Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial (VN): CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động trước những biến động mạnh mẽ của thị trường. Từ đó các doanh nghiệp đều xây dựng ra những chương trình hành động phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp xem đó là công cụ thiết yếu và cực kì quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính tầm quan trọng trên đòi hỏi các kế hoạch hành động phải được vạch ra cụ thể, mang tính khoa học và linh hoạt. Một trong những căn cứ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thành công bản kế hoạch hành động là việc phân tích đúng tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp trong thời gian hoạt động đã qua. Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có cách nhìn đúng đắn những nỗ lực của doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của bản thân để có hướng điều chỉnh thíc...
79 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial (VN), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động trước những biến động mạnh mẽ của thị trường. Từ đó các doanh nghiệp đều xây dựng ra những chương trình hành động phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp xem đó là công cụ thiết yếu và cực kì quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính tầm quan trọng trên đòi hỏi các kế hoạch hành động phải được vạch ra cụ thể, mang tính khoa học và linh hoạt. Một trong những căn cứ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thành công bản kế hoạch hành động là việc phân tích đúng tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp trong thời gian hoạt động đã qua. Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có cách nhìn đúng đắn những nỗ lực của doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của bản thân để có hướng điều chỉnh thích hợp. Phát huy những nhân tố tích cực, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Song song đó là việc khắc phục dần những yếu kém còn tồn tại, nhằm hướng doanh nghiệp phát triển theo xu thế ngày càng hoàn thiện tiến tới vững mạnh. Do vậy, việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành công trong kinh doanh và đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial” là điều hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.
Căn cứ khoa học và thực tiễn
Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp ngày nay là cực kì quan trọng, đó là công cụ hỗ trợ đắt lực và là cơ sở khoa học cho việc lập ra các kế hoạch hành động trong tương lai. Vì vậy, bảng phân tích hiệu kinh doanh phải được dựa trên những thông tin và dữ liệu chính xác từ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp, nó phải được phân tích và trình bày đúng, đầy đủ, trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở tính toán chính xác bằng việc áp dụng các công cụ phân tích kinh tế, từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá trung thực, khách quan tình hình hiện tại trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích này trước hết giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Giúp các nhà lãnh đạo có những thông tin cần thiết để có những sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và những hạn chế còn tồn tại. Phòng ngừa được rủi ro của thị trường, là căn cứ giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, bảng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh như là bảng luận chứng kinh tế về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi công bố kết quả kinh doanh ra bên ngoài. Do đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hữu dụng cho cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Để cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho tiến trình ra quyết định của các nhà quản trị và đồng thời hỗ trợ cho việc xây dựng thành công kế hoạch kinh doanh trước xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Việc đánh giá lại những kết quả đạt được trong 3 năm hoạt động gần đây của chi nhánh công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial là mục tiêu chung mà đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial” cần đạt được.
Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung trên, những mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp..
- Mục tiêu 2: Phân tích chi phí của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.
- Mục tiêu 3: Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận qua 3 năm, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Mục tiêu 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh đến doanh nghiệp tổng hợp tất cả qua ma trận SWOT, phối hợp các yếu tố trên hình thành các chiến lược hành động cụ thể.
- Mục tiêu 5: Đưa ra những giải pháp khắc phục những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
Phạm vi nghiên cứu
Không gian
- Tại chi nhánh công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial (Việt Nam)
Thời gian
Trong khoảng thời gian thực tập từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 11 tháng 6 năm 2007.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian, kinh phí và các yều cầu về chuyên môn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích tình hình biến động chung của doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau đó tiến hành phân tích từng nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến những biến động chung đó. Cụ thể là:
Đối với doanh thu: phân tích các nhân tố sản lượng, giá bán có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu.
Về chi phí: đối tượng phân tích bao gồm chi phí nguyên vật liệu mà chủ yếu là tôm nguyên liệu và chi phí tiền lương nhân công. Chi phí nguyên vật liệu với các nhân tố ảnh hưởng cụ thể là giá nguyên vật liệu, sản lượng tôm tiêu thụ, mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết cho 1 đơn vị thành phẩm. Chi phí tiền lương bao gồm những nhân tố ảnh hưởng cụ thể là mức tiền lương trung bình và số lượng lao động tham gia sản xuất sản phẩm trong kì.
Lợi nhuận: phân tích tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố giá bán, sản lượng, kết cấu hàng hóa, giá thành, chi phí quản lí, chi phí bán hàng đến tình hình biến động của lợi nhuận.
Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường vĩ mô nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, tự nhiên. Môi trường vi mô: đánh giá mức độ tác động của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng tôm nguyên liệu đầu vào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định những cơ hội và đe dọa của công ty hiện nay. Vì vậy, đề tài sẽ không tập trung phân tích sâu về phương diện tình hình tài chính của công ty.
Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài
Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Grobest năm 2004, 2005, 2006
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, phân tích tình hình nội tại của doanh nghiệp bao gồm tình hình tài chính, tình hình sản xuất, tồn trữ nguyên vật liệu sản xuất, tình hình nhân sự,… làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch hành động trong năm 2007. Song, bảng kế hoạch hoạt động chưa thể hiện cụ thể được tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm. Trọng tâm của bảng kế hoạch kinh doanh là đi sâu vào phân tích những kế hoạch hoạt động, những vấn đề cần làm trong năm 2007 là gì, khắc phục những điểm yếu nào còn đang tồn tại, phát huy những điểm mạnh nào để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảng kế hoạch kinh doanh chỉ thể hiện những nhận xét, đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua trên cơ sở từ việc phân tích cụ thể các hoạt động kinh doanh mang lại.
Kế hoạch sản xuất qua năm 2004,2005, 5006. Phòng sản xuất
Trong bảng kế hoạch này phòng kế hoạch lập nên những kế hoạch cụ thể đáp ứng cho công tác thu mua nguyên liệu để đủ cho việc sản xuất ra số lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của công ty. Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng sản phẩm cần phải đạt được trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí tồn kho, đáp ứng đủ nhu cầu số lượng sản phẩm xuất khẩu. Bảng kế hoạch sản xuất chỉ tập trung vào phân tích những biến động từ số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường, số lượng sản phẩm tồn kho, những biến động của giá thành sản phẩm. Không tập trung vào việc phân tích những biến động cụ thể về giá bán sản phẩm trên thị trượng biến động như thế nào, phân tích các yếu tố về chi phí như các chi phí về tiền lương nhân công, chi phí quản lí một cách cụ thể.
Kế hoạch nhân sự qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Phòng nhân sự
Trong các bảng kế hoạch này chỉ khái quát tình hình nhân sự hiện tại, những nhận xét và đánh giá về hiệu quả công việc của nhân viên. Căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và phát triển của toàn doanh nghiệp, xác định số lượng nhân viên cần thiết để hoàn thành những công việc trong năm tới. Do vậy, bảng kế hoạch về nhân sự chỉ chú trọng vào việc phân tích số lượng công việc cần làm, số người cần thiết để có thể hoàn thành tốt những công việc đó nhằm tối thiểu hóa chi phí tiền lương, tối đa hóa hiệu quả công việc. Là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp qua các năm. Chưa quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp, chưa phân tích từng yếu tố cụ thể tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp gây ra những biến động cụ thể như thế nào cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Hoạt động kinh doanh
Doanh thu
Khái niệm và kí hiệu
Doanh thu là gì?
Doanh thu của công ty là giá của toàn bộ sản phẩm tôm đông lạnh đã cung cấp cho người tiêu dùng, phản ánh khối lượng sản phẩm tôm đông lạnh mà doanh nghiệp đã bán ra ngoài phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu tiền về dưới mọi hình thức như: tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu thanh toán,…
- Gọi TRi là doanh thu từ sản phẩm tôm các cỡ của doanh nghiệp
TR0i : doanh thu năm 2004
TR1i : doanh thu năm 2005
TR2i : doanh thu năm 2006
Các nhân tố ảnh hưởng
Sản lượng hàng hóa:
- Gọi Qi là sản lượng tôm các cỡ được bán ra của doanh nghiệp
Q0i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2004
Q1i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2005
Q2i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2006
Giá bán sản phẩm:
- Gọi Pi là giá bán đơn vị tôm các cỡ của doanh nghiệp
P0i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2004
P1i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2005
P2i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2006
Phương pháp tính
Doanh thu = Sản lượng x giá bán đơn vị sản phẩm
Hay:
TR = Q x P
Doanh thu năm 2004: TR0 = Q0 x P0
Doanh thu năm 2005: TR1 = Q1 x P1
Doanh thu năm 2006: TR2 = Q2 x P2
Chênh lệch doanh thu năm 2005 so với năm 2004 (rTR1):
rTR1 =TR1i – TR0i)
Chênh lệch doanh thu năm 2006 so với năm 2005 (rTR2):
rTR2 =TR2i – TR1i)
Từng nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2005 so với 2004:
Nhân tố sản lượng hàng hóa:
rQ1 = P0iQ1i – P0iQ0i)
Nhân tố giá bán:
rP1 = P1i Q1i – P0i Q1i)
Từng nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với 2005:
Nhân tố sản lượng:
rQ2 = P1iQ2i – P1iQ1i)
Nhân tố giá bán:
rP2 = P2i Q2i – P1i Q2i)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2005 so với năm 2004:
rQ1 + rP1 =TR1i – TR0i) = rTR1
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với năm 2005:
rQ2 + rP2 =TR2i – TR1i) = rTR2
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
Chi phí:
Khái niệm và kí hiệu:
ô Chi phí là gì?
Chi phí là giá của sản phẩm tôm đông lạnh đã sử dụng trong quá trình tạo ra doanh thu. Đó là tiền lương phải trả cho người lao động, chi phí khấu hao nhà cửa, máy móc, thiết bị, chi phí tôm nguyên liệu đầu vào,…Đôi khi chi phí được xem như là cái “giá phải trả cho việc tiến hành kinh doanh”, nghĩa là cái giá của những hoạt động khác nhau cần thiết để tiến hành kinh doanh và nó còn được gọi là giá đã tiêu hao.
ô Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu tôm nguyên chất và những động lực dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Gọi TCj là chi phí NVL cho các cỡ tôm của doanh nghiệp sản xuất.
TC0j : chi phí NVL năm 2004
TC1j : chi phí NVL năm 2005
TC2j : chi phí NVL năm 2006
Các nhân tố ảnh hưởng
Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kì được trình bày trong mục b phần 2.1.1.1.
Mức tiêu hao nguyên vật liệu: là hệ số tiêu hao NVL cần thiết để làm ra 1 đơn vị thành phẩm. Hiện tại mức tiêu hao NVL trong doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay không thay đổi qua các năm đều là 2,25 kg NVL/block thành phẩm. Nghĩa là để làm ra được 1 block tôm thành phẩm cần phải có 2,25 kg tôm nguyên liệu.
- Gọi H là mức tiêu hao NVL trên 1 đơn vị sản phẩm
H0 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2004
H1 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2005
H2 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2006
- Giá tôm nguyên liệu thu mua vào.
- Gọi Pvl là đơn giá cho 1 kg NVL
Pvl0 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2004
Pvl1 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2005
Pvl2 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2006
Phương pháp tính
ô Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí NVL = Sản lượng x Giá đơn vị NVL x Mức tiêu hao NVL đơn vị
Hay:
TC = Q x Pvl x H
Chi phí NVL năm 2004: TC0 = Q0 x Pvl0 x H0
Chi phí NVL năm 2005: TC1 = Q1 x Pvl1 x H1
Chi phí NVL năm 2006: TC2 = Q2 x Pvl2 x H2
Chênh lệch chi phí NVL năm 2005 so với 2004:
rTC1 = TC1j – TC0j
Chênh lệch chi phí NVL năm 2006 so với 2005:
rTC2 = TC2j – TC1j
Mức độ biến động của từng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí NVL năm 2005 so với 2004:
Nhân tố số lượng tôm:
rQ1 = Pvl0iH0iQ1i - Pvl0iH0iQ0i)
Nhân tố giá tôm nguyên liệu:
rPvl1 = Pvl1iH0iQ0i – Pvl0iH0iQ0i)
Mức độ biến động của từng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí NVL năm 2006 so với 2005:
Nhân tố số lượng tôm:
rQ2 = Pvl1iH1iQ2i – Pvl1iH1iQ1i)
Nhân tố giá tôm nguyên liệu:
rPvl2 = Pvl2iH2iQ2i – Pvl1iH2iQ2i)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu năm 2005 so với năm 2004:
rQ1 + rPvl1 = TC1j – TC0j = rTC1
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu năm 2005 so với năm 2004:
rQ2 + rPvl2 = TC2j – TC1j = rTC2
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
Chi phí tiền lương
Khái niệm và kí hiệu
Chi phí tiền lương là gì?
Là số tiền mà công ty phải trả cho giá trị sức lao động mà những người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng. Mà cụ thể tại doanh nghiệp là chi phí trả cho quản lí và nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm.
- Gọi TL là tổng chi phí tiền lương bình quân trong doanh nghiệp
TL0 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2004
TL1 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2005
TL2 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2006
Số lao động bình quân:
Gọi X là số lao động bình quân trong doanh nghiệp
X0 : số lao động bình quân năm 2004
X1 : số lao động bình quân năm 2005
X2 : số lao động bình quân năm 2006
Tiền lương lao động bình quân:
Gọi Y là số tiền lượng tiền lương doanh nghiệp trả cho 1 lao động
Y0 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2004
Y1 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2005
Y2 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2006
Các nhân tố ảnh hưởng
Số lao động bình quân: Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể.
