Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre

Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre: CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động của các công ty ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động có lãi. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các đối tác, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Việc thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty, thấy được điểm mạnh, điểm yếu để đề ra các giải pháp khắc ph...

doc71 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động của các công ty ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động có lãi. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các đối tác, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Việc thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty, thấy được điểm mạnh, điểm yếu để đề ra các giải pháp khắc phục. Từ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định, chính sách thực hiện chiến lược kinh doanh và sử dụng các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực và công nghệ thông tin của công ty vào việc kinh doanh để đạt được kết quả cao nhất. Hiện nay, công ty đã tìm hiểu và nghiên cứu ở các khía cạnh về các chỉ tiêu tài chính, tốc độ tăng giảm doanh thu và lợi nhuận qua các năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường. Tuy nhiên, quá trình phân tích của công ty chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, tốc độ tăng giảm doanh thu, lợi nhuận qua các năm mà chưa đề cập đến nguyên nhân làm tăng giảm và chưa làm rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giá vốn, chi phí hoạt động và thuế đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre nói riêng. Thông qua việc phân tích này, ban lãnh đạo mới thấy được tình hình lợi nhuận, doanh thu mà công ty đã đạt được, đồng thời xác định được những nhân tố ảnh hưởng từ đó ban lãnh đạo có thể đề ra mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre”. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Căn cứ khoa học: theo hai ông Huỳnh Đức Lộng và Nguyễn Tấn Bình, hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là vấn đề mang tính chất sống còn của doanh nghiệp. Thông thường người ta dựa vào lợi nhuận để đánh giá doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay không. Bên cạnh, người ta còn phân tích và xem xét các chỉ tiêu tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là những cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ thực tiễn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng. Đối với công ty, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho ban lãnh đạo thấy được trên thực tế công ty hoạt động như thế nào, doanh thu tăng hay giảm... Từ kết quả nghiên cứu này, nhà quản trị sẽ đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre qua 3 năm 2005-2007 1.2.1. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong các mặt: khả năng thanh toán, các tỷ số hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị nợ, khả năng sinh lời,… Phân tích các yếu tố doanh thu, chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, khối lượng tiêu thụ, thuế,…ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty qua ba năm. Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. 1.3.2. Thời gian - Thời gian thực hiện đề tài luận văn từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. - Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 đến năm 2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện phân tích các vấn đề sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán; bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu từ phòng kế hoạch – kinh doanh để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài đã sử dụng 2 phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. - Phương pháp so sánh: đây là phương pháp dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. - Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nhân tố đó tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào. Từ đó xem xét đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trước khi tiến hành phân tích đề tài, em đã tìm hiểu rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản của các anh chị về phân tích hoạt động kinh doanh. Song các đề tài nghiên cứu này đã phân tích khá rõ và cụ thể về tình hình sản xuất của công ty. Tuy nhiên, mỗi công ty có quá trình hoạt động sản xuất khác nhau. Dựa vào hướng phân tích của anh chị, em đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu tình hình của công ty mình đang thực tập để thấy được hiệu quả hoạt động của công ty và từ đó em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Các tài liệu tham khảo như: Đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” được sinh viên Võ Văn Thành lớp quản trị tổng hợp K28, của trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Đề tài nghiên cứu tình hình lợi nhuận, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bài viết thể hiện khá rõ được mối liên quan giữa các yếu tố đến tình hình lợi nhuận trong cùng một công thức để đánh giá mức độ ảnh hưởng một cách cụ thể. Đề tài thứ hai mà em đề cập đến là “phân tích tình hình tiêu thụ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex” do sinh viên Nguyễn Việt Ngân lớp quản trị tổng hợp K28, cùng trường thực hiện. Bài viết nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh thủy sản, đây là lĩnh vực kinh doanh gần gũi với công ty em đang tìm hiểu. Trong nội dung này tác giả phân tích khá chi tiết tình hình xuất khẩu thủy sản ở các thị trường, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tài liệu thứ ba mà em nhắc đến là các báo cao và các chuyên đề em tham khảo trên các website: - Báo cáo “Tình hình thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh Bến Tre về phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2007” của UBND tỉnh Bến Tre, trên website: www.bentre.gov.vn. Ở đây UBND tỉnh đặt ra rất nhiều vấn đề xung quanh kinh tế và xã hội của tỉnh. Em nhận thấy rằng UBND tỉnh đề ra rất nhiều giải pháp thiết thực đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản ở tỉnh nhà. - Thông tin chuyên đề của Bộ thủy sản, website: www.fistenet.gov.vn. Bộ thủy sản chú trọng đến nhiều vấn đề về thủy sản của Việt Nam cũng như trên thế giới, với các chuyên đề như: + Xu hướng tiêu thụ thủy sản Việt Nam vào thị trường EU. Bài viết giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về sự thay đổi cũng như khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng, các yếu tố tác động đến tình hình tiêu thụ như giá cả, chủng loại mặt hàng, sở thích sử dụng sản phẩm thủy sản + Những quy định pháp l‎ý đối với thủy sản vào thị trường EU. Đây là những quy định về vệ sinh chất lượng sản phẩm, nguồn gốc và xuất xứ mặt hàng, những quy định về dư lượng kháng sinh hóa chất, độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thủy sản. + Những thách thức khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. + Những giải pháp nuôi trồng và chế biến thủy sản. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. “Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai” [1, tr9], “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. 2.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn. Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.4. Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 2.4.1. Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận: - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.4.2. Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Các loại chi phí như: + Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. + Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. 2.4.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: 2.4.4. Bảng báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. + Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của một công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm. Đây là một báo cáo bắt buộc được nhà nước quy định thống nhất về biểu mẫu, phương pháp lập. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn. Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm nhóm hai loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu, được trình bày ở phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Về mặt nguyên tắc, giá trị của tổng tài sản bằng giá trị tổng nguồn vốn. - Tác dụng: Cung cấp các số liệu cho các nhà lãnh đạo quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể nhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo, sự tăng lên hay giảm xuống của nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời có thể phân tích và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Cụ thể báo cáo phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một công ty trong một giai đoạn nhất định, thường là một quý hoặc một năm. - Tác dụng: bảng này có tác dụng rất quan trọng trong việc đưa ra những quyết định quản trị đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho việc quản trị được hữu hiệu hơn và xây dựng các kế hoạch cho tương lai được hợp lý hơn. 2.5. Phương pháp phân tích 2.5.1. Phương pháp so sánh + Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. + Phương pháp so sánh: - Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. - Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. + Ý nghĩa: sử dụng phương pháp so sánh để thấy được xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, và các tỷ số tài chính qua ba năm 2005-2007 nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để công ty sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả hơn. 2.5.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Trong “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp”, Huỳnh Đức Lộng, phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. (1) L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i. zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i. ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau: Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0 (2) L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng hàng hóa đến lợi nhuận ∆Q = (T – 1) L0 gộp Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm ở năm gốc Mà L0 gộp = ( q0g0 – q0Z0) , L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc q0Z0: giá vốn hàng hóa( giá thành hàng hóa) kỳ gốc. (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận ∆K = LK2 – LK1 Trong đó: (3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán (4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận. (5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận (6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp: ∆L = ∆Q + ∆K +∆Z +∆CBH + ∆CQL + ∆G Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 2.6.1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty. Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn = (Lần) + Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio) Tỷ số thanh toán hiện thời phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động. + Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) Tỷ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn = (Lần) Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhanh bằng tài sản lưu động có thể chuyển hóa nhanh thành tiền (có tính thanh khoản cao). Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. 2.6.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động Các tỷ số hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản. Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho = (Lần) + Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Số vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = (Lần) + Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio) Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty. 2.6.3. Các tỷ số quản trị nợ Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của công ty. Các tỷ số quản trị nợ bao gồm: tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ phải trả Tổng tài sản = (Lần) + Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total debt to total assets) Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các hoạt động của công ty. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = (Lần) + Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Total debt to equity) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp so với khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 2.6.4. Các tỷ số khả năng sinh lời Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận. + Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on sales – ROS) Doanh thu thuần ROS ROS Lợi nhuận ròng = (%) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. + Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA) Tổng tài sản ROA ROS Lợi nhuận ròng = (%) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Vốn chủ sở hữu ROE ROS Lợi nhuận ròng = (%) + Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN BẾN TRE 3.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Bến tre 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Bến Tre là tỉnh nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.356 km2, được bao bọc bởi bốn nhánh sông chính là Hàm Luông, Cổ Chiên, Mỹ Tho và Ba Lai. Hệ thống sông rạch chằng chịt với trên 6.000 km và tiếp giáp với biển Đông với hơn 65 km bờ biển, trải dài từ Ba Tri, Bình Đại đến Thạnh Phú, ôm lấy ba dãy cù lao Minh, Bảo và An Hóa. Theo phân bổ tự nhiên, bến Tre được chia thành ba vùng sinh thái: vùng nước ngọt chiếm 37%, vùng nước lợ chiếm 27% và vùng nước mặn chiếm 36%. Với đặc thù của vùng cù lao ven biển, nên hàng năm Bến Tre Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chuối và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và cửa sông. Nhìn từ trên xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Phia bắc giám tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giám tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài là 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dãy cù lao là lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre. Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Cầu Rạch Miễu – công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh – đang được gấp rút hoàn thành sẽ gối đầu hai bên bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hóa-Bảo-Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế-văn hóa-xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. 3.1.2. Đặc điểm xã hội Dân số tỉnh Bến Tre 1.369.358 người, trong đó nam chiếm 47% cơ cấu dân số, nữ chiếm 53% cơ cấu dân số. Mật độ dân số của tỉnh Bến Tre thuộc loại cao trong vùng. Các huyện có mật độ dân số cao như Châu Thành, Mỏ Cày, Chợ Lách là vùng nước ngọt đất đai màu mỡ, trù phú. Quan sát dân số theo độ tuổi lao động thì số dân có độ tuổi dưới 15 tuổi chiếm 46,6% tổng số dân. Điều này chứng tỏ rằng dân số Bến Tre rất trẻ. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 53,2% số dân. Trong số này, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ gấp hơn 3 lần số lao động cao tuổi. Như vậy lực lượng lao động của tỉnh rất dồi dào. Chất lượng dân số Bến Tre vẫn còn thấp. Tỷ lệ số người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ với số người trong độ tuổi lao động ở thị xã có 10,36% số lao động, trong đó có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ lệ 3,23% trung học chuyên nghiệp 4,7%. Đối với huyện chỉ có 2,54% số lao động trong tuổi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đó cao đẳng và đại học 0,61%. Hiện nay tỉnh đang đề ra các chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào như: - Xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. - Khuyến khích đầu tư phát triển cao các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản và du lịch để chuyển dịch cơ cấu lao động. - Tăng cường đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật để cung ứng cho nhu cầu lao động của cả ngành kinh tế và nhu cầu xuất khẩu lao động. 3.2. Giới thiệu khái quát công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre 3.2.1. Những thông tin chung về công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh. Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là EU, Nhật,… Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre. Ngày 24/12/2006, Công ty chính thức giao dịch cổ phiếu tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch đầy đủ viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾNT TRE. Tên giao dịch đối ngoại: BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: AQUATEX BENTRE Trụ sở chính của công ty: Địa chỉ: ấp Tân thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Địện thoại: (84.75)860265 Fax: (84.75) 860346 Email: abt@aquatexbentre.com Website: www.aquatexbentre.com Mã số thuế: 1300376365 Nơi mở tài khoản: Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - Chi nhánh Bến Tre Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bến Tre HSBC – TP.HCM VIETCOMBANK – Chi nhánh TP.HCM. Vốn điều lệ: + Khi thành lập: 25 tỷ đồng + Hiện tại: 63 tỷ đồng + Vốn điều lệ sau khi phát hành (dự kiến): 81 tỷ đồng 3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND Tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực tiếp là Sở thủy sản. Trong quá trình hoạt động do yêu cầu sắp xếp tổ chức, công ty lần lượt có các tên sau: Từ năm 1977 đến 1988: Xí nghiệp Đông lạnh 22. Từ 1988 đến 1992: Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty thủy sản Bến Tre). Từ năm 1992 đến 2003: Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (AQUATEX BENTRE), được phép xuất nhập khẩu trực tiếp từ năm 1993. Từ năm 1995, Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, SSOP, HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: code DL 22. Từ tháng 5/2002, Công ty được tổ chức DNV – Na-Uy cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 34234/QĐ-UB thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP (từ năm 1999) và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI (từ năm 2004). Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Ngày 04/10/2005, để tạo điều kiện cho công ty được chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có (chiếm 51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của UBND tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-CNTNMT của UBND tỉnh Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổ phần Nhà nước tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre. Thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ thường niên ngày 17/03/2006 và Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 22/05/2006, HĐQT công ty đã thực hiện việc bán 500.000 cổ phần và chia cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 10:1 để nâng vốn Điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 33 tỷ đồng từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, trong đó mỗi cổ đông sở hữu được nhân thêm 01 cổ phần mới. Ngày 06/12/2006 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-GPNY. Thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ bất thường số 55/NQ.ABT ngày 28/02/2007 được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu số 90/UBCK- ĐKCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước cấp ngày 03/05/2007, HĐQT Công ty đã thực hiện việc nâng vốn điều lệ từ 33 tỷ đồng lên 63 tỷ đồng thông qua phát hành cho 3 đối tượng: chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%, phát hành cho HĐQT và cán bộ chủ chốt với giá phát hành bằng giá sổ sách tại thời điểm 31/12/2006, chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn theo hình thức bảo lãnh phát hành. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 04/07/2007. Năm 2006, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: + Chế biến, xuất khẩu thủy sản. + Nuôi trồng thủy sản + Nhập khẩu vật tư, hàng hóa + Thương mại, nhà hàng và dịch vụ + Kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy định của pháp luật. 3.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.3.1. Sơ đồ tổ chức, quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm những bộ phận chính sau đây: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban. Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến theo chức năng. Đứng đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó. Bộ máy có cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ. Ngư trường 28 ha Ngư trường 29 ha Trại cá Phú Túc A Trại cá Phú Túc B Khu chế biến tôm, cá Khu chế biến ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT BAN KIỂM SOÁT PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT P.GIÁM ĐỐC Phụ trách thu mua-sản xuất GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phụ trách kỹ thuật PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NGƯ TRƯỜNG 28, 29 ha TRẠI CÁ PHÚ TÚC A, B PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Hình1: Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý của công ty Aqutex Bentre 3.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận Đại hội đồng cổ đông ĐHCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre. ĐHCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của công ty do ĐHCĐ bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. HĐQT nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 3 năm do ĐH CĐ bầu ra. Ban điều hành Ban điều hành của công ty gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc. Ban điều hành hiện nay của công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó với công ty trên 15 năm. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc là Ông Đặng Kiết Tường. Các phòng nghiệp vụ + Phòng tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán. + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác tiếp thị, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, cung ứng vật tư. + Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của công ty; theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, chế biến thủy sản của công ty. Công ty có một phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng chế biến thủy sản (Đông lạnh 22) nằm trong khuôn viên trụ sở chính Công ty tại ấp 9, xã Tân thạch, huyện Châu Thành. Diện tích đất 21.575 m2 do UBND tỉnh Bến Tre cho thuê 30 năm kể từ ngày 01/01/2004. Phân xưởng có vị trí thuận lợi theo đường lộ là Quốc lộ 60 và theo đường thủy là sông Tiền, công suất bình quân 20 tấn thành phẩm/ngày. Đặc điểm của qui trình sản xuất là các công đoạn chế biến đều sử dụng nhiều lao động thủ công. Phân xưởng chế biến hiện có 2 khu: Khu chế biến tôm, cá: diện tích 3.120.9 m2, được thiết kế theo tiêu chuẩn HACCP. được xây dựng vào năm 1978 và được nâng cấp vào năm 1999. Khu chế biến nghêu: diện tích 709 m2, được thiết kế theo tiêu chuẩn HACCP, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2002. Ngư trường 28 ha và ngư trường 29 ha: có nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoach nuôi tôm của công ty. Ngư trường nuôi tôm công nghiệp của công ty đặt tại huyện Bình Đại-huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Bến Tre, cách công ty 50 km, được công ty mua lại từ các Tổ hợp tác nuôi tôm vào năm 2004 và đưa vào nuôi từ năm 2005, bao gồm 2 ngư trường: Ngư trường 28 ha: diện tích 279.425 m2, tọa lạc tại ấp Bình Lộc, xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại-Điện thoại: 075 213219. Ngư trường 29 ha: diện tích 299.669 m2, tọa lạc tại ấp 7, xã Thạn Phước, huyện Bình Đại- Điện thoại 075 884 445. Trại cá Phú Túc A: diện tích 74.671 m2, tọa lạc tại ấp 2, xã Phú Túc, huyện Châu Thành. Trại cá Phú Túc B: diện tích 65.098,7 m2, tọa lạc tại ấp 2, xã Phú Túc, huyện Châu Thành. Văn phòng đại diện tại TP.HCM: có nhiệm vụ giao dịch và tiếp thị xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty. 3.2.4. Tình hình nhân sự của công ty Bên cạnh các yếu tố về tài lực, vật lực, thông tin… thì yếu tố nhân lực là không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Yếu tố con người quyết định sự thành công của doanh nghiệp và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt thắng lợi trong cạnh tranh và phát triển trong tương lai. Hiện nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre có 1.181 công nhân viên được phân bổ vào các bộ phận và có trình độ chuyên môn như sau: Bảng 1: Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của công nhân viên công ty AQUATEX BENTRE Bộ phận Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật và trình độ khác Ban giám đốc 3 3 - - Phòng kế hoạch kinh doanh 15 10 5 - Phòng tài chính kế toán 5 4 1 - Phòng nhân sự 4 1 3 - Phân xưởng sản xuất 1.110 61 66 1.025 Ngư trường 42 1 41 - Văn phòng đại diện 2 1 1 - Tổng cộng 1.181 81 117 1.025 Nguồn: Phòng nhân sự công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre Hiện nay, trong công ty tỷ lệ trình độ đại học là 6,86%, trung học chuyên nghiệp chiếm 9,91% và công nhân kỹ thuật và trình độ khác chiếm 83,23%. Đặc biệt là trình độ đại học đều tập trung ở bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp. Hơn nữa, ngoài trình độ, ban lãnh đạo còn là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực của mình và cũng tham dự thêm nhiều lớp huấn luyện nâng cao trình độ quản lý. Đây là một điểm mạnh giúp công ty hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung công nhân viên của công ty đều có trình độ từ phổ thông đến đại học. Điều này sẽ giúp nhân viên dễ dàng tiếp thu được cái mới khi công ty ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Trong những năm qua, công ty thực hiện chính sách đào tạo ngắn hạn và tập trung cho nhân viên các phòng ban, phân xưởng các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo này được tiến hành kết hợp song song với việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO,…Nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Công ty trả lương cho công nhân viên theo hai hình thức. Công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo sản phẩm làm ra, cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng được trả lương theo hệ số do công ty ban hành. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện chính sách thưởng vào cuối năm, thưởng đột xuất đối với các trường hợp cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong sáng kiến cải thiện kỹ thuật, tiết kiệm. Mức lương căn cứ vào thành tích và hiệu quả mang lại. 3.2.5. Định hướng phát triển của công ty Sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này đòi hỏi công ty cần có định hướng phát triển phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững thị trường và nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế. Do đó, định hướng phát triển của công ty như sau: - Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành và tiêu chuẩn quốc tế. - Đầu tư xây dựng vùng nuôi cá tra nguyên liệu để góp phần ổn định nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. - Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi, Nam Mỹ và Tây Âu vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu. - Hoàn thiện khâu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc với trang thiết bị hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai. Tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao, có tỷ lệ sinh lời ổn định, gia tăng hơn nữa các mặt hàng chủ lực và cao cấp. - Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám Đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. - Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập được vào các thị trường mới và áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… điều này đòi hỏi Công ty phải có sự quyết tâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên không những về cơ sở hạ tầng, mà còn phải đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cả nhà quản lý và công nhân. 3.2.6. Phân tích kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 Hình 2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận hoạt động qua 3 năm 2005-2007 Bảng 2: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng giá trị tài sản 93.120.281 119.224.293 413.961.059 %tăng giảm so với năm gốc +4,93 +28,03 +247,21 Doanh thu thuần 282.432.689 332.483.246 427.288.288 %tăng giảm so với năm gốc +33,47 +17,72 +28,51 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7.517.597 23.914.797 42.657.304 %tăng giảm so với năm gốc +47,33 +218,12 +78,37 Lợi nhuận khác 293.205 822.510 795.346 Lợi nhuận trước thuế 7.810.802 24.737.307 43.452.650 Lợi nhuận sau thuế 7.466.275 23.951.809 39.159.242 %tăng giảm so với năm gốc +44,84 +216,71 +75,66 Tỷ lệ cổ tức 20% 20% 20% Nguồn phòng kế toán công ty Aquatex Bentre Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( xem phụ lục bảng 1) và biểu đồ, ta nhận thấy đường biểu diễn doanh thu có chiều hướng đi lên cho thấy tốc độ phát triển doanh thu của công ty ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty từ 282.432.689 ngàn đồng tăng lên 332.483.246 ngàn đồng năm 2006, tức tăng 50.050.557 ngàn đồng, tương đương 17,72%. Trong năm 2007, doanh thu của công ty cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ 2006, cụ thể doanh thu tăng 28,51%, đạt 427.288.288 ngàn đồng. Từ năm 2005 – 2007, tổng doanh thu tăng là do sản phẩm nghêu và cá mang lại. Trong năm 2006, sản lượng nghêu tăng 35,88% và sản lượng cá tăng 20,81% so với năm 2005. Với sự tăng trưởng doanh thu qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể. Năm 2006, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2005 với mức tuyệt đối 16.926.505 ngàn đồng tương đương với 216,71% và năm 2007, lợi nhuận tăng 43.452.650 ngàn đồng với tỷ lệ là 75,66 %. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động xuất khẩu thủy sản. Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm. Công ty đạt được kết quả trên là do công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu, đáp ứng nguồn hàng có chất lượng cao. 3.3. Phân tích tình hình doanh thu 3.3.1. Tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ Bảng 3: Bảng doanh thu theo cơ cấu sản phẩm, dịch vụ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Hàng thủy sản 250.803 88,80 326.874 98,31 385.542 90,23 - Nghêu, sò 79.725 28,23 109.098 32,81 83.664 19,58 - Cá 117.604 41,64 204.436 61,49 300.483 70,32 - Tôm 53.474 18,93 13.340 4,01 1.395 0,33 Hàng hóa nhập khẩu 30.131 10,67 3.608 1,09 34.781 8,14 Kinh doanh khác 1.499 0,53 2.001 0,60 6.965 1,63 Tổng cộng 282.433 100,00 332.483 100,00 427.288 100,00 Nguồn phòng kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh song hoạt động chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu là chủ yếu. Vì thế, doanh thu của công ty phần lớn là thu từ hoạt động này. Nhận xét: Qua bảng số liệu ta nhận thấy doanh thu của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của công ty tăng qua các năm, cụ thể như sau: + Mặt hàng cá Đặc biệt đối với mặt hàng cá tra fillet: Cá tra, basa là sản phẩm xuất khẩu chính và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này dưới dạng cá đông block truyền thống và cá đông cao cấp. Thị trường cá đang có xu hướng tăng trưởng, cá tra, cá basa Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới và đang thay thế dần cá tuyết và cá minh thái. Với các đặc điểm như cá thịt trắng, ngọt, không có xương dăm, mùi dịu nhẹ, thịt chắc, dễ chế biến, giá thấp nên có xu hướng dùng cá fillet rất phổ biến, nhu cầu tiêu thụ cá tra, basa ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu cá tra, basa còn tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường nội địa cũng có xu hướng tăng. Vì vậy công ty cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nhằm đem lại một nguồn thu lớn cho công ty. Trong năm 2005, doanh thu mặt hàng cá đạt 117.604 triệu đồng, đến năm 2006 doanh thu tăng lên 204.436 triệu đồng, về tỷ trọng chiếm 61,49% tổng doanh thu, tăng 86.832 triệu đồng so với năm 2005, Năm 2007, doanh thu của mặt hàng cá lại tiếp tục tăng đạt 300.483 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,32% doanh thu tăng 96.047 triệu đồng so với năm 2006. Sản phẩm cá tra, basa fillet: năm 2005 công ty đứng thứ 12 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam, đạt sản lượng 2.749 tấn (chiếm 2%). Năm 2006 công ty đứng hàng 18 với sản lượng 3.321 tấn (chiếm 1,55%). Thế mạnh của công ty trong chế biến xuất khẩu cá tra là công nhân có tay nghề cao do tham gia chế biến cá tra từ rất sớm (năm 1999), qui trình sản xuất hoàn chỉnh, nghề nuôi cá tra tăng sản trong tỉnh đang phát triển mạnh, có hệ thống kiểm soát nguyên liệu đầu vào và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tốt, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cá “sạch”, chất lượng cao, khách hàng tiêu thụ ổn định. Đối thủ cạnh tranh mặt hàng cá tra fillet của công ty là các công ty sản xuất xuất khẩu cá tra, basa tại khu vực ĐBSCL. Thế mạnh của các công ty sản xuất cá tra, basa trong khu vực là nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, công suất lớn. Thị trường xuất khẩu cá tra ngày càng mở rộng, sản lượng cá nuôi trong vùng tăng nhanh hàng năm, cá tra chất lượng cao, cá “sạch” (cá tra thịt trắng, không nhiễm kháng sinh, hóa chất) hiện có nhu cầu rất cao trên thị trường nhưng các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ. + Mặt hàng nghêu, sò: Doanh thu của mặt hàng nghêu, sò tăng trưởng khá cao qua các năm và tăng dần về tỷ trọng cụ thể năm 2005 chiếm 28,23% đến năm 2006 là 32,81% và qua năm 2007 có xu hướng giảm là 19,58%. Năm 2006 doanh thu đạt 109.098 triệu đồng, tăng 29.373 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu tăng 83.664 triệu đồng, tương đương với 26,93% so với năm 2006. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng luôn quan tâm đến an toàn thực phẩm, họ chú trọng đến các sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, trong đó có nghêu. Các sản phẩm nghêu sò chiếm ưu thế và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty đứng đầu các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu của Việt Năm, năm 2005 xuất khẩu 2.478 tấn nghêu chiếm 24% thị phần, năm 2006 xuất khẩu 3.367 tấn chiếm 31% thị phần. Lợi thế cạnh tranh mặt hàng nghêu của công ty là tọa lạc ngay tại tỉnh có sản lượng nghêu lớn nhất nước (sản lượng 45.000 tấn/năm, diện tích nuôi 5.000 ha), có trang thiết bị công nghệ chế biến nghêu hoàn chỉnh, công suất lớn, công nhân có tay nghề cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về vi sinh và về cảm quan, có mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại các thị trường nhập khẩu chính. Bên cạnh đó, nghêu là sản phẩm đặc thù của công ty ít “đụng hàng” với sản phẩm của các công ty xuất khẩu thủy sản lớn ở ĐBSCL và không bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu. Việc này cũng giảm thiểu được sự kiện cáo bán phá giá ở nước nhập khẩu dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Việt Nam đã được EU công nhận trong danh sách nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào thị trường này với 18 vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tổng diện tích 33.885 ha, đạt sản lượng 141.950 tấn. Riêng Bến Tre với 8 hợp tác xã nuôi và khai thác nghêu tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú đều được đưa vào chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ để khai thác, chế biến xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, sản phẩm nghêu còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên sản lượng thường biến động. Về đối thủ cạnh tranh, AQUATEX BENTRE là đơn vị tiên phong trong xuất khẩu nghêu ra thị trường nước ngoài, sau đó xuất hiện thêm các công ty chế biến nghêu xuất khẩu. Cũng có lợi thế nguồn nguyên liệu, các công ty tại tỉnh Tiền Giang như công ty TNHH thương mại Sông Tiền (SOTISO), công ty TNHH Việt Phú, công ty TNHH Gò Đàng (GODACO), công ty TNHH Ngọc Hà là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng nghêu của công ty. Đa số các công ty này có nhà xưởng mới xây dựng, có code xuất khẩu vào EU, thu hút khách hàng bằng giá chào thấp, chủ yếu xuất khẩu hàng thịt nghêu luộc. Đối với các công ty xuất khẩu nghêu tại TP.HCM, do không có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phải thu gom nguyên liệu nhiều nơi nên chất lượng sản phẩm không ổn định. Các công ty này có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản GTGT. + Mặt hàng tôm Mặt hàng này, công ty không chú trọng nên hàng năm công ty chỉ hợp đồng xuất khẩu với lượng rất thấp. Hiện nay mặt hàng tôm đang có xu hướng giảm kéo theo doanh thu của công ty qua các năm giảm theo. Trong năm 2005, doanh thu mặt hàng tôm đạt 53.474 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,93% doanh thu, đến năm 2006 thì doanh thu giảm mạnh xuống còn 13.340 triệu đồng giảm 40134 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007, doanh thu lại tiếp tục giảm 1.395 triệu đồng. Sản phẩm tôm sú: Tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu với diện tích nuôi tôm sú công nghiệp/bán công nghiệp lớn (diện tích 6.500 ha, sản lượng 25.000 tấn/năm), với thời gian vận chuyển nguyên liệu từ khi thu hoạch đến nhà máy chế biến rất ngắn nên trong các năm qua công ty tập trung tận dụng ưu thế này khi tôm vào vụ để sản xuất hàng tôm sú nguyên con, hàng tôm sú vỏ/thịt chất lượng cao cung cấp cho các khách hàng truyền thống. Do đó trong cơ cấu hàng sản xuất của công ty, sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trọng thấp. + Dịch vụ: Doanh thu dịch vụ không ổn định nhưng cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập cho công ty. 3.3.2. Tình hình doanh thu theo các thành phần kinh doanh Từ bảng 4 và biểu đồ hình cột, ta nhận thấy các cột có xu hướng cao dần. Điều này cho thấy tổng doanh thu tăng đều qua các năm. Trong đó doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chếm tỷ trọng lớn trong các thành phần. Còn doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. - Tổng doanh thu năm 2006 đạt 335.303.486 ngàn đồng, tăng 50.544.693 ngàn đồng so với năm 2005, tương đương 17,75%. + Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 tăng 17,72% so với năm 2005, tương ứng với mức tuyệt đối là 50.050.557 ngàn đồng. Do hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều. + Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 443.543 ngàn đồng tương đương tăng 34,23% so với năm 2005. + Doanh thu khác tăng 50.593 ngàn đồng so với năm 2005, với tỷ lệ là 4,91%. Doanh thu này chủ yếu thu từ nợ trong các năm trước. Hình 3: Biểu đồ tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2005-2007 Bảng 4: Bảng doanh thu theo thành phần kinh doanh DVT: 1000 VND Chênh lệch năm 2007/2006 Tỷ lệ % 28,51 881,42 89,64 33.14 Mức 94.805.042 15.331.346 968.910 111.105.298 Chênh lệch năm 2006/2005 Tỷ lệ % 17,72 34,23 4,91 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre 17,75 Mức 50.050.557 443.543 50.593 50.544.693 Năm 2007 427.288.288 17.070.738 2.049.758 446.408.784 Năm 2006 332.483.246 1.739.392 1.080.848 335.303.486 Năm 2005 282.432.689 1.295.849 1.030.255 284.758.793 Chỉ tiêu Doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu khác Tổng cộng Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng nhanh đã làm cho tổng doanh thu của công ty tăng mạnh. Nguyên nhân là do công ty chú trọng đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Năm 2007, tổng doanh thu tiếp tục tăng và với tốc độ tăng trưởng mạnh. Mức tuyệt đối là 111.105.298 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 33,14% so với năm 2006. + Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 15.331.346 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương với 881,42%. + Doanh thu từ hoạt động khác tăng 89,64% với mức tuyệt đối là 968.910 ngàn đồng so với năm 2006. + Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng cao với mức tuyệt đối là 94.805.042 ngàn đồng, tương ứng với 28,51%. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006. Nhờ công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn với thị trường truyền thống như: Châu Âu, Nhật…, mặt khác cũng do nhu cầu nhập khẩu hàng thủy trên thế giới tăng cao. Nguyên nhân là do sự xuất hiện dịch cúm gia cầm, gia súc đã tạo nên xu hướng chuyển sang dùng các mặt hàng thủy sản. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình. 3.3.3. Tình hình doanh thu theo cơ cấu thị trường Bảng 5: Bảng doanh thu theo cơ cấu thị trường Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (triệu đ) Tỷ lệ % Giá trị (triệu đ) Tỷ lệ % Giá trị (triệu đ) Tỷ lệ % Nôi địa 5.649 2 16.624 5 25.637 6 Xuất khẩu 276.784 98 315.859 95 401.651 94 Tổng cộng 282.433 100 332.483 100 427.288 100 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre Qua bảng số liệu, ta nhận thấy doanh thu của thị trường nội địa đang có xu hướng tăng nhưng trong cơ cấu tổng doanh thu thì doanh thu thị trường nội địa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Doanh thu này chủ yếu thu từ việc cung cấp các mặt hàng thủy sản tại công ty TNHH nhà hàng thủy sản. Đây là một bộ phận của công ty hoạt động kinh doanh là cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng. Năm 2006, doanh thu đạt 16.624 triệu đồng tăng 10.975 triệu đồng so với năm 2005, chiếm tỷ lệ 5% trong cơ cấu doanh thu. Đến năm 2007, doanh thu này tiếp tục tăng lên là 25.637 triệu đồng, với tỷ lệ 6% cơ cấu doanh thu. Nhìn chung, thị trường trong nước chưa được chú trọng, công ty chưa có hệ thống phân phối rộng lớn, cần có biện pháp mở rộng thị trường nội địa hơn nữa, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi cho các cửa hàng để tăng sản lượng tiêu thụ. Riêng thị trường xuất khẩu luôn giữ ưu thế, Bảng 6: Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu 3 năm 2005 - 2007 Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 EU 77% 73% 74% Nhật 5% 11% 6% Mỹ 3% 2% 5% Thị trường khác 15% 14% 15% Tổng cộng 100% 100% 100% Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre - Thị trường Châu Âu: Năm 2005 thị trường Châu Âu chiếm 77% đến năm 2006 giảm xuống còn 73% và năm 2007 chiếm 74% cơ cấu thị trường. Mặc dù tỷ trọng ở thị trường này không ổn định nhưng cũng góp phần đem một nguồn thu nhập rất lớn về cho công ty. Thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU. Đây là thị trường chủ lực của công ty, thị trường chính của công ty đến thời điểm hiện tại. Trong các năm qua thị trường nhuyển thể hai mảnh vỏ của Châu Âu trong đó có nghêu đã phát triển khá mạnh. Các sản phẩm của công ty xuất sang thị trường EU là cá tra, nghêu, tôm được khách hàng đánh giá cao. Thị trường này thường có những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế các nước nhập khẩu theo những điều kiện có lợi cho họ. Tuy nhiên, đây là thị trường có uy tín cao, việc xuất hàng vào Châu Âu cũng có một ý nghĩa nhất định như một chứng chỉ về trình độ - thị trường đòi hỏi cao về chất lượng về chỉ tiêu kháng sinh. Vì thế để đáp ứng được đòi trên, công ty đã đầu tư rất nhiều vào máy móc hiện đại để kiểm tra hàm lượng kháng sinh, nhằm đáp ứng được đơn đặt hàng. Hình 4a: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005 Hình 4b: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006 Hình 4c: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu 2007 - Thị trường Nhật: Thị trường Nhật, năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu tăng 6% đạt 11% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu so với năm 2005. Trong năm 2007, thị trường này giảm xuống chỉ còn 6% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Nhật Bản được đánh giá là thị trường nhập khẩu thủy sản số 1 thế giới. Trong số 100 mặt hàng thực phẩm nhập khẩu nhiều nhất của Nhật Bản thì đã có đến 27 loại sản phẩm thủy sản, trong đó tôm là một trong hai mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu nhiều nhất trong tất cả các loại thực phẩm. - Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường có tỷ trọng thấp và không ổn định qua các năm. Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật. Những năm gần đây thị trường Mỹ nhập khẩu mạnh các mặt hàng tôm cá nước ngọt, cá ngừ, cá hồi, điệp. Mỹ hiện là nhà nhập khẩu tôm đứng đầu trên thế giới, là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của Việt Nam. Công ty xuất khẩu nghêu vào thị trường Mỹ. - Các thị trường khác: Hongkong, Hàn Quốc, Canada, v.v…Công ty xuất khẩu nghêu, cá tra và tôm sú vào các thị trường này. Sản phẩm của công ty hiện đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới. Trong hai năm qua, bên cạnh củng cố các mặt hàng và thị trường truyền thống, công ty đã mở rộng xuất khẩu, sang các thị trường mới như Hy Lạp, Ba Lan, Nga, Mexico, Dominica, Libăng, Jordani, UAE, Israel, Ai Cập, Senegal. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác. 3.4. Phân tích chi phí 3.4.1. Tình hình tổng chi phí của công ty Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Tổng chi phí của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố hình thành chi phí. Tất cả các chi phí thành phần này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí thành phần sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận của công ty. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Năm 2006 so với năm 2005 Tổng chi phí của công ty tăng 12,14% tương đương với số tiền là 33.618.188 ngàn đồng. Nguyên nhân do tất cả các nhân tố thành phần đều tăng ngoại trừ nhân tố chi phí khác có phần giảm 64,95% tương đương với số tiền gần 478.712 ngàn đồng. Tốc độ tăng của tổng chi phí tăng (12,14%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (17,75%) chính vì thế mà lợi nhuận của năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là điều khá hợp lý. Hình 5: Biểu đồ tổng chi phí hoạt dộng của công ty qua 3 năm 2005-2007 Bảng 7: Bảng tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty DVT: 1000 VND Chênh lệch năm 2007/2006 Tỷ lệ % 31,24 15,00 -23,16 63,42 385,57 - 31,13 Mức 85,525.014 4.227.912 -979.005 2.619.960 996.074 - 96.683.363 Chênh lệch năm 2006/2005 Tỷ lệ % 10,49 29,13 49,51 9,46 -64,95 - Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre 12,14 Mức 25.983.591 6.356.732 1.399.603 356.974 -478.712 - 33.618.188 Năm 2007 359.295.423 32.407.552 3.247.375 6.751.372 1.254.412 4.293.408 407.249.542 Năm 2006 273.770.409 28.179.640 4.226.380 4.131.412 258.338 - 310.566.179 Năm 2005 247.786.818 21.822.908 2.826.777 3.774.438 737.050 - 276.947.991 Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động tài chính Chi phí khác Thuế Tổng cộng Năm 2007 so với năm 2006 Tổng chi phí 2007 tăng 31,13% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là: + Do chi phí nguyên liệu thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí sản xuất. + Chi phí khác ít biến động và chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên đối với loại vật tư phụ như xăng dầu, khi giá tăng sẽ kéo theo một loạt các chi phí sản xuất đầu vào tăng. Ta nhận thấy rằng, bên cạnh giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong bảng tổng chi phí. Các thành phần chi phí còn lại chiếm phần tương đối trong cơ cấu của tổng chi phí. Tuy nhiên cần chú trọng vào vấn đề quản lý tốt các chi phí để góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty. Để thấy rõ vấn đề một cách cụ thể hơn ta hãy đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí qua 3 năm hoạt động của công ty. 3.4.2. Giá vốn hàng bán Có 3 thành phần cấu tạo nên: + Giá vốn của hàng hóa đã bán. + Giá vốn của thành phẩm đã bán + Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Giá vốn của hàng hóa đã bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu giá vốn hàng bán và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006, giá vốn hàng bán tăng lên đạt 273.770.409 ngàn đồng, tăng 10,49% so với năm 2005. Trong năm này thì công ty quản lý khá tốt giá vốn của thành phẩm đã bán và giá vốn khác. Mặt khác giá vốn của hàng hóa đã bán và giá vốn của dịch vụ đã cung cấp đều tăng so với năm 2005. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá vốn năm 2006 tăng. Đến năm 2007 giá vốn lại tăng lên 359.295.423 ngàn đồng, với tỷ lệ 31,24%. Do tất cả giá vốn thành phẩm và giá vốn hàng hóa đều tăng so với giá vốn thành phẩm vào giá vốn hàng hóa của năm 2006, sản lượng sản xuất ra vào năm 2007 cao hơn so với năm 2006 mà giá nguyên liệu tăng cao vọt là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá vốn của công ty tăng. Như vậy do lượng hàng hóa dịch vụ bán ra nhiều nên giá vốn hàng bán tăng theo tỷ lệ thuận là điều hoàn toàn hợp lí. Bảng 8: Bảng giá vốn hàng bán DVT: 1000 VND Chênh lệch năm 2007/2006 Tỷ lệ % 15,56 14946,56 221,26 - 31,24 Mức 42.032.727 35.944.243 7.548.044 - Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre 85.525.014 Chênh lệch năm 2006/2005 Tỷ lệ % 24,28 -99,18 338,50 - 10,49 Mức 52.767.619 -29.259.167 2.633.380 - 25.983.591 Năm 2007 312.151.323 36.184.728 10.959.372 - 359.295.423 Năm 2006 270.118.596 240.485 3.411.328 - 273.770.409 Năm 2005 217.350.977 29.499.652 777.948 158.241 247.786.818 Chỉ tiêu Giá vốn của hàng hóa đã bán Giá vốn của thành phẩm đã bán Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp Giá vốn khác Tổng cộng 3.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Qua bảng 9, ta thấy năm 2006, chi phí quản lý doanh nghiệp 1.399.603 ngàn đồng tương đương 49,51% so với năm 2005. Năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 979.005 ngàn đồng với tỉ lệ 23,16%. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do các khoản dự phòng tăng. Cụ thể: - Chi phí chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Do có sự thay đổi về số lượng cán bộ công nhân viên nên chi phí nhân viên đều tăng qua các năm. Năm 2006, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 123.588 ngàn đồng với tỉ lệ 35,18% so với năm 2005 và năm 2007 chi phí này tăng 31.952 ngàn đồng tương đương 9,72% so với năm 2006. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã ngày càng quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời khuyến khích họ làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Chi phí nguyên vật liệu: chi phí này tăng qua các năm. Công ty trang bị cho cán bộ công nhân viên đầy đủ công cụ dụng cụ khi làm việc như trang bị máy fax, văn phòng phẩm…Công ty thường xuyên giao dịch với khách hàng, mà sản lượng tăng qua các năm nên lượng giao dịch ngày càng nhiều, sử dụng khối lượng văn phòng phẩm nhiều nên chi phí này tăng qua các năm - Chi phí dịch vụ mua ngoài thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2006, chi phí này tăng 361.067 ngàn đồng tương đương 793,36% so với 2005 và năm 2007, chi phí này giảm 183.808 ngàn đồng với tỉ lệ 45,21% so với năm 2006, điều này thể hiện công ty đã sủ dụng tiết kiệm và do giá điện, nước tăng nên chi phí này tăng. Và trong năm 2006 công ty quản lý rất tốt chi phí này. - Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng qua các năm. Năm 2006, chi phí khầu hao tăng 12.986 ngàn đồng tương đương 36,46%. Đến năm 2007, chi phí này giảm 1.516 ngàn đồng với tỉ lệ 3,12%. Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bảng 9: Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp DVT:1000 VND Chênh lệch năm 2007/2006 Tỷ lệ % -24,04 9,72 -3,12 -45,21 -20,72 -23,16 Bảng 10: Bảng chi phí bán hàng DVT:1000 VND Chênh lệch năm 2007/2006 Tỷ lệ % 18,12 18,70 45,00 -17,99 18,65 15,00 Mức -814.596 31.952 -1.516 -183.808 -11.037 -979.005 Mức 4.093.607 409.950 145.844 -487.723 66.235 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre 4.227.912 Chênh lệch năm 2006/2005 Tỷ lệ % 35,18 60,22 36,46 793,36 59,65 49,51 Chênh lệch năm 2006/2005 Tỷ lệ % 16,75 38,38 17,86 671,56 37,88 29,13 Mức 882.066 123.588 12.986 361.067 19.896 1.399.603 Mức 3.242.516 608.033 49.097 2.359.533 97.553 6.356.732 Năm 2007 2.574.538 360.764 47.087 222.770 42.216 3.247.375 Năm 2007 26.690.860 2.602.326 469.910 2.223.158 421.298 32.407.552 Năm 2006 3.389.134 328.812 48.603 406.578 53.252 4.226.380 Năm 2006 22.597.253 2.192.376 324.066 2.710.881 355.063 28.179.640 Năm 2005 2.507.069 205.224 35.617 45.511 33.356 2.826.777 Năm 2005 19.354.737 1.584.343 274.969 351.349 257.510 21.822.908 Chỉ tiêu CP nguyên vật liệu CP nhân công CP khấu hao CP dịch vụ mua ngoài CP khác bằng tiền Tổng cộng Chỉ tiêu CP nguyên vật liệu CP nhân công CP khấu hao CP dịch vụ mua ngoài CP khác bằng tiền Tổng cộng Qua bảng 10, ta thấy chi phí bán hàng tăng qua các năm. Năm 2006 so với 2005, chi phí bán hàng tăng 6.356.732 ngàn đống, tương đương 29,13% và năm 2007 chi phí bán hàng tăng 15% với mức tuyệt đối là 4.227.912 ngàn đồng. Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí vật liệu. Năm 2006, chi phí vật liệu tăng 3.242.516 ngàn đồng với tỉ lệ 16,75% so với năm 2005, năm 2007, chi phí này tăng 4.093.607 ngàn đồng với tỉ lệ 18,12%. Chi phí vật liệu tăng là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên do xuất khẩu nhiều đồng thời giá thu mua bao bì biến động theo chiều hướng tăng lên nên đã làm cho chi phí vật liệu tăng. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho, chi phí điện thoại, chi phí điện, năm 2006, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 2.359.533 ngàn đồng với tỉ lệ 671,56% so với 2005 và năm 2007 chi phí này giảm 487.723 ngàn đồng với tỉ lệ 17,99%. Sở dĩ chi phí này tăng cao là do chi phí vận chuyển tăng, vì giá các loại xăng dầu dùng cho các phương tiện vận chuyển luôn tăng giá đồng thời giá điện cũng tăng do đó đã làm giảm lợi nhuận đáng kể. Năm 2006, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng khá cao là do sản lượng tăng cao so với 2005 nên làm cho chi phí này tăng một lượng đột biến. Chi phí nhân viên năm 2006 so với năm 2005 tăng 608.033 ngàn đồng tương đương 38,38% và năm 2007, chi phí nhân viên tăng 409.950 ngàn đồng với tỉ lệ 18,70% chi phí này tăng qua các năm là do doanh thu bán hàng tăng qua các năm, khối lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiêu thụ nhiều, công ty tăng lương cho nhân viên bán hàng khuuyến khích họ làm việc. Đồng thời năm 2007, lương cơ bản tăng nên chi phí trả lương cho nhân viên tăng. 3.5. Phân tích tình hình lợi nhuận 3.5.1. Tình hình lợi nhuận của Công ty trong ba năm 2005-2007 Lợi nhuận qua các năm có chiều hướng tăng. Năm 2006, lợi nhuận đạt 58.712.837 ngàn đồng, tăng 24.066.966 ngàn đồng. Đến năm 2007 lợi nuận tăng lên 9.280.028 ngàn đồng so với năm 2006. Nhìn chung Công ty hoạt động có hiệu quả. Mặc dù chi phí hoạt động tăng nhưng do tổng doanh thu tăng đáng kể và các khoản giảm trừ giảm so với năm 2005 nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hơn năm 2005. Thu nhập khác của Công ty cũng tăng đã đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: trong ba năm 2005-2007 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty có nhiều thay đổi, cụ thể: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 là 23.914.797 ngàn đồng, tăng 16.397.200 ngàn đồng so với năm 2005. Nhờ có lợi nhuận gộp cao nên trang trải được khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí bán hàng từ 21.822.908 ngàn đồng tăng lên 28.179.640 ngàn đồng vào năm 2006, bên cạnh đó chi phí quản lí cũng tăng thêm 1.399.603 ngàn đồng so với năm 2005. Chi phí tăng cao như vậy là do nhiều yếu tố tác động (xem phân tích cụ thể ở phần 3.4.3 của chương 3). Cùng với nhịp độ tăng chi phí bán hàng của năm 2006, năm 2007 Công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm cạnh tranh, tăng cường hoạt động marketing, nên làm cho chi phí bán hàng năm này tăng thêm 4.227.912 ngàn đồng so với năm 2006 và chi phí quản lý giảm 979.005 ngàn đồng nhưng do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm đạt 42.657.304 ngàn đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: trong ba năm qua, doanh thu tài chính và chi phí tài chính có nhiều biến đổi, cụ thể như sau: năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính đạt 1.739.392 ngàn đồng, tăng 443.903 ngàn đồng so với năm 2005, năm 2007 doanh thu này tiếp tục tăng lên 15.331.346 ngàn đồng so với năm 2006. 3.5.2. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận so với kế hoạch Bảng 11: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và kế hoạch của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH TH KH TH KH TH Doanh thu thuần 280.000 282.433 340.000 332.483 420.000 427.288 Lợi nhuận trước thuế 7.700 7.811 25.000 24.737 38.000 43.453 Thuế TNDN - - - 4.293 Lợi nhuận sau thuế 7.600 7.811 24.900 24.737 31.500 39.159 Qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình thực hiện lợi nhuận so với kế hoạch như sau: + Năm 2005, Lợi nhuận của công ty so với kế hoạch bị tăng 2,78%, tương đương với 211 triệu đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 2%. Nguyên nhân là do: công ty mới cổ phần hóa nên được miễn thuế trong 4 năm 2003-2006. + Năm 2006, Lợi nhuận thực hiện của công ty so với kế hoạch bị giảm 0,65%, tương đương với 163 triệu đồng. Nguyên nhân là do: doanh thu giảm so với kế hoạch, do giá nguyên liệu tăng. + Năm 2007, tình hình thực hiện lợi nhuận tăng 24,3% so với kế hoạch đề ra. Vì trong năm này công ty tiêu thụ thủy sản nhiều hơn và tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2005-2007 Để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ các chỉ tiêu này, ta có thể thấy rõ khả năng phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn của công ty, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dựa vào phần cơ sở lý luận (trang12), ta có được bảng 12 tổng hợp các tỷ số tài chính phục vụ cho việc phân tích sau: 4.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản: Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong một kì, đồng thời thông qua việc xem xét các tỷ lệ thanh toán sẽ giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty ta cần phân tích các tỷ số sau: 4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện thời thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời năm 2006 cao hơn năm 2005 là 0,917 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2006 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động tăng lên. Nguyên nhân trong năm 2006 thì tài sản lưu động của công ty tăng đến 88.528.532 ngàn đồng, và nợ ngắn hạn giảm một lượng lớn đến 15.206.552 ngàn đồng, vì thế tỷ số thanh toán hiện thời tăng lên. Đến năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống. Cụ thể giảm 0,641 (lần) so với năm 2005. Tỷ lệ này giảm là do nợ ngắn hạn trong năm 2007 tăng cụ thể là vay và nợ ngắn hạn tăng với tốc độ khá nhanh, tăng 51.776.117 ngàn đồng so với năm 2006. 4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Năm 2005 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 0,71 (lần) có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,71 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2006 thì tỷ số này tăng 0,8 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,51 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, nhưng đến năm 2007 thì tỷ số này giảm 0,416 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,094 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty bằng tài sản lưu động chưa được cải thiện tốt. Công ty gặp khó khăn trong khâu thanh toán, vay ngắn hạn tăng lên khá cao 127.842.269 ngàn đồng. Do trong năm 2007 công ty đầu tư xây dựng các trại nuôi cá tra nguyên liệu. 4.2. Phân tích tỷ số quản trị nợ Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu hay không bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng của người vay. 4.