Đề tài Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011

Tài liệu Đề tài Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011: ĐỀ TÀI “Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011” Lời mở đầu Trong giai đoạn hội hập vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nước ta đang dần hoàn thiện mục tiêu đề ra trong năm 2009 – 2010. Trong nền kinh tế thị trường, nước ta đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực, Song, bên cạnh những thành quả ấy chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tác động của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế tiềm ẩn nhiều vấn đề. Các mặt hàng trên thị trường hiện nay có nhiều biến động về giá cả và mức tiêu dùng. Nhà nước cũng đã có những biện pháp cụ thể để can thiệp vào thị trường tiêu thụ của các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhằm tạo nên thế cân bằng giữa lượng hàng hóa cung và lượng hàng hóa cầu. Đường cũng là một trong những mặt hàng có biến động mạnh về giá cả trong năm 2009 và 2010. Giá cả của mặt hàng này không chỉ biến động mạnh trong nước mà ở hầu hết các nước trên thế giới đều “chao đảo” vì giá đường lên không th...

doc43 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011” Lời mở đầu Trong giai đoạn hội hập vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nước ta đang dần hoàn thiện mục tiêu đề ra trong năm 2009 – 2010. Trong nền kinh tế thị trường, nước ta đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực, Song, bên cạnh những thành quả ấy chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tác động của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế tiềm ẩn nhiều vấn đề. Các mặt hàng trên thị trường hiện nay có nhiều biến động về giá cả và mức tiêu dùng. Nhà nước cũng đã có những biện pháp cụ thể để can thiệp vào thị trường tiêu thụ của các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhằm tạo nên thế cân bằng giữa lượng hàng hóa cung và lượng hàng hóa cầu. Đường cũng là một trong những mặt hàng có biến động mạnh về giá cả trong năm 2009 và 2010. Giá cả của mặt hàng này không chỉ biến động mạnh trong nước mà ở hầu hết các nước trên thế giới đều “chao đảo” vì giá đường lên không thể kiểm soát. Chính phủ đã bắt đầu bắt tay can thiệp vào thị trường “nóng” này. Do vậy mà nhóm chúng tôi chọn mặt hàng này để tìm hiểu tìm hiểu rõ hơn về sự biến động của sản phẩm đường trên thị trường Việt Nam, Chính phủ đã can thiệp như thế nào để giảm sốt cho thị trường và dự đoán xem tình hình của sản phẩm đường tinh luyện sẽ chuyển biến ra sao vào khoảng thời gian tới. Từ đó chúng tôi chọn đề tài “Phân tích sản phẩm đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011”. Nội dung đề tài bao gồm: I: Giới thiệu sản phẩm II: Thông tin về thị trường sản phẩm năm 2010. III: Dự đoán cung cầu giá cả trong thời gian đến năm 2011. Trong phạm vi đề tài này, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! I/ Thông tin về sản phẩm đường tinh luyện: 1. Giới thiệu : Sản phẩm đường tinh luyện đã đáp ứng nhu cầu khá đa dạng cho sự tiêu dùng từ việc sử dụng trực tiếp để chế biến các món ăn ngon, giải khát…đến làm nguyên liệu không thể thiếu phục vụ cho ngành chế biến sữa, bánh kẹo, nước giải khát và dược phẩm…Nhờ sử dụng công nghệ cacbonat hóa đã loại ra rất nhiều tạp chất và công nghệ tẩy màu bằng than hoạt tính và nhựa trao đổi ION từ đường thô cho ra sản phẩm đường có được màu trắng tinh khiết tốt cho người tiêu dùng trực tiếp. Đường tinh luyện (RE – Refined Extra Sugar) Nguồn gốc : Nguyên