Tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm nh hiện nay. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường , để từ đó xác định được mức độ ...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm nh hiện nay. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường , để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường.
Hồ Núi Cốc là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông công nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của ngành còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, không có sự điều tiết và quản lý chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường Hồ Núi Cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề dẫn đến nguy cơ thay đổi và biến dạng . Vì vậy với những kiến thức đã được học trong nhà trường em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng đề tài nghiên cứu là môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Phạm vi nghiên cứu tại khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu của đề tài.
Xác định được mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới việc gây môi trường khu du lịch Hồ Núi Cốc. Để từ đó thấy rõ được trách nhiệm của ngành du lịch trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời đề ra các biện pháp nhằm cải thiện môi trường ở khu du lịch nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Phương pháp Đánh giá tác động môi trường.
Phương pháp dãy số thời gian.
phương pháp hồi quy tương quan.
Kết cấu chuyên đề
- CHƯƠNG I. Tổng quan về hoạt động du lịch.
- CHƯƠNG II. Thực trạng về phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.
- CHƯƠNG III. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Lời cảm ơn : Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Duy Hồng, Cô Nguyễn Thị Hoài Thu, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Quản Lý Môi trường; Cảm ơn Tiến Sĩ: Võ Quế - Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đó giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập và viết chuyên đề này.
Lời cam đoan: “Tụi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghộp cỏc tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác: nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”.
Hà Nội, Ngày.... Tháng..... Năm 2004
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Tươi
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
Cơ sở lý luận của phát triển du lịch.
1.1.Các khái niệm chung về du lịch.
1.1.1. Du lịch là gì?
Khái niệm du lịch nói chung đã được bàn rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Du lịch nói chung đã được định nghĩa với nhiều cách khác nhau trong mối quan hệ với lãnh thổ đến thăm, thời gian du lịch của khách và với những mục đích khác nhau, bao gồm cả sự thoả mãn, hài lòng cá nhân hoặc thực hiện công việc làm ăn hay công tác. Nhưng theo Pháp lệnh Du lịch 2/1999 du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Nh vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép: việc đi lại của con người với các mục đích khác nhau và các hoạt động kinh tế – xã hội có liên quan nhằm thoả mãn nhu cầu của khách.
1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch.
Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi Ých cho xã hội.
Trước tiên đó là các lợi Ých về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá,lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những lợi Ých đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử.
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:
Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá...).
Tính đa thành phần
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi Ých đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong mét khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.
Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
1.1.3. Phân loại các loại hình du lịch.
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa theo những tiêu chí khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phó bao gồm các loại hình sau:
Theo mục đích du lịch
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch nghỉ dưỡng
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch văn hoá
+ Du lịch công vụ
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu
+ Du lịch mạo hiểm
+ Du lịch thăm thân
Theo phạm vi lãnh thổ
+ Du lịch trong nước
+ Du lịch quốc tế
Theo vị trí địa lý
+ Du lịch nghỉ biển
+ Du lịch nghỉ núi
+ Du lịch đồng bằng
Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
+ Du lịch đi bộ
+ Du lịch xe đạp
+ Du lịch mô tô
+ Du lịch ô tô
+ Du lịch kinh khí cầu
+ Du lịch máy bay
+ Du lịch tàu hoả
+ Du lịch tàu thuỷ
Theo thời gian của cuộc hành trình
+ Du lịch ngắn ngày
+ Du lịch dài ngày
Theo lứa tuổi
+ Du lịch thanh niên
+ Du lịch thiếu niên
+ Du lịch người cao tuổi
Theo hình thức tổ chức
+ Du lịch có tổ chức
+ Du lịch cá nhân
Điều kiện để phát triển du lịch .
Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định . Bao gồm:
Những điều kiện chung.
Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: Du lịch nói chung, du
lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hoà bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng.
Điều kiện kinh tế : là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
đến sự phát sinh, phát triển du lịch của công đồng. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.
Những điều kiện chung để phát triển nêu trên tác động một cách độc lập lên sự phát triển của du lịch. Sự có mặt của tất cả các điều kiện Êy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch.
Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch:
Thời gian rỗi như ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian rỗi có
được các kỳ công tác...Không có thời gian rỗi chuyến đi của con người không thể được gọi là du lịch.
Trình độ dân trí: Sự phát triển của ngành du lịch còn phụ thuộc vào
trình độ văn hoá chung của nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt.
Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
Trước hết, các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch, đó là địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật...Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể, một số tính chất của các hợp phần đó có sức hấp dẫn du khách và do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch tự nhiên.
Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn:
Giá trị văn hoá lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông du khách với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Một số tình hình và sự kiện đặc biệt như các hội nghị, đại hội, các
cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế... mặc dù với hình thức ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có Ých trong sự phát triển du lịch.
Sự sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện ở các nhóm điều kiện chính sau:
+ Các điều kiện về tổ chức có thể sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện ở sự có mặt của các tổ chức và xí nghiệp du lịch chuyên trách. Các đơn vị này đảm bảo sự đi lại và đảm bảo sự phục vụ trong thời gian lưu trú của khách. Đồng thời họ còn có trách nhiệm chăm lo đến việc giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hoá và lịch sử, nâng cao hiểu biết của du khách, tổ chức tuyên truyền quảng cáo du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch...
+ Các điều kiện kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong sự phát triển du lịch của một đất nước, gồm có:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa
và phương tiện kỹ thuật để thoả mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá trong khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện... và những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình.
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện không phải do tổ chức du lịch
xâydựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp ở khu dân cư gần nơi du lịch, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, bưu điện, các giá trị văn hoá và lịch sử của toàn xã hội...Các công trình này xây dựng để phục vụ cho nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ khách du lịch đến thăm quan.
+ Các điều kiện kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải kể đến là việc cung ứng vật tư hàng hoá, lương thực phẩm...cho tổ chức du lịch và khách du lịch phải thường xuyên, đảm bảo chất lượng và giá cả, cũng là để đảm bảo cho các tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Quy mô du lịch.
Định nghĩa sức chứa du lịch
Sức chứa du lịch đã được tổ chức du lịch thế giới định nghĩa nh sau:
“Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của du khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất Ýt tác động nguồn tài nguyên”.
Khái niệm trên chỉ ra rằng, việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt quá, sẽ làm giảm sự hài lòng của khách hoặc mang lại những tác động ngược lại về mặt xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường của khu vực.
Các yếu tố của sức chứa du lịch:
Sức chức du lịch liên quan đến số lượng khách du lịch và chứa đựng các khía cạnh : vật lý- sinh học, tâm lý, xã hội và mức độ quản lý.
Yếu tố vật lý – sinh học: Khía cạnh vật lý là lượng khách thực tế mà địa điểm đó có thể chứa. Khía cạnh sinh học là ngưỡng hoạt động du lịch mà vượt quá thì sẽ xẩy ra sù suy thoái môi trường đến mức không thể chấp nhạn được.
Khía cạnh xã hội: thể hiện sự suy thoái văn hoá -xã hội của dân cư địa phương sẽ xẩy ra nếu du lịch vượt quá ngưỡng nhất định.
Khía cạnh tâm lý: nghĩa là , nơi đón khách có thể tiếp nhận một số khách tối đa và có khả năng cung cấp kinh nghieemk du lịch có chất lượng ở bất kỳ thời điểm nào, nếu vượt quá giới hạn về số lượng của nhóm khách tham quan, những nhóm người này có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú hay kinh nghiệm du lịch của nhóm người kia.
Việc xác định sức chứa về mặt tâm lý là rất khó khăn và mang tính trừu tượng. Tuỳ vào đặcđiểm của nơi đến du lịch, mối quan tâm của du khách, khả năng chứa về mặt tâm lý học thay đổi.
Khía cạnh quản lý: thể hiện mức độ khách tối đa có thể quản lý thích đáng trong mét khu tham quan. Yừu tố này liên quan đến số nhân viên giám sát các hoạt động du lịch; các phương tiện đảm bảo thông tin; giờ mở cửa tham quan...
Công thức tính sức chứa du lịch
Sức chứa tự nhiên:
Là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích sử dụng
PCC = A x V/a xRf
Trong đó:
A: Diện tích dành cho khách du lịch
V/a : bình quân khách cho diện tích (khách/m2 )
Rf: Hệ số quay vòng = tổng thời gian mở cửa/ thời gian trung bình 1 lần tham quan
- Sức chứa thực tế (RCC):
Là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của địa điểm tham quan nh : môi trường, sinh thái, xã hội.
RCC = PCC – Cf1 – Cf2 - ...- Cfn
Trong đó Cf là biến số điều chỉnh: Cf = (Ml / M t ) x 100
Trong đó: Cf = biến số điều chỉnh
Ml = mức độ hận chế của biến số
M t = tổng số khả năng của biến số
Sức chứa cho phép (ECC):
Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch.
Chắng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:
ECC = RCC x X
Việc tính khả năng chứa mang tính ước lệ nhằm có những biện pháp điều chỉnh, quản lý khách du lịch để tránh sự gia tăng không kiểm soát được số khách du lịch.
Mối liên quan giữa phát triển du lịch và môi trường.
Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi
trường.
Các tác động tích cực.
* Môi trường tự nhiên.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả;
Giảm sức Ðp do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm (Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...) với các gianh giới đã được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý;
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu nh các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Việc thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ làm giảm sức Ðp gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ tầng. Đặc biệt trong những trường hợp các khu vực phát triển du lịch nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, vấn đề gìn giữ nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật hợp lý;
Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước thác nước nhân tạo;
Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch;
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu nh các công trình được phối hợp hài hoà;
Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu nh các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ nh đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xá định phát triển thành khu du lịch biển...).
* Môi trường nhân văn –xã hội.
Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch).
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, vui chơi giải trí...) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống.
Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc, truyền thống tập quán...).
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và cộng đồng.
Các tác động tiêu cực.
* Môi trường tự nhiên.
Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hoá ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương;
Tăng thêm sức Ðp lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển;
Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức Ðp của phát triển du lịch. ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có thể bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển, tạo mới. Tài nguyên thiên nhiên nh các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu rừng ngập mặn; nghề cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý;
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiều loại động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động, cảnh quan và các vùng địa nhiệt thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải;
Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...).
* Môi trường nhân văn.
Các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn hoá, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.
Các di sản văn hoá lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng những vật liệu dễ bị huỷ hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ.
Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương.
Các hoạt động du lịch chuyên đề nh khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của địa phương.
Việc xây dựng các khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của dân địa phương.
