Tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh và phân tích swot của công ty vinaphone: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BỘ MÔN : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH K07407B
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY VINAPHONE
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Thế Tri
Sinh viên thực hiện:
Đào Minh Quyết
MSSV: K074071389
TP. HCM, Tháng 5 năm 2010
Chương I : Giới thiệu công ty Vinaphone
I. Lịch sử hình thành :
Công ty Vinaphone là một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – là công ty nhà nước do Nhà nước đầu tư và thành lập. Cùng với Mobifone- cũng là một công ty thành viên của VNPT, Vinaphone là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động hoạt động trên băng tần GSM, phủ sóng toàn quốc 61/61 tỉnh thành. Vinaphone được đổi tên từ Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC từ năm 2006 ( GPC được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1997 ).
Mặc dù trên thị trường dịch vụ viễn thông di động Việt nam, có 7 nhãn hiệu cung cấp mạng di động là Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-fone, Vietnamo...
24 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh và phân tích swot của công ty vinaphone, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BỘ MÔN : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH K07407B
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY VINAPHONE
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Thế Tri
Sinh viên thực hiện:
Đào Minh Quyết
MSSV: K074071389
TP. HCM, Tháng 5 năm 2010
Chương I : Giới thiệu công ty Vinaphone
I. Lịch sử hình thành :
Công ty Vinaphone là một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – là công ty nhà nước do Nhà nước đầu tư và thành lập. Cùng với Mobifone- cũng là một công ty thành viên của VNPT, Vinaphone là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động hoạt động trên băng tần GSM, phủ sóng toàn quốc 61/61 tỉnh thành. Vinaphone được đổi tên từ Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC từ năm 2006 ( GPC được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1997 ).
Mặc dù trên thị trường dịch vụ viễn thông di động Việt nam, có 7 nhãn hiệu cung cấp mạng di động là Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-fone, Vietnamobile, EVN-telecom, và Beeline, nhưng xét về quy mô và tầm ảnh hưởng, Vinaphone là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam, bên cạnh Mobifone và Viettel. Và Vinaphone cũng là nhà cung cấp mạng di động có lịch sử lâu đời thứ 2 ở việt nam, sau Mobifone (Mobifone thành lập năm 1993), do đó Vinaphone là một công ty có bề dày truyền thống và tiềm lực trên thị trường viễn thông di động ở Việt nam.
II. Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh và cam kết của Vinaphone
2.1/ Sứ Mệnh
VinaPhone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông tiên tiến để mang dịch vụ thông tin di động đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2.2 / Tầm Nhìn
Dịch vụ thông tin di động ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. VinaPhone luôn là mạng điện thoại di động dẫn đầu ở Việt Nam, luôn ở bên cạnh khách hàng dù bất cứ nơi đâu.
2.3/ Triết Lý Kinh Doanh Vinaphone
Là thành viên của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Vinaphone tự hào được thừa hưởng và phát triển các giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VNPT.
- Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất VinaPhone hướng tới là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả "Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người".
- Giá trị mang tính Kết nối: Nhờ những ứng dụng công nghệ viễn thông tiên tiến, VinaPhone có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cung bậc tình cảm để mang con người đến gần nhau hơn, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ Cảm Xúc - Thành Công - Trí Thức.
- Giá trị mang tính Việt Nam: Tiên phong trong lĩnh vực phát triển thông tin di động ở các vùng xa xôi của đất nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2.4/ Cam kết thương hiệu của Vinaphone
- Vinaphone là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin di động với chất lượng tốt nhất và bảo đảm rằng VinaPhone là đối tác đáng tin cậy của khách hàng. - Vinaphone cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác và hợp tác bền vững, cùng có lợi, giữa mạng thông tin di động VinaPhone với khách hàng, các thành viên và người lao động
III. Các sản phẩm dịch vụ cơ bản của Vinaphone :
3.1/ Các hình thức thuê bao
Các hình thức thuê bao của Vinaphone trên nền mạng 2G và 3G gồm có : Trả trước; Trả sau; Thuê bao ngày; Nhắn tin; Trả trước kéo dài; Trả trước thời hạn 365 ngày…
3.2/ Các gói cước của vinaphone :
- Các gói cước trả trước: Vinacard, Vinatext. Vinaxtra, Vinadaily, Vina365, gói cước HSSV-Talk EZ, bộ hòa mạng ALO, gói cước gọi cuộc tế IDD-1714, gói cước gọi nội vùng –My Zone, gói cước 3G, gói cước trả trước Iphone 3Gs
- Gói cước trả sau: Vinaphone, trả sau của Iphone 3Gs
3.3/ Các dịch vụ trên nền mạng 2G:
- Hiện cùng với MobiFone, Vinaphone đang là một doanh nghiệp dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia tăng với khoảng trên 40 dịch vụ được cung cấp trên nền thoại bao gồm: gọi số tắt, gọi quốc tế, chuyển vùng quốc tế, chuyển vùng trong nước, chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi, giữ cuộc gọi, chờ cuộc gọi, hộp thư thoại, fax data, Ringtunes, cấm hiển thị số, hiển thị số, Datasafe, USSD, Care plus, Say2send....
- Dịch vụ SMS và trên nền SMS bao gồm nhắn tin thông thường, nhắn tin đến các tổng đài 996, 997, 998, 8XXX, 1900XXXX . Các dịch vụ GTGT như Info plus, Vina Search, GPRS-WAP-MMS...v..v
3.4/ Các dịch vụ trên nền mạng Vinaphone 3G :
- Dịch vụ điện thoại thấy hình (Video Call): là dịch vụ cho phép các thuê bao Vinaphone khi đang đàm thoại có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của nhau thông qua camera của máy điện thoại di động.
