 10038 người(2005) lên 10838người (2010), ngành công nghiệp từ 8700(2005) người lên 8925 người(2009) và giảm dần hoạt động trong ngành nông lâm ngư nghiệp từ 48182 người(2005) xuống 42988 người (2009) Chất lượng, kỹ năng lao động được cải thiện do được tham gia đào tạo, thực hành tại chỗ.
Bảng 15: Lao động việc làm giai đoạn 2006-2010
STT
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH
Thời kỳ 2006 - 2010
2005
2006
2007
2008
2009
KH
2010
1
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
1000
người
78,729
80,1
80,304
74
75
76
2
Số lao động tham gia trong nền KTQD
1000
người
66,92
68,085
68,258
62,9
63,75
64,175
Lao động ngành Nông lâm ngư nghiệp
1000
người
48,182
47,66
47,781
44,03
42,988
43,639
Lao động ngành Công nghiệp
1000
người
8,7
8,851
8,874
8,177
8,925
9,626
Lao động ngành Dịch vụ
1000
người
10,038
11,574
11,604
10,693
10,838
10,91
3
Tổng số người có việc làm mới trong năm
người
1342
1514
1600
1860
1750
1800
+ Trong đó: Xuất khẩu lao động
người
115
171
201
185
80
100
4
Số lao động được đào tạo mới trong năm
người
1000
1000
3000
3000
3000
3000
5
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
15,13
16
17
17,5
18
20
6
Số hộ được vay vốn tạo việc làm
Hộ
114
137
120
120
100
110
7
- Số lao động chưa có việc làm ổn định
Người
1118
1121
964
1110
1200
1057
8
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ở khu vực thành thị
%
1,42
1,4
1,2
1,35
1,3
1,25
9
- Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn
%
75
76
78
79
80
81
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
Tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2006-2010 Huyện đã thu hút được một khối lượng vốn lớn. Tổng nguồn kinh phí đầu tư XDCB từ ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xổ số kiến thiết giai đoạn 2006-2010 là 178,703 tỷ đồng. Tổng nguồn kinh phí đầu tư XDCB từ Ngân sách huyện giai đoạn 2006-2010 là 11,799 tỷ đồng. Tuy vốn đầu tư trong giai đoạn này liên tục tăng nhưng lại có sự giảm sút so với vốn đầu tư năm 2006 là 21,3 tỷ đồng và năm 2004 là 123,67 tỷ đồng.
Bảng 16: Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xổ số kiến thiết giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT
Danh mục công trình
Tổng số
Trong đó
2006
2007
2008
2009
2010
1
2
3=4+5+
6+7+8
4
5
6
7
8
Tổng số
178,703
10,783
21,163
32,966
76,121
37,670
I
Nguồn vốn XDCB tập trung, mục tiêu
43,301
4,666
7,909
8,277
15,478
6,971
*
Giao thông
8,335
1,492
2,296
2,347
900
1,300
1
Đường nội bộ TT Sông Cầu
0,667
0.150
0,517
-
-
2
Đường Hoá Thượng - Hoà Bình
1,500
0400
0,300
0,800
-
-
3
Đường giao thông Hoà Bình - Văn Lăng
2,369
0,900
0,900
0,569
-
-
4
Đường Cây Thị - Văn Hán
0,342
0,042
-
-
0,300
-
5
Đường GT liên xã Khe Mo - Đèo Nhâu
0,178
-
0,120
0,058
-
-
6
07 cầu tuyến Hoá Thượng-Hoà Bình
1,440
-
0,120
0,420
0,300
0,600
7
Đường giao thông Cây Thị-Văn Hán
1,484
-
0,084
0,500
0,300
0,600
8
Đường GTNT xã Minh Lập
0,100
-
-
-
-
0,100
9
Đường 1 B - Tân Long
0,255
-
0,255
-
-
-
*
Thuỷ lợi
5,418
0,110
0,108
2,200
1,500
1,500
1
DA Hồ Đồng Cẩu xã Hoà Bình
1,700
-
-
0,200
1,000
500
2
Thuỷ lợi xã Minh Lập, Hoá Thượng
3,610
0,110
-
2,000
0,500
1,000
3
Hồ chứa nước Kim Cương
0,108
-
0,108
-
-
-
*
Kiến thiết thị chính
14,069
0,600
2,022
2,800
6,606
2,041
1
Trụ Sở UBND xã Huống Thượng
0,500
-
0,500
-
-
-
2
Trụ sở xã Quang Sơn
1,578
0,600
0,978
-
-
-
3
Trụ sở Huyện Uỷ
0,544
-
0,544
-
-
4
Trụ sở 4 xã: VLăng; TLong; KMo; LSơn
4,506
-
-
2,800
1,706
-
5
Trụ sở 3 xã: M.Lập; H.Tiến; N.Hoà
5,141
-
-
-
3,700
1,441
6
Nhà làm việc phòng Tài chính
1,700
-
-
-
1,200
0,500
7
CT, SC trụ sở làm việc huyện uỷ
0,050
-
-
-
-
0,050
8
CT, SC trụ sở HĐND -UBND
0,050
-
-
-
-
0,050
*
Kiến thiết thị chính khác
5,539
2,464
1,525
-
1,500
0.050
1
Xây dựng Trung tâm VHTT huyện
0.050
-
-
-
-
0,050
2
Chợ Quang Sơn
2,525
-
1,525
-
1,000
-
3
XD nghĩa trang liệt sỹ huyện Đồng Hỷ
0,500
-
-
-
0,500
-
4
Hệ thống lưới điện xã Văn Hán
2,464
2,464
-
-
-
-
*
Y tế
0,522
-
0.,522
-
-
-
1
Trạm y tế Quang Sơn
0,522
-
0,522
-
-
-
*
Giáo dục
9,418
-
1,436
0.930
4,972
2,080
1
Trường Tiểu học Nam Hoà
0,145
-
0,015
0,030
0,050
0,050
2
Trường Tiểu học Minh Lập
0,136
-
0,006
0,030
0,050
0,050
3
Trường Tiểu học Khe Mo
0,285
-
0,015
0,070
0,100
0,100
4
Trung tâm bồi dưỡng chính trị
2,200
-
1,400
0,800
-
-
5
Đối ứng xây dựng KCH trường học...
