Tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu: Lời nói đầu
Tài Chính là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, một trong những yếu tố cơ bản để sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn ra đời tồn tại và phát triển thì một trong những vấn đề cơ bản nhất phải quan tâm là tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn tài chính sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu lơị nhuận và tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
Phân tích, quản lý và sử dụng nguồn tài chính có tác động rất lớn đến sự tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, lơị nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước cấp phát vốn, bao cấp về giá, sản xuất kinh doanh theo theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài chính. Thực trạng tài chính của nhiều doanh nghiệp thời kỳ đó không những thấp mà còn không bảo toàn được nguồn tài chính. Tình trạng lãi giả lỗ thật xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước .
Thực h...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tài Chính là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, một trong những yếu tố cơ bản để sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn ra đời tồn tại và phát triển thì một trong những vấn đề cơ bản nhất phải quan tâm là tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn tài chính sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu lơị nhuận và tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
Phân tích, quản lý và sử dụng nguồn tài chính có tác động rất lớn đến sự tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, lơị nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước cấp phát vốn, bao cấp về giá, sản xuất kinh doanh theo theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài chính. Thực trạng tài chính của nhiều doanh nghiệp thời kỳ đó không những thấp mà còn không bảo toàn được nguồn tài chính. Tình trạng lãi giả lỗ thật xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước .
Thực hiện đường lối do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọn, đã từng bước vững chắc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại. Các doanh nghiệp giờ đây phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không còn được bao cấp như trước nữa. Vì vậy, doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả sẽ đứng vững trong nền kinh tế mới, ngược lại doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả tất yếu sẽ bị giải thể, phá sản .
Nghị quyết Đaị Hội lần thứ VI BCH TW Đảng CSVN (năm 1988) chỉ rõ: “Xí nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về vốn và giá phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí đầy đủ và có lãi”. Theo tinh thần đó, các doanh nghiệp phải luôn chủ động bám thị trường điều hành sản xuất kinh doanh và tự chủ về nguồn tài chính. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động nhưng cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường phải đặt vấn đề quản lý và sử dụng nguồn tài chính sao cho có hiệu quả nhất lên hàng đầu. Đây là vấn đề bức xúc khiến các nhà quản trị phải suy nghĩ, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Sau gần ba tháng thực tập tại công ty May Đáp Cầu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn cùng phòng kế toán công ty, em đã từng bước làm quen với thực tiễn vận dụng lý luận vào thực tế, xuất phát từ nhận thức của bản thân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính kinh doanh, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài :
“Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu ”
Ngoài phần mở dầu và phần kết luận, nội dung chính của chuyên đề được chia làm 3 phần :
PhầnI: Những vấn đề lý luận chung về phân tích quản lý và sử dụng nguồn tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
PhầnII: Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính của công ty May Đáp Cầu trong thời gian từ 2001-2003.
PhầnIII: Một số nhận xét , đánh giá và kiến nghị đối với công tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính của công ty May Đáp Cầu.
Mặc dù đã có cố gắng song do hạn chế về trình độ và thời gian, chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế và sai sót, em xin chân thành mong được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô, các cô chú và anh chị phòng kế toán công ty May Đáp Cầu cùng các bạn đọc.
Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Kim Thị Hạnh, BGH, các khoa, các phòng ban, cùng các thầy cô giáo trong trường, ban giám đốc, các cô chú phòng kế toán của công ty May Đáp Cầu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình .
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang
Phần I
Những vấn đề lý luận chung về phân tích, quản lý và sử dụng nguồn Tài Chính Doanh Nghiệp trong nền Kinh Tế Thị Trường .
I. Những vấn đề chung về Tài Chính Doanh Nghiệp
1. Đặc điểm và vai trò của tài chính doanh nghiệp
Đặc điểm
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể được hiểu là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, do nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình .
Trong nền kinh tế thị trường, do các quan hệ cung cầu về hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn, được phát triển rất mạnh, nên các loại hình doanh nghiệp cũng trở nên hết sức phong phú. Tuy nhiên, cho dù là loại hình doanh nghiệp nào trước khi đi vào hoạt động cũng đều phải sử dụng một công cụ chung nhất là tài chính doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự vận động và chuyển hoá qua lại giữa các nguồn tài chính, nơi hình thành nên sức mua tài chính, thị trường vốn càng trở nên sôi động thì quan hệ tài chính doanh nghiệp cũng trở nên phong phú và đa dạng. Vì vậy tài chính doanh nghiệp có các quan hệ sau :
a.1) Xét trên phạm vi hoat động thì tài chính doanh nghiệp gồm:
Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với nhà nước
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
a.2) Xét về mặt kinh tế, tài chính doanh nghiệp bao gồm:
Các quan hệ tài chính nhằm mục đích khai thác, thu hút vốn
Các quan hệ tài chính về đầu tư, sử dụng vốn kinh doanh
Các quan hệ về tài chính phân phối, thu nhập và lợi nhuận
Cho dù có những cách phânloại khác nhau nhưng quan hệ tài chính được diễn ra trên các phạm vi gắn với địa chỉ khác nhau, chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau. Song tất cả các mối quan hệ đều có những đặc điểm chung giống nhau đó là :
+ Phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn liền với hoạt động SXKD của doanh nghiệp
+Sự vận động, chuyển hoá các nguồn lực trong kinh doanh không phải là hỗn loạn mà được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, các loại vốn kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận, vì thế bên cạnh khả năng phân phối để thoả mãn cung cầu về vốn kinh doanh, tài chính doanh nghiệp còn có một số khả năng khác để giám sát, dự báo tính hiệu quả của quá trình phân phối.
b) Vai trò
Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý, sau đó nó còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, sự can thiệp và phương thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Song song với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có hàng loạt chính sách đổi mới nhằm xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp xác lập một cơ chế quản lý năng động. Trong điều kiện đó, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng được đề cao đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp và nó có những vai trò chủ yếu sau:
Một là, TCDN là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Hai là, TCDN có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả .
Ba là, TCDN có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết SXKD
Bốn là ,TCDN là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
2. Những nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
Để sử dụng tốt công cụ tài chính, phát huy vai trò tích cực của chúng trong SXKD, cần thiết phải tổ chức tài chính. Tổ chức tài chính và việc hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Tổ chức tài chính doanh nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng pháp luật.
Thứ hai, tổ chức tài chính doanh nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
Thứ ba, công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải luôn luôn giữ chữ tín.
Thứ tư, công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp cần phải giữ nguyên tắc an toàn, phòng ngừa những rủi ro bất trắc .
3. Một số phạm trù về tài chính doanh nghiệp và các khái niệm liên quan đến TCDN
Căn cứ vào đặc điểm hình thành và sử dụng các nguồn lực gắn liền với các hoạt động, về cơ bản ở nước ta hiện nay có các hệ thống về tài chính như sau:
a.1) Tài chính nhà nước
Bao gồm ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách, những quỹ này được hình thành có liên quan đến chức năng của nhà nước .
Nguồn hình thành tài chính doanh nghiệp là huy động các khâu tài chính khác và nhận việm trợ, vay của nước ngoài .
Tài chính nhà nước sử dụng để đáp ứng nhu cầu của bộ máy hành chính nhà nước, chi cho an ninh quốc phòng, thực hiện chức năng quản lý kinh tế –xã hội .
Tài chính nhà nước có vai trò rất quan trọng là khâu tài chính mang tính chất chỉ đạo và tổ chức của toàn bộ hệ thống tài chính.
Về hoạt động thu chi của tài chính nhà nước chủ yếu dựa trên cơ sở quyền lực chính trị của mình, vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế –xã hội.
a.2) Tài chính của các tổ chức tài chính
Là tổ chức tài chính của các doanh nghiệp với chức năng là sản xuất và kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Đây là những tụ điểm tài chính quan trọng tích tụ và tập trung các nguồn tài chính gắn liền với quá trình SXKD của các doanh nghiệp.
- Hoạt động tài chính đóng vai trò như những thiết bị có khả năng tái tạo cho các nguồn tài chính.
- Tài chính doanh nghiệp có quan hệ hữu cơ với các khâu tài chính khác, nó thể hiện ở việc nộp thuế, nộp ngân sách, trả lãi, …
a.3) Tài chính của các tổ chức phi tài chính
Còn gọi là tổ chức tài chính của các tổ chức tài chính trung gian bao gồm: các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm .
Hoạt động của các tổ chức này gắn liền với các hoạt động môi giới, nhằm biến nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội thành những nguồn vốn cho các chủ thể kinh tế.
a.4) Tài chính của các tổ chức xã hội (tín dụng )
Là tụ điểm vốn gắn liền với hoạt động của các tổ chức xã hội .
- Nguồn thu của khâu tài chính này chủ yếu là kinh phí đóng góp của các hội viên, do quyên góp, ủng hộ và ngân sách hỗ trợ .
- Quỹ tiền tệ được sử dụng trong mục đích chi tiêu trong những hoạt động của tổ chức đó.
a.5)Tài chính của các hộ gia đình
Tài chính của các hộ gia đình cũng là một tụ điểm vốn rất quan trọng , nó không chỉ đáp ứng vào việc góp vốn đầu tư kinh doanh , nó còn là một trong những yếu tố thực hiện các chính sách định hướng và tích luỹ, tiêu dùng của nhà nước.
Tài chính hộ gia đình thường có quy mô nhỏ nhưng đối với xã hội thì đây là một khâu tài chính rất quan trọng của đất nước .
Các khái niệm liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp
- Khái niệm về tài chính doanh nghiệp : TCDN là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Đó là các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước, với các khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính, với các doanh nghiệp khác và các tổ chức kinh tế, với các đơn vị nội bộ doanh nghiệp,…. để phục vụ cho nhu cầu SXKD của doanh nghiệp, và các nhu cầu chung của xã hội .
- Khái niệm về hoạt động tài chính doanh nghiệp: hoạt động TCDN là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Nói cách khác, hoạt động tài chính doanh nghiệp là tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo lập hoạt động tài chính doanh nghiệp là đối tượng của quản trị TCDN, hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đó là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, mục tiêu về tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải tập trung trả lời được những câu hỏi sau:
+ Doanh nghiệp huy động vốn ở đâu? Vào thời điểm nào? Và như thế nào?
+ Doanh nghiệp đầu tư vốn vào đâu ? Thời điểm nào? Như thế nào ?
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng ra sao ?
- Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp : phân tích TCDN là việc thu thập và xử lý các thông tin trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý TCND nói riêng nhằm để xem xét kiểm tra, đối chiếu, đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp cũng như quá trình hoạt động SXKD, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp.
Phân tích TCDN mà trọng tâm là phântích các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích giúp người sử dụng thông tin từ nhiều góc độ khác nhau. Đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện vừa khái quát vừa chi tiết toàn bộ thực trạng tài chính doanh nghiệp .
4. Cách phân biệt nguồn tài chính doanh nghiệp
Nguồn tài chính doanh nghiệp là toàn bộ tất cả những gì bao trùm lên DN, kể từ khi bắt đầu thành lập. Vì vậy chỉ có một cách duy nhất để phân biệt và đánh giá nguồn TCDN đó là căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu trong :
Bảng cân đối kế toán.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ .
Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính .
II. Những nội dung cơ bản của Tài Chính Doanh Nghiệp
Trong nền tinh tế thị trường, hoạt động tài chính doanh nghiệp có một vị trí quan trọng đặc biệt, chi phối tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp .
Tuỳ loại hình doanh nghiệp mà có những nội dung hoạt động tài chính khác nhau. Sau đây là những nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SXKD.
1.Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn kinh doanh là khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn bao gồm nhiều khâu như: xác định nhu cầu vốn kinh doanh, khai thác tạo lập vốn kinh doanh, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh. Trước khi đi vào những nội dung cụ thể thì ta cần phải hiểu về vốn kinh doanh và những đặc trưng của nó trong quá trình vận động .
Vốn kinh doanh và những đặc trưng của nó
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn, trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh.Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một laọi quỹ tiền tệ đặc biệt, mục tiêu của quỹ là phục vụ SXKD, tức là mục đích tích luỹ. Muốn có vốn thì phải có tiền, tiền được gọi là vốn khi thoả mãn các điều kiện sau:
Một là, tiền phải được đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, hay nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực.
Hai là, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định.
Ba là, khi đã có đủ số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời .
Trên góc độ kinh tế thị trường, giá trị thực của một doanh nghiệp không phải chỉ là phép cộng đơn giản của các loại vốn cố định và vốn lưu động hiện có mà điều quan trọng hơn còn là giá trị cuả những tài sản khác và khả năng sinh lời của doanh nghiệp ta có thể gọi chung là những tài sản vô hình .
