Tài liệu Đề tài Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp: Lời mở đầu
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia là mục tiêu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đang cố gắng thực hiện trong nỗ lực chung nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo đúng xu thế phát triển của thế giới. Để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế cần có nhiều yếu tố như : cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật phát triển, một nền sản xuất hiện đại và đội ngũ lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này tuy có tính chất hoàn toàn khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có thể tạo ra qua quá trình đầu tư của xã hội. Muốn có cơ sở hạ tầng thì cần có đầu tư trong hoạt động xây dựng, có khoa học kỹ thuật phát triển cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng, để có đội ngũ lao động trình độ cao thì phải đầu tư cho giáo dục và dạy nghề... Vậy đầu tư có vai trò quan trọng với nền kinh tế là tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển của một quốc gia.
Để có được một kết quả tốt thì cần một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡ...
90 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia là mục tiêu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đang cố gắng thực hiện trong nỗ lực chung nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo đúng xu thế phát triển của thế giới. Để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế cần có nhiều yếu tố như : cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật phát triển, một nền sản xuất hiện đại và đội ngũ lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này tuy có tính chất hoàn toàn khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có thể tạo ra qua quá trình đầu tư của xã hội. Muốn có cơ sở hạ tầng thì cần có đầu tư trong hoạt động xây dựng, có khoa học kỹ thuật phát triển cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng, để có đội ngũ lao động trình độ cao thì phải đầu tư cho giáo dục và dạy nghề... Vậy đầu tư có vai trò quan trọng với nền kinh tế là tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển của một quốc gia.
Để có được một kết quả tốt thì cần một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện đầu tư tốt. Hai tiêu chuẩn chính để có thể đánh giá một quá trình đầu tư có hiệu quả hay không là xem chúng có tạo ra hiệu quả về mặt tài chính & kinh tế xã hội không. Một quá trình đầu tư được xem là có hiệu quả về mặt tài chính nếu sau khi đưa vào hoạt động nó đem lại cho chủ đầu tư một khoản thu lớn hơn chi phí bỏ ra; một dự án xem là có hiệu quả về kinh tế- xã hội nếu nó đem lại lợi ích cho xã hội-cộng đồng như tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho quốc gia. Một dự án có thể chỉ có hiệu quả về tài chính hoặc kinh tế-xã hội nhưng cũng có dự án có hiệu quả cả về tài chính và kinh tế-xã hội. Thông thường trong hai kết quả thì kết quả về mặt tài chính thường được coi trọng hơn và nó là mục tiêu chính của hầu hết các hoạt động đầu tư trong xã hội. Như vậy việc phân tích chỉ tiêu tài chính có vai trò rất quan trọng trong quá trình lập một dự án đầu tư nó là tiền đề cho việc đánh giá hiệu quả, lựa chọn dự án và là cơ sở cho tính toán chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
Trong quá trình lập một dự án đầu tư phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư là một vấn đề quyết yếu đối với chất lượng của một dự án đầu tư. Do vậy đánh giá tài chính luôn được giành một mối quan tâm đặc biệt của các chủ đầu tư, các tổ chức tài chính, cơ quan chức năng trong quá trình lập, thẩm định dự án.
Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng nên phân tích hiệu quả tài chính luôn được công ty quan tâm đặc biệt vì nó quyết định lợi ích của khách hàng và cũng chính là lợi ích của công ty. Tuy có nhiều vấn đề cần xem xét song công ty đã có được những kết quả tốt trong việc phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại công ty. Chính vì vậy qua quá trình thực tập nghiên cứu tại phòng Kinh tế mỏ của công ty nhận thức tầm quan trọng của vấn đề mà muốn nhìn thận về những cải tiến trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của công ty, cũng như mong muốn đóng góp một phần để giải quyết vấn đề còn tồn tại của đơn vị nên em đã chọn đề tài : “ Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Vấn đề này có tính thực tiễn và là một vấn đề mà công ty cũng đang muốn giải quyết nhất là trong điều kiện thực tế hiện nay công ty đang cố gắng chuẩn hoá công tác tư vấn đầu tư của công ty mình để đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 trong vấn đề quản lý chất lượng. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn em đã thực hiện đề tài này, tuy đây là một đề tài không mới nhưng không dễ để có thể phân tích thấu đáo mọi vấn đề về nó chính vì vậy em chỉ hy vọng qua đề tài này thể hiện được phần nào nhận thức của mình về vận dụng lý thuyết đã học tại giảng đường đại học để giải thích một phần thực tế hoạt động tại công ty.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu này nhằm khẳng định tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính với dự án đầu tư và sự đa dạng của cách thức phân tích của các đơn vị khác nhau. Trên cùng một khung chung thì với mỗi đơn vị đều có sự cải tiến công tác phân tích tài chính để phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị mình đó là điều em rút ra sau quá trình thực tập tại Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp và muốn chọn để trình bày trong đề tài của mình.
Với các kết quả phân tích sẽ là các giải pháp mà em xin đưa ra tuy vẫn còn mang nặng tính lý thuyết trong cũng là nỗ lực bước đầu trong quá trình tiếp cận thực tế của bản thân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào quy trình phân tích tài chính dự án tại Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp cùng với việc xem xét đánh giá qua hai dự án thực tế được lập tại công ty là : “ Đầu tư mở rộng mỏ than Kế Bào”, “ Dự án mua sắm thiết bị cho mỏ than Đèo Nai”.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin cùng với sự kết hợp với các chủ trương, chính sách của chính phủ của Tổng công ty than Việt Nam... để phân tích. Việc tính toán trong đề tài đựơc thực hiện theo đúng quy trình phân tích, xử lý số liệu thống kê kết hợp với sử dụng các trương trình trong Microsolf Excel để tính toán nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của dữ liệu đưa ra.
Em đã cố gắng chọn ví dụ trong đề tài để đảm bảo tính điển hình cho quá trình phân tích tài chính dự án tại công ty nhưng không đại diện cho tất cả mà tuỳ điều kiện thực tế có thể có sai khác một vài điểm mà trong khuôn khổ của đề tài không trình bày hết được.
Kết cấu của đề tài được chia ra làm ba phần chính ngoài lời mở đầu và kết luận ra đó là:
Chương I : Các vấn đề lý luận chung
Chương II : Thực trạng phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp
Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp
Sau cùng là phụ lục và danh mục các tài liệu đã sử dụng trong đề tài.
Chương I : Các vấn đề lý luận chung
I. Đầu tư và đầu tư phát triển
1.Khái niệm chung về đầu tư, đầu tư phát triển
Đầu tư là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại như tiền, là tài nguyên thiên, sức lao động và trí tuệ để tiến hành hoạt động nào đó nhằm đạt được các kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai.
Các kết quả đạt được của hoạt động đầu tư có thể là lợi ích về vật chất như nhà xưởng, trường lớp, đường xá, cầu cống được xây dựng mới hay là các khoản tiền thu được từ hoạt động buôn bán hoặc đó cũng có thể là các lợi ích về trình độ học vấn, kỹ năng thông qua học tập hoặc cũng có thể chỉ là các lợi ích xã hội...
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư đều đem lại lợi ích chung cho cả nền kinh tế. Các hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần, mua hàng tích trữ không hề làm tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này thực chất chỉ là chuyển giao quyền sử dụng tiền tệ từ người này sang người khác trong khi đó các hoạt động bỏ tiền xây dựng, mua thêm máy móc, đầu tư sản xuất- kinh doanh.. làm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế các hoạt động như thế gọi là đầu tư phát triển.
Vậy đầu tư phát triển là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã hội, tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Do vậy đầu tư phát triển có vai trò quan trọng với nền kinh tế.
2. Đặc điểm đầu tư phát triển
Do sự khác biệt của mình nên về bản chất đầu tư phát triển nói riêng có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác ở những điểm sau:
ỉ Đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài, các nguồn lực tiền, vật tư, lao động cần huy động lớn
Thời gian từ lúc tiến hành đầu tư cho đến khi các thành quả đầu tư phát huy tác dụng thường kéo dài nhiều tháng, năm. Do đó trong quá trình đầu tư phải huy động một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, không tham gia vào quá trình chu chuyển, nên nó không sinh lợi cho nền kinh tế. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
Quá trình vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi được vốn hoặc cho đến khi thanh lý tài sản do vốn đầu tư tạo ra cũng thường kéo dài trong nhiều năm. Nên không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.
ỉNhững kết quả tạo ra từ hoạt động đâu tư phát triển có vai trò quan trọng với nền kinh tế
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm hàng nghàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
Những thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
ỉ Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính rủi ro.
Hoạt động đầu tư một mặt là sự đánh đổi lợi ích ở hiện tại và quá trình thực hiện diễn ra trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường trước hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Do các kết quả và hiệu quả của thành qủa đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển đạt được hiểu quả kinh tế xã hội cao thì đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư.
II.Dự án đầu tư
1.Khái niệm
Dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định.
Một dự án đầu tư thường có bốn thành phần chính:
-Mục tiêu của dự án : Bao gồm hai loại là mục tiêu phát triển lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại và các mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần thực hiện được của dự án.
-Các kết quả : Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là những điều kiện cần thiết để dự án thực hiện được các mục tiêu.
-Các hoạt động : Là những nhiệm vụ hoặc những hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra những kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với biểu lịch và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
-Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính, con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho dự án.
Trong 4 thành phần trên thì kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy yêu cầu trong quá trình thực hiện dự án thường xuyên có đánh giá kết quả.
2. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án
Như đã trình bày ở trên đầu tư là quá trình sử dụng nhiều nguồn lực cả vật chất và trí tuệ, lao động với các kết quả được hình thành và tồn tại lâu dài nên ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung vì vậy đầu tư theo dự án là một bước tối ưu hoá công cuộc đầu tư để thực hiện tốt các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia.
Để lập được một dự án đầu tư thì chủ đầu tư cần phải thực hiện theo một trình tự quy định từ việc tìm kiếm cơ hội đầu tư , lập nghiên cứu tiền khả thi đến lập nghiên cứu khả thi ... trải qua một quá trình như vậy giúp chủ đầu tư có điều kiện để đánh giá một các chính xác về tính khả thi của dự án tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vì nếu dự án không có tính khả thi sẽ dừng lại ngay ( giảm các chi phí không cần thiết) tránh dự án kém hiệu quả gây lãng phí. Ngoài ra với chủ đầu tư việc lập dự án còn có tác dụng giúp họ xin được giấy phép đầu tư hoặc giấy phép hoạt động, thuận tiện nếu dự án có nhập khẩu máy móc- thiết bị hay muốn xin các khoản ưu đãi đầu tư nếu là các dự án thuộc dạng được ưu đãi.
Muốn đầu tư một dự án các đơn vị thường không đủ năng lực tài chính hoặc muốn san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác nên thường bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu một dự án đầu tư thường có thêm vốn vay của các đơn vị hoặc vốn cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu trái phiếu nên dự án đầu tư chính là cơ sở pháp lý cho việc vay vốn hoặc xin phép phát hành cổ phiếu của các đơn vị.
Dự án đầu tư là một kết quả của quá trình nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng của các yếu tố thị trường, đầu vào-đầu ra sản phẩm... nên khi đầu tư theo dự án giúp hạn chế rủi ro mà một dự án có thể gặp phải hoặc có thể thay đổi phương án khi gặp rủi ro vì khi lập dự án đã tính đến các yếu tố rủi ro vậy dự án vẫn có thể đạt được các mục tiêu đã định.
Dự án đầu tư cũng là cơ sở để đơn vị tổ chức theo dõi, quản lý, kiểm tra trong quá trình thực hiện đầu tư và cũng là cơ sở để bố trí nguồn lực cho các giai đoạn của dự án.
Về phía các cơ quan quản lý thì dự án đầu tư là cơ sở để họ ra các quyết định đầu tư, là cơ sở cho việc thẩm định tính khả thi của dự án và cũng là cơ sở để tài trợ cho dự án.
Như vậy dự án đầu tư có vai trò hết sức quan trọng cho cả đơn vị lập và các tổ chức có liên quan và là bước khởi đầu quan trọng để có một quá trình đầu tư thuận lợi.
III.Phân tích tài chính dự án đầu tư
1.Khái niệm
Phân tích tài chính dự án đầu tư là việc xem xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án thông qua việc xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện dự án đầu tư, xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Kết quả phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư ra quyết định có đầu tư hay không. Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở cho phân tích kinh tế xã hội
2.Vai trò của phân tích tài chính dự án
Đối với mỗi một chủ thể khác nhau thì phân tích tài chính DA có vị trí khác nhau:
-Đối với chủ đầu tư : Phân tích tài chính là cách thức để chủ đầu biết có nên đầu tư hay không và lựa chọn phương án tốt nhất trong khả năng tài chính của mình.
-Đối với đơn vị cho vay vốn: Phân tích tài chính dự án là một trong những công tác quan trọng để xem khả năng trả nợ của chủ đầu tư để từ đó có quyết định cho vay vốn hay không.
-Đối với các cơ quan quản lý: Phân tích tài chính là một trong những căn cứ để xem xét quyết định có cho phép đầu tư hay không, là cơ sở để lựa chọn dự án đem lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và xã hội.
