Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm

Tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Phân tích tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm GVHD: Th.S Lê Đạt Chí SVTH : Nguyễn Xuân Thanh TC13 Nguyễn Thị Vũ Quyên TC13 Lê Thị Diệu Linh TC15 Nguyễn Hồng Vinh TC15 Trần Ngọc Dũng TC15 Nguyễn Thúy Quỳnh TC15 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2008 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM A. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Thế giới Việt Nam B. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY Giới thiệu Lĩnh vực hoạt động Chiến lược phát triển Vị thế công ty Triển vọng phát triển Đối thủ cạnh tranh C. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Phân tích khả năng sinh lợi Phân tích chỉ số tài chính Phân tích dòng tiền Phân tích triển vọng Định giá công ty D. PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (Imexpharm Pharmaceutical Joint Stock Company) Trụ sở chính: 04 Đường 30/04, Phường 1, Thị xã Cao Lãnh, Đồng ...

doc24 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Phân tích tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm GVHD: Th.S Lê Đạt Chí SVTH : Nguyễn Xuân Thanh TC13 Nguyễn Thị Vũ Quyên TC13 Lê Thị Diệu Linh TC15 Nguyễn Hồng Vinh TC15 Trần Ngọc Dũng TC15 Nguyễn Thúy Quỳnh TC15 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2008 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM A. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC Thế giới Việt Nam B. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY Giới thiệu Lĩnh vực hoạt động Chiến lược phát triển Vị thế công ty Triển vọng phát triển Đối thủ cạnh tranh C. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Phân tích khả năng sinh lợi Phân tích chỉ số tài chính Phân tích dòng tiền Phân tích triển vọng Định giá công ty D. PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (Imexpharm Pharmaceutical Joint Stock Company) Trụ sở chính: 04 Đường 30/04, Phường 1, Thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại: (84-67) 851620 Fax: (84-67) 853106 Website: www.imexpharm.com Email: Imexpharm@hcm.vnn.vn Giấy CNĐKKD: 5103000003 do Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp cho đăng ký lần đầu ngày 01/08/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 14 tháng 04 năm 2006. Vốn điều lệ: 92,387,500,000 VND Số lượng cổ phiếu niêm yết: 9,238,750 cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu: 10,000 đồng/cổ phiếu Mã cổ phiếu: IMP Nơi niêm yết : trung tâm giao dịch chứng khóan Tp.HCM Tổng Quan Ngành Dược Việt Nam Trần Ngọc Dũng TCDN15 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Hình thành và phát triển trong thời gian khá dài trên 20 năm, ngành dược Việt Nam đã trở thành một ngành có quy mô trong nền KT và đang là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng ngành luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền KT. Chi tiêu của người dân cho dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam còn rất thấp. Tiềm năng phát triển phát triển của ngành còn rất lớn. Tuy là “sân nhà” nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ mới chiếm 50% thị phần trong nước. Các doanh nghiệp dược Việt Nam chỉ tập trung sản xuất những loại thuốc thông thường, chưa sản xuất được những thuốc đặc trị. một trong những thách thức của các doanh nghiệp dược Việt Nam. Hoạt động phân phối thuốc của các doanh nghiệp trong nước được bảo hộ lâu dài sau WTO. Phát triển hệ thống phân phối rộng khắp sẽ giúp mở rộng thêm thị phần cho các DN Việt Nam. Tuy phát triển khá lâu nhưng Việt nam chỉ được xếp vào cấp độ trung bình trong nền công nghiệp dược thế giới. Thị trường Dược Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu, trị giá tân dược nhập khẩu hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao. Dưới góc độ đánh giá tài chính, các doanh nghiệp ngành dược thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả hoạt động lớn. Cam Kết WTO Đáng Chú Ý Xu thế phát triển và rủi ro Tính chất cạnh tranh trong ngành Tỷ trọng chi tiêu ngành dược đạt 1.63% GDP: Năm 2006, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong nước đạt trên USD 950 triệu ( VND 15,200 tỷ) và chiếm gần 1.63% GDP. Tỷ trọng này là khá nhỏ nếu so sánh với các nhóm ngành lớn trong nền kinh tế như: thủy sản, ngân hàng, vận tải,… nhưng so sánh về tỷ lệ với một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, tỷ trọng Việt Nam khá cao. Ngành dược cũng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng quá khứ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế: Bình quân giai đoạn 2000 – 2006, ngành dược có tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm và đặc biệt cao trong các năm 2003 – 2006 với tốc độ tăng bình quân trên 16%/năm. Sự tăng trưởng này ở mức độ cao so sánh ngang bằng với các ngành kinh tế lớn của Việt Nam như công nghiệp và xây dựng. Theo các dự báo được đưa ra bởi Cục quản quản lý dược Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ngành tiếp tục duy trì ở mức 15%/ năm trong những năm tới. dựa trên các kế hoạch đầu tư phát triển ngành cũng như tiềm năng hiện tại của ngành dược Việt Nam, dự kiến ngành tiếp tục phát triển với tốc độ cao gấp đôi nền kinh tế và đạt trung bình hàng năm 15%. Theo đó, giá trị ngành sẽ đạt trên 1tỷ USD vào năm 2008 và 1.5tỷ USD vào năm 2010. Tỷ trọng trên GDP cũng sẽ tăng lên và đạt ở mức khoảng 2%/GDP. Các khoản chi phí cho sức khoẻ của người dân hiện tại khá thấp và với sự gia tăng mức sống, nhu cầu cho các dược phẩm còn tăng cao. Giá trị tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam hiện khoảng 11.3 USD/người/năm và chi tiêu cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ 15USD/người/năm (theo số liệu thống kê của Tisco Research). So với một số quốc gia ngay trong khu vực thì tỷ lệ này còn rất thấp. một số quốc gia như Thái Lan, giá trị này gần gấp 5 lần và Ấn Độ gấp 4 lần. Đối với các quốc gia đã phát triển như USA, Đức… con số này còn cao hơn nữa. Như vậy, có thể thấy tiềm năng thị trường ngành dược Việt Nam còn rất lớn và với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống xả hội, nhu cầu về các sản phẩm y tế, dược phẩm còn rất lớn đặc biệt các sản phẩm dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ. Mặc dù tập trung các doang nghiệp sản xuất trong ngành với quy mô khá lớn nhưng thị phần thuốc sản xuất trong nước mới chiếm dưới 50%. Công nghiệp bào chế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong công nghiệp dược Việt Nam. Tính đến tháng 6/2006, cả nước có 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược(162 doanh nghiệp trong nước, 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong đó chỉ có 42 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, 23 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Đây mới là những doanh nghiệp quy mô đáng kể trong ngành với giá trị sản xuất chiếm trên 85% giá trị sản xuất toàn ngành. Tính đến năm 2006, Việt Nam đã sản xuất được 652/1563 hoạt chất đăng ký lưu hành trên thị trường trong nước. Sự tập trung của các doanh nghiệp này vào mảng sản xuất sản phẩm thông thường như kháng sinh, Vitamin tạo ra cạnh tranh lớn trong khi mảng sản phẩm nhập khẩu doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thâm nhập được. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước để khai thác mảng thị trường rộng lớn này. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước có ưu thế lớn nhất về hệ thống phân phối đồng thời yếu tố này tiếp tục được bảo hộ sau WTO. Việt Nam là quốc gia có hệ thống phân phối thuốc ở mức độ cho phép các công ty nước ngoài tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu ( ngày 1 tháng 1 năm 2007, các doanh nghiệp dược nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu thuốc vào Việt Nam) . Riêng hoạt động phân phối thuốc trực tiếp sẽ thuộc bảo hộ lâu dài. Đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong việc giữ vững thị trường thông qua hệ thống phân phối đã thiết lập. Hệ thống phân phối dược phẩm Công ty TNHH, CP, DNTN 897 Quầy thuốc bán lẽ 4,641 nhà thuốc tư nhân 6,222 Đại lý bán lẽ 7,948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã 29,541 Quầy thuốc thuộc DNNN 7,417 Quầy thuốc thuộc DNNN cổ phần hoá 7,490 Trong những năm qua, kênh phân phối là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiêu thụ. Việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào người bán hơn là người mua. Nguyên nhân người tiêu dùng không có thói quen hỏi xuất xứ sản phẩm trừ khi là sản phẩm đặc trị. Đây là yếu tố chính gây ra sự bất ổn ngành dược trong những năm qua, phổ biến là tình trạng giá thuốc bị đẩy cao quá mức do chi hoa hồng cao cho người bán. Tuy nhiên, dưới góc độ ngắn hạn, tình trạng này ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn là các nhà sản xuất. Bên cạnh mục tiêu về tăng trưởng, ngành dược đặt mục tiêu phát triển về công nghệ nhằm chủ động khâu nguyên liệu hóa dược và các sản phẩm đặc trị. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Unctad và Unido, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất một số thành phẩm từ nguyên liệu ngoại nhập. Xếp sau các quốc gia trong vùng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,… và các nước đã phát triển như: Mỹ, Canada, Đức, Ý,... Theo đó, công nghiệp dược Việt Nam được xem là còn yếu về công nghệ đặc biệt nghiên cứu dược liệu và phát triển các biệt dược. Theo đó đến 2010, sản xuất trong nước đáp ứng được 60% nhu cầu (so với mức 40% hiện tại) và 30% thuốc sản xuất có nguồn gốc dược liệu trong nước. Đây cũng là một trong những chiến lược nhằm bình ổn thị trường tân dược hiện nay. Phân loại 5 mức phát triển của UNIDO •Không có công nghiệp dược - hoàn toàn nhập khẩu (59nước) • Gia công đóng gói bán thành phẩm (123 nước) • Sản xuất một số thành phẩm từ nguyên liệu ngoại nhập (86 nước có Việt Nam) •Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (13 nước : Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc…) • Có khả năng phát minh thuốc mới (17 quốc gia : Mỹ, Canada, Ý, Đức…) Năm 2006, tân dược nhập khẩu đạt trên USD700 triệu (bao gồm cả nguyên liệu), tăng 9.2% so với năm trước và chiếm trên 50% giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm. Phần lớn, đây là các loại biệt dược trong nước ít khả năng sản xuất và nguyên liệu phục vụ gần như 100% nhu cầu nguyên liệu sản xuât trong nước. So với nhập khẩu hàng năm thì xuất khẩu không đáng kể, mặc dù tốc độ tăng khá nhưng chỉ đạt USD 22 triệu 2006, tuơng đương khoảng 4,03% giá trị nhập. Hiện nay, một số doanh nghiệp dược trong nước đã bắt đầu xuất khẩu nhưng nhìn chung, với đặc điểm công nghệ sản xuất tương tự các nước trong khu vực, sản phẩm trong nước khó tìm đường tiêu thụ tại các vùng lân cận mà chỉ có thể khai thác các thị trường có công nghệ kém hơn. Theo đó, Việt Nam đang xếp hạng trên 150 quốc gia có công nghệ sản xuất kém hơn và có thể khai thác các thị trường này để xuất khẩu. Bình quân, các doanh nghiệp này tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm và suất sinh lợi trên vốn điều lệ trên 50%. Một số doanh nghiệp như Dược Hậu Giang, tỷ lệ này đạt 100% năm 2006. Các doanh nghiệp này đều đang có các kế hoạch tăng vốn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô hiện tại. Điều này cho thấy tính hấp dẫn của ngành cũng như các doanh nghiệp trong ngành. Thuế: Thuế áp dụng cho dược phẩm sẽ còn 0- 0.5% so với mức thuế 1- 10% như trước đây Mức thuế trung bình sẽ là 2.5% sau 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 Quy định về quản lý chất lượng: Từ 1-2007 các doanh nghiệp phải đạt GMP- ASEAN từ 1-2008, đạt GMP-WHO Quyền sản xuất: Từ 1/1/2007, các công ty nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Từ 1/1/2008, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài( chiếm dước 51%) được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm Từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài sẽ được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm. Quyền phân phối trực tiếp: Thuốc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối Cam kết không cho phép các công ty dược nước ngoài tiếp nhận phân phối trên thị trường Việt Nam là cam kết vĩnh viễn. Xu thế phát triển Ngành dược được chính phủ xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sản xuất trong nước sẽ đảm bảo 60% nhu cầu thuốc dung và chữa bệnh của xã hội , mức tiêu dung thuốc bình quân đạt 12-15USD/người/năm Ngành dược sẽ tái cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất những loại thuốc có tỷ trọng sử dụng cao nhưng phải nhập ngoại; đầu tư theo dây chuyền công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại thuốc chuyên khoa như ung thư, tim mạch, tiểu đường… Dự báo năm 2008, tổng doanh thu thuốc sản xuất trong nước có thể đạt tới 8000 tỷ đồng, tiềm năng thị trường dược phẩm có thể đạt tới 1tyr USD cho thấy nhu cầu sản phẩm của ngành dược ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành. Cạnh tranh với các công ty sản xuất dược nước ngoài cũng là một nhân tố tác động rất mạnh đến sự đến sưh tồn tại, phát triển và phân hoá chứa năng của các công ty trong ngành. Đẩy mạnh chức năng phân phối sẽ là một xu hướng phổ biến do các kam kết WTO của Việt Nam không mở của cho các công ty dược nước ngoài trong khâu phân phối. Rủi ro: Sau khi gia nhập WTO, vấn đề bản quyền sang chế quyền phân phối sẽ được đặt ra nghiêm ngặt theo thong lệ quốc tế đối với các công ty dược Việt Nam. Nếu bị kiện và thua kiện, các công ty sản xuất hoặc nhập khẩu uỷ thác dược phẩm trong nước có khả năng phải ngừng sản xuất hoặc nhập khẩu uỷ thác những dngf thuốc bị kiện. Từ 1/1/2009 các công ty nước ngoài sẽ được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc tạo ra cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực nhập khẩu thuốc đối với các công ty trong nước. Việc giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế nhập khẩu thuốc thành phẩm( mức giảm trung bình là 3%) sẽ là 1 khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước. Hiện tượng chảy máu chất xám từ các công ty dược trong nước sang các công ty nước ngoài Hiện nay, mặc dù được xem là ngành siêu lợi nhuận và vẫn còn là một miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp mới vào ngành, tuy nhiên, giữa các công ty trong ngành vẫn tồn tại sự cạnh tranh rất quyết liệt. điều đó được thể hiện qua: Cạnh tranh phi giá. Các công ty dược cạnh tranh với nhau bằng những việc như :thiết lập,chiếm lĩnh các kênh phân phối, mở rộng mạng lưới phân phối tạo sự tiện lợi cho người dân. Bởi vì đối tượng trực tiếp của các công ty sản xuất và bán buôn dược phẩm không phải là người dân, mà là các cơ sở phân phối của chính công ty đó hoặc các cơ sở trung gian vì vậy cạnh tranh phi giá nhằm thu hút mạng lưới phân phối về phía mình, ngày càng trở thành yếu tố để các DN trong ngành nâng cao sức cạnh tranh . Ngoài ra các công ty còn tiến hành các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu như tặng thuốc cho người nghèo , tư vấn miễn phí thuốc cho người dân ,xây nhà tình thương ( Mekophar), lập câu lạc bộ cho khách hàng( Dược Hậu Giang ), tài trợ cho các giải đấu( Giải thưởng Domesco ) ... Các công ty trong ngành tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng …Tuy nhiên nhà nước quản lý khá chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo dược phẩm. Cạnh tranh bằng giá Một yếu tố không thể thiếu trong cạnh tranh ngành dược là việc cạnh tranh bằng giá.Trong tình trạng thuốc trong nước sản xuất chưa đủ tiêu dùng, phải nhập nhiều thuốc ngoại, nên dẫn đến giá cả giữa các hãng sản xuất thuốc, giữa thuốc nội và thuốc ngoại cũng sẽ khác nhau . Số DN tham gia ngành dược là khá lớn, mỗi DN chỉ chiếm một thị phần nhỏ so với toàn ngành. Đường cầu của mỗi doanh nghiệp thường co giãn hơn đường cầu của ngành. Một minh chứng rõ nét đó là việc các công ty dược thường bán sản phẩm của mình ra thị trường với giá thấp hơn so với giá của các sản phẩm dược cùng công dụng được sản xuất ở nước ngoài. Các doanh nghiệp lớn trong ngành: 10 doanh nghiệp dược đứng đầu về doanh thu có tổng doanh thu đạt 2680 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 40% so với toàn ngành. Dược hậu giang, Imexpham, Mekophar, Domesco là 4 công ty luôn có doanh thu dẫn đầu và chiếm 29% tổng doanh thu của các công ty sản xuất thuốc tân dược trong nước. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty dược đầu ngành khá hấp dẫn( ROE thường >30%). Do đó ngày càng có nhiều các công ty dược mới gia nhập ngành. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Lịch sử hình thành công ty 28/9/1983:Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp được thành lập. 11/1992: đổi tên thành công ty dược phẩm Đồng Tháp. 11/1999: đổi tên thành công ty dược phẩm TW 7. 25/7/2001: chuyển đổi thành công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm. Hiện nay, công ty có 7 chi nhánh ở các tỉnh TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, An Giang. Số lượng nhân viên: 31/3/07 công ty có 624 người, cơ cấu lao động như sau: Đại học, trên đại học 20.83%; CĐ, TC 36.86%; LĐPT 42.31% Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu Tổng công ty Dược VN 28.31% Thành viên HĐQT 3.23% Cổ đông khác 27.25% Nước ngoài 41.21% Vốn điều lệ và quá trình tăng vốn Vốn điều lệ (tỷ VND) 2001 22 T5/05 44 T2/06 70 T4/07 84 T5/07 92.4 T9/07 116.6 T7/2001: vốn điều lệ 22 tỷ đồng T3/2005: tăng lên 44 tỷ đồng Đầu năm 2006: tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng 4/12/06: Tăng vốn điều lệ lên 84 tỷ đồng Kế hoạch năm 2007 tăng vốn điều lệ từ 84 tỷ lên 116.61 tỷ đồng theo từng giai đoạn +Gđ1:Tăng từ 84 lên 92.4 tỷ dùng để trả cổ tức 10% bằng cổ phiếu (đã phát hành từ T4/2007) +Gđ2:Từ 92.4 tỷ lên 101.64 tỷ đồng dùng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:1 với giá ưu đãi là 60 ngàn đồng/CP +Gđ3:tăng lên 115 tỷ đồng dùng phát hành cổ phiếu cho CB, CNV số lượng 198000CP với giá 60 ngàn đồng/CP, và số còn lại phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn. +Gđ4: phát hành 161,200 CP cho cổ đông nhà nước (Tổng công ty dược Việt Nam) do tiếp nhận bàn giao Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười từ Tổng công ty Dược Việt Nam Ngành nghề kinh doanh Doanh thu các loại sản phẩm Tỷ lệ các loại thuốc Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm; thiết bị và dụng cụ y tế; nguyên liệu bao bì sản xuất thuốc Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm; thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gaz, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người. Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Nuôi trồng, chế biến và mua bán dược liệu. Kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng. Đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Imexpharm là sản xuất thuốc tân dược chữa bệnh cho người, sản xuất thuốc y học dân tộc, cổ truyền; mua bán thuốc, dược phẩm, dược liệu hoá chất, nguyên liệu của ngành dược ; mua bán thiết bị y tế ... Hiện nay, Công ty đã sản xuất được trên 190 loại sản phẩm, trong đó có trên 30 loại là sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn, công ty lớn ở nước ngoài như: Sandoz (Biochemie), Union pharma, DP pharma, Innotech (Pháp), .... Hoạt động kinh doanh của công ty: Sản phẩm và dịch vụ chính do công ty cung cấp bao gồm: Các loại thuốc tân dược do công ty sản xuất bao gồm: các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, các loại thuốc giảm đau, các loại thuốc đặc trị, các loại thuốc chống dị ứng và các loại thực phẩm chức năng. Các loại thuốc kinh doanh: do công ty nhập khẩu hoặc mua lại từ các đơn vị khác để phân phối Hiện nay công ty đã sản xuât được trên 140 sản phẩm, trong đó có trên 30 loại là sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn, các công ty lớn ở nước ngoài như: sandoz(biochemie), robonson pharma, opv, dp pharma… Cơ cấu nguồn doanh thu của công ty đến từ hàng sản xuất, hàng kinh doanh, lợi nhuận khác. Trong đó, doanh thu từ mặt hàng sản xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 90%. Lợi nhuận của công ty cũng chủ yếu từ mặt hàng sản xuất chiếm tỷ trọng 100%(năm 2005), 94.03% (năm 2006), 100.07%(quí I năm 2007). Tỷ trọng doanh thu hàng Imex theo khu vực: ĐBSCL (51%), TPHCM (20%), Miền Trung (7%), Đông Nam Bộ (5%), Hà Nội (7%), miền núi(10%). Chiến lược phát triển năm 2007 Nghiên cứu sản phẩm mới mang thương hiệu Imexpharm, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận 55% so với năm 2006 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trên cả nước (như: địa bàn Tấy Nguyên, Miền Trung, miền Bắc) và xuất khẩu sang các nước khối Asean và châu Phi (như: Pháp, Moldova, Nam Phi, Campuchia….) Mở rộng và phát triển sản xuất nhượng quyền Xây dựng nhà máy sản xuất kháng sinh chích Cephalosporin tại khu CN VN-Singapore tại Bình Dương. Tăng cường vốn đầu tư mở rộng các thiết bị công nghệ cao cho các nhà máy đã có và dự trữ nguyên liệu. Đầu tư, khai thác về chiết xuất dược liệu, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, công trình nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười Dự án đầu tư 15/6/07, Công ty Imexpharm (mã IMP) ký hợp đồng liên doanh và sản xuất nhượng quyền dược phẩm tại VN với tập đoàn dược phẩm Pharmascience -một trong những nhà sản xuất thuốc generic của Canada. Cũng theo hợp đồng, một dự án xây dựng nhà máy liên doanh nhóm thuốc Non Betalactam, tại KCN Vietnam-Singapore II, giữa hai đối tác này sẽ được khởi công xây dựng vào đầu năm 2008. Dự án đầu tư Vốn đầu tư Tỷ đồng Triệu USD Đầu tư xây dựng nhà máy caphalosporin tại KCN Việt Nam - Singapore, Bình Dương. 106 6.63 Đầu tư vào trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 20 1.25 Đầu tư và hệ thống phân phối sản phẩm 20 1.25 Nâng cấp thiết bị hiên đại cho các nhà máy đã có 10 0.63 Vị thế và triển vọng phát triển của công ty Imexpharm là doanh nghiệp lớn với thị phần 4% toàn thị trường Công ty có sự tăng trưởng mạnh về quy mô và hiệu quả hoạt động. Mặc dù tập trung vào mảng tân dược là chính yếu như các đơn vị sản xuất khác nhưng Imexpharm có lợi thế với cơ cấu nguồn thu đa dạng. dược. Bên cạnh sự gia tăng quy mô, thị trường tiêu thụ Công ty khá rộng và vững. Chiến lược phát triển sản phẩm mang thương hiệu Imexpharm. Các định hướng đầu tư Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng chung của ngành. Tương tự các doanh nghiệp trong ngành, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Imexpharm đạt ổn định và đảm bảo suất sinh lợi trên 50% vốn điều lệ Công ty. Ngành dược được chính phủ xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Năm 2006, Công ty đạt tổng doanh thu VND525.4 tỷ, trong đó doanh thu sản xuất là VND493.8 tỷ. Theo đó, Imexpharm xếp thứ hai về doanh thu sản xuất trong ngành chỉ sau Dược Hậu Giang. Thị phần của Công ty cũng được gia tăng đáng kể từ mức 2.8% năm 2005 lên 4% hiện tại. Tính từ sau thời điểm cổ phần hóa, vốn điều lệ IMP liên tục tăng lên đặc biệt trong 3 năm gần đây. So với thời điểm cổ phần hóa, vốn điều lệ Công ty hiện tăng gấp 4 lần và sẽ gấp 5.3 lần cuối năm nay. Tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm khá cao ở mức 30% cho giai đoạn 2004 – 2006. Đặc biệt trong năm 2006, Công ty đạt tăng trưởng cao nhất 55.75% sau khi nâng cấp hai nhà máy GMP, đây là mức rất cao so với trung bình ngành cũng như nhiều đối thủ cạnh tranh. Theo kế hoạch được đưa ra, năm 2007 Công ty sẽ không có sự gia tăng tuy nhiên tăng trưởng sẽ đạt 15 – 20% trong các năm sau. Trong tổng số 190 sản phẩm đã được sản xuất, có 30 sản phẩm được Công ty đăng ký nhượng quyền của một số tập đoàn dược lớn trên thế giới như: Sandoz, Union Pharma, DP Pharma,… với tỷ trọng 25% doanh thu. Ngoài ra, với quy mô, thương hiệu lớn, Imexpharm cũng tham gia vào chương trình sản xuất thuốc quốc gia với doanh thu năm 2006 trên 100 tỷ đồng. Dự kiến sau 2007, Công ty sẽ có thêm nguồn thu mới sau khi đi vào hoạt động nhà máy sữa Imexmilk cũng như doanh thu từ Trung tâm nuôi trồng dược liệu. Ngoài việc phát triển hệ thống tiêu thụ riêng với 5 chi nhánh tại các khu vực TP.HCM; An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hà Nội; 1 đại lý tại Cà Mau và 8 hiệu thuốc tại Tỉnh Đồng Tháp. Công ty xây dựng mối quan hệ đại lý độc quyền với một số doanh nghiệp chuyên về phân phối. Do đó, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện vẫn là thị trường chính của Công ty với tỷ trọng 51%. Tp.HCM là thị trường lớn thứ hai với tỷ trọng 20%. Sản phẩm Công ty cũng có mặt gần như cả nước tuy tỷ trọng không đáng kể như và đây cũng sẽ là thị trường mục tiêu để Công ty mở rộng trong thời gian tới. Ngoài ra, với doanh thu xuất khẩu năm 2006 là USD185,000, Công ty dần đưa sản phẩm ra một sốthị trường khác như Moldova, Châu Phi, Camuchia, Lào,… Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm nhượng quyền nhằm tận dụng công nghệ nghiên cứu nước ngoài, Công ty sẽ chú trọng các sản phẩm tự sản xuất nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận cao hơn và thương hiệu Công ty trên thị trường. Vì vậy, mặc dù doanh thu năm 2007 dự kiến không tăng nhưng hàng sản xuất thương hiệu Imexpharm sẽ đạt mức tăng 54.27%. Hệ thống phân phối sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động marketing với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần từ 6 – 7% năm 2008. Theo đó, Công ty sẽ chú trọng phát triển mảng sản phẩm đặc trị nhằm thay thế hàng xuất khẩu và khai thác thị trường còn khá rộng này. Dự kiến trong vòng 2 năm (12/2006 – 12/2008), Công ty sẽ triển khai và hoàn thành nhà máy Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP – EU với kinh phí đầu tư VND106.7 tỷ. Đây là nhà máy sản xuất kháng sinh chích thay thế hàng nhập khẩu trong tương lai. Dự án được xem là rất an toàn với NPV VND77 tỷ và IRR trên 50%; đem lại doanh thu hàng năm trên VND 200 tỷ và lợi nhuận tăng hàng năm từ 20 – 55 tỷ đồng sau 2008.Ngoài ra, kế hoạch phát triển Trung tâm dược liệu cũng được xem là phù hợp theo mục tiêu phát triển công nghiệp dược liêu Việt Nam đảm bảo đến 2010, 30% thuốc sản xuất có nguồn gốc dược liệu trong nước. Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm được công bố, doanh thu lũy kế Công ty lũy kế đạt VND230.6 Tỷ, giảm 27.28% so với cùng kỳ năm trước và bằng 43.5% kế hoạch năm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng 38% do giá vốn giảm mạnh từ 75% doanh thu xuống còn 57% doanh thu. Nguyên nhân do Công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàng tự sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Theo đó, dự kiến cuối năm Công ty sẽ hoàn thành kế hoạch đặt ra về doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh vẫn duy trì khá cao. Ngành dược được chính phủ xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sản xuất trong nước sẽ đảm bảo 60% nhu cầu thuốc dung và chữa bệnh của xã hội , mức tiêu dung thuốc bình quân đạt 12-15USD/người/năm Ngành dược sẽ tái cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất những laoị thuốc có tỷ trọng sử dụng cao nhưng phải nhập ngoại; đầu tư theo dây chuyền công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại thuốc chuyên khoa như ung thư, tim mạch, tiểu đường… Dự báo năm 2008, tổng doanh thu thuốc sản xuất trong nước có thể đạt tới 8000 tỷ đồng, tiềm năng thị trường dược phẩm có thể đạt tới 1tỷ USD cho thấy nhu cầu sản phẩm của ngành dược ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành. Đối thủ cạnh tranh Thị phần các doanh nghiệp trong ngành. Ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối , chiếm thị phần lớn. Miếng bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn trong ngành: Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập WTO Những DN lớn như Dược Hậu Giang có thị phần doanh số sản xuất và thị phần doanh thu trong ngành lần lượt là : 6% và 4% , Mekophar (5% và 3%), Imexpharm là 5% và thị phần rất nhỏ còn lại cho những doanh nghiệp khác.Điều này đã cho thấy một kết quả là trong ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối , chiếm thị phần lớn . Miếng bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh nghiệp . Công ty Doanh thu Tỷ trọng Dược Hậu Giang 373 tỷ 6% Mekophar 332 tỷ 5% Imexpharm 300 tỷ 5% Domesco 259 tỷ 4% Dược Bình định 220 tỷ 3% Traphaco 212 tỷ 3% Dược Hà tây 200 tỷ 3% DN khác 4404 tỷ 71% Các doanh nghiệp lớn trong ngành: 10 doanh nghiệp dược đứng đầu về doanh thu có tổng doanh thu đạt 2680 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 40% so với toàn ngành. Dược hậu giang, Imexpham, Mekophar, Domesco là 4 công ty luôn có doanh thu dẫn đầu và chiếm 29% tổng doanh thu của các công ty sản xuất thuốc tân dược trong nước. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty dược đầu ngành khá hấp dẫn( ROE thường >30%). Do đó ngày càng có nhiều các công ty dược mới gia nhập ngành. Cạnh tranh với các công ty sản xuất dược nước ngoài cũng là một nhân tố tác động rất mạnh đến sự đến sự tồn tại, phát triển và phân hoá chứa năng của các công ty trong ngành. Đẩy mạnh chức năng phân phối sẽ là một xu hướng phổ biến do các kam kết WTO của Việt Nam không mở của cho các công ty dược nước ngoài trong khâu phân phối. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân Tích Tỷ Suất Sinh Lợi Trên Vốn Đầu Tư Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Thị Vũ Quyên TCDN13 Bảng Dupon năm 2006 Phân tích Dupon ROA nhận ra rằng, trong năm 2007 tổng chi phí của doanh nghiệp có sự điều chỉnh giảm nhẹ, đồng thời doanh thu trong năm lai tăng. Tác động kép này tác động làm TSSL trên doanh thu tăng lên 10.2% so với năm 2006 chi đạt 8.05% 2006 2007 +/- so với 2006 GVHB 367,260 317,571 -13.5% CPBH 98,699 134,897 36.7% CPQLDN & CP khác 23,232 29,712 27.9% Nguyên nhân của gia tăng mạnh trong thu nhập ròng không phải vì gia tăng mạnh trong thi phần, nó xuất phát từ việc cắt giảm cho phí và tăng nhẹ của doanh thu thuần. Tăng lên trong TSSL trên doanh thu, nhưng khả năng hiệu suất sử dụng tài sản của công ty lại đi ngược lại, chỉ đạt được 1.43 so với 1.72 trong năm 2006. 2006 2007 +/- so với 2006 Tiền mặt 67,607 89,500 32.4% Khoản phải thu 56,767 92,960 63.8% Hàng tồn kho 129,765 130,894 0.9% Khác 8,282 10,871 31.3% Tổng tài sản lưu động 262,421 324,225 23.6% Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty khá thấp, không có sự gia tăng đồng bộ giữa tài sản tăng thêm và doanh thu thuần qua 2 năm 2006 và 2007. Kết quả thu được là TSSL trên tổng tài sản của IMP đạt được 14.47% vẫn cao hơn năm 2006 (13.8%). Với 2 bảng Dupon năm 2006 và năm (ước tính) 2007, ta dễ dàng nhận ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản của IMP đã gia tăng đáng kể, từ 13.88% trong năm 2006 lên 14.47%. theo ước tính thì trong năm 2007, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty có sự giảm sút tuy nhiên bù đắp lại đó là sự gia tăng mạnh trong tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty. Trong năm 2007, đã có sự điều chỉnh giảm đáng kể chi phí giá vốn hàng bán của công ty khi cắt giảm được chi phí này đến 49.7 tỷ (tương đương giảm 13.5%) so với năm 2006. Ngược lại với việc điều chỉnh giảm trong doanh thu đó là sự gia tăng trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng gần 42.7tỷ), lý giải cho điều này đó chính là chiến lược đẩy mạnh các chương trình tiếp thị và phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian qua. Tổng hợp những sự tăng giãm trong những khoản đó Imexpharm vẫn thu được khoản điều chỉnh giảm khoản 7tỷ tương đương với 1.4%. Bên cạnh kết quả giảm chi phí cũng có một gia tăng trong doanh thu. Tác động kép tăng doanh thu giảm chi phí này làm cho thu nhập ròng của công ty trong năm 2007 tăng 27% so với năm 2006. Tuy nhiên gia tăng trong doanh thu không đồng bộ với tốc độ gia tăng của doanh thu (tăng 2%), điều này cho thấy nguyên nhân gia tăng doanh thu và thu nhập không xuất phát từ gia tăng trong thị phần, nó xuất phát từ việc điều chỉnh trong các chi phí của doanh nghiệp. Chính những nguyên nhân đó làm cho chỉ số TSSL trên doanh thu gia tăng đáng kể 10.2% so với 8.02% năm 2006, khả năng sinh lợi tính trên doanh thu của công ty được cải thiện rất tốt trong năm 2007. Tăng lên trong TSSL trên doanh thu, nhưng khả năng hiệu suất sử dụng tài sản của công ty lại đi ngược lại, chỉ đạt được 1.43 so với 1.72 trong năm 2006. Đi theo bảng Dupon thì ta nhận thấy khoản tiền mặt của công ty trong năm nay gia tăng đáng kể, tăng 23.9 tỷ (tương đương 26.7%), lượng tiền mặt dư thừa có thể đem lại cho doanh nghiệp một khả năng thanh toán rất tốt, giúp công ty thực hiện các khoản chi trả hàng ngày. Điều đáng quan tâm hơn đó chính là sự gia tăng các khoản phải thu, khi khoản này tăng đến 36.2 tỷ (tương đương 63.8%). Việc gia tăng khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp trong năm đã gia tăng chính sách bán chịu và những chính sách quan hệ với các chi nhánh phân phối, điều này phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty trong năm 2007. Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản thấp cho ta nhận xét công ty vẫn chưa tận dụng tối đa nguồn tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Nếu công ty muốn gia tăng chỉ tiêu TSSL trên tài sản, công ty cần chú ý đên hiệu suất sử dụng tài sản của mình. IMP 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 529,978 525,406 337,334 Thu nhập ròng 53,699 42,276 26,493 Tài sản 371,038 304,670 314,932 TSSL trên doanh thu 10.13% 8.05% 7.85% Hiệu suất sử dụng TS 1.428 1.725 1.071 ROA 14.47% 13.89% 8.41% Hiệu suất sử dụng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là doanh thu thuần và tổng tài sản. Trong năm 2007, trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ 0.87% nhưng lại đưa đến 13.5% gia tăng trong thu nhập ròng, lượng doanh thu đó lại được tạo ra trên một số lượng tài sản tăng cao hơn gần 22%. Tuy nhiên với sự gia tăng mạnh của TSSL trên doanh thu đã đem lại cho Imexpharm TSSL trên tổng tài sản khá tốt, đạt 14.47%, cao hơn so với năm 2006 13.8%. Mở rộng hơn khi ta so sánh giữa imexpharm và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để thấy rõ khả năng cạnh tranh của công ty như thế nào. IMP DHG DMC Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 TSSL trên doanh thu 13.49% 8.05% 7.85% 10.33% 8% 8% 8.08% 7.40% 6.40% Hiệu suất sử dụng TS 0.959 1.725 1.071 0.971 1.798 1.896 0.946 1.734 2.131 ROA 12.94% 13.89% 8.41% 10.03% 14.38% 15.17% 7.64% 12.83% 13.64% Mở rộng so sánh với các đối thủ cạnh tranh của IMP, từ vị thế thua kém so với DHG và DMC trong khả năng thu được TSSL trên tài sản trong, đến quí III/2007,IMP đạt ROA 12.94% vượt qua cả DHG. Cắt giảm chi phí giá vốn hàng bán nhưng vẫn đảm bảo được gia tăng trong doanh thu. vấn đề còn lại của IMP là quản trị khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách tối ưu hơn nữa. So sánh với 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là DHG và DMC trong năm 2005 và 2006 về TSSL trên tài sản ROA. Năm 2005, trong khi chỉ tiêu TSSL trên doanh thu của IMP gần như ngang bằng với DHG và cao hơn so với DMC thì ngược lại chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản của IMP lại rất thấp, thấp hơn nhiều so với 2 đối thủ cạnh tranh. Chính vì lý do đó kéo ROA của IMP chỉ đạt 8.41% kém rất xa so với DHG và DMC lần lược là 15.17% và 13.64%. Nhược điểm hiệu suất sử dụng tài sản thấp của IMP được cải thiện đáng kể trong năm 2006 tăng từ 1.071 lên 1.725 gần như ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh, khả năng sử dụng tài sản của công ty đã tốt hơn rất nhiều. Chỉ số ROA tăng mạnh 13.89% rút ngắn khoảng chênh lệch so với DHG là 14.38% và đặc biệt là cao hơn so với DMC là 12.83%. ROA QIII/07 2006 2005 IMP 12.94% 13.89% 8.41% DHG 10.03% 14.38% 15.17% DMC 7.64% 12.83% 13.64% Đặc biệt hơn khi đến quý III/2007, chỉ số ROA của Imexpharm đạt được 12.49% đã vượt qua cả DHG 10.03% và DMC 7.64%. Imexpharm đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắng, từ chổ thua kém nhiều so với những đối thủ cạnh tranh đến nay Imexpharm đã vượt qua những đối thủ trực tiếp của mình trong việc sử dụng nguồn tài sản để đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đây được xem như là một bằng chứng cho khả năng quản trị doanh nghiệp của công ty khá tốt, công ty đang cố gắng tối ưu hoá khả năng sử dụng tài sản của mình. Để duy trì tốc độ gia tăng ROA này qua các năm, IMP cần thiết phải đổi mới hệ thống máy móc, trang thiệt bị của doanh nghiệp, loại bỏ đi những máy móc không đạt hiệu quả trong công ty. IMP 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 529,978 525,406 337,334 Thu nhập ròng 53,699 42,276 26,493 Tài sản 371,038 304,670 314,932 TSSL trên doanh thu 10.13% 8.05% 7.85% Hiệu suất sử dụng TS 1.428 1.725 1.071 ROA 14.47% 13.89% 8.41% Để có thể cải thiện chỉ số ROA so với những đối thủ cạnh tranh, công ty có thể thông qua TSSL trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Để gia tăng TSSL trên doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng doanh thu thuần, giảm các chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, dường như đó là điều khó khăn đối với doanh nghiệp trong thời điểm này khi giá nguồn nguyên vật liệu không ngừng leo thang qua các năm, mặc khác công ty đang trong giai đoạn quảng bá hình ảnh của công ty nên chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm. Thực tế cho thấy rằng trong năm 2007 công ty đã cải thiện khả tốt khả năng TSSL trên doanh thu của mình bằng những điều chỉnh giảm trong chi phí giá vốn hang bán. Như vậy vấn đề ở đây là công ty IMP nên cố gắng gia tăng chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản của mình hơn nữa. Quản trị lại tài sản, đặc biệt là các khoản mục tiền mặt và các khoản phải thu, nhằm đem lại một khả năng sử dụng tài sản tối ưu hơn nữa. IMP DHG DMC Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 Vốn cổ phần thường 265,592 234,176 168,807 653,696 170,441 130,967 451,844 220,830 156,281 Tổng tài sản 349,317 304,671 314,932 878,151 482,847 292,257 599,753 380,219 266,645 TSSL trên doanh thu 13.49% 8.05% 7.85% 10.33% 8% 8% 8.08% 7.40% 6.40% Hiệu suất sử dụng TS 0.959 1.725 1.071 0.9715 1.798 1.896 0.946 1.734 2.131 Đòn bẩy 1.315 1.301 1.866 1.343 2.833 2.232 1.327 1.722 1.706 ROA 12.94% 13.89% 8.41% 10.03% 14.38% 15.17% 7.64% 12.83% 13.64% ROCE 17.02% 18.07% 15.69% 13.48% 40.75% 33.85% 10.15% 22.09% 23.27% Mối quan hệ giữa TSSL trên vốn cổ phần và TSSL trên tài sản sẽ cho thấy mức độ thành công của công ty trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của một công ty. Khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty IMP còn hạn chế so với những đối thủ cạnh tranh khác. Trong năm 2007, có sự tái cấu trúc nguồn vốn của các công ty ngành dược. các công hạn chế việc sử dụng nợ và gia tăng tỷ lệ vốn cổ phần. điều này đưa IMP vượt qua các đối thủ của mình trong so sánh khả năng sinh lợi trên vốn cồ phần ROCE (17.02%) . Công ty cố gắng theo đuổi chính sách tài chính bằng cách duy trì nguồn vốn lành mạnh, an toàn, giảm thiểu việc sử dụng nợ trong tài trợ. Thông qua nguồn lợi nhuận giữ lại, công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần khá cao qua các năm mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài. IMP 2007 2,006 Thu nhập ròng 53,699 42,276 Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 20% Cổ tức cổ phần thường 10,740 8,455 VCP thường bình quân 252,518 200.313 ROCE 19.69% 18.07% Tốc độ tăng trưởng VCP 17.01% 16.88% Tỷ lệ tăng trưởng duy trì 15.76% 14.46% Một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng trong phân tích tài chính một công ty chính là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – ROCE. Đây là mối quan tâm chính của các cổ đông thường, họ chỉ có quyền trên phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả tất cả các nguồn tài trợ. Mối quan hệ giữa TSSL trên vốn cổ phần và TSSL trên tài sản sẽ cho thấy mức độ thành công của công ty trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Lợi ích từ tấm chắn thuế và đòn bẩy tài chính luôn là một vũ khí lợi hại để các công ty kích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tăng mạnh. Tuy năm 2006 IMP có chỉ số ROA tốt hơn so với DMC nhưng nhờ khả năng sử dụng nợ tốt trong cơ cấu vốn, tận dụng được lợi ích từ tấm chắn thuế đã đem lại cho DMC chỉ số ROCE tốt hơn hẳn so với IMP ( DMC 22.09% so với IMP 18.07%). Rõ nét hơn đó là DHG, trong 2006 với lượng vốn cổ phần thấp hơn rất nhiều so với IMP, nhưng tổng tài sản lại tăng lên gần gấp đôi so với năm 2005 cho thấy tỷ lệ sử dụng nợ của công ty là rất cao, đem lại cho DHG 1 đòn bẩy chung cao hơn rất nhiều 2.833 so với 1.301 của IMP, điều này đã đem lại cho cổ đông của DHG một con số rất khả quan ROCE đến 40.75%. ROCE QIII/07 2006 2005 IMP 17.02% 18.07% 15.69% DHG 13.48% 40.75% 33.85% DMC 10.15% 22.09% 23.27% Nhà quản trị của IMP đã không tận dụng được khả năng vay nợ của mình, công ty duy trì nguồn tài trợ bằng cổ phần nhiều hơn, hạn chế việc sử dụng nợ trong tài trợ. Nhà quản trị của công ty đã không mạo hiểm trong việc vay nợ của mình, đây được xem như một hạn chế của IMP so với 2 đối thủ trực tiếp này trong 2 năm 2005 và 2006. Trong quý III/2007, tuy ROCE của Imexpharm đã vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác (17.02% cao hơn cả DHG) nhưng không phải vì khả năng sử dụng nợ của công ty được cải thiện mà do sự sụt giảm trong khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của DHG và DMC, cả hai đối thủ cạnh tranh đã có tái cấu trúc lại nguồn vốn của mình khi gia tăng tỷ lệ sử dụng nguồn vốn cổ phần so với sử dụng nợ như những năm trước đây. Điều này đã kéo chỉ số đòn bẩy của DHG và DMC sụt giảm ngang bằng với IMP. ROCE = ROA x đòn bẩy chung Công ty IMP luôn theo đuổi chiến lược tài chính an toàn, công ty vẫn duy trì một nguồn vốn ổn định và lành mạnh đồng nghĩa với việc công ty không gia tăng khả năng vay nợ của mình quá mức, đồng thời theo đuổi chính sách không ngừng nâng cao giá trị cho các cổ đông. Để có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu quan trọng đó, IMP chỉ có thể gia tăng chỉ số ROCE thông qua gia tăng ROA bằng cách gia tăng doanh thu thuần, tận dụng tối ưu hơn nữa tài sản của công ty, loại bỏ những tài sản không đem lại năng suất cao, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu sản xuất, từ đó tạo cơ sở hạ giá thành sản xuất tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Công ty vẫn có thể đảm bảo 1 tốc độ tăng trưởng ổn định bằng việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Công ty duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định qua các năm là 20%, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là 80%. Ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần mà không cần phát hành thêm là : (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phần ưu đãi - cổ tức cổ phần thường) / vốn cổ phần thường bình quân Nguồn vốn tài trợ rẽ nhất, an toàn nhất mà mỗi doanh nghiệp có thể tận dụng được đó là tận dụng nguồn lợi nhuận giữ lại Mặc dù công ty chưa tận dụng tốt được lợi thế mang lại từ tấm chắn thuế khi sử dụng nợ nhưng ta cũng có thể thấy lợi thế từ việc chuyển đổi cơ cấu vốn, được thể hiện qua: Tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần của công ty trong 2 năm 2006 là 16.88% và tăng lên 17.01% trong năm 2007, cho thấy được nguồn tài trợ ổn định của công ty và nếu như tỷ lệ này được duy trì cho những năm tiếp thì điều này có thể giúp công ty mở rộng đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn cho thấy tốc độ tăng trưởng nội tại trong 2 năm qua là khá tốt : 14.46% năm 2006 và lên đến 15.76% năm 2007. Chúng ta đã biết tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ có chi phí sử dụng rẻ nhất và công ty đang tận dụng lơi thế này. Những chỉ số này đảm bảo cho công ty luôn duy trì sử dụng một nguồn vốn lành mạnh, an toàn nhưng vẫn đảm bảo được cho lợi ích của các cổ đông. Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Nguyễn Thị Vũ Quyên TCDN13 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Thu nhập chủ yếu của các công ty sản xuất như Imexpharm thường là doanh thu bán hàng. Doanh thu hàng sản xuất chiếm 70% trong doanh thu bán hàng. Tăng 12% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2006 rất cao lên đến 56%, Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2006 rất cao lên đến 56% Doanh thu có độ nhạy cảm với các chi phí rất lớn. Nhất là chi phí giá vốn hàng bán bán (chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất,..). Thu nhập chủ yếu của các công ty sản xuất như Imexpharm là doanh thu bán hàng. 2006 2005 Doanh thu bán hàng 527,283,500,415 339,164,891,589 Doanh thu hàng sản xuất 369,033,452,837 186,231,874,600 Doanh thu hàng nhượng quyền 122,567,360,711 109,245,436,461 Doanh thu hàng nhập khẩu 20,885,665,474 22,317,013,400 Doanh thu hàng xuất khẩu 3,274,459,741 7,729,002,366 Doanh thu khác 11,522,561,652 13,641,564,762 Các khoản giảm trừ 1,877,480,946 1,830,445,920 Hàng bán bị trả lại 1,877,480,946 1,830,445,920 Doanh thu thuần 525,406,019,469 337,334,445,669 Tỷ trọng doanh thu hàng sản xuất trong năm 2006 chiếm 70% trong tổng doanh thu bán hàng, tăng gần 100% so với 2005, doanh thu hàng nhượng quyền cũng chiếm khoảng 23% trong năm 2006, tăng 12% so với năm 2005. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn khá tốt, doanh thu chủ yếu là từ hoạt động chính của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2006 rất cao lên đến 56% do sự nổ lực của lãnh đạo và nhân viên công ty trong việc hoàn thiện hơn hệ thống quản lý và hệ thống sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác và khách hàng mới đã đưa đến kết quả khả quan cho công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2006 rất cao lên đến 56%. Điều này thể hiện công ty đã điều phối trong chi phí và doanh thu rất tốt. Việc cắt giảm chi phí trong năm 2007, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán đã làm lợi nhuận gia tăng IMP Đơn vị:tỷ VNĐ 2005 2006 2007 Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT Giátrị %DTT Giá vốn hàng bán 217,980 64.62% 367,260 69.90% 307,387 58.00% CPBH & QLDN 8,035 24.09% 111,512 21.21% 153,694 29.00% Chi phí hoạt động TC 8,956 2.66% 3,757 0.71% 4,583 0.86% DHG Đvi:tỷ đồng 2005 2006 Tích luỹ quí III/2007 Giá Trị %Dtthuần Giá Trị %Dtthuần Giátrị %Dtthuần Giá vốn hàng bán 299,403 54.04% 402,747 46.39% 415,754 71.29% CPBH & QLDN 194,850 35.17% 367,834 42.37% 338,257 58.00% Chi phí hoạt động TC 5,684 1.03% 11,214 1.29% 16,482 2.83% Công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất và có những dự án mới đang trong quá trình xây dựng. Năm 2006 doanh thu thuần đạt 525,406 tỷ tăng hơn so với 2005 là 55,75%, trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 185 USD, hàng chương trình quốc gia 133,691 tỷ, nộp ngân sách 33,102 tỷ đồng. Doanh thu ước tính năm 2007 là 529,987 tỷ đồng tương ứng là 0,87%.  Đvt: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu BH và cung cấp DV 285 325 339 527 532 Doanh thu thuần 284 323 337 535 530 Lợi nhuận ròng 24 31 24 42 54 Công ty đang trong giai đoạn tập trung mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với các kế hoạch như nâng cao năng lực sản xuất các nhà máy hiện đại, xây dựng thêm nhà máy mới, phát triển hệ thống phân phối, đa dạng ngành nghề kinh doanh, trong năm 2007 công ty đã có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất kháng sinh chích tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tại Bình Dương dự kiến đưa vào hoạt động năm 2008…khi thực hiện hoàn tất sẽ đưa công ty vào giai đoạn tăng trưởng mới và tăng tốc vào năm 2010. IMP Đơn vị : tỷ đồng 2005 2006 2007 Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT Doanh thu thuần 337,334 100% 525,406 100% 529,978 100% LN gộp 119,354 35.38% 158,146 30.10% 222,591 42.00% Các khoản phải thu 81,187 24.07% 56,766 10.80% 92,960 17.54% Hàng tồn kho 144,272 42.77% 130,013 24.75% 130,893 24.70% LN từ HĐKD 29,906 8.86% 44,305 8.43% 58,714 11.08% LN thuần 24,135 7.15% 42,275 8.05% 53,699 10.13% Đồng thời ta cũng có thể so sánh với các công ty cùng ngành như Dược Hậu Giang để thấy rõ hơn tình hình của công ty. DHG Đơn vị : tỷ đồng 2005 2006 Tích luỹ quí III/2007 Giá trị %DTT Giá trị % DTT Giá trị % DTT Doanh thu thuần 554,030 100% 868,191 100% 853,120 100.00% Lợi nhuận gộp 254,927 46.01% 465,444 53.61% 437,365 51.27% Các khoản phải thu 79,039 14.27% 166,639 19.19% 243,458 28.54% LN từ HĐKD 54,499 9.84% 86,910 10.01% 87,767 10.29% LN thuần 55,387 10.00% 87,059 10.03% 88,108 10.33% Giá vốn hàng bán giảm trong năm 2007, chỉ còn khoảng 58% trong doanh thu, dấu hiệu đáng mừng, dẫn đến lợi nhuận trong năm tăng 25% so với năm 2006, mặc dù doanh doanh số chỉ tăng 0,87%. Đây là cơ sở của sự chuyển dịch đồng thời là một trong những lưu ý khi dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh và trong định giá. Công ty xác định chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không cạnh tranh bằng giá cả So với các đối thủ cạnh tranh thì IMP có những nổ lực được ghi nhận, chỉ tính đến quý III, GVHB của IMP tới 71,29% còn IMP chỉ 58%. Lợi nhuận trên doanh thu của IMP tương đương với DHG trong quý III năm 2007, khoảng 10%. Mặc dù doanh thu chỉ tăng khoảng 0.87%. Chứng tỏ lợi nhuận biên trong daonh thu cao hơn nhiều so với DHG. Quảng cáo tiếp thị đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung và lâu dài trong doanh nghiệp Nhận thức người dân trong quá trình bảo vệ sức khoẻ chưa được quan tâm thoả đáng. IMP đang trong quá trình xây dựng thương hiệu và chi phí tài trợ khoảng 25.05% doanh thu năm 2007 Công ty chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần nên chi phí tài chính không cao và có xu hướng giảm trong những năm gần đây, khoảng 0,86% trên daonh thu năm 2007. Các khoản phải thu tăng 18,3% trong 2 năm 2005-2006, theo ước tính năm 2007 khoảng 17,4% trên doanh thu. Chính sách bán chịu hiệu quả đã làm gia tăng đáng kể số vòng quay hàng tồn kho năm 2006. So với các đổi thủ IMP vẫn chiếm một vị thế tốt. Hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 25% doanh thu trong 2 năm 2006-2007. IMP là một trong những công ty dược có doanh thu cao nhất Việt Nam sau Dược Hậu Giang và Mekophar trong năm 2005 và 2006 Doanh thu ĐVT: Tỷ đồng 2005 2006 Dược Hậu Giang 804 554 Mekophar 494 336 Imexpharm 472 337 Domesco 256 568 DN khác 171 11565 Bên cạnh doanh thu một yếu tố có tính quyết định ảnh hưởng đến lợi nhuận là giá vốn hàng bán và các chi phí. Xét về nguồn nguyên vật liệu, nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là các dược liệu chiếm tỷ trọng 58% trong cơ cấu giá thành các loại sản phẩm của công ty 2006 2005 Giá vốn hàng sản xuất 244,515,636,547 95,082,415,577 Giá vốn hàng nhượng quyền 89,433,415,919 83,805,628,441 Giá vốn hàng nhập khẩu 20,330,952,013 21,576,607,866 Giá vốn hàng xuất khẩu 1,571,545,890 4,091,188,022 Giá vốn khác 11,159,715,418 12,781,680,847 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 249,011,424 643,400,615 Cộng 367,260,277,211 217,980,921,368 Giá vốn hàng bán của IMP tăng cùng với sự tăng trưởng của doanh số, và đặc bịêt sự gia tăng trong giá vốn hàng sản xuất. Giá vốn hàng bán công ty qua các năm 2004 – 2006 rất cao và đây cũng là cơ cấu giá thành của chung ngành dược, dẫn đến khó khăn về chi phí đối với ngành nói chung và công ty nói riêng. Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa giấy ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động của công ty. Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu bán hàng do đó lợi nhuận gộp chiếm trong doanh thu chỉ khoảng 36% trong năm 2006, dẫn đến lợi nhuận thuần đạt được không cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp nổ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp mới trong năm 2007, và thực tế trong năm 2007, giá vốn hàng bán trong doanh thu bán hàng giảm đáng kể chỉ chiếm khoảng 58% trong doanh thu, nhờ vậy mà lợi nhuận ròng tăng khoảng 25% trong năm 2007 khoảng 54 tỷ. Sự biến động của giá nguyên vật liệu ảnh hưởng tất yếu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giá vốn của các công ty mà trong thời gian qua với đầy những bất ổn về chính trị, thiên tai của thế giới cũng như Việt Nam làm giá cả càng tăng cao. Tuy nhiên trong năm 2007 chi phí về giá vốn hàng bán của công ty giảm đi đáng kể, còn khoảng 58%. Đây là một điểm quan trọng làm giảm đi chi phí công ty, đồng thời làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Gía vốn hàng bán của công ty trong năm 2007 giảm đi một cách đáng kể như vậy là do công ty tìm được nguồn nguyên vật liệu trong nước với giá cả trong nước rẻ hơn so với giá ngoại nhập (chất lượng nguyên vật liệu không bị suy giảm), và tránh đi tình trạng bị ép giá và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Năm 2006 tỷ trọng giá vốn hàng bán nhìn chung các doanh nghiệp dược đều tăng cao, IMP tăng từ 217,980 tỷ đồng 2005 lên 367,260 tỷ đồng năm 2006 tương ứng khoảng 69,9% doanh số nhưng với những nổ lực của mình công theo giá trị ước tính con số này sẽ giảm xuống còn 307,387 tỷ đồng tương ứng là 58% trên doanh thu thuần. Nguyên nhân là do công ty xác định chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không cạnh tranh bằng giá cả nên giá vốn và giá bán bình quân đều cao hơn sản phẩm khác được sản xuất trong nước. So với đối thủ thì giá vốn của công ty cao hơn ví như Dược Hậu Giang giá vốn hàng bán chỉ chiếm khoảng 46% trên doanh thu nhưng đó chỉ là kết quả năm 2006 còn tính cho đến thời điểm hết quí III/ 2007 thì giá vốn hàng bán của DHG chiếm khá cao khoảng 71,29% trên doanh thu tương đương là 415,754 tỷ đồng cao hơn nhiều so với IMP và thậm chí cao hơn cả năm 2007 thể hiện một bước tiến của công ty trong việc hạn chế bớt chi phí. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vừa là khó khăn vừa là thách thức giúp công ty nổ lực củng cố và phát triển hơn. Từ sự thay đổi của giá vốn doanh thu giá cả nguyên vật liệu dẫn đến lợi nhuận gộp cũng có nhiều thay đổi. Lợi nhuận gộp năm 2005 là 119,354 tỷ đồng chiếm 35,38%, 2006 là 158,146 tỷ đồng tương ứng 30,1% và theo giá trị ước tính 2007 là 222,591 tỷ tương ứng 42% cho thấy lợi nhuận gộp tăng lên đáng kể. Ở đây không những lợi nhuận gộp tăng mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thuần cũng tăng mạnh từ 2005 cho đến 2007. LN từ hoạt động kinh doanh tăng từ 8,86% năm 2005 giảm còn 8,43% năm 2006 và đạt 10,08% năm 2007 tương ứng là 58,714 tỷ đồng. Theo đó lợi nhuận thuần cũng tăng từ 7,15% năm 2005 lên 8,05% năm 2006 và đạt 10,13% năm 2007 tương ứng 53,699 tỷ đồng gấp đôi lợi nhuận năm 2005. LN từ hoạt động kinh doanh và LN thuần tăng cao là do công ty biết quản lý và sử dụng hợp lý các chi phí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì đầu tư mở rộng nên doanh thu của công tăng thấp chỉ có 0,87% nhưng các khoản lợi nhuận đều tăng cao so với 2006. So với IMP thì DHG tổng lợi nhuận gộp năm 2005 là 254,627 tỷ đồng, năm 2006 là 465,444 tỷ đồng tính đến quí III/2007 và 437,365 tỷ đồng tương ứng là 45,96%, 53,61% và 51,52% trên doanh thu là doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 87,059 tỷ đồng tăng 57,21% so với 2005 và tính cho đến quí III/2007 là 88,108 tỷ chiếm 10,33%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của IMP trong 2006 chiếm khoảng 8,43 % trong khi các Dược Hậu Giang là 10,03% năm 2006 và theo giá trị ước tính năm 2007 của IMP là 10,135 so với 10,33% đạt được cho đến quí III/2007 của DHG và lợi trước thuế của IMP trong 2006 là 44,6 tỷ trong khi đó DHG là 87 tỷ, Mekophar là 63 tỷ, Domesco là 54 tỷ song với sứ mệnh tiên phong của mình lợi nhuận của công ty hy vọng sẽ được tăng lên. Còn về các chi phí thì nhìn chung chi phí của công ty tương đương với chi phí của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và sản phẩm do công ty sản xuất ra có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường. Vì đặc điểm của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người nên các chương trình quảng cáo tiếp thị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu vì thế công đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tiếp thị quảng bá thương hiệu và tổ chức sự kiện như các chương trình khuyến học, tặng thuốc, các chương trình hội thảo tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng mở rộng trong nước và nước ngoài nên chi phí bán hàng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên doanh thu. Ở đây cũng có một vấn đề thách thức đối với ngành dược nói chung và IMP nói riêng vì thực tế tình hình sử dụng thuốc ở việt nam còn nhiều hạn chế chưa nói đến việc đại bộ phận người dân là nông dân hầu như là không biết rõ về tác dụng và càng không biết về nguồn gốc. Mọi người hầu như là ra các đại lý thuốc nêu triệu chứng và được bán xong cầm về sử dụng mà hầu như không biết đó là từ đâu và của công ty nào. Và chính tình hình đó cũng dẫn đến tình trạng giá thuốc khó kiểm soát tại việt nam. Vì thế các công ty dược phải nâng cao các hình thức quảng cáo tuyên truyền hình ảnh và tác dụng của nó đến mọi người để vừa phát triển vừa ngăn chặn bớt những tiêu cực trên. Và đi đầu trong lĩnh vực này của các công ty dược Việt Nam, DHG vẫn là doanh nghiệp đi đầu trong công tác xây dựng thương hiệu với mạng lưới phân phối rộng khắp và quảng cáo rầm rộ. Nó chiếm khoảng 18,78% trên doanh thu năm 2006 so với 35,93% của DHG song công ty có xu hướng tăng chi phí này lên trong năm 2007 cụ thể là 25,05% tương ứng 83,955 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp thì không cao. Chi phí tài chính thì có xu hướng giảm hơn vào năm 2006 chỉ chiếm 0,71% trên doanh thu và tiếp tục giảm trong năm 2007 còn 0,86% trên doanh thu là do công ty đã giảm một phần lớn hầu như hết các khoản vay nợ cả dài hạn lẫn ngắn hạn, còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì không biến động nhiều qua 2 năm chủ yếu là chi phí cho công nhân viên. Công ty đã thực hiện tốt các khoản nợ đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ. Ngoài ra công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế như thuế nhập khẩu, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước 2003 2004 2005 2006 2007 Các khoản phải thu ngắn hạn 83,468 53,906 81,188 56,767 92,960 Hàng tồn kho 110,772 145,439 144,273 130,014 131,143 Các khoản phải thu/doanh thu 29.30% 16.70% 24.10% 10.80% 17.50% Hàng tồn kho/doanh thu 67.40% 66.80% 68.10% 36.00% 42.70% Bên cạnh doanh thu tăng 55,75% thì các khoản phải thu cũng tăng 18,3% trong 2 năm 2005-2006 và chiếm 24,07% năm 2005 giảm xuống 10,8% năm 2006 và có tăng trở lại 17,54% trên doanh thu theo ước tính năm 2007. Trong đó các khoản phải thu bao gồm phải thu từ khách hàng chiếm 51,88% trên doanh số tương ứng 42,123 tỷ trên 81,187 tỷ đồng năm 2005 và 87,78% tương ứng 49,833 tỷ trên 56,766 tỷ đồng năm 2006, trả trước cho người bán 33,880 tỷ năm 2005 và được công ty cắt giảm còn 6,259 tỷ năm 2006. Mà nguyên nhân là do công ty có lượng khách hàng rất đông là các bệnh viện trung tâm y tế sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên để khuyến khích việc mua hàng công ty cho khách hàng gối đầu nên nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu. Các khoản phải thu của Dược Hậu Giang đến 19,19% doanh thu năm 2006 cao hơn IMP trong khi đó khoản phải thu năm 2005 của IMP lại cao hơn nhiều so với DHG và tính đến quí III/2007 con số này lại càng tăng cao hơn chiếm 28,54% doanh thu nhưng hy vọng cuối năm con số này sẽ giảm. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng khoảng 56,7%. Trong đó phải thu khách hàng chiếm 81,7% năm 2005 và 92,57% năm 2006 tương ứng 67,547 tỷ đồng trên 79,039 tỷ đồng năm 2005 và 154,257 tỷ trên 166,639 tỷ đồng năm 2006. Tuy nhiên điều đáng lo lắng ở công ty là lượng hàng tồn kho quá cao chiếm 42,77% trên doanh thu năm 2005 và giảm đáng kể trong năm 2006 và giữ ổn đinh đến năm 2007 chiếm khoản 24,7% trên doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho của DHG là 2,94 lần trong 2005 và 3,43 lần trong 2006 còn IMP là 2,34 lần trong 2005 và 4,04 lần trong 2006. Hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu chiếm khoản 43,8% năm 2005 và 57,76% năm 2006. Do giá trị nguyên vật liệu cao nên giá trị hàng tồn kho cao, tuy nhiên công ty nên tìm cách hạn chế lượng hàng này vì nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty. Theo phân tích trên, khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai còn nhiều triển vọng. Một lần nữa để chứng minh khả năng sinh lợi của công ty đảm bảo dòng lợi nhuận thu về trong tương lai, chúng ta đi vào tìm hiểu sự tạo ra tiền mặt của công ty như thế nào. Phân Tích Các Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN  2005 2006 2007 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn 2.03 3.72 3.38 Hệ số thanh toán nhanh 1.01 1.87 2.01 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số nợ/tổng tài sản 0.46 0.23 0.26 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 0.87 0.3 0.36 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 2.349 4.049 4.049 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1.07 1.72 1.43 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 7.79% 7.95% 10.13% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu 15.98% 18.16% 19.65% Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 8.41% 13.88% 14.47% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 8.87% 8.43% 10.13% Khả năng chuyển đổi từ tài sản sang tiền mặt của công ty tốt thể hiện qua chỉ số thanh toán hiện hành và nhanh tăng đều qua các năm. Nợ của công ty là nợ ngắn hạn, hang tồn kho trong năm 2007 tăng 6.3 tỷ so với 2006 và chỉ số thanh toán đã giúp công ty giải quyết tốt vấn đề này. Tiền mặt tạo ra đủ để công ty trang trải các khoản nợ và chi phí nguyên vật liệu. Công ty đã thực hiện tốt chính sách bán chịu làm tăng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty tăng nhanh qua các năm thể hiện khả năng tăng lợi nhuận trong các năm tới. Khả năng thanh toán tăng đều qua các năm thể hiện được việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà công ty không phát sinh thua lỗ tốt. Do công ty sử dụng cấu trúc là 80% là vốn cổ phần, 20% nợ; chi phí giá vốn hàng bán của công ty giảm đáng kể so với các công ty cùng ngành (Cụ thể: Năm 2005 – 2006 chi phí giá vốn hàng bán của công ty trên 50% doanh thu, năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán giảm xuống còn 40% doanh thu). Nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán hiện tại cho thấy công ty có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho năm 2007 tăng khoảng 6.3 tỷ (tăng khoảng 4,87%) so với 2006, vì vậy để thấy được rõ hơn khả năng thanh toán của công ty ta phải xem xét khả năng thanh toán nhanh của công ty. Chỉ tiêu khả năng thanh toán trong 3 năm của công ty tăng đều nên công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ của công ty hàng năm. Nợ trên vốn cổ phần và nợ trên vốn chủ sỡ hữu giảm đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007 do công ty vừa thực hiện chiến lược tái cấu vốn với chiến lược giảm nợ (đặc biệt là nợ dài hạn của công ty rất ít, công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn). Vòng quay hàng tốn kho của công ty tăng mạnh vào năm 2006-2007 thể hiện công ty đã áp dụng tốt chính sách bán chịu, gia tăng vòng quay hàng tồn kho để làm tăng doanh thu của công ty. Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, có liên quan đến sức khoẻ của con người vì vậy các công ty dược phải điều chỉnh vòng quay hàng tồn kho của công ty cho phù hợp với sản phẩm nhằm làm gia tăng vị thế và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty. Doanh thu thuần trên tổng tài sản tăng năm 2006 (1.72) xuống còn (1.43) vào năm 2007 thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt. Trong năm 2007 công ty gia tăng thêm 15 tỷ đồng cho việc mua sắm tài sản cố định, vì vậy trong những năm tiếp theo công ty sẽ có khả năng gia tăng lợi nhuận tốt. Phân Tích Dòng Tiền Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Nguyễn Thúy Quỳnh TCDN15 Báo cáo dòng tiền Dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007, thuyết minh báo cáo tài chính để lập bảng báo cáo dòng tiền của công ty theo phương pháp gián tiếp 2006 2007E Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng 42,278 53,699 Điều chỉnh cho các khoản 10,001 16,488 Khấu hao tài sản cố định 6,188 10,184 Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 1,430 5,326 Chi phí lãi vay 2,383 978 Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 52,279 70,187 Các khoản phải thu ngắn hạn 24,421 (36,193) Hàng tồn kho 14,259 (1,129) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 394 (0.01) Tiền lãi vay đã trả (2,383) (978) Tài sản ngắn hạn khác tăng (2,071) (2,589) Thuế thu nhập đã nộp (5,872) (4,838) Phải trả người bán giảm (14,021) 30,663 Các khoản nợ ngắn hạn khác phải trả giảm 9,639 (8,581) Lợi nhuận khác từ hoạt động kinh doanh 2,808 210 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 79,453 46,752 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (15,732) (14,674) Các tài sản dài hạn khác (5,759) 962 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (21,491) (13,712) Dòng tiền hoạt động tài chính Thặng dư vốn cổ phần và nhận vốn góp 51,218 8,387 Tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được (73,607) 5,245 Các quỹ và nguồn kinh phí 8,489 (20,317) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (33,414) (3,425) Lưu chuyển dòng tiền hoạt động tài chính (47,314) (10,109) Gia tăng ròng trong tiền mặt 10,648 22,930 Tiền và tương đương tiền đầu năm 55,922 66,570 Tiền và tương đương tiền cuối năm 66,570 89,500 Khả năng tài chính của công ty khá tốt. Lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm. Trong năm 2007 lợi nhuận ròng tăng 27% so với 2006. Trong năm doanh nghiệp đã vay một khoản tiền lưu và thanh toán trong cuối năm khoảng 50 tỷ đồng. Tiền mặt công ty giảm so với 2005 vì công ty đang tái cấu trúc lại nguồn vốn. Dùng tiền mặt thanh toán nơ, cổ tức, mua tài sản cố định,… làm tăng tiềm năng của công ty trong tương lai. Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải trả giảm, đồng thời vòng quay của hang tồn kho vào 2007 lại không thay đổi so với 2006. Điều này thể hiện công ty đang có những bước chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai. Công ty có ít khoảng nợ ngắn hạn, chủ yếu là nợ dài hạn làm tăng rủi ro tính thanh khoản của công ty. Nhưng hệ số thanh toán nhanh tốt nên rủi ro sẽ được giảm thiểu. Trong năm 2007 công ty sẽ phát hành thêm khoảng 8,4 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức. Dòng tiền dung để chi tiêu vốn của công ty trong 2006-2007 của công ty khá lớn và hiệu quả làm cho lợi nhuận ròng tăng đáng kể. Các khoản phải thu tăng nhiều hơn so với các khoản phải trả trong năm 2007 làm cho tiền mặt trên hai khoảng này giảm đi khoảng 6 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng đủ bù đắp cho sự sụt giảm của dòng tiền đầu tư và tài chính làm gia tăng ròng trong tiền mặt tăng lên . Trong bảng cáo bạch 2007 công ty dự kiến tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ qua 3 đợt phát hành làm tăng dòng tiền tài trợ bằng vốn cổ phần để thực hiện các dự án trong tương lai. Khả năng trang trải tiền mặt của công ty mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài khá tốt. Chỉ số tái đầu tư tiền mặt của công ty tăng mạnh trong năm 2006 và đến 2007 giảm xuống còn 4.86%. Để khắc phục tình hình này trong năm 2008 công ty dự kiến phát hành thêm 2 đợt còn lại. Công ty có kế hoạch mở rộng sản xuất và đầu tư vào các dự án lớn. Vì vậy công ty sẽ phải đảm bảo nguồn tiền mặt để trang trải các chi phí, đồng thời trong tương lai dòng tiền mặt của công ty sẽ gia tăng khi các dự án đưa vào hoạt động hiệu quả Dòng tiền để đáp ứng cho việc chi tiêu vốn của công ty khá tốt. Trong 2 năm 2006 – 2007 công ty đã mở rộng sản xuất, mua mới một số tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xất. Trong năm 2006 công ty đã tăng khả năng trả nợ lên, làm cho các khoản nợ dài hạn giảm đi đáng kể, và đến năm 2007 nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Dòng tiền mặt tạo ra qua các năm tăng lên cho thấy khả năng tài chính ty khá của công tốt. Các chỉ tiêu của bảng lưu chuyển tiền tề được ta tổng hợp trong bảng sau đây: Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận ròng 30,478 24,135 42,278 53,699 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 3239 -14684 79453 46751 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -5794 -6589 -21491 -13711 Lưu chuyển dòng tền hoạt động tài chính 2305 72179 -47314 -10109 Gia tăng ròng trong tiền mặt -250 50906 10648 22930 Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp năm 2007 tăng 27% so với năm 2006 và tăng hơn gấp 2 lần năm 2005 nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm đáng kể (giảm 41%) so với năm 2006 chỉ còn 46.7 tỷ, mức độ đầu tư trong năm 2007 thấp hơn so với 2006 nên dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm khoảng 36,2%; trong năm 2006 công ty tái cơ cấu vốn bằng cách thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn lên đến khoảng 73 tỷ do đó chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong năm 2007 giảm đi đáng kể tư 2,4 tỷ xuống gần 1 ty ( giảm 59%), nhưng bên cạnh đó chi phí tài chính của công ty tăng lên từ 3,8 tỷ lên 4,6 tỷ (tăng khoảng 22%). Nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp đã vay một khoản tiền lưu và thanh toán trong cuối năm khoảng 50 tỷ đồng. Chi trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sỡ hữu tăng lên làm cho dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty giảm. Từ những tác động trên làm cho tiền mặt ròng trong công ty tăng lên khoảng 19% (2006 so với 2005) và tăng 34,36% (2007 so với 2006). Qua biểu đồ trên ta thấy tiền mặt 2005 đang rất cao, tại sao đến 2006 lại giảm và được khôi phục vào năm 2007? Điều này không phải thể hiện sự suy yếu của công ty mà nói lên công ty đang trong giai đoạn tái cấu trúc lai công ty. Dùng tiền mặt trả các khoản nợ lớn, mua săm tài sản cố định, chi trả cổ tức và lương thưởng và làm tăng lên tiềm năng của công ty trong tương lai. Để thể hiện rõ được dòng tiền lưu chuyển như thế nào trong doanh nghiệp thì ta phân tích chi tiết các khoản mục cụ thể: Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Vòng quay các khoản phải thu 3.41 5.99 4.15 9.26 5.7 Vòng quay hàng tồn kho 2.58 2.22 2.35 4.05 4.05 Vòng quay các khoản phải trả 3.67 6.26 7.51 17 8.61 Các khoản phải thu tăng 36.2 tỷ so với năm 2006 làm giảm đáng kể lượng tiền mặt của doanh nghiệp, một phần là do doanh nghiệp đã gia tăng chính sách bán chịu trong năm 2007 lên, mặc dù vậy vòng quay hàng tồn kho vẫn không thay đổi so với năm 2006 là 4,05, cho thấy chính sách bán chịu của doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao. Nhưng chưa hẳn doanh nghiệp có chính sách bán chịu không hiệu quả mà doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai như gia tăng các khoản dự phòng để phòng ngừa việc tăng giá nguyên vật liệu trong tương lai (do nguyên vật liệu của doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài) làm cho tăng lượng hàng tồn kho, đồng thời cũng làm tăng các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên gấp 2 lần so với 2006 là khoảng 30 tỷ. Như ta đã biết thì nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong quá trình điều động dòng tiền để tạo ra khả năng thanh khoản tốt. Với sự gia tăng của các khoản phải thu và phải trả như vậy thì có thể làm gia tăng rủi ro tính thanh khoản của công ty nếu công ty không linh hoạt trong quá trình điều động nguồn tiền. Các khoản phải trả đến hạn mà doanh nghiệp không nhận được các khoản phải thu từ khách hàng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu không có các khoản dự phòng trước. Nhưng mặc khác hệ số thanh toán nhanh của công ty rất tốt và tăng đểu qua các năm, đến năm 2007 là 2,01 sẽ giúp công ty tránh được rủi ro tính thanh khoản trên. Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 hệ số thanh toán hiện hành 1.44 1.97 3.73 3.38 Hệ số thanh toán nhanh 0.45 0.98 1.88 2.01 Thay đổi tài sản cố định qua các năm 22.29% 8.11% 20.77% 16.04% Thay đổi tiền mặt -4.75% 1014.87% 19.04% 34.45% Trong năm 2007 công ty phát hành thêm khoảng 8,4 tỷ để chi trả cổ tức cho năm 2006. 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 30,622 44,016 115,650 84,000 92,388 Tốc độ tăng trưởng của ngành dược bình quân 15% và để đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty phù hợp với phát triển chung của ngành trong năm thì doanh nghiệp đã chi tiến mặt để mua sắm thêm tài sản cố định (tăng 14,6 tỷ so với 2006) làm dòng tiền đầu tư của doanh nghệp âm, ta thấy tốc độ tăng trưởng tài sản cố định qua 2 năm 2006 và 2007 khoảng 20%, 16%. Sự tăng trưởng đó đã tạo ra khoảng lợi nhuận ròng đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007. Nguyên giá 57,285 70,051 75,735 91,467 106,141 Giá trị hao mòn luỹ kế -39,235 -48,225 -54,210 -60,398 -70582 Khoản khấu hao trong năm 2007 tăng lên đáng kể gần 10 tỷ, trong khi đó giá trị tài sản cố định còn lại trong năm 2007 chỉ còn 35.5 tỷ. Imexpharm đã chi ra các khoản tiền như trả lương cho công nhân viên và các khoản phải trả khoảng 8 tỷ, dùng tiền mặt để nộp thuế cho Nhà nước khoảng 4 tỷ và chi tiêu cho các tài sản ngắn hạn khác khoảng 2 tỷ. Từ đó làm cho tiền mặt của công ty giảm đi 14 tỷ. Ngoài ra, các khoản phải thu trong năm 2007 tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải trả nên làm cho tiền mặt giảm đi khoảng 6 tỷ đồng. Trong năm 2007 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính giảm. Sự gia tăng dòng tiền trong hoạt động kinh doanh đã bù đắp được sự chi tiêu tiền mặt cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đồng thời làm gia tăng ròng trong tiền mặt tăng lên từ 10.6 tỷ đồng lên 22.9 tỷ đồng. Lượng tiền mặt cuối năm 2007 là 89,5 tỷ. Tính toán dòng tiền tự do 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận sau thuế 30,478 24,135 42,278 53,699 Cộng trở lại khấu hao 8,990 5,985 6,188 10,184 Trừ biến động tăng của TSLĐ -5,229 1,413 -2,071 -2,589 Cộng trở lại biến động tăng trong nợ NH -1,059 -7,477 9,639 -8,581 Trừ biến động tăng trong nguyên giá TSCĐ -12,766 -5,684 -15,732 -14,674 Cộng trở lại chi phí lãi vay sau thuế 6,506 6,473 1,917 880 Trừ lãi nhận được trong CK sau thuế 443 671 1150 4793 Dòng tiền tự do 27,363 25,517 43,369 43,712 Dòng tiền tự do của công ty dương và tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh sau khi chiết khấu cho các yêu cầu đầu tư và tài trợ thì công ty vẫn duy trì được khả năng sản xuất ở mức hiện hành. So với 2006 thì dòng tiền tự do của công ty tăng rất ít. Tuy nhiên sắp tới công ty có nhiều dự án đầu tư nên đòi hỏi phải gia tăng dòng tiền tài trợ. Liệu với số tiền này có đủ để doanh nghiệp đáp ứng cho các chi tiêu trong năm tới hay không? Chính sách của công ty chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần, ít có chủ trương vay nợ nhiều nên trong bảng cáo bạch năm 2007 công ty đã công bố sẽ phát hành thêm vốn cổ phần làm tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ đồng. Tỷ số đảm bảo tiền mặt Ra Tổng tiền mặt hoạt động 84,484 Chi tiêu vốn 36,090 Hàng tồn kho 14,296 Cổ tức tiền mặt 28,479 Ra 1.071 Tỷ số đảm bảo dòng tiền Ra = 1.071 thể hiện được khả năng trang trải tiền mặt của công ty mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài khá tốt. Chứng tỏ tiền mặt do từ 3 hoạt động của công ty tạo ra trong 3 năm 2005 – 2007 đủ để công ty trang trải các khoản để mua sắm tài sản cố định, hàng tồn kho, và chi trả cổ tức của công ty. 2005 2006 2007 Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh -14,684 79,453 46,752 Cổ tức 9,680 16,800 18,478 Dòng tiền hoạt động trừ cổ tức -24,364 62,653 28,274 Tổng tài sản 314,933 304,669 371,038 Gia tăng trong tài sản cố định -5,684 -15,732 -14,674 Tài sản khác 1,413 -2,071 -2,589 Vốn luân chuyển 141,035 191,376 228,187 Rb -5.39% 13.10% 4.86% Chỉ số tái đầu tư tiền mặt trong năm 2005 là -5.39% chưa tốt. Tuy nhiên trong năm 2006 với lượng tiền mặt tạo ra đã đạt được chỉ số 13,1%. Chỉ số này khá tốt. Và sự sụt giảm tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trong năm 2007 chỉ số này chỉ còn 4,86%, do đó để có thể tài trợ thêm cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trong năm 2008 thì công ty có thể sẽ phát hành thêm một lượng cổ phần. Để đảm bảo ổn định trong doanh thu và lợi nhuận trong năm tới doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư vào lĩnh vực mới với các dự án sau: Dự án đầu tư Vốn đầu tư (tỷ đồng) Đầu tư xây dựng nhà máy Cephalosporin tại KCN Việt Nam- Singapore, Bình Dương 106 Đầu tư vào trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 30 Đầu tư vào hệ thống phân phối sản phẩm 20 Nâng cấp thiết bị hiện đại cho các nhà máy đã có 10 Một vấn đề nan giải: liệu tiền mặt cuối năm 2007 có đủ tài trợ cho các dự án trên hay không và thậm chí còn chi cổ tức và mua nguyên vật liệu… Ta quan sát trong dòng tiền tài chính năm 2006 dòng tiền này giảm 47 tỷ, theo chủ trương mới của doanh nghiệp nhằm phù hợp với thách thức trong ngành, doanh nghiệp tái cấu trúc vốn theo hướng tài trợ bằng vốn cổ phần do đó, số tiền chi trả nợ vay trong năm 2006 lên đến 73.6 tỷ và để đáp ứng một số chi tiêu thường xuyên doanh gnhiệp vay ngắn hạn trong năm có khi lên đến 57 tỷ và thanh toán vào cuối năm. Để tài trợ cho những dự án mới trong năm 2008 doanh nghiệp phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ và dự kiến trong đợi phát hành này thu về 215 tỷ. Một mặt doanh nghiệp tài trợ cho các dự án mới mặt khác doanh nghiệp đảm bảo các khoản chi tiêu tiền mặt mua sắm nguyên vật liệu và có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông. Phân Tích Triển Vọng Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Theo phân tích ngành dược trong những năm qua và triển vọng cho những năm tới thì ngành dược quả thật là một ngành tiềm năng, và liệu rằng IMP có theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành hay không? Dự phóng 2 bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh cho 5 năm tới 2008-2012. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cho các năm dự báo trong khoảng 15-21%. Một điểm thay đổi đáng được các nhà phân tích quan tâm, giá vốn hàng bán của công ty giảm mạnh trong năm 2007. Trong những năm trước GVHB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong doanh thu khoảng 65%. Sự sụt giảm trong GVHB, làm tăng lợi nhuận gộp, tuy nhiên trong năm CPBH, CPQLDN, CPC, tăng tương đối cao 29% trên daonh thu. Tỷ trọng các khoản mục này được thể hiện trên đồ thị trong 2 năm: 2007-2008 Trong năm IMP đi vay nóng một khoản khoảng 50 tỷ, với lãi suất tăng lên 9%/năm Mức thuế suất thuế TNDN 20%/năm Chúng ta sử dụng doanh thu và các chỉ số vòng quay, và một số tỷ lệ thích hợp để dự báo cho các khoản mục trên bảng CĐKT. Tác động của chính sách bán chịu ảnh hưởng đến các khoản phải thu, hàng tồn kho. Một nguồn vốn quan trọng đó là các khoản lương công nhân viên, các khoản trả trước được công ty tận dụng triệt để. Năm 2008 công ty tiếp tục 2 đợt phát hành còn lại và dự kiến thu về khoảng 215 tỷ đồng (tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ). Tổng tài trợ cho các dự án khoảng 156 tỷ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ năm 2012 dự báo khoảng 8% và con số này được sử dụng trong mô hình định giá doanh nghiệp lợi nhuận giữ lại. Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối trong năm là kết quả từ lợi giữ lại trong năm cộng với lợi nhuận năm trước đã phân phối. IMP chủ yếu tài trợ cho các dự án mới bằng vốn cổ phần do đó chúng ta giả định nợ dài hạn không tăng thêm qua các năm. Sự cân nhắc giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh nằm làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính có nhiều mô hình định giá, trong bài phân tích này chúng ta sử dụng mô hình lợi nhuận giữ lại để định giá doanh nghiệp. Sự tăng trưởng của dòng tiền lợi nhuận giữ lại trong các năm dự báo. TSSl trung bình của IMP qua 2 năm 2006 – 2007 khoảng 18% và đây là suất chiếc khẩu dùng trong mô hình Giả định doanh nghiệp không phát hành cổ phần trong các năm tới Giá cổ phiếu cuối năm 2007 từ mô hình là 181,171 Đồng/cp. Cổ phiếu IMP phù hợp cho các nhà đầu tư trung và dài hạn. Theo phân tích ngành dược trong những năm qua và triển vọng cho những năm tới thì ngành dược quả thật là một ngành tiềm năng, và liệu rằng IMP có theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành hay không? Một vài chỉ số dùng để dự báo bảng báo cáo thu nhập 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 14% 5% 55% 0.87% Tỷ suất lợi nhuận gộp 32% 37% 31% 42% Tỷ lệ CPBH, CPQLDN, CPC 17% 24% 21% 29% Chi phí khấu hao/(TSCĐ năm trước+chi phí khấu hao) 29% 22% 17% 22% Chi tiêu lãi vay/nợ dài hạn năm trước 10% 10% 53% 10% Chi tiêu thuế thu nhập/thu nhập trước thuế 5% 15% 20% 10% Tỷ lệ tăng doanh thu hoạt động tài chính 9% 16% 3% 8% Khoản vay lưu động trong năm của doanh nghiệp (triệu đồng) 50,000 50,000 50,000 51,500 Lãi suất vay 7% 7% 7% 7% IMP có tốc độ tăng trưởng doanh thu thật thất thường, đang ở mức 14% năm 2004 lại giảm xuống còn 5% năm 2005, đột ngột tăng lên 55,57% trong năm 2006, thiết nghĩ đây có thể là một con số ảo của doanh nghiệp nhằm mục đích làm đẹp bảng báo cáo tài chính trước khi lên sàn giao dịch Hose, có thể vì mục đích lợi nhuận riêng của công ty, và sau khi lên sàn doanh nghiệp chỉ tăng trưởng một con số rất khiêm tốn 0,87% trong năm 2007 (ước tính). Nhưng thật sự có thể sự tăng trưởng trong năm 2006 đó là nhờ những dấu hiệu kinh tề vĩ mô tác động với những sự kiện tốt diễn ra vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 như: Đại hội Quốc hội khóa X, Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thống Bush ghé thăm Việt Nam. Chúng ta bắt đầu giả định doanh thu tăng đúng như chiến lược mà công ty công bố trong bảng cáo bạch 2007. Chỉ tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tốc độ tăng trưởng doanh thu 15.1% 21.3% 18.5% 15% 7.5% Trong năm 2008 công ty có 3 dự án mới được kể trên với 3 dự án này và kế hoạch gia tăng trong tài sản cố định dự kiến đạt được mức tăng trưởng doanh thu cho những năm tới (đây là một trong những cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu). Doanh thu tăng 15% năm 2011 và giảm xuống còn 7.5% cho những năm còn lại đến vĩnh viễn. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007E Giá vốn hàng bán/doanh thu 67% 63% 69% 58% Khi phân tích giá vốn hàng bán, đặt biệt trong năm 2007, giá vốn hàng bán chỉ còn 58% so với các năm trước, vì trong năm doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng một số nguyên vật liệu trong nước nhờ đó mà tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu đạt 42% năm 2007. Và để đảm bảo không chủ quan trong dự báo, tỷ suất lợi nhuận gộp những năm tới là bình quân các năm cũ ( năm 2008: 35,62% là bình 4 năm 2004-2007, và bình quân liên tục cho những năm còn lại trong chuổi các năm dự báo). Nhưng để đạt được mức doanh thu trong năm 2007 và tốc độ tăng trưởng doanh thu cho những năm tới: doanh nghiệp triển khai mở rộng mạng lưới phân phối và phải tốn nhiều chi phí để quản lý các mạng lưới này do đó chúng ta thấy chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể trong năm 2007 chiếm 29% trong doanh thu. Trong năm 2007 và trong chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối do đó chi chí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng (chiến lược được công bố trong bảng cáo bạch 2007).Và để giảm sự biến động trong chi phí cho các năm dự báo ta cũng lấy bình quân như tỷ suất lợi nhuận gộp. Mức khấu hao của doanh nghiệp trên nguyên giá tài sản cố định dao động quanh con số 68%, và đây cũng là tỷ lệ khấu hao cho những năm dự báo (bình quân 4 năm). Sự biến động trong GVHB, CPBH, CHQLDN, khấu hao sẽ được điều chỉnh qua các năm trong quá trình dự báo: 2008-2012 Chi phí tài chính dựa trên khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm với lãi suất 10%/năm, để đảm bảo nhu cầu chi tiêu tiền mặt trong năm doanh nghiệp vay một khoản vay lưu động đáng kể trong năm (50 tỷ) và thanh toán cuối năm do đó khoản này không hiện trên bảng CĐKT, với lãi suất khoảng 7%. Và dự kiến khoản này tăng khoảng 5% cho các năm với lãi suất 9%/năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008 trở đi chịu thuế suất 20% vì doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đước xếp loại A do đó ưu tiên mức thuế suất thấp hơn các doanh nghiệp bình thường (28%). Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2003 2004 2005 2006 2007E Vòng quay các khoản phải thu 3.41 5.99 4.15 9.26 5.7 Vòng quay hàng tồn kho 2.58 2.22 2.35 4.05 4.05 Vòng quay các khoản phải trả 3.67 6.26 7.51 16.99 8.61 Vòng quay các chi tiêu phát sinh(Tài sản khác) 19.06 24.49 26.63 25.63 23.95 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chiếm trong tổng tài sản khác 0.58 0.49 0.4 0.49 0.49 Vòng quay các khoản phải trả khác 8.38 9.82 13.28 15 11.62 Tỷ trọng các khoản phải trả khác 0.3 0.39 0.36 0.53 0.4 Tổng tài sản /vốn chủ sở hữu 3.62 2.77 1.89 1.3 1.36 Doanh thu /tổng tài sản 1.23 1.35 1.07 1.72 1.43 Tỷ lệ thanh toán lương cho HĐQT và ban kiểm soát,và tiền ưu đãi khi phát hành thêm 0 0.33 0.72 0.08 0.08 Vòng quay tài sản cố định 4.96 4.61 4.45 5.74 4.99 Khấu hao/Tài sản cố định -0.68 -0.69 -0.72 -0.66 -0.66 Chênh lệch giữa LNròng và Lợi nhuận chưa phân phối 67 7,526 10,066 3,213 Doanh thu về cung cấp dịch vụ và bán hàng là một chỉ tiêu phản ánh rất rõ nét về hoạt động của doanh nghiệp nên chúng ta sử dụng chỉ tiêu này để tính toán và dự phóng cho một số chỉ tiêu sau: Vòng quay các khoản phải thu dao động từ 3-5 qua các năm 2004-2006, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006 lên đến 9,26, đây là kết quả mà doanh nghiệp gia tăng chính sách bán chịu trong năm 2006 làm cải thiện vòng quay hàng tồn kho lên 4.05, và đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu kỷ lục 55,57% trong năm 2006 và ước tính cho cuối năm 2007 giảm còn 5,7 so với năm 2006. Và dự báo vòng quay các khoản phải thu cho những năm tới khoảng 6,3 và vòng quay hàng tồn kho dao động trong khoảng 4-5 cho các năm dự báo 2008-2012. Và để có được lượng hàng tồn kho như vậy doanh nghiệp đã tận dụng mua chịu nguyên vật liệu một số cơ sở chế biến, điển hình vòng quay các khoản phải trả người bán tăng lên đột biến lên 17 trong năm 2006, và giảm xuống còn 8,1 năm 2007. Và dự báo vòng quay các khoản phải trả dao động trong khoảng 10-12 cho các năm 2008-2012. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Vòng quay các khoản phải thu 6.27 6.35 6.89 6.3 6.45 Vòng quay hàng tồn kho 4.25 4.46 4.69 4.92 5.17 Vòng quay các khoản phải trả 9.84 10.74 11.54 10.18 10.58 Vòng quay các khoản phải trả khác 12.43 13.08 13.03 12.54 12.77 Không những thế doanh nghiệp còn chiếm dụng được một khoảng vốn đáng kể từ các khoản như: tiền công người lao động, các khoản trả trước và một số các khoản khác bằng chứng là vòng quay các khoản này tăng đáng kể 13 và 15 trong 2 năm 2005-2006 và giảm còn 11 năm 2007. Dự báo vòng quay các khoản phải trả khác khoảng 12-13 cho các năm còn lại. Để đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm như phân tích trên cùng phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), ta dựa vào doanh thu với vòng quay tài sản cố định qua các năm 2004-2007 để dự báo cho 5 năm tới Chỉ tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Vòng quay tài sản cố định 4.95 5.04 5.18 5.04 5.05 Vòng quay các chi tiêu phát sinh(Tài sản ngắn hạn khác) 25.18 25.35 25.03 24.88 25.11 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chiếm trong tổng tài sản khác 0.47 0.46 0.48 0.48 0.47 Trước năm 2006 vòng quay tài sản cố định của IMP chỉ khoảng 4,5 và tăng lên 5,7 trong năm 2006, có thể nói năm 2006 là năm mà doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công, và chỉ tiêu này ổn định khoảng 5 cho năm 2007 và cho các năm còn lại. Một khoản mục, nằm trong tổng tài sản cũng không kém phần quan trọng các tài sản ngắn hạn và dài hạn khác. Không riêng gì các tài sản cố định tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà các tài sản này cũng góp phần tạo ra lợi nhuận. Dựa trên tỷ trọng trong từng loại tài sản ngắn hạn và dài hạn khác, doanh thu ta dự báo cho các năm 2008-2012. Một điểm quan trọng cần lưu ý, trong tài sản dài hạn khác năm 2008 trở đi có một khoảng rất lớn là 156 tỷ, số tiền này dùng để đầu tư vào các dự án mới trong năm 2008 nêu trên. Theo như phân tích trên nguồn này trích từ thặng dư vốn cổ phần trong đợt phát hánh sắp tới làm tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ, bổ sung thêm 2,2 triệu cổ phiếu với giá phát hành khoảng 95,000đ, số tiền thu về khoảng 286 tỷ trong đó: (có khoảng 71 tỷ thặng dư vốn khi phát hành đợt 1 và 215 tỷ trong 2 đợt còn lại trong năm 2008, thông tin trên bảng cáo bạch năm 2007). Cũng nhờ những dự án này mà giúp doanh thu IMP tăng trưởng mạnh 21,31% năm 2009 và 18,5% năm 2010, giảm xuống còn 15% năm 2011 và tăng trưởng bền vững từ năm 2012 là 8%, tỷ lệ này tương đương lãi suất phi rủi ro của trái phiếu chính phủ. Theo phân tích ngành thì mức tăng trưởng trên 15% cho các năm 2008-2011, là một con số khả thi đối với công ty, trong phần phân tích công ty chúng ta cũng đã thấy được tiềm năng của công ty. Để phù hợp với thực tế hơn, chúng ta điều chỉnh lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp bằng cách lấy lợi nhuận ròng chi trả các khoảng tiền thưởng cho công nhân viên, trả lương cho ban kiểm soát, hội đồng quản trị qua các năm dự báo. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tỷ lệ chi trả tiền thưởng cho CNV, lương HĐQT, BKS 1.22% 1.28% 1.34% 1.41% 1.48% 1.55% Trong năm 2007 khoảng trích từ lơị nhuận ròng ra 5.5% để chi trả cảc khoảng trả lương CNV, HĐQT, BKS và trong đó khoảng 3,3% cho quỹ đầu tư phát triển và quỹ này với quỹ dự phòng tài chính không thay đổi theo thời gian. Tiền mặt thu về từ lợi nhuận ròng và thặng dư vốn ngoài việc tài trợ cho các dự án mới, số tiền mặt còn lại dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông để đảm bảo chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 20% 25% 25% 25% 15% Chi trả cổ tức 18477 23000 28750 28750 28750 17250 Các khoản mục về vay nợ ngắn hạn và dài hạn giả sử không thay đổi qua các năm dự báo, điều này không phải ngẩu nhiên mà doanh nghiệp vốn đang hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều nghiên cứu, tài sản thật sự tạo ra lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp là một phần tài sản vô hình đó là những phát minh mới, và đó cũng luôn là một rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp vì thế với rủi ro kinh doanh cao thì doanh nghiệp giảm rủi ro tài chính xuống nhằm làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, tài trợ đa phần là vốn cổ phần. Đây là nhận định hợp lý của ban quản trị doanh nghiệp. Lĩnh vực dược cũng tương tự như trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như phần mềm của các tập đoàn công nghệ thông tin điển hình như Microsoft. Và các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng tương tư như DHG và DMC chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần Với kết quả dự báo những chỉ tiêu trên ta được 3 bảng CĐKT, KQKD, LCTT qua các năm và từ đó chúng ta định giá doanh nghiệp theo mô hình thu nhập còn lại: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Suất chiết khấu 18% 18% 18% 18% 18% 18% Hệ số chiết khấu 1 0.85 0.72 0.61 0.52 0.44 Lợi nhuận giử lại 34,569 28,867 38,521 50,257 59,805 85,730 Hiện giá lợi nhuận giử lại 34,569 24,463 27,665 30,588 30,847 Hiện giá lợi nhuận giử lại tích lũy 34,569 59,032 86,698 117,286 148,133 Giá trị còn lại thu nhập cuối cùng 1,662,112 Giá trị sổ sách của vốn cổ phần đầu kỳ 273,217 Giá trị vốn cổ phần 2,083,462 Số lượng cổ phần đang lưu hành 11.5 Giá cổ phiếu (đồng) 181,171 Bảng dự báo lợi nhuận giữ lại qua các năm Năm 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F LNGL 30,158 28,867 38,521 50,257 59,805 85,730 Từ lợi nhuận ròng (LNR) hằng năm, điều chỉnh chi trả tiền thưởng cho công nhân viên, tiền lương hội đồng quản trị, ban kiểm soát theo một tỷ lệ hằng năm (a) (phụ lục KQKD) và chi trả cổ tức cho các cổ đông ta được lợi nhuận giữ lại (LNGL) qua các năm: LNGL = LNR * (1- a - tỷ lệ cổ tức) Giá trị thu nhập còn lại (GTTNCL) tính từ năm 2012 và chiếc khấu về năm 2007: GTTNCL = 85,730/((18% - 8%)*(1+18)^4) = 1,662,112 (triệu đồng). TSSL ROE của doanh nghiệp trong các năm trước 2006 thì khá cao nhưng khi lên sàn lợi nhuận ròng trong 2 năm 2006-2007 khoảng 18-19%, chúng ta lấy suất chiết khấu 18% năm vừa đáp ứng được kỳ vọng của các cổ đông, đồng thời trong giai đoạn tăng trưởng như hiện nay một quy luật tất yếu tăng trưởng luôn đi kèm với lạm phát, con số 18% đủ để bù đắp sự gia tăng trong lạm phát của nền kinh tế. Giả sử công ty không phát hành thêm trong những năm còn lại, với số lượng cổ phiếu tính đến đầu năm 2008 là 11,5 triệu cổ phiếu. Theo mô hình lợi nhuận giữ lại được sử dụng để định giá doanh nghiệp và tìm được giá trị mỗi cổ phần: P = 181,171 Đồng/cổ phần. Sau đây là giá giao dịch trong vòng 6 ngày giữa tháng 1 năm 2008. Theo kết quả giao dịch của khoảng 1 tháng gần đây nhất thì giá cổ phiếu của IMP dao động trong khoảng 180 đến 210 ngàn đồng. Ngày 16/1/08 17/1/08 18/1/08 21/1/08 22/1/08 23/1/08 Giá CK 191 189 188 188 184 184 Quan sát giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường trong 5 phiên gần đây nhất, cổ phiếu IMP đang trên đà giảm giá mạnh, và thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh, các nhà đầu tư giường như không còn mặn mà gì về chứng khoán trong 1 tháng gần đây. Mặc dù giá IMP theo mô hình lợi nhuận giử lại là:181,000Đ/cp, không chênh lệch nhiều so với giá trên thị trường, các phiên giao dịch gần đây nhất giá thị trường của IMPđang giảm, xu hướng thị trường vẫn thắng thế các nhà đầu tư riêng lẽ, và đặc biệt là các nhà đầu tư trong ngắn hạn. Mặc dù vậy cổ phiếu IMP theo nhóm đánh giá trong trung và dài hạn tương đối tốt. Phù hợp với những nhà đầu tư trung và dài hạn. PHÂN TÍCH SWOT Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Điểm Mạnh Là 1 trong 5 DN dựơc có doanh thu lớn nhất Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm. Một số thuận lợi của công ty Theo số liệu thống kê năm 2005, 05 doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước có doanh thu về sản xuất thuốc cao nhất là: Dược Hậu Giang (373 tỷ), Công ty Sanophi Aventis VN (340,7 tỷ), Công ty cổ phần Hoá Dược phẩm Mekophar (332 tỷ), Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (301 tỷ), Công ty cổ phần XNK y tế Domesco (259 tỷ). Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là một trong những công ty sản xuất dược hàng đầu của Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ sản xuất đến tồn trữ. Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm. Bên cạnh đó, công ty còn có những nhân tố thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu. Công ty có quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khách hàng tín nhiệm ở hầu hết các thị trường. Thị trường tương đối ổn định. Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất sản xuất đầy đủ và được trang bị khá hiện đại. Hệ thống quản lý chất lượng GMP ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty. Thương hiệu Imexpharm được đánh giá cao, giới điều trị tại bệnh viện tín nhiệm sản phẩm của Imexpharm. Thị trường còn nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm dược của Công ty. Tiềm năng phát triển các sản phẩm mới còn rất cao. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm Điểm yếu Rủi ro pháp luật Rủi ro về kinh tế Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro nhân lực, năng lực quản lý Rủi ro khác Là DNNN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Imexpharm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ dược vì người dân càng chăm lo sức khoẻ hơn khi kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhu cầu chăm lo sức khoẻ và vì thế tăng nhu cầu đối với các loại dược phẩm nói chung và của Imexpharm nói riêng. Ngược lại cũng sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng. Giá cả của nguyên liệu nhập kho của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá, điều này đòi hỏi Công ty phải có sự linh hoạt trong lựa chọn thời điểm nhập và tồn trữ nguyên liệu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến động tỷ giá. Công ty hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của Công ty. Lực lượng lao động được đào tạo hiện nay được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là trong ngành dược. Do đó, rủi ro về thiếu hụt nhân lực luôn thường trực nếu không có chính sách nhân sự và chính sách thu hút nhân tài hợp lý. Tuy vậy, Công ty luôn chuẩn bị sẵn sàng để giảm thiểu rủi ro này bằng cách chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý. Đặc điểm của nguồn nhân lực này là ít biến động. Do đó rủi ro về thất thoát nguồn nhân lực quản lý cấp cao là thấp. Do đặc thù của ngành dược, việc hạch toán chi phí bán hàng làm ảnh hưởng khoản mục Hàng tồn kho và Lợi nhuận tại từng thời điểm quyết toán. Khi sản phẩm được tiêu thụ và tính doanh thu thì giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng do cùng thuộc về Giá vốn hàng bán nên kết quả lợi nhuận (bằng Doanh thu trừ Giá vốn hàng bán) không bị ảnh hưởng. Khi sản phẩm chưa được tiêu thụ mà vẫn nằm trong khoản mục Hàng tồn kho, chi phí bán hàng do được hạch toán vào giá thành sản phẩm như đã giải thích phần trên nên đáng ra thuộc về Giá vốn hàng bán thì lại làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng. Công ty Cổ phần Imexpharm có những khoản nợ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gối đầu từ các kỳ báo cáo tài chính trước. Tuy nhiên, Imexpharm luôn thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định hiện hành, Công ty không có nợ thuế quá hạn. Ngoài ra còn có các rủi ro như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn .v.v... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Cơ hội Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%. Thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP. Hiện tại, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%, vài năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có nhiều nỗ lực để giành thị phần. Mỗi năm lại có thêm một số công ty, xí nghiệp xây mới, đến nay cả nước có khoảng 100 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 49% nhu cầu tính theo giá trị, còn lại nhập khẩu là trên 50%. Theo số liệu của Vụ điều trị-Bộ Y tế, trong năm 2005 chi tiêu tiền thuốc của người dân đạt khoảng 630 triệu USD/năm. Như vậy, với mức tiêu thụ 10-12 USD/người/năm vào năm 2010 thì kích thước thị trường sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Có thể nhận định rằng thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành dược trong nước cũng phải đối diện với những thách thức khó khăn khi Việt nam gia nhập WTO là: ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém nên dễ dẫn tới mất thị phần và thị trường, nhiều doanh nghiệp được tiên đoán có thể bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Thách thức Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá Nguồn vốn đáp ứng bị hạn chế từ phía Ngân hàng. Thiếu nguồn nhân lực Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung vì bị tác động bởi những biến động về giá dầu hoả, dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm đang xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực, tình hình khủng bố, an ninh về chính trị xảy ra trên thế giới và hệ quả là nhiều quốc gia gia tăng việc dự trữ nguyên liệu dược với mục đích dự phòng cho những biến cố phát sinh. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường (generic). Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới .v.v… còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng. Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPTTC - Cong Ty Co Phan Duoc Pham Imexpharm.doc
Tài liệu liên quan