Tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ internet ở công ty điện toán và truyền số liệu VDC: Chương I
phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet ở công ty điện toán và truyền số liệu - vdc
1. Giới thiệu về công ty VDC
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) là một doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viên Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập chính thức vò ngày 06 tháng 12 năm 1989, Quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, với Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 109883 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/6/1995.
Tên đầy đủ của công ty: Công ty điện toán và truyền số liệu
Vietnam Datacommunication Company
Tên giao dịch: VDC
Trụ sở chính: 292 Tây Sơn - Hà Nội
Tel: (84-4) 5372763
Fax: (84-4) 537261; (84-4) 5372753
E-mail: vdc@vdc.com.Việt Nam
Công ty Điện toán và Truyền số liệu hoạt động trên các lĩnh vực tin học, Internet và truyền số liệu với các sản phẩm và dịch vụ chính:
* Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu trên phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới.
- Dịch vụ X25, X28: truyền số liệu chuyển mạch gói
...
49 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ internet ở công ty điện toán và truyền số liệu VDC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet ở công ty điện toán và truyền số liệu - vdc
1. Giới thiệu về công ty VDC
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) là một doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viên Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập chính thức vò ngày 06 tháng 12 năm 1989, Quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, với Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 109883 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/6/1995.
Tên đầy đủ của công ty: Công ty điện toán và truyền số liệu
Vietnam Datacommunication Company
Tên giao dịch: VDC
Trụ sở chính: 292 Tây Sơn - Hà Nội
Tel: (84-4) 5372763
Fax: (84-4) 537261; (84-4) 5372753
E-mail: vdc@vdc.com.Việt Nam
Công ty Điện toán và Truyền số liệu hoạt động trên các lĩnh vực tin học, Internet và truyền số liệu với các sản phẩm và dịch vụ chính:
* Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu trên phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới.
- Dịch vụ X25, X28: truyền số liệu chuyển mạch gói
- Dịch vụ Frame Relay: truyền số liệu chuyển mạch khung
- Dịch vụ truyền báo.
+ Cung cấp dịch vụ VNN/Internet tại Việt Nam và các dịch vụ tăng trên Internet và trên nền cơ sở giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ trên tất cả các tỉnh thành phố.
- Các dịch vụ truy nhập, đấu nối Internet: trực tiếp và gián tiếp (Dịch vụ VNN 1260,VNN 1268, VNN 1269, VNN Card).
- Các dịch vụ cơ bản trên Internet: Web, FTP, Email, Telnet.
- Dịch vụ cho thuê chỗ đặt trang Web, cho thuê chỗ đặt máy chủ.
- Dịch vụ điện thoại gọi 171, Fax giá rẻ qua giao thức Internet (VOIP, FOIP).
- Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E-Commerce)
- Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử.
- Các dịch vụ Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, quảng cáo trực tuyến - Online Advertising.
+ Các sản phẩm và dịch vụ tin học
- Giải pháp tích hợp cho phền mềm điều khiển, thiết bị và mạng
- Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trí chuyên ngành tini học.
- Sản xuất, kinh doanh các phần mềm tin học, vật tư, thiết bị công nghệ thông tin.
- Kinh doanh dịch vụ quảng cảo, quảng cáo trực tiếp - Online Advertising.
* Hiện tại trụ sở chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) tại 292 Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam, là đơn vị của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; với các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc:
1. Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 1 - VDC1, Trụ sở 292 Tây Sơn TP - Hà Nội.
2. Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 - VDC2, Trụ sở125 Hai Bà Trưng TP - Hồ Chí Minh
3. Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 3 - VDC3, Trụ sở 24 Lê Thánh Tông TP - Đà Nẵng.
1.1. Lịch sử phát triển của công ty
Năm 1989: Công ty Điện toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập. Xuất phát từ nhu cầu phát triển dịch vụ Tin học, Truyền số liệu của xã hội, ngày 06 tháng 12 năm 1989, quyết định số 1216 - TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện thành lập Công ty Điện toán và Truyền số liệu Bưu điện (VDC).
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong khối Thông tin Bưu điện, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo các quy định của Tổng cục. Có tư cách pháp nhân được mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu theo tên gọi để giao dịch.
Năm 1990 - 1992: Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước
Tổng công ty BCVT Việt Nam giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai dịch vụ Truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước.
Ngày 26 tháng 11 năm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh .
Tổng Giám đốc Tổng công ty chính thức giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1991.
Năm 1992 Tổng công ty BCVTVN giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu làm chủ đầu tư xây lắp công trình tổng đài truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC.
Năm 1993 - 1994: Mạng Truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC ra đời. VIETPAC có thể kết nối với các mạng truyền số liệu trong nước và quốc tế, kết nối với mạng điện thoại công cộng, đa dịch vụ kỹ thuật số, Telex… Mạng VIETPAC lắp đặt thiết bị của Alcatel - CIT tại TP - Hà Nội, TP - Đà Nẵng và TP - Hồ Chí Minh.
Năm 1995: Mở rộng mạng truyền số liệu VIETPAC tới 31 tỉnh, thành phố;
Lắp đặt các tổng đài tại các Tỉnh và Thành phố trên cả nước đưa 3 lên 31 điểm có tổng dài chuyển mạch gói
Thiết lập và khai thác một hệ thống Email dung lượng 10.000 thuê bao.
Ngày 28 tháng 11 năm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực I (VDC1), trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng TP - Hà Nội và Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực III (VDC3) trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông TP - Đà Nẵng.
Năm 1996: Quyết định số 420/TCCB/LĐ ngày 9-9-1996 thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), đơn vị thành viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; với các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc;
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 1 - VDC1, trụ sở 75 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 - VDC2, trụ sở 125 Hai Bà Trưng, TP - Hồ Chí Minh.
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 3 - VDC3, trụ sở 12 Lê Thánh Tông TP - Đà Nẵng (nay là 24 Lê Thánh Tông).
Năm 1997: Cung cấp Internet VNN ở Việt Nam
Cung cấp dịch vụ Internet VNN với 08 lớp C địa chỉ, dung lượng 04 Mbps sử dụng phương thức vệ tinh và cáp biển đi các hướng Mỹ, Autralia, Hong Kong. Chuyển DOMAIN NAME: VN của Việt Nam từ nước ngoài về quản lý trong nước.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997 nhận giấy phép IAP (Nhà cung cấp đường truyền nối Internet), và ISP (Nhà cung cấp các dịch vụ Internet).
Ngày 01 tháng 12 năm 1997 chính thức cung cấp VNN công cộng.
Ngày 25 tháng 11 năm 1997, thành lập Trung tâm dịch vụ Gia tăng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Năm 1998: Internet VNN sử dụng 2 Gateway tại Hà Nội có: Telstra 256Kbps; Hong Kong 2Mbps. Tại TP - Hồ Chí Minh có: Sprint 64Kbps; Global One 2 Mbps. Nguồn IP có 7 Class.
Đón nhận thuê bao Internet thứ 10.000 đưa báo Nhân dân lên VNN.
Tăng từ 3 điểm lên 16 điểm truy nhập Internet trực tiếp trên cả nước.
Năm 1999: Internet VNN: Đưa Internet pha 2 vào khai thác, nâng tổng số lên 10 Node truy nhập trực tiếp và mở rộng tới 54/56 Tỉnh thành phố có truy nhập 1260.
Nâng cấp 2 tổng đài Gateway tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để cung cấp dịch vụ Truyền số liệu - Frame Relay.
Bổ sung dung lượng mạng, triển khai hoàn thành tốt dự án. Điện toán hoá Xổ số, sử dụng 300 điểm truy nhập X.25 trong địa bàn Hà Nội
Nhận Huân chương Lao động hạng ba của chủ tịch nước.
Năm 2000: Thực hiện mở thêm 18Mbps của kênh đi quốc tế, nâng tổng dung lượng kênh quốc tế lên 24Mbps, nâng dung lượng trục Bắc - Nam lên 8Mbps.
Có 10 Tỉnh, thành phố có cổng truy nhập trực tiếp và có 51/56 tỉnh, thành phố có truy nhập qua thoại, thực hiện tăng dung lượng cho truy nhập gián tiếp.
Đưa dịch vụ gọi VNN 1268 và 1269 vào khai thác là một bước đột phá làm tăng khả năng cạnh tranh cho dịch vụ VNN - Internet.
Dịch vụ 18001260 trả lời các câu hỏi và hỗ trợ dịch vụ VNN Internet 24/24
Công ty VASC tách ra từ Công ty VDC
Năm 2001: Đưa vào khai thác dịch vụ VNN 1260 - P (dịch vụ Internet trả trước)
Đưa vào cung cấp dịch vụ điện thoại rẻ trên giao thức Internet gọi 171
VDC lần thứ 3 liên tiếp được người sử dụng Internet bình chọn là ISP và ICP tốt nhất.
VDC mở mã truy nhập Gọi VNN1268 và VNN1269 cho thuê bao điện thoại trên toàn quốc, cải tiến cơ bản việc đăng ký sử dụng dịch vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Văn phòng Công ty và VDC1 cùng chuyển địa điểm làm việc về 292 Tây Sơn Hà Nội
Đưa kết quả tuyển sinh Đại học của tất cả trường Đại học trong cả nước lên Web phục vụ tốt công tác tuyển sinh.
Năm 2002: Triển khai cung cấp dịch vụ Roaming VNN/Internet tại tất cả các nước trên thế giới. Cung cấp thử nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL.
VDC1 đón nhận huân chương lao động hạng 3
Tăng dung lượng kênh Internet quốc tế lên 149 Mbps. Nâng dung lượng trục Internet Bắc Nam 187 Mbps. Chỉ số băng thông quốc tế trên 1 thuê bao tương đương các nước trong khu vực.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VDC
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) hoạt động trên các lĩnh vực tin học, truyền báo, truyền số liệu và Internet. Công ty VDC có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Quản lý, vận hành, khai thác mạng truyền số liệu quốc gia, Internet,tin học, quảng cáo, giá trị gia tăng và các dịch vụ khác có liên quan.
- Sản xuất, kinh doanh;
- Các chương trình phần mềm tin học.
- Vật tư thiết bị chuyên ngành truyền số liệu, Internet, viễn ấn, máy tính
- Quảng cáo
- Truyền báo và chế bản điện tử
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có số lao động đến đầu năm 2003 trên 1000 người, được tổ chức thành khối văn phòng công ty và 03 trung tâm tại 3 miền đất nước hoạt động trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
1. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực I - VDC1 có trụ sở tại số 292 Đường Tây Sơn - Hà Nội. VDC1 chịu trách nhiệm hoạt động quản lý và khai thác mạng từ Hà Tĩnh trở ra. ( 28 tỉnh thành).
2. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực II - VDC2 có trụ sở tại số 7 Phạm Ngọc Thạch Q.3 - TP HCM. VDC2 hoạt động, quản lý và khai thác mạng từ Ninh Thuận trở vào.(21 tỉnh thàn)
3. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực III - VDC3 có trụ sở tại Số 24 Lê Thánh Tông - Đà Nẵng . VDC3 hoạt động quản lý và khai thác mạng Từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và Tây Nguyên (12 tỉnh thành)
* Sơ đồ tổ chức và cơ cấu lao động của công ty VDC như sau:
Ban lãnh đạo công ty
Phòng
tổ
chức
Lao động
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật điều hành
Phòng Đầu tư phát triển
Phòng hành chính
Phòng Nghiên cứu ứng dụng PM
Phòng tính cước
Phòng tích hợp và phân tích hệ thống
Ban biên tập
Ban VDCA
Phòng danh bạ
Phòng Quản lý tin học
Ban Quản lý
chất lượng
VDC2
VDC1
VDC3
Sơ đồ tổ chức công ty
V
Công ty có tổng số nhân viên là 1078 người (tính đến năm 2004) hoạt động tại 3 trụ sở là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo luật Nhà nước, theo điều lệ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
1.2.3. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban trong công ty VDC
Văn phòng Công ty có 15 phòng ban:
- Phòng tổ chức lao động: có chức năng về công tác tổ chức bộ máy nhân sự, tiền lương, đào tạo thi đua, an ninh, an toàn, chính sách đối với người lao động.
- Phòng hành chính: có chức năng về công tác văn thư - lưu trữ: lễ tân đối ngoại, thông tin tuyên truyền: nội vụ và làm đầu mối thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: có chức năng về công tác Marketing, kinh doanh sản phẩm dịch vụ, bán hàng, hợp tác kinh doanh.
- Phòng kế toán tài chính: có chức năng về công tác kế toán, thống kê tài chính của công ty
- Phòng kế hoạch: có chức năng về công tác kế hoạch, quản lý tài sản cung ứng vật tư.
- Phòng kỹ thuật điều hành: có chức năng về kỹ thuật công nghệ, điều hành khai thác mạng và thiết bị.
- Phòng đầu tư phát triển: có chức năng về công tác quản lý chất lượng trong các hoạt động của ht sản xuất kinh doanh và quản lý cy.
- Phòng Quản lý tin học: có chức năng về quản lý khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tin học.
- Phòng tính cước: Có chức năng về công tác tính cước và các vấn đề liên quan đến việc tính cước phí các loại hình dịch vụ trên mạng của công ty.
- Ban biên tập báo điện tử: có chức năng về công tác xây dựng, quy hoạch, quản lý nội dung các Websites của công ty; xây dựng; quản lý nội dung trang web VDC - media; Quản lý các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng
- Phòng nghiên cứu ứng dụng phần mềm: là bộ phận sản xuất, thực hiện công tác nghiên cứu công nghệ thông tin và sản xuất các sản phẩm tin học.
- Phòng tích hợp và Phát triển hệ thống: thực hiện công tác nghiên cứu triển khai công nghệ, tư vấn, xây dựng vàphát triển các giải pháp tích hợp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý của công ty.
- Phòng danh bạ: thực hiện làm danh bạ điện tử.
- Ban quản lý dự án VDCA: thực hiện quản lý hoạt động, thực hiện và hỗ trợ các dự án được Công ty giao.
Các phòng Ban thuộc Văn phòng công ty có trách nhiệm tư vấn cho Lãnh đạo công ty quản lý chỉ đạo, giám sát thực hiện theo mảng chức năng được Giám đốc công ty giao, và tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh một số mảng, hay thực hiện một số dự án được Giám đốc công ty giao.
Các trung tâm cũng được tổ chức theo mô hình từ công ty với các phòng ban, đài, độ để quản lý và sản xuất cung cấp dịch vụ.
Các Giám đốc trung tâm có trách nhiệm trước Giám đốc công ty về điều hành quản lý và thực hiện để đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu vực mình phụ trách.
*Số lao động tại VDC có trình độ đại học và trên đại học đạt trên 84%
* Lao động tại VDC có trên 85% là dưới 40 tuổi.
1.3. Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty
1.3.1. Dịch vụ VNN/Internet
Dịch vụ VNN/Internet là tên gọi chung của dịch vụ Internet tại Việt Nam của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam do Công ty Điện toán và Truyền số liệu khai thác và quản lý.
Được chính thức cung cấp từ tháng 12/1997, VNN/Internet cung cấp cho khách hàng khả năng truy cập Internet với nhiều hình thức và mức dịch vụ khác nhau theo hai nhóm dịch vụ: Dịch vụ Internet Dailup gồm: VNN1260, VNN1268, VNN1269,VNN Card; và Dịch vụ Internet trực tiếp.
Đây là dịch vụ tạo ra doanh thu chính cho VDC hiện nay, chiếm khoảng 65%-75% tổng doanh thu và có tốc độ phát triển nhanh (trong đó dịch vụ Internet Dailup chiếm khoảng trên 60% - 65% tổng doanh thu).
1.3.2. Các dịch vụ gia tăng trên Internet
* Dịch vụ web hosting
Dịch vụ web hosting đáp ứng nhu cầu về các hoạt động giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của khách hàng trên Internet thông qua hệ thống máy chủ của VDC hoặc của riêng khách hàng. Web hosting cung cấp khả năng thống kê các chỉ tiêu xác định phạm vi mở rộng hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh. Trong tương lai dịch vụ web hosting sẽ phát triển theo hướng thành một giải pháp tổng thể cho phép người sử dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua mạng Internet. Dịch vụ này bao gồm một hệ thống các dịch vụ như: thiết kế trang web, lắp đặt, kết nối mạng Internet và các dịch vụ như thanh toán điện tử, lưu trữ dữ liệu, giao dịch kinh doanh với "Văn phòng ảo".
* Dịch vụ thư điện tử (VNMail)
VNMail là tên gọi chung cho các loại hình dịch vụ thư điện tử do VDC cung cấp trên thị trường Việt Nam, dịch vụ này bao gồm các loại như là VNNMail, Fmail, Mail Offline, Mail puls và Webmail.
- Dịch vụ thư điện tử Fmail (tiết kiệm - hiệu quả) là dịch vụ thư điện tử độc lập (theo chuẩn SMTP, POP3) với mức cước cố định hàng tháng.
- Dịch vụ mail Offline (Giải pháp thư điện tử trên mạng nội bộ LAN cho những doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ) là dịch vụ cung cáp cho khách hàng khả năng tự xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thư điện tử của riêng mình.
- Dịch vụ Mailplus (Chia sẻ thông tin và chi phí) là dịch vụ vừa sử dụng thư điện tử vừa có khả năng truy nhập Internet giúp cho khách hàng có thể đăng ký Domain Name riêng.
- Dịch vụ Web - Mail (dễ sử dụng với giao tiếp tiếng việt và miễn phí) là dịch vụ thư điện tử với chuẩn SMTP, giao diện Web, hỗ trợ tiếng việt, sử dụng miễn phí và truy nhập mọi nơi với các trình duyệt Web thông dụng.
* Dịch vụ cung cấp thông tin VNN Inforworld
Cung cấp các loại hình thông tin thời sự, văn hoá xã hội, pháp luật, kinh tế,phân tích kinh tế, thị trường chứng khoán.. theo yêu cầu. Và một số các dịch vụ khác như: Trang vàng "Yellow Pages", Điện hoa, các dịch vụ Multimedia, phát thanh truyền hình trên mạng.
1.3.3. Dịch vụ truyền số liệu
* Dịch vụ truyền số liệu VIETPAC (Vietnam Packet Swiching Network)
Đây là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói dựa trên cơ sở giao thức X.25 được kết nối với mạng truyền số liệu toàn cầu, cung cấp môi trường truyền dẫn tin cậy cho khách hàng thông qua khả năng tạo nhóm làm việc khép kín. Là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm để kết nối các mạng máy tính riêng (LAN) phục vụ các ngành; Ngân hàng, tài chính, xổ số, tiết kiệm, giao thông vận tải, quản lý mạng lưới bưu chính viễn thông, du lịch, đăng ký vé, truy nhập các cơ sở dữ liệu tạo mạng diện rộng. Đặc biệt có hiệu quả đối với các cơ sở có nhu cầu sử dụng thường xuyên, yêu cầu tính bảo mật thông tin cao, với dung lượng truyền và tốc độ không lớn.
* Dịch vụ Frame Relay
Đây là dịch vụ nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch gói, hoạt động ở mức liên kết (Link level) thích hợp cho việc truyền số liệu dung lượng lớn. Frame Relay hỗ trợ nhiều thủ tục, chuẩn kỹ thuật khác nhau như TCP/IP, ATM… phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông, yêu cầu làm việc trực tuyến và khách hàng có cường độ lớn.
* Dịch vụ truyền báo viễn ấn
Truyền báo, viễn ấn là dịch vụ truyền, in phim phục vụ khách hàng có nhu cầu phát hành báo, ấn phẩm với phạm vi rộng trên toàn quốc, thay cho việc phát hành báo thông qua sử dụng các phương tiện chuyên chở đường bộ, hàng không.
* Dịch vụ chế bản điện tử - chế bản in
Dịch vụ này phục vụ bằng trang thiết bị hiện đại cho phép in phim khổ rộng tới 46 cm và đáp ứng mọi nhu cầu về chế bản điện tử.
1.3.4. Các sản phẩm tin học
Phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý công văn, phần mềm kế toán tài chính doanh nghiệp…
Xây dựng và triển khai giải pháp cho hệ thống theo dõi và định vị bưu phẩm chuyển phát, hệ thống bán hàng liên mạng, hệ thống thông tin phục vụ thanh toán liên mạng…
2. Thị trường dịch vụ Internet ở Việt Nam và vị thế cạnh tranh của công ty VDC trên thị trường dịch vụ Internet
2.1. Phân tích tổng số và cơ cấu các loại dịch vụ Internet ở Việt Nam
Các dịch vụ cơ bản trên Internet tại Việt Nam bao gồm 4 dịch vụ: Thư điện tử (e-mail), Truyền tệp dữ liệu (files tranfer), Truy nhập từ xa (remote login), Truy nhập cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau.
Các phương thức kết nối Internet cơ bản gồm: kết nối gián tiếp qua mạng thoại, kết nối trực tiếp và các loại kết nối khác (vô tuyến, vệ tinh…)
Phân loại và định hình các dịch vụ trên Internet tại Việt Nam dùng kết hợp dịch vụ cơ bản, dịch vụ gia tăng trên Internet và phương thức kết nối Internet để xác định.
Đến cuối năm 2002 tổng số và cơ cấu dịch vụ trên Internet tại Việt Nam như sau:
- Các dịch vụ truy nhập, đầu nối Internet: trực tiếp và gián tiếp (bao gồm Internet Dailup và Internet Card).
- Các dịch vụ cơ bản trên Internet: Web, FTP, Email, Telnet.
- Các dịch vụ gia tăng trên Internet:
+ Dịch vụ cho thuê chỗ: đặt trang Web, cho thuê chỗ đặt máy chủ.
+ Các dịch vụ thương mại điện tử.
+ Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử.
+ Các dịch vụ Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng.
