Tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa Lợi nhuận với chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quản lý doanh nghiệp tại chi nhánh Mobifone Trà Vinh: MỞ ĐẦU
1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Ý nghĩa đề tài
Trong quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế đất nước, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Qua 2 năm gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới này đã mang lại nhiều triển vọng cũng như thách thức cho Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trước biến động của nền kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt đã đặt ra vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Để thực hiện điều đó doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và vận động. Kết quả ghi nhận chính là lợi nhuận đích thực doanh nghiệp tạo ra để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đây không phải là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp nhưng là mục đích then chốt để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng cũng sẽ bị phá sản nếu doanh nghiệp không có tiền mặt để thanh toán các khoản n...
32 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa Lợi nhuận với chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quản lý doanh nghiệp tại chi nhánh Mobifone Trà Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Ý nghĩa đề tài
Trong quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế đất nước, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Qua 2 năm gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới này đã mang lại nhiều triển vọng cũng như thách thức cho Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trước biến động của nền kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt đã đặt ra vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Để thực hiện điều đó doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và vận động. Kết quả ghi nhận chính là lợi nhuận đích thực doanh nghiệp tạo ra để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đây không phải là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp nhưng là mục đích then chốt để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng cũng sẽ bị phá sản nếu doanh nghiệp không có tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả, khi đó các nhà cho vay sẽ đệ trình lên tòa án và doanh nghiệp buộc phải phá sản. Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng cũng dễ dàng làm mất lòng các cổ đông nếu phần lợi tức họ đạt được quá ít với những gì họ kỳ vọng. Tối đa hóa lợi nhuận và cân bằng các mục tiêu khác không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đạt đươc. Như vậy thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích doanh thu, lợi nhuận, cân đối nguồn tài chính là nhu cầu không thể thiếu được của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong xu hướng phát triển kinh tế chung của cả nước nói lên mô hình doanh nghiệp tuy không còn mới nhưng đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình doanh nghiệp tư nhân. Những năm gần đây kinh tế tư nhân mới được Nhà nước chú trọng phát triển và đã có rất nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân ra đời khẳng định được thương hiệu và vị thế trong lòng người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Lợi nhuận của các Tập đoàn này tạo ra rất lớn mỗi năm. Việc hình thành nên những mô hình công ty mẹ công ty con để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng uy tín, thương hiệu trong cả nước là điều mà Tập đoàn kinh tế lớn nào cũng muốn hướng tới.
Vì thế xét cho cùng tạo ra lợi nhuận là quan trọng hơn cả, có lợi nhuận cao thì ban lãnh đạo, quản trị công ty mới lập những kế hoạch chi tiêu, đầu tư cho doanh nghiệp mình, người lao động mới có lương và thưởng mỗi tháng, mỗi quý…vậy làm thế nào để tạo ra lợi nhuận và làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề đặt ra cho giám đốc điều hành và giám đốc tài chính. Xuất phát từ những vấn đề đó nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Phân tích mối quan hệ giữa Lợi nhuận với chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quản lý doanh nghiệp tại chi nhánh Mobifone Trà Vinh”.
1.2. Mục đích của đề tài
Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của chi nhánh Mobifone tại Trà Vinh và đưa ra dự báo tình hình kinh doanh của chi nhánh trong 9 năm tiếp theo.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu về Lợi nhuận và sự ảnh hưởng của chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp đến Lợi nhuận và mối quan hệ giữa chúng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng: Lợi nhuận và mối quan hệ giữa các chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp và Lợi nhuận.
Phạm vi nghiên cứu: tại chi nhánh Mobifone Trà Vinh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập thông tin về:
+ Y: (GDP): Tổng Lợi nhuận.
+ X1:Tổng chi phí bán hàng.
+ X2: Tổng chi phí quảng cáo.
+ X3: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu đã thu thập được.
- Dự báo chỉ số X1, X2, X3 và Lợi nhuận trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý dữ liệu trên excel, trên phần mềm SPSS.
- Xây dựng mô hình hồi quy tương quan để xem xét mối quan hệ giữa các biến (các yếu tố ảnh hưởng) là X1, X2, X3 và Lợi nhuận.