Đầu tư vốn kinh doanh
Theo quan nịêm truyền thống “vốn đầu tư” được quan niệm là số vốn được dùng vào việc mua sắm TSCĐ, hoặc xây lắp các công trình để tạo ra TSCĐ cho doanh nghiệp. Từ đó “đầu tư vốn ” cũng được quan niệm là việc bỏ vốn vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, nó là một khoản đầu tư lớn nhưng với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp thì đó không phải là tất cả. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, thì “vốn đầu tư”và “đầu tư vốn” phải được quan niệm trên một bình diện rộng .
Căn cứ vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, “vốn đầu tư” được đồng nghĩa với vốn kinh doanh. Đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lời, còn “đầu tư vốn” là hoạt động chủ quan có cân nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng là sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong trong tương lai .
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, thông thường có hai hướng đầu tư chủ yếu là đầu tư vào bên trong và đầu tư ra bên ngoài. Nó có thể là dài hạn hay ngắn hạn.
Đầu tư bên trong: là những khoản đầu tư vốn để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp như: xây dựng, mua sắm TSCĐ, nguyên vật liệu, tiền thuê mướn nhân công, các chi phí về thủ tục kinh doanh…..
Đầu tư ra bên ngoài (hay còn gọi là đầu tư tài chính ): thường được tiến hành dưới các hình thức góp vốn cùng liên doanh với một doanh nghiệp khác, đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu. Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài không chỉ nhằm mục đích là thu lợi mà còn nhằm mục đích đảm bảo an toàn của vốn, để từ đó có thể san sẻ trách nhiệm rủi ro (nếu có) cho các đơn vị khác cùng gánh chịu .
Dù là đầu tư bên trong hay bên ngoài, người quản lý doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến vấn đề “tiếp thị” tức là phải thăm dò, phân tích lựa chọn các phương án đầu tư để đi đến các quyết định tài chính, khi đề ra một quyết định tài chính, người quản lý phải lưu ý các yếu tố sau:
Khả năng doanh lợi có thể đạt được và thời gian thu hồi vốn .
Dự kiến chủng loại và số lượng sản phẩm sẽ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường .
Khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất .
Lựa chọn công nghệ thích hợp .
Lựa chọn ngân hàng giao dịch.
Cuối cùng tổng hợp nhu cầu vốn cần được đầu tư. Căn cứ vào các quyết định tài chính trên, nhà quản lý có thể đưa ra các phương án đầu tư, hướng đầu tư cụ thể cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhất .
Nguồn vốn kinh doanh và giải pháp huy động
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp cũng chỉ có thể khai thác, huy động vốn trên một số nguồn nhất định. Vì thế, người ta có thể căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết doanh nghiệp đó thuộc loại nào. Nhưng với bất kỳ một doanh nghiệp thuộc loại hình nào thì vốn kinh doanh của chúng cũng được huy động, khai thác từ những nguồn sau :
* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước : Nguồn vốn này được cấp phát cho các doanh nghiệp công-doanh nghiệp nhà nước, nó được hình thành từ quỹ tích luỹ của ngân sách và được dùng vào mục đích chỉ phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ bao cấp, hầu như toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là do ngân sách nhà nước cấp, do nguyên nhân đó đã gây tâm lý ỷ lại, trông chờ. Từ đó, làm suy giảm tính năng động của các doanh nghiệp trong việc chủ động khai thác các nguồn vốn cũng như tìm kiếm các giải pháp để bảo toàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả .
Ngày nay, khi kinh tế thị trường mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước có chính sách thu hẹp phạm vi hỗ trợ vốn và quy mô cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Vì thế, nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước có xu hướng giảm. Các doanh nghiệp chủ động bổ sung phần thiếu hụt bằng các nguồn tài trợ khác.
* Nguồn vốn tự có: Là nguồn vốn do cá nhân chủ doanh nghiệp tự bỏ ra để đầu tư kinh doanh. Nó có thể được huy động từ bạn bè, những gì để dành, tiết kiệm trong ngân sách gia đình …..hoặc cổ phần bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Theo luật kinh doanh, để được kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, số vốn tự có của doanh nghiệp phải đạt đến một mức độ tối thiểu, nhưng nó cũng không nên ở mức độ quá lớn vì như thế sẽ là mạo hiểm nếu kinh doanh gặp rủi ro .
* Nguồn vốn liên doanh: Là nguồn vốn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp của mình. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại cũng phải chịu rủi ro chung khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ .
* Các nguồn vốn tín dụng : Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác, cũng có thể bằng hình thức doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Điển hình nhất của các tổ chức này là hệ thống ngân hàng thương mại với sự phong phú và đa dạng của các hình thức tín dụng như: tín dụng ứng tiền qua tài khoản, tín dụng cầm đồ hoặc thế chấp tài sản, tín dụng thông qua chiết khấu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn các hình thức tín dụng thích hợp để huy động vốn cho mình .
Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời .
Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh mà quy mô của vốn kinh doanh, cơ cấu hình thành vốn cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì vốn kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất thường gồm: vốn cố định, vốn lưu động, và vốn đầu tư tài chính .
* Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TSCĐ phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp, TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, về giá trị nó tham gia toàn bộ vào nhiều chu kỳ SXKD nhưng giá trị của nó lại được chuyển dịch dần vào giá trị của sản phẩm sáng tạo tuỳ theo mức hao mòn.
- Căn cứ vào hình thái vật chất, TSCĐ gồm hai loại :
+ TSCĐ hữu hình: là những tài sản tồn tại được hình thái vật chất cụ thể như: đất kinh doanh, nhà xưởng máy móc thiết bị …phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó là những khoản chi phí để mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, chi phí quảng cáo,…
- Căn cứ vào hình thức đầu tư của vốn cố định, TSCĐ gồm:
+ TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD cơ bản của doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ, ..
+ Những tài sản dùng cho hoạt động đầu tư Tài Chính như: TSCĐ góp vốn liên doanh , cho thuê Tài Chính hay cho thuê bất động sản ,…
- Trong quá trình SXKD, nhìn chung TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật nhưng năng lực nhãn hiệu, biểu tượng… đó là do quá trình tham gia vào quy trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn, có hai loại hao mòn:
+ Hao mòn hữu hình : là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ do chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất hay do tác động của điều kiện tự nhiên .
+Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về mặt giá trị do tiến bộ của Khoa họckỹ thuật, máy móc tài sản cùng công suất, năng suất, ….
* Vốn lưu động: Là một bộ phận của vốn đầu tư được ứng ra để mua sắm những TSCĐ và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình SXKD .
Để tiến hành SXKD, ngoài những TSCĐ, doanh nghiệp phải có những TSLĐ. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản cũng khác nhau, nhưng đối với những doanh nghiệp SXKD thì TSLĐ thường được cấu tạo bởi TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông .
TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ nhiên liệu, và tài sản ở khâu sản xuất như: sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm ,…..
Tài sản lưu thông bao gồm sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, (hàng tồn kho) vốn bằng tiền, và các khoản phải thu.
Để mua sắm tất cả những tài sản đó, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nào đó gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm của loại vốn này là nó tham gia một lần tạo nên thực thể của doanh nghiệp và giá trị của nó được dịch chuyển thẳng vào sản phẩm mới sáng tạo sau một chu kỳ kinh doanh.
Trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn lưu động cần lưu ý những vấn đề sau:
Một là, phải xác định được một lượng vốn lưu động cần thiết căn cứ vào nhiệm vụ SXKD của đoanh nghiệp qua từng thời kỳ để quá trình SXKD được liên tục, thường xuyên tránh ứ đọng vốn, …
Hai là, phải tổ chức khai thác tốt nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trước hết là nguồn tự có của doanh nghiệp, sau đó là các nguồn tài trợ của vốn lưu động, khi cần thiết thì phải chiếm dụng .
Ba là, phải luôn luôn có những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động bằng cách xử lý tốt hàng hoá chậm luân chuyển và các khoản nợ khó đòi .
Bốn là, phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động dùng các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, hệ số nợ ,….
* Vốn đầu tư tài chính: Trong quá trình SXKD, một yêu cầu có tính nguyên tắc là phải bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp không chỉ trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ mà họ còn đầu tư tài chính dưới các hình thức:
Bỏ vốn để mua các loại cổ phiếu, trái phiếu của công ty khác .
Hoạt động góp vốn liên doanh liên kết .
Cho thuê hoặc mua đi bán lại những bất động sản, TSCĐ của doanh nghiệp .
Nếu căn cứ vào thời hạn đầu tư thì doanh nghiệp có thể đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn .
2. Những nội dung cơ bản khác của hoạt động tài chính doanh nghiệp
Ngoài những nội dung đã nêu trên, hoạt động tài chính doanh nghiệp còn bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Chi phí SXKD và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp :
+ Chi phí SXKD của doanh nghiệp: Bao gồm chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, (chi phí lưu động) các khoản thuế gián thu,….
+ Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những chi phí về lao động, để hình thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
- Thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp :
+Thu nhập của doanh nghiệp: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (sau khi tiêu thụ sản phẩm).
+ Lợi nhuận cuả doanh nghiệp: Nó là một chỉ tiêu chất lượng cuối cùng để đánh giá hiệu quả của quá trình SXKD, nó được lấy từ hoạt động SXKD tài chính, hoạt động bất thường,…
III.Hệ thống chỉ tiêu của phản ánh hiệu quả quản lý TCDN và một số chỉ tiêu khác trong phân tích Tài Chính
1.Các chỉ tiêu đặc trưng
1.1: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Nó phản ánh khả năng thanh toán hiện thời khi doanh nghiệp xem xét các khoản nợ ngắn hạn đến hạn mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư vào phần TSCĐ, nó là tỷ số giữa TSCĐ với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
So sánh tỷ số thanh toán hiện thời của năm nay thấp hơn hay cao hơn năm trước. Nếu số này mà thấp hơn mức trung bình của ngành thì tỷ số thanh toán hiện thời của cuói năm nay thấp hơn cuối năm trước và ngược lại. Điều này cho thấy:
Dự trữ năm nay tăng hơn hoặc giảm so với năm trước có thể do doanh thu tăng hay đồng thời mức nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng giảm so với kỳ trước đưa đến tỷ số thấp hoặc cao .
Nếu tỷ số này mà thấp tức là giá trị của TSLĐ thấp hơn các khoản nợ ngắn hạn, tức là doanh nghiệp đầu tư từ những khoản vay ngắn hạn vào TSCĐ là không có lãi hoặc lỗ. Doanh nghiệp nên trả bớt các khoản nợ ngắn hạn và đầu tư bằng các phương án khác vào TSLĐ .
Hệ số thanh toán nhanh
Nó phản ánh khả năng thanh toán nhanh khi doanh nghiệp xem xét hệ số nợ này để đầu tư vào các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư vào kinh doanh. Nó là tỷ số giữa vốn bằng tiền và các khoản phải thu với số nợ ngắn hạn. So sánh tỷ số này với mức trung bình ngành, nếu nó cao hơn tỷ số trung bình ngành thì khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, và ngược lại thì doanh nghiệp cần tìm các phương án đầu tư khác .
Hệ số thanh toán nhanh =
Hệ số thanh toán tức thời
Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ (dài hạn hoặc ngắn hạn) mà bên cho vay bắt doanh nghiệp thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào. Hệ số này nói lên là doanh nghiệp có thể bị lỗ hoặc lãi đói với các khoản vay để đầu tư kinh doanh, nó là tỷ số giữa vốn bằng tiền với các khoản nợ đến hạn :
Hệ số thanh toán tức thời
=
Vốn bằng tiền
Nợ đến hạn trả
1.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tài sản
a) Hệ số nợ trên tổng tài sản: Là tỷ số giữa nợ phải trả với tổng tài sản của Doanh Nghiệp .
Hệ số nợ tổng tài sản =
Hệ số này dùng để so sánh giữa cái đang nợ với tài sản có của doanh nghiệp, nếu tỷ số này vượt quá 80% thì được coi là không tốt đối với doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .
b) Hệ số vốn chủ sở hữu: Là tỷ số giữa nợ phải trả với tổng tài sản của doanh nghiệp .
Hệ số nợ vốn chủ sở hữu =
Hệ số này dùng để so sánh giữa nợ với vốn chủ sở của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho doanh nghiệp .
c) Hệ số cơ cấu tài sản cố định: Là tỷ số giữa tổng TSCĐ và tổng tài sản của Doanh Nghiệp .
