Tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Dư: PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh vô cùng khốc liệt đó thì các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Trong đó, nhu cầu thông tin trở nên rất cần thiế...
113 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Dư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh vô cùng khốc liệt đó thì các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Trong đó, nhu cầu thông tin trở nên rất cần thiết cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị. Nguồn thông tin này phải mang tính linh hoạt, kịp thời, thích hợp với từng loại quyết định.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ”. Qua đề tài này, tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn các lý thuyết đã được học để từ đó giúp cho Ban giám đốc công ty đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là công cụ được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay.
- Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong qui trình tạo ra giá trị.
- Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, khai thác đá xây dựng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp.
- Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với ngành khai thác đá nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
- Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty.
- Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Bao gồm 4 phương pháp:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1 Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Thuận Dư.
5.2 Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/04/2011.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (dự kiến thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/02/2011)
Chương 2: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư (dự kiến thực hiện từ ngày 01/02/2011 đến ngày 15/03/2011)
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị (dự kiến thực hiện từ ngày 15/03/2011 đến ngày 30/04/2011)
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố đó đến lợi nhuận doanh nghiệp.[1]
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu ích nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng trong nhiều quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị như: nên sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nào, lựa chọn dây chuyền sản xuất, chọn giá bán nào, nên sử dụng chiến lược khuyến mãi nào, năng lực sản xuất là bao nhiêu…nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà quản trị trong điều hành hoạt động công ty. Mục đích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó lên lợi nhuận. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn cơ cấu chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận phải nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động, nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, v.v…
1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1.3.1 Số dư đảm phí [1]
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm.
Số dư đảm phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm chính bằng đơn giá bán một sản phẩm trừ đi chi phí khả biến đơn vị.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ.
a là biến phí đơn vị.
b là định phí.
g là giá bán.
Ta có báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí như sau:
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Tổng số (đ)
Đơn vị (đ)
Tỷ lệ (%)
1
Doanh thu
gx
g
100
2
Chi phí khả biến
ax
a
3
Số dư đảm phí
(g – a)x
g – a
4
Chi phí bất biến
b
5
Lợi nhuận
(g – a)x - b
Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:[1]
Tại x = 0 (doanh nghiệp không hoạt động) thì lợi nhuận (P) = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với chi phí bất biến.
Tại x = xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn) mà ở đó số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận (P) = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn.
Ta có: (g – a) xh = b xh =
Vậy: Sản lượng hòa vốn =
Tại x = x1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1 > xh thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g – a) x1 – b.
Tại x = x2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x2), x2 > x1 thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 là P2 = (g – a) x2 – b.
Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng x = x2 – x1 Lợi nhuận tăng một lượng P = P2 – P1 P = (g – a) (x2 – x1)
P = (g – a) P
© Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (hay giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên (hay giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị.[1]
Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).[1]
Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận.[1]
© Nhận xét: Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. [5]
Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí cũng có một số nhược điểm sau [1]
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì các nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về giác độ toàn bộ doanh nghiệp vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn bộ doanh nghiệp.
Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng điều này đôi khi có thể hoàn toàn ngược lại.
Để khắc phục nhược điểm trên, ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
1.3.2.1 Khái niệm [1]
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, cho một loại sản phẩm (một loại sản phẩm cũng chính bằng một đơn vị sản phẩm)
1.3.2.2 Công thức tính [1]
Tỷ lệ số dư đảm phí có thể được tính theo hai cách:
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 %
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100%
Từ những giả thiết nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 Doanh thu: gx1
Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 Doanh thu: gx2
Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là: gx2 – gx1
Lợi nhuận tăng một lượng là: P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1)
Vậy: P = (x2 – x1 )g
© Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta thiết lập được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hay giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (hay giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Kết luận trên chỉ đúng trong trường hợp chi phí bất biến không đổi.[1]
Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đồng thời khắc phục được nhược điểm khi sử dụng khái niệm của số dư đảm phí. Đó là:
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giác độ toàn doanh nghiệp vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại mặt hàng tiêu thụ.
Giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở các bộ phận khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều.
1.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí bất biến trong một tổ chức, doanh nghiệp. Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là khác nhau.[5]
Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.[1]
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường hoạt động theo hai dạng kết cấu chi phí sau:[1]
ØNhững doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (hay giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hay giảm) nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh. Nhưng ngược lại, độ an toàn trong kinh doanh không cao vì nếu gặp rủi ro thì doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được có thể dẫn đến phá sản.
ØNhững doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hay giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hay giảm) chậm hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp. Vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận sẽ tăng nhưng tăng chậm, đánh mất lợi nhuận đáng kể khi doanh thu tăng. Ngược lại, độ an toàn trong kinh doanh cao, nếu gặp rủi ro thì doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được nhưng thiệt hại sẽ thấp hơn.
Đây là hai dạng kết cấu chi phí phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Mỗi dạng kết cấu chi phí đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào hình thức kinh doanh, quy mô hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp phải lựa chọn, xác lập mô hình kết cấu chi phí phù hợp với doanh nghiệp đó. Không có một công thức hay một quy luật về mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào đó để doanh nghiệp áp dụng vì trước khi xác lập một kết cấu chi phí riêng, phải xem xét nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, sự biến động của doanh số hàng năm, tình hình hoạt động của doanh nghiệp…Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: biến động của thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp…
Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của 2 công ty A và B, có cùng doanh thu, tổng chi phí nhưng với kết cấu chi phí khác nhau: (ĐVT: Việt Nam đồng)
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Công ty A
Công ty B
Tổng số
%
Tổng số
%
1
Doanh thu
100.000.000
100
100.000.000
100
2
Chi phí khả biến
60.000.000
60
20.000.000
20
3
Số dư đảm phí
40.000.000
40
80.000.000
80
4
Chi phí bất biến
30.000.000
70.000.000
5
Lợi nhuận
10.000.000
10.000.000
© Nhận xét: Mặc dù hai công ty có cùng doanh thu và lợi nhuận nhưng cơ cấu chi phí rất khác nhau. Công ty A có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí thấp (40%). Ngược lại, công ty B có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí rất cao (80%). Khi doanh số của hai công ty này có sự biến động (tăng hoặc giảm) cùng một mức thì lợi nhuận của công ty B sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với công ty A. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu tính toán sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Biến động doanh số
CÔNG TY A
CÔNG TY B
Số dư đảm phí
Lãi thuần
Số dư đảm phí
Lãi thuần
Số
cũ
Số mới
Chênh lệch
Số
cũ
Số mới
Chênh lệch
10%
44.000
10.000
14.000
4.000
88.000
10.000
18.000
8.000
20%
48.000
10.000
18.000
8.000
96.000
10.000
26.000
16.000
50%
60.000
10.000
30.000
20.000
120.000
10.000
50.000
40.000
-10%
36.000
10.000
6.000
-4.000
72.000
10.000
2.000
-8.000
-20%
32.000
10.000
2.000
-8.000
64.000
10.000
-6.000
-16.000
-50%
20.000
10.000
-10.000
-20.000
40.000
10.000
-30.000
-40.000
© Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khi doanh thu của hai công ty cùng tăng 50% thì lợi nhuận của công ty A tăng 20.000.000 đồng tức tăng 200%. Trong khi đó lợi nhuận của công ty B tăng 40.000.000 đồng tức tăng 400% so với lợi nhuận cũ. Ngược lại khi doanh thu của hai công ty cùng giảm 50% thì lợi nhuận công ty A chỉ giảm 20.000.000 đồng tức giảm 200%. Khi đó lợi nhuận công ty b giảm tới 40.000.000 tức giảm 400%.
1.3.4 Đòn bẩy hoạt động [1]
Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn.
Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận.
Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu nhưng với điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Lưu ý: đòn bẩy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1 (>1)
Độ lớn đòn bẩy hoạt động = > 1
Giả định có hai doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu.
Từ những giả thiết nêu trên, ta có:[1]
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 Doanh thu: gx1
Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 Doanh thu: gx2
Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b
Tốc độ tăng lợi nhuận: x 100% =
Tốc độ tăng doanh thu : x 100%
Độ lớn đòn bẩy hoạt động: x =
Vậy công thức độ lớn đòn bẩy hoạt động là:
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =
Như vậy, tại một mức doanh thu cho sẵn sẽ xác định được độ lớn đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó. Nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.
Sản lượng tăng lên Doanh thu tăng lên Lợi nhuận cũng tăng lên nhưng độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Độ lớn đòn bẩy hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn.
ï Chứng minh:
Ta có: Độ lớn đòn bẩy hoạt động =
=
=
= 1 +
Vậy: Độ lớn đòn bẩy hoạt động = 1 +
© Kết luận: Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên tức mẫu số tăng, chi phí bất biến/lợi nhuận giảm dẫn đến độ lớn đòn bẩy hoạt động giảm. Nhưng nếu doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 0 thì lúc đó độ lớn đòn bẩy hoạt động cũng bằng 0 (nghĩa là đòn bẩy không hoạt động). Vì vậy, độ lớn đòn bẩy hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn.
1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng 0. Nó giúp cho nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp.[1]
1.4.1 Khái niệm điểm hòa vốn [1]
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí.
1.4.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn
1.4.2.1 Xác định sản lượng hòa vốn
Với các dữ kiện đã cho ở phần trên ta có:
Doanh thu: gx
Chi phí khả biến: ax
Chi phí bất biến: b
Tổng chi phí: ax + b
Tại điểm hòa vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí
Gọi xh là sản lượng hòa vốn: gxh = axh + b
xh =
Vậy:
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn =
© Nhận xét: Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiêp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doang nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.[6]
1.4.2.2 Xác định doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được tại mức sản lượng hòa vốn đó. Do đó doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán sản phẩm.
Từ công thức: xh = gxh =
Vậy:
Doanh thu hòa vốn =
Công thức trên rất cần thiết để tính doanh thu hòa vốn của toàn bộ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm.
Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, để tính doanh thu hòa vốn cho từng loại sản phẩm, ta lấy doanh thu hòa vốn chung của toàn doanh nghiệp nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
1.4.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
Ngoài sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác như: thời gian hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn.