Các động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy sinh do sự thiếu hài hoà về cảnh quan và về văn hoá xã hội. Các tác động tiêu cực của việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lên các tài nguyên có giá trị thẩm mỹ cũng dễ nẩy sinh.
Lan truyền các tiêu cực xã hội, bệnh tật một cách ngoài ý muốn đối với những nhà quản lý và kinh doanh.
Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân ở đại phương do việc phân bố lợi Ých và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng.
nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
Phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn hoá, văn hoá của khu vực. Du lịch tạo ra thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ... Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Song ngược lại nó có thể gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài vùng riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương ứng của các vùng khác. Chẳng hạn như sự bùng phát giá đất đai, hàng hoá dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức Ðp tài chính lên dân cư trong vùng. Dân cư ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.
Mét trong những chức năng cơ bản của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương. Song nếu sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập lại biến thành sự xâm hại. Mặt khác để thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi Ých kinh tế to lớn nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các nghề truyền thống đôi khi bị lãng quên, nhất là giới trẻ hiện nay ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách.
Các nguồn du lịch tác động tới môi trường.
Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng, hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án. Chúng có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4 nhóm yếu tố sau:
Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dùng trong
dự án phát triển du lịch:
Xây dựng khách sạn;
Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (trung tâm thể thao,
bến tàu thuyền, công viên giải trí...).
Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển
du lịch cụ thể (thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, sinh thái, mạo hiểm...).
Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cở
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...).
Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công
nhân;
Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế
,bảo hiểm...).
Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:
Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi...);
Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp...;
Các hoạt dộng du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm
vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động quản lý, các chương trình hoạt động khác...
Các động đầu ra của dự án:
Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch;
Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ);
Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ,
thuỷ, hàng không...làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước, đất và các hệ sinh thái.
Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch.
Những tác động môi trường của dự án du lịch được xem xét qua hai giai đoạn: giai đoạn quy hoạch , chuẩn bị địa điểm và giai đoạn hoạt động của dự án. Giai đoạn đầu dừng lại sau khi xây dựng xong các hạng mục công trình theo quy hoạch trong khuôn khổ dự án, giai đoạn sau bắt đầu từ khâu khai thác quản lý dự án.
Theo EIA các tác động tiềm năng của một dự án phát triển du lịch gồm:
Những tác động trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động của dự án (được coi như những tác động tạm thời) như:
Ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan của khu vực do
các hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho dù án, đặc biệt là các khu vực đất ngập nước, rừng nhiệt đới;
Làm tăng mức độ ô nhiễm không khí ( tiếng ồn, bụi do các hoạt
động chuẩn bị mặt bằng...) ô nhiễm nước (nước mặt bị ô nhiễm do các chất thải và phế liệu xây dựng...) và ô nhiễm đất (bị xói mòn và thay đổi cấu trúc do đào bới chuẩn bị xây dựng)
Huỷ hoại các bãi cát ven biển do khai thác cho mục đích xây
dùng
Phá huỷ các rạn san hô do khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc
do tác động của vận tải thuỷ;
Phá huỷ các hệ sinh thái thực vật do các hoạt động chuẩn bị mặt
bằng xây dựng, ảnh hưởng tới các hệ động vật do bị mất nơi cư trú hoặc tiếng ồn ảnh hưởng đến các tập quán sinh sống.
Kinh tế xã hội bị xáo trộn, văn hoá truyền thống bị ảnh hưởng, vệ
sinh y tế cộng đồng bị ảnh hưởng.
Những tác động do quá trình hoạt động của dự án (được xem như những tác động lâu dài) :
Lưu lượng nước mặt và dung lượng nước ngầm bị thay đổi
Ô nhiễm nước do chất thải.
Thay đổi điều kiện vi khí hậu và những ô nhiễm không khí kèm
theo;
Thay đổi cấu trúc địa tầng của khu vực;
Thay đổi thành phần hệ sinh thái tự nhiên
Làm mất đi nơi sống và những điều kiện để duy trì sự sống của
các hệ sinh thái do các hoạt động thể thao, săn bắn, câu cá...;
Làm tổn hại đến đa dạng sinh học do khai thác quá mức để phục
vô nhu cầu của khách;
Ngoài ra còn có những tác động khác tới môi trường kinh tế xã
hội khác.
Phát triển du lịch bền vững.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững.
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện vào những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch hiện tại mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hộivà thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
1.5.2. Những nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.
Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, gìn giữ toàn vẹn
sinh thái.
Phần lớn các tài nguyên du lịch được xem là những tài nguyên tái tạo, do vậy việc khai thác các tài nguyên đó phục vụ phát triển du lịch cần đảm bảo trong mức cân bằng với tốc độ tự tái tạo, bổ sung một cách tự nhiên của hệ thống tài nguyên . Nh vậy sẽ đảm bảo sự thoả mãn lâu dài của du khách, tăng tính hấp dẫn và phong phú của các sản phẩm du lịch.
Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội .
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Vì vậy phải lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.
Phát triển cộng đồng
Để nâng cao khả năng tham gia của công đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch, nguyên tắc này có thể thực hiện bằng cách:
Chia sẻ lợi Ých với công đồng địa phương trong hoạt động kinh doanh du lịch; Khuyến khích sự tham gia của công đồng địa phương vào các hoạt động du lịch; Thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan về các chủ trương kế hoạch liên quan đến pr du lịch.; Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để công bố các chủ trương kế hoạch, chương trình... liên quan đến phát triển du lịch.
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch , nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.
Marketing du lịch một cách có trác nhiệm. Phải cung cấp cho du
khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm, nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch qua đó góp phần làm thoả mãn nhu cầu của khách.
Nâng cao nhận thức
Nguyên tắc này bao gồm nâng cao nhận thức của du khách, của cộng đồng địa phương, của những người tham gia du lịch về các mặt bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống cũng như các hiểu biết về thiên nhiên, văn hoá lịch sử của khu vực nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề,
mang lại lợi Ých cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho khách du lịch.
Nội dung của du lịch bền vững.
Sự phát triển bền vững, một mặt nhằm thoả mãn nhu cầu và phúc lợi của du khách nói chung trong khi vẫn duy trì và cải thiện môi trường. Điều này có ý nghĩa là lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tỉnh chất quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường vào quyết định đầu tư tính đến khía cạnh sinh thái.
Phát triển du lịch một cách thận trọng có thể mang lại những lợi Ých kinh tế, môi trường và văn hoá cộng đồng. Ngược lại sự tham gia của cộng đồng có thể làm phong phó kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.
Đối với du lịch bền vững, chiến lược tiếp thị bao gồm việc xác định và luông rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, những nguồn lực khác cũng như khía cạnh cầu, Ên tượng và ước mong của du khách
nói chung là được hình thành trước khi họ đến địa điểm tham quan thông qua những hoạt động bổ sung khuyến mại vật chất của các công ty
Để phát triển một dự án du lịch, cần phải nghiên cứu và điều tra về tất cả các yếu tố môi trường- xã hội- văn hoá. Từ đó có thể giới thiệu với du khách những hình thái du lịch bền vững. Để nhằm nâng cao kiến thức về du lịch và thực hiện được mô hình phát triển bền vững, phải liên kết các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội ,các nhà lập kế hoạch và nhân dân.
Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp hồi quy- tương quan vào trong nghiên cứu.
2.1. Khái niệm.
Phân tích hồi quy tương quan là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập).
2.2. Nội dung.
Nội dung của phương pháp hồi quy –tương quan bao gồm các bước sau:
+ bước 1:
Nêu ra giả thiết về mối quan hệ giữa các biến
+ bước 2:
Thiết lập mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa các biến số này.
Chẳng hạn: Y = b1 +b2 X + u
Trong đó , Y: là biến phụ thuộc.
X: là biến độc lập.
b1: Hệ số chặn (thể hiện sự phụ thuộc của Y vào các nhân tố khác)
b2: hệ số hồi quy (thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến X tới Y).
u: Yếu tố ngẫu nhiên.
+ Bước 3:
Ước lượng các tham số của mô hình nhằm nhận được số đo về mức độ ảnh hưởng của các biến với các số liệu hiện có.
+ Bước 4:
Phân tích kết quả và đánh giá kết quả nhận được thông qua các kiểm định về các giả thiết thống kê về các ước lượng nhận được.
+ Bước 5:
Sử dụng mô hình để kiểm tra hoặc đề ra các chính sách.
2.3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp.
+ Ưu điểm:
Xác định đúng đắn được mối quan hệ giữa các hiện tượng.
Là phương pháp đơn giản dễ tiến hành.
+ Nhược điểm: Do chất lượng các số liệu thu được không được tốt do các nguyên nhân sau:
Các số liệu thường có tính tổng hợp cao , không cho phép đi sâu vào các đơn vị nhỏ
Các số liệu thu thập thường có sai sót trong phép đo...
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC.
Điều kiện phát triển du lịch ở Hồ Núi Cốc.
Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội.
Hồ Núi Cốc có toạ độ địa lý ở 21 độ 34’ vĩ độ bắc, 105 độ 46’ kinh độ đông, nằm ở phía tây của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 Km, cách Vườn quốc gia Tam Đảo 10 km đường chim bay.
Phía Bắc giáp với huyện Đại Từ.
Phía Đông và phía Nam giáp với huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
Phía Tây giáp với chân dãy núi Tam Đảo.
Địa giới Hồ Núi Cốc Thuộc các xã: Lục Bạ, Vạn Thọ, Tân Thái, Mỹ Yên, Văn Yên, Ký Phú (thuộc huyện Đại Từ). Xã Phúc Xuân, Phúc Trùi (thuộc Thành phố Thái Nguyên). Xã Phúc Tân (thuộc huyện Phổ Yên).
Lưu vực của Hồ Núi Cốc nằm ở thượng nguồn của dòng sông Công, hữu ngạn có dãy núi Hồng, dãy Tam Đảo chạy dọc theo lưu vực từ đông bắc đến tây nam, tả ngạn có dãy Tôn Dềnh, núi Phào chạy từ thượng nguồn đến Hồ Núi Cốc.
Nhiệm vụ của Hồ Núi Cốc:
Cung cấp nước cho công nghiệp Thái Nguyên (Công nghiệp Gang
thép, cán thép Gia Sàng, cơ khí Gò Đầm).
Cung cấp nước cho sinh hoạt thành phố.
Cho hệ thống thuỷ nông huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình.
Nuôi trồng thuỷ sản
Cắt lò cho hạ lưu sông Công
Vận tải thuỷ
Dịch vô du lịch
Mục tiêu phát triển kinh tế tại khu vực hồ Núi Cốc.
Tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 16 đã định hướng phát triển kinh tế tại khu du lịch hồ Núi Cốc nh sau:
Coi trọng phát triển du lịch, trước hết là du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử. Tăng them đầu tư từ vồn Ngân sách Nhà nước và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hồ Núi Cốc, tạo tiền đề từng bước mở rộng ra các khu du lịch khác như Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, khu du lịch văn hoá lịch sử ATK. Liên kết với các tỉnh thành phố bạn để hình thành các tuyến, các chương trình du lịch.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái nguyên đến năm 2010 đã định hướng phát triển du lịch đối với khu du lịch Hồ Núi Cốc nh sau:
“ Hồ Nuic Cốc là một trong những khu du lịch trọng điểm cuả tỉnh Thái Nguyên và gắn liền, liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh đặc biệt là trung tâm thành phố Thái nguyên để tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng mang đặc sắc các dân tộc tỉnh Thái Nguyên”.
Định hướng về các loại hình du lịch sẽ tổ chức tại khu du lịch đén năm 2010 như sau:
Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao.
Du lịch nghiên cứu sinh thái.
Du lịch thể thao leo nói.
Du lịch văn hoá lịch sử.
DU LịCH làng nghề,du lịch tham quan các làng dân tộc.
Với quy mô dự kiến phát triển của các dự án đến năm 2010 tại khu du lịch vùng hồ Núi Cốc đã được quy hoạch định hướng phát triển thành 5 khu chuyên đề nh sau:
Khu 1: Có diện tích xây dựng 350 ha: Phát triển hệ thống nhà nghỉ, vui chơi giải trí thể thao.
Khu 2: Có diện tích xây dựng 40-50 ha: để xây dựng nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.
Khu 3: Có diện tích xây dựng 40-50 ha: Xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Khu 4: Có diện tích xây dựng 108 ha : Xây dựng trường đua ngựa, Sân Gôn.
Khu 5: Khu du lịch phục vụ cho các chương trình du lịch leo nói hoang dã, bao gồm hệ thống đảo trên hồ và rừng ven hồ.
Với tổng số vốn đầu tư quy hoạch xây dùng cho cả 5 khu du lịch đến năm 2010 là 250 tỷ đồng. Nếu kế hoạch được triển khai thực hiện, khu du lịch hồ Nuic Cốc trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Tài nguyên du lịch ở Hồ Núi Cốc.
Địa hình, khí hậu, thuỷ văn.
Địa hình.
Hồ Núi Cốc có địa hình khá dơn giản, phía tây là chân núi Tam Đảo được phân định từ độ cao từ 200- 300 m trở xuống, phía Đông bắc là đường phân thuỷ dãy núi phân cách xã Tân Thái- Cù vân, xung quang hồ Núi Cốc chỉ có vài đỉnh núi cao không quá 400m, còn lại chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp với độ cao trung bình 150- 200 m, độ dốc trung bình từ 15- 25 độ. Đặc điểm địa hình có tuyến chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc phù sa Cổ ở phía Đông nam và vùng đồi cao ở phía Tây Bắc Bắc Bộ.
Khí hậu.
Đặc điểm khí hậu Hồ Núi Cốc có nền chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là có mùa đông lạnh, hanh khô, Ýt mưa và mùa hạ nống Èm, mưa nhiều. Về mùa mưa thường có giông tố mưa rào, về mừa khô độ Èm không khí thấp, có sương mù và mưa phùn.
Thuỷ văn
Khu vực hồ Núi Cốc chịu tác động chế độ thuỷ văn của sông Công và sông Cầu .
Sông Công dài 95 km, bắt nguồn từ núi Ba Lá, Định Hoá chảy theo hướng Đông bắc- Tây nam, qua đại từ xuống phía đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, Phổ Yên, Đồng Đỗ và gặp sông Cầu tại Đa Phúc và đổ vào hệ thống sông Thái Bình. Diện tích lưu vực tính đến Văn Dương là 541 km2, tính đến Đa phúc 951 km2, độ dốc bình quân 1,03%. Sông Công có mật độ suối khá dày 1,2 km/km2. Sông Công có lưu lượng nước bình quân mùa lũ là 3,32 m3/s, về mùa cạn là 0,32m3/s. Sông Công nằm trên vùng có mưa nhiều, nước dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa lũ, là nhánh cung cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm. Cao độ nước lũ tại sông công là 17m. Trên dòng sông Công đã xây chắn ngang dòng nước hình thành nên hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2, lưu vực hồ Núi Cốc có độ dốc lớn hơn 41,3%, độ dốc lòng sông 1,62%, độ cao bình quân lưu vực là 312m, chiều dài sông chính chiếm hơn một nửa chiều dài của sông công mang đặc tính của hồ lòng sông, trong lưu vực hồ có nhiều thung lũng, đã góp phần điều tiết dồng nước của các sông vào mùa lũ.
Hồ Núi cốc là công trình thuỷ lợi cấp III, với chiều dài đập chắn dòng sông Công là 480m, chiều cao lớn nhất của đập là 27 m., chiều dài lòng hồ 8 km, chiều rộng bình quân từ 3,5- 4 km. Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500ha, với dung tích chứa nước khoảng 175,5 triệu m3, mặt nước cao nhất là 46,25 m so với mực nước biển. Hồ Núi Cốc có quần thể 89 hòn đảo lớn nhỏ, dược phủ xanh bởi các cây keo, cây lá tràm và hệ thống cây rừng tự nhiên tái sinh đa dạng tạo điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch.
Các điểm du lịch hấp dẫn khách ở Hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc có vị trí gần trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú “ sơn thuỷ hữu tình” . Nơi đây đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên tạo từ bao năm.Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nàng Công – Chàng Cốc. Khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm trong quần thể các điểm du lịch của tỉnh đó là:
Khu du lịch ATK huyện Định Hoá
Đây là khu di tích lịch sử cách mạng cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc. Phát triển du lịch ở đây gắn liền với các chương trình thăm quan nghiên cứu cội nguồn các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá dân tộc và lễ hội, du lịch tham quan các danh thắng như: Thăm nơi ở và làm việc của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Nơi cơ quan tổng cục Hởu cần, Tổng cục chính trị, Bộ tổng tham mưu... ở và làm việc, và nhiều khu di tích lịch sử khác.
Khu du lịch Đồng Hỷ- Võ Nhai
Huyện Đồng Hỷ có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc- nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ...như Chùa Hang, Hang Dơi...
Huyện Võ Nhai có các điểm du lịch nh Hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà...
Sản phẩm du lịch đặc trưng là:
+ Du lịch thể thao, vui chơi giải trí chủ yếu là leo núi, tắm suối...
+Du lịch sinh thái gắn liền thăm quan danh lam thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, văn hoá hang động, lâm sinh.
+ Du lịch văn hoá các dân tộc, du lịch lễ hội...
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Hồ
Núi Cốc.
Trước yêu cầu đòi hỏi cho phát triển du lịch ở Hồ Núi Cốc. Trong mấy năm qua tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ du lịch phát triển nhanh. Các dự án quan trọng của các ngành các thành phần kinh tế từ trung ương và các địa phương đã, đang được đầu tư và triển khai thực hiện mạnh mẽ để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng khu vực Hồ Núi Cốc như:
+ Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm khu du lịch Hồ Núi Cốc.
+ Các dự án đường nội địa ven hồ.
+ Dự án nâng cấp đường 260 Thịnh Đán – Núi Cốc.
+ Các dự án về công trình thuỷ lợi và nâng cấp, sửa chưã đập chứa nước và kè bờ hồ Núi Cốc.
+ Nhiều dự án về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vơi chơi giải trí... đã được triển khai xây dựng tại nhiều công ty , doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tại hồ Núi Cốc có nhiều thành phần tham gia như: Nhà Nước ,liên doanh, tư nhân, cổ phần, cá thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Xây dựng, giao thông, dịch vụ du lịch ...Điều này đã góp phần cải thiện hệ thống giao thông tại khu du lịch, thay đổi cảnh quan du lịch , có điều kiện phục vụ du khách tốt hơn, từ đó tạo ra sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
Hiện trạng môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc.
2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên.
2.1.1. Hiện trạng môi trường đất.
Hiện trạng sử dụng đất:
Theo số liệu quy hoạch tổng thể tại khu du lịch hồ Núi Cốc cho biết hồ Núi Cốc có diện tích đất tự nhiên khoảng 11490ha, trong đó diện tích mặt hồ khoảng 2 500 ha chiếm 21,7% tổng diện tích, diện tích đất phục vụ cho ngành lâm nghiệp là 5 209 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 46% tổng diện tích đất toàn vùng. Đất dành cho nông nghiệp và hoa màu chủ yếu là phía Tây- Bắc hồ với tổng diện tích là 3170 ha. Số quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trường học và cơ sở hạ tầng du lịch còn lại khoảng 1113 ha. Và được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng sè 1 : Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Hồ Núi Cốc.
TT
Hạng mục sử dụng
Tổng sè
T.P Thái Nguyên
Đại Từ
Phổ Yên
I
Tổng số đất
11 490
2 079
7 226
2 145
A
Đất lâm nghiệp
5 209
1 046
2 964
1 198
- Đất có rừng
4 023
1 010
2 001
1 011
B
- Đất trống
1 186
36,2
936
186
Đất nông nghiệp
3 170
621
2 225
323
-Đất ruộng
2 250
517
1 646
86
- Đất màu
107
2
28
75
- Đất trồng hoa quả và chè
813
101
550
161
C
Mặt nước Hồ Núi Cốc
2 500
D
Đất sử dụng mục đích khác
1 113
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn -2003
Kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường đất ở Hồ Núi Cốc
Bảng sè 2 : Phân tích môi trường đất hồ Núi Cốc.
Kí hiệu
Độ sâu (cm)
PH
Tổng sè (%)
Cation trao đổi
(mg/ 100g đất)
Mùn
N
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
H+
MĐ1
0,30
6,0
0,8
0,02
0,018
0,12
5,8
2,0
1,4
MĐ2
0,30
5,7
0,98
0,012
0,0213
0,132
4,0
3,6
0,9
MĐ3
0,30
5,9
0,8
0,015
0,016
0,125
4,5
2,33
1,32
MĐ4
0,30
6,6
0,95
0,013
0,019
0,123
3,8
2,36
0,95
MĐ5
0,30
6,3
0,88
0,05
0,022
0,120
3,95
3,5
0,85
MĐ6
0,30
6,12
0,85
0,09
0,020
0,128
4,8
3,21
1,39
Nguồn phân tích: Báo cáo của trung tâm CNXLMT-2003
Ghi chó:
MĐ1: Mẫu đất ở khu vực đảo Cái MĐ2: Mẫu đất tại công viên nước
MĐ3: Mẫu đất ở Đoàn 16 ; MĐ4: Mẫu đất tại khu vực Huyền Thoại Cung
MĐ5: Đất Tại rừng phòng hộ; MĐ6: Đất tại các xã phía Tây đập chính
Qua kết quả phân tích của 6 mẫu đất ở trên ta thấy cơ bản về môi trường đất tại khu du lịch đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và đạt tiêu chuẩn theo quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên &Môi trường để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên ta thấy hàm lượng sắt trong môi trường đất cao từ 185,9- 465,4 mg/kg đất điều này chứng tỏ hàm lượng sắt cao là do kết kấu địa tầng đất có chứa hàm lượng quặng sắt cao, không ảnh hưởng nhiều đến phát triển du lịch và chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
2.1.2.Hiện trạng môi trường không khí.