Hệ số cơ cấu TSCĐ =
Tỷ số này cho ta biết về tỷ lệ giữa TSCĐ và tổng Tài sản mà doanh nghiệp có. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
d) Hệ số cơ cấu tài sản lưu động: Là tỷ số giữa tổng TSLĐ với tổng tài sản của doanh nghiệp .
Hệ số cơ cấu TSLĐ =
Tỷ số này cho biết tình hình của TSLĐ so với tổng tài sản của doanh nghiệp là như thế nào .
e) Hệ số thanh toán lãi vay: Là tỷ số giữa lãi sau thuế và tiền trả lãi vay với phần lãi vay.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Nó phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đối với các khoản vay có lãi suất. So sánh tỷ số này với mức trung bình của ngành mà cao hơn thì được coi là xấu, điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém, khả năng vay thêm là khó vì tỷ số nợ cao, ngược lại thì sẽ tốt đối với doanh nghiệp .
1.3.Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp
Vòng quay tổng tài sản: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với tổng tài sản của doanh nghiệp .
Vòng quay tổng tài sản =
Tỷ số này cho biết cứ doanh thu tăng 1 đồng thì tổng tai sản sẽ tăng tương ứng là bao nhiêu %đồng ( % tổng tài sản).
Vòng quay tổng vốn: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Vòng quay tổng vốn =
Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với giá trị hàng hoá tồn kho .
Vòng quay hàng tồn kho =
Với tỷ số này ta phải so sánh với mức trung bình của ngành nếu nó cao hơn mức trung bình ngành thì tình hình tồn kho của doanh nghiệp là tốt và ngược lại .
Vòng quay vốn chủ sở hữu: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với tổng vốn chủ sở hữu .
Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Tỷ só này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp .
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ .
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao càng tốt cho doanh nghiệp .
Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Là tỷ số giữa doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ .
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết 1 đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng cao thì sàng tốt cho doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Là tỷ số giữa doanh thu thuần với vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp .
Kỳ thu tiền bình quân: Là tỷ số giữa các khoản phải thu với doanh thu tiêu thụ bình quân trong ngày.
Kỳ thu tiền bình quân
=
Doanh thu thuần
Doanh thu tiêu thụ bình quân trong 1 ngày
(Các khoản phải thu = )
Tỷ số này ta phải so sánh với mức trung bình toàn ngành, nếu nó cao hơn vào cuối kỳ so với mức trung bình toàn ngành thì là tốt và ngược lại.
1.4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Tỷ lệ sinh lời doanh thu: Là tỷ số giữa phần lãi sau thuế và doanh thu thuần.
Tỷ lệ sinh lời doanh thu = 100%
Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời của 1 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ số giữa lãi sau thuế với vốn chủ sở hữu .
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu =
Tỷ số này phản ánh mức sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư: Là tỷ số giữa lãi trước thuế và tiền trả lãi vay với tổng vốn đầu tư.
Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư =
Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư hay còn gọi là khả năng hoàn vốn, tỷ lệ này càng cao thì khả năng hoàn vốn càng nhanh và ngược lại.
Thu nhập cổ phần: Là tỷ số giữa lãi sau thuế với số lượng cổ phần của doanh nghiệp.
Thu nhập cổ phần =
Tỷ số này phản ánh là số lợi tức thu được của các cổ đông sau khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong những định kỳ đã định (số phiếu là tờ giấy ghi nhận giá trị của cổ phần ). Tỷ số này càng cao thì lợi tức thu được trên các cổ phần càng lớn và ngược lại.
Sức sinh lời của vốn cố định: Là tỷ số giữa lãi sau thuế với vốn cố định bình quân trong kỳ .
Mức sinh lời của vốn cố định
=
Lãi sau thuế
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Tỷ lệ này cho biết 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ ra đem lại cho ta bao nhiêu % đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
2.Một số chỉ tiêu khác
2.1. Nhóm chỉ tiêu về phương pháp lựa chọn phương án đầu tư
Phương pháp thu hồi vốn: Là khoảng thời gian mà luồng thu đủ bù đắp luồng chi phí đầu tư.
Số năm ngay trước năm vòng thu dự án đầu tư bù đắp chi phí đầu tư
+
Số tiền chưa được bù đắp đầu năm
Số tiền thu được trong năm
=
Thời gian thu hồi vốn
Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại Giá trị hiện tại của
Giá trị NPV = ròng của luồng thu _ luồng tiền đầu tư
theo chi phí vốn. Theo chi phí vốn.
Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Là phương pháp xếp hạng các dự án đầu tư thông qua việc tính tỷ lệ lãi suất nào đó mà tỷ lệ lãi suất này là cân bằng giá trị hiện tại của luồng thu với giá trị hiện tại của luồng vốn đầu tư.
Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR)
Là phương pháp sắp xếp các dự án đàu tư thông qua một tỷ lệ lãi suất mà tại đó làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền chi phí đầu tư theo chi phí vốn.
Giá trị hiện tại của luồng chi = Giá trị hiện tại của giá trị cuối
phí đầu tư theo chi phí vốn cùng của dự án theo MIRR.
2.2.Xác định luồng tiền của dự án đầu tư
Ta có thể xác định theo 4 bước sau :
Bước 1: Xác định luồng chi phí đầu tư (đầu tư TSCĐ, chi phí về TSLĐ rộng)
Bước 2: Xác định luồng tiền hoạt động hàng năm ( gồm doanh thu bán hàng, chi phí sản xuất, lãi gồm cả khấu hao,…..)
Bước 3: Xác định luồng tiền thu hồi cuối dự án sau thuế (thu hồi về vốn lưu động rộng và bán TSCĐ).
Bước 4: Xác định luồng tiền hoạt động sau thuế hàng năm ( gồm khấu hao và lãi gồm cả khấu hao ).
2.3.Các bước phân tích tài chính doanh nghiệp
Bước 1: Thu thập thông tin: chủ yếu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý thông tin, nhằm xắp xếp các thông tin đã thu được để phục vụ cho việc dự đoán các quyết định .
Bước 3: Ra quyết định, là các quyết định về đầu tư, sử dụng lợi nhuận, vay nợ, quản lý,……
2.4.Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Có rất nhiều phương pháp khác nhau sau đây là 2 phương pháp cơ bản
Phương pháp so sánh: Nội dung của phương pháp này là:
+ So sánh số kỳ trước với số kỳ này để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính.
+ So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của DN.
+ So sánh từng chỉ tiêu với tổng số về mặt tỷ trọng cơ cấu .
+ So sánh số hiệu của doanh nghiệp với mức độ trung bình cuả ngành để thấy được mức độ tốt xấu .
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Là phương pháp dựa trên việc so sánh các tỷ lệ đại lượng tài chính đặc trưng với các tỷ lệ chuẩn mực của ngành trong phân tích tài chính doanh nghiệp .
IV.Sự cần thiết của việc phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị các luồng vận động của những nguồn tài chính trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh lợi trong khuôn khổ của pháp luật. Tài chính doanh nghiệp phản ánh các quan hệ kinh tế đa dạng trong các quá trình đó của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Vậy để sử dụng tốt nguồn tài chính thì đối với các nhà quản lý nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng, việc cần thiết không thể thiếu trước khi tạo lập và sử dụng nguồn tài chính là việc phân tích nó một cách kỹ càng và chính xác .
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập và xử lý các thông tin trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng nhằm để xem xét kiểm tra đối chiếu đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp cũng như quá trình SXKD của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp .
Phân tích TCDN giúp cho các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp nhận biết khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp mình, tình hình về vốn, công nợ, thu, chi, từ đó có các quyết định về tài chính.
Đối với tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp, phân tích TCDN giúp cho họ quyết định phương hướng quy mô của đầu tư, khả năng hợp tác, liên doanh cho vay, thu hồi vốn của doanh nghiệp mình .
Đối với các cơ quan nhà nước, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá kiểm tra. Kiểm soát tình hình thực hiện các chính sách biện pháp, pháp luật về tình hình sử dụng tài chính của nhà nước .
Phân tích tài chính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp so sánh (so sánh kỳ trước với kỳ này để thấy được tình hình xấu đi hay tốt lên để có biện pháp khắc phục, so sánh mức trung bình ngành của các doanh nghiệp cùng cạnh tranh…)
Phân tích tài chính doanh nghiệp gồm nhiều nội dung như: “Bảng cân đối kế toán” để so sánh giữa bên nợ và bên có. “Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” (BCKQHĐKD) để kiểm tra lợi nhuận của doanh nghiệp, xác định mức lãi rộng ,……
Tuy nhiều nội dung nhưng quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là lập và phân tích các tỷ lệ tài chính đặc trưng của doanh nghiệp .
Phần II
Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn Tài chính của Công ty May Đáp Cầu trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2003
I. Giới thiệu khái quát chung về Doanh Nghiệp
Tên doanh nghiệp : Công ty May Đáp Cầu .
Tên giao dịch : DAGARCO
Địa chỉ : Khu 6 Thị Cầu - Thị xã Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh.
Email : dagarco@hn.vnn.vn
Website : www.dagarco.com.vn
Hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước
Tổng diện tích mặt bằng: 24700 m2
Tổng số cán bộ công nhân viên: 3200 cán bộ công nhân viên (CBCNV)
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
a) Các giai đoạn phát triển
Cách đây 38 năm tháng 5/1966, xuất phát từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc, Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Nghiệp) quyết định thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất để xây dựng và thành lập xí nghiệp X2-tiền thân của công ty May Đáp Cầu ngày nay.
Ba mươi tám năm qua, nhà máy đã có 4 lần đổi tên:
Tháng 5/1966: Thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất-xí nghiệp May X2
Tháng 2/1967: Thành lập xí nghiệp May X2
Tháng 8/1978: Đổi tên thành xí nghiệp May Đáp Cầu.
Giai đoạn đầu trực thuộc Bộ Nội Thương, từ năm 1970, trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ. (Ngày nay là Bộ Công Nghiệp) chặng đường 38 năm xây dựng và trưởng thành có thể chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1966-1975)
Xí nghiệp vừa đào tạo vừa củng cố tổ chức, vừa sản xuất vừa tham gia chiến đấu trong điều kiện sơ tán để bảo tồn lực lượng , có thể nói đây là thời kỳ gian khổ nhất song cũng là thời kỳ hào hùng và oanh liệt nhất trong chặng dường 38 năm của công ty. Với những nỗ lực tột bậc, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, xí nghiệp đều hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ xây dựng công ty trong cơ chế hành chính bao cấp (1976-1989)
Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là vừa xây dựng nhà máy vừa sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hàng năm đã có hàng triệu sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước và tăng tích luỹ cho xí nghiệp .
- Giai đoạn 3:thời kỳ đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng XHCN (1978 cho đến nay)
Đây là thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực, phương thức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất, cơ chế quản lý,…những nhu cầu khắc nghiệt của cơ chế thị trường như cạnh tranh ngày càng gay gắt, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra hàng ngày đang là những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay, công ty May Đáp cầu bằng những nỗ lực phi thường của tập thể CBCNV, sự đoàn kết thống nhất với những giải pháp đúng đắn, bước đi kịp thời thực hiện các dự án đầu tư, SXKD và quản lý hiệu quả đã đưa công ty vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất, đến nay công ty May Đáp Cầu đã lớn mạnh vượt bậc về quy mô và cơ sở vật chất, về năng lực quản lý và trình độ tổ chức sản xuất. Do vậy SXKD của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao , tốc độ tăng trưởng khá, uy tín của công ty ngày càng lớn đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Những thành tựu đã đạt được
Mười năm gần đây, (1993-2003), công ty đã đạt được mức tăng trưởng cao trên tất cả các chỉ tiêu chủ yếu. So sánh kết quả thực hiện năm 2003 so với năm 2002, tổng doanh thu tăng 37.937.562 (ngđ) tương ứng là 36.3%, nộp ngân sách nhà nước tăng 36.054(ng đ), đầu tư từ năm 1995 –2003, giá trị đầu tư là 44,882 trđ, riêng năm 2003 thực hiện chương trình tăng tốc của ngành Dệt May Việt nam, công ty đã đầu tư với tổng giá trị là 22,267 trđ.
Đặc biệt trong 5 năm gần đây (1998-2003) mặc dù gặp nhiều khó nhăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và diễn biến phức tạp trên thế giới, công ty vẫn giữ mức tăng trưởng cao trên tất cả các chỉ tiêu chủ yếu. Hiệu quả SXKD ngày càng cao. Năm 2003 công ty May Đáp cầu là đơn vị dẫn đầu các đơn vị trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam về chỉ tiêu tỷ suất trên vốn kinh doanh đạt 102,09% và trên doanh thu đạt 12,46%.
