Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty TNHH Duyên Hồng

Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty TNHH Duyên Hồng: CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Kể từ khi nền kinh tế nước ta xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp và chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp mới, cùng với việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại đã tạo nên một thị trường cạnh tranh gay gắt. Đây là một minh chứng sinh động cho sự thay đổi của nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đi cùng quá trình phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp thì quyết định phương hướng hoạt động và phát triển của nhà lãnh đạo để doanh nghiệp ngày càng phát triển là việc làm hết sức quan trọng. Muốn vậy, thì câu hỏi đặt lên hàng đầu cho các nhà quản trị là làm sao để có đuợc những thông tin hữu ích về họat động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cung cấp kịp thời giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng ...

doc58 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty TNHH Duyên Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Kể từ khi nền kinh tế nước ta xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp và chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp mới, cùng với việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại đã tạo nên một thị trường cạnh tranh gay gắt. Đây là một minh chứng sinh động cho sự thay đổi của nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đi cùng quá trình phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp thì quyết định phương hướng hoạt động và phát triển của nhà lãnh đạo để doanh nghiệp ngày càng phát triển là việc làm hết sức quan trọng. Muốn vậy, thì câu hỏi đặt lên hàng đầu cho các nhà quản trị là làm sao để có đuợc những thông tin hữu ích về họat động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cung cấp kịp thời giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng đắn để đưa doanh nghiệp ngày càng đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cao nhất. Giải quyết vấn đề đó chỉ có một cách là thông qua phân tích, nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên số liệu của kế toán tài chính. Chỉ có thông qua phân tích thì doanh nghiệp mới khai thác hết những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện. Qua phân tích ta mới thấy được những nguyên nhân, nguồn gốc các vấn đề phát sinh và các giải pháp có thể cải tiến quản lý và đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn nữa đồng thời đem lại lợi nhuận. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị đánh giá đúng đắn về các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để nắm bắt các xu thế biến động của thị trường và đồng thời có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế những rủi ro nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên. Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Một thị trường luôn chứa đựng những cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn chính trong lòng nó nhiều rủi ro bất trắc. Chính vì lẽ đó và đồng thời cùng với sự trao đổi và đồng ý của doanh nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài hướng đến những mục tiêu sau: - Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm (từ năm 2005-2007). - Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm (từ năm 2005-2007). - Phân tích các tỷ số tài chính. - Đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập qua 3 năm 2005–2007 1.3.2. Phạm vi về không gian Luận văn được thực hiện tại công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long 1.3. 3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty TNHH Duyên Hồng, thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Đối tượng và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh a) Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiêp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiêp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đạt được, những hoạt động hiện hành dựa trên kết quả phân tích đó để đưa ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt, hoặc xây dựng chiến lược dài hạn. b) Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu trình kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh nghiệp. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo, công tác tài chính…giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó là công cụ quan trọng để liên kết hoạt động của bộ phận này làm cho hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. 2.1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ hoặc kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai; phân tích, mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của các doanh nghiệp. Nói đến cùng đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kết toán của đơn vị. 2.1.1.3. Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là một công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị kinh doanh nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả họat động kinh doanh 2.1.2.1 Doanh thu a) Khái niệm Doanh thu bán hàng là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực hiện hàng tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản phải thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán… Doanh thu khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về từ nợ khó đòi, các khoản nợ phải trả không xác định chủ… b) Phân tích doanh thu: Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường… Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh. 2.1.2.2 Chi phí a) Khái niệm: chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mai, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận. b) Phân loại chi phí: là ý muốn chủ quan của con người nhắm đến phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tuỳ vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn chi phí được loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ đó ta có nhiều loại chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí cơ hội, chi phí chìm. c) Phân tích chi phí Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu và cũng có thể biết với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa, hoà vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào là lỗ ít nhất. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra. Ngoài việc phân tích chi phí, tính toán chi phí, cần phải tìm mọi biện pháp để điều hành chi phí theo chiến lược thị trường là một trong những công việc cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp. 2.1.2.3 Lợi nhuận a) Khái niệm Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ vốn hàng bán, chi phí hoạt động của các sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng đến mục đích lợi nhuận. Có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Ngoài ra lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. b) Các bộ phận cấu thành lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, phân bổ cho hàng hoá thành phẩm dịch vụ cho kỳ báo cáo. + Doanh thu của hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. + Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ bao gồm: - Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán). - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý. Qua phân tích trên, lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau: Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ đơn vị hoặc khách quan đưa tới. Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm: - Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. - Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ. - Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ. - Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát hiện ra…. Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp đồng, bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng… sẽ là lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp. c) Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành như sau: - So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau: P: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số: Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng. Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng. Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL. Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi. Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau: Xác định đối tượng phân tích: ∆P =PT - PK Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận Pq = (K – 1)PK Mà Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận PC = PK2 – PK1 Trong đó: Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận. (5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận (6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. P = P(q) + P(C) + P(Z) + P(ZBH) + P(ZQL) + P(g) Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch thu, chi về thanh lý nhượng bán tài sản cố định, về phạt vi phạm hợp đồng…Để phân tích lợi nhuận của bộ phận này thường không thể so sánh số thực hiện và kế hoạch bởi nó không có số liệu kỳ kế hoạch mà phải căn cứ vào từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá. 2.1.