Hiện trạng môi trường không khí tại một số điểm đặc trưng tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng sè 3: Phân tích môi trường không khí tại khu du lịch hồ Núi Cốc.
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Bến tàu thuyền du lịch
Đảo Núi Cái
C.V nước
Huyền thoại cung
Đoàn an dưỡng- 16
Du lịch Nam Phương
1
Tốc độ gió
M/s
0,5- 1,0
1,7-2,8
1,2-1,5
0,8-1,2
0,17-1,2
1,5-2,1
2
Nhiệt độ
OC
25
24
26
25
25
25
3
Độ Èm
%
76
78
75
77
75
75
4
Tiếng ồn
DBA
60-63
45-50
58-60
57-62
48-50
50-52
5
Bụi tổng hợp
Mg/m3
0,4
0,25
0,55
0,30
0,25
0,25
6
Bụi lơ lửng
Mg/m3
0,31
0,20
0,33
0,24
0,23
0,22
7
Bụi chì
Mg/m3
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
8
CO
Mg/m3
1,145
KPH
1,145
1,145
KPH
1,145
9
CO2
%
0,038
0,035
0,037
0,037
0,035
0,037
10
NO2
Mg/m3
0,015
0,010
0,012
0,015
0,012
0,010
11
SO2
Mg/m3
0,025
0,018
0,027
0,022
0,025
0,025
12
Trường xạgama
Usv/h
0,19
0,19
0,19
0,18
0,18
0,19
13
Xạ khí ra đon
Bq/m3
17,60
13,40
16,15
42,55
18,76
14,38
Nguồn: Trung tâm xử lý môi trường –Bộ tư lệnh hoá học - 2003
Căn cứ vào kết quả ở bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu chung về môi trường không khí tại khu du lịch hồ Núi Cốc đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và Theo quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định tiêu chuẩn môi trường để tổ chức các loại hình du lịch.
Tuy nhiên một vài điểm trong khu du lịch có hàm lượng bụi tổng hợp cao hơn tiêu chuẩn quy định mà nguyên nhân do khí thải tăng từ các phương tiện giao thông phục vụ vận chuyển khách du lịch , vận tải và hệ thống đường giao thông trong khu vực đang thi công, nhiều đoạn chưa rải nhựa nên đã làm ô nhiễm cục bộ.
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước.
Hiên trạng môi trường nước mặt.
Hồ Núi Cốc có trữ lượng chứa nước rất lớn, nhưng trữ lượng và nguồn nước mặt phân bố không dều về không gian và thời gian. Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ về mức nước trong hồ đạt điểm cao nhất gây hiện tượng lụt lội vài nơi trong lòng hồ gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành nghề, nhưng vào mùa vu do nhu cầu cung cấp nước cho hệ thống thuỷ nông để phát triển nông nghiệp các tỉnh và nước sinh hoạt cho người dân dẫn đến nước trong lòng hồ bị cạn dưới mức cho phép.
ô nhiễm nước mặt có nhiều nguyên nhân, một trong ngững nguyên nhân tại khu du lịch là chất thải và nước thải đưa ra môi trường không được xử lý làm sạch. Qua số liệu điều tra cho thấy vấn đề nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt của dân không được xử lý làm sạch trước khi thải ra môi trường đã làm cho môi trường nước mặt bị ô nhiễm cục bộ vài điểm trong khu vực.
Bảng sè 4: Phân tích môi trường nước mặt hồ Núi Cốc.
Thông sè
Đơn vị tính
TCVN
Kết quả phân tích mẫu
MN1
MN2
MN3
MN4
MN5
MN6
MN7
PH
5,5-9,0
7,2
6,9
7,0
6,8
6,9
7,1
6,7
Mùi vị
Không mùi
Hơi tanh
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
BOD5
Mg/l
<25
10
5
3,0
4,5
4,0
5,0
5,0
COD
Mg/l
<35
16
6,4
5,0
6,8
6,2
7,0
8,0
DO
Mg/l
>2
5,4
7,5
7,9
7,7
7,6
7,2
7,8
Chấtrắn lơ lửng
Mg/l
80
46
28
16
21
18
31
32
As
Mg/l
0,1
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
0,006
Pb
Mg/l
0,1
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
0,072
Mn
Mg/l
0,8
0,246
0,167
0,089
0,11
0,104
0,124
0,423
Zn
Mg/l
2
0,077
0,054
0,065
0,044
0,036
0,055
0,074
Sn
Mg/l
2
Kph
Kph
0,006
Kph
Kph
Kph
0,089
Fe
Mg/l
2
0,367
0,219
0,225
0,243
0,198
0,232
1,246
Hg
Mg/l
0,002
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
Cu
Mg/l
1
0,008
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
0,11
Chất tẩy rửa
Mg/l
0,5
0,09
0,018
Kph
0,012
Kph
Kph
Dưlượng BVTV
Mg/l
0,15
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
Kph
0.019
Dầu mì
Mg/l
0,3
Kph
0,15
Kph
Kph
Kph
Kph
Coliform
MNP/100ml
10 000
15x103
76x102
18x102
81x102
74x102
57x102
16x103
Nguồn: Trạm quan trắc Thái Nguyên và TTXLMT - Bộ tư lệnh hoá học- 2003
Qua bảng số liệu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại một số điểm ta thấy:
Tại nhà hàng Ba cây Thông ta thấy nồng độ PH hơi cao hơn so với tiêu chuẩn, nguy cơ ô nhiễm NO3, BOD, COD ,dầu mỡ và ô nhiễm vi sinh vật là cao. Nguyên nhân do vị trí của hồ gần đường đi lại, gần bến tàu thuỷ, nước trong lòng hồ không được lưu thông, hồ lại là mơi thoát nước thải của các dịch vụ trong các nhà hàng... đã xả thẳng xuống hồ.
Tại bến tàu thuyền của khu du lịch công đoàn: Hàm lượng dầu, chỉ số Coliform vượt quá chỉ tiêu quy định do các phương tịên vận chuyển khách du lịch bằng tàu thuyền gây nên.
Tại khu du lịch Nam Phương: Môi trường nước mặt dạt tiêu chuẩn du lịch Việt Nam cho phép để tổ chức các loại hình du lịch.
Tại khu vực đoàn an dưỡng 16- Quân khu I: Chỉ tiêu môi trường nước mặt cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao hơn tiêu chuẩn, hàm lượng dầu mỡ cao hơn, còn các chỉ tiêu khác đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
- Tại ban quản lý rừng phòng hộ: Chỉ tiêu môi trường nước mặt đạt tiêu chuẩn quy định.
Trên đảo Cái: Chỉ tiêu môi trường đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên đảo đang trong quá trình xây dựng nên sẽ gây những tác động tới hệ sinh thái đảo.
Tại khu vực thôn Đồng Tiến: Chỉ tiêu môi trường đạt tiêu chuẩn quy định
Hiện trạng nước ngầm.
Trữ lượng nước ngầm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cầu trúc địa tầng. Tại khu du lịch Hồ Núi Cốc có điều kiện tự nhiên, cấu tạo địa hình nên nguồn nước ngầm và trữ lượng nước chỉ tập trung vào một số địa hình nhất định có trầm tích bở rời đệ tứ..., nguồn nước được lưu lại đã tạo một mạch nước ngầm tự nhiên có trữ lượng lớn trong lòng đất.
Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào các thành phần trong cấu trúc địa hìn đất, khoáng chất và các hợp chất. Qua phân tích cho thấy khu vực núi Tam Đảo có nhiều mỏ khoáng sản, nhất là kim loại sắt, nên hàm lượng sắt trong nước ngầm cao hơn các nơi khác.
Khai thác, sử dụng nước ngầm tại các giếng khoan và giếng đào của các doanh nghiệp, cơ quan và cộng đồng ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn nước ngầm. Tác động do ô nhiễm tại các nguồn nước lục
địa,đất ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
2.1.4. Hiện trạng hệ sinh thái
Hệ sinh thái ở khu vực Hồ Núi Cốc rất đa dạng phong phú, với nhiều loại khác mhau:
Hệ sinh thái rừng:
Diện tích rừng ở hồ Núi cốc khá lớn, và đã ddemm lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực. Hệ sinh thái thực vật có 130 loài, 344 chi với 49 loài tiêu biểu. Bao gồm các rừng cây lá tràm, rừng cây tai tượng, rừng cây bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác...
Hệ động vật, hệ sinh thái dưới nước tại khu du lịch.
Hiện nay tại các khu rừng phía Tây và Nam hồ vùng rừng giáp chân núi Tam Đảo có 7 bé, 21 họ, 58 loài. Với các loài chim, thó quý hiếm như họ nhà Cầy, Hươu Nai, họ Bồ Nông, họ Hạc...Đặc biệt hồ Núi Cốc có hệ sinh thái dưới nước rất phong phó nh các loài cá, các loài phù du động vật, các loài phù du thực vật...
Tóm lại : Hệ sinh thái tại hồ Núi Cốc đang được phục hồi nhờ có các dự án, thực hiện đúng đắn chính sách trồng rừng và giao rừng và ý thức bảo vệ hẹ sinh thái của người dân. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đay còn mong manh chưa vững chắc nhất là tại các đao. Vì vây cần phải có chính sách bảo vệ đúng đắn trong vấn đề khai thác và bảo vệ sinh thái trong khu vực.
2.2. Hiện trạng môi trường nhân văn.
Khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm ở phía tây tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bốn phía bởi các huyện. Phía bắc là huyện Đại Từ, phía Đông và Nam là huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía tây là dãy núi Tam Đảo. Căn cứ vào kết quả điều tra xã hội học cho thấy hiện trạng dân số các xã liền kề có 7 640 hé gia đình với số lượng nhân khẩu là 43 180 người trong đó tổng số lao động là 29 684 người trong độ tuổi lao động. Qua đó cho thấy lực lượng lao động tại các xã ven hồ rất dồi dào có điều kiện cung cấp lực lượng lao động cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành du lịch.
