Tài liệu Đề tài Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003: Đặt vấn đề
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy, Chính phủ các nước NICs Châu á, sau gần một thập kỷ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra được những mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỷ 60 đã có sự chuyển hướng chiến lược. Với khoảng thời gian 25 - 30 năm họ đã đưa đất nước trở thành “ Những con rồng Châu á”.
Đối với Việt Nam, một đất nước với xuất phát điểm có vị thế thấp trên trường quốc tế, trải qua và gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh, nhưng với tất cả những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã từng bước đi lên, phù hợp với tình hình thực tế khách quan trong nước và nước ngoài, đặc biệt những năm gần đây, GDP tăng bình quân hàng năm từ 7% - 8% và các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là chúng ta đã có những bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ t...
78 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy, Chính phủ các nước NICs Châu á, sau gần một thập kỷ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra được những mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỷ 60 đã có sự chuyển hướng chiến lược. Với khoảng thời gian 25 - 30 năm họ đã đưa đất nước trở thành “ Những con rồng Châu á”.
Đối với Việt Nam, một đất nước với xuất phát điểm có vị thế thấp trên trường quốc tế, trải qua và gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh, nhưng với tất cả những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã từng bước đi lên, phù hợp với tình hình thực tế khách quan trong nước và nước ngoài, đặc biệt những năm gần đây, GDP tăng bình quân hàng năm từ 7% - 8% và các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là chúng ta đã có những bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn rất nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là cần có sự lựa chọn thích hợp cho đường lối phát triển của mình, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Có rất nhiều hoạt động tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó có đầu tư, đây là yếu tố có tính chất quyết định, không thể thiếu trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các cấp độ, cơ sở khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới tiềm lực kinh tế, tiềm lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội…
Trong các hoạt động đầu tư có đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, đó là một công cụ tài chính của Nhà nước, góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của một quốc gia, tạo tiền đề cho quốc gia phát triển bền vững. Đứng trước tầm quan trọng đó thì việc nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là một việc làm rất có ý nghĩa. Hiểu được các chính sách tài khoá của Chính phủ hoạt động như thế nào sẽ phần nào giúp người làm kinh tế có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động quản lý kinh tế hơn và có thể nắm bắt được các quy luật vận động của nền kinh tế.
Với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS: CAO XUÂN HòA, giảng viên: HoàNG BíCH PHƯƠNG, cùng các thầy cô trong khoa Toán kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân, em đã lựa chọn đề tài:
Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003
Nội dung luận văn tốt nghiệp này gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về nguồn vốn đầu tư
Chương II: Thực trạng tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2003
Chương III: Mô hình phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1991 - 2003
Kèm theo bảng số liệu, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo.
Do sự hiểu biết còn hạn chế, cùng với những khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu, nên chắc hẳn báo cáo này còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS: CAO XUÂN HOà, giảng viên: HOàNG BíCH PHƯƠNG, Khoa Toán kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS: Nguyễn Ngọc Tuyến, cùng các cán bộ của Vụ chính sách thuế - Bộ tài chính, đã luôn luôn giúp đỡ em, không chỉ về mặt nguồn số liệu mà còn cả những kiến thức khác trong quá trình hoàn thành bản báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Tổng quan về nguồn vốn đầu tư
I. Các khái niệm cơ bản
1. Khái niệm về đầu tư:
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp thì đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Các kết quả thu được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá chuyên môn, khoa học, kỹ thuật…) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả đạt được từ sự hy sinh các nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn đầu tư mà còn đối với cả toàn bộ nền kinh tế.
2. Phân loại đầu tư:
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư sau đây:
a. Đầu tư tài chính (Đầu tư tài sản tài chính):
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này), mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng là một loại đầu tư tài chính nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở sòng bạc để phục vụ nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận về cho công ty thì đây lại là đầu tư phát triển nếu được Nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt động do Nhà nước quy định để không gây ra các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
b. Đầu tư thương mại:
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn, nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu Ngân sách, tăng tích lũy vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. (Chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất, nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hóa một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lý lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi phí cho người tiêu dùng).
c. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động:
Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên, gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này, nhằm duy trì tiềm lực mới cho nền kinh tế, xã hội. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển.
Trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn.
3. Đầu tư của Chính phủ từ Ngân sách Nhà nước:
Đây chính là nguồn chi của Ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của Ngân sách Nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc Nhà nước quản lý…). Đi cùng với sự mở rộng quy mô Ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể, tăng từ mức 2.3% GDP năm 1991 lên 6.1% GDP năm 1996.
II. Các nguồn huy động vốn đầu tư:
Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là thời gian hoạt động kéo dài và bị hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu ngày càng tăng về tài sản, cho nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp cho sự hao mòn tài sản ấy và tăng thêm khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư, thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm của Chính phủ, dân cư và doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng được huy động từ các khoản viện trợ, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, nguồn hình thành vốn đầu tư bao gồm:
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước:
a. Nguồn vốn Nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
- Đối với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chi của Ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của Ngân sách Nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc nhà nước quản lý…). Thu của Ngân sách chủ yếu là thuế và một phần là các khoản lệ phí. Ở Việt Nam hiện nay có 10 loại thuế, đó là: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Năm 1995 các khoản thu từ thuế chiếm 90% tổng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Đi cùng với sự mở rộng quy mô Ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể, tăng từ mức 2.3% GDP năm 1991 lên 6.1% GDP năm 1996.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Chính phủ.
Giai đoạn 1991 – 1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới chỉ chiếm 5.6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 1996 – 1999 đã chiếm 14.5% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đã đạt đến 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát Ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tính đến thời điểm năm 2001 thì nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư vào ngành công nghiệp trên 60% tổng vốn đầu tư (gần 55% số dự án) đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn. Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 0h ngày 1 tháng 1 năm 2000, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước là 173.857 tỷ đồng. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Trong giai đoạn 1991 – 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp Nhà nước là 11.7% gấp 1.5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ năm 1998 đến năm 2001 thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Nhà nước chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, nộp Ngân sách chiếm 40% tổng thu của Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho trên 1.9% triệu người. Một số sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước có đóng góp chủ yếu vào cân đối hàng hóa của nền kinh tế như: Xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông…
Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
b. Tiết kiệm của các công ty (Sc):
Được xác định trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hàng hoá hoặc các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Tổng doanh thu ký hiệu là: TR
- Tổng chi phí (TC) bao gồm các khoản: Trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi
nhuận của công ty trước thuế:
TR - TC = Pr trước thuế
Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợi nhuận của công ty sau thuế
Pr trước thuế - Tde = Pr sau thuế
Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia cho các cổ đông:
Pr sau thuế - Pr cổ đông = Pr để lại công ty (Pr không chia)
Lợi nhuận để lại công ty (hay còn gọi là Pr không chia) chính là tiết kiệm của công ty. Nhưng vốn đầu tư của công ty còn sử dụng cả quỹ khấu hao:
Ic = Dp + Pr không chia
Với: Ic : Là vốn đầu tư của công ty
Dp: Là quỹ khấu hao
c. Tiết kiệm của dân cư ( Sh):
Nó phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (DI) và các khoản thu nhập khác.
DI = NI - Td + Sn
Trong đó:
DI: Thu nhập có thể sử dụng
NI: Thu nhập quốc dân sản xuất
Td: Thuế thu nhập, gồm cả thuế thu nhập của công ty và thuế thu nhập của dân cư (Td = Tde + Tdh)
Sn: Các khoản trợ cấp của Chính Phủ.
Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như được viện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng vé số… Các khoản chi tiêu của hộ gia đình bao gồm:
- Các khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ:
+ Chi mua hàng hóa đó là chi về lương thực, thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại
+ Chi cho hoạt động dịch vụ: Chi tiêu cho du lịch, đi xem các hoạt động văn nghệ, thể thao
- Chi trả lãi suất các khoản tiền vay:
Mối quan hệ giữa các khoản thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình có thể được mô tả qua hàm chi tiêu có dạng như sau:
C = a + b.DI
Với:
a: Là khoản chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập b: Là độ dốc của hàm chi tiêu và là khoản chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập (b = = MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên).
C
S1
O
A1
a
D1 D0 D2 DI
c = a + b . DI
- Tại D1: Mức thu nhập có thể sử dụng nhỏ hơn mức chi tiêu (DI <C), tại đó để có đủ tiền chi tiêu thì dân cư phải sử dụng các khoản thu nhập khác.
- Tại D0: Mức thu nhập có thể sử dụng vừa bằng mức chi tiêu (DI =C); Điểm 0 được gọi là điểm vừa đủ.
- Tại D2: Mức thu nhập có thể sử dụng lớn hơn mức chi tiêu (DI >C), tại đây thì dân cư có tiết kiệm.
Như vậy, qua sơ đồ có thể thấy rằng: Khi thu nhập gia tăng, tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng dần, có nghĩa là trong một nước, những gia đình có thu nhập cao hơn sẽ có tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư cao hơn và những nước giàu thì có tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư là cao hơn so với những nước có thu nhập thấp. Cũng có thể chứng minh điều này qua xu thế tiêu dùng trung bình (APC) và xu thế tiết kiệm trung bình (APS):
APC = + b
Với:
a, b là các hằng số (a>0) thì:
Khi DI tăng -> (a/DI) giảm ->APC giảm ->APS tăng
Vậy: Khi thu nhập tăng lên, sẽ làm cho xu hướng tiết kiệm trung bình tăng theo.
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài :
a. Viện trợ phát triển chính thức (ODA):
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall các nước Châu Âu thành lập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Ngày nay, tổ chức này bao gồm 30 nước và không chỉ có các nước Châu âu, tham gia tổ chức này còn có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
ODA được coi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Ngày nay, nguồn ODA không chỉ từ các nước DAC, mặc dù các nước này vẫn chiếm đại bộ phận (85%), ngoài ra còn từ Nga và các nước Đông âu (10%) và các nước Ả Rập có dầu mỏ (5%). ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương.
Viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế, ví dụ như: Các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNICEF…), IMF, WB… Viện trợ đa phương thường chiếm 20% trong tổng nguồn ODA (viện trợ song phương là 80%). Nội dung viện trợ ODA bao gồm:
- Viện trợ không hoàn lại: Chiếm 25% tổng vốn ODA
- Hợp tác kỹ thuật
- Cho vay ưu đãi
Theo quy định của Liên hợp quốc (1970) thì các nước công nghiệp phát triển phải giành 0.7% GNP để viện trợ ODA cho các nước đang phát triển. Nhưng thực tế hiện nay chỉ có rất ít nước thực hiện được chỉ tiêu nay. Những quy định mới đây của tổ chức OECD nhấn mạnh về nguồn viện trợ ODA cho đầu tư công cộng ở các nước đang phát triển: các dự án cho giáo dục, y tế, giao thông….
b. Viện trợ của các tổ chức phi Chính Phủ (NGO):
Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu nhân đạo: cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú về tiền mặt như huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khoẻ, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn…
c. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế.
FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn, mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác, vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó, thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
III. Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
1. Tạo lập và duy trỡ năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế:
Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồnvốn đầu tư một cách có hiệu quả.
Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư. Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Thực chất của mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ nhân quả của các sự vật. Thứ nhất, với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng, khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện. Thứ hai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thực tiễn Việt Nam trong những năm qua, ở chừng mực nhất định đã chứng minh cho mối quan hệ này. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, bên cạnh việc thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam còn đạt được nhiều thành tích tăng trưởng cao liên tục (bình quân GDP hàng năm trong giai đoạn 1991 – 1997 là trên 8%, có những giai đoạn tăng cá biệt 2 năm liên tục trên 9% mỗi năm). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng trên 20%/năm. Điều đó làm cho khả năng huy động, khai thác và sử dụng các nguồn vốn đầu tư được mở rộng hơn. Tốc độ gia tăng quy mô vốn đầu tư phát triển là rất đáng kể (giai đoạn 1991 – 1995 đạt mức 29.1%/năm). Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển so với GDP cũng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ (năm 1991 là 17.6% thì đến năm 1997 là 30.9% GDP). Trong đó, cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài đều có sự chuyển biến về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần:
- Tăng cường phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội
- Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xây dựng yếu tố hiệu quả kinh tế là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài
- Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được
- Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư của Nhà nước và đầu tư của khu vực tư nhân.
2. Đảm bảo ổn định mụi trường kinh tế vĩ mụ:
Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Về nguyên tắc, để thu hút được các nguồn vốn đầu tư nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước, phải đảm bảo được nền kinh tế đó trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của nó và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao.
Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, không gặp những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra. Đối với vốn nước ngoài, nó có yêu cầu năng lực trả nợ tối thiểu của nước nhận đầu tư. Một tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tối thiểu đủ để chủ nợ thu hồi lại vốn.
Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế vĩ mô ở đây phải thoả mãn yêu cầu gắn liền với năng lực tăng trưởng của nền kinh tế, hay ổn định trong tăng trưởng. Tức là, nền kinh tế có thể chủ động kiểm soát được quá trình tăng trưởng, chủ động tái lập được trạng thái cân bằng mới và đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở cho sự ổn định lâu dài và vững chắc.
Về lâu dài, cần phải thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn đầu tư. Cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên.
Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư, để tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế. Coi trọng các hoạt động kế toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành mạnh, chống tham nhũng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp, nhất quán, minh bạch…
3. Xây dựng cỏc chớnh sỏch huy động cỏc nguồn vốn cú hiệu quả:
Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định kinh tế vĩ mô, để có thể huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, cần phải có các chính sách và giải pháp hợp lý, đồng bộ. Các chính sách và giải pháp này phải đáp ứng được các yêu cầu có tính nguyên tắc sau:
- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. Việc thực hiện các chính sách và giải pháp khai thác, huy động vốn phải có sự tính toán tổng hợp về khả năng cung ứng vốn, khả năng tăng trưởng các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữ tích lũy và tiêu dùng.
- Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn vốn nước ngoài vẫn có tầm quan trọng trong tương quan cơ cấu cụ thể. Còn trong dài hạn, việc huy động vốn nước ngoài là nhằm để tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của đất nước, nhanh chóng tạo năng lực tích lũy nội địa cao để đảm bảo vai trò quyết định của vốn đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế.
- Cần phải đa dạng hoá và hiện đại hoá các hình thức và phương tiện huy động vốn, tiếp tục mở rộng các hình thức huy động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ khu vực dân cư qua hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất và thời hạn hấp dẫn. Thành lập và phát triển hệ thống quỹ đầu tư và quỹ hỗ trợ phát triển. Từng bước tiến tới gia nhập thị trường vốn trong và ngoài nước để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện. Đảm bảo sự bình đẳng, gắn bó và tạo điều kiện lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn. Cần tiếp tục đổi mới các chính sách động viên các nguồn tài chính cho Ngân sách, nhằm đảm bảo tăng cường huy động vốn một cách vững chắc, ổn định và bền vững nhưng vẫn khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư bỏ vốn ra đầu tư. Cần quán triệt quan điểm chiến lược là thu nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền.
IV. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua một số mô hình:
1. Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas:
Hai nhà kinh tế người Mỹ vào năm 1924 đã đưa ra hàm sản xuất có dạng:
Y = K0.75. L0.25
Cho tới ngày nay thì hàm này có dạng:
Y = f (K, L, R, T)
Hàm này nêu lên mối quan hệ giữa đầu ra với các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ.
Trong đó:
Y: Đầu ra (Ví dụ GDP)
K: Vốn sản xuất
L: Số lượng lao động
R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: Khoa học công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb - Douglas, hàm này có dạng:
Y = T.Kα.Lβ.Rγ
Ở đây: α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh hệ số co giãn của các yếu tố đầu vào (α + β +γ = 1)
Sau khi biến đổi hàm Cobb - Douglas ta thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số:
g = t + αk + βl + γr
Trong đó:
g: Là tốc độ tăng trưởng của GDP
k, l, r: Là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: Là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học, công nghệ
Như vậy: Hàm sản xuất Cobb - Douglas cho biết bốn yếu tố cơ bản tác động tới tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của bốn yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, với yếu tố T.
2. Mô hình Harrod - Domar:
Vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế dù là công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
Gọi:
Y: Là đầu ra
g: Là tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra
s: Là tỷ lệ tích luỹ trong GDP
S: Là mức tích luỹ
Thì ta sẽ có:
g =
s =
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, nên về lý thuyết thì đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It).
Hay: s =
Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất, do đó: It =
Nếu gọi: Tỷ số gia tăng vốn - đầu ra là: k thì ta sẽ có: k = hay: k =
Vì: = . = :
Do đó: g =
Ở đây: k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn - đầu ra). Hệ số này nói lên rằng: Vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư.
Như vậy, mô hình Harrod - Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết qủa tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Theo Harrod - Domar thì chính đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
3. Mô hình thu nhập quốc dân:
Xuất phát của mô hình là tư tưởng trọng cầu của Keynes với mục đích là nêu lên mối quan hệ giữa tiêu dùng của dân cư, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế theo hàm số sau (gọi là mô hình thu nhập quốc dân):
Yt = f (Ct, It, Gt, Xt, Mt)
Trong đó:
Y: Là giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
C: Là tiêu dùng của dân cư
I: Là tổng đầu tư xã hội
G: Là chi tiêu của Chính Phủ
X, M: Là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Theo lý thuyết trên thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ phụ thuộc vào từng yếu tố có mặt trong mô hình theo mức độ khác nhau, các yếu tố này không những có tác động trực tiếp tới GDP mà bản thân chúng cũng luôn có những mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, để mô tả một cách chính xác ảnh hưởng của các yếu tố chúng ta phải sử dụng mô hình nhiều phương trình để phân tích.
4. Đầu tư và mô hình nhân tử:
Nếu ký hiệu:
dR: Là mức tăng của thu nhập
dI: Là mức tăng của đầu tư
dS: Là mức tăng của tiết kiệm
dC: Là mức tăng của tiêu dùng
k: Là số nhân
Thì mô hình số nhân của Keynes có dạng như sau:
k =
Như vậy: Mô hình số nhân cho biết quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. Theo Keynes mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ sung công nhân, nâng cao cầu về tư liệu sản xuất, do vậy sẽ làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, làm tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm tăng thu nhập, đến lượt mình thì thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập mới. Cứ như vậy, đầu tư quyết định thu nhập và thu nhập lại tạo tiền đề để gia tăng đầu tư.
5. Mô hình AD - AS:
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó, những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng… cũng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu dịch chuyển (từ AD0 -> AD1). Do đó, làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 -> Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 -> P1 (hình1).
P
AS
P1
P0
AD1
ADo
Yo Y1 GDP
Hình 1: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
Sở dĩ có lý do trên vì chúng ta đều biết rằng: Tổng cầu thì phụ thuộc vào 5 yếu tố là: Chi tiêu của hộ gia đình (C), Đầu tư (I), Chi tiêu của Chính Phủ (G), Xuất khẩu (X), Nhập khẩu (M) hàng hoá và dịch vụ nên:
AD = C + I + G + X + M
Khi I tăng -> AD tăng -> Y tăng.
Mặt khác, chúng ta đều biết: Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Khi vốn sản xuất tăng, sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển từ AS0 -> AS1, làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 -> Y1 và mức giá giảm từ P0 -> P1 (hình 2).