- Dịch vụ truy nhập Internet trên máy điện thoại di động (Mobile Internet): là dịch vụ truy nhập Internet thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G.
- Dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao thông qua các thiết bị hỗ trợ (Mobile Broadband): là dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cáo từ máy tính thông qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động.
- Dịch vụ Truyền hình trên mạng điện thoại di động (Mobile TV): là dịch vụ cho phép thuê bao Vinaphone có thể xem các kênh truyền hình trực tiếp (LiveTV) và các nội dung thông tin theo yêu cầu (ca nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc, video clip,….) ngay trên màn hình di động.
- Dịch vụ theo dõi hình ảnh trên máy điện thoại di động (Mobile Camera): là dịch vụ là dịch vụ cho phép thuê bao Vinaphone có thể theo dõi trực tiếp ngay trên màn hình máy di động các hình ảnh thu được từ các máy quay đặt tại các nút giao thông, điểm công cộng, nhà riêng,…
3.5/ Thiết bị đầu cuối :
- Điện thoại đi kèm với gói cước ALO
- Điện thoại Iphone 3Gs
- USB 3G
Chương II: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinaphone
I. Môi trường vĩ mô :
1.1/ Chính trị:
- Việt nam là một quốc gia có nền hòa bình ổn định nhất thế giới, luôn có chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thu hút các nguồn đầu tư từ ngoại quốc.
1.2/ Các yếu tố kinh tế và chính sách phát triển kinh tế:
- Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức GDP trung bình trên đầu người là khoảng 1.000 USD. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ với chính sách phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển về dịch vụ viễn thông di động là một trong những yêu cầu then chốt, là cơ sở hạ tầng viễn thông- thông tin cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, kỹ thuật….. Đây cũng là một cơ hội chung cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trong nước cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên thế giới đến khai thác dịch vụ mạng di động ở Việt nam
1.3/ Yếu tố xã hội :
- Dân số Việt nam khoảng 85 triệu người và có cơ cấu dân số trẻ- có thể coi đây là thị trường có quy mô rất lớn. Sự phát triển về đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu của con người càng được mở rộng, phát sinh trong quá trình làm việc,học tập, tham gia hoạt động xã hội như nhu cầu giải trí, tham gia cộng đồng, tâm sự bạn bè người thân, nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu khẳng định bản thân…bên cạnh đó, tính mau lẹ, linh động và di chuyển vị trí càng được nâng cao khi công tác xa, đi du lịch, đi học xa… do đó càng có nhu cầu cao vể sử dụng điện thoại di động và internet không dây.
1.4/ Yếu tố công nghệ :
- Các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, laptop ngày càng rẻ, chủng loại đa dạng, tính năng nâng cao, bắt được các loại sóng GSM, CDMA, GPRS, EDGE, HSDPA , 3G và phổ biến với người dân Việt Nam. Các thiết bị đầu cuối như Iphone, HTC là những sản phẩm mang công nghệ vượt trội, cũng đã xuất hiện trên thị trường Việt nam.
- Đặc biệt với công nghệ 2 sim 2 sóng online của các hãng điện thoại Trung Quốc hoặc của Việt Nam đăng kí thương hiệu như Qmobile, I-Mobile… thì người dùng có khả năng sử dụng 2 thuê bao cùng 1 lúc. Đây cũng là một yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới việc tăng số thuê bao khách hàng của các nhà mạng.
- Từ hơn 1 thập kỷ qua, sự phát triển của mạng 2G với các tần sóng GSM, GPRS, CDMA, EDGE giúp cho người sử dụng không chỉ giới hạn trong các chức năng cơ bản như nghe gọi, nhắn tin, mà còn có thể truy cập Internet và tải các nội dung số qua WAP và GPRS. Và gần đây nhất là sự lên ngôi của mạng 3G và HSDPA ở Việt Nam, với công nghệ vượt trội so với 2G, người dùng di động có thể coi trực tuyến các nội dung ngoài thoại như âm thanh, video trên trình duyệt web của điện thoại di động và có thể truy cập internet không dây trên máy tính xách tay. Đây cũng chính là cơ hội để các nhà mạng có chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, cung cấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Sự kiện Việt Nam phóng thành công vệ tinh đầu tiên Vinasat-1 vào năm 2008 cũng đánh dấu một mốc quan trọng, hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông di động Việt nam .
1.5/ Yếu tố quốc tế :
- Việc kí kết thỏa thuận với các nhà cung cấp mạng di động trên thế giới để cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế (ROAMING) giúp cho các thuê bao mạng di động của Việt nam vẫn sử dụng được số thuê bao của mình khi đang ở nước ngoài. Điều này giúp cho các nhà mạng vẫn giữ được khách hàng của mình ngay cả khi khách hàng đang ở nước ngoài.
- Toàn cầu hóa đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện kinh doanh đa quốc gia. Điều này cũng không là ngoại lệ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động, Việt nam là một thị trường trẻ và đầy tiềm năng trong thị trường viễn thông di động, nên có nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn trên thế giới ngắm tới, và muốn thâm nhập vào. Beeline là một doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đã tiến công vào. Điều này ảnh hưởng đến thị phần của các nhà mạng trong nước .
