Tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - Gia Lai: 1. MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt.
Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thứ...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - Gia Lai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt.
Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình.
Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Chưprông - tỉnh Gia lai. Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng tạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực của công ty.
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cao su nói chung và của Công ty cao su Chưprông nói riêng, tìm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế và tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao su.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
- Cây cao su kinh doanh tại công ty cao su Chưprông – Gia Lai.
- Quá trình hoạt động sản xuất - tiêu thụ của công ty cao su Chưprông.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung
- Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty.
- Phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Địa điểm thực tập
Tại công ty cao su Chưprông – huyện Chưprông – tỉnh Gia Lai.
Thời gian thực hiện đề tài
Nghiên cứu số liệu công ty trong 3 năm: 2005 – 2006 – 2007
Thời gian thực tập : Ba tháng 4/2008 – 6/2008
1.4.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào đối tượng là cao su kinh doanh của công ty cao su Chưprông – Gia Lai.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về cây cao su
2.1.1.1 Vai trò, vị trí của sản xuất cao su.
* Giá trị về mặt kinh tế
Cây cao su ba lá có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc bộ 3 mảnh vỏ, họ thầu dầu, thuộc lọai cây lấy nhựa mủ .
Cây cao su có nguồn gốc từ vùng rừng Amazon ở Nam Mỹ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Mủ cao su là một trong 4 nguyên liệu cơ bản của nền công nghiệp hiện đại: than đá, gang thép, dầu mỏ, cao su. Mủ cao su chủ yếu dùng chế tạo săm lốp xe (trên 60%), ngoài ra còn sử dụng cho nhiều sản phẩm công nghiệp (vỏ bọc dây điện, chống mài mòn…), các dụng cụ y tế, đời sống (dụng cụ giải phẫu, giày dép, nệm gối, hồ dán…). Cây cao su già hết thời gian khai thác mủ thì lấy gỗ. Gỗ cao su được ngâm tẩm chống nấm mốc, mối mọt cũng là loại gỗ đẹp và tốt, ngày càng được sử dụng nhiều để làm ván ép, bàn ghế, giường tủ…Hạt cao su dùng ép lấy dầu để pha chế sơn, làm xà phòng, keo dán. Khô dầu làm thức ăn gia súc và phân bón. Cây cao su còn được trồng để tạo rừng che phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn và giữ màu mỡ cho đất.
Cây cao su được coi là một nguồn nguyên liệu công nghiệp quan trọng, có tính chất chiến lược mà mọi nước trên thế giới đều cần.
Cây cao su hiện nay được đánh giá là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được xếp vào hàng thứ ba, sau nông sản chính là lúa và cà phê, hàng năm đóng góp một nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước.
* Tác dụng đối với môi trường sinh thái
Trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống đồi trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường mặt đất.
Ngoài ra do chu kỳ sống của cây cao su dài cho nên việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững trong một thời gian dài.
Kết quả theo dõi cho thấy, trên các loại đất tái canh cây cao su, nếu trong chu kỳ khai thác trước vườn cao su được chăm sóc thích hợp thì độ phì của đất hầu như được đảm bảo như tình trạng trước khi trồng cao su.
Ngoài ra cây cao su còn có thể sử dụng như một dạng cây rừng mà sản phẩm chủ yếu là gỗ cao su có giá trị kinh tế cao.
* Tác dụng đối với xã hội
Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn (bình quân 1 lao động cho 2,5-3,5 ha) và ổn định lâu dài suốt 25 – 30 năm cho nên trên các diện tích trồng cao su với quy mô trung bình đến lớn, một số lượng công nhân ổn định sẽ được giao công việc thường xuyên và ổn định trong thời gian dài.
Phát triển các doanh nghiệp cao su còn có tác dụng xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học, khu giải trí…, tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, thu hút lao động cho các vùng trung du, miền núi, vùng định cư của các dân tộc ít người, góp phần bảo vệ an ninh phòng tại các vùng biên giới.
2.1.1. 2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su.
Cây cao su được du nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 do bác sĩ Yersin trồng tại Nha Trang, lúc đầu chưa nhiều. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà nước ta rất coi trọng phát triển cây cao su, trồng cao su trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Vùng trồng cao su chủ yếu là miền Đông Nam Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước…), chiếm tới gần 80% diện tích cao su cả nước, sau đó là vùng Tây Nguyên (DakLak, Gia Lai, Dak Nông, Kontum), một số ít ở vùng Vĩnh Linh (Quảng Trị), Nghệ An…
Cây cao su thích hợp với những vùng mưa nhiều 2000 – 3000mm/năm. Không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất, song cao su thích hợp với vùng đất đỏ Bazan và đất xám Đông Nam Bộ. Cây cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo, yêu cầu khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 – 30oC, về độ ẩm không khí cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên..
Trung bình sau khi trồng 5 – 7 năm thì bắt đầu khai thác mủ. Mỗi ha trồng 400 – 500 cây, mỗi năm cho 1 – 2 tấn mủ khô và có thể khai thác liên tục 20 – 30 năm, sau đó có thể cho 100 – 150 m3 gỗ tròn .
2.1.2 Cơ sở lý luận về phân tích sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Phân tích sản xuất kinh doanh
Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh,nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp .
Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên các tài liệu, các báo cáo “biết nói” để những người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công tác hạch toán là sự ghi chép, phản ánh hoạt động kinh doanh bằng các con số, trên các tài liệu của hạch toán kế toán cũng như hạch toán thống kê chưa thể nói lên điều gì trong hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hạch toán, nghiên cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến đúng đắn. Như vậy, nếu không có phân tích hoạt động kinh doanh thì các tài liệu của hạch toán kế toán và hạch toán thống kê sẽ trở nên vô nghĩa, bởi vì tự bản thân chúng không thể phán xét được tình hình và kết quả của các hoạt động trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu có sẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê, mà cần phải đi sâu vào xem xét, nghiên cứu cấu trúc của tài liệu, tính ra các chỉ tiêu cần thiết và cần phải biết vận dụng cùng lúc nhiều phương pháp thích hợp, để đánh giá đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận đúng đắn thì tài liệu thông qua phân tích mới có tính thuyết phục cao.
Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh.
2.1.2 .2 Sản xuất
* Khái niệm
Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn vật chất và tài chính thành của cải và dịch vụ. Những của cải và dịch vụ này phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thực hiện trong những điều kiện có hiệu quả nhất .
Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Theo nghĩa rộng hoạt động sản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và cả khâu tiêu thụ sản phẩm….
* Những vấn đề chung về tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp
a. Khái niệm:
Yếu tố sản xuất của doanh nghiệp nông nghiệp là những đầu vào quan trọng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm. Yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm : đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động, trình độ và nghệ thuật quản lý…, các yếu tố này tác động lẫn nhau và không thể tách biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của các yếu tố đầu vào tính theo giá thị trường tạo thành chi phí sản xuất, vì vậy các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải hạch tóan, xác định và lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và phải chú ý đến giá cả, chất lượng các yếu tố sản xuất .
b. Ý nghĩa tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất
- Đáp ứng nhu cầu các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp về chủng loại, số lượng, chất lượng với giá cả hợp lý và kịp thời.
- Là điều kiện quyết định đảm bảo tính tự chủ, ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.
- Có tác động rõ rệt và cụ thể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến chất lượng đầu ra.
- Góp phần trả lời câu hỏi “ Sản xuất như thế nào ?” để có hiệu quả cao trong kinh doanh nông nghiệp.
2.1.2.3 Tiêu thụ
a.Khái niệm
Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng.Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa .
Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất. Giá trị sản phẩm được thực hiện thông qua việc tiêu thụ. Phân phối thể hiện các mối quan hệ lợi ích và bảo đảm thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết thúc quá trình sản xuất, tức là giải quyết khâu “đầu ra” của sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc phân phối, nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng .
Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo sơ đồ sau:
Đầu vào
Sản xuất
Đầu ra
Tiêu thụ
Tiêu dùng
Giá trị sản phẩm được thực hiện
b.Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm
- Nhóm nhân tố thị trường: Mục tiêu trên hết của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì điều tất yếu là sản phẩm phải được tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời. Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm trả lời được các câu hỏi: thị trường đang cần sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sản phẩm này? Hiện trạng vấn đề cung cấp sản phẩm đó ra sao?...Chính vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu thông hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà tiêu thụ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường, thị trường quyết định đến thời gian tiêu thụ, số lượng sản phẩm, doanh thu. Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay, càng đòi hỏi các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường, xác định chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Và hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải nắm bắt được quy luật vận động của thị trường mà mình phục vụ, từ đó đưa ra được những phương sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất mở rộng thị trường và phát triển thị phần vững mạnh.Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường:
+ Nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm.
+ Cung sản phẩm, phải tìm hiểu, nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng tiêu dùng. Khi số lượng cung tăng lên làm cho cầu giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng.
+ Giá cả: là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệt lưu ý: hệ số co giãn giá của cầu, hệ số co giãn chéo của mức cầu, hệ số co giãn thu nhập của mức cầu, tỷ giá, chỉ số giá cả. Ngoài ra khi xem xét cầu sản phẩm cũng cần phải tính đến những thị hiếu, tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân.
- Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
- Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý:
+ Chính sách nhiều thành phần kinh tế
+ Chính sách tiêu dùng
+ Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
+ Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ
- Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ
c. Kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng :
+ Tiêu thụ trực tiếp:
Người tiêu dùng
Môi giới
Doanh nghiệp sản xuất
+ Tiêu thụ gián tiếp:
Doanh nghiệp sản xuất
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Môi giới
Đại lý
Căn cứ vào phương thức xuất khẩu:
+ Xuất khẩu trực tiếp:
Doanh nghiệp
Người nhập khẩu
Thị trường tiêu thụ
+ Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác):
Doanh nghiệp
Công ty XNK
trong nước
Công ty
nhập khẩu
Thị trường
tiêu thụ
d. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm: Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa một bên là những người bán và một bên là những người mua, là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 2 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau đó là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cung ứng về hàng hóa, dịch vụ .
- Vai trò: Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm bắt được thị trường, nghiên cứu được đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiểu được phạm vi và quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cho thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy mọi yếu tố trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Để sản xuất ra sản phẩm thì điều tất yếu mà doanh nghiệp phải quan tâm đó là nhu cầu thị trường, thị trường là cơ sở để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra. Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không đó là do việc nghiên cứu thị trường, hay nói cách khác là nếu như thị trường chưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu sự quan sát và tìm tòi dẫn đến hiệu quả tiêu thụ không cao, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
e. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp nông nghiệp
- Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất vùng và khu vực.
- Tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp có tác dụng mạnh đến cung – cầu của thị trường và giá cả nông sản.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ để bán hoàn toàn mà còn để tiêu dùng nội bộ với tư cách là tư liệu sản xuất.
