Đề tài Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Tài liệu Đề tài Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: Lời mở đầu Vốn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả. Không chỉ có nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trả lương cho công nhân, mở rộng sản xuất trong mùa vụ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ - dễ gặp phải khó khăn về vốn ngắn hạn mà không có khả năng giải quyết - do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn, đặc biệt là nguồn vay từ ngân hàng là rất cao. Dưới góc độ ngân hàng – hoạt động tín dụng (sử dụng vốn)& huy động vốn là hai hoạt động cơ bản của của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường , mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một ngân hàng thương mại. ...

doc47 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Vốn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả. Không chỉ có nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trả lương cho công nhân, mở rộng sản xuất trong mùa vụ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ - dễ gặp phải khó khăn về vốn ngắn hạn mà không có khả năng giải quyết - do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn, đặc biệt là nguồn vay từ ngân hàng là rất cao. Dưới góc độ ngân hàng – hoạt động tín dụng (sử dụng vốn)& huy động vốn là hai hoạt động cơ bản của của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường , mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó xuất phát từ đặc trưng của ngân hàng thương mại - là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nên để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, các ngân hàng thương mại đã cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Do các khoản tín dụng ngắn hạn có thời hạn thu hồi vốn nhanh , nguồn vốn được quay vòng liên tục, ít rủi ro trước các biến động kinh tế . NHNo&PTNT Hà Nội nằm trên địa bàn là nơi đông dân cư và tập trung nhiều doanh nghiệp quy mô vừa & nhỏ với nhu cầu vốn ngắn hạn cao vì vậy nên tín dụng ngắn hạn càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ tới các dự án đầu tư trung và dài hạn của các doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại . Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội, sau thời gian thực tập tại phòng Tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội em đã quyết định thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội”. Theo đó, bài báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính: Chương I : Lý luận chung về tín dụng. Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội. Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNTHà Nội. Để hoàn thành báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Bạch Kiều Anh và các anh chị cán bộ phòng Tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hà Nội đặc biệt là anh Phan Quang Phú đã tận tình quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo . Hà Nội, 08 - 2011 Chương I Lý luận chung về tín dụng Tổng quan về tín dụng 1. Khái niệm tín dụng Danh từ tín dụng dùng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi một hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết với nhau như sau: - Một bên trao ngay một số hàng hoá hay tiền bạc; - Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lạ hàng hoá hay tiền bạc đó trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nào 2 bên đã thỏa thuận. Trong quan hệ giao dịch trên thể hiện các nội dung: Trái chủ hay còn gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay còn gọi là người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái giá trị hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị bất động sản. Người thụ trái hay là người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. Giá trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Như vậy: Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả phần tài sản đã mượn cộng thêm một phần lợi tức theo thời hạn đã thoả thuận. Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại tham gia vào quan hệ tín dụng với hai tư cách. Ngân hàng đóng vai trò thụ trái và hành vi này được gọi là đi vay bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò trái chủ, hành vi này được gọi là cho vay. Vì tính chất phức tạp của hoạt động cho vay vì thế khi nói đến tín dụng người ta thường đề cập đến hoạt động cho vay mà bỏ quên mặt thứ hai đó là đi vay. Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trò trái chủ gọi là tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản khi hình thành nên các ngân hàng thương mại và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Sự phù hợp về nhu cầu của hai nhà tư bản ngân hàng và nhà tư bản sản xuất kinh doanh hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời mối quan hệ tín dụng này. Do chuyên môn hoá trong kinh doanh và do đặc điểm của hàng hoá tiền tệ mà hình thức tín dụng này ngày càng phát triển và trở thành hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng ngân hàng đã khắc phục được những hình thức tín dụng trước đó và thực sự trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy: Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả. 2. Phân loại tín dụng ngân hàng 2.1. Căn cứ vào mục đích Dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau: Cho vay bất động sản Cho vay công nghiệp và thương mại Cho vay tiêu dùng Thuê mua và các loại khác. 2.2 . Căn cứ vào thời hạn tín dụng. Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới loại tín dụng có thời hạn đến 7 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Theo quy định ở Việt Nam loại tín dụng có thời hạn trên 3 năm, còn trên thế giới loại tín dụng này có thời hạn trên 7 năm.Tín dụng dài hạn là loại tín dựng cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dung các xí nghiệp mới. 2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại: Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Cho vay có bảo đảm là loại cho vay được ngân hàng cung ứng phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. 2.4 . Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. Theo căn cứ này tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại: Tín dụng bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp... Tín dụng bằng tài sản là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, riêng đối với các ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ thuê mua. 2.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng. Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại: Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau: Chiết khấu thương mại, mua các phiếu bán hàng, mua các khoản nợ của doanh nghiệp... Ngoài các loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. II. tổNG QUAN Về Tín dụng ngắn hạn. 1. Khái niệm. Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn nhỏ hơn một năm. NHTM là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Các khoản vay này ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với vay trung và dài hạn. Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng rộng rãi trong việc tài trợ mang tính thời vụ về vốn luân chuyển và tài trợ tạm thời cho các khoản chi phí sản xuất. 2. Đặc điểm. Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều. Trong khi đó đối tượng sử dụng vốn từ nguồn trung và dài hạn thường là những tài sản cố định có thời gian sử dung lâu dài vì vậy thời gian sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không được quay vòng nhiều. Thời hạn thu hồi vốn nhanh: do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn... Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh. Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thông thường không cao. Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh... đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp. Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của ngươì khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn tương ứng. - Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình. Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu... - Là loại hình kinh doanh chủ yếu tại các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ đặc trưng của ngân hàng thương mại: là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nên để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, các ngân hàng thương mại đã cho vay chủ yếu là ngắn hạn. 3. Phân loại tín dụng ngắn hạn. 3.1. Tín dụng ứng trước. 3.1.1. Tín dụng thế chấp hoặc nghiệp vụ mở tín dụng khoản. Loại tín dụng này là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định. Trong hình thức này, ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách mở cho họ một tín dụng khoản. Khi mở tài khoản như vậy khách hàng không phải bỏ tiền vào đấy, mà trái lại có thể lấy tiền ra, tiền đó là tiền ứng trước của ngân hàng vì vậy nghiệp vụ này còn gọi là nghiệp vụ ứng trước. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản này để phát hành séc chi trả hoặc có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác. Khi thực hiện một khoản tín dụng ứng trước tuỳ vào sự nhìn nhận của ngân hàng đối với khách hàng mà có thể NH đưa ra một trong hai hình thức sau: Tín dụng ứng trước không bảo đảm:là việc cấp tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh, mà dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng. Tín dụng ứng trước có bảo đảm: là loại tín dụng được cấp phát trên cơ sở có tài sản thế chấp , cầm cố hay bảo lãnh của một hay nhiều người khác. 3.1.2 . Thấu chi. Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hợp đồng tín dụng hay còn gọi là tín dụng hạn mức, được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng hết số thiếu(dư nợ) trong một giới hạn nhất định. Thấu chi là kỹ thuật cho vay đặc biệt mà trong đó xí nghiệp được sử dụng vốn một cách linh hoạt, các đảm bảo nếu có chỉ là yếu tố phụ, vì số nợ thường xuyên biến động không thể thực hiện các đảm bảo trực tiếp. Thấu chi là một khoản tín dụng tổng hợp mà doanh nghiệp vay khi nhu cầu về vốn lưu động của nó vượt khả năng của vốn lưu động. Khi cấp tín dụng thấu chi ngân hàng không đòi hỏi việc nghiên cứu một nguyên nhân rất chính xác về sự phát sinh và tìm sự hợp lý của nó trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. 3.1.3. Tín dụng vãng lai. Tín dụng vãng lai được xem là hình thức tín dụng cổ điển nhất. Tín dụng vãng lai là tín dụng ngân hàng do cơ quan tín dụng cấp cho khách hàng của mình : bằng bản tệ hoặc ngoại tệ và theo nhu cầu khách hàng có thể được sử dụng với số lượng khác nhau nhưng không vượt quá số tiền quy định trong hợp đồng. Việc tính số dư các khoản nộp vào và rút ra khỏi tài khoản của khách hàng được tiến hành sau những khoảng thời gian quy định trong hợp đồng, đồng thời với việc thanh toán các khoản chi trả tín dụng trên tài khoản thống nhất của khách hàng . 3.1.4. Tín dụng thời vụ. Hoạt động thời vụ là hoạt động sản xuất được thực hiện ở một thời điểm nào đó trong năm trong khi việc tiêu thụ lại được thực hiện tại một thời điểm khác hoặc ngược lại việc sản xuất được rải đêù trong cả năm để tránh chi phí đột biến và dàn đều tổng chi phí trong khi việc tiêu thụ lại được tiến hành trong một thời gian rất ngắn. Trong các trường hợp này doanh doanh nghiệp có nhu cầu thời vụ về tài trợ vốn lưu động và nó được thoả mản bằng tín dụng thời vụ. Doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phục vụ mình giúp đỡ tài chính ở các thời vụ. Dựa vào điều tra nghiên cứu của mình, ngân hàng sẽ có kế hoạch tài trợ thời vụ cụ thể của trong tháng, các nhu cầu và nguồn vốn dự kiến. 3.2. Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền. 3.2.1. Chiết khấu thương phiếu. Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá trái phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí. 3.3. Tín dụng bằng chữ ký của ngân hàng. Loại tín dụng này thực chất là một cam kết lãnh nợ do ngân hàng đưa ra bằng việc phát hành các chứng thư bảo lãnh hoặc bảo chứng, cam kết trả thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ. Có trường hợp đó là sự xác nhận khoản tín dụng đã cấp cho một thời hạn nhất định. Khi thực hiện cho vay qua cam kết bằng chữ ký, ngân hàng không phải xuất quỹ để cho khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định, mà chỉ đưa ra một cam kết bảo lãnh cho con nợ đối với chủ nợ. 4. Vai trò của tín dụng ngắn hạn. 4.1. Đối với nền kinh tế Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với tư cách là một trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị trường tài chính đó là các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, nhưng nó đã bị cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường này như: Công ty Bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính.. Hoặc là thị trường tiền tệ là kênh dẫn và huy động những ngồn vốn và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thị trường này hoạt động rất linh hoạt và cung cấp một nguồn một nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Do đó tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. 4.2. Đối với các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để bảo đảm hoạt động kinh doanh được liên tục Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu và các khoản chi của một doanh nghiệp nên tại một thời điểm nhất định, trong nền kinh tế có những thời điểm trong nền kinh tế có những doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời và cần bổ sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ như các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản, các doanh nghiệp xây lắp..hoặc các doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng từ ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Các khoản tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. Tín dụng ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc cơ bản là vay có hoàn trả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Do vậy có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và tạo lập được uy tín trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. 4.3. Đối với ngân hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm đến các vấn đề : Phải tạo được nguồn thu bù đắp được các chi phí( chi phí huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý... Mặt khác phải đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này. 5. Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. 5.1.Khái niệm. Chất lượng tín dụng được nhìn nhận từ các giác độ: Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ doanh nghiệp: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả. Xét dưới giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi , mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của nghành. Xác định đối tượng cho vay và thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra . Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế -xã hội: Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với thế giới. Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức cạnh tranh của một ngân hàng trong môi trường hoạt động. 5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 5.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng - Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này(cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro: Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn = Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn X 100% Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanh tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quá hạn theo thời gian: 30, 60, 90, 120 ngày. Sự phân loại phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá để thiết lập dự phòng mất vốn. Tỷ lệ mất vốn = Tổng dư nợ quá hạn được xoá nợ Dư nợ bình bình quân Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt. Những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục không trả được nợ thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Khi món nợ được xoá thì các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xoá nợ đơn giản là một phương pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ không phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng người vay không còn nợ ngân hàng nữa. Dự phòng mất vốn Tỷ lệ dự phòng = Tổng dư nợ Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Tỷ lệ này được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ. - Chất lượng tín dụng ngắn hạn được đánh giá thông qua lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng ngắn hạn. Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ lệ sinh lời cao thì việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn. Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh. - Chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay: Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn (%) Tổng dư nợ Tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn = Doanh số cho vay (%) Tổng doanh số cho vay Hai chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ và cơ cấu doanh số cho vay của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ và tổng doanh số cho vay. Từ đó có thể so sánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn với các loại tín dụng trung và dài hạn 5.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính. Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hoá được thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể lượng hoá được. Các chỉ tiêu định tính được qua quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, qua độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. 6..1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng. Khả năng thẩm định cho vay: Thẩm định cho vay là khâu quan trọng hoạt động tín dụng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt đối với những khoản vay ngắn hạn, do tính đặc thù của hoạt động này là cho vay thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp do đó thẩm định phải nhanh chóng kịp thời nhưng vẫn phải chính xác bảo đảm an toàn cho đồng vốn bỏ ra. Chất lượng cán bộ tín dụng: Để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng do đó trình độ cán bộ tín dụng phải cao và hiểu biết phong phú để đánh giá được một khoản cho vay. Vấn đề thông tin tín dụng: Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng. Đối với nghiệp vụ tín dụng, NH thường không đủ về thông tin về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án mà người vay định tiến hành.Việc nắm bắt không đầy đủ chính xác về thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Kiểm soát nội bộ: Các quy chế, thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do đó, công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác nắm được sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng có biện pháp khắc phục kịp thời . 