Đề tài Phân tích tính chất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiệp tác giản đơn. Vì sao công cụ kỹ thuật vẫn là thủ công mà nó đã tỏ ra ưu việt hơn phương thức sản xuất phong kiến

Tài liệu Đề tài Phân tích tính chất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiệp tác giản đơn. Vì sao công cụ kỹ thuật vẫn là thủ công mà nó đã tỏ ra ưu việt hơn phương thức sản xuất phong kiến: Mục lục A. Lời mở đầu. 2 B. Nội dung. 3 I. Sự hình thành hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 3 1. Khái niệm 3 2. Sự hình thành 3 II. Tính chất TBCN trong giai đoạn HTGĐ. 3 1. HTGĐ dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. 3 2. Chức năng chỉ huy, kiểm tra, giám sát của nhà TB đối với quá trình lao động sản xuất. 4 3. Năng suất lao động tăng lên thuộc về nhà TB và như là do TB tạo ra. 4 III. Sự ưu thế của HTGĐ so với sản xuất phong kiến. 4 1. Thực hiện được ngày lao động trung bình. 5 2. Tiết kiệm được TLSX, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. 5 3. Tạo ra sức sản xuất tập thể. 5 4. Tạo ra sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân. 5 5. Rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. 5 6. Hoàn thành nhanh được những công việc có tính thời vụ. 5 7. Thu hẹp được không gian sản xuất. 5 c. Kết luận 7 d. Tài liệu tham khảo 8 lời mở đầu Bất chấp những khuyết tật của mình, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn khẳng định được chỗ đứng t...

doc9 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tính chất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiệp tác giản đơn. Vì sao công cụ kỹ thuật vẫn là thủ công mà nó đã tỏ ra ưu việt hơn phương thức sản xuất phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A. Lời mở đầu. 2 B. Nội dung. 3 I. Sự hình thành hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 3 1. Khái niệm 3 2. Sự hình thành 3 II. Tính chất TBCN trong giai đoạn HTGĐ. 3 1. HTGĐ dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. 3 2. Chức năng chỉ huy, kiểm tra, giám sát của nhà TB đối với quá trình lao động sản xuất. 4 3. Năng suất lao động tăng lên thuộc về nhà TB và như là do TB tạo ra. 4 III. Sự ưu thế của HTGĐ so với sản xuất phong kiến. 4 1. Thực hiện được ngày lao động trung bình. 5 2. Tiết kiệm được TLSX, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. 5 3. Tạo ra sức sản xuất tập thể. 5 4. Tạo ra sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân. 5 5. Rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. 5 6. Hoàn thành nhanh được những công việc có tính thời vụ. 5 7. Thu hẹp được không gian sản xuất. 5 c. Kết luận 7 d. Tài liệu tham khảo 8 lời mở đầu Bất chấp những khuyết tật của mình, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn khẳng định được chỗ đứng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Những thành quả mà nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang lại đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của nhân loại từ thời xa xưa cho đến nay. Ngược dòng lịch sử để tìm ra xuất phát điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ cho chúng ta hiểu được phần nào vì sao chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa phong kiến. Hiệp tác giản đơn – giai đoạn khởi đầu của chủ nghĩa tư bản tuy với công cụ kỹ thuật vẫn là thủ công nhưng đã manh nha trong lòng những tính chất của tư bản chủ nghĩa đã tỏ ra ưu việt hơn so với phương thức sản xuất phong kiến về nhiều mặt. Trong phạm vi của một bài tiểu luận, em xin phép đi sâu vào phân tích tính chất tư bản chủ nghĩa và những ưu thế của giai đoạn hiệp tác giản đơn. Nội dung tiểu luận bao gồm: Phần I: Sự hình thành giai đoạn hiệp tác giải đơn. Phần II: Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn. Phần III: Sự ưu thế của hiệp tác giản đơn so với sản xuất phong kiến. phân tích tính chất tbcn trong giai đoạn hiệp tác giản đơn. vì sao công cụ kỹ thuật vẫn là thủ công mà nó đã tỏ ra ưu việt hơn phương thức sản xuất phong kiến I. Sự hình thành hiệp tác giản đơn. 1. Khái niệm. Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian, để sản xuất ra cùng một loại hàng hóa. 2. Sự hình thành. Hiệp tác giản đơn là xuất phát điểm lịch sử của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên là những xí nghiệp do thương nhân, bọn cho vay nặng lãi dựng lên. Thợ thủ công phát tài và thợ cả giàu có xây dựng nên trên sự phá sản của thợ thủ công làm ăn thua lỗ và dân nghèo nông thôn. So với xưởng của người chủ phường hội, xưởng thợ của nhà tư bản lúc đầu chỉ khác về quy mô sản xuất và số lượng công nhân làm thuê. Tuy nhiên, nét nổi bật đặc trưng mà hiệp tác giản đơn có được đó là lao động hiệp tác – một hình thức lao động do nhiều người cùng làm việc với nhau nhằm mục đích chung trong một quá trình sản xuất. Điều này đã tạo nên một năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của những người làm ăn riêng lẻ. Các nhà tư bản đã lợi dụng hình thức lao động hiệp tác này để tổ chức lao động sản xuất trong xưởng thợ của mình, tạo ra một sức sản xuất mới, nhằm tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư trong điều kiện lao động còn là thủ công. Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa hình thành với điều kiện tư liệu sản xuất phải tập trung trong tay các nhà tư bản đồng thời có những lao động đã bị tước hết tư liệu sản xuất, tự do đem bán sức lao động của mình. II. Tính chất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiệp tác giản đơn. 1. Hiệp tác giản đơn là giai đoạn tất yếu từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn song hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, nên nó làm tăng sức sản xuất xã hội và là một phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối. 2. Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn còn thể hiện ở chức năng chỉ huy, giám sát của nhà tư bản đối với quá trình lao động sản xuất. Trong các xưởng thợ, nhà tư bản lúc đầu vừa là chủ xí nghiệp, vừa là người trực tiếp chỉ huy sản xuất. Lao động tập thể tất yếu đòi hỏi sự chỉ huy, tổ chức sắp xếp, điều hoà những hoạt động cá nhân. Điều này không thể có ở lao động cá thể. Mác đã nhận xét: “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Mặt khác, việc chỉ huy của nhà tư bản còn do mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, đó là bóp nặn được giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt. Do đó việc chỉ huy của nhà tư bản phải mang hình thức chuyên chế. Hình thức chuyên chế tăng lên theo tỷ lệ thuận với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ngoài hình thức chuyên chế ra, nhà tư bản không thể thực hiện được mục đích. Sự chỉ huy sản xuất như vậy là chức năng riêng có của nền sản xuất TBCN. 3. Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn còn thể hiện ở chỗ: năng suất lao động tăng lên nhờ lao động hiệp tác của công nhân mà có, nhưng nó lại thuộc về tư bản và như là do tư bản tạo ra. Khi bán sức lao động cho nhà tư bản, người công nhân bán dưới hình thức cá nhân riêng lẻ. Mỗi một công nhân có quan hệ trực tiếp với cùng một nhà tư bản nhưng giữa họ không có quan hệ với nhau. Lao động hiệp tác của công nhân chỉ bắt đầu khi họ tham gia quá trình sản xuất dưới sự điều khiển của nhà tư bản. Họ là thành viên trong tổ chức lao động thuộc nhà tư bản. Bởi vậy sức sản xuất do lao động hiệp tác của họ tạo nên là sức sản xuất của nhà tư bản, do tư bản tạo ra. III. Sự ưu thế của hiệp tác giản đơn so với sản xuất phong kiến. Trong giai đoạn hiệp tác giản đơn, mặc dù chưa có sự