Tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài 3:
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ & HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG
GVHD : Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Lớp : NT3 K12 VB2
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Nam Hải 15
2. Phù Bửu Phương 55
3. Nguyễn Đỗ Vân Quỳnh 59
4. Nguyễn Ái Thụy 75
5. Hồ Nhật Quỳnh Trang 82
Hồ Chí Minh, tháng 10/2010
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK
MỤC LỤC
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN VIỆT THẮNG ...... 1/24
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................1/24
1.2 Bộ máy tổ chức ............................................................................................3/24
1.3 Sản lượng sản phẩm và giá trị dịch vụ của công ty .......
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài 3:
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ & HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG
GVHD : Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Lớp : NT3 K12 VB2
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Nam Hải 15
2. Phù Bửu Phương 55
3. Nguyễn Đỗ Vân Quỳnh 59
4. Nguyễn Ái Thụy 75
5. Hồ Nhật Quỳnh Trang 82
Hồ Chí Minh, tháng 10/2010
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK
MỤC LỤC
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN VIỆT THẮNG ...... 1/24
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................1/24
1.2 Bộ máy tổ chức ............................................................................................3/24
1.3 Sản lượng sản phẩm và giá trị dịch vụ của công ty .......................................7/24
Phần 2: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG ........8/24
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thủy Sản Việt
Thắng .......................................................................................................8/24
2.1.1 Doanh thu ......................................................................................8/24
2.1.2 Chi phí ...........................................................................................9/24
2.1.3 Lợi nhuận ......................................................................................11/24
2.1.4 Vốn và nguồn vốn kinh doanh .......................................................12/24
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thủy Sản
Việt Thắng ...................................................................................................13/24
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận ...........................................................................13/24
2.2.2 Hiệu suất sử dụng chi phí ...............................................................16/24
2.2.3 Sức sản xuất của vốn kinh doanh ...................................................17/24
2.2.4 Khả năng thanh toán của công ty ...................................................18/24
Phần 3: Các nhân tố tác động và đề xuất giải pháp ............................................20/24
3.1 Các nhân tố khách quan ...............................................................................20/24
3.2 Các nhân tố chủ quan ...................................................................................21/24
3.3 Đề xuất giải pháp .........................................................................................23/24
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 1/24
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN VIỆT THẮNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Đồng Tháp nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, có điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi cho việc nuôi trồng cá tra, basa xuất khẩu và chăn nuôi gia súc, gia cầm . Chế
độ dinh dưỡng thủy sản, gia súc và gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định chất lượng và năng suất nuôi trồng. Ý thức được nhu cầu thiết yếu của thị trường
cũng như mong muốn tạo ra sản phẩm thức ăn đạt chất lượng tốt nhất, một số chuyên gia
về dinh dưỡng trong ngành thức ăn chăn nuôi và các nhà cung cấp nguyên liệu chính trên
thị trường cùng nhau cộng tác và thành lập Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Việt Thắng với
chức năng chính chuyên nghiêm cứu và sản xuất thức ăn cho thủy sản, gia súc và gia cầm.
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Việt Thắng được thành lập vào tháng 11/2002 có trụ sở
chính tại Khu Công Nghiệp Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp.
Tên giao dịch bằng tiếng Việt : công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng
Tên giao dịch đối ngoại : VIET THANG AQUAFEED
Tên viết tắt : VTFEED
Trụ sở chính : Lô 4-2, Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc,
phường Tân Quy Đông, thi xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại : (84.67) 3762.678
Fax : (84.67) 3762.679
Email : vietthang@vietthangfeed.com.vn
Website : www.vietthangfeed.com.vn
Mã số thuế : 1400437290
Vốn điều lệ : 180.255.090.000 đồng (năm 2009)
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 2/24
Ngoài ra, công ty còn có chi nhánh Lai Vung đặt tại:
Địa chỉ : Lô A-B, khu công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại : (84.67) 3649 567
Fax : (84.67) 3649 569
Mã số thuế : 1 400437290-001
Năm 2002-2003
Công ty thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 21/11/2002 với
vốn điều lệ là 8.100.000.000 đồng.
Năm 2004
Trước nhu cầu thức ăn cá tăng mạnh, công ty huy động thêm vốn góp của cổ đông
hiện hữu và cổ đông mới để hoạt động và mở rộng phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do
tình hình thị trường phát triển nhanh nên sản lượng của Công ty vẫn không đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu thụ. Kết quả năm 2004 sản lượng tiêu thụ đạt 28.187 tấn với doanh thu
thuần 130,48 tỷ và lợi nhuận sau thuế là 12,43 tỷ.
Năm 2005
Tiếp theo sự thành công của năm 2004, cùng với sự phát triển mạnh của nghề nuôi cá
tra và sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận và được đánh giá cao, dần
khẳng định thương hiệu Việt Thắng. Công ty đã quyết định đầu tư thêm nhà máy mới
tại Lai Vung, Đồng Tháp. Năm 2005 sản lượng tiêu thụ đạt 54.323 tấn, doanh thu
thuần 258,97 tỷ và lợi nhuận sau thuế 31,25 tỷ.
Năm 2006
Tháng 3/2006 nhà máy thứ 2 đi vào hoạt động, nâng tổng công suất tại thời điểm
tháng 11/2006 của Công ty là 155.000 tấn/năm. Ngày 22/11/2006, Công ty ký hợp
đồng thuê 42.000m2 đất tại Khu Công nghiệc Sa Đéc, Khu C mở rộng để đầu tư nhà
máy chế biến thức ăn thủy sản Việt Thắng thứ 3. Năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt
102.888 tấn, doanh thu thuần 503,15 tỷ và lợi nhuận sau thuế 51,1 tỷ.
Năm 2007
Tháng 5/2007 Công ty khởi công xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Việt
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 3/24
Thắng thứ 3 tại Khu Công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp. Năm 2007, Công ty đạt được
sản lượng tiêu thụ 162.183 tấn, doanh thu thuần 914,89 tỷ và lợi nhuận sau thuế 48,4
tỷ.
Năm 2008
Tháng 7/2008 Công ty đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3. Theo đó, tổng công suất
toàn Công ty tăng lên 350.000 tấn/năm. Năm 2008, với nhiều biến động phức tạp
của thế giới và trong nước nên dù sản lượng không giảm so năm 2007 (162.798
tấn) và doanh thu thuần 1.171,74 tỷ nhưng lãi sau thuế Công ty chỉ được 1,04 tỷ đồng.