2.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của đơn vị sản xuất. Để hiểu rõ kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh ta tìm hiểu các khái niệm sau.
a. Giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) là khoản chi phí bỏ ra để chế tạo thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp (NVL), chi phí về nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (SXC) đã phân bổ cho sản phẩm, chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm .
b. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là đối tượng phân phối chủ yếu của đơn vị nhằm bù đắp mọi chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích lập các quỹ của đơn vị. Xét một cách tổng quát, doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó bao gồm toàn bộ số tiền bán hàng, trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ .
Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là :
Trong đó:
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh.
c. Chi phí
- Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và việc phân loại chi phí như vậy không nhằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp .
d. Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm thặng dư do kết quả của công nhân mang lại .
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
2.1.2.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Khái niệm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động….
- Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
2.1.2.6 Phân tích điểm hòa vốn
- Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh thu không mang lại lợi nhuận . Tuy nhiên không một công ty nào hoạt động mà không muốn công ty mình mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Khái niệm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí hoặc số dư định phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm này doanh nghiệp không có lãi mà cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn .
- Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn:
+ Sản lượng hòa vốn: Là khối lượng sản phẩm hàng hóa (biểu hiện bằng hiện vật) sản xuất và tiêu thụ có thể bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định ( thường là 1 năm).
+ Doanh thu hòa vốn: là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn, là tích của sản lượng hòa vốn nhân với giá bán.
+ Thời gian hòa vốn: Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong 1 kỳ kinh doanh ( thường là 1 năm).
+ Doanh thu an toàn: Doanh thu an toàn còn gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn .
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1.1 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su một số nước trên thế giới
Thị trường cao su thế giới năm 2007 khá cân đối giữa cung và cầu. Nhu cầu cao su khá mạnh. Khách hàng Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầu hết chỉ mua ít, mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít, bởi giá cao. Trong khi đó ở nhiều thời điểm người bán không thể ký hợp đồng bán bởi lo ngại không đảm bảo được nguồn cung. Bên cạnh Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ cũng tìm mua cao su SIR20, còn các hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới tìm kiếm hàng để làm đầy kho dự trữ hiện đang còn rất ít của mình. Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới – đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2007, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2006.
Ước tính tiêu thụ cao su thế giới tăng tới 9,7 triệu tấn năm 2007, tức là tăng khoảng 4% so với năm 2006. Kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo các ngành hàng đều phát triển, kể cả hoạt động khai thác mỏ, đẩy nhu cầu lốp xe tăng lên. Do tiêu thụ tăng, cung sẽ trở thành vấn đề khó giải quyết. Cao su tổng hợp vẫn đắt vì nó được sản xuất từ dầu thô.
Về nguồn cung, sản lượng cao su thế giới năm 2006 đạt 9,7 triệu tấn, song sản lượng năm 2007 vẫn chỉ ở mức đó. Sản lượng của Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, có thể giảm 1,5 % xuống khoảng 3 triệu tấn trong năm 2007 do mưa nhiều làm gián đoạn việc thu hoạch mủ. Sản lượng cao su Thái Lan còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bạo lực ở các tỉnh miền Nam Thái Lan, nơi chiếm khoảng 10% sản lượng cao su quốc gia. Năm 2007, nguồn cung ở Indonesia khả quan hơn cả so với 2 nước kia, cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hàng. Song nhiều lúc các nhà xuất khẩu Indonesia cũng bất lực vì không có hàng để bán.
Nhu cầu cao su ở Trung Quốc và Ấn độ đang bùng nổ. Nền kinh tế Ấn độ đã tăng trưởng trung bình 8,6 % mỗi năm trong 4 năm qua. Diện tích và sản lượng cao su của nước này tăng liên lục, song vẫn phải nhập khẩu từ Đông Nam Á mới đủ đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó ở Trung Quốc, kinh tế bùng nổ đang hỗ trợ giá cao su phục hồi và nhu cầu tăng. Ngành lốp xe chiếm khoảng 60% tổng tiêu thụ cao su của nước này. Có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nội địa. Là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2007 ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng so với 1,6 triệu tấn năm 2006, để làm nguyên liệu sản xuất mọi thứ, từ lốp xe tới giày thể thao. Tiêu thụ cao su của Trung Quốc năm 2007 ước tăng khoảng 12% so với 2,1 triệu tấn năm 2006. Trung Quốc đang nổi lên thành nước xuất khẩu xe hơi lớn và sản lượng lốp xe đã tăng trên 20% mỗi năm trong mấy năm qua. Năm 2006, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn thứ 2 thế giới, lượng tiêu thụ ô tô đạt 7,2 triệu chiếc, còn sản lượng đạt 7,3 triệu chiếc, từ năm 2007 đến 2010, dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 7 – 10% mỗi năm.
Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2008 sẽ tiếp tục khả quan bởi 3 yếu tố: giá dầu mỏ cao, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh và nguồn dự trữ ở cả các nước sản xuất và các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng sản xuất lốp xe, đều eo hẹp, do giá quá cao vào năm 2007 khiến cho người mua không dám mua nhiều nên không củng cố được kho dự trữ. Tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới năm 2008 sẽ đạt khoảng 10,1 triệu tấn, trong khi đó sản lượng chỉ khoảng 9,7 – 9,8 triệu tấn.
Việc trồng mới cao su ở một số nước bị hoãn lại do thời tiết thất thường, hạn chế về đất trồng, nguồn nhân lực lao động cũng hạn chế, chi phí tiền lương cao về tình trạng an ninh bất ổn…dường như lợi cho việc tăng sản lượng vào năm 2008. Nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới, Indonesia có thể chỉ duy trì mức sản xuất 2,8 triệu tấn của năm 2007 vào năm 2008 do những thay đổi thời tiết và năng suất thấp. Hiện vẫn chưa rõ sản lượng của Thái Lan năm 2008 sẽ thư thế nào, vì điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết.
Nguồn cung cao su thiên nhiên dự báo sẽ còn khan hiếm ít nhất cho tới 2012. Một số nhà phân tích dự báo giá cao su sẽ tăng khoảng 18% trong năm 2008, lên 3USD/kg so với khoảng 2,5USD/kg (cao su RSS3 của Thái Lan – loại dùng tham khảo cho giá cao su physical) hiện nay .
Bảng 2.1: Giá cao su physical, U.S cent/kg, FOB:
Xuất xứ
Loại
31/1/07
1/10/07
ThaiLand
RSS3
252
193
Indonesia
SIR 20
220
183
Malaysia
SMR20
248
185
Nguồn:
2.2.1.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của Việt Nam
Tính đến năm 2007, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920 đã tăng lên đến 480.200 ha trên cả nước, cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt 468.600 tấn. Theo thống kê ta có tình hình hình diện tích và năng suất cao su của cả nước năm 2007 như sau:
Bảng 2.2 : Tình hình diện tích, năng suất cao su Việt Nam năm 2007
Vùng Lãnh thổ
Diện tích (ha)
Năng suất mủ nước (tấn/ha)
Cả nước
500.000
13,84
Bắc Trung Bộ
41.500
10
Nam Trung Bộ
6.500
10
Tây Nguyên
113.000
12
Đông Nam Bộ
339.000
15
Nguồn:
Theo tập đoàn cao su Việt Nam, vào năm 2010, diện tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha, trong đó diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha và sản lượng ước đạt 750.000 – 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,5 – 1,6 tỷ USD.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2007 đạt khoảng 720 ngàn tấn với trị trá 1,4 tỷ USD.
Trong năm 2007 cao su khối SVR3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 42,78% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước đạt 308,58 ngàn tấn với trị giá trên 641 triệu USD/T, tăng 11,72% về lượng và tăng 18,83% về trị giá so với năm 2006. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.078USD/T, tăng 6,35% so với giá xuất khẩu trung bình năm ngoái. Đáng chú ý, giá xuất khẩu trung bình cao su khối SVR3L năm 2007 sang thị trường Malaysia lại giảm 2% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006 xuống còn 2.066 USD/T.
Ngoài ra lượng xuất khẩu một số loại cao su khác cũng tăng như: SVR10 tăng 6,48% về lượng và tăng 14,11% về trị giá so với năm trước đạt trên 116 ngàn tấn với trị giá 224 triệu USD, lượng xuất khẩu cao su CSR 10 tăng 19,62%; CSRL tăng 18,41%; SVR5 tăng 23,48%...
Tuy nhiên, xuất khẩu một số loại cao su khác lại giảm như: mủ cao su Latex giảm 2,93% về lượng, tăng 1,19% về trị giá so với năm 2006; SVRCV 60 cũng giảm 7,05 về lượng và giảm 1,61% về trị giá…
Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ…Tuy nhiên có một thực tế là xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên ở dạng nguyên thủy, lý do là mặc dù cũng được quan tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, nhưng hình thức gia công quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất cũng chưa thực sự đạt như mong muốn. Vì vậy, những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao su ly tâm, SVR 10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít, trong khi các loại SVR3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít, ngoài Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu nhiều nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này.
Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 có mức tăng trưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su SVR tăng tới 165 USD/T, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/T, tiếp theo mới là Trung Quốc khoảng trên 70 USD/T, Nhật Bản tăng 64 USD/T….
2.2.2 Tình hình sản xuất- tiêu thụ cao su tại Tây Nguyên
Tây nguyên hiện là khu vực được đánh giá là có khả năng phát triển diện tích cây cao su lớn thứ hai của cả nước (sau Đông Nam Bộ) với 390.000 ha đất nằm trong vùng sinh thái phù hợp với cây cao su.
Tổng diện tích cao su của Tây Nguyên năm 2006 là 109.000 ha, đạt sản lượng trên 81.000 tấn, chiếm 22,7% về diện tích và 17,1% sản lượng của cả nước. Năm 2007, tổng diện tích tăng 113.000 ha với năng suất 12 tấn/ ha chiếm 22,6% về diện tích so với cả nước.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cao su Chưprông
Tên giao dịch: Công ty cao su Chưprông
Đơn vị quản lý: Tổng công ty cao su Việt Nam.
Tổng số CBNV: 2.210 người
Trụ sở chính: Xã IaDrăng – huyện Chưprông – Gia Lai
Công ty cao su Chưprông được thành lập sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũ cán bộ, công nhân của công ty nguyên là cán bộ Nông trường Đồng Giao của tỉnh Hà Nam Ninh. Ngay từ đầu đặt chân lên đây với 55 cán bộ và 3400 người từ tỉnh Hà Nam đi xây dựng kinh tế mới, nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế trong vùng. Nông trường cao su Chưprông trước kia nay là công ty cao su Chưprông nằm trên địa bàn 11 xã của huyện Chưprông , tỉnh Gia Lai.
