Tài liệu Đề tài Phân tích cơ bản cổ phiếu S55 và cổ phiếu SNG đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để ra quyết định đầu tư: LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kỳ của bất cứ thị trường nào hay với bất cứ nền kinh ...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích cơ bản cổ phiếu S55 và cổ phiếu SNG đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để ra quyết định đầu tư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kỳ của bất cứ thị trường nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kỳ phát triển thì cũng phải có thời kỳ chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy, thật khó lựa chọn ra một loại chứng khoán tốt, khi mà hiện nay có quá nhiều các mã chứng khoán đang niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX. Bài viết dưới đây với tiêu đề : “ Phân tích cơ bản cổ phiếu S55 và cổ phiếu SNG đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để ra quyết định đầu tư.” sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định đầu tư của mình.
Tuy có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô, và các bạn giúp đỡ, góp ý để bài luận văn này được hoàn thiện hơn.
Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích cơ bản Công ty CPSĐ 505 với mã cổ phiếu S55 và Công ty CPSĐ 10.1 với mã cổ phiếu SNG để chọn ra loại cổ phiếu tốt hơn đưa vào danh mục đầu tư của mình.
Phương pháp nghiên cứu.
Phân tích các chỉ số tài chính như:
Các chỉ số nợ
Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn
Khả năng thanh toán
Chỉ số lợi nhuận
Chỉ số đánh giá cổ phiếu
Tiến hành so sánh:
So sánh các chỉ số của từng Công ty qua hai quý đầu năm 2010
So sánh các chỉ số của hai Công ty ở hai quý đầu năm 2010 với nhau.
Nhận xét, đánh giá kết hợp với các thông tin trong công ty, trong ngành của của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu.
Các số liệu trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2010 và quý II/2010.
Các thông tin tổng quan về hai công ty: CTCPSĐ 505 và CTCPSĐ 10.1
Các thông tin về ngành xây dựng, xây dựng thủy điện, thông tin về cổ phiếu Sông Đà.
Kết cấu khóa luận.
Khóa luận này được chia làm ba phần:
Chương I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU.
Chương II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN CÁC CỔ PHIẾU S55 VÀ SNG.
Chương III: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ
PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU.
Cơ sở lý luận về cổ phiếu
Khái niệm cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu có thể được phát dưới dạng chứng chỉ vật chất, bút toán ghi sổ hoặc bút toán điện tử.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Đặc điểm của cổ phiếu.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
Phát hành lúc thành lập công ty hay lúc công ty cần thêm vốn.
Được quyền nhận cổ tức hàng năm, có thể biến động hay cố định tùy theo từng loại của từng công ty phát hành.
Người mua cổ phiếu chịu trách nhiệm hữu hạn về sự phá sản của công ty và được quyền đấu phiếu cũng như biểu quyết các vấn đề có liên quan.
Được chia phần tài sản còn lại sau khi công ty giải thể.
Một số đặc trưng của cổ phiếu.
Tính thanh khoản cao.
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhien, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thông thường, nếu tổ chức phát hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả, không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm và khó bán. Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác, đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt, nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá, thậm chí xu hướng giảm giá chung của thị trường đôi khi đánh đồng giữa cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu (tất cả đều giảm và thanh khoản thấp). Ngược lại, khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng với giá cao. Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo cũng làm tính thanh khoản bị méo mó.
Tính lưu thông.
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như: Thừa kế, tặng, cho… để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Tính tư bản giả.
Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh giá trị của cổ phiếu. Tuy nhiên, lưu ý rằng, với cổ phiếu phổ thông thì mệnh giá chủ yếu mang tính chất danh nghĩa do giá trị của cổ phiếu được quyết định bởi thị trường, nhưng với cổ phiếu ưu đãi thì mệnh giá gần giá trị thực tế hơn, vì cổ tức được tính toán theo một số phần trăm của mệnh giá.
Tính rủi ro cao.
Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không đem lại ủi ro cho tổ chức phát hành mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị cổ phiếu do nhiều yếu tố quyết định như: kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và toàn thế giới…Hơn nữa, giá trị cổ phiéu còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác hay sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro hơn. Tất nhiên, ủi ro cao thường đi kèm với kỳ vọng lợi nhuận lớn và điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu với các nhà đầu tư.
Điều kiện phát hành.
Theo quy định hiện hành, các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng phải hội tụ đủ những điều kiện sau:
Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 10 tỷ đồng Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Có phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội cổ đông thông qua.
Phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông
Khái niệm:
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.
Cổ phiếu phổ thông có thể chuyển đổi thành các loại cổ phiếu khác.
Cổ phiếu phổ thông dược phép phát hành hàng loạt sau khi xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Đặc điểm.
Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyét định những vấn đề quan trọng của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.
Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ của công ty.
Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại sau khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
Người góp vốn vào công ty không được quyền rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hoặc để lại cho người thừa kế. Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà đầu tư.
Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.
Được quyền triệu tập Đại hội cổ đông bất thường theo luật định.
Cổ đông phổ thông cũng phải gánh chịu rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng góp vốn vào công ty.
Các hình thức giá trị của cổ phiếu phổ thông.
Mệnh giá của cổ phiếu phổ thông: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu phổ thông được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế với nhà đầu tư, nên nó không liên quan đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu phát hành ra.
Theo điều 10, chương II, Luật chứng khoán Việt Nam 2006.
1. Chứng khoán chào bán ra công chúng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.
2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam.
Giá trị sổ sách (Thư giá – Book value) của cổ phiếu phổ thông: Là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty.
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu phổ thông thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Việc xem xét giá trị sổ sách cho phép cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu phổ thông sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu.
Giá trị thị trường (Thị giá – Market value): Là giá trị thị trường của cổ phiếu phổ thông tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá thị trường có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực tại của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, đến lượt nó lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội…trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá trị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó.
Giá trị nội tại (Intrinsic Value): Là giá trị phản ánh thực trạng của công ty tại thời điểm hiện tại. Giá trị nội tại ít biến động hơn thị giá, nhà đầu tư không thể nhìn thấy giá trị này dễ dàng như đối với mệnh giá hay thị giá. Đay là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
Cổ tức
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông trên mỗi cổ phiếu phổ thông, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty.
Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc cổ phiếu.
Cổ tức của cổ phiéu phổ thông được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ phiếu ưu đãi.
Hàng năm Hội đồng quản trị công ty quyết định công bố có trả cổ tức hay không và chính sách phân chia cổ tức như thế nào.
Cổ tức được công bố hàng năm và được trả theo quý.
Cổ tức CP phổ thông =
Lợi nhuận ròng – Cổ tức CP ưu đãi
Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Nhân tố kinh tế.
Một yếu tố cơ sở cho việc xác định giá cổ phiếu là phần lãi trên mỗi cổ phiếu và phần lãi chia này chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đến lượt khả năng sinh lợi này bị ảnh hưởng to lớn bởi khuynh hướng thay đổi của nền kinh tế. Trên phương diện này, nhân tố cơ bản nhất gây ra sự dao động của giá cổ phiếu nằm trong sự thay đổi mức thay đổi của thu nhập doanh nghiệp. Mức thu nhập này cùng với lãi suất thị trường và xu hướng kinh doanh, góp phần tạo nên những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Nhân tố phi kinh tế.
Những nhân tố ảnh hưởng chính khác nữa là những nhân tố phi kinh tế bao gồm những thay đổi trong điều kiện chính trị như là chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu quản lý hành chính như là chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu quản lý hành chính, thay đổi thời tiết hoặc những điều kiện thiên nhiên khác…
Ngoài ra các thay đổi về điều kiện văn hóa, ví dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Nhân tố thị trường.
Nhưng nhân tố thị trường hay nhân tố nội tại của thị trường bao gồm sự biến động thị trường và mối quan hệ cung – cầu, được coi như là nhóm nhân tố thứ ba ảnh hưởng tới giá chứng khoán.
Sự thăng trầm của thị trường là hiện tượng của việc quá trớn trong việc ước đoán giá cổ phiếu, như trong trường hợp ước đoán giá cổ phiếu quá cao.
Các chính sách về thị trường: Sự thay đổi trong các chính sách về thị trường như thay đổi Luật chứng khoán, các quy định về điều kiện phát hành, niêm yết, chính sách thuế thu nhập đánh vào các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Cổ phiếu ưu đãi.
Khái niệm.
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu phổ thông, vừa giống trái phiếu. Đó là giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên hơn cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế vè quyền hạn đối với công ty góp vốn như: Người giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty, nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức trước cổ đông thường, ưu tiên được trả nợ trước cổ đông phổ thông khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.
Đặc điểm.
Là chứng khoán vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sử hữu công ty.
Vốn góp vĩnh viễn: Người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông của công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là mua vĩnh viễn, không được hoàn trả. Nhưng khi cần tiền, họ có thể đem bán trên thị trường. Giá bán này tùy thuộc mệnh giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức và giá trị thị trường của công ty tại thời điểm bán.
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá, cổ phiếu ưu đãi giống như trái phiếu được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá.
D = d% x F
c) Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:
Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
Quyền ưu tiên được thanh toán trước nhưng sau người sở hữu trái phiếu khi công ty giả thể hoặc thanh lý.
Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh giá của cổ phiếu có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty.
Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ nhận được cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận.
Phân loại cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (Accumulative Preferred Stock):
Là một loại cổ phiếu ưu đãi hưởng cổ tức theo lãi suất cố định, nhưng trong trường hợp công ty làm ăn không có lãi để trả cổ tức hoặc không trả đủ lãi cổ phần còn thiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hay vài năm sau khi công ty có đủ lợi nhuận để trả. Nếu nợ cổ tức tích lũy đến lúc công ty có lãi sẽ dành ra phần lãi ưu tiên trả cho cổ phiếu ưu đãi trước khi trả cho cổ đông phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (Non Accumulative Preferred Stock):
Khác với cổ phiếu ưu đãi tích lũy ở chỗ lãi cổ phần thiếu sẽ được bỏ qua và chi trả đủ cổ tức khi công ty làm ăn có lãi. Loại này vì có tính rủi ro hơn nên suất cổ tức cũng cao hơn.
Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần (Participating Preferred Stock) :
Cổ đông của loại cổ phiếu này ngoài phần cổ tức được chia cố định, khi công ty làm ăn có lãi nhiếu, sẽ được cùng với số cổ đông phổ thông tham dự vào phần chia số lợi nhuận còn lại sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ, đối với ngân scáh Nhà nước, đối với cổ đông ưu dãi đã trích vào quỹ phát triẻn công ty, để hưởng thêm một phàn lợi tức phu trội (Extra Divident).
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông (Convertibl Preferred Stock):
Loại cổ phiếu này theo quy định có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi đã được ấn định trước.
Người cầm loại cổ phiếu ưu đãi này sẽ thực hiện việc chuyển đổi khi giá thị trường của cổ phiếu phổ thông tăng cao.
Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi (Callable Preferred stock)
Một số công ty trong tình trạng khẩn cấp cần một số vốn lớn trong thời một gian ngắn nên phát hành loại cổ phiếu ưu đãi với mức lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư. Công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu này vào bất cứ lúc nào, khi công ty có khả năng tài chính. Giá mua lại được xác định từ thời điểm phát hành, giá này thường tính bằng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi cộng thêm phần có tính chất đền bù cho các nhà đầu tư khi công ty mua lại loại cổ phiếu ưu đãi này.
Các loại cổ phiếu theo luật danh nghiệp Việt Nam.
à Ngoài ra, còn có thể phân loại cổ phiếu ưu đãi như sau:
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyèn nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
Ưu đãi biểu quyêt của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
- Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.
- Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thường được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
- Nhận cổ tức với mức theo quy định
- Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phiếu góp vào công ty, sau khi cong ty đã thanh toán hét các khoản nợ, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biẻu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp bát cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
Quyền của cổ dông ưu đãi hoàn lại:
Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biẻu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát.
Phân tích cơ bản cổ phiếu
Khái niệm.
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu, nhằm chỉ ra giá trị nội tại (Intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Xác định giá trị nội tại của cổ phiếu bằng cách:
Nghiên cứu tổng thể về tình hình chính trị, đặc điểm của ngành, của chính công ty nhằm xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
Chủ yếu tập trung vào thế mạnh của công ty và các số liệu tài chính để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
Dùng giá trị nội tại đã phân tích được để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu nhằm đánh giá xem cổ phiếu đang phân tích là đắt hay rẻ, có đáng để đầu tư không.
Phân tích tài chính cơ bản: Phân tích tài chính cơ bản là các nghiên cứu xác định trị giá của công ty và các nhân tố làm cho giá trị của công ty lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị của cổ phiếu đang được mua bán. Một khi đã xác định được trị giá của công ty, ta có thể xác định được giá cổ phiếu của công ty đó đang được bán cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của công ty. Do đó, điểm quan trọng trong phân tích tài chính cơ bản là nghiên cứu các báo cáo tài chính để phân tích doanh số, thu thập và các khuynh hướng lợi nhuận.
Phân tích tài chính cơ bản không bao gồm việc phân tích thị trường hoặc xu hướng thị trường, không cần nghiên cứu hậu quả của số lượng người mua hay người bán tăng hay giảm, thay vào đó là nghiên cứu liệu giá chứng khoán tăng hay giảmtrong ngày giá thị trường dang giảm. đó chính là điểm khác biệt giữa phân tích tài chính cơ bản với phân tích kỹ thuật.
Mục đích.
Khi phân tích các chỉ số tài chính của một công ty như: Khả năng thanh toán nhanh, Doanh lợi doanh thu (ROS), lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), cổ tức trên một cổ phiếu (DPS), chỉ số giá trên thu nhập (P/E)…từ đó giúp nhà đầu tư thấy được lợi ích cũng như rủi ro của họ khi đầu tư vào công ty đó, giúp họ có thể lựa chọn được một số cổ phiếu thích hợp cho danh mục đầu tư của mình nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Tài liệu sử dụng.
Những thông tin chung về công ty:
Lịch sử hình thành và phát triển.
Chức năng và lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Các báo cáo tài chính của công ty.
Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán tổng thể phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trên hai mặt: giá trị và nguồn hình thành tại một thời điểm nhất định,.
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản: Các chỉ tieu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiẹn có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu của tài sản.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp với tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo báo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng lưu chuyển tiền tề là một báo cóa tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Dựa vào lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.
Các chỉ tiêu phân tích.
Nhóm 1: Các chỉ số về tỷ lệ huy động vốn.
Tỷ lệ huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi
Tỷ lệ huy động vốn bằng CPƯĐ
=
Tổng vốn CPƯĐ
x 100%
Tổng nguồn vốn
Phát hành cổ phiếu ưu đãi là một giải pháp dung hòa khi công ty không muốn tăng thêm nợ mà cũng không muốn chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, tuy nhiên nó lại gây ra cho công ty một định phí phải trả lãi. Do đó, tỷ trọng của nó thường rất khiêm tốn.
Tỷ lệ huy động vốn bằng cổ phiếu phổ thông: Chỉ số này chỉ ra phần trăm vốn dài hạn huy động được từ cổ phiếu phổ thông.
Tỷ lệ huy động vốn bằng CPPT
=
Tổng vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ số này nói lên thực lực vốn tự có của công ty, chỉ số này càng cao thì tính tự chủ về tài chính càng chắc chắn. Nếu công ty cho một mức cổ tức có thể chấp nhận được thì nhà đầu tư có thể yên tâm hi mua cổ phiếu này vì nó rất ít rủi ro. Tuy nhiên nếu chiến lược đầu tư là xâm nhập vào công ty tham gia vào việc điều hành công ty, với tư cách là cổ đông lớn nhà đầu tư nên kiến nghị với công ty có thêm các dự án đầu tư hiệu quả và khả thi, huy động thêm vốn nợ để khuếch đại lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho các cổ đông. Do đó chỉ tiêu này ở một mức hợp lý là khoảng trên 50%, nếu thấp hơn thì rủi ro tăng lên, còn quá cao thì khả năng sinh lợi lại thấp.
Tỷ lệ huy động vốn bằng trái phiếu:
Một công ty với tỷ lệ phần trăm trái phiếu đang lưu hành cao thì được xem như có cán cân nợ cao. Điều này tác dẫn đến thu nhập hay khả năng sinh lợi của công ty bị ảnh hưởng lớn vào sự thay đổi lãi suất.
Tỷ lệ nợ dài hạn
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng vốn cổ đông
Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn cổ đông là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm 2: Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Liquidaty)
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản bằng tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh hết khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không.
Vốn hoạt động:
Vốn hoạt động = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời (Current ratio):
Là mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong việc đá ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này có thể khác nhau, tùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại hình công ty. Chỉ số này bằng 2.0 là mức vừa phải. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố và những điều kiện khác nhau của từng ngành.
Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio):
Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng tồn kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, chỉ số này được thiết lập nhằm xác định khả năng trả nợ của công ty.
Khả năng thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này biến động từ 1 đến 1.5. Tuy nhiên để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng nói chung, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ (< 0.5) thì doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ và lúc cần kíp, doanh nghiệp có thể buọc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán vội cổ phiếu đầu tư để có đủ tiền thanh toán.
Khả năng thanh toán bằng tiền.
Khả năng thanh toán bằng tiền
=
Tiền & Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng chủ động và thuận lợi trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi khả năng thanh toán tức thời cao thì doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều hơn chi phí sử dụng vốn và có thể gặp rủi ro trong cất giữ tiền.
Nhóm 3: Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn (Efficiency)
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):
Thể hiện mức độ luân chuyển tồn kho, hiệu quả của việc quản trị tồn kho
Vòng quay tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu này thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh hay chậm có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển VLĐ. Nếu tốc độ quay vòng hàng tồn kho càng nhanh thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có hiệu quả. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì lượng hàng tồn kho bị hạn chế có thể làm gián đoạn quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp
Thời gian giải tỏa tồn kho: thời hạn bình quân mà một sản phẩm được lưu kho.
Thời gian giải tỏa tồn kho
=
360
Số vòng quay tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của vòng quay hàng tồn kho.
Doanh lợi doanh thu (ROS): Tỷ suất doanh lợi doanh thu phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Doanh lợi tài sản (ROA): tỷ suất doanh lợi tài sản dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng tài sản, phản ánh bình quân sử dụng một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giá trị của chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu quả.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Tổng tài sản
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần còn được gọi là tỷ suất doanh lợi vốn cổ phần. Chỉ tiêu này rất quan trọng với cổ đông, nó đảm bảo mức thu nhập cho cổ đông đã góp vốn vào công ty.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Nhóm 4: Các chỉ tiêu đánh giá
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Erning per Share_EPS): Đây là một chỉ số rất quan trọng vì nó là một trong những yếu tố chính chi phối thị giá cổ phần, nó chỉ ra số thu nhập mà cổ đông được hưởng.
EPS
=
Thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi
Số CPPT đang lưu hành
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần (book value) : Phản ánh giá trị tài sản ròng của mỗi cổ phần. Theo thời gian, tài sản và nguồn vốn của công ty ngày càng phát triển và do đó, giá trị của mỗi cổ phần trên sổ sách kế toán cũng ngày một lớn lên.
VB
=
Vốn chủ sở hữu
Số CPPT đang lưu hành
Lãi suất hiện hành của cổ phiếu:
YC
=
Cổ tức
x 100%
Thị giá
Cổ tức cổ phiếu phổ thông (Div):
Div =
Tổng cổ tức
Số CPPT đang lưu hành
Tỷ lệ cổ tức trên tiền lãi một cổ phiếu (RDIV):
RDiv =
Div
x 100%
EPS
Tỷ số giá trên thu nhập (Price per earning ratio_P/E): Là quan hệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Nó phản ánh để có được một đồng thu nhập, nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền.
P/E
=
Thị giá
Thu nhập mỗi cổ phiếu
Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả nên thị trường trả giá cao và ngược lại
Các phương pháp sử dụng trong phân tích cơ bản.
Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính công ty. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh.
Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh khi phân tích, người ta thường lựa chọn cái gốc sau:
Sử dụng số liệu từ nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính.
Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm.
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu quả giữa trị số của kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc là tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ khác nhau.
So sánh bằng số bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này phản ánh chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp đã ở mức hợp lý so với số bình quân hay là so với xu hướng chung chưa?
Hình thức so sánh:
Lập bảng so sánh
Vẽ biểu đồ so sánh
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN CÁC CỔ PHIẾU S55 VÀ SNG.
Giới thiệu tổng quan về công ty.
Công ty Cổ phần Sông Đà 505.
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được thành lập theo quyết định số 980/QĐ-BXD ngày 22 tháng 06 năm 2004 của Bộ trưởng bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi từ một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp Sông Đà 505 thuộc Công ty Sông Đà 5 - Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2004. Công ty được kế thừa một đội ngũ hơn 500 CBCNV của Xí nghiệp Sông Đà 505 có trình độ, tay nghề cao, bề dầy kinh nghiệm trong thi công một số công trình thủy điện với truyền thống thi công xây lắp, khoan nổ cho các công trình thủy điện lớn; thi công các công trình giao thông, dân dụng, nhà ở như: Thủy điện Sê San 3A, Thủy điện Sê San 4, Nhà máy Xi măng Ialy thuộc tỉnh Gia Lai; Thủy điện Plâykrông, Thủy điện Đắc rơ sa thuộc tỉnh Kontum; Thủy điện Krông Kmar tỉnh Đắc Lắc; Thủy điện Sông Ông tỉnh Ninh Thuận; Thủy điện Ba Hạ tỉnh Phú Yên; Nhà máy Xi măng Hạ Long tại TP Hồ Chí Minh và hiện nay Công ty đang thi công Thủy điện An Khê- Kanak, Thủy điện Đắc Đoa tỉnh Gia lai; Thủy điện Đắc Pône tỉnh Kontum, Nhà máy kính nổi Chu Lai tỉnh Quảng Nam và Thủy điện Sêkamản 3 thuộc nước Cộng hòa nhân dân Lào. Từ khi thành lập, Công ty không ngừng hoàn thiện mô hình, cơ cấu bộ máy tổ chức nhằm tinh giảm gọn nhẹ, giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao hiệu quả SXKD. Giá trị SXKD năm sau luôn cao hơn năm trước đó là thước đo đánh giá khả năng tài chính và tốc tốc độ của sự phát triển (Sản lượng năm 2005 là 55 tỷ; năm 2006 là 85 tỷ; năm 2007 là 138,9 tỷ; năm 2008 là 211,8 tỷ) mức thu nhập bình quân đầu người trong toàn Công ty là 4 – 4.5 triệu đồng/người/tháng.Và chúng tôi rất tự hào là một trong các doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với người lao động và Nhà nước.
Công ty luôn quan tâm đến đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCNV giỏi kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tăng cường đầu tư thiết bị phù hợp với lĩnh vực thi công. Đoàn kết mọi người cùng nhau hợp tác trong mọi công việc là cách làm chung của cán bộ công nhân Công ty.
Trong thi công xây lắp Công ty luôn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin, chương trình ISO 9001:2000. Việc áp dụng những công nghệ mới làm tăng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn trong lao động góp phần nâng cao uy tín của Công ty.