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng tổng số vốn: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao Số vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu Tổng số vốn = (Lần) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Số vòng quay vốn lưu động Doanh thu Vốn lưu động = (Lần) Hiệu quả sử dụng vốn cố định: tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn đều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. Số vòng quay vốn cố định Doanh thu Vốn cố định = (Lần) Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu qủa quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Tổng giá vốn Hàng tồn kho = (Lần) e) Phân tích một số chỉ số tài chính Phân tích các hệ số thanh toán + Hệ số thanh toán hiện thời: hệ số thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng… Hệ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn = (Lần) + Hệ số thanh toán nhanh: là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động. Ta có công thức sau: Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - HTK Nợ ngắn hạn = (Lần) Phân tích chỉ tiêu sinh lời + Lợi nhuận trên tài sản (ROA): đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. ROA Lợi nhuận ròng Tổng tài sản = (%) + Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu = (%) + Lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh thu = (%) 2.2 Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài được làm rõ bằng cách sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu: số liệu và tài liệu sử dụng thực hiện đề tài này được thu thập từ các nguồn: tài liệu trực tiếp tại công ty, từ sách báo, tạp chí trên cơ sở đó tổng hợp và chọn lọc lại cho phù hợp phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có hai phương pháp: - So sánh số tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất, lượng vốn, lượng lao động… - So sánh số tương đối: thường dùng trong phân tích quan hệ kinh tế giữa bộ phận hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu (tỷ lệ)…. - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. - Phương pháp chênh lệch: dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này dùng trực tiếp, số chênh lệch của các nhân tố, để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DUYÊN HỒNG 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên kinh doanh: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Duyên Hồng Địa chỉ trụ sở: 210A–Lê Thái Tổ-Khóm 1–Phường 2–Thị xã Vĩnh Long Điện thoại: 070 - 874246 Fax: 070 -874207 Tài khoản: 0101087685 Chi Nhánh Ngân Hàng Đông Á Vĩnh Long Mã số thuế: 1300118981-1 Email: duyenhong@petrolimex.com.vn Công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long được thành lập vào năm 1990 tại 210A – Lê Thái Tổ - Khóm 1 – Phường 2 – Thị xã Vĩnh Long. Tuy nhiên trước khi thành lập công ty TNHH Duyên Hồng thì Duyên Hồng đã từng kinh doanh xăng dầu ở dạng cửa hàng đại lý quy mô nhỏ, lẻ. Ngày 6/3/1993 Duyên Hồng phát triển lên và trở thành Công Ty TNHH Duyên Hồng, điều này đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh với nhiều bạn hàng hơn và thị trường được mở rộng hơn. Cuối năm 1993 Duyên Hồng đổi mới lại toàn bộ cơ sở vật chất để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.Với doanh thu trong năm 2007 đạt 49.112 triệu đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 1.931 triệu đồng. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN NHÂN VIÊN NV. VĂN PHÒNG NV. BÁN HÀNG KT. BÁN HÀNG KT. CÔNG NỢ NV. KỸ THUẬT 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH DUYÊN HỒNG 3.2.1.Công tác tổ chức nhân sự Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CÔNG TY TNHH DUYÊN HỒNG Phòng ban Số lượng Trình độ Phổ thông Trung cấp Cao đẳng ĐH & trên ĐH Ban Giám đốc 2 2 Kế Toán 2 1 1 Nhân viên văn phòng 3 1 2 Nhân viên Bán hàng 6 6 Nhân viên kỹ thuật 3 2 1 Tổng cộng 16 6 4 6 (Nguồn số liệu: phòng kế toán) 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ. a) Giám đốc và phó giám đốc: là trung tâm quản lý mọi hoạt động của công ty. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. - Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật… của cán bộ, công nhân viên của đơn vị. - Đại diện công ty ký kết các hợp đồng với khách hàng. - Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của chi nhánh. b) Kế toán: 1 người có trình độ đại học và 1 người có trình độ cao đẳng là kế toán chuyên lo việc sổ sách, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế, mức lương c) Nhân viên văn phòng: có 2 người trình độ đại hoc và một cao đẳng. Họ là những người chuyên lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chiến lược để tìm hướng phát triển cho công ty và quan hệ với khách hàng, tìm kiếm những đối tác kinh doanh cho công ty. d) Nhân viên bán hàng: cả 6 đều có trình độ phổ thông, làm theo ca trực tại các trạm xăng bán lẻ, phục vụ khách hàng vãng lai. e) Nhân viên kỹ thuật: có 2 người trình độ cao đẳng và 1 người đại học, chuyên lo bảo trì, sửa chữa các trụ xăng, các thiết bị máy móc khác trong công ty. 3.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2005–2007) Qua Bảng 2 ta có thể thấy tổng doanh thu của công ty từ năm 2005 đã tăng từ 27.099 triệu đồng lên 33.093 triệu đồng trong năm 2006, tức tăng 5.994 triệu đồng (tương đương 22,12 %). Và sang năm 2007, tổng doanh thu tăng 49.112 triệu đồng vượt hơn năm 2006 là 16.019 triệu đồng (tương đương 48,40 %). Tính từ năm 2005 đến năm 2007 tình hình xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động, đã làm ảnh hưởng không ít đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam nhưng đối với doanh nghiệp Duyên Hồng – Vĩnh Long do có những biện pháp và những dự đoán phòng trừ nên vẫn giữ được mức doanh thu tăng đều qua các năm. Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2005 –2007) ĐVT: Triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 27.099 33.093 49.112 5.994 22,12 16.019 48,40 2. Các khoản giảm trừ - - - - - - - 3. Doanh thu thuần 27.099 33.093 49.112 5.994 22,12 16.019 48,40 4. Giá vốn hàng bán 25.268 30.409 45.566 5.141 20,35 15.157 49,84 5. Lợi nhuận gộp 1.831 2.684 3.546 853 46,58 862 32,11 6. Doanh thu tài chính - - - - - - - 7. Chi phí tài chính 100 160 243 60 60,00 83 51,87 8. CPBH và CPQLDN 396 464 654 68 17,17 190 40,95 9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 1.335 2.060 2.649 725 54,31 589 28,59 10. Thu nhập khác 40 47 170 7 17,50 123 261,70 11. Chi phí khác 3 14 138 11 366,67 124 885,71 12. Lợi nhuận khác 37 27 32 (10) (27,03) 5 18,52 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.372 2.087 2.681 715 52,11 594 28,46 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 384 584 750 200 52,08 166 28,42 15. Lợi nhuận sau thuế 988 1.503 1.931 515 52,13 428 28,48 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Tuy doanh thu tăng cao qua các năm nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao theo. Trong năm 2006, giá vốn hàng bán là 30.409 triệu đồng tăng 20,35 % về tốc độ và 5.141 triệu đồng về giá trị so với năm 2005. Đến năm 2007 giá vốn hàng bán trong năm 2007 tiếp tục tăng cao hơn nữa và tăng xấp xỉ 50 % so với cùng kỳ năm 2006. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động của công ty qua ba năm cũng có chuyển biến tăng lên, năm 2005 là 396 triệu đồng, năm 2006 và năm 2007 lần lượt là 464 triệu đồng, 654 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hoá của công ty được tiêu thụ mạnh (sẽ được dẫn chứng rõ trong phần sau). Nhìn chung, chi phí qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của tổng doanh thu, vì vậy đã góp phần chủ yếu làm tăng lợi nhuận của công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty ở năm 2005 chỉ đạt ở mức 1.372 triệu đồng, nhưng sang các năm tiếp theo nó đã là 2.087 triệu đồng năm 2006 (tăng 715 triệu đồng) và 2.681 triệu đồng trong năm 2007 (tăng 594 triệu đồng). Mặc dù, có sự đóng góp của các lợi nhuận thành phần khác như: lợi nhuận khác và lợi nhuận bán hàng, nhưng tổng quan thì tổng lợi nhuận tăng là do sự tăng lên của lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận khác. 3.4. Những thuận lợi và khó khăn 3.4.1. Thuận lợi Nằm ở vị trí trung tâm của TP. Vĩnh Long và giáp với sông Tiền nên thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán cũng như bố trí các phương tiện vận chuyển xăng dầu cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Sau 18 năm chuyên kinh doanh xăng dầu, công ty được sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng, uy tín ngày càng được nâng cao. Là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex Việt Nam nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Có đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tinh thần đoàn kết tập thể cao. Được trang bị nhiều cột bơm mới, hiện đại, chính xác, an toàn 3.4.2. Khó khăn Hoạt động theo cơ chế bán hàng hưởng chênh lệch, mọi giá cả đều do Tổng công ty quyết định nên thực tế đã hạn chế tính chủ động, khả năng linh hoạt trong kinh doanh của công ty, nhất là vào những thời kỳ giá cả xăng dầu thế giới biến động mạnh. Tình hình kinh doanh trên địa bàn của công ty ngày càng phức tạp hơn, nhiều công ty và các đại lý xăng dầu đã được mở ra tại Vĩnh Long. Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quản lý chất lượng và đo lường (thường xảy ra những hành vi gian lận thương mại) dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh xăng dầu. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DUYÊN HỒNG 4.1.Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 4.1.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu theo cơ cấu mặt hàng Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Bảng 3: DOANH THU THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng 4.090 15,09 6.214 18,78 8.621 17,55 2.124 51,93 2.407 38,73 2. Dầu hoả 1.840 6,79 2.263 6,84 2.978 6,06 423 22,99 715 31,59 3. Diesel 11.764 43,41 14.531 43,91 20.752 42,25 2.767 23,52 6.221 42,81 4. Mazut 9.405 34,71 10.085 30,47 16.761 34,14 680 7.23 6.676 66,20 Tổng cộng 27.099 100,00 33.093 100,00 49.112 100,00 5.994 22,12 16.019 48,40 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Bảng 4: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) Mặt hàng ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Sản lượng Tỷ trọng ( % ) Sản lượng Tỷ trọng ( % ) Sản lượng Tỷ trọng ( % ) Sản lượng Tỷ lệ ( % ) Sản lượng Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng lít 464.786 10,19 564.874 12,48 663.147 13,36 100.088 21,53 98.273 17,39 2. Dầu hoả lít 283.073 6,21 286.429 6,33 291.987 5,88 3.353 1,18 5.558 1,94 3. Diesel lít 1.809.875 39,70 1.839.335 40,65 2.034.535 41,01 29.460 1,63 195.200 10,61 4. Mazut kg 2.001.073 43,9 1.833.626 40,54 1.971.917 39,75 (167.447) (8,38) 138.291 7,54 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Công ty TNHH Duyên Hồng – Vĩnh Long là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: Xăng, Dầu hoả (KO), Diesel (DO) và Mazut (FO). Nhìn chung thì tình hình xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn biến động không ngừng, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt đời sống trong xã hội Việt Nam. Qua số liệu tổng hợp ở Bảng 3 ta thấy rằng doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, đó là do công ty luôn có những biện pháp phòng bị và dự báo trước những tình hình biến động của thế giới. Năm 2005 doanh thu của công ty chỉ có 27.099 triệu đồng, nhưng sang năm 2006 doanh thu của công ty đạt. 33.093 triệu đồng, tăng 5.994 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,12%. Đến năm 2007 doanh thu của công ty đạt ở mức cao là 49.112 triệu đồng. So với năm 2006 thì doanh thu ở năm 2007 tăng 16.019 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,40 %. Ở công ty, mặt hàng dầu diesel được xem là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của công ty và doanh thu của các mặt hàng này đang có xu hướng tăng. Mặt hàng mazut là mặt hàng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty, tuy nhiên trong thời gian qua thì doanh thu của mặt hàng này có sự biến động không ổn định. Còn về các mặt hàng xăng và mặt hàng dầu hoả tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn mặt hàng diesel và mazut nhưng đây được xem là 2 mặt hàng có đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty và ngày càng gia tăng qua các năm. 4.1.1.1. Biến động doanh thu mặt hàng xăng Đồ thị 1: DOANH THU CỦA XĂNG QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Trong các nhà máy lọc dầu, các phân đoạn sản phẩm nhẹ có nhiệt độ sôi đầu khoảng 40 – 500C tới nhiệt độ sôi cuối khoảng 190 – 2000C, tách từ các tháp chưng cất dầu thô đều được gọi là phân đoạn xăng thô và được dùng pha trộn các loại xăng. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì xăng được phân làm 2 loại: xăng chì 92, 95. Qua Bảng 3 ta có thể thấy doanh thu của mặt hàng xăng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2006, doanh thu đạt 6.214 triệu đồng tăng 51,93 %, tương đương với 2.124 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu tăng 2.407 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 38,73 %. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng đáng kể như vậy là do tình hình tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty khá lạc quan, số khách hàng sử dụng xăng phục vụ cho việc đi lại và quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nên đẩy nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng, hơn nữa do các loại xăng của công ty bán ra luôn đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được nhiều khách hàng tin dùng. Cụ thể qua Bảng 4 ta thấy số lượng tiêu thụ năm 2006 là 564.874 lít, tăng 100.088 lít (21,53%) so với năm 2005, sang năm 2007 thì số lượng tiêu thụ tăng với tốc độ tăng là 17,39 % tương đương 98.273 lít so với năm 2006. Nhìn chung ngoài yếu tố sản lượng tiêu thụ thì giá cả của các mặt hàng xăng dầu nói chung và mặt hàng xăng nói riêng qua các năm đều gia tăng, mức gia tăng tương đối cao, đó là do sự ảnh hưởng của biến động xăng dầu trên thế giới làm cho giá cả xăng dầu trong nước trong những năm gần đây tăng cao. 4.1.1.2. Biến động doanh thu mặt hàng dầu hoả Đồ thị 2: DOANH THU CỦA DẦU HOẢ QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Dầu hoả là tên chỉ chung một phân đoạn chưng cất của dầu mỏ, sôi chủ yếu trong khoảng 200 – 3000C. Có thể dùng làm nhiên liệu cho máy kéo, cho động cơ phản lực…đồng thời trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày được sử dụng nhiều như đun bếp, sưởi ấm, thắp sáng, dùng trong mỏ cắt kim loại bằng dầu hoả, làm dung môi khi sản xuất keo sơn, vải tẩm dầu…đó gọi là dầu hoả dân dụng. Từ số liệu ở Bảng 3 và 4 cho thấy doanh thu và sản lượng của mặt hàng dầu hoả qua các năm liên tục tăng. Cụ thể là năm 2006 số lượng tiêu thụ đạt 286.429 lít và doanh thu đạt 2.263 triệu đồng tăng 3.353 lít (tức tăng 1,18 %) còn về doanh thu tăng 423 triệu đồng tương đương với 22,99 % so với năm 2005. Đến năm 2007, số lượng đạt 291.987 lít tăng 1,94 % so với năm 2006, tức vượt hơn năm 2006 là 5.558 lít; về doanh thu đạt 2.978 triệu đồng tăng 31,59 % so với năm 2006. Kết quả trên đạt được là do lượng hàng hoá xuất bán cho nội bộ ngành và nội bộ công ty tăng nhanh, hơn nữa giá cả các mặt hàng dùng trong sinh hoạt nội trợ hằng ngày như gas tăng cao nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng mặt hàng dầu hoả. Ngoài ra, công ty còn tìm kiếm được một số khách hàng công nghiệp mới, sử dụng mặt hàng dầu hoả phục vụ cho sản xuất. 4.1.1.3. Biến động doanh thu mặt hàng Diesel Đồ thị 3: DOANH THU CỦA DIESEL QUA 3 NĂM (2005 – 2007) Diesel là các hợp chất của hydrocacbon có trong các phân đoạn gas oil nhẹ, trung bình và nặng trong quá trình trưng cất trực tiếp dầu mỏ. Nhiên liệu diesel không những được dùng trong các động cơ diesel mà còn dùng trong các tuabin hơi của tàu thuỷ. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì mặt hàng diesel là mặt hàng kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhóm mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Từ năm 2005 đến năm 2007 thì doanh thu cũng như số lượng của diesel đều tăng. Doanh thu năm 2006 tăng 2.767 triệu đồng với phần trăm gia tăng là 23,52 % so với năm 2005. Tuy nhiên, sự gia tăng ày chủ yếu là do giá bán diesel tăng nhanh, còn về số lượng chỉ tăng được 29.460 lít (tăng 1,63 %) so với 2005. Vào năm 2007, thì số lượng diesel bán ra tiếp tục tăng và đạt ở mức 2.034.535 lít, tức tăng 195.200 lít so với năm 2006 còn doanh thu thì tăng xấp xỉ 6.300 triệu đồng. Có được kết quả này là do công ty đã xuất bán được một số lượng lớn DO trong nội bộ công ty và nội bộ ngành. 4.1.1.4. Biến động doanh thu mặt hàng Mazut Đồ thị 4: DOANH THU CỦA MAZUT QUA 3 NĂM (2003 – 2005) Mazut còn gọi là nhiên liệu đốt lò hay dầu FO. Mazut là phần cặn của quá trình chưng cất dầu mỏ ở áp suất khí quyển, hoặc cặn chưng cất của các sản phẩm của quá trình chế biến sâu các phân đoạn nguyên liệu của dầu thô, phần tách chiết ra trong công nghệ sản xuất dầu nhờn truyền thống. Mazut được dùng cho các lò nồi hơi, các lò nung trong công nghệ sành sứ, thuỷ tinh, luyện gang thép và cho thiết bị động lực của tàu thuỷ. Quan sát Đồ thị 4 ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng mazut trong năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 680 triệu đồng tức tăng 7,23%. Thế nhưng, qua Bảng số liệu 3 và 4 cho thấy mặc dù doanh thu mazut tăng nhưng số lượng tiêu thụ của mặt hàng này ở năm 2006 lại giảm hơn so với năm 2005. Trong năm 2006, mặt hàng này chỉ tiêu thụ được 1.833.626 kg, so với 2005 thì số lượng tiêu thụ giảm 167.447 kg (giảm 8,38 %) tuy nhiên, điều đó không làm giảm doanh thu mà còn làm doanh thu tăng thêm 680 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2006 do giá cả mazut nói riêng và giá cả các mặt hàng xăng dầu nói chung biến động theo chiều hướng tăng cao, với 4 lần điều chỉnh thì giá cả đều tăng làm cho một lượng lớn khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu khác có giá cả thấp hơn. Năm 2007 công ty đã mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới, có những chính sách mềm dẽo hơn trong khâu thanh toán và định mức bán hàng. Từ đó làm cho sản lượng và doanh thu tăng cao vượt hơn năm 2006 6.676 triệu đồng về doanh thu và 138.291 kg về sản lượng. 