Tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh: 1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
SVTH : PHẠM THỊ ANH LÝ-NHÓM 6
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC-SB 14G-ĐHTM
2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên đầy đủ DN : CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên viết tắt DN : TRANANH DIGITAL WORLD, JSC
Trụ sở : 1174 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập :
- Ngày 11/03/2002, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh
được thành lập theo quyết định số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
- Đến ngày 08/08/2007 thì đổi tên thành Công ty cổ phần thế giới số Trần
Anh, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018927 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Loại hình doanh nghiệp : DN cổ phần
Tel :
1- Trụ sở: 1174 đường Láng - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội
Tel: (84-4) 3766.6666
Fax: (84-4) 3766.7708
2- Chi nhánh 1: 292 Tây Sơn - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội ...
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
SVTH : PHẠM THỊ ANH LÝ-NHÓM 6
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC-SB 14G-ĐHTM
2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên đầy đủ DN : CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên viết tắt DN : TRANANH DIGITAL WORLD, JSC
Trụ sở : 1174 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập :
- Ngày 11/03/2002, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh
được thành lập theo quyết định số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
- Đến ngày 08/08/2007 thì đổi tên thành Công ty cổ phần thế giới số Trần
Anh, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018927 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Loại hình doanh nghiệp : DN cổ phần
Tel :
1- Trụ sở: 1174 đường Láng - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội
Tel: (84-4) 3766.6666
Fax: (84-4) 3766.7708
2- Chi nhánh 1: 292 Tây Sơn - Q.Đống Đa - TP.Hà Nội
Tel: (84-4) 3537. 6666
Fax: (84-4) 3537. 5324
3- Trung tâm Bảo hành : 1174 đường Láng - Q.Đống Đa - TP. Hà Nội
Tel: (84-4) 3766.6666
Fax: (84-4) 3766.7709
Website: hoặc
Ngành nghề kinh doanh của DN
(Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :
0103018927 ngày 8/8/2007
0103018927 điều chỉnh lần 1 ngày 20/8/ 2009
3
0103018927 điều chỉnh lần 2 ngày 23/10/ 2009
và thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã số 0101217009
vào ngày 25/5/2010 do sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp)
Ngành nghề kinh doanh bao gồm :
• Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng
• Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
• Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn
phòng
• Lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học
• Mua bán điện thoại di động
• Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông
• Sản xuất và mua bán các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh và đồ
gia dụng.
• Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
• Cho thuê ô tô
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1- Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng
2- Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn
phòng.
3- Lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học
Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
Tầm nhìn chiến lược :
- Trở thành công ty có hệ thống Siêu thị Điện máy – IT có qui mô, chuyên
nghiệp và lớn nhất Việt Nam.
- Xây dựng Trần Anh trở thành một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi
mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và cơ
hội làm chủ thực sự với một tinh thần dân chủ rất cao.
- Xây dựng Trần Anh trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi cán bộ
nhân viên trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm
và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất.
Sứ mạng kinh doanh :
4
Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh là một công ty kinh doanh trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và điện máy. Luôn cung cấp cho các khách
hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm với những chế
độ dịch vụ hoàn hảo nhất, đảm bảo gia tăng lợi ích cho cổ đông và cộng
đồng. Mang lại cuộc sống phong phú về tinh thần, đầy đủ về vật chất cho
cán bộ công nhân viên, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghệ
thông tin và kinh tế của đất nước.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :
Tổng doanh thu : Năm 2009: 949,571 tỷ đồng
Doanh thu thuần : 941,584 Tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế : Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, lợi
nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2009 đạt 47,34 tỷ đồng, tăng
56,63% so với năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế : lợi nhuận sau thuế đạt 35,19 tỷ đồng, tăng
62,22%; thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 7.777 đồng.
Tổng tài sản : Về tình hình tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm 2009,
tổng nợ phải trả là 48,26 tỷ đồng trên tổng tài sản 134,76 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn : 134,757 tỷ đồng
Tỷ suất sinh lời :
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu
sau:
STT CHỈ TIÊU KH 2010 (VNĐ)
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1.517.274.308.000
2 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
150.245.509.324
3 Doanh thu từ hoạt động tài chính 2.000.000.000
4 Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp
99.976.332.282
5
5 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 52.269.177.042
6 Lợi nhuận khác 1.299.000.000
7 Tổng lợi nhuận (lỗ) kế toán trước thuế 53.568.177.042
8 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 13.392.044.261
9 Lợi nhuận sau thuế 40.176.132.782
10 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
Cổ tức dự kiến (*) (%)
8.498
20%
Bảng 1 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 của công ty cổ phần thế
giới số Trần Anh.
