Tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định hướng phát triển sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập và phát triển theo cơ chế thị trường, những thách thức và cơ hội luôn mở ra cho các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nghiên cứu, tìm các hướng giải quyết, các biện pháp quản lý kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang chuẩn bị niêm yết trên TTCK. Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hóa, để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy mở rộng và phát triển thêm quy mô sản xuất kinh doanh, tạo sự tín nhiệm cao với khách hàng, các đối tác và nhà đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề tài “P...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định hướng phát triển sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập và phát triển theo cơ chế thị trường, những thách thức và cơ hội luôn mở ra cho các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nghiên cứu, tìm các hướng giải quyết, các biện pháp quản lý kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang chuẩn bị niêm yết trên TTCK. Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hóa, để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy mở rộng và phát triển thêm quy mô sản xuất kinh doanh, tạo sự tín nhiệm cao với khách hàng, các đối tác và nhà đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định hướng phát triển sau khi niêm yết trên TTCK của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD”, để làm đề tài luận văn của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Chương 3 : Định hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi niêm yết trên TTCK của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Tầm quan trọng của đề tài:
Hiện nay trên TTCK có rất nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, họ luôn muốn tìm cho mình một sự đầu tư hiệu quả, và hiệu quả đó tất nhiên có 1 phần gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, điều kiện đầu tiên là phải kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị niêm yết trên TTCK. Chính vì tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định hướng phát triển sau khi niêm yết trên TTCK của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD”, để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh dưới tác động của các yếu tố, các nguyên nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là những tiềm năng chưa được khai thác.
Trên cơ sở đó để đưa ra những định hướng phát triển, cũng như những giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD sau khi niêm yết trên TTCK.
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào các kiến thức đã học, tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán, các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, các tỷ số đánh giá hiệu quả vốn lưu động... Thông qua các phương pháp như:
Phương pháp so sánh
Phương pháp cân đối
Phương pháp phân tích chi tiết
Phương pháp tổng hợp
....
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường để đánh giá thực trạng và tiềm năng của Công ty trong thời gian tới.
Số liệu nghiên cứu trong 3 năm: 2007, 2008, 2009
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 20/07/2010 đến 20/09/2010.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
– Doanh nghiệp thương mại
1.1.1 – Đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay là nó được định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã khẳng định: “Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”, “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ”.
Hiện nay nền kinh tế Việt nam đang từng bước tiến vào một nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong nền kinh tế thị trường người ta tự do mua bán hàng hóa với giá cả trên thị trường. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá thị trường và chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh, quan hệ cung cầu của hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế thị trường tạo ra môi trường tự do dân chủ trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Trong cơ chế thị trường những vấn đề có liên quan đến việc phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên sản xuất như vốn, lao động… về cơ bản được giải quyết khách quan thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật cung cầu.
Người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. DN phải tìm mọi cách để thu hút và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo phương châm “khách hàng là thượng đế”.
Tất cả các mối quan hệ của các chủ thể kinh tế đều được tiền tệ hóa. Tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là yếu tố trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh thương mại thu hút nguồn tài chính của các nhà đầu tư để đem lại lợi nhuận. Kinh doanh thương mại có đặc thù riêng của nó, đó là quy luật vận động của hàng hóa từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, quy luật mua rẽ bán đắt, quy luật cung cầu. Kinh doanh thương mại là điều kiện tiền đề để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức tái sản xuất hình thành nên các vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa. Thương mại đầu vào đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Thương mại đầu ra quy định tốc độ và quy mô tái sản xuất mở rộng của DN.
Kinh doanh thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới. Thương mại làm bộc lộ tính đa dạng và phong phú của các loại nhu cầu khác nhau.
1.1.2 – Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa của từng quốc gia riêng biệt hoặc trong phạm vi quốc tế, nó có tác động rất lớn, không những đối với DNTM mà còn cho toàn bộ nền kinh tế.
Đối với DNTM: việc mua hàng hoá vào và bán hàng hoá ra giúp cho các DN tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra.
Đối với toàn bộ nền kinh tế: khối lượng hàng hoá lưu thông phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Một đất nước phát triển thì hàng hóa phải đa dạng về mẫu mã phong phú về chủng loại, chất lượng cao và ngược lại.
Hoạt động thương mại có những đặc điểm sau:
Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại qua 2 giai đoạn là mua hàng và bán hàng.
Đối tượng của kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa được phân theo ngành hàng khác nhau như: hàng vật tư thiết bị, hàng công nghệ, sản phẩm tiêu dung, lương thực thực phẩm chế biến…..
Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo 2 phương thức là bán buôn và bán lẻ. Bán buôn và bán lẻ có thể được thực hiện theo nhìu hình thức như bán thẳng, bán trực tiếp qua kho, gửi bán qua đại lý, kí gửi, bán trả góp, hàng đổi hàng …
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp…Ở các quy mô tổ chức: quầy hàng, cửa hàng, công ty, tổng công ty…và thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Trong kinh doanh thương mại nói riêng và trong hoạt động nội thương nói riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và kinh doanh với các đối tác để tìm phương thức giao dịch, mua bán thích hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất cho DN.
Những người làm thương mại có thể là những cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hay các hộ gia đình, hợp tác xã hoặc các DN thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy chức năng của hoạt động thương mại là tổ chức, thực hiện việc mua bán và trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các hoạt động sản xuất và cho nhu cầu của người tiêu dùng.
1.1.3 – Tiêu thụ hàng hóa trong DNTM
Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình SXKD, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể tham gia mua bán trao đổi hàng hoá trên thị trường.
Trong nền kinh tế trị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá thì mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm hàng hoá được xác định hoàn toàn. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của DN, thể hiện kết quả nghiên cứu thị trường.
Sản phẩm hàng hoá của DN được người tiêu dùng chấp nhận điều đó cho thấy sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng giá cả phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm mà tiêu thụ hàng hoá còn thể hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Để thực hiện được khâu tiêu thụ đòi hỏi đồng thời phải có sự tham gia của các yếu tố sau:
Các chủ thể kinh doanh bao gồm cả người mua và người bán.
Đối tượng là sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường tiêu thụ nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
Trong DN tiêu thụ hàng hoá là một khâu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đó là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, là giai đoạn đưa hàng hoá từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng có thể thể hiện quá trình tiêu thụ hàng hoá của các DNTM theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 : Quá trình tiêu thụ hàng hoá trong DNTM
Thu mua hàng hoá
Tiêu thụ hàng hoá
Giá trị hàng hoá được thực hiện
Tái đầu tư
Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ hàng hoá sẽ có tác dụng mạnh mẽ và quyết định sự thành công của DN, tiêu thụ hàng hoá là khâu trung gian, là cầu lối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
1.2 – Lý luận chung về phân tích hiệu quả kinh doanh của DNTM
1.2.1 – Khái niệm kết quả kinh doanh của DNTM
Kết quả hoạt động kinh doanh của DN là kết quả tổng hợp một quá trình từ khi mua hàng đến khi hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận (đối với DNTM). Đó là kết quả tài chính cuối cùng của DN.
Kết quả kinh doanh của DN là tổng kết quả các khâu mua hàng hóa, hoặc gia công chế biến và tiêu thụ. Do đó KQKD chịu tác động của rất nhiều yếu tố như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng tiêu thụ.Ngoài ra DN còn các hoạt động khác như các hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác nữa. Bởi vậy kết quả hoạt động kinh doanh là sự thể hiện tổng hợp mợi hoạt động của DN và thường được xác định theo từng kỳ nhất định.
KQKD có thể là kết quả ban đầu hoặc kết quả cuối cùng nên khi đánh giá phải xem xét qua từng thời kỳ kinh doanh, KQKD trong từng giai đoạn được thể hiện qua phần lãi, lỗ ở phần báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. KQKD của DN được thể hiện ở kết quả về số lượng và kết quả về chất lượng :
Kết quả về số lượng: thể hiện số hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Số lượng tiêu thụ lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả và ngược và ngược lại nếu số tiêu thụ giảm sút chứng tỏ hoạt động kinh doanh của DN suy giảm, ảnh hưởng đến KQKD.
Kết quả về mặt chất lượng: thể hiện qua doanh thu bán hàng, là tổng giá trị các mặt hàng hóa được tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh KQKD theo doanh số thực tế tiêu thụ được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiệu kinh doanh của DN.
KQKD của DNTM gắn liền với doanh thu. Do đó doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của DN, doanh thu thấp phản ánh tình hình kinh doanh kém hiệu quả, doanh thu cao phản ánh khả quan tình hình kinh doanh của DN. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tương đối vì KQKD còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
Sự vận động liên tục và đa dạng của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của DN, góp phần thúc đẩy sự vận động của các DN cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi các DN phải chuẩn bị cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và hiệu quả. Như vậy trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như sau:
Nâng cao HQKD là tiền đề đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN. Chính nhu cầu đó đòi hỏi nguồn thu nhập của DN phải không ngừng tăng trưởng. Trong điều kiện hiện nay, các yếu tố như nguồn vốn, thiết bị kỹ thuật… rất khó tiếp cận, việc tăng lợi nhuận đồng nghĩa với việc DN phải không ngừng nâng cao HQKD.
Nâng cao HQKD sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh của DN.
Nâng cao HQKD để góp phần tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
Hoạt động kinh doanh của DN chịu nhiều sự tác động khác nhau của các nhân tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mô, mọi thay đổi của các đối tượng này đều có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh của DN.
1.2.2.1 – Các nhân tố thuộc môi trường vi mô (nội tại của DN)
Nhân tố vốn: đây là nhân tố quan trọng phản ánh thực lực của DN thông qua lượng vốn mà DN có thể huy động được để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Nó phản ánh sự phát triển của DN và là chỉ tiêu thực tế để đánh giá về HQKD của DN.