1.6/ Yếu tố luật pháp :
- Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh mạng di động cũng phải tuân theo các quy phạm pháp luật của luật thương mại, luật cạnh tranh, luật an ninh mạng, luật viễn thông… nhằm tạo ra sân chơi công bằng cho các nhà mạng.
- Theo luật thương mại về khuyến mãi, các doanh nghiệp mạng di động không được khuyến mãi quá 50% giá trị thẻ nạp, điều này cũng ảnh hưởng đến các chính sách marketing, khuyến mãi của các nhà mạng. Việc quy định mỗi số CMND chỉ được đăng kí 3 thuê bao của một mạng di động cũng ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh số thuê bao của các nhà mạng.
II. Môi trường cạnh tranh :
2.1/ Nhà cung cấp :
Vinaphone có nhà cung cấp thiết bị đầu cuối là Iphone 3Gs của hãng Apple, đây là một nhà cung cấp có tính độc quyền cao và đưa ra chính sách phân phối rất thống nhất trên toàn thế giới. Với việc chạy đua của 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone trong việc phân phối Iphone tại Việt Nam, thì Apple là người được hưởng lợi nhiều nhất, vẫn bán được Iphone 3Gs giá cao mà không mất nhiều công sức trong marketing để thâm nhập thị trường Việt Nam. Và hệ quả là 3 nhà mạng phải chịu những chi phí rất cao trong việc phân phối, quảng bá Iphone 3Gs, nhưng doanh thu từ Iphone 3Gs thì chưa đáng kể để bù vào chi phí đã mất.
2.2/ Đối thủ cạnh tranh :
Thị trường viễn thông di động việt nam có tới 7 nhà mạng, tuy nhiên vẫn có sự phân ngôi khá rõ ràng trong ưu thế dẫn đầu của các nhà mạng, đối thủ chính của Vinaphone là Mobifone và Viettel bởi đây là 2 nhà mạng có thị phần số thuê bao rất lớn, dẫn đầu là Mobifone tiếp đến là Viettel.
- Mức độ cạnh tranh giữa các nhà mạng là rất gay gắt, đây có thể coi là yếu tố môi trường cạnh tranh tác động lớn nhất tới các nhà mạng. Các đối thủ liên tiếp đưa ra các chiến lược giá rẻ, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với các dịch vụ giá trị gia tăng mới như gói cước có giá hấp dẫn cho trả trước, trả sau, các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tin nhắn SMS ( ringtunes, tải hình ảnh, âm thanh qua soạn tin SMS..)
- Vinaphone là nhà mạng đầu tiên triển khai và khai thác sóng 3G và các dịch vụ trên nền 3G, có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên không lâu sau đó, 2 ông lớn còn lại cũng triển khai ngay 3G, bởi đây là một thị trường béo bở, không thể bỏ qua và 3G là xu thế tất yếu của thời đại. Do đó, sẽ không có sự độc quyền nào đó trong sự khai thác 3G ở Việt nam và tiếp tục có một cuộc chạy đua mang tên 3G.
- Cuộc chạy đua các chương trình khuyến mãi không khi nào đến hồi kết, bởi muốn giữ chân khách hàng, các nhà mạng một khi đã tung ra một chương trình khuyến mãi thì khó có thể rút lại, hoặc phải thực hiện ở một hình thức khác và khi đối thủ thực hiện một chương trình khuyến mãi nào đó thì mình cũng phải có hành động đáp trả. Rất nhiều các chính sách khuyến mãi như tặng 50% giá trị thẻ nạp, hòa mạng mới được tặng thêm tiền, chính sách giảm giá cước giờ thấp điểm… được các nhà mạng tận dụng triệt để và dai dẳng.
- Đặc biệt kể từ khi “ông lớn” trên trường quốc tế là Beeline thâm nhập vào Vietnam năm 2009 với gói cước Big zero siêu rẻ. Thì các nhà mạng ở Việt Nam không thể không chạy đua giảm giá cước, khuyến mãi và bám đuổi nhau.
- Về việc thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giá rẻ, chăm sóc khách hàng tốt, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng thì Viettel là một đối thủ hàng đầu. Viettel cũng được coi là nhà mạng thân thiện của những người bình dân, học sinh, SV, người vùng sâu vùng xa. Một thực tế là khi về các vùng nông thôn, thị phần của Viettel là rất mạnh. Năm 2009 Viettel được trao giải “Mạng có hệ thống nhận diện thương hiệu được nhiều người biết đến nhất năm 2009”:
- Về ưu thế dẫn đạo thị trường, có giá trị thương hiệu cao và có bề dày lịch sử ngành lâu đời nhất thì là Mobifone, được mệnh danh là mạng di động của các đại gia với 90% người giàu nhất Việt Nam đều sử dụng Mobifone. Năm 2009, Mobifone được giải mạng di động được yêu thích nhất tại Việt Nam. Như vậy, Mobifone là đối thủ đáng gờm trong phân khúc khách hàng cao cấp.
- Beeline thì được coi là một đối thủ khó chịu nhất trong phân khúc khách hàng cấp thấp nhưng đông đảo (học sinh, sinh viên, người thu nhập thấp) với 2 gói cước sát thủ “ Big zero” và “Big cool”. Tuy nhiên do mới gia nhập và một yếu điểm khá lớn là đầu số 0199 ( đầu số dài, khó nhớ, không thể hiện tính chuyên nghiệp) nên Beeline vẫn chưa xứng tầm ông lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone.