+ Dịch vụ quảng cáo, kinh doanh quảng cáo trực tuyến Internet - Online Advertising.
Từ khi chính thức cung cấp Internet tại Việt Nam, từ tháng 12 năm 1997 chỉ có VDC (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) là IAp (Internet Access Provider - nhà cung cấp kết nối Internet , nay gọi là IXP - Internet Exchance Provider). Đến cuối năm 2002, FPT và VietTel cũng nhận được giấy phép làm IXP,nhưng hai đơn vị này đang trong giai đoạn chuẩn bị, hoàn thiện, và thử nghiệm mạng để cung cấp dịch vụ kết nối trực tiếp cho khách hàng. Trước năm 2002, tại Việt Nam có duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IAP - nay là IXP) đó là tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (do công ty VDC trực tiếp quản lý), có 5 nhà cung ứng dịch vụ Internet (ISP) đó là:
- Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC).
- Công ty đầu tư và phát triển công nghệ (FPT).
- Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (SPT)
- Công ty Netnam (NetNam).
- Công ty điện tử viễn thông quân đội (VietTel).
Cuối năm 2002, đã có tổng số12 đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP). Các ISP mới được cấp phép là: Công ty Việt Khang, công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC), Công ty Công nghệ mạng (QTNet), Công ty Techcom, Công ty Elinco, Công ty điện tử viễn thông Sài Gòn (SEI), Công ty đầu tư phát triển công nghệ (TDI).
Cho đến cuối năm 2002 đang có 4 ISP chính thức cung cấp dịch vụ đó là: VDC, FPT, NetNam, SPT; các ISP khác đã được cấp phép đang chuẩn bị về điều kiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới để tham gia cung cấp dịch vụ, một số đang cung cấp thử nghiệm dịch vụ.
Trong giai đoạn 1997 - 2002, dịch vụ trên Internet và các đơn vị cung cấp dịch vụ chính tại Việt Nam như sau:
- Các dịch vụ truy nhập, đấu nối Internet: chủ yếu có VDC cung cấp các đường trực tiếp cho khách hàng; cung cấp dịch vụ truy nhập gián tiếp qua điện thoại có các đơn vị: VDC, FPT, NetNam, SPT.
- Các dịch vụ cơ bản trên Internet (Web, FPT, Email, Telnet): được các đơn vị cung cấp gắpn liền sẵn có theo dịch vụ truy nhập gián tiếp qua thoại.
- Các dịch vụ gia tăng trên Internet:
+ Dịch vụ cho thuê chỗ (đặt trang Web, cho thuê chỗ đặt máy chủ) và dịch vụ quảng cáo, kinh doanh quảng cáo trực tuyến trên Internet - Online Advertising: được VDC và FPT phát triển cung cấp cho khách hàng.
+ Các dịch vụ thương mại điện tử (E-Commerce) trên Web, các dịch vụ Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng: đang ở giai đoạn triển kha thử nghiệm, thường được kết hợp giữa các ISP với các công ty tin học và các tổ chức chính phủ khác.
+ Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử: chỉ có ISP và VDC kết hợp với một số đơn vị thuộc VNPT để cung cấp.
Nhìn chung trong giai đoạn 1997 - 2002, là giai đoạn đầu Internet tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ - ISP của Việt Nam rất chú trọng phát triển dịch vụ Internet gián tiếp qua thoại cho khách hàng có gắn liền cung cấp các dịch vụ cơ bản của Internet (Web, Email). Các dịch vụ gia tăng Internet đang bước đầu được các ISP phát triển, hứa hẹn nhiều dịch vụ liên tục phát triển trên các dịch vụ đã có, đây sẽ là các dịch vụ mà các đơn vị sẽ cạnh tranh trong tương lai vì là các dịch vụ tiềm năng và cho lợi nhuận cao trong tương lai.
Dịch vụ Internet gián tiếp trong giai đoạn 1997 -2002 với hai chỉ tiêu cơ bản: số lượng thuê bao và sản lượng thời gian truy nhập, được các ISP đặc biệt quan tâm, nhưng tiêu chí số lượng thuê bao thể hiện thị phần chiếm lĩnh thị phần của các đơn vị, vì thời gian truy nhập trung bình của thuê bao của các ISP là như nhau.
Do đó thị phần Internet Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 thường được tính trên thuê bao gián tiếp của các ISP. Trong giai đoạn này số lượng phát triển thuê bao Internet gián tiếp qua một số năm như sau:
Biểu 2: Thuê bao Internet gián tiếp của ISP
Đơn vị: Thuê bao
Nhà cung cấp
1999
2000
2001
2002
20003
VDV
29.123
60.456
94.072
123.066
420.112
FPT
20.700
29.911
50.969
57.921
113.202
NetNam
2.357
5.332
9.584
10.910
32.526
Saigon Postel
3.479
8.052
11.991
10.740
27.985
Tổng cộng
55.659
103.751
166.616
202.637
693.825
(Nguồn: trung tâm Internet Việt Nam )
Giai đoạn 1997 - 2000 là thời kỳ đầu Internet phát triển ở Việt Nam trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ, nên số người sử dụng Internet cũng chỉ tiêu thuê bao Internet chịu ảnh hưởng nhiều vào cơcấu số lượng cơ quannn, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… cũng như ảnh hưởng bởi độ tuổi của các người sử dụng và ly do sử dụng Internet. Dưới đây là các thống kê về thành phần sử dụng Internet, lý do sử dụng và cơ cấu theo độ tuổi của người sử dụng Internet tại Việt Nam.
* Về cơ cấu khách hàng sử dụng Internet:
Khách hàng chủ yếu tập trung ở đối tượng cá nhân (chiếm 45%), sau đó là các Công ty, Văn phòng đại diện nước ngoài. Các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ (6-7%). Các khách hàng này cũng tập trung tại các khu đô thị lớn. Tại các vùng sâu, vùng xa mặc dù hệ thống Internet đã sẵn sàng cung cấp nhưng số lượng người dùng chưa nhiều do hạn chế về khả năng tài chính và trình độ học vấn.
Biểu 3: Thành phần sử dụng Internet tại Việt Nam
Thành phần sử dụng Internet
Tỷ lệ (%)
Cá nhân Việt Nam
45%
Cá nhân nước ngoài
3%
Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH
15%
Đối tượng hành chính
7%
Văn phòng đại diện
12%
Công ty nước ngoài
4%
Công ty liên doanh
6%
Cơ quan ngoại giao
1%
Cơ quan thông tin
1%
Doanh nghiệp Nhà nước
6%
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
* Về lý do sử dụng Internet:
Tập trung phần lớn là nhu càu tra cứu thông tin và phục vụ công việc, các nhu cầu phục vụ do sở thích người tiêu dùng còn tương đối thấp và tập trung chủ yếu vào đối tượng là học sinh, sinh viên
Biểu 4: Lý do sử dụng Internet
Lý do sử dụng Internet
Tỷ lệ (%)
Yêu cầu của công việc chuyên môn
19%
Yêu cầu của cơ quan
17%
Sở thích cá nhân
28%
Nhu cầu trao đổi thông tin
30%
ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
4%
Những yêu cầu khác
2%
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
* Về độ tuổi người tiêu dùng
Số người sử dụng Internet tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 26 - 35 (chiếm 51%), tuy nhiên không thể bỏ qua một bộ phận tương đối đông đảo khác là giới trẻ chiếm khoảng 30%. Cụ thể như sau:
Biểu 5: Số người sử dụng Internet phân theo độ tuổi
Lý do sử dụng Internet
Tỷ lệ (%)
Dưới 25 tuổi
30%
Từ 26 đến 35 tuổi
51%
Từ 36 đến 45 tuổi
11%
Từ 45 tuổi trở lên
8%
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ Internet trên thị trường
- Cơ sở mạng
Năm 1997 được đánh dấu bằng sự kiện dự án mạng trục Internet quốc gia hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập vào mạng lưới thông tin Internet trên toàn cầu. Đây là loại hình mạng lưới thông tin Internet toàn cầu, là loại hình mang tính chất mũi nhọm của ngành với trình độ công nghệ tiên tiến nhất. Mạng có dung lượng lớn hơn 40 Mbít/sử dụng vốn, 08 lớp C địa chỉ, sử dụng các phương thức vệ sinh và cáp biển đe các hướng Mỹ, úc, Hồng Kông… Xét tổng thể, mạng viễn thông Việt Nam hiện tại có cấu trúc mạng hỗn hợp giữa hình lớn và tandem, đặc biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (mạng tổng đài Hà Nội có dạng hình lưới và mạng tổng đài TP. Hồ Chí Minh là mạng mắt lưới và một mạng tandem thông qua việc sử dụng các tổng đài host). Với cấu trúc mạng truyền dẫn chạy dài theo các đường quốc lộ và trải rộng khắp địa hình cả nước, xuất phát từ Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh với các dự án thiết bị đồng đều, có dự phòng bảo vệ, đặc biệt tuyến trục chính Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, có nhiều tuyến không có dự phòng, chưa thực sự bảo đảm yêu cầu phát triển của Internet. Bộ Bưu chính Viễn thông đã kịp thời áp dụng công nghệ truyền dẫn mới trên thế giới là ADSL để nâng cao chất lượng dịch vụ Internet, đưa Internet tới mọi người dân.
- Khả năng cung cấp dịch vụ
Đến tháng 2/2005, tình hình phát triển Internet ở Việt Nam là:
+ Số lượng thuê bao: 2199312 thuê bao
+ Số lượng sử dụng Internet: 6509964 người
+ Tỷ lệ số dân sử dụng Internet: 7.89%
+ Tổng băng thông kênh nối quốc tế của Việt Nam: 2221 Mbp.
+ Tổng số địa chỉ IPđã cung cấp: 454912
Đây là một tỷ lệ tương đối cao nhưng so với các nước ở trong khu vực Đông Nam á thì tỷ lệ này là thấp.
Biểu 6: Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam á
Tên quốc gia
Dân số (người)
Số ngươi sử dụng Internet
Tỷ lệ (%)
Malayxia
24.000.000
8629000
35,95
Singapore
4225000
2100000
49,70
Brunei
362000
35000
9,66
Thái Lan
63300000
60310000
9,52
Philippines
81500000
3500000
4,29
Việt Nam
81000000
3500000
4,32
Indonesia
231340000
800000
3,45
Lào
592100
15000
0,25
Cambodia
13124000
30000
0,22
Myanmar
51000000
28000
0,05
Khu vực Asean
555772000
31868000
5,73
(Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông - Trung tâm Internet Việt Nam)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ số người sử dụng Internet ở Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Asean, một số nước phát triển như Singapore có số người sử dụng Internet gấp 10 - 20 lần nước ta. Để nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet ngang tầm với các nước trên thế giới và trong khu vực, Bộ chính trị đã đưa ra chỉ thị 58 tạo thêm cơ hội cho các nhà kinh doanh dịch vụ Internet, giúp chúng ta vượt qua mọi thách thức và hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế ở ngay những thập kỷ đầu của thế kỷ.