Năm 2003 bằng nỗ lực vượt bậc của 3200 cán bộ công nhân viên (CBCNV), công ty May Đáp Cầu đã tăng tốc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực SXKD, khai thác thị trường, đầu tư phát triển, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện có chất lượng và hiệu quả chương trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO-9001 phiên bản 2000,….
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công Ty (2000-2003).
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1.Tổng doanh thu
1.000đ
349.00.000
73.024.180
104.477.148
14.241.4710
2.Tổng số lao động
Người
1.603
2.145
2.645
3..200
3.Thu nhập bình quân đầu người /tháng
1.000đ
843
872
898
983
4.Tổng nộp NSNN
1.000đ
305.000
338.000
328.338
364.392
5.Lợi nhuận trước thuế.
1.000đ
566.306
506.757
871.648
952.700
6.Lợi nhận sau thuế
1000đ
289.998
344.595
592.720
647.900
(Nguồn :VP Công Ty )
2.Chức năng nhiệm vụ của công ty May Đáp Cầu
Chức năng
Chức năng của công ty là sản xuất các loại hàng may mặc, nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu, trang thiết bị và phụ tùng ngành may để phục vụ cho sản xuất của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (giấy phép kinh doanh số 102.1005 /GP ngày 8/5/1993).
Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu điều kiện thuận lợi và cho phép .
Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất, xuất nhập khẩu, gia công các mặt hàng may mặc cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh và mục đích thàng lập của công ty.
Xây dựng các phương án SXKD và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuát các loại sản phẩm may mặc như: áo Jacket, áo sơ mi, bộ quần áo trượt tuyết, áo dệt kim, quần âu,…xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năng lực sản xuất: Các loại sản phẩm may mặc quy chuẩn theo áo sơ mi là: 7350tr đ/năm .
3.Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu
Là TP
Cắt
Bán TP
KCS
Bỏ túi
Thêu
Đóng gói
May
Nhậpkho TP
Giặt, mài
4.Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Tình hình tổ chức sản xuất của công ty
Do đặc điểm của một sản phẩm may mặc là phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên ảnh hưởng đến nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất: Một công nhân không thể làm dược tất cả các công đoạn mà từng công đoạn lại được phân cho một nhóm người lao động làm.
Khi được chuyên môn hoá như vậy, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, vì người công nhân chỉ phải thực hiện một thao tác, làm nhiều thì tay nghề sẽ càng cao hơn.
Cơ cấu sản xuất của công ty
Công ty May Đáp Cầu ngoài 7 xí nghiệp may trực tiếp may ra sản phẩm còn có 2 xưởng quan trọng đó là: phân xưởng cắt trung tâm đảm nhiệm việc cắt từ vải theo mẫu rồi chuyển đến cho các xí nghiệp máy các mẫu vải lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó có phân xưởng hoàn thành sản phẩm được máy xong sẽ chuyển đến phân xưởng này để kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi xuất bán .
5.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Số cấp quản lý của công ty
Tại công ty May Đáp cầu thực hiện chế độ quản lý theo 2 cấp : cấp công ty và cấp xí nghiệp thành viên. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Cấp công ty gồm có: lãnh đạo công ty có 3 phó giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc. Các phòng ban chức năng giúp việc cho cơ quan tổng giám đốc theo chức năng được phân công dưới sự điều hành trực tiếp của phó tổng giám đốc phụ trách .
Cấp xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên: lãnh đạo xí nghiệp có từ 01-02 phó giám đốc xí nghiệp giúp việc cho giám đốc xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tiếp đến từng tổ, bộ phận sản xuất .
Ngoài ra công ty còn có 1 số đơn vị dịch vụ phục vụ và công tác phụ trợ khác.
Mô hình tổ chức cơ cáu bộ máy quản lý
Công ty May Đáp cầu thực hiện chế độ quản lý trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động .
Tổng giám đốc công ty do Bộ Công nghiệp chỉ định, tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động SXKD theo đúng pháp luật .
Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc chọn lựa sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Các bộ phận quản lý gồm: Giám đốc, phó giám đốc và các xí nghiệp thành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị khác như: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng KCS, văn phòng công ty,…do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Giám đốc các xí nghiệp , trưởng phòng ban chức năng lựa chọn cán bộ cấp dưới của mình báo cáo cho tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm .
Sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành và quản lý tổng công ty May Đáp Cầu
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
* Đối với ban giám đốc điều hành
- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: giúp tổng giám đốc nắm bắt về việc vận hành chỉ đạo tổ chức sản xuất, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Phó tổng giám đốc kinh tế: giúp giám đốc điều hành việc tạo lập ,tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính kế toán, kinh doanh nội địa, kinh doanh XNK,…
- Phó giám đốc nội chính: giúp giám đốc chỉ đạo công tác tổ chức nhân sự, chỉ đạo công tác an ninh, trật tự và an toàn lao động trong doanh nghiệp .
* Đối với bộ phận các phòng ban
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Các thông tin về hợp đồng sản xuất, nắm bắt thông tin về nguồn nguyên liệu, tình hình thị trường, theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường, cách thức giao hàng và phương thức thanh toán.
Phòng kế hoạch vật tư: Theo dõi tình hình vật tư nhập về công ty theo từng đơn đặt hàng của từng khách hàng, liên hệ tìm khách hàng để ký kết hợp đồng và chỉ đạo việc mua sắm các loại phụ tùng công cụ, giá lắp vật liệu phụ, văn phòng phẩm. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm nội địa và vật tư tiết kiệm của công ty, theo dõi giao nhận hàng, chỉ đạo việc tổ chức, bố trí kho hàng, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất chính của công ty.
Phòng kỹ thuật: thông tin về chuẩn bị sản xuất các đơn hàng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, các loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như: chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật ,chủng loại vải, màu sắc, hình dáng sản phẩm, tiến độ kỹ thuật, phát minh sáng kiến cải tiến, sử dụng các công cụ phụ trợ như: áp dụng cữ gá lắp trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra giám sát, cung cấp thông tin. Thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm trong quá trính sản xuất đảm bảo sản phẩm ra đúng theo yêu cầu kỹ thuật, các thông tin về phân tích dữ liệu để cải tiến chất lượng sản phẩm .
Văn phòng công ty: quản lý công ty theo đường công văn, FAX, điện thoại, email ,….quản lý nhân sự, hàng năm lập kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động bổ sung cho sản xuất và các phòng ban, giải quyết các chế độ cho ngươi lao động .
Phòng bảo vệ quân sự: Xây dựng kế hoạch tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản của công ty, duy trì giám sát việc thực hiện công tác quản lý, thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán theo hệ thống tài chính thống kê quy định quản lý tài chính tiền tệ thu chi của công ty, định kỳ phân tích tài chính doanh nghiệp, tính toán hiệu quả sản xuất của từng khách hàng, đề xuất phương án giảm chi phí ở từng công đoạn sản xuất .
Phân xưởng cơ điện: Xây dựng phương án về quản lý, các quy trình kỹ thuật, an toàn thiết bị cơ điện quản lý hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị và hệ thống sửa chữa bảo dưỡng định kỳ điều động máy móc để đáp ứng sản xuất.
II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tài chính của Công Ty
1.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Thị trường trong nước
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt , may trực thuộc tổng công ty nói riêng đều không phải lo về vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đó thực tế là công việc của nhà nước. Nhà nước bố trí kế hoạch sản xuất, chỉ định thị thường tiêu thụ và quy định về giá bán, cả giá bán buôn lẫn giá bán lẻ, các doanh nghiệp trong thời kỳ này chỉ có nghĩa vụ là phấn đấu thực hiện toàn diện những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh của nhà nước mà thôi .
Bước sang năm 1989, với chính sách đổi mới do Đảng và chính phủ đề xướng, cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trong kinh tế được thay thế bằng cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế bắt đầu đổi sắc, quyền tự chủ của các doanh nghiệp được đề cao, vấn đề thị trường buộc các đoanh nghiệp phải quan tâm đến để tồn tại và phát triển .
Trên thị thường nội địa, vị trí của công ty May Đáp Cầu không phải đã giữ ngôi độc quyền chiếm giữ và phân phối. Bên cạnh công ty đã có những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, thậm chí đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Ngoài những doanh nghiệp trong tổng công ty May 10, May Việt Tiến, Đức Giang,…còn có một số công ty trách nhiệm hữu hạn đang trên đà phát triển như: công ty May Hải Phòng, công ty Huy Hoàng ở TPHCM, ngoài ra đã xuất hiện những doanh nghiệp đầu tư 100% vốn của nước ngoài, ngoài phần giành chủ yếu sản phẩm cho xuất khẩu cũng được phép tiêu thụ một phần sản phẩm trên thị trường trong nước .
Như vậy, thị thường trong nước, công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và có lúc rất quyết liệt. Điều này buộc công ty phải đưa ra những đối sách có tầm chiến lược mới có thể đưa công ty vào quá trình phát triển cao, thực hiện nhiệm vụ chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước trong cơ chế thị trường. Để nhận biết đối thủ cạnh tranh một cách rõ nét ta hãy xem tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh một số sản phẩm chủ yếu trong hai năm 2002-2005 giữa các doanh nghiệp trong tổng công ty ở bảng sau.
Bảng 2. Tình hình một số mặt hàng chủ yếu của tổng công ty trong 2 năm 2002 và 2005. (Đơn vị tính :1000 sản phẩm)
Tên công ty
SP may dệt kim quy
SP may dệt thoi quysơ mi
2002
2005
2002
2005
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Toàn tổng công ty
49.226 100
66.106 100
152.915 100
184.365 100
Cty May ĐC
1.276 2,6
2.476 3,8
9.045 6
9.545 5,2
CtyMay Đức Giang
8.306 16,8
9.842 14,8
12.511 8,2
14.511 7,9
Cty May Hưng Yên
793 1,6
1.493 2,2
6.558 4,3
7.558 4,1
Cty May Nhà Bè
15.899 32,2
17.002 25,7
18.782 12,3
19.782 10,7
Cty May ViệtTiến
1.250 2,5
2.750 4,2
23.958 15,7
28.958 15,7
(Nguồn: Quy hoạch chi tiết về đầu tư VINATEX 2003-2010)
Qua bảng trên ta thấy các doanh nghiệp trong tổng công ty được định hướng đầu tư chuyên môn hoá sản xuất trong giai đoạn 2003-2005 mặt hàng áo Jacket như đã kể trên đều là những đối thủ có sức cạnh tranh mạnh cả về tiềm lực lẫn năng suất. Tham khảo năng suất bình quân hiện nay của các công ty như: May Nhà Bè, Việt Tiến: 8 USD /ngày người; Đức Giang: 7 USD /ngày người; Hưng Yên:7,5 USD/ ngày người. Đây là những điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành mà công ty phải coi đây là điểm mấu chốt cần tìm biện pháp để bứt phá trong thời gian tới, có như vậy mới thu hút được khách hàng, tạo ra thị trường vững chắc và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thị trường ngoài nước
Thị trường ngoài nước của công ty trong thời kỳ này cũng nằm trong chiến lược chung về thị trường xuất nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân. Thị trường ngoài nước chủ lực của công ty là: Nhật bản, Đài loan, Tây ban nha, LB Đức, Thụy Sĩ, Mỹ, Anh,…
Bảng 3. Báo cáo xuất nhập khẩu 2001-2003.
(Đơn vị tính :USD)
Thị trường tiêu thụ
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng khối lượng XNK
19.339
23.310
28.594
Nhật bản
3.395
3.738
2.230
Đài loan
11.288
8.426
3.050
Tây ban nha
1.686
2.422
330
LB Đức
1.169
5.275
5.340
Anh
460
444
988
Pháp
265
1.350
Hàn quốc
12
Czech
1.041
8
1110
Mỹ
23
2.903
14.036
Thuỵ sỹ
94
Italy
120
Mêhico
40
(Nguồn: phòng đầu tư xuất nhập khẩu )
Qua kết quả trên cho thấy, thị trường nước ngoài của công ty gồm các nhóm nước:
các nước khối EU
Mỹ
Các nước châu á
Trên thị trường thế giới cạnh tranh đã trở lên phổ biến, thậm chí là gay gắt và quyết liệt, sản phẩm dệt may của công ty còn ở mức trung bình về chất lượng, mẫu mốt lại đơn điệu và phụ thuộc, do đó trên thị trường thế giới sản phẩm dệt may của công ty bị thua thiệt nhiều, khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế.
Như vậy, thị trường ngoài nước của công ty từ chỗ chỉ bao gồm các nước trong khối SVE đến nay đã được mở rộng đến nhiều nước trên thế giới kể cả các nước có nền công nghiệp phát triển.
