Tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen: TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
2009
TẬP THỂ CHỈ ĐẠO
Th.S Lê Thanh Bình
Th.S Phùng Văn Vui
Th.S Dương Thanh An
NHÓM BIÊN SOẠN
Th.S Hoàng Thị Thanh Nhàn
Th.S Nguyễn Xuân Dũng
TS. Lê Thị Thu Hiền
Th.S Nguyễn Đặng Thu Cúc
KS. Ngô Xuân Quý
Th.S Tạ Thị Kiều Anh
CN. Phan Bình Minh
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
BảNG CHữ VIếT TắT 7
1. SINH VẬT BIếN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC 8
1.1 Sinh vật biến đổi gen..........................................................8
1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen.............10
a) An toàn sinh học...............................................................10
b) Quản lý sinh vật biến đổi gen...........................................12
1.3 Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen...........................14
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO 17
2.1 Mục tiêu, phạm vi và tiêu chí đánh giá rủi ro...................17
2.2 Quy trình...
60 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
2009
TẬP THỂ CHỈ ĐẠO
Th.S Lê Thanh Bình
Th.S Phùng Văn Vui
Th.S Dương Thanh An
NHÓM BIÊN SOẠN
Th.S Hoàng Thị Thanh Nhàn
Th.S Nguyễn Xuân Dũng
TS. Lê Thị Thu Hiền
Th.S Nguyễn Đặng Thu Cúc
KS. Ngô Xuân Quý
Th.S Tạ Thị Kiều Anh
CN. Phan Bình Minh
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
BảNG CHữ VIếT TắT 7
1. SINH VẬT BIếN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC 8
1.1 Sinh vật biến đổi gen..........................................................8
1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen.............10
a) An toàn sinh học...............................................................10
b) Quản lý sinh vật biến đổi gen...........................................12
1.3 Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen...........................14
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO 17
2.1 Mục tiêu, phạm vi và tiêu chí đánh giá rủi ro...................17
2.2 Quy trình đánh giá rủi ro..................................................22
Xác định nguy cơ................................................................22
Hậu quả..............................................................................26
Khả năng xảy ra.................................................................28
Bằng chứng.........................................................................30
Ước lượng rủi ro.................................................................33
2.3 Các vấn đề khác liên quan đến đánh giá rủi ro.................35
So sánh tương đương..........................................................35
Đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng...36
Sự không chắc chắn............................................................38
3. QUảN LÝ RỦI RO 42
3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro..........42
3.2 Kế hoạch quản lý rủi ro....................................................44
3.3 Quá trình ra quyết định phóng thích GMO vào môi trường..48
3.4 Các biện pháp quản lý rủi ro.............................................51
3.5 Giám sát sự tuân thủ và kiểm soát chất lượng..................51
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen4
Giám sát sự tuân thủ...........................................................51
Kiểm soát chất lượng..........................................................53
4. TRAO ĐỔI THÔNG TIN RỦI RO 55
4.1 Nhận thức về rủi ro...........................................................55
4.2 Mục tiêu của trao đổi thông tin rủi ro...............................56
4.3 Các cách trao đổi thông tin rủi ro.....................................57
TÀI LIệU THAM KHảO CHíNH 59
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 5
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm của sinh vật biến đổi gen ngày càng trở nên quan trọng và
cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ sinh học hiện đại
ngày càng được ứng dụng rộng rãi với những sản phẩm thương
mại tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, sau khi
chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Cartagena
về an toàn sinh học năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã và đang
triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố bộ máy quản lý và
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý an toàn sinh
học; cụ thể, năm 2009, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng “Nghị định của Chính phủ về an toàn sinh học
đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm
của sinh vật biến đổi gen”. Theo đó, các hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, khảo nghiệm, sản xuất, kinh
doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh vật biến
đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi
gen đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Nhằm hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền quốc gia về quản lý
an toàn sinh học trong quá trình xem xét các hồ sơ đăng ký xin
cấp giấy chứng nhận/ xác nhận đối với các hoạt động liên quan
đến sinh vật biến đổi gen, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Tổng
cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với
các chuyên gia của các Bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu... biên
soạn tài liệu ‘‘Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen” nhằm
giới thiệu các nội dung cơ bản của phân tích rủi ro, các vấn đề
và yếu tố ảnh hưởng cần xem xét trong quá trình thẩm định hồ
sơ đăng ký. Ngoài ra, đây cũng là cuốn tài liệu tham khảo nhằm
hướng dẫn các đối tượng có hoạt động liên quan đến sinh vật
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen6
biến đổi gen trong quá trình xây dựng và thiết kế báo cáo đánh
giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng
sinh học và sức khỏe con người.
Cuốn tài liệu ‘‘Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen“
là cuốn số 3 trong bộ ba cuốn tài liệu được xây dựng nhằm
mục đích tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về an
toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen do Cục Bảo tồn đa
dạng sinh học biên tập và phát hành. Trong quá trình biên soạn
cuốn tài liệu này, Ban biên tập có sử dụng cuốn tài liệu Khung
phân tích rủi ro (2009) của Australia để giới thiệu và bình luận
về cách tiếp cận trong đánh giá, quản lý và trao đổi thông tin
rủi ro của sinh vật biến đổi gen, cũng như những tiến bộ trong
phương pháp luận phân tích rủi ro.
Trong quá trình biên soạn, Ban biên tập không thể tránh
khỏi những thiếu sót và rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn ở các lần xuất
bản sau.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của Quý
độc giả./.
BAN BIÊN TẬP
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 7
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AIA: Advance Informed Agreement Thủ tục Thỏa thuận Thông báo trước
BCH: Biosafety Clearing House
Trung tâm Trao đổi Thông tin về
An toàn sinh học
CBD: Convention on Biological Diversity Công ước Đa dạng sinh học
CPB: Cartagena Protocol on Biosafety
Nghị định thư Cartagena về An toàn
sinh học
DNA: Acid deoxyribonucleic Phân tử axít nu-clê-ic
GMC: Genetically modified crop Cây trồng biến đổi gen
GMO: Genetically modified organism Sinh vật biến đổi gen
LMO: Living Modified Organisms Sinh vật sống biến đổi gen
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen8
1. SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC
1.1 Sinh vật biến đổi gen
Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học hiện đại với
các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ DNA tái tổ hợp đã và
đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi. Mức
độ nghiên cứu và thương mại sinh vật biến đổi gen (Genetically
Modified Organisms – GMO), một trong những loại sản phẩm
chính của công nghệ sinh học hiện đại, đã phát triển rất mạnh
và tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng ở quy mô toàn cầu đặc biệt
là cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crops – GMC).
Các quốc gia đã và đang tham gia tích cực vào lĩnh vực nghiên
cứu và thương mại cây trồng biến đổi gen trải khắp Bắc Mỹ, Mỹ
Latin, châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Phi, trong đó dẫn đầu
là Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Ấn Độ, Canada và Trung Quốc.
Hàng năm, trên thế giới số lượng nông dân tham gia canh tác
cây trồng biến đổi gen và diện tích đất gieo trồng cây trồng biến
đổi gen đã không ngừng tăng lên.
Công nghệ DNA tái tổ hợp đã góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu của đời
sống xã hội. Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng phát triển to
lớn, GMO cũng dẫn đến những tranh luận về nguy cơ rủi ro
đối với sức khỏe con người và môi trường cũng như các vấn
đề kinh tế – xã hội khác. Nhìn chung, tranh luận về công nghệ
DNA tái tổ hợp và sản phẩm của chúng thường xoay quanh các
nguy cơ rủi ro và lợi ích do chúng đem lại.
Các đối tượng ủng hộ cho rằng việc ứng dụng công nghệ
DNA tái tổ hợp để tạo ra các GMO nói chung và cây trồng biến
đổi gen nói riêng có thể góp phần tăng năng suất và chất lượng
thực phẩm, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 9
con người; Cung cấp nguồn năng lượng thay thế trong tương
lai; Sản xuất các sản phẩm thương mại như các loại dầu, dược
phẩm, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, sợi sinh học tổng hợp, phân
bón và phụ gia; Tăng hiệu quả và lợi nhuận thu được từ các
hoạt động nông, công nghiệp; Giảm nhu cầu sử dụng đất nông
nghiệp và qua đó làm giảm áp lực chuyển đổi đất lâm nghiệp
và các khu vực đa dạng sinh học quan trọng khác thành đất
nông nghiệp; Giảm ô nhiễm môi trường nhờ đưa vào ứng dụng
các cây trồng có khả năng tự kháng sâu bệnh... Ngược lại, các
đối tượng chỉ trích cho rằng hiện nay chưa có đủ thông tin để
khẳng định sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng
biến đổi gen không mang độc tố hay chứa chất gây dị ứng;
Việc giải phóng GMO ra môi trường có thể gây ảnh hưởng đến
môi trường và đa dạng sinh học, ví dụ khả năng xâm lấn hoặc
cạnh tranh của cây trồng biến đổi gen; Nguy cơ chuyển các vật
liệu di truyền tái tổ hợp (và các đặc tính liên quan) vào các sinh
vật khác; Nguy cơ ảnh hưởng đến các loài sinh vật không cần
diệt; ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, ví dụ việc loại bỏ các
cây trồng truyền thống và gây đình trệ hệ thống nông trại quy
mô nhỏ đang thịnh hành ở các nước đang phát triển... Trong
nhiều trường hợp, các tranh luận ở trên đã được giải đáp thông
qua những bằng chứng khoa học. Ví dụ, gen kháng kháng sinh
nptII dùng trong chọn lọc các thể tái tổ hợp đã được nghiên
cứu chứng minh độ an toàn và được Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S Food and Drug Administration –
FDA) chấp thuận.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, song song với những ứng dụng
GMO, vấn đề quản lý những ứng dụng của công nghệ DNA tái
tổ hợp và GMO là vấn đề được quan tâm của rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng khung quản lý GMO
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen10
hoàn toàn không đơn giản và khó khăn chính là làm sao cân
bằng giữa lợi ích to lớn mà công nghệ có thể đem lại và đảm
bảo an toàn cho con người và môi trường. Những trở ngại này
được giải quyết nhờ những nỗ lực lớn của mỗi quốc gia và sự
hợp tác quốc tế hiệu quả.
1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen
a) An toàn sinh học
Cũng như các công nghệ mới có lịch sử sử dụng tương đối
ngắn, việc xác định và quản lý các rủi ro có nguồn gốc từ công
nghệ sinh học hiện đại là hết sức cần thiết để bảo vệ an toàn
cho con người và môi trường. An toàn sinh học có thể được
hiểu theo nghĩa rộng là đảm bảo an toàn trong các lĩnh vực hoạt
động có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ sinh học. Theo
nghĩa hẹp, an toàn sinh học chỉ liên quan đến GMO - sản phẩm
của công nghệ DNA tái tổ hợp.
Hiện nay, ở quy mô toàn cầu, các thỏa thuận quốc tế liên
quan đến an toàn sinh học bao gồm Công ước Đa dạng sinh
học (Conventional on Biodiversity – CBD) và Nghị định
thư Cartagena về An toàn sinh học (Cartagena Protocol on
Biosafety - CPB).
Công ước Đa dạng sinh học
Công ước Đa dạng sinh học được hoàn thiện tại Nairobi
vào tháng 5/1992 và được đưa ra cho các quốc gia xem xét ký
kết trong Hội nghị của Liên hợp Quốc về Môi trường và Phát
triển tại Rio de Janeiro ngày 5/6/1992. Hiện nay, Công ước là
công cụ quốc tế chính được dùng để giải quyết các vấn đề liên
quan đến đa dạng sinh học nhằm thực hiện ba mục tiêu chính:
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học; (2) Sử dụng bền vững tài nguyên
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 11
thiên nhiên; (3) Chia sẻ lợi ích công bằng và bình đẳng các lợi
ích của việc sử dụng tài nguyên di truyền. Trong Công ước,
công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học chính là những
vấn đề quan trọng được đề cập tới.