Bước đầu thực hiện chiến lược đó, hiện nay chúng ta có 3 công ty cung cấp dịch vụ kết nối Internet, 5 công ty cung cấp dịch vụ truy nhập Internet và16 nhà cung cấp thông tin trên Internet.
2.3. Tình hình cầu dịch vụ Internet trên thị trường
- Lĩnh vực thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu và được xem như là sự phát triển tất yếu của Thương mại trong nền kinh tế số hoá. Thương mại điện tử thực sự có vai trò và hiệu quả đích thực khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững vàng (bao gồm các chuẩn của doanh nghiệp, của các nước và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc ế, kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng, nó không phải của riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghẹ thông tin khu vực và toàn cầu), muốn làm được điều đó phải dựa trên nền tảng của Internet bao gồm các phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu, nhờ đó đem lại rất nhiều lợi cíh như: giảm chi phí sản xuất, chi phí bánhàng và tiếp thị, mở rộng quan hệ mua bán với tất cả nước nước trên thế giới qua mạng Internet. Vì vậy đối với Việt Nam đang trên đà phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh việc phát triển Thương mai điện tử trên nền tảng của Internet là việc làm cần thiết.
- Khu vực Nhà nước.
Việc tham gia thành công vào Internet đã khẳng định việc đất nước chúng ta mạnh dạn áp dụng công nghệ hiện đại của thế gới đồng thời cũng khẳng định một sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì nếu chung sta chưa tham gia Internet thì Thủ tướng của đất nước chúng ta không thể ký hiệp định ASEAN ở Singapore, không thể tham gia vào các chương trình kế hoạch về thương mại điện tử của APEC, ASEAN, và sắp tới là lịch trình gia nhập WTO… Hơn nữa việc áp dụng Internet sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý của Chính phủ và các dịch vụ công cộng với mục đích cho phép mọi người dân dễ dàng tìm hiểu các chính sách mới, nghị quyết mới của chính phủ thông qua Internet. Hiện trên Internet Việt Nam, chúng ta đã có gần 20 tờ báo điện tử chính thống các loại, những tờ báo lớn nhất của Đảng và Nhà nước cũng được đưa lên mạng…
- Lĩnh vực giáo dục
Internet là ngành công nghiệp tri thức, với vốn chủ yéu là tri thức. Vận may của các công ty Việt Nam chính là ở đây. Chúng ta không phải phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quá nhiều so với rất nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp Internet chính là ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam.Nhưng điều kiện về con người của Việt Nam trong ngành Internet đúng là tiềm năng nhiều hơn nữa cho đào tạo nguồn nhân lực này thông qua ngành giáo dục. Trước đây chỉ có một số trường đại học và trung học nối mạng Internet nhưng con số này là không nhiều. Vì vậy, để hỗ trợ đưa mạng Internet tới trường học đây là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tính đến nay, đã có tất cả 64 tỉnh thành trên cả nước đã hoàn thành xong chương trình đưa Internet tới các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố (nguồn bộ giáo dục và đào tạo… Tổng số trường họcd dã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau:
Tổng số trường đại học và cao đẳng đã hoàn thành là 235/235 trường đạt 100%. Tổng số trường trung học phổ thông là 1923/2057 trường,đạt 93,48%.
- Các đối tượng khác:
Đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới, trước kia không thể có điều kiện thì nay đã nhận được đều đặn hàng ngày, hàng giờ các thông tin thời sự về sự phát triển và đi lên không ngừng của đất nước.
Trong mấy năm qua kể từ ngày khai trương Internet ở Việt Nam 19/11/1997. Internet đã bổ sung một cách hoàn hảo cho báo chí (bản giấy), phát thanh truyền hình tạo thành một hệ thống truyền thông hữu hiệu, góp phần tạo nên thắng lợi của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới những năm qua.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn và được phổ biến áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Với một nền kinh tế hứa hẹn phát triển cao, Việt Nam có thể trở thành một thị trường hấp dẫn cho Internet trong một hai thập kỷ tới. Thị trường Việt Nam là hứa hẹn hơn nhiều so với thoạt nhìn, nếu quan niệm một cách đúng đắn rằng thị trường không chỉ là mục đích tiêu thụ, mà đồng thời là một nguồn cung cấp. Trong trường hợp của Việt Nam, đó là nguồn tri thức yêu lao động dồi dào hiếm có trên thế giới.
Như vậy, muốn thực hiện được nhiều giải pháp nêu trên thì không những cần sự nỗ lực của công ty VDC mà còn cần sự nỗ lực của toàn xã hội.
2.4. Xu hướng vận động của thị trường dịch vụ Internet tại Việt Nam
- Dung lượng kênh và hướng kết nối quốc tế
Biểu 7: Dung lượng kênh và hướng kết nối
Đơn vị
Hướng kết nối
Dung lượng (Mbps)
Tổng dung lượng (Mbps)
VNPT/VDC
Kornet (korea)
0.5
292.5
Singtel (Singapore)
155
Reach (HongKong)
135
Kdd (Japan)
2
FPT
Reach (HongKong)
44
44
SPT
Reach (HongKong)
2
2
Vietel
Dacom
(HongKong)
2
8
Singtel (Singapore)
4
Reach (HongKong)
2
ETC
Kornet (korea)
2
2
Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam
348.5
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
- Tình hình phát triển thuê bao Internet ở Việt Nam tháng 2/2005
+ Số lượng thuê bao quy đổi: 2199321
+ Số người sử dụng Internet: 6509964
+ Tỷ lệ số dân sử dụng Internet: 7,89%
Đồ thị 2: Tình hình phát triển thuê bao Internet Việt Nam 2000 - 2004
Phát triển thuê bao Internet Việt Nam
2000 - 2004
(Nguồn: Tạp chí Xã hội thông tin kỳ 1 - số xuân năm 2005)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh từ 104120 thuê bao năm 2000 lên 2000000 thuê bao năm 2004.
Như vậy có thể thấy rằng thị trường Internet của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng cả về quy mô cũng như chất lượng.
+ Về quy mô: Khối lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet ngày càng tăng,không chỉ giới hạn ở những thành phố lớn mà được mở rộng trên phạm vi cả nước, không chỉ giới hạn ở những người có thu nhập cao nữa mà đã được phổ biến sử dụng cả ở những đối tượng là học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông…
+Về chất lượng: Chất lượng dịch vụ Internet không ngừng được cải thiện với nhiều hệ thống thiết bị hiện đại
2.5. Tình hình cạnh tranh của VDC trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet
2.5.1. FPT (công ty truyền thông FPT)
- Là công ty thành viên của tập đoàn FPT, trước đây Công ty Truyền thông FPT là Trung tâm Internet FPT thuộc Công ty FPT trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ.
- Là IXP, ISP lớn thứ hai trên thị trường, (IXP: Internet Exchance Provider = Nhà cung cấp đường truyền Internet, ISP: Internet Service Provider = nhà cung cấp dịch vụ Internet), với thị phần trong giai đoạn 1997 - 2002 luôn chiếm 20% - 25%, FPT luôn theo sau đơn vị dẫn đầu thị trường - VDC một khoản cách lớn về thị phần thị trường Internet Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh, công ty FPT là một đối thủ thách thức thị trường luôn đối đầu trực tiếp với VDC ở hai thành phố này để giành thêm thị phần tăng mức sinh lợi cho mình.
- Phạm vi cung cấp: Hà Nội, Hồ Chí Minh.
- Kết nối trực tiếp quốc tế: 22MB trực tiếp với Hong Kong.
- Mã truy nhập Internet gián tiếp: 1280
- Dịch vụ cạnh tranh: Internet gián tiếp, Prepaid Card, Internet trực tiếp tại các toà nhà.
* Thế mạnh
- Khả năng tích hợp với giải pháp tin học và thiết bị. Tham gia cung cấp Internet tại Việt Nam ngay từ đầu khi xuất hiện và đã có sự chuẩn bị từ trước do có xây dựng từ năm 1996 cách mạng Internet có tính năng công nghệ và các ứng dụng giống Internet.
- Chiếm kênh thông tin công cộng khá tốt. Do là thành viên tập đoàn FPT đơn vị có tham gia triển khai cài đặt mạng lưới Internet Việt Nam (sau được giao cho VDC chủ quản sử dụng)nên rất hiểu về mạng lưới Internet Việt Nam và có sẵn nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư phát triển mạng lưới và dịch vụ Internet của FPT.
- FPT có nhiều quản lý và kỹ thuật giỏi, họ được chủ động quyết định đảm bảo thời gian phản ứng sự việc nhanh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác. FPT luôn chú trọng việc đãi ngộ, tạo môi trường làm việc phù hợp cho những người chủ chốt này nên hình thành nhóm làm việc ngày càng năng lực và hiệu quả.
- Thiết bị và phần mềm đồng bộ ổn định. Triển khai các dịch vụ mới rất nhanh vì giảm thiểu được các thủ tục trong nội bộ.
* Điểm yếu
- Mạng lưới chỉ giới hạn tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, phải nối qua VDC để ra quốc tế (vì VDC vừa là một ISP như FPT nhưng VDC này là IAP duy nhất). Phạm vi cung cấp dịch vụ chỉ tập trung Hà Nội và Hồ Chí Minh nên mất nhiều khách hàng tiềm năng.
- Đầu tư thiết bị mạng lưới phục vụ cung cấp Internet còn giới hạn, thiếu nghiên cứu đi đầu các công nghệ mới để chủ động xuất hiện các dịch vụ mới.
2.5.2. SPT (Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn)
- ISP lớn thứ ba, chiếm khoảng 6% - 8% thị phần của Internet Việt Nam
- Phạm vi cung cấp: Hà Nội, Hồ Chí Minh.
- Không có đường kết nối trực tiếp quốc tế (chỉ dùng qua VNPT).
- Mã truy nhập Internet gián tiếp: 1270
- Dịch vụ cạnh tranh: Internet gián tiếp (account dial -up)
- Chính sách phát triển dịch vụ: Phát triển dịch vụ thông qua khuyến mãi giá:
Hình thức tập trung vào bán gói dịch vụ với giá cố định cho cả năm.
* Điểm mạnh
- Lãnh đạo chủ chốt của SPT là những người rất am hiểu về viễn thông Internet của Việt Nam và thế giới nên có các quyết định chi phí đầu tư của SPT rất phù hợp .
- Khuyến mãi dịch vụ (thực hiện liên tục, với giá trị khuyến mại lớn)
- Hệ thống giới thiệu dịch vụ phát triển.
* Điểm yếu
- Phạm vi cung cấp giới hạn tại Hồ Chí Minh (chủ yếu) và Hà Nội
2.5.3. NetNam (Công ty NetNam)
- Là đơn vị trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên Việt Nam rất có kinh nghiệm về Internet và phát triển các dịch vụ gia tăng, chiếm khoảng 5 -7% thị phần của Internet Việt Nam.
- ISP (bắt đầu cung cấp dịch vụ từ thời gian 1997)
- Phạm vi cung cấp: Hà Nội, Hồ Chí Minh
-Kết nối quốc tế trực tiếp: 256 KB đi úc.