- Vận dụng dãy số thời gian để dự đoán trị giá chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quảng lý doanh nghiệp và nhờ vào đó ta có thể dự đoán được Lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lợi nhuận tăng hay giảm là do chi phối bởi nhiều yếu tố như: tiêu dùng; tích lũy; các chi phí như: chi phí bán hàng, quảng cáo, quản lý doanh nghiệp,… Nhưng trong đó tổng chi phí bán hàng, quảng cáo, quản lý doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng hoặc giảm Lợi nhuận.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Tổng thể thống kê
Tổng thể thống kê là tập hợp những thông tin về người, sự vật, hoặc sự việc riêng biệt kết hợp với nhau trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó mà người nghiên cứu đang quan tâm. Nói cách khác, tổng thể thống kê là một tổng thể tập hợp tất cả các quan sát của một hay nhiều biến ( một hay nhiều chỉ tiêu ).
1.1.2. Mẫu
Mẫu là một bộ phận của tổng thể nghiên cứu được chọn một cách ngẫu nhiên để quan sát và suy rộng cho tổng thể đó.
1.1.3. Bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở phân tích và kết luận. Bảng thống kê cũng là bảng để trình bày kết quả đã được phân tích, nhờ nó các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về những vấn đề nghiên cứu.
1.2. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN
Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
1.2.1. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến; chính xác hơn là quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không phân biệt biến này phụ thuộc vào biến kia.
Hệ số tương quan mẫu (r):
ð
Hệ số tương quan (r) luôn luôn biến động trong khoảng 1 (-1 ≤ r ≤ 1), nếu hệ số tương quan (r) dương cho biết X và Y biến động cùng chiều và âm thì ngược lại. Để biểu hiện mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các biến ta có các nhận xét sau:
r = 1: Mối liên hệ giữa các biến hoàn toàn chặt chẽ.
r = 0 : Giữa các biến không có mối liên hệ.
1.2.2. Mô hình hồi quy tuyến tính
Mục tiêu phân tích của mô hình này là xét mối liên hệ tuyến tính giữa một hay nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải thích) đến một biến phụ thuộc Yi(Y: biến được giải thích).
1.2.2.1. Hồi quy tuyến tính một chiều
Phương trình hồi quy tuyến tính một chiều: yi=α +βxi+εi
Theo phương pháp bình phương bé nhất thì ước lượng các hệ số α và β là các giá trị a và b sao cho tổng bình phương sai số của phương trình sau đây là bé nhất:
Các hệ số a và b được tính như sau:
Suy ra: a =
Và đường hồi quy tuyến tính mẫu của y trên x là: y = a + bx
1.2.2.2. Hồi quy nhiều chiều (hồi quy tuyến tính bội)
Phương trình hồi quy nhiều chiều: y = a + b1x1 + b2x2 +….+ bkxk
Phương trình này sẽ được suy rộng cho tổng thể có biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X1, X2,…Xk.
Hệ số xác định R2:
R2 là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (y) được giải thích bởi các biến độc lập xi. Hệ số xác định được tính như sau:
0 ≤ R2 ≤ 1
: Error Sum of Squares
: Regression sum of Squares
: Total sum of Squares
Hệ số tương quan bội R:
R nói lên tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (y) và các biến độc lập (x1): (-1 ≤ R ≤ 1)
Tỷ số F = MSR/MSE trong bảng kết quả:
Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. Tuy nhiên, cũng trong bảng kết quả ta có giá trị Significane F, giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi qui có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó (thay vì phải tra bảng phân phối F, và giá trị Sig). F cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 trong kiểm định bao quát các tham số của mô hình hồi qui. Nói chung F càng lớn, khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao – giả thuyết Ho cho rằng tất cả các tham số hồi qui đều bằng 0, nghĩa là các biến độc lập (xi) không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc y.
Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình:
Các hệ số hồi quy của từng biến độc lập đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không đổi. Nói cách khác, nó cho biết ảnh hưởng thuần của các thay đổi một đơn vị trong Xk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác. Trong hồi quy tuyến tính bội, để đánh giá đóng góp thật sự của một biến đối với thay đổi trong Y thì bằng cách nào đó ta phải kiểm soát được ảnh hưởng của các biến khác.