6.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng. Khách hàng người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn vay hợp lý, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho chất lượng tín dụng được nâng cao. Những yếu tố từ KH ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là : Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp Đạo đức của người vay 6.3. Các nhân tố thuộc về môi trường. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động ngân hàng. Lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thuế... đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Cùng với sự thay đổi của môi trường kinh tế thì môi trường pháp lý thay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHN0 & PTNT Hà Nội i.Tổng quan về NHN0 & PTNT Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo & PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội . Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn động. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chỉ lương cho các doanh nghiệp . Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà nội đã phối hợp với Hội Nông đân, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông Nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh...nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và gia tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể. Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp cả sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phân kinh tế trên địa bàn nội thành Những khó khăn tương chừng đã với dần đi, những cơ chế thị trường đã làm nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăm thua lỗ mất vốn, có vay mà không có trả, nhiều doanh nghiệp được khoanh, giãn nợ từ các năm 1995 đến nay không có khả năng trả nợ dồn lại, khó khăn trong những năm sau này còn nặng nề, phức tạp gấp nhiều lần khi thiếu vốn, thiếu tiền mặt của thời kỳ mới thành lập song được NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, Thành Uỷ, UBND thành phố Hà Nội và các ban ngành từ Trung ương đến địa phương giúp sức cùng với sự kiên trì, năng động, sáng tạo của Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc, của Đảng bộ với 156 Đảng viên cùng với tập thể viên chức đã lao động cần cù miệt mài đã từng bước vượt qua những trở ngại thách thức Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải phát để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, NHNo&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vu thanh toán quốc, chỉ sau 10 năm đã có thể giao dịch với gần 800 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 150 đến 250 triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giếng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hổi.... Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị và cá nhận có quan hệ tiền mặt với NHNo&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những nhiệm vụ chính NHNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bào lãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, tự vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà....mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 12-15% trên tổng thu. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng . Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành. NHNo&PTNT Hà Nội luôn luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công...vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hội nhu ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng.... Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở. Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa. 2. Cơ cấu tổ chức Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố HN có chi nhánh trên 7 quận của thành phố Hà Nội và một ngân hàng khu vực (khu vực Tam Chinh)Dưới chi nhánh quận có quỹ tiết kiệm (hiện có 20 quỹ ) Tại trụ sở chính tính đến ngày 31/12/10 có 297 cán bộ gồm một giám đốc và hai phó giám đốc và gồm các phòng ban sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội bao gồm có một Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có 8 phòng ban để thực hiện chức năng chuyên môn của mình đó là các Phòng: Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng hành chính & nhân sự , Phòng Tín Dụng, Phòng KD ngoại hối, Phòng Kế toán & Ngân quỹ, Phòng Kiểm soát Nội Bộ, Phòng Điện Toán và Phòng DV & Markerting. Các Phòng ban này thực hiện chức năng chuyên môn của mình lấy ví dụ như Phòng kế hoạch có chức năng nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn Hà Nội, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoặch kinh doanh và quyết toán kế hoặch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn...vv. Phòng thanh toán quốc tế thực hiện các chức năng như: thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán nhờ thu, chuyển tiền với nước ngoài, thanh toán biên mậu. Những Phòng ban trên hoạt động và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và Phó giám đốc theo lĩnh vực phân công quản lý. Bên cạnh đó NHNo& PTNT Hà Nội còn có Hội đồng tín dụng với nhiệm vụ xem xét việc giải trình của các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ý kiến để giám đốc ra quyết định. Thành phần của Hội đồng tín dụng này bao gồm: Giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng tín dụng, Phó giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phòng tín dụng trực tiếp thẩm định dự án, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng kế hoạch, cán bộ trực tiếp công tác phòng ngừa rủi ro. ii. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT Hà Nội 1. Hoạt động huy động vốn Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này - đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Hà nội đã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố. Hiện nay NHNo&PTNT Hà nội có những hình thức huy động vốn sau: Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm. Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Vay vốn của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác. NHNo&PTNT Hà nội luôn chú trọng mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu thanh toán với nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. So với những ngày đầu khi mới thành lập với nguồn vốn 16 tỷ, sau hơn 2 thập niên hoạt động, nguồn vốn kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà nội đã tăng trưởngvượt bậc, tạo thế và lực vững chắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho Thủ đô . Để có thể thấy rõ được mức độ biến động vốn qua các thời điểm ta cần xem xét hoạt động huy động vốn các thời điểm qua các bảng sau : Bảng 1 - Tình hình huy động vốn qua các thời điểm (Đơn vị : tỷ đồng) Thời điểm Nguồn huy động Tăng giảm so với thời điểm trước Chênh lệch % 31/12/2007 9258 + 1925 30 31/12/2008 11543 + 2285 24.6 31/12/2009 12900 + 1357 11.75 31/12/2010 14030 + 1130 8.75 Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù tình hình kinh tế rất nhiều biến động nhưng qua các năm nguồn huy động đều tăng, đặc biệt là trong giai đoạn 2007-08 với mức tăng lần lượt là 30% -2007 và 24.06% - 2008. Hai năm tiếp theo tuy nguồn huy động tăng chậm hơn nhưng vẫn ở mức khá so trung bình ngành . Cụ thể hơn ta có thể phân tích cơ cấu của nguồn huy động để thấy rõ hơn : Bảng 2 - Kết cấu nguồn huy động (Đơn vị : tỷ đồng) nĂM 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tiền gửi không kỳ hạn 694.3 7.5 1269.7 11 1032 12 1683.6 10.2 Tiền gửi có kỳ hạn 8563.6 92.5 10273.2 89 11352 88 12346.4 89.8 Tổng nguồn 9258 11543 12900 14030 Tại thời điểm 31/12/2010 thì số lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt 12346.4 tỷ đồng và số lượng tiền gửi không kỳ hạn lên tới 1683.6 tỷ đồng. Số lượng tiền gửi không kỳ hạn tuy có biến động qua các năm nhưng luôn chiếm đáng kể tổng nguồn huy động.Tuy không ổn định và chiếm tỷ trọng lớn như tiền gửi có kỳ hạn nhưng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí thấp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động của ngân hàng.Bên cạnh đó cũng với số lượng tiền gửi có kỳ hạn cao , lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng với lượng lớn cũng đã thể hiện được sự hiệu quả của khâu thanh toán cũng như uy tín hoạt động của ngân hàng trong con mắt của các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khách hàng khác. Để có được những kết quả khả quan trên, NHNNo&PTNT Hà Nội đã có những cố gắng không nhỏ trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường; bên cạnh đó còn tổ chức thu tiền gửi tại gia đình những khoản tiền từ 50 triệu đồng trở lên. Những hoạt động này đã tạo cho người dân một tâm lý yên tâm và vững tin khi gửi tiền vào NHNNo&PTNT Hà nội. Do vậy nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng trưởng nhanh hơn, từ đó tạo thế chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu tư tín dụng, nhất là đầu tư trung và dài hạn. Một yếu tố rất thuận lợi ở đây là niềm tin của những người dân đối với ngân hàng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của đại bộ phận dân cư trong thành phố đã được từng bước cải thiện, nguồn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng. Tiền gửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT Hà nội. 2. Hoạt động sử dụng vốn Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 - Doanh số giải ngân 8.130.080 8.440.380 8.776.668 - Doanh số thu nợ 8.452.313 8.368.321 8.539.578 - Dư nợ 4.235.134 4.646.080 4.883.170 - Nợ từ nhóm 3 - nhóm 5 110.526 136.060 120.029 - Tỉ lệ nợ xấu, % 2.4 2.92 2.45 Để tiến hành được các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng phải huy động vốn tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn mới là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua đó thúc đẩy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả. Đơn vị: triệu đồng Qua các năm ngân hàng dư nợ liên tục tăng , tính đến 31/12/2010 tổng dư nợ đạt 4.883 tỷ đồng tăng 6 % so với năm 2009.Tuy nhiên ngân hàng luôn duy trì được một tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 3 % .Đây là một kết quả hết sức khả quan khi ngân hàng luôn đảm bảo được mức doanh số giải ngân và mức tăng dư nợ ổn định nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng trên cơ sở đảm bảo được an toàn vốn vay. Bảng 4 - Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế 31/12/2009 31/12/2010 Tăng giảm so 2009 Tuyệt đối % - DNNN 885,353 497,771 -385,582 10.20 - DNNQD 3,494,317 3,708,567 214,250 75.94 - HTX, Hộ gia đình, cá nhân 266,410 676,832 410,422 13.86 Tổng cộng 4,646,080 4,883,170 239,090 100 Bảng 5 - Dư nợ theo ngành nghề Đơn vị: triệu đồng STT Loại hình Năm 2009 Năm 2010 1 Nông và lâm nghiệp 2,500 3,300 2 Xây dựng 883,352 982,942 3 Sản xuất và chế biến 1,742,616 1,113,978 4 Xuất - nhập khẩu 947,591 1,208,090 5 Khác 1,070,021 1,574,860 Tổng cộng 4,646,080 4,883,170 Ta có thể thể thấy tuy là ngân hàng chi nhánh của hệ thống ngân hàng nông nghiệp nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng trải đều trên các ngành nghề trong đó các doanh nghiệp sản xuất & chế biến chiếm lượng lớn nhất. Xét theo thành phần kinh tế thì lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn ( trên 70 % ) , doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 10,2% tổng dư nợ cho vay. Những kết quả đạt được là do các cán bộ chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp sau : - Giữ củng cố tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán tới các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh khả thi, có phương án thanh toán để tiến tới lựa chọn dự án có hiệu quả. - Thường xuyên tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của chính phủ, các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư. - Thường xuyên coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng cao khối lượng đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn. - Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện chi việc giải ngân nhanh kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng. 3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn . NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội tuy là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhưng hoạt động cho vay của Chi nhánh không nhằm vào các hộ sản xuất nông nghiệp hay hợp tác xã mà chủ yếu là các doanh nghiệp và không nhỏ trong đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để xem xét tình hình tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh ta lần lượt xem xét. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian. Bảng 6 - cơ cấu Dư Nợ cho vay Đơn vị: triệu đồng Loại cho vay 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 +/- (2009-2010) % (2009-2010) Ngắn hạn 1,664,201 1,787,833 2,868,991 1,081,158 58.75 Trung hạn 735.656 655,536 409,724 -245,812 8.39 Dài hạn 2,076,542 2,202,711 1,604,455 -598,256 32.86 Tổng cộng 4,476,399 4,646,080 4,883,170 237,090 100 Theo số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn liên tục tăng lên qua các năm với tốc độ tăng khá ( đặc biệt là năm 2010 tăng 1,081 tỷ đồng so với 2009 ) . Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân hàng và giúp ngân hàng dự đoán được tốc độ phát triển của tín dụng trong thời gian tới năm .Tuy nhiên trái với tốc độ tăng của tín dụng ngắn hạn ta thấy dư nợ của tín dụng trung và dài hạn đang có xu hướng giảm , mạnh nhất là vào năm 2010 khi dư nợ tín dụng trung hạn giảm 37,4 % và dư nợ tín dụng dài hạn giảm 27% so với năm 2009. Có hiện tượng trên là do sự biến động kinh tế trong nước khi lạm phát tăng cao và nền kinh tế chịu tác động của suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực tới các dự án trung và dài hạn của doanh nghiệp . Cơ cấu tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Hà Nội Bảng 7: Báo cáo cho vay ngắn hạn theo khu vực kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế 31/12/2009 31/12/2010 Tăng giảm so 2009 Tuyệt đối % - DNNN 214,539 459,038 -385,582 10.20 - DNNQD 1,340,874 2,123,053 214,250 75.94 - HTX, Hộ gia đình, cá nhân 232,419 286,899 410,422 13.86 Tổng cộng 1,787,833 2,868,991 239,090 100 Đặc điểm chung trong cơ cấu dư nợ cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn thành phần kinh tế quốc doanh. Là một ngân hàng nhà nước vì vậy ngân hàng No Hà Nội có rất nhiều khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước. Nhóm khách hàng này thường ít chịu rủi ro do có sự bảo hộ của nhà nước vì vậy các ngân hàng thường mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên cùng với sự chuyển mình của kinh tế đất nước và sự phát triển của hệ thống ngân hàng , hiện nay cũng như nhiều ngân hàng khác NHNo&PTNT Hà Nội có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Không chỉ năng động và làm ăn có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước , các doanh nghiệp này cũng nắm bắt rất nhanh với sự thay đổi của thị trường và táo bạo trong các dự án đầu tư. Bên cạnh việc duy trì củng cố quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước thì đây cũng là một đối tượng khách hàng mà ngân hàng No Hà Nội rất chú trọng . Thực tế qua số liệu đã cho thấy đây chính là đối tượng khách hàng quan trọng và chiếm khối lượng vốn lớn nhất trong dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng . Bảng 8: Hoạt động tín dụng ngắn hạn phân theo nghành kinh tế . Đơn vị: triệu đồng STT Loại hình Năm 2009 Năm 2010 1 Nông và lâm nghiệp 35,756.66 71,724.77 2 Xây dựng 286,053.28 459,038.56 3 Sản xuất và chế biến 679,376.54 1,061,526.67 4 Xuất - nhập khẩu 393,323.2 573,798.2 5 Khác 411,204.59 702.902.8 Tổng cộng 1,787,833 2,868,991 Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội không đơn thuần chỉ tập trung vào 1 nghành kinh tế mà trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau . Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung ở các nghành công nghiệp chế biến và sản xuất đây vẫn được coi là nghành có thời gian thu hồi vốn nhanh do đặc thù của nghành là chuyển hoá vốn chỉ diễn ra ở giai đoạn lưu thông và phân phối hàng hoá trong quá trình tái sản xuất . Có thể nói rằng trong vài năm qua, tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Hà Nội có vai trò rất lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vì ngân hàng đã cung cấp một lượng tín dụng ngắn hạn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đáp ứng kịp thời lượng vốn mà doanh nghiệp cần để mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước. Tiêu thức lợi nhuận . Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường mục tiêu lợi nhuận được đánh giá là mục tiêu hàng đầu. Các tổ chức tín dụng cũng không loại trừ điều này, trong đó hoạt động tín dụng là những hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, do đó để đánh giá chất lượng tín dụng người ta cũng dùng lợi nhuận như một thước đo chủ yếu. Bảng 10: Tình thu lãi trong hoạt động tín dụng Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thu lãi từ hoạt động cho vay 480.7 514.906 495.418 Lãi cho vay ngắn hạn 110 138.72 250.238 Năm 2010 lãi từ hoạt động cho vay là 489,418 tỷ đồng chiếm khoảng 65% trong tổng doanh thu. Mặc dù lãi từ hoạt động cho vay năm 2010 giảm so với năm 2009 khoảng 4 % nhưng về tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn lại tăng từ 26% lên 49% năm 2010...Việc tăng này xuất phát từ việc doanh số giải ngân và dư nợ ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2010 nhưng tíu dụng trung và dài hạn lại giảm tương đối. Do vậy lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động cho vay ngắn hạn .Qua đó có thể they, dưới góc độ lợi nhuận chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Hà Nội là khá tốt và được nâng cao qua các năm . Dư nợ quá hạn Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta cũng cần phải xem xét tới mức nợ quá hạn để có thể đánh giá xác thực hơn về chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng No Hà Nội . Bảng 11: Dư nợ ngắn hạn. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Nợ nhóm 1 1,081,730.65 1,162,091.45 1,721,394.6 - Nợ nhóm 2 532,211.47 557,446.32 1,038,574.7 - Nợ nhóm 3 16,974.8 44,695.82 57,379.82 - Nợ nhóm 4 10,356 12,514.83 22,951.92 - Nợ nhóm 5 22,928 11,084.57 28,689.92 - Tổng dư nợ 1,664,201 1,787,833 2,868,991 - Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 50,258.8 68,295.2 109,021.6 - Tỷ lệ nợ xấu 3,02% 3,82% 3,8 % Qua số liệu ta thấy số dư nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn … Năm 2008 tỉ lệ nợ quá hạn - nợ xấu chiếm 3.02% dư nợ ngắn hạn tương ứng với 50,258 tỷ đồng thì năm 2010 là 3,8% và 109,021.6 tỷ đồng. Dù tỉ lệ nợ xấu - nợ có khả năng mất vốn cao vẫn ở mức thấp tuy nhiên đang có biểu hiện tăng qua các năm từ 3.02%- 2008 lên tới 3,8%-2010. Đây là một hiện tượng hết sức đáng lo và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng No & PTNT Hà Nội . Song song với việc phát triển hoạt động tín dụng và tăng trưởng của khối lượng vốn vay giải ngân thì tỉ trọng nợ xấu cũng tăng lên . . Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, No & PTNT Hà Nội cần tìm biện pháp thích hợp trong thời gian tới. 4.Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Hà Nội Kết quả Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng lên qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của khu vực này luôn ở mức thấp, đảm bảo được an toàn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có một thế đứng vững mạnh trên thị trường ngân hàng cũng như tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Việc mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm sử dụng tốt nguồn vốn huy động nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng cũng như cung cấp lượng vốn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Những nguyên nhân và hạn chế của công tác tín dụng ngắn hạn. Hạn chế về phía ngân hàng . - Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải gia hạn. Mặc dù hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức trung bình nhưng hầu hết các khỏan vay ngắn hạn đều phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và làm giảm vòng quay của vốn. - Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến .Việc thiếu chuyên môn hóa và kiêm nhiệm dẫn tới sai sót khiếm khuyết trong quy trình thực hiện món vay. - Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại. Tại ngân hàng cán bộ tín dụng chưa phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định. Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước. Chứ chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nền nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán. - Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm soát không thường xuyên. Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Vẫn còn tình trạng cán bộ tín dụng xét duyệt vốn cho đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ cho vay. Việc kiểm tra kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu. Hạn chế của doanh nghiệp . - Năng lực quản lý còn hạn chế: Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh cũng như có rất nhiều rủi ro luôn luôn rình rập, môi trường kinh doanh luôn đầy tính cạnh tranh. điều này đỏi hỏi năng lực quản lý của các doanh nghiệp phải cao, nhưng đây cũng là một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động không hiêu quả thậm chí còn thua lỗ. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh tới chất lượng khoản vay. - Số liệu tài chính của doanh nghiệp không trung thực: Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liêu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng. Các nhân tố khác . - Môi trường pháp lý không thuận lợi. Hệ thống văn bản ban hành liên quan đến hoạt động ngân hang chưa đồng bộ và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, vừa thiếu lại không đồng bộ, thẩm chí còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản luật và dưới luật, việc ban hành về cấp độ thì chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện. Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa nghiêm, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật kém hiệu lực: - Thực trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện hợp đồng không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lấy tiền vay ngân hàng. Thực tế đòi hỏi cơ chế vận hành pháp luật phải đồng bộ, thống nhất từ lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thế nhưng trong thời gian qua cho dù nhà nước đã rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện và giám sát lại chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực về trình độ chuyên môn thậm chí còn có biểu hiện thoái hoá, biến chất về đạo đức trong thực thi pháp luật như ăn đút lót, hối lộ để giảm tội cho kẻ vi phạm. - Các cơ quan hữu quan chưa có cái nhìn thấu đáo về ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chưa có sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan. Cho đến nay, không ít người cho rằng việc cho vay và thu hồi nợ chỉ đơn thuần là việc của ngân hàng, trong khi trên thực tế có nhiều khoản vay ngân hàng đã thực hiện theo đúng mọi quy định của Nhà nước mà vẫn không thu hồi được nợ, bởi lúc đó nó đã vượt ra khỏi chức năng và khả năng của ngân hàng. - Môi trường kinh doanh không thuận lợi . Cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã dẫn tới những ảnh hưởng hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế nước ta. Nhiều biến số kinh tế vĩ mô biến động khó lường , môi trường kinh doanh biến động gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp .Việc sản xuất kinh doanh đình trệ , các dự án không đạt hiệu quả như mong đợi …dẫn tới các doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn các món vay ngân hàng . Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Hà Nội I.