Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh

Tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh: PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà ...

doc68 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh, em quyết định nghiên cứu đề tài sau: Đề tài: Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh. CHƯƠNG I: LÍ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Những vấn đề cơ bản phân tích tài chính doanh nghiệp. Khái niệm Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là cụng cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của ban quản lý doanh nghiệp, các cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,… - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ… - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với người cho vay: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tư: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lói, thời gian hoàn vốn. Vỡ vậy họ cần những thụng tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ quan tâm đến phân tích tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào. Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê… Nội dung phân tích tài chính. Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình luân chuyển vốn. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lời. 1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính. Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính gồm có: 1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn). Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày: - Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồn vốn. - Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới là phần nguồn vốn. Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằng nhau. Tài sản = Nguồn vốn Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn ( Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh...). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đó đăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước...). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán: + Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn. + Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản lưu động, tài sản cố định. + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. + Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. 1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh. Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần: + Phần I: Lãi, lỗ. + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai. Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lói, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường. 1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. “ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm: + Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. + Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Khi lập hai chỉ tiêu này, phải quán triệt các nguyờn tắc chung sau: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. - Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. - Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán đối với các báo cáo quý. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng những lý do thay đổi. - Trong các biểu số liệu, cột “số kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, cột” số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. + Chỉ tiêu 3: “Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính” bao gồm: 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. 3.2. Tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh tổng số tăng giảm của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như nhà cửa, máy móc, thiết bị...cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu. 3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên: phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương và các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng trước khi trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo. 3.4.Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số tăng giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chớnh...theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh...và lý do tăng giảm chủ yếu. 3.5. Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn...và lý do tăng giảm chủ yếu. 3.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả: phản ánh tình hình tăng giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đó quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. + Chỉ tiêu 4: “Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”. + Chỉ tiêu 5: “Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ” bao gồm: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Khả năng thanh toán. Tỷ suất sinh lời. + Chỉ tiêu 6: “ Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu”. Đây là phần doanh nghiệp tự đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo của mình cùng những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳ báo cáo. + Chỉ tiêu 7: “ Các kiến nghị” Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách...trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính” Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hìỡnh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể: + Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ cho ta biết tình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí: nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho ta biết được tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại. Qua đó, đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và xây dựng được kế hoạch đầu tư. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúp ta có những đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì không thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập của người lao đông có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chung được. Thu nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” để thấy được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được tính hợp lý của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác” để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác. + Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm được tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp. Tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán. + Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so với trước thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tăng. Các phương pháp phân tích tài chính. Phương pháp phân tích chỉ số. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: + Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích. + So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. + So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh. + So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu: + Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. + Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng. + Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơ cấu của các chỉ tiêu. + Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định. + Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đôí. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu. Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu...Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường. Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối. 1.3.3 Phương pháp liên hệ. Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận...Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan. 1.3.3.1. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thức trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế. Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế. Khi phân tích thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu. Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách đồng thời đến một chỉ tiêu nào đó: Tổng= 1.3.3.2. Phương pháp liên hệ thuận nghịch. C= Trong đó: C- chỉ tiêu cá biệt mà ta đang nghiên cứu. T- chỉ tiêu trực tiếp hoặc chỉ tiêu thuận chiều. N- chỉ tiêu ngược chiều. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp(T). CT=(%) - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ngược chiều(N) đến chỉ tiêu nghiên cứu: N= (%) - Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu: C= T+ N = (%) Trong đó: T, N: số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N. CT, CN, C: mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2 chỉ tiêu T, N đến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu. 1.3.3.3.Phương pháp liên hệ tương quan Là phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và dạng của mối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ giữa các mối quan hệ đó. Trình tự tiến hành: - Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên hệ. - Thăm dò các mối quan hệ đó. - Lập phương trình hồi quy căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát. - Tính toán các tham số của chương trình. - Giải thích ý nghĩa các tham số. 1.3.4 Phương pháp phân tích Dupont. Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó được gọi là phương pháp Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp. Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ số doanh lợi tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Lợi nhuận sau thuế ROA = x = (1) Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố: Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE): Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Nếu tài sản của doanh nghiệp chỉ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau vì khi đó tổng tài sản = tổng nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế ROA = = = ROE(2) Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROA và ROE: Tổng tài sản ROE = x ROA (3) Vốn chủ sở hữu Kết hợp (1) & (3) ta có: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu Tổng tài sản Vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tổng tài sản = x x Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản – Nợ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu 1 = x x Doanh thu Tổng tài sản 1- Rd Với Rd = Nợ / Tổng tài sản là hệ số nợ và phương trình này gọi là phương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ sở hữu vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ. Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ. Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính,... kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định. Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổng quát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO SÔNG XANH 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Cụng ty TNHH quảng cáo Sông Xanh được thành lập vào ngày 01/12/2002 . Tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng công ty đó đột phá vào lĩnh vực kinh doanh sản xuất và dịch vụ mới mẻ cộng thêm với sự quản lý chặt chẽ với những hướng đi táo bạo đó tạo được một phát triển mới cho công ty hiện tại và tương lai. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO SÔNG XANH Tên tiếng anh: blue river advertisinh company LTD Trụ sở chính: 20 ngõ 165 Cầu Giấy HN Tài khoản: 0021000199950 đăng kí tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội – Chi nhánh Thành Công. Mã số thuế: 0101287944 ĐT: (04) 37673358 Fax: (04) 37673359 Web : blueriver.vn 2.1.2 . Đặc điểm sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực hoạt động: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0102006366 ngày 28 tháng 12 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và đó thay đổi 04 lần các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: + Sản xuất các chương trình truyền hình. + Sản xuất các chương trình quảng cáo. + Sản xuất phim. + Môi giới nhà đất. Công ty có thể bổ sung ngành nghề, loại hình hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật để có lợi nhất cho Công ty. - Sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm của Công ty được chia thành 3 nhóm chính với sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm: 􀂙 Sản xuất các chương trình truyền hình sản xuất các chương trình truyền hình theo yêu cầu của khách hàng. 􀂙 Sản xuất các chương trình quảng cáo 􀂙 Sản xuất phim. - Dịch vụ chính + Cung ứng các dịch vụ truyền hình + Công ty có một sàn giao dịch bất động sản chủ yếu là môi giới bất động sản trên thị trường Hà Nội. - Thị trường : Công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh có thị trường ổn định. Hiện tại, đang phát huy hiệu quả của thị trường đã có, khai thác và phát triển thị trường tiềm năng. Thị trường mục tiêu là các công ty, tổng công ty, tập đoàn và các gia đình, cá nhân có nhu cầu phục vụ. Trên cơ sở phân khúc thị trường theo khu vực địa lý, theo thu nhập và theo đối tượng, Công ty xây dựng chiến lược marketing cho từng phân khúc thị trường, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hiện tại, công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh đang thực hiện mục tiêu giữ vững và phát triển thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nỗ lực xây dựng thị trường cả nước. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và phải xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý. Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sử dụng hiệu quả và bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh trên cơ sở có lãi để tái mở rộng sản xuất. Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên 2.1.3 . Cơ cấu tổ chức. Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đó được nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Bộ máy quản lý công ty: Bộ máy quản lý của công ty gồm: Giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng. Bộ máy quản lý của công ty gồm 03 người với cơ cấu như sau: Bà Nguyễn Thanh Giang : Giám đốc Ông Hoàng Ngọc Dũng : Phó giám đốc Ông Nguyễn Đình Tiệp : Kế toán trưởng Giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng : Nội vụ, Kỹ thuật, Thị trường của Công ty. Tổng Giám đốc chịu sự giám sát của Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó giám đốc Công ty : Phụ trách công tác nghiên cứu xây dựng và triển khai kế hoạch SXKD toàn Công ty. Điều hành hoạt động sản xuất của các phòng ban và trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch Phó tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi được Tổng giám đốc uỷ quyền. Kế toán trưởng : Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo sử dụng nguồn vốn của Công ty có hiệu quả. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành phòng Tài chính. Trợ lý Sản xuất: Tham mưu với Giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty; đề xuất biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất của Công ty Trợ lý Kinh doanh: Tham mưu với Giám đốc về các vấn đề liên quan hoạt động kinh doanh của Công ty, nhằm quảng bá, khuyếch trương thương hiệu và sản phẩm; giữ vững và phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước... 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau: 2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản. Bảng 2.1: bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2008 đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu đầu năm cuối năm % theo quy mô Chênh lệch đầu năm cuối năm tuyệt đối tương đối Tài sản A. TSLD& DTNH 3575 3780 77.23% 76.41% 205 5.42% I. Tiền 1368 1723 29.55% 34.83% 355 20.60% II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu 2117 1987 45.73% 40.17% -130 -6.54% IV.Hàng tồn kho 9 25 0.19% 0.51% 16 64.00% V.Tài sản lưu động khác 81 45 1.75% 0.91% -36 -80.00% B. TSCD % DTDH 1054 1167 22.77% 23.59% 113 9.68% I. Tài sản cố định 1054 1167 22.77% 23.59% 113 9.68% II. Các khoản đầu tư dài hạn 0 0 0 III. Chi phí XDCB dở dang 0 0 0 IV.Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 Tổng Tài Sản 4629 4947 100.00% 100.00% 318 6.43% Nguồn Vốn 0 A. Nợ phải trả. 4049 4337 87.47% 87.67% 288 6.64% I.Nợ ngắn hạn 900 1002 19.44% 20.25% 102 10.18% II. Nợ dài hạn 3149 3335 68.03% 67.41% 186 5.58% III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH 580 610 12.53% 12.33% 30 4.92% I. Vốn chủ sở hữu 728 728 15.73% 14.72% 0 0.00% II.Lợi nhuận chưa phân phối Tổng Nguồn Vốn 4629 4947 100.00% 100.00% 318 6.43% Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 318 triệu đồng, tức là tăng 6.43%. Trong đó: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 3575 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 3780 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đó tăng 205 triệu đồng, tức là tăng 5.42%. Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 355 triệu đồng (tăng 20.60% so với đầu năm), giảm giá trị các khoản phải thu 130 triệu đồng, tương ứng là giảm 6.54%. Qua toàn bộ quá trình phân tích đó thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là 113 triệu đồng, (chủ yếu là do tài sản cố định tăng) tức là tăng 9.68%. Như vậy trong năm 2008 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đó được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đó được mở rộng, sự mở rộng này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. 2.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2008 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 318 triệu đồng, tức là tăng 6.43%, trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm là 610 triệu đồng, tức là tăng 4.92% so với đầu năm. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm (đầu năm là 12.53% , cuối năm là 12.33% ). Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm. Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 87.47 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thỡ nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 87,67đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đó tăng 0.2% so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy về giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 288 triệu đồng, tức là tăng 6.64%. Nguyên nhân của sự biến động này là do doanh nghiệp tăng các khoản vay: vay ngắn hạn tăng 10.18% và vay dài hạn tăng 5.58%. Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng về giá trị và cả về tỷ trọng, đây là hiện tượng hợp lý trong giai đoạn doanh nghiệp đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. 2.3 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn. 2.3.1 Cơ cấu tài sản. 2.3.1.1 Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản: Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản = TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn Tổng tài sản Bảng 2.2: bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 TSLĐ & DTNH 2652 3575 3780 25.82% 5.42% Tổng Tài Sản 3431 4629 4947 25.88% 6.43% Tỷ lệ TSLD & DTNH/ Tổng tài sản 77.30% 77.23% 76.41% Năm 2007 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 77.23% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2006 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm 0.07%. Năm 2008 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 76.41% trong tổng tài sản, so với năm 2007 thì đã giảm 0.82%. Nguyên nhân tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản giảm đi trong cả 3 năm là do mức độ tăng của tiền nhiều hơn mức độ tăng của tổng tài sản, như năm 2007 tăng 459.06% còn năm 2008 tăng 20.60%. Như vậy nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.3.1.2 Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Để đánh giá về tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư tổng quát = Trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn x 100% Tổng tài sản Trong đó: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = Trị giá tài sản cố định x 100% Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn x100% Tổng tài sản Công ty TNHH là một công ty vừa và nhỏ phát triển ngành dịch vụ là chính nên không có khoản đầu tư tài chính dài hạn, vì thế tỷ suất đầu tư tổng quát bằng với tỷ suất đầu tư tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định năm 2007 là 22.77% nhiều hơn của năm 2006 ( 22.70%) là 0.07%. Và năm 2008 tỷ số này là 223.59%. Nhìn chung qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần ( chủ yếu là do tỷ suất đầu tư tài sản cố định), tuy nhiên tỷ lệ này tăng chậm qua các năm. Điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. 