1.4.3.1 Thời gian hòa vốn [1]
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh.
Thời gian hòa vốn =
Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày =
1.4.3.2 Tỷ lệ hòa vốn [1]
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi)
Tỷ lệ hòa vốn = x 100%
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo của sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, còn tỷ lệ hòa vốn thì càng thấp càng tốt.
1.4.3.3 Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn
a. Số dư an toàn [1]
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với doanh thu hòa vốn.
Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn lớn thì độ an toàn trong kinh doanh cao và ngược lại.
Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có độ an toàn thấp trong kinh doanh.
b. Tỷ lệ số dư an toàn [1]
Để đánh giá mức độ an toàn , ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Tỷ lệ số dư an toàn = x 100%
1.4.4 Đồ thị phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
1.4.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản trị. Tuy nhiên nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì thế, ngoài phương pháp số dư đảm phí, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng đồ thị để biểu diễn mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hay còn gọi là đồ thị điểm hòa vốn.
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ như sau:
Ta vẽ hai trục của đồ thị trong đó trục hoành (0x) biểu thị cho sản lượng, trục hoành (0y) biểu thị cho chi phí và doanh thu.
Đường biểu diễn cho chi phí bất biến là đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng với độ lớn của tổng chi phí bất biến.
- Đường doanh thu: ydt = gx (1)
- Đường chi phí: ytp = ax + b (2)
Tại điểm mà hai đường này gặp nhau chính là điểm hòa vốn, phía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi.
ĐỒ THỊ TỔNG QUÁT
y
ydt = gx
ytp = ax + b
Điểm hòa vốn
Lãi
y = b
Lỗ
0 xh x (mức độ hoạt động)
ĐỒ THỊ PHÂN BIỆT
Ngoài đồ thị trên ta có thể vẽ đổ thị điểm hòa vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng chi phí y = ax + b bằng hai đường:
- Đường chi phí khả biến: ybp = ax
- Đường chi phí bất biến: ydp = b
Ta có đồ thị chi tiết như sau:
y
ydt = gx
Điểm hòa vốn Lãi ytp = ax + b
ybp = ax
ydp = b
Lỗ
0 xh x (mức độ hoạt động)
1.4.4.2 Đồ thị lợi nhuận
Một dạng đồ thị khác mà các nhà quản lý có thể sử dụng để phân tích đó là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này là một trong những đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn trong các đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, thể hiện rõ nét mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức độ hoạt động tương ứng. Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ vì chỉ có một đường duy nhất và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận. Đồ thị này cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng tổng chi phí bất biến và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là sản lượng hòa vốn. Ở đây điểm hòa vốn được biểu diễn bởi đường lợi nhuận y = (g – a)x – b, thể hiện sự ảnh hưởng của sản lượng đến lợi nhuận. Khi sản lượng thay đổi thì lợi nhuận cũng thay đổi theo. Sản lượng hòa vốn chính là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0. Khoảng cách từ đồ thị lợi nhuận đến trụ hoành tại một mức sản lượng nào đó chính là mức lãi hoặc lỗ tương ứng với mức sản lượng đó. Ta có đồ thị lợi nhuận sau:
y
y = (g – a)x - b
Điểm hòa vốn vùng lãi
-b vùng lỗ y = gx
0 x1 xh x2 x3 x (mức độ hoạt động)
1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1]
Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì:
Số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận
Hoặc Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Gọi xp: Sản lượng tại mức lợi nhuận P.
gxp: Doanh thu cần đạt được tại mức lợi nhuận P.
Ta có: (g – a)xp = b + P
xp = (1)
Vậy:
Sản lượng tại mức lợi nhuận P =
Từ (1) xp = gxp = (2)
D.thu cần đạt được tại mức lợi nhuận P =
1.6 PHÂN TÍCH KẾT CẤU MẶT HÀNG
1.6.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng [1]
Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
1.6.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng [1]
Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh , tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên. Vì vậy doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
1.6.3 Ví dụ minh họa [1]
Có tài liệu về việc kinh doanh 2 loại sản phẩm X và Y của một doanh nghiệp như sau: (ĐVT:1.000đ)
Sản phẩm X
Sản phẩm Y
Toàn
doanh nghiệp
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1
Doanh thu
60.000
100%
40.000
100%
100.000
100%
2
Biến phí
30.000
50%
10.000
25%
40.000
40%
3
Số dư đảm phí
30.000
50%
30.000
75%
60.000
60%
4
Định phí
50.000
5
Lợi nhuận
10.000
Ø Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp: = 83,33
Ø Số dư an toàn: 100.000 – 83,33 = 16,67
Ø Kết cấu hàng bán: Doanh thu sản phẩm X chiếm tỷ trọng 60%, doanh thu sản phẩm Y chiếm tỷ trọng 40%.
Giả sử doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán theo hướng tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm Y lên 60%, giảm tỷ trọng doanh thu của sản phẩm X xuống 40% trong tổng doanh thu. Ta có bảng sau:
Sản phẩm X
Sản phẩm Y
Toàn
doanh nghiệp
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1
Doanh thu
40.000
100%
60.000
100%
100.000
100%
2
Biến phí
20.000
50%
15.000
25%
35.000
35%
3
Số dư đảm phí
20.000
59%
45.000
75%
65.000
65%
4
Định phí
50.000
5
Lợi nhuận
15.000
Ø Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp: = 76,92
Ø Số dư an toàn: 100.000 – 76,92 = 23,08
ë Kết luận: Do doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán, cụ thể là tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm Y từ 40% lên 60%, giảm tỷ trọng doanh thu của sản phẩm X từ 60% xuống còn 40% làm cho tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng 5% (từ 60% lên 65%) nên lợi nhuận tăng 5.000 (từ 10.000 lên 15.000). Mặt khác do tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên nên doanh thu hòa vốn giảm và số dư an toàn tăng lên.
1.7 MỘT SỐ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH [1]
Giả sử tại công ty A sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm X có tài liệu nhu sau :
Hàng kỳ sản xuất và tiêu thụ 1.000 sản phẩm với giá bán 100.000đ/sản phẩm, chi phí khả biến đơn vị là 60.000đ/sản phẩm, chi phí bất biến là 30.000.000đ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của công ty A như sau:
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Tổng số (đ)
Đơn vị (đ)
Tỷ lệ (%)
1
Doanh thu
100.000.000
100.000
100
2
Chi phí khả biến
60.000.000
60.000
60
3
Số dư đảm phí
40.000.000
40.000
40
4
Chi phí bất biến
30.000.000
5
Lợi nhuận
10.000.000
Chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận thông qua các trường hợp sau:
1.7.1 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi
Công ty A dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo 5.000.000đ. Nếu thực hiện chính sách này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%. Công ty A có nên thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo không?
Giải:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 1.000 x 120% = 1.200 sản phẩm.
s Doanh thu mới là: 1.200 x 100.000 = 120.000.000đ
s Chi phí khả biến mới là: 1.200 x 60.000 = 72.000.000đ
s Tăng chi phí quảng cáo 5.000.000đ
Chi phí bất biến mới là: 30.000.000 + 5.000.000 = 35.000.000đ
s Lợi nhuận mới là: 120.000.000 – 72.000.000 – 35.000.000 = 13.000.000đ
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 13.000.000 – 10.000.000 = 3.000.000đ
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 3.000.000đ. Công ty A có nên thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo.
1.7.2 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi
Công ty A dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách khuyến mại khách hàng mua một sản phẩm X thì được tặng một món quà trị giá là 5.000đ. Nếu thực hiện chính sách này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty A có nên thực hiện biện pháp bán sản phẩm kèm tặng quà không?
Giải:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 1.000 x 130% = 1.300 sản phẩm
s Mua một sản phẩm tặng một món quà trị giá 5.000đ
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 60.000 + 5.000 = 65.000đ/sản phẩm
s Chi phí bất biến không đổi
s Lợi nhuận mới là: 1.300 x (100.000 – 65.000) – 30.000.000 = 15.500.000đ
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 15.500.000 – 10.000.000 = 5.500.000đ
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 5.500.000đ. Công ty A có nên thực hiện biện pháp bán sản phẩm kèm tặng quà.
1.7.3 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Công ty A dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo thêm 2.000.000đ, đồng thời giảm giá bán 5.000đ/sản phẩm. Nếu thực hiện chính sách này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty A có nên thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo và giảm giá bán không?
Giải:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 1.000 x 130% = 1.300 sản phẩm
s Giảm giá bán 5.000đ/sp
Giá bán mới là: 1000.000 – 5.000 = 95.000đ/sản phẩm
s Tăng chi phí quảng cáo thêm 2.000.000đ
Chi phí bất biến mới là: 30.000.000 + 2.000.000 = 32.000.000đ
s Lợi nhuận mới là: 1.300 x (95.000 – 60.000) – 32.000.000 = 13.500.000đ
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 13.500.000 – 10.000.000 = 3.500.000đ
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 3.500.000đ. Công ty A có nên thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo và giảm giá bán.
1.7.4 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi
Công ty A dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng, cụ thể là chuyển 10.000.000đ tiền lương trả theo thời gian sang trả 10.000đ/sản phẩm bán ra. Nếu thực hiện chính sách này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10% vì nó gắn kết quả của người bán hàng thực hiện với lợi ích người bán hàng được hưởng. Công ty A có nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương không?
Giải:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 1.000 x 110% = 1.100 sản phẩm
s Thay đổi hình thức trả lương, từ trả lương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 60.000 + 10.000 = 70.000đ/sản phẩm
Chi phí bất biến mới là: 30.000.000 – 10.000.000 = 20.000.000đ
s Lợi nhuận mới là: 1.100 x (100.000 – 70.000) – 20.000.000 = 13.000.000đ
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 13.000.000 – 10.000.000 = 3.000.000đ
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 3.000.000đ. Công ty A có nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương.
