Tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào mô hình swot: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỰA VÀO MÔ HÌNH SWOT
Môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cơ hội và thách thức của các Doanh nghiệp.
1.Cơ hội
Xét về mặt kinh tế.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
Điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong và ngoài nước.
Xét về mặt dân số
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số
nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm. Đây có thể coi là thời kì dân sô vàng tại Việt Nam, số...
20 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào mô hình swot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỰA VÀO MÔ HÌNH SWOT
Môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cơ hội và thách thức của các Doanh nghiệp.
1.Cơ hội
Xét về mặt kinh tế.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
Điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong và ngoài nước.
Xét về mặt dân số
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số
nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm. Đây có thể coi là thời kì dân sô vàng tại Việt Nam, số lượng người trong độ tuổi lao động cao, có trình độ sẵn sàng đóng góp phát triển kinh tế. Chi phí nhân công rẻ cũng là một yếu tố quan trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
Cơ cấu dân số của Việt Nam theo độ tuổi
Ở Việt nam, quá trình đô thị hóa và làn sóng nhập cư cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ.
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO…
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
Nhiều hợp đồng, hợp tác quan trọng đã được ký kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Ngày 6/10/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết thúc chuyến thăm Cộng hòa Uzbekistan, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: nông nghiệp, bông sợi, vật liệu xây dựng, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông... Thúc đẩy hợp tác nghành mũi nhọn là dầu khí.
Xét về chính trị - pháp luật
Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, chính phủ thường có những chính sách ưu đãi riêng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Ví dụ đơn giản hóa thủ tục vay vốn: Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài Chính và các bộ, ngành liên quan phải tiến hành đơn giản hóa các thủ tục theo hướng thuận tiện cho nghiệp trước ngày 31/3/2011. Theo đó, các thủ tục như "Kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ" trong hồ sơ kinh tế; các yêu cầu, điều kiện về năng lực pháp luật dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và khả năng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết sẽ được hủy bỏ. Quy định rõ hoặc bỏ quy định "Các tài liệu và chứng từ có liên quan" và "Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định"; thay quy định công chứng hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế bằng bản sao có chứng thực.
An ninh chính trị ổn định. Theo khảo sát toàn cầu về mức độ yên bình, (do Economist Intelligence Unit, một cơ quan nghiên cứu thuộc tạp chí uy tín The Economist nghiên cứu) Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số 144 nước, được đánh giá cao về sự thân thiện với người nước ngoài và nguy cơ xảy ra khủng bố thấp.
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định đầu tư kinh doanh ở một nước. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam khi được phỏng vấn đã cho biết 1 trong những lý do họ chọn Việt Nam là Việt Nam có nền chính trị rất ổn định. Chính vì thế đây là lợi thế của các doanh nghiệp trong nước.
2. Thách thức
Kinh tế
Các doanh nghiệp trong nước đang mất dần lợi thế cạnh tranh: Khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức đặt ra với các doanh nghiệp là vấn đề cạnh tranh. Sự mở cửa thị trường tạo cơ hội cho những “đại gia” trên thế giới thôn tính thị trường Việt Nam. Sản phẩm của họ sẽ ngập tràn trên thị trường Việt Nam khiến các doanh nghiệp trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.
Chi phí đầu vào cao: Thách thức lớn nhất đối với DN phải nói đến đó là : Chi phí đầu vào tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của DN. - Tỉ giá ngoại tệ tăng cao đội giá đầu vào đối với hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến hình thành mặt bằng giá bán mới cao hơn, nhất là nhóm máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, nguyên liệu nhập khẩu (ngành dược, may mặc, SX phân bón, hoá chất vv). - Lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại tăng cao từ 17- 19% trong thời gian qua, khiến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp suy giảm rất lớn.
