Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre

Tài liệu Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre: PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam 2006 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 I. Bối cảnh 1 II. Mục tiêu nghiên cứu 1 III. Phương pháp nghiên cứu 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE 2 I. Phần tóm tắt 2 II. Thông tin chung 2 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2 2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre 5 III. Thông tin thị trường và tính cạnh tranh 8 3.1. Xu hướng về thị trường bưởi 8 3.2. Tiềm năng phát triển bưởi ở Bến Tre 11 IV. Sơ đồ của chuỗi cung ứng bưởi 12 Phân tích SWOT 14 V. Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau 15 5.1. Nông dân trồng bưởi 15 5.2. Người thu gom 19 5.3. Vựa đóng gói địa phương 19 5.4. Vựa phân phối ngoài tỉnh 20 5.5. Người bán lẻ, siêu thị 21 5.6. Người tiêu dùng/khách hàng 22 5.7. Khu vực nhà hàng, khách sạn và khu du lịch 23 5.8. Vai trò của các tổ chức khác đối với sự phát triển của ngành 23 ...

doc33 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam 2006 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 I. Bối cảnh 1 II. Mục tiêu nghiên cứu 1 III. Phương pháp nghiên cứu 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE 2 I. Phần tóm tắt 2 II. Thông tin chung 2 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2 2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre 5 III. Thông tin thị trường và tính cạnh tranh 8 3.1. Xu hướng về thị trường bưởi 8 3.2. Tiềm năng phát triển bưởi ở Bến Tre 11 IV. Sơ đồ của chuỗi cung ứng bưởi 12 Phân tích SWOT 14 V. Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau 15 5.1. Nông dân trồng bưởi 15 5.2. Người thu gom 19 5.3. Vựa đóng gói địa phương 19 5.4. Vựa phân phối ngoài tỉnh 20 5.5. Người bán lẻ, siêu thị 21 5.6. Người tiêu dùng/khách hàng 22 5.7. Khu vực nhà hàng, khách sạn và khu du lịch 23 5.8. Vai trò của các tổ chức khác đối với sự phát triển của ngành 23 VI. Quá trình hình thành giá 24 VII. Khó khăn/cơ hội 25 VIII. Kết luận và đề nghị: 26 8.1. Kết luận 26 8.2. Kiến nghị 27 IX. Phụ lục 29 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức SOFRI : Southern Fruit Research Institute (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm MoT : Ministry of Trade (Bộ Thương mại) EC : European Commission TQ : Trung Quốc DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTSXNN : Giá trị sản xuất nông nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Bối cảnh Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cùng với Bộ Thương mại Việt Nam bắt đầu Dự án Hỗ trợ Phát triển Chuỗi Giá trị cho rau quả Việt Nam từ đầu năm 2005. Đồng thời, Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đức do Bộ Kế hoạch Đầu tư và GTZ thực hiện cũng tập trung phát triển khả năng cạnh tranh của một số tiểu ngành nông nghiệp thông qua cách tiếp cận “Phát triển Chuỗi giá trị”. Để có cơ sở xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành rau và quả và đo lường mức độ tác động của những hoạt động hỗ trợ, Dự án và Chương trình trên quyết định kết hợp thực hiện Nghiên cứu gồm hai phần: Phần I là nghiên cứu thu thập những thông tin cơ sở về Rau và Quả trên toàn quốc, và tập trung tại 4 tỉnh thí điểm của Chương trình là Hưng Yên, Quảng Nam, Đắc Lắc và An Giang; phần II là 18 nghiên cứu về Chuỗi Giá trị cho 12 loại rau và quả tại 18 tỉnh cũng được thực hiện để xác định những hoạt động hỗ trợ. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) được chọn thực hiện nghiên cứu các chuỗi giá trị cho các loại quả: xoài ở hai tỉnh Tiển Giang và Đồng Tháp, dưa hấu ở tỉnh Long An và bưởi ở tỉnh Bến Tre. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị cho bưởi ở tỉnh Bến Tre. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi ở tỉnh Bến Tre, bắt đầu từ sản xuất, vận chuyển, phân phối cho đến người tiêu dùng. Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị bưởi, lập sơ đồ các kênh tiêu thụ cho loại trái này, phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị. Qua việc phân tích này, những khó khăn và tồn tại ở các bộ phận khác nhau trong chuỗi giá trị cũng được xác định, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển chuỗi giá trị cho bưởi ở Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu Được sự nhất trí của Metro-GTZ-MoT và qua tham khảo phương pháp nghiên cứu của các chuỗi giá trị khác, SOFRI đã nghiên cứu chuỗi giá trị bưởi theo các phương pháp sau: 3.1. Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet. Các thông tin này được tổng hợp, phân tích và báo cáo lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. 3.2. Phỏng vấn chuyên sâu: phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân hoặc tổ chức có nhiều thông tin hoặc kinh nghiệm liên quan đến lãnh vực cây ăn quả và đặc biệt là với ngành trồng bưởi ở tỉnh Bến Tre, những người tham gia trong chuỗi giá trị bưởi, bao gồm các cán bộ phụ trách về cây ăn quả thuộc Sở nông nghiệp, người thu mua và đóng gói tại vùng trồng bưởi, người phân phối bưởi ở thành phố lớn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Tất cả những thông tin thu thập cũng được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu. 3.3. Thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phía nông dân, tổ chức hội thảo với những người trồng bưởi, phỏng vấn và thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ bưởi, xác định những khó khăn và nguyện vọng của người trồng. Những thông tin này cũng được tổng hợp và phân tích trong báo cáo. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI Ở TỈNH BẾN TRE Phần tóm tắt Bến Tre là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng. Với hệ thống sông rạch chằng chịt, phía Đông giáp biển nên có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Là vùng đất phù sa trù phú, khí hậu thuận lợi, Bến Tre cũng có điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện: dừa, mía, cây ăn trái và hoa kiểng. Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn - Chợ Lách, Bình Đại, Giồng Trôm... hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Tỉnh Bến Tre có diện tích cây ăn quả trên 41.000 ha với nhiều chủng loại cây ăn quả nổi tiếng miền Nam, trong đó bưởi Da Xanh được đưa vào nhóm cây ăn quả chất lượng cao, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Bưởi Da Xanh có thể xem là đặc sản của tỉnh Bến Tre vì có nguồn gốc tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, được phát hiện qua các kỳ hội thi trái ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trung tâm hội chợ triển lãm Cần Thơ tổ chức hàng năm. Đây là loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng, cung không đáp ứng đủ cầu nên nông dân đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng các vườn trồng bưởi Da Xanh, đúc kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc ngày càng tốt hơn, một số vườn bưởi đã đến thời kỳ cho trái ổn định và có thể đạt doanh thu hàng năm đến 200 triệu đồng/ha. Vì những lợi thế đó, bưởi Da Xanh được Tỉnh ủy - UBND tỉnh xác định là cây mũi nhọn có lợi thế trong phát triển kinh tế vườn, nên trong nội dung các Nghị quyết của Thị xã ủy, huyện ủy đều chọn cây bưởi da xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế vườn. Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Da Xanh còn chậm, mang tính tự phát, sản xuất còn manh mún, phân tán theo từng hộ gia đình, chất lượng không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra một lượng hàng hóa lớn, ổn định để có thể tiếp thị, mở rộng thị trường theo hướng sản xuất lớn. Mặt khác, về tổ chức sản xuất và tiêu thụ cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các hộ trong khu vực, số lượng chưa nhiều, mẫu mã hàng hóa, bao bì, đóng gói và xây dựng thương hiệu chưa được những người có liên quan trong dây chuyền sản xuất và tiêu thụ quan tâm thực hiện tốt. Việc phân tích những tồn tại và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sẽ giúp nhiều cá nhân và tổ chức có được những thông tin cụ thể và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh việc phát triển ngành hàng bưởi Da Xanh của tỉnh Bến Tre phát triển nhanh chóng và bền vững. Thông tin chung 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh là Thị Xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây. Bốn sông lớn là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và Cổ Chiên chia địa hình Bến Tre thành ba dải cù lao lớn là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre giống như hình rẻ quạt có đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra về phía Biển Đông. Về vị trí địa lý thì Bến Tre có điểm cực Nam ở vĩ độ 9o48’ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông. Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.356,8 km2, dân số năm 2005 là 1.351.472 người với mật độ trung bình 573 người/km2. Bến Tre có các đơn vị hành chính gồm Thị Xã Bến Tre và 7 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày, Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú Bến tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Do vị trí địa lý và quá trình hình thành, đất đai ở Bến Tre đưọc chia thành 4 loại nằm trong 4 vùng khác nhau: đất phù sa, đất phèn, đất cát và đất mặn. Đất phù sa: Chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh (khoảng 66.471 ha), nằm trong các huyện vùng ngọt phía Tây như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày. Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50-60%), thường chua ở tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Đất phèn: chiếm 6,74% diện tích toàn tỉnh (khoảng 15.127 ha), phân bố rải rác trên toàn tỉnh từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Một số nơi ở vùng lợ và vùng mặn như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, sự xâm nhập mặn vào đất phèn trong mùa khô, làm cho đất vừa mặn, vừa phèn, làm cho cây trồng càng khó sinh trưởng. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát. Đất cát: chiếm 6,4% diện tích toàn tỉnh (khoảng14.248 ha ). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỷ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác, ở những nơi không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát giồng rất ít chất hữu cơ và nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bến Tre năm 2005 là 235.684 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 136.795 ha (chiếm 58,04% diện tích đất tự nhiên). Trên diện tích đất nông nghiệp có 51,405 ha trồng cây hàng năm và 85.390 ha trồng cây lâu năm, còn lại là đất lâm nghiệp (6.421 ha), đất nuôi trồng thủy sản (36.294 ha), đất là muối… Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6000 km tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ, tạo ra nguồn thuỷ sản phong phú, nước tưới cho cây trồng tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thuỷ triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch. Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên Bến Tre có những lợi thế về nông nghiệp từ cây lúa đến các loại cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa, cây mía, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản kết hợp với phát triển du lịch. 2.1.2. Phát triển kinh tế Trong giai đoạn 2001-2005 kinh tế Bến Tre tăng trưởng mạnh, GDP năm 2005 đạt 9.974,95 tỷ đồng so với năm 2001 là 5.860,5 tỷ đồng, bình quân tăng 9,23% mỗi năm. Đóng góp cho GDP cao nhất vẫn là khu vực sản xuất nông lâm và thủy sản chiếm khoảng 60%, kế đến là khu vực dịch vụ chiếm 20-25% và tăng liên tục từ 2001 đến 2005, thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng. GDP (tỷ đồng) và cơ cấu GDP (%) tỉnh Bến Tre (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005): Ngành kinh tế Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 GDP (tỷ đồng) 5.860 6.449 7.191 8.672 9.975 Nông-Lâm-TS (%) 66,7 64,6 62,1 60,8 57,6 Công nghiệp & XD (%) 12,8 13,7 14,6 15,7 16,8 Dịch vụ (%) 20,5 21,7 23,3 23,5 25,7 Nông nghiệp Bến Tre trong những năm qua đã phát triển khá nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,02%, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng một cách đáng kể từ năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2005, nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân trên 5,02%/năm, trong đó, chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt (bình quân 7,1%/năm, so với 4,1%/năm). Tỉ trọng chăn nuôi từ 20,46% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 đã tăng lên 29,45% vào năm 2005. Ngược lại, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 75,98% xuống còn 62,54%. Sỡ dĩ tỷ trọng ngành trồng trọt giảm là vì trong những năm qua, do tác động của khoa học kỹ thuật nên ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đồng thời kéo theo các dịch vụ phục vụ cho các ngành này như chế biến thức ăn, thú y… cũng tăng theo. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Bến Tre từ năm 2001 đến 2005 (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005): Cơ cấu GTSXNN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng GTSXNN (tỷ đồng) 3.990,3 4212,6 4.493,4 5.002,5 5.521,4 Trồng trọt (%) 75,98 69,25 68,46 66,64 62,54 Chăn nuôi (%) 20,46 25,68 25,05 25,71 29,45 Dịch vụ (%) 3,56 5,07 6,49 7,65 8,01 Trong cơ cấu cây trồng, tỉ trọng cây ăn trái chiếm cao nhất 51,3%, đứng thứ hai là cây lương thực giảm còn 24,2%, cây công nghiệp chiếm 16,4%. Diện tích cây ăn trái tăng nhanh và đạt 39.739 ha vào năm 2005, chiếm 29,1% diện tích đất nông nghiệp, với sản lượng 379.901 tấn, phân bố chủ yếu ở Chợ Lách, Tây Châu Thành và một phần ở các huyện khác. Cơ cấu cây ăn trái được phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, trong đó chú ý tăng tỉ trọng các cây thuộc nhóm có múi (bưởi, cam, quýt, chanh...), các cây có khả năng chế biến (xoài, đu đủ, chuối...), ổn định tỉ trọng các cây đặc sản (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon...). Tỉnh có kế hoạch phát triển cây ăn trái đạt sản lượng 588.000 tấn vào năm 2010. Bến Tre có khoảng 5.000 cơ sở làm cây giống, sản xuất từ 16 triệu - 18 triệu cây giống mỗi năm trong đó huyện Chợ Lách là địa phương sản xuất cây giống nổi tiếng của khu vực ĐBSCL. Mỗi năm, Chợ Lách cung ứng trên thị trường khoảng 15 triệu cây giống các loại. Cây giống làm ra ngoài tiêu thụ tại tỉnh, khắp các tỉnh ĐBSCL mà còn đến tận các tỉnh miền Đông, miền Trung và cả ở miền Bắc. Từ bình tuyển, du nhập, đến lai tạo, nhà vườn Chợ Lách cho ra đời nhiều giống cây ăn trái quí hiếm như: Sầu riêng sữa cơm vàng hạt lép (sầu riêng Chín Hóa), sầu riêng Mong Thoong, sầu riêng Ri-6, măng cụt Cái Mơn, chôm chôm Rong-riêng, dâu Hạ châu, xoài cát Hòa Lộc, xoài Tứ quí, bưởi Năm roi, bưởi Da Xanh, quýt đường, cam soàn, bòn bon, mít nghệ, ổi không hạt... Riêng về giống bưởi da xanh đặc sản của Bến Tre ở tại hai cơ sở sản xuất giống bưởi da xanh số lượng nhiều nhất là ông Lê Văn Hoa (Hai Hoa) xã Sơn Định, huyện Chợ Lách và ông Đặng Văn Rô (Ba Rô) xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày. Hai cơ sở này mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 50 000 đến 60 000 cây giống bưởi Da Xanh. Các loại trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre có thể kể đến là sầu riêng Chín Hóa, măng cụt Cái Mơn, bưởi Da Xanh, chôm chôm Chợ Lách, dừa… Ngoài ra, Bến Tre có khoảng 29 điểm du lịch vườn hấp dẫn như khu du lịch Cồn Phụng, một cù lao nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, các tuyến du lịch Ba Tri, Mỏ Cày, Chợ Lách… đang được khai thác. Bến Tre đã xác định du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế thứ ba của tỉnh, sau kinh tế vườn và thuỷ sản, tỉnh khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, gắn du lịch với xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư hạ tầng. Năm 2005 lượng khách quốc tế đến Bến Tre tăng lên gần 151.000 người, doanh thu vượt qua ngưỡng 83 tỷ đồng, tăng 82,4% so với năm 2002. Về nguồn nhân lực, năm 2005 Bến Tre có 899.908 người trong độ tuổi lao động (chiếm 66,59% dân số), trong đó tỷ lệ người làm việc trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 54,76% số người trong độ tuổi lao động. 2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre Bưởi có tên khoa học là Citrus maxima (Burm. Merr.) hay Citrus grandis (Osb.) thuộc nhóm cây có múi, họ Rutaceae, có nguồn gốc ở Đông Nam Á và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Bưởi là loại quả có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học. Trong 100g phần ăn được chứa 59 calo, nhiều chất khoáng như: Ca 30 mg, Fe 0,7 mg.... Bưởi còn góp phần hỗ trợ sức khỏe con người như giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu. Cây bưởi đã được trồng từ rất lâu đời ở nước ta và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Năm 2004 nước ta có 25 690 ha bưởi, trong đó diện tích bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long là 14 234 ha, chia ra các tỉnh Vĩnh Long 5.947 ha, Tiền Giang 3.732 ha, Bến Tre 2.406 ha, Hậu Giang 1.750 ha, Sóc Trăng 1.575 ha và Trà Vinh 1.038 ha. Các giống bưởi được trồng nhiều nhất là ‘Năm Roi’, ‘Da Xanh’, ‘Lông Cổ Cò’, ‘Bưởi Đường’... Trong đó bưởi Da Xanh được xem là giống bưởi ngon nhất hiện nay. Tỉnh Bến Tre hiện có 3.004 ha bưởi (7,56% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh), trong đó bưởi Năm Roi có diện tích khoảng hơn 500 ha, được trồng không tập trung, rải rác ở các huyện, bưởi Da Xanh có diện tích khoảng 1.290 ha (năm 2004) cũng được trồng rải rác ở Thị xã Bến Tre, các huyện Chợ Lách, Châu thành và Mỏ Cày. So với bưởi năm roi thì bưởi Da Xanh được bà con nông dân ở Bến Tre trồng nhiều hơn và khá tập trung hơn vì hiện nay giống bưởi này đang cho thu nhập cao, vườn bưởi chuyên canh và chăm sóc tốt, trong thời kỳ cho trái ổn định (khoảng 7-8 năm sau khi trồng) có thể lên đến 200 triệu đồng/ha. Diện tích, sản lượng bưởi tỉnh Bến Tre (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích CAQ (ha) 35.106 36.390 39.268 40.378 39.739 Diện tích bưởi (ha) 624 843 1.544 2.366 3.004 Sản lượng bưởi (tấn) 3.255 5.987 9.058 11.448 15.827 Đặc tính của các giống bưởi được trồng phổ biến ở Bến Tre: Bưởi Lông Hồng: còn gọi là bưởi Lông Cổ Cò có nguồn gốc ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trước đây nhà vườn ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè thường chở bưởi đến bán ở chợ Cổ Cò dọc quốc lộ 1 nên gọi dần thành quen. Mặc dù không được nổi tiếng như bưởi Năm Roi và chất lượng không ngon bằng bưởi Da Xanh nhưng năng suất rất cao, dễ trồng lại ít sâu bệnh tấn công nhưng hiện nay giống bưởi này đã được trồng phổ biến ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Giống bưởi này có một lớp lông nhung ở đọt non, lá non và trái non, sẽ tự mất dần khi cành, lá và trái phát triển. Cây bưởi Lông Hồng có khả năng sinh trưởng khá mạnh, tán hình tròn, phiến lá hình e-líp, màu xanh đậm, trên bề mặt lá có lớp lông tơ mịn. Cây sẽ cho trái từ 2,5 đến 3,5 năm sau khi trồng, mùa thu hoạch rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 8 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 7-7,5 tháng, năng suất cao, cây 7 năm tuổi có thể cho 100 trái hoặc hơn. Trái bưởi Lông Hồng có trọng lượng trung bình 0,9-1,5 kg, trái có hình giống trái lê, cân đối, vỏ màu xanh có lẫn vết hoe vàng, nhìn kỹ có lớp lông mịn và dễ lột. Ruột bưởi có múi/con tép màu hồng, có nhiều hột bên trong, một số dòng không có hột, về điểm này cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với bưởi Da xanh. Khi ép tỷ lệ nước quả khá cao (hơn 40%), vị ngọt chua hài hòa, hơi đắng (điểm này khác với bưởi Da Xanh và bưởi Năm Roi). Bưởi Da Xanh: Bưởi ‘Da Xanh’ được trồng đầu tiên từ những năm 1960 tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Kiến Hòa, nay là tỉnh Bến Tre, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Do phẩm chất ngon nên giống này được trồng khá phổ biến tại các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai. Cây bưởi Da Xanh có đặc tính sinh trưởng khá, dạng tán hình tròn, phiến lá phủ một phần lên đáy cánh lá, bìa lá có răng cưa tròn và rõ, ít lông tơ, màu lá xanh đậm. Cây có khả năng cho trái từ 2 đến 3 năm sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt (đối với cây chiết cành và cây ghép). Thời gian ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7-8 tháng, năng suất có thể trên 100 trái/cây/năm (cây khoảng 14 năm tuổi), năng suất tương đối ổn định Trái bưởi Da Xanh có trọng lượng trung bình 1,5 kg, (có nhiều trái đạt 2-2,5 kg) dạng trái hình cầu, vỏ có màu xanh đến xanh vàng khi chín và dễ bóc, con tép có màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi, có khi có nhiều hột bên trong. Nước quả có vị ngọt ít chua, không đắng có mùi thơm. Bưởi Năm Roi: có nguồn gốc xã Long Tuyền, Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên có người cho rằng bưởi Năm Roi đã được trồng tại xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long từ năm 1925. Trước đây, giống bưởi này rất nổi tiếng, có thể xem như đặc sản của vùng ĐBSCL. Hiện nay giống này đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang. Cây bưởi Năm Roi sinh trưởng khá, tán hình tròn, phiến lá hình trứng và cánh lá hình quả tim, mặt trên của lá có màu xanh đậm. Cây có thể cho trái 2-2,5 năm sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch là 7-7,5 tháng. Năng suất khá cao, cây khoảng 10 năm tuổi có thể cho 100 trái. Mùa vụ thu hoạch quanh năm, tập trung nhiều nhất tứ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, trùng với dịp tết Nguyên Đán, vì giống này có dạng trái đẹp, màu sắc vàng tươi nên dễ bán vào dịp tết để chưng mâm ngũ quả. Trái bưởi Năm Roi có trọng lượng 0,8-1,8 kg, dạng trái hình trái lê, vỏ màu xanh vàng đến vàng tươi khi chín, dễ lột. Thịt bưởi có màu vàng nhạt, không có hoặc ít hột, trong, các con tép bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, nước ép có vị ngọt chua, mùi thơm, không có vị đắng. Mô tả và phân biệt các giống bưởi: Các chỉ tiêu Bưởi Lông Hồng Bưởi Da Xanh Bưởi Năm Roi Hình dạng quả lê, không khuyết vào phía dưới cuống cầu quả lê, khuyết vào ở dưới cuống Màu vỏ Xanh có lẫn vết hoe vàng Xanh nhạt pha vàng Xanh nhạt đến vàng nhạt Trọng lượng trung bình (kg) 0,9 – 1,5 1,2 – 1,8 1,0 – 1,5 Màu thịt Hồng nhạt Hồng đến hồng đỏ Trắng pha vàng nhạt Brix (%) 9-10 9-11 10-12 Số hột/trái Ít hột 0-30 0-30 Hình Diện tích bưởi Da Xanh hiện có phân bố ở các huyện trong tỉnh Bến Tre: Huyện, thị Diện tích hiện có (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chợ Lách 150 30 9,0 270 Mỏ Cày 573 245 14,4 3.532 TX Bến Tre 300 45 10 400 Châu Thành 267 15 7,6 114 Cộng 1290 335 4316 Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre Hiện nay bưởi Da Xanh tại Bến Tre tập trung nhiều nhất là ở huyện Mỏ Cày (573 ha) và Thị xã Bến Tre (300 ha), sản lượng của hai huyện này khoảng gần 4.000 tấn mỗi năm (91,1% tổng sản lượng bưởi Da Xanh toàn tỉnh). Năng suất trung bình ở vùng cây cho trái ổn định (7 năm tuổi trở lên) như Mỏ Cày là 14,4 tấn/ha trong khi đó ở các huyện mới trồng thì năng suất chỉ đạt 8-10 tấ,/ha (cây 3-4 năm tuổi) Cây bưởi Da Xanh thích hợp với vùng đất phèn tập trung ở Thị xã Bến Tre và các huyện phía tây. Tỉnh Bến Tre đang có chương trình phát triển cây bưởi Da Xanh với diện tích đến 4.000 ha đến năm 2010 chia cho các huyện như sau: Chợ Lách 1.000 ha, Mỏ Cày 1.000 ha, Châu Thành 1.000 ha, Thị xã 500 ha và Giồng Trôm 500 ha. Chương trình này được Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 với kinh phí khoảng 125,5 tỷ đồng từ nhiều nguồn ngân sách như ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của trung ương và địa phương, ngân sách sự nghiệp kinh tế, ngân sách khuyến nông, tín dụng… Cây bưởi có thể chủ động cho trái quanh năm, hiện nay một số nhà vườn đã áp dụng tốt kỹ thuật xử lý ra hoa theo ý muốn để tăng năng suất và có sản phẩm bán nghịch vụ hoặc trong các dịp lễ tết để được giá cao. Kỹ thuật này gọi là lảy lá trên nhánh nhện, là những nhánh nhỏ có đường kính không quá 1cm và thương ở gân thân cây, do ông Hai Hoa ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách phát hiện. Theo ông Hai Hoa thì một cây bưởi 3 năm tuổi nếu được chăm sóc và lảy lá đúng kỹ thuật, mỗi năm có thể cho 30 trái (40-45 kg), như vậy mỗi công bưởi (1.000 m2) có thể đạt năng suất 1,5 tấn. Thông tin thị trường và tính cạnh tranh 3.1. Xu hướng về thị trường bưởi Bưởi là loại trái lớn nhất trong số các loại trái thuộc họ cây có múi (citrus), thường được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi hoặc có thể chế biến thành nước quả hay các sản phẩm có hương bưởi. Tổng sản lượng bưởi toàn thế giới khoảng 14,0-14,8 triệu tấn/năm. Các nước sản xuất nhiều bưởi/bưởi chùm là Mỹ, Ấn Độ, Israel, Mexico, Cuba, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan. Malaysia và Thái Lan là hai nước xuất khẩu bưởi nhiều nhất trên thế giới. Malaysia trồng loại bưởi có vỏ màu vàng, thu hoạch trong tháng giêng và tháng hai hàng năm, trong khi đó Thái Lan trồng các loại bưởi có vỏ màu xanh, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Trung Quốc cũng xuất khẩu một số lượng nhỏ (4.207 tấn năm 1999 và 3.828 tấn vào năm 2000), chỉ chiếm 2,4% trong tổng sản lượng xuất khẩu trái thuộc họ cam quýt, thị trường chính là Hong Kong. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng diện tích một giống bưởi mới không hạt, được cho là có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường bưởi. Nam Phi cũng là một nước có sản xuất bưởi với sản lượng khá cao, năm 2005 ước đạt 250 ngàn tấn, giảm 6% so với 264 ngàn tấn năm 2004 do hạn hán tại một số vùng trồng bưởi và dự báo sẽ đạt 260 ngàn tấn trong năm 2006. Năm 2004 Nam Phi xuất khẩu 217 ngàn tấn bưởi tươi sang các thị trường Nhật (34% tổng xuất khẩu), Hà Lan (21%), Mozambique (9.3%), Anh (5%) và Nga… năm 2005 xuất được 200 ngàn tấn, dự báo năm 2006 sẽ đạt 210 ngàn tấn. Trong năm 2004 tổng lượng bưởi mậu dịch thế giới là 464 ngàn tấn, trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất là Nhật (288 ngàn tấn), đứng thứ nhì là Canada (51 ngàn tấn) và thứ ba là Nga (46 ngàn tấn). Ở Nga trong những năm gần đây, do thu nhập tăng và do thay đổi về lối sống, người Nga ngày càng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, nên tiêu dùng trái cây ở Nga đang có xu hướng tăng, trong đó có tăng tiêu dùng trái bưởi. Nhập khẩu bưởi vào Nga tăng liên tục từ năm 2001 (22 ngàn tấn), 2002 (33 ngàn tấn), 2003 (32 ngàn tấn), 2004 (46 ngàn tấn) và 9 tháng đầu năm 2005 đạt 30 ngàn tấn. Như vậy lượng nhập khẩu tăng bình quân trong 4 năm 2001 đến 2004 là 76%, cao nhất là năm 2004 bằng 109,9% so với năm 2001. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nam Phi và Achentina. Thị trường bưởi ở Nga tạo nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu mới thâm nhập thị trường này do nhu cầu sản phẩm chất lượng cao đang gia tăng. Hiện các nước xuất khẩu chỉ mới cung cấp khối lượng thoả mãn 50% nhu cầu thị trường này. Ngoài ra, hiện chưa có một thương hiệu nào về bưởi nổi tiếng ở thị trường Nga cũng tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu muốn bắt đầu hoạt động quảng cáo sản phẩm ở thị trường Nga. Giá nhập khẩu bưởi bình quân vào Nga đang tăng lên mỗi năm, cụ thể năm 2002 là 0,73 USD/kg; năm 2003: 0,93 USD/kg; Năm 2005: 1,2 USD/kg và thuế suất nhập khẩu bưởi là 5% giá phải nộp thuế, song không thấp hơn 0,02 euro/kg, VAT là 18%. (Nguồn: tin thị trường báo Nông nghiệp VN 20-26/01/2006). Việt Nam có khoảng 28.600 ha bưởi vào năm 2004, hơn 50% diện tích này tập trung ở ĐBSCL (14.234 ha), hiện nay diện tích bưởi cả nước ước tính khoảng hơn 30.000 ha với sản lượng khoảng 250.000 tấn. Bưởi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi ở thị trường trong nước. Gần đây chỉ có Công ty TNHH chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia ở Vĩnh Long xuất khẩu được bưởi Năm Roi sang Đức (50 tấn vào năm 2004), giá FOB tại cảng Tp Hồ Chí Minh là 590 USD/tấn, nếu thu mua vào chính vụ (tháng 10-12) với giá 4.000 đồng/kg cộng thêm các chi phí về bao bì, đóng gói, vận chuyển, kiểm hóa, thuế xuất khẩu… thì mỗi tấn lãi khoảng 1 triệu đồng. Như vậy nếu với giá cao hơn 5.000 đồng/kg thì xuất khẩu sẽ không có lãi. Ngoài bưởi Da Xanh, Năm Roi, Lông Cổ Cò, bưởi Đường da láng ở các tỉnh phía Nam thì ở phía Bắc có các loại bưởi ngon nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng… Năm 2005 diện tích trồng bưởi ở Hương Khê đã lên đến 1600ha, trong đó có khoảng 950ha đã cho trái và mục tiêu đến năm 2010 là 5.000ha, như vậy với năng suất 12-15 tấn/ha thì sản lượng hiện tại là 11.400-14.250 tấn mỗi năm. Năm 2005 huyện Ðoan Hùng đã có 749 ha bưởi, trong đó 300 ha đang cho thu hái với năng suất bình quân 13 tấn quả/ha, sản lượng bưởi năm 2005 ước đạt 3.850 tấn. Đoan Hùng cũng đã triển khai dự án trồng mới 1.300 ha bưởi, như vậy diện tích bưởi ở Đoan Hùng trong những năm sắp tới sẽ là 2.000 ha. Như vậy tính riêng ở Hương Khê và Đoan Hùng thì tổng diện tích bưởi đến năm 2010 sẽ là 7.000 ha. Giá bưởi ở các tỉnh phía Bắc cũng cao không kém giá bưởi ở phía Nam, bưởi Phúc trạch có giá bán trung bình khoảng 15.000-20.000 đồng/trái, lúc cao điểm có thể lên đến 35.000 đồng/trái, bưởi Diễn cũng được bán với giá từ 19.000 đến 20.000 đồng/trái. Ở Bến Tre, Bưởi Da Xanh là một trong những loại trái cây đặc sản của Việt Nam xếp vào nhóm cây ăn quả chất lượng cao, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Ở trong nước, bưởi Da Xanh được bày bán trong các siêu thị, các điểm bán sĩ và lẻ trái cây, ở sân bay… tại các thành phố lớn như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẳng và các tỉnh lỵ khác… Tại Bến Tre, bưởi Da xanh Thị xã Bến Tre được cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh ngoài thông qua trung gian là các bạn hàng, hợp tác xã bưởi Da xanh cũng có nhiều khách hàng đến đặt mua nhưng chưa có khả năng cung cấp. Hiện nay, ở Tiền Giang cũng đã phát triển diện tích bưởi Da Xanh khoảng 300 ha với sản lượng khoảng 1.500 tấn mỗi năm, tuy nhiên cũng không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Ở thị trường nước ngoài, bưởi Da xanh đã được xuất khẩu đến một vài thị trường trong khu vực và Châu Âu, tuy nhiên chỉ mang ý nghĩa là chào hàng hay quảng bá sản phẩm. Như vậy, thị trường bưởi Da Xanh còn hạn hẹp trong hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, ở các tỉnh thành khác thì nhu cầu rất lớn. Hiện tại loại bưởi này chưa đủ lượng cung cấp cho nhu cầu ở thị trường trong nước. Chính vì lý do đó mà giá bán của bưởi Da Xanh cao hơn bưởi Năm Roi gấp 2 lần. Thông thường bưởi Năm Roi có giá bán tại vườn từ 4.000-6.000 đ/kg trong khi đó giá bưởi Da Xanh từ 10.000 đến 15.000 đ/kg. Vào các dịp lễ tết thì thị trường bưởi Da Xanh lại sôi động hơn ngày thường, do trái bưởi được người dân chuộng chưng trên mâm ngũ quả trong dịp Tết Nguyên Đán nên giá rất cao. Vào dịp này bưởi của ông Ba Rô (Đặng Văn Rô) ở ấp Thanh Sơn 2, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày) bán với giá 18.000-20.000 đồng/kg (so với lúc bình thường là 15.000 đồng/kg ), có rất nhiều khách hàng đến đặt hàng nhưng ông không dám nhận lời vì sản lượng chưa nhiều. Ông Ba Rô đã đăng ký được thương hiệu bưởi Da Xanh có tên là BR99 và đã ký hợp đồng tiêu thụ với SASCO, trung bình mỗi tuần 300 kg với giá khá cao (18.000 đ/kg). Nguồn: Bản tin thị trường cây ăn quả, Viện NC CAQ miền Mam So với bưởi Da Xanh BR99 của ông Ba Rô (đã có thương hiệu từ năm 2004) bán được giá cao thì bưởi của những nông dân khác bán với giá thấp hơn (vì chưa có thương hiệu), trung bình giá bán bưởi loại 1 của nông dân chỉ khoảng 10.000-12.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 8.000-10.000 đồng/kg. Giá bán thường ở mức cao từ tháng 1 đến tháng 7 trong năm (do nhu cầu tăng vào dịp tết, bưởi nghịch vụ), sau tháng 7 thì sản lượng cung cấp bắt đầu tăng (vụ thuận). Tương tự như vậy, ở Hà Tĩnh thì bưởi Phúc Trạch chính hiệu cũng bán được giá cao hơn nhiều so với bưởi Phúc Trạch chưa có thương hiệu (15-20 ngàn đồng/trái so với 4-5 ngàn đồng/trái) 3.2. Tiềm năng phát triển bưởi ở Bến Tre Diện tích cây ăn trái ở Bến Tre đã tăng nhanh trong những năm qua và đã bắt đầu hình thành các vùng cây ăn trái chuyên canh hoặc xen canh hợp lý, mặt khác đã thực hiện cải tạo vườn tạp kém hiệu quả sang vườn cây ăn trái có hiệu quả và chất lượng. Hệ thống thủy lợi phục vụ kinh tế vườn đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu, ngăn lũ, ngăn mặn do đó nhà vườn đã áp dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật như cho trái rải vụ, nghịch vụ để đem lại hiệu quả kinh tế. Bến Tre hiện có khoảng 144.234 ha đất nông nghiệp, tuy nhiên chỉ có gần 40.000 ha là cây ăn quả và 37.000 ha là cây dừa, còn lại khoảng 69.000 ha là đất trồng cây hàng năm, trong đó có khoảng 14.000 ha lúa 1 vụ và 17.000 ha lúa 2 vụ. Một phần diện tích lúa kém hiệu quả này có thể chuyển sang để mở rộng diện tích trồng cây ăn trái. Theo số liệu của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì mức tiêu dùng bình quân đầu người là 64,97 kg/năm, so với các nước phát triển thì con số này còn thấp, chẳng hạn như ở Pháp thì con số này là 73 kg/người/năm, ở Đức là 120 kg/người/năm và theo khuyến cáo của nhiều nhà khoa học thì nhu cầu này nên là 150 kg/người/năm. Hơn nữa mức thu nhập của người dân tăng cũng đã thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm, giảm tỷ lệ thịt cá và tinh bột, tăng tỷ lệ rau quả trong bữa ăn. Trái bưởi có một số ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe con người vì chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể; mỗi ngày ăn 100-150 g bưởi cũng có thể trị được bệnh đau đầu, chóng mặt; trong bưởi còn chứa nhiều pectin là một dạng chất xơ, giúp hạ bớt nồng độ cholesterol, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra bưởi cũng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như acid glucoric giúp hạ cholesterol, glutathione, một loại acid amin có tác dụng tăng cường hoạt lực của vitamin C giúp miễn nhiễm, naringin, một flavonoid chống oxy hoá, rất có lợi cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, cuối cùng là beta-carotene và lycopene có chung tác dụng chống ung thư, bưởi càng đỏ thì công dụng chống ung thư càng cao. Qua hệ thống thông tin, bưởi Da Xanh của Bến Tre đã được nhiều người biết đến và hiện nay có thể xem là giống bưởi ngon nhất của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ bưởi Da Xanh dự đoán là rất lớn. Theo HTX bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An đã có nhiều doanh nghiệp đến đặt hàng nhưng không đủ số lượng cung cấp. Hiện nay ở Bến Tre đã có 04 tổ chức, cá nhân đăng ký thương hiệu cho bưởi Da Xanh, đó là Ba Rô (Mỏ Cày), Hai Hoa (Chợ Lách), Nông Phú Điền (Phường 8) và Hợp tác xã Bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (Thị xã). Tuy nhiên việc quãng bá thương hiệu, tiếp thị cho bưởi Da Xanh còn rất hạn chế. Bến Tre vừa đầu tư khoản kinh phí trên 125,5 tỉ đồng để triển khai một chương trình phát triển bưởi Da Xanh, trong đó đầu tư trồng