Ngày 03/02/1977 Tỉnh Gia Lai thành lập nông trường quốc doanh cao su Chưprông, lấy cây cao su làm chủ lực phát triển kinh tế. Vì thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm cho nên thời gian đầu công việc trồng và chăm sóc cây cao su còn gặp rất nhiều khó khăn, vừa làm vừa học tập, hiệu quả đạt được chưa cao. Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, huyện, ngày 26/05/1988 Nông trường cao su Chưprông chuyển giao về Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam), được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư đúng mức, cùng với sự thay đổi của đất nước với cơ chế mới, với sự sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388 của Chính phủ, Công ty cao su Chưprông được thành lập theo quyết định thành lập số 157/NNTCCB/QĐ ngày 04/03/1993 do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép thành lập (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với số vốn ngân sách khiêm tốn hơn 8 tỷ đồng. Tính đến nay với tài sản hơn 200 tỷ đồng gấp 30 lần khi thành lập lại.
Qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển công ty đã đạt được những thành tích đáng kể và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhất định. Qua quá trình hình thành và phát triển với một thời gian không phải là dài, song với sự lãnh đạo hiệu quả của Ban lãnh đạo, sự đoàn kết nỗ lực của tập thể thế hệ cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ, tin tưởng của cán bộ và nhân dân địa phương đã đưa công ty vững bước tiến vào thế kỷ XXI. Từng bước thực hiện việc hiện đại hóa quy trình công nghệ, theo tiến độ cho sản phẩm của vườn cây cao su nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện nay công ty đã có nhà máy sơ chế công suất chế biến là 3.500 tấn /năm. Nhờ sức sáng tạo và năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty cao su Chưprông luôn coi khách hàng là bạn đồng hành, vì thế đã tạo cho công ty một thị trường trong nước tương đối ổn định, và cũng đã thâm nhập thị trường ngoài nước và được đánh giá cao như: Trung Quốc, Đông Âu….Mục tiêu cơ bản của công ty theo phương châm “ Công nhân giàu, công ty mạnh”, vì thế đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ngày càng được nâng cao, tạo được tâm lý ổn định, yêu nghề, yêu công ty và có trách nhiệm với công việc. Đồng thời góp phần ổn định đời sống xã hội trong vùng, cải thiện môi trường, thực hiện chiến lược phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây cao su, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng trên địa bàn.
3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty cao su Chưprông
3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế toán
Tài vụ
P.Kế hoạch
Vật tư
P. Nông nghiệp
P.Tổ chức
Hành chính
Ban bảo vệ
NT
Đoàn
Kết
NT
Thống
Nhất
NT
Suối
Mơ
XN chế
Biến
Gỗ
NT
Thanh
bình
XN chế
Biến
Vận
Tải
NT
Hòa
bình
XN
Cây giống
Phân bón
Tổ
Tổ
Đội
Đội
Đội
Đội
Đội
Tổ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.1.2.2 Chức năng các bộ phận của công ty
+ Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc và trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tài chính, an toàn lao động, hành chính, giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, điều phối lao động một cách hợp lý và hiệu quả, đồng thời tiếp nhận xử lý các thông tin liên lạc.
+ Phòng kế toán tài vụ: Theo dõi công tác tài chính toàn công ty từng tháng, quý, báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của công ty cho ban giám đốc để giải quyết.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, dự trù mua bán các loại vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo tiến độ sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật vườn cây của công ty, kiểm tra và theo dõi tay nghề của công nhân.
+ Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ tài sản của công ty cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự.
+ Các nông trường: Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho các tổ sản xuất và các đội sản xuất.
+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ và mủ cao su.
+ Các Tổ, Đội: Có nhiệm vụ khai thác sản xuất theo kế hoạch của công ty.
3.1.2.3 Tổ chức bộ máy công đoàn
Công đoàn là tổ chức được thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động, mọi quyền và nghĩa vụ của công nhân công ty được công đoàn đứng ra bảo vệ trên nguyên tắc của luật pháp. Quyền được khiếu nại hay giải quyết các nhu cầu chính đáng của người lao động do công đoàn đứng ra chỉ đạo và thực hiện. Trong thời gian qua tổ chức công đoàn của công ty luôn phát triển vững mạnh cả về chất và lượng thể hiện rõ ràng qua đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao, luôn thể hiện tính công bằng trong phân phối thành quả lao động của công ty tới tay người lao động.
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ, phương hướng sản xuất của công ty cao su Chưprông.
3.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cao su Chưprông là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 106394 với các chức năng chính là:
+ Khai hoang , trồng trọt, khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su, cà phê.
+ Công nghiệp phân bón.
+ Khai thác chế biến gỗ.
+ Thương nghiệp buôn bán.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều lệ tổ chức hoạt động do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt cụ thể là:
+ Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ mà Tập đoàn công ty giao cho.
+ Thực hiện nộp thuế theo luật định, nộp báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo chế độ nhà nước quy định.
+ Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ Lao động…tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đồng thời giúp đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư, làm trung tâm hạt nhân hướng dẫn, đầu tư, kỹ thuật phát triển cao su nhân dân trong vùng.
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.
+ Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giao cho.
3.1.3.2 Phương hướng sản xuất của công ty
Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 và những năm tới là: Công ty phát triển bền vững, ổn định lâu dài, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh đa ngành, sản phẩm chủng loại linh hoạt; trong đó sản xuất, cung ứng nguyên liệu cao su là cơ bản; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
+ Diện tích cao su đến năm 2010 là 800 ha và ổn định ở các năm sau.
+ Năng suất bình quân năm 2010 là 1,8 tấn/ha.
+ Áp dụng giống mới năng suất cao cho mủ và gỗ.
+ Đầu tư mở rộng chế biến cao su nguyên liệu đa dạng chủng loại, chất lượng cao và ổn định. Từ năm 2010 trở đi sản lượng khai thác cao su sẽ phù hợp với công suất chế biến và ổn định khoảng 9.000 tấn – 10.000 tấn/năm với chủng loại sản phẩm là: SVRCV 50, SCRCV 60, SCRCV 10, SVRCV 20, CVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20, mủ ly tâm.
+ Đầu tư chế biến phân bón vi sinh 7.000 tấn/năm.
+ Chế biến gỗ tinh chế: 9.000 m3/năm từ vườn cao su thanh lý.
+ Đầu tư vào dự án thủy điện nhỏ ở địa phương.
+ Tổng doanh thu hàng năm tăng 17%, đến năm 2010 là 430 tỷ đồng.
+ Thường xuyên đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng, đặc biệt là mủ cao su nguyên liệu.
3.1.4 Một vài nét sơ lược về công ty cao su Chưprông.
3.1.4.1 Vị trí địa lý
Công ty cao su Chưprông đứng chân trên địa bàn huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai. Chưprông là một huyện miền núi có vị trí chiến lược rất quan trọng về an ninh quốc phòng, giáp ranh với Campuchia về phía Tây, địa hình Công ty cao su Chưprông tương đối phức tạp.
+ Phía Đông giáp với huyện Chư Sê.
+ Phía Tây giáp với huyện Đức Cơ, Công ty cao su Đức Cơ.
+ Phía Nam giáp với xã IaPúch, IaPia thuộc huyện Chưprông.
+ Phía Bắc giáp với nông trường chè Bàu Cạn thuộc huyện Chưprông.
Công ty cao su Chưprông cách thành phố Pleiku 20 km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 25 km, từ Đông sang Tây là 26 km.
Địa hình công ty nhìn chung không bằng phẳng, nhiều đồi và thung lũng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có độ cao so với mặt nước biển là 450m – 550m. Loại đất bằng phẳng chiếm 2,5% chủ yếu tập trung ở khu đông dân cư.
3.1.4.2 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng
Yếu tố khí hậu
ĐVT
Tháng thấp nhất
Tháng cao nhất
BQ trong năm
Nhiệt độ
0C
13
34
21,8
Lượng mưa
mm
1770
2217
1800
Độ ẩm
%
71
93
82
Tốc độ gió
m/s
1,9
3,8
2,2
Nguồn số liệu : Phòng kỹ thuật nông nghiệp CTCS Chưprông
Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở Công ty rất phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê,…Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung 70% - 80% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất, thường tháng 7, 8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo không thu được mủ, mưa nhiều gây nên bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và làm rụng lá làm cho vườn cây suy kiệt, cũng trong mùa mưa kèm theo gió xoáy làm gẫy đổ cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su giảm đáng kể, ngược lại đầu năm nắng nóng kéo dài gây thiếu nước thường làm cho cây trồng khô héo và giảm năng suất trong giai đoạn này. Đây là vấn đề cần khắc phục trong sản xuất của công ty.
3.1.4.3 Thủy văn
- Nước mặt: Công ty cao su Chưprông nằm trong lưu vực sông Mêkông có lưu lượng dòng chảy trung bình 21- 24 l/s/km2. Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến vùng này. Mật độ sông suối khá dày và phân bố tương đối đều, tạo nên hệ thống nước mặt tương đối đa dạng và phong phú.
- Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt, địa bàn Công ty còn có nguồn nước ngầm phong phú, do tính chất tầng lớp đất đá, có chứa nhiều lỗ hổng nên lưu lượng nước ngầm khá cao và phân bố rộng khắp các khu vực sông suối.
Nhìn chung điều kiện thủy văn là một yếu tố thuận lợi quan trọng cho việc sản xuất nông nghiệp.
3.1.4.4 Điều kiện thổ nhưỡng
Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đất bazan, kết hợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi, nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng ở Công ty rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tích khá lớn chiếm 92,78%, tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thuộc tính lý hóa như sau:
- Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 – 56%. Kết cấu viên, độ tơi xốp khá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt.
- Hóa tính: + pH : 4,3 – 5,2
+ Mùn : 2,6 – 4,4%
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
Trđ
137.410,039
214.183,032
266.405,125
2
Lợi nhuận
Trđ
42.672,661
77.887,869
88.631,927
3
Nộp ngân sách
Trđ
22.299,732
29.701,702
36.092,800
4
Thu nhập BQ
Trđ /người/th
2,525
3,386
3,689
Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Căn cứ vào 3.2 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2005, 2006, 2007 đạt tốt, các chỉ tiêu năm sau đều cao hơn năm trước. Tương ứng với mức tăng của doanh thu là lợi nhuận của Công ty cũng tăng đều qua các năm làm cho thu nhập bình quân toàn công ty tăng lên đáng kể từ 2,525 Tr.đ năm 2005 lên 3,386 Tr.đ năm 2006 và tăng lên 3,689 Tr.đ năm 2007. Lợi nhuận năm sau cao hơn rất nhiều so với năm trước phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn hiện nay có khá nhiều các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Do làm ăn có hiệu quả nên thuế nộp ngân sách nhà nước cũng tăng qua các năm và do đó đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty cũng như ở địa phương ngày càng được cải thiện rõ rệt. Có thể nói tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm phát triển rất tốt. Đây là kết quả đáng mừng của Công ty, điều này đã phản ánh được trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của lãnh đạo công ty, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu sản xuất, xây dựng không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong những năm qua.