2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn. 2.3.2.1 Tỷ suất nợ. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100% Tổng nguồn vốn Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ ta dựa vào công thức sau: Dựa vào các tài liệu liên quan ta có bảng sau: Bảng 2.3: bảng phân tích tỷ suất nợ. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Nợ phải trả 2911 4049 4337 28.11% 6.64% Tổng Tài Sản 3431 4629 4947 25.88% 6.43% Tỷ suất nợ 84.84% 87.47% 87.67% Dựa vào bảng phân tích ta thấy: Giai đoạn 2006 – 2007: Trong năm 2007 tỷ suất nợ là 87.47%, tức là tăng 2.63% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 doanh nghiệp mở rộng quy mô làm cho nợ phải trả tăng nhanh hơn so với năm 2006 và nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn Giai đoạn 2007 – 2008: Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng chậm, cụ thể vào năm 2008 tỷ suất nợ là 87.67% tăng 0.20% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn. 2.3.2.2 Tỷ suất tự tài trợ. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn. Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn Bảng 2.4 Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ. Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Nguồn vốn chủ sở hữu 520 580 610 10.34% 4.92% Tổng Tài Sản 3431 4629 4947 25.88% 6.43% Tỷ suất tự tài trợ 15.16% 12.53% 12.33% Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp liên tục giảm trong các năm. Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 12.53% (giảm 2.63% so với năm 2006), năm 2008 tỷ suất tự tài trợ lại tiếp tục giảm 0.20% so với năm 2007 và chỉ còn 12.33%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2007 là 11.54% so với năm 2006 và năm 2008 là tăng 5.17% so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn lần lượt là 34.92% và 6.87%. ⇒ Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 2.4.1 Phân tích tình hình thanh toán. Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 2.4.1.1. Phân tích khoản phải thu: Tình hình biến động các khoản phải thu: Bảng 2.5 : bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ trọng trong tổng tài sản Chênh lệch tuyệt đối tương đối 2006 2007 2008 2006-2007 2007- 2008 2006-2007 2007-2008 I. Các khoản phải thu ngắn hạn 2309 2141 2007 67.28% 46.25% 40.57% -168 -134 -7.27% -6.26% 1. phải thu khách hàng 2269 2011 1891 66.11% 43.44% 38.23% -258 -120 -11.37% -5.97% 2.trả trước cho người bán 22 107 96 0.64% 2.31% 1.94% 85 -11 386.36% -10.28% 3.Dự phòng phải thu khó đòi -1 -0.02% -1 1 -100% 4. Thuế và các khoản phải thu NN 18 24 20 0.52% 0.52% 0.40% 6 -4 33.33% -16.67% 5. Các khoản phải thu khác 0 II. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 Tổng cộng 2309 2141 2007 67.28% 46.25% 40.57% -168 -134 -7.27% -6.26% Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2007 các khoản phải thu giảm 168 triệu đồng, tức là giảm 7.27% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là do khoản mục phải thu khách hàng giảm. Sang năm 2008 các khoản phải thu lại tiếp tục giảm (giảm 134 triệu đồng, tương ứng là giảm 6.26% so với năm 2007, là do tất cả các khoản đều giảm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm 2006 tỷ trọng các khoản phải thu là 67.28%, năm 2007 tỷ trọng khoản phải thu giảm còn 46.25%, vào năm 2008 tỷ trọng này tiếp tục giảm còn 40.57% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. ⇒ Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị và về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Các chỉ số liên quan đến khoản phải thu. Khoản phải thu/ Tài sản lưu động = Tổng các khoản phải thu Tổng tài sản lưu động Khoản phải thu/ Khoản phải trả = Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Bảng 2.6 : Bảng phân tích các tỷ số các khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Tổng các khoản phải thu 2309 2141 2007 -7.28% -6.26% Tổng tài sản lưu động 2652 3575 3780 34.80% 5.73% Tổng các khoản phải trả 2911 4049 4337 39.09% 7.11% tỷ lệ khoản phải thu/ Tổng TSLD 87.07% 59.89% 53.10% -31.22% -11.34% tỷ lệ khoản phải thu/ khoản phải trả 79.32% 52.88% 46.28% -33.34% -12.48% Khoản phải thu trong năm 2007 so với năm 2006 giảm 7.28%, khoản phải thu năm 2007 so với tài sản lưu động giảm 31.22%, so với khoản phải trả giảm 33,34%. Sang năm 2008 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải thu trên khoản phải trả lại tăng so với năm 2007, chủ yếu là do doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ làm cho khoản phải thu giảm 6.26%, trong khi đó tài sản lưu động và khoản phải trả lại tăng với tốc độ lần lượt là 5.73% và 7.11%. ⇒ Như vậy từ kết quả phân tích ta thấy qua 3 năm từ 2006 – 2008 tỷ lệ các khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải trả có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. 2.4.1.2 Phân tích các khoản phải trả. Tình hình biến động các khoản phải trả. Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ trọng trong tổng tài sản Chênh lệch tuyệt đối tương đối 2006 2007 2008 2006-2007 2007- 2008 2006-2007 2007-2008 I. Nợ ngắn hạn 424 893 953 12.35% 19.29% 19.26% 469 60 110.61% 6.72% 1. Vay ngắn hạn 33 0 136 0.96% 0.00% 2.75% -33 136 -100.00% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 0 3.phải trả cho người bán 144 662 471 4.20% 14.30% 9.52% 518 -191 359.72% -28.85% 4. Người mua trả tiền trước 30 102 250 0.87% 2.20% 5.05% 72 148 240.00% 145.10% 5. Thuế và các khoản phải nộp NN 217 84 96 6.32% 1.81% 1.94% -133 12 -61.29% 14.29% 6. Phải trả công nhân viên 0 45 0 0.00% 0.97% 0.00% 45 -45 -100.00% II. Phải trả khác 59 7 49 1.72% 0.15% 0.99% -52 42 -88.14% 600.00% Tổng cộng 483 900 1002 14.07% 19.44% 20.25% 417 102 86.34% 11.33% Quan sát bảng phân tích khoản phải trả ta nhận thấy các khoản phải trả của các năm có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là năm 2007 tăng 417 triệu đồng, tức là tăng 86.34%, nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán tăng, ngoài ra còn do tăng khoản phải trả cho công nhân viên, còn các khoản khác có giảm nhưng không đáng kể. Sang năm 2008, khoản phải trả lại tiếp tục tăng 102 triệu đồng, tương ứng là tăng 11.33% so với năm 2007, nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp tăng vay ngắn hạn 136 triệu