mới 400 ha, nhân rộng chăm sóc 2.950 ha để đến năm 2010 tỉnh sẽ có 4.000 ha bưởi da xanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng sản xuất trái chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn GAP, tổ chức quản lý sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ, nâng cao chất lượng và cạnh tranh sản phẩm. Trong khuôn khổ dự án, cũng sẽ tiến hành thành lập 2 tổ chức (hợp tác xã, công ty nông nghiệp hoặc hiệp hội) liên kết tổ chức quản lý sản xuất bưởi Da Xanh. Sơ đồ của chuỗi giá trị bưởi Bến Tre Hiện nay trái bưởi ở Bến Tre được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi, chưa có sản phẩm nào được chế biến. Có 5 kênh tiêu thụ bưởi tươi ở Bến Tre được mô tả ở sơ đồ 1. Kênh 1: Nông dân ® mạng lưới bán lẻ (ở chợ, ven đường) ® Người tiêu dùng Không giống như với nhiều loại trái cây khác, bưởi Da Xanh ở Bến Tre thường được bán cho người tiêu dùng thông qua các hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Phần lớn người trồng thường chủ động mang bưởi đến bán cho các điểm bán lẻ trong và ngoài tỉnh, nhất là ở các thành phố, thị xã, nơi mà người tiêu dùng có thu nhập cao thường có nhu cầu tiêu dùng loại bưởi này rất lớn. Những nông dân bán theo kênh này thường được giá khá cao vì không qua các trung gian như người thu gom và các vựa bán sĩ. Một số nông dân còn ký được hợp đồng cho các siêu thị ở Tp. HCM, đặc biệt bưởi Da Xanh BR 99 của ông Ba Rô đã ký hợp đồng giao hàng thường xuyên cho công ty SASCO bán lẻ ở sân bay Tân Sơn Nhất, mỗi tuần cơ sở này bán được từ 300-400 kg bưởi loại 1 cho SASCO với giá 16.000-18.000 đồng/kg. Theo ông Ba Rô thì SASCO đặt hàng với số lượng không hạn chế nhưng vì diện tích canh tác bị hạn chế (khoàng 2 ha) nên không đủ số lượng để giao, nếu có nhu cầu nhiều hơn ông chỉ mua lại bưởi của những vườn mà ông biết chắc là lấy giống từ cây bưởi đầu dòng của ông chứ không dám thu mua của những vườn bưởi không biết rõ nguồn gốc nhằm giữ uy tín của thương hiệu. Tương tự như ông Ba Rô, nhiều hộ trồng bưởi khác cũng tự mang sản phẩm bán cho những điểm bán lẻ trong và ngoài tỉnh, chịu chi phí vận chuyển nhưng được giá bán cao hơn nhiều so với bán tại vườn. Như vậy kênh tiêu thụ này được ông Ba Rô và một số hộ trồng bưởi Da Xanh khai thác rất có hiệu quả, tuy nhiên chưa được nhân rộng ra những vùng sản xuất khác trong tỉnh. Kênh 2: Nông dân ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng Đây là một kênh quan trọng, tương tự như ở kênh 1, bà con trồng bưởi chủ động mang bưởi đi tiếp thị ở các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Tiền Giang và Vĩnh Long, nơi có nhiều mô hình du lịch sinh thái thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước. Ở các điểm du lịch này, bưởi Da Xanh không chỉ được phục vụ trong các bữa ăn cho du khách nhằm giới thiệu trái cây đặc sản trong vùng mà còn được bán lẻ cho du khách mang về làm quà. Trong kênh tiêu thụ này, nông dân chủ yếu thỏa thuận với các điểm du lịch để giao hàng mà không ký hợp đồng vì chưa chủ động được nguồn cung cấp. Kênh này cũng có tiềm năng rất lớn vì lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng lên hàng năm. Kênh 3: Nông dân ® Người thu gom ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng Tương tự như ở kênh 2, người nông dân đã có nhiều khách hàng ở các điểm du lịch, khách sạn nhưng không đủ lượng hàng để giao nên phải tìm mua bưởi của những nông dân khác cho đủ số lượng, dần dần họ trở thành người thu gom. Kênh này cũng có điểm thuận lợi là những người trồng bưởi với diện tích nhỏ cũng có thể bán được giá khá cao vì không bán qua nhiều trung gian khác như vựa đóng gói địa phương, vựa bán sĩ ngoài tỉnh. Trong kênh này, một số người thu gom chuyên nghiệp cũng tham gia, họ vừa thu gom sản phẩm để bán cho các vựa cũng vừa bán cho các khu du lịch hay nhà hàng. Kênh 4: Nông dân ® Người thu gom ® Vựa đóng gói địa phương ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng Với những khách hàng là các nhà hàng lớn ở Tp. HCM hoặc các khu du lịch ngoài tỉnh có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn thì phải thông qua kênh này vì bản thân người nông dân hay người thu gom không có khả năng huy động đủ số lượng để cung cấp. Các vựa đóng gói địa phương sẽ thu mua bưởi trực tiếp từ nông dân (rất ít) hoặc thông qua người thu gom, sau đó phân loại theo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng, đóng gói và vận chuyển đến giao trực tiếp cho khách hàng ở các tỉnh thành khác. Các vựa đóng gói địa phương ở Bến Tre cũng có cung cấp bưởi Da Xanh cho các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ngoài tỉnh thông qua các nhà phân phối ngoài tỉnh. Thường thì những khách hàng này đặt hàng không nhiều nhưng ổn định, do đó các vựa đóng gói địa phương không thể giao hàng trực tiếp vì chi phí vận chuyển cao, các vựa phân phối ngoài tỉnh sẽ bán cho khách hàng kèm theo với các loại bưởi khác. Kênh 5: Nông dân ® Người thu gom ® Vựa đóng gói địa phương ® Vựa phân phối hoặc thương lái ngoài tỉnh ® Cửa hàng bán lẻ ở chợ, siêu thị ® Người tiêu dùng Đây là kênh tiêu thụ chính cho bưởi ở Bến Tre và được xem là kênh tiêu biểu và rất phổ biến đối với nhiều loại trái cây ở khu vực ĐBSCL. Ở đây người trồng sẽ bán sản phẩm cho người thu gom tại vườn, người thu gom vận chuyển sản phẩm mua được đến bán cho các vựa đóng gói trong tỉnh. Từ đây, các vựa sẽ phân loại và đóng gói theo tiêu chuẩn của các khách hàng là các vựa phân phối ngoài tỉnh hay người buôn chuyến đường dài. Người buôn chuyến đường dài và vựa phân phối ngoài tỉnh sẽ phân phối lại cho những người bán lẻ ở các chợ, siêu thị, từ đó người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm thông qua những người bán lẻ. Kênh tiêu thụ này có ưu điểm là có thể huy động được nguồn hàng lớn đủ cung cấp, tuy nhiên về nguồn gốc không kiểm soát được, đôi khi chất lượng cũng không thể kiểm soát làm cho người tiêu dùng bị thiệt. Ngoài ra trong kênh tiêu thụ này các thành viên không chỉ mua và bán bưởi Da Xanh vì sản lượng còn rất ít cho nên họ còn bán các giống bưởi khác như bưởi Năm Roi và bưởi Lông Cổ Cò, cam Sành… Phân tích SWOT: Thế mạnh: Tỉnh Bến Tre có các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây ăn trái. Giống bưởi Da Xanh đã bắt đầu được nhân rộng trồng ở Bến Tre từ năm 2000 nên đến nay bà con nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn giống, trồng và canh tác, thu hoạch, tiêu thụ loại bưởi này. Bưởi Da Xanh là loại trái dễ bảo quản, trong điều kiện bình thường có thể giữ được 7-10 ngày, nếu quả quản trong điều kiện thích hợp có thể giữ được 2 tháng hoặc hơn nên có thể vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa bằng đường thủy hay đường biển với giá thành thấp. Hiện nay các kênh tiêu thụ bưởi Da Xanh cũng đã được hình thành, có vài kênh được tiêu thụ từ người trồng đến người tiêu dùng chỉ thông qua một trung gian nên người trồng thu được lợi nhuận cao hơn so với các kênh tiêu thụ khác. Thương hiệu bưởi Da Xanh Ba Rô BR 99 đã được công nhận và cũng đã có chỗ đứng trên thị trường, tiềm năng để phát huy thương hiệu này còn rất lớn vì hiện nay có rất nhiều đơn vị, công ty trong và ngoài nước đặt hàng cho thương hiệu này nhưng số lượng cung ứng còn rất ít so với nhu cầu. Phần lớn nông dân ở Bến Tre thích trồng bưởi Da Xanh hơn các giống bưởi khác nên việc chuyển hướng sang sản xuất theo lối chuyên canh có nhiều thuận lợi. Chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm trong việc phát triển cây bưởi Da Xanh ở tỉnh Bến Tre, cụ thể là tỉnh đã triển khai chương trình phát triển giống bưởi này theo hướng chuyên canh, tập trung để có được một lượng bưởi hàng hóa có chất lượng đủ cung cấp cho thị trường. Các viện nghiên cứu, các trường đại học và ngay cả Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng quan tâm đến sự phát triển của giống bưởi này. Điểm yếu: Hiện trạng sản xuất bưởi ở Bến Tre còn ở quy mô nhỏ lẻ và rất manh múng, chưa có nhiều vườn chuyên canh mà hầu hết là vườn trồng bưởi xen canh với những loại cây khác như dừa, nhãn, cam, quýt, xoài, sầu riêng dẫn đến năng suất và sản lượng thấp, làm giảm tính cạnh tranh. Cây giống bưởi Da Xanh được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có khi không rõ nguồn gốc nên chất lượng sản phẩm không giống nhau. Nhiều vườn trồng xen với các loại cây có múi khác như cam, quýt hay các giống bưởi khác, thường thì các loại này có nhiều hột, khi bưởi Da Xanh thụ phấn của các loại cây này thì trái sẽ có nhiều hột bên trong, thịt không đỏ như bưởi Da Xanh trồng chuyên canh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của thương hiệu, làm giảm tính cạnh tranh của giống bưởi ngon này. Hiện nay mặc dù đã được nhiều cơ quan, tổ chức chuyển giao kỹ thuật canh tác nhưng vì trình độ tiếp thu của một số nhà vườn chưa cao nên khi áp dụng các kỹ thuật gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng năng suất thấp, chất lượng kém, không có hiệu quả kinh tế. Khâu tổ chức và quản lý sản xuất, tiêu thụ chưa có người đứng đầu để điều phối nên các hoạt động trong chuỗi giá trị còn rời rạc, nếu tiếp tục tổ chức sản xuất theo kiểu cũ thì đến khi sản lượng bưởi Da Xanh trong và ngoài tỉnh đạt đến mức đủ cầu thì tình trạng được mùa rớt giá xảy ra là điều tất yếu. Cơ sở hạ tầng như kho bãi, các điểm phân loại, đóng gói còn thô sơ, chưa thõa mãn yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định quốc tế. Do áp dụng kỹ thuật cho ra hoa rải vụ, trên cây có nhiều đợt trái lớn nhỏ khác nhau nên việc đảm bảo thời gian phun thuốc cách ly chưa được người trồng bưởi chú ý thực hiện. Về tiêu chuẩn chất lượng thì chưa có tiêu chuẩn nào thực sự được áp dụng cũng như cơ quan hay tổ chức nào kiểm tra và chứng nhận chất lượng, nhất là chứng nhận trái an toàn. Về giá thành sản phẩm thì các chi phí sản xuất và vận chuyển khá cao. Nếu tính giá nhập khẩu của một nước châu Âu là 1,2 USD/kg (tương đương với 19.200 đồng) thì xuất khẩu sẽ không có lãi vì giá thu mua tại vườn cũng đã là 15.000-16.000 đồng/kg, cộng thêm các chi phí về xử lý, đóng gói, vận chuyển, thuế và các dịch vụ khác thì giá thành chắc chắn sẽ vượt qua 20.000 đồng/kg. Với giá thành thực hiện nay thì khả năng xuất khẩu bưởi Da Xanh là khả thi, Cơ hội: Do phát triển kinh tế trong nước và thu nhập của người tiêu dùng tăng lên nên thị trường và nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường và nhu cầu ngoài nước cũng tăng thông qua việc quảng bá thương hiệu bưởi Da Xanh ở các hội chợ trong nước và quốc tế, các thị trường có thể xuất khẩu là EU, Nhật, Nga, Canada… Thương hiệu bưởi Ba Rô BR99 đã có nhiều khách hàng đến đặt hàng với số lượng lớn. Bước đầu đã có một số liên kết trong sản xuất và tiêu thụ như việc thành lập HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An ở TX Bến Tre, câu lạc bộ sản xuất và tiêu thụ bưởi Da Xanh Phú Thành ở huyện Châu Thành. Thách thức: Có nhiều nước sản xuất bưởi trong khu vực như: Thái Lan, Philippines, Trung Quốc... với số lượng lớn và chất lượng cao. Sản phẩm bưởi của Bến Tre có chất lượng không đồng đều, chưa có chứng nhận về chất lượng và ATVSTP có thể có nguy cơ mất thị trường, kể cả thị trường trong nước khi mà Việt Nam gia nhập WTO, các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, bưởi từ các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc có thể được nhập vào Việt Nam với chất lượng ngon và giá thấp hơn bưởi trong nước. Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau Nông dân trồng bưởi Qua khảo sát thực tế và các buổi thảo luận nhóm với người trồng bưởi, kết quả cho thấy nông dân trồng bưởi có diện tích không lớn lắm, người có diện tích canh tác lớn nhất là 8 ha, thấp nhất 1.000 m2 và diện tích trung bình từ 2.000 – 5.000 m2. Các giống được nông dân trồng nhiều nhất là bưởi Da Xanh (chiếm 82,5% số người được hỏi), bưởi Năm roi (25% số người được hỏi) ngoài ra còn các giống khác như bưởi Lông Cổ Cò, bưởi Thái (7,5%). Qua khảo sát 50 người trồng bưởi, lý do nông dân Bến Tre chọn giống bưởi Da Xanh vì đây là giống bưởi có chất lượng, dễ tiêu thụ, cho thu nhập cao (100%), một số người cho rằng đây là giống dễ trồng, thích nghi với điều kiện thời tiết, đấi đai (20%), có 15% cho rằng giống này có triển vọng phát triển ở Bến Tre và các tỉnh lân cận. Các vườn bưởi phần lớn được thiết lập từ những vườn cây ăn trái không hiệu quả như nhãn, cam hay từ ruộng lúa 1 vụ. Trong khoảng thời gian 2 năm đầu nông dân vừa trồng bưởi vừa canh tác các loại rau màu khác trên phần đất trống nên vẫn có một phần thu nhập. Đến năm thứ ba thì cây bưởi bắt đầu cho trái thì thu nhập bắt đầu tăng. Tuy nhiên trong 3 năm đầu thì chi phí sản xuất cao nên chưa có lãi. Sau năm thứ năm cây bưởi bắt đầu cho trái ổn định thì người trồng bắt đầu có lãi, nếu chăm sóc tốt thì vườn bưởi có thể bắt đầu có lãi vào năm thứ 4. Cây bưởi giống được nông dân mua từ các trại bán cây giống tin cậy của cơ sở Ba Rô, Hai Hoa, từ trung tâm giống của tỉnh hay từ các nơi tin cậy khác (40%), có đến 60% số người được hỏi mua giống từ vườn gần đó, sau đó tự chiết nhân ra để trồng vì họ không có đủ vốn, thích mua giống giá rẻ. Nhìn chung, cây bưởi Da Xanh tương đối dễ trồng, cây có thể cho trái sau 2-3 năm để người trồng bắt đầu có thu nhập. Quy trình trồng bưởi gồm có các bước như sau: *Thiết kế vườn trồng - Xây dựng bờ bao. - Đào mương lên liếp. - Xây dựng hàng rào chắn gió - Xác định mật độ và khoảng cách trồng. - Xây dựng hệ thống tưới tiêu. - Chuẩn bị mô trồng. *Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Chọn giống trồng (tiêu chuẩn cây giống, cách chọn cây giống...) - Cách trồng - Tủ gốc giữ ẩm. - Tưới và tiêu nước. - Trồng cỏ trong vườn (chống xói mòn và giữ ẩm) - Vét bùn bồi liếp. - Bón phân - Tỉa cành, tạo tán, khống chế chiều cao. - Xử lý ra hoa. - Tỉa trái, bao trái *Phòng trừ sâu bệnh hại: bệnh loét Xathomonas cam pestris pv.citri, bệnh vàng lá thối rể (Fusarium; Phytopthora), tuyến trùng, sâu đục vỏ trái (Spray citri), rệp sáp (Pseudococcidae), rầy chổng cánh ... *Thu hoạch và bảo quản - Thời điểm thu hoạch. - Phương pháp thu hoạch. - Đóng gói, vận chuyển đi bán Phần lớn những công việc chăm sóc cây bưởi được nông dân tự làm lấy (72,5%), có 27,5% thuê thêm công lao động để phun thuốc bón phân, bồi liếp gốc, làm cỏ. Có 85% nông dân có sử dụng máy móc nông cụ phục vụ sản xuất như, chủ yếu là máy bơm nước để tưới, có 2,5% dùng máy bơm để phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc phân bón lá, 7,5% dùng máy cắt cỏ… Phần lớn người trồng bưởi mua phân bón và vật tư nông nghiệp từ các đại lý bán lẻ (72,5%) tuy giá hơi đắt hơn nhưng họ cho rằng muốn mua lúc nào cũng có với bất kỳ số lượng, khi gặp khó khăn có thể trả chậm. Số còn lại (27,5%) mua vật tư nông nghiệp từ các đại lý lớn nhưng họ cho rằng không rẻ hơn so với mua ở đại lý bán lẻ, họ mua vì chỉ tiện đường lúc đi chợ rồi mua luôn (thường ở Bến Tre đi chợ bằng ghe). Hầu hết nông dân trả tiền mặt khi mua vật tư, nếu thiếu vốn thì họ mua ít vì cho rằng cây bưởi dễ trồng hơn những cây khác, có bón thiếu phân cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì việc bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như năng suất. Có 10% nông dân cho rằng các đại lý bán lẻ cũng có một phần hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho nông dân, họ có thể tư vấn cho nông dân cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật và tình trạng vườn cây của từng nông dân, không cung cấp đủ các loại thuốc cần thiết nên các đại lý bán lẻ không tư vấn và bán vật tư cho đúng dẫn đến thất bại như giảm năng suất, sâu bệnh nhiều, cuối cùng người nông dân phải gánh chịu phần thất bại này. Có gần 50% nông dân cho biết giá phân bón và vật tư không ôn định, thường là cao làm cho giá thành sản xuất của họ tăng cao. Mặc dù đã được nhiều cơ quan, tổ chức như Trung tâm khuyến nông, Hội làm vườn, Hiệp hội trái cây, các viện, trường hỗ trợ về mặt kỹ thuật thông qua các lần hội thảo, tập huấn nhưng nông dân vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc vườn bưởi, nhất là phòng trừ sâu bệnh và sản xuất trái có chất lượng, xử lý cho trái vào vụ nghịch. Họ cho biết lý do là các lớp tập huấn, hội thảo tổ chức không thường xuyên và chưa rộng khắp, điều này cũng gặp nhiều khó khăn vì các viện, trường chỉ có khả năng tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp huyện và một số nông dân đã có trình độ thâm canh để từ đó những người này sẽ tập huấn lại cho nông dân, tuy nhiên ở điạ phương cũng gặp khó khăn do hạn chế về kinh phí và nguồn nhân lực. Về năng suất thì cây 5 năm tuổi có thể cho 20-25 trái/năm, trung bình mỗi công đất (1.000 m2) trồng khoảng 35-40 cây bưởi thì nông dân thu hoạch khoảng 8-10 tấn/ha vào năm thứ năm sau khi trồng. Hầu hết nông dân tự thu hoạch bưởi mà không có thuê mướn vì bưởi được thu hoạch nhiều lần trong 1 đợt, sau đó phân loại rồi bán tại vườn cho người thu gom nếu số lượng ít, trường hợp số lượng nhiều thì vận chuyển đến bán cho người bán lẻ, siêu thị, nhà hàng và các khu du lịch . Việc thu hoạch thường được thực hiện vào buổi sáng (8-11 giờ) hoặc buổi chiều (15-17 giờ). Do chênh lệch giá bán giữa các loại với nhau lớn nên người trồng thường phân loại khá kỹ trước khi bán, tại vườn bưởi được phân thàng 3 loại: loại đặc biệt, loại 1 và loại 2, trong đó có tỷ lệ loại đặc biệt rất thấp (10-15%), bưởi nghịch vụ thường chỉ có loại 1 (40-50%) và loại 2 (30-40%) mà không có loại đặc biệt. Người trồng dựa vào hình dạng, màu sắc vỏ trái và trọng lượng để phân loại. Tiêu chuẩn phân loại bưởi Da Xanh ở Bến Tre Loại Hình dạng Màu sắc vỏ Trọng lượng Đặc biệt Tròn, cân đối Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to 1,5 – 2,0 kg Loại 1 Tròn, khá cân đối Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to 1,3 – dưới 1,5 kg Loại 2 Hơi tròn, hơi bị méo Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to dưới 1,3 kg Hầu hết nông dân đều thực hiện việc xử lý trước khi mang đi bán và chỉ có 41,3% phân loại trước khi bán. Việc xử lý bao gồm cắt cuống ngắn lại, dùng vải mềm thấm nước để lau sạch những vết bẩn do bụi, dất bám trên vỏ trái, nếu bị bẩn do côn trùng bám vào (rệp sáp, kiến…) thì rửa bằng nước hay xà phòng cho sạch trước khi đóng gói. Nông dân thường đóng gói bưởi trong giỏ đan bằng nylon để chuyển đi bán mỗi giỏ chứa khoảng 10-20 trái, số ít chứa bưởi loại 2 bằng bao nylon, mỗi bao chứa khoảng 25-35 trái (30-40 kg). Tỷ lệ hao hụt từ lúc thu hoạch cho đến khi bán là 1-2%, nguyên nhân do thu hái bị rơi rớt, có khi không có hao hụt. Có 30% nông dân được hỏi cho rằng sản phẩm của mình chưa đạt tiêu chuẩn về ATVSTP, gần 15% cho là đạt và 55% không có ý kiến. Nông dân cũng rất nhạy bén trong việc tìm hiểu thông tin về giá cả thị trường, họ lấy thông tin từ những nông dân khác, chủ vựa trực tiếp hay người thu gom mà họ thường bán, lấy thông tin thông qua đài phát thanh, đài truyền hình (VTV và Vĩnh Long). Nhìn chung người trồng bưởi thu được lợi nhuận hàng năm từ 83-149% tính trên giá thành đối với vườn cho trái ổn định. Đối với vườn chưa cho trái trong 2-3 năm đầu tiên, mỗi công đất nhà vườn phải chi hết 3.911.600 đồng để đầu tư trồng mới và chăm sóc . Chi phí và tiền lãi (đ) của người nông dân trồng bưởi ở Bến Tre, tính cho 1.000 m2 bưởi Giai đoạn kiến thiết cơ bản (2-3 năm) Giai đoạn sản xuất ổn định (4 năm trở đi) Chi phí lập vườn 748.214 Phân hữu cơ 563.913 Cây giống 613.333 phân vô cơ 540.455 Phân hữu cơ 591.333 Thuốc trừ sâu 135.652 Phân vô cơ 438.889 Thuốc trừ bệnh 128.421 Thuốc trừ sâu 108.897 Xăng, dầu, điện 255.391 Thuốc trừ bệnh 95.263 Vật tư khác 102.308 Xăng, dầu, điện 337.500 Lao động trong gia đình 1.361.429 Vật tư khác 191.818 Thuê khoán 444.000 Mua máy móc dụng cụ 643.077 Lãi ngân hàng 152.250 Lao động trong gia đình 1.236.875 Khấu hao thiết kế cơ bản 537.500 Thuê khoán 1.124.545 Cộng chi phí 4.221.318 Cộng chi phí 4.478.267 Năng suất (kg) 1.050 năng suất (kg) 161 Giá thành sản phẩm 4.020 Giá bán bình quân 11.091 Giá bán bình quân 10.000 Thu từ bán trái 566.667 Thu từ bán trái 10.500.000 Chênh lệnh thu-chi -3.911.600 Chênh lệnh thu-chi +6.278.682 Phần lớn nhà vườn trồng bưởi thường được thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi giao hàng và họ rất hài lòng theo kiểu giao dịch này, tuy nhiên họ cũng thường bị ép giá hoặc bị người thu mua hạ phẩm cấp, dạt hàng từ loại trên xuống loại dưới để mua giá thấp hơn khi có nhiều hàng. Lý do là vì nhà vườn không có ký hợp đồng với khách hàng của mình, giá cả không thõa thuận trước mà căn cứ vào giá thị trường, nghĩa là phụ thuộc vào lượng cung và cầu theo từng thời điểm, có khi thay đổi từng ngày. Những ngày bưởi ít (thường xảy ra trong vụ nghịch) thì giá rất cao, người trồng được lợi nhưng vào ngày bưởi nhiều thì giá tụt thấp thì người trồng lại bị thiệt. Ở Thị xã Bến Tre đã có HTX bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An nhưng có rất ít xã viên bán sản phẩm cho HTX mà họ tự đi bán. Giá bán bưởi Da Xanh (đ) của nông dân vào chính vụ và nghịch vụ Loại Chính vụ nghịch vụ đặc biệt 13.000 - 15.000 16.000 - 18.000 loại 1 8000 - 12000 12.000 - 15.000 loại 2 6000 - 8000 8.000 -10.000 Người thu gom Người thu gom có khi cũng là nông dân trồng bưởi, qua nhiều năm bán bưởi cho vựa đóng gói, siêu thị, điểm bán lẻ… nên họ quen dần, khi không đủ lượng hàng để giao cho khách hàng họ đứng ra thu mua bưởi của những hộ ở gần nhà hoặc trong khu vực để bán lại cho khách hàng của họ. Người thu gom cũng có thể là người quen biết với các chủ vựa đóng gói, họ đi thu gom bưởi về, phân loại lại rồi chở đến bán cho khách hàng trong và ngoài tỉnh như ở phần mô tả chuỗi giá trị. Nhiều trường hợp nông dân có ít sản phẩm có thể bán cho người thu gom với giá cả rẻ hơn chút ít so với bán cho vựa nhưng bù lại đỡ mất công và chi phí vận chuyển ra đến chợ. Có trường hợp người nông dân chỉ thu hoạch được khoảng 4-5 trái bưởi, có thể bán tại vườn cho người thu gom để lấy tiền ngay, không cần phải mang ra chợ bán cho người tiêu dùng. Ngược lại có khi các chủ vựa thiếu hàng lại nhờ những người thu gom đi thu mua hàng về để đủ số lượng giao cho khách hàng. Người thu gom cũng đóng vai trò quan trọng và là cầu nối giữa người nông dân và chủ vựa. Người thu gom cũng là cầu nối thông tin giữa nông dân và chủ vựa về giá cả, sản lượng và chất lượng quả theo từng thời điểm khác nhau. Người thu gom hưởng hoa hồng khoảng 5-10% giá mà nông dân bán cho họ (500-1000 đ/kg, tùy theo thời điểm nghịch vụ hay chính vụ). Những người thu gom thường không thuê thêm công lao động mà chủ yếu là sử dụng người trong gia đình. Nguồn vốn của những người thu gom không nhiều, khoảng 5-15 triệu là có thể hoạt động được, vì họ mua và bán trong ngày nên tốc độ xoay vòng vốn rất nhanh. Do lượng hàng cung cấp còn ít nên có lúc xảy ra hiện tượng sốt giá, những người thu gom thường đến vườn đặt cọc trước, giá và tỷ lệ đặt cọc tùy theo thõa thuận (chủ yếu bằng miệng) giữa người thu gom và nông dân, thường nằm trong khoảng 20-50% giá trị theo ước tính. Điều này cũng dẫn đến sự canh tranh giữa những người thu gom với nhau. Vựa đóng gói địa phương Vựa đóng gói bưởi ở địa phương có vai trò khá quan trọng và có tiềm lực về vốn cao. Các chủ vựa đóng gói địa phương chủ yếu là người trong tỉnh, đã có kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, nhiều nhất là 20 năm và ít nhất là 2 năm, nhưng phần lớn từ 5-15 năm. Các chủ vựa thường kinh doanh 2-3 loại quả trở lên, chủ yếu là