thay đổi về công cụ và phương thức lao động, nhưng do bản thân lao động hiệp tác trong quá trình sản xuất đã có sẵn những ưu thế hơn hẳn so với sản xuất phong kiến. Những ưu thế đó là: 1. Thực hiện được ngày lao động trung bình do có sự san đi bù lại chênh lệch cá nhân về thể lực, trình độ khéo léo của công nhân sản xuất. Ngày lao động trung bình này đảm bảo hao phí lao động cá biệt xấp xỉ với hao phí lao động xã hội cần thiết của sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của nhà tư bản ổn định và vững chắc hơn sản xuất phong kiến. 2. Tiết kiệm được tư liệu sản xuất, giảm bớt được chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Nếu như trước đây với cách làm ăn riêng lẻ thì mất 10 xưởng dệt cho 10 người thợ, còn nay chỉ mất một xưởng cho cùng một số thợ như vậy. Do vậy đã tiết kiệm được rất nhiều nguyên vật liệu, diện tích xây dựng và nhiều thứ khác ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. 3. Tạo ra một sức sản xuất mới năng lực tổng thể của toàn bộ công nhân cộng lại. Điều này cho phép hoàn thành được những công việc to lớn mà một cá nhân không thể làm được. 4. Tạo ra sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân do số đông người cùng làm việc bên nhau, do sự tiếp xúc xã hội mà sinh ra. Thực tiễn đã chứng minh rằng khối lượng sản phẩm của 12 người thợ lao động hiệp tác tạo nên trong 144 giờ lớn hơn nhiều khối lượng sản phẩm của 12 người làm riêng lẻ trong cùng một thời gian trên hoặc của 10 người thợ riêng lẻ làm cùng thời gian đó. 5. Rút ngắn được thời gian hoàn thành công việc do đảm bảo tính liên tục trong quá trình lao động và tác động vào đối tượng lao động từ nhiều phía. 6. Hoàn thành nhanh được những công việc khẩn cấp trong những thời kỳ nhất định và những công việc có tính chất thời vụ, đảm bảo hiệu quả kịp thời vì hiệp tác lao động cho phép tập trung khối lượng lớn lao động hiệp tác hoàn thành công việc nhanh chóng. 7. Do tập trung được tư liệu sản xuất và công nhân mà lao động hiệp tác, một mặt có thể đảm bảo thực hiện những công việc trên phạm vi không gian rộng lớn, như làm công trình thuỷ lợi, làm đường… mặt khác có thể thực hiện được những công việc trong một không gian nhỏ, tuỳ theo tính chất của công việc. Hiệp tác giản đơn là giai đoạn tất yếu, biến tư liệu sản xuất phân tán thành tư liệu sản xuất tập trung, biến lao động riêng lẻ thành lao động xã hội, làm tăng năng suất lao động xã hội nhờ tạo nên một sức sản xuất mới. Hiệp tác giản đơn có những mặt tốt của nó nhưng chủ nghĩa tư bản đã lợi dụng hình thức này để khai thác quá trình lao động xã hội, tăng cường bóc lột giá trị thặng dư chủ yếu là giá trị thặng dư tương đối. kết luận Bất cứ một công trình nào dù quy mô to nhỏ đến đâu cũng đều phải đặt viên gạch đầu tiên cho nó. Chủ nghĩa tư bản đã đặt một viên gạch vững chắc ngay từ đầu để làm nền móng cho sự phát triển về sau của mình - đó là giai đoạn hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn này với những ưu thế như tiết kiệm được tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất tập thể, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc…. đã giúp nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chiến thắng hoàn toàn nền sản xuất phong kiến, xác lập được địa vị thống trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có nhiều biến thể. Xem xét, phân tích kỹ lưỡng quá khứ cũng là để giúp chúng ta nhìn rõ hơn về thực tại. Từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn khôn ngoan hơn để đánh giá những mặt ưu và mặt nhược của chủ nghĩa tư bản. tài liệu tham khảo 1. các mác tư bản , quyển i, tập ii – nxb sự thật hà nội. 2. giáo trình kinh tế học mác-lênin – nxb chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50608.DOC
Tài liệu liên quan