P
AS0
AS1
P0
P1
Y0 Y1 GDP
AD
Hình 2: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
Điều cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất tới tăng trưởng kinh tế không phải là quá trình riêng rẽ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế.
Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa hoc, công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. ở Việt Nam, những năm qua việc sử dụng vốn đầu tư đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp. Đặc biệt, với sự tham gia vốn và công nghệ của nước ngoài, thì một số ngành kinh tế quan trọng như thông tin, viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp xi măng, sắt thép, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy đã có bước phát triển hết sức đáng kể.
V. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Sau bao nhiêu năm đấu tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, cho tới khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, về cơ bản nền kinh tế của Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh múm, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam đang rất cần nhiều thứ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người lao động.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế với chủ yếu là nông nghiệp. Khi đó, nếu cứ chạy theo mãi con đường là chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và nhẹ, thì thật sai lầm, không những chẳng thành công, mà kết quả là còn kéo theo sự phát triển trì trệ của các ngành kinh tế khác nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Việt Nam với xuất phát điểm là nông nghiệp, đi lên cũng từ nông nghiệp. Thiên nhiên luôn luôn ưu đãi cho người Việt, với những lợi thế về đất đai, khí hậu, thời tiết, kỹ thuật canh tác lâu đời của cha ông để lại. Vì thế: Giai đoạn sau này chúng ta đã nhìn nhận ra rằng: Cần phải tập trung phát triển cho ngành nông nghiệp. Xong để làm được điều đó thì việc quan trọng nhất là cần có lực lượng sản xuất tiên tiến, phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp. Muốn có lực lượng sản xuất thì cần phải có đầu tư vốn cho lĩnh vực này. Vì thế, việc tăng cường cho đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn từ Ngân sách Nhà nước là việc rất cần làm vì đây là một nguồn vốn chủ chốt, hết sức quan trọng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững.
2. Trong lĩnh vực kết cấu cơ sở hạ tầng:
Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng nhất, góp phần định hướng, tạo ra cơ cấu kinh tế và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, hệ thống giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước…
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, có rất nhiều công trình, cơ sở hạ tầng cần xây dựng. Các công trình này là những công trình công cộng, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, trong thời gian thu hồi vốn dài và mức lãi suất thấp, do đó tất cả những nhà đầu tư đều e ngại và thường không muốn hay không đủ sức để đầu tư vào lĩnh vực này. Với việc tham gia đầu tư từ các nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước là quá ít. Vì thế, nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước lại chiếm đại đa số trong các dự án này. Và thực tế đã chứng minh điều đó: Trong những năm gần đây, mức chi cho đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể, tăng từ mức 2.3% GDP năm 1991 lên 6.1% GDP vào năm 1996; Riêng vốn Nhà nước hàng năm chiếm 52 - 53% tổng đầu tư xã hội.
3. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ:
Công nghệ, tri thức là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Theo đánh gía của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở vào giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất nhiều nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta đều biết rằng: Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu, phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài thì cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
Bên cạnh phát triển công nghệ thì vấn đề giáo dục đào tạo, tri thức cũng là một trong những vấn đề quốc sách hàng đầu cần được quan tâm ở Việt Nam. Tất cả những công nhân Việt Nam muốn đuổi kịp trình độ khoa học công nghệ của thế giới thì cần có tri thức, cần có trí tuệ, không một con đường nào khác nếu như chúng ta muốn phát triển mà trong đầu rỗng tuếch, không có gì. Nhưng muốn có tri thức, cần phải tập trung phát triển, quan tâm tới vấn đề giáo dục. Muốn làm tốt vấn đề giáo dục thì cần có cơ sở vật chất, trường lớp, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, học sinh, sinh viên… Muốn vậy, cần có vốn để trang trải cho vấn đề này và thực tế thì vốn Ngân sách Nhà nước dùng cho lĩnh vực này là rất lớn.
Chương II
Thực trạng tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2003
I. Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991 – 2003:
Trong những năm vừa qua, nhất là giai đoạn 1991 – 2003 thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã đạt được những bước phát triển hết sức vượt bậc, nhìn từ kết quả dưới đây cho thấy:
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2002:
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
01
02
GDP(tỷ đồng)
139634
151782
164043
178534
195567
213833
231264
244596
256272
273666
292535
313788
Tốc độ tăng GDP (%)
5.8
8.7
8.1
8.8
9.5
9.3
8.2
5.8
4.8
6.8
6.84
7.26
Nguồn: Niên giám thống kê
Như vậy, tốc độ tăng GDP đã tăng không ngừng, cao nhất năm 1995 (9.5%), thấp nhất năm 1999 (4.8%) và tăng dần từ năm 1999 đến 2002 (từ 4.8% đến 7.26%). Thành tựu đó có được là có sự đóng góp rất lớn từ nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước và sau đây chúng ta sẽ đi xem xét về tình hình thu, chi, sử dụng Ngân sách Nhà nước ở nước ta:
1. Tình hình thu Ngân sách Nhà nước:
Về thu Ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 1991 – 2002 đạt 20.68% GDP. Xét về con số tuyệt đối thì tình hình thu Ngân sách Nhà nước đã không ngừng tăng. Sau 12 năm đổi mới (1991 – 2002) quy mô Ngân sách Nhà nước đã tăng (105200: 10353) = 10.2 lần.
Bảng 2: Thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991 -2002
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
01
02
Thu NS (tỷ đồng)
10353
21024
32199
41440
53374
62387
65352
70612
78489
90749
102970
105200
%thu NS/GDP
13.5
19
23.6
24.3
23.3
22.9
20.8
19.6
19.6
20.5
21.4
19.6
Tốc độ tăng thu NS (%)
68.3
103.1
53.2
28.7
28.8
16.9
4.8
8
11.2
15.6
13.5
2.2
Nguồn: Niên giám thống kê
Xét về tốc độ tăng thu Ngân sách trong các năm 1991, 1992 thì tốc độ tăng thu năm sau cao hơn năm trước, cao nhất là năm 1992 tốc độ tăng thu đạt 103.1% so với năm 1991. Số thực thu của những năm này đã phản ánh rõ nét sự bùng nổ của nền kinh tế. Từ năm 1993 thì tốc độ tăng thu Ngân sách năm sau so với năm trước tuy vẫn tăng nhưng mức độ tăng lại giảm dần và tăng chem. Năm 2002 tốc độ tăng thu chỉ còn 2.2%.
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng thu Ngân sách Nhà nước
Xét về quy mô thì thu Ngân sách Nhà nước so với tổng GDP tăng từ 13.5%GDP (năm 1991) lên đến đỉnh cao 24.3%GDP (năm 1994). Bình quân 5 năm đầu thập kỷ 1991-1995 thu Ngân sách Nhà nước đạt khoảng 20.7%GDP. Năm năm tiếp theo (1996-2000) đạt 20.68%GDP và đến năm 2001 tăng lên khoảng 21.4%GDP, xong năm 2002 chỉ đạt 19.6%GDP. Đó chính là nguyên nhân do thiên tai, khủng hoảng tài chính Châu á đã làm giảm đáng kể số thu Ngân sách Nhà nước.
2. Tình hình chi Ngân sách Nhà nước:
Về chi Ngân sách Nhà nước, trong những năm đầu thập kỷ 90 diễn ra khá thất thường. Năm 90 tổng chi Ngân sách Nhà nước chiếm 19.74%GDP, năm 1991 lại giảm xuống 15.9%GDP, năm 1993 tăng vọt lên 30.1%GDP. Từ năm 1993-1998 thì lại giảm dần và chững lại 22.7%GDP (năm 1998). Bắt đầu từ năm 1999-2002 thì tổng chi Ngân sách Nhà nước so với GDP lại tăng lên: từ 24%GDP (năm 1999) đến 25%GDP (năm 2002).
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng chi Ngân sách Nhà nước
Bình quân trong khoảng 12 năm (1991-2002) chi Ngân sách Nhà nước đạt khoảng 24.875%GDP, tăng so với mức bình quân 19.42%GDP giai đoạn 1986-1990. Tính theo giá hiện hành thì quy mô chi Ngân sách Nhà nước năm 2002 lớn hơn gấp: (133900: 12170) = 11 lần so với năm 1991. Điều đó chứng tỏ nhu cầu cho chi tiêu của Ngân sách Nhà nước đã không ngừng tăng và nhảy vọt.
Bảng 3: Chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991-2002:
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
01
02
Chi NS (tỷ đồng)
12170
24331
41114
49794
62679
70539
78057
81995
95972
108961
128370
133900
%chi NS/GDP
15.9
22
30.1
29.2
27.4
25.9
24.9
22.7
24
24.7
26.7
25
Tốc độ tăng chi NS(%)
45.9
99.9
68.9
21.1
25.9
12.5
10.7
5
17
13.5
17.8
4.3
Nguồn: Niên giám thống kê
Về tốc độ tăng chi, tính theo giá hiện hành thì chi Ngân sách Nhà nước tăng mạnh vào năm 1992 (tăng 99.9% so với năm 1991). Năm 1993 tốc độ tăng chi cũng khá cao, đạt 68.9% so với năm 1992. Nhưng từ năm 1994 đến năm 2002 thì tốc độ tăng này giảm đáng kể, Kết quả cho thấy: Năm 1998 thì tốc độ tăng chi danh nghĩa so với năm 1997 chỉ còn 5%. Nhất là tốc độ tăng chi của năm 2002 so với năm 2001 chỉ còn 4.3%, thấp nhất trong 12 năm (1991-2002). Nguyên nhân sâu xa là do chủ trương tiết kiệm 10% dự toán nên nhiều khoản chi Ngân sách Nhà nước đã bị cắt giảm ngay từ khâu giao kế hoạch dự toán.
