Đề tài Phân tích giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Phân tích giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lý do chọn đề tài. Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO 7/11/2006, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập một cách sâu rộng thì việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng, mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo ra những động lực mới, những đột phá mới, từ tư duy đến thực tiễn để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng chậm phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới ở nước ta đã chỉ ra rằng qua 10 năm thành lập và phát triển từ tháng 7/2000, TTCK đã đáp ứng yêu cầu về vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện sự nghiêp CNH-HĐH...

docx63 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lý do chọn đề tài. Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO 7/11/2006, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập một cách sâu rộng thì việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng, mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo ra những động lực mới, những đột phá mới, từ tư duy đến thực tiễn để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng chậm phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới ở nước ta đã chỉ ra rằng qua 10 năm thành lập và phát triển từ tháng 7/2000, TTCK đã đáp ứng yêu cầu về vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện sự nghiêp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất nhiều yếu tố rủi ro chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài. Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống TTCK, phân tích các rủi ro gắn liền với các loại chứng khoán, để làm cơ sở lý giải một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam kết hợp với việc đánh giá thực trạng cơ sở vật chất. Từ đó, đề xuất một số chiến lược phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua các phương tiện thông tin như wedsite, tivi…Qua các sách báo, tạp chí kinh tế, chứng khoán,... Phương pháp xử lý số liệu: Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp các biến động của thị trường qua các năm qua đó có thể thấy thực trạng TTCK trong những năm qua, trong hiện tại và những định hướng trong tương lai từ đó, đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu những biến động của TTCK Việt Nam từ đầu năm 2010 đến nay. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm: Lời mở đầu Phần 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Kết luận CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Lý luận về thị trường chứng khoán 1.1.1 Khái niệm TTCK TTCK là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Cũng có định nghĩa cho rằng TTCK là thị trường vốn mua bán các giấy nợ trung, dài hạn (chứng khoán có thời hạn trên 1 năm) và các loại cổ phiếu. Các công cụ trên TTCK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính quyền địa phương, các hợp đồng vay thế chấp. Các công cụ trên thị trường vốn thường có thời hạn dài như trái phiếu, cổ phiếu…nên có mức rủi ro cao do đó giá cả của nó dao động mạnh hơn so với các công cụ của thị trường tiền tệ vì vậy phải có cơ chế phát hành và lưu thông chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt hại cho nền kinh tế. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ sau đó tăng dần rồi hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “ thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán, … với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia vào thị trường đó. Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. 1.1.3. Phân loại TTCK Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia làm 2 cấp: - Thị trường sơ cấp (hay thị trường phát hành): Là hoạt động chào bán ra công chúng lần đầu tiên một loại chứng khoán của Chính phủ hay doanh nghiệp, đó chính là việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Trừ trái phiếu chính phủ, tất cả các tổ chức kinh tế muốn phát hành chứng khoán đều phải được phép của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN ). Thông thường việc phát hành CK ra công chứng được sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính trung gian như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư,… - Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành CK là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu CK từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần. - Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Thị trường sơ cấp là tiền đề cho hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó tạo ra hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Chính việc mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh khoản cho CK, đó là tính chất dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Các nhà đầu tư nắm giữ các loại CK thường nhắm các cơ hội bán đi CK để kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra: TTCK tập trung (SGDCK) hay TTCK không tập trung (thị trường OTC). - TTCK tập trung: Là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khoán gọi là SGDCK. Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật chứng khoán. - TTCK không tập trung (thị trường OTC): là hoạt động giao dịch của CK không thông qua SGDCK, mà thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên với phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và mạng máy tính. Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra 2 loại thị trường: - Thị trường giao ngay (Spot market): Là thị trường của những giao dịch CK mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá trị hiện tại và sẽ thanh toán ngay hoăc vào một ngày gần sau đó. - Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai (Future market):Là thị trường của các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng giao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày ở tương lai trong kỳ hạn. 1.2 Chức năng của TTCK 1.2.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Vai trò quan trọng đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hình thành các nguồn vốn lớn có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn phát triển kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tiễn đã chứng minh TTCK là công cụ huy động vốn hết sức hiệu quả. 1.2.2 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. TTCK tạo ra cơ hội thuận tiện khuyến khích xã hội tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách có hiệu quả, qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội chỉ có một số tiền tiết kiệm nhỏ, nhưng tổng số tiền tiết kiệm của cả xã hội sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho đầu tư. Mặt khác, trong xã hội cũng tồn tại các quỹ tiền tệ tập trung: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm,… đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm, nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có một TTCK tồn tại song hành với nó. 1.2.3 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. TTCK cung cấp cho xã hội một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều cơ hội lựa chọn các loại CK trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro cho phép khách hàng có thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình. 1.2.4 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Các chỉ số của TTCK phản ánh sinh động thực trạng của nền kinh tế một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Giá CK tăng cho thấy đầu tư đang được mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá CK giảm cho thấy những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Có thể nói TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, là công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. 1.2.5 Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán. Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các chứng khoán khác khi họ muốn, đây là yếu tố linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. 1.2.6 Đánh giá giá trị doanh nghiệp. Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3 Sở giao dịch chứng khoán 1.3.1 Khái niệm. SGDCK là nơi tập trung các giao dịch chứng khoán một cách có tổ chức tuân theo những luật định nhất định. SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khoán, không tham gia vào việc ấn định và can thiệp giá chứng khoán mà là nơi gặp gỡ các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng đấu giá, mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. 1.3.2 Hình thức sở hữu. SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập theo qui định của luật pháp, SGDCK có thể có các hình thức sau: + Là một tổ chức vận hành theo nguyên tắc thành viên. + Là một tổ chức do chính phủ sở hữu. 1.3.3 Chức năng của SGDCK + Tổ chức quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán. + Quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán. + Cung cấp các dịch vụ liên quan đến mua bán chứng khoán. 1.4 Hàng hóa của thị trường chứng khoán 1.4.1 Cổ phiếu 1.4.1.1 Khái niệm Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Khi một công ty cổ phần huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hoá sản xuất, họ chia số vốn cần huy động thành những phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào công ty bằng cách mua các cổ phần. Khi đó, các nhà đầu tư trở thành cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. 1.4.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu Hình thức cổ phiếu: Cổ phiếu có thể tồn tại dưới dạng chứng chỉ hoặc dưới dạng tài khoản hay bút toán ghi sổ (các cổ đông nắm giữ giấy báo Có số tiền trên tài khoản của mình). Hình thức thứ hai còn được gọi là chứng khoán phi vật thể hay chứng khoán phi vật chất. Hình thức cổ phiếu do Bộ tài chính phát hành, thống nhất trên toàn quốc. Công ty cổ phần nào niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thì mẫu cổ phiếu phải do Nhà nước quản lý. Thời hạn cổ phiếu: Thời hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn hoạt động của công ty cổ phần phát hành ra nó. Về nguyên tắc, cổ đông chỉ được hoàn vốn khi công ty cổ phần chấm dứt hoạt động. Trên thực tế, rất ít khi một công ty đang hoạt động hiệu quả mà lại giải thể. Còn một khi công ty hoạt động kém hiệu quả buộc phải giải thể thì khả năng hoàn vốn cho cổ đông là rất nhỏ. Do đó, cổ phiếu được coi như một loại chứng khoán vĩnh viễn, vô thời hạn. Trên thực tế, vẫn có những loại cổ phiếu được hoàn vốn và điều này do Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định. Mệnh giá cổ phiếu: Mệnh giá, hay giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho cổ phiếu, ghi trên bề mặt cổ phiếu, xác định số tiền tối thiểu mà công ty phát hành phải nhận được trên mỗi cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị vào thời điểm phát hành lần đầu để huy động vốn và không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Ở Việt Nam, mệnh giá của cổ phiếu niêm yết tại SGDCK được quy định thống nhất là 10.000 VND. 1.4.1.3 Phân loại cổ phiếu + Phân loại theo quyền lợi cổ đông + Phân loại theo thị trường huy động vốn 1.4.2 Trái phiếu 1.4.2.1 Khái niệm Trái phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc chứng từ ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. 