3.1.6 Tình hình hoạt động xã hội của công ty
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao những cố gắng và những thành quả của Công ty trong lĩnh vực này. Địa bàn Công ty nằm giáp với biên giới Campuchia, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo và an ninh quốc phòng rất phức tạp. Công ty đã xác định đây là vấn đề then chốt nhất bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt việc phối hợp với các lực lượng quân sự, bộ đội biên phòng thực hiện học tập chiến thuật tổ chức hội thao, xây dựng phương án phòng chống bạo loạn. Chính vì thế Công ty là đơn vị có đông công nhân là đồng bào dân tộc nhưng vẫn duy trì được tình hình sản xuất, an ninh trật tự, xã hội ổn định.
Ngay từ đầu mới thành lập các đơn vị tại Tây Nguyên, nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho bà con người dân tộc ở địa phương đã được tổng Công ty quán triệt và xác định là yếu tố trên hết. Công ty cao su Chưprông cũng là đơn vị đi đầu với những kết quả đáng biểu dương trong nhiệm vụ này.
Qua thời gian, lực lượng công nhân đồng bào dân tộc trở thành công nhân cao su ngày càng nhiều và cũng từng làng, buôn dần phát triển đi lên. Trong 10 năm qua Công ty đã vận động, giúp đỡ hơn 1.000 đồng bào dân tộc Gia Rai vào làm công nhân cao su và đây cũng là lực lượng lao động chính của công ty. Không những tạo dựng công ăn việc làm cho đồng bào, Công ty còn phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển địa phương: trường học, đường xá, trung tâm y tế…Đặc biệt là hỗ trợ cho bà con xây dựng nhà cửa giúp định canh định cư, có cuộc sống ổn định lâu dài. Ngoài ra Công ty thường xuyên trao tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính, các chứng từ, hóa đơn của công ty cao su Chưprông – Gia Lai trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007
3.2.2 Phương pháp ma trận SWOT
- Nội dung: Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sau đó sẽ so sánh những cặp danh sách có liên quan để tìm ra những chiến lược khác nhau. SWOT gọi tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, là sự tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chiến lược.
Những điểm mạnh - S
Những điểm yếu – W
Các cơ hội – O
Các chiến lược – SO
Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lược – WO
Vượt qua điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội
Các thách thức – T
Các chiến lược – ST
Dùng điểm mạnh để đối mặt thách thức
Các chiến lược – WT
Tối thiểu hóa chi phí và đối mặt thách thức
- Mục đích: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bản thân công ty để từ đó đưa ra một số chiến lược và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Phân loại số liệu thành các nhóm chỉ tiêu : diện tích, năng suất, sản lượng,chi phí, doanh thu, lợi nhuận…
- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: Trong luận văn dùng hai phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối (+/-): Trong luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh mức độ tăng, giảm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa 2 năm 2006/2005 và 2007/2006.
+ Phương pháp số tương đối (%): Trong luận văn sử dụng phương pháp này là chủ yếu để so sánh mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích giữa 2007/2006, 2006/2005, Bình quân/Năm (BQ/Năm).
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Trong luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích:
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm, giá bán, giá thành sản phẩm ( trong đó có nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) đến lợi nhuận của công ty.
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hoá, hệ số tiêu thụ hàng hóa đến doanh thu bán hàng của công ty.
- Phương pháp số chênh lệch: Là một dạng khác – dạng đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp chỉ số: nghiên cứu biến động và các yếu tố năng suất và diện tích ảnh hưởng tới sản lượng sản phẩm mủ cao su.
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Nhóm các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Năng suất
=
Sản lượng
Diện tích
- Giá thành
=
Chi phí sản xuất
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí QLDN
- Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí tiêu thụ sản phẩm
- Chi phí sản xuất = CP NVL trực tiếp + CP nhân công trực tiếp + CP SX chung
- Chi phí tiêu thụ = CP bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Tổng doanh thu:
D =
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh
D: Tổng doanh thu
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Lợi nhuận gộp
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán (giá thành SX)
Lợi nhuận thuần
=
Lợi nhuận gộp
-
CPBH và CP QLDN
- Khối lượng tiêu thụ trong năm
=
Khối lượng tồn kho đầu năm
+
Khối lượng sản xuất trong năm
-
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
- Hệ số sản xuất hàng hoá
=
Giá trị hàng hoá sản xuất
Tổng giá trị sản lượng
- Giá trị hàng hoá sản xuất
=
Tổng giá trị sản lượng
x
Hệ số sản xuất hàng hoá
- Hệ số tiêu thụ hàng hoá
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Giá trị sản phẩm sản xuất
Nhóm các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD):
Doanh thu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Doanh thu
Lợi nhuận
Chi phí
- Nhóm các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn như sau:
- Số dư đảm phí = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị
- Sản lượng hòa vốn
=
Chi phí bất biến
Giá bán – Chi phí khả biến
- Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn × Giá bán
- Thời gian hòa vốn
=
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
- Doanh thu BQ 1 ngày
=
Doanh thu trong kỳ
360 ngày
- Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn
3.3.2 Nhóm các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố năng suất, diện tích ảnh hưởng đến sản lượng mủ khai thác:
- Số tương đối: IND =
=
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(-)
Trong đó:
IND: Biến động năng suất và diện tích.
N0, N1: Năng suất kỳ gốc và kỳ phân tích.
D0, D1: Diện tích cao su khai thác kỳ gốc và kỳ phân tích.
* Chỉ tiêu nhân tố sản lượng, giá bán, giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Ta sử dụng chỉ tiêu : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
L = PiQi - ZiQi
Trong đó:
L: lợi nhuận của công ty.
Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i
Zi: Giá thành kỳ thứ i
Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i
* Chỉ tiêu nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hóa, hệ số tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:
Doanh thu
Bán hàng
Tổng giá trị
Sản lượng
Hệ số sản xuất
Hàng hóa
Hệ số tiêu thụ
Hàng hóa
═
×
×
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
4.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su tại Công ty.
4.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của Công ty cao su Chưprông là mủ khối nguyên liệu, mủ cốm các loại VC, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20 là nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp chế biến ra sản phẩm có nguyên liệu là cao su như săm lốp xe các loại, dụng cụ bằng cao su…
4.1.1.2 Quy trình sản xuất kinh doanh
Quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su là quy trình phức tạp, được chia thành ba giai đoạn là: giai đoạn khai thác, giai đoạn chế biến, giai đoạn tiêu thụ
* Giai đoạn khai thác
Từ vườn cây, mủ được cạo cho chảy xuống chén hứng mủ. Sau một thời gian nhất định công nhân sẽ trút mủ vào thùng đựng mủ để cân, đo rồi đổ mủ vào xe bồn chở về nhà máy chế biến. Giai đoạn khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:
VƯỜN CÂY KHAI THÁC
KHAI THÁC MỦ
ĐỔ MỦ
CÂN, ĐO
VẬN CHUYỂN VỀ NHÀ MÁY
Sơ đồ 4.1: Quy trình khai thác mủ cao su
* Giai đoạn chế biến
Mủ được vận chuyển từ vườn cây về nhà máy, sau khi qua lưới lọc 40 inch được chế biến qua các công đoạn sau:
+ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu:
Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25%, độ pH 4,5 – 5.
+ Công đoạn 2: Gia công cơ học:
Từ mương đánh đông, sau 6 – 8 giờ mủ trong mương đông, xả nước vào cho mủ đông trong mương nổi lên mặt mương – mủ được đưa qua máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder. Tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được cho vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.
+ Công đoạn 3: Gia công nhiệt:
Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 – 17 phút với nhiệt độ từ 100 – 112 0C (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông) mủ được đưa qua hệ thống hút làm nguội.
+ Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:
Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm.
Quy trình chế biến mủ cao su được thể hiện qua sơ đồ sau:
Mủ nước khai thác từ vườn cây
Tiếp nhận mủ từ nhà máy
Thành phẩm
Ép kiện đóng gói
Lò xông
Làm đồng đều mủ
Đánh đông mủ
Máy cán kéo
Máy Crêp 1,2,3
Máy cán cắt và tạo hạt Sredder
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su
* Giai đoạn tiêu thụ
Với đặc điểm nổi bật của Công ty là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến cho nên đặc thù của các công ty sản xuất nông nghiệp là quy trình khép kín của 2 khâu: Khai thác và chế biến. Sản phẩm cuối cùng của Công ty là mủ khối sơ chế nguyên liệu là thành phẩm của Công ty. Sản phẩm của Công ty có thể bán cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thành phẩm tiêu dùng như săm lốp xe các loại, vật dụng bằng cao su khác…Quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
KHÁCH HÀNG
ĐÀM PHÁN
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
SẢN XUẤT
GIAO HÀNG
THANH TOÁN, THANH LÝ
Sơ đồ 4.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su
4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty
Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, từ năm 2005 công ty đã chủ động chuyển từ khoán sản lượng hàng năm cho công nhân sang khoán ổn định diện tích, sản lượng 3 năm. Bằng cách đánh giá sản lượng theo từng nhóm vườn cây, từng năm trồng cụ thể, đồng thời tiến hành phân chia lại vườn cây, dân chủ, công khai đến người nhận khoán, sau đó gắp thăm và tiến hành ký khoán đến từng công nhân khai thác. Trong hợp đồng giao khoán có nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên( bên giao là giám đốc công ty, bên nhận là giám đốc nông trường khai thác và người trực tiếp nhận vườn cây). Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sản lượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đã góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân, kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc. Nhiều công nhân đã đầu tư thêm phân bón vào vườn cây cao su khai thác để vượt sản lượng giao khoán. Trong công tác giao khoán, việc kiểm tra tay nghề của công nhân, việc chấp hành quy trình khai thác mủ cao su được công ty quản lý rất nghiêm ngặt, thông qua các phòng ban chức năng, cán bộ công nhân gián tiếp ở các nông trường, tổ, đội. Trước khi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợ cạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đã đào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng. Cứ một tháng các nông trường, xí nghiệp kiểm tra kỹ thuật 1 lần và cứ 3 tháng công ty kiểm tra 1 lần để đảm bảo yêu cầu sản phẩm theo đúng quy trình và phẩm cấp kỹ thuật. Do vậy, trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng được Tổng công ty giao, tay nghề của công nhân không ngừng đựợc tăng lên. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 3769 – 1995 và đang thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
4.1.3 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm.
Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của công ty là những chỉ tiêu quan trọng, nó cho phép đánh giá được quy mô, biểu hiện kết quả sản xuất, kết quả thâm canh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy việc nắm vững năng suất, sản lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bảng 4.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
1. Tổng diện tích cao su
Ha
6495,8
6501,63
6557,54
0,09
0,86
0,47
2. Tổng diện tích cao su kinh doanh
Ha
4132,2
4584,89
5516,74
10,96
20,32
15,54
3. Sản lượng cao su khai thác
Tấn
5585,4
6840,7
7053,69
22,47
3,11
12,38
4.Sản lượng cao su thu mua
Tấn
108,9
400
222,15
267,31
-44,46
42,83
5.Năng suất cao su khai thác
Tấn/ha
1,35
1,49
1,28
10,37
-14,09
-2,63
6. Sản lượng cao su chế biến nhập kho
Tấn
5694,4
6500
7275,84
14,15
11,94
13,04
6.1 Cao su tự khai thác
Tấn
5585,4
6100
7053,69
9,21
15,63
12,38
6.2 Cao su thu mua
Tấn
108,9
400
222,15
267,31
-44,46
56,67
7. Sản lượng cao su tiêu thụ
Tấn
5633
6664,7
7207
18,32
8,14
13,11
8. Sản lượng cao su thành phẩm tồn kho
Tấn
899,4
899
1333,53
-0,04
48,33
21,77
9. Diện tích cao su thanh lý
Ha
141,80
80,1
121
-43,51
51,25
7,62
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng diện tích cao su kinh doanh của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng diện tích cao su toàn công ty, cụ thể là chiếm 63,61% năm 2005, 70,52% năm 2006, 84,13% năm 2007. Như vậy nhìn chung diện tích cao su kinh doanh của công ty đang trong thời kỳ kinh doanh lớn, cho năng suất cao cho nên công ty cần chú ý đầu tư, chăm sóc nhằm khai thác được tối đa năng suất, sản lượng vườn cây. Ta cũng thấy rằng diện tích cao su thanh lý của công ty trong 3 năm qua cũng tương đối lớn tới 342,9 ha ( trong đó năm 2005 là 141,80 ha, 2006 là 80,1 ha, 2007 là 121 ha) làm sản lượng cũng sụt giảm đáng kể.
Nhìn chung nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là do tự sản xuất ra, sản lượng thu mua không lớn, chủ yếu là của cao su tiểu điền xung quanh công ty và từ các điểm thu mua nhỏ. Sản lượng cao su khai thác, chế biến và tiêu thụ tăng đều qua các năm cụ thể : sản lượng cao su khai thác tăng bình quân 12,38%/năm, sản lượng cao su chế biến nhập kho tăng bình quân 13,04%/năm, sản lượng cao su tiêu thụ tăng bình quân 13,11%/năm.
Biểu đồ 4.1: Sản lượng cao su khai thác, chế biến, tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2005 - 2007
Riêng về năng suất cao su khai thác năm 2007 giảm 14,09% so với năm 2006 là do bắt đầu vào vụ cạo , vườn cây cao su bị bệnh phấn trắng rất nặng (trong đó cao su kinh doanh là 5.123,5 ha, chiếm 92,87% diện tích khai thác) , thậm chí có những diện tích bị rụng lá đến lần thứ 3 nên mùa cạo mới bị chậm so với kế hoạch hơn 1 tháng. Một số diện tích phải đến đầu tháng 6 mới bắt đầu cạo được, hơn nữa thời tiết trong quý III, IV vẫn còn mưa khá nhiều nên cũng ảnh hưởng không tốt đến sản lượng và năng suất của vườn cây.
Để đánh giá biến động năng suất và diện tích đến sản lượng mủ khai thác của công ty ta áp dụng chỉ số phân tích sau:
IND: Biến động năng suất và diện tích.
N05,N06,N07: Năng suất năm 2005, 2006, 2007
D05,D06,D07: Diện tích cao su khai thác năm 2005, 2006, 2007
* So sánh năm 2006 với năm 2005:
- Số tương đối: IND =
=
=
1,225 = 1,105 1,109
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(- )
6840,7 – 5585,4 = (6840,7 – 6189,60) + (6189,60 – 5585,4)
1255,3 = 651,1 + 604,2
Nhận xét:
- Sản lượng mủ quy khô toàn công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 1255,3 tấn vì các nguyên nhân sau:
+ Do năng suất năm 2006 so với năm 2005 tăng 10,37% tức 0,14 tấn/ha làm sản lượng tăng 10,5% hay 651,1 tấn.
+ Do diện tích năm 2006 so với năm 2005 tăng 10,96% tức 452,69 ha làm sản lượng tăng 10,9% hay 604,2 tấn.
* So sánh năm 2007 với 2006:
- Số tương đối: : IND =
=
=
1,031 = 0,858 1,202
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(-)
(7053,69 – 6840,7) = (7053,69 – 8219,94) + (8219,94 - 6840,7)
212,99 = -1116,25 + 1379,24
Nhận xét:
- Sản lượng mủ quy khô toàn công ty năm 2007 so với 2006 tăng 212,99 tấn hay 3,1% là do:
+ Diện tích năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,32% tức 931,85 ha làm cho sản lượng tăng 20,2% hay 1379,24 tấn.
+ Năng suất năm 2007 so với năm 2006 giảm 14,09% tức 0,21 tấn/ha làm cho sản lượng giảm 0,142% hay 1116,25 tấn. Công ty cần có chiến lược đẩy mạnh năng suất mủ trong thời gian tới.
4.1.4 Tình hình đầu tư thâm canh
4.1.4.1 Cao su kiến thiết cơ bản
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư một cách hợp lý sao cho tiết kiệm được chi phí tối đa, hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong sản xuất kinh doanh cây cao su thì việc đầu tư trong thời kỳ KTCB là cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất của vườn cây trong suốt quá trình kinh doanh.
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su KTCB
(Trung bình cho 1 ha cao su KTCB)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
Diện tích ĐT(ha)
2262,3
1822,7
879,9
-19,43
-51,73
-37,63
1.Chi phí NVL
2,63
2,70
3,23
2,66
19,63
10,82
Phân bón
2,61
2,98
3,45
14,18
15,77
14,97
CCDC,BHLĐ
0,14
0,15
0,17
7,14
13,33
10,19
Chi phí máy
0,07
0,08
0,11
14,29
37,50
25,36
2.Chi phí nhân công
3,45
3,78
4,56
9,57
20,63
14,97
3.Chi phí quản lý
0,91
0,90
0,88
-1,10
-2,22
-1,66
Tổng chi phí
6,99
7,42
8,91
6,15
20,08
12,90
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.2 trên ta thấy mức đầu tư tăng đều tăng qua các năm, bình quân chi phí tăng 12,90% trong 3 năm. Điều này được giải thích là do chi phí các yếu tố đầu vào đều tăng, đặc biệt trong tình hình kinh tế đang nóng lên, giá cả biến động thất thường như hiện nay. Trong đó chi phí máy tăng khá cao, nếu như năm 2006 tăng 14,29% so với năm 2005 thì đến năm 2007 chí phí đó đã tăng lên tới 2,6 lần tức là tăng lên 37,50% so với năm 2006, điều này chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng mạnh trong những năm gần đây, phần lớn máy móc thiết bị được sử dụng trong thời kỳ KTCB nhằm mục đích xới đất, bón phân, phun thuốc phòng và trị bệnh cho cây cao su. Về diện tích cao su KTCB giảm do đã được chuyển sang thời kỳ cao su kinh doanh, như vậy là đến năm 2007 hiện cao su KTCB của công ty chỉ còn 879,9 ha, giảm 51,73% so với năm 2006. Hiện công ty cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích trên những diện tích cao su thanh lý và dự định đầu tư mở rộng diện tích thêm sang Lào, Campuchia.
Qua bảng 4.2 cũng cho ta thấy công ty đã thực hiện được việc cắt giảm chi phí quản lý bình quân trên 1 ha cao su KTCB, năm 2006 công ty giảm được 1,10% so với năm 2005 và đến năm 2007 giảm tới 2,22% so với năm 2006, bình quân 3 năm công ty đã cắt giảm được 1,66%, đây là kết quả của những cố gắng của công ty trong việc cắt giảm chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Công tác đầu tư thâm canh cũng được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm, ta thấy trong tổng chi phí NVL thì chi phí phân bón chiếm tỷ lệ tương đối cao bởi có đến 1/3 vườn cao su KTCB được trồng chủ yếu trên vùng đất hạng 3, độ đốc lớn, độ dinh dưỡng hạn chế nên cần phải tích cực đầu tư nhằm bảo đảm chất lượng vườn cây. Nhìn chung trong tổng chi phí đầu tư thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 49 – 51%, trong thời gian này chủ yếu là làm cỏ, bón phân…Trên vườn cây này chủ yếu là người địa phương nhận khoán nên công ty đã thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân, tủ gốc, bảo vệ thực vật…do đó đã hạn chế được tối đa những chi phí phát sinh và tăng hiệu quả làm việc của công nhân.
4.1.4.2 Cao su kinh doanh
Xác định chi phí trong sản xuất là căn cứ để tính giá thành cho sản phẩm, qua đó mới thấy rõ được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong 3 năm qua công ty đã tích cực đầu tư về mọi mặt về phân bón, vật tư kỹ thuật, công chăm sóc nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích kinh doanh. Cụ thể tình hình đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tốc độ tăng (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
06/
05
07/
06
BQ/
Năm
Diện tích ĐT (ha)
4132,2
-
4584,89
-
5516,74
-
10,96
20,32
14,92
1.Chi phí NVL
4,52
36,36
5,64
36,50
6,12
37,41
24,78
8,51
14,52
2.Chi phí nhân công
6,35
51,09
7,78
50,36
8,01
48,6
22,52
2,96
8,16
3.Chi phí SXC
1,56
12,55
2,03
13,14
2,23
13,63
30,13
9,85
17,23
Chi phí BQ/ha
12,43
100
15,45
100
16,36
100
24,30
5,89
11,96
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.3 trên ta thấy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đầu tư, qua các năm thì tỷ trọng đó đã giảm dần từ 51,09% năm 2005 giảm xuống còn 48,96% trong năm 2007, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tăng từ 36,36% năm 2005 lên 37,41% năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng bằng việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật vào vườn cây, đồng thời áp dụng phương pháp khoán mới nên người công nhân có trách nhiệm hơn với vườn cây.
4.1.5 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất.
Chi phí sản xuất là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm. Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí. Và cũng có thể biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho các nhà quản lý hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra.
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
1.Tổng lượng sản phẩm
Tấn
5633
6664,70
7207,00
18,32
8,14
13,11
2.Giá bán BQ 1 tấn sản phẩm
Trđ
22,39
29,81
33,22
33,13
11,44
21,81
3.Giá thành sản xuất BQ1 tấn sản phẩm.