- Các đối thủ còn lại như Vietnamobile (092), S-fone (095) và EVN-Telecom (096) thì giá trị thương hiệu không cao, chiếm thị phần nhỏ. Đặc biệt là sự suy yếu của S-fone từ khi tập đoàn SK-telecom của Hàn Quốc đã ngừng đầu tư vào S-Fone từ cuối năm 2009. Một điểm yếu của 2 nhà mạng S-Fone và EVN-Telecom là hoạt động trên băng tần CDMA, sóng khá yếu và các thiết bị đầu cuối(điện thoại di động) không phổ biến, trong khi 5 nhà mạng còn lại hoạt động trên băng tần GSM. Tuy nhiên, 3 nhà mạng này cũng có chính sách gói cước giá rẻ và hấp dẫn như gói cước 1 đồng của S-Fone, gói VM-ONE của Vietnamobile. Các gói cước này có lợi cho các chức năng riêng biệt như nhắn tin hoặc gọi điện thoại nội mạng
- Các nhà mạng cũng có chính sách chăm sóc đối tượng là học sinh, sinh viên bởi đây là lực lượng rất đông đảo sử dụng di động. Tạm thời, 3 ông lớn Vinaphone, Viettel và Mobifone đều có gói cước sinh viên, học sinh, tuy nhiên 4 nhà mạng còn lại thì chưa có chính sách rõ rệt với đối tượng này.
2.3/ Khách hàng :
Khách hàng cũng là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong môi trường cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng thì khách hàng là người được hưởng lợi từ giá cước cho đến chất lượng dịch vụ. Từ những ngày đầu sơ khai của thị trường di động Việt Nam, nếu như khách hàng chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là Mobifone, chịu chính sách độc quyền, giá cao ngất ngưởng thì sự phát triển thêm của các nhà mạng như GPC (1997-Vinaphone sau này) rồi S-Fone (2001), Viettel (2004) .. thì khách hàng càng ngày càng có nhiều lựa chọn với mức giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Kể từ đó, khách hàng trở thành trung tâm của thị trường, chứ không còn là các ông lớn nhà mạng với chính sách độc quyền nữa. Các đặc điểm sau của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động và cạnh tranh của các nhà mạng :
* Có 2 nhóm đối tượng khách hàng có thể dễ nhận thấy là :
- Nhóm khách hàng trung thành với nhà mạng: Sự ảnh hưởng của nhóm khách hàng này là mức độ nhạy cảm về giá hoặc các chương trình khuyến mãi là không cao. Và doanh số bán card, cước trả sau từ khách hàng trung thành sẽ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong doanh số so với nhóm khách hàng không trung thành. Nhóm khách hàng này là những người dùng di động với mục đích kinh doanh, tạo thương hiệu, duy trì mối làm ăn, hoặc giới công chức, những người trong các tổ chức, những người lớn tuổi, thường là từ 20 tuổi trở lên, có khả năng tự tạo thu nhập. Nhóm khách hàng này rất trung thành, họ thường sử dụng sim số cố định và duy nhất 1 số thuê bao. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng dùng thêm 1 số thuê bao khác ngoài mục đích kinh doanh hay duy trì mối quan hệ nhưng vẫn duy trì số chính. Nhóm đối tượng khách hàng này thường chọn số cố định là1 trong 3 ông lớn Vinaphone, Mobifone, Viettel. Vinaphone cũng được coi là mạng di động của những người cao cấp (chỉ đứng sau Mobifone), đặc trưng với những cán bộ công chức và giới doanh nhân, người buôn bán.
- Nhóm khách hàng thích sử dụng nhiều sim, số, thuê bao : Doanh thu từ việc bán sim cho các khách hàng này là rất lớn, nhưng doanh thu bán thẻ nạp tiền, cước trả sau thì rất ít. Mặc dù họ cũng có những số cố định để duy trì liên lạc nhưng rất nhạy cảm về giá cước và các chương trình khuyến mãi, thường sử dụng nhiều sim số thay phiên nhau để hưởng khuyến mại và giá cước thấp. Đặc trưng là nhóm khách hàng học sinh, sinh viên, tuổi rất trẻ, chưa tự tạo thu nhập hoặc có thu nhập thấp, không kinh doanh. Điều này cũng là một mối nguy hại với các nhà mạng với vấn nạn sim rác, cháy đầu số. Bên cạnh 3 ông lớn thì khách hàng còn có thêm các lựa chọn rất hữu ích từ các nhà mạng còn lại với giá cước khá hấp dẫn.
* Dù là khách hàng trung thành hay không trung thành, họ đều “nghiện” các chương trính khuyến mãi, các chính sách gói cước giá thấp :
- Cuộc chạy đua khuyến mãi với muôn hình muôn vẻ chiêu thức khuyến mãi. Nếu như các nhà mạng yếu thế hơn như Vietnamobile, S-fone, Beeline, EVN-telecom tung khuyến mãi, chiến lược giá thấp để thu hút khách hàng mới thì các ông lớn phải đáp trả để giữ chân khách hàng và cũng là chiếm khách hàng từ đối thủ.
