Đề tài Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

Tài liệu Đề tài Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội: Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………………… 4 Chương I: khái quát chung I. Giới thiệu chung ……………………………………………………6 II. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình visual foxpro…………… 12 III. Giới thiệu về bài toán quản lý tuyển sinh hệ chính quy của trường Đại học Kinh tế quốc dân hà nội 1. Cơ chế quản lý tuyển sinh đại học …………………………… 14 2. Quy trình tuyển sinh hệ chính quy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội .……………………………………………………...16 Chương II: Thiết kế và phân tích cấu trúc dữ Liệu A. Thiết kế cấu trúc dữ liệu I. Phân tích các bảng và mối quan hệ giữa chúng ………… 16 II. Sơ đồ quan hệ thực thể….…………………………………....19 III. Mô hình tổ chức dữ liệu: …………………………………….20 IV. Mô hình vật lý dữ liệu ..…………………………………….. 20 B. Phân tích chương trình 1. Sơ đồ phân rã chức năng ..…………………………………... 24 2. Thiết kế lôgic của HT quản lý điểm ..………………………. 24 3. Một số giao diện chính trong chương trình..………………... 27 Kết luận .……………………………………………………………37 Lời nói đầu Hệ thống ...

doc36 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………………… 4 Chương I: khái quát chung I. Giới thiệu chung ……………………………………………………6 II. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình visual foxpro…………… 12 III. Giới thiệu về bài toán quản lý tuyển sinh hệ chính quy của trường Đại học Kinh tế quốc dân hà nội 1. Cơ chế quản lý tuyển sinh đại học …………………………… 14 2. Quy trình tuyển sinh hệ chính quy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội .……………………………………………………...16 Chương II: Thiết kế và phân tích cấu trúc dữ Liệu A. Thiết kế cấu trúc dữ liệu I. Phân tích các bảng và mối quan hệ giữa chúng ………… 16 II. Sơ đồ quan hệ thực thể….…………………………………....19 III. Mô hình tổ chức dữ liệu: …………………………………….20 IV. Mô hình vật lý dữ liệu ..…………………………………….. 20 B. Phân tích chương trình 1. Sơ đồ phân rã chức năng ..…………………………………... 24 2. Thiết kế lôgic của HT quản lý điểm ..………………………. 24 3. Một số giao diện chính trong chương trình..………………... 27 Kết luận .……………………………………………………………37 Lời nói đầu Hệ thống thông tin tin học là một ứng dụng đầy đủ và toàn diện nhất các thành tựu của công nghệ thông tin vào tổ chức. Ngày nay, không một tổ chức hay một đơn vị nào là không có nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin. Không những nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin tăng lên mà quy mô và mức độ của chúng cũng tăng lên không ngừng. Do đặc thù của các hệ thống thông tin là sản phẩm đơn chiếc( không giống bất kỳ một hệ thống nào trước đó), với quy mô và độ phức tạp ngày càng tăng, lại là sản phẩm không nhìn thấy nên phân tích và thiết kế trở thành một yêu cầu bắt buộc để có một hệ thống tốt. Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình từ việc xử lý, cập nhật đến các hoạt động cao hơn đặc biệt là công tác tuyển sinh. Hiện nay tất cả các trường đại học và cao đẳng nước ta đã tin học hoá hầu hết các công đoạn của tuyển sinh đại học và đạt được những kết quả đáng kể đặc biệt là giảm thiểu mức độ sai sót trong điểm số, hồ sơ của thí sinh, làm tăng độ tin cậy của hệ thống tuyển sinh. Trường Đại học Kinh tế quôc dân đã áp dụng tin học hoá trong công tác tuyển sinh ở tất cả các hệ đào tạo từ hệ chính quy, văn bằng hai đến tại chức… Hàng năm có hàng ngàn thí sinh tham gia dự tuyển các hệ do nhà trường tổ chức. Công nghệ thông tin và vấn đề tin học hoá thay đổi từng ngày, cùng với tốc độ đó nhu cầu quản trị nói chung và quản trị hệ thống thông tin các trường đại học nói riêng cũng tăng nhanh và mở rộng tiến dần tới việc đại học của nước ta có thể tương đương với các trường bạn ở Pháp, Mỹ, Nhật... Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng em chọn đề án“ Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội” với mục tiêu xây dựng một hệ thống tuyển sinh cho riêng trường đại học kinh tế quốc dân đáp ứng những yêu cầu đặc thù của hệ thống tuyển sinh tại trường. Nội dung đề án đề cập đến một phần trong công tác tuyển sinh đó là “Tuyển sinh hệ chính quy” với thiết kế kiểu cấu trúc và cài trong môi trường Visual foxpro7.0. Do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này. Chương trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths Trịnh Hoài Sơn, phòng đào tạo trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để đề án được hoàn thiện . Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: khái quát chung I. Giới thiệu chung Trường đại học Kinh tế quốc dân được thành lập theo nghị định số 678/TTg ngày 25/1/1956 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gọi là trường đại học Kinh tế - Tài chính. Theo nghị định này trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc phủ thủ tướng. Ngày 22/5/1958 thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 252/TTG chuyển trường đại học Kinh tế – Tài chính trực thuộc bộ giáo dục. Tháng 1/1965 trường được đổi tên là trường Kinh tế – Kế hoạch. Ngày 22/10/1985 bộ trưởng bộ đại học và trung học chuyên nghiệp ra quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành trường Đại học Kinh Tế Dân, là một trong 6 trường trọng điểm của cả nước. Nhiệm vụ của trường là đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh tế, quản trị kinh doanh từ cử nhân đến thạc sỹ, tiến sỹ: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu các ứng dụng khoa học kinh tế nhằm phục vụ cho việc hoach định kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước, làm tư vấn cho các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp. Gần 50 năm qua kể từ ngày thành lập, lịch sử trường Đại học kinh tế quốc dân không chỉ đo bằng thời gian mà còn bằng cả những dấu son, những thành tựu và những đóng góp của nhà trường đối với xã hội, đã làm nên một trường đại học có bề dày truyền thống, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế – quản trị kinh doanh hàng đầu của nước ta. Trong thời kỳ từ năm nay đến năm 2010, chiến lược phát triển của nhà trường là trở thành trường đại học đa ngành, chuẩn bị các điều kiện cần thiết từng bước tiến tới đa lĩnh vực, giữ vững vị thế là trường đầu ngành có chất lượng cao trong các lĩnh vực đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học và triển khai cung cấp dich vụ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội tiến tới ngang tầm với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý là một yêu cầu tối quan trọng, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước và chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin trong công tác đào tạo nghiên cứu và quản lý tại các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn 2000-2010, chiến lược phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân và chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2005 chỉ rõ tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý của nhà trường. ứng dụng công nghệ thông tin được coi là đòn bẩy và động lực thúc đẩy quá trình phát triển của nhà trường: Trở thành trường đầu ngành trong khối các trường kinh tế, tiến tới đa ngành, đa lĩnh vực với trình độ tương đương với các trường đại học trong khu vực và thế giới. Chiến lược phát triển trung hạn về công nghệ thông tin từ 2001-2010 của trường đại học kinh tế quốc dân được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 : Tạo động lực ứng dụng công nghệ thông tin . Giai đoạn 2: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Giai đoạn 3: ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo ra sự biến đổi sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực đào tạo nghiên cứu và quản lý theo định hướng của ngành và chiến lược phát triển của nhà trường. Tạo động lực cho