Hệ số beta:
Vì độ lớn của các hệ số phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến nên chỉ khi nào tất cả các biến độc lập đều có cùng đơn vị đo lường thì các hệ số của chúng mới có thể so sánh trực tiếp với nhau. Một cách để làm cho các hệ số hồi quy có thể so sánh được với nhau là tính trọng số beta, đó là hệ số của biến độc lập khi tất cả dữ liệu trên các biến được biểu diễn bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn. Hệ số beta được tính trực tiếp từ hệ số hồi quy như sau:
Trong đó Sk là độ lệch chuẩn của biến độc lập thứ k.
1.2.2.3. Kiểm định trênh tất cả các tham số của một mô hình hồi quy
Xét mô hình nhiều chiều sau:y=α + β1x1 + β2x2 + β3x3 + ε
Giả thuyết:
H0: β1 = β2 = βk = 0 (các xi không ảnh hưởng đến y)
H1: Có ít nhất một tham số β1 ≠ 0
Giả thuyết H0 có thể kiểm định dựa trên số thống kê:
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F >Fk,n-k,α
Phần kiểm định ta cũng có thể tính trực tiếp dựa vào hệ số xác định R2 vì:
1.3. DÃY SỐ THỜI GIAN
1.3.1. Khái niệm
Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này người ta dung phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
1.3.2. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian, người ta thường chia dãy số thời gian thành 2 loại:
Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định.
Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định.
Một cách chi tiết hơn, dãy số thời điểm còn có thể được chia thành dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau.
1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.
Do vậy, mục tiêu chính của việc phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Điều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên, giả định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là quá ngây thơ và máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hoặc sự tích lũy kinh nghiệm trong kinh doanh…. Phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà kinh doanh trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Nếu biết kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác cộng với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh, phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động của dãy số thời gian
Biến động của một dãy số thời gian: x1, x2,…, xn thường được xem như là kết quả hợp thành của các yếu tố sau đây:
Tính xu hướng
Quan sát số liệu thực tế của hiện tượng trong một thời gian dài, ta thấy biến động của hiện tượng theo một chiều hướng rõ rệt. Nguyên nhân của loại biến động này là sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, gia tăng dân số,biến động về tài sản,….
Tính chu kỳ
Biến động của hiện tượng được lặp lại với một chu kỳ nhất định, thường kéo dày từ 2 – 10 năm, trải qua 4 giai đoạn: phục hồi và phát triển, thịnh vượng, suy thoái và đình truệ. Biến động của chu kỳ là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Tính thời vụ
Biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, vào những thời điểm nhất định, biến động của hiện tượng được lặp di lặp lại.
Tính ngẫu nhiên hay bất thường (Irregular component)
Biến động không có quy luật và hầu như không thể dự đoán được. Loại biến động này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không lặp lại, do ảnh hưởng của các biến cố chính trị, thiên tai, chiến tranh…
Một cách tổng quát, giá trị xi trong dãy số thời gian x1, x2,…,xn có thể được diễn tả bằng công thức như sau:
Xi = Ti . Ci .Si . Ii
Xi : giá trị thứ i của dãy số thời gian.
Ti : giá trị của yếu tố xu hướng.
Ci : giá trị của yếu tố chu kỳ.
Si : giá trị của yếu tố thời vụ.
Ii : giá trị của yếu tố ngẫu nhiên (bất thường).
1.3.5. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích dãy số thời gian
a. Mức độ trung bình theo thời gian
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số. Chỉ tiêu này biểu hiện mức độ chung nhất của hiện tượng trong thời kỳ nghiên cứu.
Ký hiệu : x1, x2,…,xn : Dãy số thời gian.
: Mức độ trung bình.
Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ
Mức độ trung bình của dãy số thời điểm: Có hai trường hợp:
Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau:
Nếu khoảng cách thời gian giữa các thời điểm không bằng nhau:
Tùy theo đặc điểm của thông tin ta áp dụng một trong hai công thức:
xi : mức độ thứ i.
ti : độ dài thời gian có mức độ xi.
hoặc :
: giá trị trung bình thứ i.
b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Là chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi về giá trị tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời kỳ hoặc thời điểm nghiên cứu.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có:
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn): Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời kỳ kế tiếp nhau.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ được chọn làm gốc.
Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ và định gốc có mối quan hệ sau. Tổng đại số các lượng tăng (giảm) tuyêt đối từng kỳ bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, nghĩa là:
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình : Chỉ tiêu này biểu hiện một cách chung nhất lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ xấp xỉ nhau.
c. Tốc độ phát triển (lần, %)
Là chỉ tiêu biểu hiện sự biến động của hiện tượng xét về mặt tỷ lệ. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
Tốc độ phát triển từng kỳ (liên hoàn) : Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau.
Tốc độ phát triển định gốc : Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng giữa kỳ nghiên cứu với kỳ được chọn làm gốc.
x1 : kỳ được chọn làm gốc.
Mối quan hệ giữa tốc độ phát triển từng kỳ và định gốc.
+ Tích các tốc độ phát triển từng kỳ bằng tốc độ phát triển định gốc.
+ Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển từng kỳ.
Tốc độ phát triển trung bình : Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chung nhất sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này được tính bằng cách căn bậc (n-1) tích cực tốc độ phát triển liên hoàn mà trong đó n là số mức độ của dãy số.
Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các tốc độ phát triển từng kỳ xấp xỉ nhau, tức là trong suốt thời kỳ nghiên cứu hiện tượng phát triển với một tốc độ tương đối đều.
d. Tốc độ tăng (giảm)
Thực chất, tốc độ tăng ( giảm) bằng tốc độ phát triển trừ đi 1 (hoặc trừ 100 nếu tính bằng %).
Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (hay liên hoàn)
Vì
Tốc độ tăng (giảm) định gốc:
Suy ra: hay
Vì :
Suy ra : hay
Tốc độ tăng (giảm) trung bình :
e. Gía trị tuyệt đối của 1% tăng giảm
Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối với chỉ tiêu tốc độ tăng (giảm), nghĩa là tính xem 1% tăng (giảm) của chỉ tiêu ứng với một lượng giá trị tuyệt đối tăng (giảm) là bao nhiêu.
Từ công thức ta có:
Chỉ tiêu này không tính cho tốc độ tăng (giảm) định gốc vì kết quả luôn luôn bằng x1/100.
1.3.6. Nghiên cứu biến động chu kỳ của dãy số thời gian.
Như đã đề cập, dãy các số trung bình di động bao hàm 2 yếu tố: xu hướng và chu kỳ(TC). Do đó, ta có thể xác định chỉ số biến động chu kỳ đối với dãy số bằng cách đem chia các giá trị của dãy số trung bình di động cho các giá trị của yếu tố biến động xu hướng được tính toán từ hàm số.
Tuy nhiên, không giống như biến động thời vụ, biến động chu kỳ xảy ra khá phức tạp – đôi khi thất thường – cả về biên độ lẫn chu kỳcuar biến động. Điều đó gây nhiều khó khăn cho việc dự đoán.
1.3.7. Dự đoán biến động của dãy số thời gian.
Dự đoán là xác định mức độ có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng. Biết được tương lai của hiện tượng sẽ giúp các nhà quản trị chủ động cũng như có những quyết định đúng trong kinh doanh.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật khiến cho công tác dự đoán gặp nhiều khó khăn: biến động bất thường, thiếu thong tin,thong tin không đáng tin cậy hoặc không có thông tin…Do vậy, tùy từng vấn đề dự đoán cụ thể, nguồn thong tin cũng như mục tiêu của dự đoán mà chon lựa phương pháp dự đoán thích hợp.
Có nhiều phương pháp dự đoán khác nhau. Tuy vậy, nội dung cơ bản của dự đoán thống kê là dựa trên các giá trị đã biết (x1, x2,…, xn). Dự đoán dựa vào dãy số thời gian để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng, thừa nhận rằng những yếu tố đã và đang tác động sẽ vẫn còn tiếp tục tác động đến hiện tượng trong tương lai, xây dựng mô hình để dự đoán các giá trị tương lai chưa biết xn + 1, xn+2,….
a. Dự báo bằng hàm xu hướng
Tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu hoặc kết hợp với kinh nghiêm ta có thể xây dựng hoặc chọn một hàm số phù hợp biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Giả sử ta có một mô hình hồi quy tổng thể có dạng tổng quát như sau:
(i=1,2,…,n+1)
Có một số mô hình hàm xu hướng sau:
Mô hình hàm xu hướng hàm bậc 4: .