Nhân tố Con người: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố con người luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Lực lượng lao động là người tác động đến các công cụ sản xuất, trực tiếp gia tăng năng suất lao động, do đó trình độ của người lao động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Nhân tố Trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ: trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép DN chủ động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, qua đó giúp DN tăng sức cạnh tranh trên thị trường, luân chuyển vốn nhanh, tăng lợi nhuận và đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhân tố Trình độ quản trị của DN: quản trị DN chú trọng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của DN, chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Kết quả của hoạt động quản trị DN phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của DN.
Nhân tố Hệ thống thông tin trong DN: trong kinh doanh, muốn đạt được thành công cần nhất là phải tiếp cận được với những thông tin chính xác và kịp thời về thị trường, về tình hình cung cầu, về đối thủ cạnh tranh, về các chính sách của nhà nước.v.v., đó chính là những cơ sở vững chắc để DN đề ra các chiến lược kinh doanh của mình.
1.2.2.2 – Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (bên ngoài DN)
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh:
Thị trường nhà cung cấp
Doanh nghiệp
Những nhà cạnh tranh
Các nhà Marketing trung gian
Thị trường tiêu thụ
Xã hội
Sơ đồ 1.2 : Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh: có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao HQKD của DN, tạo ra động lực và sự tiến bộ của DN. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho HQKD của DN giảm đi một cách tương đối.
Thị trường nhà cung cấp: các yếu tố của quá trình sản xuất đều được cung cấp tại đây; nó tác động đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Thị trường tiêu thụ: sẽ quyết định doanh thu của DN, tác động tăng hay giảm HQKD của DN. Sản phẩm của DN tiêu thụ được tức là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi sở thích hay thu nhập của khách hàng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng tiêu thụ của DN trên thị trường.
Các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như: thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý .v.v., các nhân tố này ảnh hưởng rất lơn đến công nghệ, máy móc cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của DN.
Môi trường tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến việc nâng cao HQKD của DN mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong HĐKD của DN như: bán hàng, vận chuyển, sản xuất .v.v., từ đó tác động lên các vấn đề phát sinh khác của DN.
Môi trường trường chính trị:
Sự ổn định về chính trị được xem là một tiền đề quan trọng để DN tồn tại và phát triển, nó gây ảnh hưởng và chi phối đến hoạt động kinh doanh của DN thông qua các công cụ quản lý, các chính sách vĩ mô của nhà nước.
Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông:
Các nhân tố như : hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước .v.v., đều là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN. DN kinh doanh ở khu vực có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiên, liên lạc dễ dàng .v.v., sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nâng cao lợi nhuận hơn các dn kinh doanh trong khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém.
1.3 – Hệ thống các chỉ tiêu phân tích HQKD của DNTM
1.3.1 – Các chỉ tiêu tổng hợp của DNTM
a) Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trong kỳ của DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỉ số này cao khi tổng chi phí thấp hoặc doanh thu tiêu thụ cao, điều này góp phần thúc đẩy các DN tìm ra các giải pháp để giảm chi phí và tăng HQKD.
Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
b) Chỉ tiêu doanh thu trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN (một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu). Để đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi các DN phải quản lý hiệu quả hơn nguồn vốn kinh doanh của DN.
Chỉ tiêu doanh thu trên tổng nguồn vốn
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng nguồn vốn trong kỳ của DN
c) Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trong kỳ của DN tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí
=
Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
d) Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của DN tính trên yếu tố lợi nhuận (một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận).
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
Tổng tài sản trong kỳ
e) Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của DN tính trên yếu tố lợi nhuận (một đồng vốn sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận).
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
=
Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
Tổng nguồn vốn trong kỳ của DN
Hiện nay, một chỉ tiêu cũng đang được ứng dụng thường xuyên là : Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE). ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
Vốn chủ sở hữu
f) Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu thuần
=
Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ của DN
1.3.2 – Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của DN
a) Chỉ tiêu năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động của DN sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho DN.
Chỉ tiêu năng suất lao động
=
Tổng doanh thu trong kỳ
Tổng số lao động trong kỳ
b) Chỉ tiêu KQKD trên tổng tiền lương trong kỳ của DN: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu KQKD trên tổng tiền lương trong kỳ
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng tiền lương trong kỳ
c) Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên 1 lao động: Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động trong kỳ, bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN.
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên 1 lao động
=
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
1.4 – Phân tích các chỉ số tài chính của DNTM
1.4.1 – Tỷ số thanh toán
a) Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả và các khoản phải trả khác.
Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết DN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (đo lường khả năng trả nợ của DN).
b) Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh
=
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiển (hay còn được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”), bao gồm tất cả các tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.
Tỷ số này cho thấy năng lực thanh toán thực sự của DN.
1.4.2 – Tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một DN. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dung, không tạo ra thu nhập. Vì thế DN cần phải biết các sử dụng chúng sao cho có hiệu quả hơn hoặc là phải bỏ nó đi. Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển.
a) Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản ứng trước cho người bán…
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán hết các hóa đơn lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Ngoài ra có thể sử dụng tỷ số Kỳ thu tiền bình quân để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN
Kỳ thu tiền bình quân
=
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
b) Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành kinh doanh, đó là tiêu chuẩn đánh giá xem DN sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả hay không.
c) Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN.
d) Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
=
Doanh thu thuần
Toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiệu đồng doanh thu. Nếu chỉ số này cao cho thấy DN đang hoạt động gần hết công suất.
e) Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của DN.
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
=
Doanh thu thuần
Vốn cổ phần
1.4.3 – Tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một DN tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay.
a) Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của DN được tài trợ bằng vốn vay.
Tỷ số nợ
=
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm các khoản nợ phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo.
b) Khả năng thanh toán lãi vay (EBIT): Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết DN sẵn sang trả lãi đến mức nào.
Khả năng thanh toán lãi vay
=
Lãi trước thuế và lãi vay
Lãi vay
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu DN quá yếu về mặt này thì các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng kéo theo DN có thể phá sản.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD
2.1 – Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD được thành lập trên cơ sở hợp nhất phần vốn góp của các cổ đông 2 công ty là CTCP Kinh Doanh VLXD Kiên Giang và CTCP Trang Trí Nội Ngoại Thất, hoạt động theo luật DN và các văn bản pháp luật có liên quan.
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, hoạch toán kinh tế độc lập.
Tên giao dịch: CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Trụ sở chính: số 91 Đường Lạc Hồng, Phường Vĩnh Lạc, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Hình thức hoạt động của DN: Công Ty Cổ Phần
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 56-03-00087 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang cấp ngày 14/6/2007
Người đại diện: ông Lê Quang Tuấn, chức vụ Giám Đốc
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đ (Hai mươi tỷ đồng)
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã không ngừng mở rộng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đi vào ổn định. Trãi qua gần 4 năm xây dựng và phát triển Công ty đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường sản xuất và kinh doanh VLXD của Thành Phố Rạch Giá nói riêng và của Tỉnh Kiên Giang nói chung. Doanh thu ngày càng lớn, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Các cổ đông sáng lập:
CTCP Tư Vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Kiên Giang
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 56-03-000055 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang cấp ngày 28/2/2006
Trụ sở chính: số 34 Đường Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Người đại diên: ông Trần Thọ Thắng, chức vụ Tổng Giám Đốc
CTCP Xây Dựng Kiên Giang
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 56-03-000018 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang cấp ngày 24/4/2005
Trụ sở chính: số 11 -13 lô B3 đường Chi Lăng nối dài, Phường Vĩnh Bảo, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Người đại diên: ông Mai Đình Ánh, chức vụ Phó Giám Đốc
Công ty TNHH Nguyễn – Thành Phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 41-02-026107 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/11/2004
Trụ sở chính: số 06/12k Đường Số 12, Phường Bình An, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh
Người đại diên: ông Đinh Thái Nguyên, chức vụ Giám Đốc chi nhánh tại Kiên Giang
2.2 – Khái quát đặc điểm và tình hình chung của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
2.2.1 - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD Kiên Giang
Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị: có 3 người do đại hội đồng cổ đông bầu ra
Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị từ 30% - 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty; quyết định thành lập Công ty con, góp vốn thành lập DN hoặc mua cổ phần của DN khác có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của Công ty…
Ban kiểm soát: có 3 người gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra cụ thể từng vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại Hội Đồng Cổ Đông.
Báo cáo với Đại Hội Đồng Cổ Đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ, lập sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo khác của Công ty; cũng như tính chính xác, trung thực của hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty…
Ban giám đốc: có 2 người gồm giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động của DN, quản lý điều hành theo Luật Doanh Nghiệp và theo Điều Lệ Hoạt Động của DN.
Phó giám đốc trợ giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, phó giám đốc còn phụ trách về phần kỹ thuật và quản lý các phân xưởng, ký các chứng từ kế toán khi có chỉ đạo như, văn bản kỹ thuật, thanh lý hợp đồng, duyệt giá sản phẩm, kiểm tra nhập, xuất, tồn kho vật tư, sản phẩm hàng hóa…
Các bộ phận gián tiếp kinh doanh
Phòng Kế toán tổng hợp: tổ chức – hành chánh – tài vụ
Phòng Kinh doanh
Bộ phận trực tiếp sản xuất
Xưởng cưa gỗ: số 1081b Đường Lâm Quang Ky, Phường An Hòa, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Xưởng gạch bêtông: số 1081b Đường Lâm Quang Ky, Phường An Hòa, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Xưởng tole & xà gồ: số 1081b Đường Lâm Quang Ky, Phường An Hòa, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Xưởng bêtông: số 1065a Đường Lâm Quang Ky, Phường An Hòa, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Các đội thi công
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Xưởng cưa gỗ
Xưởng tole & xà gồ
Xưởng gạch bêtông
Xưởng bê tông
Các đội thi công
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Ban kiểm soát
2.2.2 – Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD là một tổ chức kinh tế được các cổ đông góp vốn thành lập, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế do Đại Hội Đồng Cổ Đông đề ra.