3.Nội dung của phân tích tài chính dự án
3.1.Một số vấn đề có liên quan
Để phân tích được khía cạnh tài chính thì cần thu thập được các số liệu có liên quan như lãi suất, doanh thu, chi phí... nhưng các yếu tố này phát sinh ở các thời điểm khác nhau nên trước khi xem xét nội dung của phân tích tài chính chúng ta phải xem xét một số khái niệm có liên quan là :
3.1.1. Giá trị thời gian của tiền
Chúng ta thấy ở các thời điểm khác nhau với cùng một khối lượng tiền tệ thì lượng hàng hoá mua đựơc là không bằng nhau đó là do sự thay đổi giá trị của tiền qua các giai đoạn. Như vậy tiền có giá trị về mặt thời gian và chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Do ảnh hưởng của lạm phát điều này biểu hiện sự thay đổi giá trị của tiền theo thời gian
Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên : Giá trị thời gian của tiền biểu hiện những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên. Chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp giá trị sản xuất trong năm thời tiết thuận lợi cao hơn trong năm có thiên tai.
Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền : Trong nền kinh tế thị trường đồng vốn luôn luôn vận động để đem lại lợi ích cho chủ kể cả gửi ngân hàng hay dùng để đầu tư... như vậy sự thay đổi của một khoản tiền sau một thời gian cũng phản ánh giá trị thời gian của tiền và ở đây giá trị thời gian của tiền biểu hiện qua lãi tức. Lãi tức được xác định bằng tổng số vốn đã tích luỹ theo thời gian trừ đi vốn đầu tư ban đầu.
Chính vì có sự khác nhau về giá trị của tiền theo thời gian nên khi thực hiện công việc phân tích tài chính một dự án đầu tư người ta phải thực hiện quy đổi các khoản tiền về cùng một giai đoạn để tiện cho việc đánh giá hiệu quả thông thường đó là giai đoạn thực hiện đầu tư.
Tính chuyển về mặt bằng hiện tại:
PV=FV* 1/(1+r)n
Tính chuyển về mặt bằng tương lai:
FV=PV* (1+r)n
Trong đó:
PV(present value): giá trị hiện tại của tiền
FV(future value): giá trị tương lai của tiền
r: tỷ suất chiết khấu của dòng tiền
n: số năm
3.1.2. Tỷ suất “ r ”
Tỷ suất “ r ” dùng để chuyển giá trị thời gian của tiền đồng thời dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đáng giá của dự án đầu tư nên có vị trí rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án đầu tư. Muốn xác định chính xác tỷ suất “r” của dự án cần phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể :
Nếu vay vốn để đầu tư thì “ r ” là lãi suất vay
Nếu vay từ nhiều nguồn khác nhau thì “ r ” lãi suất bình quân từ các nguồn vốn. Kí hiệu là
Trong đó:
IVk : số vốn từ các nguồn khác nhảy
rk : lãi suất vay của các nguồn vốn
n : số nguồn vốn vay
Trong trường hợp đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau ( vay dài hạn, vốn tự có, vốn cổ phần...)thì “ r ” là mức lãi suất bình quân của các nguồn vốn đó.
Nếu vay theo những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn ( thông thường theo năm )
Trong đó:
rn : giá trị lãi suất theo năm
rt : giá trị lãi suất theo các kỳ hạn khác ( tháng, quý, 6 tháng..)
m: số kỳ hạn trong năm
Nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp thì tỷ suất “ r ” là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định. Nếu chưa quy định thì lấy bằng lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng hoặc tốc độ lạm phát của nền kinh tế.
Trường hợp cổ phần để đầu tư thì “ r ” là lợi tức cổ phần
Nếu góp vốn liên doanh thì “ r ” là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận
Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì “ r ” bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội.
Trong đó:
f : tỷ lệ lạm phát
rcơ hội: tỷ lệ chi phí cơ hội
3.2.Nội dung phân tích tài chính của dự án đầu tư
3.2.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư
Tổng mức vốn đầu tư bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này chia làm hai loại vốn cố định và vốn lưu động ban đầu ( hiện nay có thêm chi phí dự phòng ).
ỹ Vốn cố định gồm có :
Chi phí chuẩn bị ( chi phí cho quá trình thu thập số liệu, soạn thảo dự án đầu tư, thẩm định dự án...)
Chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị ( chi phí ban đầu về đất đai, chuẩn bị mặt bằng, giá trị nhà xưởng kết cấu hạ tầng, chi phí mua sắm thiết bị và chi phí khác..)
ỹ Vốn lưu động ban đầu :
Vốn sản xuất : Chi phí nguyên vật liệu, điện, nước...
Vốn lưu thông : Thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền...
Yêu cầu:
- Tổng vốn đầu tư cần được dự tính theo các giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư, căn cứ vào độ thực hiện đầu tư, các công việc chủ yếu trong phân tích kỹ thuật.
- Xác định nguồn tài trợ cho dự án và khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ.
- Huy động vốn cho dự án phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về thời hạn cần bỏ vốn, mức lãi suất có thể chấp nhận của dự án.
- Về các nguồn huy động cho dự án phải đảm bảo tính pháp lý, cơ sở thực tiễn.
3.2.2.Lập các báo cáo tài chính cho từng năm cũng như cả đời dự án
Báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án
Thông thường với một dự án đầu tư thường có các loại báo cáo tài chính sau:
Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án ( bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu...) và cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Doanh thu dự án được tính cho từng năm hoạt động của dự án và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm để xác định.
Biểu mẫu:
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2
.....
n
A.Doanh thu từ sản phẩm chính
B.Doanh thu từ sản phẩm phụ
C.Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm
D.Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Tổng doanh thu chưa có VAT
Dự tính chi phí sản xuất:Chỉ tiêu này dự tính cho từng năm hoặc cả đời dự án. Tính chi phí dựa trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án.
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2
...
n
1.Nguyên vật liệu
2.Nửa thành phẩm và dịch vụ mua ngoài
3.Nhiên liệu
4.Năng lượng
5.Nước
6.Tiền lương
7.Bảo hiểm xã hội
8.Chiphí bảo dưỡng máy móc thiết bị
9.Khấu hao
10.Chi phí phân xưởng
11.Chi phí quản lý
12.Chi phí ngoài sản xuất
13.Lãi vay tín dụng
14.Chi phí khác
Tổng cộng chi phí
Dự tính mức lỗ lãi của dự án:Trên cơ sở dự tính về doanh thu và chi phí người ta tiến hành tính lỗ lãi hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất dịch vụ trong từng năm của đời dự án.
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2
....
n
1.Tổng doanh thu chưa có VAT
2.Các khoản giảm trừ
3.Doanh thu thuần (1-2)
4.Tổng chi phí sản xuất
5.Tổng lợi nhuận trước thuế (3-4)
6.Thuế thu nhập doanh nghiệp
7.Lợi nhuận thuần sau thuế ( 5-6)
Bảng dự trù cân đối kế toán: Nó mô tả tình hình tài chính hoạt động kinh doanh của dự án thông qua cân đối tài sản và nguồn vốn hoạt động trong từng năm hoạt động của dự án nó giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án.
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2
...
n
Tài sản
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I.Tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V.Tài sản lưu động khác
VII.Chi phí sự nghiệp
B.Tài sản cố định- đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
II.Đầu tư dài hạn
Tổng cộng tài sản
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn
II.Nợ dài hạn
III.Nợ khác
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
I.Nguồn vốn, quỹ
II.Nguồn vốn kinh phí
Tổng cộng nguồn vốn
3.2.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của doanh nghiệp
a/ Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay. Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.
Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn 50%. Đối với các dự án có triển vọng và hiệu quả rõ ràng thì tỷ số này có thể chỉ chiếm 40% là chấp nhận được.
Như vậy hai chỉ tiêu trên nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án thực hiện thuận lợi.
b/ Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
ỹ. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần:
Wi =Oi - Ci
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án. Chỉ tiêu này có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án và để tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần, lợi nhuận bình quân cho cả đời dự án.
Trong đó:
Oi : là doanh thu thuần năm i
Ci : là chi phí sản xuất ở năm i bao gồm tất cả các khoản có liên quan đến sản xuất kinh doanh ở năm i: chi phí quản lý, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, chi phí khác....
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từng năm có tác dụng so sánh quy mô lãi giữa năm của chính dự án đó không có tác dụng so sánh giữa các dự án. Để so sánh giữa các dự án phải sử dụng chỉ tiêu tổng lợi nhuận thuần hoặc lợi nhuận bình quân từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án.
Trong đó:
Wi : Lợi nhuận thuần năm i ở thời điểm năm i
Wipv : Lợi nhuận năm i ở thời điểm hiện tại
r : Tỷ suất chiết khấu
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần.
ỹ.Thu nhập thuần của dự án
Thu nhập thuần của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí của cả đời dự án. Bởi vậy chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm cả giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở năm cuối đời dự án và các khoản thu hồi khác.Nói cách khác thu nhập thuần của dự án là mức chênh lệch giữa tổng đầu tư của dự án và toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng, vận hành dự án và các chi phí khác của chủ đầu tư liên quan tới khai thác dự án quy về mặt bằng hiện tại
Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại ký hiệu là NPV (Net present value). Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại ( đầu thời kỳ phân tích), giá trị hiện tại của thu nhập thuần còn được gọi là hiện giá thu nhập thuần.
NPV=
=-Iv0 +
+
Trong đó :
NPV : lợi nhuận của dự án sau thuế
Bi : là các khoản thu năm thứ i. Nó có thể là doanh thu năm thứ i, giá trị thanh lý TSCĐ ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, VLĐ bỏ ra ban đầu và thu về ở cuối đời dự án.
Ci : khoản chi phí năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra TSCĐ và TSLĐ ở thời điểm đầu và tạo ra TSCĐ ở các thời điểm trung gian, chi phí hằng năm của dự án (gồm cả các loại thuế và lãi vay, không tính khấu hao).
n : đời của dự án.
r : lãi suất chiết khấu được lựa chọn (thường được dùng là chi phí vốn)
Chi phí sử dụng vốn phản ánh tỷ lệ lãi tối thiểu mà người cung cấp vốn đầu tư yêu cầu.
Iv0 : là VĐT ban đầu(gồm cả chi phí đầu tư thay thế,vận hành,bảo dưỡng)
SV : giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả VLĐ bỏ ra ban đầu.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá DAĐT. Dự án được chấp nhận khi NPV 0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án tổng các khoản chi phí sau khi đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại dự án không được chấp nhận khi NPV< 0.
Chỉ tiêu NPV còn được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau.
*Ưu điểm:
Phản ánh đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả của dự án.
NPV của dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối, cho phép đánh giá được quy mô lợi ích của dự án.
*Nhược điểm:
NPV chỉ mới là đại lượng tuyệt đối, không phản ánh được mức sinh lãi của dòng vốn đầu tư (tức là tỉ lệ sinh lời). Có thể một dự án có NPV nhỏ hơn NPV của một dự án khác nhưng hiệu quả tương đối (lợi nhuận thu được từ một đồng vốn đầu tư vào dự án) lại cao hơn.
Độ tin cậy của NPV phụ thuộc vào khả năng lựa chọn lãi suất chiết khấu r. Khi r thay đổi thì NPV thay đổi. Dự án thường phải chọn những khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khi vốn đầu tư được thực hiện, và các lợi ích (thu nhập) chỉ xuất hiện trong những năm sau, khi dự án đi vào hoạt động. Bởi vậy khi lãi suất tăng giá trị hiện tại của dòng thu nhập sẻ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của chi phí và do đó NPV sẽ giảm xuống. Khi r vượt qua một mức nào đó, NPV sẽ chuyễn từ dương sang âm. Do vậy NPV không phải là tiêu chuẩn tốt nếu không xác định được r thích hợp. Trong khi đó việc xác định r là một vấn đề khó khăn.
c/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay hệ số hoàn vốn(RR-return rate):
Hệ số hoàn vốn nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thu hồi được hàng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
-Nếu tính cho từng năm hoạt động
RRi=
Trong đó:
Wipv: lợi nhuận thu được năm thứ i tính theo mặt bằng hiện tại.
RRi : có tác dụng so sánh giữa các năm của đời dự án.
-Nếu tính bình quân năm của đời dự án
Trong đó
: lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại
có tác dụng dùng để so sánh giữa các dự án. phải cao hơn lãi suất gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Trong thực tế (trong nghiên cứu tiền khả thi) để tính người ta có thể lấy lợi nhuận thuần của một năm hoạt động ở mức trung bình trong đời dự án và áp dụng công thức giản đơn (không xét yếu tố thời gian của tiền) sau đây:
=
Trong đó:
W : lợi nhuận thuần năm hoạt động trung bình của đời dự án.
Ivo: vốn đầu tư ban đầu của dự án
d/ Chỉ tiêu tỷ số lợi ích-chi phí (B/C-Benefits-cost ration) :
Chỉ tiêu lợi ích-chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra.Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính về thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai. Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng. Bởi vậy, chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
B: các khoản lợi ích thu được từ dự án
C: các khoản chi phí của dự án
r: tỷ suất chiết khấu của dự án
Chỉ tiêu B/C được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận khi B/C1. Khi đó, tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi phí bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu B/C < 1 dự án bị loại bỏ. Bản chất của chỉ tiêu cho biết thu nhập được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư.
Chỉ tiêu B/C được sử dụng như một tiêu chuẩn trong so sánh lựa chọn các phương án đầu tư. Song vì là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối nên việc sử dụng chỉ tiêu B/C có thể dẫn tới sai lầm khi so sánh lựa chon các dự án loại trừ nhau. Nên chỉ tiêu này chỉ được sử dụng để xem xét chứ không được dùng như một tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn dự án.
e/ Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return-IRR)
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ.Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là:
hay:
Trong đó:
Bi: các khoản thu năm i của dự án
Ci: các khoản chi năm thứ i của dự án
IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất tối đa mà dự án có thể đạt được. Bởi vậy chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá dự án. Dự án được chấp nhận khi IRRr giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR<r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.