- Mã truy nhập Internet gián tiếp> 1284
- Dịch vụ cạnh tranh: Internet gián tiếp và card.
* Điểm mạnh
- Là đơn vị trực thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên Việt Nam nên rất có kinh nghiệm về Internet.
- Luôn đầu tư hiệu quả các thiết bị cần dùng cho cung cấp dịch vụ Internet.
- Luôn có và được bổ sung thường xuyên nhân lực giỏi về kỹ thuật phục vụ cung cấp dịch vụ Internet.
*Điểm yếu
- Quy mô doanh nghiệp quá nhỏ và thiết bị mạng lưới, công nghệ sử dụng còn thấp so với VDC, FPT.
- Phạm vi cung cấp giới hạn tại Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Quy mô doanh nghiệp quá nhỏ và thiết bị mạng lưới, công nghệ sử dụng còn thấp so với VDC, FPT.
2.5.3. Vietel (Công ty Bưu chính Viễn thông Quân đội)
- Là đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng nên có lợi thế rất lớn về phát triển mạng lưới và nhân sự kỹ thuật cao. Bắt đầu cạnh tranh vào Internet gián tiếp và trực tiếp, trước đây chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại VOIP - dịch vụ 178
- Là IXP, ISP tiềm năng.
- Phạm vi cung cấp: Hà Nội, Hồ Chí Minh
- Kết nối trực tiếp quốc tế: 2MB trực tiếp với quốc tế
- Mã truy nhập Internet gián tiếp: 1278.
- Dịch vụ cạnh tranh: Internet trực tiếp, sắp sửa tham gia Internet gián tiếp.
- Chính sách phát triển dịch vụ: Phát triển dịch vụ thông qua năng lực mạng cáp có sẵn của Bộ Tư lệnh Thông tin.
3. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ Internet tại công ty VDC.
3.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC
Biểu 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 3 năm gầy đây.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu
270.709
344.000
437.000
Tổng chi phí
234.700
295.000
385.000
Lợi nhuận sau thuế
36.009
49.000
52.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC từnăm 2002 đến năm 2004)
Đồ thị 3: Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng doanh thu của VDC
từ năm 2000 - 2004
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu năm 2000 - 2004
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC từ năm 2000 - 2004)
Nhận xét: Như vậy doanh thu của công ty VDC qua 3 năm đều có sự tăng trưởng và tỷ lệ doanh thu ngày càng cao. Lợi nhuận sau thuế của năm 2003 tăng đáng kể so với năm 2002 mặc dù mức tăng tổng chi phí nhiều hơn so với mức tăng của tổng doanh thu là do lợi nhuận bất thường tăng đáng kể năm 2003. Năm 2004 so với năm 2003, mặc dù lợi nhuận bất thường giảm những mức tăng của tổng doanh thu lại lớn hơn mức tăng tổng chi phí rất nhiều nên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2002 và có sự gia tăng lớn hơn so với sức tăng năm 2002.
Do đó có thể nhận thấy mặc dù có những thay đổi thường xuyên trong cơ cấu doanh thu và chi phí nhưng công ty VDC vẫn đạt được tăng trưởng ổn định, doanh thu và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước và ngày càng có sự tăng trưởng cao.
Kết quả đó được từ những chỉ tiêu sau:
Ta có:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các năm như sau::
Biểu 9:
Năm 2004
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2004
Thực hiện năm 2004
Tỷ lệ HT KH (%)
So với năm 2003
1
2
3
4
5
6
7
I
Sản lượng, thuê bao
A
Dịch vụ Frame Relay
Thuê bao phát triển
T.bao
240
480
200%
320%
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bao
803
249%
B
Dịch vụ Mega VNN
Thuê bao phát triển
T.bao
15250
19631
129%
243%
Thuê bao có trên mạng
T.bao
27697
343%
C
Dịch vụ Internet
1
Internet trực tiếp
Thuê bao phát triển
T.bao
700
834
119%
108%
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bo
2775
143%
2
Internet gián tiếp
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bao
556728
123%
Sản lượng
tỷ phút
3,580
3,585
100%
124%
D
Dịch vụ truyền báo
Sản lượng trang in phim
Trang
34000
34800
102%
124%
II
Doanh thu
Tỷ đồng
1
Tổng doanh thu phát sinh
Tỷ đồng
244,170
260,210
107%
112%
Doanh thu BC-VT phát sinh
Tỷ đồng
244,070
260,210
107%
112%
Trong đó bán hàng hoá
Tỷ đồng
54,544
61,076
121%
105%
2
Tổng doanh thu thuần
Tỷ đồng
462,061
475,498
103%
127%
Tổng doanh thu BC-VT thuần
Tỷ đồng
461,011
475,290
103%
127%
Trong đó bán hàng hoá
Tỷ đồng
54,544
61,067
121%
105%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC từ năm 2002 đến năm 2004)
Biểu 10: Năm 2003
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2004
Thực hiện năm 2004
Tỷ lệ HT KH (%)
So với năm 2003
1
2
3
4
5
6
7
I
Sản lượng, thuê bao
A
Dịch vụ Frame Relay
Thuê bao phát triển
T.bao
176
156
89%
158%
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bao
542
532
98%
131%
B
Dịch vụ Internet
1
Internet trực tiếp
T.bao
Thuê bao phát triển
T.bao
120
755
629%
123%
Thuê bao hiện có trên mạng
1.191
1.8256
153%
170%
2
Internet gián tiếp
Thuê bao phát triển
T.bao
167.180
166.510
99.6%
117%
Sản lượng
Nghìn phút
2.446.942
2.807.000
115%
175%
Thuê bao hiện có
T.bao
438.350
437.680
99.8%
157%
D
Dịch vụ truyền báo
Sản lượng trang in phim
Trang
27.825
31.168
112%
113%
II
Doanh thu
Tr đồng
1
Tổng doanh thu phát sinh
Tr đồng
173.140
204.094
118%
141%
Doanh thu BC-VT phát sinh
Tr đồng
172.140
203.634
118%
141%
Trong đó bán hàng hoá
Tr đồng
31.500
31.500
100%
166%
2
Tổng doanh thu thuần
Tr đồng
319.940
344.000
108%
133%
Tổng doanh thu BC-VT thuần
Tr đồng
318.940
343.540
108%
133%
Trong đó bán hàng hoá
Tr đồng
31.500
31.500
100%
166%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC từ năm 2002 đến năm 2004)
Biểu 11: Năm 2002
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2004
Thực hiện năm 2004
Tỷ lệ HT KH (%)
So với năm 2003
1
2
3
4
5
6
7
I
Sản lượng, thuê bao
120,600
144,716
120%
134%
A
Dịch vụ truyền số liệu (bao gồm cả Frame Relay)
Thuê bao phát triển
T.bao
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bao
B
Dịch vụ điện tử
Thuê bao phát triển
T.bao
15250
19631
129%
243%
Thuê bao có trên mạng
T.bao
27697
343%
C
Dịch vụ Internet
1
Internet trực tiếp
Thuê bao phát triển
T.bao
700
834
119%
108%
Thuê bao hiện có trên mạng
T.bo
2775
143%
2
Internet gián tiếp
Thuê bao phát triển
T.bao
556728
123%
Sản lượng
tỷ phút
1,350
1,600
119%
192%
D
Dịch vụ truyền báo
Sản lượng trang in phim
Trang
29.000
27.500
95%
96%
II
Doanh thu
Tỷ đồng
1
Tổng doanh thu phát sinh
Tỷ đồng
120.6000
144.716
120%
134%
Doanh thu BC-VT phát sinh
Tỷ đồng
120.000
144.307
120%
135%
Trong đó bán hàng hoá
Tỷ đồng
19.000
19.000
100%
97%
2
Tổng doanh thu thuần
Tỷ đồng
215.000
258.378
120%
119%
Tổng doanh thu BC-VT thuần
Tỷ đồng
214.400
258.46
121%
120%
Trong đó bán hàng hoá
Tỷ đồng
19.000
19.000
100%
97%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VDC từ năm 2002)
Biểu 12: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Yếu tố chi phí
Số tiền
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
1. Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá
0
0
0
Trong đó: Doanh thu trao đổi sản phẩm, hàng hoá
0
0
0
2. Doanh thu cung cấp dịch vụ
275.000
373.000
117.000
3. Trong đó: Doanh thu trao đổi sản phẩm, hàng hoá
0
0
0
3. Lãi tiền gửi, tiền cho vay
500
899
326
4. Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu
0
0
0
5. Cổ tức, lợi nhuận được chia
0
0
0
6. Lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá
0
132
0
7. Lãi bán hàng trả chậm
0
0
0
8. Chiết khấu thanh toán được hưởng
0
0
0
9. Doanh thu tài chính khác
0
0
0
Tổng cộng
275.500
374.631
117.326
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC từ năm 2002 đến 2004)
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Biểu 13: Năm 2004
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kỳ trước
Kỳ này
1
2
3
4
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Bố trí cơ cấu tài sản:
- Tài sản cố định/Tổng số tài sản (%)
%
51,87
53,23
- Tài sản lưu động/Tổng số tài sản (%)
%
48,13
46,77
1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
60,82
53,92
- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
39,18
46,08
2. Khả năng thanh toán
2.1. Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1,64
1,85
2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1,00
1,05
2.3. Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,29
0,17
2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Lần
1,02
0,94
3. Tỷ suất sinh lợi
3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
%
11,76
14,76
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
%
8,17
9,48
3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
%
5,69
4,01
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
%
3,95
2,58
3.3. tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
%
10,09
5,59
Biểu 14: Năm 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kỳ trước
Kỳ này
1
2
3
4
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Bố trí cơ cấu tài sản:
- Tài sản cố định/Tổng số tài sản (%)
%
44,63
57,56
- Tài sản lưu động/Tổng số tài sản (%)
%
55,37
42,44
1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
72,89
63,52
- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
27,11
36,48
2. Khả năng thanh toán
2.1. Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1,37
1,57
2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
0,96
0,83
2.3. Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,24
0,32
2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Lần
0,91
1,01
3. Tỷ suất sinh lợi
3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
%
16,62
13,59
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
%
10,70
8,83
3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
%
16,91
12,67
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
%
10,89
8,23
3.3. tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
%
40,17
22,55
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VDC từ năm 2002 đến năm 2004)
3.2. Tình hình kinh doanh dịch vụ Internet tại Công ty VDC
3.2.1. Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu và tìm kiếm khách hàng
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó đều phải nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường (đó là thị trường nào? cho ai? loại dịch vụ gì?) để lựa chọn loại hình dịch vụ, phương thức kinh doanh, cách thức để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất đến từng khách hàng. Muốn thành công trong kinh doanh dịch vụ nhất là dịch vụ Internet - một dịch vụ còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường đầu tiên.