1.7.5 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi
Công ty A dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng, cụ thể là chuyển 10.000.000đ tiền lương trả theo thời gian sang trả 10.000đ/sản phẩm bán ra, đồng thời giảm giá bán 5.000đ/sản phẩm. Nếu thực hiện chính sách này thì lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty A có nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương và giảm giá bán không?
Giải:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 1.000 x 130% = 1.300 sản phẩm
s Giảm giá bán 5.000đ/sản phẩm
Giá bán mới là: 100.000 – 5.000 = 95.000đ/sản phẩm
s Thay đổi hình thức trả lương, từ trả lương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 60.000 + 10.000 = 70.000đ/sản phẩm
Chi phí bất biến mới là: 30.000.000 – 10.000.000 = 20.000.000đ
s Lợi nhuận mới là: 1.300 x (95.000 – 70.000) – 20.000.000 = 12.500.000đ
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 12.500.000 – 10.000.000 = 2.500.000đ
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 2.500.000đ. Công ty A có nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương và giảm giá bán.
1.7.6 Xác định giá trong trường hợp đặc biệt
Trong kỳ tới công ty A vẫn bán 1.000 sản phẩm như cũ, ngoài ra có một khách hàng mới đề nghị mua 250 sản phẩm và đưa ra các điều kiện sau:
- Giá bán phải giảm ít nhất là 10% so với giá bán hiện tại.
- Phải vận chuyển hàng đến kho cho khách hàng, chi phí vận chuyển ước tính là 1.250.000đ.
Mục tiêu của công ty A khi bán thêm 250 sản phẩm sẽ thu được lợi nhuận là 2.500.000đ.
Giá bán trong trường hợp này là bao nhiêu và hợp đồng có được ký kết thực hiện không? Biết rằng thị phần của công ty sẽ không bị ảnh hưởng khi tiêu thụ thêm 250 sản phẩm này.
Giải:
Giá bán thấp nhất trong trường hợp này phải bù đắp các yếu tố chi phí sau:
s Chi phí khả biến: 60.000đ
s Chi phí vận chuyển đơn vị: 5.000đ ()
s Lợi nhuận: 10.000đ ()
s Chi phí bất biến (đã được bù đắp hết): 0đ
Vậy giá bán thấp nhất trong trường hợp này là: 75.000đ
Mà giá bán theo yều cầu của khách hàng có thể chấp nhận là 90.000đ/sp
í Kết luận: Với giá bán 75.000đ/sp, công ty đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra và thỏa mãn tất cả các điều kiện của khách hàng. Vậy hợp đồng được ký kết và thực hiện.
1.8 HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN [1]
Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:
Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị
không đổi và tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động.
Tuy nhiên việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí là rất phức tạp. Vì vậy việc phân chia này chỉ mang tính tương đối.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị luôn muốn tạo ra được nhiều lợi nhuận. Vì vậy họ có xu hướng thay đổi kết cấu mặt hàng, nghĩa là thay đổi doanh số từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh số nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Trong thực tế điều này khó có thể thực hiện được vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm như: chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận chuyển, thanh toán.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận là cần thiết cho việc quản lý thành công của một doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cho thấy được ảnh hưởng lên lợi nhuận khi doanh nghiệp thay đổi doanh thu, chi phí, kết cấu bán hàng và giá bán sản phẩm. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, qua đó giúp cho nhà quản trị thấy rõ những quá trình thay đổi nào là có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Việc xác định được sản lượng và doanh thu để doanh nghiệp hoà vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu cung cấp cho nhà quản trị thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra quyết định. Hai phương pháp được sử dụng để xác định sản lượng/doanh thu để doanh nghiệp hoà vốn hoặc đạt được mức lợi nhuận mục tiêu là phương pháp số dư đảm phí và phương pháp phương trình . Một số nhà quản lý thì thích sử dụng đồ thị chi phí – khối lượng – lợi nhuận hoặc đồ thị lợi nhuận. [3]
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí được thiết lập trên cơ sở phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến là rất hữu ích cho nhà quản lý trong phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Báo cáo thu nhập này cho phép nhà quản lý dự đoán được ảnh hưởng của sự biến động doanh thu lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó cũng cho thấy rõ được cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp, tức là tỷ lệ tương đối giữa chi phí bất biến và chi phí khả biến. Cấu trúc chi phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sử biến động của lợi nhuận theo sự biến động của doanh thu. [3]
Các khái niệm được triển khai trong bài này nêu ra một cách suy nghĩ chứ không phải thủ tục tính toán máy móc. Chính việc nghiên cứu mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận sẽ giúp cho nhà quản lý hướng hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra. [3]
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ
2.1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ
2.1.1 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thuận Dư
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty [2]
Ø Tên công ty: CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ.
Ø Địa chỉ công ty: Ấp Cầu Hang – xã Hóa An – Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
Ø Mã số thuế: 3600601689.
Ø Điện thoại: (061) 3 958 039.
Ø Fax: (061)3 954 676.
Ø Tài khoản Ngân hàng:
w 652396 – Ngân hàng Đại Á – Chi nhánh Đồng Nai.
w 5900211031021 – Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh Đồng Nai.
Ø Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Dư được thành lập vào ngày 15/11/2002 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4702000471 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai, phòng đăng ký kinh doanh cấp. Vốn đầu tư ban đầu là 3.000.000.000 đồng. Sau gần 10 năm hoạt động, công ty từng bước củng cố và ổn định ngành nghề kinh doanh. Vào 07/03/2008, công ty đã nâng mức vốn điều lệ lên là 8.620.000 đồng. Với phương châm lấy uy tín làm đầu, công ty sẽ ngày càng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
a. Chức năng
Ngành nghề sản xuất chính của công ty là khai thác, sản xuất đá xây dụng phục vụ cho các công trình thủy lợi, công trình xây dựng…
Công ty kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng niềm tin của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
b. Nhiệm vụ
Ø Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký
Ø Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
Ø Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm nhằm để tăng hiệu quả kinh doanh.
Ø Xây dựng các chiến lược và phát triển ngành hàng kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.
Ø Chấp hành tuân thủ các chính sách, chế độ và luật pháp của nhà nước đã đề ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Ø Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động như ký kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng qui định của bộ Luật lao động.
c. Ngành nghề kinh doanh
Ø Sản xuất gạch Block.
Ø Khai thác, nghiền sàng đá xây dựng.
Ø Khoan, cuốc, xúc, vận chuyển đá.
2.1.1.3 Quy mô của công ty: Tính đến cuối 31/12/2010, công ty có:
a. Quy mô tài sản:
Ø Tổng tài sản: 16.789.131.937 đồng.
Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 5.529.196.342 đồng và tài sản dài hạn là 11.259.935.595 đồng.
Biểu đồ 2.1: Qui mô tài sản của công ty năm 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
b. Quy mô nguồn vốn
Ø Tổng nguồn vốn: 16.789.131.937 đồng.
Trong đó: Nợ phải trả là 4.986.253.058 đồng và vốn chủ sở hữu: 9.212.378.879 đồng.
Biểu đồ 2.2: Qui mô nguồn vốn của công ty năm 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
c. Quy mô nguồn nhân lực:
Ø Tổng số nhân viên trong công ty là 130 người.
Trong đó:
- Bộ phận văn phòng: 20 người chiếm 15,38%
- Bộ phận sản xuất: 110 người chiếm 84,62%
Biểu đồ 2.3: Qui mô nguồn nhân lực của công ty năm 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
d. Quy mô diện tích: tổng diện tích công ty là 5.000 m2, đặt văn phòng chính tại ấp Cầu Hang, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
2.1.1.4 Quy trình công nghệ
a. Sơ đồ quy trình công nghệ
Đá 1x2
Đá nguyên liệu
Rung cấp liệu
Hàm sơ cấp
(250 tấn/giờ)
Đá 0x4
Đá 4x6
Sàng 01
Hai hàm thứ cấp
Sàng 02
Cặp cone 1200
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình xay đá
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
b. Diễn giải quy trình công nghệ
Dây chuyền sản xuất đá: Từ đá nguyên liệu sẽ được máy đào đổ vào xe tải, xe tải đổ vào máng chứa đá của máy xay xuống rung cấp liệu để đưa đến hàm sơ cấp để tiến hành nghiền thô. Sau khi nghiền thô sẽ từ băng tải gầm hàm chuyển vào máy sàng 1 rung động để tiến hành sàng. Ở giai đoạn này sẽ cho ra được 2 loại đá là đá 0x4 và đá 4x6 để nhập kho thành phẩm. Đá không đáp ứng nhu cầu về kích cỡ sẽ được đưa đến hàm thứ cấp để dập đá một lần nữa. Từ băng tải sẽ chuyển vào máy sàng 2 rung động với thiết kế hai tầng sẽ cho ra được hai loại đá là: đá mi, đá 1x2. Nếu đá không đáp ứng nhu cầu về kích cỡ sẽ được băng tải chuyển đến cặp cone 1200 để vo đá lại một lần nữa, hình thành con đường khép kín tuần hoàn.
Mô tả sản phẩm:
Ø Đá 0x4: Là loại đá có kích thước từ 0,5cm đến 4cm. Sản phẩm dùng làm đá cấp phối cho nền đường, san lấp mặt bằng. Đây là một chất liệu tốt, tạo độ bền vững chắc do tính kết dính của nó khi trộn làm bê tông, ngoài ra còn dùng làm nền móng nhà xưởng và các công trình khác.
Hình 2.1: Đá 0X4
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Ø Đá 1x2: Là loại đá có kích thước 1cm đến 2cm. Sản phẩm dùng để đổ bê tông cho các loại công trình như đường băng sân bay, cầu cảng, đường xá, nhà cao tầng và dùng trộn bê tông nhựa rải đường quốc lộ.
Hình 2.2: Đá 1x2
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Ø Đá 4x6: Là loại đá có kích thước 4x6cm. Sản phẩm dùng làm đường, móng nhà xưởng và các loại công trình.