Các cách tính IRR
Sử dụng chương trình vi tính có phần mềm tính toán.
Thử dần các giá trị chiết khấu vào vị trí r trong công thức tính đến khi cho kết quả đúng đó chính là IRR cần tìm.
Xác định IRR thông qua đồ thị.
Xác định chỉ tiêu IRR bằng phương pháp nội suy: tức là phương pháp xác định một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này cần tìm hai tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r2> r1) sao cho tương ứng với r1 ta có NPV1>0; ứng với r2 ta có NPV2<0. IRR cần tìm (ứng với NPV=0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết khấu r1và r2. Việc nội suy giá trị thứ ba(IRR) giữa hai tỷ suất chiết khấu trên được thực hiện theo công thức sau:
IRR= r1+(r2-r1)
Trong đó: r2>r1 và r2-r15%
NPV1 > 0 gần 0, NPV2 < 0 gần 0
*Ưu điểm:
Thuận lợi trong tính toán, không gặp phải khó khăn đối với việc lựa chọn lãi suất chiết khấu r như NPV.
Phản ánh được tỷ lệ sinh lời của bản thân dự án và tạo cơ sở thuận lợi cho việc đánh giá, lựa chọ dự án( so sánh giữa các dự án với nhau, so sánh với lãi suất Ngân hàng, với chi phí vốn yêu cầu).
*Nhược điểm:
Có thể có dự án không tồn tại bất kỳ IRR nào (khi lợi ích thuần (Bi-Ci) trong tất cả các năm của dự án đều dương) hoặc ngược lại, âm đủ lớn vào các năm sau thời kỳ đầu tư ban đầu do những khoản đầu tư thay thế, những biến cố bất thường...) gây khó khăn cho việc đánh giá dự án.
Có thể dẫn đến các quyết định không đúng trong việc so sánh, lựa chọn các loại dự án loại trừ nhau.
f/ Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư ( The payback period-T)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hằng năm.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần và khấu hao cho phép thấy được một cách đầy đủ khả năng thu hồi vốn. Với việc tính chỉ tiêu này, người đầu tư phải quan tâm lựa chọn phương thức và mức độ khấu hao hằng năm làm sao vừa để không làm cho giá thành quá cao, vừa kịp thời thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi kết thúc đời kinh tế cuả dự án hoặc trước khi thiết bị máy móc lạc hậu về mặt kỷ thuật.
Phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư:
Thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp cộng dồn được thực hiện như sau:
→≥ Ivo
Trong đó:
T: năm thu hồi vốn đầu tư
D: khấu hao
Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo phương pháp trừ dần như sau:
Ivi : vốn đầu tư phải thu hồi năm thứ i
(W+D)i : khoản thu hồi lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.
: số vốn đầu tư còn lại chưa thu hôi được năm i, phải chuyễn sang năm (i+1) để thu hồi tiếp.
Ta có Ivi+1= i(1+r) hay Ivi=i-1(1+r)
Khi i0 thì i đT.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo phương pháp cộng dồn hoặc trừ dần xét về bản chất chỉ là một.
*Ưu điểm:
Thể hiện thời gian thu hồi lại số vốn đã bỏ ra đầu tư. T càng nhỏ càng tốt, vì vốn đầu tư mau chóng thu hồi sẽ được tái đầu tư và T càng nhỏ hạn chế được mức độ rủi ro trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ngày nay.
T là phương pháp có độ tin cậy cao vì T thường là những năm đầu khai thác dự án, mức độ bất trắc ít hơn những năm sau. Các số liệu dự báo đối với các năm đầu có độ tin cậy cao hơn nư năm sau. Nó được sử dụng nhiều để thẩm định.
*Hạn chế:
Không xét đến những thu nhập lớn sau thời kỳ T. Đôi khi một dự án có T lớn nhưng những thu nhập về sau lại cao hơn( làm cho NPV, RR...) cao hơn thì vẫn có thể là một dự án tốt.
T phụ thuộc vào r, nếu r càng lớn thì T càng lớn, và ngược lại. Do vậy, cũng một dự án chọn r khác nhau sẽ dẫn đến T khác nhau.
g/ Chỉ tiêu điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hoàn vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí do đó tại đây dự án không có lãi cũng không bị lỗ. Bởi vậy chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu thấp nhất cần phải đạt của dự án để đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra.
Điểm hoà vốn đựơc biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật ( sản lượng hoà vốn) hoặc chỉ tiêu giá trị ( doanh thu hoà vốn). Nếu sản lượng doanh thu của dự án lớn hơn mức đó thì dự án có lãi và ngược lại. Đối với một dự án chỉ tiêu điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt , mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi càng ngắn.
Các phương pháp xác định điểm hoà vốn:
+Phương pháp đại số:
Nhằm tìm ra công thức lý thuyết xác định điểm hoà vốn, mối quan hệ giữa điểm hoà vốn với các yếu tố có liên quan. Từ đó giúp chúng ta có các biện pháp tác động vào các yếu tố đó trong quá trình quản lý thực hiện dự án nhằm làm cho điểm hoà vốn nhỏ nhất.
Theo phương pháp này gọi:
X: tổng số sản phẩm bán được suốt đời dự án
x: số sản phẩm bán được tại điểm hoà vốn
p: giá một đơn vị sản phẩm bán được bình quân cả đời dự án
v: biến phí cho một đơn vị sản phẩm
f: tổng định phí cho cả đời dự án
Doanh thu dự án tại điểm hoà vốn là:
Y1=x.p
Chi phí tại điểm hoà vốn là:
Y2=x.v+f
Do doanh thu và chi phí bằng nhau tại điểm hoà vốn:
Y1=Y2 ↔x.p = x.v+f
Từ đó ta có:
Đây là công thức xác định điểm hoà vốn theo đơn vị hiện vật
Từ đó ta có công thức điểm hoà vốn tính theo giá trị:
Trong đó:
x: số sản phẩm bán được tại điểm hoà vốn
p: giá một đơn vị sản phẩm bán được bình quân cả đời dự án
v: biến phí cho một đơn vị sản phẩm
f: Tổng định phí cho cả đời dự án
Nếu dự án có nhiều loại sản phẩm ta có công thức tính :
Trong đó:
xi: số sản phẩm loại i bán được tại điểm hoà vốn
pi: giá một đơn vị sản phẩm loại i bán được bình quân cả đời dự án
vi: biến phí cho một đơn vị sản phẩm loại i
fi: tổng định phí cho cả đời dự án của sản phẩm loại i
+Phương pháp đồ thị:
Lập hệ trục toạ độ, trục hoành biểu diễn số lượng sản phẩm, trục tung biểu diễn chi phí hoặc doanh thu do bán sản phẩm. Vì điểm hoà vốn là điểm ở đó doanh thu bằng chi phí nên điểm hoà vốn chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường chiphí.
Thực tế tuỳ theo mục tiêu khi phân tích mà người ta có các điểm hoà vốn sau:
ỹ Điểm hoà vốn lý thuyết ( điểm hoà vốn lỗ lãi) công thức xác định chúng như đã trình bày trên nhưng chỉ khác ở chỗ tổng định phí được tính cho một năm của đời dự án
Trong đó:
x: số sản phẩm bán được tại điểm hoà vốn
p: giá một đơn vị sản phẩm bán được bình quân cả đời dự án
v: biến phí cho một đơn vị sản phẩm
f: tổng định phí cho cả đời dự án
ỹ Điểm hoà vốn tiền tệ ( điểm hoà vốn hiện kim) là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao, cách xác định tương tự nhưng định phí phải trừ đi khấu hao.
Trong đó:
x: số sản phẩm bán được tại điểm hoà vốn
p: giá một đơn vị sản phẩm bán được bình quân cả đời dự án
v: biến phí cho một đơn vị sản phẩm
f: tổng định phí cho cả đời dự án
D: khấu hao của dự án
ỹ Điểm hoà vốn trả nợ là điểm hoà vốn mà tại đó dự án có tiền để trả nợ vốn vay đồng thời có thể đóng thuế thu nhập. Trong công thức tính phải cộng thêm nợ gốc và thuế thu nhập vào định phí.
Trong đó:
x: số sản phẩm bán được tại điểm hoà vốn
p: giá một đơn vị sản phẩm bán được bình quân cả đời dự án
v: biến phí cho một đơn vị sản phẩm
f: tổng định phí cho cả đời dự án
D: khấu hao của dự án
N: nợ gốc phải trả
T: thuế phải nộp
3.2.4.Đánh giá độ an toàn của dự án đầu tư
Đầu tư là một quá trình kéo dài và các kết quả của đầu tư cũng có thời gian hoạt động dài nên tất yếu chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất định mà khi lập dự án chưa chắc dự tính được hết do đó việc đánh giá độ an toàn của dự án là điều hết sức cần thiết sau khi đã đánh giá các chỉ tiêu tài chính cơ bản của dự án. Đánh giá độ an toàn của dự án là một căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án.
Độ an toàn của dự án thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như:
An toàn về vốn
An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ
Độ nhạy của dự án
a/ An toàn về vốn
Độ an toàn về vốn xem xét thông qua các vấn đề:
Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà còn phải phù hợp tiến độ cần bỏ vốn.
Tính đảm bảo về pháp lý và trên cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động.
Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn.
Ngoài ra việc huyđộng vốn còn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn tự có( bao gồm cả vốn cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay( tỷ lệ này đảm bảo ≥ 1).
b/ An toàn về khả năng thanh toán
Một số chỉ tiêu được dùng để tính khả năng an toàn về nghĩa vụ tài chính và khả năng trả nợ là:
ỹKhả năng thanh toán nợ hiện hành :Tỷ lệ này phải ≥ 1 và đựơc xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.
ỹ Khả năng trả nợ của dự án:Tỷ lệ khả năng trả nợ của dự án được so với mức chuẩn quy định và tỷ lệ này phải đạt được mức quy định.
c/Phân tích độ nhạy của dự án
Là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan thay đổi. Phân tích độ nhạy có ý nghĩa giúp cho chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với yếu tố nào để có các biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án; đồng thời giúp chủ đầu tư lựa chọn dự án có độ an toàn cao cho các kết quả tính toán.
Có 3 phương pháp dùng trong phân tích độ nhạy của dự án:
Phương pháp 1:Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính tìm ra yếu tố nào gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
Xác định yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
Tăng giảm mỗi yếu tố theo một tỷ lệ % nhất định và tính lại chỉ tiêu hiệu quả.
Đo lường % thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả thay đổi nhiều nhất sẽ là đối tượng dự toán nhạy cảm.
Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố trong các tình huống tốt xấu khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính để xem xét độ an toàn cho các kết quả tính toán.
Phương pháp 3: Lần lựơt cho các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường chấp nhận, người đầu tư và nhà quản lý chất lượng ứng với mỗi sự thay đổi ta có một phương án lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có một loạt các phương án căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường , nhà đầu tư ta lựa chọn phương án tối ưu.
3.2.5.Phân tích dự án trong trường hợp có nhiều rủi ro
Rủi ro là điều hay xảy ra trong kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động đầu tư, rủi ro có thể là sự thay đổi cơ chế, chính sách hay sự biến động bất thường của thị trường... Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đầu tư nói riêng cần xem xét các yếu tố rủi ro này để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
a.Theo phương pháp xác xuất : thông qua việc tính các chỉ tiêu kỳ vọng của các biến cố để lựa chọn phương pháp tối ưu
Trong đó:
EV (expected value): mức độ trung bình của các biến cố
qi : xác suất biến cố i
pi : giá trị biến cố i
Phương án có EV lớn hơn sẽ đựơc chọn
Phương pháp điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận trong trường hợp có rủi ro như sau:
Trong đó:
IRRd/a: tỷ suất lợi nhuận đã điều chỉnh
rgh : tỷ suất giới hạn
q : xác suất rủi ro
b. Phân tích dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát:
Trượt giá và lạm phát là hai yếu tố khách quan tác động đến các khoản thu chi và mức lãi suất thực tế của dự án. Bởi vậy để đánh giá đúng hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát cần phải tiến hành theo các bước sau:
Tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trựơt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu,chi thực tế của dự án.
Tiến hành điều chỉnh r theo tỷ lệ lạm phát theo công thức:
Trong đó:
r : tỷ suất chiết khấu đã loại trừ lạm phát
rlf : tỷ suất chiết khấu có lạm phát
f : tỷ lệ lạm phát
Tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu chi của dự án.
Loại trừ lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu theo công thức:
Trong đó:
r : tỷ suất chiết khấu đã loại trừ lạm phát
rlf: tỷ suất chiết khấu có lạm phát
f : tỷ lệ lạm phát
3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích tài chính một dự án đầu tư
3.3.1.Các nhân tố chủ quan: Là các nhân tố tồn tại trong nội bộ đơn vị, do hành động của đơn vị tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính dự án. Bao gồm:
a/Phương pháp tính
Phương pháp tính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả của việc phân tích dự án đầu tư vì mỗi sự thay đổi nhỏ trong cách tính một chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến kết quả tính toán của toàn bộ dự án. Ví dụ tính các chỉ tiêu tài chính theo phương pháp giản đơn nghĩa là bỏ qua giá trị thời gian của tiền( cách làm trước đây) một dự án là có hiệu quả nhưng nếu tính theo phương pháp có chiết khấu tức là có tính giá trị thời gian của tiền thì các phương án có thể không còn đạt hiệu quả.