4.1.2.Phân tích tình hình biến động doanh thu theo phương thức bán Việc phân tích doanh thu theo phương thức bán là một việc làm rất thiết thực, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng phương thức bán, qua đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thương trường Doanh thu của từng phương thức bán diễn biến như thế nào được thể hiện rõ qua Bảng 6 Bảng 6: DOANH THU THEO PHƯƠNG THỨC BÁN QUA 3 NĂM (2005 –2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Bán buôn trực tiếp 14.392 53,11 8.329 25,17 9.508 19,36 (6.063) (42,13) 1.179 14,16 2. Bán buôn cho đại lý 3.417 12,61 12.635 38,18 14.498 29,52 9.218 296,77 1.863 14,74 3. Bán lẻ 3.984 14,70 6.304 19,05 7.863 16,01 2.320 58,23 1.559 24,73 5. Bán nội bộ 5.036 16.58 5.825 17,60 17.243 25,11 789 15,67 11.418 196,01 Tổng cộng 27.099 100,00 33.093 100,00 49.112 100,00 5.994 22,12 16.019 48,40 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) 4.1.2.1. Bán buôn trực tiếp Bán buôn trực tiếp là bán cho các hộ kinh doanh dùng sản phẩm của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hình thức bán buôn trực tiếp thì giá bán được quyết định theo phương thức đấu thầu nghĩa là các nhà cung cấp sẽ đưa ra các mức giá bán của mình, người mua là hộ kinh doanh (hộ công nghiệp) sẽ tự quyết định chọn nhà cung cấp có lợi nhất cho mình. Doanh thu bán buôn trực tiếp là doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu năm 2005, đạt 14.392 triệu đồng với tỷ trọng là 53,11 %. Tuy nhiên qua các năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng doanh thu của phương thức bán này có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2006, doanh thu bán buôn trực tiếp chiếm 25,17 % trong tổng doanh thu, tức đạt 8.329 triệu đồng giảm 6.063 triệu đồng về giá trị và 42,13 % về tỷ lệ so với năm 2005. So với năm 2006 thì 2007 doanh thu bán buôn trực tiếp có sự khởi sắc và tăng hơn năm 2006. Tuy nhiên sự khởi sắc này là do giá bán tăng kéo doanh thu tăng theo, năm 2007 doanh thu đạt 9.508 triệu đồng vượt năm 2006 là 1.179 triệu đồng hay 14,16 % về tỷ lệ, nhưng tỷ trọng doanh thu bán buôn trực tiếp trong tổng doanh thu thì tiếp tục giảm thấp chỉ chiếm được 19,36 %. Nhìn chung, nguyên nhân đưa đến doanh thu bán buôn trực tiếp giảm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu là vì sản lượng bán ra của phương thức này qua các năm đều giảm do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và do các hộ công nghiệp chuyển sang sử dụng các nhiên liệu khác thay thế với giá cả thấp hơn. 4.1.2.2. Bán buôn cho đại lý Bán buôn cho đại lý: là bán cho các đại lý xăng dầu cấp 1 và cấp 2 để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu của họ hoặc cho các cửa hàng xăng dầu khác để đưa đến tay người tiêu dùng. Qua các con số thể hiện ở Bảng 6 cho thấy chi tiết hơn về tình hình của phương thức bán buôn qua đại lý Năm 2006, doanh thu bán buôn qua đại lý đạt ở mức cao 12.635 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu (38.18 %) và tăng hơn năm 2005 là 9.218 triệu đồng. Để đạt được kết quả đó ngoài nguyên nhân khách quan là nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng cao, thì công ty cũng có những chính sách hợp lý hơn trong khâu thanh toán, định mức nợ, thù lao nên đã thu hút được một lượng lớn đối tác nhận làm đại lý cho công ty. Năm 2007, sản lượng công ty bán ra có ít hơn năm trước do tình hình cạnh tranh gay gắt một số đại lý chuyển sang làm đại lý phân phối cho các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên doanh thu mà công ty đạt được được thể hiện trong bảng 6 thì vẫn cao và vượt hơn năm 2006 là 1.863 triệu đồng, tức vượt 14,74 % đó là do giá bán tăng liên tục theo sự quyết định của Bộ Thương mại. 4.1.2.3. Bán lẻ Bán lẻ là hình thức bán cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty. Với số liệu trong trong Bảng 6 thì ta thấy doanh thu bán lẻ năm nào cũng tăng và tăng theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước. Đó là một tín hiệu đáng mừng do nhu cầu sử dụng xăng dầu, dầu mỡ nhờn phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho các phương tiện vận tải, đi lại ngày một tăng làm cho lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty tăng lên. Năm 2005 doanh thu bán lẻ chỉ có 3.984 triệu đồng, thế nhưng năm 2006, năm 2007 doanh thu lần lược đạt 6.304 triệu đồng và 7.863 triệu đồng. 4.1.2.4. Bán nội bộ Bán nội bộ là xuất bán cho các công ty khác trong Tổng công ty và nội bộ công ty. Thực chất ở đây công ty chỉ làm nhiệm vụ nhập và xuất hộ hàng hoá từ Tổng công ty rót về. Dòng số liệu nằm ở cuối Bảng 6 phản ảnh sự biến động theo hướng có lợi của phương thức bán nội bộ qua 3 năm. Năm 2005, doanh thu của phương thức bán này chỉ chiếm 16.58 % trong tổng doanh thu, nhưng những năm tiếp theo tỷ trọng của nó đã tăng lên, cụ thể: năm 2006 là 17,60 %, năm 2007 là 25,11 % chứng tỏ doanh thu bán nội bộ qua từng năm đều tăng và đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu. 4.1.3.Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, thì sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm hàng hoá cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty được cấu thành từ hai yếu tố là giá bán (giá bán bình quân) và khối lượng tiêu thụ. Giá bán bình quân của mỗi mặt hàng sẽ được xác định dựa trên doanh thu bán ra và sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng. Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu như thế nào ta đi vào phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá đến doanh thu qua các năm được thể hiện qua Bảng 5. Bảng 5: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ GIÁ BÁN QUA 3 NĂM (2005 –2007) ĐVT: 1.000 đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 ĐVT Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán 1. Xăng lít 464.786 8,800 564.874 11,000 663.147 13,000 100.088 2,200 98.273 2,000 2. Dầu hoả lít 283.073 6,500 286.429 7,900 291.987 10,200 3.356 1,400 5.558 2,300 3. Diesel lít 1.809.875 6,500 1.839.335 7,900 2.034.535 10,200 29.460 1,400 195.200 2,300 4. Mazut kg 2.001.073 4,700 1.833.626 5,500 1.971.917 8,500 (167.447) 0,800 138.291 3,000 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) 4.1.3.1. Mặt hàng xăng Năm 2006 so với 2005 Nhân tố lượng ∆a = (8,800 * (564.874 - 464.786))/1.000 = 881 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (564.874 * (11,000 - 8,800))/1.000 = 1.243 triệu đồng Trong đó: ∆a: ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu. ∆b: ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu. Như vậy, trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 881 triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.243 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 Nhân tố lượng ∆a = (11,000 * (663.147 - 564.874))/1.000 = 1.081 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (663.147 * (13,000 - 11,000))/1.000 = 1.326 triệu đồng Như vậy, trong năm 2007 sản lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 1.081 triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.326 triệu đồng Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2005 –2007 doanh thu của xăng tăng là do cả số lượng lẫn giá cả sản phẩm tăng. Nguyên nhân làm cho giá cả tăng là do tình hình chính trị quốc tế diễn biến phức tạp làm cho giá cả xăng dầu tăng cao gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả của mặt hàng xăng trong nước theo xu hướng tăng dần qua các năm. Còn số lượng tiêu thụ tăng là do nhu cầu sử dụng xăng phục vụ cho các phương tiện giao thông tăng nhanh và cũng do cách bố trí các cửa hàng bán lẻ của công ty thuận tiện, chất lượng đảm bảo nên tạo được lòng tin nơi khách hàng 4.1.3.2. Mặt hàng dầu hoả Năm 2006 so với năm 2005 Nhân tố lượng ∆a = (6,500 * (286.429 - 283.073))/1.000 = 22 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (286.429 * (7,900 - 6,500))/1.000 = 401 triệu đồng Năm 2006, số lượng bán ra của mặt hàng dầu hoả tăng làm doanh thu tăng 22 triệu đồng, còn giá bán tăng làm doanh thu tăng 401 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 Nhân tố lượng ∆a = (7,900 * (291.987 - 286.429))/1.000 = 44 triệu đồng Nhân tố giá bán ∆b = (291.987 * (10,200- 7,900))/1.000 = 672 triệu đồng Trong năm 2007, số lít dầu hoả bán ra tăng hơn năm 2006 làm cho doanh thu tăng 44 triệu đồng, còn giá cả tăng nên cũng đóng góp vào một lượng 672 triệu đồng trong sự tăng lên của doanh thu. Tóm lại, trong 3 năm doanh thu dầu hoả năm nào cũng tăng. Một mặt là do giá bán tăng cao vì bị ảnh hưởng của tình hình giá cả thế giới, mặt khác là do giá gas có chiều hướng tăng nhanh, hơn nữa hoạt động kinh doanh ngày càng sôi nổi nhiều hộ công nghiệp mới, đại lý mới ký kết hợp đồng với công ty vì nguồn hàng dồi dào có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của họ khi cần. 4.1.3.3. Mặt hàng diesel Sự ảnh hưởng của nhân tố giá bán và số lượng tiêu thụ đến doanh thu năm 2006 so với năm 2005 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (6,500* (1.839.335 - 1.809.875))/1.000 = 192 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng với giá trị là: ∆b = (1.839.335 * (7,900 - 6,500))/1.000 = 2.575 triệu đồng Chênh lệch năm 2007 so với 2006 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (7,900 * (2.034.535 - 1.839.335))/1.000 = 1.542 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng: ∆b = (2.034.535 * (10,200 - 7,900))/1.000 = 4.679 triệu đồng Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2007 số lượng tiêu thụ, giá bán diesel đều tăng, góp phần đáng kể vào sự gia tăng doanh thu của mặt hàng này. Giá cả diesel tăng là do nguồn cung cấp dầu mỏ của các nước trong khối Opec biến động thất thường theo sự chuyển biến của tình hình chiến sự, chính trị bất ổn trên thế giới trong khoảng thời gian này nên tăng cao theo giá định hướng của bộ thương mại. Còn về sản lượng tăng là do số lượng hộ công nghiệp sử dụng máy móc chạy bằng nhiên liệu diesel nhiều hơn và họ tin tưởng vào chất lượng cũng như nguồn hàng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ khi họ cần nên cũng làm cho số lượng diesel tiêu thụ của công ty tăng. 4.1.3.4. Mặt hàng mazut Năm 2006 so với năm 2005 Ảnh hưởng của số lượng tiêu đến doanh thu ∆a = (4,700 * (1.833.626 – 2.001.073))/1.000 = –787 triệu đồng Ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu ∆b = (1.833.626 * (5,500 - 4,700))/1.000 = 1.467 triệu đồng Vậy là trong năm 2006 giá bán mazut tăng làm doanh thu tăng 1.467 triệu đồng, nhưng sự giảm đi của sản lượng bán đã làm cho doanh thu giảm 787. Nhưng điều đó đã không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của doanh thu. Lý do giá bán tăng là do giá giao của Tổng công ty cho công ty tăng theo tình hình giá thế giới, còn đối với số lượng tiêu thụ giảm là vì một lượng lớn các khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế là than thay cho mazut do giá rẻ hơn. Năm 2007 so với năm 2006 Số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng: ∆a = (5,500 * (1.971.917 - 1.833.626))/1.000 = 761 triệu đồng Giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng: ∆b = (1.971.917 * (8,500 - 5,500))/1.000 = 5.916 triệu đồng Qua số liệu trong Bảng 3 và các con số tính toán ở trên chứng tỏ năm 2007 doanh thu tăng so với năm 2006 là do số lượng tiêu thụ tăng làm cho doanh thu tăng 761 triệu đồng, giá bán tăng làm doanh thu tăng 5.916 triệu đồng. Kết luận: từ năm 2006 đến năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng là do công ty thắng thầu cung cấp mazut cho nhiều khách hàng công nghiệp, nguồn hàng dồi dào nên được nhiều công ty trong ngành đặt hàng cung cấp, bên cạnh đó, công ty cũng đã chủ động tìm kiếm những những khách mới, có những chính sách mềm dẻo hơn trong khâu thanh toán và định mức bán hàng từ đó làm cho sản lượng tăng nhanh. Còn giá cả tăng là do bị ảnh hưởng mạnh từ tình hình giá cả thế giới nên giá giao của Tổng công ty cho công ty cũng tăng theo làm cho giá bán ra của công ty vượt xa mức cũ nhằm đảm bảo lợi nhuận. 4.2. Phân tích tình hình biến động chi phí của công ty qua 3 năm. Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp doanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích biến động chi phí qua các năm là đi xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xác định rõ mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh để nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long là một doanh nghiệp thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nên các khoản chi phí của công ty có khác hơn so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Tổng chi phí của công ty được tập hợp từ hai loại chi phí đó là: chi phí mua hàng hay là giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng). 4.2.1. Gía vốn hàng bán Giá mua của hầu hết các doanh nghiệp khác là một nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh bằng cách tìm nhà cung cấp khác. Nhưng đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long thì ngược lại vì công ty chỉ được phép lấy hàng của Tổng công ty để đảm bảo về chất lượng, khối lượng. Trong điều kiện kinh doanh bình thường (khi Nhà nước chỉ quy định mức giá trần xăng dầu, công ty tự định ra các mức giá bán theo các phương thức bán khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng để đảm bảo độ linh hoạt) thì Tổng công ty giao cho công ty với giá cao hơn giá nhập khẩu sao cho vừa phù hợp với thu nhập xã hội vừa đảm bảo lợi nhuận cho cả Tổng công ty và công ty. Trong những năm gần đây, thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên tục buộc Bộ Thương Mại phải quy định giá trần xăng dầu bằng mức giá bán lẻ thì Tổng công ty bán theo mức giá được gọi là giá giao bằng cách lấy giá trần xăng dầu trừ lùi đi một khoản nhất định nào đó đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện này Tổng công ty sẽ phải chịu mọi khoản lỗ, tuy nhiên khoản lỗ này sẽ được Nhà nước bù đắp Để thấy rõ sự biến động giá vốn hàng bán qua 3 năm, ta xem qua số liệu được trình bày trong Bảng 7 Bảng 7: GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng 3.864 15,29 5.697 18,73 7.910 17,36 1.833 47,44 2.213 38,85 2. Dầu hoả 1.761 6,97 2.111 6,94 2.852 6,26 350 19,88 741 35,10 3. Diesel 10.981 43,46 13.410 44,10 19.238 42,22 2.429 22,12 5.828 43,46 4. Mazut 8.662 34,28 9.191 30,23 15.566 34,16 529 6,10 6.375 69,36 Tổng cộng 25.268 100,00 30.409 100,00 45.566 100,00 5.141 20,35 15.157 49,84 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Giá vốn hàng bán của công ty qua ba năm đều tăng lên, năm 2005 là 25.268 triệu đồng, năm 2006 là 30.409 triệu đồng tăng 5.141 triệu đồng (tăng 20,35 %). Sang năm 2007 tăng 15.157 triệu đồng so với năm 2006. Giá vốn hàng bán tăng là do sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty tăng, trong đó giá vốn hàng bán của diesel chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 43,46 % năm 2005 44,10 % trong năm 2006 và năm 2007 chiếm 42,22 %), tiếp theo là mazut, xăng và dầu hoả. Ngoài ra, giá vốn hàng bán tăng cũng là do giá mua từ Tổng công ty qua các năm 2005 đến năm 2007 tăng lên vì bị ảnh hưởng của tình hình giá cả xăng dầu thế giới và giá mua từ các đối tác kinh doanh liên tục tăng 4.2.2. Chi phí hoạt động Do chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chung trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, nên để biết được chi phí hoạt động của từng mặt hàng là một con số như thế nào, thì ở đây ta sẽ đi phân bổ dựa trên tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng ở từng năm. Chi phí hoạt động qua 3 năm 2005 – 2007 của công ty được thể hiện trong Bảng 8 đều có mức độ gia tăng qua từng năm. Bảng 8: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG THEO MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Xăng 60 15,26 87 18,77 115 17,56 27 45,00 28 32,18 2. Dầu hoả 27 6,78 32 6,84 39 6,06 5 18,52 7 21,88 3. Diesel 172 43,33 204 43,91 276 42,25 32 18,60 72 35,29 4. Mazut 137 34,63 141 30,48 224 34,23 4 2,92 83 58,87 Tổng cộng 396 100,00 464 100,00 654 100,00 68 17,17 190 40,95 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Cụ thể, năm 2005 khoản tiền giành cho chi phí hoạt động là 396 triệu đồng, năm 2006 khoản chi cho chi phí này tăng lên 68 triệu đồng so với năm trước, bước sang năm 2007 chi phí cho hoạt động đã là 654 triệu đồng vượt xa mức cũ ở năm 2006 là 190 triệu đồng. Sự tăng lên của chi phí hoạt động ở các năm nói lên mức độ tiêu thụ hàng hoá của công ty mỗi năm đều tăng. Bên cạnh đó, sự quản lý chi phí hoạt động chưa tốt, còn nhiều lãng phí cũng làm cho chi phí hoạt động tăng cao. Quan sát các dòng số liệu trong Bảng 8 ta nhận thấy tuy tỷ trọng chi phí của mặt hàng diesel ở các năm là tăng giảm không ổn định nhưng là khá cao (năm 2005 chiếm 43,33 %, năm 2006 là 43,91 %, năm 2007 là 42,25%) và xét về mặt giá trị thì diesel là mặt hàng có chi phí hoạt động tăng cao nhất (so với năm 2005 thì năm 2006 chi phí hoạt động của diesel tăng 32 triệu đồng, vào năm 2007 chi phí này tăng kỷ lục vượt xa mức cũ gần 36%, tức là tăng 72 triệu đồng) vì đây là mặt hàng được tiêu thụ mạnh do nhu cầu tăng cao của thị trường. Đứng thứ hai về chi phí cao là mặt hàng mauzt, qua ba năm tỷ trọng chi phí của nó trong tổng chi phí hoạt động lần lượt là 34,63 % năm 2005, 30,48 % năm 2006 và năm 2007 chiếm 34,23%. Hai mặt hàng còn lại là xăng và dầu hoả. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn hai mặt hàng kể trên trong tổng chi phí hoạt động nhưng xét về tổng thể thì cũng góp phần làm cho tổng chi phí hoạt động tăng lên. 4.