Năm 2009
Tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng tài chính diễn biến phức
tạp ảnh hưởng. Tuy nhiên dưới chính sách hỗ trợ lãi suất của nhà nước và nội lực của
Công ty đã giúp Công ty vượt qua những khó khăn. Ngoài ra, Công ty cũng đã chào
bán thành công 8.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư lớn và cổ đông hiện hữu để củng cố
năng lực tài chính. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần rất lớn trong việc
ổn định và phát triển sản xuất của Công ty trong năm 2009, thệ hiện qua việc sản
lượng tiêu thụ và Doanh thu thuần của Công ty đều tăng hơn 40% so năm 2008.
1.2 Bộ máy tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 4/24
Đại hội cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Thủy
sản Việt Thắng.
ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh
doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo
luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát
triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty
và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.
1.2.1 Hội đồng quản trị
- HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
1.2.2 Ban Kiểm soát
- Ban Kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều
hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm
đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.
1.2.3 Ban điều hành
- Ban điều hành của Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc.
Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT
về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Ban điều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều
hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó lâu dài với Công ty.
1.2.4 Các Phòng nghiệp vụ
Phòng nguyên liệu:
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty điều hành hoạt động thu mua nguyên liệu.
- Phối hợp Quản đốc phân xưởng xây dựng và quyết toán các định mức nguyên liệu vật
tư cho sản xuất.
- Giao dịch với nhà cung ứng, thực hiện việc mua hàng và làm thủ tục nhận nguyên liệu
mua, quản lý việc mua hàng, theo dõi hoạt động của nhà cung ứng.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 5/24
Phòng Kế toán – Tài chính:
- Lập các kế hoạch, phương án về khai thác, phân bổ, sử dụng nguồn vốn và vốn cho
hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, hiệu qủa.
- Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán và hạch toán thống kê kịp thời, chính xác, đầy đủ
kết quả hoạt động kinh doanh; lập các báo cáo về tài chính, phân tích kết quả hoạt động
và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
- Lập, tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của các chứng từ mua bán, chứng
từ về kế toán và các chứng từ khác, thực hiện việc sử dụng, quản lý, chuyển giao chứng
từ hồ sơ kế toán giữa các bộ phận, theo đúng quy định của Nhà nước.
- Tổ chức thu thập thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, thực hiện thu nợ, giải
quyết các quan hệ tài chính với các khách hàng theo đúng quy định của Nhà nước và cam
kết của các bên có liên quan.
- Lập các quy chế thu chi tài chính, phương án về giải quyết quan hệ tài chính trong và
ngoài Công ty, phân tích hiệu quả kinh doanh của từng đơn hàng, từng thương vụ trước
và sau khi thực hiện.
- Phát hiện và kiểm soát các rủi ro về tài chính trong sản xuất kinh doanh của Công ty ,
kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro.
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tài chính và các hoạt động về tài
chính của Công ty , kiểm tra giám sát về tài chính, giúp Giám đốc điều hành cân đối thu
chi tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty , là người chịu trách nhiệm trực
tiếp điều hành việc thực hiện toàn diện nhiệm vụ của phòng.
Phòng Hành chính – Nhân sự:
- Lập kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, sử dụng lao động theo yêu cầu kế hoạch
kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Chủ trì trong việc tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân.
- Xây dựng và kiểm tra thực hiện định mức lao động tiền lương và chi trả lương, giải
quyết các vướng mắc về chế độ chính sách đối với người lao động.
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của cán bộ công nhân viên,
thực hiện an toàn trong sản xuất, an ninh trật tự trong sinh hoạt, quan hệ với láng giềng,
kiểm soát và bài trừ các tệ nạn xã hội trong cán bộ công nhân viên, kiểm soát và quản lý
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 6/24
công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng của cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công
ty ở lại tập thể.
- Xây dựng lề lối làm việc, tổ chức công tác hành chính, giao tế, tổ chức đời sống, sinh
hoạt theo nếp sống văn hoá lành mạnh lịch sự, tạo ấn tượng tốt trong nội bộ và bên ngoài.
- Quản lý hồ sơ nhân sự, theo dõi, phát hiện kịp thời những điều không bình thường trong
quan hệ của các thành viên trong tổ chức để có biện pháp ngăn ngừa.
Phòng Thương Mại:
- Tìm hiểu và nghiên cứu thị truờng; tham mưu cho lãnh đạo công ty điều hành hoạt động
thương mại – marketing.
- Xây dựng các kế hoạch thương mại, thị trường … của công ty hàng năm, từng quý, từng
tháng.
- Thu thập thông tin từ khách hàng để ghi nhận và xử lý phản hồi cuả khách hàng về các
sản phẩm của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thương mại, giao dịch, hợp đồng mua bán.
- Thu thập thông tin các báo cáo về thị trường, về khách hàng, các báo cáo thống kê theo
quy định của công ty.
Bộ phận Logistic
- Quản lý xuất, nhập, tồn hàng hoá trong kho: nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, thành
phẩm…
- Bảo quản hàng hoá trong kho, thực hiện việc kiểm kê thường xuyên và định kỳ
- Giao nhận các lô hàng nhập khẩu của công ty.
- Điều chuyển nguyên liệu, thành phẩm theo yêu cầu của công ty.
Phòng Quản lý chất lượng:
- Phân tích, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm để đảm bảo quy định chung
về quản lý chất lượng.
- Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dây chuyền sản xuất vận hành theo đúng quy trình.
- Thực hiện kế hoạch kiểm định hiệu chuẩn thiết bị và dụng cụ đo theo các chuẩn mực
quy định.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 7/24
- Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp mới trong kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản.
Phòng Bảo trì công trình mới:
- Thực hiện bảo trì vật tư, thiết bị và hệ thống máy móc sản xuất đảm bảo cho hoạt động
của Công ty .
- Đề xuất và thực hiện việc mua vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác bảo trì.
- Giám sát thi công các công trình xây dựng của Công ty để đảm bảo tiến độ kỹ thuật và
độ an toàn.