Trđ
13,56
17,34
21,15
27,95
21,93
24,89
3.1 Chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
3,37
3,41
3,52
43,61
28,75
2,20
3.2 Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
7,75
11,13
14,33
1,19
3,23
35,98
3.3 Chi phí sản xuất chung cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
2.43
2,81
3,3
15,64
17,44
16,53
6. Lãi gộp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
7,94
12,46
12,07
68,38
3,13
15,47
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Như vậy, qua bảng 4.4 tình hình chi phí sản phẩm của công ty dưới đây ta có thể phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp của công ty như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
L = PiQi - ZiQi
Trong đó:
L: lợi nhuận của công ty.
rL: Mức chênh lệch tuyệt đối về lợi nhuận giữa kỳ thực tế với kỳ so sánh
Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i
Zi: Giá thành kỳ thứ i
Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i
NVLi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thứ i
NCi: Chi phí nhân công trực tiếp kỳ thứ i
Ci: Chi phí sản xuất chung kỳ thứ i
Mức chênh lệch tuyệt đối vê lợi nhuận giữa năm 2007 so với năm 2006:
rL = L07 – L06 = (P07-Z07)×Q07 - (P06-Z06)×Q06
= (33,22 – 21,15) × 7207 – (29,81 – 17,34) × 6664,7
= 3.879,68 (Tr.đ)
Như vậy tổng mức lãi kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 3.879,68 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản phẩm:
rL(Q) = (Q07 - Q06 ) × (P06-Z06) = (7207 – 6664,7) × (29,81 – 17,34)
= 6.762,481 (Tr.đ)
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
rL(P) = (P07 - P06 ) × Q07 = ( 33,22 – 29,81) × 7207 = 24.575,87 (Tr.đ)
- Ảnh hưởng của nhân tố hạ giá thành sản phẩm:
rL(Z) = (Z06 - Z07 ) × Q07 = ( 17,34 – 21,15) × 7207 = - 27.458,67 (Tr.đ)
Trong đó:
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí NVL trực tiếp:
(NVL06 - NVL07 ) × Q07 = ( 3,41 – 3,52) × 7207 = - 797,77 (Tr.đ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố nhân công trực tiếp:
(NC06 - NC07 ) × Q07 = ( 11,13 – 14,33) × 7207 = -23.089,42 (Tr.đ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất chung:
(C06 - C07 ) × Q07 = ( 2,81 – 3,3) × 7207 = -3.571,48 (Tr.đ)
Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu mức lợi nhuận:
rL = 6.762,481 + 24.575,87 - 797,77 -23.089,42 -3.571,48 = 3.879,68 (Tr.đ)
Kết quả phân tích trên cho thấy rằng lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 3.879,68 Tr.đ là do sản lượng sản xuất tăng 542,3 tấn làm cho lợi nhuận của công ty tăng 6.762,481 Tr.đ, và giá bán tăng 3,41 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận tăng 24.575,87 Tr.đ. Nhưng đồng thời giá thành của sản phẩm cũng tăng 3,81 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận của công ty giảm 27.458,67 Tr.đ, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, chi phí cho bộ máy quản lý, máy móc thiết bị đều tăng. Như vậy sản xuất kinh doanh của công ty phát triển về chiều rộng, công ty cần phải có những biện pháp nhằm tiết kiệm các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu nhằm giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
4.1.6 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.1.6.1 Thực trạng tiêu thụ của công ty
a. Kênh tiêu thụ hàng hóa
Hiện nay, sản phẩm của công ty phần lớn từ nguồn tự sản xuất do đó việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là qua kênh gián tiếp. Sản phẩm của công ty bán ra cho đơn vị sản xuất khác, từ đó mới hình thành sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng hoặc có thể qua một đơn vị sản xuất khác rồi mới hình thành sản phẩm chính cho tiêu dùng. Bởi vì như hiện nay sản phẩm công ty sản xuất ra thực chất chỉ là sản phẩm sơ chế, chưa đến công đoạn sản xuất hàng tiêu dùng.
Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh tiêu thụ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SL(tấn)
TL(%)
SL(tấn)
TL(%)
SL(tấn)
TL(%)
Tổng
5633
100
6665
100
7207
100
Trong nước
5633
100
6665
100
5607
77,80
Xuất khẩu
-
-
-
-
1600
22,20
XK trực tiếp
-
-
-
-
640
8,88
XK ủy thác
-
-
-
-
960
13,32
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Dựa trên đặc điểm thị trường tiêu thụ và để đảm bảo khối lượng sản phẩm xuất khẩu mà công ty lựa chọn các kênh tiêu thụ khác nhau, hiện nay công ty cao su Chưprông chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trong nước, bắt đầu từ năm 2007 mới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Căn cứ vào mối quan hệ giữa công ty với người tiêu dùng cuối cùng thì công ty hoàn toàn tiêu thụ gián tiếp, cụ thể như sau:
Công ty cao su Chưprông
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
Người tiêu dùng
Căn cứ vào phương thức xuất khẩu thì kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau:
- Xuất khẩu trực tiếp:
Công ty cao su Chưprông
Người nhập khẩu
Thị trường tiêu thụ
Năm 2007 công ty cao su Chưprông mới bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài cho nên sản lượng xuất khẩu còn chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 8,88% tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ và chiếm 40% sản lượng hàng hóa xuất khẩu, thị trường còn chưa được mở rộng, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Đối với loại kênh tiêu thụ này công ty trực tiếp đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng, với kênh tiêu thụ này công ty có thể chủ động tập trung mọi nguồn lực tạo ra tiềm năng lớn đối với khách hàng, đảm bảo uy tín, chất lượng đối với khách hàng.
Công ty cao su Chưprông
Công ty XNK trong nước
Công ty nhập khẩu
Thị trường tiêu thụ
- Xuất khẩu ủy thác (XKUT):
Đây là phương thức xuất khẩu thông qua một đơn vị xuất khẩu khác (hoặc là người môi giới) để khai thác và mở rộng thị trường, thông qua đó 2 bên thỏa thuận mức giá cả ( bên môi giới hưởng mức phí 0,3 – 0,4% giá trị hợp đồng). Tuy nhiên đối với phương thức xuất khẩu này, công ty phải mất một khoản chi phí ủy thác tương đối cao, đồng thời khi tham gia vào mối quan hệ này công ty sẽ không được trực tiếp giao dịch với khách hàng. Điều này gây sự bất lợi cho công ty và hơn thế nữa lợi nhuận sẽ không cao, uy tín của công ty không được đảm bảo. Đối với công ty cao su Chưprông thì phương thức xuất khẩu này đang được thực hiện bởi 2 lý do sau: thứ nhất do thị trường này còn mới mẻ nên phải dựa vào đơn vị trung gian để thâm nhập thị trường, thứ hai là do chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn so với chi phí ủy thác thì điều tất nhiên là công ty sẽ lựa chọn phương án nhờ vào đơn vị trung gian để tiết kiệm chi phí, lúc này người trung gian không chỉ là một mắt xích nối liền đơn vị sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm với nhau mà còn đóng vai trò là một thị trường độc lập, là tiêu điểm của một nhóm khách hàng. Sản lượng XKUT năm 2007 là 960 tấn, chiếm 13,32% sản lượng tiêu thụ và 60% sản lượng xuất khẩu toàn công ty.
Tóm lại việc lựa chọn các kênh phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác là nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc xem xét, đánh giá các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty là vấn đề cấp bách nhằm đưa ra được những chiến lược tiêu thụ hợp lý. Trong thời kỳ Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay thì việc xúc tiến xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa sẽ góp phần đem lại nhiều nguồn ngoại tệ lớn cho công ty.
b. Vấn đề vận chuyển trong tiêu thụ hàng hóa
Để tiêu thụ sản phẩm công ty phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ và chịu chi phí vận chuyển, do đó lợi nhuận của công ty thu được còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa trên mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy để thu được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải tìm cho mình thị trường vững chắc, khối lượng sản phẩm tiêu thụ phải lớn song chi phí tiêu thụ phải là tối thiểu. Trong nền kinh tế hiện nay sự cạnh tranh với nhau diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược phát triển mới nhằm thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, trong đó quá trình lưu thông vận chuyển hàng hóa được nhiều người quan tâm vì vấn đề vận chuyển ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ hàng hóa. Tình hình hiện nay lưu thông vận chuyển có nhiều thuận lợi, do đó khách hàng có thể sẽ không cần phải trung thành với công ty mà sẽ lựa chọn đối tác khác. Do đó cần phải hỗ trợ khâu vận chuyển cho khách hàng, trong những năm vừa qua công ty cao su Chưprông đã thực hiện trợ giá trong vận chuyển cho khách hàng, chi phí vận chuyển sẽ được công ty san sẻ một phần bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu.
Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề cần xem xét đó là thực hiện các chiến lược, sách lược phát triển các khâu như: dịch vụ sau bán hàng, khuyến mãi…trong đó chính sách hỗ trợ vận chuyển là một đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì mọi chính sách, chiến lược đều là công cụ kích thích và đẩy mạnh công ty phát triển.
c. Chủng loại sản phẩm
Công ty cao su Chưprông là một đơn vị chuyên khai thác và chế biến mủ cao su. Sản phẩm của Công ty là mủ khối nguyên liệu, mủ cốm các loại VC, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20. Năm 2007 sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9001, mọi hoạt động tổ chức sản xuất và tiêu thụ của công ty đều được thực hiện theo đúng hệ thống chỉ tiêu chất lượng của Ban tiêu chuẩn ISO.
Sản phẩm do công ty tự sản xuất, mặc dù vậy nhưng mủ cao su được chia làm nhiều loại, đó chính là do giá cả sản phẩm hay chất lượng mủ có những tính chất khác nhau cho nên nó được phân loại để dễ dàng tiêu thụ được trên thị trường.
Bảng 4.6: Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
Tổng sản lượng
Tấn
5631
6664,7
7164,4
18,36
7,50
12,80
Loại SVRL
Tấn
-
-
126,8
-
-
-
Loại SVR 3L
Tấn
4607
5315
5133,1
15,37
-3,42
5,56
Loại SVR 5
Tấn
181
171,7
616,5
-5,14
259,08
84,57
Loại SVR 10
Tấn
843
1178
1287,9
39,74
9,33
23,60
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm
Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.2 ta thấy rằng sản phẩm chủ yếu của công ty là SVR, trong đó SVR 3L là chủ yếu chiếm tới 71,65% tổng sản lượng, tiếp theo là SVR 10 chiếm 17,98%, còn lại là SVR5 và SVRL (2007), đến năm 2007 công ty bắt đầu sản xuất thêm sản phẩm SVRL, điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất nhiều của công ty trong việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Nhìn chung thì khối lượng sản phẩm của công ty tăng đều qua các năm nhưng tăng giảm không đồng đều về chủng loại, điều này được giải thích rằng công ty sản xuất theo hợp đồng của khách hàng cho nên phải cân đối theo cung cầu thị trường, sản xuất giảm sản phẩm SVR 3L 3,42% năm 2007 so với năm 2006, sản xuất tăng những sản phẩm mà thị trường cần như SVRL, SVR 5, SVR 10. BQ/Năm tăng 5,56% loại SVR 3L, 84,57% loại SVR 5, 23,60% loại SVR 10.
d. Giá cả sản phẩm
Giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả ảnh hưởng lớn tới thu nhập, lợi nhuận của công ty. Đặc biệt hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giá cả là yếu tố quyết định mua sản phẩm của khách hàng, đồng thời nó thể hiện sự cạnh tranh giữa đơn vị này và đơn vị khác để dành lợi ích kinh tế trên thị trường.