- Với những khách hàng nhạy cảm với giảm giá, khuyến mãi thì họ rất sẵn sàng thay đổi sim luân phiên để hưởng khuyến mãi, hoặc đợi khuyến mãi tặng 50% giá trị thẻ nạp để nạp card. Ngay cả với khách hàng trung thành, họ cũng cảm thấy nghiện với khuyến mãi nạp card dẫu rằng họ không quá nhạy cảm với khuyến mãi, giảm giá…
- Khách hàng với “cơn nghiện” khuyến mãi, giảm giá đã tạo nên áp lực cho nhà mạng, buộc nhà mạng không chỉ chạy đua khuyến mãi với đối thủ cạnh tranh mà còn chạy đua với khách hàng, để chiều khách hàng, giữ chân khách và tìm kiếm khách.
2.4/ Các đại lý phân phối
Với sự phát triển ngày càng đa dạng các gói cước, các chương trình khuyến mãi từ các nhà mạng thì đây cũng là cơ hội để các đại lý bán sim card có các chiêu thức lách luật để làm lợi cho mình qua các đợt khuyến mãi. Theo ước tính của các nhà khai thác di động, khi mỗi chương trình khuyến mãi nhân đôi tài khoản hay tặng tiền vào tài khoản chi phí lên tới hàng chục tỷ đồng nhưng chỉ có khoảng 30% khách hàng được hưởng ưu đãi trên, còn lại là vào túi các đại lý sim, thẻ, làm giảm hiệu quả của các chương trình khuyến mãi này.
Để khuyến khích người dùng đăng ký thông tin cá nhân, các mạng di động đã rót hàng trăm tỷ đồng vào việc tặng thưởng cho những đại lý sim thẻ thực hiện việc khai báo thông tin cho thuê bao trả trước. Trung bình, các cửa hàng, đại lý được thưởng trên 10.000 đồng cho mỗi sim được khai báo. Nhưng các đại lý còn tự kiếm chác thêm bằng các chiêu thức đăng kí thuê bao ảo với số CMND giả, thậm chí là cả đăng kí sim sinh viên ảo rồi bán lại cho người tiêu dùng để chuộc lợi và hưởng hoa hồng từ nhà mạng.
Đây cũng chính là nguồn gốc của vấn nạn của sim rác, sim thuê bao ảo, gây biết bao thiệt hại cho nhà mạng bởi số thuê bao thì cứ tăng ầm ầm trong khi doanh thu thu lại không trở về hết với nhà mạng mà đã bị ăn chặn vô lý bởi các đại lý sim card.
III. Môi trường nội tại
3.1/ Nguồn nhân lực :
- Nguồn nhân lực của công ty Vinaphone rất dồi dào và được đào tạo bài bản từ các trường đại học, cao đẳng lớn trên toàn quốc như “Học viện công nghệ bưu chính viễn thông”- là nguồn cung cấp nhân lực chủ đạo của VNPT.
- Tuy nhiên, do là công ty nhà nước, dưới sự bảo hộ của tập đoàn VNPT nên bộ máy lãnh đạo và nhân viên của công ty vẫn không tránh khỏi sức ì vốn có của các doanh nghiệp nhà nước.
- Trong khoảng thời gian đầu của thị trường mạng di động ở Việt Nam, khi cùng với Mobifone, vẫn còn là 2 nhà mạng di động độc quyền, tư tưởng độc quyền và ỷ lại ấy cũng bám theo trong phong cách làm việc của cán bộ, nhân viên Vinaphone, vẫn còn tư tưởng “con ông, cháu cha” trong cơ chế tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty. Điều này thể hiện qua sự thích ứng chậm chạp trước biến động thị trường, có nhiều vấn đề trong chính sách chăm sóc khách hàng. Để rồi ngay sau khi Viettel được ra đời vào năm 2004, Vinaphone đã phải chia sẻ thị phần với Viettel và thậm chí còn là bị Viettel lấn át.
- Kể từ khi đổi tên từ GPC thành Vinaphone, cùng theo đó là những quyết tâm thay đổi thông qua những tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, và triết lý kinh doanh, giờ đây Vinaphone đã trở nên năng động và linh hoạt hơn rất nhiều, có những động thái rất tích cực hướng tới người dùng. Cán bộ, công nhân viên Vinaphone đã có những nhận thức chủ động tích cực hơn trước môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thông qua việc người đại diện VinaPhone khẳng định công ty sẽ cam kết thực hiện tốt cả 3 mảng: Chăm sóc khách hàng, chất lượng dịch vụ và giá cước.
3.2 / Yếu tố về hạ tầng cơ sở và nghiên cứu, phát triển :
- Là một thành viên của VNPT, nên Vinaphone được đầu tư rất mạnh về hạ tầng cơ sở. Các trạm thu phát sóng BTS được phát triển trên toàn quốc, phục vụ phủ sóng 61/61 tỉnh thành. Tính tới đầu năm 2010 có 17.000 trạm BTS phủ sóng toàn quốc và lắp đặt hơn 5.000 trạm BTS phát sóng 3G. Với dung lượng mạng hiện tại VinaPhone có thể đáp ứng được 200%-300% nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động hàng ngày. Chất lượng sóng của mạng Vinaphone luôn được đảm bảo và đạt chất lượng hàng đầu trong 7 nhà mạng.
- Hệ thống tổng đài cũng được nâng cấp sẵn sàng đáp ứng cho khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động. Hệ thống nhắn tin của VinaPhone được đánh giá có dung lượng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, có thể chuyển tải 20 – 30 triệu SMS/giờ.