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 4.3.1. Phân tích chung Phân tích chung tình hình lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước của công ty nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và biết được mức đóng góp của các lợi nhuận thành phần như thế nào. Dựa vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận ròng của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 lợi nhuận ròng của công ty là 1.503 triệu đồng tăng khá cao so với năm 2005. Năm 2007 với sự thuận lợi trong kinh doanh nên lợi nhuận ròng của công ty tiếp tục tăng và đạt gần 2.000 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận ròng tăng chủ yếu là do sự đóng góp của lợi nhuận bán hàng. Bảng 9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) GVHB 25.268 98,46 30.409 98,50 45.566 98,58 5.141 20,35 15.157 49,84 Chi phí hoạt động 396 1,54 464 1,50 654 1,42 68 17,17 190 40,95 Tổng cộng 25.664 100,00 30.873 100,00 46.220 100,00 5.209 20,30 15.347 49,71 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Bảng 10: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Doanh thu thuần 27.099 33.093 49.112 5.994 22,12 16.019 48,40 Giá vốn hàng bán 25.268 30.409 45.566 5.141 20,35 15.157 49,84 Lãi gộp 1.831 2.684 3.546 853 46,58 862 32,11 Chi phí hoạt động 396 464 654 68 17,17 190 40,95 Lợi nhuận hoạt động bán hàng 1.435 2.220 2.892 785 54,70 672 30,27 Doanh thu tài chính - - - - - - - Chi phí tài chính 100 160 243 60 60,00 83 51,87 Lợi nhuận tài chính (100) (160) (243) (60) 60,00 (80) 51,87 Thu nhập khác 40 47 170 7 17,50 123 261,70 Chi phí khác 3 14 138 11 366,67 124 885,71 Lợi nhuận khác 37 27 32 (10) 27,03 5 18,52 Lợi nhuận trước thuế 1.372 2.087 2.681 715 52,11 594 28,46 Thuế TNDN phải nộp 384 584 750 200 52,08 166 28,42 Lợi nhuận sau thuế 988 1.503 1.931 515 52,13 428 28,48 4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận. Qua phân tích tình hình chi phí ở trên ta thấy cả giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đều tăng khiến cho tổng chi phí tăng lên đáng kể. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì sự gia tăng của chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp, thế nhưng trong trường hợp này mặc dù chi phí của công ty qua 3 năm đều tăng nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên do doanh thu của công ty qua 3 năm tăng cao hơn, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí (xem Bảng 9, 10). Năm 2006 lợi nhuận bán hàng tăng 785 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, lợi nhuận bán hàng đạt 2.892 triệu đồng, tức tăng 672 triệu đồng (tăng 30,27 %) so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng (năm 2006 doanh thu là 33.093 triệu đồng tăng 22,12 % so với năm 2005, năm 2007 tăng 48,40 % so với 2006), trong khi đó các khoản chi phí gồm giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động tăng nhưng với tốc độ thấp hơn (năm 2006 tổng chi phí là 30.873 triệu đồng tăng 20,30 % so với năm 2005, năm 2007 tăng 15.347 triệu đồng tương đương 49,71 % so với năm 2006) Nhưng cụ thể hơn lợi nhuận bán hàng tăng là do những nhân tố nào mang lại được trình bày rõ qua sự phân tích các Bảng số liệu 11 và 12. Năm 2006 so với năm 2005 Bảng 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 2005 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn q05 * g05 q06 * g05 q06 * g06 q05 * z05 q06 * z05 q06 * z06 1. Xăng 4.090 4.971 6.214 3.864 4.695 5.697 2. Dầu hoả 1.840 1.862 2.263 1.761 1.784 2.111 3. Diesel 11.764 11.956 14.531 10.981 11.160 13.410 4. Mazut 9.405 8.618 10.085 8.662 7.937 9.191 Tổng cộng 27.099 27.407 33.093 25.268 25.576 30.409 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) z05, z06: giá vốn năm 2005, 2006 q05, q06: số lượng tiêu thụ năm 2005, 2006 g05, g06: giá bán năm 2005, 2006 + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận. Tỷ lệ doanh thu năm 2006 so với năm 2005 (27.407/27.099) * 100 % = 101,14 % Pq = (1,0114 - 1) * (27.099 – 25.268) = 21 Vậy, do sản lượng tiêu thụ tăng 1,14 % nên lợi nhuận tăng một lượng là 21 triệu đồng. + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng PK2 = 27.407 – (25.576 + 396) = 1.435 PK1 = 101,14 % * (27.099 – 25.268) – 396 = 1.456 Þ PC = 1.435 - 1.456 = -21 Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận giảm một lượng là 21 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của giá vốn PZ = - (30.409 – 25.576) = -4.833 Do giá vốn hàng bán tăng 4.833 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm 4.833 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của chi phí hoạt động PZHĐ = - (464 – 396) = - 68 Do chi phí hoạt động tăng nên lợi nhuận giảm 68 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán Pg = 33.093 – 27.407 = 5.686 Do giá bán tăng làm doanh thu tăng 5.686 triệu đồng góp phần cho lợi nhuận tăng 5.686 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng 21 - 21 - 4.833 - 68 + 5.686 = 785 Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy tổng lợi nhuận của công ty tăng 785 triệu đồng chủ yếu là do năm 2006 giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ giảm và kết cấu mặt hàng thay đổi so với năm 2005, bên cạnh đó chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán tăng đã làm lợi nhuận giảm đáng kể. Năm 2007 so với năm 2006 ((((sdfsfố ảnh hưởng đến lợi nhuận Bảng 12: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 2006 - 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng giá vốn q06 * g06 q07 * g06 q7* g07 q06 * z06 q07 * z06 q07 * z07 1. Xăng 6.214 7.295 8.621 5.697 6.688 7.910 2. Dầu hoả 2.263 2.307 2.978 2.111 2.152 2.852 3. Diesel 14.531 16.073 20.752 13.410 14.833 19.238 4. Mazut 10.085 10.846 16.761 9.191 9.885 15.566 Tổng cộng 33.093 36.521 49.112 30.409 33.558 45.566 2004 - 2005((Nguồn số liệu: Phòng kế toán)13c z06, z07: giá vốn năm 2006, 2007 q06, q07: số lượng tiêu thụ năm 2006, 2007 g06, g07: giá bán năm 2006, 2007 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận. Tỷ lệ tiêu thụ năm 2007 so với năm 2006 (36.521/33.093) * 100 % = 110,36 % Pq = (1,1036 - 1) * (33.093 – 30.409) = 2.962 Vậy, lợi nhuận tăng một lượng 2.962 triệu đồng là do sản lượng tiêu thụ tăng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng PK2 = 36.521 – (33.558 + 464) = 2.499 PK1 = 110,36 % * (33.093 - 30.409) – 464 = 2.498 Þ PC = 2.499 - 2.498= 1 Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận tăng một lượng là 1 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của giá vốn PZ = - (45.566 – 33.558) = - 12.008 Do giá vốn hàng bán tăng 12.008 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm 12.008 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của chi phí hoạt động PZHĐ = - ( 654 – 464 ) = - 190 Do chi phí hoạt động tăng nên lợi nhuận giảm 190 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán Pg = 49.112 - 36.521 = 12.591 Do giá bán tăng nên doanh thu tăng góp phần làm cho lợi nhuận tăng 12.591 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng 2.962 + 1 - 12.008 – 190 + 12.591= 3.356 Nhìn chung ở năm 2007 lợi nhuận của công ty tăng hơn năm 2006 là 3.356 triệu đồng phần lớn là do sự tăng lên của giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng có sự thay đổi. Ngoài ra, các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động cũng tăng và đã làm cho lợi nhuận giảm rõ rệt. Với những gì phân tích sự biến động chi phí kể trên thì ta thấy chi phí mỗi năm đều tăng với mức cao vì vậy cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. 4.3.3. Phân tích lợi nhuận khác Thu nhập hoạt động khác của công ty chủ yếu là các khoản thu từ việc nhượng bán tài sản cố định, thu từ các khoản nợ khó đòi, còn về chí phí khác là số tiền chi cho việc bán tài sản cố định, vi phạm hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng là khoản lợi nhuận góp phần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng qua 3 năm. Năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động khác là 37 triệu đồng là cao nhất trong các năm. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động khác chỉ có 27 triệu đồng giảm hơn so với năm 2005 là 27,03 % nhưng cũng góp phần không nhỏ vào mức độ tăng của tổng lợi nhuận. Sang đến năm 2007 lợi nhuận khác tăng 32 triệu đồng so với năm 2006. Tóm lại, lợi nhuận là một chỉ tiêu quyết định sống còn của doanh nghiệp, do đó phân tích lợi nhuận để biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận là vấn đề rất cần thiết. Qua đó, đề ra các kế hoạch và biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. 