(*) Trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu Năm 2010, ước tính doanh thu của công
ty đạt 1.500 tỷ với việc duy trì lợi thế của ngành IT và bứt phá trong ngành
Điện máy. Tỷ lệ các ngành sẽ tăng trưởng đều với mức lợi nhuận trung bình
là 9%.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Các ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ thông tin
Năm 2007 2008 2009
Tốc độ tăng
trưởng ngành
20.9% 25% 20%
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ thông tin từ năm 2007 đến
năm 2009
Tốc độ phát triển của công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh
Năm 2008 2009
Tốc độ tăng
trưởng doanh thu
12.01% 24.97%
Lợi nhuận sau
thuế
21.69 tỷ đồng 39 tỷ đồng
Bảng 3: tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận sau thuế của công ty Trần Anh
6
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009*
Nhân
sự
Người 8 22 73 117 196 293 370 470
Doanh
thu
Tỷ
VNĐ
5 15 65 166 297 673 754 656
Bảng 4: Tốc độ phát triển của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh từ năm
2002 đến quý 3 năm 2009
Ghi chú: Năm 2009 các chỉ tiêu tính đến hết quý 3
Æ Qua ba bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng ngành, tốc độ tăng trưởng kinh
doanh của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh trong những năm trở lại
đây có thế cho ta thấy rằng tiềm năng phát triển của công ty này trong lĩnh
vực kinh doanh mặt hàng điện máy và IT là rất cao. Nhu cầu tiêu dùng
những mặt hàng điện tử và công nghệ thông tin không ngừng tăng lên vì vậy
doanh nghiệp nên có những giải pháp chiến lược để chiếm lĩnh thị phần và
tăng cường vị thế của mình trong những năm tới.
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
Thị trường điện máy hiện nay thực sự vẫn đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển, vì vậy nó vẫn còn khá sơ khai và có nhiều điểm chưa
hoàn thiện. Các doanh nghiệp bán lẻ điện máy ở miền Bắc hiện nay cũng
mới triển khai kinh doanh bán lẻ trong vòng 3-4 năm trở lại đây.
Theo báo cáo thẩm định vòng chung tuyển toàn quốc Giải thưởng Sao
Vàng đất Việt năm 2010, với 2 dòng sản phẩm chủ yếu: phân phối sản phẩm
của các hãng, thuộc các ngành hàng: Điện lạnh, điện tử, thiết bị số, điện gia
dụng, laptop, PC – linh kiện, thiết bị văn phòng, và lắp ráp, phân phối máy
tính để bàn PC Tiger, năm 2009 thị phần trong nước của Trần Anh đạt xấp
xỉ 13%. Với con số đáng nể này ta có thể khẳng định rằng công ty Trần Anh
đang ở trong giai đoạn tăng trưởng mạnh trong chu kỳ phát triển của ngành.
7
Và một số sản phẩm mới như điện lạnh, điện dân dụng thì đang ở giai đoạn
thâm nhập vào thị trường.
Với dự đoán rằng thị trường máy tính trong tương lai sẽ ngày càng
tăng trưởng mạnh. Xu hướng sử dụng công nghệ kỹ thuật và máy móc hiện
đại vào sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt hằng ngày sẽ là xu hướng tất
yếu. Mặt khác thị trường máy tính Việt Nam được đánh giá là có chỉ số tăng
trưởng máy tính các loại đứng vị trí thứ hai trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, sau Indonesia. Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho bất kỳ
doanh nghiệp điện máy nào muốn mở rộng thị phần của mình trên thị
trường.
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật:
Việt Nam được công nhận là quốc gia có nền hòa bình và chính trị ổn
định đứng thứ 5 trên thế giới, nên việc hợp tác và buôn bán với nước ngoài
là vô cùng thuận lợi, tạo được niềm tin và uy tín với các bạn hàng và đối tác
nước ngoài. Nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công ty Trần
Anh có thể ký kết các hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử, máy móc một
cách thuận tiện và dễ dàng nhất.
Với việc ban hành luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2005, luật đầu tư,
luật thương mại và các bộ luật khác cũng góp phần thúc đẩy các công ty tư
nhân và công ty cổ phần trong nước có điều kiện phát triển thuận lợi hơn và
minh bạch hơn. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống hành chính
không ngừng được cải thiện và chuyên môn hóa, góp phần giải quyết nhanh
gọn những vấn đề thủ tục vướng mắc của doanh nghiệp, giúp công ty làm ăn
thuận tiện và ngày càng hiệu quả. Ngược lại nếu có một vài vướng mắc hay
sơ xuất của cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể tạo nên những phiền phức
không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy nhân
tố chính trị, pháp luật tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh
doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
8
Chính sách mở cửa khi cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
nghệ máy tính điện tử nước ta.
Do bị áp mức thuế cao, nhiều doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong
nước không thể cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài đã phải ngừng
sản xuất hoặc chuyển đổi hướng kinh doanh để tiếp tục tồn tại
Bên cạnh đó, do mức thuế chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất lắp ráp
trong nước với thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ các nước ASEAN
không lớn nên khai thác lợi thế này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong
ngành điện tử, CNTT tại Việt Nam đã chuyển từ hình thức sản xuất sang
nhập khẩu và phân phối sản phẩm, dẫn tới thực trạng các mặt hàng CNTT
(và cả điện tử, điện lạnh) nguyên chiếc mẫu mã phong phú, giá thành hạ từ
các quốc gia như Trung Quốc và một số nước ASEAN trong suốt thời gian
qua được nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này buộc
nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh, thu hẹp
quy mô sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Trong khi đó, hiện nay trong nước lại chưa có doanh nghiệp nào sản
xuất linh kiện máy tính nên các đơn vị lắp ráp máy tính của Việt Nam (cả
loại để bàn và xách tay) hiện vẫn phải nhập linh kiện từ nước ngoài với mức
thuế nhập khẩu là 3%, khiến các doanh nghiệp vốn đã non trẻ lại càng trở
nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài về giá cả.