đồng ,tăng khoản người mua trả tiền trước 148 triệu đồng, tức là tăng 145.10% so với năm 2007. Như vậy nhìn chung khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao. Tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động. Khoản phải trả/ Tổng tài sản lưu động Tổng các khoản phải trả Tổng tài sản lưu động Bảng 2.8 : Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng TSLD Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch 2008 2006-2007 2007-2008 Tổng các khoản phải trả 2911 4049 4337 39.09% 7.11% Tổng tài sản lưu động 2652 3575 3780 34.80% 5.73% tỷ lệ khoản phải trả/ Tổng TSLD 109.77% 113.26% 114.74% 3.18% 1.30% Trong 3 năm tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động liên tục tăng cụ thể là năm 2007 tăng 3.49% so với năm 2006, năm 2008 tăng 1.48% so với năm 2007. Nhìn chung qua 3 năm tỷ số các khoản phải trả so với tổng vốn lưu động có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các doanh nghiệp khác có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu không mấy tốt cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Tóm lại qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu trong các năm có xu hướng giảm còn khoản phải trả lại có xu hướng tăng lên, doanh nghiệp cần chú ý có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn nếu như các yêu cầu thanh toán ngày càng tăng. 2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán. 2.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Bảng 2.9: Bảng phân tích vốn luân chuyển. Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 TSLD & DTNH 2652 3575 3780 34.80% 5.42% Nợ ngắn hạn 483 900 1002 86.34% 10.18% Vốn luân chuyển 2169 2675 2778 23.33% 3.71% Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Trong cả 3 năm vốn luân chuyển liên tục tăng từ 2169 triệu đồng trong năm 2006 lên 2675 triệu đồng năm 2007 (tăng 23.33% so với năm 2006) và tăng thành 2778 triệu đồng trong năm 2008, tương ứng là tăng 3.71% so với năm 2007). Vốn luân chuyển tăng làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng. Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Để đánh giá chính xác hơn ta tiến hành phân tích thêm những chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (K). Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số thanh toán hiện hành (K) = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Bảng 2.10 : Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 TSLD & DTNH 2652 3575 3780 34.80% 5.42% Nợ ngắn hạn 483 900 1002 86.34% 10.18% Hệ số thanh toán hiện hành 5.49068 3.9722 3.7724 -1.5184 -0.1997 Dựa vào bảng phân tích ta thấy giai đoạn từ 2006 – 2007 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm từ 5.49 lần xuống còn 3.97 lần, tức là giảm 1.51 lần so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 3.77 lần (giảm 0.2 lần so với năm 2007). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2008 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 5.42%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 10.18%. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KN) Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( KN) = Tài sản có khả năng thanh khoản cao Nợ ngắn hạn Trong đó Tài sản có khả năng thanh khoản cao = TSLĐ & ĐTNH – HTK – Chi phí trả trước – Chi phí chờ kết chuyển Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Tài sản có tính thanh khoản cao 2609 3566 3755 36.68% 5.03% Nợ ngắn hạn 483 900 1002 86.34% 10.18% Hệ số thanh toán nhanh 5.4016 3.9622 3.7475 -1.4394 -0.2147 Quan sát bảng ta thấy: Qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh liên tục giảm cụ thể năm 2007 là 3.96 lần, giảm so với năm 2006 1.43lần. Năm 2008 chỉ số này là 3,75, giảm so với năm 2007 là 0.21 lần, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh rất cao chứng tỏ lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng .Doanh nghiệp nên điều chỉnh giảm hê số này trong những năm tới để sử dụng vốn tốt hơn. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền + Đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Bảng 2.12: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Tiền + DTNH 298 1368 1723 359.06% 20.60% Nợ ngắn hạn 483 900 1002 86.34% 10.18% Hệ số thanh toán bằng tiền 0.62 1.52 1.72 0.90 0.20 Qua kết quả tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp qua 3 năm ngày càng tăng , cụ thể năm 2006 là 0,62 lần, năm 2007 là 1.52 lần, đến năm 2008 là 1.72 lần. Hệ số này lại có chiều hướng ngày càng tăng dần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp tốt và có khuynh hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ số này là khá cao, doanh nghiệp nên sử dụng tiền mặt tốt hơn để có thê mang lại lợi nhuận lớn nhất. 2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn. Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thuần HĐKD Lãi nợvay Bảng 2.13: Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị : Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Lợi nhuận thuần HDSXKD -147 83 145 -156.46% 42.76% Lãi nợ vay 123 277 294 125.20% 5.78% Hệ số khả năng trả lãi nợ vay -1.20 0.30 0.49 1.49 0.19 Trong năm 2007 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 0,30 lần, nếu so với năm 2000 thì đã tăng 1.49 lần. Năm 2008, hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng lên thành 0,49 lần so với năm 2007 tăng 0.19 lần Như vậy qua 3 năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng tốt hơn. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Nợ phải trả 2911 4049 4337 39.09% 6.64% Nguồn vốn chủ sở hữu 520 580 610 11.54% 4.92% Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 5.60 6.98 7.11 1.38 0.13 Trong năm 2007 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 6.98 lần, tức là so với năm 2006 đã tăng 1.38 lần. Và năm 2008 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng lên thành 7.11 lần (tăng 0,13 lần so với năm 2007). Đánh giá chung qua 3 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng nhanh, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Như vậy trong các năm tới doanh nghiệp cần phải giảm chỉ số này xuống bằng cách giảm bớt các khoản phải trả và tăng thêm vốn chủ sở hữu. 2.5 Phân tích khả năng luân chuyển vốn. Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. 