Hình 2.3: Đá 4x6
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
2.1.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tại công ty [2]
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc
Phòng Nhân Sự
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Kế Toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: Phòng Nhân Sự - Công ty TNHH Thuận Dư)
b. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Ø Giám đốc công ty:
- Là người đại diện của công ty trước pháp luật.
- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Đại diện công ty để ký kết các các hợp đồng.
Ø Phó giám đốc:
- Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh của công ty khi giám đốc vắng mặt.
- Tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động.
- Ký các loại hợp đồng và các khoản chi tiêu trong quyền hạn được giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
- Báo cáo thường xuyên với giám đốc về công việc thực hiện được giám đốc phân công.
Ø Phòng kế toán:
- Giúp việc và tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê của công ty.
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho giám đốc để từ đó có những phương án trong công tác điều hành và hoạch định phương hướng phát triển trong thời gian tới.
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo qui định của Nhà nước.
Ø Phòng kinh doanh:
- Có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
- Đề xuất các biện pháp kinh doanh để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ø Phòng kỹ thuật:
- Chịu trách nhiệm về việc bảo trì, sửa chữa máy móc nhằm phục vụ cho việc gia công, khai thác đá liên tục.
Ø Phòng nhân sự:
- Giúp việc và tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức nhân sự.
- Xây dựng kế hoạch lao động và tổng hợp, phân tích tình hình sự dụng lao động.
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động như vấn đề tiền lương, tiền thưởng, chế độ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trang bị bảo hộ cho người lao động.
2.1.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh
a. Doanh thu:
Bảng 2.1: Doanh thu của công ty qua 2 năm 2009 - 2010
(ĐVT: Việt Nam đồng)
Năm
Chênh lệch
2009
2010
Giá trị
%
22.316.227.584
32.351.676.171
10.035.448.587
45%
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty qua 2 năm 2009 - 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 03/2011)
b. Lợi nhuận :
Bảng 2.2: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty
qua 2 năm 2009 - 2010
(ĐVT: Việt Nam đồng)
Năm
Chênh lệch
2009
2010
Giá trị
%
279.649.730
263.649.003
(16.000.727)
-6%
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty qua 2 năm 2009 - 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 03/2011)
c. Các khoản nộp ngân sách nhà nước
Bảng 2.3: Các khoản nộp ngân sách nhà nước qua 2 năm 2009 - 2010
(ĐVT: Việt Nam đồng)
Năm
2009
2010
Thuế giá trị gia tăng
2.231.622.755
3.235.167.615
Thuế thu nhập doanh nghiệp
48.938.703
65.912.251
Thuế môn bài
2.000.000
2.000.000
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện khoản nộp thuế GTGT của công ty
qua 2 năm 2009 – 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 03/2011)
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện khoản nộp thuế TNDN của công ty
qua 2 năm 2009 – 2010
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 03/2011)
2.1.1.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
a. Thuận lợi
- Sự phát triển của nền kinh tế khi nước ta gia nhập WTO kết hợp với chính sách mở cửa của nhà nước ngày càng thông thoáng, thủ tục hành chính ngày càng đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển một cách lớn mạnh.
- Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp và phát triển giúp doanh nghiệp dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.
- Khai thác nguồn năng lực sẵn có. Đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng.
- Doanh nghiệp có đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và trong việc quản lý nhân viên.
b. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi đó thì doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn, cần phải tìm ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới để doanh nghiệp có thể phát triển một cách vững vàng hơn.
- Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế.
- Thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
- Các mỏ đá khai thác ngày càng cạn kiệt.
- Thiếu nhân công lành nghề.
- Giá cả ngày một tăng cao: xăng dầu, điện sản xuất…
c. Phương hướng phát triển
- Với phương châm lấy uy tín làm đầu, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các khách hàng thân thuộc và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
- Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên học các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao tay nghề.
- Trong hoàn cảnh khó khăn chung, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, Ban giám đốc công ty đã phối hợp cùng với các phòng ban đề ra những biện pháp nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Thuận Dư
2.1.2.1 Chính sách, chế độ kế toán công ty áp dụng [2]
Ø Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
Ø Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Ø Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá thực tế .
- Phương pháp tính giá trị hàng tồ kho: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp lập dự phòng hàng tồn kho: Lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
Ø Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (hữu hình, vô hình): Nguyên giá.
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (thuê tài chính): Giá thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo phương pháp đường thẳng.
2.1.2.2 Tình hình tổ chức hệ thống sổ sách kế toán [2]
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán các loại
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ cái
Chứng từ
ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối
số phát sinh
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
¶ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ [2]
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng , phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính.
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty [2]
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế Toán Tổng Hợp
Thủ Quỹ
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư)
b. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
¯ Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, tham mưu cho giám đốc tài chính về mọi hoạt động kinh doanh. Là người chỉ đạo trực tiếp, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng kế toán và tổ chức thực hiện công tác kế toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn có chức năng cập nhật, phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán mới của Nhà nước ban hành đến các nhân viên. Có trách nhiệm kiểm tra chính xác và ký duyệt các văn bản báo cáo tài chính, các chứng từ, hóa đơn, các hợp đồng kinh tế trước khi trình lên Ban Giám Đốc.
¯ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thay kế toán trưởng khi cần thiết. Ghi chép và theo dõi sổ cái, kiểm tra và đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng của công ty.
¯ Thủ quỹ: phụ trách nhập xuất tiền mặt, ngân phiếu tại công ty khi có chứng từ hợp lệ.
2.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ
2.2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty
2.2.1.1 Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng giảm theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí khả biến sẽ tỷ lệ thuận trực tiếp với sự biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Nhưng cũng có loại chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí bảo trì máy móc thiết bị. Nói chung, chi phí khả biến rất đa dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, phạm vi, mức độ hoạt động, qui trình công nghệ…của từng doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu tại công ty TNHH Thuận Dư, có thể kể ra một số loại chi phí như sau:
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: là chi phí nổ mìn bao gồm các loại vật liệu sau: Thuốc nổ NT Φ 80; Thuốc nổ Anfo Φ 90; Mồi nổ VE 05/175g ; Kíp vi sai QP 4,5m ; Kíp vi sai QP 8,0m ; Kíp vi sai QP 12,0m.
Bảng 2.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các loại đá
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Nguyên vật liệu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Thuốc nổ NT Φ 80
1.122,01
1.527,53
1.118,01
3.767,55
2
Thuốc nổ Anfo Φ 90
9.907,60
13.488,46
9.872,35
33.268,41
3
Mồi nổ VE 05/175g
361,66
492,37
360,37
1.214,41
4
Kíp vi sai QP 4,5m
132,57
180,48
132,09
445,14
5
Kíp vi sai QP 8,0m
90,74
123,53
90,41
304,68
6
Kíp vi sai QP 12,0m
191,44
260,63
190,76
642,82
Tổng cộng
11.806
16.073
11.764
39.643
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu đơn vị của từng loại đá khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 4x6 có chi phí nguyên vật liệu thấp nhất (11.764 đồng/m3) và sản phẩm đá 1x2 có chi phí nguyên vật liệu cao nhất (16.073 đồng/m3). Nguyên nhân là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các sản phẩm đá khác nhau nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khác nhau.
Biểu đồ 2.8: Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp
(Nguồn: Bảng 2.4 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Tại công ty TNHH Thuận Dư, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm. Vì thế khối lượng sản xuất đá ra càng nhiều thì tiền lương càng cao.
Bảng 2.5: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Sản phẩm
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đá 0x4
m3
7.828
1.856
14.528.768
2
Đá 1x2
m3
6.600
2.517
16.612.200
3
Đá 4x6
m3
974
1.847
1.798.978
Tổng cộng
m3
15.402
32.939.946
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là khác nhau. Trong đó chi phí nhân công sản xuất đá 4x6 là thấp nhất (1.847 đồng/m3) và chi phí nhân công sản xuất đá 1x2 là cao nhất (2.517 đồng/m3).
Biểu đồ 2.9: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(Nguồn: Bảng 2.5 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí sản xuất chung khả biến:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng và ở các bộ phận sản xuất nhằm phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Chi phí sản xuất chung khả biến công ty bao gồm:
Ø Chi phí nhiên liệu: Là những chi phí dùng để chạy máy như dầu Diezen, dầu Do, mỡ bơm, nhớt…
Ø Chi phí lương nhân viên phân xưởng.
Ø Chi phí khoan đá, chi phí xúc đá, chi phí xay đá
Ø Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng.
Ø Chi phí khác: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…
Ø Chi phí sửa chữa, chi phí bảo trì máy móc thiết bị.
Ø Chi phí phụ tùng thay thế.
Bảng 2.6: Chi phi sản xuất chung khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Thuế tài nguyên
5.393
7.690
5.428
2
Phí bảo vệ môi trường
903
1.288
909
3
Tiền điện sản xuất
2.817
4.071
2.893
4
Chi phí khoan đá
1.397
1.954
1.430
5
Chi phí xúc đá
2.885
4.182
2.972
6
Chi phí xay đá
11.327
16.304
11.341
7
Chi phí vận chuyển
10.082
14.611
10.687
8
Chi phí lương của nhân viên phân xưởng
1.033
1.489
1.058
9
Chi phí sửa chữa
514
741
527
10
Chi phí nhiên liệu
453
672
462
11
Chi phí phụ tùng thay thế
237
402
244
Tổng cộng
37.041
53.405
37.951
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất chung khả biến đơn vị của mỗi sản phẩm là khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có chi phí sản xuất chung lớn nhất (53.405 đồng/m3), tiếp theo là 2 sản phẩm đá 4x6 (37.951 đồng/m3) và đá 0x4 (37.041 đồng/m3) có chi phí sản xuất chung gần bằng nhau. Nguyên nhân là do yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm đá là khác nhau nên chi phí sản xuất chung của mỗi loại đá khác nhau.
Biểu đồ 2.10: Chi phí sản xuất chung khả biến
(Nguồn: Bảng 2.6 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến:
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty, bao gồm:
Ø Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán.
Ø Chi phí phục vụ quản lý như: chi phí điện thoại, phí ngân hàng, phí chuyển tiền.