Hiện nay giá cả mủ cao su tăng lên rõ rệt, điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự biến động về sản lượng và giá cả sản phẩm như sau:
Bảng 4.7: Tình hình biến động giá cả sản phẩm của công ty 2005 – 2007
ĐVT: Trđ/tấn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tốc độ tăng giá cả
KL
(tấn)
ĐG
KL
(tấn)
ĐG
KL
(tấn)
ĐG
06/05
07/06
BQ/Năm
Tổng
5633
22,39
6665
29,81
7207
33,22
33,13
11,44
21,81
1. Trong nước
5633
22,39
6665
29,81
5607
32,60
33,13
9,35
20,67
2. Xuất khẩu
-
-
-
-
1600
35,40
-
-
-
2.1 XK trực tiếp
-
-
-
-
640
35,40
-
-
-
2.2 XK ủy thác
-
-
-
-
960
35,40
-
-
-
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.7 cho thấy tình hình giá cả sản phẩm có sự biến động mạnh. Nhìn chung công ty là người chấp nhận giá của thị trường, trong 3 năm giá cả đều tăng lên đáng kể, bình quân/năm giá cả tăng 21,81%, đã góp phần tăng sản lượng tiêu thụ từ 5633 tấn trong năm 2005 lên tới 7207 tấn vào năm 2007.
Đối với giá cả sản phẩm tiêu thụ trong nước thì năm 2005 khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 5633 tấn với đơn giá 22,39 triệu đồng/tấn, đây là mức giá tương đối cao so với giá thành của sản phẩm (13,56 triệu đồng/tấn). Năm 2006, 2007 giá cả và khối lượng sản phẩm đều tăng đã góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho công ty, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo sự hứng khởi trong công việc, tốc độ tăng BQ/Năm về giá cả cao su trong nước của công ty trong 3 năm qua là 20,67%.
Đối với xuất khẩu thì từ năm 2007 công ty mới bắt đầu mở rộng sang thị trường nước ngoài, nhìn chung giá cả tương đối cao, mặc dù với khối lượng xuất khẩu không nhiều nhưng đó là một kết quả tốt trong bước đầu gia nhập chặng đường đầy cạnh tranh. Đơn giá xuất khẩu năm 2007 là 35,40 triệu đồng/tấn.
Nhìn chung, đơn giá và khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm, vì vậy có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao, công ty khẳng định được vị thế và uy tín của mình ở trong nước và bước đầu thể hiện mình trên trường quốc tế.
Tóm lại, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mà các đơn vị tổ chức sản xuất đều phải quan tâm, tiêu thụ trong nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, xây dựng một đất nước giàu đẹp, có khả năng tự sản xuất hàng tiêu dùng từ cao su mà không phải nhập khẩu từ các nước khác. Tuy nhiên trong tiêu thụ vấn đề cần xem xét đó là giá cả sản phẩm, giá cả hợp lý thì sản phẩm sẽ tiêu thụ kịp thời và nhanh chóng.
e. Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán, các điều kiện thanh tóan cũng góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ và giữ vững được bạn hàng. Thông thường một doanh nghiệp khi bán hàng bao giờ cũng quy định giá bán buôn và giá bán lẻ. Công ty cũng vận dụng linh hoạt 2 loại giá này, luôn luôn quan tâm đến khách hàng, đối với khách hàng truyền thống và thường xuyên như công ty cao su Đà Nẵng thì áp dụng điều kiện thanh toán (n:30), tức là bán hàng và thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Còn các khách hàng không thường xuyên và không sản xuất sản phẩm có nguyên liệu từ cao su thì bán theo giá thị trường và áp dụng điều kiện thanh toán ngay (Tiền – Hàng) luôn đi song hành, để đảm bảo tính thận trọng và an toàn tuyệt đối trong kinh doanh, hạn chế tối đa rủi ro, nợ phải thu khó đòi và không thể đòi được khi nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp đa sở hữu, đặc biệt có những doanh nghiệp vốn chủ sở hữu bằng 0. Khi áp dụng phương thức và điều kiện thanh toán (n:30) này công ty nên xác định kích cỡ lô hàng cho phù hợp, hạn chế rủi ro khách hàng thanh toán không tuân thủ điều kiện thanh toán như hợp đồng, tăng nhanh vòng quay nợ phải thu, hàng tồn kho.
f. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến vấn đề là làm như thế nào để tiêu thụ sản phẩm, doanh thu đạt được và lợi nhuận tối đa…Tất cả những vấn đề này đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường do đó thị trường là mục tiêu để các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng các phuơng án chiến lược sản xuất đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt và tiếp cận thị trường nhanh chóng là cơ sở để các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Một khi thị trường được nghỉên cứu xem xét kỹ càng thì các doanh nghiệp có thể nhận biết được khả năng thích ứng của thị trường với sản phẩm của chính doanh nghiệp mình, từ đó có thể tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và nhu cầu của xã hội.
Đối với công ty cao su Chưprông thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm nhằm triển khai phát triển thị trường ngày càng rộng lớn trong nước và thế giới. Bắt đầu từ năm 2007 công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, được biểu hiện cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 4.8: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007
Chỉ tiêu
KL (tấn)
Giá trị (Trđ)
Tỷ lệ (%)
Tổng
7207
478.832,85
100,00
1. Trong nước
5607
182.773,70
77,80
1.1 Công ty cao su Đà Nẵng
5575
181.730,58
77,36
1.2 Thị trường khác
32
1.043,12
0,44
2. Xuất khẩu,UTXK
1600
56.642,72
22,20
2.1 Trung Quốc
1332
47.155,07
18,48
2.2 Thị trường khác
268
9.487,66
3,72
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Sơ đồ 4.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty năm 2007
Thị trường chủ yếu của công ty là bán nội địa cho các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Công ty cao su Đà Nẵng là một bạn hàng lớn truyền thống cùng gắn bó với công ty ngay từ những ngày khai thác dòng nhựa đầu tiên. Hàng năm công ty này tiêu thụ gần 80% sản lượng sản xuất của công ty. Sản phẩm của công ty chỉ tham gia xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu khi mức tồn kho vượt định mức, thông qua 2 kênh đó là: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu qua các hợp đồng UTXK và xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài.. Tuy sản lượng hiện tại chưa nhiều chỉ chiếm 20,22% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhưng công ty cũng coi việc xuất khẩu sản phẩm là thị trường tiềm năng trong khi ngành công nghiệp cao su của ta chưa đủ mạnh để sử dụng hết nguyên liệu này. Luôn giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng thị trường trong nước, quốc tế, “ Công ty cao su Chưprông niềm tin của khách hàng” là khẩu hiệu mà toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty luôn phấn đấu để thực hiện. Do vậy, sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và có uy tín khi bán đúng chủng loại, phẩm chất, chất lượng và trọng lượng, đặc biệt là biết lắng nghe ý kiến phản hồi và góp ý từ phía khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế sản lượng hàng năm của công ty đều được bán với giá cao hơn và sản lượng tồn kho thấp hơn so với một số công ty đứng chân trên địa bàn.
Qua bảng 4.8 và sơ đồ 4.3 ta thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, chiếm 18,48% tổng sản phẩm tiêu thụ và 83,25% tổng sản phẩm xuất khẩu, đây là sự khởi đầu của chặng đường hội nhập kinh tế và cạnh tranh của công ty cao su Chưprông. Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu, là một thị trường có nhu cầu về sản phẩm cao su lớn, do đó thị trường Trung Quốc cần được chú trọng nhiều hơn nhằm đẩy nhanh khối lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận đạt được từ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra thì công ty cũng đang xúc tiến mở rộng thị trường sang các nước khác như Thái Lan, Malaysia, tuy sản lượng xuất khẩu còn chưa nhiều (3,72%) song cũng hứa hẹn được mở rộng trong thời gian tới.
Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
Kết quả hoạt động tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dựa trên cơ sở đó công ty phát huy những nhân tố tích cực đẩy mạnh chiến lược phát triển xây dựng cơ sở vững mạnh trong xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nói như vậy có nghĩa là cần xem xét mọi yếu tố trong quá trình vận động sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tiêu thụ được xem xét như sau:
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng
06/05
07/06
BQ/Năm
Tổng doanh thu
Trđ
126.129,10
198.668,11
239.416,42
57,51
20,51
37,77
Doanh thu từ xuất khẩu
Trđ
-
-
56.642,72
-
-
-
Doanh thu từ nội địa
Trđ
126.129,10
198.668,11
182.773,70
57,51
-8,00
20,38
1. Khối lượng hàng bán
Tấn
5633,00
6664,70
7207,00
18,32
8,14
13,11
2. Giá vốn hàng bán
Trđ/tấn
13,55
17,34
21,15
51,38
31,85
24,94
3. Giá bán
Trđ/tấn
22,39
29,81
32,22
33,13
11,44
19,96
4. Hệ số tiêu thụ hàng hóa
Trđ
1,53
1,58
1,57
3,69
-0,85
1,30
4. Lợi nhuận gộp
Trđ
49.767,17
83.071,60
86.997,86
66,92
4,73
32,22
5. Chi phí bán hàng
Trđ
563,55
587,69
2.352,18
4,28
300,24
104,30
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trđ
5.626,81
9.213,82
10.210,88
63,75
10,82
34,71
7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Trđ
43.576,81
73.270,01
74.434,80
68,14
1,59
30,70
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Những năm vừa qua, điều kiện thị trường có những biến động đáng mừng, giá cả tăng, mủ cao su được coi là mặt hàng thiết yếu để phát triển kinh tế, do đó ngành cao su rất được chú trọng phát triển, điều này ảnh hưởng tích cực đến tình hình tiêu thụ trong nước và trên thế giới, công ty tiêu thụ hết khối lượng mủ sản xuất ra, không những thế sản lượng mủ tiêu thụ còn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng về thị trường tiêu thụ. Kết quả hoạt động tiêu thụ có những biến động cụ thể như sau:
* Về doanh thu bán hàng thì từ năm 2005 đến năm 2007, mức doanh thu liên tục tăng nhanh. Năm 2005 có 126.129,10 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên 198.668,11 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 57,51% so với năm 2005. Đây được coi là những bước phát triển đáng mừng của công ty trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đổi mới, củng cố phương thức sản xuất. Năm 2007 mức doanh thu tăng lên một lượng 20,51% so với năm 2006. Khi doanh thu bán hàng tăng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm có kết quả tốt, lượng khách hàng được thu hút ngày càng đông, sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Trong tổng doanh thu thì doanh thu từ nội địa chiếm phần lớn, năm 2005, 2006 doanh thu 100% là từ nội địa, đến năm 2007 công ty mới có doanh thu từ xuất khẩu, tuy doanh thu từ xuất khẩu còn hạn chế là 23,66% nhưng cũng đã thể hiện những cố gắng vượt bậc của công ty. Kết quả doanh thu bình quân trên một năm đạt được là 37,77%, đây là thành quả to lớn của công ty. Như vậy điều đáng nói hiện nay là công ty cao su Chưprông đang trên đà phát triển vững mạnh và sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
* Về khối lượng sản phẩm hàng bán của công ty thì trong 3 năm qua khối lượng sản phẩm hàng bán tăng lên rõ rệt, cụ thể như năm 2005 khối lượng hàng hóa bán ra là 5633 tấn, năm 2006 khối lượng hàng bán ra là 6664,70 tấn, tăng 18,32% so với năm 2005. Năm 2007 khối lượng tiêu thụ là 7207 tấn, tăng 8,14% so với năm 2006. Khối lượng hàng bán bình quân 3 năm tăng 27,94%. Như vậy , khối lượng hàng hóa bán ra của công ty trong 3 năm vừa qua tăng đáng kể, đây là nhân tố phản ánh công ty đã và đang ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy đây được coi là cơ sở để công ty có điều kiện phát huy sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển vững mạnh trong những năm tới.