- Giá nguyên liệu đầu vào SX-KD của DN đồng loạt tăng cao: điện, xăng dầu, than, sắt thép, phân bón, vv là yếu tố tác động lớn nhất đến giá thành SP. - Tiền công, tiền lương của người lao động luôn trong xu hướng được điều chỉnh lên cùng với việc nâng cao mức sống của người lao động cũng là yếu tố góp phần chi phí đầu vào cao hơn. Bắt đầu từ 1/10/2011 áp dụng tăng lương tối thiểu cho các doanh nghiệp với mức cao nhất lên tới 2.000.000 đồng/tháng.
Chi phí nguyên vật liệu, máy móc ở Việt Nam đều rất cao. Đặc biệt là chi phí máy móc thiết bị do hầu hết đều phải nhập khẩu.
Ảnh hưởng của khủng hoảng KT thế giới: Nền kinh tế thế giới hiện nay rất bất ổn, nguy cơ lâm vào khủng hoảng, rất nhiều doanh nghiệp lao đao, gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, thậm chí phá sản.
Cơ sở hạ tầng yếu kém: Đây là điểm yếu mà trong thời gian ngắn Việt Nam khó lòng thay đổi được. Đến năm 1986 Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, từ đó đến nay, nước ta luôn xây dựng đẩy mạnh cơ sở hạ tầng nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế khi mà nó đang tăng rất nhanh.
Đại đa số các doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ở mức kém hoặc rất kém, làm chùn bước bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào muốn đầu tư .
Điện năng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt. Chi phí cho điện năng và viễn thông rất đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của VN hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa...
Chính trị- pháp luật
Hệ thống pháp luật yếu kém:Các văn bản luật chồng chéo, sơ hở trong luật, tính ổn dịnh không cao nhiều luật mới ra đời nhưng đã có điểm không theo kịp thực tế,… những điều này gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được luật pháp hiện hành, điều này rất nguy hiểm trong thương mại.
Tham nhũng đe dọa sự ổn định XH và việc pt KT: Tham nhũng là vấn nạn không riêng gì Việt Nam mắc phải. Hiện tại chính phủ đã đưa ra các biện pháp hạn chế thấp nhất tham nhũng, xử phạt những hành vi tham nhũng.
Dân số
Dân số tuy đông nhưng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao: Theo số liệu thống kê năm 2010, trong 48,8 triệu lao động (LĐ) đang làm việc, chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo trong và ngoài nước. Số lượng LĐ được đào tạo các bậc hàng năm luôn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu trầm trọng ở các ngành: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo… Tình trạng thể lực của NLĐ ở mức trung bình kém về độ dẻo dai, cường độ làm việc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực nước ta thấp so với các nước khác, chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á.
Việt Nam có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp không phải là thấp. Nhưng nguồn nhân lực thực sự mà các doanh nghiệp cần thì lại không đáp ứng được nhu cầu.
Công ty cà phê Trung Nguyên.
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG).
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc.
Đối tượng khách hàng của Trung Nguyên khá phong phú với đủ các đối tượng, từ giới trẻ, người buôn bán, người làm nghề tự do, không việc làm đến giới văn phòng, người có thu nhập cao, giới đứng tuổi.
Số lượng và giá trị cà phê tiêu dùng nhiều nhất rơi vào các nhóm tuổi trung niên (35 – 50 tuổi) và già (trên 50 tuổi), nhưng nhóm trẻ (15 – 35) lại là nhóm có xu hướng tăng tiêu thụ cà phê mạnh mẽ.
Về nghề nghiệp, những người là kỹ thuật viên, lãnh đạo quản lý, nhà chuyên môn, nhân viên văn phòng, và nhân viên ngành dịch vụ có lượng cà phê tiêu thụ nhiều nhất (trên 0,5kg/người/năm).
Các đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên:
Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu
Đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Trung Nguyên là như Nescafe của Nestle, Vinacafe của công ty CP café Biên Hòa, Vinamilk café của công ty CP sữa Việt Nam-Vinamilk, Maccoffe của Food Empire Holadings….Sản phẩm thay thế đa dạng như: café phin và gần đây sự xuất hiện của café lon hòa tan: Café lon Birdy do công ty Ajinomoto Việt Nam phân phối, Café lon hòa tan VIP của công ty Tân Hiệp Phát, Café lon hòa tan của Nesstle.