5,652
-
-
-
3,772
1,880
6
Trung tâm chữa bệnh giáo dục LĐXH
1,000
-
-
-
1,000
-
II
Nguồn vốn hỗ trợ ĐT theo NQ 37
14,900
4,000
7,500
3,400
-
-
1
Hạ tầng khu TĐC Quang Sơn
- Đường điện 0,4kv Quang Sơn
500
0,500
-
-
-
-
- Đường GT + trạm biến áp
5,800
1,500
3,300
1,000
-
-
- San nền khu vực 1 + KV 2
1,000
1,000
-
-
-
-
- Hệ thống thoát nước
1,000
1,000
-
-
-
-
- Trạm y tế Quang Sơn
200
-
0,200
-
-
-
2
Trung tâm dạy nghề huyện
3,500
-
2,000
1,500
-
-
3
Chợ Quang Sơn
2,900
-
2,000
0,900
-
-
III
Nguồn vốn ODA (OFID; JIBIC)
27,117
-
1,584
4,990
16,943
3,600
*
Giao thông
1
07 cầu tuyến Hoá Thượng-Hoà Bình
6,840
-
-
0,540
5,000
1,300
2
Đường giao thông Cây Thị -Văn Hán
9,188
-
0,084
1,550
6,254
1,300
*
Thuỷ lợi
3
DA Hồ Đồng Cẩu xã Hoà Bình
3,074
-
-
0,200
2,374
0,500
4
Thuỷ lợi xã Minh Lập, Hoá Thượng
5,300
-
1,500
2,000
1,800
-
*
Giáo dục
5
Trường Tiểu học Nam Hoà
664
-
-
0,150
0,514
-
6
Trường Tiểu học Minh Lập
651
-
-
0,150
0,501
-
7
Trường Tiểu học Khe Mo
1,400
-
-
0,400
0,500
0,500
IV
Nguồn vốn vay XD KCHT nông thôn
8,900
-
-
-
8,900
-
1
Đường giao thông nông thôn
6,294
-
-
-
6,294
-
2
KCH kênh mương nội đồng
2,606
-
-
-
2,606
-
V
Nguồn vốn CT 135, TT cụm xã
16,587
2,117
2,102
3,868
3,700
4,800
1
Đầu tư XD CSHT các xã ĐBKK
9,587
2,117
2,102
1,768
1,600
2,000
2
Đầu tư XD CSHT 14 xóm ĐBKK
7,000
-
-
2,100
2,100
2,800
VI
Nguồn vốn chương trình 134
4,468
-
2,068
2,400
-
-
1
XD đường nước sinh hoạt tập trung
4,468
-
2,068
2,400
-
-
VII
Nguồn vốn xổ số
2,780
-
-
0,750
0,768
1,262
1
Trạm ytế xã Huống Thượng
1,468
-
-
0,750
0,418
0,300
2
Trường Mầm non Quang Sơn
1,312
-
-
-
0,350
0,962
VIII
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
58,350
-
-
8,531
29,582
20,237
1
Đường đến trung tâm xã Văn Hán
35,000
-
-
20,000
15,000
2
KCH trường học, nhà công vụ giáo viên
23,350
-
-
8,531
9,582
5,237
IX
Chương trình mục tiêu GDĐT
2,300
-
-
0,750
0,750
0,800
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Bảng 17: Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách huyện giai đoạn 2006 -2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT
Danh mục công trình
Tổng số
Trong đó
2006
2007
2008
2009
2010
1
2
3=4+5+
6+7+8
4
5
6
7
8
Tổng số
11,799
680
5,049
2,890
2,450
730
*
Giao thông
4,232
0,430
3,430
0,372
-
-
1
Đường bê tông Núi Voi đi NMXM
0,200
-
0,200
-
-
-
2
Đường Khe Mo - Đèo Khế
1,070
0,150
0,820
0,100
-
-
3
Đường ngã 4 Chùa Hang đi Núi Voi
0,850
0,50
0,750
0,050
-
-
4
Đường ngã ba Tướng Quân - Minh Lập
0,950
0,50
0,800
0,100
-
-
5
Đường tràn Gốc Duối, xã Tân Lợi
0,300
-
0,300
-
-
-
6
Đường vào bãi rác Đồng Hỷ
862
0,180
0,560
0,122
-
-
*
Kiến Thiết thị chính
4,259
250
1,389
1,570
0,900
0,150
1
Nhà giao ban Công an huyện
0,150
-
-
0,150
-
-
2
Nhà hiệu bộ Trung tâm GDTX
0,300
-
-
0,300
-
-
3
Nhà huấn luyện BCH QS huyện
0,400
-
-
0,250
0,150
-
4
Nhà làm việc các phòng Tài chính-KH
0,400
-
-
-
0,400
-
5
Nhà làm việc VP phòng Giáo dục ĐT
0,524
0,150
0,354
0,020
-
-
6
Nhà LV 3 tầng trụ sở xã Tân Lợi (CBĐT)
0,050
-
-
-
0,050
-
7
Trụ sở UBND xã Hợp Tiến
0,150
-
-
-
0,100
0,050
8
Trụ sở UBND xã Huống Thượng
1,385
100
1,035
0,250
-
-
9
Trụ sở UBND xã Khe Mo
0,200
-
-
0,200
-
-
10
Trụ sở UBND xã Minh Lập
0,150
-
-
-
0,100
0,050
11
Trụ sở UBND xã Nam Hoà
0,150
-
-
-
0,100
0,050
12
Trụ sở UBND xã Tân Long
0,200
-
-
0,200
-
-
13
Trụ sở UBND xã Văn Lăng
0,200
-
-
0,200
-
-
*
Kiến Thiết thị chính khác
3,308
-
0,230
0,948
1,550
0,580
1
San nền sân vận động Chùa Hang
0,270
-
0,230
0,040
-
-
2
CBĐT trụ sở các xã (M.Lập, H.Tiến, N.Hoà)
0,150
-
-
0,150
-
-
3
CBĐT Nghĩa trang La Giang
0,508
-
-
0,408
-
0,100
4
XD biển địa giới hành chính huyện
0,350
-
-
0,350
-
-
5
Rãnh và HT thoát nước thải Chùa Hang
0,850
-
-
-
0,850
-
6
TT Chữa bệnh Giáo dục LĐXH huyện
1,180
-
-
-
0,700
0,480
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Do thực hiện tốt các chủ trương và chính sách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế nên vốn đầu tư được huy động tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2006, tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 11,463 tỷ đồng, tăng nhanh lên 78,571 tỷ đồng (năm 2009), tính đến tháng 5 năm 2010 vốn đầu tư thực hiện đã đạt 38,4 tỷ đồng, bằng 51,127% so với năm 2009.