- Ngày 17/11/2009 VinaPhone là mạng di động đầu tiên và duy nhất ở Việt nam được tham gia liên minh Conexus. Đây là một liên minh bao gồm các nhà khai thác di động hàng đầu trong khu vực và nổi bật về phát triển 3G. Liên minh cam kết xúc tiến dịch vụ Roaming dữ liệu, hình ảnh động và thoại thông qua các mạng di động của các thành viên sử dụng GSM/GPRS, W-CDMA và HSDPA.
- Là nhà mạng di động tiên phong trong triển khai mạng 3G, được tập đoàn Erisson hỗ trợ triển khai hạ tầng cơ sở và công nghệ băng thông rộng HSPA- là một công nghệ đặc trưng trên nền mạng 3G cho tốc độ truyền tải rất cao, trên lý thuyết là download đạt trên 80Mbps và tốc độ upload trên 20Mbps.
3.3 Yếu tố về tài chính, nguồn vốn :
- Là công ty nhà nước nên công ty Vinaphone có yếu tố thâm dụng về nguồn vốn, được sự đầu tư vốn dồi dào từ ngân sách của tập đoàn VNPT.
3.4 Yếu tố marketing:
- Thị phần: Vinaphone là một trong 3 nhà mạng di động có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, mặc dù vẫn đứng sau Mobifone và Viettel nhưng thị phần của Vinaphone vẫn “chất” hơn 2 ông lớn kia, bởi số lượng thuê bao thực của Vinaphone lên tới 27 triệu thuê bao, chiếm tỷ lệ rất cao trên tổng số thuê bao của nhà mạng. Trong khi đó, 2 ông lớn Mobifone, Viettel tuy có thị phần cao, nhưng số thuê bao ảo chiếm tỷ lệ lớn.
- “Chiến lược đại dương xanh” của Vinaphone với chiến lược sáng tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng để thu hút và giữ chân khách hàng khi mà các chương trình khuyến mãi, giảm giá cước đã bão hòa trên một “đại dương đỏ”. Vinaphone luôn là nhà mạng đi đầu trong số lượng các dịch vụ giá trị gia tăng với khẩu hiệu “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất”, dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ đường truyền tốc độ cao trên băng thông rộng của các nền sóng 2G, 3G các dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone ngày càng được phát triển thêm và đạt chất lượng tốt.
- Tuy nhiên trong các dịch vụ giá trị gia tăng của vinaphone, khách hàng vẫn có những phản ứng rất nhạy cảm với giá cước. So sánh với đối thủ Viettel, các gói cước phí sử dụng GPRS, các dịch vụ trên nền 3G của Vinaphone vấn đắt hơn của Viettel.
- Các gói cước, dịch vụ của Vinaphone có chu kỳ sống rất lâu, tạo cảm giác tin cậy cho khách hàng. Từ khi các gói cước của Vinaphone ra đời, chưa có gói cước nào bị khai tử.
- Chính sách khuyến mãi của Vinaphone cũng rất cạnh tranh như chính sách giảm giá cước giờ thấp điểm, giảm giá cước gọi nhóm Talk 24, khuyến mãi 50% giá trị thẻ nạp 2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, vinaphone vẫn chưa phải là nhà mạng có những chương trình khuyến mãi mạnh tay nhất.
- Vinaphone chủ trương tiết kiệm tài nguyên kho số ngay từ ban đầu. Các chương trình khuyến mãi của Vinaphone hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho khách hàng nhưng không khuyến khích việc sử dụng SIM thay thẻ. Hơn nữa, Vinaphone triệt để tái sử dụng kho số. Chẳng hạn những thuê bao khoá 2 chiều giữ số quá 6 tháng trên mạng sẽ bị cắt dịch vụ và số thuê bao đó được tái sử dụng cho khách hàng khác.
- Chính sách chăm sóc khách hàng của Vinaphone ngày càng tốt hơn. Chất lượng giải đáp qua tổng đài 18001091 đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ cuộc gọi giải đáp thành công năm 2009 đạt 98.82%, tăng cao hơn so rất nhiều với năm 2008 nội dung giải đáp hỗ trợ chăm sóc khách hàng đượ nâng cao rõ rệt. Ngoài ra, để chăm sóc cho nhóm khách hàng sử dụng các giá trị gia tăng, vinaphone còn mở ra các trang web hỗ trợ là chacha.vn, vlive.vn, m360.vn là các trang web cộng đồng đề người sử dụng truy cập và giao lưu, tương tác với các dịch vụ GTGT của Vinaphone.
- Định vị thương hiệu Vinaphone trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu cấp cao, dẫn đạo thị trường với lịch sử lâu năm. Do đó, vinaphone rất được ưa chuộng bởi các doanh nhân, các giới công chức, những người buôn bán, những người trưởng thành. Tuy nhiên, chính yếu tố này lại không được lòng với phân khúc thị trường là đông đảo những học sinh, sinh viên, người bình dân. Nhìn chung, chiến lược marketing của Vinaphone là đánh vào thị trường khách hàng “chất lượng” hơn là “số lượng”
- Là thành viên của VNPT, nên ở mỗi tỉnh thành, Vinaphone có một bưu điện Vinaphone trung tâm của tỉnh/thành đó, rồi ở mỗi huyện, xã cũng có các bưu điện Vinaphone hoạt động với tư cách pháp nhân là một cơ quan nhà nước. Do đó, có thể nói kênh phân phối của Vinaphone là trên toàn quốc, 61/61 tỉnh thành.
Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh của Vinaphone :
Các yếu tố môi trường
Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành
Tác động đối với công ty
Tính chất tác động
Điểm
Môi trường vĩ mô
Chính trị
2
2
+
4
Các yếu tố kinh tế và chính sách phát triển kinh tế
2
2
+
4
Xã hội
3
3
+
9
Công nghệ
3
2
+
6
Yếu tố quốc tế, hợp tác với các mạng di động quốc tế
2
2
+
4
Yếu tố quốc tế, sự thâm nhập của các cty quốc tế
3
2
-
-6
Môi trường cạnh tranh
Nhà cung cấp
2
2
-
-4
Đối thủ cạnh tranh
3
3
-
-9
Khách hàng
3
3
-
-9
Các đại lý phân phối
2
2
-
-4
Môi trường nội tại
Nguồn nhân lực
3
3
-
-9
Yếu tố về hạ tầng cơ sở và nghiên cứu, phát triển
3
3
+
9
Yếu tố về tài chính, nguồn vốn
3
3
+
9
Yếu tố marketing
3
3
+
9
Nhận xét :
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất và có tính chất ảnh hưởng tốt là : yếu tố xã hội, Yếu tố về hạ tầng cơ sở và nghiên cứu, phát triển, Yếu tố về tài chính, nguồn vốn, Yếu tố marketing
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất và có tính chất ảnh hưởng xấu là : Nguồn nhân lực, Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh
- Nhóm các yếu tố còn lại ảnh hưởng ít đến hoạt động của công ty vinaphone
Chương III: Phân tích SWOT công ty Vinaphone và đề ra các chiến lược thích hợp
I: Phân tích SWOT
1 : STRENGTHS ( Điểm mạnh)
- Là thành viên của VNPT, được bảo hộ và hỗ trợ nguồn vốn bởi VNPT.
- Có cơ sở hạ tầng mạnh, luôn đi tiên phong trong yếu tố công nghệ, băng thông rộng mạnh, đảm bảo chất lượng sóng tốt và cung cấp cho nhiều thuê bao hoạt động.
- Có thế mạnh trên nền mạng 3G
- Có tỷ lệ lượng thuê bao thực lớn hơn thuê bao ảo, lượng khách hàng trung thành cũng rất lớn. Nhắm vào thị trường những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao
- Là một trong 3 ông lớn, thị phần cao có ưu thế dẫn đạo thị trường.
- Rất mạnh về các dịch vụ giá trị gia tăng
- Tài nguyên số dồi dào với 6 đầu số 091, 094, 0123, 0125, 0127, 0129. Có định hướng tiết kiệm tài nguyên kho số ngay từ ban đầu.
- Có nhiều chiến dịch khuyến mãi mạnh, có các gói cước học sinh, sinh viên.
- Là mạng di động đầu tiên và duy nhất ở Việt nam được tham gia liên minh Conexus- liên minh bao gồm các nhà khai thác di động hàng đầu trong khu vực và nổi bật về phát triển 3G
2: WEAKNESSES (Điểm yếu)
- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ.
- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo
- Do tâm lý là công ty nhà nước và ỷ lại tập đoàn VNPT nên vẫn chưa thực sự linh hoạt như đối thủ Viettel. Cán bộ, nhân viên làm việc vẫn chưa có sự chủ động tích cực.
- Chưa có chiến lược cụ thể để thâm nhập thị trường quốc tế.
3: OPPORTUNITIES ( Cơ hội)
- Thị trường người sử dụng di động Việt nam ngày càng phát triển, nhu cầu di động và internet không dây ngày càng cao.
- Xu hướng tất yếu của thời đại là 3G với nhiều tiện ích 3G được ứng dụng
- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.
- Thiết bị đầu cuối như điện thoại 2G, 3G, laptop 3G, ngày càng rẻ. Do đó người tiêu dùng càng dễ tiếp cận với mạng di động
- Các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS của các công ty quảng cáo ngày càng phát triển, các công ty này cung cấp các dịch vụ như tải nhạc chuông, game để thu về tài khoản trên điện thoại di động của khách hàng, do đó, các nhà mạng có doanh thu từ bán thẻ card cho khách.
- Sự hợp tác của các ngân hàng trong SMS banking
- Vinaphone tham gia vào tổ chức tham gia liên minh Conexus có cơ hội thâm nhập thị trường di động quốc tế.
4 : THREATS (Nguy cơ)
- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam. Đặc biệt là sự xuất hiện của Beeline.
- Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cước và các chính sách khuyến mãi. Đó là hậu quả của việc khuyến mãi ồ ạt, gây nghiện khuyến mãi cho khách hàng.
- Vấn nạn sim rác dẫn đến thuê bao ảo, hao hụt tài nguyên đầu số.
- Các nhà đại lý bán sim card có những mánh khóe để ăn chặn tiền của khách hàng và nhà mạng. Gây thiệt hại cho nhà mạng và làm giảm hiệu quả các chính sách khuyến mãi của nhà mạng
- Vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến cho khách hàng rất phản ứng với các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS của các nhà mạng. Đây cũng là hệ quả của việc quản lý lỏng lẻo các dịch vụ gia tăng trên nền SMS
5: Kết hợp điểm mạnh và cơ hội (S/O)
- Là thành viên của VNPT, có nguốn vốn mạnh mẽ.
- Có hạ tầng cơ sở mạnh, đi tiên phong trong công nghệ và chất lượng sóng tốt. Khai thác sóng 3G
- Thế mạnh về các dịch vụ giá trị gia tăng
- là một trong 3 nhà mạng lớn, dẫn đạo thị trường
- Có nhiều chiến dịch khuyến mãi mạnh
- Nhu cầu di động và internet không dây ngày càng cao.