Ngay cả việc tính khấu hao TSCĐ nếu dùng theo các phương pháp khác nhau có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá trị lợi nhuận sau thuế .Các doanh nghiệp thường thích khấu hao theo phương pháp DB (declining balance-khấu hao với số dư giảm dần) vì như vậy thuế phải nộp nhiều trong những năm đầu khi lợi nhuận chưa cao nhưng lại giảm được thuế cho các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó lựa chọn các chỉ tiêu tính toán cũng cần phải có sự phù hợp với nội dung của dự án với tình hình thực tế của đơn vị mới tạo ra kết quả cao cho quá trình tính toán.
Như vậy có thể khẳng định phương pháp tính có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một quá trình phân tích tài chính dự án đầu tư nên các đơn vị khi tiến hành tính toán phải đặc biệt coi trọng yếu tố này.
b/ Đội ngũ cán bộ
Dù các chỉ tiêu có tốt đến đâu thì cuối cùng vẫn do con người tính toán nên nhân tố con người cũng có ảnh hưởng quyết định đến kết quả đánh giá tài chính. Việc phân tích các chỉ tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, hiểu biết, đạo đức của đội ngũ cán bộ tham gia đánh giá dự án. Kinh nghiệm đúc kết trong quá trình làm việc cũng ảnh hưởng đến kết quả tính toán và công việc có thể tiến hành nhanh chóng có hiệu quả nhờ vào việc tích luỹ kinh nghiệm tính toán của các cán bộ.
Muốn một quá trình đánh giá đạt kết quả tốt phản ánh khách quan về dự án cần có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật tốt và cũng phải có phẩm chất đạo đức nếu không rất có thể do ý kiến chủ quan người đánh giá có thể dùng nhiều cách làm khả thi một dự án thực chất không có hiệu quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện dự án sau này.
c/ Thông tin được cung cấp
Thông tin đựơc coi là một nhân tố đầu vào quan trọng của một quá trình phân tích tài chính vì mọi công việc đánh giá đều phải dựa trên thông tin được cung cấp do đó nếu việc cung cấp thông tin không đầy đủ và chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Kết quả phân tích có độ chính xác không cao, không phản ánh đầy đủ khách quan về dự án sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư. Hiện nay muốn có một hệ thống thông tin đầy đủ không chỉ là việc tìm kiếm thông thường mà cần phải tổ chức các cuộc điều tra có quy mô để phản ánh chính xác các nhân tố có liên quan đến dự án.
Nếu có sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước để hình thành mạng lưới thông tin quốc gia thì rất tiện cho các doanh nghiệp hiện nay. Nếu các doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đi điều tra thường rất lớn không phải đơn vị nào cũng có khả năng nhưng nhà nước có thể tổ chức điều tra bán kết quả cho các đơn vị như vậy các tổ chức cũng có lợi mà nhà nước có thể an tâm về tính hiệu quả của các dự án được phân tích dựa trên các thông tin chính xác đó.
d/ Trang thiết bị
Tuy chỉ là một yếu tố phụ trợ nhưng máy móc trang thiết bị cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ công tác đánh giá và đảm bảo cho kết quả tính toán có độ chính xác cao. Hiện nay trong các cơ quan doanh nghiệp hầu hết có hệ thống máy tính được nối mạng thông tin trong quá trình tính toán có liên quan đến dự án có thể chia sẻ cho mọi người giảm thời gian công sức khi phải đến từng phòng chức năng xin tài liệu khi quá trình đánh giá cần dùng đến. Hơn nữa các kết quả tính toán được tính bằng máy cán bộ chỉ phải nhập dữ liệu vào luôn cho kết quả chính xác cao thuận tiện hơn nhiều so với việc tính thủ công thông thường.
Song không phải cứ có thiết bị hiện đại là kết quả tính toán sẽ tốt, thực tế cho thấy chỉ cần máy móc thông thường nhưng các cán bộ biết khai thác hết khả năng của nó cho công việc của mình thì kết quả vẫn tốt lại giảm chi phí không cần thiết cho máy móc hiện đại đắt tiền.
e/ Tổ chức điều hành
Tất cả các công tác, không chỉ có việc phân tích tài chính muốn hoạt động có hiệu quả thì công tác tổ chức, quản lý là hết sức cần thiết. Tổ chức điều hành giúp cho quá trình hoạt động được vận hành tốt theo đúng một trật tự thống nhất đảm bảo cho việc tính toán đựơc thực hiện theo đúng quy trình và phối hợp hoạt động của các nhân viên được thuận lợi.
Nếu công tác quản lý yếu kém thì tổ chức hoạt động rời rạc, nhiệm vụ không rõ ràng thì các nhân viên sẽ không thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong hoạt động dẫn đến sự chậm trễ trong công tác, không linh hoạt trước các yêu cầu của dự án. Muốn công tác tổ chức điều hành có kết quả tốt phải có cán bộ điều hành có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, phải có phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ trong dây chuyền hoạt động giúp liên kết các cá nhân thành một tập thể thống nhất tạo điều kiện cho công tác được thuận lợi.
3.3.2.Nhân tố khách quan: Là các nhân tố tồn tại bên ngoài nhưng tác động đến hoạt động phân tích tài chính của dự án đầu tư bao gồm cả các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô cũng như vi mô có thể đem lại các tác động khác nhau đến dự án. Các nhân tố này thường rất bất thường doanh nghiệp không biết trước tác động của nó và cũng không kiểm soát được chỉ có thể đưa ra các biện pháp để đối phó khi xảy ra. Thông thường các tác động này thường có tác động tiêu cực đến kết quả tính toán của dự án.
a/Biến động bất thường
Một dự án thừơng bao gồm rất nhiều yếu tố như đầu vào, đầu ra của dự án. Các yếu tố này luôn có liên quan trực tiếp đến thị trường chịu sự tác động của quy luật thị trường nên tất yếu dự án và công tác đánh giá tài chính cũng chịu sự tác động này. Một sự thay đổi trong giá đầu vào sản phẩm là ảnh hưởng đến chi phí của dự án; một sự giảm sút trong nhu cầu sản phẩm tác động ngay đến phương án tiêu thụ dẫn đến sự tác động vào doanh thu dự án cuối cùng sẽ tác động đến kết quả phân tích tài chính dự án. Do đó để đối phó với tình huống này trong khi lập dự án thường có nhiều phương án khác nhau, mỗi phương án tương ứng với một trường hợp cụ thể. Phân tích tài chính cũng có phân tích độ nhạy để đánh giá dự án trong tình huống có sự rủi ro tuy không thể chính xác tuyệt đối nhưng cũng có thể giảm rủi ro tối đa cho dự án.
b/Hệ thống pháp luật
Như đã biết mọi công cuộc đầu tư đều phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước mà công cụ trực tiếp là hệ thống pháp luật do đó đây là yếu tố có ảnh hưởng đến dự án và cả khâu phân tích tài chính của dự án. Nếu dự án thuộc dạng khuyến khích đầu tư mức thuế khác nhau sẽ tác động đến chi phí và lợi nhuận của dự án khi phân tích, chế độ quy định về tiền lương, bảo hiểm cho người lao động thay đổi ( như tăng mức lương tối thiểu lên 290.000 VND) cũng ảnh hưởng đến chi phí từ đó tác động đến kết quả phân tích của dự án.
Một hệ thống pháp luật rõ ràng ổn định có vai trò quan trọng tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư và ngược lại một hệ thống luật pháp kém ổn định sẽ hạn chế đầu tư ảnh hưởng đến kết quả của các dự án.
c/ Do yêu cầu của công tác
Trong nhiều trường hợp kết quả phân tích sẽ có thay đổi lớn nếu có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Để muốn duy trì hoạt động của một cơ quan nào đó, tạo việc làm cho người lao động có thể dự án không có hiệu quả về tài chính các cán bộ vẫn phải tìm cách đẩy các chỉ tiêu lên để đạt mức khả thi tối thiểu. Đây là thực tế thừơng gặp phải với các công ty của nhà nước nhiều công ty làm ăn kém hiệu quả nhưng các dự án đầu tư vẫn được chấp nhận nên khi đưa vào thực hiện thường tạo ra lãng phí lớn như các dự án mía đường, hay cầu vượt quốc lộ 5....
Như vậy trong điều kiện thực tế mọi hoạt động đầu tư và công tác phân tích tài chính dự án luôn chịu tác động của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan nên đòi hỏi công tác phân tích luôn phải tự đổi mới để đảm bảo tính hiệu quả của công tác phân tích và các cơ quan chức năng cũng cần có các biện pháp giúp các đơn vị chủ động hơn trong công tác của mình tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều dự án có hiệu quả. Việc phân tích tài chính đang đăt ra câu hỏi cho nhiều đơn vị chính trong đó có Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vì thế đề tài này sẽ chọn và trình bày một phương thức đổi mới trong công tác phân tích tài chính tại công ty đã áp dụng để công tác này có hiệu quả hơn trong chương tiếp theo đây về thực trạng phân tích dự án đầu tư tại Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp.
I.Giới thiệu về công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp
1.Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp ( tên giao dịch quốc tế là INDUSTRIAL AND MINING CONSULTING COMPANY viết tắt là IMCC ) là một đơn vị thành viên, hạch toán độc lập trong Tổng công ty than Việt Nam gồm các đơn vị phụ thuộc có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính , hoạt động tư vấn xây dựng, nghiên cứu xây dựng, thông tin , đào tạo, dịch vụ.
Trụ sở chính của công ty đặt tại Km9 đường Nguyễn Trãi- Thanh Xuân -Hà Nội tiền thân là Viện nghiên cứu mỏ, được thành lập theo Quyết định 1139/BCNNS-KB ngày 22/9/1965 của bộ Công nghiệp, nhằm tập trung chuyên môn hoá hoạt động tư vấn xây dựng để thực hiện nhiệm vụ chung của tổng công ty than Việt Nam giao, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình công ty không có sự thay đổi lớn về chức năng nhiệm vụ nhưng có sự thay đổi về tên gọi qua các giai đoạn
Viện quy hoạch thiết kế Than ( 6/10/1969)
Viện quy hoạch kinh tế và thiết kế than trên cơ sở sát nhập Viện kinh tế năng lượng của bộ vào Viện quy hoạch và thiết kế Than.
Công ty khảo sát và thiết kế Than ( trên cơ sở hợp nhất Viện quy hoạch kinh tế và thiết kế than với công ty khảo sát và thiết kế Than )
Công ty quy hoạch và thiết kế Mỏ.
Công ty tư vấn xây dựng Mỏ và Công nghiệp.
Sau khi thành lập Tổng công ty Than, để tăng tính cạnh tranh Tổng công ty thành lập thêm trung tâm Tư vấn đầu tư Than, đến năm 2000 Trung tâm được sát nhập vào công ty Tư vấn Xây dựng mỏ và công nghiệp và đổi thành tên hiện nay là Công ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp.
2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty có nhiệm vụ hoạt kinh doanh tư vấn xây dựng theo quy chế của nhà nước theo quy hoạch, kế hoạch của Tổng công ty than Việt Nam bao gồm :
Nghiên cứu và lập các đề án cho các công trình mỏ và một số công trình công nghiệp khác
Khảo sát, thí nghiệm và lập các báo cáo khảo sát
Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế
Trung tâm lưu trữ hồ sơ và dữ liệu sản xuất kinh doanh trong ngành than
Thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế và tổng dự toán các công trình trong và ngoài nước
Quản lý dự án, tổng thầu thiết kế và quản lý dự án
Đánh giá tài sản cố định, thiết bị sản phẩm, lập tổng quyết toán các công trình xây dựng
Tư vấn về đầu tư nước ngoài
Xây dựng thực nghiệm các công trình điện đến 35KV và các công trình dân dụng khác
Tư vấn về xuất nhập khẩu dây chuyền công nghệ
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn khác
3.Bộ máy tổ chức
Công ty hoạt động theo mô hình giám đốc là người đứng đầu chỉ đạo các hoạt động của công ty, tiếp đó là ba phó giám đốc quản lý ba mảng công tác của công ty là kỹ thuật, kế hoạch, tổ chứ hành chính và một kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý mảng tài chính doanh nghiệp.
Giám đốc cũng là người quản lý trực tiếp với các phòng ban chức năng của công ty với các nhiệm vụ khác nhau được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng kỹ thuật
Phòng mặt bằng
đội khảo sát
Phòng giám sát thiết kế
Phòng tin học
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức hành chính
xí nghiệp dịch vụ tổng hợp và xây dựng
Xí nghiệp thiêt kế hòn gai
Phòng địa chất môi trưòng
Phòng kinh tế mỏ
Phòng xây dựng
Phòng điện
Phòng cơ tuyển
Phòng lộ thiên
Phòng hầm lò
Phòng tài chính kế toán
Sơ Đồ bộ máy tổ chức công ty
4.Tình hình hoạt động của công ty thời gian qua
4.1.Vốn của đơn vị
Là một công ty thành lập theo quyết định của Nhà nứơc theo đề xuất của Tổng công ty Than Việt Nam nên đây là một công ty nhà nước hoạt động dựa trên hai nguồn vốn cơ bản là vốn của nhà nước cấp và vốn tự huy động là vốn do kết quả hoạt động để lại, khấu hao, góp của cán bộ công nhân...nhưng chủ yếu là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra.
Cũng như các công ty nhà nước khác hiện nay là vốn nhà nước cấp và hoạt động sản xuất để lại không đủ cho nhu cầu nên đơn vị phải huy động từ nguồn khác đó là vay tín dụng thương mại để tiến hành các hoạt động của công ty.
Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Vốn ngân sách cấp
4.569,323
4.580,886
4.579,835
4.630,447
Vốn tự bổ sung
342,959
708,659
771,658
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2000,2001,2002
4.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đối với mọi công ty luôn phải tìm các giải pháp để nâng cao kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó nhất là trong điều kiện hiện nay công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty, đơn vị khác cũng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn.
Nhiều năm qua công ty luôn tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác tư vấn của mình để thu hút nhiều hơn khách hàng đến với đơn vị và điều đó thể hiện qua nhiều dự án công ty tham gia tư vấn hiện nay hoạt động bước đầu đều có kết quả tốt như các dự án quy hoạch vùng than Cẩm Phả, Uông Bí, Thiết kế nâng cao công suất mỏ Mạo Danh, lập dự án đầu tư mỏ Cọc Sáu.... chính vì vậy trong các năm qua công ty hoạt động có hiệu quả thể hiện:
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lãi - lỗ
2000
12,480.282
12,513.732
33.450
2001
11,251.172
11,141.103
110.069
2002
18,030.069
18,082.440
52.371
2003
19,516.623
19,583.965
67.342
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2000-2003
Để hiểu hơn về cách thức đổi mới trong hoạt động của công ty chúng ta hãy nghiên cứu nét đổi mới trong quy trình phân tích tài chính của doanh nghiệp.
II.Các loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp
1.Các loại hình dự án tại công ty
Công ty tham gia tư vấn lập dự án chủ yếu là các dự án có liên quan đến các mỏ mặc dù trong chức năng nhiệm vụ công ty có nhiều lĩnh vực công ty có thể tham gia. Với các dự án mỏ mà công ty thực hiện khá đa dạng từ việc tư vấn mua sắm máy móc, trang thiết bị cho mỏ nhằm nâng cao năng lực sản xuất hoặc tư vấn xây dựng hệ thống vận tải, nhà xưởng... hoặc có thể tư vấn đầu tư khai thác một mỏ mới, đầu tư cải tạo môi trường mỏ... nên qua quá trình hoạt động thực tế công ty chia các dự án tại đơn vị làm ba loại hình chính:
1.1.Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ
Đây là loại dự án đầu tư mới hoàn toàn một mỏ mới phát hiện hoặc một mỏ cũ đang khai thác sắp hết muốn tiến hành đầu tư khai thác thêm tại mỏ đó. Thông qua các biện pháp như đào sâu thêm, kéo dài hầm nếu là mỏ hầm lò hoặc mở rộng vỉa nếu là mỏ than lộ thiên. Trong hình thức phân loại này cũng bao gồm các dự án quy hoạch vùng than như dự án quy hoạch vùng than Cẩm Phả mà công ty tham gia lập dự án năm 2003. Các dự án quy hoạch là các dự án có độ phức tạp cao nhất vì nó là một chuỗi các mỏ khác nhau có liên quan đến môi trường khai thác chung của cả một vùng than nên đòi hỏi phải có nhiều biện pháp xử lý kết hợp.
Về bản chất các dự án trong loại hình này có thể coi là các dự án đầu tư theo chiều rộng vì nó chỉ đơn thuần khai thác một mỏ mới, nâng công suất mỏ cũ thông qua khai thác một vùng than khác mà không tiến hành nâng cao công suất hoạt động của mỏ hiện tại.
1.2.Dự án đầu tư công trình(hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị
Đây là dự án thường có quy mô nhỏ và đơn giản hơn loại dự án thứ nhất vì nó chỉ liên quan đến một phần trong tổng thể chung của một mỏ. Đây là hoạt động đầu tư nâng cấp để tăng thêm hiệu quả của mỏ thông qua đầu tư nâng cấp hệ thống vận tải ngoài để giảm chi phí cho vận chuyển, nâng cấp hệ thống xưởng chế biến than tại chỗ... và các dự án mua sắm thiết bị các loại tức là các thiết bị cho mỏ than để nâng cao hiệu quả hoạt động của mỏ. Trong loại này như đã thấy cũng có một số dự án có tính chất là nâng cấp mỏ nhưng do không phải là các dự án nâng cấp toàn bộ hoặc đầu tư không quá lớn lên đều xếp vào loại này.
Thực chất đây chính là hình thức đầu tư theo chiều sâu vì hoạt động này không nâng cấp năng lực của mỏ thông qua đầu tư mở rộng địa bàn khai thác mà tập trung vào nâng cao năng lực hoạt động của dây chuyển sẵn có, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng doanh thu, xây dựng hệ thống vận tải nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó tác động đến loại nhuận của dự án.
1.3.Dự án đầu tư cải tạo môi trường mỏ
Đây là loại các dự án thuộc về lĩnh vực đầu tư “phi lợi nhuận” . Như đã biết do đặc thù ngành khai thác nên môi trường ngành than luôn phải đối diện với tình hình gặp phải rất nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm không khí, nguồn nước, chất thải... nên đầu tư cải tạo môi trường mỏ là đòi hỏi tất yếu của các mỏ.Đây là loại dự án đặc biệt đó là không tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư chủ yếu chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội nhưng đều phải đầu tư để giữ vững cân bằng chung của môi trường.
2.Tác dụng của phân loại dự án đầu tư
Việc công ty phân loại dự án đầu tư của mình để thuận tiện cho công tác quản lý nói chung và công tác phân công nhiệm vụ nói riêng. Thông qua phân loại dự án để bố trí công việc cho các đơn vị trong công ty; ví dụ nếu đó là dự án đầu tư mới mỏ hầm lò thì giao cho phòng hầm lò lập thiết kế, nếu là dự án môi trường thì giao cho phòng môi trường lập thiết kế để tránh chồng chéo, rõ ràng trong trách nhiệm lập dự án. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này chỉ xem xét vấn đề có liên quan đến phân tích tài chính vì vậy sẽ chỉ trình bày các tác dụng của phân loại với công tác phân tích tài chính dự án đầu tư đó là:
2.1.Tiết kiệm nguồn lực
Như đã trình bày công ty tham gia tư vấn cho nhiều đơn vị với các quy mô dự án khác nhau. Đội ngũ cán bộ của phòng kinh tế mỏ không phải tất cả đều là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế ( ví dụ như các cán bộ trẻ mới về phòng, các cán bộ không từng học chuyên môn kinh tế...) nên nếu tất cả các dự án đều tập trung cho các cán bộ có kinh nghiệm thực hiện tất cả các công đoạn sẽ rất mất thời gian mà lại lãng phí nguồn lực. Do đó phân loại này để xác định với các dự án nhỏ, đơn giản thì giản thì giao cho các cán bộ còn ít kinh nghiệm thực hiện, nếu các dự án phức tạp( loại 1) sẽ giao cho các cán bộ có kinh nghiệm hơn chỉ đạo tính toán , những người khác tham gia trợ giúp như vậy đảm bảo tận dụng tối đa nguồn lực để hoàn thành sớm dự án.
2.2.Giảm lượng công tác phân tích
Tất cả các phân tích trong đánh giá tài chính đều phức tạp ở các khâu tìm nguồn số liệu đầu vào cho phân tích nên nếu tất cả các dự án đều đánh giá như nhau nhiều khi tạo ra lãng phí không cần thiết. Nên công tác phân loại có tác dụng chính là dựa trên các đặc điểm khác biệt để giúp công tác phân tích đơn giản hơn. Ví dụ các dự án nhóm 2 phân tích các chỉ tiêu sẽ đơn giản hơn nhóm 1, nhóm 3 lại đơn giản hơn nhóm 2... như vậy công tác phân tích sẽ đơn giản hơn, nhanh hoàn thành hơn
2.3.Giúp thuận tiện cho công tác thu thập số liệu
Việc phân tích tài chính phải dựa trên các số liệu cụ thể. Phòng kinh tế mỏ của công ty để đảm bảo cho tính chính xác các phân tích của mình rất ít khi sử dụng các loại số liệu thứ cấp mà thường trực tiếp cử cán bộ xuống tận các mỏ để điều tra các số liệu có liên quan đến chi phí, tiêu thụ sản phẩm... nên việc phân loại dự án phục vụ rất nhiều cho công việc điều tra trên. Nếu đó là dự án đầu tư mới có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm sẽ cử các cán bộ có kinh nghiệm về thị trường đến, nếu là dự án mua sắm thiết bị sẽ cử các cán bộ hiểu biết về máy móc để thẩm định chính xác....
III.thực trạng phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp
1.Thu thập thông tin
Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình tính toán nên có vị trí quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính tại đơn vị. Nguồn thông tin của công ty hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
Thu thập trực tiếp từ các mỏ
Nguồn thông tin thị trường
Nguồn thông tin do Tổng công ty Than Việt Nam cung cấp
Nguồn thông tin từ các quy hoạch phát triển của nhà nước và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Theo công ty do dự án khai thác than là hoạt động khai thác tài nguyên nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất nơi khai thác nên muốn có các thông tin chính xác để tính năng suất khai thác và các chi phí thì phải thu thập thông qua nghiên cứu tại chính nơi đó. Vì vậy trong các hình thức thu thập thông tin trên công ty rất chú trọng vào hình thức thu thập thông tin tại mỏ.
Ngoài ra hiện nay khi nguồn tài nguyên dần khan hiếm nên hoạt động khai thác không thể tiến hành riêng rẽ mà phải theo quy hoạch chung của đơn vị chủ quản là tỉnh Quảng Ninh và tổng công ty Than Việt Nam nên trước khi tham gia nhận tư vấn cho dự án nào công ty đều xem xét chúng có thuộc quy hoạch phát triển vùng than hay không và chỉ các dự án đó mới có đủ điều kiện để có thể tiến hành thực hiện.
Về đội ngũ cán bộ thu thập thông tin: Tuy hiện nay công ty chưa có một bộ phận nào đảm nhận trực tiếp nhiệm vụ này chủ yếu là số liệu có liên quan đến phòng ban nào thì phòng ban đó trực tiếp đi thu thập thông tin. Trong một phạm vi nhất định thì đây là một sự lãng phí nguồn lực song do tình hình hiện tại chưa cho phép lập thêm phòng ban mới để đảm nhận nhiệm vụ này nhưng đây cũng là một trong những mục tiêu mà công ty dự kiến thực hiện trong thời gian tới nhằm hoàn thiện quy trình hoạt động của đơn vị.
Đối với dự án đầu tư mới : Công tác thu thập thông tin tập trung vào tất cả các nguồn thông tin trên vì công tác đầu tư mỏ mới có ảnh hưởng đến quy hoạch chung của cả vùng than, phân bố lao động của địa phương và nhu cầu trên thị trường nên các nguồn thông tin đều có vai trò rất quan trọng với hoạt động đầu tư này.
Đối với việc nâng cấp mỏ than cũ: đây là hoạt động mang tính chất nội bộ của một mỏ than đã có sẵn, là hoạt động đầu tư để nâng cao công suất mỏ cũ thông qua mua sắm máy móc, thiết bị hoặc cải tạo một hạng mục công trình cũ nên nguồn thông tin cần thu thập chỉ cần dừng ở hai nguồn thông tin về thị trường và nguồn thông tin thu thập từ các mỏ là có thể tiến hành đánh giá hoạt đông đầu tư.
Như vậy có thể nói nhờ có công tác phân loại dự án mà công tác thu thập thông tin trở lên đơn giản hơn, rõ ràng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi tiến hành thu thập thông tin để phân tích tài chính.
2.Đội ngũ cán bộ
Nguồn nhân lực đóng vai trò nòng cốt trong việc phân tích tài chính dự án tại công ty là phòng kinh tế mỏ. Tuỳ theo đó là loại dự án khai thác hầm lò hay lộ thiên mà có sự phối hợp với các phòng chức năng như phòng hầm lò, phòng lộ thiên... Các cán bộ của phòng kinh tế mỏ bao gồm cả những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thực tế ,cán bộ trẻ mới về đơn vị xong sự kết hợp trong công tác của phòng bước đầu khá tốt. Với sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho từng người tuỳ theo khả năng của cán bộ dưới sự giám sát chung của trưởng phòng là người có kinh nghiệm trong quản lý nên hoạt động của phòng luôn được đảm bảo hoàn thành theo đúng quy định của đơn vị. Tuy nhiên cũng còn hạn chế đó là đội ngũ cán bộ của phòng kinh tế mỏ không phải tất cả đều là các cán bộ được đào tạo chuyên về lĩnh vực đầu tư mà chủ yếu là các chuyên ngành kinh tế mỏ hoặc không phải chuyên môn kinh tế nhưng làm lâu năm nên dần tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho đơn vị trong thời gian tới; thuận lợi là đội ngũ có kinh nghiệm thực tế thì hoạt động có hiệu quả quen công việc hơn song khó khăn là nếu nhu cầu công tác phân tích ngày càng cao thì chưa chắc đội ngũ cán bộ này có thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó để hỗ trợ công tác cho đội ngũ cán bộ của phòng trong tính toán công ty đã trang bị một hệ thống máy tính cho phòng đảm bảo mỗi người một máy mà có nối mạng chung để đảm bảo chia sẻ thông tin, thuận lợi trong làm việc nhóm.
Với các dự án đầu tư mới : Đội ngũ cán bộ được huy động tham gia đều là những người có kinh nghiệm , có quá trình làm việc lâu năm, am hiểu thực tế vì đánh giá hoạt động đầu tư mới này có độ khó cao hơn và công tác phân bổ lao động cũng được tiến hành chi tiết hơn . Thông thường trưởng phòng kinh tể mỏ đứng ra làm chủ nhiệm đề tài loại này và cũng là người tổ chức thực hiện.