Thông tin tổng quan về công ty:
Tên Công ty : Công ty cổ phần Sông Đà 505
Tên giao dịch quốc tế : Song Da 505 Joint - Stock Company.
Tên viết tắt: : Song Da 505 JSC.
Logo: : Lô gô Sông Đà
Vốn điều lệ : 24.960.000.000,VNĐ
Trụ sở chính của Công ty : IaO - Iagrai - Gia Lai
Văn phòng giao dịch tại Đà Nẵng : 322 Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẵng
Điện thoại : 0511 3956483
Fax : 0511 3956480
Email : info@songda505.com.vn
Website : www.songda505.com
Mã chứng khoán : S55
Quyết định thành lập doanh nghiệp: Theo quyết định số 980/QĐ-BXD ngày 22/06/2004 của Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi từ một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp Sông Đà 505 thành Công ty Cổ phần.
Chức năng và lĩnh vức hoạt động chính của đơn vị.
Công ty CPSĐ 505 được sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 390300041 ngày 09 tháng 8 năm 2004. Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã 6 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 27 tháng 11 năm 2009 với số chứng nhận đăng ký kinh doanh mới là 5900320629. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty được phép kinh doanh những nghành nghề sau:
Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, dân dụng, nhà ở, thủy điện, thủy lợi, giao thông.
Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện kim loại, phụ kiện phục vụ xây dựng.
Xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn, xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt.
Khai thác quặng sắt.
Khai thác cát, đá, sỏi.
Khai khoáng khác.
Kinh doanh bất động sản.
Thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công trình, kiểm định hiệu chuẩn các thiết bị, phương tiện đo lường và thử nghiệm.
Môi trường kiểm soát nội bộ:
Công ty xây dựng các quy chế quản lý nội bộ trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật hiện hành được áp dụng triệt để từ phòng ban nghiệp vụ đến các tổ đội sản xuất với từng nội dung công việc cụ thể trên nguyên tắc sử dụng tiền vốn có hiệu quả, hạn chế khâu trung gian, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc việc gây thát thoát lãng phí, sản phẩm là thước đo cho sự cống hiến của mỗi cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Mọi cổ đông cùng tham gia quản lý quá trình SXKD của Công ty trên nguyên tắc bình đẳng, lắng nghe và điều chỉnh ngay những vấn đề bất hợp lý.
Việc hạch toán kinh doanh được cập nhật thường xuyên theo từng tổ, đội sản xuất và theo từng hạng mục công trình. Trên cơ sở quyết toán tiến hành phân tích kinh tế, tìm nguyên nhân và khắc phục những hoạt động kém hiệu quả, các chi phí vượt định mức; phát huy những hoạt động đã mạng lại hiệu quả kinh tế.
Chính sách nhân lực.
Ý thức được con người là tài sản vô giá, là sức mạnh của Công ty và là nhân tố quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, trong những năm qua, Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng thời kỳ đổi mới. Để phát triển số lượng lao động, Công ty đã ban hành quy trình tuyển dụng và áp dụng công khai, công bắng cho toàn thể CBCNV công ty. Việc tuyển dụng lao động mới hang năm xuất phát từ kế hoạch sử dụng lao động do các bộ phận trực thuộc xây dựng và được HĐQT công ty phê duyệt. Sau khi kiểm tra tay nghề, người lao động được tuyển dụng vào làm thử việc và kết quả lao động được đánh giá khách quan bởi một hội đồng tuyển dụng và cấp quản lý trực tiếp. Căn cứ vào kết quả nhận xét của hội đồng nếu đạt chuẩn thù người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động và chính thức làm việc tại Công ty.
Song song với việc phát triển số lượng lao động hàng năm, Công ty thực hiện chính sách phát triển chất lượng nhân lực. Công ty xác định việc đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động phải được thực hiện thường xuyên, việc đào tạo xuất phát từ lợi ích của Công ty. Ngoài việc khuyến khích và tạo điều kiện cho CBCNV của Công ty tự giác học tập, nâng cao tay nghề, Công ty thường xuyên phối hợp với các trường dạy nghề tổ chức giao lưu học hỏi về các phương pháp thi công và công nghệ mới hoặc cử công nhân lao động đi tham gia các khoá đào tạo theo bốn hình thức: Đào tạo nâng cao tay nghề; đào tạo chuyển nghề; Đào tạo nâng nghạch; Đào tạo thi nâng bậc. Để khuyến khích người lao động hăng say trong công việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài việc thực hiện nghiêm túc chế độ lương thưởng hàng năm, công ty thường xuyên tạo điều kiện vật chất để các Đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan, nghỉ mát…sau những ngày làm việc căng thẳng tạo niềm tin và là động lực phấn đấu hết mình cho sự phát triển của Công ty. Cán bộ công nhân viên xác định: Đoàn kết hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong chuyên nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống văn hóa của Công ty.
Tổng số công nhân viên hiện có đến cuối kỳ tài chính là 1,018 người. Tronh đó nhân viên gián tiếp là 177 người.
Vốn điều lệ và vốn cổ đông:
Vốn điều lệ : 24,960,000,000 đồng.
Vốn đã góp đến 30/06/2010: 24,960,000,000 đồng, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của Công ty CP Sông Đà 5 chiếm 32.61%.
Cơ cấu cổ đông chính:
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông chính của công ty CPSĐ 505.
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần (%)
I
Công ty CP Sông Đà 5
Xã It Ong - huyện Mường La - tỉnh Sơn La
32.6
Đại diện là các ông (bà):
1
Ông Vũ Khăc Tiệp
Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội
19
2
Ông Đặng Quang Đạt
Ngọc Long - Yên Mỹ - Hưng Yên
6.0
3
Ông Đặng Văn Tuyển
Liên Hiệp - Hưng Hà - Thái Bình
1.6
4
Ông Đỗ Văn Khả
Yên Lương - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
2.6
5
Ông Lê Ngọc Minh
Trương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
2.4
(Nguồn: www.songda505.com.vn)
Cơ sở vật chất chủ yếu:
Trụ sở chính:
Xã IaO – huyện Iagrai – tỉnh Gia Lai.
ĐT: 059 3 875243. Fax: 059 3 897323.
Công ty có 3 chi nhánh trực thuộc đặt tại xã Iao, huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai:
Chi nhánh 515:
+ Văn phòng giao dịch: Xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
+ ĐT: 0651 3 956965 Fax: 0651 3 956965.
Chi nhánh 525:
+ Văn phòng giao dịch : 322 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
+ ĐT: 0511 3 956480 Fax: 0511 3 956 480.
Chi nhánh 555:
+ Văn phòng giao dịch: 170 Lê Duẩn, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
+ ĐT: 059 3 720272 Fax: 059 3 720272.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ bộ máy tố chức Công ty cổ phần Sông Đà 505.
TỔ THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
CÁC TỔ, ĐỘI CHUYÊN MÔN
CÁC TỔ, ĐỘI CHUYÊN MÔN
CÁC BAN NGHIỆP VỤ
CÁC BAN NGHIỆP VỤ
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KINH TẾ DỰ ÁN
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC TỔ, ĐỘI CHUYÊN MÔN
CHI NHÁNH 555
CHI NHÁNH 525
CÁC BAN NGHIỆP VỤ
CHI NHÁNH THÍ NGHIỆM
CÁC TỔ, ĐỘI CHUYÊN MÔN
CÁC BAN NGHIỆP VỤ
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHI NHÁNH 515
CÁC CÔNG TRƯỜNG
CÁC CÔNG TRƯỜNG
CÁC CÔNG TRƯỜNG
CÁC CÔNG TRƯỜNG
PHÒNG KINH DOANH
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức CTCPSĐ 505
(Nguồn: www.songda505.com.vn )
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Giám đốc
Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Công ty về hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị.
Phó Giám đốc Công ty
Trực tiếp chỉ huy và quản lý các đội công trình về công tác thi công, thiết kế, hồ sơ thi công, công tác nghiệm thu bàn giao các hạng mục công trình, công tác An toàn lao động. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về phần việc của mình.
Các phòng ban chức năng
Phòng Tổng hợp
Chức năng: Giúp việc cho giám đốc Công ty các lĩnh vực: Công tác tổ chức nhân sự; công tác đào tạo, tuyển dụng; công tác thi đua khen thưởng; công tác hành chính; công tác an toàn thi công.
Phòng kinh tế - Kế hoạch
Chức năng: là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc công ty trong lĩnh vực: Công tác xây dựng kế hoạch; công tác thị trường và đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị, xe máy; công tác kính tế; công tác hợp đồng kinh tế
Phòng tài chính - kế toán
Chức năng: Giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán – Tín dụng toàn Công ty. Giúp giám đốc Công ty kiểm soát bằng tiền các hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, Công ty và Tổng Công ty.
Tổ chức công tác kế toán.
Tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 công tác kế toán được tổ chức dưới hình thức tập trung toàn bộ về Công ty, không tổ chức đơn vị kế toán cho các đội Xây lắp. Công tác kế toán của Công ty được sự trợ giúp của phần mềm Hệ thống kế toán SAS (Song Da Accounting System) được áp dụng chung với các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
- Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 là đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 10 - Tổng Công ty Sông Đà. Tiền thân là Xí nghiệp Hầm 1 thuộc Công ty Xây dựng Công trình Ngầm Sông Đà 10 - Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà.
- Theo quyết định số 16 TCT/TCLĐ ngày 25/08/2000 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Xí nghiệp đổi tên thành Chi nhánh Công ty Sông Đà 10 tại Tây Nguyên. Ngày 15/11/2002, theo Quyết định số 33/TCT/TCĐT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà, Chi nhánh đổi tên thành Xí nghiệp Sông Đà 10.1.
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, ngày 22 tháng 6 năm 2004, theo Quyết định số 979/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Xí nghiệp Sông Đà 10.1 đổi tên thành Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1.
- Sau một thời gian tiến hành công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 đã chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000040 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp.
Công ty được kế thừa một đội ngũ gần 500 CBCNV của Xí nghiệp Sông đà 10.1 có trình độ, tay nghề cao, bề dầy kinh nghiệm trong thi công một số công trình thủy điện với truyền thống thi công xây lắp, khoan nổ cho các công trình thủy điện lớn; thi công các công trình giao thông, dân dụng, nhà ở như : Thủy điện Hòa bình, thủy điện Yaly, thủy điện Sê San 3, thủy điện Sê San 3A, thủy điện Pleikrông, thủy điện Sê San 4, thủy điện Cần Đơn, thủy điện SrokPhuMieng, và một số công trình công nghiệp, dân dụng.. đã tạo được uy tín đối với các ban quản lý, ban điều hành trong khu vực và Tổng công ty Sông Đà về tiến độ và chất lượng công trình. Từ khi thành lập Công ty không ngừng hoàn thiện mô hình, cơ cấu bộ máy tổ chức nhằm tinh giảm gọn nhẹ, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả trong SXKD. Hiện nay Công ty đang tham gia thi công một số hạng mục chính tại các công trình :Thủy điện Đồng Nai 4 , Đăk Mi 4; Krôngkma; Xêkaman 1 tại CHDCND Lào; thủy điện An Khê - KaNak;...với giá trị SXKD bình quân năm đạt 200-:-250 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 10 - 15 tỷ đồng/năm, đảm bảo ổn định mức thu nhập bình quân đầu người 5,0-:-7,0 triệu đồng/tháng. Trong quá trình hoạt động, Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 đã khẳng định được thương hiệu uy tín trên địa bàn, tạo được lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ Công ty cung cấp.