4.4. Phân tích các chỉ số tài chính của công ty qua 3 năm (2005 – 2007) 4.4.1. Phân tích các hệ số thanh toán Bảng 13: PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ THANH TOÁN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TSLĐ và ĐTNH triệu đồng 8.586 12.476 20.345 Hàng tồn kho triệu đồng 4.723 6.539 10.671 Nợ ngắn hạn triệu đồng 7.137 11.040 19.262 Tỷ số thanh toán hiện thời lần 1,20 1,13 1,06 Tỷ số thanh toán nhanh lần 0,54 0,53 0,50 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán và tự tính) Các hệ số thanh toán nhanh cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ 4.4.1.1. Hệ số thanh toán hiện thời: Hệ số thanh toán hiện thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ. Hệ số thanh toán này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại hệ số thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán khó mà tin tưởng được. Năm 2005, hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,20 lần, sang năm 2006 hệ số này giảm xuống còn 1,13 lần và đến năm 2007 hệ số này là 1,06 lần. Kết quả này cho thấy rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khá thấp. 4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh: Năm 2005 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,54 lần, năm 2006 tăng lên thành 0,53 lần và năm 2007 là 0,50 lần. Khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm đều giảm là do công ty chiếm dụng khá nhiều vốn của Tổng công ty nên làm nợ ngắn hạn của công ty tăng, mặc dù qua các năm thì tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn. 4.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Bảng 14: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần triệu đồng 27.099 33.093 49.112 Giá vốn hàng bán triệu đồng 25.268 30.409 45.566 Vốn lưu động triệu đồng 8.586 12.476 20.345 Vốn cố định triệu đồng 5.141 7.724 9.880 Tổng tài sản triệu đồng 13.727 20.200 30.225 Hàng tồn kho triệu đồng 4.723 6.539 10.671 Số vòng quay vốn lưu động lần 3,15 2,65 2,41 Số vòng quay vốn cố định lần 5,27 4,28 4,97 Số vòng quay tổng tài sản lần 1,97 1.64 1,62 Số vòng quay hàng tồn kho lần 5,35 4,65 4,27 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán và tự tính) 4.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có chiều hướng giảm. Năm 2005 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 3,15 đồng doanh thu. Nhưng sang năm 2006 số vòng quay vốn lưu động giảm còn 2,65 tức giảm 0,50 lần so với năm 2005, đến năm 2007 tình hình vẫn không được cải thiện, số vòng quay vốn lưu động tiếp tục giảm còn 2,41 (giảm 0,24 lần so với năm 2006). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Để cải thiện tình hình này công ty cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý, có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ của khách hàng đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ. 4.4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Ở Bảng 14 cho thấy năm 2005 số vòng quay vốn cố định là 5,27 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là tương đối hiệu quả. Nhưng đến năm 2006 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa được sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay vốn cố định giảm còn 4,28. Đến năm 2007, phần vốn cố định đầu tư thêm ở năm 2006 đã được đưa vào sử dụng làm cho số vòng quay cố định ở năm 2007 tăng lên 0,69 lần, tức đạt 4,97 lần. 4.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn: Qua bảng số liệu được dùng phân tích trên ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn năm 2005 là 1,97 lần, điều này có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng sẽ tạo ra 1,97 đồng doanh thu. Sang năm 2006, một đồng vốn tạo ra 1.64 đồng doanh thu (giảm 0,33 đồng) và đến năm 2007 thì một đồng vốn bỏ ra chỉ còn tạo được 1,62 đồng doanh thu (giảm 0,02 đồng). Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm dần qua ba năm. Nguyên nhân là do công ty có chính sách tồn kho chưa hợp lý, lượng tồn kho quá lớn, nhiều khoản nợ chưa thu hồi được, song song đó, do nhu cầu sử dụng xăng dầu một tăng cao nên công ty cần phải có sự đầu tư mua sắm lớn về máy móc, thiết bị, xây dựng kho bãi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình vì thế làm cho số vòng quay tổng vốn giảm, mặc dù doanh thu có tăng nhưng không thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn. 4.4.2.4. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho: Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 5,35 lần, năm 2006 là 4,65 lần (giảm 0,70 lần) so với năm 2005 và sang năm 2007 là 4,27 lần, tức giảm 0,38 lần so với năm trước đó 2006. Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình tiêu thụ tốt, tuy nhiên điều này có thể là do lượng hàng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ bị hạn chế do không có đủ hàng hoá kịp thời cung cấp cho khách hàng. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết và như vậy sẽ làm mất nhiều vốn hơn cho việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho. Trong trường hợp này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng chậm lại, nhưng không phải vì hàng hoá công ty kém phẩm chất không tiêu thụ được mà là vì công ty dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý, quá mức cần thiết và chính vì vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm theo như phân tích ở trên, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4.4.3. Phân tích khả năng sinh lời của công ty Bảng 15: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu triệu đồng 27.099 33.093 49.112 Vốn chủ sở hữu triệu đồng 6.590 9.160 10.963 Tổng tài sản triệu đồng 13.727 20.200 30.225 Tổng lợi nhuận sau thuế triệu đồng 988 1.503 1.931 Lợi nhuận/Tài sản % 7,20 7,44 6,39 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 14,99 16,41 17,61 Lợi nhuận/Doanh thu % 3,65 4,54 3,93 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán và tự tính) Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vị, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 4.4.3.1. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Đối với công ty xăng dầu Duyên Hồng – Vĩnh Long năm 2005 tỷ số lợi nhuận trên tài sản là 7,20 % có nghĩa là trong 100 đồng tài sản đưa vào sử dụng thì tạo được 7,20 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2006 trong 100 đồng tài sản bỏ ra thì sinh lời được 7,44 đồng tăng hơn năm 2005 là 0,24 đồng và năm 2007 là 6,39 % hay với 100 đồng tài sản được đầu tư vào kinh doanh sẽ tạo ra 6,39 đồng doanh thu, giảm so với năm 2006 là 1,05 đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2005 – 2006 thì giai đoạn 2006 – 2007 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đã giảm xuống (2005 – 2006: chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng 0,24 %, còn giai đoạn 2006 – 2007 giảm 1,05 %) do đó, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn. 4.4.3.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 14,99 đồng lợi nhuận. Các năm tiếp đó thì tỷ số này là 16,41 %, 17,61 %, tức là năm 2006 với 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì sinh lời được 16,41 đồng (tăng 1,42 % so với năm 2005) và năm 2007 sinh lời được 17,61 đồng. Từ đó, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt và có xu hướng tăng. Cho nên, trong những năm tiếp theo công ty cần duy trì và có những biện pháp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 4.4.3.3. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 15 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 là 3,65 % hay cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 3,65 đồng lợi nhuận và đến năm 2006 tỷ số này là 4,54%, tăng 0,89%. Đến năm 2007 thì tỷ số này giảm xuống còn 3,93%, giảm so với năm 2006 là 0,61 %, điều đó cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận trong năm 2007 thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. CHƯƠNG 5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DUYÊN HỒNG – VĨNH LONG. 5.1. Tăng khối lượng tiêu thụ Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt để đảm bảo tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ buộc công ty phải có những chính sách, biện pháp để có thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ vì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty, lợi nhuận càng nhiều, công ty càng hoạt động có hiệu quả. Luôn luôn đảm bảo về chất lượng hàng hoá, hàng hoá phải được cân đo đong đếm chính xác đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Công ty phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, truyền dẫn; định kỳ bảo trì, sữa chữa và đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng, đúng số lượng cho khách hàng. Giữ mối quan hệ tốt với hệ thống đại lý, tổng đại lý để khai thác hiện tại, tìm cách phát triển thêm những đại lý mới bằng những chính sách linh hoạt hơn trong định giá bán, định mức nợ, và phương thức thanh toán nhằm tăng thêm tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở phương thức bán này. Xem xét lại chính sách giá bán, đầu tư thêm những phương tiện vận tải, để giảm chi phí vận chuyển cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ, tìm thêm những khách hàng mới. Hệ thống bán lẻ: công ty thường xuyên kiểm tra về chất lượng và thiết bị truyền dẫn ở các cửa hàng để hạn chế gian lận tạo lòng tin cho khách hàng; yêu cầu nhân viên phải có thái độ vui vẻ, nhiệt tình tạo thiện cảm đối với khách hàng đến với cửa hàng trực thuộc công ty. Tăng tỷ trọng tiêu thụ nhóm hàng xăng dầu, đặc biệt là mặt hàng xăng vì mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ rất cao, tuy nhiên không phải vậy mà giảm khối lượng tiêu thụ mặt hàng phụ vì tiêu thụ mặt hàng phụ này cũng là cách giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới cho nên phải tăng đều lượng bán ra ở các loại hàng hoá nhưng nên ưu tiên tiêu thụ cho nhóm xăng dầu mà trong đó là mặt hàng xăng. 5.2. Điều chỉnh giá bán phù hợp Tuỳ theo đối tượng khách hàng mà công ty áp dụng các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh thì cần phải thận trọng và linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên cơ sở tính toán các định mức chi phí, mức giá chuẩn của Tổng công ty và phải thường xuyên theo dõi tình hình giá cả trên thị trường để đưa ra mức giá thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty. 5.3. Quản lý tốt các chi phí Giá mua đối với các doanh nghiệp khác là nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh bằng cách tìm kiếm những nhà cung cấp khác, nhưng đối với công ty thì vấn đề này là rất khó vì nguồn hàng chủ yếu lấy từ Tổng công ty nên việc tìm cách giảm giá mua tăng lợi nhuận là việc làm không dễ. Tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra nhằm tiết kiệm các khoản mục chi phí bằng cách luân chuyển hàng hoá một cách khoa học, hợp lý. Từng bước xây dựng, hoàn chỉnh các định mức về chi phí như: chi phí tiếp khách, điện, nước, điện thoại, sử dụng xe con… Thường xuyên tổ chức, đánh giá rà soát lại hệ thống định mức. Kịp thời phát hiện những định mức không còn phù hợp, đề xuất với lãnh đạo để có phương án giải quyết, điều chỉnh lại định mức cho phù hợp nhằm chống lãng phí, tiết kiệm được chi phí. Tăng cường công tác quản lý hao hụt ở kho và các cửa hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hao hụt từ đó đề ra những biện pháp hạn chế, phấn đấu giảm định mức hao hụt mà công ty giao, khuyến khích bằng hiện vật đối với những cửa hàng hoặc kho nào đạt mức hao hụt thấp nhất và ngược lại. 5.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong công ty, nhất là khi công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, việc dự trữ hàng tồn kho ít so với quy mô hoạt động có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động. Ngược lại, nếu hàng hoá được dự trữ quá nhiều gây tình trạng ứ động, tăng chi phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, để tình hình kinh doanh có hiệu quả hơn, công ty cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ hàng hoá hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình đầu vào, đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ. 5.5. Giảm các khoản phải thu Công ty cần phải tăng cường thêm hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bởi vì chiết khấu sẽ là động lực thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của công ty. Đồng thời công ty cũng nên từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng cố tình dây dưa nợ. Ngoài ra, công ty cần đưa ra các hình thức khuyến mãi cho các khách hàng thanh toán trước thời hạn để tăng cường việc thu hồi nợ, tránh tình trang bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn về tình hình tài chính của công ty mỗi năm đều tăng. Bên cạnh đó, sự quản lý chi phí hoạt động chưa tốt, còn nhiều lãng phí cũng làm cho chi phí hoạt động tăng cao. CHƯƠNG 6. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong môi trường đầy biến động. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam lẽ tất nhiên càng gặp phải khó khăn hơn do xuất phát điểm thấp. Các doanh nghiệp phải luôn tự khẳng định mình, từng bước thiết lập niềm tin và uy tín của công ty trong lòng khách hàng để có thể tồn tại và phát triển. Vấn đề là làm sao gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh, điều đó được xem là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Với hơn 18 năm hoạt động thì công ty TNHH Duyên Hồng đã không ngừng phát triển và đi lên. Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của Tổng công ty và các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, thì công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng và nguồn vốn hoạt động không ngừng tăng lên, doanh thu bán hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng đặc biệt là năm 2007 đưa lợi nhuận công ty năm sau vượt năm trước mặc dù tình hình chi phí liên tục tăng, các tỷ số khả năng sinh lời đều có sự phát triển vượt bậc, tình hình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn chưa được tốt nhưng nhìn chung có thể khắc phục được. Trong thành công mà công ty đạt được thời gian qua là kết quả của những quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã chọn cho công ty một hướng đi thích hợp và đúng đắn để công ty không ngừng phát triển đi lên. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải lúc nào công ty cũng gặp mọi thuận lợi mà có lúc công ty trãi qua những khó khăn đặc biệt trong tình hình thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó, để ngày càng phát triển, giữ vững vị trí trên thị trường công ty cần phải nỗ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục các mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả kế hoạch kinh doanh trong tương lai. 6.2. Kiến nghị Trên cơ sở lý luận, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Duyên Hồng, em đã nêu lên một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà công ty có thể xem xét. Bên cạnh đó, thì em cũng có một số kiến nghị đối với công ty và nhà nươc như sau: 6.1.1. Đối với công ty Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò mở rộng thị trường. Nghiên cứu mức tiêu thụ trên địa bàn hoạt động để mở rộng thêm các cửa hàng bán lẻ, tìm thêm các cửa hàng làm đại lý, nâng cao lượng hàng bán ra nâng cao thị phần công ty. Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo hàng hoá luôn đạt chất lượng cao. Hạn chế tối đa hao hụt trong xuất, nhập, tồn trữ hàng hoá. Có chính sách tồn trữ hàng hoá thích hợp với nhu cầu của thị trường, đề ra những biện pháp mềm dẽo, linh hoạt hơn trong khâu thanh toán nhằm làm tăng hiệu sử dụng vốn lưu động và thu hút được một lượng lớn khách hàng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng như nắm được tình hình của thị trường để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng khả năng chủ động cạnh tranh trước các đối thủ.. 6.1.2. Đối với Nhà nước Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại nhằm mục đích lợi nhuận. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho khách tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng kênh phân phối, khai thác được tiềm năng ở thị trường mới. Nới lỏng chính sách quản lý giá bán xăng dầu tạo điều kiện cho các công ty linh hoạt trong việc định giá, nâng cao tính cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập mạnh mẽ của nước ta, từng bước tiệm cận với giá bán xăng, dầu của các nước lân cận và khu vực. Có biện pháp hữu hiệu ngăn chăn nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thu về ngoại tệ và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Đức Lộng (1997). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP.HCM 2.Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lý kế toán, NXB Thống kê, TP. HCM 3. Võ Thành Danh (1997). Kế toán quản trị tóm tắt lý thuyết & bài tập & tình huống, Tủ sách Đại Học Cần Thơ 5. Tài liệu trên internet. www.petrolimex..com.vn www.tuoitre.com.vn Một vài thông tin từ www.google.com.vn PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐTNH 8.586 12.476 20.345 1. Tiền mặt tại quỹ 1.932 2.969 4.937 2. Tiền gửi ngân hàng 1.159 1.781 2.902 3. Đầu tư tài chính 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán 5. Phải thu của khách hàng 615 885 1.268 6. Các khoản phải thu khác 105 225 474 7. Dự phòng phải thu khó đòi 8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 9. Hàng tồn kho 4.723 6.539 10.671 10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 11. Tài sản lưu động khác 52 77 93 II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐTDH 5.141 7.724 9.880 1. Tài sản cố định 4.370 4.453 7.398 - Nguyên giá 8.434 9.485 15.056 - Giá trị hao mòn lũy kế (4.064) (5.032) (7.658) 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.113 5. Chi phí trả trước dài hạn 771 2.158 2.482 CỘNG TÀI SẢN 13.727 20.200 30.225 NGUỒN VỐN I. NỢ PHẢI TRẢ 7.137 11.040 19.262 1. Nợ ngắn hạn 7.137 11.040 19.262 - Vay ngắn hạn 2.784 3.760 5.815 - Phải trả cho người bán - - - - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 219 339 589 - Phải trả cho người lao động - - - - Các khoản phải trả ngắn hạn khác - - - 2. Nợ dài hạn 4.134 6.941 12.858 - Vay dài hạn - - - - Nợ dài hạn 4.134 6.941 12.858 II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.590 9.160 10.963 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.602 7.657 9.032 - Vốn góp 5.602 7.657 9.032 - Thặng dư vốn - - - - Vốn khác - - - 2. Lợi nhuận tích lũy - - - 3. Cổ phiếu mua lại - - - 4. Chênh lệch tỷ giá - - - 5. Các quỹ của doanh nghiệp - - - - Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - 6. Lợi nhuận chưa phân phối 988 1.503 1.931 CÔNG NGUỒN VỐN 13.727 20.200 30.225

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquantri16quantri34.co.cc.doc
Tài liệu liên quan