3. Kết quả cân đối Ngân sách Nhà nước:
Kết quả cân đối Ngân sách trong thời kỳ này cũng cho thấy bội chi Ngân sách được kiềm chế ở mức thấp, có thể kiểm soát được, duy chỉ năm 1993 tốc độ bội chi là cao nhất (6.5% GDP).
Lý do là có sự bất thường trong cân đối Ngân sách Nhà nước trong năm 1993, Nhà nước đã tập trung xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc Nam. Còn trong suốt giai đoạn, thì bội chi được kiểm soát chặt chẽ. Tính bình quân cả thời kỳ 1991-2002 thì bội chi Ngân sách Nhà nước chiếm 4.19%GDP.
Bảng 4: Cân đối Ngân sách quốc gia giai đoạn 1991 -2002:
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
01
02
Bội chi NS (tỷ đồng)
1817
3307
8915
8354
9305
8152
12705
11383
17483
18212
25400
28700
%BC/GDP
2.4
2.99
6.5
4.9
4.1
2.99
4.05
3.15
4.4
4.1
5.3
5.4
Nguồn: Niên giám thống kê
Tóm lại, giai đoạn 1991-2003 thì mục tiêu chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển tuy có được nhấn mạnh, song phải thừa nhận rằng: Mục tiêu này vẫn đứng sau mục tiêu kiềm chế lạm phát, chống bội chi, khống chế bội chi ở mức thấp nhất có thể được. Chính vì vậy, tình hình tài chính và vĩ mô đã được duy trì ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên chính sách tài khoá thắt chặt trở nên không còn phù hợp với tình hình thực tế và đã bộc lộ nhiều hạn chế.
II. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
1. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1991 - 2003:
Như chúng ta đã biết thì vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nuớc có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, là yếu tố tạo tiền đề cho nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh.
Nếu như trước những năm 1990, nguồn vốn đầu tư phát triển của đất nước chủ yếu dựa vào vốn Ngân sách Nhà nước thông qua các khoản vay nợ Liên Xô và các nước XHCN cũ, thì nay nguồn vốn này đã được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước
- Nguồn vốn tín dụng Nhà nước
- Nguồn vốn tự có của các Doanh nghiệp Nhà nước
- Nguồn vốn đầu tư của dân cư
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1991-2003
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
01
02
03
Vốn ĐT toàn XH(VĐTXH)
11526
19755
34167
43100
72447
87394
108370
117134
131170.9
145333
163543
193098.5
219675
Vốn Nhà nước(VNN)
4503.5
7566.4
16643.5
21141.8
26048
42894
53570
65034
76958.1
83567.5
95020
106231.6
123000
Vốn NSNN
13575
19544
23570
26300
31762.8
34506.2
40407
45484.7
46500
%VNN/ VĐTXH
39.1
38.3
48.7
49.1
36
49.1
49.4
55.5
58. 7
57.5
58.1
55
56
%Vốn NSNN/ VNN
52.1
45.6
44
40.4
41.3
41.3
42.5
42.8
37.8
Nguồn: Niên giám thống kê
Trong giai đoạn 1991-2003, vốn đầu tư của Nhà nước tuy về số lượng tuyệt đối có tăng đều qua các năm: Tăng (123000: 4503.5) = 27.3 lần, song tỷ trọng của vốn đầu tư Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn chưa ổn định. Tính theo giá hiện hành thì năm 1990 vốn đầu tư của Nhà nước chiếm 40.15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng năm 1991 lại giảm xuống còn 39.1% và tiếp tục giảm năm 1992 còn 38.3%, rồi tăng dần các năm sau và cao nhất là năm 1999 (58.7%). Bình quân tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư Nhà nước so với tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội trong cả giai đoạn 1991-2003 là 50.5%. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Trong nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Nhìn chung từ bảng số liệu cho thấy: Về mặt giá trị thì vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước vẫn tăng đều qua các năm, từ năm 1995-2003 tăng gấp (46500: 13575) = 3.4 lần. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn này đã được sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả hơn. Về mặt tỷ trọng của nguồn vốn này so với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì cao nhất vào năm 1995 (52.1%), rồi giảm dần đến năm 1998 chỉ còn 40.4%. Sau đó tăng đến năm 2002 là 42.8% và năm 2003 lại chỉ còn có 37.8%. Điều này cũng dễ hiểu vì nguồn vốn đầu tư của Nhà nước giai đoạn hiện nay đã được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, nên việc dùng vốn Ngân sách Nhà nước đã giảm bớt, thay vào đó là các nguồn vốn khác. Song không thể phủ định một điều rằng: Vốn Ngân sách Nhà nước vẫn có một vai trò quan trọng trong nguồn vốn Nhà nước (chiếm 37.8% năm 2003), trong đó vốn Nhà nước chiếm 56% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2003). Tuy nhiên, nếu xét về tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm thì nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ trọng không lớn lắm: Cụ thể năm 2003 chiếm (46500: 219675)*100% = 21.2%. Song thực tế nó lại có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế, nó là chất xúc tác, dẫn xuất để kích thích nguồn vốn đầu tư của các thành phần khác, là bánh lái cho cả cỗ xe kinh tế.
2. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu hiện nay:
a. Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn:
Nông nghiệp là nền tảng quan trọng để góp phần ổn định kinh tế -xã hội. Trong 5 năm (2001-2005) Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nông dân. Nông nghiệp tiếp tục duy trì đà phát triển khá cao với nhịp tăng trên 5.7%/năm, góp phần giữ vững ổn định lương thực, cung cấp nông sản cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, góp phần ổn định chính trị, kinh tế -xã hội của đất nước.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành, nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm (2001-2005) dự kiến khoảng 133.8 nghìn tỷ đồng, chiếm 15.9% tổng vốn đầu tư phát triển, tăng bình quân hàng năm trên 9%, trong đó: Vốn đầu tư công cộng khoảng 97.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư phát triển của ngành, riêng vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 56.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 57% tổng vốn đầu tư công cộng của ngành. Như vậy, trong bố trí vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã đầu tư thêm hàng nghìn tỷ vốn Ngân sách cho xoá đói giảm nghèo và các mục tiêu kinh tế –xã hội khác và cả vốn bảo dưỡng, duy tu công trình.
Vốn đầu tư phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
133.8
20.7
23.5
25
26.3
28.1
Vốn chương trình đầu tư công cộng
97.6
17.6
18.6
19.6
20.3
21.5
-Vốn NSNN
56.6
10.9
11
11.4
11.5
11.8
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
15.4
2.9
3
3.1
3.2
3.2
-Vốn tự có của DN Nhà nước
21
3
3.8
4.2
4.6
5.4
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồnNSNN)
4.6
0.8
0.8
0.9
1
1.1
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Nhờ có nguồn vốn này mà trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể: Năm 2000 đạt 129140.5 tỷ đồng, năm 2001 đạt 130177.6 tỷ đồng và tiếp tục tăng năm 2002 là 145021.3 tỷ đồng, đến năm 2003 đạt 153769.6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh năm 1994 phân theo địa phương của cả nước năm 1995 là 13523.9 tỷ đồng, năm 2003 là 30212.3 tỷ đồng, đã tăng 2.23 lần so với năm 1995.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá nhanh, chiếm khoảng 15% giá trị sản xuất toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng cao. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn, gắn liền với công nghiệp chế biến được hình thành, các làng nghề bước đầu được khôi phục, sản xuất trang trại phát triển nhanh, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo thêm việc làm ở nông thôn…
b. Trong lĩnh vực công nghiệp:
Ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Cần phải tập trung phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, chuyển dịch nhanh cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn… Để đạt được các mục tiêu trên, trong những năm vừa qua, nhất là trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho lĩnh vực này và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp và xây dựng 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
369.6
62.6
71
74.9
78.05
83.05
Vốn chương trình đầu tư công cộng
197.5
31.6
36.1
40
43.4
46.4
-Vốn NSNN
17.9
3.3
3.5
3.6
3.7
3.8
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
70
11.5
13.2
14
15.3
16
-Vốn tự có của DN Nhà nước
108.7
16.7
19.2
22.2
24.2
26.4
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
0.9
0.1
0.2
0.2
0.2
0.2
Như vậy, trong 5 năm (2001-2005), yêu cầu về vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp dự kiến khoảng 369.6 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn chương trình đầu tư công cộng khoảng 197,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 53% tổng vốn đầu tư phát triển của ngành. Riêng vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 17.9 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% tổng vốn đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư vào khoảng 70 nghìn tỷ đồng, chiếm 35% tổng vốn đầu tư.
Nhờ có nguồn vốn trên, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp trong 5 năm (1996-2000) đạt 13.5%. Đó là bước phát triển khá nhanh, góp phần làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7% trong điều kiện kinh tế các nước trong khu vực đều suy giảm.
Năng lực sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tăng khá, không những đảm bảo nhu cầu về ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, học hành và nhiều loại hàng tiêu dùng thiết yếu khác, mà còn có khả năng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghệ khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó khai thác dầu, khí chiếm 11.2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23.6%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6%, trong đó công nghiệp điện chiếm 5.4% và theo thống kê cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế năm 2002 là: 261092.4 tỷ đồng, năm 2003 là: 302990.1 tỷ đồng.