Là đơn vị đại diện cho Tổng Công ty và công ty mẹ, chuyên hoạt động thi công xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi và các công trình dân dụng khác trên địa bàn Miền Trung Tây Nguyên. Sau gần mười năm gắn bó với thị trường, Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 đã khẳng định năng lực và truyền thống sẵn có trong địa bàn, tạo được uy tín cho các sản phẩm của Công ty đối với khách hàng, trở thành thương hiệu không thể thiếu trong sự lựa chọn của chủ đầu tư.
Thông tin tổng quan về Công ty:
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Sông đà 10.1
Tên giao dịch : Song Da N0 10.1 Joint-stock Company
Loại hình DN : Công ty cổ phần (Nhà nước chiếm 63,68% vốn)
Giám đốc : Nguyễn Văn Tánh
Mã số tài khoản : 6201.000.000.6575 (BIDV Gia Lai)
Biểu tượng (logo) :
Công ty là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam
Trụ sở đăng ký của công ty:
Địa chỉ : Xã Iamơnông, huyện Chưpẳh, Tỉnh Gia Lai
Văn phòng đại diện : Số 138 Lê Lợi, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Điện thoại : 059.3716846
Fax : 059.3716845
Email : songda10-1@songda10-1.com.vn
Website : www.songda10-1.com.vn
Mã số thuế : 5900320001
Vốn điều lệ : 19.000.000.000 VN đồng
Mã chứng khoán : SNG
Chức năng và lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị.
Chức năng nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định trong Bộ luật lao động để đảm bảo đời sống cho người lao động.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, Báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của Báo cáo.
Lĩnh vực hoạt động chính.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 39 03 000040 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp lần 1 ngày 20/07/2004 và cấp đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/06/2008:
Xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, dân dụng.
Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, trang trí nội thất.
Sản xuất kinh doanh phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng.
Gia công cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng.
Kinh doanh và xuất nhập khẩu các phương tiện vận tải cơ giới chuyên dùng chở hàng hóa, vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng trong thi công xây dựng và phục vụ xây dựng có trọng tải đến 40 tấn.
Đầu tư xây lắp các công trình thủy điện vừa và nhỏ, kinh doanh điện thương phẩm.
Năng lực kinh doanh.
Vốn điều lệ, vốn cổ đông.
Vốn điều lệ của Công ty : 19.000.000.000 VNĐ.
Trong đó :
Vốn góp của cổ đông sáng lập : 12.100.000.000 VNĐ
Vốn góp của các cổ đông khác : 6.900.000.000 VNĐ
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông chính CTCPSĐ 10.1.
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần (%)
I
Công ty CP Sông Đà 10
Tòa nhà Sông Đà - xã Mỹ Đình - huyện Từ Liêm - Hà nội
63.68
Đại diện là các ông (bà):
1
Ông Trần Ngọc Lan
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
36.84
2
Ông Nguyễn Văn Bảy
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
10.53
3
Ông Vũ Văn Tính
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
10.53
4
Ông Trần Tuấn Linh
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
5.78
(Nguồn: www.songda10-1.com.vn)
Cơ sở vật chất chủ yếu.
Trụ sở đăng ký của công ty:
Địa chỉ : Xã Iamơnông, huyện Chưpẳh, Tỉnh Gia Lai
Văn phòng đại diện: Số 138 Lê Lợi, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Điện thoại : 059.3716846
Fax : 059.3716845
2 chi nhánh trực thuộc:
Chi nhánh Miền Nam - Công ty cổ phần Sông Đà 10.1
Địa chỉ : Xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại : 0501.219444
Fax : 0501.219445
Chi nhánh Tây Nguyên - Công ty cổ phần Sông Đà 10.1
Địa chỉ : Thị trấn Plêikần, huyện Ngọc Hồi, tình KonTum.
Chi nhánh miền Trung – Công ty cổ phần Sông Đà 10.1
Công nghệ và thiết bị:
Hiện nay, Công ty có trên 100 đầu xe máy thiết bị với tổng giá trị nguyên giá gần 55 tỷ đồng. Những máy móc thiết bị và công nghệ trên đang được sử dụng thi công tại hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của Quốc gia như thuỷ điện Đồng Nai 4, thuỷ điện An Khê - Ka Nak, thuỷ điện Đăk Mi 4, thuỷ điện Sê San 4...
Các thiết bị hiện đại trên được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ, Ialia, Nga... Đặc biệt Công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực thi công hầm như: máy khoan hầm và khoan néo của hãng ATLAST COPCO (Thuỵ Điển), máy phun vảy bê tông của hãng ALIVA (Thuỵ Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAST COPCO (Mỹ); trong lĩnh vực thi công hở như máy khoan của hãng TAMROCK (Thuỵ Điển)... Hiện tại Công ty đang tổ chức đấu thầu để mua sắm các thiết bị thi công thuộc Dự án đầu tư bổ sung năng lực thiết bị thi công như: Máy khoan hầm hai cần một sàn nâng (02 chiếc); Máy xúc lật (02 chiếc); Máy nén khí (03 chiếc; Máy phun vữa cầm tay và tự hành (03 chiếc); Quạt thông gió hầm (03 chiếc); Cần trục bánh hơi (01 chiếc) và các loại máy khác với Tổng mức đầu tư 49,400 tỷ đồng.
Các sản phẩm:
Công ty cổ phần Sông Đà 10.1 có truyền thống trong các lĩnh vực thi công xây lắp: Đào đá hầm; Đổ bê tông cốt thép hầm; Khoan phun gia xi măng cố hầm; Gia cố vòm hầm; Đào đất, đá hố móng hở; Đổ bê tông cốt thép hở; Khoan phun xi măng gia cố & chống thấm hở; Gia cố mái đá hở; Xây dựng đường giao thông; Xây dựng các cơ sở lán trại, phụ trợ, công trình công cộng; Xây dựng các công trình dân dụng...
Với hơn 20 năm kinh nghiệm thi công, Công ty cổ phần Sông Đà 10.1 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thi công xây dựng các công trình ngầm của các dự án lớn về thủy điện, thủy lợi và giao thông. Với đặc thù hoạt động nêu trên, các sản phẩm của Công ty mang tính đơn lẻ, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, tuy nhiên có thể chia sản phẩm của công thành 03 nhóm chính như sau: Nhóm sản phẩm thi công hầm, bao gồm: Các đường hầm dẫn nước của các công trình thủy lợi và nhà máy thủy điện, các đường hầm giao thông, các hầm kỹ thuật phục vụ cấp điện nước, thông tin, các công trình ngầm công cộng và dân sinh… Các sản phẩm này thường có cấu tạo theo dạng khối rỗng, có vỏ kín bằng bê tông cốt thép.
Nhóm sản phẩm dịch vụ khoan nổ: Phục vụ các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và dân dụng như Nhà máy thủy điện, cầu, đường bộ, đập ngăn nước, kênh dẫn nước, cửa nhận nước, cống, kênh mương, nhà xưởng công nghiệp và dân dụng.
Nhóm các sản phẩm khác, bao gồm: Sản xuất các loại vật liệu xây dựng, như đá hộc, đá dăm, đất các loại, bê tông tươi…Các cấu kiện kim loại phục vụ xây dựng theo chi tiết sau: Cốp pha cho công tác đổ bê tông, gá lắp cốt thép cho thi công bê tông trong hầm, các cấu kiện vận chuyển chuyên dụng cho thi công công trình, theo nhóm này, các sản phẩm tồn tại dưới dạng thiết bị thi công.
Các nhóm sản phẩm nêu trên đều được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và theo các quy trình kiểm soát chặt chẽ do Công ty ban hành, áp dụng cho tất cả các bộ phận có liên quan và các công đoạn sản xuất sản phẩm. Mỗi nhóm sản phẩm đều có quy trình kiểm soát chất lượng riêng biệt. Với tính chuyên nghiệp trong hoạt động như vậy, các sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 10.1 ngày càng được khác hàng ưa chuộng và hình ảnh Công ty đã in đậm trong tâm trí các bạn hàng quen thuộc.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1 theo sơ đồ dưới đây, bao gồm:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10.1
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
ĐHĐ CỔ ĐễNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ – KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC VẬT TƯ CƠ GIỚI
PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM CHT CÔNG TRƯỜNG ĐĂK MI 4
PHÓ GĐ CHT CÔNG TRƯỜNG XECAMAN 1
PHÒNG QUẢN LÝ KT- CL
PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
VẬTTƯ, CƠ GIỚI
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM CHT CÔNG TRƯỜNG ĐÔNG NAI 4
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty CPSĐ 10.1
(Nguồn : www.songda10-1.com.vn)
Đặc điểm của cổ phiếu S55 và SNG.
Đặc điểm cổ phiếu S55.
Mã cổ phiếu S55 là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sông Đà 505, là cổ phiếu thuộc ngành xây dựng, nhóm Sông Đà.
Các đặc điểm:
Thời điểm phát hành lần đầu: 22/12/2006.
Khối lượng cổ phiếu niêm yết ban đầu: 700,000
Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên (nghìn đồng): 26.2
Cơ cấu cổ đông chính:
Bảng 2.3: cơ cấu cổ đông công ty CPSĐ 505 thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu.
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần (%)
I
Công ty CP Sông Đà 5
TT Na Hang - huyệnNa Hang - tỉnh Tuyên Quang
51
Đại diện là các ông (bà):
1
Ông Nguyễn Xuân Chuẩn
Thanh Xuân - Hà Nội
22.43
2
Ông Vũ Trung trực
Thanh Xuân - Hà Nội
4.28
3
Ông Đặng Quang Đạt
Ngọc Long - Yên Mỹ - Hưng Yên
8.57
4
Ông Đặng Văn Tuyển
Liên Hiệp - Hưng Hà - Thái Bình
3.57
5
Ông Nguyễn Mạnh Tiến
Thanh Xuân Nam - Thanh Xuân - Hà Nội
4.29
6
Hoàng Việt Thanh
Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
5.02
7
Lê Văn Phúc
Thụy Phúc - Phú Xuyên - Hà Tây
1.42
8
Ông Phạm Đình Hiếu
Nam Thượng - Nam Đàn - Nghệ An
1.42
(Nguồn: www.songda505.com.vn)
13/12/2007: Tăng vốn điều lệ từ 7,000,000,000 đồng lên 24,960,000,000 đồng.
Số lượng niêm yết bổ sung: 1,796,000.
Cơ cấu cổ đông:
Bảng 2.4: Cơ cấu cổ đông sau thời điểm tăng vốn điều lệ.
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần (%)
I
Công ty CP Sông Đà 5
Xã It Ong - huyện Mường La - tỉnh Sơn La
32.6
Đại diện là các ông (bà):
1
Ông Vũ Khăc Tiệp
Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội
19
2
Ông Đặng Quang Đạt
Ngọc Long - Yên Mỹ - Hưng Yên
6.0
3
Ông Đặng Văn Tuyển
Liên Hiệp - Hưng Hà - Thái Bình
1.6
4
Ông Đỗ Văn Khả
Yên Lương - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
2.6
5
Ông Lê Ngọc Minh
Trương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
2.4
(Nguồn: www.songda505.com.vn)
Thời điểm hiện tại:
Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết: 2,496,000.
Tổng giá trị niêm yết: 24,960,000,000 đồng.
Giá thấp nhất từ thời điểm niêm yết tới nay (nghìn đồng): 13.4 (đóng cửa ngày 24/02/2009).
Giá cao nhất từ thời điểm niêm yết tới nay (nghìn đồng): 240.8 (đóng cửa ngày 15/12/2007).
Đặc điểm cổ phiếu SNG.
SNG là cổ phiếu của Công ty CP Sông Đà 10.1, là cổ phiếu ngành xây dựng, nhóm Sông Đà.
Các đặc điểm:
Thời điểm phát hành lần đầu: 25/12/2006.
Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 1,900,000
Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên (nghìn đồng): 45.0
Cơ cấu cổ đông chính:
Bảng 2.5: Cơ cấu cổ đông thời điểm niêm yết cổ phiếu lần đầu
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần (%)
I
Công ty CP Sông Đà 10
Tòa nhà Sông Đà - xã Mỹ Đình - huyện Từ Liêm - Hà nội
63.68
Đại diện là các ông (bà):
1
Ông Trần Ngọc Lan
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
36.84
2
Ông Nguyễn Văn Bảy
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
10.53
3
Ông Vũ Văn Tính
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
10.53
4
Ông Trần Tuấn Linh
Xã Kiến Hưng - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
5.78
(Nguồn: www.songda10-1.com.vn)
20/05/2009: Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, 10,000 đồng/1cp.
Số cổ phiếu phát hành thêm: 1,900,000.
Số cổ phiếu sau khi phát hành thêm: 3,800,000.
Nghị quyết Đại hội cổ đông của công ty ngày 25/12/2009 quyết định tăng vốn điều lệ từ 19,000,000,000 đồng lên 45,000,000,000 đồng theo phương án phát hành theo 2 đợt:
Đợt 1: Phát hành 1.995.000 cổ phiếu
Trong đó:
- Bán cho cổ đông hiện hữu theo hình thức thực hiện quyền: Số lượng 1.900.000 cổ phần, tương ứng với giá trị 19 tỷ đồng theo mệnh giá; tỷ lệ chào bán 1:1; Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phần.
- Bán cho Cán bộ chủ chốt: 95.000 cổ phần với giá 15.000 đồng cổ phần.
- Danh sách cán bộ chủ chốt và số lượng cổ phần được mua do HĐQT quyết định.
- Xử lý cổ phiếu lô lẻ đến hàng đơn vị. Số cổ phiếu lẻ và cổ phiếu không phân phối hết sẽ được bán cho Quỹ đồng nghiệp Sông đà 10.1 với giá là 15.000 đồng/cổ phiếu.
Đợt 2: Chào bán 605.000 cổ phiếu:
- Chào bán 605.000 cổ phần theo hình thức riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác với giá bằng 80% bình quân của 5 phiên giao dịch liên tiếp nhưng không thấp hơn 32.000 đồng/cổ phiếu. Đại hội cổ đông uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Công ty:
+ Phê duyệt danh sách và số lượng cổ phần chào bán cho từng đối tượng cụ thể.
+ Quyết định thời điểm chào bán thích hợp.
Giá thấp nhất từ thời điểm niêm yết tới nay (nghìn đồng): 19.1 (đóng cửa ngày 24/02/2009).
Giá cao nhất từ thời điểm niêm yết tới nay (nghìn đồng): 238.6 (đóng cửa ngày 15/12/2007).
Tổng quan cổ phiếu ngành xây dựng thủy điện.
Ngành xây dựng hiện đứng đầu thị trường về số lượng cổ phiếu niêm yết, khoảng gần 70 doanh nghiệp trên cả hai sàn Hose và Hastc. Tuy nhiên, số doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 4 % giá trị vốn hóa thị trường do chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ.
Trong tổng số 36 Công ty Sông Đà đang niêm yết, ngoại trừ cổ phiếu SJS của công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị và khu công nghiệp Sông Đà đang niêm trên sàn Hose thì 35 mã cổ phiếu của 35 công ty Sông Đà còn lại đều niêm yết trên sàn HNX.
Đặc điểm hoạt động và hình thức tổ chức các Công ty Sông Đà cũng khá đặc biệt. Đa phần đều làm trong lĩnh vực xây dựng nên các công ty mẹ hình thành ra các công ty con để đảm nhận các phần khác nhau của dự án. Mỗi lĩnh vực liên quan đến xây dựng đều có từng công ty thực hiện như: Tư vấn (SDC), Vận tải (SDP), Xi măng (SDY, SCC), bao bì xi măng (STP), Cơ sở hạ tầng (SDH), xuất khẩu lao động (SDA)... Các công ty còn lại hầu hết là về xây lắp, xây dựng, bất động sản, công trình ngầm...Tất cả là một dây chuyền xây dựng được gắn kết đầy chặt chẽ.
Với số công ty niêm yết đông đảo cùng những đợt “dậy sóng” trên Hastc, “dòng họ Sông Đà” từ lâu đã khẳng định được tiếng tăm của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần lớn vốn của các Công ty Sông Đà đều thuộc sở hữu của Tổng Công ty Sông Đà (Chiếm trên 50%).
Một số cổ phiếu trong nhóm Sông Đà có tình hình tài chính rất tốt mà ngay cả những nhóm cổ phiếu trong ngành cũng không sánh kịp như: S99, SD9, SDA, S96, đặc biệt là cổ phiếu SD5 với các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tính trên doanh thu gần như thấp nhưng ROE lại cao nhất. Nguyên nhân là do doanh thu đạt lớn nhất ngành gần 1000 tỷ nhưng vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 125 tỷ đồng.
Nhìn chung trong năm 2010, các doanh nghiệp niêm yết cũng được hưởng những điều kiện thuận lợi chung của ngành và sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu trung bình của ngành xây dựng quý II/2009.
Ngành nghề
Tỷ số nợ (%)
Tỷ số nợ/VCSH (%)
KNTT hiện hành (lần)
KNTT nhanh (lần)
Vòng quay tổng TS (lần)
ROS
(%)
ROA (%)
ROE
(%)
EPS (đồng)
Xây dựng
71
363
1.22
0.7
7
8
2
5
1380
(Nguồn: www.cophieu68.com.vn)
Phân tích cơ bản cổ phiếu S55 quý I và quý II năm 2010.
Nhóm 1: Các chỉ số tỷ lệ huy động vốn trong quý I và quý II năm 2010 của CP S55
Tỷ lệ huy động vốn bằng cổ phiếu phổ thông
Tỷ lệ huy động vốn bằng CPPT
=
Tổng vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ dài hạn:
Tỷ lệ nợ dài hạn
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng vốn cổ đông
Bảng 2.7: Bảng đánh giá tỷ lệ huy động vốn quý I và quý II năm 2010 của cổ phiếu S55
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Tổng nợ dài hạn
VNĐ
6,244,614,644
7,654,607,142
122.6
1,409,992,498
2
Tổng nguồn vốn
VNĐ
228,375,540,198
245,993,833,752
107.7
17,618,293,554
3
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
90,990,627,353
96,030,229,228
105.5
5,039,601,875
4
Tỷ lệ HĐV bằng CPPT
%
39.84
39.04
97.99
- 0.8
5
Tỷ lệ nợ dài hạn
%
2.73
3.11
139.9
1.38
6
Tỷ số nợ/Vốn cổ đông
%
6.86
7.97
116.2
1.11
Qua bảng phân tích ở trên, ta thấy:
Nợ dài hạn trong quý II đạt 122.6% quý I, tương ứng tăng 1,409,992,498 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu có tăng nhẹ, quý II tăng 7.7% so với quý I và vốn chủ sở hữu quý II đạt 105.5% so với quý I. Điều này làm tỷ lệ huy động vốn quý II giảm đi 0.8% so với quý I. Tỷ lệ nợ dài hạn của công ty ở cả hai quý nhìn chung tương đối thấp, chứng tỏ tỷ lệ nợ dài hạn chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vốn, sang quý II, tỷ lệ này có tăng hơn quý I 39.9%.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng ở mức thấp, tỷ lệ này sang quý II có đạt 116.2% quý I, tương ứng tăng lên 16.2%, như vậy nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng gặp rủi ro về mặt tài chính của công ty khá thấp.
Nhóm 2: Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn trong quý I và quý II năm 2010 của CP S55.
Vốn hoạt động:
Vốn hoạt động
=
TSNH – Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời:
Khả năng thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh
=
TSNH – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán bằng tiền:
Khả năng thanh toán bằng tiền
=
Tiền và CKTĐT
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.8: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn QI và QII năm 2010 của cổ phiếu S55.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt
(%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Tài sản ngắn hạn
VNĐ
184,034,975,611
201,835,357,604
109.7
17,800,381,993
2
Nợ ngắn hạn
VNĐ
131,140,296,201
142,308,997,382
108.5
11,168,701,181
3
Hàng tồn kho
VNĐ
76,599,751,709
106,870,033,926
139.5
30,270,282,217
4
Tiền và CKTĐT
VNĐ
15,443,859,899
13,556,300,742
87.8
-1,887,559,157
5
Vốn hoạt động
%
52,894,679,410
59,526,360,222
112.5
6,631,680,812
6
KNTT hiện thời
Lần
1.40
1.42
101.1
0.02
7
KNTT nhanh
Lần
0.82
0.67
81.46
-0.15
8
KNTT bằng tiền
Lần
0.12
0.10
80.89
-0.02
Qua bảng phân tích ở trên, ta thấy, tài sản ngắn hạn của công ty quý II tăng xấp xỉ 17.8 tỷ đồng tương ứng tăng 9.7% so với quý I, nợ ngắn hạn cũng tăng lên gần 11.2 tỷ đồng tương ứng tăng 8.5%, điều này dẫn đến vốn hoạt động của công ty ở quý II cũng tăng lên đạt 112.5% của quý I, có nghĩa là nguồn trả nợ của công ty sang quý này đã tăng lên và tốt hơn trước.
Khả năng thanh toán hiện hành của cổ phiếu S55 trong quý II nhích hơn một chút so với quý I 0.02 lần, đạt 101.1% tương ứng tăng 1.1% và tỷ lệ này cao hơn mức trung bình ngành (1.22 lần) một mức không đáng kể, như vậy khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty khá tốt.
Khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hoá. Khả năng thanh toán nhanh của cổ phiếu S55 ở quý I là 0,82 lần, nhưng hệ số này chỉ đạt 81.46% quý I khi sang quý II. nguyên nhân là do hàng tồn kho sang quý II tăng 39% so với quý I, mức chênh lệch này đạt gần 30.2 tỷ đồng.
Tài sản sử dụng thanh toán nhanh nhất là vốn bằng tiền, khả năng thanh toán bằng tiền của DN trong quý II đã giảm 0.02 lần, nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền ở quý II của DN đã giảm gần 1.9 tỷ đồng tương ứng đạt 87.8 %.
Nhóm 3: Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn quý I và quý II năm 2010 của cổ phiếu S55.
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):
Vòng quay tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Thời gian giải tỏa tồn kho:
Thời gian giải tỏa tồn kho
=
360
Số vòng quay tồn kho
Doanh lợi doanh thu (ROS):
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Doanh lợi tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Tổng tài sản
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.9: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn QI và QII năm 2010 của cổ phiếu S55.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt
(%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Giá vốn hàng bán
VNĐ
66,514,423,857
108,131,075,488
162.6
41,616,651,631
2
Hàng tồn kho
VNĐ
76,599,751,709
106,870,033,926
139.5
30,270,282,217
3
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
3,850,306,499
5,039,601,875
130.9
1,189,295,376
4
Doanh thu thuần
VNĐ
74,296,687,637
118,061,956,019
158.9
43,765,268,382
5
Tổng tài sản
VNĐ
228,375,540,198
245,993,833,752
107.7
17,618,293,554
6
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
90,990,627,353
96,030,229,228
105.5
5,039,601,875
7
Vòng quay HTK
Vòng
0.87
1.01
116.5
0.14
8
ROS
%
5.18
4.27
82.4
-0.91
9
ROA
%
1.69
2.05
121.3
0.36
10
ROE
%
4.23
5.25
124.1
1.02
Giá vốn hàng bán của công ty tăng một mức khá tốt, quý II đạt 162.6% so với quý I tương ứng tăng lên xấp xỉ 41.6 tỷ đồng. điều này dẫn tới hàng tồn kho luân chuyển bình quân ở quý II tăng so với quý I 0.14 vòng, tương ứng tăng 16.5%, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng hóa ở quý II nhanh hơn quý I.