Bảng 18: Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT
Năm
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Biến động
Cơ cấu
(%)
Số tuyệt đối
∆ VĐT
Số tương đối (%)
1
2006
11,463
-
-
6,017
2
2007
26,212
14,749
128.67
13,759
3
2008
35,856
9,644
36,79
18,822
4
2009
78,571
42,715
119,13
41,244
5
2010
38,400
-40,171
-51,13
20,157
6
Tổng
190,502
26,937
233,46
100,00
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Để thấy rõ hơn về tình hình đầu tư của Huyện trong thời gian qua, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư theo nguồn vốn, theo ngành, theo địa bàn.
2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn trong nước và lấy từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, khoảng 85,76% tổng vốn đầu tư. Việc thu hút vốn từ nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và vốn trong dân còn hạn chế. Vốn ODA giai đoạn 2006-2010 là 27,117 tỷ đồng chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 14,24%, mặt khác, nhờ việc thực hiện các chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả, khối lượng và tỷ trọng vốn ODA liên tục tăng từ năm 2006 chưa có vốn ODA lên tới 16,943 tỷ đồng, khoảng 21,56% năm 2009.
Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã dặc biệt khó khăn, vốn đầu tư cho trương trình 134, 135 chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn và liên tục tăng từ 2,117 tỷ đồng năm 2006 đến 4,8 tỷ đồng năm 2010.
Bảng 19: Danh mục dự án đầu tư phân theo nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT
Nguồn vốn
Tổng số
Trong đó
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn đầu tư
Tỷ
trọng
Vốn đầu tư
Tỷ
trọng
Vốn đầu tư
Tỷ
trọng
Vốn đầu tư
Tỷ
trọng
Vốn đầu tư
Tỷ
trọng
1
2
3=5+7+9+11+13
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tổng số
190,502
11,463
100,00
26,212
100,00
35,856
100,00
78,571
100,00
38,400
100,00
I
Nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh
178,703
10,783
94,07
21,163
80,74
32,966
91,94
76,121
96,88
37,670
98,10
1
Nguồn vốn XDCB tập trung, mục tiêu
43,301
4,666
40,70
7,909
30,17
8,277
23,08
15,478
19,70
6,971
18,15
2
Nguồn vốn hỗ trợ ĐT theo NQ 37
14,900
4,000
34,89
7,500
28,61
3,400
9,48
0
0,00
0
0,00
3
Nguồn vốn ODA (OFID; JIBIC)
27,117
0
0
1,584
6,04
4,990
13,92
16,943
21,56
3,600
9,38
4
Nguồn vốn vay XD KCHT nông thôn
8,900
0
0
0
0,00
0
0,00
8,900
11,33
0
0,00
5
Nguồn vốn CT 135, TT cụm xã
16,587
2,117
18,47
2,102
8,02
3,868
10,79
3,700
4,71
4,800
12,50
6
Nguồn vốn chương trình 134
4,468
0
0
2,068
7,89
2,400
6,69
0
0,00
0
0,00
7
Nguồn vốn xổ số
2,780
0
0
0
0,00
0,750
2,09
0,768
0,98
1,262
3,29
8
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
58,350
0
0
0
0,00
8,531
23,79
29,582
37,65
20,237
52,70
9
Chương trình mục tiêu giáo dục ĐT
2,300
0
0
0
0,00
0,750
2,09
0,750
0.95
0,800
2,08
II
Nguồn vốn từ Ngân sách huyện
11,799
680
5,93
5,049
19,26
2,890
8,06
2,450
3,12
0,730
1,90
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
2.2.2. Thực trạng đầu tư theo địa bàn
Bảng 20: Danh mục vốn đầu tư phân theo địa bàn giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị : Tỷ đồng)
STT
Đơn vị hành chính
Tổng số
tỷ trọng (%)
Trong đó
2006
2007
2008
2009
2010
1
2
3=5+6+7+8+9
4
5
6
7
8
9
Tổng số
190,502
100
11,463
26,212
35,856
78,571
38,400
1
TT Chùa Hang
43,882
23,03
0,330
5,088
12,063
18,154
8,247
2
TT Sông Cầu
775
0,41
0,150
0,625
-
-
-
3
Quang sơn
17,337
9,10
4,600
8,525
1,900
1,350
0,962
4
Hòa Bình
7,714
4,05
0,400
0,420
1,620
3,674
1,600
5
Minh Lập
8,206
4,31
0,105
1,556
2,330
3,034
1,180
6
Hóa Thượng
5,925
3,11
0,255
0,960
2,610
1,300
0,800
7
Cây Thị
5,507
2,89
0,021
0,084
1,025
3,427
0,950
8
Khe Mo
2,955
1,55
0,150
0,835
0,770
0,600
0,600
9
Huống Thượng
3,353
1,76
0,100
1,535
1,000
0,418
0,300
10
Văn Lang
1,385
0,73
0,450
0,450
0,485
0
0
11
Tân Long
455
0,24
-
0,255
0,200
-
-
12
Văn Hán
42,971
22,56
2,485
0,084
1,025
23,427
15,950
13
Nam Hòa
959
0,50
-
0,015
0,180
0,664
0,100
14
Đầu tư XD CSHT các xã ĐBKK
16,587
8,71
2,117
2,102
3,868
3,700
4,800
15
Các xã khác
32,491
17,06
0,300
3,678
6,781
18,823
2,911
(Nguồn: Số liệu tính toán từ số liệu tổng hợp Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào TT Chùa Hang khoảng 23,03%, xã Văn Hán khoảng 22,56%, xã Quang Sơn khoảng 9,1%. Tuy có sự phân bố không đồng đều giữa các xã, TT, nhưng huyện đã có những chính sách hỗ trợ phát triển các xã thuộc diện ĐBKK là 16,587 tỷ đồng khoảng 8,71% tổng vốn đầu tư trên địa bàn Huyện, bên cạnh đó khối lượng vốn đầu tư vào các xã thuộc diện ĐBKK liên tục tăng từ năm 2006 là 2,117 tỷ đồng lên đến 4,8 tỷ năm 2010.