Tuy vậy, sản xuất công nghiệp vẫn đứng trước nhiều khó khăn, một số ngành sản xuất còn nhiều bấp bênh, chất lượng sản phẩm còn kém, năng suất lao động công nghiệp thấp, công nghệ chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển… Tuy tốc độ phát triển công nghiệp đạt trên 14%/năm nhưng do tăng nhanh ở một số sản phẩm và phân ngành có tiêu hao vật tư lớn như dệt, may, ô tô, xe máy nên làm cho tốc độ tăng giá trị gia tăng không tăng tương xứng, chỉ tăng khoảng trên dưới 10%/năm. Chính vì vậy, cần phải có những chính sách sử dụng và huy động có hiệu quả nguồn lực trong ngành công nghiệp và những nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
c. Trong lĩnh vực kết cấu cơ sở hạ tầng và dịch vụ:
Kinh nghiệm những năm qua cho thấy việc đầu tư vào phát triển hạ tầng và dịch vụ có ý nghĩa quan trọng, có tác động đến hiệu quả chung của toàn nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Trong 5 năm (1996-2000), kết cấu hạ tầng đô thị (bao gồm cả cấp thoát nước, đường nội đô…) đã được cải thiện rõ rệt, các ngành dịch vụ đô thị phát triển khá, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư.
Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt dân cư và cho sản xuất đã được hoàn thiện bước đầu. Đến cuối năm 2000, hầu hết các thành phố, các tỉnh lỵ và phần lớn các thị trấn đều được đầu tư nâng cấp và cải thiện hệ thống cấp nước. Năng lực cấp nước cho khu vực đô thị tăng thêm trong 5 năm (1996-2000) là 610000m3/ngày, với 850 Km đường ống phân phối theo tuyến trục đã rải đều trong các khu vực dân cư, đạt mức tiêu dùng là 70 lít nước/người - ngày (so với mục tiêu đề ra là 80 – 100 lít/người - ngày).
Hệ thống trụ sở các cơ quan Nhà nước đã được chỉnh trang, mở rộng và đầu tư xây dựng mới. Các khu dân cư đô thị đã được mở rộng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Dịch vụ đô thị phát triển mạnh, các trung tâm thương mại, hệ thống các chợ, các siêu thị đã được hình thành trong các thành phố, thị xã, thị trấn. Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn phát triển đáng kể, đáp ứng được nhu cầu đời sống dân cư.
Nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ trong 5 năm (2001-2005) là trực tiếp góp phần xây dựng đô thị văn minh, lịch sự, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ và hạ tầng cơ sở cho đời sống và cho phát triển ở cả vùng nông thôn và đô thị.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ở đô thị và nông thôn, nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm (2001-2005) dự kiến vào khoảng 122000 tỷ đồng, chiếm 14% tổng vốn toàn xã hội, trong đó riêng chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 44.5 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 38% so với tổng vốn của ngành.
Vốn đầu tư phát triển lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ đô thị thời kỳ 2001-2005
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
121.6
21.9
24
24.6
25.2
25.9
Vốn chương trình đầu tư công cộng
44.5
8.4
8.9
9
9
9.2
-Vốn NSNN
21.1
4.3
4.3
4.3
4.1
4.1
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
12
2.3
2.5
2.4
2.4
2.4
-Vốn tự có của DN Nhà nước
7.4
1
1.3
1.5
1.7
1.9
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
4
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Nhìn từ kết quả trên cho thấy: Riêng vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này là rất lớn. Cụ thể: Năm 2001 chiếm 51% tổng vốn chương trình đầu tư công cộng, năm 2002 là 48.3%, năm 2003 là 47.8% và dự kiến năm 2005 là 44.6%.
Tuy vậy, cơ sở hạ tầng đô thị và các hoạt động dịch vụ đô thị vẫn còn nhiều bất cập. Sức vươn tới cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị chưa đáp ứng được quá trình đô thị hoá nhanh chóng trong từng vùng. Sự dồn nén về mật độ dân cư ở các thành phố lớn như hiện nay đang là khó khăn lớn với thực trạng về cơ sở hạ tầng còn yếu kém cần phải được khắc phục trong những năm tiếp theo.
d. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Trong 5 năm (1996-2000), ngành giáo dục và đào tạo có bước tiến đáng kể, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Hệ thống các trường học phổ thông phát triển rộng khắp và đa dạng. Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay cả nước có khoảng 21000 trường tiểu học và trung học cơ sở, 350 trường dân tộc nội trú, bảo đảm điều kiện ăn ở cho 50000 học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến năm 2000, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Quy mô dạy nghề tăng bình quân 16.8%/năm, trong đó hệ dài hạn tăng 12.1%, hệ ngắn hạn tăng 18.5%. Chỉ tiêu tuyển mới đào tạo hệ dài hạn năm 2000 đã tăng gần 3 lần so với năm 1996, hệ ngắn hạn tăng bình quân 14%/năm. Đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 13.2%, đào tạo đại học cao đẳng tăng bình quân đạt 14.2%/năm.
Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ, mạng lưới các trường đại học và cao đẳng được củng cố phát triển. Đã có 206 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng, trong đó có 16 cơ sở dân lập, 2 viện đại học mở, trên 100 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, 82 cơ sở đào tạo cao học, 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng…
Ngành giáo dục đào tạo trong 5 năm (2001-2005) phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản, toàn diện, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của toàn xã hội.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển ngành giáo dục, đào tạo, nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2001-2005 dự kiến vào khoảng 45000 tỷ đồng, chiếm gần 5.3% vốn đầu tư phát triển, riêng chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 30000 tỷ đồng, bằng khoảng 67% so với tổng vốn đầu tư của ngành, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước là 24.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11.3% tổng vốn đầu tư từ Ngân sách cả nước.
Vốn đầu tư cho phát triển ngành giáo dục đào tạo thời kỳ 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
45
7.9
8.7
9.2
9.4
9.8
Vốn chương trình đầu tư công cộng
30
5.46
5.76
6.06
6.26
6.46
-Vốn NSNN
24.5
4.7
4.8
4.9
5
5.1
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1.2
0.2
0.2
0.2
0.3
0.3
-Vốn tự có của DN Nhà nước
0.3
0.06
0.06
0.06
0.06
0.06
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
9
1.5
1.7
1.9
1.9
2
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của cả dân tộc, có ý nghĩa hết sức trọng đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhu cầu đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là rất lớn, nguồn vốn của chương trình đầu tư công cộng cũng chỉ mới đáp ứng được 62.5%. Vì vậy, việc xã hội hoá và huy động các nguồn vốn từ khu vực dân cư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vừa là nhu cầu thiết yếu, vừa là trách nhiệm của cộng đồng đối với tương lai của thế hệ mai sau, của cả đất nước và dân tộc.
e. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ:
Trong 5 năm (1996-2000), hoạt động khoa học công nghệ đã có bước chuyển biến đáng kể, góp phần thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung điều tra nghiên cứu và cung cấp các tài liệu và các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực yêu cầu hoạch định các chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực khoa học công nghệ, đã tập trung triển khai nghiên cứu những đề tài phục vụ yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, làm chủ công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ở các ngành.
Công nghệ và trình độ công nghệ của các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được cải tiến, đổi mới đáng kể, nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án xuất khẩu cũng như các lĩnh vực dịch vụ cao cấp khác.
Mục tiêu khoa học công nghệ trong 5 năm (2001-2005) là bên cạnh việc coi trọng thực hiện các dự án về khoa học xã hội và nhân văn, phải tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao đáng kể tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Vốn đầu tư cho phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ thời kỳ 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
7.6
1.28
1.48
1.48
1.58
1.78
Vốn chương trình đầu tư công cộng
7.2
1.2
1.4
1.4
1.5
1.7
-Vốn NSNN
4
0.6
0.8
0.8
0.9
0.9
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
2.7
0.5
0.5
0.5
0.5
0.7
-Vốn tự có của DN Nhà nước
0.1
0.02
0.02
0.02
0.02
0.02
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
0.4
0.08
0.08
0.08
0.08
0.08
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0.9% vốn đầu tư phát triển. Trong đó, riêng chương trình đầu tư công cộng khoảng 6.7 nghìn tỷ đồng, bằng trên 90% tổng vốn đầu tư của ngành, vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 4000 tỷ đồng, chiếm 2% nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách. Như vậy, nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ sẽ được dành số khoản vốn đầu tư trực tiếp lớn hơn hẳn các năm trước, góp phần nâng cao hiệu qủa sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, trình độ công nghệ của đất nước còn quá thấp và tỷ lệ công nghệ lạc hậu trong các ngành sản xuất kinh doanh còn chiếm phần lớn, do đó đã ảnh hưởng nhiều tới hiệu qủa và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và của cả nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Việc đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực diễn ra chậm, thiếu chủ động và chưa gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu của thị trường, đây là thách thức rất lớn cho phát triển và trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Chương III
Mô hình Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1991 - 2003
Trong chương I và II chúng ta đã giới thiệu về đầu tư và mối quan hệ giữa đầu tư với quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có mối quan hệ ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mục đích của chương này là sử dụng các công cụ Toán học để minh chứng cho những điều trên thông qua xây dựng mô hình mô tả quan hệ giữa các đại lượng kinh tế.
Việc sử dụng các biến số đặc trưng cho các đại lượng kinh tế để phân tích mặc dù đã qua quá trình sàng lọc và chọn lựa kỹ lưỡng, song không thể tránh khỏi tính thiếu chính xác, có những nhân tố có thể ảnh hưởng rất lớn nhưng do điều kiện về số liệu thống kê Việt Nam còn hạn chế hoặc khó có thể lượng hoá được nên không được đưa vào mô hình. Vì vậy, việc thiếu biến so với lý thuyết là điều không thể tránh khỏi.