Nếu việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện máy tính không được giải
quyết sớm, các doanh nghiệp Việt Nam hoặc phải chuyển sang thuê sản
xuất, lắp ráp máy tính ở nước ngoài, hoặc phải đình chỉ sản xuất, chuyển
sang nhập khẩu và phân phối máy tính thương hiệu nước ngoài. Và nếu như
vậy thì thực trạng này đi ngược với Quyết định số 160/2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất
công nghiệp trong nước”.
9
Trong khi Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào sản xuất linh kiện
máy tính, các doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước vẫn phải nhập linh
kiện từ nước ngoài, thực tế này ngày càng gây bất lợi trong vấn đề thuế nhập
khẩu đối với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong nước.
Môi trường kinh tế
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của các sản
phẩm điện máy. Vì hầu hết các sản phẩm này xuất hiện trên thị trường nước
ta được nhập khẩu từ nước ngoài (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc) hoặc
các linh kiện, máy móc cũng phần lớn được nhập khẩu, các doanh nghiệp
nước ta chỉ có lợi thế về khả năng lắp ráp và phân phối chứ không có nhiều
lợi thế về sản xuất các loại máy móc kỹ thuật hiện đại. Vì vậy tỷ giá hối
đoái mà thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của giá thành các mặt hàng nhập
khẩu. Ví dụ khi tỷ giá tăng lên (VNĐ/USD) tức là đồng nội tệ mất giá so với
đồng ngoại tệ thì giá thành các loại sản phẩm nhập khẩu sẽ tăng lên. Khi tỷ
giá hối đoái mà giảm xuống (Đồng nội tệ lên giá) thì giá thành các loại sản
phẩm, linh kiện điện tử sẽ giảm xuống.
Khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cũng tác động không nhỏ tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh
hay cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường.
Khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng lên.
Người tiêu dùng đã hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ, tốn kém nhiều
tiền bạc mà họ chỉ mua sắm những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu
sống hàng ngày. Mặt hàng điện máy là mặt hàng cũng tương đối cần thiết
cho người dân nên ngành này bị ảnh hưởng không nặng nề lắm. Nếu doanh
nghiệp biết nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng thì có thể mở rộng được thị
phần của mình bằng việc đưa ra các chương trình giảm giá khuyến mãi để
kích cầu người tiêu dùng... Do vậy trong cơn khủng hoảng cũng có thể tiềm
ẩn rất nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt thì phần
thắng ắt hẳn sẽ thuộc về doanh nghiệp đó.
10
Siêu thị điện máy Trần Anh chủ yếu là phát triển trên địa bàn Hà Nội,
nơi có số dân khá đông khoảng 6 triệu người và thu nhập bình quân đầu
người năm 2009 là 32 triệu đồng/ người/ năm. Đây là một thị trường có sức
cầu rất lớn và cũng là một thị trường vô cùng hấp dẫn để doanh nghiệp có
thể tiến hành khai thác và thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình
nhằm củng cố và mở rộng thị phần.
Lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhu cầu mua sắm. Khi lạm
phát tăng cao thì người tiêu dùng hạn chế việc mua sắm của mình và ngược
lại.
Môi trường công nghệ
Công nghệ thông tin (CNTT) chính là động lực tăng trưởng kinh
tế. Do vậy, việc xác định ảnh hưởng của CNTT đối với sự tăng trưởng của
nền kinh tế thế giới có vai trò hết sức quan trọng.
Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến nền kinh tế
Mỹ đã phục hồi như thế nào vào cuối những năm 90 do đầu tư có hiệu quả
vào CNTT, theo nghiên cứu của Stiroh (2002) từ Ngân hàng dự trữ liên
bang New York.
Đầu tư vào CNTT vượt trội so với đầu tư cho các lĩnh vực ngoài
CNTT trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Việc phát triển cổ phiếu
chứng khoán tính theo đầu người của CNTT ở mức cao hơn cho phép nền
kinh tế đạt mức độ tăng trưởng cao hơn trong lĩnh vực lao động và vốn.