Ta thấy ở quý II, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của cổ phiếu S55 là 5.18% có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ sẽ thu được 0.05 đồng lợi nhuận, so với quý I, tỷ số này chỉ đạt 82.4%, giảm 17.6%, một mức không đáng kể tương ứng với 0.009 đồng, nhưng cả hai quý đều thấp hơn tỷ số trung bình ngành (8%). Nguyên nhân là do sang quý II, doanh thu thuần tăng tới gần 40.7 tỷ đồng, đạt 158.9% quý I, trong khi mức tăng của lợi nhuận sau thuế của quý II vào khoảng hơn 1 tỷ đồng tương ứng 130.9% quý I.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của S55 quý I là 1.69%, tương ứng một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ thu được 0.017 đồng lợi nhuận, gần đạt mức trung bình ngành là 2% và sang quý II, chỉ tiêu này đã tăng lên đạt 121.3% quý I, vượt mức trung bình ngành 0.05%. Tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn CSH, cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Như vậy có thể nói DN này đạt hiệu quả trong việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận.
ROE trong quý I và quý II của công ty lần lượt là 4.23% và 5.25% tỷ lệ đạt là 124.1%. Sự gia tăng này là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế ở quý I qua quý II, tuy nhiên, tỷ số này vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành (6%).
Nhóm 4: Các chỉ tiêu đánh giá cổ phiếu quý I và quý II năm 2010 của CP S55.
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS):
EPS
=
Lợi nhuận sau thuế
Số CPPT đang lưu hành
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần (book value):
VB
=
Vốn chủ sở hữu
Số CPPT đang lưu hành
Lãi suất hiện hành của cổ phiếu:
YC
=
Div
x 100%
Thị giá
Cổ tức cổ phiếu phổ thông (Div) = 2000 đồng/CP (Kỳ thanh toán: 1 lần/năm)
Tỷ lệ cổ tức trên tiền lãi một cổ phiếu (RDIV):
RDiv =
Div
x 100%
EPS
Tỷ số giá trên thu nhập (Price per earning ratio_P/E):
P/E
=
Thị giá
EPS
Bảng 2.10: Bảng đánh giá cổ phiếu S55 QI và QII năm 2010.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
3,850,306,499
5,039,601,875
130.9
1,189,295,376
2
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
90,990,627,353
96,030,229,228
105.5
5,039,601,875
3
Số CPPT đang lưu hành
CP
2,496,000
2,496,000
0
0
4
Thị giá
VNĐ
41,800
38,500
5
EPS
VNĐ
1,543
2,019
130.9
476
6
Book Value
VNĐ
36,455
38,474
105.5
2,019
7
P/E
Lần
27.10
19.07
70.37
-8.03
EPS là một chỉ số rất quan trọng vì nó là yếu tố chính chi phối thị giá cổ phần.
Nhìn vào bảng phân tích trên, ta thấy: Thu nhập trên cổ phiếu S55 quý I là 1543 đồng/cp, sang quý II chỉ tiêu này đạt 130.9% , tăng thêm 476 đồng đạt 2019 đồng/cp, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu CP S55 sẽ được hưởng thu nhập từ mỗi cổ phiếu là 2019 đồng.
Trong quý II, giá trị sổ sách cổ phiếu S55 đạt 105.5%, tăng so với quý I 5.5%, tương ứng tăng 2019 đồng giá trị ghi sổ trên một cổ phiếu, nguyên nhân là do có sự tăng nhẹ trong nguồn vốn chủ sở hữu.
P/E đo lường thu nhập giữa giá thị trường và thu nhập mỗi cổ phiếu.
Quan sát bảng trên, P/E ở quý II của S55 đã giảm 8.03 lần, chỉ còn 70.37% quý I, từ 27.1 lần ở quý I xuống còn 19.07 lần, vậy là sang quý II, thị trường trả giá cổ phiếu này thấp hơn. Nguyên nhân là do thị giá giảm (quý I: 41,800 - đóng cửa 31/03/2010: quý II: 38.500 - đóng cửa 30/06/2010) mà EPS lại tăng lên. Như vậy thì để có 1 đồng thu nhập trong quý II từ CP S55, nhà đầu tư phải bỏ ra 19 đồng.
Phân tích cơ bản cổ phiếu SNG quý I và quý II năm 2010.
Nhóm 1: Các chỉ số về tỷ lệ huy động vốn quý I và quý II năm 2010 của CP SNG
Tỷ lệ huy động vốn bằng cổ phiếu phổ thông
Tỷ lệ huy động vốn bằng CPPT
=
Tổng vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ dài hạn:
Tỷ lệ nợ dài hạn
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông
=
Tổng nợ dài hạn
x 100%
Tổng vốn cổ đông
Bảng 2.11: Bảng đánh giá tỷ lệ huy động vốn quý I và quý II năm 2010 của cổ phiếu SNG
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Tổng nợ dài hạn
VNĐ
48,899,949,748
46,624,325,878
95.3
-2,275,623,870
2
Tổng nguồn vốn
VNĐ
267,642,345,541
276,061,842,936
103.14
8,419,497,395
3
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
70,678,901,163
97,755,029,144
138.3
27,076,127,981
4
Tỷ lệ HĐV bằng CPPT
%
26.41
35.41
134.08
9
5
Tỷ lệ nợ dài hạn
%
69.19
47.70
68.94
-21.49
6
Tỷ số nợ/Vốn cổ đông
%
18.27
16.89
92.45
-1,38
Qua bảng phân tích ở trên, ta thấy:
Nợ dài hạn trong quý II giảm, bằng 95.3% so với quý I, tương ứng giảm 2,275,623,870 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tăng nhẹ, quý II tăng 3.14% so với quý I tương ứng tăng khoảng 8.4 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu quý II tăng ở mức khá, 27.1 tỷ đồng đạt 105.5% so với quý I. Điều này làm tỷ lệ huy động vốn quý II tăng, đạt 134.08% so với quý I. Tỷ lệ nợ dài hạn của công ty ở cả hai quý đều trên mức trung bình, nhất là quý I, chứng tỏ tỷ lệ nợ dài hạn chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu vốn, sang quý II, tỷ lệ này có giảm, chỉ bằng 68.94% quý I.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu ở mức hơi thấp, tỷ lệ này sang quý II chỉ bằng 92.45% so với quý I, như vậy nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong nguồn vốn chủ sở hữu, làm giảm khả gặp rủi ro về mặt tài chính của công ty.
Nhóm 02: Các chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn quý I và quý II năm 2010 của CP SNG
Vốn hoạt động:
Vốn hoạt động
=
TSNH – Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời:
KNTT hiện thời
=
TSNH
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh:
KNTT nhanh
=
TSNH – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán bằng tiền:
KNTT bằng tiền
=
Tiền và CKTĐT
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.12: Bảng đánh giá các chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn QI và QII năm 2010 của cổ phiếu SNG.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Tài sản ngắn hạn
VNĐ
185,944,282,198
196,641,247,123
105.8
10,696,964,925
2
Nợ ngắn hạn
VNĐ
148,063,494,630
131,682,487,914
88.9
-16,381,006,716
3
Hàng tồn kho
VNĐ
78,214,435,065
71,797,830,172
91.8
-6,416,604,893
4
Tiền & CKTĐT
VNĐ
933,319,943
23,315,008,158
2498
22,381,688,215
5
Vốn hoạt động
VNĐ
37,880,787,568
64,958,759,209
171.5
27,077,971,641
6
KNTT hiện thời
Lần
1.26
1.49
118.9
0.24
7
KNTT nhanh
Lần
0.73
0.95
130.3
0.22
8
KNTT bằng tiền
Lần
0.006
0.177
2808.8
0.17
Qua bảng phân tích trên, ta thấy, tài sản ngắn hạn của công ty quý II tăng xấp xỉ 10.7 tỷ đồng tương ứng đạt 105.8% so với quý I, nhưng nợ ngắn hạn lại giảm xuống 16.4 tỷ đồng, chỉ bằng 88.9% quý I, điều này dẫn đến vốn hoạt động của công ty ở quý II tăng lên đạt mức 171.5% của quý I, có nghĩa là nguồn trả nợ của công ty sang quý này đã tăng lên 71.5% và tốt hơn trước.
Khả năng thanh toán hiện hành của cổ phiếu SNG trong quý II tăng lên so với quý I năm 2010, đạt 118.9%. Trong cả 2 quý, công ty đều đảm bảo đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ở quý I, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,26 đồng tài sản lưu động. Sang quý II, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,49 đồng tài sản lưu động. Như vậy có thể thấy công ty đủ TSLĐ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh của công ty sang quý II tăng 0.22 lần đạt 130.3% quý I.
Ta có thể nhận thấy có sự gia tăng đột biến khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty ở quý II, đạt 2808.8% so với quý I, tương ứng tăng 0.171 lần từ 0.006 lên 0.177, nguyên nhân là do tiền số hiện có ở quý I chỉ là xấp xỉ 933 triệu đồng nhưng lại tăng lên tới xấp xỉ 23,3 tỷ đồng ở quý II, đạt 2498%. Như vậy ở quý I, CTCPSĐ 10.1 đã gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi có nhu cầu thanh toán tức thời bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong công ty, tuy nhiên bước sang quý II, tình trạng này đã được khắc phục rõ nét.
Nhóm 3: Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn quý I và quý II năm 2010 của CP SNG.
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay HTK
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Doanh lợi doanh thu ( ROS)
ROS
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Doanh lợi tài sản ( ROA)
ROA
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Doanh lợi vốn chủ sở hửu (ROE):
ROE
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.13: Bảng đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn QI và QII năm 2010 của cổ phiếu SNG.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Giá vốn hàng bán
VNĐ
24,026,683,902
60,554,505,168
252
36,527,821,266
2
Hàng tồn kho
VNĐ
78,214,435,065
71,797,830,172
91.8
-6,416,604,893
3
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
2,024,683,799
9,236,305,042
456.2
7,211,621,243
4
Doanh thu thuần
VNĐ
31,421,616,927
77,794,597,575
247.6
46,372,980,648
5
Tổng tài sản
VNĐ
267,642,345,541
178,306,813,792
66.6
-89,335,531,749
6
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
70,678,901,163
97,755,029,144
138.3
27,076,127,981
7
Vòng quay HTK
Vòng
0.31
0.84
274.6
0.536
8
ROS
%
6.44
11.87
184,32
5,43
9
ROA
%
0.76
5.18
681,58
4,42
10
ROE
%
2.86
9.45
330,42
6.59
Giá vốn hàng bán trong quý II của Công ty tăng vượt bậc, đạt 252% quý I, tương ứng tăng thêm 36.5 tỷ đồng, điều này dẫn tới hàng tồn kho quý II cũng quay nhanh hơn 0.536 vòng, đạt 274.6 % quý I, hiệu quả quản lý tồn kho của quý này đã tốt hơn.