liệu mía cây, hoặc củ cải đường Đặc tính     : - Trạng thái: Tinh thể rắn, kích thước đồng đều, tơi khô, không vón cục. - Màu sắc: Tinh thể trắng sáng, khi pha trong nước cất cho dung dịch trong. - Mùi vị:   Có vị ngọt tự nhiên, không có mùi vị lạ. 2. Phân loại : RE: là chữ viết tắt của Refined Extra - Đường tinh luyện thượng hạng – (gồm có 2 loại: RE1 và RE2). RS: là chữ viết tắt của Refined Standard - Đường tinh luyện tiêu chuẩn – (gồm có 2 loại: RS1 và RS2). Trong thực tế trên thị trường, hiện đang tồn tại hàng chục sản phẩm đường, đi kèm với nhiều chỉ tiêu, ứng với nhiều mức giá khác nhau. Giá đường trên thị trường, ngoài căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng (chữ đường), còn được thiết lập dựa trên thương hiệu mỗi nhà máy. Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ hạt khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tùy theo cỡ hạt mà đường RE có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: RE thị trường - RE sản xuất - RE hạt nhuyễn - RE hạt mịn … 3. Cấp độ sản phẩm : Đường tinh luyện là hàng hóa thiết yếu. 4. Sản phẩm thay thế: Chúng ta có thể thay thế đường tinh luyện bằng các loại đường thiên nhiên, giàu dinh dưỡng mà cũng vị ngọt tương đối như nhau, ngon mà lại tăng thêm sức khỏe như: - Mật đường: Cho đến thập niên 80 của thế kỷ 19, mật đường vẫn được xem là chất ngọt phổ biến nhất ở Mỹ vì nó rẻ tiền hơn đường trắng tinh chế. - Mật ong nguyên chất: Không chỉ được xem là chất ngọt thiên nhiên, phổ biến và ngon, nhiều bằng chứng khảo nghiệm đã cho thấy rằng, những người với khả năng điều chỉnh đường trong cơ thể kém, vẫn có thể dùng mật ong. Thực tế, dùng mật ong nguyên chất có thể làm tăng khả năng điều chỉnh đường trong máu so với nhiều lọai chất pha ngọt khác. - Xi-rô Maple: Được làm từ nhựa cây Maple, xi-rô maple chứa nhiều năng lượng và là nguồn khoáng sản quan trọng, đáng chú ý là Mn và Zn. - Stevia: Stevia là một loại cây có lá ngọt hơn đường. Cái làm cho ta ngạc nhiên về cây Stevia là trong khi có vị ngọt đặc biệt thì nó lại có ảnh hưởng không đáng kể đối với đường trong máu và lại còn nâng cao khả năng chịu đựng đường (glucose tolerance). II/ Thông tin về thị trường đường năm 2010 : 1. Cân bằng thị trường đường về lượng, về giá hiện nay : Theo tính toán, trong năm 2010, thị trường trong nước tiêu thụ mỗi tháng từ 80-100 ngàn tấn đường, dịp cao điểm có thể tăng lên đến 110-120 ngàn tấn. Trong khi đó, niên vụ 2009-2010, toàn ngành chỉ sản xuất được trên 889.000 tấn. Việc cung không đáp ứng đủ cầu đã dẫn đến sự thiếu hụt một lượng đường khá lớn lên đến trên 300,000 tấn đường. Năm vừa qua, giá đường thế giới đạt mức cao nhất trong vài năm trở lại đây, cao điểm lên tới 900 USD/ tấn đường tinh luyện. Ngành đường của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ ngành đường thế giới, vì thế trong năm vừa qua, giá đường trong nước đã tăng một cách đột biến theo giá đường thế giới. Giá đường bán lẻ trên thị trường trong nước năm 2010 lập mức kỷ lục, còn cao hơn cả giá thế giới. Tại Việt Nam, đầu năm 2010, nhu cầu tiêu thụ đường tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế cũng đã khiến giá đường tăng vọt. Thậm chí, có thời điểm, giá đường đã bị đẩy lên 22.000-24.000 đồng/kg. Nhu cầu tiêu dùng đường trong năm nay được dự báo tương đương với năm 2009 nhưng nguồn cung trong nước lại sụt giảm 5.000 tấn. Từ ngày 5/1 đến gần cuối tháng 1, giá đường cát RE bán tại các nhà máy khoảng từ 16.500-17.700 đồng/kg, trong khi giá bán lẻ trên thị trường khoảng từ 20.000-21.000 đồng/kg. Vào thời điểm tháng 3, giá đường trên thị trường giảm nhẹ trong khoảng từ 1.000-2.000 đồng/kg. Từ đó đến tháng 6, giá đường vẫn duy trì ở mức trên. Tính đến giữa tháng 7, lượng đường trong nước còn tồn kho vào khoảng 180.000 tấn. Và cũng từ đầu tháng 7, giá đường lại bắt đầu tăng trở lại. Khảo sát trên thị trường bán lẻ cho thấy, giá đường tinh luyện từ 21.000-23.