Mặt khác, Trong 2 năm trở lại đây, Thương mại điện tử (TMĐT) ở
Việt Nam đã tạo ra một xu hướng làm thay đổi thói quen mua sắm của
người dân. Những thay đổi này buộc các doanh nghiệp (DN) phải chuyển
sang một phương thức kinh doanh mới là ứng dụng TMĐT vào hoạt động
kinh doanh của DN nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Đứng thứ 20 thế giới về số lượng người sử dụng internet và nằm
trong Top những nước có tốc độ tăng trưởng internet cao và ổn định trên thế
giới là kết quả thống kê của về tình hình phát triển internet tại Việt Nam do
11
Pingdom công bố. Số lượng người dùng internet tăng nhanh tạo điều kiện
cho sự phát triển Thương mại điện tử (TMĐT). Nhiều website TMĐT qua
đó cũng “mọc lên như nấm sau mưa”. Trong đó có một số các website mà
người dùng thường lựa chọn để mua sắm có thể kể đến như: Vatgia.com,
5giay.vn, enbac.com, 123mua.com… Các website này chỉ là trung gian cho
người bán và mua chứ không trực tiếp bán và phân phối sản phẩm. Tuy
nhiên mô hình này được người dùng rất yêu thích vì nó tạo cho khách hàng
có nhiều sự lựa chọn về người bán, thông tin sản phẩm cùng với mức giá tốt
nhất.
Có nhiều ý kiến cho rằng TMĐT là nơi cho các DN vừa và nhỏ
nhưng thực tế có rất nhiều các DN lớn như Trần Anh, Nguyễn Kim, Phúc
Anh cũng đang tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT. Xu hướng này không
chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở các nước có nền kinh tế hàng đầu hiên nay như
Mỹ và Nhật Bản, những tập đoàn lớn như Dell hay HP, ngoài kênh phân
phối của mình họ cũng đang sử dụng Sàn TMĐT để nâng cao tối đa doanh
số và mở rộng thị phần.
Môi trường văn hoá- xã hội
Với hơn 6 triệu dân trên thị trường Hà Nội với nhiều tầng lớp khác
nhau và thu nhập khác nhau nên nhu cầu về sản phẩm điện máy của họ cũng
khác nhau. Những người giàu có và sang trọng thường thích sử dụng những
loại máy hiện đại, đa năng của các thương hiệu nổi tiếng như Sony, Dell,
Intel, Hp...họ không chỉ muốn dùng sản phẩm tốt và còn muốn thể hiện
được đẳng cấp và cá tính của mình. Những người thu nhập khá thì phần lớn
cũng có nhu cầu đối với những mặt hàng có chất lượng vừa phải hợp với túi
tiền của họ... Do vậy doanh nghiệp có thể khai thác bất kỳ đoạn thị trường
nào với từng nhu cầu khác nhau.
Văn hóa của người Việt Nam trong việc mua sắm là hầu như người
tiêu dùng thường thích những sản phẩm bền, rẻ, chất lượng tốt nên bản thân
doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ điều này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
12
dùng. Văn hóa cũng quyết định rất lớn đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ của
một sản phẩm nào đó trên thị trường.
Ngoài những yếu tố như độ tuổi, dân số, văn hóa còn có các yếu tố
khác thuộc nhóm lực lượng văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như: Ngôn ngữ, tôn giáo,
tốc độ thành thị hóa, các tiêu chuẩn và giá trị...
Dân số trẻ và ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ là nền
tảng tốt để Việt Nam ứng dụng công nghệ trong quá trình phát triển của
quốc gia và đặc biệt có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh cũng như công ty máy tính Trần Anh.
Đánh giá cường độ cạnh tranh của công ty cổ phần thế giới số Trần
Anh
Mô hình (5+1)
* Tồn tại các rào cản gia nhập ngành : Các hãng kinh doanh trong
ngành đều có một vị thế nhất định trong lòng khách hàng, có có sở vật chất,
có đội ngũ nhân viên đã qua kinh nghiệm đào tạo, làm việc chuyên nghiệp.
các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa năng lực quản
lý nhiều kinh nghiệm mà các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành cũng
khó có thể cạnh tranh được.
Ví dụ: Hiện nay trên thị trường Hà Nội có rất nhiều siêu thị điện máy
nổi lên như Trần Anh, PiCo, Top Care... Các siêu thị này có quy mô và
nguồn vốn khá lớn, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các chương trình
chăm sóc khách hàng và khuyến mại vô cùng hấp dẫn. Một doanh nghiệp
mới muốn vào ngành này là không khó nhưng để có được vị thế và có thể
khả năng cạnh tranh trên thị trường lại là một vấn đề khó khăn. Đòi hỏi
doanh nghiệp đó phải có nguồn vốn lớn, có sự khác biệt nào đó so với các
đối thủ cạnh tranh của mình. Phải có như vậy thì mới có thể tồn tại được
trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
13
* Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng: Nhà cung
ứng của Trần Anh hầu như chỉ có intell và amd cung ứng các vi xử lý cấu
thành cpu hay các phần mềm dành cho máy tính khác. Nên quyền lực của
nhà cung ứng rất lớn trên thị trường
* Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : khách hàng ngày
nay có rất nhiều sự lựa chọn mua sản phẩm máy tính cho mình hay các sản
phẩm điện máy. ví dụ như siêu thị máy tính, hay gialong computer, hay máy
tính việt,… còn có siêu thị điện máy tên tuổi như: Pico Plaza, HC, Best
Carings, Nguyễn Kim… khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, làm áp lực
cạnh tranh lớn giữa các hãng. Nhưng bên cạnh đó thì Trần Anh cũng có
những dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá là vượt trội có thể thu
hút được số đông khách hàng.
* Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : Thị trường
Việt Nam hiện nay nhu cầu về máy tính và các sản phẩm điện máy tăng cao
nên rất nhiều hãng muốn tham gia chiếm lĩnh một góc thị phần cho mình. Vì
thế cạnh tranh trên thị trường rất lớn và ngày càng khốc liệt. Các hãng đua
nhau cạnh tranh về giá, đưa ra các chiến dịch khuyến mại giảm giá, nhân
một số dịp nào đó. Khi trình độ cạnh tranh ngày càng cao thì các hãng
chuyển sang cạnh tranh dưới hình thức phi giá, thông qua các hoạt động
chăm sóc khách hàng. Nhằm tạo dựng niềm tin của khách hàng vào thương
hiệu của mình. Tuy nhiên những doanh nghiệp đi trước họ có kinh nghiệm
hơn luôn tạo được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng và Trần
Anh chính là một trong những hãng được người tiêu dùng tin tưởng và lựa
chọn đến mua sản phẩm.
* Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : Hiện nay máy tính xách tay
vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng không vì thế mà nó cứ phát
triển. trên thế giới xu hướng máy tính bảng tablet đang thịnh hành và lan
sang cả Việt Nam. Theo nhận định “Xu hướng sử dụng tablet sẽ ngày càng
14
tăng cao, trong tương lai các loại máy tính bảng có thể sẽ dần thay thế
những chiếc laptop hiện nay.
Và các sản phẩm về điện máy Trung Quốc cũng đang tràn ngập thị
trường Việt Nam, với ưu điểm là giá rẻ, phù hợp với ngân sách chi tiêu của
phần lớn người dân Việt Nam, những người có thu nhập bình thường và thu
nhập thấp có nhu cầu tiêu thụ rất lớn về những mặt hàng của đất nước này.
Nhưng chất lượng của sản phẩm nội luôn vượt trội hơn hẳn, tuy nhiên giá
thành lại không thể cạnh tranh được với nước bạn vì vậy khả năng tiêu thụ
ra thị trường là không cao. Do đó Trần Anh cần đưa ra những biện pháp
nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh để hạ giá thành nếu muốn bán được nhiều sản phẩm và thu hút được
nhiều người tiêu dùng.
Ví dụ : Sau chiếc máy tính bảng iPad của Apple xuất hiện hồi đầu
tháng 4, đã có rất nhiều loại máy tính bảng của các hãng công nghệ khác
nhau được tung ra, “châm ngòi” cho một cuộc chạy đua, đẩy làn sóng cạnh
tranh lên cao, mở ra một mảnh đất màu mở cho các hãng sản xuất hàng
nhái”.
* Đe dọa từ các ra nhập mới : Khi Việt Nam gia nhập WTO các
doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam để tìm kiếm các cơ
hội đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Cũng có nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài
liên kết với doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty kinh doanh về
máy tính và điện máy. Họ có kinh nghiệm về quản lý, có vốn đầu tư, có các
chuyên gia cao cấp nên sẽ có khả năng vượt xa các doanh nghiệp kinh
doanh cùng ngành trong nước sở tại.
Ví dụ: Lĩnh vực bán lẻ điện máy cũng đang nằm trong "tầm ngắm"
của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Theo các DN, hiện nay tập đoàn bán lẻ
hàng đầu của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam, liên doanh
với Công ty Thương mại và Tiếp thị Bến Thành (Carings) thành lập 2 siêu
thị điện máy là Best - Carings tại Hà Nội và Cần Thơ.
15
Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn Quốc đã ký kết với Công ty
Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) thuê 7ha đất
tại Khu công nghiệp Mỹ Phước III để xây dựng khu trung tâm thương mại
tổng hợp gồm khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, siêu thị bán lẻ, khu
vui chơi giải trí, thể thao... với quy mô lớn.
Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City... đang chuẩn bị
vào Việt Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để
mở 1-2 siêu thị mà sẽ là một chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh thành. Và khi đó
thị trường điện máy bắt đầu cạnh tranh quyết liệt.
Đánh giá :
Điều vướng mắc nhất với các tập đoàn bán lẻ lớn khi đầu tư 100%
vốn vào Việt Nam là muốn mở siêu thị nào thì phải xin cấp phép cho riêng
siêu thị đó, còn nếu liên doanh với các DN Việt Nam thì không cần phải xin
phép với từng siêu thị, nhưng chỉ được giữ 49% vốn góp. Chính vì vậy các
tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam muốn phát triển nhanh cũng phải gặp
những trở ngại.
Nhưng ngược lại, với tiềm năng tài chính mạnh, họ có thể sẽ sở hữu
nhiều vị trí đất đẹp mà các DN Việt Nam không bao giờ có được và với tính
chuyên nghiệp cao cùng năng lực bán hàng với số lượng lớn sẽ là thế mạnh
gây ra nhiều khó khăn cho các DN Việt Nam.