Với các dự án nâng cấp mỏ than cũ thì đội ngũ cán bộ tham gia có thể là các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm thực tế hơn và các cán bộ có kinh nghiệm chỉ tham gia với vai trò chỉ đạo, định hướng. Chủ nhiệm đề tài có thể giao cho phó phòng ( không nhất thiết là trưởng phòng như loại dự án I ).
Do hiện nay công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập không phụ thuộc vào Tổng công ty như trước nên đội ngũ cán bộ ở đây không còn hưởng lương do Tổng công ty phân bổ mà hưởng theo số dự án thực hiện được. Do vậy, nhờ có công tác phân loại dự án như trên giúp cho mọi cán bộ đều có công việc để thực hiện qua đó được hưởng lương theo công tác, giúp vừa phát huy tinh thần chủ động trong công việc vừa giảm gánh nặng trả lương của đơn vị khi trước đây các cán bộ trẻ chỉ tham gia với vai trò trợ giúp cho các dự án nên vừa không tích luỹ đựơc kinh nghiệm vừa có lương thấp và công ty phải trả thêm.
3.Nội dung phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty
Do đã có sự phân loại dự án trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án nên với từng loại dự án công ty cũng có cách đánh giá khác nhau song vẫn đảm bảo các tiêu chí chung về yêu cầu phân tích. Đặc biệt dự án đầu tư cải tạo mỏ là một dự án mang nặng tính chất xã hội nên dù muốn hay không công ty vẫn phải đầu tư để đảm bảo môi trường mỏ nên trong phân tích tài chính công ty không phân tích tài chính đối với loại dự án thuộc nhóm này. Nếu các dự án thuộc nhóm này có nhiều phương án đưa ra để lựa chọn mà có cùng mức độ xử lý về môi trường thì công ty sẽ lựa chọn trong phương án có chi phí thấp hơn; trong một số trường hợp dự án có quy mô quốc gia như dự án quy hoạch mỏ có thể tiến hành phân tích tài chính nếu có yêu cầu.
Chính vì vậy phân tích tài chính của công ty tập trung vào hai loại dự án chính:
2.1. Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ
Đây là loại dự án đầu tư mới hoàn toàn một mỏ hoặc cải tạo nâng cấp mỏ thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động của mỏ ( có tính chất tương đương với đầu tư mỏ mới ). Chính vì thế với loại hình dự án này công ty thực hiện đánh giá mặt tài chính theo các bước sau:
2.1.1. Xác định tổng mức đầu tư
Nguồn vốn cố định
Nguồn vốn lưu động
- Đối với từng nguồn vốn đều phải xác định rõ từng hạng mục cấu thành như vốn cố định thì gồm vốn cho đầu tư xây dựng mới và vốn tài sản hiện có trong đó vốn đầu tư xây dựng mới lại bao gồm vốn đầu tư cho xây lắp, vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị, chi phí dự phòng....
- Tính toán các nguồn hình thành vốn đầu tư và từ đó lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa trên khả năng thi công của các đơn vị xây lắp và kế hoạch giải ngân của ngân hàng.
- Đặc biệt với hoạt động khai thác than là những dự án phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên- địa chất và kỹ thuật nên khi xem xét vốn cho dự án luôn tính đến nguồn vốn đầu tư duy trì sản xuất. Nguồn vốn này dùng để duy trì công suất, đầu tư thay thế thiết bị đã hết khấu hao và đến kỳ phải thanh lý nhằm duy trì năng lực sản xuất.
2.1.2.Tính toán chi phí và doanh thu của dự án
a/ Chi phí
Thông thường khi phân tích chi phí với một hoạt động sản xuất kinh doanh thì có các khoản mục sau: Giá thành sản xuất ( vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung);chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng khi phân tích một dự án đặc thù trong ngành than thì giá thành sản phẩm có các yếu tố sau :
Chi phí vật liệu
Chi phí nhiên liệu
Chi phí động lực
Chi phí tiền lương
Chi phí BHXH
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí thuê ngoài ( nếu có)
Và tuỳ theo đó là hoạt động khai thác than lộ thiên hay hầm lò mà việc tính toán chi phí được cụ thể cho từng lĩnh vực.
b/ Doanh thu
Theo phương pháp tính của tại công ty thì doanh thu dự án là khoản thu từ việc bán than khai thác được cho các đơn vị. Tuỳ vào loại than cụ thể mà giá bán khác nhau từ đó tổng hợp nên doanh thu của dự án.
2.1.3.Tính các chỉ tiêu tài chính
Công ty sử dụng phương pháp tính của UNIDO (United Nations Industrial Development Organization- tổ chức công nghiệp liên hiệp quốc ) và tính hai chỉ tiêu hiệu quả chính là NPV và IRR.
a/ Chỉ tiêu NPV:
Trong đó:
CIt : các khoản thu năm t
COt: các khoản chi năm t
Trong đó:
Ct: chi phí vận hành năm t
It : vốn đầu tư năm t
b/ Chỉ tiêu IRR:
Trong đó:
CIt : các khoản thu năm t
COt : các khoản chi năm t
n : số năm thực hiện dự án
Phân tích tài chính của dự án để khẳng định dự án không bị thiếu hụt về mặt tài chính trong các năm thực hiện. Phân tích này tính toán việc trả nợ vốn gốc và lãi của dự án, tính đến trả cổ phần ( nếu có), các khoản thu chi tiền mặt khác ( như trích nộp quỹ Tổng công ty, thu trên vốn).
Sau khi tính toán nếu dự án có các năm đều dư thì không cần vay vốn ngắn hạn; nếu số năm đầu thiếu hụt thì dự án vay vốn ngắn hạn, trả gốc trả lãi ngắn hạn để cân bằng tài chính. Nếu thiếu hụt ở các năm giữa và cuối thì dùng kết hợp số dư tài chính các năm đầu và vay ngắn hạn nếu cần để cân đối. Nếu tất cả các năm đều thiếu thì dự án không có khả năng cân đối về tài chính nên sẽ loại.
2.1.4.Phân tích biến động của dự án
Sau khi tiến hành tính hai chỉ tiêu NPV,IRR để khẳng định tính khả thi về mặt tài chính của dự án thì công ty tiến hành phân tích độ nhạy để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong điều kiện biến động để đảm bảo tính an toàn cho dự án khi được đưa vào thực hiện.
2.2.Dự án đầu tư công trình(hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị
2.2.1. Xác định tổng mức đầu tư
Nguồn vốn cố định
Nguồn vốn lưu động
2.2.2.Tính toán chi phí và doanh thu của dự án
2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Đối với loại dự án này công ty tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần của dự án.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần- Chi phí sản xuất
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận trước thuế-Thuế TNDN
Như vậy có thể thấy đối với loại hình dự án thứ hai các chỉ tiêu tính đơn giản hơn loại một như trong phân tích tài chính chỉ tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần mà không đánh giá NPV, IRR như loại dự án một và cũng không tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Do loại dự án này chỉ có tác động đến một phần nhỏ trong một mỏ tức là máy móc, hệ thống vận tải... nên chỉ cần đánh giá mức độ tăng thêm của lợi nhuận khi thực hiện các đầu tư này là đủ.
4.Ví dụ minh hoạ
4.1.Dự án đầu tư nâng cấp mỏ than Kế Bào
4.1.1.Một số vấn đề về dự án
a.Giới thiệu về dự án
Mỏ than Kế Bào thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, cách thị xã Cẩm Phả khoảng 12 km về phía đông nam. Mỏ Kế Bào có 4 phân khu là: Bàng Thống I, Bàng Thống II, Kế Bào I, Kế Bào II.
Hiện nay trữ lượng lò mỏ tại khu mỏ đang khai thác Bàng Thống gần hết nên việc thiết kế khai thác tiếp mở rộng đầu tư để duy trì sản xuất của khu mỏ là cần thiết và đồng thời hoạt động khai thác mới này cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị đóng góp than cho nhu cầu tiêu dùng hiện tại.
Công tác xây dựng cơ bản và khai thác mỏ Kế Bào được triển khai theo hai gian đoạn :
Giai đoạn 1: Tập trung khai thác lò bằng thiết kế+25 khu Bàng Thống, công suất 60000 tấn/năm.
Giai đoạn 2: Tiếp tục thiết kế khai thác lò bằng +25 khu Kế Bào để nâng công suất mỏ lên 100000 tấn/năm.
b.Các giải pháp công nghệ
Khai thác bằng phương pháp hầm lò: Hệ thống khai thác áp dụng các lò chợ dốc, lò chợ buồng, lò dọc phân vỉa phân tầng, triệt để lợi dụng tình hình mở vỉa bằng lò dọc vỉa và xuyên vỉa. Vận tải thủ công khu vực khai thác có đường lò vận tải dài hơn 500m.
Sàng tuyển bằng thủ công và cơ giới hoá.
Vận tải than thành phẩm bằng ôtô tải trọng 12 tấn.
4.1.2. Nội dung phân tích tài chính của dự án
a. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Chi phí vốn đầu tư mới được tính toán theo: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. Trong đó chi phí xây lắp tính toán theo đơn giá chi phí khai thác hầm lò theo quyết định số 47/2001/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của bộ công nghiệp. Chi phí thiết bị tính theo giá thị trường quý 1/2003. Chi phí khác bao gồm chi phí khảo sát địa chất, khai thác theo quyết định của bộ công nghiệp; chi phí cho lập các báo cáo NCKT, chi phí thẩm định...và chi phí dự phòng tính theo đúng quy định của nhà nước.
Tài sản cố định hiện có: Là giá trị còn lại của các tài sản tại mỏ than Kế Bào được kiểm kế đến ngày 01/01/2003.
Vốn lưu động: Ước tính bằng 1/4 chi phí vận hành hàng năm chưa tính khấu hao tài sản cố định.
Nguồn vốn:
Nguồn vốn của mỏ được sử dụng từ 2 nguồn là vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn vốn tự có là 2922 triệu đồng. Vốn vay đầu tư XDCB trong hai năm là 28049 triệu đồng và dự kiến trả lãi vay và gốc theo quý ( 20 quý) với lãi suất là 8.64%.
Vốn đầu tư duy trì sản xuất: Bao gồm vốn đầu tư đào lò kiến thiết cơ bản thường xuyên và vốn thay thế thiết bị để đảm bảo duy trì năng lực sản xuất và tính theo lịch trình khai thác cụ thể. Vốn đầu tư duy trì sản xuất không tính trong tổng vốn đầu tư ban đầu mà phải huy động từ nguồn vốn tự có hoặc vay đầu tư trong quá trình sản xuất.
Bảng 3: Cơ cấu và nguồn vốn đầu tư mỏ than Kế Bào
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
2003
2004
Cơ cấu vốn đầu tư
tổng vốn
39,941
32,032
7,909
I.Vốn cố định
36,397
28,488
7,909
1.Vốn đầu tư mới
30,971
23,062
7,909
Xây lắp
18,376
16,760
1,616
Thiết bị
9,482
4,297
5,185
Chi phí khác
1,637
907
730
Dự phòng
1,475
1,098
377
2.Lãi vay trong thời gian XDCB
1,137
1,137
3.TSCĐ hiện có
4,289
4,289
II.Vốn lưu động
3,544
3,544
nguồn vốn đầu tư
tổng vốn
39,941
32,032
7,909
I.TSCĐ hiện có
4,289
4,289
II.Giá trị than thu hồi
2,922
2,016
906
III.Nhu cầu vay vốn
32,730
25,727
7,003
1.Vay dài hạn
28,049
21,046
7,003
2.Vay ngắ hạn
3,544
3,544
3.Vay trong thời gian XDCB
1,137
1,137
Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào
Đây là dự án đầu tư mới mỏ nên quy mô vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn ( 85,09%) so với vốn đầu tư cố định tương ứng 30,971 triệu đồng; trong đó vốn cho đầu tư xây lắp là 18,376 triệu chiếm 59,33% tổng vốn đầu tư mới ; vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị cũng chiếm 30,6% trong tổng vốn đầu tư mới (9,482 triệu) điều này thể hiện tính chất đầu tư mới và có thể chấp nhận được. Chi phí lưu động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ gần 9% cho thấy nhu cầu vốn hoạt động của dự án không cao.
Dự án cũng đã tính đến vốn dự phòng của dự án( 1,457 triệu đồng) chiếm 3,64% tổng vốn đầu tư cho thấy đây là một mức vốn khá hợp lý giúp đảm bảo an toàn khi dự án đi vào hoạt động mà không làm tăng chi phí đầu tư lên quá cao.
Về nguồn vốn đầu tư của dự án có tới 81,9% là vốn đi vay trong khi chỉ có 18,1% là vốn tự có và vốn thu hồi tỷ lệ như vậy là quá thấp cho thấy có thể trong những năm đầu dự án rất khó có lãi. Trong tổng nguồn vốn vay thì vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ cao 85,7% như vậy với lãi suất thấp hơn vay ngắn hạn cũng là một thuận lợi cho dự án trong trường hợp tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ cao như vậy.
Phân bổ vốn đầu tư: Vốn đầu tư phân bổ chủ yếu trong hai năm 2003,2004 với tỷ lệ tập trung cao hơn vào năm 2003.