Mặt khác, trong số các biến đã lựa chọn, không những chúng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mà bản thân chúng cũng có những tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy, việc dự báo sự biến động tăng giảm của biến phụ thuộc dưới tác động của các nhân tố là vô cùng khó khăn và phức tạp, đó là chưa kể các yếu tố không có mặt trong mô hình, nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh. Song ngày nay, với trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển, đã mở ra khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc phân tích các vấn đề kinh tế và thu được nhiều thành công lớn ở các nước. Những kỹ thuật kinh tế lượng cũng được áp dụng vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như dự báo kinh tế thông qua các phần mềm thông dụng như: EVIEWS, MFIT…
Với bài viết này, để có thể đảm bảo tính chấp nhận được, có thể cải tiến mô hình sao cho phù hợp. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho tất cả các mô hình dưới đây được lấy từ Vụ chính sách thuế III – Bộ tài chính . Số liệu được quan sát theo chuỗi thời gian từ năm 1991 – 2003 gồm có 13 quan sát và dưới đây là các mô hình cụ thể:
I. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân:
1. Xây dựng mô hình:
Theo lý thuyết thì mô hình thu nhập quốc dân có dạng:
Yt = f (Ct, It, Gt, Xt, Mt)
Trong đó:
Y: Là giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
C: Là tiêu dùng của dân cư
I: Là tổng đầu tư xã hội
G: Là chi tiêu của Chính Phủ
X, M: Là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Khi áp dụng mô hình thu nhập quốc dân vào bộ số liệu được quan sát từ năm 1991 – 2003. Dạng mô hình đề nghị là mô hình phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế dưới dạng mô hình nhiều phương trình để có thể biểu diễn được không những ảnh hưởng của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế, mà còn có thể nêu lên mối quan hệ của chúng với nhau. Theo lý thuyết đã trình bày thì trong mô hình có chi tiêu của Chính Phủ (G) nhưng khi ước lượng mô hình này theo dạng logarit thì hệ số của một số biến sẽ không có ý nghĩa thống kê, nên để thu được mô hình như mong đợi, chúng ta sẽ không cho biến này có mặt trong mô hình.
Mô hình có dạng như sau:
log(GDP) = C(1)log(C) + C(2)log(I) + c(3)log(X) +C(4)log(M)
log (C) = C(5) + C(6)log(GDP)
log(M) = C(7) + C(8)log(GDP)
Trong đó:
GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
C: Chi tiêu của hộ gia đình tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
Lý do mà các biến này có mặt trong mô hình không những được khẳng định về mặt lý thuyết ở trên mà chúng ta còn có thể thấy được điều đó thông qua phân tích tương quan, tức là kiểm định các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không. Phân tích này có thể được thực hiện bằng thủ tục phân tích tương quan (Correlate) trong phần mềm SPSS (với dấu của các hệ số tương quan không đổi khi ta chuyển các biến sang dạng logarit).
-Hệ số tương quan cặp:
Correlations
GDP
C
I
X
M
GDP
Pearson Correlation
1.000
.998
.998
.992
.979
Sig. (2-tailed)
.
.000
.000
.000
.000
N
13
13
13
13
13
C
Pearson Correlation
.998
1.000
.996
.985
.977
Sig. (2-tailed)
.000
.
.000
.000
.000
N
13
13
13
13
13
I
Pearson Correlation
.998
.996
1.000
.991
.985
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.
.000
.000
N
13
13
13
13
13
X
Pearson Correlation
.992
.985
.991
1.000
.982
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.
.000
N
13
13
13
13
13
M
Pearson Correlation
.979
.977
.985
.982
1.000
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.
N
13
13
13
13
13
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập (các giá trị P_value đều bằng 0.000 < α = 1%). Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy giữa các biến độc lập cũng có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Điều này là cơ sở cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi vì tất cả các biến số kinh tế đều nằm trong một tổng thể nền kinh tế, đó chính là những đo lường về các lĩnh vực khác nhau và tất yếu là chúng phải có quan hệ với nhau; Do đó, có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng tuyến luôn tồn tại trong các mô hình kinh tế lượng. Điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây chính là mức độ đa cộng tuyến đến đâu và nó ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng đến mức độ nào. Thông qua chất lượng của ước lượng mô hình, ta có thể trả lời các câu hỏi trên.
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình:
Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì:
- Khi đầu tư tăng, thì quy mô sản xuất được mở rộng, làm cho sản lượng đầu ra tăng. Vì vậy, C(2) mang dấu (+).
- Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn và sản phẩm được tạo ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó. Vì vậy, C(1) mang dấu (+).
- Khi xuất khẩu tăng, sẽ khuyến khích việc sản xuất hàng hoá nhiều hơn, do đó: C(3) mang dấu (+).
- Khi nhu cầu nhập khẩu tăng, sẽ khiến hàng hoá trong nước sản xuất giảm dần, do đó: C(4) mang dấu (-).
- Khi thu nhập quốc dân tăng lên, thu nhập có thể sử dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng của khu vực dân cư sẽ được cải thiện và tiêu dùng cuối cùng sẽ tăng. Do đó, C(6) có kỳ vọng là mang dấu (+).
- Khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất trong nước và hàng hoá tiêu dùng của dân cư tăng lên, dẫn đến nhu cầu về nhập khẩu từ bên ngoài cũng tăng lên và như vậy C(8) được kỳ vọng là mang dấu (+).
Để có thể đưa ra được một khẳng định có tính chính xác và có cơ sở về dấu của các hệ số trong mô hình, chúng ta dựa vào lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô cùng bảng tương quan riêng khi ta cố định các biến còn lại, để xem xét ảnh hưởng của biến phụ thuộc tới từng biến độc lập trong mô hình.
- Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và I:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. X M C
GDP I
GDP 1.0000 .6396
( 0) ( 8)
P= . P= .046
I .6396 1.0000
( 8) ( 0)
P= .046 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be compute
Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5%
- Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và C:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. X M I
GDP C
GDP 1.0000 .8741
( 0) ( 8)
P= . P= .001
C .8741 1.0000
( 8) ( 0)
P= .001 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5%.
- Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và X:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. M I C
GDP X
GDP 1.0000 .8569
( 0) ( 8)
P= . P= .002
X .8569 1.0000
( 8) ( 0)
P= .002 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5%
- Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và M:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. I C X
GDP M
GDP 1.0000 -.6467
( 0) ( 8)
P= . P= .043
M -.6467 1.0000
( 8) ( 0)
P= .043 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy hai biến này có mối quan hệ ngược chiều với mức ý nghĩa 5%.
Từ sự phân tích trên, cho ta kết luận về kỳ vọng dấu của các hệ số trong mô hình trên là:
C1 mang dấu (+) C4 mang dấu (-)
C2 mang dấu (+) C6 mang dấu (+)
C3 mang dấu (+) C8 mang dấu (+).
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả:
Bằng việc sử dụng phần mềm kinh tế lượng EVIEWS với 13 quan sát từ năm 1991 – 2003. Chuỗi thời gian của đa số các biến đã được kiểm định và đều dừng ở mức ý nghĩa 5%. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS) để ước lượng hệ phương trình ta thu được kết quả như sau:
log(GDP) = 0.821115log(C)+ 0.109161log(I) + 0.212477log(X) – 0.101334log(M)
log(C) = 1.258912 + 0.873097log(GDP)
log(M) = -2.525030 + 1.150947log(GDP)
Phần kiểm định tính chấp nhận được của mô hình được đưa ra trong phần phụ lục với tất cả các hệ số của các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày.
Với mô hình 1 thì: R2 = 99.9%, mô hình 2 là 99.8% và mô hình 3 là 97.2%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao. Các tỷ số t trong cả ba mô hình này đều rất lớn, điều đó cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng.
Và sau đây, chúng ta sẽ đi phân tích mối quan hệ giữa các biến số có trong mô hình:
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình: Từ mô hình ước lượng cho thấy trong giai đoạn 1991 – 2003, khi dân cư tăng chi tiêu 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.821115%. Kết quả này cho thấy tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới tổng sản phẩm quốc nội; Sự gia tăng của tiêu dùng dân cư quyết định tới 4/5 sự gia tăng của GDP, điều này rất phù hợp với sự phân tích ở trên về vai trò quan trọng của tiêu dùng dân cư đối với tổng cầu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mà thu nhập còn hạn chế thì chủ yếu được dùng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, cơ hội tích lũy còn thấp. Chính vì vậy mà khi GDP tăng lên 1% thì tiêu dùng của dân cư tăng lên 0.873%.
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với đầu tư: Theo kết quả cho thấy: Khi đầu tư tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.109%. Con số này còn rất khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư tới tổng cầu, do đầu tư có tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất. Trong giai đoạn này thì đầu tư có chiều hướng tăng lên rõ rệt và ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình.
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với xuất khẩu: Mô hình cho kết quả là khi xuất khẩu tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.212%; Điều đó khẳng định rõ hoạt động ngoại thương của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ từ sau đổi mới đến nay.
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với nhập khẩu: Theo kết quả cho thấy: Khi nhập khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống 0.101%, nhưng ngược lại khi tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 1% thì xu hướng nhập khẩu lại tăng lên 1.1509%; Điều này đã thể hiện rõ vai trò của việc tăng GDP đối với nhu cầu nhập khẩu.
Tóm lại, mô hình thu nhập quốc dân là mô hình tăng trưởng kinh tế xét theo quan điểm trọng cầu, trong đó có yếu tố đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một trong các nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội là vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn này sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn trong các mô hình tiếp theo.
II. tác động của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas:
1. Xây dựng mô hình:
Theo lý thuyết thì mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng như sau:
Y = f (K, L, R, T)
Trong đó:
Y: Đầu ra (Ví dụ GDP)
K: Vốn sản xuất
L: Số lượng lao động
R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: Khoa học công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb - Douglas, hàm này có dạng:
Y = T.Kα.Lβ.Rγ
áp dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas với bộ số liệu được quan sát từ năm 1991 – 2003, trong đó 2 biến R và T không được đưa vào mô hình, vốn sản xuất K sẽ được thay cho nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và mô hình có dạng như sau:
log(GDP) = C(1)*log(NSNN) + C(2)* log(L) + U
Trong đó:
GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
NSNN: Là vốn Ngân sách Nhà nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
L: Là tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước phân theo thành phần kinh tế (1000 người)
Lý do mà các biến có mặt trong mô hình không những được khẳng định qua lý thuyết ở trên mà chúng ta còn có thể dùng thủ tục phân tích tương quan (Corelate) trong phần mềm SPSS để kiểm chứng cho điều trên:
- Hệ số tương quan cặp:
Correlations
GDP
NSNN
L
GDP
Pearson Correlation
1.000
.991
.953
Sig. (2-tailed)
.