Tiền lương bình quân: là mức lương trung bình mà doanh nghiệp chi trả cho giá trị tạo ra sản phẩm của 1 người lao động trong một năm nhất định.
Phương pháp tính
Tổng chi phí tiền lương = Số lao động bình quân x Tiền lương bình quân
Hay:
TL = X x Y
Tổng chi phí tiền lương năm 2004 : TL0n = X0n x Y0n
Tổng chi phí tiền lương năm 2005 : TL1n = X1n x Y1n
Tổng chi phí tiền lương năm 2006 : TL2n = X2n x Y2n
Chênh lệch chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004:
r TL1 =TL1n- TL0n
Chênh lệch chi phí tiền lương năm 2006 so với năm 2005:
r TL2 =TL2n- TL1n
Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004:
Nhân tố số lao động bình quân:
rX1 = X1nY0n-X0nY0n
Nhân tố tiền lương bình quân:
rY1 = X1nY1n-X1nY0n
Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004:
Nhân tố số lao động bình quân:
rX2 = X2nY1n-X1nY1n
Nhân tố tiền lương bình quân:
rY1 = X2nY2n-X2nY1n
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004:
rX1 + rY1 = TL1- TL0= r TL1
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí năm 2006 so với năm 2005:
rX2 + rY2 = TL2- TL1= r TL2
(Đúng bằng đối tượng phân tích)
Lợi nhuận
Khái niệm và kí hiệu
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận còn được gọi là phần giá trị vượt trội của giá bán sản phẩm so với chi phí để làm ra sản phẩm đó của công ty trong một khoảng thời gian xác định.
Gọi Li là lợi nhuận từ các mặt hàng tôm của doanh nghiệp bán ra
L0i : Lợi nhuận đạt được năm 2004
L1i : Lợi nhuận đạt được năm 2005
L2i : Lợi nhuận đạt được năm 2006
Các nhân tố ảnh hưởng
Sản lượng hàng hóa
Giá bán sản phẩm hàng hóa
Giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm là những chi phí sản xuất có liên quan đến một đơn vị sản phẩm hoàn thành trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các động lực khác thúc đẩy trực tiếp vào quá trình làm ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Gọi Zi là giá thành đơn vị sản phẩm của từng mặc hàng mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Z0i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2004
Z1i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2005
Z2i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2006.
Kết cấu sản lượng hàng hóa:
Chi phí quản lí doanh nghiệp:
Chi phí quản lí đơn vị sản phẩm là chi phí liên quan chung đến toàn bộ hoạt động quản lí chung của doanh nghiệp, gồm: Chi phí quản lí kinh doanh, chi phí quản lí hành chính, chi phí chung khác được tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
- Gọi CQ là chi phí quản lí đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp
CQ0 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2004
CQ1 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2005
CQ2 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006
Thuế suất
Thuế suất đơn vị sản phẩm là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước vế các khoản nộp tài chính bắt buộc như: thuế gián thu, thuế trực thu, phí, lệ phí,…được tính trên đơn vị sản phẩm.
- Gọi T là thuế suất đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp
T0 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2004
T1 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2005
T2 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2006
Phương pháp tính
Lợi nhuận = Sản lượng(Giá bán đvsp - Giá thành đvsp – Chi phí quản lí đvsp – Chi phí bán hàng đvsp - Thuế suất đvsp)
Hay:
L = Q (P – Z – CQ – T)
Lợi nhuận năm 2004: L0 = Q0i (P0i – Z0i – CQ0i– T0i)
Lợi nhuận năm 2005: L1i = Q1i (P1i – Z1i – CQ1i – T1i)
Lợi nhuận năm 2006: L2i = Q2i (P2i – Z2i – CQ2i – T2)
* Từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004:
- Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm bán ra:
rQ1 = L0 - L0
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
rP1 = Q1(P1 – P0)
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm hàng hóa:
rK1 = [ (Q1 – Q0)( P0 - Z0 - CQ0 – T0)] - rQ1
- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm:
rZ1 = Q1(Z1 – Z0)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí:
rCQ1 = Q1(CQ1 – CQ0)
- Ảnh hưởng bởi thuế suất:
rT1 = Q1(T1 – T0)
* Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận 2006 so với 2005:
- Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm bán ra:
rQ2 = L1 - L1
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
rP2 = Q2(P2 – P1)
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm hàng hóa:
rK2 = [ (Q2 – Q1)( P1 – Z1 - CQ1 – T1)] - rQ2
- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm:
rZ2 = Q2(Z2 – Z1)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí:
rCQ2 = Q2(CQ2 – CQ1)
- Ảnh hưởng bởi thuế suất:
rT2 = Q2(T2 – T1)
Tổng hợp các nhân tố:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình NVL năm 2005 so với năm 2004:
+ Các nhân tố làm giảm doanh thu năm 2005 so với năm 2004
+ Các nhân tố làm tăng doanh thu 2005 so với năm 2004
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố làm tăng doanh thu - Các nhân tố làm giảm doanh thu
Tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với 2005:
+ Các nhân tố làm giảm doanh thu năm 2005 so với năm 2004
+ Các nhân tố làm tăng doanh thu 2005 so với năm 2004
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố làm tăng doanh thu - Các nhân tố làm giảm doanh thu
* Chú thích
i=1 tôm cỡ 21/25
i=2 tôm cỡ 26/30
i=3 tôm cỡ 31/40
j=1 NVL dùng để sản xuất tôm cỡ 21/25 và 26/30
j=2 NVL dùng để sản xuất tôm cỡ 31/40
n=1 tiền lương cho lao động gián tiếp
n=2 tiền lương cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm
2.1.1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh là gì?
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì kinh doanh. Đó là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như: mua hàng, bán hàng, sản xuất ra hàng hóa hoặc cũng có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình tổng hợp kinh doanh, đó là kết quả mà doanh nghiệp đạt được.
Trong đề tài này, hiệu quả hoạt động kinh doanh là những hiệu đạt được từ việc đo lường kết quả thực tế đạt được từ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của năm sau so với năm trước đó có những biến đổi tích cực, tiêu cực trong hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Có nhiều những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong bài phân tích này tôi chỉ đề cập đến 2 nhóm nhân tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đó là 2 nhóm nhân tố:
Nhóm nhân tố chủ quan: phát sinh và tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh, là sự chi phối của bản thân doanh nghiệp. Chẳng hạn như chi phối của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, mức tiêu hao nguyên vật liệu,…là những nhân tố tùy thuộc vào sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh như một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như:giá cả thị trường, thuế suất, những quy định của chính phủ thông qua các chính sách, pháp luật của nhà nước về kinh doanh, những thay đổi trong tiêu dùng của khách hàng,…
2.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là gì?
Phân tích hiệu quả kinh doanh là việc phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh bao gồm: doanh thu bán hàng, chi phí NVL, chi phí tiền lương, lợi nhuận, giá thành, sản lượng sản phẩm, chi phí quản lí, chi phí bán hàng. Các chỉ tiêu này được phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện của quá trình kinh doanh như: lao động, thuế suất, giá cả thị trường, những biến động khác từ môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Để thực hiện được nội dung trên, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đòi hỏi phải xác định các đặc trưng về lượng của từng giai đoạn cụ thể. Có như vậy mới có thể xác định được xu hướng,nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ ma trận SWOT
Ma trận SWOT gồm 4 loại yếu tố chính:
Những điểm mạnh (S) : là những ưu điểm, ưu thế hay sở trường của doanh nghiệp
Những cơ hội (O) : là những cơ may, thời cơ hay dịp may của doanh nghiệp
Những điểm yếu (W) : là những khuyết điểm, nhược điểm hay sở đoản của doanh nghiệp
Những đe dọa (T) : là những rủi ro, nguy cơ của doanh nghiệp.
Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa (SWOT) là một trong những công cụ quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:
Chiến lược điểm mạnh- cơ hội (SO): là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài của môi trường kinh doanh. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài.
Chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): là chiến lược sử dụng những điểm mạnh của công ty để vượt qua những đe dọa của môi trường kinh doanh bên ngoài.
Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
Chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doa bên ngoài của môi trường kinh doanh.
Biểu đồ của ma trận SWOT gồm 9 ô ( hình 1). Trong đó có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược, 1 ô luôn để trống. 4 ô chiến lược được gọi là SO, ST, WO, WT. 4 ô chứa các yếu tố quan trọng là S, O, W, T.
Để lập được sơ đồ ma trận SWOT gồm 8 bước:
Bước 1: Liệt kê tất cả những điểm mạnh, sở trường của doanh nghiệp vào ô (S)
Bước 2: Liệt kê tất cả những điểm yếu, sở đoản của doanh nghiệp vào ô (W)
Bước 3: Liệt kê tất cả những cơ hội lớn của doanh nghiệp từ bên ngoài môi trường kinh doanh vào ô (O)
Bước 4: Liệt kê tất cả những đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài vào ô (T)
Bước 5: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.
Bước 6: Kết hợp những điểm mạnh với đe dọa bên ngoài và ghi kết quả chiến lược ST vào ô thích hợp
Bước 7: Kết hợp những điểm yếu với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược vào ô WO
Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những đe dọa bên ngoài hình thành chiến lược và ghi kết quả vào ô WT.
SWOT
Ô luôn để trống
Những điểm mạnh
( S )
Những điểm yếu
( W )
1. Liệt kê
2. những điểm mạnh
3. của doanh nghiệp
1. Liệt kê
2. những điểm yếu
3. của doanh nghiệp
Những cơ hội
( O )
Kết hợp
(S/O)
Kết hợp
(W/O)
1. Liệt kê
2. những cơ hội
3. của doanh nghiệp
1. Các chiến lược
2. được đưa ra
….
1. Các chiến lược
2. được đưa ra
….
Những đe dọa
( T )
Kết hợp
(S/T)
Kết hợp
(W/T)
1. Liệt kê
2. những điểm mạnh
3. của doanh nghiệp
1. Các chiến lược
2. được đưa ra
….
1. Các chiến lược
2. được đưa ra
….
Hình 1: Sơ đồ ma trận SWOT
2.1.4 Phương pháp so sánh
Là phương pháp dùng để xác định những xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.
2.1.4.1 Điều kiện so sánh được
Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải đồng nhất, nghĩa là các số liệu đem phân tích phải được xác định ở cùng một thời điểm, cùng một đơn vị tính thống nhất trên những đối tượng cụ thể.
2.1.4.2 Kĩ thuật và cách thức so sánh
Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất cả về không gian và thời gian.
Gọi F1 : chỉ số kì phân tích
F0 : chỉ số kì gốc
rF : Chỉ số so sánh
So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số kì này (kì phân tích) so với kì trước (kì gốc) của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên:
rF = F1 – F0
So sánh bằng số tương đối: kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với trị số kì gốc
rF =
2.1.5 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận được phân tích. Gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích
Gọi S1 là chỉ tiêu kì phân tích
S0 là chỉ tiêu kì gốc
Đối tượng phân tích rS = S1 - S0
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố với các chỉ tiêu phân tích và sắp xếp theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu S. Trong đó:
a là nhân tố phản ảnh về lượng đến b, c, d là nhân tố phản ảnh về chất.
- Kì phân tích: S1 = a1b1c1d1
- Kì gốc : S0 = a0b0c0d0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố ở kì phân tích vào kì gốc
Thế lần 1: a1b0c0d0 : S0 thay đổi là do a1
Thế lần 2: a1b1c0d0 : S0 thay đổi là do a1b1
Thế lần 3: a1b1c1d0 : S0 thay đổi là do a1b1c1
Thế lần 4: a1b1c1d1 : S0 thay đổi là do a1b1c1d1
Bước 4: Xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là rS.
- Xác định mức độ ảnh hưởng bởi các nhân tố:
ra = a1b0c0d0 - a0b0c0d0
rb = a1b1c0d0 – a1b0c0d0
rc = a1b1c1d0 – a1b1c0d0
rd = a1b1c1d1 – a1b1c1d0
- Tổng các nhân tố phân tích:
ra + rb + rc + rd = a1b1c1d1 - a0b0c0d0 = S1 - S0= rS
( Đúng bằng đối tượng phân tích ban đầu)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp về khối lượng sản phẩm bán ra, giá bán, tình hình doanh thu theo cơ cấu khách hàng, chi phí phát sinh trong quá trình làm ra sản phẩm, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng,…được trữ tại chi nhánh công ty TNHH Grobest qua 3 năm gần đây, sử dụng những công cụ phân tích kinh tế tiến hành phân tích để hoàn thành từng mục tiêu cụ thể đề ra.
Phương pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở từng mục tiêu cụ thể đề ra, cùng với những dữ liệu thu thập được sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích cụ thể như sau:
Mục tiêu 1, 2, 3: Dùng phương pháp so sánh đánh giá tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước những biến động của môi trường kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh đánh giá tình hình biến động chung của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm gần đây. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn phân tích mức độ ảnh hưởng của từng tác nhân cụ thể làm ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Mục tiêu 4: Trên cơ sở phân tích những tác động từ môi trường kinh doanh, những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận được phân tích xây dựng lên sơ đồ ma trận SWOT.