Bảng 4 : Kế hoạch trả nợ vốn đầu tư XDCB của
dự án mỏ than Kế Bào
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng cộng
Số vốn vay
21,046
7,003
28,049
Trả gốc
3,506
5,610
5,610
5,610
5,610
2,104
28,049
Trả lãi
1,137
1,439
1,939
1,454
969
485
76
6,362
Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào
Dự án tính trả lãi theo quý với lãi suất năm là 8,64%, sử dụng cách trả gốc đều trong 7 năm từ 2003-2009 trong đó đặc biệt có năm 2004 và 2009 trả một phần vì dự án bắt đầu vay vốn vào giữa năm 2004. Việc phân bổ trả lãi tập trung cao vào những năm đầu của dự án và giảm dần trong những năm tiếp theo.
b.Tính toán chi phí sản xuất và doanh thu của dự án
ỹ Tính chi phí sản xuất:
Hạch toán giá thành sản phẩm dựa trên kế hoạch sản xuất hằng năm của dự án với căn cứ trên các thông số kỹ thuật của dự án. Các yếu tố chi phí tính theo định mức quy định trong ngành than:
Yếu tố vật liệu, nhiên vật liệu của giá thành than khai thác bao gồm cả hao phí về vật liệu, nhiên liệu của ôtô vận tải than
- Chi phí điện năng : Tính theo quyết định 124/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc quy định giá bán điện cho đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo đó công ty tính toán mức trả tiền điện như sau:
Giờ bình thường : 785 đ/kWh
Giờ thấp điểm : 425 đ/kWh
Giờ cao điểm : 1325 đ/kWh
- Chi phí tiền lương: Bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương phải trả người lao động.
Bảng5: Tiền lương lao động ( theo năm )
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Loại lao động
Số người
Tiền lương
I
Lao động trực tiếp (I=1+2+3)
404
5,290
1
Công nhân hầm lò
224
3,139
2
Công nhân mặt bằng
85
1,020
3
Công nhân sàng tuyển
52
626
4
Cảng Kế Bào
31
505
II
Lao động gián tiếp
46
460
III
Tổng cộng( III=I+II)
450
5,750
Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào
- Bảo hiểm xã hội : Căn cứ theo nghị định 12CP ngày 29/01/1995 và thông tư 76/TTLB-BTC-TLĐ ngày 16/01/1999.
- Khấu hao tài sản tính căn cứ theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 31/12/1999 của Bộ tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
- Chi phí sửa chữa lớn tạm tính theo 3,5% giá trị TSCĐ.
- Chi phí môi trường tạm tính 1% trên chi phí hàng năm.
- Thuế và các nghĩa vụ tài chính
Thuế giá trị gia tăng ( VAT) được hạch toán và tính nộp riêng không tính vào doanh thu hay chi phí của dự án.
Như vậy trên cơ sở các thành phần đó ta có được bảng giá thành chi phí sản xuất.
ỹ Tính toán doanh thu hàng năm của dự án
Doanh thu của dự án tính trên kế hoạch sản xuất hàng năm của dự án và sản lượng than tiêu thụ của dự án. Giá than tính theo quyết định số 1922/QĐ-TTT-KVZ-KTT ngày 30/12/2002 của Tổng công ty Than Việt Nam.
Bảng 6: Chi phí và doanh thu của dự án mỏ than Kế Bào (1)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
1.Vật liệu
4082.12
4008.08
3702.28
3322.44
3332.08
3798.11
4379.23
3952.52
4453.45
4319.86
2.Nhiên liệu
819
707
707
707
707
707
707
707
707
707
3.Điện năng
1561
1200
1200
1200
1200
1200
1200
1200
1200
1200
4.Tiên lương
6583
5750
5750
5750
5750
5750
5750
5750
5750
5750
5.BHXH
1251
1093
1093
1093
1093
1093
1093
1093
1093
1093
6.Khấu hao
2798
2656
2656
2656
2656
2656
2656
2656
2656
2656
7.Chi phí sửa chữa lớn
1119
1062
1062
1062
1062
1062
1062
1062
1062
1062
8.Chi phí môi trường
182
165
162
158
158
163
168
164
169
168
9.Chi phí khác
2023
1831
1796
1754
1755
1807
1872
1824
1880
1865
I.Gía than khai nguyên (I=1+2+...+9)
20418
18471
18129
17703
17714
18236
18888
18409
18971
18821
10. lệ % than sạch
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
II.Giá than sạch (II=I/10)
23523
21281
20886
20395
20407
21009
21760
21209
21856
21683
11.Chi phí vận tải
2752
2752
2752
2752
2752
2752
2752
2752
2752
2752
III.Giá thành sản xuất (III=II+11)
26275
24032
23637
23146
23159
23761
24511
23960
24607
24435
Chi tieu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
1.Than cục
3437
5589
5589
5589
5589
5589
5589
5589
5589
2.Than cám
14295
23244
23244
23244
23244
23244
23244
23244
23244
3.Tổng DT(3=1+2)
17732
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào
Bảng 7: Chi phí và doanh thu của dự án mỏ than Kế Bào (2)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
1.Vật liệu
4319.86
3754.36
3007.71
3758.79
3525.82
3828.69
4138.02
3000.55
2.Nhiên liệu
707.42
707.42
707.42
707.42
707.42
704.66
707.42
577.55
3.Điện năng
1200.01
1200.01
1200.01
1200.01
1200.01
1199.97
1200.01
959.966
4.Tiên lương
5750.07
5750
5750
5750
5750
5721
5750
4370
5.BHXH
1092.55
1093
1093
1093
1093
1087
1093
830
6.Khấu hao
2655.73
2656
2656
2656
2656
2652
2656
1994
7.Chi phí sửa chữa lớn
1062.35
1062
1062
1062
1062
1061
1062
797
8.Chi phí môi trường
167.871
162
155
162
160
163
166
125
9.Chi phí khác
1865.16
1802
1719
1803
1777
1806
1845
1392
I.Gía than khai nguyên (I=1+2+...+9)
18821
18187
17350
18192
17931
18222
18617
14047
10. lệ % than sạch
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
0.868
II.Giá than sạch (II=I/10)
21683.2
20953
19988
20959
20658
20994
21448
16183
11.Chi phí vận tải
2752
2752
2752
2752
2752
2738
2752
2091
III.Giá thành than sạch (III=II/11)
24435
23706
22740
23710
23409
23731
24200
18274
Chi tieu
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
1.Than cục
5589
5589
5589
5589
5589
5561
5589
4248
2.Than cám
23244
23244
23244
23244
23244
23127
23244
17665
3.Tổng DT(3=1+2)
28833
28833
28833
28833
28833
28688
28833
21913
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào
c.Tính toán các chỉ tiêu tài chính
ỹ Chỉ tiêu doanh thu thuần
Doanh thu là doanh thu thuần ( do không hạch toán VAT vào doanh thu)
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần- Chi phí sản xuất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế-Thuế TNDN
Theo như kết quả tính toán dự án có lãi bắt đầu từ năm thứ hai và mức lãi duy trì ổn định liên tục trong các năm tiếp theo như vậy dự án này có tính khả thi cao và sẽ mang lại thu nhập cho doanh nghiệp.
ỹ Các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án
tTính tỷ suất chiết khấu của dự án:
Như trong bảng vốn đã trình bày nguồn vốn của doanh nghiệp có hai nguồn là vốn tự có và vốn đi vay trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều. Doanh nghiệp sử dụng luôn lãi vay dài hạn trên thị trường tài chính là 8,64% để làm tỷ suất chiết khấu để tính các chỉ tiêu tài chính của dự án. Việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu này làm đơn giản hơn cho tính toán các chỉ tiêu vì không sử dụng tỷ lệ chiết khấu bình quân song giá trị này vẫn đảm bảo tính khoa học của phân tích vì tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng chủ yếu và tỷ lệ này cũng hợp lý có thể đem lại cho dự án có khả năng sinh lãi sau này.
Việc đánh giá độ khả thi của dự án được tính toán thông qua hai chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR)
Giá trị hiện tại thuần là chỉ tiêu được tính dựa trên các khoản thu và chi của cả đời dự án nên có ý nghĩa phản ánh quy mô lãi của dự án nên là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tài chính dự án đầu tư.
Thông thường tính toán chỉ tiêu này dựa vào các khoản thu chi của dự án nhưng đối với công ty không tính khấu hao, lãi vay vào chi phí và doanh thu nên kết quả cũng có sự khác biệt với các phương pháp tính khác. Dựa trên các khoản thu chi của dự an ta tính đựơc giá trị NPV của dự án là :NPV=7558 triệu đồng > 0 nên dự án được chấp nhận.
Sau khi tính NPV là đến chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR), cùng với NPV thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản của việc phân tích tài chính một dự án đầu tư thông qua tính toán ta có: IRR=11,54% > rgioi han =8,64%
Như vậy dự án châp nhận được
Kết luận:
Qua phân tích tài chính dự án cho thấy việc đầu tư là cần thiết và đem lại kết quả cao thông qua việc tính toán rất chính xác chi phí, doanh thu, sự phân bổ hợp lý trong vốn đầu tư nên dự án đem lại hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên trong các chỉ tiêu tính toán mới chỉ tính đến hai chỉ tiêu hiệu quả cơ bản là NPV, IRR chưa tính đến các chỉ tiêu khác như thời gian thu hồi vốn đầu tư, điểm hoà vốn, chưa phân tích độ nhạy của dự án...
Tỷ suất chiết khấu lấy theo tỷ lệ lãi vay chưa phản ánh chi phí cơ hội nguồn vốn tự có của dự án.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
I.Các khoản thu (I=1+2+3)
2016
18638
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
1.Doanh thu
0
17732
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
28833
2.Giá trị còn lại
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
3.Giá trị than thu hồi
2016
906
0
0
0
0
0
0
0
0
II.Các khoản chi (II=4+9+10)
21046
33551.6
27236.1
25840.1
24608.5
22723.9
23196.9
23623.5
23212.4
23393.3
4.Tổng nhu cầu vốn(4=5+..+8)
21046
19160
5420
4187
3129
1017
908
770
714
450
5.Vốn đầu tư mới
21046
7002
0
0
0
0
0
0
0
0
6.Vốn hiện có
0
4289
0
0
0
0
0
0
0
0
7.Vốn lưu động
0
3544
1699
0
0
0
0
0
0
0
8.Vốn đầu tư duy trì sản xuất
0
4325
3721
4187
3129
1017
908
770
714
450
9.Chi phí sản xuất không KH
0
14176
20972
20577
20086
20099
20701
21451
20900
21547
10.Các loại thuế
0
216
844
1076
1393
1608
1588
1402
1598
1396
III.Cân đối thu chi (III=I-II)
-19030
-14914
1596.94
2992.94
4224.54
6109.14
5636.14
5209.54
5620.64
5439.74
11.HSCK
0.92047
0.84727
0.77989
0.71786
0.66077
0.60822
0.55985
0.51533
0.47434
0.43662
IV.Cfi (IV=III*11)
-17516.6
-12636
1245.43
2148.52
2791.46
3715.71
3155.39
2684.61
2666.11
2375.09
Bảng 8: Tính toán lỗ lãi và NPV,IRR của dự án mỏ than Kế Bào (1)
Đơn vi: Triệu đồng
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào
Bảng 9: Tính toán lỗ lãi và NPV,IRR của dự án mỏ than Kế Bào (2)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
I.Các khoản thu (I=1+2+3)
28833
28833
28833
28833
28833
28688
28833
28545
1.Doanh thu
28833
28833
28833
28833
28833
28688
28833
21913
2.Giá trị còn lại
0
0
0
0
0
0
0
6632
3.Giá trị than thu hồi
0
0
0
0
0
0
0
0
II.Các khoản chi (II=4+9+10)
22836.8
22349.4
21709
22362.1
22159.2
22334.4
22691.9
17199
4.Tổng nhu cầu vốn(4=5+..+8)
0
0
0
0
0
0
0
0
5.Vốn đầu tư mới
0
0
0
0
0
0
0
0
6.Vốn hiện có
0
0
0
0
0
0
0
0
7.Vốn lưu động
0
0
0
0
0
0
0
0
8.Vốn đầu tư duy trì sản xuất
0
0
0
0
0
0
0
0
9.Chi phí sản xuất không KH
21375
20644
19680
20650
20349
20676
21140
15977
10.Các loại thuế
1462
1705
2029
1712
1810
1658
1552
1222
III.Cân đối thu chi (III=I-II)
5996.24
6483.64
7124.04
6470.94
6673.84
6353.59
6141.14
11346
11.HSCK
0.4019
0.36993
0.34051
0.31343
0.28851
0.26556
0.24444
0.225
IV.Cfi (IV=III*11)
2409.86
2398.51
2425.83
2028.2
1925.44
1687.27
1501.15
2552.86
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào
4.2.Dự án đầu tư mua sắm thiết bị mỏ than Đèo Nai
4.2.1.Một số vấn đề về dự án
a. Giới thiệu về dự án
Công ty than Đèo Nai là một trong các công ty có quy mô than khai thác lộ thiên lớn của Tổng công ty Than Việt Nam. Theo kết quả tính toán của công ty ITE lập về khảo sát địa chất mỏ than Đèo Nai được Tổng công ty Than thuê thực hiện cho thấy trữ lượng than của mỏ Đèo Nai vẫn còn 44 triệu tấn phân bổ chủ yếu tại ba nơi là khu công trường chính ( 13,1 triệu tấn), khu mỏ Lô trít ( 13,2 triệu tấn), khu Bắc Đèo Nai ( 17,7 triệu tấn).
Nhu cầu sử dụng than của nền kinh tế sẽ tăng 2001-2005 và các năm sau theo dự báo là 17 triệu tấn vào 2005 và 20-22 triệu tấn vào 2010, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam nên giá than và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng việc đầu tư mở rộng là cân thiết.