Nescafe hoàn toàn mang tính quốc tế. Tức sản phẩm của Nescafe bán cho người tiêu dùng Việt Nam đồng nhất với khẩu vị sản phẩm bán cho thị trường toàn cầu. Trước đối thủ Trung Nguyên, Nescafe thay đổi mình từ mẫu bao bì đến những khẩu hiệu tiếp thị như “100% cà phê Việt Nam”, “Hương vị Việt Nam hơn”… Còn đầu tư hơn 400,000 Euro cho việc hỗ trợ trồng cà phê sạch tại Buôn Ma Thuột.
Gần đây, G7 và Nescafe đang giáp chiến xung quanh tính từ “mạnh”. Trung Nguyên: “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe:”Ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn”. Trung Nguyên: “Vị cà phê cực mạnh”, Nescafe: “Bạn đã đủ mạnh để thử chưa?”… Thị phần cà phê hòa tan, giữa một bên đang ra sức bảo vệ thị phần và một bên đang từng bước giành lấy thị phần.
Cạnh tranh cùng loại sản phẩm
Sản phẩm cà phê hòa tan
Vinacafe Biên Hòa: Có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam.
Nescafe của Nestle (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài): Có ưu thế của một tập đoàn đa quốc gia.
G7 của Trung Nguyên: Kinh nghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê rang xay và hệ thống quán nhượng quyền.
Và gần đây còn có thêm Moment của Vinamilk: Với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Nguyên là Nescafe, ngoài ra còn có Vinacafe, và Moment.
G7 chọn phương pháp cạnh tranh trực tiếp với Nescafé bằng cách kêu gọi tinh thần ủng hộ hàng Việt Nam của người tiêu dùng. Trung Nguyên liên tiếp giới thiệu phim và quảng cáo về thương hiệu và nông sản Việt Nam, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ hàng nông sản Việt Nam, ủng hộ G7. Và Trung Nguyên đã làm thay đổi cục diện thị phần café hòa tan trong thời gian ngắn: Nescafe còn 44,05% thị phần, Vinacafe còn 28,95%, G7 đã chiếm 21% và 5,2% còn lại cho các thương hiệu khác.
Sản phẩm cà phê rang xay
Nổi lên đầu tiên là thương hiệu cà phê Trung Nguyên với hàng trăm quán cà phê nhượng quyền trong nước, kể cả ở nước ngoài.
Sau Trung Nguyên có Highlands cũng là cà phê rang xay kết hợp với hệ thống quán mang cùng thương hiệu. Ngoài ra còn có nhiều nhãn hiệu cà phê rang xay khác kết hợp với hệ thống quán như Phúc Long với thương hiệu Chateau hay một số công ty kinh doanh trà ở Bảo Lộc kết hợp kinh doanh cà phê.
Bản thân công ty
Năng lực tài chính
Trung nguyên có 2 nhà máy:
Nhà máy Bình Dương: khu công nghiệp Tân đồng Hiệp A, Huyện Dĩ An, Bình Dương với diện tích 30.000 m2. Đây là nhà máy sản xuất café nhãn hiệu G7 với công suất 3000 tấn/năm.
Nhà máy Buôn Ma Thuột: Khu tiểu thủ công nghiệp Tân An, Phường Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak với diện tích 50.000 m2. Đây là nhà máy chế biến café rang xay có công suất 10.000 tân/năm.Với mức đầu tư trên 40 triệu USD.
Kỹ thuật công nghệ
Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên cứu, chọn lọc công nghệ chế biến cà phê hiện đại từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ như Đức, Đan Mạch, Ý và kết hợp với các nhà tư vấn hàng đầu quốc tế để chọn ra những công nghệ tối ưu nhất.
Nhân lực
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên (TP.HCM), công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (BMT), công ty cổ phần TM & DV G7, nhà máy cà phê Trung Nguyên (Buôn Ma Thuột), nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Bình Dương) chi nhánh Trung Nguyên Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Hà Nội, Chi nhánh Trung Nguyên tại Singapore.