Về thành phần dân tộc như sau: dân tộc Kinh có 39 230 người chiếm tỷ lệ 93,5%, dân tộc Tày có 1.689 người chiếm tỷ lệ 2,1%, dân tộc Nùng có 789 người chiếm 1,9%, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Sán Dìu, Ngái chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tính đa dạng dân tộc tạo điều kiện phát triển du lịch.
Về cơ cấu kinh tế cho thấy: 90% số hộ là tham gia lao động sản xuất nông nghiệp chiếm đến 50 % lao động chính toàn khu vực, khoảng 9% tham gia làm việc trong các ngành giáo viên, gia công cơ khí, y tế... lao động làm việc trong ngành nghề dịch vụ du lịch chỉ có khoảng 0,001% một tỷ lệ rất thấp. Về thu nhập chung bình quân trong xã khoảng 160 000- 200 000 đồng/ hộ gia đình/1 tháng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp với mức thu nhập như vậy là tương đối thấp.
Như vậy qua phân tích hiện trạng môi trường nhân văn ở khu vực Hồ Núi Cốc cho thấy đây là khu vực rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vì vậy trong tương lai cần phải thu hút nhiều lao động vào phục vụ cho ngành du lịch. Và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.
III.Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Khu du lịch có 6 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động kinh doanh bao gồm là kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như bể bơi, công viên nước, tham quan du lịch trên hồ bằng phương tiện xuồng, tàu thuyền máy.
Sau đây là một số doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Hồ Núi Cốc:
Công ty cổ phần khách sạn du lịch công đoàn Hồ Núi Cốc:
Diện tích sử dụng 16 ha, công ty đã đầu tư cải tạo khuôn viên hài hoà với phong cảnh tự nhiên gắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch. Công ty đã xây dựng 3 khách sạn với 150 phòng đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho vài trăm lượt khách, có 2 nhà hàng ăn uống có gần 1000 chỗ ngồi và một số nhà hàng tư nhân thuê. Tổng lao động tại khu du lịch khoảng 300 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ du lịch khách sạn.
Kết quả kinh doanh :
Năm
2002
2003
Lượt khách/năm (người)
156. 000
187. 600
Doanh thu (tỷ đồng)
6
10
Đoàn an dưỡng 16- Quân khu I
Diện tích khuôn viên là 12 ha đất và được giao bảo quản một số đất rừng phòng hộ xung quanh hồ. Hoạt động kinh doanh của cơ sở là hoạt động lưu trú, nhà hàng và dịch vụ cho thuê thuyền máy. Là đơn vị do quân đội quản lý chuyên làm nhiệm vụ phục vụ chế độ chính sách như đón cán bộ nghỉ dưỡng có 2 dãy nhà nghỉ trên 40 phòng, một hội trường, một sân thể thao và 1 bếp ăn có thể phục vụ cho khoảng 50 người. Đội ngũ cán bộ gồm 27 cán bộ chiến sĩ phục vụ. Hàng năm đón và phục vụ khoảng 3000- 3 500 lượt khách.
Nhà nghỉ công nhân Mỏ thuộc công ty than nội địa:
Là đơn vị mới hoạt động kinh doanh tháng 5/ 2002, có diện tích khuôn viên 10 000 m2, có một dãy nhà nghỉ 8 phòng, có 6 cán bộ nhân viên, kinh doanh chính chủ yếu là phòng nghỉ và nhà hàng.
Kết quả kinh doanh
Năm
2002
2003
Lượt khách/ năm (người)
12.00
1.600
Doanh thu (triệu đồng)
130
180
Khu du lịch Nam Phương:
Là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc. Có tổng diện tích khuôn viên được giao quản lý 10 000 m2, có 3 nhà nghỉ Mini với 10 phòng, có 1 thuyền và 1 nhà hàng. Tổng số lao động là 6 cán bộ công nhân viên lao động. Hoạt động kinh doanh chính là lưu trú, ăn uống và cho thuê thuyền đi tham quan.
Kết quả kinh doanh :
Năm
2002
2003
Lượt khách/ năm (người)
3 .400
5 .600
Doanh thu (triệu đồng)
250
340
Nhà nghỉ Nàng Hương đơn vị kinh doanh tư nhân.
Diện tích khoảng 3 000 m2, ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê lưu trú, ăn uống, giải khát, quy mô hoạt động không đáng kể, doanh thu thấp.
Nhận xét chung : Trong mấy năm qua khu du lịch hồ Núi Cốc đã có nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, cải tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch dịch vụ đã được trang bị hiện đại đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng, chất lượng phục vụ khách ngày được nâng cao. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát đạt, đã đóng góp nhiều mặt về kinh tế xã hội của địa phương.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC.
Những tác động đến môi trường của hoạt động du lịch tại Hồ Núi Cốc.
1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên
Tác động đến môi trường đất.
Hoạt động du lịch ở Hồ Núi Cốc ngày càng được phát triển mạnh, lượng khách đến du lịch ngày càng đông. Do vậy khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. cho nên đã làm thay đổi mục đích sủ dụng đất. Diện tích đất giành cho hoạt động du lịch tăng lên, còn diện tích đất nông nghiệp và rừng bị giảm, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của đất.
Đồng thời khi du lịch tại đây phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi đi lại dễ dàng...thì rất nhiều người quan tâm, các dịch vụ kinh doanh phát triển và thuận lợi, dễ dàng kinh doanh, thị trường đất xung quanh hồ trở nên sôi động, nhiều cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên đã đến mua đất tại khu vực Hồ Núi Cốc, nên đã xuất hiện hiện tượng mua bán đất thổ cư, mua bán đất thổ canh, đất vườn đất rừng phòng hộ cho nhiều người khác nhau để phục vụ kinh doanh mở rộng trang trại, dịch vụ du lịch, làm đường...Nhiều người dân được giao đất trong khu rừng phòng hộ đã bán cho các hộ tư nhân bằng hình thức trao tay không thông qua cơ quan quản lý và chính quyền Địa phương làm phát sinh nhiều vụ việc tiêu cực ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của Địa phương.
Ngoài ra hoạt động du lịch còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất bị ngập nước như:
+ Sạt lở đất ven hồ và các đảo: Nguyên nhân đất ven hồ và các đảo là đất bị ngậm nước là do kết cấu đất không bền vững khi do tác động của ngoại lực như các phương tiện đị lại, người tham quan, tàu thuyền cập vào bờ làm cho nền đất ven hồ bị suy yếu khi gặp mưa, ngập nước dễ bị sạt lở.
+ áp lực sạt lở đất đồi, núi và đất ven suối: Nguyên nhân do đầu tư xây dựng hệ thống giao thông như đường xá cầu cống và các hệ thống điện nước...đất trên các đồi bị đào bới, cây trên đồi bị chặt phá dẫn đến bị sạt lở, đất mùn bị bào mòn khi gặp mưa gió.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ lòng hồ của các doanh nghiệp để khai thác tổ chức các dịch vụ.
+ áp lực lên trạng thái đất hiện nay do giá trị sử dụng đất tại khu vực, cơ chế chính sách, công tác quản lý và yêu cầu kinh tế xã hội dẫn đến đất bị chuyển đổi much đích, đất bị kinh doanh mua bán.
Mặt khác hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn nhưng không được thu gom xử lý triệt để nên cũng gây ra ảnh hưởng tới môi trường đất ở khu vực.
Thành phần chất thải rắn của khách ra môi trường được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng số 7:Tỷ lệ chất thải rắn của các cơ sở nhà hàng, cơ sở lưu trú.
Đơn vị tính:%
TT
Thành phần
Nhà hàng
Nhà khách
1 sao
2 sao
3 sao
1
Thức ăn thừa
44
25
30
36
44
2
Ni long, hộp giấy
15
9
10
12
27
3
Kim loại thuỷ tinh
15
10
2
4
5
4
Rác vườn
5
3
4
2
7
5
Các loại khác
21
62
54
46
17
Chất thải rắn của các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung vào các bộ phận kinh doanh lưu trú chất thải như nguyên liệu vải cũ (mền mùng, ga gối, các hộp lọ đựng các chất vệ sinh, gỗ...), chất thải từ bếp, bàn bar là thức ăn, các lọ và gỗ hỏng, chất thải từ các dịch vụ bổ sung chủ yếu là rác xây dựng.
Hiện nay khu du lịch có 8 nhà hàng của các công ty và 5 nhà hàng tư nhân chuyên kinh doanh phục vụ ăn uống với 1630 chỗ ngồi, hàng năm phục vụ khoản 550.000 lượt khách du lịch, tiệc, hội thảo, liên hoan và đám cưới. Theo con số ước tính chất thải của các nhà hàng tại khu du lịch khoản 260- 300 Kg/1 ngày, và lượng chất thải của toàn khu khoảng 1,7- 2,4 tấn chất thải/ 1 ngày.
Hiện trạng xử lý chất thải của các đơn vị cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu du lịch:
Các đơn vị đều chú trọng công tác thu gom và xử lý rác và chất thải tại khu du lịch, có phân công lực lượng lao động làm nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải. Nhiều doanh nghiệp đã có thùng rác công cộng đặt tại các điểm có nhiều khách tham quan du lịch, nơi tập trung nhiều người đi lại và các điểm công cộng để thu hồi rác, sau đó chuyển về một điểm xử lý. Các giải pháp xử lý chất thải còn mang tính thủ công như : Chất thải rắn tại các nhà hàng được phân chia ra chất thải ướt (thức ăn) được tái sinh làm thức ăn cho gia súc, một số chất thải có khả năng tái sinh thì được bán cho các cửa hàng phế liệu, số còn lại thì đưa chôn dưới đất, một lượng chất thải khác rơi vãi, thậm chí đã đổ xuống Hồ Núi Cốc chủ yếu là chất thải từ xây dựng. Khu vực Hồ Núi Cốc chưa có công ty vệ sinh chuyên trách thu gom chất thải xử lý rác thải công nghiệp của thành phố, cho nên tình trạng vệ sinh môi trường ở đây còn nhiều bất cập.
1.1.2. Tác động đến môi trường không khí.
Các phương tiện giao thông phục vụ khách du lịch và vân chuyển vậy liệu xây dựng để xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Hồ Núi Cốc đã gây những áp lực cho môi trường không khí tại đây.