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học
Tại cuộc họp lần thứ hai được tổ chức tháng 11/1995, Hội
nghị các bên tham gia Công ước đã thành lập nhóm công tác
Ad-hoc mở rộng về An toàn sinh học để xây dựng dự thảo Nghị
định thư về An toàn sinh học, tập trung chủ yếu vào quản lý vận
chuyển xuyên biên giới các sinh vật sống biến đổi gen sống
(Living Modified Organisms - LMO) tạo ra từ công nghệ sinh
học hiện đại, có thể tác động tiêu cực đến bảo tồn và sử dụng
bền vững đa dạng sinh học. Nội dung quy định của Nghị định
thư Cartagena về an toàn sinh học tập trung điều chỉnh các quy
định liên quan đến sinh vật biến đổi gen tồn tại ở dạng sống
thay vì GMO nói chung – sinh vật biến đổi gen có thể tồn tại
ở dạng sống hay không sống. Mặc dù đều là những sinh vật có
mang vật liệu di truyền tái tổ hợp, nhưng không phải mọi GMO
đều là LMO, trong khi tất cả LMO đều là GMO.
Sau vài năm thương lượng, Nghị định thư này, với tên gọi
là Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học của Công
ước Đa dạng sinh học, đã được hoàn thiện và thông qua tại
Montreal, Canada ngày 29/1/2000 trong cuộc họp giữa các bên
tham gia Công ước. Ngày 11 tháng 9 năm 2003, Nghị định thư
chính thức có hiệu lực và trở thành một hiệp ước quốc tế về
môi trường có tính ràng buộc về pháp lý nhằm góp phần đảm
bảo mức độ bảo vệ thỏa đáng trong quá trình vận chuyển, quá
cảnh, xử lý và sử dụng an toàn tất cả LMO tạo ra từ công nghệ
sinh học có thể có các tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen12
bền vững đa dạng sinh học, đồng thời quan ngại đến các rủi
ro đối với sức khỏe con người và chú trọng đặc biệt đến vận
chuyển xuyên biên giới.
Trong Nghị định thư, các nhóm LMO khác nhau được quản
lý bao gồm: LMO chủ định giải phóng vào môi trường của Bên
tham gia nhập khẩu phải tuân theo thủ tục Thỏa thuận Thông
báo trước (Advance Informed Agreement – AIA) (ví dụ: đối với
các giống dự kiến gieo trồng); LMO sử dụng trực tiếp làm thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi hay cho chế biến (ví dụ: các giống đậu
tương sử dụng làm thực phẩm); LMO để sử dụng có kiểm soát
trong phòng thí nghiệm và nhà kính. Nghị định thư đã đưa ra
các quy trình thông báo và phê chuẩn nhằm quản lý các nhóm
LMO này, trong đó yêu cầu bắt buộc đối với Bên tham gia xuất
khẩu phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền ở Bên tham
gia nhập khẩu trước khi vận chuyển LMO xuyên biên giới. Bên
tham gia nhập khẩu phải được cung cấp các thông tin cần thiết
(thông tin chi tiết về LMO, các đánh giá rủi ro trước đó của
LMO và tình trạng quản lý ở quốc gia xuất khẩu) để có thể đưa
ra quyết định. Ngoài ra, nhằm bảo đảm tính hiệu quả, Nghị định
thư cũng có một số điều khoản “hỗ trợ” bao gồm: xây dựng
năng lực, nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng, cơ
chế trao đổi thông tin thông qua Trung tâm Trao đổi Thông tin
về An toàn sinh học (Biosafety Clearing House - BCH) cùng
một số cơ chế tài chính. Các Bên tham gia có thể áp dụng các
quy định quốc gia đối với LMO với điều kiện các mục tiêu
không trái với mục tiêu của Nghị định thư.
b) Quản lý sinh vật biến đổi gen
Ở cấp quốc gia, bên cạnh một vài nước sử dụng các quy
định hiện có để quản lý việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 13
và giải phóng GMO ra môi trường, thì rất nhiều nước đã ban
hành các văn bản pháp luật mới. Các quyết định cấp phép của
cơ quan có thẩm quyền ở mỗi quốc gia đối với những hoạt động
liên quan đến GMO thường được dựa trên kết quả đánh giá
rủi ro và kế hoạch quản lý rủi ro. Tuy nhiên, giữa các quốc gia
không tồn tại một mô hình phân tích rủi ro chung. Trong khuôn
khổ cuốn tài liệu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu cách tiếp cận
và khung phân tích rủi ro sinh vật biến đổi gen của Australia.
Khung phân tích rủi ro của Australia, ban hành từ năm 2002 và
điều chỉnh tái bản nhiều lần (lần gần đây nhất là năm 2009),
được xây dựng nhằm thực hiện các quy định pháp luật về công
nghệ gen tại quốc gia này. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý sinh
vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng, Luật pháp Australia
quy định áp dụng phân tích rủi ro trong quá trình ra quyết định
thông qua việc chuẩn bị một kế hoạch đánh giá và phân tích rủi
ro đối với sinh vật biến đổi gen.
Về cơ bản, quy trình phân tích rủi ro của Australia được xây
dựng dựa trên khung tiêu chuẩn chung của quốc tế, bao gồm
các nội dung chính sau: (1) Mô tả bối cảnh của nguy cơ; (2)
Xác định nguy cơ; (3) Đánh giá hậu quả và khả năng xảy ra đối
với các nguy cơ đã được xác định; và (4) Quản lý rủi ro nhằm
hạn chế các nguy cơ đã được xác định, có cân nhắc tới các
biện pháp quản lý và việc ra quyết định. Như vậy, việc áp dụng
phương pháp tiếp cận trong quản lý GMO của Australia cùng
với hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh với nhiều
văn bản hướng dẫn và hệ thống quản lý đồng bộ sẽ thuận lợi
cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật hiện có và củng cố hệ thống quản lý về an
toàn sinh học tại Việt Nam.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen14
1.3 Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen
Phân tích rủi ro được xem là một quy trình tổng thể đánh giá
rủi ro, quản lý rủi ro và trao đổi thông tin rủi ro.
Đánh giá rủi ro
Thông tin rủi ro Quản lý rủi ro
Hình 1. Mô hình phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen
Đánh giá rủi ro nhằm xác định và đánh giá mọi rủi ro tiềm
ẩn trực tiếp và gián tiếp, ngắn, trung và dài hạn của GMO hoặc
sản phẩm của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường,
dự đoán khả năng rủi ro sẽ xảy ra và ước lượng mức độ thiệt hại
có thể có nếu rủi ro xảy ra.
Quản lý rủi ro đánh giá những rủi ro tiềm ẩn đã xác định của
GMO hoặc sản phẩm của GMO cần quản lý, rồi lựa chọn và
thực thi các kế hoạch hoặc hành động bắt buộc để đảm bảo các
rủi ro này được kiểm soát, giảm hoặc giảm nhẹ tới một mức độ
được cơ quan quản lý của quốc gia chấp nhận. Quản lý rủi ro
được coi là quy trình tổng thể của ước lượng rủi ro, xử lý rủi ro
và quyết định quản lý các tác động bất lợi tiềm ẩn. Quản lý rủi
ro là công cụ chính được các cơ quan quản lý sử dụng để quản
lý các hoạt động liên quan đến GMO.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 15
Trao đổi thông tin rủi ro liên quan đến việc trao đổi, tác
động lẫn nhau giữa các đối tượng liên quan cùng các cơ quan
quản lý. Trao đổi thông tin rủi ro bao gồm các quy trình và cách
thức trao đổi, hỏi ý kiến các nhóm đối tượng về các rủi ro, đặc
biệt là các rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường của
GMO và sản phẩm của chúng. Cả ba nhân tố này có tác động
vào quy trình phân tích rủi ro tổng thể. Các quyết định của cơ
quan quản lý về việc có cấp phép hay không đối với một số
hoạt động liên quan đến GMO được dựa trên quy trình phân
tích rủi ro nghiêm ngặt, trong đó tập trung vào các bằng chứng
khoa học và tư vấn sâu rộng của các chuyên gia.
Các bước cơ bản trong quy trình phân tích rủi ro đối với mỗi
hồ sơ xin đăng ký cấp phép cho một hoạt động liên quan đến
GMO được trình bày trên Hình 2. Bối cảnh rủi ro của hoạt động
dự kiến xác định phạm vi và giới hạn phân tích rủi ro, tiêu chí
và cơ sở để đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro bao gồm đánh giá
các nguy cơ, khả năng xảy ra và hậu quả để ước lượng rủi ro.
Quản lý rủi ro bao gồm việc xác định các rủi ro phải quản lý,
đề xuất các phương án để quản lý các rủi ro đó và sau đó là lựa
chọn các phương án thích hợp nhất. Quyết định cấp phép do cơ
quan quản lý đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro, quản lý rủi
ro và trao đổi thông tin rủi ro cùng các ý kiến đóng góp tư vấn
của các nhóm đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, kiểm soát chất
lượng thông qua các thẩm định và giám sát cũng góp phần đảm
bảo các rủi ro được quản lý khi hoạt động được cấp phép.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen16
Hình 2. Quy trình phân tích rủi ro đối với các hồ sơ xin cấp phép
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 17
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
2.1 Mục tiêu, phạm vi và tiêu chí đánh giá rủi ro
Rủi ro được xem là khả năng xảy ra một tác động không
mong muốn. Đánh giá rủi ro là một quy trình tổng thể xác định
các nguồn nguy cơ (hazard) tiềm ẩn và đánh giá về tính nghiêm
trọng (hậu quả - consequences) và khả năng (likelihood) có thể
xảy ra bất kỳ tác động bất lợi nào đối với sức khỏe con người
và môi trường. Các đánh giá về nguy cơ, hậu quả và khả năng
là cơ sở để ước lượng rủi ro. Ước lượng rủi ro có thể được phân
ra theo các cấp độ: không đáng kể, thấp, trung bình hoặc cao.
Vì vậy, sự không chắc chắn trong việc xác định hậu quả và khả
năng có thể xảy ra của từng rủi ro tiềm ẩn sẽ tác động đến ước
lượng rủi ro.
Hình 3. Các cân nhắc khi đánh giá rủi ro
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen18
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sinh vật biến đổi gen,
đánh giá rủi ro có thể bao gồm đánh giá rủi ro đối với sức khỏe
con người hoặc đánh giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng
sinh học. Thông thường, đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con
người được tiến hành trên cơ sở xác định các nguy cơ, đánh giá
phản ứng liều lượng và đánh giá phơi nhiễm, từ đó mô tả đặc
điểm của rủi ro. Các thông tin thường được thu thập từ các lĩnh
vực như độc học, dịch tễ học và nghiên cứu phơi nhiễm. Đánh
giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học, mặt khác,
cần được tiến hành không chỉ đối với các cá thể và quẩn thể
thuộc loài mà còn cần đánh giá tương tác với và giữa các loài
trong hệ sinh thái. Đó cũng có thể là tác hại tiềm ẩn đối với môi
trường vô sinh. Các thông tin có thể thu nhận từ các nghiên cứu
về thực vật học, động vật học, côn trùng học, nấm học, vi sinh
vật học, hóa sinh học, di truyền quần thể, nông học, cỏ dại, sinh
thái học, hóa học, địa chất học và các kiến thức về các chu kỳ
sinh học.
Tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể được sử dụng nhằm tìm câu
trả lời cho các câu hỏi: Cái gì có thể xảy ra? Rủi ro có thể xảy ra
như thế nào? Khả năng tác động bất lợi xảy ra? Tác động bất lợi
có nghiêm trọng? Mức độ rủi ro là gì? (Xem hình 3). Các rủi ro
được cân nhắc trong bối cảnh của hoạt động liên quan đến GMO
dự kiến và được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, ví
dụ, khi thử nghiệm đồng ruộng, quy mô giải phóng GMO được
giới hạn cả về không gian và thời gian, nhưng khi giải phóng ra
môi trường tự nhiên, quy mô không giới hạn và vì vậy, cần cân
nhắc nhiều môi trường và hệ sinh thái trong đánh giá rủi ro. Các
thông tin khoa học và kỹ thuật để trả lời các câu hỏi trên, cũng
như những cân nhắc về sự không chắc chắn, đặc biệt về kiến thức,
xuất hiện trong rất nhiều bước của quy trình đánh giá rủi ro.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 19
Trên thực tế, quy trình đánh giá rủi ro thường lặp đi lặp lại
do thông tin tiếp tục được cập nhật (như thông tin cần cung cấp
trong hồ sơ đăng ký cấp phép, tư vấn của chuyên gia, công trình
mới được công bố) và các tiêu chí đánh giá hậu quả được xây
dựng chi tiết hơn khi nhiều rủi ro được nhận dạng… Ví dụ, tư
vấn từ các nhóm đối tượng về đánh giá rủi ro có thể phát hiện
thêm các rủi ro hoặc cung cấp thêm các thông tin liên quan cho
phép ước lượng mức độ của một rủi ro đã được xác định. Kết
quả của quy trình đánh giá rủi ro được sử dụng để chuẩn bị kế
hoạch quản lý rủi ro.