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,316 lần, điều này cho thấy trong năm 2006 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2006 giảm 19.476.841 ngàn đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ số này tiếp tục giảm 0,072 lần so với năm 2006. Nguyên nhân trong năm 2007 nợ phải trả của công ty còn thiếu là 127.892.516 ngàn đồng tăng 82.427.383 ngàn đồng, trong khi đó tổng tài sản tăng lên 413.961.059 ngàn đồng. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt. 4.2.2 Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1,648 (lần). Đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống 0,212 (lần) so năm 2006. Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt. Trong năm 2007 tỷ số này là 0,458 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,458 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu. Thông thường các công ty công nghiệp duy trì một tỉ lệ tối đa là 1:1, nhằm giữ cho mức nợ thấp hơn mức đầu tư của người chủ doanh nghiệp. Nhìn chung khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty chưa cao. 4.3. Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như sau: 4.3.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm… Ta nhận thấy rằng, tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,493 vòng. Đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 0,643 vòng, tương đương 13,426 vòng trong năm 2007. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán luôn biến động và chính sách tồn kho của công ty không ổn định. Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng trưởng qua các năm. Các tỷ số này càng cao cho thấy công ty quản lý hàng tồn rất hiệu quả. Bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. 4.3.4. Vòng quay tổng tài sản Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản của công ty luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tỷ số này là 3,033 (lần), có nghĩa là cứ một đồng công ty bỏ ra để đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 3,033 đồng doanh thu. Đến năm 2006 thì tỷ số này giảm xuống 0,245 (lần) cho thấy trong năm 2006 việc đầu tư vào tài sản của công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2005, đến năm 2007 thì tỷ số luân chuyển tài sản lại tiếp tục giảm 1,185 (lần) cho thấy sự đầu tư trong năm 2007 của công ty về tài sản hiệu quả hơn so với năm 2006. 4.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận. 4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS Qua số liệu ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng chậm qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tỷ suất này là 2,8%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 2,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng 4,6% so với năm 2005, thể hiện công ty hoạt động hiệu quả hơn năm 2005. Đến năm 2007 tỷ suất này tăng 1,8% so với năm 2006. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng qua các năm, cho thấy công ty đang phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn. 4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 là 27,9%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 27,9 đồng lợi nhuận đây là một tỷ suất thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả khá cao trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng mạnh đạt 36,4%, tăng 8,5% so với năm 2005 và đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 14% giảm 22,4% so với năm 2006. Điều này cho thấy việc sử dụng nợ của công ty đã gây ra sự chênh lệch lớn về tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữa. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm không ổn định. 4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA Tỷ suất này thay đổi qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 12,3% so với năm 2005, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được đồng lợi nhuận cao hơn năm 2006 là 20,7 đồng. Như vậy tài sản năm 2006 sử dụng có hiệu quả hơn so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ suất này giảm 11,2% so với năm 2006. Nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty tương đối thấp qua 3 năm. Song lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre cao hơn so với các công ty khác trong ngành. Vì tỉ lệ trung bình của ngành công nghiệp là 9,0%. Tóm lại, thông qua các tỷ số tài chính nhận thấy doanh nghiệp đang phát triển rất tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các khoản nợ khá hợp lý‎ đồng thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả. Các điều trên tạo nên khả năng phản ứng tốt của doanh nghiệp về mặt tài chính. Bảng 12: Bảng phân tích các tỷ số tài chính qua 3 năm 2005-2007 2007/2006 Tỷ lệ % 1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản (lần)  -32,24 -27,55 2, Các tỷ số hiệu quả hoạt động (lần)  5,03 -42,50 3, Các tỷ số quản trị nợ (lần) -18,90 -31,64 4, Các tỷ số khả năng sinh lời (%)  24,32 -54,11 -61,54 Chênh lệch -0,641 -0,416 0,643 -1,185 -0,072 -0,212 0,018 -0,112 -0,224 2006/2005 Tỷ lệ % 0,86 1,13 0,54 -0,08 -0,45 -0,71 1,64 1,46 0,30 Chênh lệch 0,917 0,8 4,493 -0,245 -0,316 -1,648 0,046 0,123 0,085 2007 1,347 1,094 13,426 1,603 0,309 0,458 0,092 0,095 0,14 2006 1,988 1,51 12,783 2,788 0,381 0,67 0,074 0,207 0,364 2005 1,071 0,71 8,29 3,033 0,697 2,318 0,028 0,084 0,279 Tỷ số Năm Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu Tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY AQUTEX BENTRE Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho phù hợp. 5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận của công ty Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, đề tài chủ yếu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận hoạt động xuất khẩu thủy sản. Vận dụng phương pháp phân tích ở phần 2.5.2 trang 10, ta lần lượt thay thế số năm gốc bằng số năm thực hiện (bảng 4 phần phục lục) của các nhân tố theo trình tự khối lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá bán, mỗi lần thay thế tính được giá trị tăng giảm lợi nhuận. Cụ thể trong bảng sau: Bảng 13: Bảng chỉ tiêu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Mức ảnh hưởng của nhân tố đến tình hình lợi nhuận Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Sản lượng hàng hóa (∆Q) +7.266 +13.776 Kết cấu mặt hàng (∆K) -1 0 Giá vốn hàng bán (∆Z) -5.144 +13.348 Giá bán (∆G) +21.756 -19.751 Chi phí bán hàng (∆CBH) -6.357 -4.228 Chi phí quản lý doanh nghiệp (∆CQL) -1.399 +979 Tổng hợp các nhân tố (∆L) +16.121 +4.124 Nhận xét: Năm 2006-2005 Áp dụng công thức (1) và (2) trong phần 2.5.2 (xem trang 10,11). Qua bảng 13 ta nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng vượt so với năm 2005 cụ thể là: 16.121 triệu đồng, tăng 281,2%. Nguyên nhân là do các yếu tố sau: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006 tăng lên 1.208 tấn so với năm 2005, tỷ lệ 121,66% đã làm cho lợi nhuận năm 2006 tăng lên 7.266 triệu đồng. - Do công ty thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ, cụ thể tăng tỷ trọng mặt hàng nghêu, sò 35,88%, tăng tỷ trọng mặt hàng cá tra, basa 20,81% và giảm tỷ trọng mặt hàng tôm xuống 72,08% so với năm 2005. Vì thế, lợi nhuận của công ty giảm đi 1 triệu đồng. - Tổng giá vốn tăng lên 52.194 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty giảm 5.144 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 215.6222 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa tăng 14.777.949 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn tăng 954.736 đồng/tấn so với năm 2005 (bảng 14). - Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 6.357 triệu đồng so với năm 2005 nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm đi 6.357 triệu đồng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng 1.399 triệu đồng so với năm 2005 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1.399 triệu đồng. - Giá bán đơn vị của từng loại mặt hàng thủy sản năm 2006 thay đổi nên đã làm cho lợi nhuận của công tăng lên 21.756 triệu đồng so với năm 2005. Cụ thể là giá bán mặt hàng nghêu, sò tăng 229.015 đồng/tấn, giá bán mặt hàng cá tra, basa 18.777.919 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 16.225.129 đồng/tấn so với năm 2005. Bảng 14: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2006 so với năm 2005 Chỉ tiêu Giá bán đơn vị (đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn) Nghêu, sò 229.015 -2.156.222 889 Cá tra, basa 18.777.919 14.777.949 572 Tôm -16.225.129 954.736 -253 Tổng cộng 3.205.987 758.022 1.208 Năm 2007-2006 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng 4.124 triệu đồng, với tỷ lệ là 116,48% so với năm 2006. Nguyên nhân là do: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi đã làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng lên 13.776 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ các mặt hàng cụ thể sau: khối lượng mặt hàng nghêu, sò giảm 261 tấn, mặt hàng cá tra, basa tăng 1.968 tấn và mặt hàng tôm giảm 79 tấn so với năm 2006. - Kết cấu của các mặt hàng thủy sản không ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006. - Tổng giá vốn giảm đi 13.348 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty tăng 13.348 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 2.115.924 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.854.246 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn giảm đi 72.194.952 đồng/tấn so với năm 2005. - Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 4.228 triệu đồng so với năm 2006 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi 4.228 triệu đồng so với năm 2006. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2007 giảm 979 triệu đồng so với năm 2006 nên lợi nhuận của công ty tăng lên 979 triệu đồng. - Giá bán của mặt hàng nghêu, sò giảm 5.465.886 đồng/tấn, giá bán của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.745.748 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 62.701.396 đồng/tấn nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 19.751 triệu đồng. Bảng 15: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2007 so với năm 2006 Chỉ tiêu Giá bán đơn vị (đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn) Nghêu, sò -5.465.886 -2.115.924 -261 Cá tra, basa -4.745.748 -4.854.246 1.968 Tôm -62.701.396 -72.194.952 -79 Tổng cộng -2.347.389 -1.586.354 1.628 Các yếu tố tăng, giảm nhiều nhất, ít nhất Ta nhận thấy giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty. Bởi vì doanh thu bằng giá bán nhân với sản lượng cho nên giá bán bán tăng thì doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Nhưng đến năm 2007, sản lượng hàng hóa là nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất +13.776. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Chi phí bán hàng là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận nhiều nhất của công ty. Chủ yếu là do chi phí vận chuyển vì hiện nay giá xăng dầu tăng. Mặt khác công ty còn phải giao dịch với khách hàng. 5.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty 5.2.1. Các yếu tố tích cực - Công ty có vị trí thuận lợi: nằm trên trục lộ chính, gần sông và tọa lạc ngay vùng nguyên liệu tạo điều kiện cho việc vận chuyển dễ dàng có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. - Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Thông qua các tỷ số tài chính nhận thấy công ty đang phát triển khá tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các khoản nợ hợp lý đồng thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả. - Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồng bộ. Đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, lực lượng công nhân được đào tạo có tay nghề cao. Nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuê mướn nhân công. - Hệ thống dây chuyền có khả năng sản xuất đồng thời hai mặt hàng nghêu và cá tra. Điều này giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và nâng cao công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất. - Công ty đã tạo được uy tín thương hiệu tốt đối với khách hàng. Hiện nay công ty có lượng khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính. - Trên hầu hết các thị trường, giá thực phẩm thủy sản có xu hướng gia tăng. Do khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi nên nhu cầu nhập khẩu cá trắng tiếp tục tăng. - Công ty được ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế 4 năm từ năm 2003 và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo. 5.2.2. Các yếu tố tiêu cực Nguyên liệu - Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: ngoài một phần tôm sú nguyên liệu do công ty tự nuôi, phần lớn nguyên liệu nghêu, cá, tôm công ty phải thu mua từ bên ngoài. Do đó, các biến động của thị trường nguyên liệu đầu vào gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Đối với sản phẩm nghêu: Sản lượng nghêu nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên nên trong các năm qua, do công tác bảo vệ nguồn lợi nghêu giống chưa tốt, chưa có biện pháp khai thác, bảo vệ tái tạo phù hợp nên lượng nghêu giống xuất hiện ngày càng giảm. Trong quá trình nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường ô nhiễm, xuất hiện tảo độc,…cũng làm nghêu nuôi chết nhiều. + Đối với sản phẩm cá tra: tình trạng phát triển thiếu qui hoạch dẫn đến tình trạng thừa thiếu cá trong từng thời điểm, nguy cơ suy thoái môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh phát triển. Không xảy ra dịch bệnh lớn, nhưng bệnh cá xảy ra thường xuyên, nhất là thời điểm giao mùa. + Đối với sản phẩm tôm: Nghề nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại luôn phá vỡ môi trường, dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Việc nuôi tôm 1 vụ chính trong năm, nuôi tôm rãi vụ không khả thi dẫn đến nạn thiếu hụt tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. - Mặc dù Bộ Thủy sản cũng như Bộ NN-PTNT đã tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong thủy sản, Chính phủ cũng đã có Chỉ thị về việc này, song, trước tình hình quy định của các nước nhập khẩu thay đổi rất nhanh, ngày càng nghiêm ngặt cho thấy việc quản lý và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm tại nước ta còn một số tồn tại. Cụ thể : hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ NN-PTNT, Bộ Thủy sản vẫn được phép nhập khẩu để sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra nhập khẩu, sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất kháng chất của các Bộ liên quan chưa nghiêm; cơ sở chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu... Vì vậy, chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định còn chất kháng sinh, hóa chất Malachite green quá nhiều. - Nhu cầu thủy sản ở các thị trường truyền thống và lớn nhất là Nhật, EU và Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều nước. Tuy nhiên, việc xâm nhập vào các thị trường này vẫn còn nhiều cản trở do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại, sự thay đổi hành vi tiêu dùng, đặc biệt là những qui định của nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt. Ngày càng ít kháng sinh, hóa chất được sử dụng. Các mức giới hạn cho phép ngày càng thấp, tần suất lấy mẫu hàng nhập khẩu tăng khi cần thiết và thiết bị phân tích ngày càng có độ nhạy cao. Điều này đã làm hạn chế lượng hàng tiêu thụ ở các quốc gia này. Giá nguyên liệu - Hiện nay, do ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất cá tra, cá basa nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm ra thị trường. Vì thế đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên cao. Điều này gây nhiều bất lợi cho công ty. Giá nguyên liệu tăng cao làm cho các chi phí và giá vốn hàng bán tăng lên. Tỷ giá hối đoái - Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc đồng USD yếu đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN xuất khẩu thủy sản và nông dân. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP cho biết, đối với DN, các lô hàng xuất khẩu phần lớn thanh toán bằng USD; trong khi đó, nguyên liệu, vật tư chủ yếu cho sản xuất đều sử dụng các nguồn trong nước và thanh toán bằng VND chứ không phải nhập khẩu. Tỷ giá USD trước đây là hơn 16.000đ/1 USD, nay chỉ còn 15.700đ và được dự báo sẽ còn thấp nữa. USD yếu, VND thiếu hụt trong lưu thông, các ngân hàng chủ trương hạn chế mua USD, hoặc mua với tỷ giá thấp, thu phí 2% khiến cho DN rất khó bán ngoại tệ thu về sau xuất khẩu để thu hồi vốn và trang trải chi phí sản xuất. Ngoài ra, các DN đang rơi vào tình trạng dư ngoại tệ, nhưng vẫn phải vay VND với lãi suất cao, do đó phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký trước đây. Cùng với không khí chung đó thì công ty cũng thể tránh khỏi những ảnh hưởng của việc đồng USD mất giá. - Hậu quả của tình trạng thiếu VND và USD yếu đã lan sang người nuôi, khi các DN buộc phải giảm giá mua nguyên liệu, hoặc ngừng mua. Nhiều hộ nuôi đã chọn giải pháp bán “non” cho các công ty để thu hồi vốn. Nhưng, người bán nhiều, người mua lại ít. Hơn nữa, nếu bán “non” sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để chế biến xuất khẩu. Còn nếu cứ duy trì nuôi để đợi DN chế biến thì người nông dân cũng phải trả giá nặng nề, nhất là những hộ nhỏ lẻ, bởi giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, phí vận chuyển đều lên cao (tăng khoảng 20%). Các chuyên gia dự báo nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất cho vụ sau là điều chắc chắn, thậm chí nghiêm trọng. Bởi, nuôi thủy sản cần vốn đầu tư lớn, người dân chỉ lỗ 1-2 vụ thì sẽ mất trắng, khó có thể hồi phục để tiếp tục đầu tư. Mặc dù thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới 126 thị trường, giá trị mỗi năm lên tới 4 tỷ USD, nhưng phương thức làm ăn vẫn nhỏ lẻ, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Do vậy, khi thiếu tiền mặt tất cả đều chao đảo nghiêm trọng. Kết luận, qua phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, ta thấy mức độ ảnh hưởng của giá vốn, chi phí hoạt động, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng hàng bán tăng, giá bán hàng tăng ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Công ty cần quản lý tốt các chi phí để góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. CHƯƠNG 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, nhìn chung công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, công ty cũng còn một số vấn đề còn tồn động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cần sớm được giải quyết. Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế, cũng như phát huy được những mặt tích cực góp phần tăng lợi nhuận của công ty, sau đây xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề. 6.1. Tăng doanh thu: Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng ổn định, vì thế việc duy trì tốc độ tăng doanh thu là một trong những việc làm cần thiết. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặt khác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nó cũng là nền tảng để thu hút khách hàng mới và sẽ tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần phải chú trọng đến chiến lược marketing, nghĩa là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ để phân phối sản phẩm của công ty. Công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm mang đặc tính mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Nhanh chóng tìm các thị trường mới, thị trường thay thế. Theo cơ cấu thị trường, dẫn đầu qua các năm là EU. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường này, song, dễ dẫn tới rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường. Do vậy, cần tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hiện có, tìm kiếm và ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquantri37quantri34.tk.doc
Tài liệu liên quan