cam, quýt, bưởi. Tuy nhiên, mỗi vựa có một loại trái chính, chẳng hạn như vựa bưởi là trái chính thì họ thu mua bưởi vào chính vụ, trong vụ nghịch thì sản lượng bưởi giảm nhiều nên họ thu mua thêm cam hay quýt. Ngược lại, ở vựa cam thì sẽ thu mua thêm bưởi hay quýt hoặc loại khác. Quy mô của các chủ vựa này rất khác nhau, vốn kinh doanh từ vài chục triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Vựa nhỏ nhất cũng phải có vốn chừng 40-50 triệu đồng. Một số chủ vựa lớn có vốn khoảng vài tỷ đồng. Doanh thu của các chủ vựa rất khác nhau, có vựa đạt doanh thu khoảng vài trăm triệu có vựa đến vài chục tỷ đồng mỗi năm. Sản lượng mua vào bình quân 1-5 tấn bưởi, các chủ vựa lớn có thể mua vào khoảng 10-20 tấn mỗi ngày lúc chính vụ. Lợi nhuận hàng năm mà các vựa thu được trung bình từ 5-15% trên tổng số doanh thu, cao nhất là 20% và thấp nhất là 4% (Khảo sát các vựa đóng gói bưởi năm 2006). Các chủ vựa thường sử dụng lao động trong gia đình hoặc người trong họ hàng để thực hiện việc kinh doanh. Các chủ vựa chỉ thuê thêm 2-5 lao động lúc chính vụ (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) để thực hiện việc phân loại, đóng gói và bốc xếp bưởi còn chủ vựa sẽ chịu trách nhiệm điều phối, thu mua và thanh toán với các khách hàng. Hầu hết các chủ vựa cho biết trả tiền mặt cho nông dân hoặc người thu gom ngay sau khi nhận hàng. Chủ vựa đóng gói chịu tất cả chi phí về phân loại, các loại bao bì, phí vận chuyển đến tận nơi tiêu thụ cho khách hàng. Ngoài ra chủ vựa phải chịu một khoản thuế tính trên sản lượng thu mua mỗi ngày. Các vựa thường mua bưởi từ nông dân cùng giá với bưởi mua từ người thu gom vì họ cho rằng việc phân loại của người nông dân chưa chính xác theo quy định của họ trong khi người thu mua lại phân loại đúng theo tiêu chuẩn, không cần phải tốn công phân loại trở lại. Ở các vựa thu mua bưởi hiện nay, tỷ lệ bưởi Da Xanh chưa nhiều, khoảng 10-20% so với tổng số, đa số là bưởi Năm Roi và các loại bưởi khác. Khó khăn của các chủ vựa là mặt bằng hoạt động, họ phải thuê mướn mặt bằng của người khác ở gần chợ để hoạt động, rất khó mở rộng quy mô hoạt động. nếu muốn mở rộng thì phải chọn ở địa điểm khác nhưng điều này sẽ liên quan tới khách hàng, điều kiện vận chuyển… Khó khăn thứ hai là vốn, họ rất cần vốn để mở rộng việc kinh doanh, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, thường là vốn vay từ bà con, họ hàng hoặc bạn bè còn vốn vay từ các ngân hàng thì thủ tục rất khó. Vay vốn với cách này thì tiền lãi cao hơn nhiều so với lãi suất trong ngân hàng nhưng dễ vay hơn, số lượng không hạn chế. Một khó khăn không kém quan trọng là cước phí vận chuyển hiện nay rất cao do giá đầu vào của các công ty vận chuyển cao (xăng, dầu, thuế, phí qua cầu, phà, đường và nhiều loại phí khác). Họ cho biết chi phí cho 1 tấn bưởi từ Bến Tre lên Tp. HCM từ 600-700 ngàn đồng, đi các tỉnh miền Trung là 1,4-1,8 triệu đồng, các tỉnh phía Bắc 2,0-2,5 triệu đồng. Vựa phân phối ngoài tỉnh Các chủ vựa phân phối ngoài tỉnh chủ yếu ở các chợ đầu mối ở TP HCM, đã có kinh nghiệm hoạt động từ 10-30 năm, trước đây hoạt động ở các chợ đầu mối Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh, TP HCM nhưng nay đã chuyển về chợ nông sản Thủ Đức. Các chủ vựa này chuyên phân phối các loại trái bưởi, cam, quýt, có một số vựa chỉ phân phối bưởi. Hình thức hoạt động của vựa đầu mối này cũng giống nhưa các vựa đóng gói địa phương bao gồm thu mua, phân loại theo hình thức và kích cỡ theo yêu cầu của người bán lẻ hoặc siêu thị, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng là các điểm bán lẻ trong thành phố, các siêu thị… Các chi phí mà họ phải trả gồm có chi phí thuê mặt bằng làm nơi tập kết, bốc xếp từ phương tiện vận chuyển của chủ vựa địa phương mang đến vào nơi tập kết trong chợ, chi phí phân loại, đóng gói lại và bốc xếp hoặc vận chuyển sang các phương tiện vận chuyển của người bán lẻ. Phần đông các chủ vựa này mua bán theo hình thức hưởng hoa hồng, họ mua bưởi do các chủ vựa đóng gói địa phương mang đến sau đó bán lại cho người bán lẻ, người bán sĩ khác hoặc cho siêu thị với mức hoa hồng khoảng 10% sau khi trừ các khoản chi phí. Thông thường những giống bưởi có chất lượng cao như bưởi Da Xanh và bưởi Năm Roi loại đặc biệt và loại I được các siêu thị đặt mua. Có hơn 60% chủ vựa phân phối được hỏi cho biết họ trả cùng một giá khi mua bưởi từ nông dân hay chủa vựa địa phương. Số còn lại cho biết họ trả giá cho vựa đóng gói địa phương cao hơn 500 đồng so với trả cho nông dân. Các vựa này cho biết không thích mua bưởi từ nông dân vì số lượng cung cấp rất bất thường, việc phân loại không cố định mà thay đổi theo lượng cung-cầu, nhất là lúc nghịch vụ thì loại I sẽ trở thành loại đặc biệt, loại II trở thành loại I… Hầu hết các vựa đều dựa theo tiêu chí là chất lượng và uy tín, ổn định để hoạt động, một số vựa ở chợ Nông sản Thủ Đức cho biết trước đây khi còn hoạt động ở chợ Cầu Ông Lãnh (Quận 1) thì có nhiều chủ vựa ở tỉnh bị khách hàng quỵt tiền sau khi giao vài ba chuyến hàng nhưng nay hầu hết đã vào hoạt động cố định trong chợ, chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ thì tình trạng nói trên rất ít xảy ra. Đối với khách hàng đầu ra, những người bán lẻ tự đến lấy hàng thì sẽ thanh toán ngay còn đối với những khách hàng khác như siêu thị, cửa hàng bán trái cây, nhà hàng thì họ chở hàng đến giao tận nơi, có khách hàng thanh toán tiền ngay nhưng cũng có khách hàng thanh toán theo kiều gối đầu do phải đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Vựa phân phối thường sử dụng lao động trong gia đình hoặc bà con họ hàng, lúc cao điểm như vào chính vụ, các dịp lễ tết thì thuê muớn thêm 2-5 lao động thời vụ, tuy nhiên mỗi ngày cũng có khoảng 2-4 lao động làm việc thường xuyên. Hầu hết các vựa phân phối đều có xe để chở trái cây đi bán ở khắp các nẻo đường trong thành phố. Họ cho biết trước đây phải thuê mướn xe và bốc xếp nên chi phí cao, lãi ít, hiện nay họ cố gắng có 1-2 xe để tự phân phối để giảm chi phí. Người bán lẻ, siêu thị Đây là những người thường xuyên cung cấp các loại trái cây cho người tiêu dùng, từ các loại trái cây nội địa như cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn, măng cụt, sầu riêng… cho đến nhiều loại trái cây nhập nội như táo, nho, lê, lựu, cam… Do đặc điểm cư trú không tập trung ở nước ta nên người bán lẻ có mặt khắp nơi từ các chợ bán thực phẩm, tạp hóa, chợ bán rau quả cho đến những khu dân cư. Lực lượng bán lẻ có thể chia thành hai nhóm: nhóm bán lẻ ở địa phương và các tỉnh lân cận và nhóm bán lẻ ở ngoài tỉnh, các siêu thị ở thành phố lớn. Nhóm bán lẻ ở địa phương thường đến các vựa đóng gói, người thu gom hoặc có khi đến tại vườn để mua bưởi loại 2 và loại 3 về bán lại, khi có đặt hàng mới mua loại 1 vì họ cho rằng bưởi loại 1 giá cao bán rất chậm và tiền lãi cũng không cao trong khi loại 2 và loại 3 bán chạy mà lãi được nhiều (khoảng 1000 đồng/kg), giá bán lẻ tại địa phưởng cao hơn mua tại vườn khoảng 1000-2000 đồng/trái. Nhóm bán lẻ ở ngoài tỉnh thì đến mua bưởi tại các vựa phân phối, mỗi ngày hoặc cách ngày, nhóm này bán lẻ với giá cao gấp đôi so với bán lẻ ở địa phương vì phải qua các khâu trung gian là vựa đóng gói và vựa phân phối. Các siêu thị thường không đến chợ đầu mối để mua hàng mà do các vựa tự mang hàng đến giao ở kho tập trung của siêu thị, sau đó siêu thị mới phân phối lại trên toàn bộ hệ thống bán lẻ của siêu thị. Siêu thị đôi khi cũng mua bưởi trực tiếp do nông dân mang đến bán, tuy nhiên do số lượng cung cấp không ổn định nên siêu thị cũng chưa quan tâm đến quan hệ này, ngược lại người nông dân không thấy có thêm lợi nhuận khi bán cho siêu thị với lý do giá không cao hơn bao nhiêu nhưng chi phí vận chuyển cao (vì vận chuyển số lượng ít, qua nhiều chặng xe), cộng thêm việc thanh toán phức tạp nên cũng không mặn mà lắm. Vì lý do có quá nhiều người bán lẻ nên lực lượng bán lẻ (không kể siêu thị) hoạt động với quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp và sản lượng bán mỗi ngày cũng không nhiều. Vốn bình quân của họ từ 3-5 triệu đồng, rất ít người có vốn trên 10 triệu đồng. Do vốn ít nên được quay vòng rất nhanh, người bán lẻ đến các vựa ở chợ đầu mối để lấy hàng mỗi ngày hoặc 2-3 ngày một lần, mỗi lần khoảng 30-150 kg bưởi (khoảng vài chục đến 1 trăm trái) và nhiều loại trái cây khác. Lượng bưởi này được bán trong vòng 2-3 ngày với số lượng trung bình 20-50 trái mỗi ngày. Ngoài ra trong số những người bán lẻ cố định tại các chợ, có một số người bán lẻ lưu động bằng xe tải nhỏ 1,5 tấn hoặc xe ba gác. Những người này mua bưởi từ các chợ đầu mối sau đó dùng xe vận chuyển đi khắp các nẻo đường trong thành phố, những nơi có đông khu dân cư để bán, mỗi ngày họ dừng xe khoảng trên dưới 5-10 chỗ để bán tùy theo lượng người mua nhiều hay ít, ngày mai lại đi bán ở chỗ khác. Do bưởi là loại trái tương đối dễ bảo quản nên tỷ lệ hao hụt không cao, chủ yếu là hao hụt trọng lượng (4-5%) do mất nước và sự giảm sút về chất lượng và hình thức bên ngoài (héo, nhăn da, vỏ trái bị mềm). Nếu bán hết trong vòng 2 ngày thì hầu như không có ảnh hưởng gì đến chất lượng, tuy nhiên sau đó thì giá bán sẽ được giảm xuống, do đó để bù lại phần tổn thất này, người bán sĩ sẽ lấy giá cao cho những người đến mua đầu tiên và chọn những trái tươi ngon, sau đó sẽ giảm dần. Khi bán bưởi cho các siêu thị, một số siêu thị sẽ trừ đi 10% trong lượng thực tế để bù vào hao hụt trọng lượng do mất nước trong quá trình phân phối. Người tiêu dùng/khách hàng Hàng tháng người tiêu dùng sử dụng khoảng 28% thu nhập để chi tiêu cho thực phẩm và chợ là kênh phân phối thực phẩm quan trọng nhất hiện nay vì có đến 87,6% người tiêu dùng đi chợ để mua thực phẩm. Họ cho rằng thực phẩm ở chợ tươi và ngon hơn ở siêu thị, tuy nhiên với mặt hàng gia cầm thì họ lại mua ở siêu thị cho đảm bảo vì có nhãn mác và đáng tin cậy hơn. Điều này cho thấy người tiêu dùng ít quan tâm đến vấn đề VSATTP đối với các loại thực phẩm khác, mặt hàng rau quả cũng không ngoại lệ. Khi mua và sử dụng các loại rau quả, người tiêu dùng chưa chú ý đến thương hiệu và VSATTP vì hiện tại họ thấy không tác hại gì, họ nghĩ rằng khi trực tiếp lựa chọn món hàng thì chất lượng sẽ đảm bảo hơn là thương hiệu. Thông thường người tiêu dùng đánh giá chất lượng nhiều loại trái cây khi mua bằng mắt hoặc bằng tay. Các yếu tố quan trọng khi đánh giá theo thứ tự là: Trọng lượng hay kích cỡ, độ chín hay màu sắc, hình dạng, mùi vị. Người tiêu dùng quyết định mua dựa vào các yếu tố như kích cỡ, hình thức bên ngoài và giá bán. Có 76% nói rằng họ thường mua hoa quả ở các quầy bán lẻ ở chợ, khu dân cư hoặc ven đường vì rất tiện lợi trong việc vận chuyển, ít mất thời gian so với mua ở siêu thị. Số còn lại nói rằng họ mua ở chợ và cả ở siêu thị, họ cho rằng mua ở siêu thị giá có đắt hơn nhưng không bị lầm giá và đúng giống. Có 90% nói rằng họ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các giống bưởi, đúng hay không là do sự bảo đảm của người bán. Vấn đề này đã bị một số người bán lẻ lợi dụng để lừa người tiêu dùng bằng cách tráo giống để có lãi cao hơn. Có 22% người tiêu dùng được hỏi cho rằng họ thường mua các loại quả như táo, nho, thanh long, xoài, cam sành, quýt, bưởi, dưa hấu, chuối, đu đủ, trong đó bưởi chiếm 30% trong số các loại. Người tiêu dùng thường mua 1-2 lần trong tuần và mỗi lần mua 1-2 trái, tuy hiên trong tháng cả nhà cũng ăn không quá 5 trái . Hầu hết người tiêu dùng đều thích mua bưởi loại 1 và loại 2, không thích mua loại đặc biệt vì giá cao mà chất lượng không hơn bao nhiêu. Người tiêu dùng chưa quan tâm đến vấn đề ATVSTP khi mua trái cây, họ cho rằng khi mua rau mới đáng ngại vì dù sau trái cây cũng được gọt bỏ vỏ trước khi sử dụng, đặc biệt với trái