Các vấn đề thường được cân nhắc khi chuẩn bị đánh giá
rủi ro, bao gồm:
a) Các đánh giá trước đó;
b) Khả năng GMO gây hại đối với con người và các sinh
vật khác;
c) Khả năng GMO có tác động bất lợi đến các hệ sinh thái;
d) Quá trình chuyển vật liệu di truyền sang sinh vật khác;
e) Sự phát tán hoặc bền vững của GMO trong môi trường;
f) Xu thế cạnh tranh của GMO trong môi trường;
g) GMO có độc tố, chất gây dị ứng hoặc là mầm bệnh đối
với các sinh vật khác hay không?
Bảng 1 liệt kê các loại tác động bất lợi có khả năng phát
sinh từ GMO và các tiêu chí có thể sử dụng để xác định các tác
động đó. Nhiều tiêu chí hỗ trợ việc cân nhắc xác định tác động
nào có thể là tác động bất lợi được đưa ra trong các hướng dẫn
quốc tế.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen20
Bảng 1. Một số tiêu chí xác định tác động bất lợi đối với
sức khỏe con người và môi trường của GMO
TT Các tác động bất lợi Một số tiêu chí để xác định
1
Đối với sức khỏe con người: độc
tính (trong đó có các tác động
cấp tính như sự kích ứng, mẫn
cảm và các tác động lâu dài như
đột biến di truyền), chất gây ung
thư, biến dị di truyền, gây dị ứng,
mầm bệnh, các tác động đến nội
tiết và sinh sản
Hóa sinh, lý sinh, các biến dị
di truyền; tần suất và độ tuổi bị
bệnh; tần suất lây nhiễm; tỷ số
tuổi/cân nặng; tỷ lệ tử vong
2 Đối với các loài được bảo vệ
Số lượng và mật độ; các khu vực
xuất hiện; tỷ lệ tử vong; tần suất
và độ tuổi bị bệnh; khả năng sống
sót, sinh sản, tỷ số tuổi/cân nặng
3 Đối với các loài không phải là
loài đích
Sự mắc bệnh trong quần thể; sự
đa dạng
4
Đối với đa dạng loài hoặc đa
dạng di truyền trong loài
Sự có mặt và đa dạng của loài
5
Tạo ra một loài cỏ dại mới, sâu
hại hoặc mầm bệnh
Sự xuất hiện và các đặc tính sinh
học, ví dụ, khả năng xâm chiếm
hoặc khả năng trở thành mầm bệnh
6
Làm tăng các tác động bất lợi
của một loài cỏ dại, sâu hại hoặc
mầm bệnh hiện có
Sự xuất hiện trong môi trường
mới, quần thể mới hoặc loài chủ;
Mức độ/ tần suất của sự tấn công
hoặc xâm lấn; cường độ của triệu
chứng bệnh; sự đa dạng của loài
trong khu vực nơi phát sinh cỏ
dại, sâu hại hoặc mầm bệnh
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 21
7
Các tác động phá vỡ hệ sinh thái
và sinh học (trong đó có các thay
đổi nhất thời và bền vững)
Sự đa dạng của loài; các chỉ số đa
dạng; quy mô và khu vực; các chỉ
số về chuỗi thức ăn
8
Phá vỡ các hệ sinh thái hiếm,
đang bị đe dọa hoặc có giá trị
cao (ví dụ, các môi trường biển
và núi cao, các dải san hô ngầm
và đầm lầy)
Quy mô và khu vực; sự đa dạng
của loài
Tiêu chí chung để xác định tác động bất lợi đối với sức khỏe
con người và môi trường liệt kê trong Bảng 1 chỉ nhằm mục
đích minh họa, có thể không đầy đủ và không phải là yêu cầu
bắt buộc cho các đánh giá rủi ro. Không có một danh mục các
tiêu chí chung nào đủ cho mọi trường hợp. Thông tin trong
Bảng 1 có thể được sử dụng như là điểm khởi đầu để cân nhắc
cách thức đánh giá tác hại và mô tả các loại dữ liệu có thể được
sử dụng làm bằng chứng đo các tác động bất lợi tiềm ẩn. Mặc
dù vậy, cần phân biệt giữa các tác động bất lợi và sự thay đổi
tự nhiên do bản chất biến thiên của các hệ sinh thái. Trên thực
tế, do có rất nhiều loại GMO được tạo ra tùy thuộc vào mục
đích sử dụng và đặc tính của GMO cũng như các hoạt động liên
quan và điều kiện quản lý cũng khác biệt đối với từng trường
hợp. Chính vì vậy, không thể xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá
rủi ro “phù hợp cho tất cả”. Cơ quan quản lý thường áp dụng
cách tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể để xác định các rủi
ro cần quản lý.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen22
2.2 Quy trình đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một quy trình nghiêm ngặt (Hình 3) và
bao gồm các bước: xác định nguy cơ có thể dẫn đến các tác
động bất lợi, đánh giá hậu quả và khả năng xảy ra, xem xét
các bằng chứng và ước lượng rủi ro. Tuy nhiên, các đánh giá
hậu quả và khả năng xảy ra thường được xem xét phối hợp với
nhau khi tìm hiểu con đường từ nguy cơ dẫn đến tác động bất
lợi tiềm ẩn.
Xác định nguy cơ
Bước quan trọng của đánh giá rủi ro là xác định tất cả các
nguy cơ có thể có trong một hoạt động với một GMO cụ thể.
Các nguy cơ chưa được xác định có thể gây nguy hại đối với
sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, cần tiếp cận mọi
khía cạnh để đảm bảo nhiều loại nguy cơ được xác định.
Nguy cơ cần được phân biệt với tác động bất lợi và rủi ro.
Một nguy cơ là nguồn tác động bất lợi tiềm ẩn và chỉ trở thành
rủi ro khi một số thay đổi làm cho tác động đó xảy ra trên thực
tế. Ví dụ, nguy cơ phát sinh bệnh nguy hiểm chỉ trở thành một
rủi ro nếu có sự phơi nhiễm với sinh vật gây ra bệnh đó. Tác
động bất lợi chỉ phát sinh nếu sự lây nhiễm xảy ra. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, việc phân biệt này không đơn giản.
Các nguy cơ có thể được xem xét từ cao xuống thấp, có
nghĩa là, các tác động bất lợi tiềm ẩn được xác định trước.
Nguy cơ cũng có thể được xem xét từ dưới lên, có nghĩa là, các
đặc điểm sinh học, hóa học, cá thể… được tìm hiểu trước và từ
đó xác định các tác động bất lợi tiềm ẩn.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 23
Để xác định các nguy cơ, các góc độ sau thường được cân nhắc:
a) Sự thay đổi hóa sinh;
b) Sự thay đổi lý sinh;
c) Sự thay đổi không mong muốn liên quan đến biểu hiện gen;
d) Tạo ra chất độc đối với người;
e) Tạo ra chất gây dị ứng cho người;
f) Sống sót và bền vững không cần gieo trồng;
g) Sống sót và bền vững khi gieo trồng;
h) Chọn lọc không mong muốn;
i) Sự xâm chiếm không mong muốn;
j) Lan tràn sang các khu vực mới;
k) Phát tán gen;
l) Tạo ra một chất là độc tố hoặc gây bệnh hay tiêu diệt các
sinh vật không phải là sinh vật đích;
m) Biểu hiện của gen chuyển làm thay đổi khả năng gây
bệnh đối với các sinh vật không phải là sinh vật đích;
n) Các tác động không mong muốn đối với các loài cỏ dại không
biến đổi gen hiện có, đối với sâu hại hoặc mầm bệnh;
o) Các tác động thứ cấp (ví dụ, phát triển tính kháng thuốc
diệt cỏ);
p) Các tập quán canh tác;
q) Thay đổi môi trường tự nhiên, trong đó có các chu kỳ sinh
địa hóa;
r) Các hoạt động chủ đích/ trái phép.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen24
Khi các nguy cơ được xác định, việc thiết lập mối liên quan
giữa nguy cơ và tác động bất lợi là rất quan trọng. Một số sự
kết hợp chính có thể xảy ra, bao gồm:
a) Một nguy cơ đơn lẻ gây ra một tác động bất lợi riêng lẻ;
b) Một nguy cơ đơn lẻ gây ra nhiều tác động bất lợi;
c) Các nguy cơ tác động độc lập và gây ra một tác động bất lợi;
d) Các nguy cơ tương tác với nhau và gây ra một hoặc nhiều
tác động bất lợi.
Nguy cơ có thể gây ra các tác động bất lợi dồn, hiệp trợ,
tích lũy, tương phản hoặc kết hợp. Các tác động dồn có thể
xuất hiện khi các nguy cơ khác nhau gây ra cùng một tác động
bất lợi, làm tăng thêm tác động bất lợi. Tác động hiệp trợ xuất
hiện khi các ảnh hưởng lớn hơn khi có tác động dồn. Ví dụ,
một GMO biểu hiện hai gen kháng côn trùng với các kiểu hoạt
động khác nhau thì tác động có thể mạnh hơn tác động từ các
gen đơn lẻ. Các tác động tích lũy xuất hiện khi sự phơi nhiễm
được lặp lại qua thời gian làm trầm trọng thêm một bệnh đã
biết. Các tác động tương phản có thể xuất hiện khi tính trạng
cải biến làm thay đổi các đặc tính của sinh vật theo các cách
đối lập. Ví dụ, nếu một gen được đưa vào hoặc được biến đổi
để tăng sản lượng của một chất cụ thể trong sinh vật nhưng
cũng giảm tốc độ phát triển của sinh vật, điều này có thể xem
là ảnh hưởng đối kháng. Ngoài ra, một nguy cơ có thể chỉ xảy
ra ở trong những trường hợp cụ thể, ví dụ, cây trồng có thể chỉ
trở thành cỏ dại trong các khu vực địa lý nhất định, hoặc một
vi sinh vật có thể chỉ gây bệnh ở một loài sinh vật. Ngoài ra,
nhiều nhân tố có thể liên quan đến sự phát sinh các tác động
bất lợi cũng cần được cân nhắc, ví dụ, một người nào đó có hệ
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 25
miễn dịch bị tổn thương có thể mẫn cảm với vi sinh vật biến đổi
gen bình thường không phải là mầm bệnh đối với những người
khỏe mạnh.
Xác định nguy cơ trong phân tích rủi ro không cố định về
thời hạn là ngắn hay dài. Ví dụ về ảnh hưởng ngắn hạn là các
ảnh hưởng cấp tính của độc tố đối với sinh vật do bị phơi nhiễm
trực tiếp GMO. Khả năng trở thành cỏ dại tăng lên do sự phát
tán gen từ cây trồng biến đổi gen là một vấn đề cần cân nhắc
về ảnh hưởng lâu dài vì chúng sẽ phát triển qua một số thế hệ.
Khung thời gian cần theo dõi sẽ tùy thuộc vào GMO, chu kỳ
sống của chúng và loại tác động bất lợi đang xem xét. Bò biến
đổi gen có vòng đời là nhiều năm có thể cần theo dõi lâu hơn so
với chuột biến đổi gen có vòng đời ngắn hơn rất nhiều.
Các nguy cơ được xác định thông qua một số tiêu chí, trong
đó có tiêu chí được quy định trong các quy định pháp luật và có
tiêu chí xuất phát từ những lo ngại của các nhóm đối tượng liên
quan. Các nguy cơ không dẫn đến tác động bất lợi hoặc khó có
thể xảy ra sẽ không được quan tâm trong quy trình đánh giá rủi
ro. Một số trường hợp, khi tác động bất lợi có thể không quan
trọng thì có thể bỏ qua nguy cơ.