Hàm xu hướng dạng bậc 3: .
Hàm xu hướng dạng bậc 2(Parabol): .
Hàm xu hướng dạng bậc 1(hàm tuyến tính): .
Hàm xu hướng dạng hàm mũ: .
Hàm xu hướng dạng hàm Logarithmic: .
Hàm xu hướng dạng hàm lũy thừa:
b. Dự đoán vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
Phương pháp này được sử dụng khhi hiện tượng biến động với một lượng tuyệt đối tương đối đều, nghĩa là các lượng tăng giảm tuyệt đối từng kỳ xấp xỉ bằng nhau.
Công thức dự đoán:
: Gía trị dự đoán ở thời điểm n+L.(tỷ đồng).
yn : giá trị thực tế ở thời điểm n.(tỷ đồng).
L: tầm xa dự đoán.(năm).
: lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình.
c. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình:
Phương pháp này thường được sử dụng khi hiện tượng biến động với một nhịp độ tương đối ổn định, nghĩa là tốc độ phát triển từng kỳ xấp xỉ nhau.
: Gía trị dự đoán ở thời điểm n+L.
yn : giá trị thực tế ở thời điểm n.
L: tầm xa dự đoán.
: tốc độ phát triển trung bình.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.1. BẢNG SỐ LIỆU ĐƯỢC THU THẬP
Bảng số liệu được thu thập từ phòng kế toán chi nhánh Mobifone Trà Vinh.
Trong đó:
Y: Lợi Nhuận thu được
X1:Tổng chi phí bán hàng.
X2: Tổng chi phí quảng cáo
X3: Tổng chi phí quảng lý doanh nghiệp
Số liệu nghiên cứu (đơn vị: triệu đồng ):
Năm
Y
X1
X2
X3
2003
1545
135
245
180
2004
1873
155
270
168
2005
1995
190
327
135
2006
1790
140
310
150
2007
2310
210
344
126
2008
2495
220
358
120
2009
2980
255
390
114
2.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY
2.2.1. Mô hình tổng quát
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3
2.2.2. Ý nghĩa các biến
Y : là biến phụ thuộc
X1, X2, X3 : là biến giải thích.
b0 : hệ số chặn
b1, b2 , b3 : hệ số góc
2.3. SỰ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH
2.3.1. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các biến
* Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa Y và X1:
=> Biểu đồ thể hiện mối liên hệ thuận chiều giữa Y và X1, nghĩa là khi X1 tăng thì Y tăng.
*Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa Y và X2:
=> Biểu đồ thể hiện mối liên hệ tuyến tính và thuận chiều giữa 2 biến Y và X2. Nghĩa là, khi X2 tăng thì Y tăng.
*Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa Y và X3:
=> Biểu đồ thể hiện mối liên hệ tuyến tính và nghịch chiều giữa 2 biến Y và X3. Nghĩa là, khi X3 tăng thì Y giảm
2.3.2. Hệ số tương quan (r):
Correlations
Y
X1
X2
X3
Y
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
1
7
.972
.000
7
.929
.001
7
.892
.003
7
X1
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
.972
.000
7
1
7
.923
.002
7
-.917
.002
7
X2
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
.929
.001
7
.923
.002
7
1
7
-.987
.000
7
X3
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
-.892
.003
7
-.917
.002
7
-.987
.000
7
1
7
Qua phân tích ta thấy rằng:
Hệ số tương quan giữa Y và chính nó là 1. Như vậy Lợi nhuận với chính nó có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Hệ số tương quan giữa X1 và Y là 0.972. Giá trị này cho thấy rằng giữa Lợi nhuận và tổng chi phí bán hàng có mối liên hệ thuận khá chặt chẽ.
Hệ số tương quan giữa X2 và Y là 0.929. Có nghĩa là giữa Lợi nhuận và tổng chi phí quảng cáo có mối liên hệ thuận rất chặt chẽ .
Hệ số tương quan giữa X3 và Y là 0.892. Giá trị này cho thấy rằng giữa Lợi nhuận và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp có mối liên hệ thuận khá chặt chẽ. Tuy nhiên nó không chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa X1 , X2 và Y.