1.4.2.2 Đặc điểm của trái phiếu Trái phiếu có mệnh giá: Mệnh giá trái phiếu có thể do luật định hoặc do tổ chức phát hành quy định. Ở Việt Nam, mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp nhà nước và trái phiếu chính phủ sẽ do Nhà nước quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ tài chính và quyết định cho từng đợt phát hành trái phiếu.Theo quy định hiện hành là 100.000 VND và các bội số của 100.000 VND. Trái phiếu có thời hạn: Thời hạn của trái phiếu là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu. Trái phiếu có thể được hoàn vốn khi đáo hạn, nhưng cũng có thể được hoàn vốn trước hạn toàn bộ hay từng phần, do đó, thời hạn trung bình (thời gian mà toàn bộ 100% số tiền của trái phiếu được sử dụng) của trái phiếu có thể có thể bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu có quy định lãi suất và thời hạn trả lãi: Mỗi trái phiếu đều ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày nhất định. Số lãi thường được ghi là một tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu, gọi là lãi suất. 1.4.2.3 Phân loại trái phiếu Trái phiếu công ty: Là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: - Trái phiếu có đảm bảo: Là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. - Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: - Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. - Trái phiếu có thể bán lại: Cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. - Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Trái phiếu chính phủ và các cơ quan nhà nước Trái phiếu chính phủ: Là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Trái phiếu công trình: Là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành. 1.4.3 Các chứng khoán phái sinh. Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, bên cạnh hai công cụ lưu thông chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu, còn xuất hiện các giao dịch mua bán các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán, bao gồm những loại sau: Chứng quyền. Chứng quyền là một chứng thư do công ty phát hành cho các cổ đông hiện hữu, trong đó quy định cổ đông đó được quyền mua một lượng cổ phiếu mới phát hành theo giá quy định thấp hơn giá thị trường trong một thời gian nhất định. Chứng quyền chỉ tồn tại ở dạng chứng thư, không có chứng quyền tài khoản, có thời hạn hiệu lực ngắn và trong thời hạn đó, hiệu lực của nó là không thể huỷ ngang. Trên chứng quyền có ghi rõ số lượng quyền mua cổ phiếu mới và giá mua ưu đãi. Chứng quyền là một loại hàng hoá đặc biệt được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, giá của nó phụ thuộc giá trị của chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về thị giá của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền. Bảo chứng phiếu Bảo chứng phiếu là một chứng thư do tổ chức phát hành ra cho tất cả những người mua cổ phiếu và trái phiếu mới của công ty khi có đợt phát hành mới. Người nắm giữ bảo chứng phiếu được quyền mua một lượng cổ phiếu và trái phiếu nhất định theo một giá quy định trong tương lai. Giá đó thường cao hơn giá phát hành. Mục đích của việc phát hành bảo chứng phiếu là nhằm tạo ra một nhu cầu tiềm ẩn đối với cổ phiếu và trái phiếu của công ty mình trong tương lai. Các công ty phát hành chứng minh một cách gián tiếp là cổ phiếu và trái phiếu của mình sẽ tăng giá trong tương lai, hoặc mức giá hiện tại là còn ở mức khuyến mại. Cam kết trong bảo chứng phiếu cũng là một cam kết không thể huỷ ngang trong suốt thời hạn hiệu lực. Thời hạn của bảo chứng phiếu là dài hạn hoặc vô hạn. Khi phát hành, giá trị nội tại của bảo chứng phiếu là bằng không, nhưng nó sẽ có giá trị trong tương lai. Thị giá của chứng phiếu tuỳ thuộc vào các yếu tố như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng khế, giá trị cổ phiếu cơ bản. Hợp đồng quyền chọn. Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” và một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một lượng chứng khoán, với một giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn cũng là một loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán rất phát triển Hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong đó người bán cam kết giao một số lượng nhất định chứng khoán và người mua sẽ trả tiền khi nhận số chứng khoán đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng tương lai là những hợp đồng chuẩn theo mẫu, trong đó các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được xác định trước, được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về số lượng, chất lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác. Với hợp đồng tương lai, số tiền đặt cọc của các bên thường lớn, có khi đến 100%, phí hoa hồng mua bán hợp đồng tương lai thường rất cao, việc thanh toán mua bán các hợp đồng này thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại trung tâm thanh toán bù trừ. 1.5 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. 1.5.1 Nhà phát hành. Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán, hàng hoá của thị trường chứng khoán: - Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. - Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. - Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng,... phục vụ cho hoạt động của họ. 1.5.2 Nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. 1.5.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán. - Công ty chứng khoán. - Quỹ đầu tư chứng khoán. - Các trung gian tài chính. 1.5.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. - Cơ quan quản lý Nhà nước. - Sở giao dịch chứng khoán. - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. - Công ty dịch vụ chứng khoán: + Các tổ chức tài trợ chứng khoán. + Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm. 1.6. Nguyên tắc hoạt động và điều kiện cho sự hình thành TTCK. 1.6.1 Nguyên tắc hoạt động. Sự hoạt động của TTCK là rất phức tạp, nhưng nhìn chung nó hoạt động tuân theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc trung gian. TTCK hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay bán chứng khoán thực hiện mà do người môi giới trung gian thực hiện. Đây là nguyên tắc trung gian cơ bản cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Nguyên tắc trung gian nhằm bảo đảm các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp và ngày càng phát triển, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Nguyên tắc đấu giá. Mọi việc mua bán chứng khoán đều phải tuân thủ theo nguyên tắc đấu giá. Hiện nay có ba hình thức đấu giá cơ bản: - Đấu giá trực tiếp: Các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau (thông qua một trung gian). - Đấu giá gián tiếp: Là hình thức các môi giới không trực tiếp gặp nhau. - Đấu giá tự động: Là hình thức đấu giá qua hệ thống nối mạng giữa máy chủ và các cơ sở giao dịch với hệ máy của các công ty chứng khoán thành viên. Nguyên tắc công khai. Là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán ra công chúng đều được công khai, như là các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tình hình tài chính. Kết quả kinh doanh của các công ty có chứng khoán đăng ký niêm yết trên thị trường, số lượng và giá cả từng loại chứng khoán đã mua bán đều được thông báo công khai trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 1.6.2 Điều kiện cho sự hình thành TTCK. Không phải bất kì lúc nào ta muốn thành lập TTCK là có thể thành lập được ngay, muốn TTCK hoạt động có hiệu quả thì phải đảm bảo một số những điều kiện nhất định: Điều kiện về cổ phần hoá. Nền kinh tế ổn định tạo tiền đề cho các doanh nghiệp cổ phần theo một lộ trình xác định tạo ra nguồn hàng hóa cho TTCK hoạt động. Chất lượng cổ phần hóa của các doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK . Điều kiện pháp lý. TTCK liên quan đến vấn đề sở hữu, quan hệ kinh tế giữa chủ thể và toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, cần xây dựng kiện toàn hệ thống pháp lý là điều kiện quan trọng cho TTCK phát triển là tiêu đề duy trì lòng tin và bảo vệ các nhà đầu tư. Điều kiện kỹ thuật và tổ chức. Để giúp cho hoạt động trên thị trường diễn ra trôi chảy, hiệu quả cần xây dựng một hệ thống giao dịch, hệ thống xử lý dữ liệu, hệ thống thông tin, hệ thống thanh toán bù trừ, lưu giữ chứng khoán với mô hình và mức độ tự động hoá thích hợp đáp ứng được khối lượng giao dịch, mặt khác tính được xu hướng mở rộng của thị trường và khả năng có thể nâng cấp trên cơ sở có sẵn. Bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTCK cần phát triển các tổ chức hoạt động trên thị trường: - Các công ty bảo hành phát hành CK. - Các công ty môi giới CK. - Các công ty giao dịch CK cho chính mình. - Các quỹ đầu tư. - Tổ chức tư vấn. - Nhân viên giao dịch. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Đồng thời phát triển các công ty kiểm toán trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu thẩm định cả hai phía: các tổ chức CK, các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Điều kiện về con người. Nhân tố con người đóng vị trí hết sức quan trọng đối với sự thành công của TTCK. Vì đây là một ngành rủi ro cao nên phải có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, nghiệp vụ và có tư cách. Vì vậy cần đào tạo cán bộ cho TTCK, thực hiện trước khi thành lập TTCK. - Cán bộ quản lý giám sát thị trường, công tác tại Ủy ban chứng khoán. - Cán bộ quản lý, điều hành tại sở giao dịch CK và tại các hệ thống phụ trợ. - Nhân viên KDCK tại các công ty KDCK. 1.7 Một số định chế tài chính trung gian Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. 1.7.1 Chức năng. Chức năng tạo vốn. Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn. Chức năng cung ứng vốn. Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người tiết kiệm. Chức năng kiểm soát. Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp vay vốn. 1.7.2 Các định chế tài chính trung gian. - Ngân hàng thương mại. - Công ty tài chính. - Quĩ tín dụng. - Công ty bảo hiểm. - Công ty chứng khoán. 1.8 Mô hình TTCK Việt Nam. 1.8.1 Cơ quan quản lý TTCK Việt Nam. Đối với Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UNCKNN) đã được thành lập để quản lý và giám sát thúc đẩy cho thị trường phát triển theo định hướng XHCN và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 1.8.2 Về sở giao dịch chứng khoán. Ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP HCM đã chính thức khai trương và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Qua 10 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP HCM đã chính thức được khai trương. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. TTGDCK Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau 5 năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tư. 1.8.3 Cách thức và các loại lệnh được sử dụng trong giao dịch. Việc mua bán chứng khoán trên các thị trường chứng khoán dựa vào các nhà môi giới và nhà kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện việc giao dịch, nhà đầu tư phải cung cấp cho nhà môi giới những thông tin nhất định. Một trong những thông số mà nhà đầu tư phải cung cấp cho nhà môi giới là các loại lệnh mua bán hay Lệnh giao dịch là chỉ thị mua hoặc bán chứng khoán của người đầu tư cho người môi giới của công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch. Cách thức đặt lệnh Khi khách hàng muốn giao dịch, họ phải đặt lệnh bằng một trong các hình thức sau đây: - Đặt lệnh trực tiếp tại phòng lệnh của công ty chứng khoán. - Đặt lệnh qua điện thoại. - Qua mạng máy tính nối mạng trực tiếp với phòng lệnh của công ty chứng khoán. Nội dung của mẫu lệnh gồm các thông tin sau: - Lệnh đó là Mua hay Bán, được in sẵn với mẫu khác nhau. - Số lượng. - Tên chứng khoán, mã số loại chứng khoán. - Tên của khách hàng và mã số. - Ngày giờ đặt lệnh. - Thời gian có hiệu lực của lệnh. Các loại lệnh - Lệnh thị trường (lệnh mua bán theo giá thị trường ) Là lệnh chỉ thị cho nhà môi giới mua hoặc bán một chứng khoán theo giá tốt nhất có thể có được trên thị trường (giá cao nhất đối với lệnh bán hoạc giá thấp nhất đối với lệnh mua). Hiện nay, lệnh này chưa được sử dụng ở Việt Nam. - Lệnh giới hạn (LO) là chỉ nhà môi giới không được mua một chứng khoán quá mức giá ấn định trước hoặc bán một chứng khoán thấp hơn mức giá đã chỉ định. Lệnh giới hạn là một lệnh có điều kiện: Khi nhận được lệnh này người môi giới phải mua và bán một số lượng chứng khoán nhất định theo giá đã được ấn định hoặc tốt hơn. - Một lệnh mua có giới hạn chỉ có thể được người môi giới thực hiện ở mức giá đã được ấn định hoặc thấp hơn. Ngược lại, một lệnh bán có giới hạn chỉ được thực hiện ở mức giá đã được ấn định hoặc ở mức giá cao hơn - Lệnh dừng là lệnh chỉ cho người môi giới không được thực hiện việc mua bán cho đến khi giá thị trường lên xuống phù hợp với giá đã ấn định. Có hai loại lệnh dừng mua khi giá chưa lên đến giá ấn định và lệnh dừng bán khi giá chưa tụt xuống tới mức ấn định. Hiện tại lệnh này chưa được áp dụng tại Việt Nam. - Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh. Khi nhập vào hệ thống, lệnh ATO không cần phải xác định mức giá nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc ghi giá. Trong thời gian đặt lệnh, lệnh ATO được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước lệnh giới hạn. Khi hệ thống tiến hành khớp lệnh, lệnh ATO được coi là lệnh có ưu tiên thực hiện đầu tiên. Nếu lệnh ATO chỉ được khớp một phần hoặc không được khớp, hệ thống giao dịch sẽ huỷ bỏ toàn bộ số chứng khoán còn lại không được giao dịch sau khi khớp lệnh (tức là lệnh ATO chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh và không có giá trị trong đợt khớp lệnh tiếp theo). Lệnh ATO được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ thứ nhất. - Lệnh ATC giống lệnh ATO nhưng được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ thứ ba. - Lệnh Huỷ mua: Dùng để hủy lệnh đã đặt Mua cổ phiếu. - Lệnh Huỷ bán: Dùng để huỷ lệnh đã đặt Bán cổ phiếu. Chú ý: Lệnh chỉ được Huỷ khi lệnh đặt chưa khớp. 1.8.4 Một số kiến thức khác về TTCK. Chỉ số giá chứng khoán Trên thế giới có nhiều phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán khác nhau, nhưng chỉ số giá chứng khoán được tính bằng công thức: HNX-Index = ∑ Pit x Qit ∑ Pio x Qit Trong đó, Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại. Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc i : 1,……, n) VN INDEX = Pt*Qt Po*Qo Trong đó: Pt là giá tại thời điểm hiện tại Po là giá tại thời điểm gốc Qt là số lượng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại Q0 là số lượng cổ phiếu ở thời điểm gốc Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua bán trong khoảng thời gian nhất định và tạo ra giá khớp có khối lượng mua bán đạt được là lớn nhất. Những lệnh thoả mãn giá khớp sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. Biên độ giao động giá: Là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu hiện tại biên độ giao động giá ở các sàn là: Sàn TP.HCM +- 5%, sàn Hà Nội +-7%, sàn Upcom +-10%. Thời gian giao dịch Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ theo qui định của nhà nước. HOSE Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. - Từ 8g30 đến 9g00: Khớp lệnh định kỳ (xác định giá mở cửa). - Từ 9g00 đến 10g15: Khớp lệnh liên tục. - Từ 10g15 đến 10g30: Khớp lệnh định kỳ (xác định giá đóng cửa). - Từ 10g30 đến 11g00: Giao dịch thỏa thuận. - 11g00: Đóng cửa. Đối với trái phiếu. - Từ 8g30-11g00: Giao dịch thỏa thuận - Giờ giao dịch có thể thay đổi khi: + Hệ thống giao dịch gặp sự cố. + Khi có ½ thành viên bị sự cố hệ thống. + Thiên tai, hỏa hoạn hay các sự cố khác không thể khắc phục được. HASTC: Áp dụng phương pháp khớp lệnh liên tục cho cả phiên giao dịch. Đơn vị giao dịch: Là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống. Đơn vị giao dịch còn được gọi là lô chẵn. Lô chẵn là lô giao dịch có số lượng từ 10 đến 19.990 cổ phiếu. Giao dịch lô chẵn được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ tại thị trường giao dịch tập trung. Theo qui định của HOSE đơn vị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quĩ đầu tư là 10 cổ phiếu, trái phiếu không qui định lô giao dịch. Còn HASTC đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu hoặc 10 triệu đồng tính theo mệnh giá trái phiếu. Đơn vị yết giá. Đơn vị yết giá được biểu thị qua bảng sau: HOSE Mức giá Đơn vị yết giá <49.900 100 đ 50.000- 99.500 500 đ >100.000 1.000 đ HASTC: Đối với cổ phiếu là 100 đồng, trái phiếu không qui định. Đối với giao dịch thỏa thuận không qui định đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá. Ngày thanh toán Theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa: -Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có các quyền đối với số chứng khoán đó. -Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Trong đó: + Ngày T: Giao dịch. + Ngày T+1: Đối chiếu. + Ngày T+2: Bù trừ. + Ngày T+3: Thanh toán. Ngày giao dịch hưởng cổ tức. Là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công ty phát hành. Ngày giao dịch không hưởng cổ tức. Là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức. So sánh cơ bản giữa niêm yết tại HOSE và HASTC. Nội dung HOSE HASTC Điều kiện Điều kiện niêm yết rất cao Điều kiện thấp hơn Thủ tục thông qua trong nội bộ công ty Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông Yêu cầu về tổ chức tư vấn Không bắt buộc Không bắt buộc Cơ chế xét duyệt thẩm tra và cấp phép niêm yết 45 ngày làm việc 20 ngày làm việc Cơ quan xét duyệt UBCKNN UBCKNN Cơ chế giao dịch Vốn điều lệ Từ 80 tỷVND(Thực góp) Từ 10 tỷ VND Có lãi 2 năm liền trước năm niêm yết đồng thời không có lỗ lũy kế. 1 năm liền trước năm đăng ký. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 2.1 Đôi nét về kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2010. Những tháng đầu năm kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều sự biến động lớn. Đầu tiên là tín hiệu hồi phục đã trở nên rõ ràng ở một số khu vực kinh tế chủ chốt, tuy nhiên kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trên chặng đường hồi phục của mình. Cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày một nghiêm trọng đang đe dọa lên nền kinh tế của các nước khu vực Euro cũng như đe dọa đẩy thế giới đến một khủng hoảng kinh tế mới. Thiên tai liên tục xảy ra ở các khu vực khác nhau với mức độ ngày càng trở nên nghiêm trọng cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến sự phục hồi của kinh tế thế giới bên cạnh đó mối đe dọa xảy ra xung đột vũ trang ở các khu vực nhạy cảm như Trung Đông, Nam Mỹ cũng gây ra những áp lực lớn. Tuy vậy, qua 8 tháng đầu năm 2010 này thì những tín hiệu phục hồi ở hầu hết các khu vực trên thế giới đã rất rõ ràng các khu vực kinh tế đều vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục và có những bước tăng trưởng tốt, khó khăn đã dần được loại bỏ và tạo lập được lòng tin cho các nhà đầu tư. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sức hấp dẫn của một số kinh tế trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. Theo biểu đồ này thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ 60 trong số 66 nước có sức hấp dẫn nhất thế giới. Biểu đồ sức hấp dẫn của các nền kinh tế năm 2009-2010 2.1.1 Nền kinh tế của một số khu vực kinh tế chủ chốt thế giới. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục đi lên với mức tăng trưởng 0.3 % trong quý I/2010. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng này là sự cải thiện mức chi tiêu cá nhân, xuất khẩu và hoạt động đầu tư khu vực tư nhân. Trong những báo cáo gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng nền kinh tế đang tiếp tục được cải thiện, cơ quan này cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ mức 2.8% - 3.5% lên mức 3.2 – 3.7% trong năm nay. Tuy vậy, quá trình hồi phục vẫn còn chậm và còn chứa đựng nhiều rủi ro thị trường việc làm, tăng lên 9.4% và nhà đất vẫn ảm đạm lượng nhà xây dựng mới giảm 12.8 % mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua. Trong quí II/2010 kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng 0.6% vượt qua mức dự báo của các chuyên gia kinh tế, điều này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi đúng hướng, với sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2010 sẽ tạo động lực cho kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2010. Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm, cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng trở nên nghiêm trọng. GDP khu vực EU tăng 0.2% trong quý I, với sự cải thiện của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự hồi phục này chưa thật bền vững do sự đe dọa của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong quí II/2010 khu vực đồng tiền chung EU có những bước tăng trưởng ngoạn mục với mức 1% có được mức tăng trưởng này là do mối đe dọa của cuộc khủng hoảng nợ công đã không còn mạnh mẽ như những tháng đầu năm do nỗ lực của tất cả các chính phủ trong khối UE. Kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á đã hỗ trợ mạnh mẽ cho kinh tế Nhật những tháng đầu năm 2010. GDP quý I của Nhật tăng 1.2 %, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ 4,9%, cao hơn nhiều so với khu vực châu Âu và Mỹ. Tuy vậy, kinh tế Nhật đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là nợ công và thâm hụt ngân sách đã lên tới mức báo động khiến những chính sách kích cầu, chống giảm phát kinh tế bị hạn chế và sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu trong khi nhu cầu nội địa vẫn thấp khiến tăng trưởng của Nhật không bền vững trong điều kiện kinh tế thế giới hồi phục chậm ảnh hưởng tới xuất khẩu ngoài ra, biến động trên chính trường, việc thay đổi thủ tướng và nội các đầu tháng sáu năm nay là cơ hội cho một sự thay đổi về điều hành kinh tế, đồng thời cũng là thách thức lớn cho chính phủ mới thành lập. Trong bối cảnh hiện nay các nền kinh tế mới nổi với nòng cốt là nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) lại là động lực mạnh mẽ kéo kinh tế thế giới đi lên. Một số nước đã dần lấy lại đà tăng trưởng của giai đoạn trước khủng hoảng. Mặc dù vậy tăng trưởng quá nóng và nguy cơ lạm phát tại một số nền kinh tế trong nhóm các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,… đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chính sách, hạ nhiệt kinh tế. Thảm họa cháy rừng ở Nga cũng đang rất nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của nước này và nền kinh tế thế giới. 2.2 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với nhiều thành tựu mức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8.4%. Thị trường chứng khoán có một năm tăng mạnh với chỉ số Vn-Index đạt trên ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007. Tuy nhiên mức nhập siêu tăng đặc biệt là với Trung Quốc tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995. Đúng vào thời điểm đó thì thị trường tín dụng, bất động sản của Mỹ xảy ra khủng hoảng và lan rộng một cách nhanh chóng theo một dây chuyền trong sự liên thông giữa thị trường bất động sản, tiền tệ, chứng khoán, nhiều ngân hàng và định chế tài chính Mỹ và thế giới rơi vào tình trạng thua lỗ nặng, mất tính thanh khoản, đối diện với nguy cơ phá sản cao, kể từ tháng 8-2007 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bắt đầu đến tận cuối năm 2009 thì nền kinh tế thế giới mới có những dấu hiệu phục hồi. Trong bối cảnh đó Việt Nam vẫn nỗ lực tiếp tục đà tăng trưởng đã đạt được từ những năm trước đó. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những biến động lớn về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên. Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009 kinh tế nước ta đạt được những thành tựu: tăng trưởng GDP 5.2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ. Lạm phát được kiểm soát duy trì ở mức dưới hai con số. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những điểm cần chú ý: bội chi ngân sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ chính phủ và nợ nước ngoài tăng lên, nhập siêu và cán cân thanh toán tài khoản vãng lai bị thâm hụt, gây sức ép lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Trong quí I năm 2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5.83%, gấp gần 1.9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5.8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.6%, thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao,… Sáu tháng đầu năm 2010 kinh tế Việt Nam có những tín hiệu tích cực Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sáu tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8.43 tỷ USD, bằng 80.9% so với cùng kỳ năm 2009. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào nước ta 7 tháng đầu năm 2010 là trên 70 tỷ mức khá cao trong bối cảnh chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Biểu đồ so sánh đầu tư nước ngoài FDI 7 tháng đầu năm 2009-và 7 tháng đầu năm 2010 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 7 tháng năm 2009 7 tháng năm 2010 So cùng kỳ 1 Vốn thực hiện triệu USD 6,300 6,400 101.6% 2 Vốn đăng ký triệu USD 13,375 9,128 68.2% 2.1. Cấp mới triệu USD 7,979 8,413 105.4% 2.2. Tăng thêm triệu USD 5,396 715 13.3% 3 Số dự án 3.1. Cấp mới dự án 635 533 83.9% 3.2. Tăng vốn lượt dự án 241 137 56.8% 4 Xuất khẩu 4.1. Kể cả dầu thô triệu USD 16,314 20,674 126.7% 4.2. Không kể dầu thô triệu USD 12,611 17,670 140.1% 5 Nhập khẩu triệu USD 13,292 19,453 146.4% Nguồn: www.vneconomy.vn Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn: Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn khiêm tốn. Một số nhân tố kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, nhất là cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, cân đối vốn đầu tư phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Những khó khăn, thách thức đó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2010 như: sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn do hạn hán, nắng nóng trong suốt tháng 6/7 vừa qua, ngay sau đó chúng ta phải đối đầu với 2 cơn bão mạnh nhất là bão số 1 conson, giá cả thế giới tăng và đặc biệt là giá dầu tiếp tục gây áp lực lớn đến lạm phát lần đầu tiên trong nhiều tháng qua giá dầu thô thế giới đạt mức 82 USD/thùng. Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng làm cho nhập siêu bị đẩy mạnh trong tháng 1/2010 thâm hụt giữa xuất khẩu và nhập khẩu là 58,5 triệu USD, ảnh hưởng đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngọai hối giảm sút. Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi xuất có xu hướng tăng. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường quốc tế và cả ở thị trường trong nước ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số vàng với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 66,2 % điều này có nghĩa là 2 người lao động mới phải nuôi thêm một người phụ thuộc nếu tận dụng tốt giai đoạn này thì Việt Nam có thể tạo được một bước tiến dài về kinh tế. Biểu đồ dân số Việt Nam Dưới đây là biểu đồ so sánh tình hình lạm phát và GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Qua biểu đồ trên ta thấy rằng tình hình lạm phát ở nước ta vào quí I và quí II của năm 2010 ở mức trung bình chấp nhận được tuy mức lạm phát có cao hơn trong năm 2009 và cao hơn các nước trong khu vực nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh kinh tế của nước ta hiện nay thì điều đó hoàn toàn có thể kiểm soát được và sẽ không gây nhiều trở ngại lớn cho nền kinh tế nước ta. Hơn thế nữa với quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát thì tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc lạm phát sẽ được duy trì một cách hợp lý. 2.3 Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010. Qua 8 tháng đầu năm 2010, TTCK đã có những biến động nhưng chỉ số VN-Index nhìn chung không có những biến động lớn mà chỉ dao động quanh mức 500 điểm. Nguyên nhân của những biến động đó là do những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ. Chính sách thắt chặt tín dụng được áp dụng trong những tháng cuối năm 2009 đã khiến dòng tiền cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng bị hạn chế, điều đó khiến VN-Index điều chỉnh giảm mạnh vào cuối năm 2009. Tới những tháng đầu năm 2010, chính sách vĩ mô đã dần được nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi nỗi lo lạm phát đã dần lắng xuống. Chính điều này đã tạo nên đợt hồi phục khá ấn tượng của VN-Index từ mức 471 điểm lên mức 550 điểm trong giai đoạn từ cuối tháng 01/2010 tới đầu tháng 05/2010. Và cho đến nay đã xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế, hỗ trợ tích cực cho TTCK và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước khá khả quan nhưng do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và một số quốc gia Châu Âu, xu thế tăng điểm của thị trường trong nước đã bị gián đoạn VN-Index rơi xuống dưới 500 điểm vào cuối tháng 5 nhưng ngay sau đó VN-Index đã dần hồi phục trở lại trong tháng 6,7 cuối cùng đến tháng 8 thị trường đã có những điều chỉnh và giảm nhẹ. Biểu đồ HOSE-index năm 2009. (nguồn Qua biểu trên ta thấy chỉ số HOSE-index liên tục tăng điểm từ tháng 20/2/2009 đến tận tháng 10/2009 trước khi giảm điểm vào những tháng cuối năm 2009 nguyên nhân của sự điều chỉnh này như tôi đã trình bày ở trên là do sự thay đổi về chính sách tiền tệ cuả chính phủ. Biểu đồ VN-index những 8 tháng đầu năm 2010. Qua đến những tháng đầu năm 2010 VN-Index tiếp tục đà giảm điểm của những tháng cuối năm 2009. Đến tháng 2/2010 VN-Index đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực thị trường đã bắt đầu tăng điểm trở lại và xu thế đó kéo dài đến tận tháng 5/2010 có được điều đó là do chính sách nới lỏng tiền tệ của chính phủ cùng với việc giảm lãi suất vào tháng 3/2010. Trong tháng 5 lãi suất ngân hàng giảm nhưng chỉ số VN-Index lại điều chỉnh giảm do những tác động của nền kinh tế thế giới và thị trường cũng cần có thời gian để tích lũy trước khi có những bước tăng trưởng mới. Biểu đồ HNX-index năm 2009. (nguồn Biểu đồ HNX-index 8 tháng đầu năm 2010. Qua quan sát các biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong những tháng gần đây cả chỉ số VN-Index và HNX-Index đều có xu hướng giảm xuống sau một thời gian dài không có những biến động lớn VN-Index thường xuyên giao động quanh mức 500 điểm còn đối với HNX-index là 160 điểm. Nền kinh tế nước ta vẫn đang trên đà hồi phục với những dấu hiệu khởi sắc rõ ràng hơn nhưng cả hai chỉ số chứng khoán đều giảm theo tôi đó chỉ là những điều chỉnh mang tính chất kỹ thuật, nếu so sánh với năm 2009 ta thấy rằng đến tháng 7/8 thị trường bắt đầu tăng trưởng mạnh cho tới tận tháng 10 nhưng trước đó vào những tháng đầu năm cả hai chỉ số cũng đã có một thời gian điều chỉnh giảm. Vì vậy, theo tôi sau đợt điều chỉnh này sẽ tạo lực cho thị trường tăng trưởng vào những tháng cuối năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đợt điều chỉnh giảm trên là sự tăng giá của vàng, các nhà đầu tư thay vì đầu tư vào TTCK thì họ sẽ đầu tư vào thị trường vàng, nhưng đến một thời điểm nào đó khi giá vàng hạ nhiệt thì TTCK sẽ só những phiên tăng trưởng trở lại. Biểu đồ giá vàng thế giới (Nguồn www.kitco.com) Qua biểu đồ trên ta thấy giá vàng thế giới trong những tháng đầu năm 2010 đã tăng một cách nhanh chóng từ 1075 lên đến 1250 trong suốt từ tháng 2/2010 đến tháng 28/6/2010 mới hạ nhiệt. Nhưng đến những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 giá vàng có xu hướng tăng trở lại điều này cũng làm cho giá vàng trong nước có những biến động nhất định, giá vàng trong nước tăng lên 28 triệu VND/chỉ. Trong những tháng đầu năm vừa qua lãi suất đã có những dấu hiệu hạ nhiệt một cách rõ ràng, trong buổi làm việc với các Giám đốc ngân hàng Nhà nước và Tổng thư ký Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam ngày 27/4 vừa qua dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Giàu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam các bên đã đật được thỏa thuận sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0.5-1 % năm bắt đầu thực hiện vào ngày 1/5. Biểu đồ lãi suất từ 7/2009- 7/2010 (Nguồn www.vnexpress.net) Trong mối quan hệ giữa lãi suất và TTCK, khi lãi suất bước vào thời kỳ tăng cao nhất thì cũng đồng nghĩa TTCK bước vào một thời kỳ tăng trưởng. Với việc lãi suất tăng cao nhất vào tháng 3/2010 là 1,96% và bắt đầu giảm như trên có thể sẽ gây ra một đợt điều chỉnh giảm của chứng khoán. Khi lãi suất đạt mức cao nhất có nghĩa là lạm phát đã được đẩy lùi, sau đó lãi suất sẽ giảm tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng như vậy lãi suất và chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Biểu đồ mối quan hệ giữa lãi suất và TTCK (Nguồn www.cafef.com) Qua biểu đồ trên ta thấy rằng khi lãi suất tăng lên thì VN-index lại giảm điểm. Rõ ràng là giữa lãi suất và VN-index có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, hi vọng với đợt giảm lãi suất của các ngân hàng và các công ty chứng khoán sẽ tạo một lực đẩy giúp VN-index tăng trưởng mạnh. Lãi suất thị trường cũng là một nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán đặc biệt là lãi suất cho vay để đầu tư chứng khoán vì vậy, nhiều công ty chứng khoán đã giảm lãi xuất cho vay đầu tư chứng khoán nhằm kích thích nhà đầu tư lướt sóng. Công ty chứng khoán Rồng Việt giảm phí tài trợ cho đầu tư chứng khoán từ 0,05 %/ngày xuống còn 0.04% ngày, công ty HSC từ 18% năm xuống 16%/năm. Các công ty chứng khoán cho biết thời gian qua có rất ít nhà đầu tư vay để mua chứng khoán trong xu hướng giảm nên nhà đầu tư ngại lướt sóng. Nếu thị trường tốt, thanh khoản cao thì lãi vay trên 0,05%/ngày cũng không là vấn đề, còn như hiện nay nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi cũng hạn chế đầu tư (báo tuổi trẻ ngày 12/08/2010). Hi vọng với việc giảm lãi suất cho vay này của các công ty chứng khoán sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng thương mại lớn giảm lãi suất cho vay trong các tháng gần đây cũng là một tín hiệu tích cực. Ngân hàng MB tháng 5/2010 đã hạ lãi xuất cho vay ngắn hạn bằng VND thấp nhất đã là 12,8%/năm đối với các doanh nghiệp tốt theo đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13,5%/năm, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với ngân hàng. Bắt đầu từ tháng 7/2010 ngân hàng tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay xuống 12,5%/ năm đối với các khoản vay ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống tốt. Các khoản vay trung dài hạn cũng sẽ giảm dần. 2.3.1 Diễn biến của các nhóm ngành. Sau 5 tháng đầu năm 2010, VN-Index đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại với mức tăng 2,56% so với thời điểm 31/12/2009. Nhìn chung tất cả các nhóm ngành đều có sự gia tăng nhưng mức tăng