Việc chọn lựa nguy cơ cần được tiến hành toàn diện và nghiêm
ngặt, phù hợp với bản chất của GMO và quy mô về không gian
và thời gian của hoạt động giải phóng GMO dự kiến, tránh tập
trung vào các sự kiện không thực tế. Quy trình cũng cần cân
nhắc kỹ những lo ngại của các nhóm đối tượng về ảnh hưởng
của GMO đối với sức khỏe con người và môi trường.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen26
Hậu quả
Nếu nguy cơ gây ra tác động bất lợi hoặc sự cố, thì mức độ
nghiêm trọng của hậu quả như thế nào? Những hậu quả của tác
động bất lợi hoặc sự cố cần được kiểm tra ở các mức độ khác
nhau. Ví dụ, tác hại đối với sức khỏe con người thường được
cân nhắc ở mức cá thể trong khi tác hại đối với môi trường
thường được cân nhắc ở mức quần thể, loài hoặc cộng đồng.
Các hậu quả có các mức độ phổ biến và nghiêm trọng khác
nhau. Ví dụ, nếu sự biến đổi gen dẫn đến tạo ra một protein có
đặc tính gây dị ứng, một số người có thể không có phản ứng với
protein này, một số có thể bị ảnh hưởng nhẹ, trong khi một số
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, có nhiều mức hậu quả khác
nhau đối với một tác động bất lợi, một số người nhạy cảm hơn
với độc tố so với những người khác, sự phản ứng có thể từ ốm
nhẹ đối với cá thể này đến ốm nặng đối với cá thể khác. Khi cân
nhắc các hậu quả cần quan tâm đến các yếu tố như sự đa dạng
và phổ biến về mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
Tác động bất lợi được đánh giá thông qua các nhân tố
chính như:
a) Độ nghiêm trọng của mỗi tác động bất lợi tiềm ẩn;
b) Chúng có gây ra sự thay đổi lớn? Mức độ thay đổi có
nhanh (sự thay đổi lớn trong một khoảng thời gian ngắn)?
Các ảnh hưởng có dài hạn? Sự thay đổi có thể chấp nhận
được không?
c) Phạm vi không gian (địa phương, vùng, quốc gia, toàn
cầu) trong đó tác động bất lợi tiềm ẩn lan rộng và ảnh
hưởng đến các sinh vật khác;
d) Phạm vi thời gian của tác động bất lợi, đó là thời hạn
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 27
(độ dài là ngày, năm hay thập kỷ), tần suất và bản chất
của tác động qua thời gian (chúng gián đoạn hay lặp đi
lặp lại? Nếu lặp đi lặp lại, thì mức độ thường xuyên và
tần suất như thế nào?);
e) Tác động bất lợi tích lũy;
f) Sự giảm ảnh hưởng - khi nào thì tác động bất lợi sẽ giảm bớt?
Bảng 2 trình bày một số ví dụ về những mô tả liên quan đến
quy mô của các tác động bất lợi đối với sức khỏe con người và
môi trường. Những dẫn giải về hậu quả đối với sức khỏe con
người tập trung vào tổn thương như là tác động bất lợi nhưng
cũng có thể tập trung vào số lượng người bị ảnh hưởng hoặc
quy mô không gian (địa phương, khu vực, quốc gia) của tác
động bất lợi. Các hậu quả bất lợi đối với môi trường bao gồm
rất nhiều ảnh hưởng và những mô tả này bao gồm một số vấn
đề đã được liệt kê ở trên.
Bảng 2. Các hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và
môi trường
Các hậu quả
Rất nhỏ
Nhỏ hoặc không gây thương tổn, trừ một vài cá thể có thể cần
sự trợ giúp y tế;
Nhỏ hoặc không tác động tới môi trường.
Nhỏ
Gây thương tổn nhẹ cho một số người và những người này có
thể cần trợ giúp y tế;
Phá hủy các hệ sinh thái; hoặc có thể ở mức độ nhẹ, chỉ xảy ra
ở một thời điểm và trong một khu vực nhất định (giới hạn về
thời gian và không gian), và gây ảnh hưởng tới một số cá thể/
quần thể.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen28
Các hậu quả
Trung
bình
Gây thương tổn một số người và những người này cần sự trợ
giúp y tế mức độ cao;
Phá hủy các hệ sinh thái, có ảnh hưởng lan rộng và khó có thể
hạn chế mức độ nghiêm trọng.
Lớn
Gây thương tổn nặng cho một số người và những người này có
thể cần nhập viện hoặc có thể bị tử vong;
Phá hủy toàn bộ hệ sinh thái, cộng đồng hoặc một số loài đang
tồn tại, và không có khả năng giảm nhẹ.
Cần nhấn mạnh rằng, sự thay đổi là một phần vốn có của
bất kỳ một hệ thống động phức tạp, trong đó có các hệ thống
sinh học. Sự thay đổi có thể xảy ra khi không có mặt GMO và
sự thay đổi có thể xảy ra là kết quả của GMO. Vì vậy, để đánh
giá các hậu quả bất lợi phát sinh từ GMO cần tìm hiểu và nhận
dạng rõ sự thay đổi cũng như cần cân nhắc xem sự thay đổi đó
có phải là không mong muốn. Những sự thay đổi này tương đối
đa dạng tùy thuộc vào môi trường.
Khả năng xảy ra
Khả năng là xác suất xảy ra một điều gì đó. Đánh giá khả
năng xảy ra tập trung vào câu hỏi: Chúng sẽ xảy ra? Cụ thể hơn,
khả năng chúng sẽ xảy ra như thế nào? Đánh giá khả năng xảy
ra cũng là một thành phần của đánh giá rủi ro. Khả năng có liên
quan đến tần suất (số lượng các lần xuất hiện trong một đơn vị
thời gian) và khả năng xuất hiện (từ 0 đến 1, trong đó 0 là tác
động không thể có và 1 là một tác động nhất định).
Các yếu tố quan trọng để cân nhắc khả năng một nguy cơ
dẫn đến một tác động bất lợi:
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 29
a) Hoàn cảnh để xảy ra hay xuất hiện nguy cơ;
b) Hoàn cảnh để xuất hiện một tác động bất lợi;
c) Sự xuất hiện trên thực tế và sự nghiêm trọng của tác động
bất lợi;
d) Sự bền vững hoặc lan rộng của tác động bất lợi.
Các yếu tố góp phần vào khả năng xảy ra của một tác động
bất lợi bao gồm:
a) Sự sống sót, khả năng tái sinh và tính bền vững của GMO;
b) Các hoàn cảnh giải phóng, bao gồm môi trường, các yếu
tố sinh học, vô sinh và các sinh vật khác.
Tần suất hoặc khả năng xảy ra một sự kiện đầu tiên không
nên cân nhắc đơn lẻ nếu một chuỗi sự kiện dẫn đến tác động bất
lợi. Đánh giá khả năng xảy ra phức tạp hơn đối với các nguy cơ
“xa” vì có thể có nhiều liên kết trong chuỗi các sự kiện nguyên
nhân. Ví dụ, việc chuyển gen từ cây trồng biến đổi gen hoặc thực
vật sang các vi sinh vật là mầm bệnh cần một số sự kiện xuất
hiện trước khi nguy cơ sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự xuất hiện một sự
kiện (ví dụ, chuyển gen) không có nghĩa là gây ra tác hại mà cần
các sự kiện tiếp theo xảy ra như khả năng vi sinh vật biến đổi gen
mới được tạo ra có khả năng sống sót, sinh sản và gây ra một số
tác hại có thể nhận biết. Ngược lại, các nguy cơ “gần” với tác
động bất lợi tiềm ẩn như một sản phẩm của gen là độc tố đối với
các sinh vật không phải là sinh vật đích, có thể giúp ước lượng
thô hơn về khả năng. Trong trường hợp các thử nghiệm đồng
ruộng, thời gian giải phóng là cố định nhưng các ảnh hưởng bất
lợi tiềm ẩn vượt ra khỏi giai đoạn này cũng phải được cân nhắc.
Như trong bất kỳ quy trình dự đoán nào, sự chính xác đạt được
cao nhất ở tương lai gần và giảm dần ở tương lai xa.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen30
Bằng chứng
Chỉ những hồ sơ đăng ký xin cấp phép cho một hoạt động
liên quan đến GMO có đủ thông tin mới được cơ quan quản lý
xem xét. Khi không đủ thông tin, cơ quan quản lý có thể từ chối
hồ sơ, yêu cầu bên nộp hồ sơ bổ sung thông tin. Nếu không thể
tiến hành đánh giá, thì hồ sơ có thể bị dừng cho đến khi thông
tin được cung cấp đầy đủ.
Các câu hỏi quan trọng liên quan đến bằng chứng là bao
nhiêu thông tin là đủ và thông tin nào cần phải cung cấp. Cần
phân biệt giữa dữ liệu cần để đánh giá rủi ro và thông tin cơ bản
không liên quan trực tiếp đến ước lượng rủi ro. Việc thu thập dữ
liệu, đơn giản chỉ là để có thông tin, trong khi những thông tin
đó không phục vụ mục đích ước lượng rủi ro chỉ gây mất thời
gian và không hiệu quả.
Bằng chứng được sử dụng để đánh giá hồ sơ đăng ký có từ
nhiều nguồn khác nhau. Các quy chế quản lý GMO thường quy
định chi tiết thông tin bên nộp hồ sơ đăng ký cần phải cung cấp
trong hồ sơ. Bằng chứng bao gồm các dữ liệu thực nghiệm từ
các công bố khoa học liên quan đến hồ sơ, kinh nghiệm thực tế,
các bài tổng quan, học thuyết, mô hình và quan sát. Bằng chứng
cũng có thể là các đánh giá về GMO cùng loại hoặc tương tự
trước đó của các cơ quan quản lý khác ở trong nước và quốc tế.
Ở đây, việc thiết lập các mối quan hệ của cơ quan quản lý quốc
gia với các cơ quan liên quan nhằm triển khai trao đổi thông tin
là hết sức cần thiết.
Các nguồn thông tin chất lượng khác bao gồm:
a) Ý kiến chuyên gia;
b) Thông tin về các nguy cơ và bất lợi tiềm ẩn thu thập được
thông qua tư vấn cộng đồng;
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 31
Cơ quan quản lý tiếp nhận thông tin do bên nộp hồ sơ đăng
ký cung cấp, tuân theo các tiêu chuẩn khoa học nghiêm ngặt,
trong đó tập trung vào dữ liệu định lượng. Các nghiên cứu khoa
học sẽ được đánh giá về mức độ phù hợp và chất lượng của các
thí nghiệm thực nghiệm. Mọi khía cạnh liên quan được nhân
viên có năng lực thích hợp của cơ quan quản lý đánh giá độc
lập. Các tiêu chuẩn quốc tế phải được sử dụng cho các loại
nghiên cứu cụ thể và dữ liệu được đánh giá trên cơ sở những
tiêu chuẩn đó. Ví dụ, trong các đánh giá độc tố, dữ liệu thực
nghiệm từ các nghiên cứu trên động vật được sử dụng để ngoại
suy cho người và đánh giá rủi ro môi trường thường dựa trên
các ảnh hưởng đối với các loài thử nghiệm được chấp nhận.
Các bằng chứng được đánh giá qua nguồn gốc (ví dụ, bài
báo được thẩm định trong tạp chí quốc tế được công nhận sẽ có
giá trị hơn nhận định không được xác định trên mạng internet
của một cá nhân) và qua nội dung của chúng. Các nhận định
không đủ bằng chứng có thể có ít trọng lượng hơn hoặc không
đáng tin. Trong những trường hợp, khi có thể có bằng chứng
mâu thuẫn về các tác động bất lợi, ví dụ một số thông tin cho
thấy tác động bất lợi và một số lại cho thấy không có ảnh
hưởng, thì chúng sẽ được cân nhắc trong kết luận cuối cùng.
Các bằng chứng có thể được đánh giá dựa trên mức độ được
công nhận và giá trị của thông tin đưa ra. Về giá trị, chúng có
thể được đánh giá bởi một số nghiên cứu, một số bằng chứng
yếu hơn có thể được xem có giá trị ngang như một bằng chứng
mạnh đơn lẻ, hoặc thông qua độ sâu của các nghiên cứu, nghiên
cứu chi tiết có thể có giá trị hơn so với một nghiên cứu không
sâu. Độ mạnh của bằng chứng có thể được cân nhắc thông qua
mối quan hệ với vấn đề quan tâm. Nếu bằng chứng trực tiếp
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen32
liên quan đến vấn đề chúng sẽ mạnh hơn so với bằng chứng chỉ
liên quan gián tiếp đến vấn đề đó. Vì vậy, nếu các nghiên cứu
về cỏ dại của một loài cụ thể, chúng sẽ mạnh hơn so với thông
tin về cỏ dại của một loài liên quan.