Các DN bán lẻ lớn của Việt Nam tuy gọi là lớn nhưng vẫn thua xa các
tập đoàn nước ngoài về mọi mặt, vì vậy nếu không có kế hoạch và chiến
lược phát triển chắc chắn sẽ bị "thôn tính" trong tương lai không xa, còn
theo dự báo sẽ chỉ khoảng 20% các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ tồn tại được
và cũng chỉ tồn tại chủ yếu ở các vùng xa xôi.
Hiện nay các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ vẫn đang hoạt động bình
thường, nhưng chỉ thời gian ngắn nữa, các cửa hàng này sẽ rất khó cạnh
tranh với các tập đoàn với quy mô lớn lại mạnh về tài chính. Các DN lớn
16
như Nguyễn Kim hay Pico... cũng không tránh khỏi cạnh tranh quyết liệt khi
các tập đoàn nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam.
Thị trường CNTT Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN
trong nước chứ chưa phải với các DN nước ngoài.
Xu thế của thị trường CNTT Việt Nam là siêu thị điện máy bán cả
máy tính, ti vi, máy ảnh; các cửa hàng bán máy tính bán cả điện thoại di
động, máy nghe nhạc MP3…. Người tiêu dùng thích mua hàng ở trung tâm
mua sắm lớn, chứ không phải ở các cửa hàng nhỏ lẻ.
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) :
1. Xây dựng chữ tín
2. Dịch vụ bảo hành
3. Địa điểm thuận lợi mua bán
4. Dịch vụ tư vấn
5. Hệ thống quản lý chuyên nghiệp
6. Đội ngũ nhân viên trình độ
Mô thức EFAS (Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài) của
công ty cố phần thế giới số Trần Anh
Các nhân tố chiến
lược
Độ quan
trọng
Xếp loại Tổng điểm
quan trọng
Chú
giải
Các cơ hội
-Việt Nam gia nhập
WTO
- Chính trị ổn định
- Hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện
- Tăng trưởng kinh tế
cao
- Nhu cầu của người
tiêu dùng đa dạng
0.1
0.05
0.1
0.15
0.1
2
2
2
3
3
0.2
0.1
0.2
0.45
0.3
17
Các đe dọa
- Cường độ cạnh
tranh trong ngành
mạnh
- Sự biến động của tỷ
giá ngoại tệ.
- Lạm phát, khủng
hoảng kinh tế
- Cạnh tranh với các
công ty nước ngoài
- Hệ thống phân phối
hẹp (chưa hoàn thiện)
0.15
0.15
0.1
0.05
0.05
4
4
3
3
3
0.6
0.6
0.3
0.15
0.15
Tổng 1 3.05
Bảng 5: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài của công ty cổ
phần thế giới số Trần Anh
Æ EFAS của công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh là 3.05 ở mức giá trị
khá tức là các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy bản thân công ty cần phải phân tích
và nắm rõ những thuận lợi (cơ hội) để phát triển đồng thời cũng phải hiểu rõ
những khó khăn( thách thức) mà doanh nghiệp gặp phải từ môi trường bên
ngoài để điều chỉnh và đưa ra các giải pháp khắc phục cho phù hợp. Biến
những điểm yếu thành điểm mạnh và từ đó tận dụng những điểm mạnh đó
để thực hiện các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu mà các
nhà quản trị trong công ty đã đề ra trong tương lai.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Sản phẩm chủ yếu.
• Điện thoại và thiết bị số
18
• Máy tính & linh kiện
• Thiết bị văn phòng
• Laptop & Phụ kiện
• Điện tử - âm thanh
• Điện lạnh, đồ gia dụng
Sản phẩm chủ yếu của công ty được kinh doanh thông qua hai giai đoạn chủ
yếu như sau:
Từ ngày 11/3/2002 đến ngày 10/10/2009 sản phẩm chủ yếu của công ty là
Máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị giải trí số, thiết bị văn phòng và điện
thoạt di động. Với mục tiêu mở rộng mặt hàng, bắt đầu từ ngày 10/10/2009
công ty đã mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, thiết bị
gia dụng.
Thị trường.
Thị trường chủ yếu của công ty là khu vực miền Bắc mà chủ yếu là
thành phố Hà Nội. Khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến là tất cả những
cá nhân và tổ chức có nhu cầu về mặt hàng và linh kiện điện tử , điện lạnh,
đồ gia dụng...Dưới đây là hệ thống siêu thị phân phối của công ty cổ phần
thế giới số Trần Anh trên thị trường Hà Nội.