1.3 Sản lượng sản phẩm và giá trị dịch vụ của Công ty
Sản phẩm chính của Công ty là thức ăn cho cá tra, các loại thức ăn viên nổi từ cá
giống cho đến khi xuất bán thương phẩm. Thức ăn thủy sản được sản xuất bằng
công nghệ ép đùn tiên tiến nhằm gia tăng tối đa giá trị dinh dưỡng, tăng trạng thái
bền và ổn định trong nước giúp duy trì chất lượng thức ăn khi gặp nước và chất
lượng môi trường nước. Công thức phối chế chuyên biệt cho nuôi công nghiệp,
giúp cá hấp thụ nhanh nhất, đồng thời gia tăng sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh
tật.
Hiện nay sản phẩm của Công ty Việt Thắng được cân đối chế biến từ các nguồn
nguyên vật liệu nhập khẩu có chất luợng cao của nước ngoài và các nguồn nguyên
liệu trong nước được tuyển chọn kỹ lưỡng. Sự tuyển chọn này tuân thủ nghiêm
ngặt các qui trình kiểm tra chất lượng, thành phần, tính chất lý hóa, nguồn gốc xuất
xứ nhằm đảm bảo tối đa chất lượng nguyên liệu đầu vào để cho ra dòng sản phẩm
tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Sản phẩm của Việt Thắng cam kết không sử dụng các chất kháng sinh gây hại đến
mội trường mà bị cấm theo qui định của Bộ Thủy sản. Công ty tiếp tục nghiên cứu
thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm dành cho cá da trơn và cá có vảy với nhiều
kích cỡ, nhiều chủng loại về hàm lượng protein, đặc biệt có màu sắc và mùi vị chuẩn.
Hạt thức ăn ít bụi, giảm thiểu tối đa về ô nhiểm môi trường khi sử dụng. Công ty
Việt Thắng đã chứng minh được sự vượt trội của mình về chất lượng trong thời
gian qua.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 8/24
PHẦN 2
PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VIỆT THẮNG
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
thủy sản Việt Thắng
2.1.1 Doanh thu
Bảng 2.1.1: phân tích doanh thu bán hàng của công ty từ năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản Việt Thắng)
Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2007 tổng doanh thu công ty là
930,114 triệu đồng, năm 2008 là 1,190,489 triệu đồng, năm 2009 là 1,680,363 triệu đồng.
Như vậy doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 260,375 triệu đồng (tương ứng
tăng 27.99%), doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 489,874 triệu đồng (tương
ứng tăng 41.15%). Mức tăng trưởng doanh thu năm 2009 là vượt bậc so với các năm.
Trong đó doanh thu thức ăn cho cá chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 99,5% ở cả 3 năm.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa. Từ khi
thành lập đến nay Công ty chỉ tập trung vào sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa. Doanh
thu của thức ăn cho cá cũng tăng qua các năm, năm 2007 doanh thu thức ăn cho cá là
927,181 triệu đồng, năm 2008 1,190,171 triệu đồng, năm 2009: 1,672,036 triệu đồng.
Như vậy, chỉ riêng đối với sản phẩm thức ăn cho cá, mức tăng doanh thu năm 2008 so
với năm 2007 là 262,990 triệu đồng (tăng tương ứng 28,36%); doanh thu năm 2009 tăng
tuyệt đối so với năm 2008 là 481,865 triệu đồng ( tăng tới 40,49%).
Doanh thu từ nguyên liệu chế biến năm 2007 là 2,933 triệu đồng, năm 2008 là 318 triệu
đồng, tới năm 2009, công ty không bán nguyên liệu chế biến nữa. Doanh thu nguyên liệu
chế biến giảm từ năm 2007 đến năm 2009, doanh thu về 0. Trong năm 2007 và 2008,
Công ty có doanh thu tiêu thụ nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi là do tại thời điểm
đó, một số nguyên liệu tồn kho dự trữ dư thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty đã
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 9/24
tiến hành bán bớt để thu hồi một phần vốn. Năm 2009, công ty mua nguyên liệu dùng để
sản xuất thành phẩm và không còn dư nên không cần bán bớt để thu hồi vốn.
Trong năm 2009, Công ty có phát sinh doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản do
công suất sản xuất còn dư nên Công ty đã tận dụng để gia công sản xuất cho khách hàng.
Doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản năm 2009 là 8,327 triệu đồng.
2.1.2 Chi phí
Bảng 2.1.2: Phân tích chi phí theo yếu tố
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Giá trị chi phí Giá trị chi phí
TT Yếu tố chi phí
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (trđ)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối
1 Giá vốn
hàng bán
836,800 96.8% 1,097,174 93.6% 1,541,846 95.6% 260,374 131.1% 444,672 140.5%
2 Chi phí tài
chính
11,949 1.4% 55,373 4.7% 48,978 3.0% 43,424 463.4% -6,395 88.5%
3 Chi phí bán
hàng
4,287 0.5% 4,767 0.4% 5,371 0.3% 480 111.2% 604 112.7%
4 Chi phí
QLDN
11,485 1.3% 15,339 1.3% 15,032 0.9% 3,854 133.6% -307 98.0%
5 Chi phí khác 19 0.0% 133 0.0% 943 0.1% 114 700.0% 810 709.0%
Tổng chi phí 864,540 100.0% 1,172,786 100.0% 1,612,170 100.0% 308,246 135.7% 439,384 137.5%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Nhìn chung tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm tương ứng với sự gia tăng về
sản lượng. Cụ thể, tổng chi phí năm 2008 là 1,172,786 triệu đồng cao hơn năm 2007 là
308,246 triệu đồng (tương ứng 35.65%). Chi phí năm 2009 là 1,612,170 triệu đồng, cao
hơn chi phí năm 2008 là 439,384 triệu đồng (tương ứng là 37,46%).
Cơ cấu chi phí bao gồm 5 hạng mục (1) giá vốn hàng bán (2)chi phí tài chính (3)chi phí
bán hàng (4) chi phí quản lý doanh nghiệp (5) chi phí khác. Trong đó, tất cả các hạng
mục chi phí đều tăng mạnh trong năm 2008 so với năm 2007. Đến năm 2009 thì hạng
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 10/24
mục chi phí tài chính và chi phí QLDN đã có xu hướng giảm nhưng chi phí giá vốn hàng
bán và chi phí khác vẫn tăng. Cụ thể như sau:
(1) Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất qua cả 3 năm trong cơ cấu tổng chi
phí của công ty (chiếm 96.8%, 93.6% và 95.6% tương ứng trong các năm 2007, 2008 và
2009). Năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán là 836,800 triệu đồng, đến năm 2008 thì đã
tăng 260,374 triệu đồng (tương ứng 31.1%), năm 2009 thì tăng 444,672 triệu đồng so với
năm 2008 (tương ứng 40.5%). Sự gia tăng này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh
của công ty vì chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất.