Hình 4. Các bằng chứng và độ mạnh trong công nhận
Các nghiên cứu có giá trị được tiến hành theo các
phương pháp quốc tế đạt các tiêu chuẩn xác định
Dữ liệu thực nghiệm được thẩm định về GMO
trong môi trường quốc gia
Dữ liệu thực nghiệm được thẩm định về GMO
trong các môi trường khác
Dữ liệu thực nghiệm được thẩm định về sinh vật
bố mẹ, các tính trạng biến đổi hoặc sinh thái
Công bố được thẩm định – các báo cáo, mô hình,
học thuyết
Công bố được thẩm định – các báo cáo đơn lẻ,
mô hình, học thuyết
Dữ liệu nghiên cứu
Các nguyên lý sinh học
Ý kiến của chuyên gia về GMO, sinh vật bố mẹ,
các tính trạng biến đổi, sinh thái, các báo cáo
khoa học khác, các báo cáo Chính phủ…
Không có thông tin
Các nhận định không có căn cứ
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 33
Khi không có bằng chứng trực tiếp thì bằng chứng gián tiếp
sẽ được cân nhắc, đánh giá thích hợp. Nếu dữ liệu không có
hoặc không hoàn thiện sẽ được cân nhắc khi xem xét hồ sơ.
Nếu cơ quan quản lý cân nhắc thấy việc thiếu dữ liệu dẫn đến
sự không chắc chắn về mức độ của một rủi ro có thể quản lý thì
có thể yêu cầu bổ sung dữ liệu, thông tin về nghiên cứu khảo
nghiệm hạn chế. Cơ quan quản lý sẽ không cấp phép nếu xác
định rằng rủi ro không thể quản lý được.
Ước lượng rủi ro
Rủi ro, về mặt thuật ngữ, được đo bằng sự kết hợp khả năng
một nguy cơ sẽ gây ra tác động bất lợi và mức độ nghiêm trọng
(hậu quả) của tác động bất lợi đó. Để giảm tính mơ hồ của thuật
ngữ sử dụng trong các đánh giá rủi ro, cơ quan quản lý thường
áp dụng một bộ các chỉ thị nhằm đánh giá khả năng xảy ra,
đánh giá hậu quả và ước lượng rủi ro, trong đó bao trùm mọi
lĩnh vực của các hồ sơ đăng ký cấp phép có thể có. Ví dụ, hậu
quả của một rủi ro liên quan đến sức khỏe con người sẽ rất khác
so với hậu quả của rủi ro đối với môi trường (xem Bảng 3).
Bảng 3. Ma trận ước lượng rủi ro
Uớc lượng rủi ro
Đánh
giá
khả
năng
Khả năng cao Thấp Trung bình Cao Cao
Có khả năng Thấp Thấp Trung bình Cao
ít có khả năng Không đáng kể Thấp Trung bình Trung bình
Không có khả năng Không đáng kể Không đáng kể Thấp Trung bình
Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Cao
Đánh giá hậu quả
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen34
Đánh giá khả năng
Khả năng cao Dự đoán xảy ra trong hầu hết các trường hợp
Có khả năng Có thể xảy ra trong nhiều trường hợp
ít có khả năng Có thể xảy ra trong một số trường hợp
Không có khả năng Có thể xảy ra trong rất ít trường hợp
Đánh giá hậu quả
Rất nhỏ Tác động bất lợi rất nhỏ hoặc không có
Nhỏ Có một số tác động bất lợi
Trung bình Tác động bất lợi là đáng kể
Cao Tác động bất lợi là nghiêm trọng
Ước lượng rủi ro
Không đáng kể
Rủi ro không đáng kể và hiện tại không cần các
hành động hỗ trợ để giảm thiểu
Thấp
Rủi ro là ở mức độ thấp, nhưng có thể cần các
hành động hỗ trợ để giảm thiểu
Trung bình
Rủi ro đáng lo ngại, cần các hành động để giảm
thiểu và chứng minh tính hiệu quả
Cao
Rủi ro không thể chấp nhận được trừ khi có các
hành động khả thi và hiệu quả cao
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 35
Các ma trận rủi ro thường không đối xứng bởi vì không phải
tất cả rủi ro có cùng mối quan hệ giữa khả năng và hậu quả.
Ngoài ra, một số nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến mối quan
hệ như một nhóm quần thể mẫn cảm, một loạt phản ứng hoặc
loại tần suất của tác động.
Các chỉ thị về khả năng xảy ra, hậu quả và ước lượng rủi
ro đưa ra ở trên có thể được tham khảo cho mọi hồ sơ đăng ký
cấp phép. Tuy nhiên, chúng phải được cân nhắc trong bối cảnh
của hoạt động dự kiến tiến hành. Ví dụ, việc đưa một gen biểu
hiện một chất trị liệu vào trong giống khoai tây có thể coi là
rủi ro thấp hơn so với việc đưa gen đó vào một giống thực vật
lai chéo như đậu trắng, bởi vì giảm khả năng phát tán và tính
bền vững của gen đưa vào. Cần chú ý, sự không chắc chắn về
khả năng xảy ra và hậu quả sẽ ảnh hưởng đến ước lượng rủi ro.
Ma trận ước lượng rủi ro cho biết mối quan hệ giữa hậu quả và
khả năng xảy ra của các nguy cơ cụ thể. Ma trận rủi ro có thể
sử dụng làm công cụ để đưa ra ước lượng rủi ro.
2.3 Các vấn đề khác liên quan đến đánh giá rủi ro
So sánh tương đương
Các hồ sơ đăng ký cấp phép giải phóng có chủ đích GMO
vào môi trường thường được yêu cầu đánh giá rủi ro theo từng
trường hợp cụ thể và chọn lựa các đối tượng thích hợp để so
sánh. Các rủi ro gây ra bởi một GMO cụ thể thường được so
sánh với các rủi ro gây ra bởi sinh vật bố mẹ chưa biến đổi gen.
Lập luận phía sau đánh giá so sánh này là những sinh vật bố mẹ
chưa biến đổi gen có lịch sử sử dụng an toàn đối với người tiêu
dùng nói chung hoặc động vật và môi trường. Cây trồng này sẽ
có bản chất di truyền tương tự so với cây trồng biến đổi gen trừ
tính trạng được biến đổi. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng,
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen36
lai tạo giống truyền thống cũng có thể tạo ra những sự thay
đổi về bản chất di truyền của các giống. Khi một giống truyền
thống là giống được trồng đại trà thì sẽ dễ dàng so sánh hơn.
Ví dụ, đối với cây cải dầu mang tính kháng thuốc diệt cỏ được
tạo ra bằng các phương pháp truyền thống và đang được trồng
rộng rãi ở một quốc gia cần được cân nhắc khi đánh giá các hồ
sơ đăng ký giải phóng thương mại các giống cây trồng biến đổi
gen kháng thuốc diệt cỏ ở quốc gia đó.
Môi trường nhận cũng có thể thay đổi qua thời gian và sự
thay đổi này cũng cần được cân nhắc khi đánh giá rủi ro. Ví
dụ, những thay đổi về tập quán canh tác nông nghiệp liên quan
đến gieo trồng hoặc sử dụng hóa chất có thể tác động đến môi
trường ở đó GMO được gieo trồng. Những nhân tố này rất quan
trọng trong đánh giá hậu quả của ước lượng rủi ro.
Đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng
Mục đích của đánh giá rủi ro là áp dụng cách tiếp cận logic, hệ
thống, có thể dự đoán và có thể lặp lại vào ước lượng rủi ro. Điều
này vừa bao gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
Trong đó, đánh giá rủi ro định lượng là xác định khả năng
một nguy cơ sẽ xuất hiện và các hậu quả nếu nó xảy ra. Đây
là mối quan hệ trực tiếp giữa hai nội dung. Kiểu phân tích này
thích hợp với các tình huống trong sản xuất hóa chất và công
nghiệp với lịch sử lâu dài trong đó thông tin được thu thập dưới
dạng các loại và mức độ của các rủi ro. Các rủi ro tiềm ẩn được
đánh giá chính xác nhờ một lượng lớn dữ liệu và hiểu biết sâu
sắc từng quy trình riêng lẻ.
Các đánh giá rủi ro môi trường thường là định tính bởi vì
sự phức tạp của chúng, số lượng đầu vào và sự cần thiết phải
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 37
xử lý với nhiều chỉ thị có thể tạo ra nhiều tác động. Điều này
không có nghĩa là các đánh giá định tính không sử dụng các dữ
liệu định lượng, mà ngược lại, các đánh giá định tính sử dụng
thông tin định lượng.
Các đánh giá định lượng sử dụng một số giá trị số có thể
thu thập từ:
a) Dữ liệu thực nghiệm;
b) Thông qua ngoại suy từ các nghiên cứu thực nghiệm về
các hệ thống liên quan;
c) Dữ liệu lịch sử; hoặc
d) Phỏng đoán từ các mô hình đã sử dụng để mô tả các hệ
thống hoặc tương tác phức tạp.
Các đánh giá định tính sử dụng các mô tả liên quan đến khả
năng xảy ra, các tác động bất lợi và có thể kết hợp các dữ liệu từ
một số nguồn. Trong đó, một số dữ liệu có thể là định lượng.
Việc sử dụng cách tiếp cận định tính hay định lượng tùy
thuộc vào lượng, loại và chất lượng của dữ liệu; sự phức tạp
của rủi ro đang xem xét; mức độ chi tiết của yêu cầu để ra quyết
định.
Đối với GMO, các đánh giá định tính, trong hầu hết các
trường hợp, là cách thích hợp nhất, bởi vì:
a) Các loại sinh vật và các loại gen đưa vào rất đa dạng và
thường mới;
b) Các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sức khỏe con người
và môi trường rất đa dạng;
c) Các tác động đối với môi trường phát sinh trong các hệ
thống rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ;
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen38
d) Các tác động bất lợi có thể xuất hiện về lâu dài và khó
định lượng.
Vì vậy, các đánh giá rủi ro định tính đối với GMO là cơ
chế khả thi nhất để đánh giá rủi ro trong phần lớn các trường
hợp khi không có đủ dữ liệu để áp dụng các phương pháp định
lượng. Các mô hình có thể được sử dụng để cung cấp thông
tin cho quy trình phân tích định lượng nhưng không thể đưa ra
được các câu trả lời chính xác. Các đánh giá định tính cũng dễ
tiếp cận hơn cho trao đổi thông tin rủi ro.
Sự không chắc chắn
ít nhất 5 loại không chắc chắn có thể áp dụng cho phân tích
rủi ro GMO. Bao gồm:
Tri thức – không chắc chắn về kiến thức. Các ví dụ về sự
không chắc chắn của tri thức bao gồm kiến thức không hoàn
thiện, số lượng mẫu hạn chế, lỗi đánh giá (hệ thống hoặc ngẫu
nhiên), lỗi mẫu, số liệu mơ hồ hoặc gây tranh luận, số liệu
không thực tế, sử dụng dữ liệu thay thế. Đánh giá rủi ro các
hoạt động liên quan đến GMO dựa trên bằng chứng, chủ yếu
sử dụng thông tin từ nghiên cứu khoa học. Sự không chắc chắn
về kiến thức là thành phần chính của sự không chắc chắn trong
đánh giá rủi ro.
Mô tả – sự không chắc chắn về mô tả có thể ở dạng từ ngữ
(sự không chắc chắn về ngôn ngữ), mô hình, số liệu, hình ảnh
hoặc biểu tượng. Các dạng cơ bản của sự không chắc chắn về
mô tả bao gồm sự mơ hồ, không rõ ràng trong nội dung mô tả,
các đánh giá rủi ro định lượng có thể thuộc loại không chắc
chắn về ngôn ngữ. Ví dụ, từ ‘thấp’ có thể mơ hồ khi áp dụng cho
khả năng xảy ra, độ mạnh của tác động bất lợi và đánh giá rủi ro
tổng thể. Ngoài ra, từ ‘thấp’ có thể khó định nghĩa.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 39
Nhận thức – bao gồm thành kiến, nhận thức và sự không
chắc chắn của cảm giác. Sự không chắc chắn về nhận thức có
thể ở một số dạng, trong đó có thành kiến, tính biến thiên trong
nhận thức về rủi ro, sự không chắc chắn do hạn chế về ý thức
(góp phần tạo ra lỗi đánh giá). Sự không đáng tin cậy về nhận
thức liên quan đến sự phỏng đoán, suy đoán, các suy nghĩ mơ
hồ, tranh cãi hoặc thay đổi.