Hồ Núi Cốc là một trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận là địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế từ các nước khi có dịp lên làm việc, tham quan với Thái Nguyên, vì vậy lượng khách đến với Hồ Núi Cốc ngày một tăng lên, sự gia tăng số lượng khách đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượt phương tiện vận chuyển và đa dạng các loại phương tiện khách du lịch như ô tô du lịch, xe taxi, mô tô xe máy...theo thống kê riêng của công ty cổ phần khách sạn du lịch công đoàn số lượng xe ra vào cổng và lưu lại đêm tại công ty ngày Ýt nhất có 600 lượt xe các loại, ngày nhiều nhất 3200 lượt xe các loại tháng tập trung nhiều nhất là tháng 6,7,8 trong năm, vậy trung bình mỗi ngày có khoảng trên dưới 13000 lượt xe. Tại các điểm du lịch khác xung quanh hồ cũng có lượng xe ra vào tăng với số lượng khách trong những năm gần đây nh khu du lịch Nam Phương, đoàn an dưỡng 16...
Khu du lịch đang trên đà xây dựng các công trình giao thông đường chình, đường nội bộ, khu vực nên lưu lượng xe phục vụ cho các công trình cũng gia tăng nhiều hơn. Ngoài ra sù gia tăng các loại xe vào chuyên chở nguyên nhiên vật liệu xung quanh khu vực hồ cũng tăng lên. Nguồn thải từ giao thông vận tải du lịch, vận tải và các dịch vụ tàu thuyền du lịch đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí và tiếng ồn tại khu du lịch.
1.1.3. Tác động đến môi trường nước.
Trong mấy năm qua số lượng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại khu vực Hồ Núi Cốc phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh cần sử dụng nhiều nước để vận hành dẫn đến trữ lượng nước bị giảm đi.
Ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân tại khu du lịch là chất thải và nước thải đưa ra môi trường không qua xử lí làm sạch. Qua số liệu điều tra cho thấy vấn đề nước thải của các cơ sở kinh doanh, nước sinh hoạt của người dân không được xử lý làm sạch trước khi thải ra môi trường đã làm cho môi trường nước mặt bị ô nhiễm cục bộ vài điểm trong khu vực. Thành phần tạp chất trong nước thải là yếu tố tác động chính đến môi trường, thành phần tạp chất phụ thuộc vào thiết bị và phương pháp xử lý làm sạch nước thải của các đơn vị kinh doanh. Hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất các đơn vị kinh doanh tại khu du lịch Hồ Núi Cốc quá lạc hậu, cũ và chất lượng không đảm bảo cũng làm gia tăng thành phần nước thải. Khối lượng nước thải cũng là áp lực đến môi trường, nơi nào khối lượng nước thải cao thì ô nhiễm môi trường tại đó lớn, khối lượng chất thải phụ thuộc vào tính chất nghề nghiệp kinh doanh và số lượng doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp tại khu vực Hồ Núi Cốc điều chưa có hệ thống xử lý làm sạch nước thải. Ngoài ra khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm tại các giếng đào và khoan của các doanh nghiệp, cơ quan và cộng đồng ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn nước ngầm.
Tác động đến môi trường sinh thái.
Trong những năm gần đây tình trạng xâm hại và làm suy giảm rừng có tính chấy phổ biến đã gây tác động xấu đến môi trường khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Hiện tượng mở rộng các công trình công cộng như mở đường, xây nhà cửa, các trung tâm giải trí phục vụ du lịch và công trình phục vụ cho các mục đích khác cũng làm giảm diện tích rừng và biến đổi, cạn kiệt và giảm hệ sinh thái tại nhiều khu vực. Các hoạt động tham quan của khách du lịch đã những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái như việc tham quan đi lại của khách sẽ phá hỏng lớp thảm thực vực tự nhiên, việc tàu thuyền đi lại trên hồ sẽ làm đục nước, thay đổi dòng chảy và sạt lở đất ảnh hưởng đến nơi cư trú thường xuyên của các loài tảo và côn trùng trong nước làm mất đi sự cân bằng sinh thái. Mặt khác hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại một vài nơi trong khu vực do chất thải rắn và nước thải của các đơn vị kinh doanh sản xuất xung quanh hồ do vô tình hay cố ý thải một số chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các loài trong nước đã có tác động trực tiếp đến hệ sinh thái.
Ngoài ra,việc du nhập các loài cây con mới từ nơi khác một cách tràn lan không được kiểm duyệt đến để phục vụ cho vườn hoa cây cảnh và các điểm vui chơi giải trí là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến các giống bản địa ngày bị mai một và dễ gieo dắc mầm bệnh cho các loài trong khu vực. Hiện nay, hầu hết các khu dịch dụ du lịch đã vận chuyển, nhập các loài chim cây cảnh về trang trí cho khuôn viên của đơn vị, thậm chí công ty cổ phần khách sạn du lịch Công Đoàn đã tổ chức nuôi động vật hoang dã trong khuôn viên chưa được các cấp thẩm quyền cấp phép, chưa có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và vi phạm đến quy định chế độ bảo vệ động vật quý hiếm tại Nghị định số 48/ 2002/NĐ - CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ.
Tác động đến môi trường nhân văn.
Hoạt động du lịch ở đây không chỉ tác động đến môi trường tự nhiên mà nó còn tác động đến tình hình Kinh tế xã hội ở đây. Xét về khía cạnh tích cực ta thấy hoạt động du lịch đã đóng góp vào phát triển kinh tế ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động trong khu vực, đồng thời hoạt động du lịch giúp cho quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá với các khu vực khác...Mặt khác hoạt động du lịch ở đây cũng gây ra các tác động tiêu cực đối với tình hình kinh tế xã hội ở đây như sau: Làm xáo trộn thị trường đất đai ở khu vực xung quanh hồ, khách du lịch đến mang theo những lối sống khác nhau cũng tác động đến lối sống của người dân đặc biệt là lớp trẻ, một số phong tục truyền thống cũng bị thương mại hoá...
Từ những kết quả phân tích ở trên ta có thể xây dựng ma trận đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch nh sau:
g 8 : Ma trận đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch.
Yếu tố môi trường.
Giai đoạn xây dựng CSHT & CSVCKT
Giai đoạn thực hiện hoạt động du lịch.
Hoạt động của khách sạn
Hoạt động của nhà hàng
Hoạt động khu vui chơi giải trí
Hoạt động vận chuyển khách
Hoạt động tham quan
Môi trường nước
- -
- -
-
-
0
-
Môi trường đất.
-
-
-
KR
-
-
Môi trường không khí
-
KR
KR
-
- -
-
Hệ sinh thái
-
0
0
-
-
-
Cảnh quan
-
0
0
0
0
KR
Dân cư
+
+
+
0
0
0
Ghi chó:
0 : Không tác động KR: Tác động không rõ ràng
+ : Tác động tích cực - : Tác động tích cực
- - : Tác động rất tiêu cực
II. Xây dựng mô hình.
Xây dựng hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa số lượng khách du lịch với khối lượng chất thải do ngành du lịch thải ra tại khu vực Hồ Núi Cốc.
+ Số liệu thu thập về lượng khách du lịch qua các năm:
TT
Tên đơn vị
2002
2003
1
Công ty cổ phần du lịch Công Đoàn
156.000
187.600
2
Đoàn An Dưỡng 16- QKI
2.600
3.500
3
Nhà nghỉ công nhân Mỏ
1.200
1.600
4
Nhà nghỉ Nam Phương
3.400
5.600
5
Nhà nghỉ Kiểm lâm
1.400
1.700
6
Nhà nghỉ Nàng Hương
600
800
Tổng số lượt khách
161.200
220.800
Nguồn: Báo cáo của các đơn vị kinh doanh du lịch tại Hồ Núi Cốc.
+ Thu thập số liệu về lượng chất thải :
Năm
Chất thải từ khách(tấn)
Chất thải từ đơn vị kinh doanh du lịch (tấn)
Tổng chất thải (tấn)
1996
5,4
94
99,4
1997
7,2
120
127,2
1998
8
136
144
1999
9,2
230
239,2
2000
28
720
748
2001
68
1240
1308
2002
90
1800
1890
2003
130
2400
2530
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường của Hồ Núi cốc.
+ Thu thập số liệu về khách du lịch:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Khách
9000
12000
13400
15800
45200
112000
161200
220800
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm- Sở Thương Mại Và Du lịch- Thỏi Nguyờn.
Từ đó ta có bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và tổng lượng chất thải là:
Năm
Khách (lượt khách)
Tổng chất thải(tấn)
1996
9000
99,4
1997
12000
127,2
1998
13400
144
1999
15800
239,2
2000
45200
748
2001
112000
1308
2002
161200
1890
2003
220800
2530
Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách du lịch và tổng lượng chất thải là:
Y = b1 +b2 X + u
Trong đó:
Y: Tổng chất thải
X: Khách du lịch
Kết quả ước lượng mô hình này bằng MFIT3 được kết quả như sau:
Ordinary Least Squares Estimation
************************************************************************
Dependent variable is Y
8 observations used for estimation from 1996 to 2003
************************************************************************
Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob]
INPT 47.4899 42.5093 1.1172[.307]
X .011377 .4008E-3 28.3850[.000]
************************************************************************
R-Squared .99261 F-statistic F( 1, 6) 805.7059[.000]
R-Bar-Squared .99138 S.E. of Regression 86.4852
Residual Sum of Squares 44878.2 Mean of Dependent Variable 885.7250
S.D. of Dependent Variable 931.3056 Maximum of Log-likelihood -45.8806
DW-statistic 1.7154
************************************************************************
Mô hình ước lượng được thể hiện như sau:
Ước lượng bình phương nhỏ nhất cổ điển.
*******************************************************************************
Biến phụ thuộc là: Y
Có 5 quan sát được sử dụng trong ước lượng từ 1999- 2003
*******************************************************************************
Biến độc lập Hệ số hồi quy Độ lệch tiêu chuẩn Tỷ số t [P- Value]
INPT 47,4899 42,5093 1,1172[0,307]
X 0,011377 0,4008 28,3850[0,000]
*****************************************************************
Vậy mô hình ước lượng là:
Y = 47,4899 + 0,011377 X + u
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định giả thiết:
H0 : b2 = 0 Lượng chất thải không phụ thuộc vào khách du lịch
H1: b2 ¹ 0 Lượng chất thải phụ thuộc vào khách du lịch
Với mức ý nghĩa a =5%
Ta thấy P- Value < a nên H0 bị bác bỏ có nghĩa là Khối lượng chất thải phụ thuộc vào lượng khách du lịch
Dựa vào hàm hồi quy ta có : Hệ số hồi quy b2 = 0,011377 có nghĩa là khi khách tăng thêm 1 lượt thì tổng lượng chất thải tăng thêm 0,011377 tấn = 11,377 Kg.