còn hạn chế, cũng có những nhóm ngành đã tăng mạnh trong giai đoạn này, tiêu biểu như giá cổ phiếu ngành bảo hiểm có mức tăng trưởng gần 30% tiếp theo sau là nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, nếu ta xem xét kỹ những nhóm ngành này thì ta thấy đã có sự dịch chuyển doanh thu từ hoạt động xây lắp, cung cấp vật liệu xây dựng sang lĩnh vực bất động sản. Ngược lại với các ngành trên thì ngành Ngân hàng, Chứng khoán và các công ty cung cấp dịch vụ khai thác, dẫn truyền dầu khí lại tiếp tục giảm xuống những mức giá thấp hơn. Biểu đồ so sánh giữa ngành tài chính chứng khoán và VN-index trong năm 2009 (Đường màu xanh là đường chỉ số nghành còn đường màu cam là đường chỉ số VN- index) (Nguồn công ty chứng khoán Âu Việt) Biểu đồ so sánh giữa ngành bất động sản và VN-index trong năm 2009 (Đường màu xanh là đường chỉ số nghành còn đường màu cam là đường chỉ số VN- index) (Nguồn công ty chứng khoán Âu Việt) Qua 2 biểu đồ trên ta thấy rằng đường chỉ số các ngành bất động sản và nghành tài chính chứng khoán đều nằm trên đường VN-index và có những biến động gần giống với đường chỉ số VN-index điều này chứng tỏ rằng giữa TTCK và các nghành nghề kinh doanh khác nhau đều có những mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Giai đoạn từ cuối tháng 1/2010 tới đầu tháng 3/2010, do chính sách nới lỏng tín dụng của chính phủ đã có một lượng vốn lớn chảy mạnh vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn và trong giai đoạn từ cuối tháng 3/2010 tới đầu tháng 5/2010, nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ lại thu hút rất mạnh nhà đầu tư tham gia. Với chính sách nới lỏng tín dụng của chính phủ các dịch vụ tài chính đã được mở rộng điều đó đã mang lại những dấu hiệu tích cho TTCK. Đây chính là nguyên nhân khiến những mã cổ phiếu nhỏ, có lượng cổ phiếu lưu hành thấp đã tăng giá mạnh trong suốt tháng 4/2010. Điều này khiến phần lớn cổ phiếu đều tăng giá quá nhiều trong khi những yếu tố mang tính chất cơ bản chưa có nhiều thay đổi. Hậu quả việc tăng mạnh trong thời gian ngắn đã khiến thị trường điều chỉnh giảm hầu hết thời gian của tháng 5/2010 và thông tin thế giới tiêu cực cũng khiến đà giảm này mạnh lên. Trong suốt tháng 6 và 7 sau đó VN-index luôn ở thế giằng co quanh mức 495-515 điểm TT liên tục có những điều chỉnh và cuối cùng đến những phiên giao dich tháng 8 VN-index đã thường xuyên ở dưới 500. 2.3.2 Quy mô giao dịch. Giá trị giao dịch toàn thị trường ở mức tương đối thấp trong những tháng đầu năm khi VN-Index trong quá trình điều chỉnh giảm và giao dịch tăng khá mạnh trong quý II khi dòng tiền lớn được đưa vào thị trường. Cho tới cuối tháng 5/2010 và 6/2010 giá trị giao dịch vẫn duy trì ở mức cao thể hiện còn dòng tiền mạnh trong thị trường. Biểu đồ qui mô giao dịch của HSX và HNX từ năm 2006-2009 2006 2007 2008 2009 HOSE Khối lượng cổ phiếu(tr) 538,5 1.817 2.978 10.432 Giá trị tỷ VND 35.742 217.835 124.576 423.299 Giá tb một cổ phiếu 66.370 119.900 41.832 40.577 HASTC Khối lượng cổ phiếu(tr) 95,6 612 1.531 5.765 Giá trị tỷ VND 3.917 63.442 57.122 197.524 Giá tb một cổ phiếu 40.970 103.630 37.310 34.263 Toàn thị trường Khối lượng cổ phiếu(tr) 634.1 2.426 4.509 16.197 Giá trị tỷ VND 39.389 281.258 181.698 620.823 Giá tb một cổ phiếu 62.118 115.935 40.296 38.329 ( Nguồn công ty chứng khoán Âu Việt) Qua biểu đồ trên ta thấy rằng từ năm 2006-2009 khối lượng cổ phiếu và giá trị của các cổ phiếu niêm yết tại 2 sàn HOSE và HASTC đã tăng lên rất lớn. Đối với sàn HOSE khối lượng cổ phiếu niêm yết tăng gấp đôi, còn giá trị giao dịch tăng gấp 12 lần. Còn đối với sàn HASTC thì số lượng cổ phiếu niêm yết tăng 60 lần còn giá trị tăng 50 lần. Điều đó chứng tỏ rằng TTCK Việt Nam đã só những bước tiến đáng kể chỉ sau 4 năm từ 2006-2009. Qui mô thị trường HASTC Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số chứng khoán niêm yết 924 327 509 88 Tổng khối lượng niêm yết 7,368,756,917 4,779,055,548 1,676,760,000 912,941,369 Tổng giá trị niêm yết 226,755,969,170,000 49,950,555,480,000 167,676,000,000,000 9,129,413,690,000 (Nguồn ) Hiện tại thị trường có trên 900 loại chứng khoán niêm yết trên sàn HASTC, trong đó, có những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần môi giới như SSI, BVS,VND.Với tổng khối lượng niêm yết trên 7 triệu và tổng giá trị trên 226 ngàn tỷ đồng. Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Số CK niêm yết (1 CK) 315 253 5 57 Tỉ trọng (%) 100 80,32 1,59 18,10 KL niêm yết(ngàn CK) 11.900.577,18 11.512.296,80 276.099,29 112.181,09 Tỉ trọng(%) 100 96,74 2,32 0,94 GT niêm yết(triệu đồng) 129.102.069,93 115.122.968,03 2.760.992,90 11.218.109,00 Tỉ trọng (%) 100 89,17 2,14 8,69 (Nguồn ) Trên HOSE hiên đang có hơn 300 loại chứng khoán niêm yết, với 253 mã cổ phiếu, 57 mã trái phiếu và 5 lọai chứng chỉ quỹ, với khối lượng trên 11.000 CK, lớn hơn so với sàn HASTC. Tổng giá trị giao dịch 129.102 tỷ đồng . Phần lớn các công ty chứng khoán niêm yết là những công ty đầu tiên của TTCK Việt Nam, có lợi thế về kinh nghiệm, quy mô hoạt động và nguồn tài chính vững chắc. 2.3.3 Thị trường trái phiếu. Số lượng trái phiếu trên thị trường chứng khoán ngày càng dồi dào đi cùng với đó là chất lượng cũng được nâng cao một cách đáng kể, kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục chính vì thế mà nhu cầu phát hành trái phiếu của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. TTTP đã trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả, thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, góp phần giảm bớt sức ép tiền mặt trong lưu thông và hạn chế lạm phát. Phương thức phát hành ngày càng phong phú và không ngừng được cải tiến, độ an toàn cao ngày càng đáp ứng được quyền lợi và thị hiếu của nhà đầu tư, hơn thế nữa nhằm tăng tính cạnh tranh cho TTTP bộ tài chính đang đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý. Nhưng bên cạnh đó thị trường trái phiếu vẫn còn một số hạn chế nhất định: tuy TTTP đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua nhưng quy mô của nó vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, các nước trong khu vực thì quy mô thị trường tính theo tỷ lệ giữa số dư trái phiếu đang lưu hành trên GDP của VN mới chỉ ở mức khoảng 15%, trong khi tỷ lệ này ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia tối thiểu là trên 30% và các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu thì đều trên dưới 100%. Có thể thấy, khả năng cho TTTP VN phát triển còn rất lớn, bên cạnh đó tính lưu chuyển của các loại trái phiếu là rất hạn chế, vì vậy nó chưa phát huy hết những ưu điểm của một công cụ tài chính. Ngoài ra, tỷ lệ trái phiếu dài hạn còn thấp mà chủ yếu vẫn là trái phiếu ngắn và trung hạn. Trong năm nay mặt bằng lãi suất có chiều hướng tăng cao cũng gây khó khăn nhất định cho thị trường. Ngày nay, thị trường vốn không còn bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà sự phát triển của nó đã vươn tới tầm vóc quốc tế đã mở ra triển vọng cho các chính phủ huy động vốn trên phương diện quốc tế. Một trong các hình thức huy động vốn quốc tế hiện nay là phát hành trái phiếu quốc tế. Đó là hình thức chính phủ phát hành các trái phiếu quốc tế ra thị trường quốc tế, đây là hình thức vay vốn trực tiếp qua các nhà đầu tư nước ngoài không phải qua các trung gian tài chính, vì vậy chi phí đi vay sẽ thấp hơn đồng thời tính độc lập về tài chính của chính phủ sẽ cũng lớn hơn do không bị ràng buộc vào các điều kiện sử dụng vốn khi vay. Trên thế giới hiện nay có 2 loại TTTP: - TTTP nước ngoài là thị trường mà chủ thể đi vay của một nước phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường vốn của một nước khác và được thanh toán bằng đồng tiền của nước nới nó được phát hành. - TTTP châu Âu được bán ở các nước khác hơn là nước mà đồng tiền của nó được sử dụng là thước đo giá trị trái phiếu. Trong những năm gần đây chính phủ nước ta cũng dùng trái phiếu quốc tế để huy động vốn cho nền kinh tế mà điển hình mà việc phát hành 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho tập đoàn vinashin. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc: Tín phiếu kho bạc ở Việt Nam là các chứng khoán nợ ngắn hạn với kỳ hạn 182, 273 hoặc 364 ngày trong khi trái phiếu chính phủ là 7, 10, hay 15 năm. Có gần 400 loại tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ khác nhau hiện đang được mua bán. Khoảng 60.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành hàng năm chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh và đấu giá. Hiện tại trái phiếu chính quyền địa phương được chính quyền địa phương phát hành dưới sự cho phép của chính phủ. Còn trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua kênh đấu giá, bảo lãnh và môi giới. Tuy nhiên, tính thanh khoản của chúng vẫn chưa cao. 2.3.4 Thị trường cổ phiếu 2.3.4.1 Thị trường cổ phiếu chưa niêm yết TT Cổ phiếu chưa niêm yết hoạt động khá sôi nổi và hấp dẫn cùng với sự thay đổi phương thức giao dịch và thời gian giao dịch vào ngày 19/7/2010 của sàn chứng khoán UPCOM. Với sự hoạt động tương đối hiệu quả của sàn UPCOM đã góp phần làm giảm bớt áp lực cầu lên giá của các chứng khoán đã niêm yết, tạo ra một hướng đầu tư mới an toàn cho các nhà đầu tư so với việc đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết như trước kia. Cổ phiếu chưa niêm yết đã dần trở thành một mặt hàng phổ biến và được ưa chuộng. Mặt khác, TTCP chưa niêm yết sẽ hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng mạnh với sự tham gia tích cực của các công ty chứng khoán là tư vấn niêm yết đi kèm với đầu tư vào doanh nghiệp, hứa hẹn đem lại lợi nhuận hấp dẫn với độ an toàn cao. 2.3.4.2 Cổ phiếu đã niêm yết TT cổ phiếu đã niêm yết ngày càng được tổ chức và vận hành một cách có hiệu quả đã tạo nên một TTCK sôi nổi, hấp dẫn cho công chúng đầu tư. Thị trường tài chính Việt Nam đã có diện mạo mới, hình ảnh và uy tín của các công ty niêm yết được cải thiện một cách đáng kể, cơ chế quản lý được từng bước hoàn thiện, sản xuất được mở rộng. Thông tin thường xuyên được cập nhật cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho thông tin được minh bạch hóa góp phần tích cực phát triển bền vững cho thị trường. Qua hơn 10 năm hoạt động cho đến nay TTCK đã trở nên phổ biến trong nhân dân. Cùng với việc tăng cường cơ chế quản lý, giám sát công bố thông tin trên thị trường đã tạo ra một thị trường minh bạch giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, hệ thống và chính xác, thì việc các tổ chức tài chính trung gian hoạt động hiệu quả cũng góp phần hỗ trợ mạnh cho thị trường. 