Sự phức tạp – sự không chắc chắn liên quan đến bản chất
phức tạp của các hệ thống động như tế bào, sinh vật, hệ sinh
thái, các hệ thống sinh vật hoặc vật lý (ví dụ: thời tiết). Sự
không chắc chắn phát sinh do sự phức tạp khi thực hiện đánh
giá rủi ro trên sản phẩm phụ thuộc vào hai hoặc nhiều quy trình.
Sự phức tạp thường tăng gấp đôi khi kiến thức không đầy đủ
(không chắc chắn về kiến thức). Vì vậy, kiến thức bổ sung có
thể giảm mức độ không chắc chắn. Sự phức tạp được liệt kê
như là một trong bốn khó khăn chính trong xây dựng cách tiếp
cận phòng ngừa của châu Âu về quản lý rủi ro.
Bản chất – sự không chắc chắn biểu hiện gắn liền với sự
không cẩn thận, sự hay thay đổi. Sự không cẩn thận có thể phát
sinh từ sự thay đổi về không gian, sự dao động về thời gian, sự
thay đổi trong sản xuất, sự khác biệt di truyền hoặc trong biểu
hiện gen. Sự thay đổi phát sinh từ thay đổi qua quan sát hoặc dự
đoán giữa các cá thể trong quần thể liên quan như người, động
vật, thực vật, vi sinh vật, cảnh quan… Một đặc tính quan trọng
của sự không chắc chắn về bản chất là không thể thay đổi được
ngay cả khi bổ sung thêm thông tin. Trong quản lý rủi ro, các
yếu tố an toàn và các biện pháp ngăn ngừa khác được sử dụng
để phòng tránh sự không chắc chắn này.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen40
Tất cả 5 loại không chắc chắn kể trên có thể có trong một
phân tích rủi ro. Cần nhấn mạnh rằng, dù sử dụng đánh giá rủi
ro định tính hay định lượng thì đều phải dựa trên bằng chứng và
vì vậy, là một đối tượng không chắc chắn. Sự không chắc chắn
là thuộc tính của rủi ro và có mặt trong mọi vấn đề của phân
tích rủi ro (bao gồm đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và trao đổi
thông tin rủi ro). Sự không chắc chắn là một vấn đề quan trọng
trong phân tích rủi ro. Trong các đánh giá rủi ro, sự không chắc
chắn được coi là “tình trạng kiến thức, trong đó các tác động có
thể được xác định rõ ràng nhưng không có đủ thông tin để kết
luận chắc chắn về khả năng xảy ra các tác động đó”.
Khi đánh giá rủi ro GMO, sự không chắc chắn có thể bao gồm:
a) Không chắc chắn về bản chất của GMO, như là thiếu kiến
thức về các đặc tính hóa sinh của các gen đưa vào, sự
tương tác với các nhân tố và quy trình sinh học khác;
b) Không chắc chắn của các kết quả tính toán trong quy
trình đánh giá rủi ro, trong đó có đánh giá các nguy cơ,
khả năng và hậu quả;
c) Các mô tả không chắc chắn sử dụng trong các đánh giá
rủi ro định tính vì giải thích thuật ngữ không đủ, sử dụng
các thuật ngữ liên quan không hoàn toàn phù hợp hoặc sử
dụng cùng một thuật ngữ cho các ngữ cảnh khác nhau.
Trong quản lý rủi ro, sự không chắc chắn thể hiện khi:
a) Chưa đảm bảo được sự cân bằng giữa các biện pháp bảo
vệ với tính hiệu quả của chúng;
b) Ra quyết định khi kiến thức chưa đầy đủ và các tiêu chuẩn
mâu thuẫn nhau.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 41
Đối với trao đổi thông tin rủi ro, sự không chắc chắn về tính
hiệu quả của trao đổi thông tin do sự khác biệt về kiến thức,
ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, đạo đức, giá trị và đức tin.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen42
3. QUẢN LÝ RỦI RO
3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro
Nội dung đánh giá rủi ro trong phân tích rủi ro có thể được
xem là nguồn thông tin trả lời các câu hỏi: Cái gì có thể xảy ra?
Tác hại nào sẽ xuất hiện nếu chúng xảy ra? Khả năng xảy ra
như thế nào? Nội dung quản lý rủi ro trong phân tích rủi ro dựa
trên các kết quả của đánh giá rủi ro và có thể được mô tả như
là các câu trả lời cho các câu hỏi: Cần làm gì? Có thể làm gì?
Cần làm như thế nào?
Quản lý rủi ro được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá rủi
ro. Quản lý rủi ro liên quan đến các nhận định thận trọng về
loại rủi ro nào cần được quản lý (đánh giá tổng thể các rủi ro),
lựa chọn các rủi ro cần quản lý, xác định và chọn các biện pháp
kiểm soát rủi ro, quyết định có nên cấp phép cho hoạt động liên
quan đến GMO hay không, nếu cấp phép thì xác định các điều
kiện kèm theo để quản lý rủi ro.
Các câu hỏi cụ thể cần được trả lời như là một phần của
quản lý rủi ro:
a) Các rủi ro nào cần quản lý?
b) Các điều kiện nào cần có để quản lý các rủi ro này?
c) Các điều kiện quản lý dự kiến nào là đủ để kiểm soát các
rủi ro này?
d) Sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường có
được bảo vệ dưới các điều kiện cấp phép dự kiến?
Những cân nhắc về nguyên nhân xuất hiện nguy cơ (đã được
làm sáng tỏ trong đánh giá rủi ro) là cơ sở để đưa ra các biện
pháp xử lý rủi ro nhằm loại bỏ nguy cơ xuất hiện một cách
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 43
hiệu quả nhất và ngăn ngừa các tác động bất lợi đã được nhận
diện. Mặc dù, quản lý rủi ro tập trung vào nhiệm vụ ngăn ngừa,
cơ quan quản lý cũng quan tâm đến nhiệm vụ làm sao quản lý
các tác động bất lợi đối với một rủi ro cụ thể đã được xác định.
Những cân nhắc quan trọng bao gồm các hậu quả bất lợi có thể
được giảm hay loại bỏ, xác định các biện pháp có thể đạt được
những kết quả này và kèm theo các điều kiện cấp phép hoặc
các kế hoạch đối phó khi xảy ra rủi ro.
Các kết luận về đánh giá rủi ro có thể đã bao gồm những rủi
ro cần quản lý, đặc biệt nếu hậu quả lớn. Các rủi ro được ước
lượng là cao hoặc trung bình có thể cần yêu cầu quản lý. Đánh
giá rủi ro cũng có thể cung cấp điểm khởi đầu để chọn lựa các
biện pháp xử lý rủi ro. Cân nhắc các rủi ro cụ thể có cần quản
lý hay không sẽ được đưa ra trên cơ sở xem xét các kết luận của
đánh giá rủi ro, cân nhắc các rủi ro trong hoàn cảnh cụ thể, hoặc
nhờ tư vấn của các nhóm đối tượng.
Quản lý rủi ro, trong khi dựa trên đánh giá rủi ro, cần xét
đoán thận trọng xem các rủi ro có cần quản lý và chọn lựa, áp
dụng các biện pháp xử lý để kiểm soát rủi ro. Sự tách rời này
cũng góp phần tạo ra sự nghiêm ngặt và rõ ràng của toàn bộ quy
trình phân tích rủi ro. Quản lý rủi ro cuối cùng bao gồm quyết
định xem có tiến hành một hoạt động, nghĩa là có cấp phép hay
không cho các hoạt động dự kiến liên quan đến GMO.
Để cấp phép, cơ quan quản lý phải có được bằng chứng
rằng các rủi ro có thể được quản lý để bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường. Nếu cơ quan quản lý xem xét thấy các
rủi ro phát sinh từ các hoạt động liên quan đến GMO không
thể quản lý được thì hồ sơ đăng ký cấp phép sẽ bị từ chối. Khi
đã cấp phép thì cơ quan quản lý cần dành những nguồn lực
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen44
đáng kể để giám sát sự tuân thủ các điều kiện kèm theo giấy
phép nhằm đảm bảo kế hoạch quản lý rủi ro được thực thi.
Đối với hoạt động giải phóng có chủ đích GMO vào môi
trường, các hành động quản lý rủi ro được cơ quan quản lý
tiến hành thường không chỉ giới hạn ở việc đặt kế hoạch quản
lý rủi ro mà theo từng giai đoạn, bắt đầu từ việc chứng nhận
các thiết bị và tiếp đó là cách ly nghiêm ngặt, các thử nghiệm
đồng ruộng quy mô nhỏ trước khi triển khai quy mô lớn, giảm
độ cách ly hoặc giải phóng thương mại. Điều này cho phép thu
thập thông tin về GMO ở từng giai đoạn của quy trình từng
bước một để giảm những sự không chắc chắn trong các đánh
giá rủi ro và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp cách ly.
Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra các điều
kiện kèm theo giấy phép cho hoạt động liên quan nhằm quản lý
rủi ro tốt hơn và cũng là cơ sở cho các đánh giá sau này đối với
GMO đó hoặc GMO tương tự.
3.2 Kế hoạch quản lý rủi ro
Kế hoạch quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng giúp cơ
quan quản lý ra quyết định cấp phép hay không cấp phép đối
với một hoạt động liên quan đến GMO. Kế hoạch quản lý rủi
ro trả lời cho câu hỏi: Các rủi ro gây ra bởi hoạt động dự kiến
có thể được quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho con người và
môi trường?
Yêu cầu đối với một kế hoạch quản lý rủi ro cho mọi hồ sơ
đăng ký cấp phép là xác định các rủi ro cần quản lý và các biện
pháp lựa chọn để xử lý các rủi ro này. Giấy phép thường bao
gồm các điều kiện cấp phép cụ thể do cơ quan quản lý yêu cầu
để thực thi kế hoạch quản lý rủi ro.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 45
Kế hoạch quản lý rủi ro có thể được chuẩn bị thông qua
việc xem xét một số câu hỏi chung, bao gồm:
a) Các rủi ro nào cần quản lý?
b) Có bao nhiêu biện pháp quản lý hiện có? – có thể có
nhiều cách tiếp cận để đạt được cùng một mục tiêu và
một số biện pháp có thể không tương thích với các biện
pháp khác;
c) Các biện pháp hiệu quả như thế nào? – câu hỏi này có thể
được trả lời thông qua đánh giá rủi ro;
d) Các biện pháp khả thi hoặc thực tế như thế nào?
e) Bản thân các biện pháp có phát sinh các rủi ro mới hoặc
làm trầm trọng các rủi ro hiện có? – một biện pháp xử lý
giải quyết một rủi ro có thể gây ra một rủi ro mới. Ví dụ,
việc áp dụng garô có thể làm giảm lượng nọc độc từ các vết
rắn cắn đi vào mạch máu, nhưng cũng có thể dẫn đến nguy
hiểm cho tay chân bởi vì giảm lượng máu lưu thông;
f) Các biện pháp xử lý nào là tối ưu đối với hoạt động dự kiến?
Với mục tiêu là bảo vệ, cơ quan quản lý ưu tiên biện pháp
ngăn ngừa hơn là các biện pháp cải thiện hoặc sửa chữa, có
nghĩa là các biện pháp xử lý rủi ro sẽ tập trung vào ngăn ngừa
rủi ro đã được nhận dạng hơn là các biện pháp để sửa chữa hoặc
giảm thiểu tác hại có thể là kết quả của rủi ro.