R2 = 0,99261 : Hệ số tương quan Có nghĩa là Lượng khách du lịch đến thăm quan khu du lịch quyết định 99,261% Khối lượng tổng chất thải ở khu vực
Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa lượng nước thải và lượng khách du
lịch.
Dựa trên ma trận môi trường ở trên ta thấy hoạt động du lịch tác động mạnh nhất tới môi trường nước.Nhưng do chưa có số liệu thống kê về lượng nước thải trong khu vực, cho nên từ số liệu thực tế em đưa ra ước lượng sau:
Trung bình một người dân bình thường 1 ngày cần 20 lít nước, nhưng do hoạt động du lịch cần nhiều nước hơn gấp 3 lần người dân bình thường nên 1 ngày cần 60 lít nước. Nh vậy dựa trên số liệu khách du lịch hàng năm ta có thể tính được lượng nước thải thải ra hàng năm ở khu du lịch nh sau:
Bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và lượng nước thải ở Hồ Núi Cốc.
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Khách
9000
12000
13400
15800
45200
112000
161200
220800
Lượng nước thải (m3)
54
720
804
948
2712
6720
9672
13248
Hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và lượng nước thải:
Y = 0,06 X
Y: lượng nước thải
X: lượng khách
Đánh giá mối quan hệ.
Như vậy qua quá trình phân tích ở trên ta thấy môi trường ở Hồ Núi Cốc đang ngày càng bị ô nhiễm. Cũng có rất nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường ở đây. Tuy nhiên nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới sự ô nhiễm môi trường của Hồ Núi Cốc đó chính là hoạt động du lịch diễn ra trong khu du lịch. Qua phân tích trên mô hình ta thấy 99,3%% sự tăng lên của khối lượng chất thải tại khu du lịch và lượng nước thải tăng lên hàng năm là do lượng khách đến du lịch tăng lên. Do vậy hoạt động du lịch của các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ cho do du lịch và trực tiếp cả khách du lịch đã gây những tác động tiêu cực tới môi trường. Cho nên ngành du lịch cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ở đây nhằm hướng tới một ngành du lịch bền vững trong tương lai.
Ngoài ra còn có những nhân tố khác cũng gây ra tác động tiêu cực đến môi trường như: các cơ sở sàng tuyển quặng, các hoạt động nuôi trồng lâm- thuỷ sản, các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng hồ... Trong đó có những nhân tố tác động trực tiếp , có những nhân tố tác động gián tiếp tới sự ô nhiễm môi trường ở khu vực. Tuy những nhân tố này có ảnh hưởng không đáng kể đến sự ô nhiễm của khu vực hồ, những về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan của khu du lịch. Nên cần có biện pháp để quy hoạch các cơ sở này ra khỏi địa bàn hồ Núi Cốc. Để môi trường hồ Núi Cốc trở nên trong sạch như vậy sẽ thuận lợi cho phát triển du lịch hơn.
III. Các giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại khu du lịch.
Qua quá trình phân tích môi trường tại khu vực Hồ Núi Cốc cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường chỉ mới ở trong mức độ phạm vị hẹp. Tuy nhiên trong những năm tới các hoạt động tại khu du lịch tăng mạnh thì vấn đề phòng ngừa ô nhiễm cần đặc biệt được quan tâm của các cấp, ngành và đặc biệt là các đơn vị đóng tại khu du lịch:
Các chỉ tiêu phòng ngừa:
Phòng ngừa ô nhiễm đất lục địa, lấn chiếm đất phòng hộ, thoái hoá và ô nhiễm đất, giă tăng các loại khí thải trong môi trường không khí, chặt phá rừng và đánh bắt thuỷ sản...
- Các giải pháp phòng ngừa:
+ Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn quản lý môi trường tại khu du lịch. Hiện nay tỉnh đã có quy chế về bảo vệ môi trường chung và môi trường khu du lịch nhưng một số văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban hành, một số văn bản đã ban hành nhưng triển khai thực hiện chưa đến cơ sở
+ Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác làm công tác quản lý về môi trường. Chú trọng các tổ quản lý môi trường tại một số điểm du lịch nhạy cảm và cán bộ chuyên trách về giám sát môi trường của cấp huyện
+ Thực hiện chính sách xã hội hoá về bảo vệ môi trường. Môi trường tại khu du lịch là môi trường chung, cộng đồng, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nhưng không thể một sớm một chiều vận động mọi người tham gia và có trách nhiệm trước môi trường thiên nhiên. Vì vậy cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo nâng cao mọi nhận thức cho mọi thành viên trong và ngoài khu du lịch thấy được tác dụng của môi trường đối với sự sống của con người, tăng cường công tác phổ biến về pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan đến môi trường, đồng thời hướng dẫn cho cộng đồng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và các sự cố liên quan đến môi trường. Riêng khách du lịch là loại cộng đồng đặc biệt công tác tuyên truyền cần tế nhị thông qua chương trình du lịch, qua tập gấp quảng cáo cuả công ty du lịch, tăng cường quảng cáo qua áp pích và băng dôn tại khu du lịch về bảo vệ môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường đến khách du lịch. Thực hiện chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường đối với các thành viên làm việc trong khu du lịch và người dân nh chính sách thưởng bằng vật chất, về quyết công ăn việc làm.
- Thực hiện công tác giám sát, thẩm định và kiểm soát môi trường trong khu vực.
Mọi hoạt động kinh doanh trên địa bàn phải được lập phương án đánh giá tác động môi trường theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường .
Đánh giá tác động môi trường là việc làm quan trọng góp phần to lớn trong công tác phòng ngừa, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường tại một địa bàn. Vì vậy nâng cao chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường tại khu du lịch là những đòi hỏi cấp bách của công tác bảo vệ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc trong thời kỳ phát triển hiện nay và tương lai.
Có rất ít các đơn vị kinh doanh ở đây làm đầy đủ hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo thông tư hướng dẫn của Bộ trước khi xin giấy phép kinh doanh, nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh không thực hiện theo những cam kết đã làm. Cũn cỏc đơn vị khác chưa lập phương án đánh giá tác động môi trường dự đó được cấp giấy phép kinh doanh như vậy là trái với quy định của nhà nước.Do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong quá trình lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp giấy phép đầu tư hoặc kinh doanh. Nâng cao hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc làm cần thiết để bảo vệ tốt môi trường ở khu du lịch.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát môi trường tại khu du lịch.
Giám sát thực hiện Pháp lệnh môi trường tại tất cả các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh hoạt động trong khu du lịch. Giám sát các quy chế, nội quy tuân thủ về bảo vệ môi trường đối với các thành viên trong khu du lịch.
Giám sát đối với số lượng, thành phần các chất thải, nước thải và khí thải của các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị kinh doanh thải ra môi trường.
- Thực hiện tốt công tác định kỳ thanh tra Nhà Nước về môi trường tại khu vực hồ Núi Cốc.
Thanh tra môi trường là một việc làm quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm đến môi trường và chủ động kịp thời ứng phó khi có biến cố xảy ra. Đối với khu du lịch hồ núi cốc công tác này chưa được chú trọng thường xuyên dẫn đến các vi phạm môi trường các ngành chức năng chưa biết, không xử lý. Do vậy các cơ quan quản lý cần tiến hành rà soát các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các thành viên hoạt động tại khu vực.
- Thực hiện nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường tại khu vực.
Công tác quan trắc và phân tích môi trường là việc làm quan trọng giúp cho công tác đánh giá chính xác toàn diện môi trường tại một vài địa điểm trong khu vực, công tác quan trắc và phân tích môi trường góp phần phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
- Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư vào lĩnh vực môi trường tại khu du lịch.
Hiện nay tài chính của nhà nước dành cho công tác bảo vệ môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn vì phải giàn trải nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Nên vấn đề thu hút cá nguồn khác để phục vụ công tác bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết. Nên có chính sách khuyến khích cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư làm sạch môi trường tại khu du lịch.
Giải pháp về tổ chức quản lý.
3.2.1. Thực trạng công tác tổ chức, quản lý tài nguyên và môi trường tại hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc là một địa điểm thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế cho nên trong mấy năm qua có nhiều cơ quan trong và ngoài tỉnh đã tổ chức hoạt động kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Song song với phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cũng được quan tâm có tổ chức phân công cấp quản lý của các ngành các cấp trong tỉnh, giữa tỉnh với các huyện thị vì vậy đã góp phần phát triển, bảo vệ môi trường trong thời gian quan tương đối tốt.
Tuy nhiên khi nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý cũng bộc lộ một số yếu kém. Công tác giám sát kiểm tra môi trường và đánh giá tác động của các ngành kinh tế đối với môi trường nhất là môi trường tự nhiên chưa theo kịp với phát triển kinh tế trong khu vực. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn chồng chéo, xé lẻ từng khu vực, thiếu về lực lượng chuyên trách, về phương tiện trang thiết bị phục vụ và yếu về trình độ chuyên môn môi trường đối với các cán bộ phụ trách. Công tác phối hợp, trao đổi giữa các bộ phận được phân công chưa được thường xuyên nên ảnh hưởng đến công tác kiểm tr giám sát môi trường nói chung trong khu vực.
Thực trạng mô hình quản lý nhà nước về môi trường tại khu vực Hồ Núi Cốc.
C¸c ban xÝ nghiÖp & C«ng ty t¹i H N C
Bé
T N & M T
Së
T N & M T
Së
NN & P TNN
UBND tØnh Th¸i Nguyªn
Phßng c«ng th¬ng & M«i trêng
UBND huyÖn thµnh phè
Ghi chó:
Quan hệ phối hợp: =
Chỉ đạo trực tiếp:
Chỉ đạo và kiểm tra môi trường:
Nh vậy thông qua mô hình trên ta thấy:
+ Về công tác quản lý, phát triển và các dự án đầu tư trong và ngoài nước đối với đất, tài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản và tài nguyên nước lại chịu sự quản lý của các phòng ban chức năng, xí nghiệp và công ty thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: Xí nghiệp khai thác Thuỷ nông, Ban quản lý rừng phòng hộ,Công ty Thuỷ sản , hầu hết các đơn vị này vừa mang tính chất công tác quản lý, vừa kinh doanh khai thác, vừa là đơn vị duyệt cấp các thủ tục khai thác các giá trị tài nguyên ttrong khu vực trong đó có khai thác lâm thổ sản, vật liệu xây dùng trong lòng hồ đã ảnh hưởng đến môi trường.
+ Về công tác Quản lý tài nguyên và môi trường chung như là tài nguyên thiên nhiên gồm đất, nước, hệ sinh thái và môi trường không khí thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cũng như việc giám sát thường xuyên về môi trường Hồ Núi Cốc do trung tâm quan trắc môi trường thực hiện như vậy là thể hiện chồng chéo trong công tác quản lý môi trường.