Năm Tên cửa hàng/ siêu thị Địa chỉ Diện
tích
2002 -2007
Cửa hàng máy tính
Trần Anh
34 K, Lý Nam Đế, Ba
Đình, HN
66 m2
134 Thái Hà – Đống Đa,
HN
76 Nguyễn Du – Hoàn
Kiếm, HN
185 Giảng Võ – Ba Đình,
HN
2007
Siêu thị máy tính Trần
Anh
1174 đường Láng, Đống
Đa, HN
2.914
m2
2008
Siêu thị Máy tính Trần
Anh (số 2)
292 Tây Sơn, Đống Đa,
Hà Nội
2.815
m2
Hệ thống siêu thị
19
2009
Điệnmáy – IT Trần
Anh
Siêu thị số 1
1174 đường Láng, Đống
Đa, HN
2.914
m2
Siêu thị số 2
292 Tây Sơn, Đống Đa,
Hà Nội
2.815
m2
Bảng 6: Hệ thống siêu thị phân phối sản phẩm của công ty cổ phần thế giới
số Trần Anh trên thị trường Hà Nội
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh
nghiệp:
Mô hình chuỗi giá trị của Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh
Hoạt động cơ bản
9 Hậu cần nhập: Thu mua các linh kiện điện tử của các hãng nổi tiếng
và có uy tín trên thị trường thế giới về lắp ráp chủ yếu là từ các thị
trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU
9 Sản xuất : Tiến hành lắp ráp sản phẩm đồng thời cũng tiến hành bảo
trì và sửa chữa sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu sửa chữa.
9 Hậu cần xuất: Phân phối sản phẩm thông qua hệ thống các siêu thị và
đại lý phân phối
9 Marketing và bán hàng :
- Coi trọng chất lượng, phục vụ khách hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu.
- Mở rộng hệ thống phân phối .
9 Dịch vụ :có chính sách ưu đãi, khuyến mại lớn, nâng cao chất lượng
và dịch vụ bảo hành.
Hoạt động bổ trợ
9 Cơ sở hạ tầng của công ty : rộng lớn với cơ cấu tổ chức quản lý chặt
chẽ có chuyên môn cao của từng bộ phận.
9 Quản trị nguồn nhân lực :
9 Thường xuyên cập nhật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
20
công nhân viên trong công ty.
9 Phát triển kĩ năng công nghệ: ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại
nhất trong quản lý, kinh doanh như hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp
- ERP.
9 Quản trị thu mua: Đảm bảo thu mua đúng hạn và đầy đủ các linh
kiện, máy móc của các hãng nước ngoài về lắp ráp và phân phối với
mức giá cả và ưu đãi hợp lý nhất.
Sơ đồ 1: Cấu trúc chuỗi giá trị trong công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh
Các năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh
* Chất lượng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tốt đã tạo nên năng lực cạnh
tranh cao cho công ty. Trong suốt những năm qua, Trần Anh liên tục đưa ra
các chính sách, cam kết về chất lượng và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tiên
phong hướng tới người tiêu dùng. Đối với tất cả các sản phẩm, Trần Anh
cam kết bán ra những sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi và các chế độ
dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng hoàn hảo. Nhiều chính sách bảo hành tiên
phong của Trần Anh như bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 3 tháng, bảo hành
trong 24 giờ, bảo hành cả trường hợp IC cháy nổ... được khách hàng đánh
giá cao. Với các chính sách trên, dịch vụ của Trần Anh đã gây ấn tượng
mạnh trên thị trường và khách hàng.
Hậu cần
nhập
Sản
xuất
Hậu cần
xuất
Marketing
và bán
hàng
Dịch
vụ
Lợi thế
Cơ sở hạ tầng của công ty
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển kỹ năng công nghệ
Quản trị thu mua
21
* Với bộ máy lãnh đạo năng động và gần 500 nhân viên bán hàng
chuyên nghiệp đã tạo nên 1 năng lực cạnh tranh không nhỏ trên thị trường.
Điều đó được thể hiện rõ thông qua những bước phát triển của Trần Anh qua
các năm, từ đó càng thể hiện năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo thông
qua việc nắm bắt cơ hội, phát huy nội lực và từng bước khẳng định thương
hiệu của công ty.
* Một khác biệt nữa của Trần Anh là các khách hàng trước khi quyết
định mua hàng có thể truy cập vào website www.trananh.vn để kiểm tra
giá bán sản phẩm của các siêu thị điện máy lớn trên thị trường. Thông tin
giá bán của các siêu thị được cập nhật liên tục theo giờ. Không những thế,
Trần Anh còn là công ty bán lẻ điện máy, máy tính đầu tiên triển khai ứng
dụng xem báo giá sản phẩm trên mobile (ứng dụng này sẽ chính thức được
Trần Anh đưa vào hoạt động ngày 24/12/2009). Nhờ đó, khách hàng sẽ hoàn
toàn yên tâm khi quyết định mua sắm tại hệ thống trung tâm điện máy của
Trần Anh.
* Nhờ những chính sách mang tính đột phá ấy, Trần Anh đã xây dựng
được mộ t Thương hiệu uy tín và ngày càng nhận được nhiều hơn sự tin
tưởng của đông đảo khách hàng. Do vậy, chỉ sau 2 năm kể từ khi thành
lập, Trần Anh đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí số 1 trong lĩnh vực kinh
doanh bán lẻ IT ở thị trường miền Bắc. Hơn thế nữa, thương hiệu Trần Anh
ngày càng được khẳng định khi theo thời gian Trần Anh nhận được ngày
càng nhiều bằng khen, giải thưởng giá trị về thương hiệu của công ty như:
Thương hiệu bền vững, Cúp vàng Nhãn hiệu nổi tiếng, Cúp vàng Nhãn hiệu
cạnh tranh, Nhãn hiệu Việt Nam tốt nhất, Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia. Từ
đó đã tạo nên lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho Trần Anh trên thị trường.