Có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi vốn do DN quản lý.
Là CTCP hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, có con dấu và trụ sở riêng.
Có quyền tự chủ hoàn toàn trong hoạch toán kinh doanh, tài chính kế toán và ngành nghề kinh doanh (theo giấy đăng ký kinh doanh).
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD được hợp nhất vì mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của DN; Huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế để đổi mới công nghệ, phát triển mở rông quy mô sản xuất knh doanh của DN; Đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, của DN, của cổ đông và của người lao động.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất đồ dùng bằng khung nhôm, sản xuất các sản phẩm kim loại cho xây dựng và kiến trúc; mua bán VLXD, đồ ngủ kim, thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị nhiệt và phụ tùng thay thế; mua bán gỗ, kim khí; công trình nề: trát, lát, sơn, kính…; công trình mái: chống thấm, máng nước…; trang trí ngoại thất bằng vật liệu kim loại, nhựa: hàng rào, cửa bảo vệ…; công trình trang trí ngoại thất khác: chống sét; trát vữa, trang trí trần nhà.
Sản xuất VLXD: gạch ngói, đá sẻ…
Mua bán đồ điện gia dụng: nồi đun điện, lò vi sóng, lò sưởi, ấm điện, bàn là, tủ lạnh…; mua bán dụng cụ bếp ga, tivi, máy VCD, DVD…
Mua bán tủ, giường, bàn ghế. Mua bán VLXD các loại.
– Phân tích thực trạng các nguồn lực của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
2.3.1 – Tình hình lao động
2.3.1.1 – Khái quát về lực lượng lao động của Công ty (2007 – 2009)
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì lao động cũng là một nhân tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của DN. Lao động là nhân tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục.
Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi DN phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm nghiên cứu (2007 –2009) được thể hiện rõ qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 : Tình hình lao động của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng số lao động
25
100.00
29
100.00
35
100.00
16
20.69
18.35
I. Theo giới tính
25
100.00
29
100.00
35
100,00
16
20.69
18.35
1. Lao động Nam
19
76
21
72.41
25
71.43
10.53
19.05
14.79
2. Lao động Nữ
6
24
8
27.59
10
28.57
33.33
25
29.17
II. Theo tính chất
25
100.00
29
100.00
35
10.,00
16
20.69
18.35
1. LĐ trực tiếp
16
64
18
62.07
22
62.86
12.50
22.22
17.36
2. LĐ gián tiếp
9
36
11
37.93
13
37.14
22.22
18.18
20.20
III. Theo trình độ
25
100.00
29
100.00
35
100.00
16
20.69
18.35
1. Đại học
4
16
4
13.79
5
14.29
0
25
12.50
2. Cao đẳng
3
12
5
17.24
7
20
66.67
40
53.33
3. Trung cấp
2
8
2
6.90
3
8.57
0
50
25
4. LĐ phổ thông
16
64
18
62.07
20
57.14
12.50
11.11
11.81
Lao động trong Công ty có thể phân theo rất nhiều đặc tính khác nhau như phân theo giới tính, theo trình độ, theo tính chất công việc. Qua Bảng 2.1 ta thấy lao động trong Công ty thay đổi trong các các năm. Năm 2007 tổng số lao động trong Công ty là 25 người đến năm 2008 số lượng này tăng lên là 29 người tức tăng 16% so với năm 2007 (do Công ty mở thêm phân xưởng bê tông), đến năm 2009 tổng số lao động trong Công ty so với năm 2008 tăng lên 20.69%, từ 29 lên 35 lao động (do trong năm này Công ty tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh). Như vậy tốc độ tăng lao động trung bình mỗi năm của Công ty là 18.35%.
Khi phân công lao động của Công ty theo giới tính ta thấy số lao động nam trong Công ty qua 3 năm nghiên cứu đều chiếm tỷ lệ cao hơn số lao động nữ (do đặc thù của Công ty là kinh doanh bên lĩnh vữc VLXD). Trong năm 2007 số lao động nam trong Công ty là 19 người chiếm 76% và số lao động nữ là 6 người chiếm 24%. Đến năm 2008 số lao động nam tăng lên là 21 người chiếm 72.41% và số lao động nữ là 8 người chiếm 27.59%, đến năm 2009 nam tăng lên 25 người chiếm 60% và nữ cũng tăng lên 10 người chiếm 40% tổng số lao động. Bình quân trong 3 năm số lao động nam tăng 14.79% và số lao động nữ tăng 29.17%. Nguyên nhân của việc thay đổi này là do đặc điểm kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực VLXD, mà công việc này phù hợp với nam hơn nữ vì thế Công ty cần nhiều lao động nam.
Khi phân công lao động theo tính chất công việc thì lao động trực tiếp bình quân tăng 17.36%, còn lao động gián tiếp tăng 20.2% . Điều này là hoàn toàn hợp lý do quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng cả về lĩnh vực sản xuất lẫn thương mại, nên có sự cùng tăng lên của lao động trực tiếp và gián tiếp
Trình độ lao động là chỉ tiêu vô cùng quan trọng khi phân công lao động trong DN. CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD là một DN có quy mô tương đối, số lượng hàng hóa đa chủng loại, do vậy đòi hỏi lao động có trình độ để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phần lớn lao động trong Công ty hiện nay là lao động phổ thông nhưng chủ yếu hoạt động tại các xưởng sản xuất của Công ty, trong khi đó tại các bộ phận lao động gián tiếp của Công ty như: phòng kinh doanh, phòng kế toán, và show room, trình độ của nhân viên đều đạt từ trung cấp trở lên. Cụ thể: năm 2007 số nhân viên đạt trình độ đại học là 4 người, cao đẳng 3 và trung cấp 2, đến năm 2008 cao đẳng tăng lên 5 người, tăng 66.67% so với năm 2007 , đến năm 2009 đại học tăng lên 5 người, cao đẳng tăng lên 7 và trung cấp tăng lên 3. Điều này chứng tỏ Công ty đã tuyển chọn được một đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn ngày càng cao vào làm việc, giúp Công ty ngày càng phát triển.
2.3.1.2 – Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Qua Bảng 2.2 phía dưới ta có thể thấy : số lượng lao động của Công ty tăng qua các năm, tiền lương trung bình của nhân viên cũng tăng qua các năm, năm 2008 tăng 199.64% so với năm 2007, trong đó chỉ riêng chi phí tiền lương đã tăng 247.57% (tăng cao như vậy là do trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động vào 6 tháng cuối năm). Năm 2009 tiền lương bình quân tăng 3.15% so với năm 2008, (tỉ lệ tăng ít nhưng vậy là do trong năm 2009 Công ty tiến hành mở rộng kinh doanh số lượng nhân viên tăng lên nên dẫn đến lương bình quân chỉ tăng 3.15%).
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trung bình trong kỳ giảm là do trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động 6 tháng cuối năm, nên chỉ tiêu này chỉ phản ánh được chính xác trong 2 năm 2008, 2009 ( năm 2009 tăng 8.00% so với năm 2008).
Năng suất lao động bình quân của người lao động năm 2008 tăng 138.88% so với năm 2007 (tức tăng 899,919,730 đồng/người). Năm 2009 tăng 12.26% so với năm 2008 (tức tăng 189,705,434 đồng/người). Năng sức lao động bình quân qua các năm đều tăng , Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra cũng tăng, cho thấy Công ty đã khai thác tốt nguồn lực này.
Bảng 2.2 : Tình hình tiền lương của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
08/07
09/08
BQ
1. Doanh thu thuần (đồng)
16,199,219,014
44,888,766,200
60,815,787,344
177.10
35.48
106.29
2. Lợi nhuận thuần
1,115,552,812
3,693,662,581
4,738,236,469
231.11
28.28
129.70
3. Tổng số lao động (người)
25
29
35
16.00
20.70
18.35
4. CP tiền lương (đồng)
520,298,805
1,808,393,129
2,251,311,388
247.57
24.90
136.24
5. Tiền Lương BQ (đồng/người)
20,811,952
62,358,384
64,323,183
199.64
3.15
101.40
6. NSLĐ bình quân (đồng/người)
647,968,760
1,547,888,490
1,737,593,924
138.88
12.26
75.57
7. Hiệu quả sử dụng CP tiền lương
31
25
27
-19.35
8.00
-5.68
8. Lợi nhuận BQ (đồng/ người)
44,622,112
127,367,675
135,378,185
185.44
6.29
9.87
Như vậy qua việc phân tích trên ta có thể thấy được thu nhập của người lao động trong Công ty tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân viên đang ngày càng được cải thiện và quan tâm hơn.
2.3.2 - Tình hình tài sản
2.3.2.1 – Khái quát về tình hình tài sản của Công ty
Tài sản là một trong những yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ DN nào dù lớn hay nhỏ. Đấy là tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi DN. Tài sản tồn tại dưới mọi hình thức nhưng được phân làm hai loại: TSCĐ và tài sản lưu động.
TSCĐ là những tài sản tồn tại trong DN trong thời gian dài, bao gồm TSCĐ hữu hình (hoặc vô hình) và các khoản đầu tư dài hạn.