Ø Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý
Bảng 2.7: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán
200
200
200
2
Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý
490
1,012
550
3
Chi phí điện thoại
60
123
94
4
Phí ngân hàng, phí chuyển tiền
32
32
32
Tổng cộng
782
1,367
876
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.11: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(Nguồn: Bảng 2.7 và xử lý của tác giả 04/2011)
ö Từ các số liệu tập hợp ở trên, ta xác định được tổng chi phí khả biến của từng loại sản phẩm đá như sau:
Bảng 2.8: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
11.806
16.073
11.764
2
Chi phí nhân công trực tiếp
1.856
2.517
1.847
3
Chi phí sản xuất chung
37.041
53.405
37.951
4
Chi phí bán hàng và quản lý
782
1.367
876
Tổng cộng
51.485
73.362
52.438
(Nguồn: Bảng 2.4; Bảng 2.5; Bảng 2.6; Bảng 2.7)
Biểu đồ 2.12: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(Nguồn: Bảng 2.8 và xử lý của tác giả 04/2011)
2.2.1.2 Chi phí bất biến
Chi phí bất biến, còn gọi là định phí, là những khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của qui mô hoạt động nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ biến động của mức độ hoạt động. Chi phí bất biến không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động nhưng nếu mức độ hoạt động tăng
Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. Chi phí bất biến tại công ty bao gồm:
Ø Chi phí khấu hao tài sản cố định
Ø Chi phí lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương
Ø Chi phí ăn cho công nhân viên.
Ø Chi phí vật dụng văn phòng
Ø Chi phí tiếp khách, hội họp, phí công tác…
Ø Các chi phí bằng tiền mặt khác
Vậy, chi phí bất biến của công ty gồm có chi phí khấu hao và chi phí quản lý bất biến khác.
Những chi phí bất biến được công ty phân bổ cho từng sản phẩm theo giá trị.
Tỷ lệ phân bổ =
Qua tài liệu của công ty, ta có chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho sản xuất trong tháng 12 như sau:
Bảng 2.9: Chi phí khấu hao TSCĐ của công ty
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Số tiền
1
Khấu hao xe nâng
655.594
2
Khấu hao máy xúc 90Z3
13.277.513
3
Khấu hao ô tô tải ben 15 tấn
1.893.944
4
Khấu hao xe xúc Kavasaki KL.D85
2.843.915
5
Khấu hao xe Tozota Zace Surf
5.421.477
6
Khấu hao máy nghiền 739-740
4.100.529
7
Khấu hao dây chuyền nghiền sàng đá
70.152.778
Tổng cộng
98.345.750
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Dựa vào tỷ lệ phân bổ chi phí cố định của công ty ta tính được chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm như sau:
Bảng 2.10: Chi phí khấu hao TSCĐ từng loại đá
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí khấu hao TSCĐ
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
38%
37.333.461
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
56%
55,547.348
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
6%
5.464.941
Tổng cộng
15.402
1.593.440.810
100%
98.345.750
(Nguồn: Bảng 2.9 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)[2]
Qua tài liệu của công ty ta tập hợp được các chi phí bất biến khác của công ty trong tháng 12/2010 như sau:
Bảng 2.11: Chi phí bất biến khác của công ty
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Số tiền
1
Chi phí lương và các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ)
89,250,000
2
Khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý
1,117,851
3
Chi phí dịch vụ mua ngoài
1,500,000
4
Chi phí tiền ăn giữa ca của công nhân
7,200,000
5
Chi phí khác
(chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm)
2,234,712
Tổng cộng
101,302,563
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Những chi phí này được phân bổ ra theo tỷ lệ phân bổ của công ty ta được bảng sau:
Bảng 2.12: Chi phí bất biến khác từng loại đá
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí khấu hao TSCĐ
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
38%
38.455.910
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
56%
57.217.406
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
6%
5.629.247
Tổng cộng
15.402
1.593.440.810
100%
101.302.563
(Nguồn: Bảng 2.11 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)[2]
Kết hợp với chi phí khấu hao tài sản cố định ở trên ta có bảng tổng hợp chi phí bất biến của các sản phẩm như sau:
Bảng 2.13: Chi phí bất biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Chi phí bất biến
1
Đá 0x4
75.789.370
2
Đá 1x2
112.764.754
3
Đá 4x6
11.094.189
Tổng cộng
199.648.313
(Nguồn: Bảng 2.10; Bảng 2.12)
Biểu đồ 2.13: Chi phí bất biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(Nguồn: Bảng 2.13 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư
2.2.2.1 Số dư đảm phí
Qua số liệu thu thập được trong tháng 12/2010 ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 2 nhóm sản phẩm như sau:
Bảng 2.14: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Doanh thu
604.893.044
900.002.400
88.545.366
2
Chi phí khả biến
403,024,580
484,189,200
51.074.612
3
Số dư đảm phí
201.868.464
415.813.200
37.470.754
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.14: Số dư đảm phí đơn vị từng loại đá
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu và biểu đồ thể hiện trên, ta thấy mỗi loại sản phẩm đá có một số dư đảm phí đơn vị khác nhau. Trong đó thì số dư đảm phí đơn vị của đá 1x2 là lớn nhất (415.813.200 đồng), tiếp theo là đá 0x4 (201.868.464 đồng) và cuối cùng là đá 4x6, có số dư đảm phí thấp nhất (37.470.754 đồng). Nguyên nhân là do sản phẩm đá 1x2 có doanh thu cao nên số dư đảm phí cao.
Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 loại sản phẩm đá, ta đi sâu nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đá này trong công ty để thấy rõ hơn sự tác động của số lượng sản phẩm tiêu thụ tới lợi nhuận thông qua số dư đảm phí.
Bảng 2.15: Tình hình tiêu thụ từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng tiêu thụ (m3)
Đơn giá (đồng/m3)
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư
đảm phí
Chi phí
bất biến
Lợi nhuận
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
403.024.580
201.868.464
75.789.370
126.079.094
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
484.189.200
415.813.200
112.764.754
303.048.446
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
51.074.612
37.470.754
11.094.189
26.376.565
Tổng cộng
15.402
1,593,440,810
938.288.392
655.152.418
199.648.313
455.504.105
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Nhận xét: Qua bảng tình hình tiêu thụ của mỗi sản phẩm đá trong tháng 12/2010, ta thấy đá 0x4 có sản lượng tiêu thụ cao nhất (7.828 m3), kế đến là đá 1x2 (6.600 m3) và cuối cùng là đá 4x6 (974 m3). Tuy nhiên lợi nhuận đạt được của đá 1x2 là cao nhất (303,048,446đồng), kế đến là đá 0x4 (126.079.094 đồng) và cuối cùng là đá 4x6 (26.376.565 đồng).
Khảo sát sự ảnh hưởng về chi phí, sản lượng tiêu thụ tới lợi nhuận của các sản phẩm đá thông qua số dư đảm phí của tháng 12/2010, ta có:
Ø ĐÁ 0X4
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 75.789.370 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 2.938,94 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (77.273 – 51.485) x 2.938,84 = 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 75.789.370 - 75.789.370 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 0x4 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 7.828 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (77.273 – 51.485) x 7.828 = 201.868.464 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 201.868.464 – 75.789.370 = 126.079.094 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 7.828 – 2.938,94 = 4.889,06m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (77.273 – 51.485) x 4.889,06 = 126.079.094 đồng.
Ø ĐÁ 1x2
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 112.764.754 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 1.789,86 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (136.364 – 73.362) x 1.789,86 = 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 112.764.754 – 112.764.754 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 1x2 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 6.600 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (136.364 – 73.362) x 6.600 = 389.412.200 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 415.813.200 – 112.764.754 = 303.048.446 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 6.600 – 1.789,86 = 4.810,14 m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (136.364 – 73.362) x 4.810,14 = 303.048.446 đồng.
Ø ĐÁ 4x6
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 11.094.189 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 288,38 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (90.909 – 52.438) x 288,38 = 11.094.189 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 11.094.189 – 11.094.189 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 4x6 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 974 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (90.909 – 52.438) x 974 = 37.470.754 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 37.370.754 – 11.094.189 = 26.376.565 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 974 – 288,38 = 685,62 m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (90.909 – 52.438) x 685,62 = 26.376.565 đồng.
Kết luận: Thông qua việc phân tích trên, ta đã thiết lập được mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Nghĩa là khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua mức hòa vốn thì lượng tiêu thụ tăng càng nhiều thì lợi nhuận cũng tăng lên. Hay nói cách khác khối lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua mức hòa vốn thì tỷ lệ với lợi nhuận. Điều đó được thể hiện rõ thông qua số dư đảm phí.
Thông qua việc phân tích trên, giúp cho nhà quản trị có thể dựa vào các chỉ tiêu này để có thể đưa ra những quyết định, chính sách cho công ty. Tuy nhiên, nếu dựa hoàn toàn vào các chỉ tiêu này trong việc tiêu thụ sản phẩm để tạo ra lợi nhuận cho công ty thì không chính xác. Vì thế ta phải xem xét thêm các yếu tố khác như kết cấu chi phí, giá bán để đưa ra mục tiêu tăng giảm lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.
2.2.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 %
Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.16: Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại đá
STT
Sản phẩm
Số dư
đảm phí
Doanh Thu
Tỷ lệ số dư đảm phí
1
Đá 0x4
201.868.464
604.893.044
33,37%
2
Đá 1x2
415.813.200
900.002.400
46,20%
3
Đá 4x6
37.470.754
88.545.366
42,32%
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Để thấy rõ hơn sự chênh lệch về tỷ lệ số dư đảm phí của mỗi sản phẩm đá, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại đá
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu và biểu đồ thể hiện trên, ta thấy mỗi loại sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Trong đó thì tỷ lệ số dư đảm phí của đá 1x2 là lớn nhất (46,20%), tiếp theo là đá 4x6 (42,32%) và cuối cùng là đá 0x4, có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất (33,37%).
Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 loại sản phẩm đá và tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm, ta đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chi phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tới lợi nhuận như sau:
Ø ĐÁ 0X4
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 75.789.370 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 2.938,94 m3)
Doanh thu thuần: 77.273 x 2.938,94 = 227.100.667 đồng.
Số dư đảm phí là: 25.788 x 2.938,94 = 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận là: 75.789.370 – 75.789.370 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 227.100.667 – 0 = 227.100.667 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 227.100.667 x 33,37% = 92.468.493 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 7.828 m3
Doanh thu thuần: 77.273 x 7.828 = 604.893.044 đồng.
Số dư đảm phí là: 25.788 x 7.828 = 201.868.464 đồng.
Lợi nhuận là: 201.868.464 – 75.789.370 = 126.079.094 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 604.893.044 – 277.100.667 = 327.792.377 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 327.792.377 * 33,37% = 109.384.316 đồng.
Ø ĐÁ 1x2
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 112.764.754 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 1.789,86 m3)
Doanh thu thuần: 136.364 x 1.789,86 = 244.072.457 đồng.
Số dư đảm phí là: 63.002 x 1.789,86 = 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận là: 112.764.754 – 112.764.754 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 244.072.457 – 0 = 244.072.457 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 244.072.457 x 46,20% = 112.761.475 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 6,600 m3
Doanh thu thuần: 136.364 x 6.600 = 900.002.400 đồng.
Số dư đảm phí là: 63.002 x 6.600 = 415.813.200 đồng.
Lợi nhuận là: 415.813.200 – 112.764.754 = 303.048.446 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 900.002.400 – 244.072.457 = 655.929.943đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 655.929.943 * 46,20% = 303.048.446 đồng.
Ø ĐÁ 4x6
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 11.094.189 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 288,38 m3)
Doanh thu thuần: 90.909 x 288,38 = 26.216.153 đồng.
Số dư đảm phí là: 38.471 x 288,38 = 11.094.189 đồng.
Lợi nhuận là: 11.094.189 – 11.094.189 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 26.216.153 – 0 = 26.216.153 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 26.216.153 x 42,32% = 11.094.676 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 974 m3
Doanh thu thuần: 90.909 x 974 = 88.545.366 đồng.
Số dư đảm phí là: 38.471 x 974 = 37.470.754 đồng.
Lợi nhuận là: 37.470.754 – 11.094.189 = 26.376.565 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 88.545.366 – 26.216.153 = 62.392.213 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 62.392.213 * 42,32% = 26.376.565 đồng.
Kết luận: dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí mà ta có thể tính toán nhanh chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách lấy doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận thông qua chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí. Ta có các giả định như sau:
ü Doanh thu sau hòa vốn của các sản phẩm đá đều tăng thêm 10.000.000 đồng. Ta có bảng sau:
Bảng 2.17: Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Tỷ lệ
số dư đảm phí
Lợi nhuận
tăng thêm
1
Đá 0x4
33,37%
3.337.000
2
Đá 1x2
46,20%
4.620.000
3
Đá 4x6
42,32%
4.232.000
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Khi cùng tăng một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các sản phẩm đá thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng thêm cao và ngược lại. Cụ thể trong công ty, khi doanh thu sau hòa vốn đều tăng thêm 10.000.000 đồng thì lợi nhuận sản phẩm đá 1x2 tăng cao nhất (4.6200.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm lớn (46,20%). Ngược lại, sản phẩm đá 0x4 tăng thấp nhất (3.337.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm thấp (33,37%).
ü Doanh thu sau hòa vốn của các sản phẩm đá đều giảm xuống 10.000.000 đồng. Ta có bảng sau:
Bảng 2.18: Mối quan hệ giữa doanh thu giảm xuống và lợi nhuận
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Tỷ lệ
số dư đảm phí
Lợi nhuận
giảm xuống
1
Đá 0x4
33,37%
3.337.000
2
Đá 1x2
46,20%
4.620.000
3
Đá 4x6
42,32%
4.232.000
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Khi cùng giảm một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các sản phẩm đá thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận giảm nhiều hơn và ngược lại. Cụ thể trong công ty, khi doanh thu sau hòa vốn đều giảm xuống 10.000.000 đồng thì lợi nhuận sản phẩm đá 1x2 giảm nhiều nhất (4.620.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm lớn (46,20%). Ngược lại, sản phẩm đá 0x4 giảm thấp nhất (3.337.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm thấp (33,37%).
Kết luận: Sau khi phân tích hai trường hợp giả định tăng, giảm của doanh thu ta thấy những sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, khi gặp điều kiện thuận lợi, doanh thu tăng thì tốc độ tăng lợi nhuận rất nhanh. Nhưng ngược lại, khi có sự biến động, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhiều hơn dẫn đến thiệt hại sẽ cao hơn.
Tuy dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí để quyết định nên chú trọng đầu tư sản xuất sản phẩm nào nhưng công ty cũng cần xem xét lại kết cấu chi phí của các loại sản phẩm để biết sản phẩm nào mới thật sự mang lại lợi nhuận kinh tế và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
2.2.2.3. Kết cấu chi phí
Để thấy rõ kết cấu chi phí của từng sản phẩm đá, ta xem xét các báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các sản phẩm đá trong tháng 12/2010
Bảng 2.19: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
CHỈ TIÊU
ĐÁ 0x4
ĐÁ 1x2
ĐÁ 4x6
TOÀN CÔNG TY
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
1
Doanh thu
604.893.044
100%
900.002.400
100%
88.545.366
100%
1.593.440.810
100%
2
Chi phí khả biến
403.024.580
67%
484.189.200
54%
51.074.612
58%
938.288.392
59%
3
Số dư đảm phí
201.868.464
33%
415.813.200
46%
37.470.754
42%
655.152.418
41%
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
455.504.105
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Ta có thể tính kết cấu chi phí từng sản phẩm như sau:
ó Đá 0x4
Tổng chi phí là: 403.024.580 + 75.789.370 = 478.813.950 đồng.
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 84,17%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 15,83%
ó Đá 1x2
Tổng chi phí là: 484.189.200 + 112.764.754 = 596.953.954 đồng.
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 81,11%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 18,89%
ó Đá 4x6
Tổng chi phí là: 51.074.612 + 11.094.189 = 62.168.801 đồng
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 82,15%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 17,85%
Nhận xét: Qua việc tính toán kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm đá, ta thấy chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với chi phí bất biến. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất (84,17%) và chi phí bất biến chiếm tỷ trọng thấp nhất (15,83%).
2.2.2.4 Đòn bẩy hoạt động
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =
Ta có đòn bẩy hoạt động của các sản phẩm đá như sau :
- Sản phẩm đá 0x4: = 1,60
- Sản phẩm đá 1x2: = 1,37
- Sản phẩm đá 4x6: = 1,42
Để có thể thấy rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận, ta giả định trong thời gian tới, công ty tăng 20% doanh thu cho mỗi sản phẩm đá. Ta có bảng tăng lợi nhuận như sau:
Bảng 2.20: Lợi nhuận tăng lên khi doanh thu tăng lên 20%
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Đòn bẩy hoạt động
1,60
1,37
1,42
Doanh thu tăng
20%
20%
20%
Tốc độ tăng lợi nhuận
32,02%
27,44%
28,41%
Lợi nhuận thuần
126.079.094
303.048.446
26.376.565
Lợi nhuận tăng lên
40.373.693
83.162.640
7.494.151
Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy độ lớn đòn bẩy hoạt động của 3 sản phẩm đá đều lớn hơn 1. Xét về độ lớn của đòn bẩy hoạt động thì sản phẩm đá 0x4 có đòn bẩy hoạt động cao nhất (1,60) và thấp nhất là sản phẩm đá 1x2 (1,37). Còn nếu xét về tốc độ tăng lợi nhuận thì sản phẩm đá 0x4 có tốc độ tăng lớn nhất (32,02%) và thấp nhất là sản phẩm đá 1x2 (27,44%). Tuy nhiên nếu xét về lợi nhuận tăng lên khi doanh thu tăng lên 20% thì sản phẩm đá 1x2 có lợi nhuận tăng lên cao nhất (83.162.640 đồng) và sản phẩm đá 4x6 có lợi nhuận tăng lên thấp nhất (7.494.151). Nguyên nhân là do lợi nhuận thực hiện trong kỳ của sản phẩm đá 1x2 cao nên làm cho lợi nhuận tăng lên xét về số tuyệt đối lớn hơn 2 sản phẩm đá còn lại.
Thực tế cho thấy không phải lúc nào công ty cũng có thể khẳng định rằng doanh thu tháng sau cao hơn tháng trước hoặc năm sau cao hơn năm trước. Vì thế dựa vào độ lớn đòn bẩy hoạt động để đưa ra một kết luận chính xác, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh thì chưa đủ. Cho nên các nhà quản lý ở công ty cần phải biết lựa chọn một kết cấu chi phí phù hợp để lợi nhuận ngày càng tăng lên cùng với doanh thu. Tuy nhiên độ lớn đòn bẩy hoạt động sẽ giảm do tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.
2.2.2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí:
Từ các số liệu ở trên, ta có báo cáo thu nhậo theo số dư đảm phí của mỗi sản phẩm đá như sau:
Bảng 2.21: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của đá 0x4
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Tổng số
Đơn vị
Tỷ lệ
1
Doanh thu
604.893.044
77.273
100%
2
Chi phí khả biến
403.024.580
51.485
67%
3
Số dư đảm phí
201.868.464
25.788
33%
4
Chi phí bất biến
75.789.370
9.682
5
Lợi nhuận
126.079.094
16.106
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Bảng 2.22: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của đá 1x2
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 1x2
Tổng số
Đơn vị
Tỷ lệ
1
Doanh thu
900.002.400
136.364
100%
2
Chi phí khả biến
484.189.200
73.362
54%
3
Số dư đảm phí
415.813.200
63.002
46%
4
Chi phí bất biến
112.764.754
17.086
5
Lợi nhuận
303.048.446
45.916
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Bảng 2.23: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của đá 4x6
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 4x6
Tổng số
Đơn vị
Tỷ lệ
1
Doanh thu
88.545.366
90.909
100%
2
Chi phí khả biến
51.074.612
52.438
58%
3
Số dư đảm phí
37.470.754
38.471
42%
4
Chi phí bất biến
11.094.189
11.390
5
Lợi nhuận
26.376.565
27.081
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Nhận xét: Qua bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của mỗi sản phẩm đá, ta thấy rằng lợi nhuận đạt được của sản phẩm đá 1x2 là cao nhất (303.048.446 đổng) và thấp nhất là sản phẩm đá 4x6 (26.376.565 đồng). Nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì sản phẩm đá 1x2 có lợi nhuận cao nhất (45.916 đồng) và thấp nhất là sản phẩm đá 0x4 (16.106 đồng). Đối với đá 4x6, mặc dù giá bán trên một đơn vị sản phẩm tương đối cao (90.909 đồng/m3) nhưng do khối lượng sản phẩm tiêu thụ ít nên số dư đảm phí thấp dẫn đến tổng lợi nhuận đạt được không cao.