Mục tiêu 5: Trên cơ sở tổng hợp những tác nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị hỗ trợ cho quá trình xây dựng chương trình hành động.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘI TẠI DOANH NGHIỆP
Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Chi nhánh công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial (Việt Nam)
Tên gọi tắt: Chi nhánh công ty TNHH Grobest.
Địa chỉ: Ấp Nhàn Dân B – Tân Phong – Giá Rai – Bạc Liêu
Hình thức pháp lý: công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài
Ngành nghề kinh doanh: chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu (Chủ yếu là tôm)
Được thành lập theo giấy phép số 13/CP-UB cấp ngày 12/9/2000. Vốn pháp định là 4.200.000USD, vốn đầu tư là 10.800.000USD. Bắt đầu đi vào hoạt động tháng 6/2003.
Hiện chi nhánh không xuất khẩu trực tiếp mà công ty mẹ xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản và thị phần nhỏ ở Đài Loan và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
* Một số giới thiệu chung về công ty mẹ
Tên công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial
Lĩnh vực kinh doanh: thức ăn tôm, cá, kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Văn phòng chính: Tầng 5-6-7. Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai -Phường Dakao - Quận 1 - Tp.HCM - Việt Nam
Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản: Số 9 đường 3A Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2 - Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai - Việt Nam
Nhà máy đông lạnh: Ấp Nhàn Dân B - Xã Tân Phong - Huyện Giá Rai - Tỉnh Bạc Liệu - Việt Nam
Hiện tại công ty chịu trách nhiệm toàn bộ trong khâu bán hàng, tìm kiếm khách hàng, chịu trách nhiệm toàn bộ trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng kế hoạch hoạt động, định hướng cho sự phát triển của các chi nhánh.
Tình hình nhân sự
Bảng 1: Số lượng và trình độ lao động tại chi nhánh cty TNHH Grobest
Đơn vị tính: người
STT
Cơ cấu lao động
Tổng
số lao động
Trình độ chuyên môn
Đại học
Trung cấp
Phổ thông trung học
Chưa tốt nghiệp phổ thông trung học
I
Lao động gián tiếp
110
15
35
50
10
1
Giám đốc
1
1
-
-
-
2
Phó giám đốc
2
2
-
-
-
3
Trợ lí giám đốc
1
1
-
-
-
4
Bộ phận kế toán
10
2
5
3
-
5
Bộ phận sản xuất
30
2
10
18
-
6
Bộ phận thu mua
25
1
7
17
-
7
Bộ phận nhân sự
13
1
8
4
-
8
Tổ bảo vệ, vệ sinh, trực điện thoại…
21
-
3
8
10
II
Lao động trực tiếp
450
5
40
180
225
1
Tổ rửa tôm nguyên liệu
67
-
2
15
50
2
Tổ lặt đầu tôm
210
-
10
80
120
3
Tổ phân cỡ
80
-
10
50
20
4
Tổ đông lạnh, đóng gói
75
2
8
30
35
5
Ban quản đốc
18
3
10
5
-
III
Tổng lao động toàn cty
560
20
75
230
235
Tỉ trọng (%)
100
4
13,4
41
42
(Nguồn: phòng nhân sự chi nhánh cty Grobest)
Biểu đồ cơ cấu lao động:
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu lao động tại chi nhánh Grobest
3.2.1 Ban quản trị
Trong doanh nghiệp, nhân viên quản trị cấp trung, cấp cơ sở và những nhân viên văn phòng đều được hưởng mức lương cố định và lương thưởng trung bình là khoảng 3.500.000đồng/tháng/người. Đây là mức lương tương đối khá cao so với mức thu nhập của người dân Việt Nam ta hiện nay, hầu hết các nhân viên đều khá hài lòng với mức lương này bằng chứng là từ khi chi nhánh đi vào hoạt động đến nay tỷ lệ nhân viên thuyên chuyển ra khỏi công ty là rất thấp.
Giám đốc hiện tại của công ty Grobest là ông Lin Shien Yu người Đài Loan, ông chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động tại công ty. Tại chi nhánh người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh là ông Trần Ái Quang Minh người Việt Nam, ông Minh với chức vụ là trợ lí giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ nhiệm vụ được giao về việc điều hành chi nhánh trước ban giám đốc của công ty. Giám Đốc công ty ủy thác toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn cho ông Minh, giám đốc chỉ thực hiện chức năng hoạch định, kiểm tra, kiểm soát là chính, đánh giá kết quả thực hiện từ đó có hướng điều chỉnh theo chiến lược và mục tiêu chung của công ty.
Ban quản trị cấp trung gồm vị trí trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng thu mua, trưởng phòng kế toán. Tất cả những nhà quản trị cấp trung này đều đã có thời gian ít nhất là 2 năm làm việc tại công ty. Khi chi nhánh được thành lập họ được điều vào làm việc cho nên tất cả đều có được những kinh nghiệm chuyên môn cần thiết hỗ trợ tốt cho công việc. Các phòng ban trong công ty đều làm việc theo đúng những phân công về trách nhiệm và quyền hạn của mình, chưa có hiện tượng đùn đẩy trách nhệm và công việc cho nhau, mọi công việc đều đã được hoạch định và phân công rõ ràng.
Quy định hiện tại của chi nhánh là 2 tháng một lần Ban giám đốc tiến hành kiểm tra việc thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới. Từ đó có những đánh giá, nhận xét và có những điều chỉnh kịp thời. Đối với nhân viên tại chi nhánh phải họp báo cáo vào thứ 2 hàng tuần để đánh giá tiến trình thực hiện công việc trong tuần qua ra sao, đồng thời phân công nhiệm vụ phải làm trong tuần tới, bàn giao công việc cho từng nhân viên cụ thể.
Từ trên cho thấy rằng, trong công ty mức độ trao quyền cho cấp dưới là tương đối cao. Quản trị cấp cao có nhiều thời gian tập trung vào việc hoạch định, kiểm tra, kiểm soát, đồng thời với việc điều chỉnh những sai xót và chủ động trước những biến động của môi trường kinh doanh. Quản trị viên cấp trung và cấp cơ sở được phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng đi đôi với việc phải báo kết quả công việc hàng tuần trước lãnh đạo. Cho nên họ luôn phải hoàn thành được nhiệm vụ trong phạm vi và quyền hạn của mình trước lãnh đạo vì thế mà việc ai người ấy làm tạo nên một tổ chức làm việc tích cực, năng động.
Nguồn nhân lực
Hiện nay chi nhánh có khoảng 450 công nhân tham trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm. Trong đó có khoảng 45% lượng lao động này chưa tốt nghiệp trung học cơ sở, 55% còn lại chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Hầu hết các công nhân trước khi tham gia vào quá trình sản xuất họ chưa được qua đào tạo tay nghề, khi được nhận vào làm họ mới được công ty cho học việc khoảng 1 tuần, sau đó tiến hành thử việc khoảng 2 tháng thì bắt đầu làm chính thức. Mức lương dành cho những lao động chính thức trung bình là khoảng 800.000đồng/người/tháng (chưa tính tăng ca). Mức lương này là tương đối có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cuộc sống.
Thế nhưng có một thực tế hiện nay mà ban lãnh đạo công ty phải quan tâm là trong tháng đầu thử việc công nhân phải làm việc vất vã tương đương với công nhân chính thức song mức lương mà họ hưởng thường là khoảng từ 500.000-550.000đồng/người/tháng, trong khi đó trong vùng có gần 10 xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh có những hình thức trả lương tương đối khá hơn hình thức trả lương của công ty hiện nay. Điều này gây ra một thực trạng là họ sẽ khó có khả năng làm việc chính thức tại đây được do lương thử việc quá thấp không đủ khả năng trang trãi cho cuộc sống. Vì vậy, mà khó khăn cho chi nhánh là thật không dễ dàng nâng cao được năng lực sản xuất khi thị trường có nhu cầu cao vượt khỏi năng lực sản xuất hiện tại.
Tình hình nhân công có trình độ văn hóa thấp gây ra trở ngại cho công ty là rất khó khăn trong việc phát triển thêm những chủng loại, cơ cấu sản phẩm mới phải trãi qua các giai đoạn chế biến phức tạp. Muốn có được những sản phẩm đó đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí trong việc đào tạo nhân công, tuyển thêm nhân công mới có trình độ tay nghề cao hơn hiện tại. Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi các nhà quản trị phải quan tâm ngay từ bây giờ.
Cơ cấu tổ chức
Phó Giám Đốc
P. Sản Xuất
P. Thu Mua
P. Kế Toán
P. Nhân Sự
Giám đốc
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đây là cơ cấu tổ chức dạng chức năng, phân công nhân viên theo những lĩnh vực chuyên môn mà họ tin thông, cùng những nguồn lực giúp họ hoàn thành các công việc của tổ chức.
Ưu điểm của dạng cơ cấu tổ chức này là:
Vừa mang lại hiệu năng cao, tiết kiệm chi phí của tổ chức, bởi vì nó tập trung quyền lực và quyền ra quyết định vào những nhà quản trị cấp cao nên họ có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng và kịp thời.
Mặc khác, cơ cấu tổ chức dạng chức năng cho phép tổ chức tiết kiệm được chi phí bởi vì nó là một tổ chức có cấu trúc khá đơn giản. Do vậy chi phí quản lí thấp, các thành viên của tổ chức có cơ hội nâng cao kĩ năng, tay nghề trong lĩnh vực chuyên môn của họ và gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua sự phối hợp với các đồng nghiệp trong cùng bộ phận.
Song, dạng cơ cấu tổ chức này cũng tồn tại những hạn chế và thể hiện rõ rệt khi doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm hay thị trường. Việc ra quyết định sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn bởi quá trình này phải trải qua nhiều tầng nấc, nhất là khi có sự mâu thuẫn giữa các bộ phận thì quá trình ra quyết định càng phức tạp, tốn kém nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, còn một bất lợi khác nữa là các quản trị cấp cao có thể mất nhiều thời gian, sức lực để phối hợp các hoạt động của các thành viên thuộc những bộ phận khác nhau. Đồng thời, các quản trị viên và nhân viên của mỗi bộ phận thường trú trọng đến những mục tiêu của bộ phận mà họ phụ tránh hơn là mục tiêu chung của tổ chức. Do đó, các quản trị viên cấp bộ phận chỉ lo lắng và chuyên tâm cho bộ phận của họ mà thôi nên rất khó đồng tình với quản trị viên bộ phận khác. Trong khi đó, do trung thành với bộ phận của họ nên các nhân viên cũng khó hợp tác với các quản trị viên thuộc các bộ phận khác.
Nhập tôm nguyên liệu
Rửa NL với clorin
Lựa tạp chất
Phân cỡ
Lặt đầu
Đóng gói (block)
Quy trình tạo ra sản phẩm
Sơ đồ quy trình sản xuất:
Hình 4: Sơ đồ quy trình sản xuất
Mô tả quy trình:
Sau khi nguyên liệu được nhập vào và rửa với clorin tiến hành lựa tạp chất, sau khi lựa tạp chất cho công nhân lặt đầu tôm. Trong quá trình lặt đầu tôm sẽ được rửa lại một lần nữa. Sau đó tiến hành phân cỡ và đóng gói thành block, mỗi block tương đương 1,8kg, cuối cùng là đông lạnh và chuyên chở về công ty mẹ xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu ở đây là mặt hàng tôm sú cỡ (size) 21/25, 26/30, 31/40 đây là những sản phẩm khá được khách hàng ở Nhật Bản và EU ưa chuộng.
Từng công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm đều được các đốc công tại phân xưởng giám sát trực tiếp nhằm tránh những sai xót gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Tất cả quá trình vận chuyển sản phẩm từ công đoạn này sang công đoạn khác đều được các máy vận chuyển nhỏ vận chuyển đi không phải do công nhân khuân vác như những cơ sở khác đóng trên địa bàn. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực.
Trong khu vực sản xuất, tất cả mọi người vào khu vực này phải mặc quần áo bảo hộ và những trang phục này không được mang ra khỏi nơi sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo được sức khỏe cho người lao động, đảm bảo tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Khu vực xung quanh nhà máy được vệ sinh sạch, đẹp. Hiện nay nhà máy đang áp dụng quy trình sử lý chất thải sản xuất hiện đại nhất, nhằm tránh gây tổn hại đến môi trường xung quanh. Tất cả vì mục tiêu giữ gìn vệ sinh môi trường vì cuộc sống của cộng đồng.
Tình hình sản xuất
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là tôm sú được lặt đầu, cỡ tôm chủ yếu là tôm cỡ 21/25, 26/30, 31/40 (hình 3)
Hình 5: Sản Phẩm XK Chủ Lực
Tôm cỡ 21/25 là dạng tôm xuất khẩu đông trong block, cỡ tôm trong những block này khoảng từ 21 đến 25 con/kg. Tôm cỡ 26/30 là dạng tôm đông trong block, cỡ tôm khoảng từ 26 đến 30 con/ kg, tôm cỡ 31/40 đông trong mỗi block, tôm dạng này từ 31 đến 40 con/kg.