2.3.5 Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.3.5.1 Về cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Đối với Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập để quản lý và giám sát thúc đẩy cho thị trường phát triển theo định hướng XHCN và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Đây là bước đi đúng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng quốc tế. 2.3.5.2 Về sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay nước ta đã có hai sở giao dịch chứng khoán là SGDCK TP HCM và SGDCK Hà Nội. Sở giao dịch chứng khoán sẽ do Nhà nước sở hữu, để đảm bảo an toàn, công bằng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán do Thủ tướng chính phủ quyết định theo đề nghị của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là một tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Ngoài ra, để công khai hoá tất cả các hoạt động giao dịch, Nhà nước đang xem xét thành lập Sở giao dịch chứng khoán tập trung cho tất cả các chứng khoán (kể cả công ty và và nhỏ) có đủ điều kiện niêm yết, hay không đủ điều kiện niêm yết được mua bán tại Sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc giao dịch những chứng khoán của công ty lớn (đủ điều kiện niêm yết) tách biệt với khu vực giao dịch những chứng khoán của những công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết. 2.3.5.3 Về lĩnh vực đăng ký, thanh toán - bù trừ và lưu giữ chứng khoán. Trung tâm lưu ký chứng khoán chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 3/5/2006 từ đó đến nay nó đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK thông qua việc củng cố và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của TTCK. Trung tâm lưu ký chứng khoán sử dụng mô hình lưu ký 2 cấp. Đảm nhiệm nghiệp vụ hỗ trợ sau giao dich là lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ, giúp cho các cơ quan giám sát nhà nước giám sát hiệu quả hơn giao dịch chứng khoán trên thị trường. 2.3.5.4 Về các tổ chức trung gian. Các ngân hàng chỉ được phép kinh doanh chứng khoán dưới hình thức thành lập các công ty độc lập, hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cho phép cả các công ty chứng khoán độc lập hình thành từ các công ty tài chính, các tổng công ty lớn. Còn các công ty chứng khoán được phép thực hiện tất cả các hình thức như: bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư doanh chứng khoán, tư vấn chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư. Riêng hình thức quản lý quỹ đầu tư, yêu cầu phải hoạt động tách rời dưới hình thức một công ty độc lập nhằm bảo vệ lợi ích của những cổ đông của quỹ. Ngoài ra hiện nay, Nhà nước còn cho phép hai loại doanh nghiệp tham gia kinh doanh chứng khoán là công ty cổ phần và doanh nghiệp liên doanh. 2.3.5.5 Về sự tham gia của bên nước ngoài. Việt Nam cho phép bên nước ngoài được sở hữu một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với các công ty đại chúng tỷ lệ này là 49 % và đối với ngành ngân hàng là 35 %. Bên cạnh đó nhà nước cũng cho phép công ty chứng khoán nước ngoài được liên doanh với công ty chứng khoán trong nước theo một tỷ lệ liên doanh nhất định. Biểu đồ giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NguồnPSI) Biểu đồ tỷ trọng đầu tư của nhà ĐTNN ( Nguồn PSI) Nguồn PSI Qua biểu đồ trên ta thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào 2 nghành bất động sản với giá trị khoảng 5.400 tỷ VND và nghành thực phẩm đồ uống khoảng 3.000 tỷ VND. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi đó là 2 ngành mà phía nước ngoài có lợi thế và đem lại khoản sinh lời cao. Còn các nhóm nghành khác thì tỷ lệ đầu tư còn tương đối thấp, thấp nhất tập trung vào các lĩnh vực như tiện ích công cộng và chăm sóc sức khỏe. 2.3.5.6 Hệ thống thông tin của TTCK. Hệ thống thông tin đảm bảo nguyên tắc công khai và công bằng trên TT vì vậy cần phải xây dựng nó một cách hiệu quả và minh bạch, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự vận hành thông suốt của TT và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Xã hội và công nghệ số ngày càng phát triển thì thông tin nhanh đầy đủ và chính xác càng trở lên quan trọng vì nó là những chỉ tiêu, tư liệu phản ánh bức tranh của TTCK và tình hình kinh tế chính trị xã hội liên quan tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau. Hệ thống thông tin được mọi đối tượng sử dụng vì vậy việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc công bố thông tin của các công ty niêm yết và nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hóa các phương tiện công bố thông tin theo phương châm: đầy đủ kịp thời chính xác và dễ tiếp cận là vô cùng quan trọng. Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán phát triển. Với tư cách là một người chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, thậm chí khi các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tư. Doanh nghiệp niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn. TTCK Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc không dừng lại ở con số các công ty niêm yết, mà quy mô vốn hóa của Thị trường vì vậy, điều kiện minh bạch hóa thông tin và các báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường. 2.3.5.7 Hệ thống thanh tra giám sát Thị trường ngày càng phát triển với vai trò quan trọng cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy nó cần phải được bảo vệ để duy trì và phát triển một cách bền vững, hệ thống thanh tra giám sát là một định chế hết sức cần thiết để hạn chế những rủi ro do hành vi vi phạm pháp luật gây ra làm ảnh hưởng đến TT góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư. Hệ thống thanh tra giám sát có 3 mục tiêu chính: + Bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư. + Góp phần đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng hiệu quả và minh bạch + Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống. Với các lĩnh vực thanh tra sau: + Thanh tra việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp + Thanh tra giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp. + Thanh tra các hoạt động trên thị trường tập trung. Công tác thanh tra giám sát tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM: Đối với công tác giám sát tuân thủ theo pháp luật, sở GDCK TP HCM chủ yếu tập trung vào việc phát hiện và ngăn chặn các nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch, vi phạm chế độ công bố thông tin, các giao dịch thao túng thị trường, giao dich nội gián qua việc phân tích những CK có biến động lớn. Cùng với việc sử dụng các phần mềm giám sát đã hỗ trợ tích cực cho công tác thanh tra giám sát, cho đến nay nhìn chung sở GDCK TP HCM đã làm tốt công tác của mình góp phần phát triển TTCK. 2.4 Tác động tích cực của thị trường chứng khoán. TTCK Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế - Bên cạnh kênh huy động vốn truyền thống là thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, TTCK đã tạo cho các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn mới hiệu quả bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế phát triển cao, nhu cầu vốn cho đầu tư rất lớn, đòi hỏi phải phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế đất nước. - TTCK cung cấp cho chính phủ một phương thức mới để huy động vốn phục vụ hiệu quả cho nền kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu, bên cạnh đó TTCK cũng giúp cho chính phủ và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có cái nhìn tổng thể khái quát về nền kinh tế thông qua các chỉ số của TTCK để đạt được mục tiêu tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội với mức tăng GDP mục tiêu cho năm 2010 là 6.5%, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.6 triệu lao động, xuất khẩu tăng 6%, dự toán bội chi ngân sách ở mức 6.2% GDP, CPI bình quân tăng không quá 7%. Mục tiêu được xây dựng trên giả định kinh tế thế giới sẽ phục hồi rõ ràng hơn với mức độ từ từ so với đáy và các chính sách kích thích chọn lọc hơn của Chính phủ sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng. - TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một kênh đầu tư hấp dẫn thông qua sự kết hợp tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận, bằng cách tự mình lựa chọn các mức lợi tức khác nhau. - TTCK góp phần huy động các nguồn vốn từ nước ngoài từ các nhà đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế. Với khoảng 13.000 tài khoản giao dịch của NĐTNN (chiếm 1.5% số tài khoản NĐT trong nước), trong đó có trên 1.200 tài khoản là của tổ chức và các quỹ nước ngoài nhưng khối lượng giao dịch lại chiếm tới 20-25% với giá trị danh mục chứng khoán tại thời điểm hiện tại khoảng trên 6 tỷ USD. TTCK đã dần trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua các cuộc đấu thầu trái phiếu chính phủ. Tính từ khi có thị trường cho đến nay, TTCK là kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh phát hành. - TTCK là kênh giám sát tính hiệu quả nền kinh tế, qua 10 năm hoạt động, có thể thấy rõ TTCK đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Từ 2 công ty niêm yết ban đầu tăng lên trên 550 công ty trong đó sàn HOSE là 229 và HASTC là 290 còn lại là sàn UPCOM. Thị trường chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng khi Việt Nam đang hội nhập, phát triển trong các mối quan hệ quốc tế. Xác định vị thế thị trường chứng khoán chính là kênh giám sát, kiểm tra tính hiệu quả của nền kinh tế và là thước đo nhanh nhạy nhất đối với các hoạt động đầu tư của đất nước... 2.5 Những mặt hạn chế của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Tuy TTCK Việt Nam đã đem lại rất nhiều hiệu quả cho nền kinh tế nhưng bên cạnh đó nó vẫn còn nhiều điểm còn tồn tại cần được sớm khắc phục. Mỗi giao dịch trong thị trường chứng khoán TTCK là một quyết định đầu tư, nhiều khi phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các giao dịch thường diễn ra và kết thúc cực kỳ nhanh, có thể chỉ tốn vài giây để có một hợp đồng bạc tỷ. Ở các thị trường lớn, hàng triệu giao dịch phát sinh mỗi ngày, trị giá hàng tỷ đô la... Sự sôi động của loại thị trường nhạy cảm này vừa thách thức vừa đặt tiền đề cho các nhà quản lý về khả năng duy trì một nề nếp trật tự và đạo đức kinh doanh. Để đảm bảo một thị trường lành mạnh, TTCK được xây dựng trên nền tảng trung thực và công bằng, bảo vệ nhà đầu tư tối đa. Sự an toàn chính là nhân tố thuyết phục cho thị trường tồn tại và được duy trì bởi: một hành lang pháp luật, một hệ thống quy chuẩn và nghiệp vụ được chuẩn hoá có tính nguyên tắc. Tuy vậy, mặc dù hệ thống pháp luật đã được xây dựng chặt chẽ nhưng nó vẫn có những kẽ hở gây thiệt hại cho nhà đầu tư, hiện tượng các công ty móc nối với công ty kiểm toán làm sai lệch báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như trường hợp của công ty bông Bạch Tuyết đã không được giải quyết một cách triệt để gây nên tâm lý không tốt, ai dám đảm bảo rằng không có trường hợp Bạch Tuyết thứ hai khi ai sẽ là người giám sát các công ty kiểm toán. TTCK mặc dù đã trở nên phổ biến trong xã hội nhưng dường như nó vẫn chỉ là sân chơi của các đại gia những người có tiền và có thế lực, diễn biến của thị trường còn mang tâm lý đám đông không theo qui luật vận hành của thị trường. Giá CK trong nhiều trường hợp chưa phản ánh hết những biến động thị trường, không tuân theo qui luật cung cầu mà là của tập hợp tâm lý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Trong rất nhiều thời điểm khác nhau khi các chỉ số phân tích cơ bản của một mã cổ phiếu nào đó là rất tốt, phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng nó sẽ tăng trong những phiên giao dịch kế tiếp nhưng thực tế thị trường thì nó lại giảm và ngược lại. Điều đó cho chúng ta thấy rằng tuy thị trường đã hoạt động 10 năm nhưng dường như chúng ta chưa chú ý phát triển đúng mức, chúng ta chỉ lo phát triển bề nổi mà chưa thật sự chú trọng phát triển chiều sâu, một thị trường phát triển bền vững phải dựa vào sức khỏe nội tại của doanh nghiệp mà ở đó các phân tích cơ bản thể hiện rõ nét nhất. Ngoài ra phần đông những nhà đầu tư, nhà đầu tư cá nhân trong nước hiện chiếm khoảng 80% tổng giao dịch hàng ngày, chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán, chỉ đầu tư theo phong trào, theo tin đồn mà không nhận biết được giá trị đích thực của chứng khoán…Và họ vẫn không quan tâm đến các chỉ số cơ bản thậm chí họ còn không biết đến nó, điều đó là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý đám đông gây thiệt hại cho chính các nhà đầu tư. Về các công cụ phân tích chứng khoán: Gần đây rất nhiều trang wed chứng khoán đã đưa ra các công cụ phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư ra quyết định nhưng thực sự nó chưa phát huy hết tác dụng của mình vì các nhà đầu tư cũng không hiểu rõ bản chất các công cụ phân tích, rất ít nhà đầu tư được học về các phân tích kỹ thuật mà họ chỉ sử dụng kết quả của các công ty chứng khoán điều đó dẫn đến hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm tới tiêu chuẩn niêm yết của các chứng khoán. Những qui định về niêm yết chứng khoán được qui định trong bộ luật chứng khoán 2006 và những nghị định sau đó như qui định tiêu chuẩn niêm yết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ V/v hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chứng khoán đã không còn theo kịp tốc độ phát triển của TTCK, vì nghị định này ra đời trong bối cảnh TTCK lúc đó là phù hợp và đã khuyến khích được hàng trăm doanh nghiệp tích cực tham gia TTCK, làm phong phú hàng hóa cho TTCK: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có chính sách quản trị doanh nghiệp tốt đã trở thành những doanh nghiệp vừa và lớn nhờ huy động được vốn từ TTCK, Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 551 doanh nghiệp tham gia niêm yết. Những doanh nghiệp tiêu biểu của nước ta đã gần như hội đủ tại TTCK ( xét về phương diện quản trị doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng). Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt hạn chế về cổ phiếu niêm yết tại 2 sàn giao dịch chứng khoán: Về phía doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp niêm yết không có nhiều tiến bộ trong quản trị doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí thua lỗ liên tục. Những tiêu chuẩn niêm yết thấp và không còn thật phù hợp trong thời điểm hiện nay đã dẫn tới tình trạng có 1 bộ phận doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả được tham gia niêm yết, cho nên sẽ rất dễ gây ra những rủi ro trong đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư. Giai đoạn hiện nay, xét về qui mô hàng hóa của TTCK đã tạm đủ, để làm cho TTCK ngày càng hấp dẫn, đồng thời cần phải tạo sân chơi an toàn cho những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì phải nâng cấp tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết tại các sàn giao dịch, nhằm loại bỏ những loại hàng hóa kém chất lượng hay nói chính xác hơn là nâng cao chất lượng hàng hóa của từng sàn GDCK để nhà đầu tư dễ phân biệt và từng bước xây dựng sàn HOSE và HASTC theo tiêu chuẩn quốc tế. TTCK nước ta đang phát triển đúng hướng và đã đến lúc không thể tiếp tục dễ dàng chấp nhận những hàng hóa kém chất lượng tham gia niêm yết, việc nâng cao tiêu chuẩn niêm yết để cho các doanh nghiệp thấy đuợc niêm yết là một niềm vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là phần thưởng cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đồng thời cũng để cho một bộ phận doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng, loại bỏ những nhà quản lý yếu kém hay những nhà quản lý ít quan tâm đến quyền lợi của nhà đầu tư, ít quan tâm đến hiệu quả hoạt động của đồng vốn kinh doanh. Góp phần làm giảm thiểu những rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư, đồng thời làm cho môi trường đầu tư chứng khoán được tốt hơn. Trong TTCK hiện nay các công ty chứng khoán vừa có nghiệp vụ tư vấn đầu tư vừa tự doanh chứng khoán, điều này có thể gây hại đến các nhà đầu tư vì danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán thường không được công khai một cách rõ ràng. Khi khách hàng tìm đến nhà tư vấn hoặc quan hệ với công ty chứng khoán nơi mà họ mặc nhiên phó thác niềm tin. Mỗi khách hàng có những nhu cầu đầu tư riêng, các điều kiện tài chính, nhân thân, thể trạng tâm lý, mức chịu đựng rủi ro của họ khác nhau. Họ cần được điều tra đầy đủ, được giải thích cặn kẽ, gồm cả các phân tích rủi ro đúng mực và báo họ biết trước. Bất cứ sự thiếu tận tụy, qua loa lấy lệ nào gây hậu quả xấu cho khách hàng đều được xem là vi phạm nguyên tắc hành xử trong TTCK. Thế nhưng, vẫn có một số công ty chứng khoán sử dụng niềm tin này để kiếm lời. Bên cạnh đó việc các công ty chứng khoán ưu tiên cho các khách hàng quen và khách hàng lớn là không hiếm nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục vẫn đang là vấn đề nan giải. Một trong những hạn chế mà có thể chỉ có ở TTCK Việt Nam là thói quen mua cổ phiếu giá rẻ của những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có ít vốn, và cuối cùng không đem lại hiệu quả như mong đợi. Những loại cổ phiếu giá thấp thông thường hấp dẫn mọi người với một lý do duy nhất rẻ. Nhưng trong khi nó đang quyến rũ mọi người mua chúng với giá rẻ thì hoạt động tài chính của chúng lại rất kém và chậm chạp so với những loại cổ phiếu khác trong ngành. Nhiều nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm lợi nhuận lớn và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt tới ngưỡng, điều này không phản ánh đúng bản chất giá cổ phiếu và sẽ không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng do biến động của thị trường. Và chúng ta cũng nên biết những tổ chức đầu tư lớn những quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các ngân hàng thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả. 2.6 Dự đoán về thị trường trong năm 2010. Trong những tháng cuối năm theo nhận định của tôi TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng đã đạt được trong những tháng đầu năm 2010, tuy TT sẽ có những điều chỉnh nhưng sẽ khó có những biến động lớn vì ưu tiên của Nhà nước trong những tháng cuối năm là giữ ổn định kinh tế- chính trị - xã hội, kiềm chế lạm phát phục vụ đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Với việc sử dụng fibonacci zone và fibonacci retracement tôi dự báo Vn-index sẽ đảo chiều tăng ở điểm giao cắt của 2 fibonacci vào ngày 17/8 hoặc có thể là sớm hơn. Khối lượng giao dịch vẫn còn tương đối lớn càng củng cố cho khả năng Vn-index sẽ đổi chiều. Theo tôi nhiều khả năng từ giờ đến cuối năm thị trường sẽ đạt mức 520-560 điểm. Ta tiếp tục quan sát biểu đồ VN-Index trong những tháng cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 ta thấy Vn-index vẫn đang nằm trong một kênh xu thế dài, nhiều khả năng khi chạm tới mức hỗ trợ ở mức 444 điểm cũng có thể đây sẽ là đáy của thị trường thì VN-Index sẽ tăng điểm trở lại. CHƯƠNG 3 CÁC KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu chiến lược của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Để hình thành xây dựng và phát triển một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh thích hợp là công cụ không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu có chiến lược kinh doanh tốt và biết kết hợp hợp lý các nguồn lực trong cũng như ngoài doanh nghiệp thì sẽ tạo tiền đề tốt cho doanh nghiệp phát triển. Tương tự, để hình thành và phát triển được thị trường chứng khoán nước ta đủ mạnh và pháp triển vững chắc thì phải hoạch định trước các mục tiêu chiến lược. 3.1.1 Một số quan điểm định hướng Xây dựng thị trường chứng khoán phát triển là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng hình thành thị trường đã khó nhưng duy trì hoạt động thị trường, bảo đảm thị trường hoạt động ổn định, có hiệu quả sau khi hình thành là nhiệm vụ không hề đơn giản. Bài học của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ với hiệu ứng lan truyền của nó cho thấy rằng tất cả sự chần chừ hay nóng vội đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường nên nền kinh tế. Vì vậy, cần xây dựng các chiến lược mang tính định hướng cho việc phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai khi đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, khi đó TTCK sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế: - Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá các thị trường tài chính ngày càng sâu rộng, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình HOSE và HASTC hiện có cùng với việc chủ động thúc đẩy việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như hệ thống kỹ thuật, nhân sự,…để xây dựng hoàn thiện hơn nữa các Sở giao dịch chứng khoán để đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện kinh tế mới. - Cơ sở hạ tầng tài chính của Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh nên Chính phủ phải nắm vai trò chủ đạo trong việc hình thành thị trường chứng khoán. Thế nhưng sau hơn mười năm phát triển, cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tự quản, hạn chế thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý. Các cơ quan nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng và hoạch định chiến lược cho TTCK phát triển. - Cần nghiên cứu và xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, duy trì trật tự và công bằng trên thị trường chứng khoán trên nguyên tắc “quản nhưng không can thiệp quá mức, làm sống động nhưng không gây lộn xộn, bình ổn nhưng không gây bất ổn” nên tránh trường hợp khi luật và khung pháp lý chạy sau sự phát triển của TT như vậy sẽ gây kìm hãm sự phát triển của TT do không phù hợp với các mối quan hệ pháp lý hiện tại. - Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, cần chú trọng nâng cấp và hoàn thiện thị trường sơ cấp cả về quy chế cũng như chất lượng, đa dạng hóa hàng hóa cho thị trường thứ cấp . - Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hoạt động đầu tư chứng khoán không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý của một vùng quốc gia, lãnh thổ nữa mà cạnh tranh trong giao dịch chứng khoán xuyên quốc gia giữa các Sở giao dịch chứng khoán ở các Châu lục đang diễn ra gây gắt. Trong những cảnh ấy, nhiều Sở giao dịch chứng khoán ở Châu Âu đang có khuynh hướng sát nhập liên kết trên cơ sở xây dựng một hệ thống giao dịch và thanh toán bù trừ thống nhất, sự gia tăng sức cạnh tranh, thu hút các dòng vốn đầu tư vào tiết kiệm. Để tồn tại và phát triển, các thị trường chứng khoán ở Châu Á cũng không thể đứng ngoài xu hướng. Vì vậy, trong khi trang bị lại các hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán, công bố thông tin hiện đại cho Thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạch định chiến lược, chuẩn bị các nguồn lực để cạnh tranh cần được chú trọng đúng mức. - Do hoạt động của thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi cung cầu thay vì còn có tâm lý đám đông như hiện nay nên cần phải có những chính sách ưu tiên để điều chỉnh tránh mất cân đối giữa cung và cầu chứng khoán trên thị trường nhằm tạo ra những điều kiện thị trường thật sự và bảo vệ lợi ích chính đáng của công chúng. Bất cứ những hành vi nào xảy ra trên thị trường để trục lợi bất hợp pháp đề phải được giám sát, quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh. 3.1.2 Hoạch định mục tiêu dài hạn phát triển thị trường. Học tập kinh nghiệm của các thị trường tài chính phát triển, đúc kết các kinh nghiệm thành công và thất bại từ các thị trường chứng khoán mới nổi, có thể xác định tầm nhìn của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 như sau: Đến năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tốt, có đầy đủ các khu vực thị trường khác nhau và các giao dịch, mua bán trên các thị trường này được thực hiện một cách công bằng, công khai và trật tự những công cụ kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Đó là một thị trường có đặc trưng chủ yếu sau đây: - Thị trường có sức lưu chuyển cao. Trong thị trường có