Doanh lợi doanh thu trong quý II tăng khá cao, đạt 184.32% của quý I, nguyên do là vì lợi nhuận sau thuế của quý II tăng tới 7.2 tỷ đồng, đạt 456.2% so với quý I, ở quý II này, cứ mỗi đồng doanh thu lại tạo ra được 0.11 đồng lợi nhuận sau thuế. Cũng do lợi nhuận sau thuế tăng cao kéo theo doanh lợi tài sản và doanh lợi vốn chủ sở hữu trong quý II cũng tăng theo, cụ thể là ROA ở quý II đạt tới 681.58% quý I, một phần cũng do tổng tài sản trong quý này giảm, chỉ đạt 66.6% quý I; ROE quý II cũng tăng tới 330.42 % quý I, một đồng vốn CSH trong quý này tạo ra được 0.09 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nhóm 4: Các chỉ số đánh giá cổ phiếu SNG quý I và quý II năm 2010:
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS):
EPS
=
Lợi nhuận sau thuế
Số CPPT đang lưu hành
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần (Book value):
VB
=
Vốn chủ sở hữu
Số CPPT đang lưu hành
Lãi suất hiện hành của cổ phiếu:
Yc
=
Div
x 100%
Thị giá
Cổ tức CPPT (Div)= 2500 đồng/CP, kỳ thanh toán: 1 lần/năm
Tỷ lệ cổ tức trên tiền lãi mỗi cổ phiếu (RDiv):
RDiv
=
Div
x 100%
EPS
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
P/E
=
Thị giá
EPS
Bảng 2.14: Bảng các chỉ số về lợi nhuận QI và QII năm 2010 của cổ phiếu SNG.
STT
Chỉ số
ĐVT
QI/2010
QII/2010
Tỷ lệ đạt (%)
Chênh lệch (VNĐ)
Biểu đồ
1
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
2,024,683,799
9,236,305,042
456.2
7,211,621,243
2
Vốn chủ sở hữu
VNĐ
70,678,901,163
97,755,029,144
138.3
27,076,127,981
3
Số CPPT đang lưu hành
CP
3,800,000
3,800,000
0
0
4
Thị giá
VNĐ
73,000
35,500
5
EPS
VNĐ
533
2,431
456.2
1,898
6
Book Value
VNĐ
18,600
25,725
138.3
7,125
7
P/E
Lần
137.01
14.61
10.7
-122,4
Ở quý I, các cổ đông sở hữu CP SNG chỉ được hưởng thu nhập là 533 đồng trên một cổ phiếu, nhưng do sang quý II, mức lợi nhuận sau thuế tăng vọt như đã nêu ở trên khiến mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng tăng một mạch thêm 1,898 đồng đạt 456.2% quý I.
Giá trị sổ sách ở quý I của cổ phiếu SNG tương đối thấp nhưng sang quý II đã tăng thêm 7,125 đồng/CP, đạt 138.3% quý I.
Trong quý I, P/E của công ty rất cao, đó là vì EPS, thành phần chính ảnh hưởng tới P/E ở quý I quá thấp trong khi thị giá (73,000 đồng: đóng cửa 31/03/2010) lại cao. Sang quý II, chỉ số này lại sụt giảm mạnh xuống còn 10.7% quý I, do EPS trong quý này đã tăng lên đồng thời thị giá lại giảm (35,500 đồng: đóng cửa 30/06/2010).
Đánh giá về 2 cổ phiếu S55 và SNG 6 tháng đầu năm 2010
Bảng 2.15: Bảng đánh giá 2 cổ phiếu S55 và SNG 6 tháng đầu năm 2010
STT
Chỉ số
ĐVT
S55
SNG
Chênh lệch
Biểu đồ
1
Tỷ lệ HĐV bằng CPPT
%
39.06
35.41
-3.65
2
Tỷ lệ nợ dài hạn
%
2.13
16.89
14.76
3
Tỷ số nợ/Vốn CSH
%
5.44
47.70
42.26
4
Vốn hoạt động
VNĐ
59,216,106,246
64,958,759,209
5,742,652,960
5
KNTT hiện thời
Lần
1.42
1.49
0.07
6
KNTT nhanh
Lần
0.66
0.95
0.29
7
KNTT bằng tiền
Lần
0.096
0.177
0.081
8
Vòng quay HTK
Vòng
1.634
1.178
- 0.456
9
ROS
%
4.46
10.31
5.85
10
ROA
%
3.50
4.08
0.58
11
ROE
%
8.963
11.520
2.557
12
EPS
VNĐ
3,437
2,963
-0.474
13
Book Value
VNĐ
38,349
25,725
-12,624
14
P/E
Lần
11.20
11.98
0.78
Nhìn vào bảng đánh giá 6 tháng đầu năm ở trên ta nhận thấy:
Tỷ lệ huy động vốn bằng cổ phiếu phổ thông của S55 cao hơn SNG 3.56% trong khi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn lại ở mức thấp hơn khá nhiều so với CP SNG, đặc biệt là nợ dài hạn trên vốn cổ đông. Như vậy có thể thấy rằng S55 có một cấu trúc tài chính khá vững chắc, vốn vay chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn hay nói cách khác, tính tự chủ trong tài chính của công ty khá cao, rủi ro tài chính thấp.
Vốn hoạt động của CP SNG trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 65 tỷ đồng, cao hơn CP S55 khoảng 5.7 tỷ. Khả năng thanh toán hiện thời cao hơn 0.07 lần, khả năng thanh toán nhanh cao hơn 0.29 lần và khả năng thanh toán bằng tiền của SNG trong 6 tháng đầu cũng cao hơn S55 0.08 lần, nguyên nhân là do ở quý II, nợ ngắn hạn của cổ phiếu này giảm xuống trong khi tài sản ngắn hạn tăng lên, nhất là tiền và các khoản tương đương tiền của cổ phiếu này, tăng từ khoảng 0.9 tỷ quý I lên gần 23 tỷ trong quý II, kéo theo sự tăng lên các chỉ số này trong 6 tháng đầu năm.
Ở nhóm chỉ số về khả năng sử dụng vốn, ta thấy vòng quay tồn kho của CP S55 trong 6 tháng đầu cao hơn CP SNG 0.5 vòng, hàng tồn kho của S55 quay vòng nhanh hơn dẫn tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động lớn hơn. Tuy nhiên, cả 3 chỉ tiêu còn lại trong nóm này là ROS, ROE, ROA của S55 đều thấp hơn SNG. Cụ thể thì lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn 5.58%, doanh lợi tài sản thấp hơn 0.58% và doanh lợi vốn chủ sở hữu thấp hơn 2.5%, nguyên nhân chính là vì lợi nhuận sau thuế quý II của CP SNG tăng mạnh đẩy lợi nhuận 6 tháng đầu năm của cổ phiếu này cũng tăng theo.
Với nhóm chỉ tiêu cuối thì S55 có vẻ vượt lên với thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở mức 3,437 đồng/CP, cao hơn mỗi CP SNG là 0.5 đồng, chỉ số này đã tác động tới P/E khiến P/E cổ phiếu S55 giảm đôi chút so với P/E của SNG là 0.78 lần. Giá trị ghi sổ 6 tháng đầu của S55 cũng cao hơn 12,624 đồng/cp so với SNG.
Quyết định đầu tư.
Qua những phân tích trên, ta nhận thấy rằng:
Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn và hiệu quả sử dụng vốn (trừ vòng quay tồn kho) trong 6 tháng đầu năm 2010 của cổ phiếu SNG cao hơn so với cổ phiếu S55. Nhưng ở quý I, các chỉ tiêu này đều ở mức khiêm tốn, nhiều chỉ tiêu dưới mức trung bình ngành, do có sự biến động mạnh về doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế...sang quý II, các chỉ số này đã có bước nhảy vọt kéo theo sự gia tăng của 6 tháng đầu năm.
Ngược lại, nhóm về tỷ lệ huy động vốn và nhóm chỉ tiêu đánh giá cổ phiếu của S55 trong 6 tháng qua lại cao hơn cổ phiếu SNG. Ở 6 tháng đầu năm 2010, cấu trúc vốn của cổ phiếu S55 ở mức hợp lý hơn, với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn và trên vốn chủ sở hữu nhỏ, tính tự chủ tài chính cao, khả năng gặp rủi ro tài chính thấp. Không những thu nhập của các cổ đông nắm giữ CP S55 trong 6 tháng vừa rồi cao hơn các cổ đông nắm giữ CP SNG mà giá trị sổ sách cổ phần mà họ nắm giữ cũng tăng thêm. Các tỷ lệ này trong quý I và quý II khá ổn định, hầu như đều tăng trong quý II.
→ Tóm lại, hầu hết các chỉ số tài chính của cổ phiếu S55 qua 2 quý đầu năm 2010 ở mức hợp lý, ít biến động, mang tính ổn định cao. Cơ cấu vốn vững chắc, tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS và tỷ số giá trên thu nhập P/E đều tăng, đây là hai chỉ số chính mà các nhà đầu tư cổ phiếu thường quan tâm hiện nay. Các nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu S55, đang niêm yết trên Sở GD chứng khoán Hà Nội để đưa vào danh mục đầu tư của mình.
CHƯƠNG 3:
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Công ty CPSĐ 505 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng và sản phẩm chính là thi công công trình thủy điện nên hoạt động kinh doanh mang tính ổn định cao, cùng với bộ máy quản lý hiệu quả, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm cộng với tình hình tài chính khá tốt nên đây là một CP đáng để các nhà đầu tư quan tâm. Cụ thể là:
Những chỉ số tài chính của công ty hầu như luôn ở mức trung bình hoặc cao hơn trung bình ngành, có sự gia tăng ổn định qua từng quý, cụ thể:
Tỷ số nợ của công ty thấp hơn trung bình ngành, tỷ trọng nợ ở mức hợp lý, cùng với đó là khả năng thanh toán lãi vay cao, đảm bảo khả năng trả nợ cho các nhà cung cấp, rủi ro phá sản nhỏ.
Hiệu quả sử dụng vốn cao thể hiện qua vòng quay phải thu cao và kỳ thu tiền bình quân thấp. Điều này cho thấy công tác quản lý công nợ tốt, khả năng thu hồi nợ cao, giảm chi phí thu hồi nợ, và công ty ít bị chiếm dụng vốn.
Khả năng thanh khoản của công ty cao được thể hiện qua chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành luôn được duy trì ở mức ổn định. Vì vậy tính an toàn cho các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn tốt. Tạo được niềm tin và uy tín với các chủ nợ và nhà cung cấp.
Suất sinh lợi trên tài sản nhìn chung của công ty tăng đều qua các kỳ thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên một đồng vốn đầu tư vào hoạt động SXKD.
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS luôn được duy trì ở mức khá tốt, chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn cổ đông có hiệu quả, đảm bảo khả năng chi trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông ( tỷ lệ trả cổ tức: 20%), đây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên tỷ lệ P/E, hai chỉ số này luôn được các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm theo dõi nhất.
Ngày 26 tháng 8 năm 2009, tại tầng 2 khách sạn Equatorial, số 242 Trần Bình Trọng – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Sông Đà 505 được Trung Tâm Thông tin tín dụng (CIC) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hãng thông tin hàng đầu thế giới Dun & Bradstreet (D&B) xếp hạng tín dụng Top 20 các doanh nghiệp niêm yết – Doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt nam năm 2009.
Công ty luôn quan tâm tới đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCNV giỏi kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống. tăng cường đầu tư thiết bị phù hợp với lĩnh vực thi công. Là một trong các doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động. Trong thi công xây lắp, Công ty luôn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin vầ đặc biệt là theo chuẩn ISO 9001:2000, áp dụng những công nghệ mới làm tăng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn trong lao động, góp phần nâng cao uy tín của công ty.
→ Qua phần phân tích và nhận xét trên, ta thấy S55 là một cổ phiếu tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Vì vây, nếu chỉ đơn thuần dựa trên phân tích cơ bản để đánh giá cổ phiếu thì nhà đầu tư nên đưa cổ phiếu này vào danh mục đầu tư của mình.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2010.