2. Đặc điểm về vốn và lao động
Công ty May Đáp Cầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty May Việt Nam là doanh nghiệp hạng 2 với:
Vốn pháp định của công ty là 15 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn của công ty là 116 tỷ đồng.
Tổng số lao động là 3800 người.
Với quy mô tổng nguồn vốn là 116 tỷ đồng, nhưng chủ yếu là nguồn vốn vay nguồn vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,6% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Do cơ cấu vốn như vậy nên công ty thường xuyên không chủ động về vốn vốn kinh doanh phụ thuộc vào nguồn vốn và lãi suất vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Do yêu cầu thay đổi phương thức SXKD việc sử dụng vốn vay sẽ nhiều lúc ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả SXKD.
Việc đầu tư chiều sâu cũng như đầu tư mở rộng công ty cần một lượng vốn khá lớn, số vốn đó phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng công thương và ngân hàng ngoại thương, nhất là trong điều kiện của nước ta với lãi suất vay khá cao cũng là điều cần phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư.
Trong tổng số 3.800 lao động, chủ yếu là công nhân có tay nghề trung bình và thấp, số công nhân lành nghề chiếm tỷ trọng khiêm tốn, đặc biệt thợ bậc cao và chuyên gia đầu ngành chiếm tỷ trọng quá ít. Một đặc thù của công nhân là tỷ trọng nữ chiếm đa số, trung bình công nhân nữ chiếm 70% trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Đây cũng là khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong quá trình sản xuất và đổi mới công nhân .
Tình hình lao động của công ty trong 3 năm gần đây được phản ánh ở bảng sau.
Bảng 4. Bảng thống kê trình độ lao động của công ty từ năm 2001 đến 2003
Bậc Thợ
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
Số lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số lương
%
1.Tổng số lao động
1.868
100
2.883
100
3.800
100
1.015
54,3
2.Đại học cao đẳng
111
5,9
157
5,5
300
7,9
46
41,4
3.Trung cấp
30
1,6
50
1,7
500
13,1
20
66,7
4.Sơ cấp +CNKT
1.727
92,5
2.676
92,8
3.000
79,0
949
54,9
(Nguồn: báo cáo tình hình lao động –văn phòng Công Ty )
Tính đến tháng 12/2002, Tổng số lao động của công ty là 2883 người so với cùng kỳ năm 2001. Tổng số lao động của công ty tăng 1015 lao động =54,3%, trong đó khối quản lý tăng 66 lao động chủ yếu tăng lên các vị trí phòng ban, trình độ đại học tăng 46 lao động =44,4% cho thấy công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, không ngừng nângcao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên trình độ của khối công nhân trực tiếp sản xuất vẫn chưa được nâng cấp, công ty cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề, cần phải tổ chức các hoạt động thi tay nghề, thi thợ giỏi tìm ra những hạt nhân, thường xuyên liên hệ với các trường đào tạo để tiếp nhận những học sinh có tay nghề khá, có kiến thức vào làm việc cho đơn vị.
III . Phân tích thực trạng tài chính và tình hình quản trị tài chính tại công ty.
Chuyển đổi sang kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thị trường luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. SXKD có tốt thì mới tạo ra được lợi nhuận tốt. Phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp cũng như quá trình hoạt động SXKD giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp .
Để đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta phải dựa vào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong một số năm gần đây, nhất là giai đoạn 2000-2005, khi mà cơ chế thị trường đã được các doanh nghiệp dệt may vận dụng một cách sáng tạo. Sau đây là một chỉ tiêu chủ yếu.
1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty
Là việc so sánh giữa số cuối kỳ và đầu kỳ hay giữa năm nay với năm trước về số tuyệt đối, về tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.Từ đó đánh giá tỷ trọng từng loại so với tổng số và xu hướng biến động của chúng thông qua các niên độ kế toán, kết quả sẽ giúp cho việc ra quyết định đầu tư vào các loại tài sản cũng như huy động các loại tài sản một cách hợp lý. Sau đây là bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm gần đây.
Bảng 5. Phân tích về cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm gần đây.
(đơn vị tính: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
A.TSLĐ và ĐTNH
43.294.306
56,42
79.837.130
68,30
5.791.100
56,73
1.Tiền
934.921
1,22
2.969.760
2,40
3.036.873
2,93
2.Đầu tư TCNH
0
0
0
0
0
0
3.Các khoản phải thu
30.047.382
39,0
48.738.747
41,60
37.065.653
36,10
4.Hàng tồn kho
11.197.977
14,50
27.248.871
23,20
17.398.315
17,00
5.TSLĐ khác
1.114.024
1,50
879.751
0.47
410.157
0,40
6.Chi phí sự nghiệp
0
0
0
0
0
0
B.TSCĐ và ĐTDH
33.556.552
43,58
37.044.772
31,70
44.487.805
43.27
1.TSCĐ
29.765.154
38,70
36.941.664
32,60
44.310.827
43,10
2.Đầu tư TCDH
65.116
0,08
70.316
0,070
176.933
0,17
3.ChiphíxâydựngCBDD
3.726.281
4,80
32.791
0,03
0
0
4.Kýcược,kýquỹdài hạn
0
0
0
0
0
0
Tổng tài sản
76.850.858
100
116.881.902
100
102.398.806
100
(Nguồn : phòng kế toán Công Ty )
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy: Quy mô tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ là công ty đang làm ăn tốt, thanh toán tốt các khoản nợ vay và đầu tư vào tài sản mạnh. Đây là xu hướng tốt.
Kết quả so sánh giữa năm 2002 với năm 2001 cho thấy giá trị tổng tài sản tăng với giá trị tuyệt đối là: 40.031.044 ngđ, tương ứng với số tăng tương đối là: 52,1%, điều đó có nghĩa là cả TSLĐ-ĐTNH và TSCĐ -ĐTDH đều tăng, cụ thể:
TSLĐ-ĐTNH tăng với số tuyệtt đối là: 36.542.824 ngđ, tương ứng 84,4%
TSCĐ-ĐTDH tăng với số tuyệt đối là : 3.488.229 ngđ, tương ứng 10,3%
Nguyên nhân làm tăng nhanh giá trị tổng tài sản là do các chỉ tiêu sau tăng: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ, đầu tư TCDH…
Hàng tồn kho: là khoản mục chiếm 14,5 đến 23,2%, so sánh kết quả năm 2002 với năm 2001 ta thấy tốc độ tăng của hàng tồn kho xét về giá trị tuyệt đối là 16.050.994 ngđ, tương ứng 143,3%, nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ chậm hơn trước, thêm vào đó tính chất thời vụ của sản phẩm làm cho khối lượng tiêu thụ chậm trong sự ảnh hưởng của model, thời tiết …đã gây nên ứ dọng vốn tồn kho dự trữ .
Chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nhất là trong kinh tế thị trường hiện nay không nằm ngoài quy luật đó, công ty May Đáp Cầu cũng bị chiếm dụng vốn (phải thu của khách hàng) thường chiếm từ: 39% đến 41% trên tổng vốn lưu động nhưng chỉ tiêu này đang tăng lên, cụ thể: năm 2002 so với năm 2001, tăng với giá trị tuyệt đối là 18.691.365 ngđ, tương ứng với giá trị tương đối là 62%, kết quả này cho thấy công ty đã mở rộng cung cấp hàng hoá tới khá nhiều đơn vị khác, có thêm nhiều đơn vị nội bộ, trong kỳ tới các đơn vị nội bộ này phải cố gắng hoàn trả cho công ty .
Đến năm 2003, các chỉ tiêu vẫn tăng lên nhưng so với năm 2002 thì kết quả thu được như sau: giá trị tổng tài sản giảm với giá trị tuyệt đối là : 14.483.096 ngđ) tương ứng với giá trị tương đối là: 12,4%), nguyên nhân làm giá trị tổng tài sản giảm là do TSLĐ -ĐTNH giảm, các khoản phải thu, hàng tồng kho, TSLĐ khác, chi phí xây dựng CBĐ đều giảm. Cụ thể:
- TSLĐ-ĐTNH giảm với số tuyệt đối là 21.926.129 ngđ, tương ứng 27,5% nguyên nhân là các khoản phải thu (phải thu của khách hàng) giảm là: 11.673.094 ngđ (tương ứng 24%). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (36%-41,1%) và đang giảm dần, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc đôn đốc khách hàng trả tiền. Phương nhâm của công ty là chỉ có những khách hàng thực sự có uy tín, công ty mới tiến hành bán chịu nhằm tránh các rủi ro lớn có thể xảy ra, đồng thời tối ưu hoá nguồn vốn lưu động cần thiết hàng năm.
Hàng tồn kho giảm từ 23,2% xuống còn 17% tức là giảm 36,1% so với năm 2002, kết quả này cho thấy công ty đã dần khắc phục được tình trạng ứ đọng vốn, tạo cho đồng vốn quay vòng một cách có hiệu quả trong quá trình tái sản xuất.
Vốn bằng tiền là một loại vốn linh hoạt và rất cần thiết cho công ty. Vốn bằng tiền của công ty May Đáp Cầu có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2001 là :934921 ngđ, đến năm 2002 tăng lên 2.969.760 ngđ, và năm 2003 đã lên tới 3.036.873 ngđ. Đứng trên góc độ của một nhà quản trị, sự thay đổi này tương đối tốt giúp cho công ty đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời, nhất là khi xuất hiện các nhu cầu thanh toán lớn hoặc nợ dài hạn đến hạn trả .
TSLĐ khác giảm dần qua các năm, từ năm 2001 –2003 từ 1.14.024 ngđ xuống còn 410.157 ngđ. Nguyên nhân là do các khoản chi phí trả trước và chi phí chờ kết chuyển giảm chứng tỏ công ty có ít chi phí phát sinh liên quan đến kết quả SXKD của nhiều niên độ kế toán do TSLĐ được đầu tư lớn .
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh qua các năm cũng giúp cho mặt tài chính của công ty trong quá trình SXKD là không phải bỏ ra các khoản chi phí không đáng có của công ty, đồng nghĩa với việc làm cho lượng hàng tồn kho giảm cho thấy quá trình SXKD của công ty đang diễn ra khá tốt.
Vốn cố định tăng mạnh qua các năm cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho TSCĐ thể hiện khả năng thanh toán của công ty ngày một lớn mạnh.
Tóm lại, qua việc phân tích về sự biến động của cơ cấu tài sản giai đoạn 2001-2003, ta có thể nhận thấy năm 2002 là năm làm ăn sôi động hơn cả của công ty May Đáp Cầu. Các sự gia tăng đột biến đều diễn ra vào năm 2002 chứng tỏ nhu cầu tài sản đáp ứng cần thiết cho SXKD gia tăng. Năm 2003 do những khó khăn của một doanh nghiệp đang dần bước đầu cổ phần hoá, do sự biến động của thị trường, nên hoạt động SXKD có phần trầm lắng hơn, phương hướng của công ty trong thời gian tới là hoàn tất tiến trình cổ phần hoá để sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định .
2 . Phân tích về cơ cấu vốn của Công Ty qua các năm từ 2001 đến 2003
Đó là việc so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ hoặc số năm nay với số năm trước về số tuyệt đối, số tương đối của từng chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng CĐKT. Qua việc phân tích các số liệu đó, ta sẽ biết được tình hình cơ cấu vốn và quản lý vốn của công ty .
Bảng 6. Phân tích về cơ cấu vốn của công ty qua các năm 2001-2003.
(đơn vị tính: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
A.Nợ phải trả
68.390.180
89,0
107.308.934
91,7
92.780.124
90,7
1.Nợ ngắn hạn
38.147.107
49,6
77.062.756
65,8
61.822.829
60,4
2.Nợ dài hạn
29.840.162
38,8
29.776.680
25,5
30.957.295
30,3
3.Nợ khác
402.911
0,6
469.507
0,4
0
0
B.Vốnchủsở hữu
8.460.678
11,0
9.572.960
8,3
9.618.682
9,3
1.Nguồnvốn,quỹ
8.638.326
11,2
9.833.048
8,4
9.790.846
9,5
2.Nguồnkinhphí
-177.648
-0,2
-260.088
-0,1
-172.164
-0,2
Cộng nguồn vốn
76.850.858
100
116.881.903
100
102.398.806
100
(Nguồn : phòng kế toán Công Ty )
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng nhưng không đều, nguyên nhân tăng cơ cấu vốn của công ty là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng. Nếu năm 2001, nợ phải trả chiếm 89% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2003 dã lên tới 90,7% cho thấy mức độ chiếm dụng vốn và vay vốn của công ty khá lớn, trong đó chủ yếu là vốn vay ngắn hạn chiếm khoảng 49,6% đến 60,4% tổng nguồn vốn, còn lại là vốn vay dài hạn .