2.2.3. Thực trạng đầu tư theo ngành, lĩnh vực
Trong giai đoạn 2006-2010, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 93,06 tỷ đồng, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 86,48 tỷ đồng, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông – lâm - ngư. Vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Bảng 21: Vốn đăng ký mới giai đoạn 2006-2010
Lĩnh vực
Tổng số vốn
Dự án
Vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Cơ cấu
(%)
Dự án
Cơ cấu
(%)
CN & XD
93,06
48,85
572
48,83
Dịch vụ
86,48
45,4
554
47,39
Nông–lâm- ngư
10,962
5,75
43
3,68
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
● Tiến độ triển khai thực hiện:
Đến thời điểm này tất cả các công trình, dự án trọng điểm đều đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, nhiều công trình đã hoàn thành. Một số dự án lớn như các dự án sử dụng nguồn vốn ODA như:
- Dự án thuỷ lợi 2 xã Minh Lập - Hoá Thượng sử dụng nguồn vốn JBIC và vốn đối ứng của ngân sách tỉnh ® hiện công trình đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp và đang tiếp tục lắp đặt thiết bị và hoàn thiện.
- Các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn OFID: Như 03 trường học: Tiểu học Nam Hoà, tiểu học Minh Lập, tiểu học Khe Mo ® nay đã hoàn thành 2 trường bàn giao đã sử dụng, riêng trường tiểu học Khe Mo do nhà thầu năng lực thực tế có phần hạn chế nên công trình chưa hoàn thành.
- Công trình 07 cầu Hóa Thượng – Hòa Bình đang thi công, công trình Đường Cây Thị - Văn Hán cơ bản hoàn thành kịp tiến độ nhưng do lũ cuốn trôi một số đoạn đường và cầu vì vậy phải thi công lại và bổ sung thiết kê (kè chắn bảo về nền đường) hiện đang hoàn thiện thủ tục để tiếp tục thi công, các công trình khác đều thi công kịp tiến độ và đã đưa vào sử dụng.
- Riêng các công trình ghi vốn kế hoạch năm 2010 như: Đường đến trung tâm xã Văn Hán và các công trình chuẩn bị đầu tư năm 2010 đã giao cho các Ban quản lý dự án quản lý đầu tư, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện hố sơ, các chương trình vốn kích cầu của Chính phủ, vốn xây dựng kiên cố hoá trường, lớp học đang được nhân dân đón nhận tiếp thu thực hiện tốt, riêng chương trình kiên cố hoá trường, lớp học đã thực hiện năm 2008 - 2009 gồm 83 phòng học (Mầm non 25 phòng học, Tiểu học 29 phòng học, THCS 29 phòng học), 53 gian nhà công vụ giáo viên (Mầm non 5 gian, Tiểu học 33 gian, THCS 15 gian). Năm 2010 kế hoạch giao đầu tư mới 26 phòng gồm: 06 phòng học Mầm non, 12 phòng học Tiểu học, 08 phòng học THCS.
Tuy nhiên một số dự án thực hiện còn chậm so với tiến độ như vừa nêu trên.
2.2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
Thông qua thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm đã đem lại hiệu quả như sau:
- Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: để đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ tiêu Hiv(GDP) là mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của vùng địa phương hoặc nền kinh tế. Hiv (GDP) cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu cho các địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tê.
Bảng 22: Hiệu quả vốn đầu tư
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
VĐT
GĐP
∆ GDP
HIv=∆ GDP/ VĐT
2006
11,463
804
-
-
2007
26,212
960
156
5,951
2008
35,856
1302
342
9,538
2009
78,571
1609
307
3,907
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Từ số liệu bảng trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có sự biến động không ổn định, năm 2007, 1 tỷ đồng vốn đầu tư tạo ra được 5,951 tỷ đồng GDP, năm 2008 tăng lên là 9,54 tỷ đồng GDP, đến năm 2009 lại giảm xuống 3, 907 tỷ đồng. Cho thấy hiệu quả vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn này là không ổn định. Vì vậy, năm 2010 cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư trên địa bàn Huyện.
- Về văn hoá xã hội được quan tâm chú trọng cả trong lĩnh vực y tế, văn hoá và xã hội. Từ năm 2006-2009, toàn huyện có 18/20 xã, thị trấn được đầu tư, nâng cấp xây dựng nhà dân số – sức khoẻ. Năm 2008 khởi công xây dựng Bệnh viện điều dưỡng với tổng số vốn đăng ký là 281.582 triệu đồng, dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Năm 2009, toàn huyện có tổng số 23 cơ sở y tế trong đó có 02 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 20 trạm y tế xã. Bệnh viện được trang bị khá tốt (có Máy X quang và Máy siêu âm). Hầu hết các trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên cố. Tuy vậy, trang thiết bị y tế hiện còn thiếu. Xây dựng hoàn thiện 1 Trung tâm văn hoá thể thao cấp cơ sở và Trung tâm văn hoá thể thao. Hiện nay toàn huyện đã thành lập được 50 câu lạc bộ TDTT cơ sở. Trên 65% nhà văn hoá xóm bản có sân chơi thể thao được duy trì ổn định.
Bảng 23: Kết quả đầu tư phát triển lĩnh vực y tế, văn hóa, xã hội.
STT
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH 2005
Thời kỳ 2006 – 2010
2006
2007
2008
2009
KH 2010
1
Số xã phường có nhà văn hoá trung trung tâm
xã/phường
0
1
2
2
3
5
2
Điểm vui chơi văn hoá cho trẻ em
điểm
21
21
21
19
19
19
3
Tổng số người có việc làm mới trong năm
người
1342
1514
1600
1860
1750
1800
4
Số giường bệnh trên vạn dân
Giường
17
17
17
18
18
18
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
+ Xoá đói giảm nghèo: Địa phương có nhiều cơ chế chính sách, hỗ trợ giúp người dân xoá đói giảm nghèo như hỗ trợ từ chương trình 134, 135, chương trình làm nhà 167. Huyện đã có những cơ chế đối ứng hỗ trợ người dân sớm thoát nghèo như hỗ trợ 7,8 tr.đ/nhà 134; hỗ trợ 1,8 tr.đ/ nhà 167. Thu được kết quả là tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng giảm từ 25.68 % năm 2005 xuống còn 15.99 % (4525 hộ) năm 2009. Hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ được 400/397 nhà, bằng 100,8% KH. Giải quyết việc làm mới 1750/1500 đạt 117% KH.