TSLĐ là những tài sản thuộc quyền sở hữu của DN, có thời gian sử dụng, thu hồi luôn chuyển dưới một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ bao gồm vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tình hình biến động tài sản của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD từ năm 2007 đến năm 2009, được thể hiện rõ qua Bảng 2.3 và Đồ thị 2.1.
Đồ thị 2.1 : Tình hình biến động tài sản của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Bảng 2.3 : Tình hình tài sản của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
Giá trị
(đồng)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ Cấu
(%)
08/07
09/08
BQ
I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
17,793,235,217
71.77
30,522,893,964
82.69
28,350,347,946
81.81
71.54
-7.12
32.21
1. Tiền
539,004,911
3.03
123,618,529
0.41
535,662,300
1.89
-77.07
333.32
128.13
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0.00
0
0.00
15,000,000
0.05
-
-
-
3. Các Khoản
phải thu
10,053,064,019
56.50
12,212,154,172
40.01
16,668,629,823
58.80
21.48
36.49
28.99
4. Hàng tồn kho
6,912,201,005
38.85
16,198,654,344
53.07
9,466,522,037
33.39
134.35
-41.56
46.40
5. TSLĐ Khác
288,965,282
1.62
1,988,466,919
6.51
1,664,533,786
5.87
58.13
-16.29
20.92
II. TSCĐ và đầu tư dài hạn khác
6,998,347,943
28.23
6,388,783,050
17.31
6,303,699,427
18.19
-8.71
-1.33
-5.02
1. TSCĐ hữu hình
6,131,071,679
87.61
5,704,328,951
89.29
6,015,781,902
95.43
-6.96
5.46
-0.75
Nguyên giá
6,762,370,795
-
6,957,370,795
-
7,953,961,471
-
2.88
14.32
5.72
Giá trị hao mòn
- 631,299,116
-
-1,253,041,844
-
-1,938,179,569
-
-
-
-
2. TSCĐ vô hình
52,525,696
0.75
35,997, 088
0.56
19,468,480
0.31
-31.47
-45.92
-38.70
Nguyên giá
72,840,000
-
72,840,000
-
72,840,000
-
-
-
-
Hao mòn
- 20,314,304
-
- 36,842,912
-
- 53,371,520
-
-
-
-
3. CP xây dựng cơ bản dở dang
329,634,858
4.71
269,367,856
4.22
0
0.00
-18.28
-
-
4. Tài sản dài hạn khác
485,115,710
6.93
379,089,155
5.93
268,449,045
4.26
-21.86
-29.19
-25.53
Tổng tài sản
24,791,583,160
100
36,911,677,014
100
34,654,047,373
100,00
48.89
-6.12
21.39
Qua Bảng 2.3 ta thấy: TSLĐ (và đầu tư ngắn hạn) của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Năm 207 chiếm 71.77%, năm 2008 chiếm 82.69%, đến năm 2009 chiếm 81.81%; trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm phần lớn. Điều này chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn. Hàng hóa tồn kho nhiều dẫn đến thiếu vốn kinh doanh. Xong tỷ lệ này là hợp lý đối với DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại vì tỷ lệ VLĐ trong trong các DNTM tỷ lệ vốn lưu động chiếm từ 70% trở lên.
Tổng tài sản của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD tăng trong năm đầu 2008 tăng 19.64% so với năm 2007 (tức tăng 12.120.093.854 đ), trong đó tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác tăng. Đến năm 2009 tổng tài sản của Công ty giảm 6.12% tức (2.257.629.641 đ) so với năm 2008 do hàng tồn kho giảm là chủ yếu. Điều này chứng tỏ công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ và hiệu quả tiêu thụ của Công ty trong năm 2009 bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái chung của nền kinh tế.
Về TSCĐ hữu hình nguyên giá của TSCĐ hữu hình năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.88% tức 195,000,000 (đ) (do Công ty tiến hành mua sắm thêm trang thiết bị cho xưởng bê tông) tuy nhiên giá trị thực của TSCĐ năm 2008 lại giảm 426,742,728 (đ) so với năm 2007 do hao mòn cao. Năm 2009 nguyên giá TSCĐ hữu hình tiếp tục tăng so với năm 2008 là 14.32% tức là 996,590,676 (đ) là do Công ty tiếp tục mua thêm trang thiết bị cho các phân xưởng sản xuất phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh và tài sản bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
Từ năm 2007 đến tháng 2009 TSCĐ của Công ty liên tục tăng cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang hiệu quả và ngày càng mở rộng.
2.3.2.2 – Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty
Qua Bảng 2.4 phía dưới ta có thể thấy: hầu hết các chỉ số phân tích bình quân của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 đều tăng. Trong đó tỷ số thanh toán hiện hành luôn đạt từ 1.36 đến 1.39 lần, cho thấy Công ty luôn chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ giá trị của tài sản lưu động . Tuy nhiên đối với tỷ số thanh toán nhanh Công ty đã không duy trì được mức phù hợp, điều này cũng có thể lý giải là do đặc thù của ngành hàng VLXD nên lượng hàng tồn kho phải luôn duy trì ở mức cao để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh của khách hàng.
Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
08/07
09/08
BQ
1. Doanh thu thuần (đ)
16,199,219,014
44,888,766,200
60,815,787,344
177.10
35.48
106.29
2. Lợi nhuận thuần (đ)
1,115,552 812
3,176,549,820
4,229,191,565
184.75
33.14
108.95
3. Nợ ngắn hạn (đ)
12,830,727,780
22,366,567,579
19,001,042,426
74.32
15.05
89.37
4. Tài sản lưu động (đ)
17,793,235,217
30,522,893,964
28,350,347,946
71.54
-7.12
32.21
5. Hàng tồn kho (đ)
6,912,201,005
16,198,654,344
9,466,522,037
134.35
-41.56
46.40
6. Các khoản phải thu (đ)
10,053,064,019
12,212,154,172
16,668,629,823
21.48
36.49
28.99
7. Tỷ số thanh toán hiện hành
1.39
1.36
1.49
-2.16
9.56
3.75
8. Tỷ số thanh toán nhanh
0.85
0.64
0.99
-24.71
54.69
14.99
9. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
226.52
99.30
100.04
-56.16
0.75
-28.08
10. Số vòng quay các khoản phải thu
1.61
3.68
3.65
128.57
-0.82
63.88
11. Số vòng quay hàng tồn kho
2.34
2.77
6.42
18.38
131.77
75.08
12. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2.31
7.03
9.65
204.33
37.27
120.80
13. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
0.65
1.22
1.75
87.69
43.44
65.57
14. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (%)
4.50
8.61
12.20
91.33
41.70
66.52
Số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2007 thấp là do Công ty chỉ hoạt động vào 6 tháng cuối năm. Đến năm 2008 và 2009 ta có thể thấy chỉ số này đã tăng lên lần lượt là 3.68 và 3.65 lần, đối với tỷ số trung bình của ngành là 3 lần thì con số này chấp nhận được.
Kỳ thu tiền bình quân trong năm 2007 cao nguyên nhân 1 phần do doanh thu phát sinh vào các tháng cuối năm mà phần lớn khách hàng của Công ty là các DN xây dựng chưa tất toán công trình nên khiến cho các khoản phải thu tăng cao. Qua năm 2008 và 2009 kỳ thu tiền bình quân của Công ty đã được điều chỉnh ổn định từ 99 đến 100 ngày.
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty được duy trì qua 2 năm 2007 và 2008, dao động tăng từ 2.34 đến 2.77. Sang đến năm 2009 chỉ số này đã tăng đột biến lên 6.42 lần, nguyên nhân chính là do trong năm 2009 Công ty đã có chính sách điều chỉnh lại lượng hàng tồn kho luôn dưới 40% so với tài sản lưu động, để Công ty luôn có được sự chủ động trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ và Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty tăng nhanh trong kỳ, tăng bình quân 120.80% và 65.57% lần lượt cho năm 2007 và 2008. Các chỉ số này tăng nhanh chứng tỏ Công ty đã khai thác rất hiệu quả tài sản hiện có.
2.3.3 - Tình hình nguồn vốn
2.3.3.1 – Khái quát về tình hình nguồn vốn của Công ty
Bất kỳ một DN nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh yếu tố về lao động thì cũng cần thêm một yếu tố không thể thiếu nữa đó là nguồn vốn. Đặc biệt đối với DNTM thì vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động của DN. Nếu không có vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ thiếu tính liên tục, sẽ bị gián đoạn ở khâu này hay khâu khác kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực về mặt kinh tế cũng như xã hội làm ảnh hưởng đến KQKD của DN. Để biết rõ hơn về tình hình nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD ta phân tích ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng số vốn
24,726,946,612
100
36,941,871,826
100.00
34,719,071,162
100.00
49.40
-6.02
21.69
I. Theo tính Chất
-
100
-
100.00
-
100.00
-
-
-
1. Vốn cố định
10,466,650,878
42.33
10,401,650,878
28.16
10,601,750,000
35.54
-0.62
1.92
0.65
2. Vốn lưu động
14,260,029,574
57.67
26,540,220,948
71.84
24,117,321,162
64.46
86.12
-9.13
34.50
II. Theo NHT
-
100
-
100.00
-
100.00
-
-
-
1. Vốn CSH
11,896,218,832
48.11
14,575,304,247
39.45
15,466,278,736
44.55
22.52
6.11
14.32
2. Nợ phải trả
12,830,727,780
51.89
22,366,567,579
60.55
19,252,792,426
55.45
74.32
-13.92
30.20
Qua Bảng 2.5 ta thấy một cách khái quát nhất nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm nghiên cứu. Xét theo tính chất thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động, tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 57.67%, năm 2008 chiếm 71.84%, đến năm 2009 chiếm 64.46%); tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động này phải cao để thuận lợi trong việc mua bán trao đổi hàng hóa với các khách hàng.
Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của Công ty được phân thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn hơn so với vốn chủ sở hữu (năm 2007 chiếm 51.89%, năm 2008 chiếm 60.55%, đến năm 2009 chiếm 55.45%) Tốc độ tăng bình quân trong kỳ của nợ phải trả là 30.20% điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Công ty chiếm dụng vốn của các đối tác với giá trị lớn điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của chính Công ty. Tình hình về nguồn vốn cuả Công ty được thể hiện rõ hơn ở Đồ thị 2.2 và Đồ thị 2.3.
Đồ thị 2.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo tính chất
Đồ thị 2.3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành
Như vậy có thể thấy tổng số vốn của Công ty qua các năm tuy có biến động giảm trong năm 2009 nhưng nó lại đang có xu hướng tăng lên trong năm 2010 (theo thống kê số liệu 6 tháng đầu năm 2010 tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng đến 40,687,817,600 đ) và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời tới nữa sau khi Công ty được chấp thuận niêm yết trên TTCK.
2.3.3.2 – Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty
Qua Bảng 2.6 phía dưới ta có thể thấy: Công ty luôn duy trì tỷ số nợ trên 50% nhưng không vượt quá tầm kiểm soát, điều này giúp Công ty luôn chủ động trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu doanh thu trên tổng nguồn vốn trong năm 2007 thấp (chỉ đạt 0.66 lần), do Công ty đã không sử dụng hết hiệu quả của nguồn vốn. Sang năm 2008 Công ty đã bắt đầu cơ cấu lại chiến lược kinh doanh, dần khẳng định được chỗ đứng trong ngành VLXD, hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng lên theo doanh thu từng năm, năm 2008 đạt 1.25 lần và năm 2009 đạt 1.75 lần.
Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty luôn đạt ở mức cao(từ 7.95 đến 13.07 lần), chính nhờ đó giúp cho Công ty luôn được bảo vệ trước những biến động của nền kinh tế trong tương lai.
Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
08/07
09/08
BQ
1. Doanh thu thuần (đ)
16,199,219,014
44,888,766,200
60,815,787,344
177.10
35.48
106.29
2. Tổng tài sản (đ)
24,791,583,160
36,911,677,014
34,654,047,373
48.89
-6.12
21.39
3. Tổng nguồn vốn (đ)
24,726,946,612
36,941,871,826
34,719,071,162
49.40
-6.02
21.69
4. Vốn chủ sử hữu (đ)
11,896,218,832
14,575,304,247
15,466,278,736
22.52
6.11
14.32
5. Nợ phải trả (đ)
12,830,727,780
22,366,567,579
19,252,792,426
74.32
-13.92
30.20
6. Lợi nhuận trước thuế (đ)
1,115,552,812
3,693,662,581
4,738,236,469
231.11
28.28
129.70
7. Lợi nhuận ròng (đ)
1,115,552 812
3,176,549,820
4,229,191,565
184.75
33.14
108.95
7. Lãi vay phải trả (đ)
92,387,623
531 562 738
547 856 843
435.36
3.07
219.22
8. Tỷ số nợ
0.52
0.61
0.56
17.31
-8.20
4.56
9. Chỉ tiêu doanh thu trên tổng nguồn vốn
0.66
1.22
1.75
84.85
43.44
64.15
10. Khả năng thanh toán lãi vay
13.07
7.95
9.65
-39.17
21.38
8.90
11. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (%)
9.38
21.79
27.34
132.30
25.47
78.89
2.4 – Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD tiền thân là hai Công ty nhà nước sáp nhập lại, hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất và kinh doanh VLXD. Thị trường tiêu thụ hiện nay chủ yếu tập trung trong phạm vi Tỉnh Kiên Giang.
Do tiền thân là DN nhà nước nên sau khi được thành lập CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD có được thuận lợi trong việc cung cấp VLXD cho các CTCP xây dựng lớn của nhà nước như: CTCP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng Kiên Giang, CTCP Xây Dựng Kiên Giang, Công Ty Phát Triển Nhà Kiên Giang, CTCP Đầu tư & Xây Dựng Cấp Thoát Nước. Doanh thu cung cấp VLXD cho nhóm DN này luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty.
Sau gần 3 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã từng bước khẳng định được vai trò là 1 trong những nhà cung cấp VLXD lớn trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty gồm: VLXD, trang trí nội thất .v.v., trong đó có 1 số các sản phẩm do Công ty tự sản xuất như: cửa gỗ, tole, xà gồ, tủ bếp, tay vịn cầu thang, gạch, bêtông.
Tỉ trọng của thành phẩm và hàng hóa trên tổng doanh thu bán hàng của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD qua các năm từ 2008 đến 06/2010.
Đồ thị 2.4 : Tỉ trọng của thành phẩm và hàng hóa trên tổng doanh thu
năm 2007
Đồ thị 2.5 : Tỉ trọng của thành phẩm và hàng hóa trên tổng doanh thu
năm 2008
Đồ thị 2.6 : Tỉ trọng của thành phẩm và hàng hóa trên tổng doanh thu
năm 2009
Qua 3 Đồ thị trên ta có thể nhận thấy rằng tỉ trọng thành phẩm trên tổng doanh thu của Công ty đang giảm dần, điều này chứng tỏ Công ty ngày một chú trọng vào lĩnh vực thương mại hàng hóa hơn, số lượng cũng như chất lượng của các loại hàng hóa ngày càng được nâng cao.
2.5 – Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD tuy mới được thành lập được hơn 3 năm, nhưng đã từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường cung cấp VLXD tại Kiên Giang. Trong quá trình hoạt động cùng với sự biến động mạnh mẽ của thị trường, Công ty đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Để phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta dựa vào Bảng 2.7
Bảng 2.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh
Doanh VLXD (2007 – 2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ tăng (%)
08/07
09/08
BQ
1. DT bán hàng và CCDV
16,219,219,535
45,036,503,229
60,905,664,287
177.67
35.24
106.46
2. Các khoản giảm trừ
20,000,521
147,737,029
89,876,943
638.69
-39.16
299.77
3. DT thuần về bán hàng CCDV
16,199,219,014
44,888,766,200
60,815,787,344
177.10
35.48
106.29
4. Giá vốn hàng bán
14,095,387,352
37,694,202,300
52,755,720,466
167.42
39.96
103.69
5. Lợi nhuận gộp bán hàng CCDV
2,103,831,662
7,194,563,900
8,060,066,878
241.97
12.03
127.00
6. Doanh thu hoạt động tài chính
36,070,372
67,625,201
260,895,320
87.48
285.80
186.64
7. Chi phí Tài chính
92,387,623
531,562,738
562,363,429
475.36
5.79
240.58
8. Chi phí bán hàng
299,100,080
973,050,505
970,386,789
225.33
-0.27
112.53
9. Chi phí quản lý kinh doanh
648,138,613
2,169,697,197
2,266,382,852
446,47
4.46
225.47
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1,100,275 718
3,587,878,661
4,521,829,128
226.09
26.03
126.06
11. Thu nhập khác
29,562,809
129,785,276
216,419,804
339.03
66.75
202.89
12. Chi phí khác
14,285,715
24,001,356
12,463
68.02
9995.01
5031.02
13. Lợi nhuận khác
15,277,094
105,783,920
216,407,341
592.43
104.58
348.51
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
1,115,552,812
3,693,662,581
4,738,236,469
231.11
28.28
129.70
15. Thuế TNDN
0
517,112,761
509,044,904
-
-1.56
-
16. Lợi nhuận sau thuế
1,115,552 812
3,176,549,820
4,229,191,565
184.75
33.14
108.95
Qua Bảng 2.7, ta có thể thấy các chỉ tiêu của năm 2007 đều thấp hơn nhiều so với năm 2008, nguyên nhân chính chủ yếu ở đây là: trong năm 2007, Công ty mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2007, do đó các con số trên Bảng 2.7 chỉ phản ánh được kết quả kinh doanh của Công ty từ tháng 07/2007 đến tháng 12/2007.
Trong năm 2008 kết quả kinh doanh của Công ty đạt được những bước tăng trưởng đáng kể, doanh thu tăng 177.67%, lợi nhuận cũng tăng lên 184.75% so với năm 2007. Nếu nhìn vào những con số đó ta cứ tưởng Công ty đạt mức tăng trưởng rất cao so với năm 2007, nhưng đó chỉ là những con số mang tính tương đối vì trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động vào 6 tháng cuối năm, nên các con số nói trên không phản ánh chính xác sự tăng trưởng của Công ty.
Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2008; cụ thể, tổng doanh thu bán hàng tăng 35.24% (lên 60,905,664,287 đ), giá vốn hàng bán cũng tăng 39.96% (lên 52,755,720,466 đ), cả 2 chỉ tiêu này đều tăng mạnh chứng tỏ Công ty đang kinh doanh rất tốt, số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Trong khi đó lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng 28.28%, có thể thấy tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty là gần tương đương nhau, điều đó chứng tỏ các khoản chi phí kinh doanh của Công ty đã được quản lý 1 cách hiệu quả (chỉ tăng thêm 2.73% so với năm 2008).