- Xu hướng tất yếu của thời đại là 3G với nhiều tiện ích 3G được ứng dụng
- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.
- Thiết bị đầu cuối như điện thoại 2G, 3G, laptop 3G, ngày càng rẻ.
6 : Kết hợp điểm yếu và cơ hội (W/O)
- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo
- Nhu cầu di động và internet không dây ngày càng cao.
- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ
- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.
- Chưa có chiến lược cụ thể để thâm nhập thị trường quốc tế.
- Vinaphone tham gia vào tổ chức tham gia liên minh Conexus có cơ hội thâm nhập thị trường di động quốc tế.
7 : Kết hợp điểm mạnh và nguy cơ (S/T)
- Là thành viên của VNPT, được bảo hộ và hỗ trợ nguồn vốn bởi VNPT.
- Có cơ sở hạ tầng mạnh, luôn đi tiên phong trong yếu tố công nghệ, băng thông rộng mạnh, đảm bảo chất lượng sóng tốt
- Có tỷ lệ lượng thuê bao thực lớn hơn thuê bao ảo, lượng khách hàng trung thành cũng rất lớn. Nhắm vào thị trường những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao
- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam. Đặc biệt là sự xuất hiện của Beeline.
- Vấn nạn sim rác dẫn đến thuê bao ảo, hao hụt tài nguyên đầu số.
8: Kết hợp điểm yếu và nguy cơ (W/T)
- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ
- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo
- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam. Đặc biệt là sự xuất hiện của Beeline.
- Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cước và các chính sách khuyến mãi. Đó là hậu quả của việc khuyến mãi ồ ạt, gây nghiện khuyến mãi cho khách hàng.
II: Đề ra chiến lược thích hợp :
Chiến lược sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội:
- Trước cơ hội về nhu cầu người tiêu dùng càng cao với điện thoại di động và internet không dây, cũng như việc các thiết bị đầu cuối càng ngày phổ biến và trường công nghệ 3G vẫn chưa bão hòa, do mới những bước đầu khai thác dịch vụ 3G vì thế, bằng thế mạnh của một nhà tiên phong trên mạng 3G, Vinaphone cần có chiến lược phát triển thị trường người sử dụng công nghệ 3G, không chỉ trên điện thoại di động mà còn là internet không dây qua dịch vụ broad band, sử dụng laptop, máy tính bàn.
2. Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu:
- Với nhu cầu người sử dụng điện thoại di động ngày càng cao, độ tuổi người sử dụng điện thoại di động đã trải về 2 phía : người trẻ tuổi như học sinh trung học cơ sở và 1 phía là người cao tuổi hơn. Do đó khách hàng tiềm năng của Vinaphone là rất lớn. Tuy nhiên do nhược điểm là giá vẫn còn cao, chưa định vị được phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên. Do đó vinaphone cần có chiến lược thâm nhập thị trường với phân khúc người tiêu dùng bình dân- đây là một thị trường rất béo bở. Qua các chiêu thức marketing, vinaphone cần định vị trong người tiêu dùng một thương hiệu Vinaphone thân thiện, giá cả hợp lý, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và lợi ích cho khách hàng để nhằm thu hút nhóm đối tượng khách hàng này sử dụng.
- Vinaphone khi gia nhập liên minh Conexus gồm các nhà khai thác di động hàng đầu trong khu vực và nổi bật về phát triển 3G sẽ có cơ hội quảng bá thương hiệu Vinaphone trên trường quốc tế, để từ đó xúc tiến khai thác thị trường viễn thông di động ở nước ngoài như các nước đông dương Lao, Campuchia, tạo dựng một thị trường “ đại dương xanh”
3. Chiến lược tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ:
- Mặc dù có thách thức về một sự bão hòa các mạng di động ở Việt Nam, nhưng với tiềm lực là một nhà mạng lâu năm, có hạ tầng cơ sở mạnh, chất lượng sóng tốt, giá trị thương hiệu cao, thì Vinaphone vẫn có khả năng để là một trong những nhà mạng dẫn đạo thị trường. Bằng nguồn vốn mạnh, vinaphone có thể tung ra các chiến lược giá rẻ để cạnh tranh chạy đua với các đối thủ dưới tầm nhằm thu khách hàng về, và đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng với những khách hàng trung thành, giữ khách để cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm như Mobifone.
- Không chỉ chú trọng mở rộng vùng phủ sóng và phát triển các thuê bao, Vinaphone cũng cần nhận thức rõ là trong thị trường cạnh tranh, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ
4. Tối thiểu hóa điểm yếu để hạn chế nguy cơ:
Với một điểm yếu là vinaphone chưa định vị 1 thương hiệu thân thiện, giá cả hấp dẫn trong tâm trí nhóm khách hàng bình dân, nhóm học sinh, sinh viên, trong khi đó lại có thách thức về sự bão hòa thị trường, nhiều người bán, nhiều lựa chọn cho nhóm khách hàng bình dân này. Do đó Vinaphone cần khắc phục điểm yếu về định vị thương hiệu với nhóm khách hàng bình dân thông qua các chương trình PR, khuyễn mãi, nhằm thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng này, để tránh nguy cơ nhóm khách hàng này bị các nhà mạng giá rẻ khác giành mất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 088..doc