Quản lý rủi ro tập trung vào các biện pháp xử lý để ngăn
ngừa các rủi ro đã được nhận dạng. Các câu hỏi: Có thể phải
làm gì nếu một rủi ro cụ thể được xác định? Các hành động nào
cần tiến hành để giảm, khắc phục hoặc sửa chữa thiệt hại hoặc
tác hại cũng được quan tâm chú ý. Ví dụ, nếu GMO sản sinh
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen46
một protein là độc tố cho người, việc xây dựng biện pháp y
dược hiện có để xử lý độc tính là rất quan trọng. Các biện pháp
sửa chữa này cần bao gồm các kế hoạch khẩn cấp. Yêu cầu bên
được cấp phép có kế hoạch ứng phó là một điều kiện cấp phép.
Khi các rủi ro cần quản lý được xác định, thì các lựa chọn
làm giảm, giảm thiểu hoặc tránh rủi ro cần phải cân nhắc. Các
lựa chọn làm giảm sự phơi nhiễm của GMO hoặc các sản phẩm
của chúng và các cơ hội hạn chế sự phát tán và bền vững của
GMO, thế hệ con cháu của chúng hoặc các gen đưa vào phải
được xem xét. Việc đưa ra nhiều lựa chọn xử lý rủi ro, ví dụ
thông qua xây dựng các biện pháp trong đó tác động nhiều hơn
một điểm trong chuỗi nguyên nhân, sẽ tăng tính hiệu quả của
quản lý rủi ro. Cần chú ý rằng, trong những trường hợp này,
việc không thực hiện được một biện pháp xử lý đơn lẻ sẽ không
nhất thiết dẫn đến một tác động bất lợi được nhận dạng. Ví dụ,
các điều kiện ngăn ngừa chuẩn đối với các hạt giống biến đổi
gen là cách ly tiến hành đồng thời với quản lý rủi ro cỏ dại tiềm
ẩn. Nếu cách ly không chuẩn và hạt giống bị phát tán ra, thì rủi
ro cây trồng biến đổi gen trở thành cỏ dại có thể không xuất
hiện vì đã tiến hành các biện pháp làm sạch.
Đối với hoạt động giải phóng có chủ đích vào môi trường,
thiết lập các hạn chế về kích cỡ và vị trí của khu vực giải phóng
và độ dài của thời gian cho các hoạt động dự kiến sẽ là một
cách thức xử lý rủi ro quan trọng. Các biện pháp khác có thể
bao gồm các kiểm soát vật lý (ví dụ, hàng rào), cách ly khoảng
cách, các vùng giám sát, làm sạch sau thu hoạch và các yêu cầu
giám sát đặc biệt. Đối với các hoạt động khảo nghiệm hạn chế,
các biện pháp quản lý rủi ro có thể bao gồm mức độ cách ly vật
lý của thiết bị trong đó các hoạt động có thể được tiến hành và
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 47
các điều kiện cho lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy GMO hoặc
các sản phẩm của chúng.
Việc quyết định các biện pháp cách ly thích hợp tùy thuộc
vào bản chất của:
a) Sinh vật (ví dụ sự tồn tại lâu của hạt);
b) Tính trạng (các đặc tính của GMO liên quan đến sự biến đổi);
c) Các gen đưa vào (bao gồm khả năng nhận dạng GMO và
các gen biến đổi);
d) Các hoạt động dự kiến;
e) Các điều kiện môi trường tại các vị trí giải phóng vào môi trường;
f) Các tập quán sản xuất và quản lý thông thường;
g) Các kiểm soát dự kiến của bên nộp hồ sơ đăng ký.
Các biện pháp được xác định dựa trên hiệu quả và tính đáp
ứng đủ về thời gian và không gian, nghĩa là xem xét tới tính
khả thi để thực hiện, có khả năng ứng dụng trên thực tế. Với
từng rủi ro được xác định sẽ có biện pháp quản lý thích hợp, ví
dụ như các biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, hoặc cải thiện. Quy
mô giải phóng là yếu tố chính đặt ra bối cảnh cho phân tích rủi
ro và quản lý rủi ro nói riêng vì quy mô hạn chế sẽ giảm phơi
nhiễm của các hậu quả bất lợi tiềm ẩn hiệu quả hơn so với quy
mô giải phóng trên diện rộng.
Các điều kiện cấp phép
Các biện pháp xử lý trong đó có kế hoạch quản lý rủi ro cho
các hoạt động liên quan đến GMO thường được đưa ra như là
các điều kiện cấp phép. Cơ quan quản lý đưa ra các điều kiện
cấp phép rõ ràng và không mơ hồ đối với các nội dung, ví dụ,
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen48
phạm vi của hoạt động và các biện pháp cần tiến hành khi giải
phóng GMO từ môi trường khảo nghiệm hạn chế để bên được
cấp phép có thể áp dụng các biện pháp xử lý hoặc kiểm soát
như dự kiến. Khi không tuân thủ, cơ quan quản lý có thể yêu
cầu bên được cấp phép sửa chữa, bồi hoàn hoặc chịu phạt theo
quy định của pháp luật.
Khả năng xác định GMO và các gen đưa vào là một nhân tố
quan trọng trong quản lý rủi ro, giúp đưa ra các biện pháp xử lý
để ngăn ngừa hoặc cải thiện. Điều kiện cần thiết cho cấp phép
là bên nộp hồ sơ đăng ký cần xây dựng một kế hoạch quản lý
rủi ro. Kế hoạch quản lý rủi ro thay đổi tùy thuộc vào bản chất
của hoạt động. Ví dụ, rất nhiều thử nghiệm quy mô lớn cần phải
có rào cản vật lý và các quy trình khẩn cấp cụ thể.
Các yêu cầu thông báo
Thông thường, bên được cấp phép phải thông báo cho cơ
quan quản lý mọi thông tin mới liên quan đến các rủi ro, mọi
sự không tuân thủ với giấy phép và các ảnh hưởng không chủ
đích của hoạt động. Yêu cầu này là điều kiện bắt buộc cho mọi
giấy phép. Một điều kiện khác cũng áp dụng cho mọi giấy phép
là người nhận giấy phép phải thông báo cho những người liên
quan đến giấy phép về điều kiện và nghĩa vụ tuân thủ các điều
kiện này của họ.
3.3 Quá trình ra quyết định phóng thích GMO vào môi trường
Như đã đề cập ở trên, không có giải pháp “một loại phù hợp
cho tất cả” cho đánh giá và quản lý rủi ro GMO và cơ quan
quản lý thường áp dụng cách tiếp cận theo từng trường hợp
cụ thể, cân nhắc các bằng chứng hiện có để tăng thêm sự chắc
chắn về khả năng xảy ra hoặc hậu quả và các biện pháp quản lý
hiện có, để đưa ra quyết định chuẩn xác.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 49
Cơ quan quản lý không thực hiện cấp phép nếu không chắc
chắn có thể quản lý được mọi rủi ro đối với sức khỏe con người,
môi trường và đa dạng sinh học do hoạt động đang được xem
xét cấp phép gây ra. Bên cạnh việc cấp phép, cơ quan quản lý
cũng có quyền từ chối cấp phép, tạm hoãn, hủy bỏ hay thay đổi
giấy phép.
Trường hợp ra quyết định cho một hoạt động liên quan đến
giải phóng chủ đích GMO vào môi trường, các bước thường
được tiến hành trong quy trình bao gồm:
a) Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện;
b) Trao đổi về hồ sơ đăng ký với các cơ quan quản lý, các
hội đồng cơ sở và cộng đồng xem khả năng có thể có rủi
ro đáng kể, nhận dạng các vấn đề cần xem xét trong kế
hoạch đánh giá và quản lý rủi ro;
c) Chuẩn bị kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro;
d) Xin ý kiến đóng góp về kế hoạch đánh giá và quản lý rủi
ro từ tất cả các cơ quan tư vấn về hồ sơ đăng ký và từ
cộng đồng;
e) Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên
quan và ra quyết định;
f) Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép,
nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép.
Trường hợp ra quyết định cho hoạt động cách ly GMO,
các bước thường được tiến hành trong quy trình bao gồm:
a) Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện;
b) Chuẩn bị kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro (Cơ quan quản
lý có thể hỏi ý kiến các cơ quan Chính phủ liên quan);
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen50
c) Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên
quan và ra quyết định;
d) Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép,
nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép.
Các thành phần chính trong quy trình ra quyết định bao gồm:
a) Xây dựng tiêu chí cho kế hoạch đánh giá rủi ro và quản
lý rủi ro;
b) Đưa ra các rủi ro đối với sức khỏe con người, môi trường
và đa dạng sinh học cần được quản lý;
c) Đưa ra các điều kiện cấp phép trong đó xác định phạm
vi và giới hạn của các hoạt động được phép và biện pháp
quản lý các rủi ro.
Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét trước khi cấp
phép là khả năng thực thi hiệu quả của bên nộp hồ sơ đăng ký
đối với các điều kiện mà cơ quan quản lý đặt ra để quản lý rủi ro
có thể phát sinh. Trước khi cấp phép, cơ quan quản lý phải chắc
chắn rằng bên nộp hồ sơ đăng ký (đó có thể là cá nhân hoặc cơ
quan) là bên phù hợp nắm giữ giấy phép. Để cơ quan quản lý
có thể chủ động tiếp nhận thông tin mới hoặc thay đổi các điều
kiện cấp phép khi xuất hiện các tình huống thay đổi tác động
đến mức độ rủi ro, các văn bản pháp quy nên đưa ra các điều
kiện quy định về khả năng đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép, sau
khi giấy phép được cấp. Ví dụ, khi rủi ro có thể gây chết, ốm
nặng, tổn thương hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường,
cơ quan quản lý có thể thực hiện ngay các quyết định này và bắt
đầu hành động khắc phục.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 51
3.4 Các biện pháp quản lý rủi ro
Hàng loạt biện pháp góp phần vào quản lý tổng thể rủi ro
được cơ quan quản lý, bên được cấp phép và các cơ quan liên
quan áp dụng, ví dụ:
a) Quản lý theo hoạt động (hoạt động được miễn trừ hay
phải đăng ký);
b) Thành lập các hội đồng an toàn sinh học cơ sở và các tổ
chức được công nhận;
c) Chứng nhận các trang thiết bị sử dụng cho các mức cách
ly vật lý cụ thể;
d) Các yêu cầu pháp lý như thông báo cho cơ quan quản lý
các tác động bất lợi và không chủ đích;
e) Cho phép cơ quan quản lý giám sát các hoạt động liên
quan đến GMO và cùng với các cá nhân hoặc tổ chức tiến
hành các hành động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con
người, môi trường và đa dạng sinh học;
f) Các quy định pháp lý khác;
g) Phạt khi không tuân thủ;
h) Cơ quan quản lý ban hành các hướng dẫn kỹ thuật và quy trình;
i) Tư vấn và hợp tác với các cơ quan quản lý khác.
3.5 Giám sát sự tuân thủ và kiểm soát chất lượng
Giám sát sự tuân thủ
Giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo
các rủi ro của GMO đối với sức khỏe con người, môi trường
và đa dạng sinh học được quản lý. Cần kiểm tra việc thực hiện
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen52
nghiêm chỉnh các biện pháp xử lý và tuân thủ các nghĩa vụ nêu
trong điều kiện cấp phép, hoặc trong các hướng dẫn sau khi xác
định được các rủi ro cần quản lý và có biện pháp xử lý, Giám
sát không chỉ được tiến hành bởi cơ quan quản lý, mà còn bởi
bên được cấp phép, các tổ chức ủy quyền và các hội đồng an
thẩm định, nhằm đảm bảo các điều kiện cấp phép và các yêu
cầu khác được thực thi hiện quả.
Các hoạt động giám sát cụ thể và tuân thủ thường được tiến
hành bởi cơ quan quản lý trực tiếp liên quan đến quản lý rủi ro,
trong đó bao gồm:
a) Giám sát thông thường các giải phóng vào môi trường
dạng hạn chế hoặc có kiểm soát và các trang thiết bị được
chứng nhận, trong đó có các kiểm tra không báo trước;
b) Thanh tra các hoạt động nhằm hỗ trợ kế hoạch giám sát
(ví dụ, tiến hành giám sát các thực vật biến đổi gen trong
giai đoạn ra hoa);
c) Các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức nhằm
tăng cường sự tuân thủ và kế hoạch quản lý rủi ro của bên
được cấp phép và các tổ chức liên quan;
d) Kiểm tra và thẩm định thực nghiệm triển khai tiếp theo
giám sát thông thường;
e) Thẩm định ngẫu nhiên cho các báo cáo về sự không tuân thủ;
f) Điều tra về sự không tuân thủ các điều kiện cấp phép
hoặc vi phạm pháp luật.