Như vậy, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng, điều này rất tốt cho công ty, nó phản ánh được hiệu quả SXKD của công ty diễn ra khá tốt .
Để cụ thể hơn, ta đi sâu vào nghiên cứu việc so sánh từng chỉ tiêu của các năm về giá trị và tỷ trọng (%) ở bảng sau:
Bảng 7. Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2001đến 2003
(đơn vị tính: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm2002 so với
năm 2001
Năm2003 so với
năm 2002
Giá trị tăng (giảm)
%
Giá trị tăng (giảm)
%
A. Nợ phải trả
39.818.763
56,90
-9.528.819
-8,90
1.Nợ ngắn hạn
38.915.649
102,0
-15.239.927
-19,80
2.nợ dài hạn
-63.482
-0,21
1.180.615
3,96
3.Nợ khác
66.596
0,16
0
0
B.Vốn chủ sở hữu
1.112.282
13,10
45.722
0,47
1.Nguồn vốn, quỹ
1.194.722
13,80
-42.202
-0,42
2.Nguồn kinh phí
-82.440
-46,4
87.924
33,80
(Nguồn : Phòng kế toán công ty)
Qua bảng so sánh trên ta thấy, xét về tỷ lệ tăng giảm hàng năm ta thấy các khoản nợ phải trả của công ty tăng đáng kể ( năm 2002 so với năm 2001 )cụ thể là 38.918.763 ngđ tương ứng là 56,9 %. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 38.915.649 ngđ so với năm 2001, nguyên nhân là do năm 2002, công ty thực hiện dự án đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. Để trang trải cho nhu càu vốn lưu động cũng như đa số các doanh nghiệp hiện nay, công ty chủ yếu sử dụng 2 hình thức tín dụng là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Công ty May Đáp Cầu chọn ngân hàng công thương Việt Nam để tiến hành các giao dịch vay vốn. Năm 2002, công ty vay ngắn hạn là 77.062.756 ngđ nhưng năm 2003 lượng tiền vay giảm đi còn 61.822.829 ngđ làm cho nợ phải trả giảm 1 lượng đáng kể là: 9.528.819 ngđ ( năm 2003 so với năm 2002) vì hình thức tín dụng ngân hàng tuy có mức rủi ro thấp hơn nhưng thủ tục vay vốn lại rất phức tạp. Doanh nghiệp phải trả vốn và lãi vay đúng kỳ hạn. Để bù đắp công ty sử dụng hình thức tín dụng thương mại, tức là khi doanh nghiệp nhận được tài sản, dịch vụ của người cung cấp, song chưa phải trả tiền ngay và doanh nghiệp sử dụng khoản này để bổ sung cho các nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, công ty không nên lạm dụng quá tín dụng thương mại vì việc sử dụng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro như: gây ra hậu quả làm giảm uy tín của công ty trong những giao dịch sau này, công ty phải chịu các tín dụng cao hơn. Vì vậy, công ty nên cân nhắc tính toán một cách thận trọng, vừa phải biết sử dụng việc mua chịu như một nguồn tài trợ ngắn hạn, đồng thời phải giảm đến mức tối thiểu các khoản phải thu của mình bị khách hàng chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Năm 2003, công ty đã thanh toán được tất cả các khoản nợ khác, và sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là một điều hiển nhiên bởi vì nguồn vốn có tăng thì kinh doanh mới có lãi để có thể trang trải được các khoản nợ. Nhưng công ty không nên để nguồn vốn tại quỹ quá nhiều bởi vì nguồn vốn tại quỹ nó không trực tiếp sinh ra lợi nhuận, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. Vì vậy, công ty phải xác định một lượng vốn quỹ tối ưu nhất, vừa đủ phục vụ cho kinh doanh và đảm bảo với chi phí là thấp nhất.
3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty
Là việc phân tích sự thay đổi giữa số cuối kỳ với số đầu kỳ trong bảng CĐKT để xác định tình hình tăng giảm vốn của công ty qua việc phân tích bên nguồn vốn và bên sử dụng vốn.
Nội dung của việc phân tích này cho biết trong kỳ kinh doanh, nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn của công ty như thế nào? những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến việc tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty. Từ đó có các giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao việc sử dụng vốn của công ty.Việc phân tích dựa trên 2 nguyên tắc sau:
Bên sử dụng vốn ta ghi những chỉ tiêu tài sản tăng và nguồn vốn giảm. Bên nguồn vốn ta ghi chỉ tiêu tài sản giảm và nguồn vốn tăng .
Bên nguồn vốn và sử dụng vốn phải bằng nhau.
Để biết được diễn biến nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của công ty May Đáp Cầu như thế nào, ta phân tích bảng sau.
Bảng 8. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty qua các năm 2001-2003
( Đơn vị tính : 1000 đ)
Chỉ tiêu
Năm 2002 so với năm 2001
Năm 2003 so với năm 2002
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
A.Tài sản
43.985.816
99,60
3.927.763
8,90
7.542.983
32,30
21.681.707
93,00
I.TSLĐ-ĐTNH
36.777.098
83,40
234.273
0,50
67.113
0,30
21.650.916
92,90
1.Tiền
2.034.839
4,60
67.113
0,30
2.Đầu tư TCNH
0
0
0
0
0
0
0
0
3.Cáckh phảithu
18.691.365
42,40
11.535.094
49,50
4.Hàng tồn kho
16.050.894
36,40
9.650.556
47,50
5.TSLĐ khác
234.273
0,05
465.266
2,00
6.Chiphísựnghiệp
0
0
0
0
0
0
0
0
II.TSCĐ-ĐTDH
7.181.718
16,20
3.693.490
8,40
7.475.825
32,00
30.791
0,10
1.TSCĐ
7.176.510
16,19
7.369.208
31,40
2.Đầu tư TCDH
5.208
1,01
106.617
0,60
3.Chi phíXDCBD
3.693.490
8,40
32.791
0,10
4.Ký cược,kýquỹ
0
0
0
0
0
0
0
0
B.Nguồn vốn CSH
145.922
0,40
40.176.975
91,1
15.751.636
67,7
1.612.876
7,00
I.Nợ phải trả
63.428
0,14
38.982.253
88,2
15.709.434
67,4
1.180.615
5,00
1.Nợ ngắn hạn
38.915.658
88,1
15.239.927
65,4
2.Nợ dài hạn
63.482
0,14
1.180.615
5,00
3.Nợ khác
66.595
0,10
469.507
2,00
II.Vốn chủ sở hữu
82.440
0,26
1.194.722
2,90
42.202
0,30
432.525
2,00
1.Nguồn vốn,quỹ
1.194.722
2,90
42.202
0,30
2. Nguồnkinhphí
82.440
0,26
432.525
2,00
Cộng
44.104.738
100
44.104.738
100
23.294.574
100
23.294.574
100
(Nguồn :Phòng kế toán công ty.)
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001, sử dụng vốn và nguồn vốn tăng 44.104.738 (ngđ) điều này nó phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty về mặt quy mô là khá tốt. Việc tăng này nằm chủ yếu ở phần tài sản (giá trị: 43.958.816 (ng đ) chiếm 99.6% ) và các khoản nợ ngắn hạn (giá trị: 38.915.658 (ng đ) chiếm 88.19% lượng giá trị ). Tài sản lưu động tăng, đặc biệt là các khoản phải thu của công ty, điều này cho thấy đây là một xu hướng tốt, nó phản ánh KQKD của công ty khá tốt, có thêm nhiều đơn vị nội bộ nhưng các đơn vị nội bộ này phải cố gắng hoàn trả cho công ty. Nợ ngắn hạn tăng là một điều không tốt nhưng nợ mang lại cho công ty một lượng vốn nhất định mà không phải huy động dưới hình thức nào, đó là lượng giá trị tăng do người mua trả tiền trước cho công ty.
- Năm 2003 so với năm 2002, sử dụng vốn và nguồn vốn chỉ tăng 23.294.574 (ngđ), việc tăng nằm ở nguồn vốn chủ sở hữu ( chiếm 67,7% lượng giá trị).
Hàng tồn kho nó không trực tiếp sinh ra lợi nhuận, nhưng nó đóng vai trò quan trọng là duy trì đảm bảo sản xuất được liên tục. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho quá lớn hoặc quá nhỏ đều bất lợi cho công ty, khi lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến việc phát sinh các chi phí làm tăng chi phí kinh doanh của công ty làm nguồn tài chính bị biến động khi ứ đọng vốn hàng tồn kh còn lượng hàng tồn kho quá nhỏ sẽ không đảm bảo ổn định cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty phải xác định một lượng tồn kho tối ưu nhất vừa đủ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục đảm bảo chi phí thấp nhất.
4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của công ty
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản (TSCĐ&TSLĐ) và để hình thành các tài sản đó, doanh nghiệp phải có các nguồn tài trợ tương ứng, đó là nguồn vốn tài trợ dài hạn và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn.
Nguồn tài trợ dài hạn trước hết được dùng hình thành nên TSCĐ, phần còn lại cộng với nguồn vốn ngân hàng để đầu tư TSCĐ. Số chênh lệch giữa nguồn tài trợ dài hạn và TSCĐ hoặc giữa TSLĐ với nguồn vốn ngân hàng được gọi là vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Chỉ số vốn lưu động thường xuyên được tính như sau:
Vốn lưu động thường xuyên = NVDH- TSLĐ
= TSLĐ - NVNH
Chỉ tiêu này cho biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không lành mạnh. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ có tốt hay không.
Dựa vào số liệu của báo cáo tài chính của công ty cuối năm 2003, ta thấy vốn lưu động của công ty:
Vốn lưu động thường xuyên = 30957.295- 44.487.805 = -13.530.510
= 57.911.001 – 61.822.829 = - 3.911.828
Với con số trên, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty được tính trên TSCĐ vaTSLĐ đều âm, chứng tỏ tài chính của công ty không lành mạnh. Công ty nên đầu tư thêm bằng nguồn dài hạn và ngắn hạn vào cả hai loại tài sản trên đều có thể giảm được chi phí không đáng có của công ty như chi phí khấu hao TSCĐ quá cao…
Tuy nguồn tài chính của công ty được huy động từ các nguồn đi vay là chủ yếu, với con số của vốn lưu động thường xuyên trên nhưng với lợi nhuận thu được hàng năm đều tăng. Công ty đến năm 2002 chứng tỏ nguồn tài chính đi vay vào TSCĐ là không vững chắc nên công ty cần chú ý hơn vào việc đầu tư TSCĐ trong những lúc cần thiết bằng nguồn vốn dài hạn.
5 . Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tóm lược các khoản thu chi; sxkd đầu tư tài chính, hợp đồng bất thường… của doanh nghiệp qua các thời kì nhất định. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp có thể biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phần lãi, lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm của doanh nghiệp mình, những xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp trong hoạt động kinh doanh.
Để thấy được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty May Đáp Cầu, ta phân tích qua báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây.