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 6. Trong hai tháng tiếp theo, giá đường hầu như không có biến động. Tháng 10, trong nước lượng đường tồn kho thấp nên giá đường tinh luyện tại kho nhà máy lên tới 20.000- 20.500 đồng/kg. Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng có lúc lên tới 23.000- 24.000 đồng/kg. Giữa tháng 11, thị trường ghi nhận giá đường liên tục lập kỷ lục, giá đường tinh luyện còn 20.500 đồng/kg, giảm gần 1.000 đồng so với đầu tháng - khi loại đường này có giá 21.400 đồng/kg. Cho đến cuối tháng 11, giá đường đã tăng trở lại, mức giá dao động từ 22.000-23.000 đồng/kg. Gần 1 tuần đầu tháng 12-2010, tuy lượng đường ở mức giá bình ổn của Nhà nước (18.000 đồng/kg) đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng song giá đường bán lẻ tại nhiều chợ vẫn còn đứng ở mức rất cao, từ 23.000-24.000 đồng/kg, thậm chí tại một số vùng sâu, vùng xa của TP giá đường đã từng “đội” lên tới 26.000 đồng/kg. Kỳ I II III IV Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá thị trường (nghìn đồng/kg) 20 21 19 19 19,5 19,5 22,5 23 23 24 23 24 Bảng giá thị trường của mặt hàng đường tinh luyện trong năm 2010 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu : 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung : Trong vài năm gần đây, tiêu thụ đường bình quân/người của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 30-40%. Để đảm bảo nhu cầu ngày một tăng đáng lẽ sản xuất đường cũng phải tăng tương ứng, nhưng thực tế sản lượng đường của Việt Nam lại đang có xu hướng giảm xuống. Trong niên vụ 2009-2010, sản lượng đường chỉ đạt khoảng 916 nghìn tấn và nếu tính cả lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch là 200 nghìn tấn thì Việt Nam vẫn thiếu hụt một lượng đường rất lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau. «Thứ nhất : Giá thành nguyên liệu cao Niên vụ 2009/2010, do xảy ra tình trạng thiếu mía nguyên liệu nên giá mía tăng cao. Vào thời điểm tháng 1/2010, giá mía ở Hậu Giang chỉ vào khoảng 800-1.000 đồng/kg thì đến giữa tháng 3 mức giá này đã tăng lên 1.200-1.250 đồng/kg. Theo tính toán của các nhà máy, chi phí nguyên liệu chiếm tới 60-65% tổng giá thành đường, do vậy, giá mía tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất đường. «Thứ hai : Ảnh hưởng từ lượng cung của thế giới. Giá đường đã có tuần tăng điểm mạnh nhất, xuất phát từ nguyên nhân sự sụt giảm sản lượng tại Brazil và Ấn Độ, hai nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Theo đó, tại khu vực miền Nam của Brazil, khu vực sản xuất đường lớn nhất tại quốc gia này đã giảm sản lượng hơn 18% trong nửa tháng cuối của tháng 11 so với mức sản lượng cùng kỳ năm trước, trong khi đó vụ mùa thu hoạch thông thường sẽ kết thúc trong tháng 12. Năm 2010, theo ước tính của các tổ chức quốc tế, cầu về đường sẽ vượt cung khoảng 6-7 triệu tấn. Sự mất cân bằng này đã đẩy giá đường thế giới tăng. Trong khi đó, VN phải nhập một lượng lớn đường để đảm bảo tiêu dùng. Do vậy, khi giá đường thế giới tăng và lượng cung của thế giới giảm, các doanh nghiệp trong nước phải điều chỉnh lượng đường nhập khẩu. «Thứ ba : Công nghệ chưa phát triển Do công nghệ, máy móc sản xuất, trình độ kỹ thuật của phần lớn các cơ sở, nhà máy sản xuất đường ở nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa phát triển, quy mô nhỏ, công suất trung bình (dưới 3.000 tấn mía/ngày) nên hiệu suất chưa cao, nguồn cung do đó chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. «Thứ tư : Chính sách thuế Nhà nước chưa có nhiều chính sách thuế ưu đãi dành cho mặt hàng đường trong tình hình giá đường biến động dữ dội. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu : «Thứ nhất : Tâm lý người tiêu dùng Lượng cầu tăng đột biến do tâm lý. Do giá đường dao động thất thường nên người dân mua tích trữ vì lo sợ đường còn tăng giá. Cứ vào dịp cuối năm, thị trường tiêu dùng lại lên cơn sốt giá, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, người tiêu dùng năm nay đã tranh thủ mua sắm các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là đường, để dự trù cho thời gian sắp tới. «Thứ hai : Giá của các hàng hóa thay thế Trong khi các hàng hóa thay thế cho đường như Xi-rô Maple, mật ong nguyên chất, mật đường, … không tăng giá nhưng những mặt hàng thay thế đó giá cả đắt đỏ và chúng không có nhiều công dụng như đường. Vì vậy, mặc dù đường tăng giá nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua đường. «Thứ ba : Nhu cầu tiêu dùng tăng Trong vài năm gần đây, tiêu thụ đường bình quân/người của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 30-40%. Cùng với rất nhiều sự kiện lớn và các dịp lễ Tết trong năm 2010 (như 1000 năm Thăng Long HN…), nhu cầu về đường trong chế biến và sản xuất cũng tăng đột biến. 3. Sự can thiệp của Chính phủ : Để bù đắp khoản thiếu hụt sản xuất trong nước, năm 2010, Bộ Công thương đã cấp hạn ngạch nhập khẩu 300.000 tấn đường nhằm đảm bảo cung cầu, ổn định giá cả thị trường Để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp như: bình ổn giá thị trường, tăng cường chống nhập lậu đường, thắt chắt kiểm tra lượng đường tồn kho để tránh tình trạng găm hàng chờ tăng giá... Cụ thể trong tháng 12, Chính phủ đã ban hành mức giá bình ổn là 18.000 đồng/kg tại các siêu thị lớn. Sau nhiều lần họp bàn và tìm kiếm giải pháp, các doanh nghiệp, hiệp hội và các bộ ngành liên quan đã thống nhất giải pháp: trước mắt, các doanh nghiệp trong ngành cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa; đồng thời chuyển đổi hình thức sở hữu để phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Đối với các nhà máy hoạt động kém hiệu quả thì sáp nhập, giải thể hoặc phá sản. Còn các nhà máy đường hoạt động hiệu quả cần quy hoạch vùng trồng mía tập trung, đầu tư loại giống mới có năng suất và chữ đường cao, kết hợp với cải tiến quy trình làm đất và thâm canh chăm sóc mía nguyên liệu. Trên thực tế, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp mía đường hiện nay vẫn là nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Giải pháp trước mắt mà Bộ Nông nghiệp đưa ra là bằng mọi cách phải khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích trồng mía nhằm đáp ứng 80-90% nhu cầu của các nhà máy. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện phân vùng và ký hợp đồng mua mía ngay từ ruộng cho nông dân theo quy định của Chính phủ, tránh tình trạng tranh mua , tranh bán mía nguyên liệu giữa các nhà máy. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có kế hoạch quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí chế biến tận dụng phế liệu sản xuất các sản phẩm sau đường... góp phần hạ giá thành sản phẩm đường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc các doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngay tại ruộng phải đảm bảo được lợi ích cho người trồng mía. Nhà nước sẽ can thiệp hỗ trợ cho nông dân sản xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi khi giá mía biến động theo chiều hướng giảm. Bộ Tài chính cho biết, để góp phần bình ổn giá đường trên thị trường trong thời gian tới, Hiệp hội Mía đường cần nhanh chóng tính toán chặt chẽ cân đối cung - cầu về sản xuất và tiêu thụ đường theo từng vùng theo từng thời điểm cụ thể; nắm sát diễn biến của thị trường trong nước và thế giới từ đó dự báo và đề xuất các giải pháp điều hành thị trường mía đường để trình Chính Phủ xem xét giải quyết. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất và xuất nhập đường.... Về công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, các ban ngành đã thống nhất giải pháp, ngành mía đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, Hải Quan quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhập lậu đường. Cục quản lý thị trường sẽ tổ chức kiểm soát hàng tồn kho, tính toán cân đối cung - cầu lượng đường trong nước để có cơ sở yêu cầu các doanh nghiệp bán đường ra góp phần ổn định thị trường. Theo Bộ Tài chính, để đảm bảo cân đối được cung cầu nhằm bù đắp lượng đường thiếu hụt như số liệu đã cân đối của Hiệp hội, Chính phủ cần tính toán kỹ chủ động cho nhập khẩu đường theo hướng chính ngạch. Tránh tình trạng nhập khẩu một cách tùy tiện, nhập lậu... gây rối thị trường và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng và người chế biến kinh doanh đường. III/ Dự báo cung cầu, giá cả trong năm 2011 : 1. Cân bằng thị trường đường về lượng, về giá trong năm 2011 : - Niên vụ 2010-2011, ngành đường đi vào sản xuất trễ hơn 2 tháng so với kế hoạch vì ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán. Điều này có thể khiến giá đường ngày càng tăng và có thể sẽ thiếu hụt nguồn cung trong thời điểm chuyển vụ mùa tới. - Dự báo nhu cầu đường từ năm 2011 đến năm 2013 sẽ tăng trên 4.5%/năm do tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến (bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm đóng hộp). Trong năm tới, tổng cầu tiêu thụ đường ước tính khoảng 1.3 triệu tấn, trong khi năng lực sản xuất của cả nước chỉ đáp ứng được khoảng 1 triệu tấn. Như vậy trong năm tới nước ta sẽ phải tiếp tục nhập khẩu 300,000 tấn đường để cân bằng cung cầu thị trường. - Ở thời điểm hiện tại thì giá đường trong nước đã giảm nhẹ so với những tháng vừa qua. Tuy nhiên, lượng đường tồn kho, dự trữ tại các nhà máy trong năm nay giảm khá mạnh so với các năm trước trong khi nhu cầu tiêu thụ cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới lại lớn. Như vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu đường, khả năng giá đường trong nước có thể tăng và ổn định ở mức cao trong thời gian tới. Dự báo diễn biến mặt hàng đường năm 2011 sẽ rất phức tạp. - Do các nhà máy đường đã đồng loạt sản xuất cộng với sự cạnh tranh với đường cát Thái Lan nhập lậu qua biên giới Tây Nam tăng mạnh nên thời gian tới giá đường sẽ khó tăng nhưng đồng thời cũng sẽ khó giảm mạnh khi hạn ngạch xuất khẩu chỉ được phân phối “nhỏ giọt”. - Trong tháng 11 vừa qua, các nhà máy sản xuất được 140.000 tấn - 160.000 tấn đường, tháng 12 này có thêm 170.000 tấn - 190.000 tấn đường. Đến tháng 1-2011, tất cả các nhà máy đều hoạt động sẽ sản xuất khoảng 200.000 tấn đường. Trong khi nhu cầu tiêu thụ đường trên thị trường khoảng 110.000 tấn/tháng, riêng