các hoạt động đổi mới và cải cách của nhà trường theo mục tiêu chiến lược đã đề ra. Giai đoạn 4 : Quản lý chất lượng và biến đổi một cách hiêu quả nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tiến hành cải tiến mô hình quản lý và ứng dụng IT phù hợp với yêu cầu thực tế. Trong 49 năm qua, trường đã đào tạo được trên 65.000 sinh viên, trong đó có 25.000 cử nhân dài hạn tập trung, 20.000 cử nhân tại chức, 5.000 cử nhân bằng II, 3.500 cử nhân hệ chuyên tu, 320 cử nhân KV, 580 tiến sỹ, 1.800 thạc sỹ, 103 cử nhân cho bạn là Lào và Cămpuchia và mở 12 khoá đào tạo cử nhân tại Cămpuchia. Chiến lược phát triển của nhà trường trong thời gian tới là tiếp tục phấn đấu trở thành trường đa ngành, đa lĩnh vực, giữ vững vị thế là trường hàng đầu có chất lượng cao trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học và triển khai, cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiến tới ngang tầm với một số nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện chiến lược phát triển, bắt đầu từ kỳ tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy khóa 46 (năm 2004), từ 5 ngành truyền thống: Ngành Kinh tế (401), ngành Quản trị kinh doanh (402), ngành Tài chính – Ngân hàng (403), ngành Kế toán (404), ngành Hệ thống thông tin kinh tế (405), trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu đào tạo thêm 2 ngành mới: Khoa học máy tính (101) với chuyên ngành Công nghệ thông tin và ngành Luật học (501) với chuyên ngành Luật kinh doanh. Sơ lược về công tác tuyển sinh các hệ đào tạo Với hệ đào tạo tại chức: Căn cứ vào kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh đại học tại chức, hàng năm trường tổ chức tuyển sinh theo phương thức không chính quy với các hệ đào tạo sau Hệ đào tạo đại học dài hạn tại chức thời gian đào tạo 5 năm, tốt nghiệp khoá học được cấp bằng đại học, danh hiệu cử nhân kinh tế. Hệ đào tạo văn bằng II. Hệ hoàn chỉnh kiến thức từ cao đẳng lên đại học – khoá 1(2005-2006) với đầy đủ các hệ đào tạo như hệ chính quy. Căn cứ vào chỉ tiêu của Bộ duyệt, số lượng thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh và những vấn đề liên quan khác, nhà trường sẽ quyết định điểm chuẩn cho từng chuyên ngành. Mỗi kỳ thi có thể quy định điểm chuẩn chung kết hợp với điểm chuẩn theo chuyên ngành hay lấy điểm chuẩn riêng cho từng chuyên ngành đào tạo. Với hệ đào tạo văn bằng hai - Căn cứ quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; - Căn cứ quyết định số 8622/QĐ-BGD&ĐT-KHTC ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ BGD&ĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 cho trường đại học Kinh tế quốc dân đối với hệ đào tạo văn bằng thứ hai. - Căn cứ khả năng đào tạo của nhà trường. Nhà trường tổ chức tuyển sinh hệ văn băng thứ hai với hai loại hình: Đào tạo tại trường và đào tạo liên kết với các bộ, các địa phương và các đơn vị khác. Với hệ đào tạo chính quy Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh đợt 1 với ba môn thi: Toán, Lý, Hoá (Khối A , theo đề chung của Bộ). Điểm tuyển theo từng ngành kết hợp với điểm sàn vào trường. Nếu thí sinh đủ điểm sàn vào trường nhưng không đủ điểm tuyển vào ngành (có chuyên ngành đó đăng ký) thì được đăng ký vào ngành còn chỉ tiêu. Trường sẽ gửi hướng dẫn đăng ký xét tuyển cùng với giấy báo kết quả tuyển sinh cho thí sinh thuộc diện này. - Sau khi các thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học theo ngành, căn cứ vào chỉ tiêu từng chuyên ngành cụ thể và nguyện vọng đăng ký ban đầu của thí sinh, trường sẽ sắp xếp các thí sinh này vào các chuyên ngành cụ thể. Trong trường hợp, số thí sinh đăng ký vào chuyên ngành lớn hơn chỉ tiêu của chuyên ngành đó thì căn cứ vào kết quả tuyển sinh, trường sẽ lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu. Với những thành tích của trường trong gần 50 năm qua, Trường Đại học Kinh Tế quốc dân đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc Lập hạng Nhất năm 1996, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều huân chương, Huy chương, Bằng khen, danh hiệu cao quý khác. Đặc biệt năm 2000 Nhà nước phong danh hiệu Anh Hùng Lao Động trong thời kỳ đổi mới cho tập thể nhà trường và cá nhân – Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, GS.TS Vũ Đình Bách. Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới mà tri thức được đặt lên hàng đầu, vì vậy nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao được đặt ra hết sức cấp bách. Nhận thức rõ vấn đề đó, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đang phấn đấu xây dựng trường thành trường trọng điểm quốc gia, mở rộng quy mô hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo để xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của Nhà nước, nhân dân và bạn bè quốc tế. Để đi đến được mục tiêu lớn lao đó điều quan trọng phải làm là xây dựng một nền tảng hệ thống thông tin và công nghệ thông tin mới nhất, linh hoạt nhất, tạo sức bật cho trường trong thế kỷ mới – thế kỷ tri thức và công nghệ thông tin. Đề án “Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học chính quy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân” đi sâu phân tích một phần trong hệ thống tuyển sinh tại trường. Dựa trên hệ thống tuyển sinh của bộ đại học, đề án muốn xây dựng một chương trình quản lý giải quyết những yêu cầu đặc thù cho hệ thống tuyển sinh của trường. Qúa trình phân tích thiết kế HTTT gồm bốn giai đoạn: - Khảo sát hiện trạng của hệ thống - Xác định mô hình nghiệp vụ - Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu - Phân tích hệ thống Khảo sát hệ thống: Trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát và các công cụ được sử dụng để thu thập thông tin, dữ liệu. Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống: Phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức ở dạng trực quan và có tính hệ thống hơn. Nhờ vậy, người sử dụng có thể hiểu được và qua đó có thể bổ xung và làm chính xác hoá hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hiện thời. Các công cụ được sử dụng : Biểu đồ ngữ cảnh, biểu đồ phân rã chức năng, ma trận các yếu tố quyết định thành công, ma trận thực thể chức năng, bảng danh sách các hồ sơ dữ liệu, mô tả chi tiết các chức năng nghiệp vụ. Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác định phạm vi miền nghiên cứu phát triển hệ thống. Từ đó đi đến quyết định xây dựng một dự án về phát triển HTTT, đưa ra được các yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng. Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu: Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình thức hoá hơn, như các mô hình luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý, mô hình dữ liệu thực thể và các mối quan hệ của nó, đặc tả các giao diện và báo cáo. Đây ta có được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hình này, một lần nữa người sử dụng có thể bổ sung để làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng. Thiết kế hệ thống lôgic và hệ thống vật lý: Trong bước này cần tìm các giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xác định ở bước phân tích. Các công cụ sử dụng mang tính hình thức hoá các cho phép đặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành các cấu trúc chương trình, các chương trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công cụ bao gồm mô hình dữ liệu quan hệ, mô hình luồng hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể. II. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình visual foxpro Bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro - một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều công cụ giúp tổng hợp, truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và một bộ lệnh lập trình rất phong phú đã giảm bớt được khối lượng lập trình nặng nhọc mà bạn phải thực hiện khi xây dựng ứng dụng đồng thời nó lại là những phương thức tổ chức, xử lý, mang tính hiện đại tương tự như Microsoft Access. * Việc sử dụng Visual Foxpro đã áp dụng triệt để thành tựu của tin học hiện đại, cụ thể: - Visual Foxpro có thể tạo ra các ứng dụng làm cho việc liên lạc giữa các phòng chức năng trở nên dễ dàng và đáp ứng được nhu cầu thực tế về việc giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Visual Foxpro là một ngôn ngữ có thể sử dụng rất nhiều dạng cơ sở dữ liệu nên ta có thể dùng các dữ liệu của Access để giao tiếp giữa các phân hệ chương trình đồng thời có thể sử dụng dữ liệu của chính nó hay của các chương trình phần mềm khác. - Visual Foxpro cung cấp nhiều công cụ được sử dụng để thiết kế những ứng dụng có giao diện đồ hoạ rất đẹp, tạo cảm giác thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng cho người dùng. - Visual Foxpro là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên dễ viết, dễ bảo trì và dễ phát triển trong tương lai. * Lập trình nhập dữ liệu: Khả năng kết hợp các đoạn chương trình hiện có, Visual Foxpro cho phép tạo ra màn hình nhập dựa trên màn hình bảo trì đó cho phép người lập trình dễ dàng kết hợp các phần tử của ứng dụng đã được viết trước đó. * Báo cáo: Visual Foxpro cho phép xây dựng các báo cáo một cách dễ dàng bằng một chương trình tạo báo biểu báo cáo mang tính chuyên nghiệp. Thông tin có thể lấy từ các tệp CSDL tạo ra các trường tính và đặc tả chúng. Có thể tính tổng theo nhóm và tổng toàn biểu. Cách tạo báo cáo trong Visual Foxpro dễ hội nhập với yêu cầu chung. Đồng thời lại có thể cho thẳng ra máy in các báo cáo với tiêu đềvà các dòng phức tạp. * Tạo thực đơn: Visual Foxpro có một hệ công cụ thực đơn rất mạnh, người sử dụng có thể truy nhập dễ dàng đến bất kỳ đối tượng nào đã được tạo ra trong ứng dụng. * Triển khai: Đây là bước cung cấp sản phẩm tới người sử dụng. Yêu cầu đặt ra là tốc độ thực hiện chương trình, dung lượng đĩa sẽ phải dành cho nó cũng như cấu thành phần cứng mà chương trình đòi hỏi, cuối cùng là khả năng tạo lập mã nguồn của hệ thống. III. Giới thiệu về bài toán quản lý tuyển sinh hệ chính quy của trường Đại học Kinh tế quốc dân hà nội 1. Cơ chế quản lý tuyển sinh đại học Chương trình quản lý được thực dựa trên quy chế mới nhất hiện nay của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005 và thực tế về công tác tổ chức tuyển sinh tại trường ĐHKTQD. Theo quy chế chung về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ GD&ĐT quy định là: Mỗi thí sinh đều phải thi 3 môn. Tuỳ theo khối thi mà các môn và hệ số môn thi tương ứng là khác nhau. Mỗi thí sinh đăng ký thuộc 1 khu vực xác định, thuộc đối tượng ưu tiên hoặc không ưu tiên mà thí sinh được cộng thêm điểm vào kết quả thi hay không. Mỗi khối bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành có chỉ tiêu tuyển sinh riêng. Sau khi công tác chấm thi kết thúc, các cán bộ chấm thi sẽ tổng hợp điểm của từng môn cho trưởng bộ môn để bàn giao cho Ban Thư Ký chuẩn bị cho quá trình nhập điểm và xét tuyển với quy chế như sau: + Đề thi của các trường sẽ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT + Thang điểm chấm thi là thang điểm 10. + Đề thi của Bộ GD&ĐT phê duyệt (đối với các tr−ờng dùng chung đề thi của Bộ GD&ĐT). Khi chấm bài thi, cán bộ chấm thi không quy tròn điểm. +Tổng điểm mà thí sinh có được bằng tổng điểm của 3 môn sau khi đã nhân hệ số +điểm cộng. * Chính sách −u tiên theo khu vực - Khu vực 1 (KV1) gồm: Các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. - Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm: Các xã, thị trấn không thuộc KV1, KV2, KV3 - Khu vực 2 (KV2) gồm: Các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc trung −ơng); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung −ơng. - Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung −ơng. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện h−ởng −u tiên khu vực. Chênh lệch các khu vực liên tiếp nhau được ưu tiên là 0,5 điểm Các tr−ờng căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đ−ợc giao, sau khi trừ số thí sinh đ−ợc tuyển thẳng (kể cả số sinh viên dự bị của tr−ờng và sinh viên các tr−ờng dự bị đại học dân tộc Trung −ơng đ−ợc phân về tr−ờng), căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối t−ợng và khu vực dự thi, căn cứ vào quy định về khung điểm −u tiên và vùng tuyển; Căn cứ điểm sàn do Bộ GD&ĐT quy định, Ban Th− ký trình HĐTS tr−ờng xem xét quyết định ph−ơng án điểm trúng tuyển theo bảng mẫu tại Phụ lục của quy chế này để tuyển đủ chỉ tiêu đ−ợc giao. Thí sinh có thể chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác nếu không đậu với điều kiện thí sinh đó đạt đuợc điểm sàn của nganh muốn chuyển sang. 2. Quy trình tuyển sinh hệ chính quy tại trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Các thí sinh đăng ký dự thi vào trường sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. Sau khi đã có được hồ sơ đăng ký, toàn bộ dữ liệu tuyển sinh từ hồ sơ ĐKDT của thí sinh sẽ nhập và truyền dữ liệu cho Bộ GD&ĐT và các tr−ờng. Các cán bộ quản lý tuyển sinh của trường sẽ đánh số báo danh và lập danh sách thí sinh dự thi. Các thí sinh tiếp tục được đưa lên danh sách phòng thi căn cứ tên thí sinh theo vần A, B, C... theo từng khối, ngành và in giấy báo thi cho từng thí sinh (kết hợp dùng làm thẻ dự thi). Sau khi kết thúc mùa thi, các cán bộ chấm thi bắt tay vào việc chấm thi cho các thí sinh. Kết qủa chấm thi hoàn tất sau khi đã qua xử lý và lưu vào sơ, các cán bộ lập thống kê điểm theo đối t−ợng, khu vực, ngành học để xây dựng điểm trúng tuyển. Tiếp đó sẽ công bố kết quả của thí sinh, in giấy báo trúng tuyển và giấy báo điểm cho từng thí sinh. Cuối cùng in danh sách thí sinh trúng tuyển. Chương II: phân tích thiết kế hệ thống thông tin A. Thiết kế cấu trúc dữ liệu I. Phân tích các bảng và mối quan hệ giữa chúng Qua khảo sát tại trường Đại học Kinh tế quốc Dân, các thông tin gắn liền với công tác quản lý kết quả điểm thi tuyển sinh đại học bao gồm: +Số báo danh +Họ và tên thí sinh dự thi +Ngày sinh +Giới tính +Địa chỉ thường trú +Chỉ tiêu của từng ngành +Môn thi +Điểm thi thực tế từng môn trong 3 môn thi +Điểm thưởng đối với đối tượng là học sinh giỏi +Điểm khu vực dựa theo khu vực mà thí sinh học +Kết quả của thí sinh dự thi Bên cạnh đó để đảm bảo cho việc quản lý kết quả tuyển sinh đại học Ban tuyển siuh đã dựa vào việc quy định cụ thể của nhà trường về từng ngành xác định và chỉ tiêu cụ thể của ngành đó. Đồng thời nhà trường cũng quy định về khối mà thí sinh sẽ đăng ký dự thi (cụ thể là khối A với 3 môn Toán, Lý, Hoá). Vì vậy cần đưa ra các tiêu thức: Mã ngành, Mã khối để phân biệt các ngành, các khối khác nhau mà thí sinh dự thi. Số lượng thí sinh dự thi thường rất lớn nên không thể phân biệt các thí sinh qua họ và tên được vì họ hoặc tên của thí sinh có thể trùng nhau. Dó đó cần có phải có một tiêu thức không thể thiếu đó chính là Số báo danh. Thí sinh dự thi có thể tham gia dự thi với một khối thi có thường có khoảng 3 môn để phân biệt các môn này ta phải sử dụng tiêu thức Mã môn học. Mỗi thí sinh đều thuộc về một khu vực và đối tượng xác định hoặc không thuộc đối tượng ưu tiên người ta sử dụng tiêu thức: Mã khu vực (viết tắt là: khu vực) và Mã đối tượng (viết tắt là: đối tượng). Tóm lại, với các tiêu thức đã khai thác ở trên và các yếu tố liên quan ta có danh sách các thuộc tính chưa chuẩn hoá và các bước thực hiện việc chuẩn hoá sau Thuộc tính chưa chuẩn hoá Chuẩn hoá mức 1 Chuẩn hoá mức 2 Chuẩn hoá mức 3 Số báo danh Họ Tên Giới tính Địa chỉ Ngày sinh Mã ngành Tên ngành Mã khối Mã môn Tên môn Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm thưởng Khu vực Số báo danh Họ Tên