sức lưu chuyển cao, một số lượng lớn các chứng khoán có thể được mua bán dễ dàng với sự biến động bất thường về giá. Sức lưu chuyển của thị trường chứng khoán khác nhau được đo bằng độ sâu, tầm rộng và tính co dãn của các giao dịch xảy ra trên thị trường. Một giao dịch được gọi là có độ sâu nếu tồn tại đủ các lệnh mua, bán tại các lệnh đặt mua và bán tại các mức giá cao thấp hơn mức giá hiện hành, giao dịch được gọi là tầm rộng. Và thị trường được xem có tính co dãn nếu có các lệnh giao dịch mới được rót vào thị trường ngay để phản ứng lại sự thay đổi về giá do mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu. - TT có các thông tin đầy đủ và sẵn có để xác định các điều kiện cung cầu. Những thông tin này sẵn có đối với tất cả các tác nhân tham gia thị trường và ở các thời điểm như nhau, nghĩa là tất cả các giao dịch đều được xảy ra với sự xem xét đầy đủ các thành viên tham gia thị trường. - Đó là thị trường có sự liên tục về giá tức là giả định rằng nếu không có thông tin mới đi vào thị trường thì người mua và người bán có thể mua hoặc bán ở các giá với mức giá của các giao dịch cùng loại diễn ra ở thời điểm gần nhất. - Chi phí giao dịch (chi phí mua và bán chứng khoán) trên thị trường thấp, kể cả các thành viên tham gia giao dịch đều có cơ hội mua, bán ở các mức phí hợp lý. - Tất cả các thành viên tham gia giao dịch đều có cơ hội tiếp cận thị trường như nhau. Thị trường không cho phép bất cứ một cá nhân nào có đặc quyền thực hiện lệnh mua hoặc bán nhanh hơn các nhà đầu tư khác. - Giá cả được điều chỉnh một cách nhanh chóng theo các nguồn thông tin mới, được công bố công khai và những nguồn thông tin này được tiết lộ ở cùng một thời điểm cho tất cả các thành viên tham gia giao dịch. - Hoạt động của thị trường chứng khoán đáp ứng mục tiêu bổ sung và nâng cao năng lục huy động vốn dài hạn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Thị trường được trang bị đủ các nền tảng pháp lý và các phương tiện kỹ thuật hiện đại để bảo vệ các nhà đầu tư một cách có hiệu quả, được tổ chức vận hành một cách thông suốt, công bằng, trong sáng và có hiệu quả để loại trừ tận gốc các yếu tố gây khủng hoảng, tạo ra được các nền tảng phát triển ổn định, vững chắc, tạo dựng được hình ảnh, uy tín đối tác các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.2. Các kiến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý. Thị trường chứng khoán để có thể tồn tại thì cần phải có hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, hệ thống công bố thông tin,... ngoài ra các văn bản pháp quy và các quy định pháp lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để các nhà phát hành, các nhà đầu tư, Uỷ ban chứng khoán, Hiệp hội các nhà môi giới có thể điều chỉnh các hoạt động, các mối quan hệ đan xen, phức tạp diễn ra hàng ngày hàng giờ trên thị trường. Hành lang pháp lý là rào chắn bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả. Nếu một hoạt động nào đó trong thị trường chứng khoán không được pháp lý điều chỉnh thì thị trường sẽ trở nên hỗn loạn. Vì vậy, chỉ có bằng luật pháp và bằng các quy chế mang tính pháp lý chặt chẽ thì thị trường chứng khoán mới thực sự trở thành nơi đầu tư lành mạnh, mới khuyến khích người dân đầu tư mạnh mẽ vào các chứng khoán và do đó mới huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân để phát triển sản xuất. Do đó, cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý an toàn cho thị trường chứng khoán, khắc phục các khiếm khuyết đã và đang bộc lộ trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành. Đi cùng với việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả quá trình thực hiện bộ luật chứng khoán năm 2006 tiến hành chỉnh sửa những điểm bất hợp lý, những điểm chồng chéo hoặc không phù hợp với những quy định tại các văn bản pháp quy khác. Bổ sung, hoàn thiện (về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh) để chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho việc hình thành bộ Luật chứng khoán mới phù hợp hơn với hiện tại và định hướng thị trường đến năm 2020. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành các bộ Luật có liên quan khác như Luật khuyến khích phát triển thị trường vốn, Luật kinh doanh tư vấn đầu tư, Luật lưu ký và thanh toán chứng khoán, Luật bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán,... 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia thị trường chứng khoán. Nguồn nhân tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoàn cảnh, tình huống không phải là ở máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật mà là ở nhân tố con người. Là thị trường cao cấp, thị trường chứng khoán cũng cần rất nhiều đội ngũ chuyên viên có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Rõ ràng, để có thể giúp người dân hiểu rõ về bản chất các loại chứng khoán và lựa chọn một tổ hợp các chứng khoán tối ưu, ngoài việc am hiểu các luật lệ mua bán, nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán phải thật sự là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản trị tài chính, quản trị đầu tư, phân tích đầu tư, tiếp thị,...việc sát hạch và tuyển chọn các chuyên viên chứng khoán được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Muốn hành nghề trên thị trường chứng khoán, ngoài tiêu chuẩn phải có là có óc phân tích nhạy bén kinh doanh, khả năng phán đoán và biết đưa ra quyết định đúng lúc, người tham dự tuyển phải được đào tạo và huấn luyện theo một chương trình đặc biệt. Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng (radio, tivi,…) đồng thời có kế hoạch đưa môn học thị trường tài chính, thị trường chứng khoán vào các trường trung học phổ thông, trung học dạy nghề, các trường đại học như một môn học bắt buộc. Cập nhật và chuẩn hoá chương trình đào tạo chứng khoán theo đúng các chuẩn mục quốc tế trước hết cho cán bộ giảng dạy về chứng khoán, cho đội ngũ cán bộ làm việc tại các công ty chứng khoán, cho các cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chất lượng tư vấn của các nhà tư vấn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị vốn, quản trị tài chính tại các công ty. Khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Mạnh dạn tuyển chọn những sinh viên giỏi, có năng khiếu kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ vững ở các trường đại học để gửi đi đào tạo và thực tập ở các sở giao dịch chứng khoán của các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho thị trường chứng khoán trong những năm tiếp theo. 3.2.3 Tăng nguồn cung chứng khoán. Giống như sự vận hành của các loại thị trường khác, dĩ nhiên, sự vận hành của thị trường chứng khoán cũng chịu sự chi phối của cơ chế “bàn tay vô hình” thông qua tác động của lực cung và sức cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Do vậy, bàn về hình thành và phát triển thị trường không đề cập đến yếu tố cung chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Cung chứng khoán trên thị trường chứng khoán chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan: ý muốn, khả năng phát hành và bán chứng khoán của các tác nhân kinh tế để gây vốn hoặc để cân bằng thu chi ngân sách. Các yếu tố này, đến lượt chúng, lại chịu sự chi phối trực tiếp bởi những lợi ích, các thuận lợi có được khi phát hành và bán chứng khoán so với kênh vay mượn truyền thống. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn còn khá nhiều yếu tố chủ quan làm hạn chế nguồn cung trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Yếu tố đầu tiên là, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đến năm 2010 cơ bản cổ phần hóa xong, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tập đoàn nhà nước chưa cổ phần hóa xong. Nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là hiện vẫn còn có sự xung đột về lợi ích chung với lợi ích cục bộ của một số Bộ, ngành, cấp chủ quản cũng như lợi ích của giới lãnh đạo hiện tại của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Hơn nữa hiện nay phương thức tài trợ gián tiếp qua hệ thống tín dụng ngân hàng vẫn còn giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính ở nước ta. Để đảm bảo tính liên tục, cân bằng và bền vững trong hoạt động của thị trường chứng khoán, điều cần là nguồn cung chứng khoán phải được điều tiết để đảm bảo trên thị trường chúng khoán số lượng chứng khoán lưu hành luôn đủ lớn về số lượng và đảm bảo về mặt chất lượng. Sau đây là một số giải pháp để gia tăng khối lượng của dòng cung chứng khoán: - Trên cơ sở đánh giá và phân nhóm các doanh nghiệp nhà nước, cần triển khai đồng bộ và mạnh mẽ việc sắp xếp, cải tổ lại các doanh nghiệp nhà nước trên diện rộng nhằm loại bỏ lề lối quản lý kém hiệu quả, cứng nhắc, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình thành thị trường cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. - Sẽ không có động lực cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng nếu như không có một chính sách khuyến khích, ưu đãi về tài chính và bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị thâu tóm, sát nhập đủ hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung. - Đa dạng hoá các loại phiếu phát hành cả về kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn) lẫn mệnh giá. Đồng thời tích cực nghiên cứu để đưa vào thị trường các công cụ mới như các hợp đồng quyền chọn, các chứng quyền mua thêm chứng khoán. 3.2.4 Chính sách kích cầu chứng khoán TTCK như biểu tượng của một nền kinh tế thị trường phát triển, một thị trường chứng khoán hoàn chỉnh đã dần được hình thành ở Việt Nam. Đó là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật của các nỗ lực chuyển đổi triệt để từ nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển sang nền kinh tế thị trường phát triển trong lộ trình hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới của Việt Nam. Nhưng đối với một định chế phức tạp, gai góc và có nhiều tác động đến nền kinh tế như thị trường chứng khoán, sẽ là rất thiếu sót nếu tính đến việc hình thành, phát triển, ổn định thị trường mà không nghiên cứu kỹ cung và cầu chứng khoán trên thị trường. So với yếu tố cung là ý muốn, khả năng phát hành và bán cổ phiếu để gây vốn hoặc để cân bằng thu chi ngân sách, thì yếu tố cầu: ý muốn, khả năng tích luỹ và sử dụng tiền tiết kiệm để mua chứng khoán như một công cụ để tiết kiệm và đầu tư, có ý nghĩa rất lớn đối với tiến trình phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta. Vấn đề cần quan tâm ở đây là, trong nền kinh tế mà tiền mặt vẫn còn giữ địa vị thống trị trong các quan hệ giao dịch trao đổi như ở nước ta hiện nay làm thế nào để kích cầu chứng khoán. Cũng như cầu các loại hàng hoá khác, sức cầu chứng khoán trên thị trường được quyết định bởi mức thu nhập trung bình của dân cư. Với mức thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện nay (trên 1000 USD/năm), đối với phần lớn mọi người, thu nhập hiện tại đã đủ để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu và tiết kiệm, nếu chúng ta huy động được nguồn tiết kiệm này sẽ tạo ra được một nguồn vốn đủ lớn đầu tư dài hạn trên thị trường chứng khoán. Nguồn vốn tiết kiệm trôi nổi trong dân cư chưa được khai thác và luân chuyển trên thị trường vốn ở nước ta là rất lớn. Như vậy, có thể thấy rằng, tiềm năng vốn đầu tư trong bộ phận công chúng vào thị trường chứng khoán vẫn còn rất lớn nếu biết khai thác đúng mức. Một yếu tố khác chi phối đến sức cầu chứng khoán là sự hiểu biết về thị trường tài chính và sự ưa th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Copy.docx