2.5.1 Luân chuyển hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Trị giá hàng tồn kho bình quân Bảng 2.15: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Giá vốn hàng bán 9565 13757 15246 4192 1489 Trị giá HTK đầu kỳ 17 43 9 26 -34 Trị giá HTK cuối kỳ 43 9 25 -34 16 Trị giá HTK binh quân 30 26 17 -4 -9 Số vòng quay HTK 318.83 529.12 896.82 210.28 367.71 Thời gian tồn kho ( ngày) 12 14 21 2 7 Giai đoạn từ 2006 – 2007: số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2007 là 529.12 vòng, mỗi vòng là 14 ngày. So với năm 2006 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 tăng 210.28 vòng, mỗi vòng tăng 2 ngày. Giai đoạn từ 2007 – 2008: Trong năm 2008 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng và đạt 896.82 vòng, tức là tăng 367.71 vòng, mỗi vòng tăng 7 ngày so với năm 2007. Như vậy nhìn chung qua 3 năm 2006 – 2008 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên do doanh nghiệp là doanh nghiệp dịch vụ là chính nên trị giá hàng tồn kho thường nhỏ nên chỉ số này không phản ánh được nhiều. Ta xét thêm một số chi tiêu khác: 2.5.2 Luân chuyển khoản phải thu. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau: Số vòng quay khoản phải thu = Tổng doanh thu thuần Số dư bình quân nợ phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay khoản phải thu Bảng 2.16: Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu Đơn vị : Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Doanh thu thuần 10704 15249 16942 4545 1693 Khoản phải thu đầu kỳ 2104 2292 2117 188 -175 Khoản phải thu cuối kỳ 2292 2117 1987 -175 -130 Khoản phải thu bình quân 2198 2204.5 2052 6.5 -152.5 Số vòng quay khoản phải thu 4.87 6.92 8.26 2.05 1.34 Kỳ thu tiền bình quân ( ngày) 74 52 44 -22 -8 Trong 3 năm tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng nhanh cụ thể năm 2007 là 6.92 vòng giảm 2.05 vòng, mỗi vòng giảm 22 ngàyso với năm 2006, năm 2008 là 8.26 tăng 1.34 vòng so với năm 2007 và mỗi vòng giảm 8 ngày so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng, trong khi đó thì khoản phải thu lại giảm. Như vậy trong giai đoạn này khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khả quan hơn. 2.5.3 Luân chuyển vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động sử dụng bình quân Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Sốvòng quay vốn lưu động Bảng 2.17: Bảng phân tích tình hình lưu chuyển vốn lưu động. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 11.10% VLD đầu kỳ 1904 2652 3575 39.29% 34.80% VLD cuối kỳ 2652 3575 3780 34.80% 5.73% VLD sử dụng bình quân 2278 3113.5 3677.5 36.68% 18.11% Số vòng quay VLD 4.70 4.90 4.61 0.20 -0.29 Số ngày/ vòng quay 77 74 78 -3 5 Từ bảng phân tích ta thấy: Giai đoạn từ 2006 – 2007: số vòng quay vốn lưu động trong năm 2007 là 4.9 vòng, mỗi vòng là 74 ngày. So với năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 4.7 vòng và giảm 3 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng nhiều hơn vốn lưu động sử dụng bình quân (doanh thu thuần tăng 42.46%, vốn lưu động sử dụng bình quân tăng 36.68% so với năm 2006). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Giai đoạn từ 2007 – 2008: Số vòng quay vốn lưu động trong giai đoạn này giảm, cụ thể là từ 4.9 vòng trong năm 2007 giảm chỉ còn 4.61 vòng ở năm 2008, tức là giảm 0.29 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động sử dụng bình quân. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm làm cho vốn lưu động bị lãng phí. 2.5.4 Luân chuyển vốn chủ sở hữu. Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn chủ sở hữu = Tổng doanh thu thuần VCSH sửdụng bình quân Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Sốvòng quay vốn chủsởhữu Bảng 2.18: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 11.10% VCSH đầu kỳ 470 520 580 10.64% 11.54% VCSH cuối kỳ 520 580 610 11.54% 5.17% VCSH sử dụng bình quân 495 550 595 11.11% 8.18% Số vòng quay VCSH 21.62 27.73 28.47 6.10 0.75 Số ngày/ vòng quay 17 13 13 -4 0 Trong giai đoạn từ 2006 – 2008 số vòng quay vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng, từ 21.62 vòng vào năm 2006 tăng lên thành 27.73 vòng trong năm 2007, số ngày của mỗi vòng quay giảm từ 17 ngày/vòng (năm 2006) xuống còn 13 ngày/vòng (năm 2007). Và năm 2008 tốc độ luân chuyển vốn tăng lên 28.47 vòng, tức là tăng 0.75 vòng . Nhìn chung qua 3 năm tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối tốt, tình hình luân chuyển có chiều hướng tăng dần, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả. 2.5.5 Luân chuyển toàn bộ vốn. Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn trên giúp ta có cách nhìn chi tiết và cụ thể khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn. Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng doanh thu thuần Tổng vốn sử dụng bình quân Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay toàn bộ vốn Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.19: Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 11.10% Tổng vốn đầu kỳ 2958 3432 4629 16.02% 34.88% Tống vốn cuối kỳ 3432 4629 4947 34.88% 6.87% Tổng vốn sử dụng bình quân 3195 4030.5 4788 26.15% 18.79% Số vòng quay toàn bộ vốn 3.35 3.78 3.54 0.43 -0.24 Số ngày/ vòng quay 107 95 102 -12 7 Theo bảng phân tích ta nhận thấy trong năm 2007 số vòng quay toàn bộ vốn là 3,78 vòng, mỗi vòng là 95 ngày. Nếu so với năm 2006 thì tốc độ luân chuyển vốn đã tăng 0.43 vòng, mỗi vòng giảm 12 ngày. Sang giai đoạn từ năm 2007 – 2008 số vòng quay toàn bộ vốn có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2008 tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn giảm còn 3.54 vòng, giảm 0.24 vòng, mỗi vòng tăng 7 ngày so với năm 2007. Như vậy trong 3 năm thì năm 2007 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn cả, ở các năm khác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư. 2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.6.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán và chi phí quản lý. Bảng 2.20: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn, CPQL Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Giá vốn hàng bán 9565 13757 15246 43.83% 10.82% Chi phí quản lý 1161 1140 1209 -1.81% 6.05% Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 11.10% Giá vốn/ Doanh thu thuần 89.36% 90.22% 89.99% 0.86% -0.23% CPQL/ Doanh thu thuần 10.85% 7.48% 7.14% -3.37% -0.34% Giá vốn hàng bán. Xét giai đoạn từ 2006 – 2007: Năm 2006 giá vốn hàng bán chiếm 89.36% trong doanh thu thuần. Năm 2007 giá vốn hàng bán chiếm 90.22% trong doanh thu thuần, tức là đã tăng 0.86% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn (năm 2007 là 43.83%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của doanh thu năm 2007 là 42.46% so với năm 2006). Năm 2008 tỷ lệ này co giảm đôi chút xuống còn 89.90% ( giảm 0.23% so với năm 2007). Tóm lại đánh giá chung qua 3 năm ta nhận thấy tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng còn cao, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Giai đoạn 2006 – 2007: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu ở giai đoạn giảm, năm 2007 chiếm 7.48% (giảm 3.37% so với năm 2006). Giai đoạn 2007 – 2008: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu tiếp tục giảm 0.34% so với năm 2007 , tức là chiếm 7.14% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2008 chi phí quản lý có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí quản lý là 6.05% so với năm 2007 còn doanh thu tăng 11.10% so với năm 2007. Là một công ty kinh doanh ngành dịch vụ là chính nên tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu là tương đối lớn, tuy vậy qua các năm tỷ lệ này đã được giảm dần, giảm bớt những chi phí không cần thiết để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.6.