Hệ số tương quan tính được từ mẫu là 0.972 , 0.929 và -0.892 trong khi trên thực tế không có mối liên hệ tuyến tính nào trong tổng thể giữa chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận, giá trị chi phí quảng cáo và lợi nhuận là 0.003 nhỏ hơn 0.01. Như vậy nếu ta sử dụng mức ý nghĩa 1% (tức là xác suất chấp nhận giả thuyết sai là 1%) thì giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Tức là Y có liên quan với X1 và X2.
2.4. MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI TUYẾN TÍNH
Variables Entered/Removed(b)
Model
Variables Entered
Variables Removed
Method
1
X3, X1, X2(a)
.
Enter
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: Y
Model Summary
Model
R
R
Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
0.992(a)
0.984
0.968
87.678
a Predictors: (Constant), X3, X1, X2
=0.992
=> = 0.984
Từ bảng Model Summary ta thấy:
Hệ số tương quan bội R = 0.984 cho thấy sự liên kết giữa Lợi nhuận với chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quảng lý doanh nghiệp là chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 = 0.992 có nghĩa là 99.2% sự thay đổi của lợi nhuận là do ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quảng lý doanh nghiệp .
So sánh giữa 2 giá trị R Square và Adjusted R Square ở bảng trên ta thấy Adjusted R Square = 0.968 nhỏ hơn, dùng nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
Df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
1406292
3
468764.150
60.978
.003(a)
Residual
23062.408
3
7687.469
Total
1429355
3
a Predictors: (Constant), X3 , X1, X2
b Dependent Variable: Y
Đặt giả thuyết H0 là β1 = β2 = 0 (các X1 , X2 , X3 không ảnh hưởng đến Y).
Từ bảng ANOVA ta thấy giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Nghĩa là, nói chung các biến độc lập có ảnh hưởng tới sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
95% Confidence Interval for B
B
Std. Error
Beta
Lower Bound
Upper Bound
1
(Constant)
-6725.005
2701.350
-2.489
.089
-15321.905
1871.896
X1
8.859
2.074
.818
4.272
.024
2.260
15.458
X2
X3
12.634
22.307
4.659
9.027
1.303
1.144
2.712
2.471
.073
.090
-2.194
-6.427
27.463
51.036
a Dependent Variable: Y
a Dependent Variable: Y
Từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau:
Y = 8.859X1 + 12.634X2 + 22.307X3 - 6725.005
Dấu của hàm hồi quy cho thấy: Kết quả hồi quy phù hợp với lý thuyết kinh tế. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo tăng thì làm cho lợi nhuận tăng. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cũng làm cho lợi nhuận tăng.
Giải thích phương trình:
Khi cố định giá (X1), giá trị chi phí bán hàng tăng 1 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận tăng 8.859 tỷ đồng/năm.
Khi cố định thu nhập (X2), giá trị chi phí quảng cáo tăng 1 tỷ đồng dẫn đến GDP tăng 12.634 tỷ đồng/năm.
Khi cố định thu nhập (X3), giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1 tỷ đồng dẫn đến GDP tăng 22.307 tỷ đồng/năm.
Ngoài hai ba tố trên, các nhân tố khác làm giảm lợi nhuận là -6725.005 tỷ đồng/năm.
Giá trị Sig. của biến X1 rất nhỏ cho thấy nó có ý nghĩa trong mô hình, giá trị Sig. của biến X2 khá nhỏ và nhỏ hơn X3 cho thấy nó có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là X2 ảnh hưởng đến Y nhiều hơn X3 nhưng ảnh hưởng đến Y nhiều hơn X1 .
Khoảng tin cậy là 95% cho tỷ lệ tổng thể lợi nhuận nói chung trong việc kinh doanh của Mobifone bị ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và chi phí quản lý doanh nghiệp là nằm trong khoảng từ 22,6%.
2.5 PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ DỰ BÁO
2.5.1 Phân tích dãy số thời gian và dự báo giá trị chi phí bán hàng tại VMS Trà Vinh
Để xác định hàm số mô tả một cách gần đúng nhất biến động của hiện tượng được thể hiện bằng đồ thị về hàm số xu hướng. Quan sát đồ thị hàm xu hướng bậc 3 ta thấy có hiện tượng tăng dần của giá trị chi phí bán hàng.