Định hướng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội Vượt lên những khó khăn chung của nền kinh tế trong sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành Trung ương và Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của Agribank, sự quản lý giám sát chặt chẽ của NHNN Thành phố Hà Nội và sự ủng hộ hợp tác nhiệt tình, sự chia sẻ cảm thông của các đối tác khách hàng trên địa bàn, AgribankT Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của hệ thống Agribank nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế Thủ đô. Tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn 15.368 tỷ đồng (quy đổi) tăng 6% so năm 2009, tổng dư nợ đạt 4.883 tỷ đồng (quy đổi) tăng 5% so năm 2009, doanh số thanh toán cho xuất nhập khẩu qua ngân hàng gần 400tr USD, nhập khẩu gần 300tr USD. Nhằm tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng, năm qua chi nhánh đã triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ như: Phát hành thư bảo lãnh, chuyển tiền trong nước và nước ngoài, chi trả kiều hối – Western Union, chi hộ lương, kết nối thanh toán, quản lý luồng tiền cho doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước, thu học phí cho sinh viên, phát hành thẻ ATM, Visa/Master Card, Ebanking … Doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng trong năm 2010 chiếm gần 15% tổng lợi nhuận của chi nhánh. Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020 về kinh tế- xã hội của Đất nước và thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, và cũng là năm hội nhập toàn diện sâu rộng của nền kinh tế mà đặc biệt là của ngành ngân hàng. Với hai nhiệm vụ chính là Đảm bảo nguốn vốn theo kế hoạch được giao của NHNo Việt Nam và Đầu tư tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch ngân hàng hiện đại, đồng hành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô, Agribank Hà Nội thì xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2011 cụ thể như sau: - Phấn đấu nguồn vốn tăng trưởng từ 10% đến 12% so với năm 2010 với các sản phẩm nguồn vốn đa dạng, phong phú. - Dư nợ tăng từ 8% đến 10% so năm 2010 đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng. - Nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn thủ đô. Phấn dấu doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng từ 10% đến 12% so năm 2010. II.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội. Thứ nhất Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng. Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư như : qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên cơ sở đó để đi đến đầu tư. Ngân hàng cần chú ý, ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay, thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả. Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế, tính an toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho vay vốn, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu qủa kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưâ đủ mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào? Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể. Thứ hai . Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi. Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, hợp đồng giá cả . Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì đó là cơ sở cho việc phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải sử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp sử lý ngay. Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghiã vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ hạn sẽ không có nợ quá hạn thể hịên sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện ra hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa. Để xử lý nợ qúa hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn. Thứ ba Công tác đào tạo cán bộ con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc. Vì vậy, ngân hàng cần phải kế hoạch hoá công tác đào tạo cán bộ, sớm tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, đưa việc nâng cao trình độ trở thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách trọng điểm để thực sự có những cán bộ có đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí. ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo những cán bộ kế cận, có năng lực và phẩm chất đạo đức. Thứ tư Chi nhánh cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không phải chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suốt quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay. Vì vậy, khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án : Phương án lạc quan nhất, phương án trung bình nhất. Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất để xem xét. Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lãi vay với ngân hàng trong giới hạn cho phép thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết rủi ro đã được hạn chế tối đa. Kết Luận Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàng, và xu thế phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn bộ trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính, tiền tệ và các ngành kinh tế, luật pháp... Hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của toàn hệ thống, tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã khẳng định được vai trò của mình nhằm góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh ngày càng cao, các khách hàng không chỉ là doanh nghiệp quốc doanh mà còn cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chi nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế về nguồn vốn để có thể đáp ứng cao nhất nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản vay ngắn hạn. Nhờ vậy mà chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh không ngừng được nâng cao. Tài liệu tham khảo 1. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính – Fredric Minskin. 2. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Đại học KTQD Hà Nội. 3. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter Rose . 4. Các báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội. 5.Các văn bản quy chế nội bộ của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp. 6.Các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước. 7. 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo63 .doc
Tài liệu liên quan