Ngay từ khi Internet bắt đầu được phép kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1997, công ty đã nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ triển khai cung cấp dịch vụ, công ty đã tiến hành nghiên cứu ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh … nhằm xây dựng thương hiệu cho mình. Nhưng do Internet là một lĩnh vực mới, sự đồng thuận phát triển mạng Internet chưa cao, nhận thức và nhu cầu của xã hội về Internet còn thấp, người dân Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng sử dụng loại dịch vụ này, chỉ có những người có thu nhập cao, trình độ học vấn cao mới sử dụng loại hình dịch vụ này. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp nào: thượng lưu, trung lưu, trí thức hay công nhân là một trong những bước rất quan trọng để tạo nên sự thành công khi tiến hành kinh doanh dịch vụ Internet.
Khi đã bắt đầu định hình được lượng khách hàng, cần tìm kiếm thêm lượng khách hàng tiềm năng trong khi dịch vụ Internet ngày càng phát triển và đã bắt đầu thu hút được khách hàng từ nhiều tầng lớp, họ ưa chuộng và sử dụng Internet nhiều hơn. Công ty đã luôn bám sát khách hàng để xác định nhu cầu của khách hàng một cách chính xác nhất. Việc ổn định, tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ, mở rộng thị trường là việc làm cần thiết đối với công ty.
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động, cạnh tranh quyết liệt, khi xu thế phát triển và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, ở giai đoạn mới, khó khăn là phải làm chủ được khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, để khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh đang rộng mở, thì các biện pháp tiếp cận khách hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Công ty đã tạo dựng uy tín của mình bằng chính chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Công ty đã và đang tiến hành nghiên cứu những thị trường mới ở trong nước nhu một số tỉnh ở vùng sâu và mở rộng thị trường, liên doanh với một số công ty nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, VDC đã có mạng kết nối quốc tế với các nước: Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, úc… Kể từ khi chính sách quản lý Nhà nước với lĩnh vực Internet có những thay đổi với hướng ưu tiên cho các đối tượng đặc biệt như y tế, giáo dục… thì công ty cần nắm bắt một cách chính xác nhu cầu của từng nhóm khách hàng nhằm thoả mãn tốt nhất.
3.2.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh dịch vụ Internet
Trong mỗi kỳ kinh doanh dịch vụ Internet, VDC đều tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho toàn công ty trên cơ sở định hướng chính xác chiến lwocj phát triển và nắm bắt đúng thời cơ phát triển thị trường, mở rộng dịch vụ.
Nếu như ở giai đoạn đầu, mới bước vào cơ chế thị trường, mục tiêu đề ra là làm thế nào để khẳng định được vị trí VDC trước lĩnh vực Internet còn mới mẻ ở Việt Nam, qua đó khẳng định được chiến lược đầu tư đúng đắn. Chiến lược mà công ty đặt ra là nhằm giới thiệu VDC là ai? VDC có dịch vụ gì?, và việc làm này đã được bắt đầu ngay tù việc nghiên cứu lôgô một cách có ấn tượng.
Khi VDC đã bắt đầu có tên tuổi trên thị trường kinh doanh dịch vụ Internet, chiến lược mà công ty đề ra là quảng bá hình ảnh của VDC, ấn tượng của VDC thông qua việc đầu tư phát triển mạng Internet với công nghệ tiên tiến nhất, chiếm lĩnh thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng phức tạp và gay gắt, đối tượng kinh doanh lại rất đặc thù, chiến lược mà công ty đưa ra là trở thành đối tác tin cậy của khách hàng, chất lượng vì khách hàng chiến lược dịch vụ đưa ra là hướng dẫn tiêu dùng và thân thiện với khách hàng nhằm giữ vững thị phần của mình, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường.
Dựa trên những định hướng kinh doanh của công ty, nhằm giữ vững, từng bước mở rộng vững chắc mạng lưới và hệ thống dịch vụ truyền thống, tiến hành đầu tư và phát triển mạng Internet với công nghệ tiên tiến nhất, chiếm lĩnh thị trường, củng cố uy tín và thương hiệu VDC việc hoạch định ra những kế hoạch cụ thể là rất quan trọng thông qua nhiều chỉ tiêu doanh thu, mục tiêu sản lượng, mục tiêu số thuê bao đối với từng dịch vụ cụ thể của Internet/vnn, dựa trên sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty với triết lý "uy tín và tốc độ". Công ty đã đưa ra một số mục tiêu cơ bản trong kế hoạch kinh doanh dịch vụ Internet năm 2005 như sau:
+ Mục tiêu thị phần: đạt mức thị phần trung cuối tháng 12/204 là 60-65% cho dịch vụ Internet gián tiếp, thị phần về sản lượng chiếm 70-75% cho dịch vụ Internet trực tiếp, với năng lực mạng lưới không ngừng mở rộng, nâng cấp và điều chỉnh cấu trúc phù hợp, VDC đảm bảo vị trí của nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet có số lượng kênh quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với dung lượng, chất lượng mạng lưới luôn ổn định.
+ Mục tiêu giá cước: việc xây dựng giá cước bán sản phẩm dịch vụ, mức phân chia cước và mức thanh toán phải được điều chỉnh linh hoạt thích ứng với những chiến lược của thị trường và tâm lý của khách hàng nên mức giá cước đưa ra cần tính toán với chi phí cung cấp dịch vụ, dựa trên quan điểm xây dựng phương án giá theo quy định của thị trường. Từng bước chủ động quyết định chính sách giá trên cơ sở cung cầu, mức độ cạnh tranh và chi phí sản xuất, đảm bảo bù đắp chi phí có lãi và có tính đến tương quan khu vực, thế giới và tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
+ Mục tiêu bán hàng: tiến hành phối hợp cung cấp dịch vụ với Bưu điện các địa phương thông qua việc hợp tác bán hàng, phát triển đại lý với các đơn vị trong và ngoài ngành, với tỷ lệ hoa hồng hợp lý, tổ chức phát huy những tiềm năng của chính mình trong công tác bán hàng nhất là sử dụng máy tính hoá các khâu cung cấp dịch vụ và phát triển các kênh bán hàng, xây dựng để bán hàng qua mạng và thanh toán qua mạng cho các dịch vụ.
+ Mục tiêu chăm sóc khách hàng, quảng cáo và khuyến mại: với mục tiêu "tất cả vì khách hàng", công tác chăm sóc, hỗ trợ khách hàng được quan tâm đặc biệt thể hiện qua các hình thức giảm giá, khuyến mại… công ty đã thực hiện chu đáo công tác chăm sóc khách hàng như tổ chức tặng quà, lịch, thiếp nhân dịp năm mới, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các ngày lễ của ngành, cơ quan, tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm… Nhờ đó một mặt giữ vững được lượng khách hàng của công ty, đồng thời cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh tốt đẹp của công ty, tăng uy tín trên thương trường. Ngoài ra công ty phải tăng cường quảng cáo thông tin về kênh bán hàng trên toàn quốc theo từng chủ đề.
3.2.3. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Internet
3.2.3.1. Tổ chức kênh phân phối dịch vụ Internet
Mỗi sản phẩm dù là hàng hoá hay dịch vụ đều cần có các hệ thống phân phối sản phẩm với người tiêu dùng. Do những đặc trung chung của ngành Bưu chính viễn thông quyết định đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty VDC kinh doanh. Vì vậy để thích ứng với thị trường, nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, VDC đã lựa chọn kênh phân phối dài, không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà hầu như qua kênh phân phối trung gian, được xem là một công cụ tối ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty, nó giúp cho việc thu cước phí sử dụng Internet hầu như gắn liền với việc thu cước phí sử dụng Internet hầu như gắn liền với việc thu cước sử dụng do đó thuận tiền cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Hệ thống kênh phân phối dịch vụ Internet của công ty VDC
Quản lý toàn ngành/VNPT
Quản lý kinh doanh, điều hành,
khai thác/VDC
Khai thác mạng và dịch vụ/VDC1
Khai thác mạng và dịch vụ/VDC3
Khai thác mạng và dịch vụ/VDC2
Bưu điện địa phương
Đại lý
Đối tác cung cấp dịch vụ
Khách hàng
Hiện nay ở nước ta có 64 bưu điện tỉnh - thành đều kinh doanh dịch vụ Internet, có 1500 đại lý Internet công cộng và hơn 500 đại lý cung cấp dịch vụ của VDC. Ngoài ra công ty cũng sử dụng cả hình thức bán hàng trực tiếp nhưng số lượng này không nhiều chỉ chiếm khoảng 15%. Với tiêu chí đổi mới quản lý trước cạnh tranh và hội nhập, hiện nay công ty VDC đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001: 2000 để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho mình đặc biệt là đã triển khai áp dụng vào kinh doanh dịch vụ Internet.
Như vậy, kênh bán hàng của công ty đã được cải tiến căn bản. Công ty đã sử dụng một cách triệt để hệ thống bán hàng nhằm đưa Internet đến tận tay khách hàng nhanh nhất. Công ty đã xây dựng một qui trình chi tiết phối hợp cung cấp dịch vụ với Bưu điện địa phương, hợp tác bán hàng, phát triển đại lý với các đơn vị trong và ngoài ngành. Ban hành hướng dẫn công tác, quy chế phát triển đại lý VNN1260, đại lý bán thẻ VNN1260-P, ban hành tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý bán các dịch vụ… đồng thời triển khai đại lý Internet công cộng theo 2 phương thức: ký hợp đồng trực tiếp (nhằm rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện phát triển thêm nhiều khách hàng mới) và hỗ trợ bưu điện đại phương phát triển đại lý. Nhưng mặt khác do công tác tổ chức kênh phân phối như sự phối hợp giữa công ty và các bưu điện địa phương các đại lý chưa chặt chẽ… điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ dịch vụ Internet.
3.2.3.2. Hệ thống giá dịch vụ Internet
Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet và ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam vẫn là ngành độc quyền giá do Nhà nước qui định. Vì vậy, VDC phải áp dụng giá của Nhà nước, do Nhà nước ban hành cho toàn bộ ngành Bưu chính viễn thông, đối với toàn bộ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Đối với dịch vụ kết nối, truy cập Internet, OSP viễn thông được thực hiện theo quy định về giá và cước VNPT. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet- VDC phải kinh doanh theo bảng giá cước đã qui định sẵn. Nhà nước có chính sách quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập, dịch vụ kết nối Internet đến mức bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực nhằm phổ cập nhanh Internet ở Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, thị trường Bưu chính - viễn thông và Internet Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet. Cùng với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và sự phát triển không ngừng về công nghệ, trong những năm qua đã có hàng loạt những thay đổi về giá cước dịch vụ Internet, điều đó cũng có nghĩa hoạt động Internet đang có sự cạnh tranh không ngùng giữa các nhà cung cấp, khách hàng được hưởng những dịch vụ với những công nghệ mới, giá rẻ, chất lượng càng cao.
- Cước thuê bao không thu cước thuê bao dịch vụ VNN1260, VNN1268 và VNN1269.