Hàm xu hướng bậc 3 có dạng: Yt= b3t3 + b2t2 + b1t + b0
Trong đó:
Yt: giá trị dự đoán của chi phí bán hàng tại VMS Trà Vinh
b0, b1, b2, b3 : tham số
t: thời gian
Bảng số liệu của giá trị chi phí bán hàng tại VMS Trà Vinh 2003-2009 như sau:
Năm
y1
ti
ti2
ti3
y1ti
y1ti2
y1ti3
2003
135
-3
9
-27
-405
1215
-3645
2004
155
-2
4
-8
-310
620
-1240
2005
190
-1
1
-1
-190
190
-190
2006
140
0
0
0
0
0
0
2007
210
1
1
1
210
210
210
2008
220
2
4
8
440
880
1760
2009
255
3
9
27
765
2295
6885
Tongcong
1305
0
28
0
510
5410
3780
y = 0.9722t3 - 9.4048t2 + 39.98t + 105.71
b3 = 0.9722
b2 = - 9.4048
b1 = 39.98
b0 =105.71
Hàm số trên có thể dùng để dự đoán được giá trị chi phí bán hàng ở những năm sắp tới.
Chẳng hạn như, chi phí bán hàng tại Chi nhánh VMS trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:
Năm
Dự đoán dựa vào hàm xu hướng y = 0.9722t3 - 9.4048t2 + 39.98t + 105.71
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
2011
192.015
315.217
295
2012
217.0124
350.464
315
2013
258.1994
389.653
335
2014
321.4092
433.224
355
2015
412.475
481.667
375
2.5.2 Phân tích dãy số thời gian và dự báo giá trị chi phí quảng cáo tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
Để xác định hàm số mô tả một cách gần đúng nhất biến động của hiện tượng được thể hiện bằng đồ thị về hàm số xu hướng. Quan sát đồ thị hàm xu hướng bậc 3 ta thấy có hiện tượng tăng dần của giá trị Chi phí quảng cáo
Hàm xu hướng bậc 3 có dạng: Yt= b3t3 + b2t2 + b1t + b0
Trong đó:
Yt: giá trị dự đoán của chi phí quảng cáo tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
b0, b1, b2, b3 : tham số
t: thời gian
Bảng số liệu của giá trị chi phí quảng cáo tại VMS Trà Vinh 2003-2009 như sau:
Năm
Y2
ti
ti2
ti3
Y2ti
Y2ti2
Y2ti3
2003
245
-3
9
-27
-735
2205
-6615
2004
270
-2
4
-8
-540
1080
-2160
2005
327
-1
1
-1
-327
327
-327
2006
310
0
0
0
0
0
0
2007
344
1
1
1
344
344
344
2008
358
2
4
8
716
1432
2864
2009
390
3
9
27
1170
3510
10530
Tong cong
2244
0
28
0
628
8898
4636
Phương trình: y = 1.1111t3 – 14.262t2 + 75.413t + 179.71
b3 = 1.1111
b2 = – 14.262
b1 = 75.413
b0 =179.71
Hàm số trên có thể dùng để dự đoán được giá trị chi phí quảng cáo ở những năm sắp tới.