Điểm mạnh.
- Trung Nguyên có lợi thế lớn là có nhà máy sản xuất đặt ngay tại thủ phủ của cây café là Buôn Ma Thuật, vận chuyển không phải là vấn đề gây khó khăn. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cho xây dựng riêng trang trại café để cung cấp nguyên liệu. Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể.
- Là một tập đoàn lớn mạnh với cơ sở hạ tầng vững chắc hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện và quản lý các hoạt động cơ bản với hiệu quả tốt nhất: Có trụ sở chính và trung tâm phân phối tại trung tâm thương mại là thành phố Hồ Chí Minh cùng với các chi nhánh ở những thành phố lớn khác trên cả nước. Bên cạnh đó là 2 nhà máy sản xuất với các máy móc công nghệ tiên tiến nhất. Trung Nguyên đã đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng trong 5 năm qua cho hệ thống công nghệ hiện đại và bí quyết. Đây là điều kiện để Trung Nguyên nâng cao chất lượng, sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất.
- Yếu tố “thương hiệu Việt” (lợi thế sân nhà): cà phê hòa tan là sản phẩm tiêu dùng dạng không cần công nghệ cao, được mua về dùng vì tính tiện dụng. Vì vậy, nếu giá cả chất lượng thuyết phục được người tiêu dùng thì yếu tố tình cảm sẽ đóng góp nhiều vào quyết định mua hàng.
Đặc biệt trong cuộc chiến giữa G7 và Nes café, bằng việc thông thuộc, thấu hiểu văn hóa của người tiêu dùng bản xứ, từ đó chủ động triển khai các chiến lược marketing một cách đúng đắn, đạt hiểu quả cao. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hóa là một “thế lực” rất lớn trong tiếp thị.Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó khi tập hợp được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng VN, đánh vào tâm lý khách hàng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
- Có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp: xác định sản phẩm cà phê hòa tan là một mặt hàng mang tính tiện dụng cao.Trung Nguyên đã phát triển kênh phân phối với 121 nhà phân phối,7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm.1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
- Trung Nguyên được biết đến như một hãng cà phê tiên phong trong hình thức đối chứng và nhượng quyền thương hiệu tại thị trường VN. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp.
Hiện nay, Trung Nguyên đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
- Chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người Việt Nam, Trung Nguyên đã khẳng định chất lượng cà phê hòa tan của mình và được người tiêu dùng kiểm chứng. Với cà phê được làm từ hại cà phê của vùng đất bazan Tây Nguyên rất thích hợp với gu thưởng thức cà phê của người Việt, đồng thời nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và cho ra đời nhiều sản phẩm cà phê với nhiều hương vị khác nhau, đậm đà hương vị Việt.
Hiện nay, Trung Nguyên cho ra đời các loại sản phẩm hướng vào các đối tượng khác nhau như
Sản phẩm cao cấp Weasel (250g), Diamond Collection (250g) và Legendee (250gr & 500gr).
Sản phẩm trung cấp Passiona (gói 250g) ,Cà phê chế phin ,House blend (250g & 500g) và Hạt rang xay (11 loại).
Sản phẩm phổ thông G7 ( G7 3 in 1, G7 hòa tan đen, G7 cappuccino, G7 2in 1).
- Công tác quan hệ công chúng(PR) hiệu quả: đóng vai trò khá quyết định, giúp nhãn hiệu Trung Nguyên thực hiện một cuộc xâm nhập thị trường ấn tượng nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu VN.Chẵng hạn:
+ Chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
+ Ngày hội tuyệt đỉnh G7, dùng thử sản phẩm với 89% ngươi tham gia chọn G7.
+ Roadshow tại tổng hành dinh Nestle.
- Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài.
- Bên cạnh đó, Trung Nguyên có đội ngũ phát triển thị trường năng động và chính bản thân những người khởi nghiệp trực tiếp truyền lửa đam mê sản phẩm đến những người kinh doanh.