Công ty đã tính các phương án để có thể nâng cao năng suất của mỏ than Đèo Nai thì các phương án mở rộng khai thác mỏ mới là chưa thiết thực vì thực tế ngay tại mỏ Đèo Nai vẫn cõn trữ lượng than lớn chưa khai thác hết. Chính vì thế phương án đầu tư nâng cao năng suất máy móc để tăng hiệu quả khai thác đã được công ty chấp nhận. Bên cạnh đó hệ thống máy móc của công ty hiện tại cũng quá cũ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác hiện tại của đơn vị, và các chủng loại máy móc cũ này còn gây ra ô nhiễm do khói thải rất nhiều.Do các lý do trên đơn vị mỏ Đèo Nai đã thông qua phương án mua thêm máy móc để nâng cao năng lực sản xuất và thuê công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ làm tư vấn.
b.Đề xuất phương án
Dựa trên chủ trương của công ty than Đèo Nai và thông qua khảo sát thực tế tại đơn vị công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp đã đề xuất phương án là mua thêm máy móc thiết bị thay thế cho các máy móc của công ty hiện nay đã dùng từ lâu chủ yếu là các máy cũ của Liên Xô công suất thấp và ô nhiễm nhưng không thay thế hoàn toàn ( vì vốn đầu tư cần quá lớn ) mà sẽ thay thế dần dần như thay thế các thiết bị chạy điện hiện nay bằng thiết bị thuỷ lực( máy khoan, xúc) và ôtô có trọng tải lớn hơn ( 70 tấn) cho vận chuyển.
Một số máy móc đề xuất mua là:
Máy xúc thuỷ lực bánh xích có dung tích gầu xúc E=4,5 á7,5 m3.
Ôtô chở đất đá có tải trọng là 36á60 tấn.
Ôtô tự đổ chở than tiêu thụ 12á15 tấn.
Máy bơm thoát nước khai trường có công suất 400á1000m3/h phục vụ cho nhu cầu bơm thoát nước đáy moong trong những năm tới.
Máy gạt công suất 220á240 cv
Xe nâng hàng có sức nâng đến 3,5 tấn.
Đầu tư 1 xe chỉ huy sản xuất.
Nguồn hàng sẽ huy động thông qua nhập khẩu hoặc của các đơn vị trong nước có khả năng cung cấp.
4.2.2. Nội dung phân tích tài chính dự án
a. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị duy trì sản xuất năm 2003 của công ty Than Đèo Nai là hình thức vay vốn tín dụng thương mại.Với nguồn vốn vay tín dụng thương mại lãi suất vay là 0,68%/ tháng và được hoàn trả trong 5 năm.
Bảng 10: Cơ cấu vốn dự án mua sắm cho mỏ than Đèo Nai
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Phương án I
Phuơng án II
Khoản mục đầu tư
T.thuế
thuế
S.thuế
T.thuế
thuế
S.thuế
I.Tổng số (I=1+2+3)
127,596
25
127,621
105,190
21
105,053
1.Chi phí thiết bị
120,911
120,911
99,661
99,661
2.Chi phí khác
609
25
634
520
21
541
3.Dự phòng
6,076
6,076
5,009
4,851
Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai
Đây là loại dự án mua máy móc thiết bị nên trong cơ cấu vốn đằu tư chỉ có vốn đầu tư cho thiết bị là chủ yếu không có các nguồn vốn khác như xây lắp...Công ty đưa ra hai phương án mua máy khác nhau với mỗi phương án là một lượng vốn tương ứng cần cho hoạt động đầu tư của dự án. Với phương án I lượng vốn đầu tư cần là 127596 triệu đồng thì tỷ lệ vốn xây lắp là 120911 triệu đồng tức là chiếm gần 94,77% tổng vốn đầu tư cho dự án đây là tỷ lệ phản ánh đúng tính chất một dự án đầu tư mua máy móc thiết bị và hoàn toàn hợp lý.
Tương tự trong phương án II mà công ty đưa ra thì tỷ lệ vốn mua thiết bị chiếm 95,74% trong tổng số 105190 triệu đồng đầu tư của dự án. Nhìn trên bảng biểu ta thấy trong cả hai phương án công ty đưa ra đều tính đến yếu tố chi phí khác và chi phí dự phòng. Chi phí khác ở đây là các chi phí có liên quan đến việc mua máy như chi phí thuê bến bãi khi mua máy về để, chi phí lắp đặt chạy thử... Dù đây chỉ là một dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhưng công ty cũng tính toán cả vốn dự phòng cho dự án với tỷ lệ cả hai phương án khoảng 4,76% như vậy thể hiện sự kỹ lưỡng trong tính toán của công ty và là lượng vốn cần thiết nếu dự án có xảy ra sự cố gì thì đã có ngay tiền thanh toán cho chi phí khắc phục hoặc bảo dưỡng máy.
Công ty cũng đã tính toán chi phí khác là chi phí chủ yếu trả cho các dịch vụ có liên quan đến việc mua máy móc và đưa máy móc vào hoạt động nên phải trả cả VAT nên khi tính vốn đầu tư công ty tính cả vốn trước và sau khi có thuế để đảm bảo tính chính xác của vốn đầu tư.
Với nguồn vốn đầu tư có được thì dự án phân đưa ra hai phương án phân bổ vốn cụ thể ứng với việc mua các chủng loại máy móc khác nhau của dự án.Như ta thấy trong bảng 10 và 11 thể hiện sự khác nhau chủ yếu là ở phần mua máy thuỷ lực và ôtô có công suất khác nhau. Với phương án I công suất nhỏ hơn nên đề xuất mua nhiều hơn phương án II. Việc phân bổ cụ thể nguồn vốn này tiện cho việc theo dõi và tính khấu hao cho máy móc thiết bị của đơn vị sau này và cũng tiện cho công ty than Đèo Nai xem xét phương án.
Công ty đưa ra hai phương án để đánh giá và lựa chọn là :
Phương án I: Đầu tư ôtô gạt đất có tải trọng 39-40 tấn, máy xúc thuỷ lực có E=4,5á5 m3; máy gạt bánh xích có công suất 220á240 cv, ôtô chở than có tải trọng 13á15 tấn, ôtô con điều hành sản xuất, máy bơm có công suất Q=640 m3/h, H=60m, xe nâng cấp hàng có sức nâng đến 3,5 tấn.
Phương án II: Đầu tư ôtô chở đất đá có tải trọng 55á60 tấn, máy xúc thuỷ lực có E=5á6 m3, máy xích gạt có công suất 220-240 cv, ôtô chở than có tải trọng 13á15 tấn, ôtô con điều hành sản xuất, máy bơm có công suất Q=640m3/h, H=60m, xe nâng đến 3,5 tấn
Bảng 11: Phân bổ vốn đầu tư mua sắm cho phương án I
Đơn vị : Triệu đồng
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá(1000 đ)
T.thuế
Thuế
S.thuế
I.Tổng (I=II+III+IV+V)
127,595.845
24,600
127,620.445
II.Chi phí thiết bị (II=III+8+...+13)
120,910.862
120,910.862
III.Thiết bị chưa có thuế, chi phí ..(III=1+...+7)
114,474.272
114,474.272
1.Máy xúc thuỷ lực E=4,5-5m
cái
3
7,344,000
22,032.000
22,032.000
2.Máy gạt bánh xích có công suất 220-240 cv
cái
1
2,907,000
2,907.000
2,907.000
3.Ôtô tự đổ có tải trọng 39-40 tấn
cái
18
4,666,500
83,997.000
83,997.000
4.Ôtô tự đổ có tải trọng 13-15 tấn
cái
5
711,000
3,555.000
3,555.000
5.Ôtô con điều hành sản xuất
cái
1
750,000
750.000
750.000
6.Máy bơm có Q=640m/h,H=60
cái
1
927,272
927.272
927.272
7.Xe nâng hàng có sức nâng 3,5 tấn
cái
1
306,000
306.000
306.000
8.Chi phí uỷ thác nhập khẩu (8=III*0.5%)
0.50%
572.371
572.371
9.Chi phí tiếp nhận vận chuyển (9=III*1.32%)
1.32%
1,511.060
1,511.060
10.Chi phí bảo hiểm (10=III*0.4%)
0.40%
457.897
457.897
11.Phí giám định (11=III*0.5%)
0.50%
572.371
572.371
12.Lệ phí trước bạ cho ôtô (12=2%(3+4+5))
2.00%
1,766.040
1,766.040
13.Lãi vay ngân hàng ( 2 tháng) (1.36%*III)
1.36%
1,556.850
1,556.850
IV.Chi phí khác
608.990
24.600
633.590
V.Dự phòng
6,075.993
6,075.993
Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai
Bảng 12: Phân bổ vốn đầu tư mua sắm cho phương án II
Đơn vị : Triệu đồng
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá(1000 đ)
T.thuế
Thuế
S.thuế
I.Tổng (I=II+III+IV+V)
105,190.851
21.064
105,211.915
II.Chi phí thiết bị (II=III+8+...+13)
99,661.488
99,661.488
III.Thiết bị chưa có thuế, chi phí ..(III=1+...+7)
94,431.272
94,431.272
1.Máy xúc thuỷ lực E=4,5-5m
cái
2
10,710,000
21,420.000
21,420.000
2.Máy gạt bánh xích có công suất 220-240 cv
cái
1
2,907,000
2,907.000
2,907.000
3.Ôtô tự đổ có tải trọng 39-40 tấn
cái
10
6,456,600
64,566.000
64,566.000
4.Ôtô tự đổ có tải trọng 13-15 tấn
cái
5
711,000
3,555.000
3,555.000
5.Ôtô con điều hành sản xuất
cái
1
750,000
750.000
750.000
6.Máy bơm có Q=640m/h,H=60
cái
1
927,272
927.272
927.272
7.Xe nâng hàng có sức nâng 3,5 tấn
cái
1
306,000
306.000
306.000
8.Chi phí uỷ thác nhập khẩu (8=III*0.5%)
0.50%
472.156
472.156
9.Chi phí tiếp nhận vận chuyển (9=III*1.32%)
1.32%
1,246.493
1,246.493
10.Chi phí bảo hiểm (10=III*0.4%)
0.40%
377.725
377.725
11.Phí giám định (11=III*0.5%)
0.50%
472.156
472.156
12.Lệ phí trước bạ cho ôtô (12=2%(3+4+5))
2.00%
1,377.420
1,377.420
13.Lãi vay ngân hàng ( 2 tháng) (1.36%*III)
1.36%
1,284.265
1,284.265
IV.Chi phí khác
520.275
21.064
541.339
V.Dự phòng
5,009.088
5,009.088
Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai
b .Chi phí sản xuất và doanh thu dự án
ỹ Chi phí sản xuất
Chi phí thiết bị: Được tính theo nhu cầu mua sắm thiết bị trong dự án và giá thiết bị tính theo giá bán tại thời điểm tính toán. Trong vốn thiết bị bao gồm: Phí bảo hiểm 0,4%; chi phí uỷ thác nhập khẩu 0,5%; chi phí giám định 0,5%; chi phí tiếp nhận vận chuyển 1,32%; lệ phí trước bạ 2%, lãi vay 2 tháng 1,36%. Phần lắp đặt chạy thử, hiệu chỉnh do bên cung cấp chịu.
Chi phí khác: chi phí tư vấn đầu tư theo quyết định 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng.
Chi phí dự phòng tính theo thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng.
Giá thành sản phẩm là giá thành than sạch tính trên cơ sở kế hoạch sản xuất với các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác hàng năm dự kiến của dự án. Các chi phí sản xuất tính dựa trên hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện đang áp dụng trong ngành than.
Giá thành sản phẩm tính theo các công đoạn:
Bóc đất, khoan, bóc đất đá, vận tải chuyển
Khai thác than: xúc than vỉa, vận chuyển vỉa, phụ trợ
Sàng mỏ
Vận chuyển than ra nhà máy tuyển
Vận chuyển than tiêu thụ lẻ
Chi phí tiêu thụ
Chi phí môi trường tạm tính là 1% trên chi phí hàng năm
Chi phí khác ( tính bằng tiền ): tính theo % chi phí trực tiếp
ỹ Doanh thu hàng năm của dự án
Doanh thu dựa trên kế hoạch sản xuất theo dự kiến. Giá bán sản phẩm than căn cứ vào quyết định số 1443/QĐ-KHZ-TTT ngày 25/12/2001 và QĐ số 161/QĐ-KHZ ngày 27/5/2002.
Bảng 12 : Doanh thu & Chi phí bán than của phương án I
Doanh thu bán than
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số
I.Tổng số (I=1+2 = 3*4)
290,320
301,788
342,026
362,146
362,146
362,146
362,146
2,020,571
1.Than bán lẻ
94,890
98,638
111,790
118,366
118,366
118,366
118,366
660,416
2.Than bán cho nhà máy
195,430
203,150
230,236
243,780
243,780
243,780
243,780
1,360,155
3.Sản lượng
1,282
1,332
1,510
1,599
1,599
1,599
1,599
8,919
4.Giá bình quân(1000đ/t)
226.46
227.57
227.51
226.48
226.48
226.48
226.48
227.51
Chi phí sản xuất
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1.Chi phí bóc đất
121,790
126,540
143,450
151,905
151,905
151,905
151,905
2.Chi phí khai thác
76,920
79,920
90,600
95,940
95,940
95,940
95,940
3.Chi phí khác
26,163
33,475
44,106
46,269
30,168
30,854
28,255
4.Chi phí môi trường
10,157
10,656
12,080
12,792
12,792
12,792
12,792
I.Giá than nguyên khai (I=1+2+3)
235,030
250,591
290,236
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24206.DOC