Bảng 9. Kết quả HĐKD của công ty May Đáp Cầu từ năm 2001 đến 2003
(đơn vị tính: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2001
Năm 2003
1. Tổng doanh thu
73.024.180
104.417.148
142.414.710
2. Các khoản giảm trừ (a+b+c)
318.538
48.518.400
1.020.854
a. giảm giá
316.297
48.518.400
1.009.760
b. hàng bán bị trả lại
2.241
0
9.954
c. chiết khấu hàng bán
0
0
1.140
3. Doanh thu thuần
72.705.641
104.428.629
141.393.856
4. Giá vốn hàng bán
59.515.084
84.598.760
118.780.700
5. Lợi nhuận gộp
13.190.557
19.829.869
22.913.156
6. Chi phí bán hàng
1.577.511
2.987.101
3.585.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.294.649
16.096.436
18.435.000
8. Lợi nhuận thuần
318.395
746.423
893.156
9. Thu nhập HĐTC
291774
578.635
586.000
10. Chi phí hđtc
640.350
564.635
703.480
11. Tiền lãi từ HĐTC (9-10)
-348.576
13.439
-117.480
12. Tiền lãi từ HĐKD (8+11)
-30.181
759.862
775.676
13. Thu nhập bất thường
536.938
161.705
204.500
14. Chi phí bất thường
0
49.920
28.100
15. Lãi từ hoạt động bất thường
536.938
111.785
176.400
16. Tổng lợi nhuận trước thuê
506.757
871.648
952.076
17. Thuế TNDN phải nộp
162.162
278.927
304.176
18. Lợi nhuận sau thuế
344.595
592.720
647.900
(Nguồn Phòng kế toán công ty)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến năm 2002 là rất tốt, lợi nhuận thuần sau thuế và doanh thu thuần tăng rất nhanh nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một vài nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của công ty để thấy rõ hơn phân tích các chỉ tiêu so sánh về giá trị và tỷ trọng giữa các năm sau:
Bảng 10. BCKQKD của công ty May Đáp Cầu từ 2001 đến năm 2003.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
so sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
giá trị
%
1.Doanh thu thuần
72.705.641
100
104.428.629
100
141.393.856
100
31.722.988
43,6
36.965.227
35.3
2. Giá vốn hàng bán
59.515.084
81,0
84.598.760
81
118.480.700
83,8
25.083.676
42,1
33881.940
40
3. Lợi nhuận gộp
13.190.557
18,5
19.829.869
19
22.913.156
16,2
6639.312
50,3
3.083.287
15.5
4. Chi phí bán hàng
1.577.511
2,.2
2.987.010
2,9
3.585.000
2,5
1.409.499
89,3
597.990
20.01
5. Chi phí quản lý
11.294.649
18,9
16.096.436
15,4
18.435.000
13
4.801.787
42,6
2339.564
14.5
6.Lợi nhuận trước thuế
506.757
0,7
871.648
0,8
952.076
0,6
364.891
72
80428
9.2
7.Lợinhuận sau thuế
344.595
0,6
592.720
0,5
647.900
0,4
248.125
72
85.180
14.3
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy:
Doanh thu hàng năm của công ty đều tăng mạnh, cụ thể năm 2002 tăng: 31.722.988 (ng đ) tương ứng 43.6% so với năm 2001 nhưng đến năm 2003; lượng giá trị tăng tuy có giảm hơn so với năm 2002 là: 36.965.227 (tương ứng với 35.3%) nhưng vẫn ở mức tăng, điều này phản ánh khả năng tăng trưởng của công ty rất cao, đặc biệt là tiêu thụ của năm 2003 so với năm 2002 ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản giảm trừ của hàng bán năm 2003 giảm xuống còn rất thấp (từ 48.518.400 nghìn đồng xuống còn: 1.020.854 nghìn đồng ). Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty dần dần có uy tín cao trên thị trường do sản phẩm bán ra đã giảm xuống nên hàng bị trả lại ít và ít phải chuyển khoản giảm giá cho khách hàng.
Giá vốn hàng bán chiếm trong tỷ lệ doanh thu thuần đều tăng hàng năm, cụ thể: năm 2001 từ 59.515.084 nghìn đồng (chiếm 81.0%) năm 2002 tăng lên 84.598.760 nghìn đồng ( chiếm 81.0%) và năm 2003 tăng lên 118.480.400 nghìn đồng (tương ứng 83%). Điều này cho thấy công tác quản lý về chi phí sản xuất của công ty không được tốt, có thể là do chi phí về yếu tố đầu vào cao hoặc công ty sử dụng các nguồn đầu vào không hợp lý. Cũng từ đó, làm thay đổi phần lãi gộp trong tỷ trọng của doanh thu thuần. Năm 2001 từ 18.15% tăng lên 19% (năm 2002) lượng tăng không đáng kể nhưng đến năm 2003 thì tiền lãi gộp giảm xuống còn: 16.2%. Tuy nhiên, ta lại thấy giá trị của lãi gộp so với năm 2003 cao hơn so vơi năm 2002 một lượng là: 3.083.287 nghìn đồng (tương ứng 15.5%) so với năm 2002 là do tổng doanh thu thuần của công ty năm 2003 cao hơn rất nhiều so với doanh thu thuần năm 2002. Vì vậy có thể bù đắp được khoản chi phí về sản xuất không hợp lý của công ty, mặc dù ta thấy tỷ trọng trong doanh thu đều giảm trong các năm (kể cả xét về tỷ lệ tăng giảm hàng năm).
Từ những yếu tố đó dẫn đến kết quả về lợi nhuận trước thuế cũng thay đổi. Năm 2001 từ 0,7% đến năm 2003 tăng lên 0,8% (tăng ít, không đáng kể) đến năm 2003 lại giảm xuống còn 0,6%. Kết quả sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng không tốt nguyên nhân là do công tác quản lý về chi phí bán hàng của năm 2002 là chưa tốt, tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2002 so với năm 2001 quá cao chiếm 89.3% làm tổng lãi sau thuế giảm từ 72% (năm 2002 so với năm 2001) xuống còn 14,3% (năm 2003 so với năm 2002).
Trong những năm tới, công ty cần điều chỉnh lại bộ máy quản lý, cơ cấu quản lý để hoàn thiện công tác quản lý bán hàng trong công ty, nhằm nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh cho công ty.
6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty
Tình hình tài chính của công ty luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nhất của nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan nhà nước mà trực tiếp là bộ chủ quản, các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tình hình tài chính của một công ty được đánh giá là lành mạnh thể hiện trước hết ở khả năng chi trả của doanh nghiệp. Sau đây là phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong những năm gần đây ( từ năm 2001 đến năm 2003) thông qua nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
6.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 11. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1.TSLĐ và TSCĐ
43.294.306
79.837.130
57.911.001
2. Vốn bằng tiền
934.921
2.969.760
3.036.873
3. Các khoản phải thu
30.047.382
48.738.747
37.065.653
4. Nợ ngắn hạn
38.147.107
77.062.756
61.822.829
5. Nợ dài hạn
29.840.162
29.776.680
30.957.295
6. Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,13
1,03
0,9
7. Hệ số thanh toán nhanh (2+3)/4
0,8
0,7
0,6
8. Hệ số thanh toán tức thời (2/(4+5))
0,01
0,02
0,03
Nguồn: phòng kế toán công ty
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều giảm, từ 1,13% năm 2001 xuống còn 1,03% ( năm 2002) và đến năm 2003 giảm xuống còn 0,9%; điều đó là do lượng dự trữ về TSLĐ của công ty đều biến động không đồng đều qua các năm. Mặt khác, các khoản nợ ngắn hạn cũng biến động tương tự. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán về các khoản nợ ngắn hạn dựa trên phần TSLĐ còn thấp, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chính sách tăng cường mở rộng quy mô TSLĐ trên những khâu có lợi, ở một mức độ hợp lý nhất để tăng hệ số nợ ngắn hạn lên mức hợp lý nhất. Nợ ngắn hạn tăng nó là một điều bất lợi nhưng với công ty, đó là một xu hướng tốt vì người mua trả tiền trước cho công ty khi mua đặt hàng. Đó là một điều lợi cho công ty khi nguồn vốn kinh doanh được tăng thêm mà không phải huy động dưới nhiều hình thức nào.
Hệ số thanh toán nhanh cũng giảm đều qua các năm từ 0,8% xuống 0,7% , xuống 0,6%, nguyên nhân cũng vì các khoản phải thu và nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm riêng chỉ có vốn bằng tiền là tăng đều qua các năm. Điều này có thể là tốt cũng có thể là không tốt đối với công ty,nó sẽ có lợi khi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cao ,lượng tiền gửi vào ngân hàng nhiều, công ty sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trảvà ngược lại, nó sẽ bất lợi nếu công ty dự trữ lượng tiền tại quỹ quá nhiều vì tiền ở quỹ không trực tiếp sinh ra lợi nhuận mà nó sẽ gây ra nhiều tình trạng ứ đọng vốn của công ty. Vì vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của mình, công ty có thể lựa chọn cho mình những phương hướng, chính sách cụ thể hợp lý nhất nhằm đưa lợi ích kinh doanh lên mức cao nhất.
Hệ số thanh toán tức thời của công ty qua các năm là thấp bởi vì lượng vốn bằng tiền của công ty thấp hơn nhiều so với các khoản nợ của công ty, bởi vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ là quá thấp ( tăng không đáng kể tư 0.01 đến 0.03 qua các năm ). Có thể công ty phải chờ tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất mới có thể thanh toán được các khoản nợ. Đó là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi dựa vào nguồn vốn để kinh doanh. Công ty cần phải điều chỉnh hợp lý để nâng cao khả năng thanh toán của mình cho phù hợp với mức trung bình ngành.
6.2. Các chỉ tiêu phản ánh về tài sản và nguồn vốn.
Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp trước khi bước vào quá trình kinh doanh. Vì vậy mục đích của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này cho ta thấy được quy mô tài sản và nguồn vốn từ đó so sánh kết quả hoạt động kinh doanh với các khoản nợ của mỗi doanh nghiệp. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng phân tich các chỉ tiêu sau:
Bảng 12. Phân tích các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm 2001 đến năm 2003.
Đơn vị tính: 1000 đ.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. TSLĐ và ĐTNH
43.294.306
79.837.130
57.911.001
2. TSCĐ và ĐTDH
33.556.552
37.044.772
44.487.805
3. Tổng tài sản
76.850.850
116.881.902
102.398.806
4. Nợ phải trả
68.390.180
107.308.946
97.780.124
5. Vốn chủ sở hữu
8.460.678
9.572.960
9.618.682
6. Lãi vay
4.780.305
5.432.136
3.338.274
7. Lãi sau thuế
344.595
592.720
647.900
8. Hệ số nợ trên tổng tài sản (4/3)
0,88
0,91
0,95
9. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (4/5)
8,08
11,2
10,1
10. Hệ số cơ cấu TSLĐ (1/3)
0,56
0,68
0,56
11. Hệ số cơ cấu TSCĐ (2/3)
0,44
0,31
0,43
12. Hệ số thanh toán lãi vay (7+6)/4
1,07
1,1
1,1
Nguồn: phòng kế toán công ty
Qua bảng phân tích trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm từ 0.88(năm 2001) lên 0.91 năm 2002 và năm 2003 tăng lên là 0.95. Điều này là do nợ phải trả và tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm ( tuy không đều, có biến động). Đây là một xu hướng tốt vì tài sản tăng làm cho hệ số nợ của công ty giảm.
Với các hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty. Hệ số này dùng để so sánh giữa cái đang nợ với tài sản có của doanh nghiệp, nếu tỷ số này vượt quá 80% thì được coi là không tốt đối với doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Qua các năm như trên ta thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là thấp, tỷ lệ các khoản phải nợ so với tổng tài sản của công ty chiếm rất cao, cụ thể năm 2001, các khoản nợ bằng 0.88 lần (tương ứng 88%) tương tự năm 2002 tăng lên 91% năm 2003 là 95% giá trị tổng tài sản. Công ty nên đầu tư mở rộng quy mô phát triển nhất là đầu tư TSCĐ dựa trên các chỉ tiêu đem lại cho tài sản bằng nguồn vốn của mình.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dùng để so sánh giữa nợ với vốn chủ sở của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích ta thấy hệ số này cũng tăng dần qua các năm nhưng không đều do cơ cấu tổng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đồng đều qua các năm. Hệ số này vẫn ở mức cao cụ thể là năm 2001 là 8,08 lần, năm 2002 là 11,2 lần năm 2003 tăng lên là 10,01 lần.
Hệ số thanh toán lãi vay tăng lên hàng năm, nó cũng là một xu hướng tốt với công ty nhưng hệ số này vẫn ở mức thấp khi ta so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và lãi vay của công ty. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn vẫn còn thấp, có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong khi hệ số của công ty lại tăng lên hàng năm, chứng tỏ khả năng trả lãi vay của công ty là thấp. Do đó, công ty nên tìm cho mình những hướng kinh doanh bằng vốn khác để tổng lãi thu được cao hơn nguồn vốn đi vay.
6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực hoạt động của công ty
Mục đích của việc phát triển các chỉ tiêu này nhằm đánh giá năng lực hoạt động của công ty dựa trên những kết quả đã được từ hoạt động kinh doanh của công ty, có thể tìm ra những phương hướng thích hợp nhất cho công ty.
Bảng 13. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003.