(2) Đứng thứ 2 về tỷ trọng là chi phí tài chính (chiếm 1.4%, 4.7% và 3.0% chi phí tương
ứng qua các năm 2007, 2008 và 2009). Do chi phí lãi vay tăng vọt, chi phí này đã tăng
đột biến vào năm 2008, đạt 55,373 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 43,424 triệu đồng
(tương đương 363.4%). Đến năm 2009 thì công ty đã có những biện pháp kiểm soát hiệu
quả nên chi phí này đã giảm đáng kể, 6,395 triệu đồng so với năm 2008 (tương ứng
11.5%)
(3)Tiếp theo là chi phí quản lý doanh nghiệp (chiếm 1.3%, 1.3% và 0.9% trong tổng chi
phí lần lượt qua các năm 2007, 2008 và 2009). Năm 2008, chi phí QLDN là 15,339 triệu
đồng, tăng 3,854 triệu đồng so với năm 2007 (tương đương 33.6%). Sự gia tăng này chủ
yếu là từ chi phí nhân viên và dịch vụ mua ngoài tăng do nhà máy thứ 3 đi vào hoạt động
từ tháng 07/2008. Đến năm 2009 thì chi phí này đã được kiểm soát tốt và giảm 307 triệu
đồng (tương đương 2%) so với năm 2008.
(4)Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong các hạng mục chi phí của công ty
(chiếm 0.5%, 0.4% và 0.3% trong tổng chi phí lần lượt qua các năm 2007, 2008 và 2009).
Chi phí này tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2008 chi phí này là 4,767 triệu đồng, cao
hơn năm 2007 là 480 triệu đồng (tương ứng 11.2%). Năm 2009 hơn năm 2008 604 triệu
đồng (tương ứng 12.7%). Sự gia tăng này là do chi phí nhân viên và chi phí khác (trong
chi phí bán hàng) tăng đáng kể.
(5)Cuối cùng là các chi phí khác (chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng chi phí, khoảng 0%,
0.01% và 0.06% tương ứng cho các năm 2007, 2008 và 2009). Tuy nhiên, chi phí này lại
tăng đột biến qua cả 3 năm. Năm 2007, chi phí khác chỉ có 19 triệu đồng nhưng đến năm
2008 thì tăng 114 triệu đồng (tương đương 600%) và đến năm 2009 thì tăng 810 triệu
đồng (tương đương 609%) so với năm 2008. Do đó, cần đưa chi phí này vào danh mục
kiểm soát chi phí trong năm 2010 để hạn chế sự tăng trưởng này.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 11/24
2.1.3 Lợi nhuận
Bảng 2.1.3: phân tích tình hình lợi nhuận công ty Việt Thắng năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Tổng lợi nhuận từ năm 2007 đến năm 2009 có nhiều biến động. Năm 2008 lợi nhuận
giảm so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận tăng trở lại. Cụ thể như sau:
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 là 48,441,720,847
đồng, năm 2008: 1,041,669,288 đồng, năm 2009: 40,658,095,918 đồng. Lợi nhuận kế
toán sau thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 47,370,051,559 đồng (tương ứng giảm
97,85%), lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 39.616,426,630
đồng (tương ứng tăng 3803%).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 là 52,010,978,682 đồng. Năm 2008 công ty
có lợi nhuận kinh doanh âm 66,274,589 đồng. Lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm
2007 là 52,010,978,682 đồng. Lợi nhuận năm 2009 dương trở lại với 45,370,214,384
đồng, nghĩa là tăng so với năm 2008 là 45,370,214,384.
Lợi nhuận khác năm 2007 là 362,147,278 đồng, năm 2008 là 1,242,026,448 đồng, năm
2009 là 153,136,393 đồng. Như vậy lợi nhuận khác năm 2008 tăng so với năm 2007 là
879,879,170 đồng (tương ứng tăng 243%), tới năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là
1,088,890,055 đồng, tương ứng giảm 88%.
Qua kết quả kinh doanh trên cho thấy năm 2007 công ty có lời. Lợi nhuận kinh doanh
năm 2008 lỗ, tuy nhiên công ty vẫn có lời do sự bù đắp của lợi nhuận khác của công ty.
Lợi nhuận năm 2009 có lời.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 12/24
2.1.4 Vốn và nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.1.4: Bảng cân đối kế toán
ĐVT: VNĐ
2007 2008 2009
I. TÀI SẢN 317,799,742,062 370,306,517,911 641,255,831,056
A. Tổng tài sản ngắn hạn 215,613,099,358 226,792,454,979 493,605,104,917
B. Tổng tài sản dài hạn 102,186,642,704 143,514,062,932 147,650,726,139
II. NGUỒN VỐN 317,799,742,062 370,306,517,911 641,255,831,056
A.Tổng nợ phải trả 194,521,980,498 270,432,177,059 344,261,173,398
1. Tổng nợ ngắn hạn 176,512,876,213 243,454,743,385 325,955,792,824
2. Tổng nợ dài hạn 18,009,104,285 26,977,433,674 18,305,380,574
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 123,277,761,564 99,874,340,852 296,994,657,658
Nguồn VCSH+Nợ dài hạn-Tài sản
dài hạn
39,100,223,145 -16,662,288,406 167,649,312,093
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Từ bảng 2.1.4, có thể thấy năm 2007 có tổng nguồn VCSH và Vay dài hạn lớn hơn Tài
sản dài hạn là 39,100,223,145 đồng. Nghĩa là tình hình tài chính của công ty khá tốt, vốn
chủ sở hữu và vốn vay dài hạn đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn thậm chí còn dư để đầu tư
một phần cho tài sản ngắn hạn.