.000
.000
N
13
13
13
NSNN
Pearson Correlation
.991
1.000
.951
Sig. (2-tailed)
.000
.
.000
N
13
13
13
L
Pearson Correlation
.953
.951
1.000
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.
N
13
13
13
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biến đều có mối quan hệ với nhau tại mức ý nghĩa 1%. Không những biến phụ thuộc có mối quan hệ với biến độc lập mà các biến độc lập cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, điều đó cho thấy có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, song ở mức độ nào có thể chấp nhận được khi ta xem xét kết quả của mô hình ở phần tiếp theo.
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình:
Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì:
- Vốn Ngân sách Nhà nước là một phần của vốn đầu tư toàn xã hội, nên khi vốn Ngân sách Nhà nước tăng sẽ kéo theo vốn đầu tư toàn xã hội tăng, khi vốn đầu tư toàn xã hội tăng thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng, do đó: C(1) kỳ vọng mang dấu (+).
- Khi số lao động bình quân trong khu vực Nhà nước tăng, thì sản phẩm trong nước được tạo ra càng nhiều. Vì vậy, C(2) kỳ vọng là mang dấu (+).
Và chúng ta có thể kiểm chứng điều trên thông qua thủ tục phân tích tương quan riêng như sau:
- Hệ số tương quan riêng giữa GDP và NSNN:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. L
GDP NSNN
GDP 1.0000 .9084
( 0) ( 10)
P= . P= .000
NSNN .9084 1.0000
( 10) ( 0)
P= .000 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy 2 biến này có mối quan hệ cùng chiều tại mức ý nghĩa 5%;
- Hệ số tương quan riêng giữa GDP và L:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. NSNN
GDP L
GDP 1.0000 .2550
( 0) ( 10)
P= . P= .091
L .2550 1.0000
( 10) ( 0)
P= .091 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be compute
Ta thấy 2 biến này có mối quan hệ cùng chiều tại mức ý nghĩa 10%;
Từ sự phân tích trên thì cho ta kết luận là:
C1 mang dấu (+)
C2 mang dấu (+).
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả:
Sử dụng phần mềm kinh tế lượng EVIEWS, với phương pháp ước lượng là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với dãy số liệu được quan sát theo chuỗi thời gian gồm 13 quan sát từ năm 1991 – 2003 ta thu được kết quả như sau:
log(GDP) = 0.608139log(NSNN) + 0.809054log(L) + e
Phần kiểm định tính chấp nhận được của mô hình được đưa ra trong phần phụ lục với tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày.
Mô hình thu được R2 = 96.5%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao; Các tỷ số t trong mô hình thu được đều khá lớn, điều đó chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng.
Phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình:
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: Qua kết quả cho thấy: Khi tăng vốn Ngân sách Nhà nước lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì GDP tăng 0.608139%; Điều đó cho thấy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng rất tích cực tới GDP. Tuy sự tác động này không phải là lớn, song không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của nó tới việc tăng trưởng kinh tế, nó giúp cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
- Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước: Khi tăng tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì GDP tăng 0.809054%; Điều này khẳng định số lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm một phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm trong nước.
III. Tác động của nguồn vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế quốc dân:
1. Xây dựng mô hình:
Chúng ta đều biết rằng:
- Tổng đầu tư của toàn xã hội (I) phụ thuộc vào rất nhiều thành phần, do đó hàm đầu tư toàn xã hội có dạng:
I = f (vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước, đầu tư ngoài quốc doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài...)
- Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) trong nền kinh tế mở phụ thuộc không những vào các nguồn lực trong nước, mà còn phụ thuộc vào các hoạt động xuất nhập khẩu với thế giới bên ngoài; Do vậy, GDP là một hàm có dạng:
GDP = f(I , X, M...)
Trong đó: X, M là tổng giá trị tất cả các hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia
Từ những lý luận ở trên ta xây dựng được mô hình gồm 1 hệ phương trình có dạng như sau:
log(I) = C(1)log(NSNN) + C(2)log(NQD) + C(3)log(FDI)
log(GDP) = C(4) + C(5)log(I) + C(6)log(X) + C(7)log(M)
Trong đó:
I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (tỷ đồng)
NSNN: Vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)
NQD: Vốn đầu tư phát triển thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ đồng)
FDI: Vốn đầu tư phát triển trực tiếp nước ngoài (tỷ đồng)
GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo gía thực tế (tỷ đồng)
X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
Cơ sở dữ liệu được lấy từ Vụ chính sách thuế – Bộ tài chính giai đoạn 1991 -2003.
Lý do mà các biến có mặt trong mô hình đã được khẳng định qua lý thuyết trên, song chúng ta có thể kiểm định lại qua phân tích tương quan cặp giữa các biến số như sau:
Hệ số tương quan cặp:
Correlations
I
NQD
FDI
NSNN
I
Pearson Correlation
1.000
.988
.944
.989
Sig. (2-tailed)
.
.000
.000
.000
N
13
13
13
13
NQD
Pearson Correlation
.988
1.000
.915
.972
Sig. (2-tailed)
.000
.
.000
.000
N
13
13
13
13
FDI
Pearson Correlation
.944
.915
1.000
.913
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.
.000
N
13
13
13
13
NSNN
Pearson Correlation
.989
.972
.913
1.000
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.
N
13
13
13
13
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Tất cả các P- value đều bằng 0.000 < α =1%; Như vậy, có mối quan hệ tương quan giữa các biến I, NQD, FDI và NSNN, còn mối quan hệ giữa GDP với I, X và M đã được kiểm chứng trong mô hình thu nhập quốc dân ở trên.
Như vậy, ở đây đã xảy ra mối quan hệ tương quan tuyến tính của các biến độc lập có trong mô hình, và hiện tượng đa cộng tuyến đã xảy ra, song hãy xem xét mức độ như thế nào thì chấp nhận được trong phần mô hình dưới đây:
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình:
Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì:
- Vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của tổng đầu tư toàn xã hội, mỗi một sự thay đổi nhỏ của nó đều tác động trực tiếp tới tổng đầu tư của xã hội, tác động đó thường theo tính chất cùng chiều nên ta kỳ vọng sự thay đổi của vốn đầu tư của Nhà nước tác động tới sự thay đổi của tổng đầu tư toàn xã hội là tích cực.
- Vốn đầu tư ngoài quốc doanh theo lý thuyết kinh tế thì là một bộ phận của tổng đầu tư toàn xã hội nên kỳ vọng sự thay đổi của nó tới sự thay đổi của tổng đầu tư là tích cực.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng làm cho nguồn vốn cho tổng đầu tư tăng, do đó ta cũng kỳ vọng sự thay đổi của nguồn vốn (FDI) tác động tích cực tới sự thay đổi trong tổng đầu tư của toàn xã hội.
Và chúng ta có thể kiểm định lại điều này qua phân tích tương quan riêng của các biến số, trong đó chúng ta cố định các biến còn lại và xét sự ảnh hưởng của biến phụ thuộc tới từng biến độc lập trong mô hình:
- Kiểm định tương quan riêng giữa I và NSNN:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. NQD FDI
I NSNN
I 1.0000 .8586
( 0) ( 9)
P= . P= .001
NSNN .8586 1.0000
( 9) ( 0)
P= .001 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5%
- Kiểm định tương quan riêng giữa I và NQD:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. FDI NSNN
I NQD
I 1.0000 .8270
( 0) ( 9)
P= . P= .002
NQD .8270 1.0000
( 9) ( 0)
P= .002 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5%
- Hệ số tương quan riêng giữa I và FDI:
- - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - -
Controlling for.. NSNN NQD
I FDI
I 1.0000 .7669
( 0) ( 9)
P= . P= .006
FDI .7669 1.0000
( 9) ( 0)
P= .006 P= .
(Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance)
" . " is printed if a coefficient cannot be computed
Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5%
Như vậy thì ta có thể kết luận rằng:
C1, C2, C3 mang dấu (+)
C5, C6 mang dấu (+), C7 mang dấu (-) (theo mô hình thu nhập quốc dân).
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả:
Với phần mềm kinh tế lượng EVIEWS, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS), chúng ta đã ước lượng được mô hình sau:
log(I) = 0.247732 log(NSNN) + 0.609673log(NQD) + 0.281030log(FDI)
log(GDP) = 4.647445 + 0.442985log(I) + 0.475675log(X) – 0.150225log(M)
Với kết quả nhận được cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày.
Với mô hình 1 thì R2 = 99.2%, mô hình 2 là 99.8%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao và cả 2 mô hình đều có tỷ số t khá lớn. Điều đó chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng tới chất lượng của các ước lượng.
Phân tích mối quan hệ giữa các biến số có trong mô hình:
- Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước: Khi vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.247732%. Như vậy, trong mô hình này thì nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước có tác động rất tích cực và có hiệu quả tới nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội.
- Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh: Khi vốn đầu tư ngoài quốc doanh tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.609673%.
- Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.281030%.
- Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với tổng sản phẩm trong nước: Khi vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước tăng lên 0.442958%. Như vậy thì sự tác động của vốn đầu tư toàn xã hội tới tăng trưởng kinh tế là rất tích cực.
- Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước với xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước tăng lên 0.475675%.
- Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước với nhập khẩu: Khi nhập khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước giảm xuống 0.150225%.