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2008 doanh thu tài chính tăng 87.48% tức tăng 31,554,829 đ so với năm 2007 đến năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2009 tăng 285.80% so với năm 2008 tức 193,270,119 đ. Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5.1 - Đánh giá tình hình doanh thu trong kỳ của Công ty
Doanh thu là chỉ tiêu kết quả phản ánh số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Để dánh giá được tình hình tăng giảm doanh thu của Công ty ta dựa vào Bảng 2.8: Biến động của chỉ tiêu doanh thu 2007-2009
Bảng 2.8 : Biến động chỉ tiêu doanh thu của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007-2009)
Năm
Doanh thu (Đồng)
Biến động
Lượng tăng (Đồng)
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2007
16,219,219,535
-
-
-
-
2008
45,036,503,229
28,817,283,694
28,817,283,694
177.67
177.67
2009
60,905,664,287
15,869,161,058
44,686,444,752
35.24
275.52
Tổng
122,161,387,051
44,686,444,752
73,503,728,446
-
-
BQ
40,720,462,350
14,895,481,584
24,501,242,815
106.46
212.73
Qua Bảng 2.8 ta thấy giá trị doanh thu của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD qua các năm từ 2007 đến 2009 có xu hướng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tăng nhiều nhất là năm 2008 tăng 28,817,283,694 (đ) so với năm 2007 (tức tăng 177.67%). Sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty cũng ở mức cao 35.24% (tương ứng với 15,869,161,058 (đ)) so với năm 2008. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của năm 2009 với định gốc năm 2007 thì có mức độ tăng rất cao 275.52% (tương ứng với 44,686,444,752 (đ)).
Để có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của Công ty đặc biệt là một Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong gần 3 năm. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu của Công ty là do việc phát triển chung của thị trường xây dựng và chiến lược đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của Công ty.
2.5.2 - Đánh giá tình hình chi phí trong kỳ của Công ty
Là một DNTM, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD bao gồm: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính. Để thấy được cơ cấu chi phí của Công ty ta nghiên cứu Bảng 2.9.
Bảng 2.9 : Tổng hợp chi phí của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007-2009)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ
cấu
08/07
09/08
BQ
1. Giá vốn hàng bán
14,095,387,352
93.04
37,694,202,300
91.07
52,755,720,466
93.28
167.42
39.96
10.37
2. Chi phí bán hàng
92,387,623
0.60
531,562,738
1.28
562,363,429
0.99
475.36
5.79
240.58
3. Chi phí tài chính
299,100,080
1.97
973,050,505
2.35
970,386,789
1.72
225.33
-0.27
112.53
4. Chi phí quản lý kinh doanh
648,138,613
4.28
2,169,697,197
5.24
2,266,382,852
4.01
234.76
4.46
119.61
5. Chi phí khác
14,285,715
0.11
24,001,356
0.06
12,463
-
68.02
-
-
Tổng chi phí
15,149,299,383
100.00
41,392,514,196
100.00
56,554,865,999
100.00
173.23
36.63
104.93
Nhìn sơ lược qua Bảng 2.9, ta có thể thấy giá vốn hàng bán qua các năm luôn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng chi phí kinh doanh của Công ty (trên 90%). Trong khi đó chi phí quản lý kinh doanh đang có xu hướng chuyển dần qua chi phí bán hàng, điều này cũng dễ lý giải vì đặc thù của hoạt động thương mại nên công tác bán hàng phải được chú trọng.
Các chỉ tiêu về chi phí của năm 2008 tăng rất cao so với năm 2007 là do trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động kinh doanh vào 6 tháng cuối năm nên các con số so sánh của năm 2008 so với năm 2007 chỉ mang tính tương đối. Đến năm 2009 khi Công ty đã đi vào ổn định và tiếp tục phát triển thì các loại chi phí cũng có xu hướng tăng theo, cụ thể : giá vốn hàng bán tăng 39.96% (tức 15,061,518,166 đ), chi phí bán hàng tăng 5.79% (tức 30,880,691 đ), chi phí quản lý kinh doanh tăng 4.46% (tức 96,685,655 đ) so với năm 2008.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên lượng vốn cần cho lưu thông rất lớn trong khi nguồn vốn của Công ty còn ít, vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn bắt buộc Công ty phải có thêm những khoản vay từ các tổ chức tài chính bên ngoài, cụ thể trong năm 2007 Công ty đã vay 3,500,000,000 đ; năm 2008 con số nợ vay đã tăng lên đến 3,772,825,994 đ; đến năm 2009 con số này là 4,477,156,992 đ. Việc trả lãi vay hàng năm đã làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD SAU KHI NIÊM YẾT TRÊN TTCK
3.1 – Định hướng phát triển của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (Giai đoạn 2010 – 2015)
Sau gần 3 năm thành lập cho đến nay, CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trong ngành VLXD trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang. Tuy đã đạt được khá nhiều thành công về mặt kinh doanh nhưng những kết quả đó vẫn chưa phản ánh hết khả năng cũng như tiềm lực phát triển của Công ty. Trong giai đoạn 2010 – 2015 Công ty đã xác định cho mình được những định hướng phát triển cả về vĩ mô lẫn vi mô. Cụ thể:
Vể hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong năm 2010 Công ty sẽ tiến hành đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với số vốn điều lệ ban đầu là 20,000,000,000 (Vnđ).
Tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa thêm nhiều mặt hàng kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Nâng cao chất lượng thành phẩm sản xuất, kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất của Công ty (xưởng cưa gỗ, xưởng gạch bêtông, xưởng tole xà gồ, xưởng bêtông).
Mở rộng thị trường qua một số tỉnh lân cận như Cà Mau, An Giang, Cần Thơ .v.v. thông qua hợp tác liên kế với các DN xây dựng tại địa phương.
Về nguồn lực lao động:
Công ty tiếp tục chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi kỹ năng, phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty.
Đào tạo nâng cao tay nghề của các nhân viên lao động trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất của Công ty.
3.2 – Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (Giai đoạn 2010 – 2025)
3.2.1 - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty
Hoạt động kinh doanh chịu tác động và ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có thể là khách quan hay chủ quan bên trong DN. Qua việc phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất Và Kinh Doanh VLXD không ngừng tăng qua các năm, nguyên nhân của việc tăng hiệu quả này là do nhiều yếu tố tác động, các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty, nhìn chung bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Giá bán sản phẩm: giá bán sản phẩm phản ánh chi phí và lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của sản phẩm, mức độ ưa chuộng của sản phẩm và quan hệ cung cầu hàng hóa đó trên thị trường. Giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ hàng hóa vì nó làm thay đổi quyết định mua hàng của khách hàng, với một loại hàng hóa cùng chất lượng, cùng chủng loại chỗ nào có giá rẻ hơn sẽ tiêu thụ được nhiều hơn.
So với các DN kinh doanh cùng lĩnh vực thì giá cả một số mặt hàng của Công ty có giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Mặt khác do khâu quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của Công ty tốt nên không có hàng hóa kém chất lượng, không bị hao hụt trong quá trình nhập hàng. Do vậy với chất lượng, tính năng, chủng loại như nhau thì hàng hóa của Công ty đã được thị trường chấp nhận, hàng hóa bán được dẫn đến kết quả kinh doanh tăng lên.
Như vậy muốn hàng hóa tiêu thụ nhiều thì Công ty cần có các biện pháp như giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa tốt muốn vậy phải kiểm soát tốt chi phí đầu vào và phải làm tốt công tác bán hàng cũng như là những dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, có những chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng.
Vốn đầu tư kinh doanh: với số vốn kinh doanh không nhiều Công ty phải vay Ngân hàng với số lượng lớn nên chi phí lãi vay hàng năm là tương đối cao làm chi phí tăng lên dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Hàng năm Công ty có những khoản nợ phải trả chiếm 62,25% trong tổng số nguồn vốn, vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối không nhiều. Do thiếu vốn nên Công ty gặp khó khăn trong đầu tư và phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, quá trình lưu thông hàng hóa gặp khó khăn.
Thị trường tiêu thụ: Hiện nay thị trường tiêu thụ của Công ty mới chỉ ở trong địa bàn Tỉnh Kiên Giang, thị trường thì ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt do có nhiều Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực hơn. Do đó Công ty cần có chiến lược kinh doanh cho mình để hướng đi có hiệu quả , mở rộng thị trường tiêu thụ là một việc làm cần thiết, mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc hàng hóa được tiêu thụ ngày càng nhiều, doanh thu tăng, kết quả kinh doanh cao. Muốn vậy, Công ty phải xúc tiến, tìm kiếm thị trường tiềm năng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận như Cà Mau, An Giang, Cần Thơ .v.v.
Chủng loại hàng hóa: chủng loại hàng hóa cũng ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của Công ty, khách hàng chỉ mua những gì mình cần, do vậy Công ty phải luôn tìm hiểu nghiên cứu xem khách hàng cần mua những gì và Công ty có thể bổ sung hàng hóa cung cấp đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay chủng loại các mặt hàng kinh doanh của Công ty cũng khá phong phú, tuy nhiên do sự phát triển ngày càng nhanh của kỹ thuật sản xuất VLXD đòi hỏi Công ty phải chú trọng nhiều hơn nữa vào việc tăng số lượng cũng như chất lượng của nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
3.2.2 – Những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của Công ty
Mặt thuận lợi
Những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần định hướng được hướng đi của mình, tạo được uy tín với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như đối tác kinh doanh, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ, thu nhập của người lao động cũng tăng lên qua các năm, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và phát triển nguồn vốn Công ty.
Về tổ chức lao động, cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, linh hoạt, luôn khơi dậy tính năng động sáng tạo của nhân viên. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực cùng với sự đoàn kết nhất trí trong toàn Công ty. Nguồn hàng của Công ty được nhập vào luôn có chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Về tiêu thụ hàng hóa, Công ty đã tạo dựng được vị trí trên thị trường. Mở rộng liên kết hợp tác với nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp VLXD cho các công trình nhà nước cũng như các công trình dân dụng khác.
Mặt khó khăn
Thị trường của Công ty chưa phát triển, chủ yếu là trong địa bàn Tỉnh Kiên Giang chưa mở rộng nhiều ra thị trường trong khu vực.