Hiện nay chi nhánh công ty chưa tự mình tìm kiếm khách hàng mà chủ yếu chuyển hàng về cho công ty mẹ xuất khẩu. Thị trường hiện tại của công ty là Nhật Bản, EU, và phần ít khách hàng Đài Loan. Trong đó Nhật Bản là thị trường chính và chủ yếu, chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu tổng doanh thu. Nhật và EU là những thị trường rộng lớn nhưng cũng rất khó tính vì thế vấn đề quan trọng đòi hỏi chi nhánh phải đáp ứng là chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa được vận chuyển từ chi nhánh đến công ty mẹ ở Biên Hòa, sau đó phải chờ đem xuất khẩu mất rất nhiều thời gian để đưa được sản phẩm đến thị trường xuất khẩu. Do vậy việc sản xuất, bảo quản sản phẩm được chất lượng sản phẩm là điều cực kì quan trọng. Công ty xem việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng là nhân tố quyết định sự tồn tại của mình.
Để làm ra những sản phẩm đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng đòi hỏi phải có nguồn tôm nguyên liệu vào đúng theo tiêu chuẩn, ổn định. Cho nên chi nhánh đang cố gắng tìm kiếm những nhà cung ứng uy tín, xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với họ. Thế nhưng có vấn đề đang làm đau đầu cho những người sản xuất là hiện nay tôm nguyên liệu trong vùng hầu như không đảm bảo được vệ sinh thực phẩm, phần lớn là do các lái buôn dùng các loại hóa chất bơm vào con tôm làm tôm bị mất phẩm chất, giá và số lượng tôm nguyên liệu hầu như không thể được cung ứng ổn định mà luôn biến động liên tục, gây ảnh hưởng nhiều đến giá cả và sản lượng tôm xuất khẩu.
Vấn đề này là do chi nhánh chưa xác định và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung ứng uy tín, nhân viên phòng thu mua tiến hành đi thu mua tôm tại các cơ sở cung ứng tôm nguyên liệu trong vùng. Cho nên công ty phải chịu sức ép về giá của các thương lái tại đây. Bên canh đó, chi nhánh còn phải chịu những áp lực về số lượng sản phẩm do không có khả năng chủ động trong việc ổn định số lượng nguyên liệu cho sản xuất.
Sở dĩ chi nhánh đang từng ngày gặp tình trạng như vậy là do chi nhánh mới đi vào hoạt động tháng 6 năm 2003, làm cho việc tìm kiếm thị trường đầu vào khó khăn. Nhân viên được thuyên chuyển từ công ty mẹ vào. Hầu hết những lao động gián tiếp tại chi nhánh hiện tại là những người thuộc khu vực vùng Đông Nam Bộ và Duyên Hải Miền Trung vào do vậy còn bỡ ngỡ với “văn hóa kinh doanh” ở Miền Tây. Phần lớn vẫn còn xa lạ với địa bàn kinh doanh, rất khó khăn trong việc tiếp với thị trường.
Do là chi nhánh nên số lượng sản phẩm sản xuất ra theo sự hoạch định của công ty mẹ, tất cả sản phẩm sản xuất được bao nhiệu điều được vận chuyển về công ty mẹ, nên tại chi nhánh không có hàng tồn kho, số lượng sản phẩm bán ra được coi như là số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Giá bán của sản phẩm được tính theo block, mỗi block tương đương với 1,8kg. Để làm ra 1 block thành phẩm cần khoảng 2,25 kg tôm nguyên liệu, căn cứ vào số lượng sản xuất do công ty mẹ hoạch định, chi nhánh tiến hành thu mua tôm nguyên liệu để đáp ứng cho sản xuất. Do đó mà chi nhánh chưa chủ động trong việc xác định nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, phải chờ đợi vào thông báo số lượng sản phẩm được sản xuất trong kì từ công ty mẹ, sau đó nhân viên phòng thu mua sẽ tiến hành thu mua tôm nguyên liệu. Với cách làm như vậy có ưu điểm là không tồn kho quá nhiều nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí tồn kho, đảm bảo độ tươi sống cho sản phẩm. Nhưng nó cũng có nhược điểm là không thể chủ động được số lượng và giá cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Tình hình doanh thu
Tình hình biến động chung
Căn cứ vào số liệu về tình hình giá bán, sản lượng tiêu thụ qua 3 năm
Bảng 2: Số liệu tình hình doanh thu các loại sản phẩm qua 3 năm
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu
Cỡ
tôm
Năm
Chênh lệch năm
2005 so với 2004
Chênh lệch năm 2006 so với 2005
2004
2005
2006
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
21/25
104.195.000
100.890.150
120.110.850
-3.304.850
-3,2
19.220.700
19,1
26/30
142.918.300
155.556.800
193.334.880
12.638.500
8,8
37.778.080
24,3
31/40
98.001.000
118.726.000
144.590.000
20.725.000
21,1
25.864.000
21,8
Tổng cộng
345.114.300
375.172.950
458.035.730
30.058.650
16,3
82.862.780
16,8
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Đồ thị biểu diễn:
Hình 6: Tình hình doanh thu
Tình hình doanh thu ở tất cả các mặt hàng tôm qua các năm đều tăng, mặc dù tỉ lệ tăng tuyệt đối giữa các năm chênh lệch khá lớn nhưng tỉ lệ tăng tương đối (%) giữa các năm thì tương đối ổn định. Trong đó tình hình biến động cụ thể giữa các mặt hàng qua các năm như sau:
Mặt hàng tôm cỡ 21/25 doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004, chủ yếu là do giá của mặt hàng tôm này giảm xuống so với năm 2004, dù rằng sản lượng năm 2005 có tăng thêm so với năm 2004 nhưng vẫn không đủ để làm cho doanh thu năm 2005 tăng hơn năm 2004 được. Sang năm 2006 giá bán mặt hàng này tăng lên, cùng với sản lượng tăng đã làm cho doanh năm 2006 tăng so mạnh với năm 2005.
Doanh thu mặt hàng tôm cỡ 26/30 qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2005, sản lượng tôm được tiêu thụ tăng lên rất lớn nên doanh thu năm 2005 cao hơn năm 2004. Năm 2006 do cả giá bán và sản lượng sản phẩm bán trên thị trường đều tăng mạnh, làm cho doanh thu năm 2006 tăng đáng kể so với 2 năm trước đó.
- Tôm cỡ 31/40 có doanh thu tăng tương đối ổn định qua các năm do sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng này trên thị trường ở năm sau luôn cao hơn năm trước. Dù sản lượng tiêu thụ có tăng song mức tăng vẫn chưa đồng đều giữa các năm, tốc độ tăng sản lượng của năm 2006 so với năm 2005 có phần chậm hơn tốc độ tăng sản lượng năm 2005 so với năm 2004.
Doanh thu luôn biến động giữa các năm do nhiều nhân tố tác động lên, song nhân tố sản lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm trên thị trường là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh thu.
4.1.2 Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng đến doanh thu
Căn cứ vào số liệu về số lượng sản phẩm được tiêu thụ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3:Số liệu tình hình sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm
Đơn vị tính: block
Chỉ tiêu
Cỡ
tôm
Năm
Chênh lệch năm
2005 so với 2004
Chênh lệch năm 2006 so với 2005
2004
2005
2006
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
21/25
416.780
444.450
511.110
27.670
6,6
66.660
15,0
26/30
583.340
694.450
833.340
111.110
19,0
138.890
20,0
31/40
544.450
667.000
761.000
122.550
22,5
94.000
14,1
Tổng cộng
1.544.570
1.805.900
2.105.450
261.330
16,9%
299.550
14,2%
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Doanh thu của công ty giữa các năm đều tăng, sự biến động này là do sự biến động một phần của sản lượng.
Trong bảng 3 cho thấy tổng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng. Năm 2005 công ty được cấp phép đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU làm cho sản lượng tôm năm này tăng lên so với năm 2004. Năm 2006 sản lượng tôm được bán nhiều nhất, chiếm số lượng tiêu thụ cao nhất trong 3 năm gần đây. Sản lượng tôm đông lạnh năm 2006 tăng mạnh do công ty tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường EU, Nhật Bản, mở rộng sang thị trường Đài Loan và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên tỉ lệ tăng này lại không đồng đều giữa các mặt hàng. Mặt hàng tôm cỡ 26/30 tăng rất mạnh, mặt hàng tôm cỡ 21/25 và 31/40 tăng có phần chậm hơn, phần lớn khách hàng rất chuộng mặt hàng tôm cỡ này, nhất là những khách hàng Nhật Bản và Đài Loan, chính những nhân tố này đã kích thích sản lượng mặt hàng tôm này tăng nhanh so với 2 mặt hàng còn lại. Sản lượng tôm 21/25 tăng lên chủ yếu được tiêu thụ mạnh nhất ở EU, còn hàng tôm 31/40 có tốc đọ tăng chậm so với 2 mặt hàng kia vì phần lớn chỉ được tiêu thụ ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, một phần nhỏ thị trường Nhật Bản và Đài Loanmà thôi.
Tình hình biến động của sản lượng tiêu thụ đã ảnh hưởng đến doanh thu qua các năm như sau:
Bảng 4: Tình hình biến động của doanh thu qua các năm bởi sự thay đổi của sản lượng:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Loại tôm
Biến động của doanh thu năm 2005 so với 2004
(P0iQ1i- P0iQ0i)
Biến động của doanh thu năm 2006 so với 2005
(P1iQ2i - P1iQ1i)
21/25
(i=1)
6.917.500
15.131.820
26/30
(i=2)
27.221.950
31.111.360
31/40
(i=3)
22.059.000
16.732.000
Tổng
56.198.450
62.975.180
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Từ phân tích trên những thay đổi trên thị trường làm ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đã dẫn đến những biến động của doanh thu, sản lượng tăng qua các năm làm cho doanh thu tăng theo. Như trên đã phân tích doanh thu ở mặt hàng tôm 21/25 và tôm 26/30 đều tăng do sản lượng của mặt hàng này qua các năm đều tăng lên, sản lượng mặt hàng tôm 26/30 tăng mạnh nhất làm cho doanh thu từ mặt hàng này cũng tăng nhiều nhất. Thị trường EU rất ưa chuộng loại tôm cỡ 21/25 còn thị trường Nhật Bản và Đài Loan lại ưa chuộng mặt hàng tôm cỡ 26/30 hơn đây là nhân tố quyết định đến sự gia tăng nhanh về sản luợng tiêu thụ của các mặt hàng này trên thị trường. Riêng tôm cỡ 31/40 năm 2006 có số lượng tiêu thụ chậm so với các mặt hàng khác do không được ưa chuộng nhiều chỉ thâm nhập một phần nhỏ thị trường Nhật, Đài Loan, sản phẩm này được tiêu thụ mạnh ở một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2006 sản lượng tôm 31/40 giảm đi so với sự gia tăng của sản lượng các mặt hàng tôm 21/25 và 26/30 làm tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 của mặt hàng này chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu năm 2005 so với năm 2004.
Ảnh hưởng của các nhân tố giá bán đến doanh thu
Căn cứ vào số liệu về giá bán sản phẩm trên thị trường qua 3 năm 2004, 2005, 2006 ta có bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình giá bán sản phẩm qua 3 năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Cỡ
Tôm
Năm
Chênh lệch năm
2005 so với 2004
Chênh lệch năm 2006 so với 2005
2004
2005
2006
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
21/25
250
227
235
-23
-9,2
8
3,5
26/30
245
224
232
-21
8,6
8
3,6
31/40
180
178
190
-2
1,1
12
6,3
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Giá bán của các mặt hàng qua các năm thay đổi rõ rệt. Giá bán của tất cả các mặt hàng năm 2005 đều đồng loạt giảm so với năm 2004. Nhất là giá tôm cỡ 21/25 và tôm cỡ 26/30 giảm mạnh nhất, giá tôm cỡ 31/40 có giảm nhưng không nhiều. Giá tôm năm 2006 tăng lên, nhất là tôm cỡ 31/40 tăng lên gấp 1,5 lần giá tôm cỡ 26/30 và tôm cỡ 21/25.
Giá tôm xuất khẩu năm 2005 giảm so với năm 2004 có những lí do cơ bản sau đây. Lí do thứ nhất là do tỉ giá hối đoái trên thị trường có sự thay đổi, tỉ giá đồng đôla Mỹ giảm xuống trong năm này. Lí do thứ hai là giá trị chất lượng tôm đông lạnh xuất khẩu ra các nước của Việt Nam năm 2005 do có nhiều lô hàng xuất khẩu của một số doanh nghiệp của ta xuất sang không đảm bảo những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của bạn hàng làm ảnh hưởng đến giá của một các lô hàng còn lại của Việt Nam.Và lí do đặc biệt quan trọng là năm 2005 giá thành nguyên vật liệu sản xuất giảm.
Đến năm 2006 giá tôm của công ty tăng trở lại là do tỉ giá đồng USD tăng trở lại trên thị trường hối đoái làm cho đồng Việt Nam thu về cao hơn và giá thành năm 2006 tăng hơn so với các năm trước đó, ảnh hưởng đền tình hình tăng giá bán của năm này so với 2 năm trước đó.