Từ sự phân tích trên cho ta thấy: Khi tăng đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước lên 1% thì tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế tăng lên: (0.247732*0.442958)% = 0.1097348%. Như vậy, nguồn vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước có tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn và khi so sánh với mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas thì nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tác động tới tăng trưởng kinh tế trong mô hình này có tác động nhỏ hơn so với mô hình Cobb – Douglas, phải chăng điều đó được giải thích là khi ta cho nhiều biến vào mô hình hơn thì sự ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc sẽ giảm dần.
IV. Những tồn tại và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam:
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện đầu tư của Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế thì đầu tư từ Ngân sách Nhà nước của Việt Nam còn những mặt hạn chế sau:
a. Về chính sách huy động vốn:
Để đáp ứng mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong 13 năm (1991-2003) Ngân sách Nhà nước đã chi trên 133900 tỷ đồng, Năm 2004 tổng thu đạt 171300 tỷ đồng, tổng chi 182875 tỷ đồng. Bội chi Ngân sách là 11575 tỷ đồng, số thiếu hụt phải xử lý bằng vay trong nước và nước ngoài. Nhìn qua số liệu thấy bội chi Ngân sách là rất lớn, đó là nguy cơ tiềm ẩn; Nếu đầu tư kém hiệu quả, vay nợ nước ngoài càng tăng thì chẳng những không tăng trưởng kinh tế vững chắc, mà còn là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau này. Thực tế này đáng là một báo động, cần hết sức được quan tâm trong việc điều hành kinh tế.
b. Về sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước:
Hiệu quả đầu tư nói chung có xu hướng giảm sút không chỉ ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế mà còn diễn ra ở cấp ngành và cấp cơ sở. Nguyên nhân cơ bản là do cơ cấu đầu tư nói chung và cơ cấu đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước nói riêng theo ngành chưa hợp lý.
* Trong nông nghiệp:
Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước chỉ tập trung vào các công trình thuỷ lợi, phục vụ mục tiêu tăng sản lượng cho cây lúa mà chưa đầu tư đúng mức vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là giống mới về cây con và công nghiệp chế biến bảo quản nông sản. Đầu tư vào nghề rừng, nghề cá thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả thấp, giá thành phẩm cao, chất lượng kém làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp. Chủ trương của Đảng ta là công nghiệp hoá nông nghiệp, thị trường hoá nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nhưng chính sách đầu tư chưa hướng tới mục tiêu này; Bởi lẽ, với cách đầu tư để tăng sản lượng như hiện nay thì may chăng chỉ xoá được đói, chứ chưa thể giảm được nghèo. Để giảm được nghèo thì điều kiện cần thiết là phải thay đổi cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ, khi đó mới có thể tham gia vào cạnh tranh với thị trường thế giới.
* Trong công nghiệp:
Thực tế đầu tư cho lĩnh vực này vẫn mang tính chắp vá, giải quyết những khó khăn nhất thời mà chưa thể hiện một chiến lược phát triển thực sự của ngành, trình độ công nghệ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung rất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời, hiện tượng đầu tư theo phong trào bằng vốn Ngân sách Nhà nước là khá phổ biến và kéo dài, làm giảm hiệu quả, gây khó khăn cho nền kinh tế trong việc xử lý hậu quả.
* Trong lĩnh vực dịch vụ:
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và phức tạp hơn thì hoạt động dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay thì vấn đề nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của dịch vụ còn chưa được thoả đáng, chúng ta mới chỉ tập trung chú ý tới việc vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư vào một số khâu của lĩnh vực này như: giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc... mà gần như bỏ trống một số hoạt động dịch vụ khác như: Ngân hàng, bảo hiểm, kế toán… Do đó, việc bố trí và phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách cho lĩnh vực này hợp lý là điều kiện hết sức cần thiết.
* Trong đầu tư kết cấu hạ tầng:
Nét hạn chế nổi bật trong khâu này là chưa bám sát các mục tiêu quan trọng của nền kinh tế dẫn tới hậu quả là: đầu tư dàn trải, tiến độ kéo dài, vốn nằm chờ công trình… diễn ra khá phổ biến và lặp đi, lặp lại nhiều năm ở nhiều Bộ, ngành, địa phương. Năm 1997 cả nước có khoảng 6000 dự án, năm 1998 còn 5000 dự án, năm 1999 còn 4000 dự án nhưng năm 2000 lại có tới 5300 dự án được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do người được quyết định đầu tư các dự án D, C tách rời người lo vốn; Nếu có cơ chế gắn kết quyền hạn và trách nhiệm lại thì tình hình hẳn là khác hoàn toàn. Ngoài ra, khâu xét duyệt đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu thấu đang là một vấn đề hết sức bức xúc.
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam:
a. Về kết cấu Ngân sách Nhà nước:
* Thu Ngân sách Nhà nước duy trì ở mức 21 - 22%GDP. Chính sách thu Ngân sách phải giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, đảm bảo nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ vững quốc phòng, an ninh, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và thực hiện chính sách xã hội; Đồng thời, giải phóng nội lực, tạo động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các giải pháp cụ thể là:
- Từng bước mở rộng và khai thác nguồn thu cho Ngân sách, tăng cường chống thất thu Ngân sách, đặc biệt là chống thất thu về thuế và phí.
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm số lượng thuế suất, hạn chế ưu đãi và miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế, thực hiện công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp; Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế và thuế suất phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, nâng dần tỷ trọng thuế trực thu theo những bước đi thích hợp, nghiên cứu, triển khai áp dụng thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản.
- Mở rộng các hình thức thu nộp các khoản thu Ngân sách Nhà nước trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, đề cao vai trò kiểm tra và kiểm soát thu Ngân sách Nhà nước của cơ quan thuế, hải quan và Kho bạc Nhà nước.
* Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng Ngân sách Nhà nước phải cân nhắc phối hợp với các nguyên tắc tài chính của toàn xã hội, để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm. Các giải pháp cụ thể là:
- Trong thời gian tới, chi Ngân sách Nhà nước cần tập trung vào 3 mục tiêu lớn:
+ Đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhưng có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường.
+ Hỗ trợ đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao định theo hướng CNH - HĐH và khuyến khích xuất khẩu.
+ Ưu tiên hợp lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, xoá đói giảm nghèo.
- Tiếp tục nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi Ngân sách Nhà nước, trong đó giảm vốn cấp phát và tăng vốn tín dụng Nhà nước lên khoảng 40 - 50% tổng chi đầu tư phát triển từ khu vực Nhà nước.
* Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước.
Cụ thể là:
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý và phân bổ Ngân sách, tạo thế tự chủ hơn nữa cho Ngân sách địa phương.
- Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức, chế độ chi Ngân sách Nhà nước làm cơ sở để xây dựng dự toán và kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả.
- Cải tiến dần từng bước quy trình lập dự toán, thực hiện dự toán Ngân sách theo hướng giảm bớt các đầu mối trung gian và tránh chồng chéo. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công khai tài chính ở tất cả các cấp Ngân sách và các đơn vị dự toán Ngân sách.
* Duy trì bội chi Ngân sách Nhà nước ở mức hợp lý:
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với quy mô lớn trong những năm tới (như thuỷ điện Sơn La, Đường Hồ Chí Minh…) Ngân sách Nhà nước phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện nguồn thu và tích luỹ của Ngân sách có hạn, thì việc sử dụng nguồn bội chi Ngân sách Nhà nước (vay trong nước và ODA) cho đầu tư là tất yếu. Nên “Tiếp tục duy trì chính sách tài khoá có bội chi… ở mức thâm hụt Ngân sách trong giới hạn hợp lý”. Mức bội chi Ngân sách chỉ được coi là hợp lý khi nó dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả và được giải quyết tốt trong mối quan hệ: Đầu tư - tăng trưởng - có nguồn thu - trả nợ được. Trong mối quan hệ này, hiệu quả và tăng trưởng là mục tiêu, còn mức bội chi bao nhiêu chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu đó, không nên quy định mức bội chi ở một tỷ lệ cứng nhắc, mà nên căn cứ vào nhu cầu và khả năng hiệu quả do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tài chính, đề phòng nguy cơ lạm phát, thì giới hạn mức bội chi không vượt quá tỷ lệ tăng trưởng GDP.
b. Về chính sách và cơ cấu quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước:
Như trên đã nêu, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần phải có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Để đáp ứng được nhu cầu trên thì hàng năm Ngân sách Nhà nước phải dành một số vốn đầu tư khá lớn, khoảng trên dưới 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội để đầu tư vào mục tiêu này. Điều đáng lưu ý là khoảng 60 - 70% số vốn đầu tư đó được hình thành từ nguồn vay trong nước và ODA, nhưng đáng tiếc là việc sử dụng nguồn vốn này chưa đạt được hiệu quả mong muốn, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế. Để chấn chỉnh tình hình trên, trong vòng 13 năm nay Nhà nước đã nhiều lần ban hành các nghị định để thay thế hoặc sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý đầu tư và xây dung. Tuy nhiên, những tồn tại cũ trong đầu tư hàng năm vẫn kéo dài, lặp đi lặp lại. Để giải quyết tình trạng trên, cần có biện pháp sắp xếp lại về mặt tổ chức và điều hành bằng các giải pháp cụ thể sau:
* Về công tác quy hoạch: Cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ, tăng cường giám sát, nghiệm thu chất lượng của khâu này, thực hiện quy hoạch đi trước một bước, kiên quyết loại trừ những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch hoặc chưa rõ ràng về quy hoạch.
* Về công tác kế hoạch hoá: Cần tổng kết, đánh giá và cải tiến cơ bản phương pháp lập kế hoạch, phân bổ vốn và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng:
- Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12943.DOC