- Cước phí truy nhập: Biểu giá dịch vụ Internet gián tiếp của VDC
+ Dịch vụ VNN1260 (đăng ký thuê bao có email dạng name@mail.vnn.vn)
Biểu 15: Giá cước dịch vụ VNN1260
Thời gian sử dụng trong tháng
Đến
5 giờ
Từ trên 5 giờ đến 10 giờ
Từ trên 10 giờ đến 20 giờ
Từ trên 20 giờ đến 35 giờ
Từ trên 35 giờ đến 50 giờ
Trên 50 giờ
Mức cước
180đ/phút
150đ/phút
120đ/phút
100đ/phút
70đ/phút
40đ/phút
+ Dịch vụ VNN1269 (sử dụng khi quay số thoại 1269 có truy nhập được trang Web quốc tế)
Biểu 16: Giá cước dịch vụ VNN1269
Thời gian sử dụng trong tháng
Đến
5 giờ
Từ trên 5 giờ đến 15 giờ
Từ trên 15 giờ đến 30 giờ
Từ trên 30 giờ đến 50 giờ
Trên 50 giờ
Mức cước
150đ/phút
130đ/phút
100đ/phút
70đ/phút
40đ/phút
+ Dịch vụ VNN1268 (sử dụng khi quay số thoại 1268 chỉ truy cập được trang Web trong nước)
Biểu 17: Giá cước dịch vụ VNN1268
Thời gian truy nhập
Từ trên 7 giờ đến 24 giờ trong ngày
Từ 24 giờ đến 7 giờ trong ngày
Mức cước
130đ/phút
100đ/phút
- Cước thông tin: 20 đồng/phút
Giá cước truy nhập Internet đã giảm đi đáng kể so với nhiều năm trước (theo thống kê giá cước giảm tới 40%) nhưng giá cước này vẫn cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng Internet của người dân dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế, một nền kinh tế số hoá, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet của VDC. Chính vì vậy, việc đưa ra một chính sách giá linh hoạt là cần thiết, để thích ứng với những diễn biến của thị trường và tâm lý của khách hàng. Hiện nay công ty đã áp dụng rất nhiều lựa chọn giá khác nhau cho khách hàng trên cơ sở của bảng giá cước do Nhà nước ban hành. Công ty đã thực hiện điều chỉnh giá cước vừa đúng quy định và chiính sách giá cước của ngành, vừa sát với thị trường và có tính cạnh tranh cao như: giá cước hoà mạng và thuê bao, giảm giá cước theo từng thời điểm truy nhập, điều chỉnh mốc thời gian tính cước và ở các điểm truy nhập công cộng với mức giá cước thấp.
3.2.3.3. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh dịch vụ Internet của công ty VDC
Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marekting) là nhóm công cụ mang tính bề nổi của marketing hỗn hợp có chức năng truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng, tạo lòng tin và thuyết phục thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Muốn tồn tại và phát triển, điều kiện cần và đủ là doanh nghiệp phải sử dụng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp như: quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết xác lập hỗn hợp truyền thông và ngân sách dành cho truyền thông thích hợp. Để khẳng định hình ảnh và uy tín của mình trên thị trường, đồng thời hướng dẫn tiêu dùng và bán hàng mang lại lợi ích cho khách hàng, công ty VDC đã không ngừng đầu tư và quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này.
Các hình thức mà công ty áp dụng để quảng bá hình ảnh của mình như thông qua các cuộc thi về công nghệ thông tin. Các tài liệu và ấn phẩm về sản phẩm dịch vụ của công ty… đã góp phần tuyên truyền và quảng bá tốt sản phẩm và dịch vụ nhất là ấn phẩm khám phá VNN và tạp chí Internet đã được đông đảo khách hàng và độc giả quan tâm.
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet tại công ty VDC
* Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng thuê bao và doanh thu của dịch vụ Internet tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2004 tăng 8% về doanh thu so với năm 2003 và trên 5% về số thuê bao cho tất cả các loại hình truy nhập. Sự tăng lên này là do có sự đóng góp của các dịch vụ Internet trực tiếp và Internet gián tiếp.
- Dịch vụ Internet gián tiếp
+ VNN1260
So với chỉ tiêu kế hoạch năm 2004
Biểu 18: Số lượng thuê bao phát sinh
VDC1
VDC2
VDC3
Tổng
11.422
19.500
5.300
36.222
Mục tiêu thuê bao VNN1260 phải giữ tốc độ phát triển trong năm 2003 và tăng hơn so ới năm 2002 ít nhất là 15%. Điều này có thể đạt được do sự phát triển của Fone VNN, sự gia tăng kênh quốc tế, không có ảnh hưởng nhiều trong phát triển ADSL trong năm 2004, tốc độ tăng trưởng dịch vụ trung bình trong năm 2003.
Biểu 19: Sản lượng dịch vụ VNN1260 năm 2004 (đơn vị: phút)
VDC1
VDC2
VDC3
Tổng sản lượng dự kiến
484.508.801
1.074.854.346
116.034.849
1.675.406.997
Biểu 20: Doanh thu dịch vụ VNN1260 trong năm 2004 (đơn vị: đồng)
VDC1
VDC2
VDC3
Tổng doanh thu dự kiến
42.580.303.644
98.888.188.553
10.815.755
152.284.482.952
VNN126: Dịch vụ VNN/Internet gián tiếp chịu ảnh hưởng của dịch vụ mới ra đời, do vậy, các chỉ số phát triển của dịch vụ đều giảm so với năm 2003. So với năm 2003, doanh thu dịch vụ giảm khoảng 27%, sản lượng dịch vụ giảm 28%, số thuê bao trung bình phát sinh giảm 35%. Nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển của dịch vụ Mega VNN, sự gia tăng của VNN1269. Số cuộc gọi trong năm 2004 ít hơn, đồng thời số phút trung bình cho một cuộc liên lạc cũng giảm 35% so với cùng kỳ 2003.
- Dịch vụ VNN1268
Do giá cước sử dụng dịch vụ này giảm mạnh do đó có thể kéo theo số điện thoại truy cập, doanh thu và sản lượng dịch vụ VNN1268 tăng nhanh trong thời gian tới. Trong 3 năm từ năm 2003-2004, tổng hợp số liệu dịch vụ gọi 1268 của VDC được thực hiện là:
Biểu 21: Dịch vụ VNN1268
Năm
Số cuộc truy cập
Số điện thoại truy cập
Thời gian truy cập (phút)
Tổng tiền (đồng)
2004
2.902.737
21.148
39.729.185
850.924.540
2003
908.111
109.927
7.467.759
727.781.804
VNN1268: Năm 2004 là năm có nhiều thay đổi với các dịch vụ 1268: điều chỉnh giảm cước xuống còn 20đ/phút truy nhập, điều chỉnh thay đổi chính sách cung cấp dịch vụ mở rộng các địa chỉ IP và Website tại Việt Nam so với các địa chỉ IP và Website của VDC trước đây. Doanh thu dịch tăng 160% so với cùng kỳ, điều chỉnh giảm sản lượng tăng 137% so với cùng kỳ, các chỉ tiêu khác về thuê bao và số cuộc truy cập đều tăng.
- Dịch vụ VNN1269
Do giá cước dịch vụ VNN1269 đã giảm vậy mà sản lượng và doanh thu của dịch vụ này có xu hướng tăng trong năm nay. Trong 3 năm 2002-2004 tổng hợp số liệu dịch vụ gọi 1269 của VDC được thực hiện là:
Biểu 22: Dịch vụ VNN1269
Năm
Số cuộc truy cập
Số điện thoại truy cập
Thời gian truy cập (phút)
Tổng tiền (đồng)
2004
84.244.685
3.276.678
1.940.951.740
204.046.427.400
2003
58.517.518
2.155.714
1.383.504.338
128.089.556.700
2002
20.543.885
864.059
430.365.962
50.213.943.160
VNN1269: Trong năm 2004, mặc dù phải chịu sự cạnh tranh lớn của các dịch vụ tương tự, nhưng dịch vụ VNN1269 của công ty đã có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2003 và so với trung bình cả năm 2003. Doanh thu tăng trên 73%, các chỉ tiêu tăng trưởng về số cuộc truy nhập và điện thoại truy nhập đều tăng trên 70%, thời gian truy cập tăng trên 49%. Như vậy mức độ sử dụng của dịch vụ VNN1269 có đặc điểm khác so với dịch vụ VNN1260, doanh thu trung bình trên thuê bao của dịch vụ VNN1269 cao cấp 59% so với dịch vụ VNN1260.
- Dịch vụ VNN126-P
Với những tiện ích nhất định trong quá trình sử dụng như: khách hàng có thể biết được tài khoản của mình còn lại được bao nhiêu sau mỗi lần truy cập, tiện lợi cho khách hàng khi đi công tác xa. Vì vậy trong thời gian gần đây dịch vụ này được sử dụng phổ biến. Dựa trên cơ sở đó mà công ty đã đưa ra mục tiêu của dịch vụ VNN126-P như sau:
Biểu 23: Theo kế hoạch số thẻ bán ra trong năm 2004 (đơn vị: đồng)
30.000
50.000
10.000
200.000
300.000
500.000
1.000.000
7.954
17.986
116.022
19.921
10.612
4.094
32.640
Biểu 24: Doanh thu dự kiến trong năm 2004 về dịch vụ VNN1260-P
VDC1
VDC2
VDC3
Tổng doanh thu dự kiến (đồng)
16.032.649.500
5.725.946.250
1.145.189.250
22.903.785.000
VNNN1260-P: Với nhiều ưu thế phát triển so với các dịch vụ khác của công ty, có thể thấy dịch vụ VNN-P tăng trưởng mạnh. Chỉ tiêu số thể được sử dụng trung bình tăng 50,8% so với trung bình cùng kỳ, đặc biệt là VDC1 và VDC2. Mức tiêu thu lượng thẻ mệnh giá thấp có mức trăng trưởng cao hơn 113%, còn lại số lượng thẻ các mệnh giá khác đều giả. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng thời gian truy nhập thực tế tăng 128%, thời gian được nạp vào hệ thống tăng 68%, doanh thu tăng 47%.
- Dịch vụ VNN gián tiếp
Trong quá trình nghiên cứu thị trường công ty nhận thấy nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này ngày càng cao cụ thể là các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nước ngoài, do yêu cầu của kinh doanh trong nền kinh tế số hoá. Dựa trên cơ sở đó công ty đã đưa ra một số chỉ tiêu đối với dịch vụ Internet trực tiếp như sau:
+ Tổng số thuê bao tăng trong năm 2004 là: 402 thuê bao
Biểu 25: Tổng doanh thu dự kiến trong năm 2004
VDC1
VDC2
VDC3
Tổng doanh thu dự kiến (đồng)
39.768.367.122
66.619.576.400
2.686.497.841
109.074.441.363
Internet trực tiếp: Năm 2004, ngoài việc hoàn thành vượt mức kế hoạch về phát triển thuê bao và tổng số thuê bao, VDC tiếp tục cung cấp dịch vụ Internet trực tiếp tới các nhà cung cấp khác. Các ISP như: FPT, Netnam, OCI, Hanoi Telecom, Saigon postel, Viễn thông điện lực, Thông tin điện tử hàng hải vẫn tiếp tục là khách hàng của VDC với dung lượng kết nối lớn hơn năm 2003. Doanh thu dịch vụ tăng 22% so với năm 2003 mặc dù có sự ảnh hưởng của việc giảm cước.