Từ năm 2005 đến nay, được sự hỗ trợ từ Chương trình 134, 135 huyện đã đầu tư xây dựng 768 công trình nước sinh hoạt phân tán với số tiền trên 340 triệu đồng; làm 6 công trình nước sinh hoạt tập trung với số tiền gần 2,3 tỷ đồng; xây dựng hệ thống cấp điện trung tâm cụm xã tại Hợp Tiến với số tiền trên 1,5 tỷ đồng; công trình nước sinh hoạt tự chảy tại xóm Bãi Vàng, xã Hợp Tiến, đây là công trình được xây dựng bằng nguồn vốn Chương trình 134, tổng trị giá công trình trên 1,2 tỷ đồng, cung cấp nước sinh hoạt cho 120 hộ dân.
Bảng 24: Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010
STT
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
TH 2005
Thời kỳ 2006 – 2010
2006
2007
2008
2009
KH 2010
I
Xoá đói giảm nghèo
- Tổng số hộ
Nghìn
hộ
28,184
27,365
29,572
26,944
28,306
28,931
- Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
Nghìn
hộ
7,027
6,473
6,076
5,516
4,525
3,613
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
%
25,68
23,65
20,55
20,47
15,99
12,49
- Số hộ thoát đói nghèo
Hộ
360
976
774
599
750
912
- Số hộ cận nghèo
Hộ
-
-
-
2,135
2,585
3,035
- Số hộ sống trong các nhà tạm
Hộ
-
-
-
765
411
360
- Số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí
Ngàn
người
22,168
21,068
23,762
20,294
18,072
- Tỷ lệ người nghèo được KCB miễn phí
%
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
II
Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã ĐBKK và người nghèo
- Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong cả mùa mưa
Xã
20
20
20
18
18
18
- Tỷ lệ số hộ sử dụng điện
%
97,80
98,00
98,05
98,05
98,05
98,50
- Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Ngàn
hộ
19,165
19,156
21,292
19,669
21,286
22,132
- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
%
68
70
72
73
75,2
76,5
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
+ Thu ngân sách hàng năm thường xuyên vượt 18% so với thực hiện năm trước. Năm 2009 tổng thu Ngân sách trong cân đối đạt 31 tỷ đồng bằng 113,9% so với dự toán tỉnh giao, bằng 105,4% so với dự toán huyện giao, tăng 16,2% so với cùng kỳ.
Bảng 25: Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2006 – 2009
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT
CHỈ TIÊU
TH 2005
Thời kỳ 2006 - 2010
2006
2007
2008
2009
KH 2010
1
Thu NSNN trên địa bàn
12,72
15,218
20,565
31,663
31
35,5
Trong đó:
- Thu từ cấp quyền sử dụng đất
5,760
4,169
4,075
9,64
4,5
4,8
- Thu ngoài quốc doanh
6,960
4,474
8,229
10,39
12,9
15,75
2
Thu bổ sung từ ngân sách Tỉnh
56,904
106,795
124,598
116,6
3
Tổng chi ngân sách địa phương
61,291
68,593
98,35
138,385
154,877
152,1
a
Chi ĐTPT do địa phương quản lý
4,41
2,224
9,967
12,698
12,516
2,230
+ Vốn cân đối Ngân sách địa phương
4,41
2,224
9,967
11,198
2,097
1,730
Trong đó: Đầu tư từ nguồn sử dụng đất
-
-
3,26
9,187
1,697
1,73
+ Chương trình mục tiêu quốc gia
-
-
-
0,75
6,106
0,8
+ Nguồn ngân sách khác
-
-
-
0, 750
0,768
-
b
Chi thường xuyên
56,881
66,369
88,383
125,687
142,361
149,87
+ Chi cho sự nghiệp giáo dục
34,148
38,522
48,998
75,046
74,512
80,619
+ Chi cho sự nghiệp y tế
0,06
1,738
3,474
3,78
0,2
0,2
+ Chi cho QL hành chính Nhà nước
5,689
6,466
7,79
9,493
12,097
14,631
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Đồng Hỷ)
2.2.5. Công tác quản lý và kế hoạch hóa đầu tư ở huyện Đồng Hỷ:
2.2.5.1. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư của huyện:
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, công tác quản lý về hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong thời gian qua đã áp dụng đầy đủ các phương pháp như trong lý thuyết, đó là:
- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm của huyện, hướng dẫn các xã, TT, các ngành trong huyện xây dựng kế hoạch hàng năm.
Bảng 26: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
STT
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
Thời kỳ 2011 - 2015
Tỷ lệ bình quân
KH2011
KH 2015
A
Chỉ tiêu kinh tế
1
Giá trị sản xuất (GO) (giá thực tế)
Tr.đồng
3.841.809
6.290.218
11,99
a
Công nghiệp - xây dựng
Tr.đồng
2.280.000
3.772.000
12,15
- Công nghiệp
Tr.đồng
1.730.000
2.872.000
12,02
- Xây dựng
Tr.đồng
550.000
900.000
12,56
b
Nông, lâm, thuỷ sản
Tr.đồng
708.641
990.000
7,72
- Nông nghiệp
Tr.đồng
670.414
909.000
7,04
- Lâm nghiệp
Tr.đồng
30.143
70.000
19,97
- Thuỷ sản
Tr.đồng
8.084
11.000
7,40
c
Dịch vụ
Tr.đồng
853.168
1.528.218
14,94
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội
Tr.đồng
367.000
720.000
1805
2
Thu NSNN trên địa bàn
Tr.đồng
40.000
68.000
13,88
Trong đó:
- Thu từ cấp quyền sử dụng đất
Tr.đồng
3.000,0
3000
-8,97
- Thu ngoài quốc doanh
Tr.đồng
17.000
32.800
15,80
3
Thu bổ sung từ ngân sách Tỉnh
Tr.đồng
130.000,0
182.000
9,31
4
Tổng chi ngân sách địa phương
Tr.đồng
170.000,0
250.000
10,45
a
Chi ĐTPT do địa phương quản lý
Tr.đồng
2.000
2000
-2,15
+ Vốn cân đối Ngân sách địa phương
Tr.đồng
2.000
2.000
2,94
Trong đó: Đầu tư từ nguồn sử dụng đất
Tr.đồng
2.000
2.000
2,94
b
Chi thường xuyên
Tr.đồng
168.000
248.000
10,60
+ Chi cho sự nghiệp giáo dục
Tr.đồng
86.000
113.000
6,99
+ Chi cho sự nghiệp y tế
Tr.đồng
500
800
31,95
+ Chi cho QL hành chính Nhà nước
Tr.đồng
20.000
45.000
2520
B
Chỉ tiêu xã hội - môi trường
1
Dân số trung bình
1000 người
114,081
117,076
0,53
Trong đó: + Khu vực thành thị
1000 người
18,272
18,752
056
+ Khu vực nông thôn
1000 người
95,809
98,324
0,53
2
Dân tộc thiểu số
1000 người
45,171
47,005
1,00
3
Tổng số hộ
Hộ
29,449
31,877
1,96
4
Tốc độ tăng dân số tự nhiên
%o
11,30
11,00
-
5
Tỷ lệ giảm sinh
%o
0,2
0,1
-
6
Tỷ lệ đô thị hóa
%
27
30
-
7
Số LĐ được giải quyết việc làm mới trong năm
1000 người
1,8
2
2,13
Trong đó: lao động nữ
1000 người
0,765
0,9
4,56
8
Tỷ lệ lao động được qua đào tạo so với tổng số lao động
%
25,00
40,00
-
9
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia
%
25,40
11,70
-
10
Tỷ lệ độ che phủ rừng
%
52,00
52,50
-
12
Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch
%
92,00
96,00
-
13
Tỷ lệ dân cư NT sử dụng nước hợp vệ sinh
%
80,20
82,00
-
C
Chỉ tiêu phát triển Kinh tế Tập thể
1
Tổng số hợp tác xã
HTX
47
69
10,44
Trong đó: thành lập mới
HTX
7
8
2,71
2
Tổng số xã viên hợp tác xã
Người
910
771
-3,99
Trong đó: Xã viên mới
Người
55
56
1,11
3
Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo
+ Trình độ trung cấp
%
27,0
30,0
-
+ Trình độ Đại học, trên Đại học
%
5,7
6,0
-
6
Thu nhập bình quân
,
+ Thu nhập bình quân một lao động trong kinh tế tập thể
Tr.đ/tháng
0,95
150
16,47
+ Thu nhập bình quân một xã viên HTX
Tr.đ/tháng
1,00
1,70
15,70
(Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hôi giai đoạn 2011-2015, phòng Tài Chính-Kế Hoạch huyện Đồng Hỷ.)
- Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua, tham mưu cho UBND huyện phân bố cụ thể các chỉ tiêu cho đơn vị trực thuộc UBND huyện làm cơ sở cho việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định danh mục các dự án cần đầu tư của huyện. Qua đó công giúp cho công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi,đáp ứng được yêu cầu đề ra của các dự án. Cụ thể là năm 2009 huyện đồng hỷ đã triển khai GPMB 25 dự án, trong đó hoàn thành bàn giao 12 dự án; 13 dự án đang triển khai, với tổng diện tích 78 ha, giá trị bồi thường trên 31 tỷ đồng.
Bảng 27: Kế hoạch vốn đầu tư 5 năm thời kỳ 2011-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Nguồn vốn
Tổng số
DA chuyển tiếp
DA hoàn thành
Dự án khởi công mới
Dự án chuẩn bị đầu tư
Tổng số
703,577
34,877
0
659,300
9,400
NSTW
170,600
0
0
170,600
0
NSĐP
170,848
14,648
0
147,400
8,800
Tín dụng ưu đãi
126,800
5,000
0
121,200
600
ODA
235,329
15,229
0
220,100
0
(Nguồn: Phòng tài chính huyện Đồng Hỷ)
- Xây dựng các kế hoạch huy động vốn. Qua các kế hoạch đó thì công tác huy động vốn diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể là: Tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế và dân cư tính đến 31/12/2009 đạt 464,38 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ; Tổng dư nợ vay các thành phần kinh tế trên địa bàn ước tính đến 31/12/2009 đạt 473 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ, trong đó, cho vay có hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg cho 15 tổ chức và1448 cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh với số tiền là 40 tỷ đồng ; cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định 579/QĐ-TTg cho các đối tượng chính sách xã hội là 28,412 tỷ đồng.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc huyện mình lập dự án tiền khả thi và khả thi.
- Ban hành những văn bản quản lý thuộc huyện mình liên quan đến đầu tư.
- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc huyện theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện về các chỉ tiêu: quy trình đầu tư, giám sát đầu tư, hiệu quả đầu tư.
Thực tế tính đến 31/12/2009 toàn huyện có 4 dự án giao thông trong đó: 7 cây cầu tuyến đường hòa thượng-hòa bình,tổng mức đầu tư là 16.250900.00 đồng , thi công đạt 80% khối lượng dự thầu; dự án làm đường giao thông liên xã Cây Thi – Văn Hán, tổng mức đầu tư là 16.759.340.000 đồng, thi công đạt 50% khối lượng thầu, nâng cấp tuyến đường cầu treo Huống Thượng đi đường 269,tổng mức đầu tư 5.091.000.000 đồng. Năm 2009 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng: 3 trụ sở làm việc UBND xã, 15 công trình thuộc chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ đợt 1 năm 2009,khởi công thi công nhà làm việc phòng Tài chính - kế hoạch, dự án hồ đầu cầu, 2 công trình thủy lợi Minh Lập – Hóa thượng.
- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định dưới luật… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư
* Nhận xét: Qua các số liệu mà phòng tài chính kế hoạch huyện cung cấp, kết hợp với lý thuyết môn học ta thấy: Công tác quản lý nhà nước về hoạt động của phòng tài chính kế hoạch huyện Đồng Hỷ là rất tốt, đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đồng hỷ.
2.2.5.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư của huyện Đồng Hỷ:
● Xác định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của huyện.
- Đề xuất chủ trương đầu tư: UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình thuộc đối tượng được Nhà nước đầu tư từ nguồn vốn ngân sách gửi văn bản đến các phòng ban có trách nhiệm của huyện Đồng Hỷ. Văn bản về chủ trương đầu tư thể hiện rõ: Sự cần thiết đầu tư, nội dung, quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, thời gian đầu tư.
- Lãnh đạo UBND huyện có ý kiến chỉ đạo xem xét về chủ trương đầu tư của dự án.
- Xác định chủ trương đầu tư:
+ Xác định sự cần thiết của đầu tư, mục tiêu, hiệu quả đầu tư, tính khả thi của nguồn vốn đầu tư (nếu là vốn ngân sách huyện).
+ Phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan để thỏa thuận và xác định cụ thể chủ trương đầu tư gồm: Tính phù hợp về quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực; Nội dung, quy mô đầu tư, nguồn vốn và vốn đầu tư, địa điểm, mặt bằng đầu tư, thời gían đầu tư, chủ đầu tư… và được thống nhất bằng biên bản làm việc hoặc văn bản lấy ý kiến của các ngành.
- Tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản về chủ trương đầu tư.
● Quy trình thẩm định dự án, báo cáo KTKT đầu tư các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND huyện Đồng Hỷ.
- Tiến hành tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu tư để thẩm định và trình UBNDhuyện phê duyệt hồ sơ.
- Tổ chức thẩm định trên cơ sở tuân thủ về chủ trương đầu tư, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành, lĩnh vực, các cơ chế chính sách hiện hành.
- Tham mưu trình UBND huyện phê duyệt báo cáo KTKT và đầu tư.
Nhìn chung công tác kế hoạch hóa đầu tư của huyện về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các nội dụng theo lý thuyết và theo qui định.
2.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
- Về môi trường đầu tư: Nhiều dự án vào địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanh đều được địa phương và người dân tạo mọi điều kiền về mặt bằng, về chính sách miễn giảm thuế theo quy định của UBND tỉnh, được bảo vệ giữ gìn tốt an ninh, trật tự để các nhà đầu tư yên tâm vào địa bàn đầu tư. Môi trường đầu tư luôn được quan tâm và cải thiện.
+ Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được quan tâm và triển khai tích cực , cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo tiến độ và giải quyết kịp thời các vướng mắc của nhân dân trong việc bồi thường GPMB. Giai đoạn 2006-2009, Đồng Hỷ thực hiện bồi thường, GPMB 48 dự án thuộc địa bàn 14 xã, thị trấn. Đến nay, huyên đã hoàn thành 33 dự án, hiện đang tiếp tục thực hiện 15 dự án còn lại. Tổng diện tích đất bị thu hồi cho các dự án là gần 3,6 triệu m2, số hộ trong diện phải bồi thường, GPMB là 1.718 hộ, số hộ phải di chuyển chỗ ở là 101 hộ và tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ đã chi trả là trên 128,5 tỷ đồng.
Nhìn chung, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện đã thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong chỉ đạo công tác bồi thường, huyện đã cơ bản giải quyết được mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, luôn quan tâm tới giải quyết việc làm, bố trí nơi tái định cư cho người bị thu đất… Bên cạnh đó, huyện cũng có 9 dự án thuộc diện nhân dân hiến đất, trong đó có 400 hộ đã hiến đất để làm 70km đường.
+ Cơ chế chính sách: Đã giúp cho người dân và địa phương thực hiện có hiệu quả khi tiếp thu dự án, như dự án nhân dân đã tự nguyện hiến đất để xây dựng công trình như: Đường Cây Thị - Văn Hán, dự án Hồ Đồng Cẩu...
- Về công tác thu hút vốn đầu tư: Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, lồng ghép vốn và phần nhân dân tự nguyện đóng góp giúp cho nhiều dự án thi công gặp thuận lợi.
- Nền kinh tế Huyện đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt mức bình quân của tỉnh và có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế tỉnh. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh góp phần mở rộng quy mô nền kinh tế, nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư phát triển.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực có năng suất lao động cao (CN-XD và dịch vụ), nhất là tỷ trọng của ngành CN-XD trong GDP tăng nhanh trong khi tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm nhanh tương ứng.
- Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng dần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện. Ngành nông lâm và thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng nông sản phẩm. Nhịp độ tăng trưởng của ngành CN-XD liên tục tăng cao, trên 17%/năm. Ngành dịch vụ chuyển biến tích cực đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.
- Vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn ODA vẫn tiếp tục được đầu tư: Như chương trình 135 dự án 661, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, vốn vay chính phủ các nguồn vốn viện trợ tài trợ từ nước ngoài trên địa bàn như vốn Phần Lan, Tây ban nha…
- Kết cấu hạ tầng được tăng cường như:các công trính giao thông, thủy lợi, công trình điện nước sạch…nhiều công trình quan trọng của huyện được hoàn thanh và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2009 đã từng bước phát huy hiệu quả.
- Giá trị sản xuất của một số ngành được tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện một bước, trong sản xuất kinh doanh đã tích lũy them nhiều kinh nghiệm…là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các năm tiếp theo.
- Hoạt động của các thành phần kinh tế đang trên đà phát triển nhất là hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thu hút lao động giải quyết việc làm và đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương.
3.3.2. Về những hạn chế
- Thu trong cân đối ngân sách chưa đủ chi (chỉ đáp ứng khoảng 20% nhiệm vụ chi thường xuyên của huyện) chủ yếu vẫn dựa vào trợ cấp từ Ngân sách tỉnh, đời sông người dân vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường nhưng vẫn chậm, kết quả đạt được chưa tương sứng với tiềm năng.
- Cơ cấu kinh tế chưa phát huy, khai thác hết các tiềm năng và lợi thế của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, kinh tế nông thôn chưa thực sự phát triển. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm, y tế...chưa phát triển để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Thủ tục hành chính còn phiền hà, các chính sách về tài chính, tín dụng, đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của doanh nghiệp và nhân dân. Hạ tầng giao thông còn khó khăn. Do vậy, huyện chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư ngoài huyện. Thñ tôc trong c«ng t¸c qu¶n lý ®Çu t XDCB rÊt phøc t¹p, c¬ chÕ chÝnh s¸ch cha ®ång bé, bªn c¹nh ®ã thêng xuyªn thay ®æi ®iÒu chØnh.
- C«ng t¸c GPMB mét sè c«ng tr×nh, dù ¸n gÆp nhiÒu khã kh¨n v× vËy dù ¸n thùc hiÖn kÐo dµi thêi gian so víi tiÕn ®é.
- ViÖc ®ãng gãp ®èi øng mét sè dù ¸n gÆp nhiÒu khã kh¨n do:
+ Nh©n d©n chñ yÕu lµm n«ng nghiÖp, thu nhËp thÊp ®êi sèng cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n cha kÓ nh÷ng lóc gÆp thiªn tai b·o lò, dÞch bÖnh mÊt mïa...
+ §èi víi ng©n s¸ch ®Þa ph¬ng: Thu c©n ®èi ng©n s¸ch chØ ®¸p øng kho¶ng 20% nhiÖm vô chi thêng xuyªn, chñ yÕu chi tõ nguån thu trî cÊp cña ng©n s¸ch cÊp trªn v× vËy viÖc ®èi øng c¸c dù ¸n gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n.