bưởi thì người tiêu dùng an tâm vì là loại trái có vỏ dày, thời gian sinh trưởng trên cây dài hơn rau nhiều. Người tiêu dùng thường trữ hoa quả trong tủ lạnh (65%), thời gian trữ từ 2-8 ngày, tuy nhiên đối với bưởi thì họ giữ ở điều kiện thường, chỉ ướp lạnh sau khi lột bỏ vỏ để ăn lạnh cho cảm giác được ngon hơn. Hầu hết người tiêu dùng đều có nguyện vọng là được mua các sản phẩm hoa quả tươi có chất lượng ngon, với bưởi thì họ ưa chuộng bưởi Năm Roi nhất vì giá cả phải chăng. Có 80% số người tiêu dùng được hỏi không biết bưởi Da Xanh, 20% còn lại biết bưởi Da Xanh nhưng hầu hết chưa biết phân biệt giữa bưởi Da Xanh và bưởi khác. Người tiêu dùng cũng cho rằng giá bán lẻ cho bưởi Da Xanh còn quá cao, không thể chấp nhận nên họ chỉ mua để làm quà biếu, nếu mua để ăn thì họ sẽ mua bưởi Năm Roi. Ở Tp. HCM, nếu người bán lẻ bán với giá từ 10 đến 15 nghìn đồng mỗi kg họ sẽ chấp nhận và mua nhiều hơn so với giá hiện tại (20-25 nghìn đồng/kg), nếu giá thấp hơn nữa họ sẽ tiêu thụ nhiều hơn vì được thưởng thức một loại trái cây ngon và có lợi cho sức khỏe. Khu vực nhà hàng, khách sạn và khu du lịch Đây là một thành viên khá đặc biệt trong chuỗi giá trị bưởi ở Bến Tre, những người hoạt động trong mắt xích này cung cấp trực tiếp sản phẩm bưởi cho người tiêu dùng. Trong những năm qua, ngành du lịch sinh thái miệt vườn ở các tỉnh ĐBSCL phát triển mạnh nên nhu cầu thưởng thức nhiều loại trái cây đặc sản của miền Tây Nam bộ tại các điểm du lịch, nhà hàng tăng lên đáng kể, trong đó có bưởi Da Xanh. Bưởi Da Xanh thường được các nhà vườn hay người thu gom chủ động mang đến bán cho các nhà hàng, các điểm du lịch ở Bến Tre và các tỉnh lân cận là Tiền Giang, VĩnhLong. Tại các nhà hàng hay điểm du lịch này, khách du lịch được thưởng thức đúng loại bưởi ngon mới vừa lên ngôi trong vài năm trở lại đây đồng thời có thể mua về để làm quà cho bà con, lối xóm. Có nhà hàng mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm trái bưởi. Một số nhà hàng và khu du lịch có nhu cầu cao hơn thường phải thu mua của nhiều người thu gom hoặc phải đặt hàng ở vựa đóng gói mới đủ số lượng. Một số nhà hàng ở Tp. HCM cũng có nhu cầu mua bưởi Da Xanh để phục vụ khách hàng, tuy nhiên họ thường đặt hàng tại các vựa phân phối ở chợ đầu mối. Như vậy, hiện nay từ người nông dân, người thu gom và kể cả các vựa đóng gói ở địa phương đều có thể cug cấp bưởi Da Xanh cho các nhà hàng và khu du lịch. Thông thường giá bán của các bên bình đẳng nhau, nhà hàng sẽ trả giá cao cho bưởi có chất lượng cao, họ chỉ mua loại đặc biệt và loại 1. Giao dịch giữa các nhà hàng và khu du lịch diễn ra khá đơn giản, cũng giống như giữa nông dân với người thu gom vì trong các giao dịch này người mua sẽ thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi nhận hàng và không có hợp đồng nào được ký. Vai trò của các tổ chức khác đối với sự phát triển của ngành Lãnh đạo tỉnh Bến Tre rất quan tâm đến việc phát triển cây ăn trái, nhất là phát triển cây bưởi Da Xanh. Qua một thời gian trồng thử nghiệm, cả những người lãn đạo của tỉnh lẫn người nông dân ở Bến Tre đều có nhận xét chung là cây bưởi Da Xanh rất thích hợp với điều kiện thỗ nhưỡng của tỉnh Bến Tre, thời gian cây cho trái ngắn, trái có chất lượng ngon vượt trội hơn các giống bưởi hiện có trong vùng, giá bán cũng cao hơn. Do đó cây bưởi Da Xanh đã mang lại hiệu quả kinh tế cho không ít người trồng. Chính vì lý do đó mà lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã phê duyệt một chương trình phát triển cây bưởi Da Xanh trong tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu là 4000 ha bưởi Da Xanh với năng suất đạt 14 tấn/ha. Chương trình này bao gồm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin để phát triển bưởi Da Xanh theo xu thế mới của thị trường. Không chỉ riêng tỉnh Bến Tre quan tâm đến cây bưởi Da Xanh mà cả Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đưa cây bưởi là cây một trong những cây chủ lực cho vùng ĐBSLC. Các tổ chức nghiên cứu như Viện CAQ miền Nam cũng thực hiện một số mô hình thâm canh cây bưởi sạch bệnh tại Bến Tre với mục đích trình diễn cho người trồng thấy được các biện pháp quản lý dịch hại cho vườn cây có múi, các biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ… nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiệt hại do dịch bệnh. Quá trình hình thành giá Bảng 2: Giá bán bưởi các thành viên tham gia trong chuỗi thu được qua kênh tiêu thụ tươi từ Bến Tre đến người bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh Mùa vụ Thành viên trong chuỗi Giá bán (đồng) Loại 1 Loại 2 Loại 3 Bưởi Da Xanh Nghịch vụ Nông dân 15.000 12.000 10.000 Người thu gom 16.000 13.000 11.000 Vựa đóng gói 20.000 16.000 13.000 Vựa phân phối 22.000 18.000 15.000 Người bán lẻ 25.000 20.000 16.000 Chính vụ Nông dân 12.000 10.000 7.000 Người thu gom 13.000 11.000 8.000 Vựa đóng gói 16.500 14.000 11.000 Vựa phân phối 18.000 15.000 14.000 Người bán lẻ 20.000 17.000 15.000 Bưởi Năm Roi Nghịch vụ Nông dân 7.700 6.400 5.000 Người thu gom 8.500 7.000 5.400 Vựa đóng gói 12.000 10.000 7.000 Vựa phân phối 13.000 11.000 8.000 Người bán lẻ 14.000 12.000 9.000 Chính vụ Nông dân 5.500 4.000 3.000 Người thu gom 6.000 4.500 3.300 Vựa đóng gói 9.000 7.000 5.300 Vựa phân phối 10.000 8.000 6.000 Người bán lẻ 11.000 9.000 7.000 Bưởi Lông Cao nhất Thấp nhất Nông dân 4.000 2.500 Người thu gom 4.300 2.800 Vựa đóng gói 7.000 5.000 Vựa phân phối 8.000 5.500 Vựa bán lẻ 9.000 6.500 Giá bưởi trung bình ở tại vườn thường ở mức cao, trung bình từ 12-15 ngàn đồng/kg, lúc sốt giá như vào dịp tết có thể lên đến 18 ngàn đồng/kg cho loại bưởi ngon. Điểm này góp phần đem lại lợi nhuận rất cao cho người trồng. Giá bán lẻ của bưởi Da Xanh lúc nghịch vụ từ 20-25 ngàn đồng/kg và lúc chính vụ cũng vào khoảng 15-20 ngàn đồng/kg. Mặc dù giá cao nhưng lượng bưởi Da Xanh sản xuất ra vẫn không đủ cung cấp cho thị trường trong khi đó bưởi Năm Roi lại có giá thấp hơn từ 7-10 ngàn đồng/kg, bưởi Lông có giá thấp hơn Da Xanh 10-15 ngàn đồng/kg. Nhìn chung giá bán bưởi ở các giai đoạn trong chuỗi giá trị không tăng lên không theo một tỷ lệ nhất định mà tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng. Khi có nhu cầu cao thì những người tham gia trong chuỗi đẩy giá lên để mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình, trong khi đó người tiêu dùng phải trả một giá cao hơn giá thành nhiều. Do đó việc bán giá cao trong suốt một thời gian dài không phải là cách tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Nếu giá vẫn giữ ở mức cao người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các loại trái cây khác rẻ hơn, trừ khi trái bưởi đem lại một lợi ích nào đó cho sức khỏe chẳng hạn. Với giá thị trường hiện nay rất khó tiếp cận được với thị trường ngoài nước. Theo Tiến Sĩ Võ Mai, chủ tịch Hiệp hội trái cây VN (VINA Fruit), trái cây ở thị trường ngoài nước không hoặc ít quan tâm đến giống, chỉ quan tâm đến hình thức,chất lượng, độ đồng đều, VSATTP. Như vậy với sản lượng và giá cả hiện nay bưở Da Xanh cưa thể tham gia xuất khẩu được vì giá thành cho người xuất khẩu là rất cao. Khó khăn/cơ hội Khó khăn trước hết là giá bán của các nguồn vào cao và không ổn định, do sản xuất nhỏ, manh múng nên nông dân không thể tổ chức mua các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, trừ bệnh với giá sĩ được, phải tự mua ở các đại lý bán lẻ với giá cao, trường hợp thiếu vốn phải mua trả chậm thì giá lại còn cao hơn. Các chi phí về vận chuyển, phân phối cao đưa đến giá thành toàn bộ trong dây chuyền phân phối tăng cao, làm giá bán cho người tiêu dùng rất cao. Về chất lượng sản phẩm không đồng đều, chất lượng thấp do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chính có thể kể ra là: Tỉnh đã có quy hoạch nhưng kế hoạch cung cấp giống không đủ, trên thực tế người trồng mua các giống từ nhiều nguồn khác nhau, không thể kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc dẫn đến chất lượng không đồng đều Do trình độ tiếp thu kiến thức và kỹ thuật của người trồng chưa cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng cũng chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, cách áp dụng quy trình rất khác nhau giữa những người trồng dẫn đến chất lượng thấp, không đồng đều, khó chấp nhận. Mặt khác do cán bộ làm công tác tập huấn chưa có đủ tư liệu cập nhật nên khi chuyển giao chưa cụ thể, chi tiết. Do không trồng chuyên canh mà xen canh với nhiều loại cây khác nên năng suất và chất lượng thấp, sản lượng không ổn định làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Việc áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật cộng thên thói quen canh tác theo lối cổ truyền, người trồng bưởi chưa dám mạnh dạn tỉa trái mà để lại hầu hết những trái đậu lại trên cây làm cho tỷ lệ trái loại 1 thấp, loại 2 và loại 3 cao. Áp lực về dịch bệnh trên cây ăn quả khá cao, nhất là bệnh vàng lá trên cây có múi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và thời kỳ thu hoạch ổn định, rút ngắn tuổi thọ của vườn cây. Vốn là một khó khăn cho hầu hết những người sản xuất và kinh doanh bưởi, nguồn vốn vay từ ngân hàng rất hạn chế và thủ tục phức tạp, những người kinh doanh không thích đi vay vốn từ ngân hàng khó đáp ứng các điều kiện yêu cầu. Những người thiếu vốn phải vay từ nhiều nguồn khác mà lãi suất cao gấp nhiều lần so với vay từ ngân hàng. Với phương thức mua bán như hiện tại, hợp đồng giữa các bên mua bán chưa được chú trọng, rất ít người ký hợp đồng mua bán với nhau mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, giá cả bị thả nổi theo quy luật cung cầu nên khả năng rủi ro trong kinh doanh luôn ở mức cao, khi có tranh chấp lại không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Việc phân loại sản phẩm chưa thống nhất giữa các bên mua bán, tiêu chuẩn phân loại khác nhau rất nhiều giữa những người thu mua, nhất là hình dạng trái và các đặc tính bên ngoài. Mặc dù đã có HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi nhưng hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả do xã viên chưa nhận thức được các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia, ban chủ nhiệm phần lớn xuất thân từ nông dân nên kiến thức và trình độ kinh doanh còn thấp, chưa tiếp cận với công việc quản lý và kinh doanh. Các HTX đã thành lập nhiều năm nay nhưng chỉ kinh doanh cây giống là chính, việc mua bán các sản phẩm đầu vào và đầu ra hầu như được chú ý, HTX chưa thiết lập được dự án hoạt động và chiến lược dài hạn, có nguy cơ mất phương hướng hoạt động. Các doanh nghiệp và người sản xuất bưởi luôn thiếu thông tin về thị trường và những thông tin khoa học kỹ thuật, đặc biệt là chưa tiếp cận được với công nghệ sau thu hoạch từ các nước phát triển. Việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào giai đoạn sau thu hoạch rất hạn chế. Từ việc sản xuất nhỏ, không liên kết, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ theo lối truyền thống gây rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang phương thức sản xuất lớn, tập trung, sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, sản lượng ổn định theo các tiêu chuẩn GAP Mặc dù đã được cấp chứng nhận thương hiệu nhưng làm sao để phát triển thương hiệu trên thị trường thì người nắm giữ chưa biết cách, quy mô sản xuất không lớn, cộng với thiếu vốn nên khó mở rộng sản xuất và kinh doanh trên thương hiệu sẵn có. Kết luận và đề nghị:  8.1. Kết luận: Bưởi Da Xanh ở Bến Tre có chất lượng vượt trội so với nhiều giống bưởi khác trong vùng, hiện đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng bưởi, cây bưởi đang có tiềm năng phát triển ở tỉnh Bến Tre. Nhu cầu tiêu thụ bưởi Da Xanh trên thị trường trong và ngoài nước là rất lớn, tuy nhiên sản lượng