Bảng 3.1: Kế hoạch SXKD năm 2010 của 2 cổ phiếu S55 và SNG
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
S55
SNG
1
Tổng giá trị SXKD
106đ
382,469
260,23
2
Doanh thu
106đ
362,512
230,313
3
Nộp ngân sách
106đ
18,832
22,11
4
Vốn điều lệ
106đ
24,960
45,000
5
Lợi nhuận trước thuế
106đ
15,092
30,108
6
Thu nhập bình quân
103đ/Th
4,167
6,7
(Nguồn: www.songda505.com.vn; www.songda10-1.com.vn)
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thực hiện được trong 6 tháng đầu năm 2010 của 2 cổ phiếu S55 và SNG so với kế hoạch cả năm 2010.
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
Số TH 6 tháng đầu năm 2010
Số kế hoạch 2010
% đạt được
S55
SNG
S55
SNG
S55
SNG
1
Tổng giá trị SXKD
106đ
211,380
101,690
382,469
260,23
55.2
39
2
Doanh thu
106đ
192,359
80,958
362,512
230,313
53
35
3
Lợi nhuận trước thuế
106đ
9,432
12,201
15,092
30,108
62.5
41
Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty CPSĐ 505 đã thực hiện được trên 50% kế hoạch đề ra trong cả năm 2010, còn đối với công ty CPSĐ 10.1 chỉ mới thực hiện dưới 50% kế hoạch cả năm, vì vậy khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm của S55 là vô cùng khả quan. Thêm vào đó, hiện công ty đang có rất nhiều công trình, dự án thủy điện đang và sẽ thi công trong thời gian tới trên địa bàn miền Trung, Tây nguyên và khu vực Đông Nam Bộ. Cụ thể là trong tháng 7/2009, công ty cổ phần Sông Đà 505 đã ký kết 2 hợp đồng xây lắp tại Công trình thủy điện Đồng Nai 3 - huyện Đắc Glong, tỉnh Đăk Nông với giá trị hợp đồng là 80 tỷ đồng, thời gian thi công 11 tháng (bắt đầu từ 20/07/2009) và Công trình thủy điện ĐăkGlun – huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trị giá 229.675 tỷ đồng, thời gian thi công 18 tháng (bắt đầu từ 16/8/2009). Đến thời điểm này, các công trình này đang vào giai đoạn cuối để bàn giao lại cho các chủ đầu tư nên công ty có không những sẽ hoàn thành mà còn có thể vượt kế hoạch đề ra trong 6 tháng cuối năm và cả năm.
Như vậy, nếu tình hình kinh tế thị trường, các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới không có tác động xấu nói chung, và ảnh hưởng riêng tới ngành xây dựng, xây dựng thủy điện, cộng với những thông tin đã thu thập được và phân tích ở trên, người viết vẫn giữ quyết định đầu tư vào cổ phiếu S55.
Một số kiến nghị
Đối với ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban lãnh đạo Công ty.
Khi phân tích các chỉ tiêu về doanh lợi, ta thấy doanh lợi doanh thu ROS còn thấp hơn trung bình ngành, doanh thu của công ty cao nhưng lợi nhuận sau thuế chưa ở mức độ hợp lý thực sự, như ở quý II năm 2010, doanh thu đạt được là 118,061,956,019 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ là 5,039,601,875 tỷ đồng. Thu thập số liệu cho thấy doanh thu thuần quý II/2010 so với quý II/2009 tăng 256.2% trong khi Lợi nhuận sau thuế quý II/2010 chỉ tăng 153.8% so với quý II/2009.
Ban lãnh đạo công ty nên có biện pháp để kiểm soát các chi phí bất hợp lý để tăng lợi nhuận sau thuế, kéo theo tăng các chỉ số tài chính như về doanh lợi như ROS, ROA, ROE và đặc biệt là EPS. Một trong những thực trang hiện nay mà các Doanh nghiệp về xây dựng ở Việt Nam hay mắc phải là thời gian thi công thực tế luôn kéo dài so với dự kiến sẽ dẫn đến việc tăng thêm chi phí, nhân công và làm giảm uy tín của DN. Công ty nên khắc phục điều này bằng cách cố định thời gian, chấp nhận lợi nhuận trong thời gian đầu sẽ thấp hơn thời gian sau, nhưng đổi lại sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và đối với các nhà đầu tư trong ngoài nước.
Vốn điều lệ hiện nay của công ty là 24.960 tỷ đồng, so với quy mô và tốc độ phát triển của công ty thì mức vốn này chưa thực sự phù hợp. Công ty nên tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm quy mô hoạt động bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc kêu gọi các cổ đông chiến lược góp vốn thêm.
Hiện nay trên địa bàn miền trung Tây Nguyên nói riêng cũng như trên cả nước nói chung có rất nhiều các công trình thủy điện lớn nhỏ đã và đang triển khai. Việc xây dựng thủy điện quá nhiều như vậy đã tác động xấu tới môi trường, hủy hoại rừng đầu nguồn, gây ra lũ quét. Chính vì vậy, trong tương lai, ngành thủy điện sẽ không còn được khuyến khích đầu tư như hiện nay nữa. Doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị khi ngành thi công xây lắp công trình thủy điện không còn “hot” , dễ kiếm lợi và ít rủi ro như bây giờ. Công ty có thể giảm tỷ trọng đóng góp của ngành thủy điện xuống và nâng tỷ trọng đóng góp của những ngành nghề kinh doanh còn lại lên như: Xây dựng công nghiệp, nhà ở, công trình dân dụng; Khai thác, khai khoáng; kinh doanh bất động sản; thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công trình, hoặc có thể thay thế thi công và vận hành thủy điện bằng nhiệt điện hoặc các nhà máy điện từ gió hay năng lượng nguyên tử.
Đối với các nhà đầu tư.
Trên sàn Hà Nội hiện nay có 4 “họ” cổ phiếu chính: SDx, PVx, VCx và Viglacera. Trong đó nổi bật nhất sàn là “họ Sông Đà” SDx, “họ Sông Đà” có tổng cộng 35 mã cổ phiếu, chiếm đến 13.5% số cổ phiếu trên sàn HNX. Vì vậy, tác động của “họ Sông Đà” đến chỉ số HNX là khá lớn.
S55 là một trong những cổ phiếu thuộc họ Sông Đà, đang niêm yết trên sàn HNX, vì vậy cũng có chung những đặc điểm của “dòng Sông Đà”. Các nhà đầu tư cổ phiếu khi đầu tư vào cổ phiếu S55 nói riêng và cổ phiếu Sông Đà nói chung có thể yên tâm vì những điều sau:
Lợi nhuận gộp trung bình 14.64% là khá cao, tuy nhiên lại có sự chênh lệch đáng kể giữa các công ty.
Lợi nhuận trước thuế lớn hơn lợi nhuận hoạt động (tính trên doanh thu) 1%, đây là số khá nhỏ, điều này cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính là không nhiều. Vốn dùng cho hoạt động đầu tư tài chính cũng rất thấp, chiếm 7.22% tổng nguồn vốn. Như vậy những rủi ro về đầu tư tài chính của nhóm Sông Đà là rất thấp.
Lợi nhuận ròng trên doanh thu ở mức vừa phải 7.78%, tuy nhiên ROE lại ở mức khá cao, điều này là do doanh thu rất lớn so với nguồn vốn chủ sở hữu.
Đặc điểm nổi bật nhất của các cổ phiếu “họ nhà Sông Đà” đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư là vốn khá nhỏ nhưng quy mô doanh thu lại lớn hơn nhiều lần. Vì vậy, hiệu quả tính trên vốn là khá cao. Do vốn nhỏ nên khối lượng cổ phiếu khá dễ nắm bắt và kiểm soát.
Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm thuận lợi này thì các nhà đầu tư cổ phiếu Sông Đà cũng nên cẩn thận với một số điểm sau:
Số lượng cổ phiếu ít nhưng tình hình tài chính tốt nên cổ phiếu nhóm Sông Đà dễ trở thành đối tượng được chọn để làm giá.
Thường tăng sau ki VNIndex đã tăng điểm. Khi tăng giá, thông thường một vài cổ phiếu sẽ được chọn để đẩy lên trước tiên sau đó sẽ kéo theo tất cả các cổ phiếu trong họ đều tăng.
Khi giá tăng sẽ tăng trong một thời gian ngắn tạo động lực kéo chỉ số HNX tăng điểm, nhưng khi giảm cũng nhanh không kém khiến chỉ số HNX Index cũng chịu nhiều áp lực giảm điểm. Do đó, bên cạnh mức sinh lợi đầy hấp dẫn, cổ phiếu nhóm Sông Đà có mức rủi ro cũng khá lớn.
Vì cũng là một cổ phiếu thuộc ngành xây dựng nên cũng chịu rủi ro khi mức giá vật liệu xây dựng tăng quá cao.
Việc quan tâm đến phân tích cơ bản chỉ là một trong những công cụ giúp các nhà đầu tư lựa chọn ra cổ phiếu nào để đưa vào danh mục đầu tư, vì vậy để các quyết định thêm chính xác, nhà đầu tư nên tham khảo thêm một số công cụ khác như phân tích kỹ thuật, nắm bắt, cập nhật liên tục thông tin thị trường. Tỷ phú Warrent Buffet đã có một câu nói nổi tiếng: “ Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và tham lam khi mọi người đang sợ hãi”. Hãy là một nhà đầu tư khôn ngoan và có một chiến lược đầu tư thành công cho riêng mình.
LỜI KẾT
Phân tích cơ bản là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà đầu tư cổ phiếu đánh giá được cổ phiếu nào tốt để đưa ra quyết định đầu tư cho mình, bằng việc phân tích tình hình tài chính của các công ty cổ phần niêm yết, dựa vào các báo cáo tài chính của công ty qua từng thời kỳ. Từ đó thiết lập các hệ số tài chính của công ty, qua đó cũng thấy được tiềm năng phát triển của công ty.
Luận văn này chỉ đứng ở góc độ phân tích cơ bản để so sánh giữa hai cổ phiếu: S55 (Công ty CPSĐ 505) và SNG (Công ty CPSĐ 10.1) đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nhằm chọn ra cổ phiếu tốt hơn đưa vào danh mục đầu tư. Qua quá trình phân tích dựa trên số liệu báo cáo tài chính quý I và quý II năm 2010 của hai cổ phiếu cùng một số thông tin liên quan tới công ty và nhóm ngành xây dựng. Em đã quyết định chọn cổ phiếu S55 với những ưu điểm như : Hầu hêt các chỉ số tài chính tăng và ổn định ở 2 quý, công ty có bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức chặt chẽ đội ngũ công nhân viên có tay nghề và bề dày kinh nghiệm cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng...hứa hẹn tiềm năng phát triển rộng lớn trong tương lai, là một cổ phiếu tốt để các nhà đầu tư lựa chọn trong trung và dài hạn. Đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với những mặt tồn tại của công ty, đối với nhà đầu tư khi đầu tư cổ phiếu ngành xây dựng nhóm Sông Đà nói chung và cổ phiếu S55 nói riêng.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và tầm nhìn chưa được bao quát nên bài luận văn này sẽ còn những thiếu sót nhất định, vì thế em kính mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng phản biện cùng các bạn để bài luận văn được hoàn thiện và mang tính thực tiễn hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của T.S Phạm Thị Nga và các anh chị phòng Tài chính-Kế toán cùng các bạn đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Bùi Kim Yến – TS. Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản thống kê 2009.
PGS. TS. Bùi Kim Yến – TS. Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán , Nhà xuất bản thống kê 2009.
Website: www.cafef.vn
Website: www.cophieu68.com
Website: www.songda505.com.vn
Website: www.songda10-1.com.vn
Website: www.ssc.gov.vn
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Báo cáo tài chính CTCP SĐ 505 QI/2010
Báo cáo tài chính CTCP SĐ 505 QII/2010
Báo cáo tài chính CTCP SĐ 10.1 QI/2010
Báo cáo tài chính CTCP SĐ 10.1 QII/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN TOT NGHIEP.doc