2.2.3 Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong tổ chức và điều hành tại công ty TNHH Thuận Dư
2.2.3.1 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh
Tại công ty TNHH Thuận Dư sản xuất kinh doanh đá 1x2, trong tháng 12/2010 có các tài liệu sau:
Trong tháng sản xuất và tiêu thụ 6.600 m3 đá với giá bán 136.364 đ/m3, chi phí khả biến đơn vị là 73.362 đ/m3, chi phí bất biến là 112.764.754 đồng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của công ty TNHH Thuận Dư như sau:
STT
Chỉ tiêu
Đá 1x2
Tổng số
Đơn vị
Tỷ lệ
1
Doanh thu
900.002.400
136.364
100%
2
Chi phí khả biến
484.189.200
73.362
54%
3
Số dư đảm phí
415.813.200
63.002
46%
4
Chi phí bất biến
112.764.754
17.086
5
Lợi nhuận
303.048.446
45.916
Chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận thông qua các trường hợp sau:
a. Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi
Để sản lượng đá đầu ra đạt năng suất cao, công ty dự tính trong tháng tới sẽ đầu tư thay cặp cone 1200 bằng cặp cone 1300 để cho phù hợp với hàm sơ cấp 250 tấn/giờ. Như vậy công ty phải bỏ ra 1.500.000.000 đồng và thời gian khấu hao là 5 năm. Khi đó sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 5%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 105% = 6.930 m3.
s Chi phí khấu hao cặp cone 1300 mới cho 3 sản phẩm đá:
= 25.000.000 đồng.
Chi phí khấu hao phân bổ cho đá 1x2 là:
25.000.000 x 56% = 14.000.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 14.000.000 = 126.764.754 đồng
s Lợi nhuận mới là:
6.930 x (136.364 – 73.362) – 126.764.754 = 309.839.106 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 309.839.106 – 303.048.446 = 6.790.660 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6.790.660 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
b. Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi
Qua việc khảo sát của phòng kinh doanh, trong mấy tháng gần đây, lượng đơn đặt hàng của khách hàng có dấu hiệu giảm sút. Với tình hình thực tế trên, công ty dự kiến kỳ tới sẽ thực hiện chính sách xây dựng khoản chi phí hoa hồng bán hàng là 4.000 đồng/m3 đá. Sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên 10%. Công ty có nên thực hiện biện pháp này hay không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Cứ 1m3 đá thì được hưởng hoa hồng là 4.000 đồng.
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 73.362 + 4.000 = 77.362 đồng/m3
s Chi phí bất biến không đổi là 112.764.754
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (136.364 – 77.362) – 112.764.754 = 315.589.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 315.589.766 - 303.048.446 = 12.541.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 12.541.320 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
c. Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Để giữ khách hàng cũ, tìm thêm khách hàng mới. Công ty dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách giảm giá bán là 2.000 đồng/m3 đá 1x2, đồng thời tăng chi phí quảng cáo dự kiến là 20.000.000 đồng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 10%. Công ty có nên thực hiện biện pháp này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Giảm giá bán 2.000đ/sp.
Giá bán mới là: 136.364 – 2.000 = 134.364 đồng/m3
s Tăng chi phí quảng cáo là 20.000.000 đồng
Chi phí quảng cáo phân bổ cho đá 1x2 là:
20.000.000 x 56% = 11.200.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 11.200.000 = 123.964.754 đồng
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (134.364 – 73.362) – 123.964.754 = 318.909.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là:
318.909.766 – 303.048.446 = 15.861.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 15.861.320 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
d. Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắy cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Ban giám đốc công ty đã đưa ra một giải pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, công ty cần có đội ngũ công nhân có tay nghề cao và đầu tư thêm một cặp cone 1300 mới. Như vậy, công ty phải bỏ ra 1.500.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 5 năm. Đồng thời thuê thêm một số công nhân có kinh nghiệm cao trong việc sử dụng các loại máy móc mới làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 500 đồng/m3. Khi đó, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Chi phí khấu hao cặp cone 1300 mới cho 3 sản phẩm đá:
= 25.000.000 đồng.
Chi phí khấu hao phân bổ cho đá 1x2 là: 25.000.000 x 56% = 14.000.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 14.000.000 = 126.764.754 đồng
s Chi phí nhân công trực tiếp tăng 500 đồng/m3
Chi phí khả biến mới là: 73.362 + 500 = 73.862 đồng/ m3
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (136.364 – 73.862) – 123.964.754 = 329.799.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là:
329.799.766 – 303.048.446 = 26.751.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 26.751.320 đồng. Công ty nên thực hiện biện pháp này.
e. Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, công ty muốn phát triển hơn nữa nên ban giám đốc công ty đã đưa ra một giải pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách giảm giá bán là 3.000 đồng/m3 đá 1x2, đồng thời tăng chi phí quảng cáo dự kiến là 20.000.000 đồng. Ngoài ra xây dựng khoản chi phí hoa hồng bán hàng là 3.000 đồng/m3. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng lên 20%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 x 120% = 7.920 m3
s Giảm giá bán 2.000đ/m3
Giá bán mới là: 136.364 – 2.000 = 134.364 đồng/m3
s Thực hiện chính sách hoa hồng cho khách hàng là 3.000 đồng/m3
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 73.362 + 3.000 = 76.362 đồng/ m3
s Tăng chi phí quảng cáo là 20.000.000 đồng
Chi phí quảng cáo phân bổ cho đá 1x2 là: 20.000.000 x 56% = 11.200.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 11.200.000 = 123.964.754 đồng
s Lợi nhuận mới là: 7.920 x (134.364 – 76.362) – 123.964.754 = 335.411.086 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 335.411.086 – 303.048.446 = 32.362.640 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 32.362.640 đồng. Công ty nên thực hiện biện pháp này.
2.2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn
a. Phân tích điểm hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn =
Ta có sản lượng hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.24: Sản lượng hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Chi phí
bất biến
Số dư
đảm phí đơn vị
Sản lượng tiêu thụ
hòa vốn
1
Đá 0x4
75.789.370
25.788
2.938,94
2
Đá 1x2
112.764.754
63.002
1.789,86
3
Đá 4x6
11.094.189
38.471
288,38
(Nguồn: Bảng 2.13; Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
b.Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng tiêu thụ hòa vốn x Giá bán đơn vị
Ta có doanh thu hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.25: Doanh thu hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn
Giá bán đơn vị
Doanh thu hòa vốn
1
Đá 0x4
2.938,94
77.273
227.100.667
2
Đá 1x2
1.789,86
136.364
244.072.457
3
Đá 4x6
288,38
90.909
26.216.153
(Nguồn: Bảng 2.24 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
c. Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Ta có thời gian hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.26: Thời gian hòa vốn từng loại đá (ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu trong kỳ
Thời gian hòa vốn
1
Đá 0x4
227.100.667
604.893.044
135
2
Đá 1x2
244.072.457
900.002.400
98
3
Đá 4x6
26.216.153
88.545.366
107
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
c. Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn = x 100%
Ta có tỷ lệ hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.27: Tỷ lệ hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Tỷ lệ hòa vốn
1
Đá 0x4
2.938,94
7.828
37,54%
2
Đá 1x2
1.789,86
6.600
27,12%
3
Đá 4x6
288,38
974
29,61%
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Bảng 2.28: Các chỉ tiêu hòa vốn từng loại đá
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Sản lượng hòa vốn (m3)
2.938,94
1.789,86
288,38
2
Doanh thu hòa vốn (đồng)
227.100.667
244.072.457
26.216.153
3
Thời gian hòa vốn (ngày)
135
98
107
4
Tỷ lệ hòa vốn (%)
37,54%
27,12%
29,61%
(Nguồn: Bảng 2.26; Bảng 2.25; Bảng 2.26; Bảng 2.27)
Qua bảng 2.28 thì sản phẩm có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn thấp nhất là sản phẩm đá 4x6 do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của sản phẩm này trong tháng 12/2010 tương đối thấp (974 m3). Sản phẩm đá 0x4 có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn cao, do đó muốn có lợi nhuận thì sản phẩm này phải tiêu thụ cao hơn mức sản lượng hòa vốn.
Thời gian hòa vốn của sản phẩm đá 0x4 là dài nhất (135 ngày). Điều đó nói lên rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm hơn 2 sản phẩm còn lại. Trong khi đó sản phẩm đá 1x2 có tình hình tiêu thụ tốt hơn, vòng quay vốn hoạt động nhanh, không xảy ra tình trạng thiếu vốn lưu động nên sản phẩm có thời gian hòa vốn tốt hơn là 98 ngày.