Chẳng hạn như, chi phí quảng cáo tại Chi nhánh VMS trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:
Năm
Dự đoán dựa vào hàm xu hướng y = 1.1111t3 – 14.262t2 + 75.413t + 179.71
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
2011
339.1125
455.37
438.33
2012
358.7536
492.06
462.50
2013
389.8703
531.70
486.67
2014
439.1292
574.53
510.83
2015
513.1969
620.82
535.00
2.5.3 Phân tích dãy số thời gian và dự báo giá trị chi phí lý DN tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
Để xác định hàm số mô tả một cách gần đúng nhất biến động của hiện tượng được thể hiện bằng đồ thị về hàm số xu hướng. Quan sát đồ thị hàm xu hướng bậc 3 ta thấy có hiện tượng tăng dần của giá trị chi phí quản lý DN
Hàm xu hướng bậc 3 có dạng: Yt= b3t3 + b2t2 + b1t + b0
Trong đó:
Yt: giá trị dự đoán của chi phí quản lý DN tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
b0, b1, b2, b3 : tham số
t: thời gian
Bảng số liệu của giá trị chi phí quản lý DN tại Chi nhánh VMS Trà Vinh 2003-2009 như sau:
Năm
Y3
ti
ti2
ti3
Y3ti
Y3ti2
Y3ti3
2003
180
-3
9
-27
-540
1620
-4860
2004
168
-2
4
-8
-336
672
-1344
2005
135
-1
1
-1
-135
135
-135
2006
150
0
0
0
0
0
0
2007
126
1
1
1
126
126
126
2008
120
2
4
8
240
480
960
2009
114
3
9
27
342
1026
3078
Tong cong
993
0
28
0
-303
4059
-2175
Phương trình:y= -0.25t3 + 4.0357t2 – 29.357t + 206.57
b3 = -0.25
b2 = 4.0357
b1 = – 29.357
b0 = 206.57
Hàm số trên có thể dùng để dự đoán được giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp ở những năm sắp tới. Chẳng hạn như, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Chi nhánh VMS trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:
Năm
Dự đoán dựa vào hàm xu hướng y = -0.25t3 +4.0357t2 – 29.357t + 206.57
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
2011
129.4275
97.90
92.00
2012
121.7132
90.72
81.00
2013
113.0703
84.07
70.00
2014
101.9988
77.91
59.00
2015
86.9987
72.20
48.00
2.5.4 Phân tích dãy số thời gian và dự báo giá trị Lợi nhuận tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
Để xác định hàm số mô tả một cách gần đúng nhất biến động của hiện tượng được thể hiện bằng đồ thị về hàm số xu hướng. Quan sát đồ thị hàm xu hướng bậc 3 ta thấy có hiện tượng tăng dần của giá trị Lợi nhuận
Hàm xu hướng bậc 3 có dạng: Yt= b3t3 + b2t2 + b1t + b0
Trong đó:
Yt: giá trị dự đoán của Lợi nhuận tại Chi nhánh VMS Trà Vinh
b0, b1, b2, b3 : tham số
t: thời gian
Bảng số liệu của giá trị Lợi nhuận tại Chi nhánh VMS Trà Vinh 2003-2009 như sau:
Năm
Y
ti
ti2
ti3
Yti
Yti2
Yti3
2003
1545
-3
9
-27
-4635
13905
-41715
2004
1873
-2
4
-8
-3746
7492
-14984
2005
1995
-1
1
-1
-1995
1995
-1995
2006
1790
0
0
0
0
0
0
2007
2310
1
1
1
2310
2310
2310
2008
2495
2
4
8
4990
9980
19960
2009
2980
3
9
27
8940
26820
80460
Tổngcộng
14988
0
28
0
5864
62502
44036
Phương trình: y =13.833t3 – 135.64t2 + 533.74t + 1168.7
b3 = 13.833
b2 = - 135.64
b1 = 533.74
b0 = 1168.7
Hàm số trên có thể dùng để dự đoán được giá trị chi phí bán hàng ở những năm sắp tới.
Chẳng hạn như, chi phí bán hàng tại Chi nhánh VMS trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015:
Năm
Dự đoán dựa vào hàm xu hướng y = 13.833t3 – 135.64t2 + 533.74t + 1168.7
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
2011
2175.525
3709.47
3458.33
2012
2476.028
4138.66
3697.50
2013
3003.239
4617.51
3936.67
2014
3840.156
5151.77
4175.83
2015
5069.777
5747.83
4415.00
Chương 3
KẾT LUẬN
Từ kết quả phân tích đã cho thấy dự đoán ban đầu của nhóm là đúng, từ việc phân tích hồi quy, nhóm thực hiện có thể rút ra kết luận là chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi nhuận, điều này cho thấy Chi nhánh nên đẩy mạnh phát triển chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo là hướng đi đúng đắn, cùng với đó là giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhóm thực hiện hy vọng rằng bài nghiên cứu của nhóm có thể giúp các nhà quản trị của Chi nhánh điều chỉnh được tổng giá trị chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo để tăng chỉ số lợi nhuận góp phần thúc đẩy lợi nhuận của Chi nhánh phát triển.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn những tài liệu tham khảo mà giảng viên đã cung cấp để chúng em có thể hoàn thành bài phân tích này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocao_thong_ke_4934.doc