Đề tài Phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - Sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

Tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - Sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO): Lời nói đầu Đất nước càng phát triển, đời sống của người dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì cũng kéo theo rủi ro luôn rình dập đe doạ đối với tài sản và tính mạng của con người. Do đó, con người cần được bảo vệ và được hỗ trợ khi gặp khó khăn, đặc biệt trong tình hình đất nước ta, hiện nay đang xây dựng nền kinh tế tri thức, trong đó con người là nhân tố quyết định nhất. Ngoài nhu cầu bảo vệ cho bản thân họ còn có nhu cầu bảo vệ cho con cái họ để tránh khỏi những rủi ro đang đe doạ. Do đó, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, các em học sinh là mầm non của đất nước, là những nhân tố để phát triển đất nước trong tương lai. Với sự triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện. Đối với mỗi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Hoạt động kinh doanh gồm nhiều khâu khác nhau. Như...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - Sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đất nước càng phát triển, đời sống của người dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì cũng kéo theo rủi ro luôn rình dập đe doạ đối với tài sản và tính mạng của con người. Do đó, con người cần được bảo vệ và được hỗ trợ khi gặp khó khăn, đặc biệt trong tình hình đất nước ta, hiện nay đang xây dựng nền kinh tế tri thức, trong đó con người là nhân tố quyết định nhất. Ngoài nhu cầu bảo vệ cho bản thân họ còn có nhu cầu bảo vệ cho con cái họ để tránh khỏi những rủi ro đang đe doạ. Do đó, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, các em học sinh là mầm non của đất nước, là những nhân tố để phát triển đất nước trong tương lai. Với sự triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện. Đối với mỗi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Hoạt động kinh doanh gồm nhiều khâu khác nhau. Nhưng khâu có ý nghĩa, vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp là khâu khai thác. Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại văn phòng khu vực VII thuộc công ty bảo hiểm PJICO. Em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)”. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm: Làm rõ về sự cần thiết, tác dụng và một số nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Phân tích, đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ này thực tế tại PJICO. Đưa ra những kiến nghị để từ đó có thể giúp cho công ty nâng cao được công việc khai thác nghiệp vụ này. Bài viết này được chia ra thành 3 phần chính. Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Chương II: Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Để hoàn thành được bài viết này em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Bảo Hiểm cùng với các cán bộ trong văn phòng khu vực VII thuộc công ty bảo hiểm PJICO. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập còn ngắn nên bài viết này không tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến xây dựng đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ trong công ty, cùng toàn thể các bạn sinh viên. xin chân thành cảm ơn! Chương I lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. I. sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. 1. Sự cần thiết khách quan. Trong cuộc sống hàng ngày, để tồn tại và phát triển con người phải tìm mọi biện pháp để đấu tranh phòng ngừa những rủi ro luôn gần kề chúng ta. Tuy nhiên, ốm đau, bệnh tật và tai nạn lại cứ luôn ẩn lấp bên cạnh, sẵn sàng hoành hành tới cuộc sống của con người. Bất cứ người nào trong xã hội, từ lúc sinh ra đến lúc già không ai lại chắc chắn không mắc một căn bệnh nào hay không gặp rủi ro nào gây ảnh hưởng đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ, nhất là đối tượng trẻ em. Đây là đối tượng trong xã hội còn non trẻ về sức khoẻ và kinh nghiệm sống. Trong điều kiện kinh tế xã hội và môi trường sống hiện nay thì trẻ em cần được quan tâm hàng đầu. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày của các em ngoài những rủi ro là bệnh tật còn có những rủi ro về tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Do vậy, các em rất cần được bảo vệ để cho sự phát triển đầy đủ sau này. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng là một loại hình bảo hiểm con người. Quỹ được hình thành từ sự đóng góp bằng tiền của cha mẹ học sinh (gọi là phí bảo hiểm). Nguồn tài chính này chủ yếu được sử dụng để chi trả kịp thời những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ cho học sinh - sinh viên khi tai nạn xảy ra nhằm phục hồi sức khoẻ và cuộc sống cũng như học tập cho các em. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một nghiệp vụ bảo hiểm rất thiết thực, góp phần bảo vệ quyền lợi cho học sinh – sinh viên, giúp các em có thể học tập liên tục không bị gián đoạn do các rủi ro gây nên. Đặc biệt nó có liên quan đến quyền con người và quyền trẻ em. Vì vậy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này cho học sinh – sinh viên là rất cần thiết. Với Bộ luật “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Tại nước ta được Quốc hội thông qua ngày 12/5/1991. Trong luật này có quy định rõ trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Mặc dù trong điều kiện bộn bề của đất nước ta hiện nay cần có rất nhiều các vấn đề về kinh tế xã hội cần giải quyết, song Đảng và Nhà nước vẫn giành sự quan tâm cho thế hệ trẻ. Điều này được thể hiện một phần ở việc cho phép các công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Đất nước ta là một đất nước đang phát triển. Do đó, cần rất nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đang xác định vốn ngoài nước là quan trọng, nhưng mang tính chất quyết định hơn lại là vốn trong nước. Để có thể tập trung được nhiều nguồn vốn trong nước thì đòi hỏi phải sử dụng mọi biện pháp huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bảo hiểm cũng là một hình thức như vậy, trong đó có bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Nguồn phí thu được không được dùng để chi trả ngay cho những đối tượng gặp phải rủi ro mà được trải ra trong năm bảo hiểm đó nên nguồn vốn này sẽ được đầu tư bằng các hình thức khác nhau mà các công ty bảo hiểm thực hiện. Điều này ta thấy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết. Nhìn chung, hầu hết các trường học nước ta, công tác sơ cấp cứu ban đầu còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này là do “tủ thuốc” ở các trường học không có hoặc là có nhưng rất nghèo làn về chủng loại cũng như về tính năng chữa bệnh. Với đặc điểm, đặc trưng của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là sẽ trích một tỷ lệ nhất định so với phí để lập quỹ hình thành nên tủ thuốc trường học. Để khắc phục hạn chế đã nêu trên thì việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể góp phần vào việc thực hiện điều này. Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm hoàn toàn do người tham gia đóng góp và hình thành nên một quỹ lớn dùng để chi trả cho đối tượng là học sinh - sinh viên khi gặp tai nạn, rủi ro, giúp cho học sinh - sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, góp phần ổn định cuộc sống cho các gia đình học sinh - sinh viên không may gặp tai nạn, rủi ro. Đặc biệt đối với những gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Họ cho con em mình đi học cũng là sự cố gắng lớn rồi, cho nên khi con em họ gặp rủi ro thì rất có thể các em phải thôi học. Do vậy, nghiệp vụ này đã thể hiện tinh thần nhân đạo, thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cha ông ta. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng đảm bảo nguyên tắc cơ bản “lấy số đông bù số ít”. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, khi nghiệp vụ được triển khai mỗi em đóng góp một khoản tiền (phí bảo hiểm) hình thành nên một quỹ bảo hiểm chung. Như vậy có thể thấy nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là cần thiết khách quan và việc triển khai nghiệp vụ này tại các công ty bảo hiểm là rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. 2. Tác dụng Cùng với sự phát triển nhanh chóng ổn định của nền kinh tế nước ta nói chung, các nghành kinh tế nói riêng. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Trong thời gian qua đã có nhiều công ty bảo hiểm được thành lập dưới các hình thức khác nhau như: công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài (Prudential, AIA). Bản thân các công ty bảo hiểm cũng không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình. Bằng cách mở rộng việc thành lập các chi nhánh văn phòng khu vực. Trong đó một trong những nghiệp vụ được triển khai và đẩy mạnh là nghiệp vụ bảo hiểm con người. Chính vì vậy mà những năm gần đây, bảo hiểm con người được các công ty bảo hiểm tập trung đặc biệt bổ sung, hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động của mình lên rất nhiều. Trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số tác dụng chủ yếu của nghiệp vụ này như sau: Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là công cụ hữu hiệu để các gia đình ổn định về mặt tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta đang phát triển, đời sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt là đối với tầng lớp có thu nhập thấp như nông dân, công nhân, viên chức nhà nước. Do đó, việc có một quỹ được hình thành do sự đóng góp của các bên nhằm trợ giúp cho các gia đình có con em đi học tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết. Với nguyên tắc số đông bù số ít, các gia đình có con em đi học tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên với một chi phí thấp. Nếu không may xảy ra tai nạn thì bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả chi phí khám, điều trị, các gia đình tránh được tình trạng rắc rối về mặt tài chính vì nhiều khi đó là chi phí lớn tới mức không thể tự trang trải. Do đó, bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người bạn đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh khi có con em đi học. Ngoài chức năng, nghĩa vụ của công ty bảo hiểm là chi trả khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm còn có nghĩa vụ cùng với bên tham gia bảo hiểm đề xuất áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Do vậy, bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là lời nhắc nhở cho các bậc cha mẹ và các em học sinh - sinh viên luôn có ý thức đề phòng tai nạn. Một nguyên tắc bất di bất dịch của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được chứ không phải tai nạn do cố tình. Do đó, khi tham gia ngoài trách nhiệm của chính các em là phải tự bảo vệ mình thì phần trách nhiệm của gia đình khi các em ở nhà và nhà trường khi các em ở trường là rất lớn. Các bậc phụ huynh cần phải đề ra thời gian biểu cho con em mình khi ở nhà để tiện theo dõi, nhà trường cần đề ra các nội quy, quy tắc chặt chẽ cùng với các biện pháp kỷ luật nếu các em vi phạm. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào hạn chế tai nạn xảy ra cho các em, đảm bảo cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, không ngừng trao đổi, rèn luyện về tư cách đạo đức và khoa học để phấn đấu thành người có ích cho đất nước. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên góp phần giúp học sinh - sinh viên học tập tốt hơn, tham gia học tập liên tục, đặc biệt là đối tượng học sinh -sinh viên con nhà nghèo không may gặp tai nạn rủi ro. Đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao thì vấn đề trang trải cho chi phí khám và điều trị thương tật là không mấy khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân cư có thu nhập ở mức thấp, đặc biệt là dân cư nông thôn, miền núi, cao nguyên. Đây là lớp người thực sự khó khăn ngay cả trong việc duy trì cho các em theo học, nên khi gặp rủi ro, tai nạn các em khó có thể tiếp tục học được. Do vậy, với việc tham gia bảo hiểm học sinh - sinh viên sẽ bù đắp những chi phí điều trị để từ đó giúp cho việc học tập của các em được liên tục và ổn định. Một tác dụng quan trọng của hoạt động bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên nói riêng đó là có tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên tạo lập quỹ tiền tệ tập trung lớn, ngoài phần bù đắp cho việc chi trả, chi trả còn góp phần vào đầu tư phát triển kinh tế. Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc "số đông bù số ít" có nghĩa là huy động sự đóng góp phần nhỏ của nhiều người để chi trả số tiền lớn cho số ít người, những người mà họ gặp phải rủi ro. Thông qua nghiệp vụ bảo hiểm này công ty sẽ thu một khoản phí (thường rất nhỏ) của từng người để tạo quỹ bảo hiểm lớn. Một phần quỹ này được giữ lại cho việc chi trả chi trả, phần còn lại được đầu tư trở lại cho nền kinh tế từ đó góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên phát sinh mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Công ty bảo hiểm. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này từ khâu khai thác đến khâu giải quyết chi trả và tiến hành chi trả thì mối quan hệ ba bên luôn luôn được bền chặt. Trong quá trình khai thác để nghiệp vụ này đến được với các em và để cho các em hiểu được nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó tích cực tham gia thì cán bộ khai thác của các công ty bảo hiểm phải thông qua nhà trường tổ chức những buổi tiếp súc với các em học sinh để từ đó có thể giúp cho các em hiểu được và từ đó xuất phát nhu cầu tham gia. Người quyết định đến việc tham gia bảo hiểm lại là gia đình của các em. Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm còn phải phối hợp với gia đình và nhà trường để cùng nhau giúp các em học sinh áp dụng các biện pháp đề phòng rủi ro và giải quyết khiếu nại (nếu không may rủi ro xảy ra) sao cho đạt kết quả và hiệu quả cao nhất, kịp thời nhất. Như vậy thông qua nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên gắn kết mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm với nhà trường và gia đình, làm tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các công ty bảo hiểm phải không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của mình. Để thực hiện được điều này thì công ty phải tăng số lượng nhân viên khai thác.Từ đó tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên và không ngừng cải thiện thu nhập. II. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1. Đối tượng bảo hiểm Đây là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nên đối tượng bảo hiểm là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của các em học sinh - sinh viên. Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người ký kết hợp đồng bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm nhưng không phải nộp cho chính bản thân mình mà nộp cho người thứ ba (người được bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm là cha mẹ hay người đỡ đầu có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc các em đứng ra mua bảo hiểm cho con em mình. Tuy nhiên, ở sinh viên vừa là người tham gia bảo hiểm, vừa là người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm là học sinh đang học ở các trường như: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... là sinh viên các trường cao đẳng, đại học, học viện... bao gồm cả học sinh đang theo học tại các trường dân lập hay công lập. Học sinh tham gia loại hình bảo hiểm này vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác nếu ký kết các hợp đồng độc lập với nhau. 1.2. Phạm vi bảo hiểm Trên lý thuyết phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên gồm những rủi ro sau: Bị chết trong mọi trường hợp. Bị tai nạn thương tật. Bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm: Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma tuý... - Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (trừ những người được bảo hiểm chưa đến tuổi vị thành niên). - Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả... Chiến tranh phóng xạ. Trong thực tế phạm vi bảo hiểm của các công ty bảo hiểm triển khai có sự khác nhau, cụ thể đối với công ty bảo hiểm PJICO bao gồm: 1.2.1. Những rủi ro được bảo hiểm Đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, những rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro trong lãnh thổ việt nam đối với người được bảo hiểm như sau: Chết do mọi nguyên nhân. Thương tật thân thể do tai nạn. ốm đau, phẫu thuật phải nằm viện phẫu thuật. Như vậy điều khoản bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên được xây dựng trên các quy tắc bảo hiểm có liên quan đã được ban hành: - Quy tắc bảo hiểm sinh mạng cá nhân (ban hành theo quyết định số 391/TC/QĐ/BHXH ngày 20/9/1991 của Bộ tài chính. - Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24 giờ (ban hành kèm theo quy định số 256/TC/QĐ/BHXH ngày 22/7/1991 Bộ tài chính) - Quy tắc bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật (ban hành kèm theo quyết định số 466/TC/QĐ/BH ngày 2/7/1993 của Bộ tài chính). Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một trong những sản phẩm bảo hiểm của PJICO, ra đời phù hợp với tình hình thị trường, nhằm đạt được mục đích mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động. Học sinh - sinh viên trở thành người được bảo hiểm khi đóng phí để tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Học sinh - sinh viên đó được hưởng quyền lợi trong những trường hợp sau: Trường hợp I: Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm được cấu thành bởi 3 yếu tố: - Một lực từ bên ngoài: là việc không lường trước được, không mong đợi xảy ra, tai nạn tại một thời điểm nhất định. Nó diễn ra trong một thời gian ngắn, không phải là một quá trình kéo dài. - Ngoài ý muốn: có nghĩa là người được bảo hiểm không gây tai nạn. - Tác động lên thân thể và là nguyên nhân trực tiếp làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật thân thể. Phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do người được bảo hiểm có hành động cứu người, tài sản của nhà nước, của nhân dân và chống hành vi phạm pháp. Trường hợp II: ốm đau, tai nạn, phải nằm viện, hay phẫu thuật tại bệnh viên. ở đây bệnh viện được hiểu là một cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, được Nhà nước công nhận, có khả năng và phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trị bệnh và phẫu thuật, có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú. Nằm viện là người được bảo hiểm cần lưu trữ ít nhất 24 giờ ở bệnh viện để điều trị lâm sàng. Học sinh được coi là phẫu thuật khi trải qua các ca mổ để điều trị các thương tật hoặc các bệnh tật do các phẫu thuật viên có bằng cấp thực hiện. Để được hưởng những rủi ro trên xảy ra thì người được bảo hiểm phải có thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc phẫu thuật do ốm đau bệnh tật. Ví dụ: Học sinh A tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên phải phẫu thuật do đau ruột thừa. Do vậy bảo hiểm trợ cấp như sau: Trợ cấp nằm viện phẫu thuật = Số ngày nằm viện 0,3% STBH Trợ cấp phẫu thuật được hưởng theo quy định số 446/TC/BHXH của Bộ tài chính ban hành ngày 02/03/1993. Điều kiện bảo hiểm: Đây là những quy định phạm vi, trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của người được bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên có 3 điều kiện bảo hiểm là: Chết do mọi nguyên nhân (Điều kiện bảo hiểm A) Thương tật thân thể do tai nạn (Điều kiện bảo hiểm B) ốm đau, bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật (điều kiện bảo hiểm C) Điều kiện bảo hiểm A. Theo điều kiện bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho trường hợp chết ro mọi nguyên nhân. Trừ trường hợp chết do nguyên nhân từ những rủi ro không được bảo hiểm. Về hiệu lực bảo hiểm: Đối với trường hợp chết do tai nạn và các hợp đồng tái tục liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí đầy đủ theo quy định. Đối với trường hợp chết không do tai nạn và hợp đồng bảo hiểm không liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. Quyền lợi của người được bảo hiểm: trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm. PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm B. Theo điều kiện bảo hiểm này, sẽ bảo hiểm cho trường hợp thương tật thân thể do tai nạn. Trừ những thiệt hại do nguyên nhân từ những rủi ro không được bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm: Bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi đóng phí bảo hiểm. Quyền lợi của người được bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể thuộc phạm vi được bảo hiểm. PJICO trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành kèm theo quyết định số 05/TCBH ngày 2/1/1993 của Bộ tài chính. Điều kiện bảo hiểm C. Điều kiện bảo hiểm này sẽ trả tiền cho trường hợp ốm đau, bệnh tật phải nằm viện hoặc phẫu thuật. Trừ những thiệt hại do rủi ro không được bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm: Bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí đối với trường hợp thương tật. Các hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi ký hợp đồng và đóng phí cho thời gian tiếp theo. Quyền lợi của người được bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm phải nằm viện thuộc phạm vi bảo hiểm, PJICO trả trợ cấp mỗi ngày 0,3% số tiền bảo hiểm nhưng không quá 60 ngày/ năm bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm. PJICO trả trợ cấp theo bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật. 1.2.2 Những rủi ro không được bảo hiểm Một trong những nguyên tắc của bảo hiểm thương mại là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được. Chứ không bảo hiểm cho những gì chắc chắn xảy ra, đã xảy ra. Rủi ro không lường trước được là những rủi ro không biết trước được nó có thể xảy ra vào thời điểm nào, ở đâu, không phụ thuộc vào ý muốn, nhận thức chủ quan của con người. Bảo hiểm được điều hành trên cơ sở nhận bảo hiểm lành mạnh. Để trong thực tế không có rủi ro để người bảo hiểm không đủ khả năng thanh toán trách nhiệm của mình. Chính vì thế trong bảo hiểm sẽ có những rủi ro loại trừ. Hơn thế nữa, những điểm loại trừ được sử dụng vì lý do sau đây: Một sự cố bảo hiểm cụ thể không thể bảo hiểm được như chiến tranh, rủi ro hạt nhân. Một sự cố mà công ty bảo hiểm không được hỗ trợ bằng hình thức tái bảo hiểm. Một sự cố đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm khác (tức là không được phép bảo hiểm trùng). Tuy nhiên, nếu đối tượng bảo hiểm là con người thì một người có thể được phép tham gia nhiều nghiệp vụ bảo hiểm ở các đơn vị khác nhau. Một số rủi ro được loại trừ vì yêu cầu cho mức phí của nó quá cao đối với khách hàng. Khi những rủi ro này xảy ra đối với người được bảo hiểm trong những trường hợp sau PJICO không chịu trách nhiệm : Người được bảo hiểm có hành động cố ý gây ra tai nạn hoặc bị tai nạn do hành động phạm tội của người hưởng tiền bảo hiểm. Người được bảo hiểm là học sinh cấp 2 trở lên, vi phạm nghiệm trọng pháp luật, các quy định của nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông. Cảm đột ngột, trúng gió bệnh tật hoặc những tai biến trong quá trình điều trị gây ra. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của bia, rượu, ma tuý, hoặc các chất kích thích tượng tự khác. Điều trị và phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, những thương tật hoặc những chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bảo hiểm. Điều trị theo yêu cầu của người bảo hiểm mà không liên quan đến việc điều trị và phẫu thuật bình thường do cơ quan y tế quy định. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả… Ngộ độc thức ăn, đồ uống. Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo quy định của cơ quan y tế. Người được bảo hiểm là học sinh cấp 2 trở lên tham gia trò chơi mang tính chất nguy hiểm như trèo cây, cột điện, mái nhà…hoặc những đồ vật nguy hiểm như chất nổ. Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ. Rủi ro chiến tranh, nội chiến, đình công. 2. Mức trách nhiệm bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm được nghi rõ trong hợp đồng, là hạn mức chi trả, chi trả cao nhất cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi được bảo hiểm. Khác với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, mức trách nhiệm được xác định dựa vào giá trị của tài sản. Trong bảo hiểm con người, giá trị của con người không thể xác định được là bao nhiêu. Do đó, số tiền bảo hiểm được quy định theo sự thoả thuận giữa hai bên. Việc định ra hạn mức trách nhiệm của công ty phải đảm bảo quyền lợi vật chất cho học sinh - sinh viên, lợi nhuận cho công ty sau đó là đến các vấn đề xã hội. Mức trách nhiệm bảo hiểm đề ra phải tuân thủ các nguyên tắc chung là nguyên tắc rộng rãi và đảm bảo kinh doanh. Mức trách nhiệm không phù hợp sẽ không khuyến khích được các em học sinh tham gia. Với mức trách nhiệm cao sẽ gây khó khăn cho việc đóng phí nhất là đối với những đối tượng có đời sống còn khó khăn. Tuy nhiên, mức trách nhiệm thấp nó sẽ không đủ để trang trải những thiệt hại khi không may gặp rủi ro. Bên cạnh đó, số tiền bảo hiểm là cơ sở quan trọng để xác định số tiền chi trả. Để làm sao việc giải quyết số tiền chi trả cho người được bảo hiểm là thoả đáng giúp cho người tham gia bảo hiểm đảm bảo đời sống bình thường. 3. phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia đóng góp cho công ty bảo hiểm để hình thành nên một quỹ bảo hiểm chung. Quỹ này được dùng để chi trả khi rủi ro xảy ra. Để có thể tính toán được phí bảo hiểm, người ta phải dựa vào số tiền bảo hiểm theo công thức: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí Số tiền bảo hiểm Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nếu tham gia bảo hiểm theo điều kiện nào thì áp dụng mức phí cho điều kiện ấy. Nếu tham gia kết hợp thì tỷ lệ phí bằng tỷ lệ phí của từng điều kiện được kết hợp. Mức phí có thể tính theo công thức: P= f + d trong đó: f: Phí thuần d: Phụ phí Ci: Tổng số tiền chi trả cho số học sinh – sinh viên tham gia bảo hiểm bị chết trong năm i. Vi: Tổng số tiền chi trả cho học sinh - sinh viên tham gia bảo hiểm phải nằm viện năm i. Pi: Tổng số tiền chi trả cho số học sinh – sinh viên tham gia bảo hiểm phải nằm viện phẫu thuật năm i Hi: Tổng số học sinh – sinh viên tham gia bảo hiểm năm i. Phí bảo hiểm có thể tính riêng cho từng cấp học. Hiện nay, khi triển khai nghiệp vụ này các công ty bảo hiểm Việt Nam áp dụng biểu phí do Bộ tài chính quy định. Trong biểu phí con người do Bộ tài chính ban hành có quy định tỷ lệ phí cho từng loại bảo hiểm. Đối với loại hình bảo hiểm con người với mức trách nhiệm từ 4 triệu đến 20 triệu. PJICO áp dụng tỷ lệ phí là 0,28%. Như vậy, trong điều khoản bảo hiểm học sinh - sinh viên điều kiện bảo hiểm A chết hoặc thương tật tai nạn có phí bảo hiểm 0,28% số tiền bảo hiểm. Riêng tỷ lệ phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật được quy định trong từng độ tuổi khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, việc tính toán phí bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng phải tuân theo một quy trình tính phí chung. Trước hết, phải xác định tỷ lệ phí bằng thống kê xác suất xảy ra tai nạn, số tiền chi trả bình quân…sau đó cộng thêm tỷ lệ phụ phí để xác định phí bảo hiểm toàn bộ mà người tham gia phải đóng. Do tính chất đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tính phí và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó việc xác định đúng tỷ lệ phí có ý nghĩa rất quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự cạnh tranh, đảm bảo khả năng chi trả chi quản lý… Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến phí bảo hiểm là số tiền bảo hiểm. Như chúng ta đã biết: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí Số tiền bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm này cứ mỗi số tiền bảo hiểm khác nhau thì ta có mức phí đóng tương ứng khác nhau. Việc xác định đúng mức trách nhiệm (STBH) mà người tham gia cũng rất quan trọng. Mức trách nhiệm sao cho có mức phí đóng phù hợp với khả năng tài chính của người tham gia. Cán bộ khai thác có thể đưa ra những số tiền bảo hiểm khác nhau và tương ứng là mức phí phải đóng để cho người tham gia có thể lựa chọn. Điều kiện bảo hiểm: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có 3 điều kiện bảo hiểm:A ,B, C. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn tham gia cả 3 điều kiện trong trường hợp này mức phí phải đóng sẽ là mức phí của 3 điều kiện cộng lại. Hoặc có thể tham gia hai trong ba điều kiện. Mức phí bảo hiểm phải đóng là tổng mức phí của hai điều kiện đã tham gia. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu bảo hiểm của người tham gia với các điều kiện khác nhau. Họ có thể tham gia bảo hiểm chỉ với một điều kiện. Ta thấy điều kiện tham gia bảo hiểm khác nhau thì mức phí cũng khác nhau. Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến phí bảo hiểm là độ tuổi của người được bảo hiểm. Theo bảng tỷ lệ tử vong thì con người ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn. Do đó, nếu đối tượng được bảo hiểm có độ tuổi cao hơn thì mức phí mà họ phải đóng cũng cao hơn. Trên đây là ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức phí. Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng tác động đến việc tính phí bảo hiểm như là: Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, khoảng cách từ nhà đến trường, các thiết bị an toàn. Do tính kinh tế, địa lý, khí hậu của mỗi vùng thì đều có các đặc điểm khác nhau nên việc xác định một mức phí phù hợp không phải là đơn giản. ở các thành phố, do có điều kiện kinh tế hơn, nên nhiều học sinh được đến trường do đó việc xác định phí đảm bảo được quy luật số lớn. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì luôn luôn phải thực hiện nguyên tắc thu bù chi đảm bảo kinh doanh có lãi. Nên phải có một mức phí hợp lý để đảm bảo thu bù đắp chi. Tuy nhiên cũng cần phải có mức phí phù hợp để thu hút được người tham gia bảo hiểm. 4.Hợp đồng bảo hiểm 4.1. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm là cam kết trách nhiệm giữa người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) và người tham gia bảo hiểm. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm thường ghi rõ những điều mà hai bên cùng thoả thuận với những văn bản pháp lý trong lúc thực hiện hợp đồng. Đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, hợp đồng thường được ký kết vào đầu năm học. Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên là bố mẹ, người đỡ đầu, người có quan hệ họ hàng, người thân thích có quan hệ nuôi nấng và chăm sóc các em hoặc thầy cô giáo ở trường học mà học sinh đang theo học đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Người tham gia bảo hiểm không bị hạn chế về tuổi tác, mức độ thân thích hay mức độ tàn tật. 4.2. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm Trong hoạt động giao dịch bảo hiểm trên thị trường thế giới có 2 loại nguyên tắc bảo hiểm được áp dụng là những nguyên tắc ngầm định và những nguyên tắc minh thị. Những nguyên tắc ngầm định là những nguyên tắc không thể hiện trong hợp đồng song theo pháp luật thì hiểu là mặc nhiên ràng buộc mà hai bên phải tuân thủ trước và trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Những nguyên tắc minh thị được thể hiện thành văn bản trong hợp đồng. Thông thường hợp đồng thường có những điều khoản chủ yếu sau: Đối tượng được bảo hiểm: là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường học. Số tiền bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể lựa chọn các mức phí có số tiền bảo hiểm phù hợp. Phí bảo hiểm: Được đặt ra tương ứng với số tiền bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn tham gia các điều kiện. Trên thực tế người ta thường lựa chọn các điều kiện kết hợp B và C với mức phí 0,5% số tiền bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thời hạn 1 năm từ 0 giờ ngày nộp phí đến 0 giờ cùng ngày năm sau. Hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên vẫn có hiệu lực khi người tham gia chuyển trường, chuyển chỗ ở. Tuy nhiên, phải thông báo thay đổi cho công ty bảo hiểm biết. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm: Khi rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra, người tham gia bảo hiểm sau khi đã đóng phí đầy đủ sẽ được hưởng chế độ chi trả của bảo hiểm cụ thể: Nếu tham gia kết hợp cả 3 điều kiện A, B, C Trường hợp chết theo điều kiện A. Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được hưởng số tiền chi trả. Số tiền chi trả = STBH kết hợp cả 3 điều kiện Trường hợp tai nạn (mức trách nhiệm 20 triệu đồng). Số tiền chi trả = Tỷ lệ chi trả STBH Trường hợp nằm viện phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật. Số tiền chi trả = Tỷ lệ nằm viện STBH Số ngày nằm viện + Tỷ lệ phẫu thuật STBH Tuy nhiên, Số tiền chi trả Số tiền bảo hiểm. Nếu tham gia bảo hiểm kết hợp hai điều kiện B + C Trường hợp tai nạn: Số tiền chi trả = Tỷ lệ chi trả STBH Trường hợp nằm viện phẫu thuật do ốm đau bệnh tật Số tiền chi trả = Tỷ lệ nằm viện STBH + Tỷ lệ phẫu thuật STBH (Số tiền chi trả Số tiền bảo hiểm) Trường hợp tai nạn phải nằm viện phẫu thuật. Số tiền chi trả = Tỷ lệ chi trả STBH + Tỷ lệ nằm viện Số ngày nằm viện STBH + Tỷ lệ phẫu thuật STBH Số tiền chi trả Số tiền bảo hiểm (B+C) Trường hợp chết: Do tai nạn: số tiền chi trả = số tiền bảo hiểm. Do điều trị tại bệnh viện. Số tiền chi trả = Tỷ lệ nằm viện Số ngày nằm viện STBH + Tỷ lệ phẫu thuật STBH + Chi phí mai táng + STBH Nếu tham gia bảo hiểm kết hợp A +C. Trường hợp chết do mọi nguyên nhân. Số tiền chi trả = Số tiền bảo hiểm Trường hợp nằm viện phẫu thuật do ốm đau bệnh tật Số tiền chi trả = Tỷ lệ nằm viện Số ngày nằm viện STBH. Trường hợp chết trong thời gian điều trị tại bệnh viện Số tiền chi trả = STBH + tỷ lệ nằm viện số ngày nằm viện số tiền chi trả + tỷ lệ phẫu thuật STBH + mai táng phí. Quy định chung được PJICO quy định như sau: Số ngày nằm viện không quá tối đa 60 ngày trong một năm hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm thì số ngày nằm viện tối đa được tính theo tỷ lệ tương đương. Trợ cấp mai táng phí không quá: 300.000đ. Tỷ lệ nằm viện. 0,2% số tiền bảo hiểm đối với trường hợp gãy xương phải bó bột nhưng điều trị ngoại trú. Tối đa không quá 7 ngày cho một lần 0,3% số tiền bảo hiểm/ ngày đối với các trường hợp nằm viện do cảm cúm, sốt vi trùng, suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ngộ độc thức ăn, điều trị đông y, các bệnh ung thư, bệnh ngoài da, dưỡng thai… 0,5% số tiền bảo hiểm/ ngày đối với các trường hợp còn lại. Trong thực tế, đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên các công ty bảo hiểm thường tiến hành loại hình bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên với điều kiện bảo hiểm là điều kiện kết hợp B +C ( chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn, trợ cấp nằm viện phẫu thuật). 4.3. Giải quyết khiếu nại Khi rủi ro không may xảy ra gây tổn thất, thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm thì bên tham gia bảo hiểm thực hiện việc khiếu nại công ty bảo hiểm, để được giải quyết chi trả. Trên cơ sở hồ sơ khiếu nại của bên tham gia bảo hiểm công ty bảo hiểm tiến hành giải quyết khiếu nại. Công việc này bao gồm: công tác giám định và công tác chi trả. 4.3.1 Công tác giám định Đối với nghiệp vụ bảo hiểm con người nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nói riêng, không cần thiết phải tiến hành giám định trực tiếp tại hiện trường mà trên cơ sở các chứng từ y tế, các giấy tờ khác có liên quan, các cán bộ phụ trách, các đơn vị tham gia bảo hiểm tiến hành xác minh. Các nội dung khi tiến hành xác minh Xác định nguyên nhân tai nạn có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Các chứng y tế và các chứng từ có liên quan. Có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý hay không. Biên bản xác minh tai nạn là văn bản mang tính pháp lý quan trọng. Do vậy cán bộ xác minh phải chịu hoàn toàn về tính chính xác, trung thực, khách quan về nguyên nhân tai nạn, mức độ tổn thương thực tế đã nghi nhận trong biên bản. Các bước tiến hành xác minh. Sau khi nhận được hồ sơ tai nạn, cán bộ xác minh phải kiểm tra đối chiếu với hợp đồng và danh sách tham gia bảo hiểm để xác định mức độ trách nhiệm, loại hình bảo hiểm, khách hàng tham gia, tên khách hàng trong danh sách đã có trong danh sách tham gia bảo hiểm hay chưa, đã nộp phí chưa. Kiểm tra biên bản tai nạn (nếu là tai nạn), các chứng từ y tế để xác định theo thời gian xảy ra tai nạn, xác định rõ ràng thương tích, có nằm viện hay không, nếu có thì thời gian là bao lâu, có phẫu thuật hay không…trường hợp có nghi vấn phải xác minh tại bệnh viện và nơi xảy ra tai nạn. Các chứng từ y tế bao gồm: giấy chứng nhận ra viện, phiếu mổ, phim chụp, sổ y bạ, đơn thuốc…phải có dấu xác nhận của bệnh viện nơi người được bảo hiểm điều trị. Lập biên bản xác minh theo mẫu của công ty. Cán bộ xác minh phải ghi rõ họ tên và ký tên. Nội dung chủ yếu của biên bản xác minh gồm: người bị tai nạn, địa chỉ, số tiền bảo hiểm, số hợp đồng, sổ danh sách, điều kiện bảo hiểm, thời điểm xảy ra tai nạn, địa điểm xảy ra tai nạn…và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Biên bản xác minh nếu thực hiện một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp công ty bảo hiểm tránh được những sai xót trong khâu chi trả không thoả đáng cho khách hàng hay bị những kẻ xấu trục lợi cố ý gây tai nạn để hưởng tiền bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm sau khi đã gây tai nạn. 4.3.2 Công tác chi trả Chi trả tiền bảo hiểm là hoạt động trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần, đặc biệt là trong những trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua cách sử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm. nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này thể hiện trên một số mặt như: tốc độ giải quyết chi trả, thái độ, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ bảo hiểm. Nguyên tắc khi tham gia tiến hành chi trả phải tuân thủ theo quyết định về chi trả sau: Hồ sơ chi trả phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý: Cán bộ chi trả phải căn cứ vào biên bản xác minh để chi trả. Thời gian quy cách chi trả tuỳ theo công ty và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Số tiền chi trả tối đa là bằng số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi vụ tai nạn Các bước tiến hành: Để đảm bảo tính pháp lý, cán bộ xác minh phải gửi cho cán bộ chi trả những giấy tờ sau: Giấy yêu cầu bảo hiểm do người tham gia hoặc do người đại diện hợp pháp mang đến. Biên bản tai nạn (nếu là tai nạn) Giấy chứng tử, giấy xác nhận quan hệ thân nhân với nạn nhân có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chứng từ y tế có đóng dấu của cơ quan y tế nơi người được bảo hiểm điều trị. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Biên bản xác minh tai nạn phải có chữ ký của cán bộ xác minh và chứng nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm có hành động không trung thực trong khai báo, thu thập các chứng từ hồ sơ tai nạn, bệnh án. Công ty bảo hiểm có quyền xem xét hoặc phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết, tuỳ mức độ vi phạm mà xử lý. Trong trường hợp người được bảo hiểm cảm thấy việc giải quyết không được thoả đáng thì có thể khiếu nại với công ty, thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày nhận chi trả, quá 3 tháng mọi khiếu nại không còn giá trị. III. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên với bảo hiểm an sinh giáo dục Giống nhau Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng nâng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn. Nhất là nhu cầu đảm bảo hiện tại và tương lai cho con cái họ. Nắm bắt được điều này, nhiều công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ đều có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các em nhỏ. Hai nghiệp vụ bảo hiểm này có những điểm giống nhau cơ bản sau. Mục đích: trợ giúp cho học sinh và gia đình các em một số tiền nhất định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sức khoẻ và sớm trở lại trường lớp khi không may các em gặp rủi ro tai nạn. Thông qua các hình thức bảo hiểm này đã tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình với nhà bảo hiểm để từ đó làm tốt hơn công tác đề phòng và hạn chế ngăn ngừa tai nạn, nhanh chóng khắc phục hậu quả của tai nạn rủi ro xảy ra đối với học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động bảo hiểm giúp các em nâng cao được ý thức cộng đồng ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Mục đích cao cả hơn là giúp cho việc học tập của các em liên tục không bị gián đoạn. Đảm bảo cho những người làm chủ của đất nước sau này được phát triển toàn diện. Nguyên tắc: Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung các công ty bảo hiểm đều áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm để từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh được đảm bảo an toàn. Trong hai nghiệp vụ này đều áp dụng một trong những quy tắc của bảo hiểm thương mại là: Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không thể lường trước được chứ không phải là bảo hiểm cho những gì chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra. Rủi ro không lường trước được là những rủi ro không biết trước nó xảy ra vào thời điểm nào, ở đâu không phụ thuộc vào ý muốn và nhận thức chủ quan của con người. Nguyên tắc số đông bù số ít cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nghiệp vụ bảo hiểm triển khai hiệu quả đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh chung chỉ khi thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Ngoài ra hai nghiệp vụ bảo hiểm này cũng áp dụng những nguyên tắc khác như nguyên tắc phân tán rủi ro, nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Hình thức bảo hiểm: Đây là hai nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Khả năng tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính của người tham gia. Người tham gia phải đóng hoàn toàn phí bảo hiểm. Do đó, hai loại hình nghiệp vụ này có hình thức tham gia là tự nguyện. Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn có tham gia bảo hiểm hay không? Tham gia tại công ty bảo hiểm nào với mức trách nhiệm là bao nhiêu? 2. Khác nhau Hai nghiệp vụ này có những điểm khác nhau chủ yếu sau: Về tính chất bảo hiểm: nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên chỉ có tính chất khắc phục khó khăn về tài chính cho gia đình các em khi không may rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục, là một nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ ngoài tính chất khắc phục khó khăn khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Nghiệp vụ này còn có tính chất tiết kiệm và ít nhiều gắn bó với kết quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng mà không có rủi ro được bảo hiểm xảy ra thì người tham gia sẽ nhận được một khoản tiền bảo hiểm. Mục đích của khoản tiền này là nhắm trang trải cho các chi phí khi các em đi học. Thời gian bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên thường ngắn (dưới 1 năm). Bên cạnh đó khi tham gia bảo hiểm với các điều kiện A, B, C hoặc có thể tham gia kết hợp. Khi hết thời hạn bảo hiểm mà rủi ro được bảo hiểm may mắn không xảy ra thì người tham gia bảo hiểm không nhận được một khoản tiền nào. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm an sinh giáo dục có thời hạn bảo hiểm dài hơn. Thời hạn bảo hiểm tối thiểu thường là 5 năm. Khi tham gia bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm còn có điều khoản bổ xung đi kèm theo. Khi hết thời hạn bảo hiểm mà rủi ro được bảo hiểm không xảy ra, người được bảo hiểm vẫn còn sống thì công ty bảo hiểm đã trả cho bên tham gia một khoản tiền bằng số tiền bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm: Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên bảo hiểm cho người tham gia theo 3 điều kiện: Điều kiện bảo hiểm A Điều kiện bảo hiểm B Điều kiện bảo hiểm C Người tham gia vào nghiệp vụ này có thể lựa chọn điều kiện mà mình có thể tham gia phù hợp nhất. Nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục quy định rõ phạm vi được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chứ không theo các điều kiện bảo hiểm như nghiệp vụ trên. Khi tham gia bảo hiểm thì người tham gia không có quyền lựa chọn cho mình tham gia trong phạm vi nào. Hợp đồng bảo hiểm: Nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục có số tiền bảo hiểm lớn hơn. Do đó, người tham gia bảo hiểm dễ trục lợi hơn, để phòng tránh điều này thì các công ty bảo hiểm nhân thọ đưa ra hợp đồng chặt trẽ hơn. Trong hợp đồng nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục người tham gia phải trả lời những câu hỏi có liên quan đến tình trạng sức khoẻ của đối tượng được bảo hiểm (ở đây là các em nhỏ) trên đơn yêu cầu bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, các em học sinh tham gia thường dưới hình thức tham gia tập thể. Nên hợp đồng thường đơn giản ngắn gọn thuận tiện cho người tham gia. Tuy nhiên trong hợp đồng bảo hiểm loại này còn quy định tỷ lệ trích từ phí bảo hiểm để lập tủ thuốc trường học (điều này nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục không có). Khi tham gia bảo hiểm thì người tham gia phải đóng phí bảo hiểm. ở đây, cách đóng phí giữa hai nghiệp vụ là khác nhau. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên người tham gia phải đóng một mức phí tương đối nhỏ so với nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục và phí bảo hiểm được đóng một lần ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Người tham gia nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục phải đóng một mức phí định kỳ tương đối lớn và mức phí này có thể được đóng theo tháng, quý, năm. Có sự khác nhau về mức phí phải đóng giữa hai nghiệp vụ này là vì: Nghiệp vụ An sinh giáo dục sau thời hạn bảo hiểm mà rủi ro bảo hiểm không xảy ra thì công ty bảo hiểm phải trả cho người tham gia một khoản tiền đúng bằng số tiền bảo hiểm. Chương II phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. I. vài nét về PJICO 1.Lịch sử ra đời và phát triển Trong những năm vừa qua, toàn Đảng toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển nhằm đưa nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và thực tế đã cho thấy nền kinh tế của đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nguyên nhân của sự thành công này một phần là do Nhà Nước ta đã thực hiện việc giao vốn, quyền chủ động sản xuất kinh doanh, tự bảo quản nguồn vốn của mình. Điều này làm cho hoạt động kinh tế thương mại dịch vụ trong nước ngày càng trở nên sôi động và góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực đến nền kinh tế đất nước. Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của người dân không ngừng tăng lên, và bảo hiểm dần trở thành một nhu cầu tất yếu. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày con người khó có thể đề phòng hoặc ngăn ngừa hết những rủi ro bất ngờ thường xuyên xảy ra trong cuộc sống và trong công việc. Khi gặp rủi ro mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tập thể thường phải chịu những hậu quả nhất định về mặt tài chính mà con người không phải lúc nào cũng đủ khả năng khắc phục được. Xã hội càng phát triển thì những hậu quả của những rủi ro có xu hướng ngày càng tăng lên mà các biện pháp thông thường như tích luỹ, đi vay, tham gia vào các hội tương trợ đều khó có thể khắc phục được. Chính vì vậy mà bảo hiểm trở thành một nhu cầu khách quan không thể thiếu được trong nền kinh tế xã hội. Bảo hiểm đã trở thành một lá chắn hữu hiệu giúp cho mọi thành viên trong xã hội. Sau khi Nghị định 100/cp của chính phủ được ban hành ngày 18/12/1993 về việc cho phép thành các công ty kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm… Từ đó, trên thị trường bảo hiểm của nước ta xuất hiện một loạt các công ty bảo hiểm như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần … như vậy trên thị trường phát triển không ngừng cả về số lượng công ty và cả số nghiệp vụ mà các công ty bảo hiểm đã triển khai. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng vậy. Sau khi hơn 30 năm thị trường bảo hiểm chỉ có một mình Bảo Việt tiến hành hoạt động kinh doanh. Ngày 15/6/1995 công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (gọi tắt là PJICO) đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Người đề xướng ra dự án thành lập công ty bảo hiểm Petrolimex là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Đã tiếp xúc với các cổ đông để thảo luận về vấn đề góp vốn cổ phần trong lĩnh vực bảo hiểm. Kết quả là sau gần một năm chuẩn bị Petrolimex cùng với 8 cổ đông sáng lập nên công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Ngày 27/05/1995, Bộ tài chính đã cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm cho công ty. Ngày 08/06/1995 ubnd thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập và ngày 15/6/1995 Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày đó công ty có tên chính thức là công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). Công ty PJICO mới thành lập có tổng số vốn là 55 tỷ đồng Trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ đồng với 80% là vốn góp của 8 cổ đông lớn tại Việt Nam và quốc tế. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex ) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vietcombank) Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (vinare) Công ty thép Việt Nam (vsc) Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (matexim) Công ty điện tử Hà Nội (hanel) Công ty thhh thiết bị an toàn ( a- t) Liên hiệp đường sắt Việt Nam (vre) Là một công ty ra đời đầu tiên theo Nghị định 100/cp của chính phủ, từ ngày đầu khó khăn với tổng số chỉ là 8 cán bộ công nhân viên quản lý, điều hành, mà hầu hết chỉ mới tốt nghiệp đại học. Cho đến nay công ty PJICO đã là một công ty trẻ đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Từ chỗ khách hàng của công ty chỉ là những cổ đông nay đã có hàng nghìn khách hàng thuộc tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, các thành phần kinh tế đã tham gia bảo hiểm tại PJICO. Công ty đã có nhiều công trình bảo hiểm lớn như: khách sạn Hà Nội deawoo, cao ốc hitc tại Hà Nội, diamon plaza tại thành phố Hồ Chí Minh, đường trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, đường xuyên á, điện Hàm thuận - Đamin, các tàu dầu lớn của Petrolimex, vosco…đã liên tục tham gia bảo hiểm tại PJICO. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác kinh doanh bảo hiểm gốc, công ty cũng đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để tái đầu tư cho nền kinh tế thông qua việc cho khách hàng vay tín dụng, đầu tư mua tín dụng, trái phiếu kho bạc. Song song với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh công ty luôn tăng cường hợp tác với các công ty bảo hiểm bạn như Bảo Việt, Bảo Long, Bảo Minh, uic…thông qua các dịch vụ đồng bảo hiểm. Ngoài ra, công ty còn hợp tác với các công ty tái bảo hiểm như vinare, munich re, colloge re, swiss re, hatfort re, west of england. Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể nói đây là một trong những nghiệp vụ đầu tiên PJICO triển khai trong những ngày tham gia hoạt động. Đây là nghiệp vụ không còn mới mẻ gì trên thị trường Việt Nam. Nó đã được Bảo Việt triển khai trong một thời gian dài và hiện tại trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có nhiều công ty tham gia khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. 2. Cơ cấu tổ chức của PJICO Ngay sau khi được cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh, công ty đã nhanh chóng triển khai và phát triển bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn Hà Nội và trên phạm vi cả nước. Để phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty PJICO không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh khác từ bắc vào nam, từ thành phố đến nông thôn. Sau 7 năm hoạt động, từ chỗ bắt đầu với 8 cán bộ nhân viên và một số ít phòng ban đầu tiên đặt tại Hà Nội, đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ đông đảo, 11 chi nhánh trên 20 văn phòng đại diện trực thuộc. Ngoài ra, công ty đã có trên 400 đại lý, cộng tác viên trong cả nước. Với mạng lưới tổ chức kinh doanh như vậy, PJICO trong những năm qua không ngừng phát triển. Doanh thu tăng, thị trường mở rộng, uy tín ngày càng nâng cao, đời sống cán bộ ngày một cải thiện… từ đó góp phần vào quá trình phát triển và hội nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị trường bảo hiểm quốc tế. Sơ đồ tổ chức bộ máy của PJICO Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng BH phi hàng hải Văn phòng BHKV I Văn phòng BHKV II Văn phòng BHKV III Văn phòng BHKV IV Văn phòng BHKV V Văn phòng BHKV VI Văn phòng BHKV VII Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Hải Phòng Phòng BH Thanh Hoá Chi nhánh Nghệ An Phòng BH Hà Tĩnh Chi nhánh Quảng Bình Chi nhánh T.Thiên Huế Chi nhánh Đà Nẵng Phòng BH Quảng Nam Phòng tổng hợp Phòng quản lý nghiệp vụ Phòng BH hàng hải Phòng tái bảo hiểm Chi nhánh Khánh Hoà Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Cần Thơ Phòng BH An Giang Phòng BH Kiên Giang Phòng BH Cà Mau Phòng tổ chức cán bộ Phòng đầu tư tín dụngvà ttck Ban thanh tra pháp chế Các tổng đại lý, đại lý, cộng tác viên bảo hiểm Phòng TS hoả hoạn Phòng kế toán 3. Kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua Trong những năm qua, mặc dù thị trường bảo hiểm quốc tế có nhiều biến động và gặp không ít khó khăn cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn công ty bảo hiểm PJICO đã đạt được doanh thu lớn trong nhiều năm qua. Bảng 1: Doanh thu của công ty PJICO qua các năm (1996 – 2002) Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu( Tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 70 97,5 116 118 141,5 164,6 211,9 - 139,28 118,97 101,72 119,92 116,32 128,74 Nguồn: “ Báo cáo tổng kết của PJICO”. Trong 7 năm qua tốc độ tăng trưởng doanh thu của PJICO đạt tốc độ rất cao. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao mà nhiều doanh nghiệp trẻ trong điều kiện kinh doanh còn gặp khó khăn trong hiện nay mong muốn. Về mặt lợi nhuận: ngay từ năm đầu hoạt động kinh doanh công ty PJICO đã kinh doanh có lãi và chia lãi cổ tức ở mức 14,4%/ năm. Kể từ đó đến nay lợi nhuận sau thuế của công ty luôn tăng trưởng ở mức ổn định. Tỷ lệ cổ tức của PJICO luôn cao hơn từ 1,2 đến 2 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn. Công ty luôn thực hiện việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Vốn điều lệ của công ty là 55 tỷ đồng. Sau 8 năm hoạt động công ty không những đã bảo toàn được vốn mà còn phát triển được nguồn vốn kinh doanh của mình. Tổng nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư quy ra VND của PJICO tính đến thời điểm 31/12/2002 là 152.679.348.237 đồng tăng 12,6% so với năm 2001. Doanh thu đầu tư đạt 9,5 tỷ đồng, 105,6% kế hoạch, tăng 11,8% so với năm 2001. Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên nhưng PJICO không nhận bất cứ sự ưu đãi nào của Nhà nước. Mặc dù vậy trong những năm qua PJICO vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình. Trong năm 2002 dự kiến nộp ngân sách Nhà nước là gần 20 tỷ đồng. Về mặt hiệu quả xã hội: Sự ra đời và phát triển của công ty đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại khu vực Hà nội và các địa phương mà công ty có chi nhánh và văn phòng đại diện. Tổng số lao động của công ty đến thời điểm 31/12/2002 là 372 người, tăng 38 người so với 1/1/2002, trong đó có 93% cán bộ có trình độ đại học. Đời sống cán bộ công nhân viên và gia đình họ luôn được sự quan tâm của ban lãnh đạo và ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người của toàn công ty là 1,85 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc góp phần ổn định xã hội thông qua công tác chi trả, công ty PJICO còn thực hiện đầu tư trở lại nền kinh tế mỗi năm hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn phí nhàn rỗi: từ phí bảo hiểm thu được, từ quỹ dự phòng nghiệp vụ được tích luỹ qua các năm, thông qua việc cho vay đối với các dự án của khách hàng, mua tín phiếu trái phiếu kho bạc nhà nước. Trong những năm qua công ty còn giúp cho hàng chục khách hàng ổn định, khắc phục được tổn thất sau rủi ro xảy ra. Năm 2000 công ty đã giải quyết kịp thời nhiều vụ tổn thất cho khách hàng với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng, năm 2001 tổng số tiền chi trả lên tới gần 70 tỷ đồng. Trong năm 2002 công ty đã chi trả là 76,9 tỷ đồng tỷ lệ chi trả là 43,8 tỷ đồng. Công ty cũng thể hiện uy tín của mình qua việc giải quyết nhanh chóng, thoả đáng các vụ tổn thất bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay, bảo vệ chính đáng quyền lợi của người được bảo hiểm và phía Việt Nam, đó là sự đâm va ô nhiễm giữa hai tầu dầu Petrolimex 1 và tàu Formosa one tại Bà địa với tổn thất khiếu nại lên tới 19 triệu USD. Với những kết quả trên năm 2000 công ty đã được nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba nhân dịp 5 năm thành lập. Hiện tại công ty được đánh giá là một trong những công ty cổ phần hoạt động tốt của Việt Nam và có đủ điều kiện tiêu chuẩn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoáng. Do sự hoạt động hiệu quả của PJICO nên thị phần thị trường của PJICO không ngừng mở rộng. Tính đến năm 2002 thị phần của công ty PJICO so với các đối thủ cạnh tranh như sau. Bảng 2:Thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. TT Công ty Doanh thu (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Thị phần (%) 1 2 3 4 5 6 7 Bảo việt Bảo minh PVIC PJICO Bảo long PTI Các công ty bảo hiểm khác 1.240 862 445 176 34 113 22,0 53,8 193,0 27,1 30,7 22,0 40,4 28,1 14,5 5,7 1,1 3,7 6,5 Nguồn: “báo cáo tổng kết năm 2002 tại Pjico Như vậy ta thấy trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam thì công ty bảo hiểm Bảo việt chiếm thị phần rất lớn 40,4%. Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay thị phần thị trường của Bảo việt giảm 5% một năm. Công ty Bảo minh chiếm vị trí thứ hai 28,1%. Công ty bảo hiểm PJICO do mới hoạt động được vài năm nên thị phần là 5,7%. II. tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các phải đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, phải tiến hành triển khai nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thì chúng ta nhận thấy khâu đầu tiên và quan trọng nhất là khâu khai thác. Khâu khai thác có những tác dụng sau: - Quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác với các hoạt động kinh doanh thông thường là sản phẩm của chu trình kinh doanh đảo ngược. Hoạt động kinh doanh diễn ra theo trình tự nhà bảo hiểm thu tiền trước và chuyển giao sản phẩm bảo hiểm sau. Như vậy khâu khai thác cũng giống như là một khâu tiêu thụ sản phẩm mà bất cứ một đơn vị nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì khâu tiêu thụ là khâu quyết định. - Tác dụng thứ hai là: Do sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình mặc dù nó được thể hiện qua giấy tờ trên hợp đồng bảo hiểm. Cho nên, người mua không thể nhận thấy ngay trước mắt chất lượng của sản phẩm như những sản phẩm khác được bán trên thị trường. Trên thực tế nó chỉ là một bản cam kết giữa hai bên về một loại rủi ro nào đó. Họ cần phải được hướng dẫn, chỉ rõ những gì mà họ có thể nhận được sau khi mua sản phẩm. Do vậy, mà khâu khai thác được công ty đặc biệt quan tâm. - Một nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quy luật “số đông bù số ít” nên chỉ có khai thác được nhiều thì mới có thể thực hiện tốt được các khâu tiếp theo như: đề phòng, hạn chế tổn thất, giám định chi trả. Trong quá trình định phí của công ty bảo hiểm thì dựa trên quy luật số đông bù số ít do vậy chỉ có khai thác được nhiều thì mới đảm bảo các giả định khi tính phí, có khai thác tốt thì mới có thể triển khai được sản phẩm hoàn thiện và bền vững. Nếu khai thác tốt thì doanh thu mới cao được, thị phần của công ty được mở rộng, sức cạnh tranh cao, từ đó giúp cho công ty không ngừng phát triển quy mô của mình. - Trong quá trình hoạt động khai thác của nhân viên công ty với khách hàng cũng có thể phát hiện ra khách hàng đó có nhu cầu cần thêm các sản phẩm khác. - Bất kỳ một hoạt động nào của các công ty bảo hiểm thì đều phải bỏ ra một chi phí xác định cho các khu vực khai thác. Nếu khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm, nhiều học sinh tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này hơn thì chi phí trên một hợp đồng khai thác được sẽ giảm. Một quy trình khai thác bảo hiểm của bất kỳ công ty bảo hiểm nào được diễn ra theo các bước sau đây: + Lập kế hoạch khai thác + Tổ chức khai thác + Đánh giá kết quả khai thác + Tổ chức rút kinh nghiệm khai thác Bên cạnh đó còn tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Sau khi đây chúng ta lần lượt xem xét từng bước của khâu khai thác. 1. Lập kế hoạch khai thác Lập kế hoạch khai thác là bước đầu tiên rất quan trọng của khâu khai thác và cũng là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một sản phẩm, nó đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm mới. - Mục đích của lập kế hoạch khai thác: giúp cho những nhà lãnh đạo của công ty xác định được tính khả thi và các bước (quy trình) để từ đó tạo cho khâu khai thác đạt được kết quả cao. Thông qua bước này nhà lập kế hoạch sẽ đi phân tích đặc điểm tình hình, điều kiện chung, điều kiện riêng để từ đó xác định thảo luận và cuối cùng là đưa ra mục tiêu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên trong năm nay là bao nhiêu? và xác định kế hoạch để thực hiện kế hoạch đó. - Trên đây là những mục tiêu của bước lập kế hoạch. Để nhà lập kế hoạch đưa ra được mục tiêu khai thác sao cho phù hợp và có tính khả thi thì phải căn cứ vào các yếu tố sau: + Thứ nhất là: Biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước ta trong những năm vừa qua và có thể dự báo kinh tế của đất nước ta trong thời gian tới. Đây là nhân tố mang tính chất vĩ mô. Tuy nhiên, chúng lại ảnh hưởng, tác động đến mọi hoạt động của xã hội. Nếu như tình hình chính trị an ninh không ổn định rủi ro xã hội xảy ra ngày càng nhiều và ở mức độ thường xuyên thì nhu cầu tham gia bảo hiểm của các em học sinh sẽ lớn. Sự tăng trưởng của kinh tế có ảnh hưởng mật thiết đến thu nhập của từng cá nhân trong gia đình của các em học sinh. Từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng tham gia bảo hiểm của hcọ sinh. Thực tế nước ta trong những năm vừa qua đất nước ta được đánh giá có nền kinh tế chính trị ổn định, GDP tăng trưởng khá cao và ổn định (năm 2002 tăng trưởng 7%) theo dự đoán GDP năm 2003 của đất nước ta tăng từ 7 đến 8%. Trong quá trình lập kế hoạch cũng cần chú ý đến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có biến động hay không. Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Những kế hoạch, mục tiêu khai thác phải phù hợp chung với các văn bản mang tính chất pháp lý. + Yếu tố thứ hai là khách hàng tiềm năng. Hiển nhiên là để có thể đưa ra chỉ tiêu khai thác trong năm thì phải căn cứ vào thị trường tiềm năng. Trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – sinh viên có khách hàng tiềm năng là các em học sinh đang theo học tại các trường chưa tham gia bảo hiểm và đã tham gia nhưng thời hạn hợp đồng sẽ kết thúc trong năm kế hoạch. Ngoài ra còn có đối tượng là các em học sinh trong năm sẽ đến trường. Để có thể lập được kế hoạch cụ thể và chính xác thì nhà lập kế hoạch cần xác định được số khách hàng tiềm năng là bao nhiêu? việc xác định này có thể phân theo các đối tượng: nhà trẻ – mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, đại học – cao đẳng. + Bên cạnh đó việc lập kế hoạch cũng phải căn cứ vào tiềm lực của công ty, khả năng của công ty để có thể phục vụ cho quá trình khai thác. Đánh giá tiềm lực của công ty để phục vụ cho quá trình khai thác có thể dựa vào: số cán bộ công nhân viên của công ty có nhiệm vụ khai thác, số lượng đại lý và cộng tác viên hiện tại của công ty, số phòng khai thác tại các khu vực, chi nhánh. Do đây là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Do đó, công ty có chủ yếu là nhân viên khai thác của công ty, còn hạn chế về các đại lý và cộng tác viên. Kế hoạch đặt ra có thực hiện được hay không là phụ thuộc vào năng lực tiềm lực khai thác của công ty. + Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên trong năm vừa qua, mức độ hoàn thành kế hoạch là bao nhiêu? việc đưa ra kết quả khai thác cũng phải phù hợp với mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty trong năm vừa qua và chiến lược phát triển của nghiệp vụ trong thời gian tới của công ty. Chiến lược là mở rộng hay giữ vững thị phần. + Căn cứ cuối cùng là chiến lược của đối thủ cạnh tranh loại nghiệp vụ này. Để xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh là rất khó. Tuy nhiên yếu tố này là yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành kế hoạch khai thác của công ty. - Việc lập kế hoạch khai thác có thể tiến hành theo trình tự sau: + Xác định các điều kiện ngoại cảnh: đây là điều kiện có ảnh hưởng tới hoạt động chung của công ty và hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nói riêng. Các điều kiện ngoại cảnh có thể là: Tình hình biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật được ban hành có liên quan. Số lượng học sinh trên địa bàn trong năm đến trường. Nhà lập kế hoạch có nhiệm vụ thu thập các thông tin có liên quan để từ đó phân tích đánh giá và có thể dự đoán được xu thế biến động trong thời gian tới. + Qua việc thu thập thông tin đánh giá nhận xét và dự đoán thì nhà lập kế hoạch đưa ra kế hoạch khai thác trong năm. Đây là công việc quan trọng nhất và nó quyết định đến khả năng hoàn thành kế hoạch của công ty sau này. Kế hoạch khai thác đưa ra phải phù hợp với kế hoạch phát triển chung của công ty cũng như đảm bảo được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường của riêng nghiệp vụ. Tuy nhiên, kế hoạch đưa ra không được quá lớn. Khi đó nó sẽ vượt quá năng lực của công ty. Do tổ chức hoạt động của PJICO là tổ chức theo chi nhánh tại các địa phương và các văn phòng khai thác khu vực. Sau khi xác định được chiến lược khai thác nghiệp vụ của công ty. Công ty tiến hành giao kế hoạch xuống từng chi nhánh, từng văn phòng từ đó giao chỉ tiêu cho từng cán bộ khai thác. Quá trình đưa ra kế hoạch khai thác cho nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên thì cán bộ lập kế hoạch cần xác định rõ kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể: nhà trẻ – mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, đại học – cao đẳng. - Để quá trình khai thác được thực hiện. Hay nói cách khác để các chỉ tiêu trên trở thành hiện thực thì cần phải có công cụ khai thác. Hiện nay, quá trình phân phối sản phẩm có thể thông qua hai kênh phân phối. + Kênh phân phối trực tiếp: thông qua nhân viên khai thác của công ty. Hiện nay, công ty PJICO khai thác thông qua kênh phân phối này là chủ yếu bằng cách giao chỉ tiêu cho mỗi nhân viên. + Kênh phân phối gián tiếp: tiến hành khai thác qua đại lý khai thác. hiện nay, mạng lưới đại lý của công ty còn rất mỏng. + Ngoài ra còn có cộng tác viên bảo hiểm. Cộng tác viên thực hiện những công việc sau: Thu phí bảo hiểm nộp cho công ty bảo hiểm và lập danh sách học sinh tham gia bảo hiểm. Khi có rủi ro xảy ra cộng tác viên bảo hiểm phải phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết hậu quả, xác nhận tai nạn rủi ro, sử dụng hợp lý tủ thuốc sơ cứu ban đầu. Cộng tác viên được chia theo các cấp làm các công việc chung đến những việc riêng cụ thể trực tiếp được hưởng hoa hồng của PJICO. Công ty trả cho các cộng tác viên nhà trường, phòng và sở giáo dục 10% số phí bảo hiểm thu được trong đó: Cộng tác viên tại trường: 6% tổng số phí Cộng tác viên cấp phòng giáo dục quận, huyện: 2% tổng phí bảo hiểm học sinh khối trung học cơ sở, tiểu học và mẫu giáo Cộng tác viên cấp sở: 2% tổng phí bảo hiểm khối phổ thông trung học. 2. Tổ chức khai thác Tổ chức khai thác của PJICO gồm hai việc chính đó là lựa chọn hình thức phân phối và bố trí mạng lưới đại lý, cộng tác viên. Về hình thức phân phối: Công ty PJICO áp dụng cả hai hình thức là khai thác trực tiếp và khai thác gián tiếp. + Khai thác trực tiếp: theo cách này các cán bộ tại các chi nhánh nhận các yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng thông qua điện thoại, fax, e- mail hoặc gặp gỡ trực tiếp để giới thiệu, khơi gợi nhu cầu và thuyết phục các khách hàng mua bảo hiểm tại công ty. Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống, cán bộ khai thác thường là người đảm nhận về tái tục. Để thuyết phục khách hàng tiếp tục tham gia bảo hiểm tại công ty, cán bộ công ty đưa ra những mức phí ưu đãi và hứa hẹn sẽ cung cấp những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, mọi quyết định giảm phí phải được sự thông qua của Giám đốc. ở chi nhánh nếu dưới 10%, giám đốc có quyền giảm phí mà không cần hỏi ý kiến công ty. + Khai thác gián tiếp: công việc của một cán bộ bảo hiểm không chỉ là chuyên khai thác mà còn có chức năng khác như quản lý, báo cáo...dẫn tới hạn chế về thời gian và địa bàn khai thác. Chính vì vậy, các công ty bảo hiểm ngày nay thường kết hợp khai thác trực tiếp với hình thức khai thác gián tiếp thông qua mạng lưới trung gian bao gồm môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm. Môi giới: là người được uỷ quyền của khách hàng. Người môi giới bảo hiểm thường nắm rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm này, đặc biệt những thông tin về thị trường. Về lý thuyết, người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp có loại hình bảo hiểm có thể đáp ừng nhu cầu tốt nhất, với phí thấp nhất. Trong thực tế, người môi giới thường lựa chọn trên thị trường một doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp này có thể đang có rất uy tín hoặc là doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ lâu dài với người môi giới. Nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn là người có khả năng đảm bảo tốt các dịch vụ bảo hiểm phù hợp với yêu cầu khách hàng và có các chế độ ưu đãi với người môi giới tốt hơn doanh nghiệp bảo hiểm khác. Sự xuất hiện của những môi giới trong hệ thống phân phối đã làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được kết nối với nhau đồng thời còn góp phần tăng uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi chọn cách phân phối nào doanh nghiệp cần tính đến những ưu đãi của mình cho người môi giới như thù lao, đào tạo, bảo trợ về kỹ thuật, thương mại...hơn nữa vì môi giới là đại diện của khách hàng nên doanh nghiệp bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với khách hàng nếu không có sự nhất trí của người môi giới. Trên thực tế, môi giới có thể nhượng khách hàng của mình cho doanh nghiệp bảo hiểm nào mà họ muốn. Đối với hình thức bảo hiểm này thì hình thức phân phối sản phẩm qua môi giới ít phổ biến. Đại lý: đại lý bảo hiểm là những người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ thác nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm. Những hoạt động cụ thể của đại lý có thể thực hiện gồm: Thương mại hoá sản phẩm: trao đổi thông tin với các em học sinh- sinh viên. Ký kết hợp đồng bảo hiểm học sinh- sinh viên Thu phí và cấp biên lai và các giấy tờ khác Quản lý hợp đồng và trả tiền bảo hiểm (tuỳ thuộc phạm vi hoạt động của đại lý) Việc lựa chọn phân phối qua đại lý thể hiện sự linh hoạt, năng động của doanh nghiệp bảo hiểm trong điều kiện đa dạng hoá các hình thức bán. Hơn nữa, đại lý hiếm khi hoạt động riêng lẻ mà thường xuyên làm việc tại nơi có thể đón tiếp được khách hàng (như là tại các trường học) hoặc đến nhà khách hàng. Với cách này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trực tiếp trao đổi thông tin với khách hàng mà đại lý không phản đối. Tuy nhiên, do việc trao quyền dẫn tới một số vấn đề là các doanh nghiệp cần thiết phải lập một cơ chế và phương pháp kiểm tra hoạt động của đại lý. Đồng thời cùng với việc doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho đại lý khoản thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc tương tự thì đại lý còn nhận được những bảo trợ của doanh nghiệp như: đào tạo từ đầu và đào tạo liên tục (về kỹ thuật nghiệp vụ) giúp đỡ tài chính lúc khởi điểm. Khai thác gián tiếp thường được đánh giá cao đồng thời nó tỏ ra khá hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng thị trường, thúc đẩy bán hàng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng (giảm chi phí, tiết kiệm thời gian) khi mua bảo hiểm. Phân bố mạng lưới đại lý: đây là công việc khó đòi hỏi người quản lý trước khi bắt tay vào triển khai phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Thị trường trong hoạt động nghiên cứu này là số lượng các em đang theo học. Việc phân bố không thể cứ trải đều và rộng là tốt mà phải có những căn cứ hợp lý và logic thì hoạt động của mạng lưới này mới không bị lãng phí và đạt hiệu quả cao. Điều này được các công ty bảo hiểm phi nhân thọ rất chú ý do các sản phẩm phi nhân thọ mang tính chuyên môn cao, nó chỉ có tác dụng ở một số phạm vi nhất định, không thể bán rộng rãi như trong bảo hiểm nhân thọ. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên thì đại lý được phân bố chủ yếu tại những khu vực có số lượng trường học nhiều. Hiện nay các công ty bảo hiểm thường kết hợp ở cả hai dạng phân bố trong vùng lãnh thổ thể tổ chức phân bổ theo nghành. Đó cũng là một cách đáp ứng tốt cả hai mục tiêu tăng lượng bán và tạo thuận lợi cho khách hàng bảo hiểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm thường dựa trên cơ sở nhu cầu bảo hiểm của dân cư để quyết định số lượng đại lý nhiều hay ít. ở thành thị, nhu cầu bảo hiểm lớn hơn ở nông thôn nên mạng lưới đại lý được bố trí dày đặc hơn. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bảo việt là công ty bảo hiểm có mạng lưới đại lý rộng nhất trải dài trên mọi miền đất nước lại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ với chủng loại sản phẩm đa dạng nên có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi và doanh thu khai thác hàng năm rất lớn. Sau khi đã đào tạo và bố trí ở những vị trí nhất định có khả năng cung cấp nhiều nhất các sản phẩm bảo hiểm, một dịch vụ không thể thiếu trong khâu khai thác là tư vấn cho khách hàng về loại hình bảo hiểm nên mua và giúp khách hàng hoàn tất các thủ tục hợp đồng. Cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng Nhiều khi khách hàng không xác định được loại hình bảo hiểm phù hợp nhất với mình mặc dù họ có nhu cầu. Trên cơ sở hiểu rõ các quy tắc bảo hiểm, nắm vững biểu phí và tìm hiểu đối tượng bảo hiểm, các cán bộ khai thác cần đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các em học sinh. Căn cứ vào khả năng tài chính của gia đình các em. Càng nhiều thông tin càng khiến cho khách hàng gạt bỏ những nghi ngờ đối với cán bộ bảo hiểm. Sau khi đã giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm thích hợp nhân viên khai thác phải hướng dẫn khách làm thủ tục ký kết. Trước hết là giấy yêu cầu bảo hiểm. Căn cứ vào đó để lập hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm. Cán bộ khai thác phải đảm bảo với khách hàng rằng bất cứ sự thay đổi nào của khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu khách hàng xin điều chỉnh sẽ được bổ sung bằng một biên bản có giá trị như hợp đồng. Một điểm cần lưu ý là các ngôn từ trong hợp đồng bảo hiểm phải đơn giản, dễ hiểu, các giải thích của nhân viên bảo hiểm không nên quá rắc rối, không sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn làm cho khách hàng ngại theo dõi và dẫn đến những tranh chấp về sau. 3. Đánh giá kết quả khai thác Đây là khâu có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua việc đánh giá kết quả khai thác sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm xác định được tiến triển khai thác trong năm nghiệp vụ. Doanh thu thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Tỷ lệ các em tham gia là bao nhiêu so với khách hàng tiềm năng. Việc đánh giá kết quả khai thác thường được tiến hành định kỳ có thể là giữa năm tài chính hoặc cuối năm. Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên của công ty bảo hiểm PJICO giai đoạn (1997- 2002) được thể hiện ở bảng sau. Bảng 3: Tình hình khai thác bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên tại PJICO (1997-2002) Đơn vị: Học sinh Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 I. Tổng số học sinh 654.090 675.131 696.021 717.764 747.799 780.024 1. NT- MG 70.161 75.376 77.352 79.543 81.929 85.522 2. Tiểu học 300.525 315.551 327.653 337.512 348.987 363.997 3. THCS 154.131 161.837 167.543 172.135 177.126 184.740 4.THPT 79.158 70.240 70.322 70.541 70.591 73.627 5. CĐ - ĐH 50.115 52.127 53.151 58.123 69.166 72.138 II.Số học sinh tham gia 129.202 208.921 238.927 262.597 296.256 386.614 1. NT- MG 10.875 16.312 18.570 19.754 21.136 27.218 2. Tiểu học 57.340 102.212 113.865 126.735 145.745 194.467 3. THCS 35.619 53.428 67.845 68.793 79.920 105.120 4.THPT 19.956 29.934 31.640 37.814 39.724 47.553 5. CĐ - ĐH 5.412 7.035 7.007 9.501 9.731 12.256 Nguồn: “ Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico” Bảng 4: Tỷ lệ và cơ cấu khai thác bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên ở Pjico (1997 – 2002) Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 I.Tỷ lệ tham gia 19,75 30,94 43,33 36,59 39,62 49,56 NT – MG 15,50 21,09 24,01 24,8 25,8 31,,83 Tiểu học 19,08 32,39 34,75 37,55 41,76 53,42 THCS 23,11 33,01 40,50 39,96 45,12 56,90 thpt 25,21 42,62 45,00 53,67 56,27 64,59 CĐ - ĐH 10,80 13,49 13,18 16,34 16,34 16,99 II.Cơ cấu khai thác 100 100 100 100 100 100 NT – MG 8,42 7,81 7,77 7,52 7,13 7,04 Tiểu học 44,38 48,92 47,66 48,26 49,20 50,30 THCS 27,57 25,57 28,39 26,19 26,98 27,19 thpt 15,45 14,33 13,24 14,40 13,40 12,30 CĐ - ĐH 4,18 3,37 2,94 3,63 3,29 3,17 Nguồn “Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO”. Tình hình khai thác của công ty trong giai đoạn (1997 – 2002) về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên đã đạt được những kết quả khả quan dựa vào bảng 3 và 4 ta thấy. Số lượng học sinh tham gia vào nghiệp vụ này trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng nên qua các năm. Năm 1997 tỷ lệ tham gia của các em mới chỉ là 19,75% sang năm 1998 tỷ lệ này là 30,94% và chúng tiếp tục tăng. Theo báo cáo tài chính của công ty bảo hiểm PJICO vừa qua thì đến năm 2002 tỷ lệ các em tham gia bảo hiểm đạt đến gần một nửa (49,56%) Tuy là một công ty mới ra nhập thị trường, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhưng công ty đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Điều này chứng tỏ khâu khai thác của PJICO rất có hiệu quả . Về cơ cấu khai thác bảo hiểm ta thấy năm vừa qua ở khối tiểu học tỷ lệ các em tham gia là lớn nhất (50,30%) tiếp đến là trung học cơ sở (27,19%), trung học phổ thông (12,30%) sau đó là nhà trẻ mẫu giáo (7,04%) và cao đẳng đại học (3,17%). Ta thấy cơ cấu không thay đổi so với năm 1997. Tuy nhiên có sự thay đổi về lượng lần lượt là 15,50%, 19,08%, 23,11%, 25,21%, 10,08%. Chỉ qua hai năm trên ta thấy hai khối tiểu học và trung học cơ sở vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng ngày càng cao trung học phổ thông giữ ở mức ổn định. Còn nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học có xu hướng co lại. Qua biểu 4 cho ta thấy tỷ lệ tham gia ở hai khối tiểu học và trung học cơ sở tăng mạnh qua các năm và chiếm phần lớn. Sở dĩ có kết quả như vậy một phần là do số học sinh ở hai khối này là đông nhất, công tác tuyên truyền cũng tập trung vào hai khối này. Mặt khác các bậc phụ huynh cũng nhận thấy con họ ở lưới tuổi này rất hay mắc phải rủi ro. Vì vậy việc tham gia bảo hiểm ở hai khối này đã trở thành nề nếp đối với các em vào mỗi đầu năm học. Trong khi đó tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở ba khối còn lại thì tăng rất chậm và còn ở mức thấp. Nguyên nhân này một mặt là do công tác tuyên truyền ở các đối tượng này rất ít, nhất là ở khối cao đẳng đại học, một mặt cũng xuất phát từ bản thân đối tượng. Đối với khối nhà trẻ mẫu giáo thì họ cho rằng mọi hoạt động đều năm trong sự kiểm soát của cha mẹ thầy cô. Cho nên những rủi ro về tai nạn là hầu như có thể tránh được. Nhưng điều này cũng chứng tỏ công tác khai thác ở tầng lớp này còn nhiều hạn chế, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của bảo hiểm học sinh vì chính đối tượng này mới hay xảy ra ốm đau, bệnh tật nhất. Đối với khối cao đẳng đại học, khối mà họ cho rằng đã có sự phát triển gần hoàn thiện, họ có ý thức tốt hơn về vấn đề rủi ro. Nhưng hiện nay mật độ giao thông đông đúc, cùng với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện nên các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra ở hai khối này cũng không nhỏ. Một số người có ý thức là cần phải mua bảo hiểm, nhưng đôi khi họ cũng không biết được là cần phải mua bảo hiểm ở đâu vì không có sự tiếp cận giữa công ty bảo hiểm và đối tượng này. Vì thế qua bảng 3 ta thấy tỷ lệ tham gia ở khối này đã giảm đi. ở khối phổ thông trung học mặc dù có cao hơn nhưng tăng rất ít Trong những năm vừa qua PJICO rất chú trọng đến công tác khai thác để chiếm lĩnh thị trường. Công ty đã thành lập được mạng lưới đại lý và cộng tác viên ở khắp nội thành và các huyện ngoại thành. Trong những năm qua có hàng loạt các văn phòng khu vực được thành lập từ đó nhằm đẩy mạnh hiệu quả khai thác nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Dựa vào bảng 3 ta thấy số lượng học sinh tham gia đã không ngừng tăng nên. Năm 1997 số lượng học sinh tham gia mới chỉ 129.202 em nhưng năm 1998 số lượng học sinh tham gia bảo hiểm đã tăng lên tới 208.921. Về số lượng tương đối tăng 61,7% về số tuyệt đối tăng79.719 (học sinh). Đây là một năm công ty có chính sách khai thác tương đối tốt. Nhờ kết quả trong năm 1998 đã giúp PJICO chiếm lĩnh được thị phần và khẳng định được mình sau 3 năm hoạt động. Trong các năm 1999, 2000, 2001 do thị trường bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên dần đi vào ổn định nên tốc độ tăng có phần nào đã giảm đi: Năm 1999 tăng 30006 học sinh hay tăng 14,36% Năm 2000 tăng 23.670 học sinh hay tăng 9,91% Năm 2001 tăng 12,82% hay tăng 33.659 học sinh Tuy nhiên trong năm 2002 vừa qua do có sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo của công ty. Điều này đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động kinh doanh và số học sinh tham gia bảo hiểm vừa qua tăng 90.358 học sinh tức là tăng 30,5%. Với số lượng học sinh tham gia như vậy, trong giai đoạn 1997- 2002 công ty đã thu được doanh thu phí bảo hiểm từ khai thác hoạt động khai thác nghiệp vụ khai thác bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 5: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên (1997- 2002) Đơn vị: 1.000đ Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu phí BH 2.584.040 4.198.420 6.306.590 7.641.254 7.970.386 11.397.651 NT – MG 217.505 326.240 417.870 489.571 568.288 683.861 Tiểu học 1.116.810 2.064.240 2.965.320 3.915.505 3.921.430 5.698.825 THCS 712.380 1.068.560 1.874.780 2.034.703 2.150.410 3.305.318 thpt 399.114 598.680 777.760 900.720 1.068.031 1.367.718 CĐ - ĐH 108.240 140.700 170.860 300.755 262.227 341.929 Nguồn: “Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 1997 – 2002” tại PJICO. Qua biểu 5 ta thấy trong giai đoạn 1997 – 2002 doanh thu phí bảo hiểm năm 1998 có tốc độ tăng trưởng cao nhất: tăng 62,7% so với năm 1997. Năm có tốc độ tăng cao thứ hai là năm 1999 có tốc độ tăng là 50,2%. Năm 2000 có tốc độ tăng trưởng là 21,16% tương ứng với tăng 1.334.664 (nghìn đồng) so với năm 1999. Năm 2001 công ty đạt tốc độ tăng nghiệp vụ này là 4,3% tương ứng với 329.132 (nghìn đồng). Trong năm này hoạt động khai thác nghiệp vụ này đạt hiệu quả tương đối thấp. Trong năm vừa qua do công ty có chính sách khai thác hợp lý nên doanh thu đã tăng 43% so với năm 2001. Đây là một tốc độ tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của công ty. Về cơ cấu doanh thu thấy doanh thu từ khối tiểu học là lớn nhất. Năm 1997 doanh thu ở khối này là 1.146.800 (nghìn đồng) chiếm 44,38%. Năm 1998 doanh thu đạt từ khối này là 2.064.240 (nghìn đồng) tức là chiếm 49,16% so với tổng doanh thu phí từ nghiệp vụ này. Năm 1999 doanh thu thu được từ khối tiểu học là 2.965.320 (nghìn đồng) chiếm 47% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ này. Năm 2000 doanh thu từ khối tiểu học đạt 3.915.505 chiếm hơn một nửa doanh thu (51.24%) Trong năm 2001 cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm của khối tiểu học so với tổng doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp này có xu hướng giảm so với năm 2000. Doanh thu chỉ chiếm 49,2% tổng doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ. Trong năm 2002 vừa qua doanh thu từ khối tiểu học vẫn cao nhất trong các cấp học đạt 5.698.825 (nghìn đồng) chiếm gần 50% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ này. Nhìn vào bảng 5 ta thấy doanh thu thu được từ khối cao đẳng đại học là thấp nhất. Năm 1997 doanh thu phí từ khối này là 108.240 (nghìn đồng) chiếm chỉ có 4,18% so với tổng phí thu của nghiệp vụ cho đến năm 2002 doanh thu phí mới chỉ đạt 341.929 (nghìn đồng) tức là chiếm 3,0% so với tổng phí thu từ nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên trong năm 2002. Trên đây là những kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên mà công ty PJICO đã đạt được. Tuy nhiên, để chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động khai thác nghiệp vụ này thì cần phải xem xét đến chi phí khai thác nghiệp vụ này là bao nhiêu? Bảng 6: Chi phí khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên (1997 – 2002). Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng CP nghiệp vụ 1.000đ 1.537.022 2.160.167 2.856.790 3.165.035 3.450.152 4.518.087 Chi phí khai thác 1000đ 312.015 492.518 725.625 860.890 1.055.747 1.558.740 CP khai thác/1 hs Đ/HS 2.415 2.357 3.037 3.278 3.564 4.032 Cơ cấu CP khai thác % 20,3 22,8 25,4 27,2 30,6 34,5 Nguồn: “Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 1997 – 2002” tại PJICO Trong bảng 6 ta thấy chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh- sinh viên còn khá cao. Đặc biệt là chi phí khai thác trong giai đoạn 1997 - 2002 chúng ta thấy cơ cấu của chi phí khai thác không ngừng tăng nên qua các năm. Trong năm 1997 chi phí khai thác mới chỉ có chiếm 20,3% so với tổng chi phí của nghiệp vụ và chúng liên tục tăng cụ thể là: 22,8% trong năm 1998. Chiếm 25,4% tổng chi phí nghiệp vụ, trong năm 1999 và lên tới 27,2% trong năm 2000. Trong năm 2001 chi phí khai thác chiếm 30,6% chi phí nghiệp vụ. Năm 2002 vừa qua chi phí khai thác vẫn giữ ở mức khá cao 34,5% so với chi phí nghiệp vụ. Đi đôi với việc tăng chi phí khai thác thì đã kéo theo sự gia tăng chi phí cho một học sinh cũng tăng nên. Trong giai đoạn 1997 - 2002, chi phí khai thác cho một học sinh đã tăng từ 2.415 đồng trong năm 1997 và tăng nên với một mức khá cao là 4.032 đồng cho một học sinh năm 2002. Chi phí khai thác có thể là các chi phí như là: chi phí tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, chi phí chi trả hoa hồng tiếp thị, chi trích tủ thuốc trường học tại các trường. Nhưng do PJICO là công ty mới đi vào hoạt động, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên cũng mới được triển khai từ khi công ty mới ra đời, nhưng lại đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, nhiều kinh nghiệm. Nên để cho uy tín của công ty được tăng cường, công ty có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường, thì PJICO còn phải chi nhiều cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, để đưa sự có mặt của mình đến quảng đại quần chúng cũng như việc cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, Pjico còn là một doanh nghiệp trẻ, đội ngũ nhân viên của công ty còn rất trẻ, chỉ mới tốt nghiệp đại học mà đặc biệt là không được đào tạo theo chuyên ngành, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nên công ty phải thường xuyên chi thêm chi phí đào tạo, tập huấn cho cán bộ khai thác. Trong vài năm tới, khi uy tín của công ty được nâng cao, trình độ của cán bộ công nhân viên đi đến độ “chín” thì chi phí khai thác trên một học sinh sẽ giảm. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là công ty nên tập trung khâu khai thác vào các đối tượng nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học. Đặc biệt là đối tượng sinh viên các trường cao đẳng đại học. Bởi vì hiện nay trên địa bàn Hà Nội có số lượng các trường cao đẳng đại học rất lớn, số lượng sinh viên rất lớn. Do đó nhân viên khai thác phải tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để tăng chất lượng của công tác khai thác. 4. Tổ chức rút kinh nghiệm khai thác Đây là một trong các khâu của quá trình khai thác, nó có vai trò rất quan trọng mà mọi hoạt động khai thác. Khâu tổ chức rút kinh nghiệm có vai trò như là một bánh lái của một con tàu. Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên có đặc điểm là: thời điểm tham gia chủ yếu vào đầu các năm học mới. Do đó, quá trình khai thác chủ yếu tập trung vào năm học mới. Nên việc đánh giá rút kinh nghiệm khai thác thường được thực hiện vào giữa năm hoặc cuối năm học. Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá kết quả khai thác. Thông qua công tác tổ chức rút kinh nghiệm khai thác kết hợp với công tác đánh giá kết quả khai thác sẽ giúp cho công ty thấy rõ được những ưu điểm đạt được, điểm mạnh cần phát huy những điểm chưa đạt được, điểm yếu cần khắc phục. Trên thực tế, trong quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Đầu năm công ty tiến hành giao chỉ tiêu cho nhân viên khai thác trong công ty. Sau đó tiến hành tổ chức và đánh giá kết quả khai thác. Chúng ta nhận thấy rằng: số lượng học sinh tăng trong năm 2002 là 90.358 học sinh. Với số lượng tăng thêm này đã góp phần vào việc doanh thu tăng trong năm là 43%. Tuy nhiên, cơ cấu tham gia tại các cấp học không đều nhau đặc biệt là hai cấp học nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học.Trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục duy trì khai thác tại các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đặc biệt nhân viên khai thác trong khối nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giới thiệu những tác dụng về nghiệp vụ bảo hiểm của mình. Việc tuyên truyền này có thể thông qua các buổi tiếp xúc giữa nhân viên khai thác nhà trường và phụ huynh. Qua hoạt động tổ chức rút kinh nghiệm. Còn cho thấy quá trình khai thác còn yếu kém ở khâu nào để từ đó công ty có thể bổ sung thêm các nguồn lực phương tiện để sao cho đạt được các kế hoạch đề ra. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên công ty cần tăng cường cán bộ khai thác, chi phí cho công tác tuyên truyền tập trung vào hai cấp học: nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học. Trong quá trình tổ chức rút kinh nghiệm công ty có thể đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu khai thác hay không? Qua đó công ty lắng nghe những khó khăn nguyện vọng của cán bộ khai thác để từ đó giúp đỡ hỗ trợ những khó khăn giúp cho nhân viên khai thác hoàn thành được những chỉ tiêu mà công ty giao cho. Quá trình rút kinh nghiệm này công ty có thể lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng về sản phẩm của mình, chất lượng dịch vụ khách hàng. Đặc biệt là khách hàng có cơ cấu tham gia thấp nhất là phụ huynh của các em học sinh cấp nhà trẻ – mẫu giáo và sinh viên các trường cao đẳng đại học. Để từ đó có thể tìm ra biện pháp để nâng cao cơ cấu tham gia bảo hiểm ở hai cấp này. Trong quá trình tổ chức rút kinh nghiệm phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thẳng thắn đánh giá những mặt chưa đạt được. Tránh những trường hợp sợ khuyết điểm yếu kém mà không giám đưa ra. Nhưng cũng phải cảnh giác với trường hợp lợi dụng để đợi thời cơ để phê phán nhau vì mục đích cá nhân. 5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên Để có thể đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh thì chúng ta phải xác định được lợi nhuận của hoạt động kinh doanh này. Phần trước chúng ta đi phân tích về doanh thu khai thác và chi phí khai thác. Sau đây chúng ta tìm hiểu về tai nạn phát sinh và tình hình chi trả. Bảng 7: Tai nạn phát sinh và tình hình chi trả theo cấp học (1997 – 2000) Đối tượng Số người tham gia(người) Số vụ tai nạn ( vụ) Tỷ lệ tai nạn rủi ro (%) STCTBQ/vụ (đ/ vụ) Tỷ lệ chi trả/DT (%) NT – MG 18.977 243,8 1,28 927.816 50,205 Tiểu học 123.394 740,8 0,6 1.113.153 25,1 THCS 68.454 540,1 0,79 1.432.565 41,65 thpt 34.436 223,2 0,65 1.072.639 28,1 CĐ - ĐH 8.490 127,6 1,5 741.949 42,88 Nguồn: “Công ty bảo hiểm PJICO” Qua bảng 7 ta thấy tình hình phát sinh tai nạn và chi trả nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên như sau: Số vụ tai nạn rủi ro tập trung ở hai khối : tiểu học và trung học cơ sở và tiếp đến là khối nhà trẻ mẫu giáo, trung học phổ thông và cuối cùng là cao đẳng đại học. Số vụ tai nạn rủi ro xảy ra ở hai khối này không phải là rủi ro xảy ra ở hai khối này cao mà là do số lượng học sinh tham gia ở hai khối này là cao nhất. Để có thể thấy rõ được mức độ xảy ra tai nạn chúng ta căn cứ vào tỷ lệ tai nạn rủi ro. Theo bảng 7 ta thấy mức độ xảy ra rủi ro tai nạn lớn nhất là ở khối cao đẳng đại học. Với tỷ lệ tai nạn rủi ro là 1,5% với số người tham gia bảo hiểm chỉ có 8.490 người (ít nhất trong các khối học). Mức độ rủi ro tai nạn cao thứ hai là ở khối nhà trẻ mẫu giáo với tỷ lệ tai nạn rủi ro là 1,28% số người tham gia ở khối này là 18.977 người. Điều này có thể giải thích theo nguyên nhân là: các em ở khối nhà trẻ mẫu giáo do cha mẹ các em nghĩ là con em họ đã được các cô ở trường chăm no nên họ không có nhu cầu tham gia nhiều cho con họ: nhưng thực tế do đặc điểm sinh học của các em khả năng chịu đựng, chống chọi với thiên nhiên nên khả năng gặp rủi ro cao. ở khối cao đẳng đại học các sinh viên đã đến tuổi trưởng thành nhưng lại tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhất là trong điều kiện nhiều phương tiện như hiện nay. Do vậy mức độ gặp phải rủi ro của các sinh viên càng cao. Mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn được thể hiện ở số tiền chi trả bình quân cho mỗi vụ tai nạn. Bảng 7 cho thấy tai nạn rủi ro xảy ra ở khối trung học cơ sở và tiểu học có mức độ nghiêm trọng nhất số tiền chi trả bình quân cho mỗi vụ lần lượt là1.432.565 (đ/vụ) và 1.113.153 (đ/vụ). Vì nhóm này các em đang ở độ tuổi rất hiếu động, thích cảm giác mạnh. Khối cao đẳng có số tiền chi trả bình quân cho một vụ tai nạn là ít nhất với 741.949 (đ/ vụ). Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phần nào được thể hiện thông qua tỷ lệ cho chi trả trên doanh thu. Hai khối tiểu học và trung học phổ thông có tỷ lệ chi trả trên doanh thu nhỏ nhất, lần lượt là 25% và 28,1%. Hai khối cao đẳng đại học và nhà trẻ mẫu giáo có tỷ lệ chi trả trên doanh thu là lớn nhất lần lượt là 42,88% và 50,205%. Vấn đề là công ty cần tìm ra biện pháp để giảm tỷ lệ tai nạn rủi ro ở hai khối này. Kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên được thể hiện ở bảng sau: Bảng 8: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên tại PJICO giai đoạn 1997 – 2002. Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng thu 1.000đ 2.584.040 4.198.420 6.306.590 7.641.254 7.970.386 11.397.651 Tổng chi 1.000đ 1.537.022 2.160.167 2.865.790 3.165.035 3.450.152 4.518.087 Lợi nhuận 1000đ 1.047.017 2.038.253 3.440.800 4.476.219 4.520.234 6.879.564 Hiệu quả kinh tế (Hd) Lần 1,68 1,94 2,20 2,41 2,31 2,52 Hiệu quả kinh tế (Hl) Lần 0,68 0,94 1,20 1,41 1,31 1,52 Hiệu quả khai thác(Hkt) Lần 8,.28 8,52 8,69 8,87 7,55 7,31 Nguồn “ Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO” Qua bảng 8 ta thấy trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002, tổng thu và tổng chi đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Do đó, lợi nhuận của nghiệp vụ này cũng tăng trong mỗi năm. Doanh thu của nghiệp vụ này tăng do số lượng học sinh tham gia ngày một đông. Còn tổng chi tăng nên do nhiều nguyên nhân như: do cạnh tranh dẫn đến tuyên truyền quảng cáo tăng, chi phí cho công tác khai thác (tiền thưởng, hoa hồng…) cũng rất nhiều, cộng với các khoản chi như là chi trả, đề phòng và hạn chế tổn thất ngày càng nhiều. Đối với công ty thì lợi nhuận là thước đo hữu hiệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty bảo hiểm được tính như sau: Lợi nhuận = Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm - Tổng chi phí nghiệp vụ Qua bảng 8 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm này năm sau đều cao hơn năm trước. Lợi nhuận năm 1998 tăng 991.236 (nghìn đồng) và bằng 194,6% so với năm 1997. Năm 1999 lợi nhuận tăng 1.402.547 (nghìn đồng) có nghĩa là tăng 68,8% so với năm 1998. Năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này đạt 4.476.219 (nghìn đồng) tăng thêm 1.035.419 (nghìn đồng). Về số tương đối tăng 30%. Trong năm 2001 với nhiều sự kiện quốc tế xảy ra đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty và lợi nhuận của công ty chỉ tăng 44.015 (nghìn đồng) tăng 0,98%. Trong năm 2002 vừa qua với những nỗ lực của cán bộ khai thác trong công ty. Lợi nhuận từ kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên đã đạt ở mức 6.879.564 (nghìn đồng) tăng 2.359.330 (nghìn đồng) tăng 52,2%. Hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này trong giai đoạn 1997 đến năm 2002 đều có tổng thu lớn hơn tổng chi. Qua các năm thì tốc độ tăng của tổng thu đều lớn hơn tổng chi. Từ đó là cho doanh thu thu được cho một đồng chi phí bỏ ra luôn tăng lên. Trong năm 1997 một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,68 đồng doanh thu Năm 1998 một đồng chi phí bỏ ra đã thu được gần gấp đôi doanh thu (1,94) Năm 1999 một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,2 đồng doanh thu. Năm 2000 một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,41 đồng doanh thu. Năm 2001 một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thu được 2,31 đồng doanh thu. Trong năm 2002 thì công ty đã thu được 2,52 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng chi phí. Trung bình 6 năm doanh nghiệp chi ra một đồng chi phí thì sẽ thu được 2,17 đồng doanh thu. Xét hiệu quả kinh tế theo chỉ tiêu lợi nhuận thì ta thấy hai năm 1997 và năm 1998 hiệu quả hoạt động còn chưa cao cụ thể là: trong năm 1997 doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí mới thu được 0,86 đồng lợi nhuận. Năm 1998 thì thu được 0,94 đồng lợi nhuận khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí. Trong năm 1999 và năm 2000 thì hoạt động kinh doanh dần đi vào ổn định. Trong năm 1999 doanh nghiệp đã thu được 1,2 đồng lợi nhuận khi chi ra một đồng chi phí và 1,41 đồng lợi nhuận cho một đồng chi phí trong năm 2000. Tuy nhiên kết quả này lại giảm nhẹ trong năm 2001 một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu được 1,31 đồng lợi nhuận. Trong những năm vừa qua ta thấy hiệu quả khai thác nghiệp vụ này cũng đạt kết quả khá cao. Đặc biệt là trong năm 2000 cứ một chi phí khai thác bỏ ra thì thu được 8,87 đồng doanh thu. Trong năm 2002 vừa qua hiệu quả sử dụng chi phí khai thác của công ty đạt 7,31 đồng doanh thu Như vậy trong những năm qua PJICO đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Việc triển khai này đã rất phù hợp với điều kiện và nhu cầu xã hội đặt ra. Trên thực tế đã chứng minh điều này. Chúng ta có thể thấy rõ qua việc đánh giá xem xét các chỉ tiêu: số lượng học sinh tham gia, doanh thu khai thác, lợi nhuận thu được qua mỗi năm. Các chỉ tiêu này liên tục tăng qua hàng năm. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cũng cần chú trọng hơn nữa việc tập trung khai thác vào khối nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học. Đây là hai khối học có tỷ lệ tham gia bảo hiểm chưa cao. Ngoài ra cũng cần tập trung để giảm chi phí trên một học sinh. Nhìn chung, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên đã góp phần vào việc tăng doanh thu phí bảo hiểm chung của công ty từ đó giúp cho công ty phát triển liên tục, chiếm lĩnh thị phần và chiến thắng trong cạnh tranh. Ngoài ra với việc triển khai nghiệp vụ này công ty đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước ta. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên I. Những thuận lợi và khó khăn Để có thể thấy được khó khăn và thuận lợi và khó khăn của công ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên nói riêng. Trước tiên, chúng ta điểm qua về tình hình thị trường bảo hiểm trong những năm vừa qua: bảo hiểm toàn diện học sinh thực chất được Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam triển khai từ năm học 1985- 1986. Như vậy, nghiệp vụ này đã có mặt 17 năm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cùng với sự biến động của nền kinh tế nghiệp vụ bảo hiểm học sinh cũng đã trải qua bao thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Ta có thể chia bảo hiểm học sinh ra thành những giai đoạn sau : Giai đoạn từ năm 1986 – 1993 bảo hiểm toàn diện học sinh (lúc đó là bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh). Dưới sự triển khai độc quyền kinh doanh của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo việt ). Năm đầu nghiệp vụ này chỉ được triển khai thí điểm ở 5 tỉnh thành phố và đến năm 1996 bảo hiểm tai nạn học sinh được Bảo việt mở rộng trên toàn quốc. Từ năm 1991- 1994, giai đoạn này phí bảo hiểm luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ và chất lượng phục vụ cũng không ngừng được nâng lên. Thời gian này phí bảo hiểm được phân biệt theo từng đối tượng và phí cho đối tượng nhà trẻ mẫu giáo là ít nhất. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay, phí bảo hiểm được áp dụng cho tất cả các cấp học và bằng 0,5% STBH. Số tiền bảo hiểm giao động từ 1.000.000đ đến 20.000.000đ. Trong giai đoạn này, Chính phủ cho ra đời Nghị định 100/cp về bảo hiểm thương mại nên đến năm 1995 cả hai công ty Bảo minh và công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập và bảo hiểm toàn diện học sinh được triển khai với 3 điều kiện: Chết do mọi nguyên nhân (Điều kiện A). Tai nạn, thương tật do tai nạn (Điều kiện B). ốm đau, bệnh tật phải nằm viện, phẫu thuật (Điều kiện C) Bảo hiểm toàn diện học sinh trên toàn quốc theo thống kê đã thu hút được 60% đến 70% học sinh tham gia. Như vậy, số học sinh tham gia vẫn chưa nhiều và các công ty bảo hiểm cần phát triển nghiệp vụ này bằng cách tích cực khai thác những khách hàng mới. Hiện nay trên thị truờng bảo hiểm Việt Nam nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh được triển khai bởi nhiều công ty. Nhưng chủ yếu thị phần được chia về ba công ty đó là: Bảo Việt Hà Nội, Bảo Minh Hà Nội và PJICO. Xét về số năm thực hiện thì Bảo Việt Hà Nội là lâu đời nhất. Như vậy với những đặc điểm trên ta thấy công ty bảo hiểm PJICO có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ cao và ổn định. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7%/ 1 năm. Đi đôi với điều này là thu nhập của người dân ngày một nâng cao. Ngoài nhu cầu tối thiểu của đời sống con người như ăn ở mặc được thoả mãn con người còn có nhu cầu về học tập, văn hoá du lịch giải trí. Do đó, số học sinh đến trường học ngày càng lớn. Số trẻ em được đến trường năm sau đều cao hơn năm trước. Bên cạnh đó đất nước ta là một đất nước có dân số trẻ. Những điều trên cho thấy được hiển nhiên một điều là số lượng học sinh - sinh viên của nước ta rất lớn, mà mức tham gia bảo hiểm vào loại hình này mới chỉ chiếm 60% - 70%. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác nghiệp vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13268.DOC
Tài liệu liên quan