Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh. Theo bạn phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua đã phát huy được thế mạnh về nguồn lực của địa phương như thế nào

Tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh. Theo bạn phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua đã phát huy được thế mạnh về nguồn lực của địa phương như thế nào: MỞ ĐẦU Với mục tiêu đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo ở bậc đại học, hướng đào tạo lý luận ở nhà trường với thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước, từ năm học 2002 – 2003 Đại học Kinh Tế Quốc Dân chủ trương khuyến khích thực tập của sinh viên năm thứ tư chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thực tập tổng và giai đoạn thực tập chuyên đề. Hưởng ứng chủ trương đúng đắn này của nhà trường, chuyên ngành kinh tế và quản lý Tài nguyên Môi trường của khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị đã triển khai ngay từ đầu năm học. Trong nội dung và chương trình thực tập tổng hợp tuần cuối được sử dụng cho việc đi nghiên cứu thực tế ở Quảng Ninh nhằm mục đích : Củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức đã được học ở trường. Khi về trường tiếp tục tăng cường bổ sung các kiến thức cho các môn học chuyên ngành đảm bảo tính hiệu quả của môn học như: Kinh tế vùng, Hạch toán môi trường, Phân tích chi-phí lợi ích, Du lịch sinh thái,… Làm quen với việc thu thập số liệu, điều tra thự...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh. Theo bạn phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua đã phát huy được thế mạnh về nguồn lực của địa phương như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Với mục tiêu đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo ở bậc đại học, hướng đào tạo lý luận ở nhà trường với thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước, từ năm học 2002 – 2003 Đại học Kinh Tế Quốc Dân chủ trương khuyến khích thực tập của sinh viên năm thứ tư chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thực tập tổng và giai đoạn thực tập chuyên đề. Hưởng ứng chủ trương đúng đắn này của nhà trường, chuyên ngành kinh tế và quản lý Tài nguyên Môi trường của khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị đã triển khai ngay từ đầu năm học. Trong nội dung và chương trình thực tập tổng hợp tuần cuối được sử dụng cho việc đi nghiên cứu thực tế ở Quảng Ninh nhằm mục đích : Củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức đã được học ở trường. Khi về trường tiếp tục tăng cường bổ sung các kiến thức cho các môn học chuyên ngành đảm bảo tính hiệu quả của môn học như: Kinh tế vùng, Hạch toán môi trường, Phân tích chi-phí lợi ích, Du lịch sinh thái,… Làm quen với việc thu thập số liệu, điều tra thực tế, xử lý số liệu,… Trên cơ sở viết báo cáo thu hoạch sinh viên có dịp vận dụng kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề cụ thể như: khai thác tài nguyên hiệu quả và hợp lý,cơ chế quản lý môi trường của địa phương,…. Như thông lệ, năm nay Khoa tiếp tục tổ chức đợt thực tế tại Quảng Ninh cho sinh viên lớp KT-QL Tài nguyên Môi trường 46. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên (của khoa KT-QL Tài nguyên Môi trường & Đô thị), các cán bộ của các cơ quan nơi đoàn đến tham quan và tìm hiểu; cùng với sự tìm hiểu và ghi chép cẩm thận tôi đã hoàn thành đợt nghiên cứu thực địa này. Và kết quả của đợt thực tế này, không chỉ là những thông tin, kiến thức trong bản báo cáo thực địa dưới đây mà còn rất nhiều thông tin, kiến thức, kinh nghiệm khác tôi đã thu thập được trong quá trình làm việc; bởi không thể đưa ra hết những kiến thức, thông tin, số liệu có được sau chuyến đi trong bản báo cáo này. Bản báo cáo này tập trung vào vấn đề : Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh. Theo bạn phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua đã phát huy được thế mạnh về nguồn lực của địa phương như thế nào? Trả lời cho vấn đề này bản báo cáo bao gồm các nội dung chính như sau: I. Các nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Điều kiện tự nhiên 2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1. Đất đai 2.2. Rừng và Sinh vật 2.3. Khoáng sản Dân cư và lao động Hoạt động kinh tế - Mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động kinh tế. Và việc phát huy thế mạnh các nguồn lực cho phát triển của tỉnh Quảng Ninh Các nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 – 108o kinh độ đông, 20o40’21” vĩ độ bắc; Đông Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng 132,8 km, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía Tây Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Điều kiện tự nhiên Đặc điểm địa hình      Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần 3.000 km2, chiếm 41%; vùng hải đảo 619 km2, khoảng 10,0%.      