Các chỉ tiêu đăng ký chất lượng của dịch vụ hoàn thành tương đối tốt như tỷ lệ khiếu nại của khách hàng thấp 0,71%, tỷ lệ khiếu nại được giải quyết đúng thời gian yêu cầu cao (98%) song cần đẩy mạnh việc đáp ứng yêu cầu mở dịch vụ từ khách hàng (thực hiện 80m54% so với mức đăng ký 90%).
Mega VNN: Việc phát triển dịch vụ Mega VNN đã có tác động lớn đến thị trường dịch vụ Internet, những thuê bao gián tiếp có mức sử dụng lớn hầu hết đều chuyển sang sử dụng Mega VNN dẫn đến việc ảnh hưởng doanh thu của một số dịch vụ khác. Tốc độ tăng trưởng thuê bao từ đầu năm 2004 đạt khoảng 114%. Doanh thu trung bình trên một thuê bao đạt 500.000 đồng/tháng. Hiện nay công ty VDC đã có tiếp nhận một số khách hàng sử dụng đa điểm theo quy định của Tổng công ty về việc bán hàng một cửa với các khách hàng có yêu cầu cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng… tuy nhiên việc triển khai cung cấp dịch vụ này còn gặp nhiều khó khăn bởi sự yêu cầu đồng bộ về chất lượng và quy trình khai thác, cung cấp.
Wifi: Năm 2004 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phát triển ở mỗi nơi 01 Hotspot, nâng tổng số Hotspot trên toàn quốc là 13 điểm. Với hình thức là dịch vụ trả trước (sử dụng chung tài khoản VNN-1260P), sản lượng dịch vụ được tính là tỷ lệ trung bình của dung lượng truy nhập thực tế/tổng dung lượng được nạp và hệ thống = 0,025%/tháng.
Tốc độ triển khai các điểm Hotspot mới và chậm, dung lương sử dụng dịch vụ thực tế còn thấp do thị trường thiết bị đầu cuối sử dụng dịch vụ WIFI@VNN còn nhỏ hẹp, số lượng người có nhu cầu sử dụng thực tế chưa cao, địa điểm khai thác hiện tại chưa phù hợp về mục tiêu phát triển dịch vụ.
* Về thị phần thuê bao tăng lên đáng kể, kể cả đối với các đối thủ cạnh tranh cụ thể là mức tăng thị phần về sản lượng trung bình 4% trong vòng 5 năm trở lại đây.
Biểu 26: Tình hình phát triển thuê bao của các ISP
Đơn vị
Tổng số thuê bao qui đổi
Tăng so với tháng trước
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội
(HANOITELECOM)
3714
-1.27
Công ty viễn thông quân đội (VIETEL)
181042
4.97
Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI)
27530
2.08
Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài gòn (SPT)
123245
2.59
Công ty NETNAM- Viện CNTT (NETNAM)
124202
1.61
Công ty phát triển đầu tư công nghệ (FPT)
632696
3.30
Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT)
1106883
3.22
Tổng số
2199312
0.0
(Nguồn: Bộ Bưu chính viễn thông - Trung tâm Internet Việt Nam)
3.3. Nhận xét, đánh giá về hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet tại công ty VDC
3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty VDC trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet
* Những thuận lợi
VDC là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính - viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường Internet Việt Nam do vậy có nhiều điểm mạnh lợi thế như sau:
- Là công ty đầu ngành trực thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông nên được sự hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Tổng công ty trong lĩnh vực kế toán tài chính như cung cấp vốn để đổi mới công nghệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ Internet cụ thể là công ty đã sử dụng công nghệ ADSL để truyền dữ liệu một cách nhanh nhất không bị nghẽn mạch, có tốc độ cao và được Nhà nước đưa ra một số chính sách bảo hộ nhất định…
- Có sự hỗ trợ của tổng công ty về nguồn vốn kinh doanh và ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất, có tính hiệu quả cao…
- Tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng nhanh qua các năm làm cho tình hình tài chính ngày càng được ổn định.
- Tốc độ truy nhập của dịch vụ Internet VNN- Dịch vụ chủ đạo của VDC cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
- Mức độ bao phủ của dịch vụ Internet VNN đạt 54/61 tỉnh/thành phố là cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh với việc cung cấp dịch vụ một cách đa dạng với nhiều mức cước khác nhau.
- Do sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành nên việc đáp ứng các kênh truyền dẫn của VDC hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
- Lợi thế về giấy phép cung cấp dịch vụ: VDC là IAP duy nhất tại Việt Nam.
- Lợi thế về mạng lưới: Do có sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành nên mạng lưới mạnh, độ bao phủ lớn.
- Lợi thế về đầu tư: Có nguồn vốn đầu tư lớn do có sự hỗ trợ của Tổng công ty.
- Lợi thế về năng lực công nghệ: Do có sự đầu tư lớn về mạng lưới, công nghệ nên có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh.
- Lợi thế về mạng lưới cung cấp dịch vụ bao phủ toàn quốc: Tận dụng kênh bán hàng của các bưu điện địa phương. Do có sự hợp tác của các bưu điện địa phương cho nên VDC có một mạng lưới bán hàng rộng khắp toàn quốc có quan hệ tốt với công chúng.
- Lợi thế tận hưởng việc VNPT có nhiều đối tác làm ăn có tín nhiệm, VNPT đã có uy tín nhất dịnh trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet.
Với nhiều lợi thế, điểm mạnh quan trọng như trên, VDC đã chủ dộng phát triển mạng lưới về phạm vi, chất lượng và luôn thể hiện dẫn đầu về công nghệ mới trong Internet, gây ảnh hưởng để đưa ra nhiều dịch vụ mới, do vậy luôn giữ vững được thị trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu thực trạng cung cấp các dịch vụ Internet tại công ty VDC thấy còn nhiều điểm yếu và hạn chế của VDC như sau:
* Những điểm hạn chế
+ Do trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông nên VDC phải thực hiện một bảng giá cước quy định sẵn của Tổng công ty.
+ Kênh bán hàng chủ yếu của VDC là thông qua các bưu điện địa phương, mức độ quan tâm của các Bưu điện địa phương đến dịch vụ Internet là chưa cao. Điều này làm giảm hiệu quả cung cấp dịch vụ.
+ Do có tâm lý "Bưu điện độc quyền" trong người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một số điểm yếu vô hình cho việc kinh doanh dịch vụ Internet của VDC.
+ Việc thực hiện các hoạt động khuyếch trương còn phải trình duyệt qua nhiều cấp, nhiều thủ tục nên tính thời điểm của các hoạt động khuyếch trương không bảo đảm kịp thời.
+ hoạt động kinh doanh của Công ty được tiến hành trên tất cả các miền của đất nước nên việc đưa ra một chiến lược kinh doanh chung là rất khó, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ tổng công ty.
3.3.2. Một số tồn tại về hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet của Công ty VDC trong thời gian qua
- Chi phí dành cho quảng cáo, khuyến mại cho dịch vụ Internet cao nhưng chưa có hiệu quả, cước phí có giảm đi đáng kể tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ nhưng số thuê bao không tăng, quy trình ban hành cước còn cồng kềnh, phức tạp chưa nhanh nhạy và thay đổi với các diễn biến ngày càng phức tạp của thị trường.
- Quy trình cung cấp dịch vụ Internet của mạng VNN còn nhiều bất cập nhất là đối với các nhóm khách hàng lớn yêu cầu sử dụng dịch vụ trên mạng diện rộng, việc hỗ trợ khách hàng còn chậm và việc phối hợp khắc phục sự cố giữa các Bưu điện địa phương và các trung tâm của VDC còn có vấn đề.
- Nội dung thông tin trên mạng VNN tuy đã phát triển mạnh như: home.vnn.Việt Nam,… nhưng vẫn còn nghèo nàn, chưa xứng đáng với tầm cỡ của mạng VNN và các khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ còn khá cao…
- Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet ngày càng nhiều, các chi phí liên quan đến việc cung cấp sản phẩm của công ty có xu hướng gia tăng trong khi công ty lại đang tích cực cố gắng hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng do đó công ty VDC phải có những chính sách và những biện pháp thích hợp để khắc phục một cách nhanh nhất những tồn tại nêu trên, giảm tới mức thấp nhất mức chi phí phải bỏ ra.
3.3.3. Một số nguyên nhân của những tồn tại nêu trên
- Do các doanh nghiệp chưa tạo dựng được các kênh thông tin cần thiết đến với khách hàng do đó khách hàng chưa hiểu biết nhiều về tính năng tác dụng của dịch vụ trên mạng Internet và dẫn đến thu hẹp lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty đó là nhân tố làm giảm nguồn doanh thu của công ty.
- Hệ thống trang thiết bị truyền dẫn được đầu tie liên tục nhưng chưa đồng bộ do đó mạng mắc phải một số lõi như bị nghẽn, tốc độ tăng không đáng kể.
- Công ty VDC là doanh nghiệp Nhà nước do đó các chỉ tiêu của công ty vẫn chịu sự chi phối của cấp trên là Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Tóm lại, tuy còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn nhưng nhìn chung công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên của công ty. Mặc dù những tồn tại nêu trên hạn chế nhiều mặt của công ty trong lĩnh vực kinh doanh, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của công ty nhưng có thể thấyđược rằng công ty đang từng bước khắc phục, phát triển hết tiềm lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Kết luận
Ngày nay trong tiến trình gia nhập thị trường của các công ty luôn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khi xu hướng tự nhiên của mỗi công ty và có nguy cơ bị loại ra khỏi thị trường cạnh tranh thì họ phải ngăn cản điều đó bằng việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạ giá thành sản xuất tạo ra lợi thế cạnh tranh để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng lượng tiêu thụ. Và công ty VDC cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của thị trường. Song với chiến lược kinh doanh, phát triển hợp lý tập trung vào lĩnh vực Internet, nhiều năm qua công ty đã khẳng định được chính mình. Công ty đã xác lập được vị thế của mình trên thương trường, đã đi đến mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội - một mục tiêu mà không phải bất cứ công ty nào cũng làm được. Bắt tay vào kinh doanh một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, công ty đã có nhiều ưu thế đặc biệt nhưng đồng thời cũng gặp không ít những khó khăn. Song điều quan trọng là công ty đã xác định cho mình một hướng đi đúng và điều đó đã và đang được thực tế kiểm nghiệm. Thực tế là dịch vụ Internet đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Để làm được điều đó công ty đã không ngừng tìm cách khắc phục những khó khăn đang còn tồn tại và phát huy những lợi thế của mình, phấn đấu đạt mục tiêu dự kiến cho ngành đến 2005 và trong những năm tiếp theo. Những thành tựu đó khó có thể đo đếm được bằng con số, và sự kiện mà đã thẩm thấu vào những đổi thay diện mạo và quan niệm xã hội, của từng con người, của từng tổ chức góp phần tạo dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nên ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT065.doc