Đến năm 2008, tình hình tài chính của công ty xấu đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính với lãi vay tăng mạnh, sự biến động tỷ giá. Điều này dẫn đến tổng nguồn VCSH và
Vay dài hạn nhỏ hơn Tài sản dài hạn đến 16,662,288,406 đồng. Công ty đã phải sử dụng
cả nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Việc dùng vốn vay sai mục đích như vậy
dẫn đến tình hình xấu về tài chính năm 2008
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 13/24
Năm 2009, nguồn VCSH của công ty tăng mạnh, một phần là nhờ công ty đã chào bán
thành công 8.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư lớn và cổ đông hiện hữu. Do đó, tổng
nguồn VCSH và vốn vay dài hạn cao hơn tài sản cố định rất nhiều, đến 167,649,312,093
đồng, củng cố năng lực tài chính đã mạnh hơn năm 2008 và 2007
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty năm 2009 là tốt nhất.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần thủy sản Việt Thắng
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận được đánh giá dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
a) Lợi nhuận thuần/Doanh thu
Bảng 2.2.1a: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo cơ cấu
Lợi nhuận/ doanh thu
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 0.05627 0.00000 0.02624 -0.05627 0.02624
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00004 0.00000 0.00000 -0.00004 0.00000
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00085 0.00000 0.00085
Tổng cộng 0.056308 0.000001 0.027091 -0.05631 0.02709
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty biến động mạnh qua các năm.
Năm 2007, 1 đồng doanh thu sẽ kiếm được 0.05631 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 thì
hầu như công ty không có lợi nhuận trên doanh thu. Đến năm 2009, công ty đã có những
biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả nên 1 đồng doanh thu thì kiếm được 0.02709 đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể:
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 14/24
(1) Lợi nhuận từ sản phẩm thức ăn cho cá chiếm tỷ trọng cao nhất và đem lại lợi nhuận
cao năm 2007 (1 đồng doanh thu kiếm được 0.05627 đồng) nhưng đến năm 2008 thì
giảm mạnh do chi phí tăng, hầu như không có lợi nhuận. Năm 2009, tình hình đã cải
thiện hơn, 1 đồng doanh thu thì kiếm được 0.02624 đồng. Cần có những biện pháp để
tăng lợi nhuận của sản phẩm này để cải thiện tổng lợi nhuận của công ty.
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng doanh thu năm 2007 chỉ kiếm được
0.00004 đồng, đến năm 2008 và 2009 thì không thu được lợi nhuận từ sản phẩm này.
Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên liệu thừa so với kế
hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm 2009, công ty mua
nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có phát sinh doanh thu gia công chế biến thức ăn thủy sản do
công suất sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có
năm 2009, công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng doanh thu thì kiếm
được 0.00085 đồng
b) Lợi nhuận thuần/Chi phí kinh doanh
Bảng 2.2.1b: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh theo cơ cấu
Lợi nhuận/chi phí KD
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 0.06054 0.00099 0.02736 -0.05955 0.02637
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00004 0.00001 0.00000 -0.00003 -0.00001
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00089 0.00000 0.00089
Tổng cộng 0.060581 0.001003 0.028254 -0.05958 0.02725
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Từ bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh trên, ta nhận thấy năm 2007
nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.06058 đồng lợi nhuận, cao nhất trong cả 3 năm.
Đến năm 2008 thì tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng do chi phí kinh doanh tăng, 1 đồng chi
phí bỏ ra chỉ kiếm được 0.001 đồng lợi nhuận, giảm 0.05958 đồng so với năm 2007. Năm
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 15/24
2009, tỷ lệ này đã tăng lên so với năm 2008, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.02825
đồng lợi nhuận, tăng 0.02725 đồng.
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.06054 đồng
năm 2007, tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008, chỉ còn 0.00099 đồng do chi
phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp kiểm soát
chi phí và tăng doanh thu nên tỷ lệ LN/chi phí đã tăng đáng kể, đạt 0.02636 đồng năm
2009 nhưng vẫn chưa bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00004
đồng và 0.00001 đồng năm 2007 & 2008, đến năm 2008 & 2009 thì không thu được lợi
nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên
liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm
2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự
trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được
0.00089 đồng
c) Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.2.1c: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH) theo cơ cấu
Lợi
nhuận/vốn
chủ sở hữu
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008 Sản phẩm
2007 2008 2009
Thức ăn cho cá 0.72418 0.01233 0.24459 -0.71185 0.23226
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00051 0.00014 0.00000 -0.00037
-
0.00014
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00796 0.00000 0.00796
Tổng cộng 0.724687 0.012474 0.252550 -0.71221 0.24008
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 16/24
Nhìn chung thì công ty hoạt động có hiệu quả trong 2 năm 2007 và 2009 với tỷ suất lợi
nhuận trên VCH đều cao tương ứng 72.47% và 25.255%, cao hơn lãi xuất huy động của
ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2008 thì tỷ suất này sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2007
do chi phí tăng, chỉ còn 1.247%, có nghĩa là công ty hoạt động không hiệu quả trong năm
2008
Lợi nhuận công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá (2)Nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng VCSH thì thu được 0.72418 đồng
lợi nhuận năm 2007, tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008, chỉ còn 0.01233
đồng do chi phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp
kiểm soát chi phí và tăng doanh thu nên tỷ lệ này đã tăng đáng kể, đạt 0.24459 đồng năm
2009 nhưng vẫn chưa bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00051
đồng và 0.00014 đồng lợi nhuận năm 2007 & 2008, đến năm 2009 thì không thu được lợi
nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số nguyên
liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn. Đến năm
2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán nguyên liệu dự
trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng VCSH bỏ ra thì kiếm được
0.00796 đồng lợi nhuận
2.2.2 Hiệu suất sử dụng chi phí
Bảng 2.2.2: Hiệu suất sử dụng chi phí theo cơ cấu
Doanh thu/chi phí KD
Sản phẩm
2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Thức ăn cho cá 1.07243 1.01247 1.03769 -0.05996 0.02523
Nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi
0.00344 0.00274 0.00000 -0.00070 -0.00274
Gia công chế biến thức ăn 0.00000 0.00000 0.00521 0.00000 0.00521
Tổng cộng 1.075872 1.015210 1.042909 -0.06066 0.02770
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 17/24
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng chi phí biến động qua 3 năm. Năm 2007, 1 đồng chi phí
bỏ ra thì thu được 1.075872 đồng doanh thu nhưng đến năm 2008 thì tỷ lệ này giảm còn
1.01521 đồng. Đến năm 2009, tỷ lệ này tăng trở lai, đạt 1.042909 đồng nhưng vẫn chưa
bằng năm 2007
Doanh thu của công ty đi từ 3 loại sản phẩm/dịch vụ chính sau (1) thức ăn cho cá
(2)Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và (3) gia công chế biến thức ăn. Cụ thể như
sau:
(1) Đối với sản phẩm thức ăn cho cá, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1.07243 đồng
doanh thu năm 2007, tỷ lệ này giảm mạnh trong năm 2008, chỉ còn 1.01247 đồng doanh
thu do chi phí tăng. Đến năm 2009 thì công ty đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp
tăng doanh thu nên tỷ lệ này đã tăng trở lại, đạt 1.03749 đồng năm 2009 nhưng vẫn chưa
bằng năm 2007
(2) Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được 0.00344
đồng và 0.00274 đồng doanh thu năm 2007 & 2008, đến năm 2009 thì không thu được
lợi nhuận từ sản phẩm này. Nguyên nhân là do năm 2007 và 2008, công ty có một số
nguyên liệu thừa so với kế hoạch sản xuất nên công ty bán bớt để thu hồi 1 phần vốn.