tháng Tết tăng lên khoảng 150.000 tấn.Như vậy, nguồn đường cung cấp cho thị trường cuối năm không thiếu. Dự đoán là trong 3 tháng đầu năm 2011, mặc dù vào thời điểm Tết và lượng cung tăng cao nhưng Chính phủ đã cho phép nhập khẩu 300,000 tấn đường cộng với số lượng đường còn trong kho sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ngay cả trường hợp có biến động trong dịp Tết thì giá đường sẽ ổn định từ 23,000 - 24,000 đồng/kg chứ sẽ không tiếp tục tăng cao hơn nữa tránh dẫn đến tình trạng lạm phát. - Sau quý I năm 2011, dự kiến giá thị trường của mặt hàng đường sẽ giảm nhẹ vì những nước lớn nhập khẩu đường (đặc biệt là Ấn Độ và Braxin) đã phục hồi lại sản xuất đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới nên giá đường thế giới sẽ kéo theo giá đường trong nước giảm nhẹ. - Vào đầu quý III thường là thời điểm đường tăng giá vì nguồn cung giảm, lượng đường dự trữ trong kho đã gần hết, chuẩn bị cho một niên vụ sản xuất mới. Giữa quý III, các nhà máy sản xuất bánh Trung thu cần một lượng đường lớn để sản xuất bánh kẹo chuẩn bị cho dịp Tết Trung thu. Vì vậy lượng cầu tăng sẽ có thể kéo theo giá mặt hàng đường tăng. - Niên vụ cao điểm của ngành mía đường thường bắt đầu vào cuối quý III và đầu quý IV, nguồn cung dồi dào và giá đường có thể sẽ giảm mạnh so với mức giá hiện tại nếu điều kiện thời tiết ổn định. - Cuối kỳ IV vào thời điểm cận Tết, lượng cầu tăng đột biến thì giá đường có thể cao hơn các tháng trong năm nhưng chỉ ở mức nhẹ không đáng kể. Dựa vào những thông tin trên thì có thể dự báo giá cân bằng trên thị trường trong các tháng năm 2011 như sau: KỲ I : Tháng 1 : 24.000 đồng/kg Tháng 2 : 23.500 đồng/kg Tháng 3 : 23.000 đồng/kg KỲ II : Tháng 4 : 22.000 đồng/kg Tháng 5 : 21.000 đồng/kg Tháng 6 : 19.500 đồng/kg KỲ III : Tháng 7 : 20.500 đồng/kg Tháng 8 : 22.000 đồng/kg Tháng 9 : 21.500 đồng/kg KỲ IV : Tháng 10: 20.000 đồng/kg Tháng 11: 19.500 đồng/kg Tháng 12: 21.000 đồng/kg Kỳ I II III IV Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá thị trường (nghìn đồng/kg) 24 23.5 23 22 21 19.5 20.5 22 21.5 20 19.5 21 Bảng dự báo giá cân bằng của mặt hàng đường tinh luyện trong năm 2011 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu : 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung : - Vào cuối tháng 12, gần 40 nhà máy mía đường trên toàn quốc sẽ đi vào sản xuất cho niên vụ 2010-2011, phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng các tháng cận Tết. Khi đó, sản lượng mỗi tháng có thể đạt từ 150.000-200.000 tấn trong khi lượng tiêu thụ chỉ vào khoảng 100.000 tấn/tháng. Do đó, trong những tháng đầu năm 2011 nguồn cung đường khá dồi dào. - Ngoài ra, lúc đó thị trường đường thế giới cũng sẽ bớt căng thẳng khi Thái Lan cũng chính thức vào vụ ép mía. Do vậy, lượng nhập khẩu đường vào nước ta sẽ cao hơn so với năm 2010, nguồn cung đường sẽ “dễ thở hơn”. - Tuy nhiên, do niên vụ sản xuất này bắt đầu muộn hơn 2 tháng so với thông thường vì ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán, nên sản lượng của toàn ngành dự kiến đạt chỉ khoảng 1 triệu tấn, thiếu hụt khoảng 200.000-250.000 tấn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Điều này có thể khiến nguồn cung bị thiếu hụt vào thời điểm chuyển vụ mùa tới. - Hơn nữa, chúng ta chưa chủ động được vùng nguyên liệu. Số liệu tổng kết từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và từ các công ty đường cho thấy, diện tích trồng mía tập trung để cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các nhà máy đường