cung cấp hiện tại còn rất thấp so với nhu cầu cho nên giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với giá thành. Bưởi Da Xanh ở Bến Tre đã có thương hiệu độc quyền, tuy nhiên người nắm giữ thương hiệu có diện tích canh tác rất ít, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, khó tìm người đủ tin cậy để hợp tác mở rộng việc kinh doanh và phát triển thương hiệu. Mô hình kênh tiêu thụ trực tiếp từ người trồng đến nhà bán lẻ, nhà hàng, khu du lịch, sân bay cho thấy có nhiều ưu điểm như người trồng chủ động hơn trong việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm, người trồng có cơ hội nắm bắt được thông tin giá cả trên thị trường, giá bán được nâng cao hơn so với cách buôn bán thông thường. Chất lượng sản phẩm không đồng đều, tỷ lệ trái có chất lượng cao không nhiều, sản lượng còn thấp và không ổn định làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Các tiêu chuẩn phân loại và ATVSTP chưa được áp dụng cho trái bưởi, nhà vườn và người thu mua, các chủ vựa tự quy định quy cách phân loại cho riêng mình, các tiêu chuẩn phân loại cũng thay đổi theo từng thời điểm trong năm, không thống nhất. Việc triển khai các mô hình trồng bưởi chuyên canh gặp nhiều khó khăn do ý thức của người nông dân chưa cao, chưa áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, trình độ tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường cũng chưa cao, nhất là sản xuất thep quy trình GAP Chưa có nghiên cứu về thị trường, thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ bưởi trong nước và thế giới, các hoạt động về tiếp thị cho bưởi Da Xanh còn hạn chế, chủ yếu là nhờ vào các hệ thống thông tin trong nước. Quảng bá sản phẩm chủ yếu cũng chỉ tập trung cho thị trường trong nước, chưa chú ý đến các thị trường ngoài nước. 8.2. Kiến nghị: Từ những khó khăn và tồn tại đã trình bày trong phần phân tích chuỗi giá trị, mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người trồng và kinh doanh bưởi ở Bến Tre cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các cấp chính quyền, các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển cây bưởi Da Xanh một cách bền vững Tỉnh có chương trình hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để sản xuất đủ cây giống tốt, sạch bệnh và có cùng nguồn gốc, nguồn gốc xác định, tuyệt đối không trồng cây giống không rõ nguồn gốc hoặc khác nguồn gốc với cây đã có thương hiệu. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và cập nhật tài liệu cho lực lượng làm công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật để có thể chuyển giao kịp thời những thông tin, kỹ thuật mới cho người trồng bưởi. Thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi, khuyến khích nông dân trồng bưởi áp dụng nghiêm túc quy trình kỹ thuật trồng bưởi một cách đồng bộ, tiến tới trồng chuyên canh và tập trung cây bưởi Da Xanh để có thể sản xuất một số lượng bưởi hàng hóa có chất lượng đồng đều, sản lượng ổn định. Việc này xem ra không phải dễ vì rất khó thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân nhưng phải thực hiện một cách kiên quyết. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại bưởi và khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất đối với những người kinh doanh bưởi trong tỉnh. Hỗ trợ hình thức HTX hoặc câu lạc bộ sản xuất của một nhóm nông dân, khuyến khích và hỗ trợ phát triển mô hình tiếp thị và tiêu thụ bưởi từ người trồng đến thẳng người bán lẻ, nhà hàng, khu du lịch nhằm đem lại hiệu quả cao cho người trồng, thu hút các doanh nghiệp đã có nhiều năm king nghiệm trong kinh doanh bưởi tham gia vào các HTX Tạo điều kiện cho người trồng, HTX và các doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh bưởi làm ăn có hiệu quả. Nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường, thông tin về các thị trường tiềm năng cho sản phẩm bưởi. Đối với dự án của Metro : đề nghị về tập huấn cần thiết cho các thành viên trong chuỗi giá trị bưởi: Tập huấn các biện pháp sản xuất quả an toàn, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và VSATTP cho người trồng bưởi, những người tham gia thu mua, đóng gói bưởi tại địa phương, tuyên truyền về các trình tự, yêu cầu trong thu mua nông sản của Metro Tập huấn về các quy định, tiêu chuẩn VSATTP của Bộ Y Tế, các tiêu chuẩn và quy định khác trên thế giới (Codex, EUREPGAP) cho nông dân và các vựa đóng gói địa phương. Tập huấn cho các chủ doanh nghiệp, ban chủ nhiệm HTX về kiến thức trong kinh doanh, quản lý tài chính, thanh toán, marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Nhà thu mua, chủ vựa và các hợp tác xã dịch vụ thương mại được hỗ trợ để nâng cấp trạm đóng gói/chế biến. Đề nghị về các lãnh vực can thiệp từ nhà tài trợ: Trước mắt hỗ trợ cho thương hiệu bưởi da xanh BR 99 mở rộng diện tích canh tác, tạo ra nhiều sản phẩm mang thương hiệu này để cung cấp cho thị trường, nhân rộng mô hình sản xuất giống như mô hình của BR 99 nhằm phát triển và tạo uy tín của thương hiệu về mặt chất lượng lẫn số lượng. Hỗ trợ người kinh doanh bưởi tiếp cận với thị trường thế giới thông qua các tài liệu, hình ảnh của các mô hình sản xuất ở các nước tiên tiến, tham gia các hội chợ quốc tế. Hỗ trợ cho một số mô hình sản xuất trong tỉnh, chủ yếu là các HTX hay nhóm nông dân sản xuất bưởi trở thành những đơn vị có được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt GAP nhằm đưa nông dân đi vào sản xuất theo hướng bền vững. Đề nghị về các lãnh vực can thiệp từ các cơ quan hỗ trợ khác: Các cấp chính quyền, hiệp hội, đoàn thể địa phương hỗ trợ về mặt định hướng, tổ chức và quản lý sản xuất, điều tiết sản lượng bưởi trong năm nhằm giảm bớt sự biến động của giá cả như một số loại trái cây khác. Các cấp chính quyền hỗ trợ tạo liên kết thực sự giữa các thành viên trong chuỗi nhằm tăng thêm năng lực cạnh tranh cho cả nhành hàng. Sở Nông nghiệp sớm ban hành tiêu chuẩn phân loại cho bưởi Da Xanh để khuyến khích áp dụng đồng bộ trong thực tế IX. Phụ lục Phụ lục 1 : Danh sách những người được phỏng vấn Thảo luận nhóm nông dân stt Họ Và Tên Địa Chỉ stt Họ Và Tên Địa Chỉ 1 Bùi Văn Hoàng Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 24 Nguyễn Văn Hồng Phú Nhuận, TX Bến Tre 2 Nguyễn Văn Tư Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 25 Nguyễn Văn Linh Phú Nhuận, TX Bến Tre 3 Phạm Văn Mau Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 26 Nguyễn Văn Mà Phú Nhuận, TX Bến Tre 4 Nguyễn Ngọc Thái Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 27 Lê Thị Tuyết Phú Nhuận, TX Bến Tre 5 Trương Văn Lãnh Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 28 Đoàn Văn Hùng Phú Nhuận, TX Bến Tre 6 Nguyễn Văn Ngại Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 29 Lê Hoàng Tuấn Phú Nhuận, TX Bến Tre 7 Trần Văn Thế Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 30 Ngô Hồng Chọn Nhơn Thạnh, Châu Thành 8 Trương Văn Lộc Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 31 Bùi Thiện Mỹ Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 9 Trần Trung Sơn Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 32 Lê Thị Kim Yến Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 10 Bùi Thiện Tín Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 33 Nguyễn Hồng Phúc Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 11 Trương Minh Tuấn Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 34 Lê Kiến Trúc Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 12 Lê Hữu Khải Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 35 Nguyễn Văn Mười Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 13 Nguyễn Thị Hiền Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 36 Trần Văn Hải Phú Nhuận, TX Bến Tre 14 Bùi Văn Trung Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 37 Huỳnh Ngọc Cẩm Phú Nhuận, TX Bến Tre 15 Nguyễn Văn Tới Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 38 Bùi Hoàng Ân Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 16 Nguyễn Thành Được Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 39 Nguyễn Văn Thành Phú Nhuận, TX Bến Tre 17 Tất Văn Phụng Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 40 Nguyễn Quốc Dũng Phú Nhuận, TX Bến Tre 18 Trần Văn Dương Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 41 Trần Phú Thuận Phú Nhuận, TX Bến Tre 19 Lê Trọng Nghĩa Phú Nhuận, TX Bến Tre 42 Đỗ Kim Ngân Nhơn Thạnh, Châu Thành 20 Nguyễn Bá Hùng Phú Nhuận, TX Bến Tre 43 Trần Thị Tuyết Phú Nhuận, TX Bến Tre 21 Nguyễn An Ninh Phú Nhuận, TX Bến Tre 44 Lê Thị Cẩm Vân Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 22 Lê Văn My Phú Nhuận, TX Bến Tre 45 Nguyễn Thị Ngọc Trinh Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 23 Trần Duy Linh Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre 46 Phỏng vấn Thành phần Họ và Tên Địa chỉ Cán bộ Nguyễn Văn Khổng Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Bến Tre Chị Thủy Phòng Quản lý Khoa học, Sở KH & CN Bến Tre Nguyễn Văn Được Phòng Kinh tế TX Bến Tre Người thu gom Đặng Văn Rô Xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Vựa đóng gói Nguyễn Tấn Tài Xã Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre HTX Nguyễn Thị Kim Hương Phó chủ nhiệm HTX Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre Bán sĩ Trần Thị Kim Phượng Chợ nông sản Thủ Đức Lê Thu Thủy Chợ ông sản Thủ Đức Bán lẻ Phạm Thị Lan Chợ An Đông, Q5, TP HCM Mai Thi Diễm Thúy Chợ An Đông, Q5, TP HCM Khu Du Lịch Thần Văn Thanh Khu lịch Ba Lan, Mỹ Thạnh An, TX Bến Tre Người tiêu dùng Lê Ngọc Khanh 135 Phạm Văn Hai, Phường 11, Tân Bình, TP HCM Trương Thị Yến 48 đường 3-2, P12, Q 10, TPHCM Lê Thị Thu Hà 158 Pasteur, Q3, TPHCM TÀI LIỆU THAM KHẢO _______. Nhập khẩu và tiêu thụ bưởi ở Nga. Theo GAIN Report-RS 5319, 29-12-2005, _______. Sản xuất và xuất khẩu quả có múi của Nam Phi. Theo GAIN Report-SF 5039, ngày 13-11-2005, trích trong Bản tin thị trường báo NN Việt Nam, 20-26/01/2006. Anh Minh. Nơi sản sinh những giống bưởi nổi tiếng. Báo Nhân Dân ngày 29/03/2006 Cao Dương. Hướng đi bền vững cho bưởi da xanh. Báo điện tử Cần Thơ Cục Thống kê Bến Tre. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2005. Đoàn Thị Mỹ Hạnh. 2004. Ứng dụng lý thuyết cầu, cung trong việc lựa chọn giải pháp phát triển vùng cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Minh Anh. Bưởi “vua” của “vua” bưởi. Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 21/6/2005. Hương Khê (Hà Tĩnh) có trên 1.500 ha đặc sản bưởi Phúc Trạch. Báo NNVN ngày 14/10/2005. Mạng thông tin KHCN thực phẩm.HCM, Mitra S. K. and Baldwin E. A. 1997. Citrus. In: Mitra S. K. (ed), Postharvest Physiology and Storage of Tropical and Subtropical Fruits, CAB International, UK. Phạm Ngọc Liễu 2003. Giới thiệu các giống cây ăn quả nên xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ xuât xứ hàng hóa. Tham luận Hội thảo “Giới thiệu các loại cây ăn quả đặc sản gắn với thương hiệu cây giống và trái cây hàng hóa” tại Cần Thơ ngày 17/05/2003. Trang tin Nông nghiệp – nông thôn VN ngày 12/10/2005 Trang web thông tin kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre. www.bentre.gov.vn. trích trong Bản tin thị trường NN Vietnam, 20-26/01/2006. TTXVN. Bến Tre: đầu tư trên 125 tỷ đồng trồng mới thêm 4.000 ha bưởi da xanh, Trang tin xúc tiến thương mại, báo NN Việt Nam, ngày 22/8/2006. TTXVN. Về Bến Tre du lịch miệt vườn. Trang sự kiện ngày 03/05/2006 Nguyễn Hồng. Trái cây chữa bệnh. Báo Lao Động Cuối tuần số Ngày 24/09/2006. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Quy hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản đến 2010. Hội thảo quy hoạch CAQ đặc sản ĐBSCL, tháng 5/2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu7895i gi tr7883 b4327903i 7903 B7871n Tre.doc