Cũng giống như sản lượng hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn càng cao thì mức rủi ro càng lớn. Trong đó sản phẩm đá có tỷ lệ hòa vốn cao (47,54%) so với 2 sản phẩm đá còn lại, kết hợp với cơ cấu chi phí, sản lượng hoà vốn, thời gian hoà vốn cho thấy sản phẩm đá 0x4 hoạt động không hiệu quả, rủi ro nhiều hơn 2 sản phẩm đá
còn lại. Đồng thời qua chỉ tiêu tỷ lệ hòa vốn thấy được sự hoạt động hiệu quả của sản phẩm đá 1x2 với tỷ lệ hòa vốn thấp (27,12%).
d. Phân tích bằng đồ thị
P Sản phẩm đá 0x4
Đường doanh thu: Ydt = 77.273 x
Đường tổng chi phí: Ycp = 51.485 x + 75.789.370
Doanh thu (đồng)
0
2.938,94
Điểm hòa vốn
227.100.667
Ydt = 77.273 x
Ycp = 51.485 x + 75.789.370
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.1: Đồ thị hòa vốn đá 0x4
Đường lợi nhuận: y = 25.788 x – 75.789.370
Lợi nhuận (đồng)
Sản lượng (m3)
y = 25.788 x – 75.789.370
126.079.094
2.938,94
7.828
-75.789.370
Đồ thị 2.2: Đồ thị lợi nhuận đá 0x4
P Sản phẩm đá 1x2
Đường doanh thu: Ydt = 136.364 x
Đường tổng chi phí: Ytp = 73.362 x + 112.764.754
Doanh thu (đồng)
0
1.789,86
Điểm hòa vốn
244.072.457
Ydt = 136.364 x
Ytp = 73,362 x + 112.764.754
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.3: Đồ thị hòa vốn đá 1x2
Đường lợi nhuận: y = 63.002 x – 112.764.754
Lợi nhuận (đồng)
Sản lượng (m3)
y = 63.002 x – 112.764.754
303.048.46
1.789,86
6.600
-112.764.754
Đồ thị 2.4 : Đồ thị lợi nhuận đá 1x2
P Sản phẩm đá 4x6
Đường doanh thu: Ydt = 90.909 x
Đường tổng chi phí: Ytp = 52.438 x + 11.094.189
Doanh thu (đồng)
0
288,38
Điểm hòa vốn
26.216.153
Ydt = 136.364 x
Ytp = 52.438 x + 11.094.189
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.5: Đồ thị hòa vốn đá 4x6
Đường lợi nhuận: y = 38.471 x – 11.094.189
26.376.565
Sản lượng (m3)
288,38
Lợi nhuận (đồng)
y = 38.471 x – 11.094.189
-11.094.189
974
Đồ thị 2.6 : Đồ thị lợi nhuận đá 4x6
e. Doanh thu an toàn
í Doanh thu an toàn được xác định theo công thức sau:
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Ta có doanh thu an toàn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.29: Doanh thu an toàn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Doanh thu thực hiện
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn
1
Đá 0x4
604.893.044
227.100.667
377.792.377
2
Đá 1x2
900.002.400
244.072.457
655.929.943
3
Đá 4x6
88.545.366
26.216.153
62.329.213
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu về doanh thu an toàn được tính ở trên, ta thấy mỗi sản phẩm đều có mức doanh thu an toàn khá cao nên khó có khả năng bị lỗ. Do kết cấu chi phí của mỗi sản phẩm đá là khác nhau nên doanh thu an toàn của mỗi sản phẩm đá cũng khác nhau. Ta thấy tại công ty TNHH Thuận Dư, mức độ chênh lệch về doanh thu an toàn là khá cao. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có doanh thu an toàn cao nhất (655.929.943 đồng) và sản phẩm đá 4x6 có doanh thu an toàn thấp nhất (62.329.213 đồng).
Doanh thu an toàn thể hiện mức độ an toàn của một sản phẩm, là một chỉ tiêu để phản ánh doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn là bao nhiêu. Nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu doanh thu an toàn thì ta không thể nhận ra sản phẩm nào đạt mức độ an toàn cao. Vì vậy, ta phải nghiên cứu thêm một chỉ tiêu khác, đó là chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn để đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn của từng loại sản phẩm.
f. Tỷ lệ doanh thu an toàn
í Tỷ lệ doanh thu an toàn được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ doanh thu an toàn = x 100%
Ta có tỷ lệ doanh thu an toàn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.30: Tỷ lệ doanh thu an toàn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu thực hiện
Tỷ lệ doanh thu an toàn
1
Đá 0x4
377.792.377
604.893.044
62,46%
2
Đá 1x2
655.929.943
900.002.400
72,88%
3
Đá 4x6
62.329.213
88.545.366
70,39%
(Nguồn: Bảng 2.29 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Tỷ lệ doanh thu an toàn của 3 loại sản phẩm đá đều khá cao do chi phí bất biến trong tổng chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có tỷ lệ doanh thu an toàn cao nhất (72,88%), kế đến là sản phẩm đá 4x6 (70,39%) và cuối cùng là sản phẩm đá 0x4 có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất (62,46%). Vì thế nếu có sự biến động của thị trường hoặc công ty gặp rủi ro trong kinh doanh thì sản phẩm đá 0x4 sẽ có doanh thu sụt giảm nhanh hơn 2 loại sản phẩm đá còn lại, nguy cơ lỗ sẽ cao hơn.
2.2.3.3 Phân tích kết cấu mặt hàng.
So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các sản phẩm đá trong tháng 11/2010 và tháng 12/2100:
Bảng 2.31: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá
(Tháng 11/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Doanh thu
642.339.540
899.770.581
77.701.740
1.619.811.861
2
Chi phí khả biến
427.974.211
484.064.485
44.819.807
956.858.503
3
Số dư đảm phí
214.365.329
415,706,096
32,881,933
662.953.358
4
Chi phí bất biến
88.052.135
100.692.430
10.903.748
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.313.194
315.013.666
21.978.185
463.305.045
6
Tỷ lệ số dư đảm phí
33.37%
46.20%
42.32%
40.93%
7
Kết cấu mặt hàng
39,66%
55,54%
4,80%
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 04/2011)[2]
Doanh thu hòa vốn: = 487.779.900 đồng.
Doanh thu an toàn: 1.619.811.861 – 487.779.900 = 1.132.031.961 đồng.
Tỷ lệ doanh thu an toàn: x 100% = 69,87%
Lợi nhuận đạt được: 463.305.046 đồng.
Bảng 2.32: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá
(Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Doanh thu
604.893.044
900.002.400
88.545.366
1.593.440.810
2
Chi phí khả biến
403.024.580
484.189.200
51.074.612
938.288.392
3
Số dư đảm phí
201.868.464
415.813.200
37.470.754
655.152.418
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
455.504.105
6
Tỷ lệ số dư đảm phí
33,37%
46,20%
42,32%
41,12%
7
Kết cấu mặt hàng
37,96%
56,48%
5,56%
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 04/2011)
Doanh thu hòa vốn: = 485.526.053 đồng.
Doanh thu an toàn: 1.593.440.810 – 485.526.053 = 1.107.914.757 đồng.
Tỷ lệ doanh thu an toàn: x 100% = 69,53%
Lợi nhuận đạt được: 1.593.440.810 đồng
- Nhìn vào hai bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty trong 2 tháng 11 và tháng 12/2010. Ta thấy công ty đã thay đổi kết cấu mặt hàng. Cụ thể là tăng tỷ trọng của những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn và giảm tỷ trọng của những sản phẩm có tỷ trọng số dư đảm phí nhỏ. Cụ thế như sau:
Tăng tỷ trọng sản phẩm đá 1x2 (có tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhất với 46%) từ 55,55% lên 56,48% (tăng 0,93%)
Tăng tỷ trọng sản phẩm đá 4x6 (có tỷ lệ số dư đảm phí lớn với 46%) từ 4,80% lên 5,56% (tăng 0,76%)
Giảm tỷ trọng sản phẩm đá 0x4 (có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ với 42%) từ 39,66% xuống 37,96% (giảm 1.7%)
2.2.3.4 Định giá sản phẩm:
a. Định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp:
Giá bán của sản phẩm theo phương pháp này được xác định như sau:
Giá bán sản phẩm = Chi phí nền + Giá trị tăng thêm
Trong đó:
- Chi phí nền = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung khả biến + Chi phí bán hàng và quản lý khả biến.
- Giá trị tăng thêm = Chi phí nền x Tỷ lệ giá trị tăng thêm
Tỷ lệ giá trị tăng thêm =
- Lợi nhuận mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Vốn sử dụng bình quân
Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm đá nên mỗi sản phẩm có một đơn giá bán khác nhau. Theo số liệu thu thập được tại công ty về chi phí sản xuất vào tháng 12/2010, ta xác định như sau:
P Sản phẩm đá 0x4
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 11.806 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.856 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 37.041 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 782 đồng.
Chi phí bất biến: 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận mong muốn: 126.085.642 đồng.
Ta có: Chi phí nền: 11.806 + 1.856 + 37.041 + 782 = 51.485 đồng/m3.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm: = 50,09%
Giá trị tăng thêm: 50,09% x 51.485 = 25.788 đồng.
Vậy giá bán của sản phẩm đá 0x4 là:
51.485 + 25.788 = 77.273 đồng/m3.
Phiếu định giá thành một đơn vị sản phẩm được lập như sau:
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Sản phẩm đá 0x4
1. Chi phí nền
51.485
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
11.806
- Chi phí nhân công trực tiếp
1.856
- Chi phí sản xuất chung khả biến
37.041
- Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
782
2. Giá trị tăng thêm
25.788
3. Giá bán
77.273
P Sản phẩm đá 1x2
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.073 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 2.517 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 53.405 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 1.367 đồng.
Chi phí bất biến: 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận mong muốn: 303.056.931 đồng.
Ta có: Chi phí nền: 16.073 + 2.517 + 53.405 + 1.367 = 73.362 đồng/m3.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm: = 85,88%
Giá trị tăng thêm: 85,88% x 73.362 = 63.002 đồng.
Vậy giá bán của sản phẩm đá 0x4 là:
73.362 + 63.002 = 136.364 đồng/m3.
Phiếu định giá thành một đơn vị sản phẩm được lập như sau:
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Sản phẩm đá 1x2
1. Chi phí nền
73.362
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
16.073
- Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_moi_quan_he_c_v_p_tai_cong_ty_tnhh_thuan_du_6807.doc