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. Hiệu suất sử dụng chi phí = Doanh thu thuần Tổng chi phí Bảng 2.21: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Tổng chi phi SXKD trong kỳ 10859 15175 16749 39.75% 9.40% Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 9.99% Hiệu suất sử dụng chi phí 0.986 1.005 1.012 0.019 0.007 Năm 2007 cứ 1đồng chi phí mang lại 1,005 đồng doanh thu, so với năm 2006 thì đã tăng 0,019 đồng. Năm 2008 cứ 1 đồng chi phí thì đem lại 1,012 đồng doanh thu, tức là tăng 0,007 đồng so với năm 2007. Từ kết quả phân tích ta thấy qua 3năm từ 2006 – 2008 hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh. 2.7 Phân tích khả năng sinh lời. Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. 2.7.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau: Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần HĐKD Doanh thu thuần Tình hình thực tế tại doanh nghiệp: Bảng 2.22: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Lợi nhuận thuần HĐKD -147 83 204 -156.46% 145.78% Doanh thu thuần 10704 15249 16942 42.46% 11.10% Chỉ số lợi nhuận hoạt động -1.37% 0.54% 1.20% 1.92% 0.66% Năm 2007, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 0.54%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại 54 đồng lợi nhuận thuần trong năm 2007, nếu so với năm 2006 thì đã tăng 192 đồng. Vào năm 2008, 100 đồng doanh thu đã đem lại 120 đồng lợi nhuận thuần (tăng 0,66 đồng so với năm 2007). Như vậy nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng khả quan hơn. 2.7.2 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng vốn lưu động sử dụng bình quân Bảng 2.23: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Lợi nhuận trước thuế -147 83 204 -156.46% 145.78% VLĐ sử dụng bình quân 2278 3113.5 3677.5 36.68% 18.11% Tỷ suất sinh lời VLĐ -6.45% 2.67% 5.55% 9.12% 2.88% Trong năm 2007 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 2.67 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, bằng chứng là tỷ suất sinh lời vốn lưu động tăng 9.12%. Năm 2008 tỷ suất sinh lời vốn lưu động là 5.55% tăng so với năm 2007 là 2.88%. Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời tăng nhanh là do lợi nhuận trước thuế tăng nhanh (năm 2007 tăng 156.36% so với năm 2006, năm 2008 tăng 145.78% so với năm 2007), trong khi đó vốn lưu động tăng chậm (năm 2008 tăng 18.11% so với năm 2007). Như vậy trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tương đối hiệu quả, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy và nâng cao tỷ suất sinh lời. 2.7.3 Tỷ suất sinh lời vốn cố định. Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời vốn cố định = Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng vốn cố định sử dụng bình quân Tình hình thực tế tại doanh nghiệp: Bảng 2.24: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Lợi nhuận trước thuế -147 83 204 -156.46% 145.78% VCĐ sử dụng bình quân 779 1054 1167 35.30% 10.72% Tỷ suất sinh lời VCĐ -18.87% 7.87% 17.48% 26.75% 9.61% Từ bảng phân tích ta nhận thấy trong năm 2007 cứ 100 đồng vốn cố định có thể tạo ra 7.87 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì tăng 26.75 đồng Năm 2008 tỷ suất sinh lời vốn cố định tăng lên rất cao, cụ thể năm 2008 tỷ số này là 17.48% cao hơn năm 2007 9.61%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định ngày càng hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.7.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản = Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản sử dụng bình quân Bảng 2.25: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 chênh lệch 2006-2007 2007-2008 Tổng lợi nhuận trước thuế -147 83 204 -156.46% 145.78% Tổng tài sản sử dụng binh quân 3195 4030.5 4788 26.15% 18.79% Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản -4.60% 2.06% 4.26% 6.66% 2.20% Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 2.06 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì đã tăng 6.66 đồng. Năm 2008 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, năm 2008 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 4.26 đồng lợi nhuận (tăng 2.20 đồng so với năm 2007). Nhìn chung doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, tuy nhiên cần tăng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 3.1. Giải pháp về phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các qui chế và qui định cụ thể hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất. Thứ hai, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên lành nghề, nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế sản xuất của công ty. 3.2 Giải pháp về phương hướng nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh ở phần II, có thể thấy rằng mặc dù đã có những cố gắng và nỗ lực không ngừng nhưng bên cạnh những thành quả đạt được công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách quản lý tài chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Từ đó em xin được đưa ra một số ý kiến về các giải pháp tăng cường năng lực tài chính của công ty như sau: Xác định chính sách kinh doanh, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng- thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ. Với cơ cấu vốn của công ty như đã phân tích ở phần II là bất hợp lý: TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với TSCĐ (77% ) nên cần cân đối lại, đồng thời trang thiết bị máy móc của công ty cần được đầu tư đổi mới trong thời gian tới. Để thực hiện được điều này, công ty cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn. Theo em, với lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao như vậy trong tổng nguồn vốn công ty nên áp dụng chính sách tài trợ mạo hiểm: tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho các TSLĐ thường xuyên, thậm chí cho cả TSCĐ. Chính sách này rất dễ đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên các chỉ số này ở công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh là khá cao nên có thể áp dụng được để có thể điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý hơn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 6.98 lần còn năm 2008 là 7.11 lần, chỉ số này khá cao, doanh nghiệp không đủ vốn chủ sở hữu để có thể thanh toán các món nợ, khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Doanh nghiệp cần phải tăng vốn chủ sở hữu bằng cách: - Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. - Vốn NSNN và cỏc nguồn vốn có nguồn gốc NSNN như các khoản Nhà nước trực tiếp cung cấp hay các khoản đáng ra công ty phải nộp cho Nhà nước nhưng được giữ lại để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này, để tăng lợi nhuận để lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Quản lý thanh toán. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên công ty thường phải vay nợ để bù đắp cho khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý. Trước hết phải quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chúng thu hồi công nợ. - Giảm giá, triết khấu hợp lý với những khách hàng quen thuộc và thanh toán đúng hạn. - Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ khó đòi. Bởi lẽ, trên thực tế, rõ ràng là nếu công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến cho khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ có thể cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy, hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ: + Gọi điện, gửi thư nhắc nợ hoặc thư chuyển cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp. + Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ. + Cuối cùng, nếu các biện phỏp trên không thành công thì phải uỷ quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý. Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, công ty có thể nghiên cứu xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng đảo nợ. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu. Như phân tích ở chương II tỷ trọng các khoản phải thu đang giảm dần đó là một chiều hướng tốt chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang có những chính sách hợp lý để thu hồi nợ. Vì thế có thể áp dụng chính sách bán chịu để có thể gia tăng doanh thu cho công ty. Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ trở thành một thứ cụng cụ khuyến mại của người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy, công ty cần phải: - Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu. - Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi như là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ, gia tăng doanh thu. Tuy vậy mâu thuẫn ở đây là đẩy nhanh tiêu thụ trong trường hợp này lại làm chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chính vì vậy, phải tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu sao cho phù hợp và gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thu, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đầu tư đổi mới công nghệ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hoá trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Những năm qua, do máy móc thiết bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên chất lượng sản phẩm của công ty chưa được cao. Vài năm trở lại đây, công ty đó từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và đó mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, do số vốn dùng cho đổi mới công nghệ còn hạn hẹp (Vốn cố định năm 2008: 1167 triệu) nên công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần dẫn đến máy móc thiết bị của công ty thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu suất tài sản cố định. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của công ty là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nhanh chúng nắm bắt và ứng dụng khoa học- công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, và đặc biệt với ngành kinh doanh dịch vụ của công ty thì việc đổi mới công nghê trở nên càng bức thiết hơn. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm gúp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người công nhân viên, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Trong thời gian tới, công ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như: - Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đối giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm. - Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì cụng ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho sản xuất kinh doanh được liên tục và tiết kiệm thời gian, công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất. - Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. - Tích cực đào tạo độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân viên lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưởng vật chất thoả đáng cho họ. - Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật. - Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động là một yếu tố cú ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn nghiệp vụ và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động : Thứ nhất, công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Thứ hai, người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu quả của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc công ty quan tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty. Tóm lại: việc đào tạo đội ngũ cỏn bộ công nhân viên của công ty có thể đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò như những người trèo lái con thuyền công ty, nếu được đào tạo bồi dưỡng có đủ năng lực trình độ sẽ đưa được con thuyền đến những đích chiến lược đó vạch ra bằng con đường ngắn nhất ít sóng gió nhất và trong thời gian ngắn nhất. Để làm được như vậy, công ty cần: - Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động. - Có chính sách khuyên khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. - Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng bậc lương, tuyên chuyển vị trớ công tỏc đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn... KẾT LUẬN Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định. C«ng ty TNHH quảng cáo Sông Xanh còng lµ mét c«ng ty ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®­îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty, công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Ngọc Đức đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6167.DOC
Tài liệu liên quan