+ Đối với hoạt động kinh doanh của các ngành, các thành phần kinh tế tại khu du lịch dưới sự điều hành và quản lý của Sở chủ quản nên mọi công tác tổ chức thực hiện về thu gom, quản lý và bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ từng doanh nghiệp do doanh nghiệp đảm nhận đã dẫn đến những vùng ngoài phạm vi hoặc những vùng giáp danh với nhau, với dân cư không có đơn vị nào quản lý đảm nhiệm. Tại khu du lịch chưa có một đơn vị thu gom rác thường xuyên nh trong thành phố thị xã dẫn đến một số vùng bị ô nhiễm mang tính cục bộ.
+ Hiện trạng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ môi trường tại các đơn vị cơ sở.
Qua điều tra thực tế cho thấy tại khu du lịch Hồ Núi Cốc phần lớn các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, đã bắt đầu quan tâm thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường. Một số đơn vị đã đầu tư vào công tác môi trường như : Công ty cổ phần khách sạn du lịch công đoàn Hồ Núi Cốc có một đội ngũ chuyên trách làm công tác vệ sinh môi trường với biên chế 23 lao động thường xuyên thu gom rác thải, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi trồng vườn hoa cây cảnh, cây xanh luôn đảm bảo vệ sinh môi trường du lịch. Nhưng bên cạnh đó có đơn vị chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường nh: Các đơn vị sản xuất chế biến nông lâm thổ sản...
+ Thực trạng về công tác tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu du lịch:
Trong quy chế quản lý và bảo vệ môi trường đã nêu rõ: Tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ các nguồn: Ngân sách cấp, lệ phí thu được theo thông tư 60/1998/TT –BTC, tiền đòng góp, nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tiền phạt hành chính về vi phạm công tác bảo vệ môi trường (điều 77).
Nhưng trong thực tế tài chính cho hoạt động môi trường chưa được đầu tư, các khoản thu tại khu du lịch chưa được tái đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện tượng vi phạm môi trường chưa được xử lý triệt để, đầu tư về môi trường chưa được thường xuyên, các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu, đầu tư về công tác truyền thông quảng cáo về môi trường chưa được tổ chức.
3.2.2. Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý môi trường ở khu vực Hồ Núi Cốc.
Từ thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu vực Hồ Núi Cốc ta thấy công tác quản lý ở đây chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Do vậy để công tác quản lý môi trường ở đây có hiệu quả cần phải có sự phân cấp rõ ràng, các cơ quan chức năng phải thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình. Chẳng hạn như việc quản lý tài nguyên đất, nước nên giao cho Sở Tài nguyên & Môi trường thay cho Sở NN & PTNN để tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, để từ đó có thể khai thác và sử dùng các tài nguyên một cách hiệu quả hơn.
Mặt khác, việc quản lý chất thải ở đây vẫn còn chưa triệt để. Do vậy để khắc phục những mặt tồn tại của mô hình quản lý cò em xin mạnh dạn đề xuất mô hình quản lý chất thải như sau:
Xö lý
s¬ bé
ChÊt th¶i h÷u c¬
T¸i sö dông
Ph©n lo¹i
ChÊt th¶i
T¸i chÕ
R¸c th¶i
ChÊt th¶i v« c¬
Thu gom r¸c
Ch«n lÊp
Mô hình quản lý chất thải ở Hồ Núi Cốc.
Trong mô hình trên đã thể hiện được vai trò của nhà quản lý, công ty, cộng đồng trong việc quản lý chất thải ở Hồ Núi Cốc. Các công ty, đơn vị kinh doanh du lịch cần phải có trách nhiệm phân loại chất thải ngay từ nguồn thải và cần phải xử lý sơ bộ trước khi thải thông qua một số biện pháp đơn giản như ủ, lên men từ đó có thể làm giảm khối lượng đáng kể rác thải trước khi đi thu gom. Còn cộng địa phương trong khu vực có thể thu gom các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng lại. Trong mô hình này cần có một đội ngũ chuyên đi thu gom và xử lý rác. Đội ngũ này có thể do nhà nước hay tư nhân đứng ra đảm nhiệm, còn các cơ quan quản lý môi trường có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các đơn vị hay cộng đồng để môi trường ở Hồ Núi Cốc luôn được trong sạch.
Qua mô hình trên ta thấy việc lựa chọn công nghệ xử lý rác truyền thống là phù hợp với điều kiện ở đây. Bởi lẽ đây là phương pháp xử lý với chi phí nhỏ nhất, dễ thực hiện có tính khả thi cao. Còn việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập chung trong điều kiện trước mắt là không có tính khả thi cao vì kinh phí xây dựng nhà máy là rất lớn. Nhưng có thể trong tương lai khi điều kiện kinh tế phát triển thì việc xây dựng nhà máy là hợp lý hơn. Mặt khác mô hình xử lý rác ở trên có tính khả thi cao vì chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, để lấy kinh phí duy trì mô hình trên.
3.2.3. Áp dụng công cụ kinh tế.
Qua phân tích ở trên cho thấy phần lớn sự ô nhiễm môi trường ở Hồ Núi Cốc là do các hoạt động của ngành du lịch gây nên. Do vậy theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì những người trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hồ Núi Cốc phải có trách nhiệm trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Hồ Núi Cốc.
Chúng ta có thể thu phí đối với khách du lịch thông qua các hình thức như: thu vé vào cửa cao hơn mức ban đầu; thu thông qua các hoạt động kinh doanh, giải trí phục vụ cho khách du lịch. Rồi tất cả các khoản chênh lệch mà chúng ta thu được so với lúc ban đầu sẽ được đưa vào quỹ bảo vệ môi trường ở khu vực hồ Núi Cốc và chúng ta có thể sử dụng khoản tiền này để khắc phục, bảo vệ môi trường ở khu vực này. Chỉ có như vậy hoạt động du lịch phát triển sẽ không nguy hại đến môi trường và khi môi trường được bảo vệ sẽ tạo điều kiện để thu hút khách đến du lịch nhiều hơn,du lịch sẽ hướng tới phát triển bền vững.
Việc áp dụng các khoản lệ phí môi trường bao gồm:
Lệ phí gây ô nhiễm: Bao gồm lệ phì chất thải, nước thải và khí thải từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí...và từ các ngành khác hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch mà có nước thải và khí thải tác động ảnh hưởng đến khu du lịch. Phương pháp tính lệ phí căn cứ vào khối lượng nước thải và chất thải, cũng nh mức độ ảnh hưởng đến môi trường.
Lệ phí không tuân thủ quy định về môi trường tại khu du lịch.
Lệ phí này đánh váo các cá nhân, tổ chức không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường du lịch, có những hành động làm ảnh hưởng nguy hại cho môi trường tại khu du lịch cụ thể thải không đảm bảo tiêu chuẩn, thải quá khối lượng cho phép.
Lệ phí đối với các doanh nghiệp cơ quan và cộng đồng: Đây là các khoản thu trực tiếp phục vụ cho các chi phí xử lý ô nhiễm được quy định trong thu gom, chuyên chở rác thải và công tác xử lý.
KẾT LUẬN.
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt của vấn đề. Phát triển kinh tế một mặt góp phần bảo vệ môi trường nhưng mặt khác gây suy thoái môi trường. Và Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn , đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của xã hội. Tuy nhiên hoạt động du lịch cũng gây những tác động đáng kể tới sự ô nhiễm môi trường ở khu du lịch. Qua phân tích mối quan hệ giữa du lịch và ô nhiễm môi trường ở hồ Núi Cốc ta thấy hoạt động du lịch đã khai thác các giá trị tài nguyên du lịch từ đó đã có những tác động đến môi trường đặc biệt là môi trường tự nhiên.
Do thời gian và trình độ bản thân có hạn nên đề tài của em mới thực hiện được những vấn đề sau: Đề tài phân tích được những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường. Bước đầu thiết lập được hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa khách du lịch và tổng khối lượng chất thải và nước thải ra trong khu du lịch. Đưa ra mô hình quản lý chất thải. Còn một số tác động khác của hoạt động du lịch tới môi trường khác em mới dừng lại ở phân tích định tính chưa đánh giá định lượng được. Mô hình quản lý chất thải đưa ra em vẫn chưa phân tích được hiệu quả của mô hình, do vậy em xin tiếp tục phát triển thực hiện trong luận văn sau. Em mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (2002) Giáo trình kinh tế môi trường , Trường Đại học KTQD, Hà Nội.
GS. TSKH. Đặng Như Toàn (2001) Giáo trình quản lý môi trường, Trường Đại học KTQD, Hà Nội.
Địa lý du lịch sinh thái (2003).
“Báo cáo tổng kết công tác năm 2001, 2002, 2003”- Sở TM & D L Thái Nguyên.
“Báo Cáo năm về môi trường Hồ Núi Cốc ”- Trung tâm trắc địa môi trường Thái nguyên.
Báo cáo công tác và tổng kết năm của các đơn vị kinh doanh tại khu du lịch.
Điều tra xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc , Tỉnh Thái Nguyên- Viện nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch.
“ Kết quả phân tích mẫu môi trường tại Hồ Núi Cốc năm 2003”- Trung tâm công nghệ và xử lý môi trường – Bộ tư lệnh hoá học.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch (2002)- Tổng cục du lịch Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Tươi
Líp: KTMT 42
Khoá: 42
Hệ: Chính quy
Nơi thực tập: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch – Tổng Cục Du Lịch
Thời gian thực tập: Từ ngày 22/ 03/ 2004 đến ngày 22/ 05 / 2004
Trong thời gian thực tập tại cơ sở sinh viên Đặng Thị Tươi đã làm tốt những điểm sau:
1/ Về tinh thần, thái độ thực tập.
Sinh viên đã chấp hành các nội quy, quy định, kỷ luật của cơ quan.
Có tinh thần làm việc độc lập sáng tạo.
Biết tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở.
Có tinh thần học hỏi và nghiêm túc trong công việc.
2/ Về đề tài.
Sinh viên đã chọn đề tài sát với thực tiễn và có tính cấp bách cao. Đề tài nghiên cứu đã phản ánh đúng thực tế vấn đề. Các kết luận và kiến nghị giải pháp đã thể hiện được những vấn đề đang đặt ra và có thể áp dụng vào thực tế.
Đề tài có thể đạt loại giỏi.
Hà nôi, ngày... tháng... năm 2004
Cán bộ hướng dẫn
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP.
(Có đóng dấu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt20.doc