Từ những phân tích ở trên, tình hình doanh thu biến thiên qua 3 năm được tổng hợp như sau:
Bảng 6: Bảng số liệu tình hình biến động của doanh thu do ảnh hưởng giá bán sản phẩm qua 3 năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Loại tôm
Biến động của doanh thu năm 2005 so với 2004
(P1iQ1i- P0iQ1i)
Biến động của doanh thu năm 2006 so với 2005
(P2iQ2i - P1iQ2i)
21/25
(i=1)
- 10.222.350
4.088.880
26/30
(i=2)
-14.583.450
6.666.720
31/40
(i=3)
-1.334.000
9.132.000
Tổng
-26.139.800
19.887.600
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Từ những nguyên nhân cụ thể làm cho giá bán giảm đã phân tích ở trên đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với doanh thu. Do giá bán năm 2005 ở các mặt hàng đều giảm so với năm 2004 làm cho doanh thu giảm theo đặc biệt là mặt hàng tôm cỡ 26/30 có doanh thu giảm mạnh nhất, dù rằng giá bán của mặt hàng này giảm chỉ có 21.000 đồng/block, trong khi tôm cỡ 21/25 giảm đến 23.000 đồng/block nhưng sản lượng tiêu thụ của mặt hàng tôm cỡ 26/30 lớn hơn so nhiều so với sản lượng tiêu thụ của mặt hàng tôm cỡ 21/25 nên doanh thu của tôm cỡ 26/30 giảm nhiều hơn tốc độ giảm của doanh thu tôm 21/25. Sang năm 2006 giá bán các mặt hàng đều tăng làm cho doanh thu cũng tăng theo, tôm cỡ 31/40 có giá tăng cao hơn các mặt hàng khác làm cho doanh thu của tôm cỡ này tăng cao hơn so với doanh thu của các mặt hàng còn lại.
Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu qua các năm
Bảng 7: Bảng tổng hợp tình hình doanh thu theo từng nhân tố ảnh hưởng
Đơn vị tính:1000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động của doanh thu năm 2005 so với 2004
Biến động của doanh thu năm 2006 so với 2005
Giá
-26.139.800
19.887.600
Sản lượng
56.198.450
62.975.180
Tổng
30.058.650
82.862.780
Tình hình chi phí
Tình hình chi phí nguyên vật liệu
Tình hình biến động chung
Căn cứ vào số liệu chi phí tôm nguyên vật liệu tại chi nhánh, ta có số liệu:
Bảng 8: Số liệu tổng hợp tình hình nguyên vật liệu 3 năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu
Loại tôm
Năm
Chênh lệch
2005 so 2004
Chênh lệch
2006 so 2005
2004
2005
2006
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
21/25 và 26/30
236.278.350
243.439.875
296.451.225
7.161.525
3,0
53.011.350
21,8
31/40
91.875.938
112.556.250
136.980.000
20.680.313
22,5
24.423.750
21,7
Tổng
328.154.288
355.996.125
433.431.225
27.841.837,5
8,5
77.435.100
21,8
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Hình 7: Biến động của chi phí NVL
Đồ thị biểu diễn:
Chi phí tôm nguyên liệu qua các năm nhìn chung đều tăng, tốc độ tăng tương đối ổn định. Năm 2006, sản lượng tôm cỡ 21/25 và 26/30 tăng kéo theo sự gia tăng lượng tôm nguyên liệu cần thiết cho mặt hàng hàng này tăng nhanh làm cho chi phí NVL tăng lên. Nhu cầu tôm ngày càng cao, sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng trong khi mức hao phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm không hề giảm, giá cả nguyên vật liệu giảm không nhiều làm cho chi phí nguyên vât liệu luôn đồng biến với chiều gia tăng của sản lượng sản phẩm tiêu thụ.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu, nhưng những nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình biến động đó là:
Giá nguyên vật liệu mà cụ thể là giá tôm nguyên liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Giá bán nguyên vật liệu
Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến nhân tố giá nguyên vật liệu và số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm, không phân tích nhân tố mức tiêu hao nguyên vật liệu do qua 3 năm hoạt động thì mức tiêu hao nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm tại công ty không thay đổi nên không ảnh hưởng đến những biến động của chi phí qua 3 năm.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng
Phân tích nhân tố số lượng sản phẩm đến chi phí tôm nguyên liệu qua các năm:
Trên cơ sở những biến động về tình hình tiêu thụ tôm trên thị trường cũng như những phân tích gây ra những biến động đó trong mục a, phần 4.1.2. Trong phần này chúng ta chỉ xét đến những biến động của sản lượng ảnh hưởng bao nhiêu đến chi phí nguyên vật liệu.Tổng hợp từ nguồn số liệu về chi phí tôm nguyên liệu tại công ty, ta có bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 9: Số liệu về tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu do ảnh hưởng của nhân tố sản lượng giữa các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2005 so 2004
(Pvl0jH0jQ1j- Pvl0jH0jQ0j)
Chênh lệch 2006 so 2005
(Pvl1jH1jQ2j - Pvl1jH1jQ1j)
Cỡ 21/25 và 26/30
(j=1)
32.786.775
43.936.312
Cỡ 31/40
(j=2)
20.680.310,5
15.862.500
Tổng
53.467.087,5
59.798.812
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Do sản lượng tăng làm chi phí nguyên liệu cũng tăng theo, các khoản chi phí này đều tăng qua các năm. Do sản lượng tiêu thụ tăng làm cho chi phí nguyên vật năm sau tăng cao hơn năm trước. Sản lượng mặt hàng tôm cỡ 21/25 và tôm cỡ 26/30 tăng mạnh làm cho chi phí nguyên liệu của các mặt hàng này cũng tăng cao so với tôm cỡ 31/40.
Phân tích chi phí nguyên vật liệu do ảnh hưởng của nhân tố giá bán qua 3 năm.
Tình hình giá nguyên vật liệu biến động qua 3 năm tại công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 10: Bảng tình hình biến động của giá tôm nguyên liệu qua 3 năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Loại tôm
2004
2005
2006
Chênh lệch 2005 so 2004
Chênh lệch 2006 so 2005
21/25 và 26/30
105
95
98
-10
3
31/40
75
75
80
0
5
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Giá tôm nguyên liệu qua 3 năm đều tăng giảm liên tục, năm 2005 có giá nguyên vật liệu giảm so với năm 2004, sang năm 2006 thì giá của nguồn nguyên liệu này lại tăng lên so với năm 2005. Giá tôm nguyên liệu của các mặt hàng tôm cỡ 21/25 và cỡ 26/30 vào năm 2005 giảm khá mạnh, điều này giúp cho chi phí nguyên vật liệu năm 2005 giảm xuống đáng kể so với năm 2004. Năm 2005, hầu hết các vụ tôm trên nước ta đều có thu hoạch cao, lượng tôm nguyên liệu được cung cấp ra thị trường nhiều, thêm vào đó thì một số lượng lớn tôm của ta xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bị trả về làm cho nhu cầu tôm nguyên liệu trong nước trong thời gian này giảm mạnh. Điều này đã làm cho giá tôm nguyên liệu bị sụt giảm giá.
Sang năm 2006 cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy chế biến thủy sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu thị trường tôm nguyên liệu đã giựt dậy giá tôm nguyên liệu trong nước. Mặc dù giá tôm nguyên liệu có tăng nhưng không cao hơn giá tôm nguyên liệu năm 2004, nên chi phí nguyên liệu năm 2006 có tăng so với năm 2005 song chi phí này cũng thấp hơn năm 2004.
Từ những biến động trên của giá tôm nguyên liệu đã ảnh hưởng đến tình hình chi phí nguyên vật liệu như sau:
Bảng 11: Số liệu về tình hình chi phí do ảnh hưởng của giá tôm NL
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2005 so 2004
(Pvl1jH0jQ1j- Pvl0jH0jQ1j)
Chênh lệch 2006 so 2005
(Pvl2jH1jQ2j - Pvl1jH1jQ2j)
Cỡ 21/25 và 26/30
(j=1)
-25.625.250
9.075.038
Cỡ 31/40
(j=2)
0
8.561.250
Tổng
-25.625.250
17.636.288
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Giá tôm nguyên liệu của mặt hàng tôm 31/40 năm 2005 so với 2004 không thay đổi không làm ảnh hưởng đến tình hình biến động của chi phí nguyên liệu giữa 2 năm.Còn giá tôm nguyên liệu của mặt hàng tôm 21/25 và 26/30 năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004 làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình biến động chi phí NVL . Nhưng sang năm 2006 thì giá tôm nguyên liệu ở tất cả các mặt hàng tăng trở lại làm cho chi phí tăng. Trong đó, tôm nguyên liệu của mặt hàng tôm 21/25 và 26/30 tăng có phần cao hơn so với tôm nguyên liệu của hàng tôm cỡ 31/40.
Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí NVL qua các năm
Bảng 12: Tình hình chi phí NVL theo từng nhân tố ảnh hưởng
Đơn vị tính:1000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động của chi phí NVL năm 2005 so với 2004
Biến động của chi phí NVL năm 2006 so với 2005
Giá tôm NL
-25.625.250
17.636.288
Sản lượng
53.467.087,5
59.798.812
Mức tiêu hao NL
0
0
Tổng
27.841.837,5
77.435.100
Tình hình chi phí tiền lương trung bình
Tình hình biến động chung
Căn cứ vào mức tiền lương trung bình doanh nghiệp chi trả, có số liệu sau:
Bảng 13: Bảng tổng hợp tình hình tiền lương nhân viên
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Tiền
lương
Năm
Chênh lệch
2005 so 2004
Chênh lệch
2006 so 2005
2004
2005
2006
Tuyệt
đối
Tương đối(%)
Tuyệt
đối
Tương đối(%)
Nhân viên lao động gián tiếp
240.000
304.000
385.000
64.000
26,7
81.000
26,6
Nhân viên lao động trực tiếp
225.000
296.400
360.000
71.400
31,7
63.600
21,5
Tổng
tiền lương TB
465.000
600.400
745.000
135.400
29,1
144.600
24,1
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Sơ đồ biểu diễn:
Hình 8: Tình hình chi phí tiền lương
Tình hình tiền lương nhân công lao động trực tiếp tại công ty tăng tương đối ổn định và tăng tương ứng với mức tăng sản lượng tiêu thụ. Trong đó chi phí tiền lương của lao động gián tiếp năm 2006 có mức chi phí tăng cao hơn so với các năm trước. Do yêu cầu mở rộng thêm quy mô sản xuất tăng đáp ứng đủ sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, công ty hàng năm không ngừng bổ sung thêm nguồn lao động vào quá trình sản xuất, điều hành, quản lí phục vụ cho yêu cầu tăng sản lượng sản xuất. Điều này là tác nhân chính ảnh hưởng đến tình hình biến động của chi phí tiền lương qua các năm.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động đến tình hình biến động của chi phí qua các năm
Bảng 14: Số liệu tổng hợp về số lượng công nhân qua 3 năm
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Chênh lệch
2005 so 2004
Chênh lệch
2006 so 2005
Nhân viên lao động gián tiếp
80
95
110
15
15
Nhân viên lao động trực tiếp
300
380
450
80
70
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Số lượng nhân viên lao động gián tiếp hàng năm tăng tương đối ổn định còn tốc độ tăng của số lượng công nhân lao động trực tiếp có phần hơi giảm lại. Số lượng lao động trực tiếp tăng lên là do nhu cầu của thị trường tăng đòi hỏi công ty phải nâng cao năng lực sản xuất vượt khỏi năng lực sản xuất hiện tại. Do vậy phải bổ sung thêm nguồn lao động trực tiếp làm ra sản phẩm đó là nguyên nhân chính làm cho số lượng lao động tại doanh nghiệp luôn tăng qua các năm. Nhân công tăng lên đòi hỏi phải bổ sung thêm nguồn nhân sự phục vụ cho công việc quản lí, tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất
Từ nhu cầu cần thiết tăng số lao động trong doang nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất kéo theo sự gia tăng về chi phí tiền lương, mức chi phí tiền lương tăng thêm do số lượng công nhân tăng được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 15:Tình hình biến động của chi phí tiền lương do ảnh hưởng của nhân tố số lựong nhân công
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(X1nY0n- X0nY0n)
Chênh lệch
(X2nY1n- X1nY1n)
Tiền lương cho lao động gián tiếp (n=1)
45.000
48.000
Tiền lương TB của nhân công trực tiếp (n=2)
60.000
54.600
Tổng
105.000
102.600
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Do tác động của sản lượng làm cho nhu cầu về số lượng lao động tăng thêm đã làm cho chi phí tiền lương nhân công trực tiếp cũng tăng lên đáng kể. Tổng số lao động năm 2005 tăng thêm 95 người so với năm 2004 đã làm cho chi phí tiền lương trung bình tăng lên năm 2005 so với năm 2004 là 105.000.000 đồng. Năm 2006 có tổng chi phí tiền lương tăng thêm 102.600.000 đồng so với năm 2005 do số lượng lao động năm 2006 tăng thêm 85 người so với năm 2005.
b) Ảnh hưởng của mức lương trung bình
Tình hình tiền lương lao động trung bình tại công ty được tổng hợp như sau:
Bảng 16: Tình hình mức lương TB tại công ty qua các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng/người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Chênh lệch
2005 so 2004
Chênh lệch
2006 so 2005
Nhân viên lao động gián tiếp
3.000
3.200
3.500
200
300
Nhân viên lao động trực tiếp
750
780
800
30
20
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Nhằm thực hiện chiến lược phát triển lâu dài, đối với nhân viên lao động gián tiếp công ty đã chủ động thu hút những nhân viên có trình độ và năng lực làm việc lâu dài tại công ty, thu hút những ứng viên khác có trình độ và năng lực từ bên ngoài vào làm việc. Công ty trả tiền lương trên sản phẩm bên cạnh mức lương cố định hàng tháng. Do số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm luôn tăng đã làm cho mức lương trung bình của các nhân viên này cũng tăng lên tương ứng trung bình hàng năm.