Công tác giám sát hoạt động tiêu thụ đôi khi không bao quát và kiểm soát chặt chẽ đối với các quy trình trước, trong và sau khi thực hiện bán hàng.
Việc nhập hàng của Công ty bị hạn chế trong việc xác định số lượng và thời gian nhập hàng dẫn tới việc nhập hàng, thừa thiếu khi thực hiện bán hàng.
Công tác thu hồi công nợ thực hiện chưa tốt, chậm gây ảnh hưởng tới việc sử dụng đồng vốn của Công ty.
Việc tổ chức xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng, chưa thành lập được phòng marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường mới.
3.2.3 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Là một DNTM, việc tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, do vậy các nhà quản lý cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý, phải luôn nghiên cứu tìm tòi những phương hướng kinh doanh mới có hiệu quả nhằm tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Để duy trì và phát triển HĐKD Công ty đã đề ra một số phương hướng trong những năm tới như sau:
Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận và cá nhân không để tình trạng công việc chồng chéo trong Công ty.
Tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường ra nhiều vùng khác nhau. Trong tương lai Công ty sẽ mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành lân cận.
Sắp xếp cán bộ nhân viên từng phòng ban và điều chỉnh mô hình tổ chức cho phù hợp với tình hình thị trường. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty.
Khai thác nguồn vốn từ bên trong cũng như bên ngoài Công ty để mở rộng quy mô kinh doanh và từng bước trở thành một DN đa ngành, đa nghề.
3.2.3.1 – Giải pháp về nguồn nhân lực
Một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của một DN đó chính là nguồn lực lao động. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển nguồn lao động bên cạnh chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty.
Trong giai đoạn sắp tới việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ đòi hỏi thêm nhiều lao động, nên ngay từ bây Công ty đã bắt đầu cơ cấu lại nguồn lực lao động, qua đó có thể sử dụng tối đa hiệu quả từ nguồn lao động. Công ty sẽ tiếp tục tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên phục vụ cho chiến lược phát triển sau này của Công ty.
3.2.3.2 - Giải pháp về vốn
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay, tỷ suất sinh lời của vốn thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngoài ra công tác thu hồi nợ còn kém, hàng hóa tồn kho nên bị ứ đọng vốn. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Tiến hành thẩm định những phương án kinh doanh đảm bảo thu hồi nợ tốt. Tìm kiếm những khách hàng có uy tín, có vị thế trên thị trường để hàng hóa của Công ty được luôn chuyển nhanh hơn, làm tăng khả năng quay vòng vốn.
3.2.3.3 - Giải pháp về chi phí
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Trong những năm qua giá vốn bán hàng và chi phí quản lý DN tăng cao, nó làm ảnh hưởng đến KQKD của Công ty. Vì vậy để giảm thiểu những chi phí này Công ty phải:
Trước hết phải lựa chọn nguồn hàng mua với giá hợp lý, điều kiện chuyên chở thuận tiện sẽ làm giảm giá vốn bán hàng cho Công ty. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập vào tốt hơn để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra là tốt nhất và giảm thiểu chi phí do hao hụt trong quá trình vận chuyển và nhập kho.
Giảm chi phí về điện nước, điện thoại, sử dụng hợp lý, triệt để và bảo quản tốt TSCĐ trong quản lý và bán hàng. Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bằng cách vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ một cách đồng bộ, liên quan đến nhau để tận dụng tốt khả năng vận chuyển các phương tiện, tránh lãng phí trong lưu thông hàng hóa, giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa, giảm thiểu các dịch vụ khác…
Bảo quản tốt hàng hóa trong kho tránh để hư hỏng, hao hụt. Thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trước đây Công ty kiểm tra định kỳ 1 lần/tuần, một số hàng hóa bị bị hư hỏng không được kịp thời xử lý nên đã phải bán giảm giá cho khách hàng. Sắp tới Công ty sẽ tăng tần suất kiểm tra lên 2 lần/ tuần để phát hiện và xử lí kịp thời những hư hỏng (bao bì móp méo, hàng hóa bị dơ , bị lỗi .v.v.), qua đó có thể giảm được chi phí do hư hỏng hàng hóa (phải bỏ, phải bán hạ giá .v.v.)
Một loại chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng lớn đó là chi phí tài chính. Do lượng vốn kinh doanh nhỏ nên Công ty phải thường xuyên vay vốn của ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tương đối cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Do vậy để giảm lượng vốn vay mà vẫn có vốn để hoạt động Công ty phải thực hiện tốt công tác thu hồi nợ của khách hàng, có chiến lược tiêu thụ hàng hóa được lưu chuyển liên tục như vậy lượng vốn kinh doanh sẽ quay vòng nhanh. Thực hiện cơ chế tín dụng theo khung như sau:
Bảng 3.1 : Hạn mức tín dụng áp dụng cho khách hàng
Doanh số trung bình 1 tháng (đồng)
Hạn mức tín dụng cho phép (đồng)
Số ngày tín dụng
Trên 200,000,000
100,000,000
21
Từ 150,000,000 đến 200,000,000
75,000,000
14
Từ 100,000,000 đến 150,000,000
50,000,000
10
Từ 50,000,000 đến 100,000,000
25,000,000
7
Hiện nay, các khách hàng lớn của Công ty chủ yếu là các DN xây dựng lớn như: CTCP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng Kiên Giang, CTCP Xây Dựng Kiên Giang, Công Ty Phát Triển Nhà Kiên Giang, CTCP Đầu tư & Xây Dựng Cấp Thoát Nước. Doanh số của nhóm khách hàng này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hàng năm của Công ty, do đặc thù của ngành xây dựng là thu hồi vốn chậm nên nợ của nhóm khách hàng này cũng luôn ở mức cao đã làm cho Công ty bị chiếm dụng vốn lớn dẫn đến thiếu hụt vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để từng bước khắc phục được tình trạng này, trong những nam tới Công ty nên áp dụng một hạn mức tín dụng cho khách hàng. Có như vậy thì tình trạng chiếm dụng vốn của Công ty mới được kiểm soát tốt và không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
3.2.3.4 - Giải pháp về thị trường
Trong quá trình HĐKD, Công ty đã hình thành thị trường tiêu thụ nhất định xong khả năng mở rộng thị trường của Công ty vẫn còn phát triển. Công ty cần chủ động tìm đến khách hàng. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ Công ty cần:
Tiếp tục củng cố và duy trì thị trường tiêu thụ sẵn có, tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường để mở rộng tiêu thụ hàng hóa sang các thị trường khác.
Tạo dựng uy tín, thu hút khách hàng quen thuộc. Tìm kiếm thăm dò thị trường mới, thị trường tiềm năng để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa của Công ty.
Điều tra nghiên cứu phân tích thị trường để nắm bắt được những gì thị trường cần, giá cả của hàng hóa, sức mua cũng như tình hình cạnh tranh của thị trường đó. Trên cơ sở đó Công ty lựa chọn những mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng, phương thức bán hàng và số lượng hàng hóa bán ra.
3.2.3.5 - Giải pháp về giá cả
Giá cả hàng hóa sẽ quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Để có chính sách giá cả hợp lý, có thể cạnh tranh trên thị trường thì Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Có chính sách giá cả linh hoạt theo thị trường. Đối với những mặt hàng có lợi thế Công ty có thể tự điều chỉnh giá để tăng lợi nhuận, còn đối với những mặt hàng phổ biến thì giá cả của Công ty phải cạnh tranh được với các đối thủ (có thể cạnh tranh giá thấp hơn hoặc có dịch vụ hậu mãi tốt hơn).
Có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sách trên cơ sở ước lượng được tổng cầu hàng hóa đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của thị trường cũng như thời gian cụ thể.
Xây dựng chính sách giá cụ thể linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, vừa để đảm bảo cạnh tranh, vừa đảm bảo có lợi nhuận.
Cơ sở để giảm giá là giá vốn thấp, vì vậy Công ty nên nghiên cứu xem nên chọn nguồn hàng nào là hợp lý, có giá thấp để Công ty dễ định giá bán, cũng như là để có thể cạnh tranh giá tốt với các DN cùng ngành khác trên địa bàn.
3.2.3.6 - Giải pháp về công tác tiêu thụ hàng hóa
Hàng hóa có tiêu thụ được thì Công ty mới có doanh thu từ đó mới có lợi nhuận. Để hàng hóa tiêu thụ nhiều thì công tác bán hàng phải tốt, muốn vậy Công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại Công ty: nâng cao hơn nữa chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa cung cấp, thực hiện khoán doanh thu cho bộ phận bán hàng. Khai thác có hiệu quả trên các mặt hàng hiện đang có lợi thế, từng bước đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Thành lập bộ phận Maketing chuyên khai thác thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của hàng hóa. Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ, giao tiếp tốt, nhiệt tình, năng động sáng tạo.
Làm tốt khâu giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Dịch vụ sau bán hàng cần phải được quan tâm, đảm bảo chất lượng phục vụ là tốt nhất. Thường xuyên quảng bá hàng hóa, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng.
Tiếp cận với các khách hàng lớn, khách hàng dự án thông qua chào giá các sản phẩm. Tham gia đấu thầu cung cấp VLXD cho các công trình lớn của cả nhà nước và tư nhân.