Giới tính Địa chỉ Ngày sinh Mã môn Tên môn Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm thưởng Khu vực Mã khối Mã ngành Tên ngành Số báo danh Mã khối Mã ngành Họ Tên Giới tính Địa chỉ Ngày sinh Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm Điểm thưởng Khu vực Tổng điểm Kết quả Hình Ghi chú Mã khối Mã ngành Tên ngành Môn1 Môn2 Môn3 Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3 Khu vực Điểm Mã môn Tên môn Số báo danh Mã khối Mã ngành Họ Tên Giới tính Địa chỉ Ngày sinh Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm Điểm thưởng Khu vực Tổng điểm Kết quả Hình Ghi chú Mã khối Mã ngành Tên ngành Môn1 Môn2 Môn3 Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3 Khu vực Điểm Mã môn Tên môn Mã khối Mã ngành Chính quy Mở rộng II. Sơ đồ quan hệ thực thể Thí sinh Số báo danh Mã khối Mã ngành Họ Tên Giới tính Địa chỉ Ngày sinh Khu vực Kết quả Ghi chú Khối Mã khối Mã ngành Tên ngành Môn1 Môn2 Môn3 Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3 Điểm cộng Khu vực Điểm Môn học Mã môn học Tên môn học Chỉ tiêu Mã khối Mã ngành Chính quy Mở rộng Bảng điểm Số báo danh Điểm1 Điểm2 Điểm3 Điểm Điểm III. Mô hình tổ chức dữ liệu: 1. Thí sinh (Số báo danh, Mã khối , Mã ngành , Họ, Tên, Giới tính, Địachỉ, Ngày sinh, Khu vực, Kết quả, Ghi chú). 2. Khối (Mã khối, Mã ngành, Tên ngành, Môn1, Môn2, Môn3, Hệ số 1, Hệ số 2, Hệ số 3). 3. Chỉ tiêu (Mã khối, Mã ngành, Chính quy, Mở rộng) 4. Môn học (Mãmôn, Tên mh) 5. Điểmkhuvực (Khuvuc, Diem) Ghi chú: Các dòng gạch chân thể hiện khoá chính của tệp dữ liệu. Từ đó ta có sơ đồ quan hệ giữa các tệp như sau : IV. Mô hình vật lý dữ liệu Tệp Diemcong Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Giải thích Khuvuc Character 5 Khu vực Diem Numeric 5 2 Điểm của khu vực Tệp Bangdiem Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Mô tả Số báo danh Character 5 Khu vực Diem1 Numeric 5 2 Điểm môn thi 1 Diem2 Numeric 5 2 Điểm môn thi 2 Diem3 Numeric 5 2 Điểm môn thi 3 Diem Numeric 5 2 Điểm của khu vực Tệp Chitieu Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Mô tả Makhoi Character 3 Mã khối dự thi Manganh Character 6 Mã ngành dự thi Chinhquy Numeric 3 Chỉ tiêu hệ chính quy Morong Numeric 3 Chỉ tiêu hệ mở rộng Tệp Khoi Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Mô tả Makhoi Character 3 Mã khối dự thi Manganh Character 6 Mã ngành dự thi Tennganh Character 50 Tên ngành dự thi Mon1 Character 6 Mã môn thi 1 Mon2 Character 6 Mã môn thi 2 Mon3 Character 6 Mã môn thi 3 Heso1 Numeric 5 2 Hệ số môn thi 1 Heso2 Numeric 5 2 Hệ số môn thi 2 Heso3 Numeric 5 2 Hệ số môn thi 3 Tệp Monhoc Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Mô tả Mamon Character 6 Mã môn thi Tenmh Character 20 Tên môn thi Tệp Thisinh Tên trường Kiểu Độ rộng Phần thập phân Mô tả Sobaodanh Character 10 Số báo danh thí sinh Makhoi Character 3 Mã khối dự thi Manganh Character 6 Mã ngành dự thi Ho Character 20 Họ và chữ lót Ten Character 20 Tên thí sinh Giơitinh Logical 1 Giới tính Diachi Character 50 Địa chỉ Ngaysinh Date 8 Ngày tháng năm sinh Khuvuc Character 5 Khu vực dự thi Ghichu Memo 4 Các ghi chú khác nếu có B. Phân tích chương trình Căn cứ vào mô tả và yêu cầu của chương trình, chúng ta thực hiện các bước phân tích sau 1. Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý tuyển sinh ĐH 2.0. Quản lý điểm thi 1.0. QLý hồ sơ 1.1.Tiếp nhận hồ sơ 2.2. Xử lý điểm thi 1.2. Xử lý hồ sơ 2.3. KQphân loại TS 1.3. Gửi thẻ dự thi 3.1.Gửi phiếu báo điểm 3.0. QLý kết quả 2.1. Nhập chỉ tiêu 3.2.Lập DS trúng tuyển 2 . Thiết kế lôgic của HT quản lý điểm Sơ đồ luồng dữ liệu Sơ đồ mức ngữ cảnh Giấy báo điểm DS trúng tuyển Bộ giáo dục QL tuyển sinh đại học Thí sinh Bộ GD 2.0 QL KQ 1.0 QL hồ sơ Hồ sơ đăng ký dự tuyển Thẻ dự thi Sơ đồ mức 0 Giấy báo điểm Hồ sơ đăng ký Thí sinh Danh sách thí sinh trúng tuyển Thẻ dự thi D3 KQTS DS điểm thí sinh 