Đối với nhân công lao động trực tiếp dù tiền lương trung bình có tăng qua các năm nhưng không nhiều, mức độ chênh lệch tiền lương giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp là quá lớn. Dù mức lương trung bình của nhân công trực tiếp có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, mức tăng này chủ yếu là do tiền thưởng tăng thêm dành cho nhân công có tác phong làm việc chăm chỉ, siêng năng và cũng chưa thật đồng đều trong công ty hiện nay.
Những biến động của chi phí tiền lương do ảnh hưởng mức lương trung bình
Bảng 17: Mức biến động của chi phí tiền lương do ảnh hưởng của mức lương TB
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(X1nY1n- X1nY0n)
Chênh lệch
(X2nY2n- X2nY1n)
Tiền lương cho lao động gián tiếp (n=1)
19.000
33.000
Tiền lương TB của nhân công trực tiếp (n=2)
11.400
9.000
Tổng
30.400
42.000
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Mức lương trung bình tăng đã làm cho chi phí tiền lương tăng theo. Tiền lương của lao động gián tiếp tăng liên tục, tăng nhiều nhất là năm 2006. Do mức lương trung bình của những nhân viên này tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của mức tăng tiền lương năm 2005 so với năm 2004 và cao hơn gấp nhiều lần so với mức lương trung bình của công nhân lao động trực tiếp. Năm 2006 mức lương trung bình của lao động gián tiếp tăng gần 15 lần so với mức lương lao động trực tiếp tạo nên mức độ chênh lệch quá lớn giữa các thành phần lao động với nhau trong doanh nghiệp hiện nay.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương qua các năm
Bảng 18: Mức biến động của chi phí tiền lương do ảnh hưởng của các nhân tố
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động của chi phí tiền lương năm 2005 so với 2004
Biến động của chi phí tiền lương năm 2006 so với 2005
Mức lương TB
30.400
42.000
Số lượng lao động
105.000
102.600
Tổng
135.400
144.600
4.3 Tình hình lợi nhuận
4.3.1 Tình hình biến động chung
Số liệu về số lượng sản phẩm bán ra, giá bán đơn vị sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm, chi phí quản lí doanh nghiệp, thuế suất đơn vị sản phẩm. Ta có lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm như sau:
Bảng 19: Tình lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tên
Sản phẩm
Lợi nhuận
2004
Lợi nhuận
2005
Lợi nhuận
2006
Chênh lệch
năm 2005 so
với 2004
Chênh lệch
năm 2006 so
với 2005
21/25
8.252.244
2.000.025
2.964.438
-6.252.219
964.413
26/30
8.633.432
1.041.675
2.333.352
-7.591.757
1.291.677
31/40
-653.340
333.500
-152.200
986.840
-485.700
Tổng
16.232.336
3.375.200
5.145.590
-12.857.136
1.770.390
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Hình 9: Tình hình lợi nhuận
Đồ thị biểu diễn:
Căn cứ vào những phân tích trên, tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm luôn biến động, tăng giảm liên tục ở tất cả các mặt hàng. Mặt hàng tôm cỡ 31/40 biến động mạnh nhất, năm 2004 có lợi nhuận âm đến năm 2005 lợi nhuận tăng lên sang năm 2006 lại giảm xuống vẫn là âm. Tổng lợi nhuận của tất cả các mặt hàng năm 2005 giảm so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 thì lợi nhuận lại tăng lên so với năm 2005.
Năm 2005 mặt hàng tôm cỡ 21/25 và 26/30 có lợi nhuận giảm mạnh so với năm 2004, song nhờ vào mặt hàng tôm cỡ 31/40 lợi nhuận thu về cao đã cứu vãng phần nào tình hình lợi nhuận của toàn công ty năm 2005 so với năm 2004.
So với năm 2004, năm 2005 và 2006 lợi nhuận thu được từ tôm cỡ 21/25 và 26/30 giảm đi từ khoảng 3-4 lần, điều đáng nói hơn là lợi nhuận ở mặt hàng tôm cỡ 26/30 có lợi nhuận năm 2005 giảm đi gần 8 lần so với năm 2004.
Nhìn chung tình hình diễn biến lợi nhuận của công ty cho đến nay vẫn chưa bình ổn, vẫn còn nhiều biến động phức tạp. Dù rằng sản lượng tiêu th nhiều, doanh thu ngày càng tăng qua các năm đã phân tích.
Tất cả những nhân tố tác động, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty bao gồm: sản lượng, các khoản chi phí, giá bán, thuế suất. Trong tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì yếu tố chi phí bán hàng không tác động đến tình hình lợi nhuận tại chi nhánh. Trong những nhân tố còn lại, giá bán và giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình biến động của lợi nhuận của công ty. Giá bán tăng cao thì lợi nhuận tăng, còn giá thành tăng thì lợi nhuận giảm, và nhược lại giá bán giảm thì lợi nhuận cũng giảm theo, giá thành giảm thì lợi nhuận tăng.
Năm 2005 so với năm 2004, giá bán và giá thành đều giảm nhưng tốc độ giảm của giá bán nhiều hơn gần 3 lần so với tốc độ giảm của giá thành ở măt hàng tôm cỡ 21/25 và tôm cỡ 26/30. Tôm cỡ 31/40 có tốc độ giảm của giá bán nhiều hơn 2 lần so với tốc độ giảm của giá thành.
Năm 2006 so với năm 2005, cả giá bán và giá thành đều tăng, giá bán tôm cỡ 21/25 và 26/30 có tốc độ tăng cao hơn tốc độ của giá thành làm cho lợi nhuận tăng lên
4.3.2 Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng nhân tố giá bán đến lợi nhuận qua các năm.
Tổng hợp tất cả những biến động của giá bán sản phẩm và những nguyên nhân của sự thay đó đã ảnh hưởng tình hình biến động của lợi nhuận công ty qua 3 năm.
Bảng 20: Bảng tổng hợp biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng giá
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Biến động năm 2005 so với 2004
Biến động năm 2006 so với 2005
21/25
-10.222.350
4.088.880
26/30
-14.583.450
6.666.720
31/40
-1.334.000
9.132.000
Tổng
-26.139.800
19.887.600
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Cũng căn cứ vào những phân tích mức độ ảnh hưởng của giá cả từng mặt hàng đến tình hình biến động của lợi nhuận thấy rằng do giá bán năm 2005 so với năm 2004 của từng mặt hàng giảm đã làm cho lợi nhuận năm 2005 giảm đi rất nhiều so với năm 2004. Năm 2006, nhờ giá bán của các mặt hàng đều tăng làm lợi nhuận tăng lên so với năm 2005. Tình hình lợi nhuận của công ty biến động mạnh mẽ theo sự biến động của giá cả trên thị trường, điều này thể hiện phần nào doanh nghiệp chưa có được những năng lực cốt lõi để có thể kiểm soát tình hình lợi nhuận trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh.
Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đến tình hình lợi nhuận của công ty
Những biến động của tình hình giá thành sản phẩm qua 3 năm gần đây
Bảng 21: Tình hình giá thành sản phẩm qua 3 năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Loại tôm
2004
2005
2006
Chênh lệch năm 2005 so với 2004
Chênh lệch năm 2006 so với 2005
21/25 và 26/30
227
219
225
-8
6
31/40
178
174
186
-4
12
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Giá thành của các mặt hàng tăng giảm liên tục qua các năm trong đó giá thành của tôm cỡ 21/25 và 26/30 năm 2005 giảm rất mạnh, giảm gấp 2 lần so với giá thành của mặt hàng 31/40. Đến năm 2006 tình hình hoàn toàn ngược lại, giá thành lại tăng nhanh so với năm 2005. Chi phí sản xuất tôm cỡ 31/40 tăng nhiều so với năm trước, tăng gấp 2 lần so với chi phí để sản xuất tôm cỡ 21/25 và tôm 26/30.
Giá thành của các loại nguyên liệu này tăng giảm liên tục qua các năm chủ yếu do những biến động của chi phí nguyên vật liệu mà cụ thể là tình hình biến động của giá tôm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, nguyên nhân của vấn đề này đã được trình bày và phân tích cụ thể trong phần chi phí nguyên vật liệu ( mục b, phần 4.2.1)
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí, thuế suất :
Tình hình biến động của chi phí quản lí và thuế suất ở tất cả các mặt hàng của công ty qua các năm như sau:
Bảng 22: Tình hình biến động của chi phí quản lí và thuế suất
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chỉ
tiêu
2004
2005
2006
Chênh lệch năm 2005 so với 2004
Chênh lệch năm 2006 so với 2005
Chi phí quản lí
2
2,1
2,5
0,1
0,4
Thuế suất
1,2
1,4
1,7
0,2
0,3
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Chi phí quản lí và thuế suất đơn vị hàng năm đều tăng lên với tốc độ tương đối ổn định, mức tăng này do quyết định chủ quan trong công ty, là phần chi phí được trích trước, phân bổ vào chi phí quản lí và các khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp đối với chính phủ.
Từ sự biến động của chi phí quản lí, thuế suất qua các năm dẫn đến những biến động cụ thể của lợi nhuận qua các năm
Bảng 23: Tình hình biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của nhân tố trên
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Loại
tôm
Biến động năm 2005 so
với 2004
Biến động năm 2006 so
với 2005
Chi phí
quản lí
Thuế
suất
Chi phí
quản lí
Thuế
suất
21/25
44.445
88.890
204.444
153.333
26/30
69.445
138.890
333.336
250.002
31/40
66.700
133.400
304.400
228.300
Tổng
180.590
361.180
842.180
631.635
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Bảng 24 : Tình hình biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của sản lượng, kết cấu hàng hóa
Đơn vị tính : 1000 đồng
Chỉ tiêu
Sản lượng
Kết cấu sản phẩm
Biến động năm 2005 so với 2004
2.643.275
-598.041
Biến động năm 2006 so với 2005
566.549
-11.244
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Nhân tố sản lượng sản phẩm:
Do những thay đổi sản lượng của từng nhóm mặt hàng đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thay đổi theo, Năm 2005 so với năm 2004 mặc dù có tốc độ tăng sản lượng cao hơn tốc độ tăng sản lượng của năm 2006 so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn. Do sản lượng của cơ cấu mặt hàng tăng không đều giữa các năm, mỗi một mặt hàng có tỉ lệ lợi nhuận khác nhau, tỉ lệ lợi nhuận này còn phụ thuộc vào các nhân tố khác.
Kết cấu sản phẩm:
Do những thay đổi số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở từng mặc hàng, kết cấu sản phẩm thay đổi đã ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận qua các năm. Từ phân tích trong Bảng 23 cho thấy tình hình lợi nhuận qua các năm đều giảm do ảnh hưởng bởi nhân tố này, lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tốc độ giảm có phần ít đi hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận giữa 2 năm trước.
Chi phí quản lí doanh nghiệp và thuế suất hàng năm của công ty đều tăng làm cho lợi nhuận hàng năm cũng giảm. Các khoản chi phí này ngày càng tăng làm cho lợi nhuận giảm ngày càng nhiều.
Từ những phân tích từng nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến những biến động tăng giảm của lợi nhuận, ta có được những nhân tố làm tăng và làm giảm lợi nhuận cụ thể như sau:
Năm 2005 so với năm 2004:
Những nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Sản lượng
+ Giá thành
Những nhân tố làm giảm lợi nhuận
+ Giá bán
+ Kết cấu sản phẩm
+ Chi phí quản lí
+ Thuế suất
Năm 2006 so với năm 2005:
Những nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Sản lượng
+ Giá bán
Những nhân tố làm giảm lợi nhuận
+ Giá thành
+ Kết cấu sản phẩm
+ Chi phí quản lí
+ Thuế suất
Tổng hợp biến động cụ thể tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:
Bảng 25:Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm 2005 so với 2004
Năm 2006 so với 2005
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
14.422.475
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
18.683.759
1. Sản lượng
2.643.275
1. Sản lượng
566.549
2. Giá thành
11.779.200
2. Giá bán
19.887.600
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
26.681.571
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
20.454.149
1. Giá bán
26.139.800
1. Giá thành
17.198.700
2. Kết cấu sản phẩm
598.041
2. Kết cấu sản phẩm
842.180
3. Chi phí quản lí
180.590
3. Chi phí quản lí
842.180
4. Thuế suất
361.180
4. Thuế suất
631.635
TỔNG
- 12.857.136
TỔNG
1.770.390
4.4 Môi trường vĩ mô
4.4.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trên đà ngày càng phát triển, tốc độ phát triển kinh tế trung bình khoảng 9% (năm 2006). Tỉ lệ lạm phát khoảng từ 8-10%/năm, đây là tỉ lệ lạm phát vừa phải, thị trường giá cả tăng tương đối nhẹ theo hướng vừa có lợi cho người kinh doanh vừa không gây bất ổn trong tiêu dùng, thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Thêm vào đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành khai thác thị trường kinh tế toàn cầu.