Đến năm 2009, công ty mua nguyên liệu dùng để sản xuất nên không cần phải bán
nguyên liệu dự trữ.
(3) Từ năm 2009, công ty có lợi nhuận từ gia công chế biến thức ăn thủy sản do công suất
sản xuất còn dư nên công ty đã tận dụng để gia công sản xuất. Do đó chỉ có năm 2009,
công ty thu được lợi nhuận từ dịch vụ gia công với 1 đồng chi phí bỏ ra thì kiếm được
0.00521 đồng doanh thu
2.2.3 Sức sản xuất của vốn kinh doanh
Bảng 2.2.3: tỷ lệ doanh thu trên vốn kinh doanh qua các năm
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Tổng DT/Vốn KD 2.93 3.23 2.63 0.30 -0.60
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Như đã phân tích ở phần 2.1.4 (vốn và nguồn vốn kinh doanh), năm 2008 thì tình hình tài
chính của công ty tệ nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, khi dựa vào bảng 2.2.3 thì năm 2008
có sức sản xuất kinh doanh tốt nhất , bỏ ra 1 đồng vốn thì thu được 3.23 đồng doanh thu,
cao hơn năm 2007 là 0.3 đồng và năm 2009 là 0.6 đồng. Điều này cho thấy, doanh thu
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 18/24
của công ty năm 2008 tăng trưởng mạnh so với năm 2007 nhưng vốn đầu tư không đủ để
đáp ứng sự phát triển đó.
2.2.4 Khả năng thanh toán của công ty CP Thủy Sản Việt Thắng
Bảng 3.2.4: các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty CP Thủy Sản Việt
Thắng
Hạng mục đánh giá 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Tỷ suất tự tài trợ (%) 38.79% 26.97% 46.31% -11.82% 19.34%
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1.222 0.932 1.514 -0.290 0.583
Tỷ suất thanh toán bằng tiền 0.144 0.103 0.098 -0.041 -0.005
Tỷ suất thanh toán ngay 0.413 0.297 0.739 -0.116 0.442
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007, 2008, 2009
Tỷ suất tự tài trợ: năm 2009 công ty độc lập về tài chính nhất trong các năm vì có tỷ suất
tự tài trợ cao nhất với 46.31%, tiếp đến là năm 2007 với 38.79% và tệ nhất là năm 2008
với 26.97%. Tuy nhiên, nhìn chung cả 3 năm công ty có mức độ độc lập về tài chính chưa
tốt vì đều có tỷ suất tự tài trợ thấp hơn 50%.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn: Nhìn chung, tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tốt
nhất trong năm 2009 với 1.514 (rất cao so với mức an toàn là 1), kế đến là năm 2007 với
mức 1.222 và tệ nhất là năm 2008 với 0.932. Điều đó cho thấy năm 2009 công ty đã có
những biện pháp hiệu quả để cải thiện rất tốt tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
bằng tiền và tài sản ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán bằng tiền: tỷ suất bình thường là 0.10.5. Năm 2007, công ty có tỷ
suất thanh toán bằng tiền là tốt nhất với 0.144, kế đến là năm 2008 với 0.103 và cuối
cùng là năm 2009 với 0.098. Năm 2009 có tỷ suất thanh toán bằng tiền thấp nhất nhưng
cũng xấp xỉ ngưỡng an toàn là 1. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp phù hợp để
tăng tổng vốn bằng tiền trong năm tiếp theo
Tỷ suất thanh toán ngay: Năm 2009, công ty có tỷ suất thanh toán bằng tiền là tốt nhất
với 0.739, kế đến là năm 2007 với 0.413 và cuối cùng là năm 2008 với 0.297. Điều đó
cho thấy năm 2009 công ty đã có những biện pháp hiệu quả để cải thiện khả năng đối phó
với công nợ. Tuy nhiên cả 3 năm đều có tỷ suất thanh toán ngay thấp hơn ngưỡng an toàn
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 19/24
là 1. Do đó, công ty cần tiếp tục tập trung đưa ra những phương án giúp tăng tỷ suất này
trong các năm tiếp theo.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 20/24
PHẦN 3
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1 Nhân tố khách quan
3.1.1 Thuận lợi
Thị trường thức ăn thủy sản ở Việt Nam khá lớn. Theo ước tính, mỗi năm ngành nuôi
trồng thủy sản nước ta cần khoảng 2,4 triệu tấn thức ăn. (theo website – Nhân Dân cuối
tuần
t/chuy-n-qu-n-l/gi-m-gia-th-c-n-th-y-s-n-1.268718#D2qhXruqflVk)
Theo Tổng cục Thủy sản, 6 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
gần 2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng cá tra, basa mặc dù bị thiệt
hại do đồng Euro mất giá so với đồng USD nhưng cũng có mức tăng trưởng 12%. Từ đầu
năm đến nay, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã đạt trên 15.000 tấn, trị giá hơn 40
triệu USD. Các chuyên gia ngành Thủy sản nhận định, thị trường Nga đang hồi phục
mạnh mẽ sau các cải tổ về xuất khẩu và thủ tục thanh toán. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị
trường Mỹ cũng sẽ tăng lên sau sự cố tràn dầu làm giảm sản lượng khai thác thủy sản nội
địa. Ngoài ra các thị trường truyền thống, dự báo xuất khẩu sang các nước châu Mỹ sẽ
tăng cao trong năm 2010. Bên cạnh đó Bắc Phi, Trung Đông cũng là những thị trường đầy
tiềm năng. Do đó, sản lượng thức ăn thủy sản sẽ tăng theo để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
đang gia tăng (tham khảo
Việt Nam có hệ thống song ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản
3.1.2 Khó khăn
Khoảng từ 50% đến 60% nguyên liệu sử dụng để chế biến thức ăn thủy sản phải nhập
khẩu, gồm các loại nguyên liệu như khô dầu đậu nành, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid
amin dùng bổ sung thức ăn chăn nuôi như methionine, choline. Hơn nữa, đặc tính của
hàng nguyên liệu nông thủy sản có tính thời vụ, khi vào mùa vụ giá nguyên liệu thường
tốt nhất ( giá thấp nhất trong năm), khi hết mùa vụ giá nguyên liệu cũng tăng lên, trung
bình từ 20% đến 30%, có một số nguyên liệu tăng có thể tăng trên 40%. Đây là một
thách thức trong việc bình ổn giá bán
Công ty thường nhập khẩu nguyên vật liệu và thanh toán bằng USD nên sự biến động
của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 21/24
Năm 2008, khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến chi phí của công ty, chi phí lãi vay
tăng và lỗ chênh lệch tỷ giá nên lợi nhuận công ty giảm mạnh
Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008) đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông
qua vào ngày 18/6/2008. Mang số hiệu H.R. 6124, Farm Bill 2008 hay còn gọi là “Đạo
luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy
Act of 2008). Theo đó tất cả các loại cá thuộc chủng cá da trơn catfish nhập khẩu từ
nước ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến. Quy trình sản xuất, chế độ kiểm tra
chất lượng phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ mà Bộ Nông nghiệp
đang áp dụng. Điều này ảnh hưởng mạnh đến tình hình xuất khẩu cá da trơn ở Việt Nam.