Chạy dọc vùng núi phía bắc là cánh cung bình phong Đông Triều – Bình Liêu nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên 500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m như Yên Tử (Uông Bí, 1.068 m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094 m), Cao Xiêm (Bình Liêu 1.330 m), Nam Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506 m). Từ cánh cung phía bắc, độ cao thấp dần về phía nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ trên biển tạo nên cảnh quan non nước đa dạng. Khí hậu Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 – 85%. Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. Thuỷ văn Do đặc điểm địa hình, các sông ở Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc, có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi vừa mang tính chất của sông ven biển.Các sông suối của Quảng Ninh chia thành 3 hệ thống sông: - Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, bắt nguồn từ khu vực sườn Nam của vùng đồi núi thuộc dãy Yên Tử như sông: Đá Bạc, Sinh, Uông, Kinh Thầy. - Hệ thống sông đổ ra cửa Lục - Vịnh Hạ Long, từ vùng núi Hoành Bồ như sông: Thác Cát, Diễn Vọng, Khe Hổ, Vũ Oai, Trới, Yên Lập,… - Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái gồm một số sông lớn của tỉnh như sông: Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hà Cối,…. Tài nguyên thiên nhiên Đất đai Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả. Đất đai của Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu ôxit sắt, tầng mùn mỏng, ít các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi, núi thấp. Ngoài ra còn có đất phù sa cổ (diện tích 40.105 ha), đất mặn ven biển (diện tích 50.900 ha), đất cát và cồn cát ven biển (diện tích 6.087 ha), và đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo, quần đảo (diện tích 46.627 ha). Rừng và Sinh vật Rừng Quảng Ninh phân bố ở những nơi địa hình thấp, dễ khai thác, nhưng do khí hậu lạnh và khô nên khả năng phục hồi chậm. Rừng ngyên sinh hầu như không còn, chủ yếu là rừng thứ sinh. Độ che phủ rừng hiện nay là khoảng 30%. Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chưa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phương. Ở các đảo và quần đảo, rừng già còn được bảo tồn, như ở đảo Bà Mun có rừng nguyên sinh chạy dài trên 20km, rộng 1,5km với hai tầng thực vật cao thấp. Tầng nguyên sinh là các loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sến, táu,…Tầng thứ sinh có nhiều cây thuốc quý như tam thất, hoàng đằng, gia bì,… Động vật rừng có một số loài từ Trung Quốc sang như loài gậm nhấm, loài ăn thịt, loài có guốc, loài linh trưởng,…Vùng ven biển có các loài động vật nước mặn, nước lợ phong phú. Động vật trên cạn thì nghèo nàn, nhưng động vật dưới nước thì lại rất phong phú. Quảng Ninh có trên 1.000 loài cá (730 loài đã được định tên), các loại sò huyết, ngao, hến, bào ngư, hải sâm, mực, tôm he, tôm hùm,…… Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhưng nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 – 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu như: đá vôi, đất sét, gạch ngói…rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lượng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản như cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, ngoài nước và xuất khẩu. Dân cư và lao động Theo Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh – Niên giám 2003, dân số của tỉnh Quảng Ninh là 1.058.752 người (chiếm khoảng 1.31% dân số của cả nước) Mật độ dân số năm 2003 là 179 người/km2, thấp hơn nhiều so với mặt độ dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng (894 người/km2) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (853 người/km2). Dân cư phân bố không đồng đều, theo đơn vị hành chính thì  thành phố Hạ Long có mật độ dân cư đông nhất 908 người/km2, tiếp đến là thị xã Cẩm Phả 469 người/km2, huyện Yên Hưng 404 người/km2. Thấp nhất là ở huyện Hoành Bồ 49 người/km2 và Ba Chẽ 30 người/km2. Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị năm 2003: dân số nông thôn có 569.446 người, chiếm 53,78%; dân số thành thị 489.306 người, chiếm 46,22%. Với tỷ lệ này, mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gần 27,8%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2003 là 50,67 – 49,33%. Dân số tỉnh thuộc loại trẻ (do tăng cơ học), tỷ lệ dân số trong tuổi lao động chiếm 61,3% so với tổng số dân (cả nước 59,5%, đồng bằng sông Hồng là 60,2%). Tỷ lệ dân số trên 6 tuổi biết chữ chiếm 91,5% (trung bình cả nước là 86,3%). Gần 50% dân số đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) bằng 1,6 lần bình quân cả nước, là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo ngành nghề và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Nguồn lao động dồi dào, năm 2003 có 644.800 người (chiếm 61,3% dân số của tỉnh). Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 25% là tỷ lệ cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (chỉ sau Hà Nội) là lợi thế lớn của Quảng Ninh. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới đòi hỏi phải khẩn trương đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong tỉnh. Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh nếu tính cả tăng cơ học có khoảng 1.500 nghìn người và năm 2020 khoảng 1.800 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 khoảng 713,8 nghìn người và đến năm 2020 có khoảng 780 nghìn người, tăng thêm trong thời kỳ 2003-2010 khoảng 69 nghìn người, thời kỳ 2011-2020 ít hơn, khoảng 64 nghìn người. Nguồn lao động tăng thêm là lực lượng lao động dồi dào, bổ sung cho các ngành kinh tế của Tỉnh, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm và đào tạo cho lực lượng lao động tăng thêm này để đáp ứng với công cuộc phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Hoạt động kinh tế - Mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động kinh tế. Và việc phát huy thế mạnh của các nguồn lực cho phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua. Nói đến Quảng Ninh là nói đến vùng than giàu có của Việt Nam; do đó, hoạt động kinh tế được nhắc tới đầu tiên là công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng than. Dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản (cụ thể ở đây là than) với trữ lượng lớn, tỉnh Quảng Ninh đã đàu tư rất nhiều cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng than. Hiện nay, Quảng Ninh có ba trung tâm khai thác than: Hòn Gai, Cẩm Phả - Dương Huy và Uông Bí - Mạo Khê. Sản lượng than khai thác năm 2002 đạt trên 15 triệu tấn, xuất khẩu hơn 5 triệu tấn. Chỉ tính riêng tại Quảng Ninh, trong vài năm tới với sự ra đời của một loạt cơ sở công nghiệp lớn (các nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón, hóa chất, gạch chịu lửa...), nhu cầu về than nhiên liệu và than chế biến sẽ rất lớn (dự kiến khoảng 7 triệu tấn/ năm) cùng với xuất khẩu tăng; nhu cầu sử dụng than sẽ tăng nhanh trong các năm tới, đòi hỏi ngành than đổi mới thiết bị, công nghệ, phương pháp quản lý để tăng nhanh sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngành than đã và đang chủ động hợp tác với các đối tác nước ngoài trong khai thác và chế biến than. Quảng Ninh còn có nhu cầu lớn về các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành than, ngành kinh tế cảng biển, vận tải biển, máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế khác như nông, lâm, ngư nghiệp, máy xây dựng, đồ cơ khí gia dụng…Có thể phát triển công nghiệp khai thác, chế biến than và sử dụng nguyên liệu than với sự ra đời của hàng loạt cơ sở công nghiệp lớn, các nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón, hoá chất, gạch chịu lửa… Với lợi thế có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, nước sâu, ít lắng đọng Quảng Ninh có thế mạnh để phát triển cảng biển. Đặc biệt Cái Lân và Cửa Ông là hai khu vực nằm trong Vịnh Hạ Long và Bái Tử long, được các dãy núi đá vôi bao quanh chắn sóng, gió. Luồng tàu hiện tại đã có thể cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải hàng vạn tấn ra vào, nhận trả hàng hoá. Cảng Cái Lân có luồng tàu dài 18 hải lý (tương đương với 27 km), chiều rộng 110 m, độ sâu -8,2 m, thủy triều ở mức trung bình là +3,6 m (mức cao nhất 4,46 m). Cảng Cửa Ông có luồng tàu dài 37 km, chiều rộng 110 m; đoạn Cầu Cảng - Hòn Con Ong dài 7,5 km, sâu -7,4 m; đoạn Hòn Con Ong - Hòn Nét dài 16,5 km, sâu -13 m; đoạn Hòn Nét - Phao số 0 dài 13 km, sâu -9,2 m. Hiện nay, Tổng Công ty Than Việt Nam đang có dự án hạ sâu luồng đoạn Cầu Cảng - Hòn Con Ong từ sâu –7,4m tới sâu -9 m ; đoạn Hòn Nét - Phao số 0 từ sâu –9,2m tới sâu -12 m. Với các điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, Chính phủ Việt Nam đã và đang quan tâm đầu tư phát triển các cảng nước sâu Cái Lân và Cửa Ông để tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp thép, xi măng, sản xuất hàng xuất khẩu... Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển của Quảng Ninh đến năm 2010 (Quyết định 202/ 1999/ QĐ-TTg ngày 12/ 10/ 1999 của Thủ tướng Chính phủ) như sau:     Cảng Công suất năm 2003 (triệu tấn) Công suất năm 2010 (triệu tấn) Cảng Cái Lân 1,8-2,8 16-17 Cảng Cửa Ông 4-4,1 5-5,2 Cảng nhà máy thép Cửa Ông - 4-5 Cảng Hoành Bồ 1,2-1,4 3,8 Cảng Dầu B12 1,5-2 3-3,5 Cảng Cầu Trắng 1-1,2 1,8-2 Cảng Mũi Chùa 0,1-0,2 2 Cảng Điền Công 0,3 0,3-0,4 Cộng 11-12 38-39 Tài nguyên biển phong phú, dồi dào đã giúp Quảng Ninh trở thành một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước. Dọc chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Ngoài điều kiện thuận lợi về tài nguyên biển, Quảng Ninh có tiềm năng về đất canh tác nông nghiệp và đất rừng . Tỉnh khuyến khích các dự án trồng cây tạo vùng nguyên liệu (chè, dứa, nhãn, vải,…và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả khác). Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch, Quảng Ninh có nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn,….,các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tạo sức hút cho khách du lịch trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch ở khu  vực Hạ Long – Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái, Hải Phòng - Đồ Sơn – Cát Bà…sẽ tạo thành một quần thể du lịch - thể thao - giải trí ven biển. Với bờ biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, cho phép Quảng Ninh thu hút 40 – 50 vạn lượt khách quốc tế vào năm 2000 và khoảng 1 triệu lượt khách vào năm 2010, có thể đạt doanh thu ngoại tệ 400 – 500 triệu USD. Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1.969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận rộng trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất địa mạo, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Ðảo Tuần Châu có diện tích 220 ha, nằm trong vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố Hạ Long 10 km, cách đất liền 2 km. Ðây là một vị trí lý tưởng để phát triển một quần thể du lịch cao cấp. Có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật ... gắn với nhiều lễ hội truyền thống; trong đó có Chùa Yên Tử, Ðền Cửa Ông, Di tích lịch sử Bạch Ðằng, Chùa Long Tiên, Ðình Quan Lạn ... là những điểm thu hút khách du lịch văn hoá, tôn giáo rất lớn, nhất là vào những dịp lễ hội. Ngành du lịch Quảng Ninh hiện có 100 khách sạn: khách sạn Heritage (3 sao - 101 phòng), khách sạn Plaza (3 sao - 192 phòng), khách sạn Halongbay, khách sạn Hạ Long I, II, III..., bao gồm 2.000 buồng phòng các loại (trong đó có 1.200 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế). Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 100 khách sạn mi-ni tư nhân đang kinh doanh dưới dạng nhà nghỉ. Hiện nay, hệ thống khách sạn đang được bổ sung một số khách sạn quy mô vừa dưới dạng liên doanh với nước ngoài, như khách sạn Hoàng Gia (5 sao - 360 phòng), khách sạn Hạ Long - Dream (4 sao - 200 phòng).... Trong tương lai, hệ thống du lịch Quảng Ninh sẽ còn có thêm nhiều khách sạn quốc tế hiện đại, các khu vui chơi giải trí khác hình thành tại Hạ Long và Móng Cái. Theo quy hoạch, hoạt động du lịch của Quảng Ninh sẽ hình thành 4 trung tâm du lịch lớn: Hạ long và vùng phụ cận; Ðông Triều - Yên Hưng - Uông Bí; Vân Ðồn; và Móng Cái - Trà Cổ. Với ưu thế nổi bật về tiềm năng phát triển du lịch và sự phong phú về đặc sản biển như: Hải sâm, bào ngư, rau câu, tôm, cua ... Quảng Ninh còn có tiềm năng to lớn về phát triển dịch vụ nhà hàng ăn uống….. Để từng bước phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), nhằm chuyển dịch, phát triển cân đối các khu vực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đề ra cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo doanh nghiệp và địa phương của Cơ quan chuyên môn giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình phát triển hàng năm, 5 năm và 10 năm (2006 – 2010 – 2015). Đẩy nhanh nhịp độ thực hiện kế hoạch sản xuất với chất lượng, năng xuất, hiệu quả cao của các doanh nghiệp hiện có. Đưa nhanh các dự án lớn được đầu tư đang xây dựng hạ tầng, sớm đi vào sản xuất tham gia kế hoạch trong 5 năm 2006 – 2010. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cần đi sâu nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo. Các doanh nghiệp cần tập trung rà soát củng cố, đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ, quy mô đủ tầm cho các cơ sở chế biến hiện có để duy trì phát triển sản xuất, tích cực thay thế các thiết bị cũ rão lạc hậu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75493.DOC
Tài liệu liên quan