(đơn vị tính:1000đ)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. TSLĐ
43.294.306
79.837.130
57.911.001
2. TSCĐ
33.556.552
37.044.772
44.487.805
3. Hàng tồn kho
11.197.977
27.248.871
17.398.315
4. Tổng tài sản
76.850.859
116.881.902
102.398.806
5. Các khoản phải thu
30.047.382
48.738.747
37.065.653
6. Vốn chủ sở hữu
8.460.678
9.572.960
9.618.682
7. Vốn cố định bình quân trong kỳ
23.310.004
35.198.392
40.633.970
8. Vốn lưu động bình quân trong kỳ
35.646.100
61.597.291
70.630.603
9. Doanh thu thuần
72.705.641
104.428.629
141.393.856
10. Doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày
200.006
286.238
390.177
11. Vòng quay tổng tài sản ( 9:4)
0,94
0,9
1,38
12.Vòng quay hàng tồn kho (9:3)
6,5
3,83
8,1
13. Vòng quay vốn chủ sỏ hữu (9:6)
8,5
10,9
14,69
14. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (9: 7)
3,1
2,96
3,47
15. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( 9: 8)
2,03
1,69
2
16. Kỳ thu tiền bình quân (5:10)
150
170
95
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Qua bảng phân tích trên ta thấy năng lực hoạt động của công ty được thể hiện trên tổng doanh thu của công ty. Nhờ đó mà công ty biết được một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh có lãi hay không nếu kết quả doanh thu đạt được ngày càng cao thì hiệu quả ngày càng lớn và ngược lại cụ thể kết quả đó được thể hiện bằng các vòng quay của vốn như sau.
Vòng quay tổng tài sản (hay còn gọi là vòng quay của vốn ) của công ty hàng năm thay đổi không đều. Điều đó không có nghĩa là xấu vì tổng doanh thu hàng năm công ty đạt được vẫn tăng lên và tăng rất mạnh. Năm 2001, cứ một đồng vốn mà công ty bỏ ra sẽ tạo được 0,94 đồng doanh thu, năm 2002 tạo được 0,9 đồng doanh thu và năm 2003 tạo được 1,38 đồng doanh thu. Đây là một xu hướng tốt, vì vậy, công ty cần huy động thêm các nguồn vốn thích hợp để mở rộng đầu tư vào các chỉ tiêu có lợi làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Vòng quay hàng tồn kho cũng có những biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là khâu bán hàng. Năm 2002 lại tăng lên giữ ở mức trung bình ổn định. Đây là mức thích hợp nhất vì nó làm cho lượng hàng tồn kho ở mức trung bình, giữ cho vốn luôn được ổn định và giảm được các chi phí phát sinh không cần thiết.
So sánh giữa doanh thu đạt được qua các năm, lượng hàng tồn kho của công ty thay đổi không đều: năm 2001, cứ 6,5 đồng doanh thu bỏ ra sẽ có 1 đồng giá trị lượng hàng tồn kho. Năm 2002, cứ 3,83 đồng doanh thu có 1 đồng hàng tốn kho, năm 2003 cứ 8,1 đồng doanh thu đật được sẽ có 1 đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được 6,5 đồng; 3,83 đồng, 8,1 đồng doanh thu qua các năm. Tỷ lệ đó cho thấy công ty nên duy trì lượng hàng tồn kho như vậy.
Tỷ lệ vòng quay của vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu và doanh thu của công ty đều tăng qua các năm.
Tỷ lệ này càng cao nó có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu đối với công ty. Nó tốt nếu như vốn chủ sở hữu tăng thì doanh thu đạt được cũng phải tăng theo, nó càng lớn càng tốt. Ngược lại nó sẽ không tốt nếu như vốn chủ sở hữu giảm mà doanh thu lại tăng nó cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty là thấp. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn đi vay, khi công ty kinh doanh kém hiệu quả nó sẽ gây ra những khó khăn lớn về tài chính. So sánh tỷ lệ vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm, vốn chủ sở hữu tăng nên doanh thu cũng tăng, cụ thể năm 2003 thì cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo được 14,69 đồng doanh thu thuần, tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm, xu hướng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động đang giảm dần và nhỏ hơn tỷ số hiệu suất sử dụng vốn cố định chứng tỏ công ty có quy mô về vốn cố định lớn hơn vốn lưu động. Đây là một điều rất tốt nhưng cũng cần phải chú trọng và duy trì mở rộng quy mô vốn lưu động sao cho nó đạt mức kinh doanh hiệu quả nhất.
Kỳ thu tiền của công ty tăng giảm không đều qua các năm, nguyên nhân do các khoản phải thu tăng giảm không đều. Năm 2003, kỳ thu tiền bình quân giảm hẳn trong khi đó doanh thu bình quân ngày lại tăng lên, các khoản phải thu giảm giúp cho công ty thu hồi được nợ nhanh hơn bổ sung thêm nguồn tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cần thiết hơn.
6.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mục đích của việc phân tích này là đánh giá tổng hợp quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào kết quả thu được và các chỉ tiêu tạo ra lợi nhuận, công ty có thể biết được lợi nhuận thu được từ việc đầu tư kinh doanh của mình, kết quả như sau:
Bảng 14. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003.
Đơn vị tính :1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1.Doanh thu thuần
72.705.641
104.428.629
141.393.856
2.Lãi trước thuế
506.757
871.648
952.700
3.Lãi sau thuế
344.595
592.720
647.900
4.Tiền trả lãi vay
4.780.305
5.432.136
3.338.274
5.Vốn chủ sở hữu
8.460.678
9.572.960
9.618.682
6.Tổng vốn đầu tư
76.850.850
116.881.902
102.398.806
7.Vốn cố định bình quân trong kỳ
23.310.004
35.198.392
40.633.970
8. Tỷ lệ sinh lời doanhthu3/1.100%
0,47
0,56
0,47
9.Tỷ lệ sinh lời vốn đầu tư(2+4)/6
0,06
0,05
0,07
10.Tỷ lệ sinh lời vốn cố định(3/7)
0,01
0,013
0,015
11.Tỷ lệsinh lời vốn chủ sởhữu(3/5)100%
4,07
6,19
6,73
(Nguồn: phòng kế toán công ty)
Từ bảng phân tích ta thấy, kết quả hoạt động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ lệ sinh lời trên tổng doanh thu tăng dần qua các năm (tuy không đều). Đây là một xu hướng hướng tốt bởi vè lợi nhuận sau thuế hàng năm đều tăng lên và doanh thu cũng tăng lên. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là khá tốt. Tức là năm 2003, khi bỏ ra 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,04 đồng lợi nhuận .
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư của công ty tăng giảm không đều qua các năm là do lãi trước thuế, tiền trả lãi vay, và tổng vốn đầu tư của công ty là tăng giảm không đều giữa các năm. Để biết được tỷ lệ này tốt hay xấu thì ta phải so sánh mức trung bình của ngành.
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định qua 3 năm nhìn chung là ổn định mà vẫn tạo ra được lợi nhuận tăng so với những năm trước chứng tỏ tỷ lệ này giữ nguyên là tốt. Như vậy, nên đầu tư vốn cố định ở mức như hiện nay sẽ tạo ra được lợi nhuận kinh doanh tốt.
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm và ổn định ở mức trung bình. Nó là một xu hướng tốt nhưng còn tốt hơn nếu mức lãi sau thuế của công ty tương đương với lượng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Lúc đó, ta có thể nói quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao và rất hiệu quả.
6.5. Các chỉ tiêu về lựa chọn phương án đầu tư của công ty
Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng Bộ lần thứ VI (năm 1988), lĩnh vực đầu tư phát triển ở toàn công ty đã có những chuyển biến rõ rệt.
Bảng 15. Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn đầu tư của công ty May Đáp Cầu từ năm 2001-2003.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1. Vốn NSNN
29,6
39
29,6
25,5
30
29,4
2.VốnDN ngoài quốc doanh
0,4
0,5
0,4
0,3
0
0
3. Vốn nước ngoài
0
0
0
0
0
0
4. Vốn tín dụng
38
50
77
66,3
61
60
5. Vốn tự có của DN
8
10,5
9
7,9
11
10,6
Tổng
76
100
116
100
102
100
Nguồn : Văn phòng công ty.
Qua bảng số liệu cho thấy trong 3 năm qua nguồn vốn toàn công ty đã huy động được 294 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN là 89,2 tỷ đồng, năm 2001 nguồn vốn NSNN chiếm 39% tổng vốn đầu tư nhưng đến năm 2003 đã giảm xuống còn 29,4%, chứng tỏ công ty đã ít lệ thuộc vào nguồn vốn của nhà nước, huy động thêm nhiều nguồn vốn khác để đầu tư vào kinh doanh như tăng nguồn vốn tín dụng lên chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư toàn công ty, vốn tự có là 28 tỷ đồng, vốn ngoài quốc doanh là 0,8 tỷ. Nguồn vốn chủ yếu sử dụng cho việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm TSCĐ.
Vốn tín dụng,bao gồm tín dụng đầu tư theo kế hoạch của nhà nước và vốn tín dụng đầu tư của ngân hàng, tăng với tốc độ nhanh nhất, năm 2002 đầu tư tăng 39 tỷ đồng so với năm 2001( tương ứng 0,5 lần), năm 2003 tăng 23 tỷ đồng so với năm 2001 ( tương ứng là 0,4 lần). Điều đó chứng tỏ công ty đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Điều này cho thấy cơ chế quản lý đầu tư đã từng bước chuyển đổi theo hướng giảm bao cấp qua con đường cấp phát chuyển dần sang hình thức cho vay.
Vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về số tuyệt đối năm 2001 là 0,4 tỷ đồng, sang năm 2002 vẫn đầu tư ở mức 0,4 tỷ đ và đến năm 2003 thì giảm đến 0 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này còn ở mức nhỏ, chưa có khả năng nhiều về tài chính để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Vốn đầu tư tự có của công ty từ năm 2001-2003 về số tuyệt đối tăng rất chậm, năm 2001 là 8 tỷđồng, năm 2002 là 9 tỷ đồng và năm 2003 là 11 tỷ đồng. Công ty đang từng bước cổ phần hoá nên tập trung chú trọng huy động đầu tư từ bên ngoài để bổ sung vào các nguồn vốn của mình.
Phần III
Một số nhận xét đánh giá và kiến nghị đối với công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty may Đáp Cầu.
I. Một số nhận xét đánh giá chung
Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu ta có thể nhận xét một cách tổng quát về công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, ở công ty các công việc này được thực hiện khá đầy đủ, chính vì vậy mà các thiệt hại ngừng sản xuất, ít đọng vốn, thất thoát vốn… đều được hạn chế tới mức tối đa, vốn lưu động được sử dụng linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết. Tuy còn một số hạn chế nhất định do nguyên nhân khách quan công ty đang ổn định sản xuất dần dần hoàn thành cổ phần hoá, song công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính là khá tốt, cụ thể một số ưu, nhược điểm là:
1. Ưu điểm
Về cơ câu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, nhưng khá chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể giao cho từng cá nhân giàu năng lực chuyên môn được trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán cập nhật, kế toán trưởng là người điều hành công việc chung. Vì vậy vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng được theo dõi chặt chẽ, chính xác, tránh được tình trạng thất thoát vốn.
Về kết cấu vốn kinh doanh xét theo kết cấu tài sản, vốn lưu động của công ty thường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định (vốn lưu động = 57%, vốn cố định: 43%) phù hợp với đặc thù loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về công tác huy động vốn, trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty không thể dựa vào hoàn toàn nguồn vốn ngân sách nhà nước như trước nữa mà phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác. Đối với nguồn tài trợ ngắn hạn vốn lưu động, công ty không lạm dụng mà luôn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
Cùng với sự quản lý của cán bộ công ty và sự vận động sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã tìm ra được hướng đi đúng cho mình, sản phẩm ngày càng đứng vững trên thị trường và công ty ngày càng được phát triển, trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh vững mạnh của Bộ Công Nghiệp nói chung, ngành dệt may nói riêng.
Tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm có lãi, môi trường sinh thái hài hoà, công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện, thu nhập của người lao động ngày càng cao, tình hình thực hiện các chính sách đối với nhà nước càng tăng hàng năm. Đặc biệt là công tác tài chính được ban quản lý công ty rất quan tâm và quản lý nghiêm túc từ khi bắt đầu hoạch định chiến lược cho tới khi tiêu thụ sản phẩm.
- Nguồn tài chính của công ty được sử dụng gồm vốn vay, vốn chủ sở hữu, vốn lưu động của công ty được thanh toán rất khả thi biểu hiện qua chỉ tiêu tài chính “khả năng thanh toán nhanh” đã phát triển ở trên giúp cho uy tín của công ty với các bạn hàng được đảm bảo.
2. Tồn tại
Bên cạnh các ưu điểm trong công tác quản lý nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu, còn tồn tại một số nhược điểm cần phải tìm cách khắc phục là:
Trong công tác tổ chức quản lý nguồn tài chính nói chung, nguồn vốn nói riêng, công ty chưa tận dụng được nguồn vốn lưu động từ thị trường chứng khoán. Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Việt Nam còn hoạt động cầm chừng, hơn nữa, công ty còn chưa cổ phần hoá nên còn nhiều bỡ ngỡ về thị trường mới này nên chưa mạnh dạn thời g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24466.DOC