- Mét sè ®¬n vÞ t vÊn lËp dù ¸n, b¸o c¸o KTKT - dù to¸n, thÈm tra, gi¸m s¸t khi hîp ®ång lµm t vÊn ®· cö c¸n bé tr×nh ®é chuyªn m«n cßn h¹n chÕ lµm c«ng t¸c t vÊn dÉn ®Õn viÖc chØnh söa hå s¬ mÊt nhiÒu thêi gian
- C¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ y tÕ ë tuyÕn c¬ së cßn thiÕu; kh¸m ch÷a bÖnh b»ng ph¬ng ph¸p y häc cæ truyÒn ®¹t tû lÖ thÊp.
Nguyªn nh©n cña nh÷ng tån t¹i
* Nguyªn nh©n kh¸ch quan:
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước phức tạp, chứa nhiều bất ổn nhất là giá cả, lạm phát…
Thời tiết diễn biến khó lường, mưa bão, sâu bệnh, dịch bệnh vân đang là nguy cơ thường trực.
§ång Hû lµ mét ®Þa ph¬ng cã xuÊt ph¸t ®iÓm kinh tÕ thÊp, tuy trong giai ®o¹n 2006-2010 ®· cã bíc ph¸t triÓn kh¸ nhng cha bÒn v÷ng, nguån vèn ®Çu t cßn h¹n hÑp; thÞ trêng cha æn ®Þnh; thiªn tai, dÞch cóm gia cÇm x¶y ra ë mét sè n¬i lµm ¶nh hëng kh«ng nhá ®Õn ph¸t triÓn s¶n xuÊt, ch¨n nu«i. C¬ së h¹ tÇng cßn thÊp, tr×nh ®é d©n trÝ cha ®ång ®Òu gi÷a c¸c vïng miÒn. C¬ chÕ chÝnh s¸ch vµ ph¸p luËt thiÕu ®ång bé, dÉn ®Õn nh÷ng h¹n chÕ trong chØ ®¹o ®iÒu hµnh vµ qu¶n lý cña cÊp huyÖn.
* Nguyªn nh©n chñ quan:
- ViÖc cô thÓ ho¸ c¸c NghÞ quyÕt cña §¶ng vµ triÓn khai kÕ ho¹ch cña trªn cã cÊp uû ®Þa ph¬ng triÓn khai cha cô thÓ.
- C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cha ®ång bé, thiÕu nh÷ng gi¶i ph¸p mang tÝnh ®ét ph¸ ®Ó khai th¸c c¸c tiÒm n¨ng, thÕ m¹nh vµ c¸c nguån lùc cho ®Çu t ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi.
- C«ng t¸c qu¶n lý qui ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cßn nhiÒu h¹n chÕ, cha ®¸p øng ®îc yªu cÇu ®Ò ra, thiÕu c¨n cø khoa häc vµ chiÕn lîc l©u dµi nh»m thu hót ®Çu t ph¸t triÓn kinh tÕ huyÖn.
- Cải cách hành chính chưa thông thoáng; chính sách, bộ máy, thủ tục, chất lượng cán bộ chưa thật sự đáp ứng được nhiệm vụ đổi mới kinh tế, quản lý xã hội.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ
Để cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các Doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, huy động tốt các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -xã hội. Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Huy động tối đa các nguồn lực tại địa phương, đặc biệt là huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
- Chống thất thu thuế và phí, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu ngân sách.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong huyện, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Cần huy động tối đa nguồn lực của huyện và thu hút vốn trong nước, đặc biệt là của các tập đoàn doanh doanh nghiệp lớn.
- Nguồn vốn từ quỹ đất: Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách, tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, cụm (điểm) công nghiệp.... Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.
- Nguồn vốn ngân sách: Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trong đó cả từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện (dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội).
+ Khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi của tỉnh, tăng cường nguồn thu từ kinh tế địa phương; đồng thời tiết kiệm chi cho tiêu dùng đi đôi với việc xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển công nghiệp. Nguồn vốn ngân sách sẽ tập trung vào công tác giải toả đền bù và hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động của chương trình khuyến công. Đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãng phí, thất thoát.
+ Xây dựng danh mục các dự án cụ thể kiến nghị với tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn (giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi...).
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động nội lực, tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Khuyến khích một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện chuẩn bị mọi điều kiện để có thể phát hành cổ phiếu và niêm yếu cổ phiếu ở thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các doanh nghiệp và từ nhân dân trong cả nước góp phần phát triển sản xuất. Huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để bê tông hoá kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa giao thông nông thôn.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đồng thời quản lý tốt việc khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản trên địa bàn.
Tăng cường công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, chấm dứt tình trạng sử dụng đất đai không đúng quy hoạch và không đúng mục đích sử dụng.
Tiếp tục khai thác mọi nguồn lực về lao động,tài nguyên,cơ sơ hạ tầng đã có trên địa bàn, kết hợp với các nguồn lực từ bên ngoài, tạo nên bước chuyển biến căn bản tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh cải hành chính toàn diện. Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò giám sát của người dân trong các lĩnh vực.
Tiếp tục thực hiện xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác. Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu quốc gia, thực hiện đầu tư theo chương trình mục tiêu; tranh thủ huy động moị nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao đời sông vật chất, văn hóa sức khỏe và tinh thần của nhân dân, đặc biệt thực hiện tốt chính sách đối với người có công vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Xây dựng lưc lượng quốc phòng an ninh vững mạnh, trong sạch, đủ sức bảo vệ thành quả phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Gắn kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh.
KẾT LUẬN
Vốn đầu tư là cái cốt lõi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong cả nước nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư sẽ góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội trên dịa bàn huyên Đồng Hỷ trong thời gian tới.
Trong những năm qua, huyện Đồng Hỷ thực hiện công cuộc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của mình chủ yếu dựa vào nguồn vốn: Ngân sách nhà nước,vốn huy động từ nhân dân và huy động từ các doanh nghiệp.hiệu quả sử dụng các nguồn vốn không chỉ là quan tâm hàng đầu của huyện mà đang là sự quan tâm hàng đầu của các địa phương khác trong cả nước. Đó là yếu tố then chốt cho sự phát triển của địa phương sau này.
Qua bài viết trên ta thấy huyện Đông Hỷ đã phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư thông qua các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà huyện đã đạt được trong giai đoạn 2006-2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
PGS.TS. Phan Công Nghĩa, giáo trình Thống kê đầu tư và xây dựng, NXB Thống kê.
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đồng Hỷ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020.
Tham khảo tài liệu của một số trang web:
http:// vi.wikipedia.org.vn
….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- final-BAOCAOTHUCTE.doc