Điểm yếu
- Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt, thiếu nhất quán và đang bị vượt quá tầm kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách riêng cho Trung Nguyên. Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm hình ảnh Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể ngoài cái bảng hiệu với logo Trung Nguyên trước cổng. Có thể thấy điều nay qua biểu giá cả, chất lượng café và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên.
- Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, tức là sự phân cấp khách hàng trong các sản phẩm của Trung Nguyên tương ứng với giá thành sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược nay là tối đa hóa lợi nhuận nhưng chiến lược này không phù hợp với hệ thống nhượng quyền rộng khắp khó kiểm soát của mình hiện nay, và hậu quả là không kiểm soát được các chuỗi cửa hàng của chính mình.
- Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì gây ra tình trạng là trên thị trường tồn tại nhều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thể nhận biết đâu là Trung Nguyên thất, đâu là giả,…
- Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trong cùng một thời điểm cũng là nguyên nhân gây ra phân tán lực lượng, vật lực, nhân lực… vì vậy công ty CP café Trung Nguyên không được hoàn toàn tập trung đầu tư để củng cố cũng như phát triển thật tốt hoạt động kinh doanh của mình.
Cơ hội
- Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài. Các hiệp hội cà phê được thành lập để hỗ trợ lẫn nhau phát triển ngành cà phê, tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường dẫn đến xâm phạm lợi ích kinh doanh của DN, bảo vệ lợi ích của cà phê Việt trên thị trường thế giới
Những năm gần đây, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách có tác động tích cực tới ngành cà phê Việt Nam: xóa bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, cho phép khu vực tư nhân tham gia đầy đủ hơn vào thị trường, các chính sách tín dụng thông thoáng hơn, thuế nhập khẩu phân bón giảm xuống dưới 5% hoặc thấp hơn. Chính phủ tích cực trợ giúp ngành cà phê trong giai đoạn khủng hoảng bằng việc khoanh nợ trong khi vẫn tiếp tục khuyến khích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những ai có kế hoạch đa dạng hóa sản xuất có khả thi
- Việt Nam gia nhập WTO, tạo thêm cho ngành cà phê nói chung và Trung Nguyên nói riêng 1 cơ hội mới. Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến không chỉ trong nước mà cả trên thị trường nước ngoài, có them nhiều chiến lược phát triển.
- Trong những năm tới Trung Nguyên vẫn là một công ty lớn trong thị trường cà phê Việt Nam . Điều này giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội và lợi thế để thu hút vốn và hợp tác với nước ngoài.
Thách thức.
- Sự cạnh tranh về nguồn nguyên liệu ngày càng gia tăng.
Trong niên vụ 2011 - 2012, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt về thu mua cà phê ngay tại thủ phủ cà phê Đăk Lăk với các đối thủ nước ngoài. Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp nước ngoài quy mô lớn đã trực tiếp đến thu mua cà phê ngay tại vùng nguyên liệu lớn nhất Việt Nam. Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về vốn với chi phí vay cao thì đây lại là lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài. Tiềm lực tài chính dồi dào, các nhà thu mua nước ngoài có thể mua với khối lượng lớn, hàng đạt chất lượng cao.
- Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn, nhưng lại đi kèm với lạm phát đang tăng cao, đồng tiền mất giá, gây khó khăn cho việc thu hút, xoay vòng vốn.
Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ngày 21/7 vừa qua cho biết, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 cũng ở mức 6%, thấp hơn chỉ tiêu 7 - 7,5% của Quốc hội phê duyệt và thấp hơn chỉ tiêu 6,5% do Chính phủ điều chỉnh hồi đầu tháng 5, tại Hội nghị thường niên ADB lần 44.