3.0 Xử lý điểm D2 KQTS Kết quả tuyển sinh Điểm thi 3 môn Chỉ tiêu chuyên ngành D2 KQTS Sơ đồ mức 1 1.0 1.2 Xử lý Hồ sơ 1.1 Tiếp nhận HS Hồ sơ đã đăng ký 1.3 Gửi thẻ dự thi Thẻ dự thi Hồ sơ đã đánh số Thí sinh Thông tin thẻ dự thi 2.0 D1 Điểm thi 2.2. Xử lý điểm thi 2.1. Nhập điểm, CT Bảng điểm-chỉ tiêu D2 Chỉ tiêu 2.2. Xử lý điểm thi D3 KQ TS Điểm đã được xử lý KQ tuyển sinh Điểm 3 môn TTchỉ tiêu TS 3.0 Phiếu báo điểm D3 KQTS Thí sinh 3.1 Lập DS Trúng tuyển 3.2. Gửi phiếu báo điểm DS điểm tuyển sinh KQ tuyển sinh DS trúng tuyển 3.3 Phân lớp Một số giao diện chính trong chương trình Xây dựng giao diện nhập liệu và khai thác thông tin Công việc thiết kế có ý nghĩa quan trọng trong thành công của chương trình. Hệ thống giao diện của phần mềm được thiết kế dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau Tránh bắt người sử dụng phải nhớ các thông tin ở những màn hình trước. Mỗi màn hình đưa ra phải có tên cụ thể. Thể hiện rõ cách thoát khỏi màn hình. Lấy trục đứng trung tâm màn hình làm trục chính đưa ra. Nếu một đầu ra có nhiều trang màn hình thì phải đánh số thứ tự và viết só trang. Văn bản được viết theo chuẩn ngữ pháp chung Các cột luôn hiện tên đầu cột. Sắp xếp theo trình tự quen thuộc Căn trái cho văn bản và căn phải cho các thông tin số. . Giao diện khai báo khu vực thí sinh . Giao diện khai báo hồ sơ thí sinh .Giao diện cập nhật điểm của thí sinh . Giao diện in giấy báo điểm . Giao diện in giấy báo trúng tuyển . Giao diện khai báo ngành và chỉ tiêu từng ngành . Giao diện cửa sổ thể hiện báo cáo Kết luận Tuyển sinh đại học là công tác đầu tiên cho một đợt tuyển sinh hàng năm do Nhà nước tổ chức. Công tác tuyển sinh tốt tạo nền móng vững chắc cho hệ thống quản lý tuyển sinh chặt chẽ và khoa học, tạo sự tin tưởng của thí sinh đối với hệ thống giáo dục là một mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển giáo dục nước nhà. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ phần mềm, việc ứng dụng tin học để tự động hoá công tác tuyển sinh là sự cần thiết mang tính khách quan. “Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh Đại học hệ chính quy tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà nội” là đề án thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống tuyển sinh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra mang tính đặc thù của trường. Tác giả đã đạt được một số kết quả sau: Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược cũng như thực trạng công tác tuyển sinh các hệ nói chung và tuyển sịnh hệ chính quy nói riêng tại trường Đại học Kinh Tế Quốc dân, đề án làm rõ được tính cấp thiết của việc phát triển, xây dựng và đổi mới hệ thống thông tin tuyển sinh trong thời gian tới cũng như sự cần thiết mang tính kết quả của việc ứng dụng tin học trong công tác này. Tác giả đã tìm hiểu về tuyển sinh hệ chính quy, quy trình thực hiện, hồ sơ đăng ký thi đại học cùng các giấy tờ có liên quan làm cơ sở để phân tích thiết kế một cách chi tiết về hệ thống. Phần mềm có thể xử lý hồ sơ thí sinh một cách riêng rẽ, làm thành một danh mục từ điển đầu vào cho quá trình xử lý cũng như truy xuất thông tin đầu ra, đồng thời nêu lên một số vấn đề liên quan đến phần mềm và những thuộc tính đặc trưng của quy trình tuyển sinh tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Các đầu ra như giấy báo dự thi, danh sách thí sinh trúng tuyển,… cũng là kết quả của quá trình tìm kiếm theo các tiêu thức do người sử dụng yêu cầu. Đề án hoàn thành với tất cả tâm huyết và lòng nhiệt tình của người viết cùng sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tuy nhiên do trình độ và hiểu biết hạn chế, tác giả rất mong được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn Ths Trịnh Hoài Sơn cùng những người quan tâm tới đề án để đề án được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc77807.DOC
Tài liệu liên quan