vụ ép 2010-2011 của cả nước là khoảng 250.800 ha, chỉ tăng 3.4 % so với vụ ép trước. Tuy nhiên đợt hạn hán vừa rồi đã khiến mía ở miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề nên sản lượng mía thu hoạch tới đây sẽ có nguy cơ thấp. Điều này dẫn đến việc ngành công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nặng nề. Thêm vào đó, giá ngũ cốc tăng trong hai năm qua nên người nông dân ưu tiên sản xuất loại lương thực thay vì trồng mía. - Các nhà máy đang hoạt động ngày càng thấp dưới công suất thiết kế, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất chế biến thấp, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung đường trong nước. - Hai vụ mùa mía đường liên tiếp bị thất bát ở Braxin và Ấn Độ - hai nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới đã gây ra sự mất cân bằng trên thị trường thế giới và dẫn đến việc lượng đường dự trữ xuống đến mức thấp nhất còn giá bị đẩy lên mức cao nhất. Các chuyên gia mía đường nhận định cho dù vụ mùa 2010-2011 bội thu thì chỉ góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu chứ chưa thể đủ để bổ sung kho dự trữ đã cạn kiệt. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu : - Cùng với nhu cầu đường tăng thêm của các hộ gia đình, các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam theo dự báo trong năm 2011 cũng tăng lên, trong đó ngành bánh kẹo tăng trưởng khoảng 28%, thực phẩm đóng hộp tăng trưởng khoảng 37%, ngành đồ uống cũng được dự báo có mức tăng trưởng rất cao trong cùng giai đoạn. Như vậy, nhu cầu đường của Việt Nam trong năm tới sẽ tăng trên 4,5%. 3. Sự can thiệp của Chính phủ : Vì đầu quý I, giá đường còn ở mức quá cao, vì vậy Chính Phủ sẽ đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ người tiêu dùng như bình ổn giá đường như năm 2010, quy định hạn ngạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho người nông dân để nâng cao năng suất và chất lượng mía. Đưa ra các biện pháp chống đầu cơ, tích trữ, chống nhập lậu để hạn chế nguồn nhập lậu từ bên ngoài vào để đảm bảo cung – cầu trong nước. Tiếp tục có những chính sách bảo hộ những doanh nghiệp mía đường trong nước. KẾT LUẬN Sự biến động của thị trường là điều mà bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải đối mặt. Từng sản phẩm tung ra trên thị trường đều chịu những tác động từ nhiều phía làm biến đổi sự cân bằng về lượng cung và lượng cầu. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thị trường đường hiện nay, chúng ta có thể thấy được sự biến động của sản phẩm đường trong vòng một năm đã chịu tác động từ nhiều phía. Giá đường đã dao động lên xuống là do các tác nhân từ nhiều phía như giá nguyên liệu tăng, thị hiếu khách hàng... Điều đó bắt buộc Chính phủ phải có sự can thiệp kịp thời. Dựa trên những cơ sở về quá trình phân tích chúng tôi cũng đã có những dự đoán về sự biến dộng của giá đường trong năm tới. Điều quan trọng là nhà nước phải có những biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời, sự điều chỉnh về quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, xí nghiệp và phụ thuộc vào những vụ mùa từ nguồn cung cấp nguyên liệu. Hi vọng trong năm tới sản phẩm đường - một hàng hóa phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ có được sự cân bằng trong lượng cung cầu và có mức giá hợp lý ổn định, phù hợp với lượng tiêu dùng của khách hàng. Tài liệu kham khảo: 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Phân tích sản lượng đường tinh luyện trong năm 2010 và dự báo trong năm 2011.doc
Tài liệu liên quan