Dự báo kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015Nguồn: EIU
2011
2012
2013
2014
2015
GDP thực (%)
6
6,6
7,1
7
6,5
CPI (cuối kỳ)
19
8,7
7,8
7,5
6,2
Lãi suất cho vay (%)
18,3
17,5
12
11,5
11,5
Thâm hụt ngân sách (% GDP)
4,7
5,6
5,5
5,2
5,5
Xuất khẩu (tỷ USD)
96,3
102,9
115
131,2
152
Nhập khẩu (tỷ USD)
103,2
112,4
126,6
145,5
167,1
Tài khoản vãng lai (tỷ USD)
-4,7
-5,7
-6,8
-8,2
-8,3
Tài khoản vãng lai (% GDP)
-4
-4,4
-4,8
-5,2
-4,8
Nợ nước ngoài (tỷ USD)
37,2
40,1
43,7
48,3
54
Tỷ giá USD/VND (cuối năm)
21.019
21.685
22.144
22.600
23.076
- Nguy cơ mất thị phần về tay các đối thủ cạnh tranh: Vinacafe, vinamilk cafe, Maccoffe, Nestle,…
- Các sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng, bên ngoài cà phê hào tan hiện nay người tiêu dung còn có them lựa chọn café phin hay café lon hòa tan.
- Việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài vẫn chưa được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức nên xảy ra nhiều vụ việc mất thương hiệu tại thị trường thế giới.
Cách đây hơn 10 năm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất ngỡ ngàng khi biết nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên bị các đối tác phía Nhật và Mỹ "phỗng tay trên" trước khi hợp đồng nhượng quyền kinh doanh hệ thống quán cà phê Trung Nguyên tại những quốc gia này được ký kết.
Rất may cho Trung Nguyên là phía các đối tác chỉ lo xa vì "sợ sau khi họ khai phá được thị trường, phía ta sẽ hất họ ra để độc quyền khai thác". Trong khi đó, không may mắn như vậy, Vifon đã phải mất hơn một năm và chi phí gần 10.000 USD mới có thể lấy lại quyền sở hữu thương hiệu của mình trên đất Mỹ.
- Thực hiện mạng lưới nhượng quyền rộng quá tầm. Công tác quản lý, giám sát yếu kém.
Các cửa hàng cà phê Trung Nguyên đang mất dần số lượng, nhiều quán không còn giữ “bản sắc” Trung Nguyên như ban đầu.
Một số giải pháp cho cà phê Trung Nguyên
Thay đổi bao bì, mẫu mã cho đẹp hơn.
Cần mở rộng đa dạng hóa thị trường sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
Hiện nay, sản phẩm café lon vẫn còn mới mẻ và là một thị trường đầy hấp dẫn tại Việt Nam. Trung Nguyên với uy tín, thương hiệu của mình có đủ khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu khác để chiếm một thị phần không nhỏ.
Tăng cường giám sát và phát triển hệ thông nhượng quyền. Đặt ra tiêu chuẩn đồng nhất về hình ảnh, dịch vụ cho các cửa hàng nhượng quyền nhằm tạo phong cách, dấu ấn riêng của café Trung Nguyên.
Chú trọng đăng ký bản quyền nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm hình ảnh nhận diện café Trung Nguyên.
Kết luận.
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, nền kinh tế của chúng ta chính thức mở cửa đi kèm với những điều khoản ưu đãi cho đầu tư nước ngoài; các nhãn hiệu lớn ồ ạt xâm nhập vào thị trường, sự cạnh tranh trở lên căng thẳng. Đã có những lo lắng, hoài nghi về sức mạnh của các doanh nghiệp trong nước trong một cuộc chiến như vậy. Thị trường cà phê Việt Nam cũng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, nhưng với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh, công ty cổ phần Trung Nguyên trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, khẳng định vị thế sản phẩm của mình trên thị trường.
Không chỉ vậy, chiến lược của Trung Nguyên phấn đấu vươn mình ra thế giới. Trước mắt, đến năm 2012, Trung Nguyên sẽ mở ba “cửa ngõ” quan trọng để vào thị trường thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Singapore.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_moi_truong_vi_mo_va_vi_mo_diem_manh_diem_yeu_va_mo_hinh_swot_1139.doc