* Để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm qua thì phải xem xét hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty như sau: H2005 = 1,53; H2006 = 1,58; H2007 = 1,57
Từ kết quả này cho thấy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt được kết quả cao, nhìn chung 3 năm qua công ty giữ vững được thị trường truyền thống, tiếp cận thị trường tiêu thụ mới, chất lượng sản phẩm được nâng cao, công ty đã thực hiện được tốt chính sách marketing, tạo được động lực thúc đẩy tiêu thụ, kích thích tiêu thụ có hiệu quả cao. Cụ thể như năm 2005 hệ số tiêu thụ hàng hóa đạt được là 1,53, năm 2006 hệ số tiêu thụ đạt được là 1,58 tăng 3,69% so với năm 2005, mặc dù mức tăng không đáng kể nhưng đây là thành quả đáng khích lệ của công ty. Năm 2007 hệ số tiêu thụ hàng hóa là 1,57 có giảm 0,85% so với năm 2006 nhưng nhìn chung hệ số vẫn tốt, vẫn phản ánh được hiệu quả kinh doanh của công ty và bình quân chung 3 năm vẫn tăng 1,30%. Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được để ngày càng phát triển vững mạnh.
* Bên cạnh sự gia tăng của khối lượng và doanh thu tiêu thụ thì giá vốn hàng bán cũng không ngừng tăng lên, năm 2006 tăng lên 51,38% so với năm 2005, và năm 2007 tăng lên 31,85% so với năm 2006. Điều này ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty, nguyên nhân của những biến động tích cực này là do công ty đã tích cực đầu tư thay đổi thiết bị máy móc, cải tiến công nghệ hiện đại nhằm phát triển hoạt động khai thác, sản xuất và chế biến mủ có hiệu quả hơn.
* Mặc dù phải đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, chi phí sản xuất tăng nhưng lợi nhuận của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2006 tăng 68,14% so với năm 2005, năm 2007 tăng 1,59% so với năm 2006. Với lợi nhuận ngày càng tăng lên , công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất và tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Song công ty cũng cần phải cải thiện phương thức sản xuất cho phù hợp để chi phí sản xuất giảm, giá thành ở mức thấp nhất thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, trong những năm vừa qua dưới sự quản lý của lãnh đạo công ty cao su Chưprông tình hình tiêu thụ của công ty cao su Chưprông có sự biến động không ngừng theo chiều hướng phát triển tích cực, với mục tiêu sản xuất kinh doanh thu lại lợi nhuận cao, sản phẩm được nhiều thị trường chấp nhận, số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao.
4.2 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ.
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá thành hạ, giá bán giảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng.
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm
06/
05
07
/06
BQ/
Năm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Trđ
126.129,10
198.668,11
239.416,42
57,51
20,51
37,77
Tổng giá trị sản lượng
Trđ
81.854,71
115.357,17
149504,44
40,22
29,97
35,15
Giá trị hàng hóa sản xuất
Trđ
82.552,29
125.398,02
152.418,57
51,90
21,55
35,88
Hệ số sản xuất hàng hóa
Lần
1,01
1,09
1,02
8,33
-6,48
0,49
Hệ số tiêu thụ hàng hóa
Lần
1,53
1,58
1,57
3,69
-0,85
1,30
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Vận dụng phương pháp loại trừ, có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng . Để nâng cao doanh thu bán hàng của công ty thì đồng thời phải nâng cao cả hai chỉ tiêu nhân tố: giá trị hàng hóa sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau đây:
Doanh thu
Bán hàng
Tổng giá trị
Sản lượng
Hệ số sản xuất
Hàng hóa
Hệ số tiêu thụ
Hàng hóa
═
×
×
Trong đó:
ra: Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu bán hàng giữa năm 2007 so với năm 2006.
ai: Doanh thu bán hàng kỳ thứ i.
bi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i.
ci: Hệ số sản xuất hàng hóa kỳ thứ i.
di: Hệ số tiêu thụ hàng hóa kỳ thứ i.
Chúng ta tiến hành phân tích trong 2 năm 2006, 2007 như sau: Đối tượng phân tích ra = 239.416,42 – 198.668,11 = 40.748,31 (tr.đ). Doanh thu bán hàng của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 40.748,31 triệu đồng. Do các nguyên nhân sau đây:
Ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng:
ra(b) = (b07 – b06) × c06 × d06
= (149504,44 – 115.357,17) × 1,09 × 1,58
= 58.808,44 (Tr.đ)
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số sản xuất hàng hóa:
ra(c) = (c07 – c06) × b07 × d06
= (1,02 – 1,09) × 149504,44 × 1,58
= - 16535,19 (Tr.đ)
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số tiêu thụ hàng hóa:
ra(d) = (d07 – d06) × b07 × c07
= (1,57 – 1,58) × 149.504,44 × 1,02
= - 1.524,96 (Tr.đ)
Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố :
ra = ra(b) + ra(c) + ra(d) = 59.249,21 + (-16498,89) + (-1521,60)
= 58.808,44 + (- 16.535,19)+ (- 1.524,96)
= 40.748,31 (tr.đ)
Kết quả phân tích trên cho thấy: doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2007 tăng lên 40.748,31 triệu đồng chủ yếu là do sự gia tăng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, tổng giá trị sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng lên làm cho doanh thu bán hàng tăng 58.808,44 (Tr.đ).
Hệ số sản xuất hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 6,48% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 16535,19 (Tr.đ) và hệ số tiêu thụ hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 0,85% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 1.524,96 (Tr.đ). Nhìn chung hệ số sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn thể hiện tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhưng nhịp điệu đã tương đối chậm lại so với năm 2006, công ty cần tăng cường hơn các biện pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
4.2.2 Phân tích hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
Tỷ suất sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho chúng ta đánh giá một cách tổng quát nhất về tình hình các chỉ tiêu chi phí, thu nhập của công ty và các tỷ số giữa chúng. Bảng 4.11 sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát nhất về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005 – 2007.
Bảng 4.11: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
trong 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
Trđ
126129
198668
239416
72539,01
57,51
40748,31
20,51
Chi phí
Trđ
76361,9
115597
152419
39234,58
51,38
36822,06
31,85
Lợi nhuận
Trđ
49767,2
83071.6
86997.9
33304,43
66,92
3926,26
4,73
Doanh thu / Chi phí
lần
1,65
1,72
1,57
0,07
4,05
-0,15
-8,60
Lợi nhuận / Doanh thu
lần
0,39
0,42
0,36
0,02
5,97
-0,05
-13,10
Lợi nhuận / Chi phí
lần
0,65
0,72
0,57
0,07
10,27
-0,15
-20,57
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Bảng trên đã cho thấy các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty đều tăng qua các năm . Xét về các chỉ tiêu tỷ số ta thấy như sau:
* Tỷ số Doanh thu / Chi phí: Nhìn vào bảng số liệu 4.11 ta thấy rằng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là có hiệu quả khi doanh thu thu được luôn lớn hơn chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Tỷ số doanh thu/chi phí năm 2006 tăng 4,05% so với năm 2005, tuy nhiên tỷ số này đến năm 2007 đã giảm 0,15 lần tức 8,60% so với năm 2006, điều này cho thấy nhịp điệu tăng doanh thu trong năm này đã thấp hơn so với mức tăng của chi phí, điều này được giải thích là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, trong năm này công ty đã bắt đầu đưa vào khai thác mới diện tích các vườn cây đã qua thời kỳ KTCB với một diện tích khá lớn: 931,85 ha. Chính điều này đã thúc đẩy chi phí của công ty lên cao do việc mua sắm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác khai thác, công tác chăm sóc và bảo vệ vườn cây, công tác làm đường giao thông, chi phí khấu hao phân bổ… đây là nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy chi phí lên cao trong khi sản lượng khai thác mở miệng vườn cây là rất thấp.
* Tỷ số Lợi nhuận / Doanh thu: Ta thấy rằng tuy công ty đã đạt được những hiệu quả rất lớn cụ thể cứ 1 đồng doanh thu thu được trong năm thì có từ 0,36 – 0,42 đồng lợi nhuận (trước thuế) nhưng tỷ số này biến động tăng giảm thất thường, không đồng bộ. Nếu như năm 2006 tăng được 5,97% thì đến năm 2007 lại giảm đi 0,05% so với năm 2006, điều này được giải thích là mặc dù sản xuất kinh doanh vẫn có lãi nhưng nhịp điệu tăng giảm của doanh thu chậm hơn so với sự tăng lên của chi phí. Do đó các nhà quản lý cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí tối thiểu tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa cho công ty mình.
* Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí : Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí năm 2006 tăng 0,07 lần tức 10,27% so với năm 2005, tuy nhiên đến năm 2007 lại giảm 20,57%, mặc dù vậy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có lãi, năm này ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0,57 đồng lợi nhuận.
4.2.3 Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 - 2007
Qua phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty ta thấy có một vấn đề đặt ra trong quá trình phân tích và định hướng hoạt động sản xuất của công ty là tìm ra được điểm hòa vốn của công ty, nghĩa là tại điểm nào thì công ty có thể có doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao nhất. Muốn vậy ta phải tiến hành phân tích điểm hòa vốn của công ty với các chỉ tiêu cơ bản sau: Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn và doanh thu an toàn. Chúng ta sử dụng bảng số liệu sau để tìm ra điểm hòa vốn:
Bảng 4.12: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty
trong 3 năm 2005 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
126.129
198.668
239.416
Giá bán
22,39
29,81
33,22
Chi phí khả biến
61.491
92.174
124.192
Chi phí bất biến
14.871
23.423
28.227
Lợi nhuận
49.767
83.072
86.998
Số dư đảm phí
11,5
13,4
11,2
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Dựa vào bảng số liệu 4.12 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như sau:
Bảng 4.13: Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyendetotnghiep_8083.doc