3.3 – Định hướng và giải pháp phát triển sau khi niêm yết trên Thị trường chứng khoán của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
3.3.1 – Tổng quan về TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010
Theo đánh giá của ông Lawrence, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là vững chắc. GDP quý I/2010 tăng 5,3%, quý II tăng 6,4%, tốt hơn kỳ vọng; tỷ giá ổn định, lãi suất đang giảm..., các DN sẽ có kết quả hoạt động khả quan, tăng được chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nhờ đó, TTCK sẽ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm, nhất là khi hệ số P/E đang ở mức thấp và chứng khoán Việt Nam thời gian qua có diễn biến xấu hơn so với nhiều TTCK trên thế giới (chủ yếu là do tâm lý NĐT bi quan). (Trích : “Cơ hội cho TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010” ; www.vinacorp.vn; 03/06/2010)
Hiện tại tổng số có hơn 500 DN đang niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, con số này đang không ngừng tăng lên, dự theo dự đoán con số này có thể vượt qua 600 DN cho đến cuối năm 2010. Riêng tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, tính đến cuối tháng 6 năm 2010, số lượng DN niêm yết đã đạt trên 300 DN, tổng giá trị mệnh giá là 44.149 tỷ đồng, gấp 50 lần so với năm 2005.
3.3.2 – Lợi ích và bất lợi khi niêm yết trên TTCK
Sự thành công của việc niêm yết chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện chung của nền kinh tế, luật pháp, chính sách... đặc biệt là trạng thái hay xu hướng của TTCK. Khi TTCK đang lên, việc niêm yết rất thuận lợi và giá chứng khoán tăng cao. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, việc niêm yết sẽ gặp những khó khăn nhất định và khả năng DN huy động được vốn qua kênh này trở nên rất khó khăn.
Đôi khi, chính DN chủ động tạm dừng niêm yết để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, thậm chí một số DN đã được cấp phép niêm yết còn chần chừ chưa muốn lên sàn. Theo quy định, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết, tổ chức niêm yết buộc phải chính thức giao dịch chứng khoán niêm yết.
3.3.2.1 – Lợi ích
Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của DN được niêm yết trên thị trường.
So sánh với việc đi vay ngân hàng với chi phí vốn 14 - 16%/năm (cộng các khoản phụ phí), huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu đối với các DN niêm yết tỏ ra dễ dàng và thuận lợi trong năm 2010. Huy động theo cách này, DN không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
Tăng uy tín của DN: để được niêm yết chứng khoán, DN phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức.v.v. Do đó, những DN được niêm yết trên thị trường thường là những DN có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho DN, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của DN: khi DN niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của DN dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
Gia tăng giá trị thị trường của DN: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của DN niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời
3.3.2.2 – Bất lợi
Chi phí niêm yết khá tốn kém: để chứng khoán có thể niêm yết được, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quảng cáo...
Áp lực đối với lãnh đạo DN về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên TTCK và những người đứng đầu DN hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn nhất.
Quyền kiểm soát có thể bị đe doạ: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý DN và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn, nguy cơ DN bị thâu tóm là rất cao.
Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết chứng khoán, DN phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển .v.v.; điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi khi cũng bất lợi cho DN, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin.
3.4 – Chiến lược phát triển của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD sau khi niêm yết
Trong năm 2010, mặc dù nền kinh tế đã dần hồi phục nhưng dự báo vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn. Sự cạnh tranh giữa các DN cùng ngành trong khu vực với nhau ngày càng gay gắt. Tuy vậy, với nền tảng hoạt động và kết quả kinh doanh bền vững nên CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD vẫn mạnh dạn đề ra nhiều kế hoạch phát triển trong Giai đoạn 2010 - 2015 và việc lên sàn cũng nằm trong kế hoạch phát triển đó. Mục tiêu của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD vẫn là tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, hiệu quả cao. Lấy lợi nhuận và chất lượng hoạt động làm mục tiêu chủ đạo trong quản trị điều hành và chỉ đạo kinh doanh; Luôn luôn thực hiện tiêu chí tập trung phát triển ngành nghề chính; Đảm bảo tốt các chỉ tiêu: bảo toàn và phát triển vốn, khả năng chi trả, quyền lợi cổ đông và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên. Phấn đấu tăng trưởng các chỉ tiêu kế hoạch năm sau phải cao hơn năm trước.
3.5 – Giải pháp hoạt động của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD sau khi niêm yết
Sau khi tiếp cận được với nguồn vốn huy động được từ TTCK, Công ty sẽ có những kế hoạch phát triển cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được:
Công ty tiếp tục đẩy mạnh phát triển mở rộng ra nhiều thị trường lân cận như An Giang, Cần Thơ, Cà Mau .v.v., tham gia các chương trình hội chợ triển lãm chuyên ngành tại các địa phương, qua đó có cơ hội xúc tiến thương mại, đàm phán hợp tác với các khách hàng tiềm năng.
Mở rộng quy mô sản xuất các phân xưởng hiện có, tiến hành mở rộng thêm một số phân xưởng sản xuất như: gạch xây dựng, đá grannit .v.v.
Triển khai thêm các ngành dịch vụ xây dựng như: thiết kế, thi công các công trình nội ngoại thất .v.v.
Việc niêm yết giúp Công ty tăng thêm uy tín trên thị trường, từ thuận lợi đó Công ty phải tiến hành củng cố thêm uy tín qua việc thường xuyên tiếp xúc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các thị trường trọng điểm.
Uy tín tăng đồng nghĩa với cơ hội cũng tăng, Công ty cần phải nắm bắt được những cơ hội này để tiếp cận với nhiều nhà cung cấp hơn, để có được nguồn hàng tốt với giá cả tốt hơn. Từ đó giảm được chi phí đầu vào, giảm giá thành cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh.
Trong khoảng thời gian sắp tới Công ty sẽ thành lập thêm phòng marketing (chịu trách nhiệm vạch ra các chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu cho Công ty; xúc tiến các chương trình khuyến mại, khuyến mãi cho các sản phẩm của Công ty).
Với việc cổ phần hoá ngày càng lớn của các DN niêm yết, nguy cơ bị thâu tóm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD cũng không nằm ngoài nguy cơ đó. Nhưng, để việc niêm yết thực sự có lợi, không đẩy Công ty rơi vào tình trạng bị thâu tóm, bắt buộc Công ty phải tối ưu hoá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, đồng thời, phải làm tốt công tác truyền thông để giữ giá cổ phiếu, sở hữu của nhóm cổ đông ủng hộ ban lãnh đạo phải lớn .v.v.
Một thực tế đang diễn ra với các DN Việt Nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán chính là việc đầu tư một hệ thống thông tin quản lý (ERP) để nâng tầm quản lý DN và tạo lòng tin cho các cổ đông. Đối với một DN đang chuẩn bị niêm yết như CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD thì việc đầu tư một hệ thống ERP là hết sức cần thiết, điều này sẽ giúp cho Công ty không bị bối rối bởi một hệ thống thông tin phức tạp hiện nay và cả trong tương lai. Một hệ thống thông tin minh bạch rõ ràng sẽ giúp Công ty có được những phản ứng kịp thời đối với những chuyển biến của thị trường, từ đó năm bắt được những cơ hội phát triển và hạn chế tối đa các rủi ro có thể tác động đến Công ty.
Việc nâng cấp hệ thống ERP sẽ không chỉ mang lại cho Công ty một hệ thống kiểm soát tiên tiến hơn mà còn nâng cao hình ảnh của Công ty trong mắt các nhà đầu tư, các cổ đông, các nhà cung cấp và các khách hàng; đầy là một trong những giá trị tiền đề của việc nâng giá trị Công ty.
KẾT LUẬN
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD phát triển đi lên từ những điều kiện ban đầu khó khăn của một Dn mới thành lập. Số vốn ban đầu không có nhiều, tuy nhiên với tiền đề là sự hợp nhất của 2 DN nhà nước nên Công ty đã có nền tảng kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp, cũng như trong hạch toán tài chính. Qua một thời gian hoạt động Công ty đang từng bước phát triển mở rộng thị trường và dần hoàn thiện hơn bộ máy quản lý doanh nghiệp của mình. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển kinh tế của các thị trường trọng điểm là cơ hội tốt để Công ty phát triển hơn đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức cho Công ty.
Qua thời gian thực tế tại CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD, bước đầu em đã tiếp cận được với tình hình kinh doanh thực tế của công ty và nắm bắt được quy trình làm việc cũng như chính sách phát triển của Công ty. Điều đó đã giúp em hiểu sâu hơn về lý luận cơ bản và so sánh được nhưng điều đã học với thực tế công việc.
Đi sâu hơn nữa, em nhận thấy CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD là một doanh nghiệp có uy tín lớn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh VLXD tại địa phương, chiến lược kinh doanh của Công ty qua một vài năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả rất tốt, lợi nhuận tăng trưởng hàng năm, quy mô sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng. Công ty cũng đã vạch ra được những định hướng phát triển và những chiến lược kinh doanh sau khi Công ty niêm yết trên TTCK.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên – Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm và Ban giám đốc CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã giúp em hoàn thành Luận văn này.
Kiên giang, Ngày 20 Tháng 9 Năm 2010
Sinh viên: Nguyễn Thái Thịnh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống Kê.
Bộ giáo dục và đào tạo (2005). Kinh tế học vĩ mô. NXB Giáo Dục
Bộ giáo dục và đào tạo (2007). Kinh tế học vi mô. NXB Giáo Dục
Phan Thị Bích Nguyệt (2006). Đầu tư tài chính. NXB Thống Kê
PGS.TS Bùi Kiêm Yến (2008). Giáo trình đầu tư chứng khoán. NXB Giao Thông Vận Tải
Website: www.youtemplates.com
www.saga.com.vn
www.tailieu.vn
www.taichinhdautu.com
Báo cáo tài chính (2007, 2008 ,2009). CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Bảng cân đối kế toán (2007, 2008, 2009). CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Bảng cân đối số phát sinh (2007, 2008, 2009). CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Nguyễn Thái Thịnh - 106401280.doc