Trong xu thế kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta đầu tư kinh doanh với nhiều kinh nghiệm trong quản lí, sản xuất, tiêu thụ,… có nguồn lực tài chính dồi dào, uy tín trên thương trường quốc tế trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu như: Thái Lan, Indônêxia, Ấn Độ,… đây là các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản. Vì vậy các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam có thể học hỏi, chia xẻ những kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lí của họ nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai, Song song với những cơ hội đó thì các doanh nghiệp hiện tại của ngành phải đương đầu với không ít những khó khăn. Đó là phải cạnh tranh công bằng đối thủ cạnh tranh mạnh từ nước ngoài vào chứ không chỉ có những doanh nghiệp trong nước, không còn được sự bảo trợ của nhà nước như trước đây nữa. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh chính bằng những năng lực cốt lõi của mình để tận dụng triệt để những cơ hội từ môi trường kinh doanh, chứ không phải nhờ vào những cơ hội từ môi trường kinh doanh nữa.
4.4.2 Chính trị và pháp luật
Xuất khẩu thủy sản là ngành xuất khẩu mũi nhọn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của cả nước. Vì thế ngành nghề này luôn được nhà nước quan tâm, phát triển. Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, ổn định và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung, chỉnh phủ và các ban ngành có liên quan đã xây dựng các chính sách cụ thể quy định về quyền, trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, đồng thời những chính sách trên có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ nhất, những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, những quy định trên là những thước đo giá trị về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm làm ra có đạt tiêu chuẩn để sản phẩm được bán ở đâu và cho ai.
Thứ hai, những tiêu chuẩn về hạn ngạch xuất khẩu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm các doanh nghiệp bán ra trong năm kinh doanh
Thứ ba, những chính sách của nhà nước chưa triệt để trong việc xử lí và hạn chế tình trạng tôm nguyên liệu mất phẩm chất đã gây không ít khó khăn cho nhà sản xuất. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm đòi hỏi nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho sản xuất phải được đảm bảo theo đúng những quy định đã đề ra. Các quy định của nhà nước đã được ban hành rất cụ thể trong vấn đề đảm bảo sản phẩm tôm đông lạnh như là tiêu chuẩn HACCP, ISO,…Thế nhưng, thực tế ở nước ta hiện nay tình trạng tôm mất phẩm chất đã và đang diễn ra. Các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất. Điều này đã làm tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
4.4.3 Yếu tố về văn hóa – xã hội
Việc làm ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu khá đơn giản, dễ học, việc đào tạo cũng rất đơn giản, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và chi phí. Tuyển dụng nhân công sau đó tiến hành đào tạo làm việc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hơn nữa tại Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, tiền lương nhân công rẻ sẽ rất dễ dàng trong việc tuyển dụng nhân công vào làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản.
Thêm vào đó, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu có rất nhiều phụ nữ tham gia, trong khi hiện tại phụ nữ ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ ở vùng quê trình độ văn hóa không cao, đời sống kinh tế còn thấp không có việc làm chiếm một tỉ lệ lớn nên có thể xem đây là một lực lượng lao động dự bị dồi dào có khả năng cung cấp cho ngành trong tương lai.
4.4.4 Yếu tố khoa học và công nghệ
Hiện tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước chưa ứng dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng phương pháp thủ công trong sản xuất, chưa quan tâm đúng mức công tác xử lí chất thải sản xuất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống xung quanh. Hằng năm đều có một vài nhà máy bị chính phủ rút giấy phép hoạt động và bị xử phạt do vi phạm các qui định của nhà nước về vấn đề gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay cùng với môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp trong ngành không tập trung vào việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất hiện đại, không áp dụng những quy trình công nghệ xử lí chất thải công nghiệp mới thì các doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm so với các đối thủ mạnh có khả năng ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
4.1.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam châu Á, có bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) trải qua 13 vĩ độ từ 80 23’ Bắc đến 210 29’ Bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn, có cư dân sinh sống như: Cô Tô, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quốc, Côn Đảo,v.v... Đảo tập trung nhiều nhất ở Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng), với nhiều cảnh quan hùng vĩ ghi đậm những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, góp phần làm cho Vịnh Hạ Long trở thành di sản thên nhiên thế giới, biển Việt Nam còn có nhiếu vịnh, đầm phá, cửa sông như: vịnh Hạ Long, vịnh Bát Tử Long, phá Tam Giang,v.v... và trên 400 ngàn hecta rừng ngập mặn. Đó là những tiềm năng lớn cho việc tái tạo nguồn lợi và tổ chức các hoạt động giao thông, du lịch đồng thời để phát triển khai thác, nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản, cung cấp một lượng lớn nguồn nguyên liệu đầu vào cho khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Cùng với nghề khai thác và nuôi trồng hải sản, Việt nam còn có diện tích mặt nước ngọt, nước lợ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu hecta, bao gồm các diện tích ruộng nước, lưu vực các hệ thống sông (lớn nhất là lưu vực sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam), các ao, hồ...Với các điều kiện tự nhiên và nguồn lợi phong phú, các ngành nghề thủy sản Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tạo ưu thế vô cùng thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành xuất khẩu thủy sản - một ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành lớn thứ ba của đất nước.
4.5 Môi trường vi mô
4.5.1 Khách hàng
Qua các phân tích ở phần 4.1, 4.2, 4.3 ta đã biết khái quát khách hàng chủ yếu của Grobest hiện nay là Nhật Bản, EU, Đài Loan, một số nước thuộc khu vực ASEAN (Xingapo, Philipin, Brunay). Tình hình doanh thu theo cơ cấu khách hàng được lưu trữ tại công ty qua 3 năm như sau:
Bảng 26: Tình hình doanh thu theo cơ cấu khách hàng
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Thị trường
2004
2005
2006
EU
51.767.145
93.793.238
137.410.719
Nhật Bản
189.812.865
187.586.475
206.116.079
Đài Loan
69.022.860
67.531.131
87.026.789
Thị trường ASEAN
34.511.430
26.262.107
27.482.144
Tổng
345.114.300
375.172.950
458.035.730
(Nguồn: phòng kế toán cty Grobest)
Đồ thị biểu diễn:
Hình 10: Tình hình doanh thu theo cơ cấu khách hàng
Nhu cầu về thủy sản xuất khẩu mà đặc việc là tôm đông lạnh đang được khách hàng ưa chuộng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Grobest hiện nay là Nhật Bản chiếm tỉ trọng gần 50% trong tổng doanh thu năm 2005, chiếm gần 45% năm 2006 và EU chiếm tỉ trọng hơn 20% trong tổng doanh thu năm 2005, 25% trong năm 2006. Sản lượng xuất khẩu vào 2 thị trường này năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là trên thị trường Châu Âu. Trên thị trường Nhật Bản và Đài Loan sản lượng xuất khẩu tăng tương đối ổn định qua các năm. Riêng thị trường ở khu vực Đông Nam Á có vẻ như bị bão hòa do doanh thu từ thị trường này không tăng lên mà có chiều hướng sụt giảm. Nhưng tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Grobest nhìn chung hàng năm đều tăng lên tương ứng với mức tăng của nhu cầu thị trường, chứng tỏ nhu cầu tôm sú xuất khẩu của ta trên trường quốc tế là luôn tăng, tạo cơ hội cho việc tăng hạn ngạch xuất khẩu, tăng quy mô sản xuất mở rộng thị trường.
Mặc dù là nhu cầu về sản phẩm thủy sản đang tăng nhưng để xuất khẩu được sản phẩm sang thị trường rộng lớn này không phải dễ dàng, yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thủy sản của khách hàng ngày càng cao, những biện pháp xử lí đối với tôm xuất khẩu không đảm bảo chất lượng của các nước nhập khẩu là rất mạnh, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện rất nghiêm túc. Đặc biệt ở Nhật, hiện nay quốc gia này sẽ kiểm tra dư lượng AOZ vào 100% lượng tôm từ Việt Nam xuất sang. Trong khi đó tại thị trường EU, bắt đầu từ ngày 1/5/2007 toàn bộ các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này đều bị kiểm tra rõ xuất xứ. Hiện Đài Loan và một số bạn hàng từ khu vực Đông Nam Á chưa đưa ra những yêu cầu gắt gao đối với sản phẩm tôm đông lạmh của công ty nhưng trong nhu cầu tiêu dùng hiện nay nhất là yêu cầu về vệ sinh – sức khỏe là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Để tăng khả năng vị thế cạnh tranh, giữ vững thị trường, khách hàng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mọi quá trình sản xuất của công ty.
Tóm lai, vấn đề cốt lõi cho hoạt động của các doanh nghiệp mà cụ thể là Grobest thì trước khi mở rộng thêm thị trường, tăng hạn ngạch xuất khẩu điều đầu tiên phải thực hiện là phải sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho sản phẩm, đòi hỏi hàng đầu của người tiêu dùng trong xã hội hiện nay.
4.5.2 Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có khoảng 30 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên kinh doanh ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong tổng số đó có khoảng 12 doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn tôm chế biến đạt tiêu chuẩn. Trong tổng số 245 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU và Nhật Bản thì Bạc Liêu có 9 doanh nghiệp (theo Bộ thủy sản).
Grobest được thành lập gần đây trong điều kiện có rất nhiều cơ sở chế biến thủy sản được thành lập trước khá lâu. Vì thế, thị phần của Grobest chưa lớn là điều tất yếu, sản lượng bán ra không thể sánh bằng các “đàn anh đi trước”. Các doanh nghiệp đi trước Grobest hầu như đều có vốn góp của Nhà nước, trước đây họ nhận được sự bảo trợ từ phía nhà nước rất nhiều, có nhiều cơ hội kinh doanh hơn nhanh chóng xác định được vị thế của mình trong vùng, dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống nhà cung cấp nguyên liệu ổn định, đảm bảo sản lượng sản xuất.
Các đối thủ trực tiếp của Grobest hiện nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là:
Công ty liên doanh chế biến thủy sản Minh Hải
Tên giao dịch là : Minh Hai NIGICO
Loại hình pháp lí : công ty liên doanh giữa Nhật Bản và Sở Công Nghiệp tỉnh Bạc Liêu
Công ty chế biến xuất khẩu nhiều loại sản phẩm thủy sản là tôm, mực, nghêu, sò,…Trong lĩnh vực chế biến tôm công ty có rất nhiều chủng loại sản phẩm vừa có những sản phẩm đông lạnh, vừa có những sản phẩm phối chế tạo nên rất nhiều chủng loại sản phẩm như là tôm PDTO hấp, tôm PTO cuốn bánh tráng, tôm PTO tẩm bột chiên, tôm sushi,…
Với trình độ tay nghề của nhân công cao, sản xuất được những sản phẩm chất lượng. Hiện tại công ty đã đạt được rất nhiều tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm là HACCP, code EU, ISO, sản phẩm của công ty này đã thâm nhập được phần lớn những thị trường lớn của thế giới là Nhật, EU, Mĩ, Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của công ty luôn tăng, đặc biệt trong 3 năm gần đây năm 2004 giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD, 13 triệu USD năm 2005, 15 triệu năm 2006 (nguồn : trung tâm tin học - bộ thủy sản)
Có thể xem NIGICO là một trong những công ty chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô hoạt động mạnh nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh. Nhưng do thời gian đi vào hoạt đông khá lâu gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Do việc ứng dụng những kĩ thuật công nghệ vào quy trình xử lí chất thải còn hạn chế là vấn đề công ty chưa làm tốt.
2. Công ty Xuất Nhập Khẩu thủy sản Vĩnh Lợi
Tên giao dịch : VIMEX
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà Nước
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty hiện là tôm, ghẹ, bạch tuộc, mực, các loại cá nước ngọt. Tôm xuất khẩu chủ yếu vẫn là tôm đông lạnh, sản phẩm tôm phối chế rất đơn giản chỉ có tôm PDTO hấp.
Thị trường xuất khẩu trước đây chủ yếu của VIMEX là Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Úc, Mỹ. Sau này mới được cấp phép xuất khẩu sang EU mới chỉ thâm nhập được sang thị trường này. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty gần đây có chiều hướng giảm đáng kể năm 2004 giá trị xuất khẩu lên đến 22 triệu USD, sang 2005 còn lại 8 triệu USD, đến năm 2006 tăng lên 14 triệu USD (nguồn : trung tâm tin học – bộ thủy sản)
3. Công ty chế biến thuỷ sản XNK Bạc Liêu
Tên giao dịch : BAC LIEU SEAFOODS
Loại hình doanh nghiệp: DN Nhà nước
Công ty đạt các tiêu chuẩn HACCP, code EU, trong chế biến các sản phẩm thủy sản xuất khẩu là tôm, cá, mực trên thị trường Nhật và Châu Âu.
Các sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty rất đa dạng bao gồm các sản phẩm đông lạnh, chế biến ăn liền như tôm sushi, tôm chiên bột,…cùng với các sản phẩm cá rất đa dạng là cá thu phi lê, cá đồng phi lê, cắt khoanh,… Tạo nên hệ thống sản phẩm thủy sản chế biến phong phú.
4. Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp Giá Rai
Tên giao dịch : GIRIMEX
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Đã được phép XK sang thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Mỹ, Canađa, Xingapo, Hồng Công. Với thị trường rộng lớn nhiều chủng loại sản phẩm xuất khẩu từ thủy sản là tôm, mực, cua, rất nhiều loại cá. Công ty đang đứng đầu trong giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh với tổng giá trị xuất khẩu của năm 2006 trên 29 triệu USD và điều đang bất ngờ là năm 2002 giả trị xuất khẩu của công ty chỉ có 8 triệu USD thôi (nguồn: trung tâm tin học – bộ thủy sản).Từ đầu năm 2006 đến nay có tới 5 cơ sở chuyên kinh doanh, chế biến thủy sản xuất khẩu nhảy vào chia xẻ thị trường, nhưng do nhu cầu thị trường vẫn còn cao nên không ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty.
Trong khi đó căn cứ vào tình hình thủy sản xuất khẩu hiện nay và trong thời gian tới có nhiều khó khăn do việc Nhật sẽ kiểm tra 100% tôm từ Việt Nam xuất khẩu sang, đến sự kiện Mỹ sẽ đánh thuế vào các lô hàng thủy sản Việt Nam trước khi nhập khẩu vào làm cho chi phí cao hơn ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà sản xuất. Thế nhưng theo dự đoán trong thời gian tới nhu cầu về thủy sản, đặc biệt là tôm sẽ không giảm mà có xu hướng tăng hơn trước.
Vấn đề được đưa lên hàng đầu trong các hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp, mà cả chính phủ cũng phải can thiệp vào là làm thế nào để cò thể cung cấp ra thị trường những con tôm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn. Có như vậy thì sản lượng tôm tiêu thụ trên thị trường mới ổn định nhờ sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của khách hàng.
Đây là ngành xuất khẩu mũi nhọn của cả nước, được sự quan tâm của nhà nước. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng. Chế biến thủy sản đang là ngành ngắm đến của rất nhiều doanh nghiệp chưa gia nhập ngành. Do vậy mà nguy cơ đối thủ mới vào xâm nhập ngành là rất cao. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Grobest, cho nên đòi công ty phải xây dựng cho mình những kế hoạch hành động cho tương lai cạnh tranh lâu dài.
Bảng 27 : Ma trận so sánh đối thủ cạnh tranh
Yếu tố
trọng
Số
Minh Hải
Vĩnh Lợi
Bạc Liêu
Giá Rai
CN Grobest
Điểm
Cộng dồn
Điểm
Cộng dồn
Điểm
Cộng dồn
Điểm
Cộng dồn
Điểm
Cộng dồn
Qui mô thị trường
0.1
2
0.2
3
0.3
1
0.1
4
0.4
2
0.2
Đa dạng hóa sản phẩm
0.25
4
1
2
0.5
3
0.75
4
1
1
0.25
Ứng dụng của khoa học công nghệ
0.15
2
0.3
1
0.15
2
0.3
2
0.3
3
0.45
Trình độ tay nghề của nhân công
0.3
3
0.9
2
0.6
3
0.9
3
0.9
1
0.3
Chuyên môn hóa sản phẩm
0.2
3
0.6
2
0.4
2
0.4
3
0.6
2
0.4
Tổng
1
3
1.95
2.45
3.2
1.6
* Trong đó 1 là yếu nhất, 2 là mức trung bình, 3 là mức khá, 4 là mức tốt nhất
Qua bảng so sánh trên, hiện Grobest đang là công ty có sức cạnh tranh thấp nhất trong các đối thủ.
Nhà cung cấp
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, với nhiều chủng loại thủy sản phong phú và đa dạng, cho nên có nhiều đơn vị kinh doanh là tổ chức hay cá nhân chọn nuôi trồng thủy sản là ngành nghề chính đầu tư phất triển. Đã tạo ra một số lượng các nhà cung ứng thủy sản nguyên liệu nói chung và tôm sú nói riêng. Thế nhưng, các nhà cung cấp này hầu như còn hoạt động với quy mô nhỏ, riêng lẻ, rời rạt, không cung cấp được nguồn tôm nguyên liệu với giá cả và số lượng ổn định, đảm bảo được chất lượng.Từ đó gây ra một khó khăn cho nhà sản xuất là có nhiều nhà cung ứng nhưng không biết chọn lựa nhà cung ứng nào. Hiện tại công ty Grobest cung đang gặp ngay tình trạng khó khăn trên, cho đến thời điểm này thì công ty chưa xây dựng cho mình được hệ nhà cung ứng ổn định mà chỉ tiến thu mua tôm từ các vựa tôm trong tỉnh và một vài vựa ở tỉnh lân cận.
Theo số liệu được lưu trữ tại công ty qua các năm về các nhà cung cấp tôm nguyên liệu, những nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty rất nhiều nhưng đa số là các nhà cung ứng đều đóng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một số ít vựa tôm ở vùng lân cận thuộc tỉnh Cà Mau. Trong tổng số các vựa cung cấp tôm cho công ty thì chỉ có 2 nhà cung ứng cung cấp tôm nguyên liệu thường xuyên nhất là công ty TNHH Phú Gia cung cấp gần 50% lượng tôm nguyên liệu cho công ty, cơ sở thu mua tôm nguyên liệu Minh Chiến cung cấp gần 20% tôm nguyên liệu. Quá trình cung cấp nguyên liệu theo đơn đặt hàng của công ty, không theo định kì. Tình trạng này gây ra một khó khăn cho công ty là khó có được nguồn tôm đáp ứng được đúng thời gian cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.Các nhà cung cấp này chưa chủ động được trước những biến động của thị trường, quá trình hoạt động của họ còn dựa vào cơ hội của thị trường mang lại nhiều hơn là năng lực cốt lõi. Lượng tôm nguyên liệu mà họ cung cấp cho công ty nhiều lần chưa đúng yêu cầu mà công ty đặt ra, làm chi phí tăng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cụ thể qua các năm phân tích giá tôm nguyên liệu luôn biến động, sản lượng có tăng nhưng lợi nhuận đạt được không nhiều. Trong thời gian tới Grobest đẩy nhanh kế hoạch tiếp cận thị trường, tìm kiếm và xây dựng được hệ thống nhà cung ứng để cho quá trình sản xuất được liên tục, với sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và số lượng.
Từ những phân tích ở trên rút ra những điểm mạnh và những điểm yếu những cơ hội và đe dọa trọng tâm nhất của doanh nghiệp hiện nay là:
Điểm mạnh:
1. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí quản lí
2. Tổ chức phân công làm việc rõ ràng, nề nếp, không chồng chéo công việc giữa các phòng ban
3. Thu hút được lao động có trình độ có năng lực làm việc lâu dài tại công ty
4. Áp dụng KH-KT hiện đại tiết kiệm chi phí sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường
5. Chi phí tồn kho thấp
Điểm yếu:
Lương lao động trực tiếp còn quá thấp, khó thu hút thêm nhân công, nâng cao năng lực sản xuất
Chưa có được hệ thống nhà cung ứng ổn định, uy tín
Thiếu chủ động trong khâu xác định số nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất
Trình độ nhân công thấp, khó có khả năng sản xuất những sản phẩm chế biến phức cung cấp ra thị trường
Những cơ hội:
Có nguồn lao động bản xứ rẻ, dồi dào
Nhu cầu về thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng
Môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điệu cho doanh nghiệp mở rộng thị trường
Nguồn tôm nguyên liệu phong phú, đa dạng
Những đe dọa:
Yêu cầu chất lượng tôm xuất khẩu ngày càng gắt rao
Sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh
Tình hình tôm nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn còn tồn tại
Ma trận SWOT
SWOT
Những điểm mạnh
( S )
Những điểm yếu
( W )
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí quản lí
Tổ chức phân công làm việc rõ ràng, nề nếp, không gây chồng chéo công việc giữa các phòng ban
Thu hút được nhân viên có năng lực làm việc lâu dài tại công ty
Áp dụng KH-KT hiện đại tiết kiệm chi phí sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường
Chi phí tồn kho thấp
Lương nhân công còn quá thấp, khó thu hút thêm nhân công, nâng cao năng lực sản xuất
Chưa có được hệ thống nhà cung ứng ổn định, uy tín
Thiếu chủ động trong khâu xác định số nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất
Trình độ nhân công thấp, khó có khả năng sản xuất những sản phẩm chế biến phức cung cấp ra thị trường
Những cơ hội
( O )
Kết hợp
S/O
Kết hợp
W/O
Có nguồn lao động bản xứ rẻ, dồi dào
Nhu cầu về thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng
Môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điệu cho doanh nghiệp mở rộng thị trường
Nguồn tôm nguyên liệu phong phú, đa dạng
S 2,3,4,5 +O 1,2,3,4
Chiến lược mở rộng thị trường, tăng sản lượng xuất khẩu
O 1,2,3,3 + W 2,3
Nhanh chóng tìm hiểu – tiếp cận địa bàn, xác đinh, xây dựng hệ thống nhà cung ứng cụ thể có đủ độ tin cậy, bền vững
Những đe dọa
( T )
Kết hợp
S/T
Kết hợp
W/T
Yêu cầu chất lượng tôm xuất khẩu ngày càng gắt rao
Sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh
Tình hình tôm nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn còn tồn tại
S 1,4,5 + T 1,2
Tiết kiệm chi phí sản xuất, có được ưu thế cạnh tranh về giá, tăng tỉ suất lợi nhuận
O 1,2,3,4 + T 1,3
Nâng cao trình độ tay nghề cho lao động trực tiếp, quan tâm chăm lo đời sống cho lực lượng lao động này phục vụ mục đích phát triển thêm những sản phẩm mới tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ KINH DOANH
5.1 Tổng hợp các vấn đề còn tồn tại của công ty hiện nay
Qua phân tích trong chương 4, những tồn tại hiện nay của chi nhánh cần khắc phục, đó là các vấn đề cơ bản sau:
1. Chưa quan tâm đến nhân công, mức thu nhập giũa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp hiện tại trong công ty cũng chênh lệch quá lớn.
2. Chưa xây dựng được hệ thống nhà cung ứng uy tín, ổn định đáp ứng theo yêu cầu chất lượng, số lượng nguồn nguyên liệu đầu vào.
3. Trình độ tay nghề của lao động trực tiếp còn thấp gây khó khăn trong việc mở rộng chủng loại sản phẩm mới tăng khả năng cạnh tranh.
4. Tình hình chi phí tôm nguyên liệu luôn biến động, nhất là yếu tố giá cả tôm nguyên liệu biến động liên tục ảnh hưởng nhiều đến tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, những giải pháp cơ bản của công ty hiện nay cần làm là:
5.2 Tiếp tục mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ
Trên cơ sở nhu cầu khách hàng ngày càng tăng, thị trường mở rộng, nguồn lao động và các yếu tố đầu vào cho sản xuất tại thị trường nội địa là vô cùng có lợi cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay, hơn nữa doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động hết công suất hiện có. Nhu cầu thị trường quốc tế ngày càng tăng, là ngành nghề trong nước được sự quan tâm phát triển của nhà nước cùng với những tiềm năng to lớn trong nước là cơ hội tốt cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ.
5.3 Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Hiện tại tình hình chi phí quản lí, tổ chức có thấp song tình hình giá thành vẫn còn cao, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Đối với mặt hàng tôm cỡ 26/30 là mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường song theo phân tích ở chương 4 thì mặt hàng này bị lỗ trong năm 2004 và năm 2005, đến năm 2006 tăng và có lãi còn mặt hàng tôm cỡ 21/25 và 31/40 lại giảm so với năm 2005 và 2004. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp dù sản lượng tiêu thụ có tăng nhưng chi phí cũng tăng theo không ít, làm lợi nhuận cũng tăng không nhiều.
Vấn đề hiện nay mà doanh nghiệp cần quan tâm là chú trọng hơn nữa là tập trung vào việc giảm thiểu giá thành sản xuất, trong đó giá nguyên vật liệu đầu vào là nguyên nhân chính tác động nhiều nhất đến tình hình giá thành và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh hiện nay.
5.4 Xây dựng hệ thống nhà cung ứng ổn định, uy tín.
Nguyên nhân chính làm cho chi phí sản xuất tăng, giảm và không bình ổn được giá thành sản phẩm, sản lượng sản xuất là do doanh nghiệp chưa xây dựng được kênh cung ứng tốt cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ cho sản xuất.
Trong chương 3 có phân tích, những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp khó khăn trong khâu tìm nhà cung ứng là phần lớn các nhân viên ngoài nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, các nhân viên trong các phòng ban khác đa số được chỉ định công tác vào chi nhánh cho nên việc tiếp cận thị trường là khó khăn. Vì vậy có nên bổ sung vào bộ phận thu mua của chi nhánh một số nhân viên tại vùng, có khả năng đàm phán, thương lượng để có thể nhanh chống tiếp cận thị trường, tìm kiếm nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng lâu dài cho kinh doanh của công ty.
Nâng cao trình độ nhân công trước khi mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm sản phẩm mới.
Trong ma trận SWOT có trình bày cụ thể tình hình nhân công hiện tại của doanh nghiệp, trình độ văn hóa thấp, chỉ có thể thực hiện những thao tác công việc đơn giản, làm ra những sản phẩm giản đơn. Nhưng nhu cầu thị trường không chỉ dừng lại những sản phẩm như thế, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt với sự gia nhập ngành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH078.doc