Do đo, cũng ảnh hưởng đến thị trường sản xuất thức ăn cho cá da trơn xuất khẩu
Ðầu năm 2010, khi Bộ Tài chính áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 0 đến 5%
thay vì 0% như trước đó cho một số loại nguyên liệu như bột cá, bột thịt xương, bột mì,
bột cám. Do đó, đẩy giá nguyên liệu lên, ảnh hưởng đến việc bình ổn giá thức ăn thủy
sản
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá thức ăn thủy sản tăng là do ngành nông nghiệp thiếu
khả năng quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ
cho chế biến. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng ngành sản xuất TATS đang
gặp phải nghịch lý khi không chủ động được nguồn nguyên liệu chủ chốt có nguồn gốc
từ nông nghiệp như ngô, đậu tương, thức ăn thô xanh... Với hơn một triệu ha ngô, năng
suất bình quân 3,6 tấn/ha, sản lượng hơn 3,5 triệu tấn/năm nhưng các doanh nghiệp vẫn
phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn/năm. Các nguyên liệu khác như bột cá 60% đạm, vi
khoáng, a-mi-no acid cũng trong tình trạng tương tự (theo website – Nhân Dân cuối tuần
n-qu-n-l/gi-m-gia-th-c-n-th-y-s-n-1.268718#D2qhXruqflVk)
Nhu cầu về thức ăn thủy sản có chất lượng tăng cao do hiểu biết của người nuôi trồng
tăng lên (tham khảo
3.2 Nhân tố chủ quan
3.2.1 Thuận lợi
Công ty xây dựng thêm nhà máy, mở rộng sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm qua
các năm như sau:
Năm 2007: Tháng 9/2007, Công ty đã đầu tư và đưa vào hoạt động dây chuyền chế biến
thức ăn cá (line 5) tại nhà máy Lai Vung với công suất 55.000 tấn/năm. Theo đó, tổng
công suất tại thời điểm tháng 9/2007 của Công ty là 210.000 tấn/năm. Tháng 5/2007
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 22/24
Công ty khởi công xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Việt Thắng thứ 3 tại Khu
Công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp.
Năm 2008: Tháng 7/2008 Công ty đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3 với 2 dây chuyền
chế biến thức ăn thủy sản công suất 70.000/năm/ cho một dây chuyền. Theo đó, tổng
công suất toàn Công ty tăng lên 350.000 tấn/năm.
Tăng lượng vốn kinh doanh thông qua bán các cổ phần:
Trong năm 2007, Công ty đã phát hành thêm 2455 cổ phiếu, mệnh giá 10,000,000VND/
cổ phiếu, tương ứng số vốn góp là 24,550,000,000VND. Tăng số cổ phiếu từ 4772 cổ
phiếu lên 7227 cổ phiếu, đồng thời bổ sung tăng Vốn điều lệ từ 47,120,000,000 VND
tăng lên là 72,270,000,000 VND.
Năm 2009 Công ty cũng đã chào bán thành công 8.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư lớn
và cổ đông hiện hữu để củng cố năng lực tài chính. Đây chínhlà một trong những yếu tố
góp phần rất lớn trong việc ổn định và phát triển sản xuất của Công ty trong năm 2009.
Công ty thủy sản Việt Thắng là công ty có thương hiệu mạnh qua việc công ty đạt
rất nhiều giải thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động của công ty:
- Top 500 Thương Hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008.
- Giải Vàng Thương hiệu Thực phẩm Việt Nam Chất lượng An toàn năm 2008;
- Giải thưởng Cúp vàng sản phẩm Thương hiệu hiệu Việt Hội nhập WTO 2008;
- Thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt
Nam
- Giải thưởng Nhãn hiệu canh tranh Việt Nam lần IV năm 2009 của Hội Sở Hữu Trí
Tuệ Việt Nam.
- Cúp vàng Thương hiệu An toàn và Nổi tiếng ngành Thủy sản Việt Nam năm 2009
của Bộ NN và PT nông thôn.
- Cúp vàng Topten Thương Hiệu Việt 2009 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Việt Thắng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
của Việt Nam trong ngành thức ăn thủy sản, sản phẩm của Việt Thắng hầu hết chiếm
tỷ trọng lớn trên thị trường : 9,58% trong năm 2007 và 6,62% trong năm 2008. Do
biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 nên thị phần của
Công ty có phần bị sụt giảm. Tuy nhiên, thị phần của Công ty trong năm 2009 đã gia
tăng đáng kể với tỷ lệ là15,23% .
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 23/24
Công ty đã đi đúng hướng khi đầu tư phát triển thức ăn thủy sản chất lượng cao để
đáp ứng nhu cầu của nhà nuôi trồng thủy sản
3.2.2 Khó khăn
Chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (khoảng 93%), vì
vậy sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường có tác động lớn đến doanh thu
và lợi nhuận của Công ty.