Yêu cầu báo cáo khi xảy ra những sự cố không mong đợi hoặc
có những thông tin mới liên quan đến GMO và các hoạt động
thường được áp dụng cho mọi cấp phép. Bên được cấp phép phải
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 53
nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý và báo cáo về mọi sự
thay đổi và các ảnh hưởng không chủ đích, các rủi ro mới hoặc
khi vi phạm các điều kiện. Trong những trường hợp không tuân
thủ các điều kiện cấp phép, cơ quan quản lý có thể cần tiến hành
điều tra nhằm xác định mức độ không tuân thủ và đưa ra biện
pháp phạt như quy định trong văn bản pháp luật. Việc đưa ra các
biện pháp phạt này có thể được xem là một phần của cách tiếp
cận quản lý rủi ro tổng thể vì chúng cho thấy tầm quan trọng của
quản lý các rủi ro gây ra bởi GMO và tăng cường sự tuân thủ.
Kiểm soát chất lượng
Trong quy trình phân tích rủi ro, kiểm soát chất lượng
thường được tiến hành ở các cấp hành chính, cơ quan và pháp
luật. Nhằm duy trì tính hiệu quả và hiệu lực của đánh giá rủi ro
và quản lý rủi ro, có một số cơ chế phản hồi, trong đó có cân
nhắc các mối quan tâm của tất cả các nhóm đối tượng quan tâm
và các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng.
Nhằm đảm bảo chất lượng tổng thể, cơ quan quản lý có thể
xây dựng và cập nhật danh sách các chuyên gia và năng lực
tiến hành phân tích rủi ro GMO, cập nhật các tài liệu khoa học
về sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại và các tài liệu
liên quan thông qua các công trình khoa học và quy định giám
sát, kinh nghiệm về xây dựng các chính sách của các cơ quan
quản lý GMO ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Như vậy,
quản lý rủi ro các hoạt động liên quan đến GMO được hỗ trợ
bởi hàng loạt biện pháp. Một số biện pháp được quy định trong
các văn bản pháp quy như phân chia các loại hoạt động, các
yêu cầu cho các mức cách ly vật lý cụ thể, ủy quyền cho các
cơ quan như hội đồng an toàn sinh học cơ sơ và báo cáo định
kỳ. Đối với các hoạt động yêu cầu cấp phép, cơ quan quản lý
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen54
có thể chuẩn bị kế hoạch quản lý rủi ro, đưa ra các điều kiện
cấp phép (các biện pháp xác định là cần thiết để quản lý các rủi
ro). Cơ quan quản lý và bên được cấp phép thường cùng chia
sẻ trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan đến GMO và
các trang thiết bị, đặc biệt nhằm đảm bảo các biện pháp quản
lý rủi ro được triển khai hiệu quả. Thông thường, các quy định
pháp luật cho phép cơ quan quản lý tiến hành hành động tức thì
nếu có rủi ro gây chết, bị thương hay ốm nặng hoặc các thiệt hại
nghiêm trọng tới môi trường. Cơ quan quản lý có hàng loạt cơ
chế quản lý chất lượng và thẩm định cho phép sửa đổi các biện
pháp đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro khi có thông tin mới.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 55
4. TRAO ĐỔI THÔNG TIN RỦI RO
4.1 Nhận thức về rủi ro
Các tổ chức xã hội và cá nhân nhận thức về rủi ro theo các
cách khác nhau và có thể có những thái độ khác nhau về rủi ro.
Sự chấp nhận rủi ro có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố (giới
tính, tuổi, giáo dục, thu nhập, các hoàn cảnh cá nhân), những
cân nhắc tâm lý (kinh nghiệm trước đây, lòng tin cá nhân, thái
độ và đức tin tôn giáo) và các vấn đề văn hóa.
Nhìn chung sự chấp nhận rủi ro bởi các cá nhân tùy thuộc
nhiều vào các nhân tố như hiểu biết về rủi ro, tác động của
chúng đến cá nhân, các hậu quả lâu dài tiềm ẩn, mức độ ảnh
hưởng của rủi ro và các lợi ích (nếu có) đối với các cá nhân,
nhóm hoặc xã hội. Nếu rủi ro xuất hiện, trong đó các yếu tố làm
tăng và giảm rủi ro đã được biết cũng như các phương pháp
kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro đã có thì rủi ro có thể không
được xem là mối đe dọa. Nếu rủi ro chưa biết, tác động tiềm
ẩn diễn ra trên diện rộng và cá nhân cảm thấy không thể kiểm
soát được tình hình, rủi ro có khả năng được xem là cao. Khi có
thông tin, kiến thức về những lo ngại và cơ hội để tham gia vào
việc ra quyết định thì tăng khả năng chấp nhận rủi ro.
Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội về
cách thức ước lượng rủi ro và chấp nhận bởi các đối tượng khác
nhau trong cộng đồng. Các chuyên gia kỹ thuật và các nhà khoa
học thường có cách chấp nhận và ước lượng rủi ro rất khác so
với những đối tượng khác. Mặc dù các chuyên gia có thể đánh
giá các rủi ro tốt hơn khi họ có kiến thức chuyên môn, nhưng
cách thức họ ước lượng các rủi ro ngoài phạm vi chuyên môn
sẽ không khác so với những thành viên khác của cộng đồng và
có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen56
Nhận thức về rủi ro là cơ sở chấp nhận rủi ro của từng cá
nhân. Ví dụ, trên thực tế, luôn có có một mức độ rủi ro nhất định
gắn với việc sử dụng phương tiện giao thông bằng ô tô, nhưng
vẫn có nhiều người tiếp tục đi làm mỗi ngày sử dụng phương
tiện này. Mặt khác, đối với giao thông bằng đường hàng không,
ví dụ như máy bay, cũng là một phương tiện giao thông phổ
biến nhưng nhận thức của nhiều người cho rằng sử dụng máy
bay có nhiều rủi ro hơn so với việc đi lại bằng ô tô. Trên thực tế
khả năng gây chết người của giao thông bằng phương tiện ô tô
là cao hơn so với máy bay. Những sự nhận thức này hình thành
do ô tô là phương tiện giao thông quen thuộc hơn, có sự kiểm
soát cá nhân nhiều hơn trong việc điều khiển xe và khả năng tai
nạn máy ban xảy ra nghiêm trọng hơn so với ô tô. Vì vậy, nhận
thức và đánh giá rủi ro bởi một cá nhân là vấn đề phức tạp liên
quan đến nhiều yếu tố cần cân nhắc.
4.2 Mục tiêu của trao đổi thông tin rủi ro
Trao đổi thông tin rủi ro là quy trình tương tác trao đổi thông
tin và ý kiến giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức quan tâm đến
rủi ro (các hội đồng tư vấn cho cơ quan quản lý, cộng đồng)
trong quá trình đánh giá các hồ sơ đăng ký cấp phép giúp quản
lý GMO một cách minh bạch, rõ ràng và dựa trên rủi ro. Những
sự trao đổi này có thể không hoàn toàn liên quan đến rủi ro
nhưng có thể là thể hiện những quan tâm, ý kiến hoặc phản ứng
về các thông tin rủi ro.
Mục đích cơ bản của trao đổi thông tin rủi ro:
a) Thông báo cho các nhóm đối tượng về các rủi ro đã được
xác định và các điều kiện để quản lý các rủi ro đó;
b) Thiết lập một diễn đàn hiệu quả với các hội đồng thẩm định,
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 57
các cơ quan quản lý và các nhóm đối tượng khác có quan
tâm hay bị ảnh hưởng. Diễn đàn được sử dụng để đảm bảo
cơ sở khoa học cho các đánh giá rủi ro là chính xác, cơ
quan quản lý có cân nhắc mọi khía cạnh cần thiết đặc biệt
là những quan tâm của cộng đồng, để bảo vệ sức khỏe con
người, môi trường và đa dạng sinh học.
Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin có
thể truy cập được cho các bên quan tâm về hồ sơ đăng ký, giấy
phép, các hoạt động liên quan đến GMO, các vị trí thử nghiệm
và các quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát và tuân
thủ do cơ quan tiến hành. Trong nhiều trường hợp, sự nhận thức
khác nhau về rủi ro có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận của các
nhóm đối tượng đối với những vấn đề cụ thể. Vì vậy, cơ quan
quản lý cũng cần lấy ý kiến tư vấn về các vấn đề đạo đức và
xã hội phát sinh từ công nghệ sinh học hiện đại, ví dụ như các
nhóm chuyên gia có chuyên môn đa dạng và các cơ quan quản
lý cũng như các nhóm đối tượng chính khác như cộng đồng
trước khi quyết định cấp phép.
Như vậy, trao đổi thông tin rủi ro giúp tăng cường sự hiểu
biết về tất cả các khía cạnh của rủi ro, cung cấp thông tin về rủi
ro nhằm hỗ trợ các bên liên quan, giảm thiểu các mâu thuẫn.
Trên thế giới, hệ thống quản lý hiện nay đối với công nghệ
sinh học hiện đại có sự kết hợp các yêu cầu pháp lý đảm bảo
sự minh bạch của Chính phủ và tạo cơ hội cho cộng đồng đóng
góp vào quy trình đánh giá rủi ro.
4.3 Các cách trao đổi thông tin rủi ro
Bản sao của hồ sơ đăng ký – loại bỏ các thông tin thương
mại mật và các thông tin cá nhân, bản sao của kế hoạch đánh
giá rủi ro và quản lý rủi ro, giấy phép... có thể được cung cấp
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen58
trên công báo, báo, trang thông tin điện tử, tờ rơi, các tài liệu
quảng cáo... Một số cách thức trao đổi thông tin có thể được
quy định trong văn bản pháp luật.
Để trao đổi thông tin rủi ro hiệu quả, cần trao đổi kiến thức
thay vì chỉ chuyển giao thông tin một chiều. Hiệu quả đạt được
cao nhất khi trao đổi hai chiều và khi có cơ hội góp ý cho việc
ra quyết định. Trao đổi thông tin thành công đòi hỏi sự hoạt
động tích cực, tuy nhiên trên thực tế thời gian và nguồn lực có
thể hạn chế mức độ đối thoại. Những khó khăn hạn chế trao
đổi hiệu quả: ngôn ngữ, kiến thức, lợi ích, đức tin không giống
nhau. Ngoài ra, các yêu cầu không rõ ràng, sự thiếu hiểu biết,
không chắc chắn, cũng là những trở ngại để đạt được hiệu quả
trong trao đổi thông tin rủi ro.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 59
Tài liệu tham khảo chính
1. Bennet PG (2000). Applying the precautionary principle: a conceptual
framework. Foresight and Precaution 1: 223-227.
2. Cartagena Protocol on Biosafety.
3. Chrispeels MJ, Sadava DE (2002). Plants, genes, and crop biotechnology.
Jones and Bartlett publishers, Sudbury, Massachusetts, USA.
4. Codex Alimentarius Commission (2003). Working principles for risk
analysis for application in the framework of the Codex Alimentarius.
5. Convention on Biological Diversity (1992).
6. James C (2009). Global status of commercialized biotech/GM crops:
2009. Executive summary. The International Service for the Acquisition
of Agri-biotech Applications (ISAAA), New York.
7. Hayes KR, Gregg PC, Gupta VVSR, Jessop R, Lonsdale M, Sindel B,
Stanley J, Williams CK (2004). Identifying hazards in complex ecological
systems. Environmental Biosafety Research 3: 109-128.
8. Mackenzie R, Burhenne-Guilmin F, La Vina AGM, Werksman JD
(2003). An explanatory guide to the Cartagena Protocol on Biosafety.
IUCN Environmental Policy and Law Paper N0-46.
9. National Research Council (2008). Science and decisions: Advancing
risk assessment. National Academy Press, Washington DC.
10. Risk Analysis Framework (2009). Commonwealth of Australia.
11. Sandin P, Peterson M, Hansson SO, Rudén C, Juthe A (2002). Five
charges against the precautionary principle. Journal of Risk Research
5: 287-299.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen60
Thiết kế và in tại Công ty Cổ phần TM & DV In Quang Hưng
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan tich rui ro cua sinh vat bien doi gen.pdf