Theo các báo cáo của Agroinfo, trung bình hằng năm, Việt Nam sản xuất khoảng 7 triệu
tấn thức ăn chăn nuôi. Con số này trong năm 2005 là xấp xỉ 6 triệu tấn và theo quy hoạch
của Bộ NN&PTNT, sẽ tăng lên 10 triệu tấn trong năm 2010.
Hiện nay cả nước có gần 300 nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi nhưng chỉ có từ
15 – 20 nhà máy có công suất lớn và công nghệ cao, còn lại là hoạt động chế biến nhỏ lẻ,
kỹ thuật thấp, khó có thể linh hoạt gia tăng công suất cũng như đáp ứng các yêu cầu vệ
sinh thực phẩm trong tương lai. Do đó, cơ hội cho sự tham gia mới còn khá lớn.
Tỷ suất thanh toán ngay của công ty còn thấp, năm 2009 đã cải thiện đáng kể so với năm
2008 nhưng vẫn chỉ đạt 0.739 (thấp hơn nhiều so với ngưỡng an toàn 1)
3.2.3 Đề xuất giải pháp
Khi giá nguyên liệu thị trường hiện tại có sự biến động mạnh, Công ty sẽ xem xét đến giá
nguyên liệu tồn kho, tình hình thị trường chung mà Công ty sẽ điều chỉnh giá bán tương
ứng cho phù hợp.
Với lợi thế về nguồn tài chính dồi vào, khi đến mùa vụ Công ty tập trung mua đủ nguyên
liệu để sản xuất cho đến mùa vụ sau, khi đó giá nguyên liệu được bình ổn ở mức thấp
nhất. Do đó, giá thành phẩm của Công ty có lợi thế cạnh tranh, góp phần lớn trong việc
gia tăng thị phần và tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
Đặc tính của hàng nguyên liệu nông thủy sản có tính thời vụ. Do đó, Công ty cần duy trì
mối quan hệ kinh doanh tốt với nhiều đối tác lớn cả ở trong nước và nước ngoài để có thể
chủ động hơn về nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, qua đó Công ty có
thể xây dựng được các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính dài hạn.
Công ty hình thành và tiếp tục phát triển hệ thống kênh cung cấp nguyên liệu với nhiều
nguồn cung cấp ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng, giá cả cạnh tranh, để công ty chủ
động hơn với nguồn nguyên liệu cho Công ty.
Công ty tiếp tục nâng cao giá trị của thương hiệu thông qua kiểm soát chất lượng nguyên
liệu đầu vào cũng như quá trình chế biến. Việc cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu có
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK 24/24
chất lượng tốt giúp sản phẩm của Việt Thắng tạo được uy tín đối với khách hàng. Các đặc
điểm nổi trội của thức ăn thủy sản Việt Thắng như: giúp cá ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh,
thu hoạch đạt năng suất cao, kết cấu thịt cá săn chắc và tỷ lệ thu hồi phi lê cao.
Để giảm giá thành thức ăn thủy sản trước hết phải siết chặt, giảm bớt đại lý, chi phí
quảng cáo và chống các lộ phí trên đường đi. Chỉ riêng việc đóng gói bao bì, nhãn mác
cho các loại thức ăn, thí dụ như túi 3 kg, túi 5 kg... cũng tốn khá nhiều chi phí. Song, biện
pháp quan trọng nhất vẫn là cần phải phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản có quy mô
lớn, ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa công ty với người nuôi để sản phẩm được giao
trực tiếp, không cần tốn tiền cho quảng cáo, bao bì. Thêm vào đó, phải làm sao để giải
tỏa hàng nhanh khi hàng về cảng bằng hệ thống kho tàng, bến bãi nhiều, phương tiện vận
chuyển hiện đại, chuyên dụng để bớt sức người, giảm phí vận chuyển...
Công ty nên đa dạng hóa sản phẩm, ngoài sản phẩm chăn nuôi cá cần chuyển qua sản
phẩm chăn nuôi gia súc với thành phần nguyên liệu gần giống với lượng nguyên liệu cho
chăn nuôi thủy sản.
Công suất của nhà máy vẫn dư nên sẽ tiếp tục gia công cho khách hàng để tăng lợi nhuận
Công ty cần có những biện pháp để cải thiện tỷ suất thanh toán ngay
Tùy từng thời điểm mà Công ty sẽ lựa chọn việc mua ngoại tệ hay vay ngoại tệ để giảm
rủi ro về biến động tỷ giá.
Công ty cần huấn luyện, tạo đội ngũ dự báo thị trường sản phẩm cũng như thị trường
nguyên vật liệu để công ty chủ động thu mua nguyên vật liệu, chủ động trong việc tích
trữ hàng nguyên vật liệu với chất lượng và giá cả phù hợp, giúp giảm chi phí nguyên vật
liệu ( chiếm tới 93% giá trị), đảm bảo công suất của công ty.
Kết quả & hiệu quả kinh doanh GVHD: Th.S. Ngô Thị Hải Xuân
Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh XNK
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GSTS Võ Thanh Thu, ThS Ngô Thị Hải Xuân - Kinh tế & phân tích hoạt động
kinh doanh thương mại, tr. 223-253, NXB Lao động - xã hội, năm 2009
2. Website của công ty CP thủy sản Việt Thắng
(
3. Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 & 2009 của công ty cổ phần thủy sản Việt
Thắng (lấy từ website
thang)
Báo cáo tài chính của công ty CP THủy Sản Việt Thắng
E:\Tai lieu Nam Hai\
VB2\phan tich HDKD\tieu luan 3\Thuy San Viet Thang\Viet Thang -BCTC_Kiem_toan_nam_2007.pdf
E:\Tai lieu Nam Hai\
VB2\phan tich HDKD\ti u luan 3 Thuy S Viet Thang\Viet Thang -BCTC2008.pdf
E:\Tai lieu Nam Hai\
VB2\phan tich HDKD\ti u luan 3 Thuy S Viet Thang\Viet Thang_BCTC_Kiem_toan_nam_2009.pdf
Năm 2007 năm 2008 năm 2009
4. Bản cáo bạch
E:\Tai lieu Nam Hai\
VB2\phan tich HDKD\tieu luan 3\Thuy San Viet Thang\7122010-vtf-ban-cao-bach.pdf
5. Các website liên quan
n-qu-n-l/gi-m-gia-th-c-n-th-y-s-n-1.268718#D2qhXruqflVk)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 126..pdf