* Trong khi nhiều DN bán lẻ khác đang khó khăn về vốn thì Trần Anh
lại có nhiều cổ đông lớn là các quỹ tài chính quốc tế tham gia góp vốn
thông qua mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Khi các quỹ này trở thành
cổ đông, họ không chỉ góp vốn mà còn cùng tham gia quản lý và tư vấn cho
22
DN trong hoạt động kinh doanh, khiến cho việc quản trị DN ngày càng tối
ưu và bền vững hơn. Đây cũng là một năng lực cạnh tranh lớn mà Trần Anh
có được và vượt trội hơn các đối thủ trong ngành.
Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Năm 2010, Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh được công nhận là
một trong 5 doanh nghiệp đứng đầu ngành kinh doanh điện máy trong thị
trường Việt Nam, cũng trong năm này công ty vinh dự được nhận giải
thưởng sao vàng đất Việt và hiện tại công ty này chiếm thị phần lớn nhất tại
thị trường Hà Nội.
Được mệnh danh là DN dám đầu tư mạnh tay cho thương hiệu, năm
2010, Trần Anh có kế hoạch đầu tư 12 tỷ cho các chương trình xây dựng
thương hiệu (chiếm 0,45% doanh thu); khoảng 20 tỷ cho các chương trình
khuyến mãi (chiếm 0,8% doanh thu), dành tặng những giá trị cộng thêm cho
khách hàng khi tới mua sắm tại Trần Anh.
Với tham vọng duy trì và phát huy danh vị doanh nghiệp bán lẻ IT số
1 Việt Nam, tạo khoảng cách rộng với vị trí kế sau, giữ vững thị phần thuộc
Top 5 Việt Nam, Trần Anh cũng đặt mục tiêu trở thành 1 trong Top 3 doanh
nghiệp kinh doanh Điện máy – Máy tính có môi trường làm việc và chính
sách đãi ngộ tốt nhất Việt Nam. Những gì doanh nghiệp đã đạt được và
cùng với các chiến lược kinh doanh hiện tại ta có thể khẳng định rằng vị thế
của Trần Anh ngày càng được khẳng định và lớn mạnh trên thị trường Việt
Nam.
Mô thức IFAS ( mô thức đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường nội
bộ ) của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
Nhân tố bên trong
Độ
quan
trọng
Xếp
loại
Số
điểm
quan
trọng
Giải thích
Điểm mạnh
23
1. Thương hiệu uy tín 0.1 3 0.3 Thương hiệu của Trần Anh
được biết đến là 1 trong 5
thương hiệu nổi tiếng trên
thị trường miền Bắc trong
những năm gần đây.
2. Năng lực quản lý của ban
lãnh đạo
0.15 3 0.45 Biết nắm bắt cơ hội, phát
huy nội lực, từng bước
khẳng định thương hiệu.
3. Dịch vụ bảo hành, bảo
dưỡng cao.
0.05 4 0.2 Chú trọng trong các dịch vụ
sau bán tạo nên sự tin tưởng
ở khách hàng.
4. Nguồn vốn lớn và đảm
bảo.
0.09 1 0.09 Là nền tảng quyết định sự
phát triển của doanh nghiệp.
5. Sử dụng công nghệ hiện
đại trong quản lý và kinh
doanh.
0.15 3 0.45 Là nền tảng quyết định sự
thành công của doanh
nghiệp.
Điểm yếu
1. Doanh nghiệp mới trên thị
trường
0.15 3 0.45 Là thách thức lớn với doanh
nghiệp trong cạnh tranh với
đối thủ
2. Thị phần trên thị trường
còn thấp.
0.1 2 0.2 Vì còn non trẻ nên thị phần
trong ngành đã bị chia hết.
DN chỉ chiếm 11-15% thị
phần.
24
3. Thị trường hạn chế
0.06
2
0.12
Thị trường chủ yếu là khu
vực thành phố Hà Nội.
4. Sức ép về cạnh tranh.
0.15 3 0.45 Là nhân tố quan trọng quyết
định doanh thu của doanh
nghiệp.
5. Quy mô sản xuất, kinh
doanh chưa lớn
0.05 2 0.1 Có ý nghĩa quyết định đến
sự phát triển của doanh
nghiệp.
Tổng 1.00 2.81
Bảng 7: Mô thức đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường nội bộ của công
ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
→ Như vậy, IFAS của doanh nghiệp Trần Anh bằng 2.81 ở mức tương
đối khá nghĩa là nhìn chung thì Trần Anh cũng tận dụng được một phần lợi
thế bên trong của mình nhưng vẫn còn nhiều điểm mạnh mà bản thân công
ty chưa sử dụng và khai thác hết ( văn hóa công ty, thương hiệu, khả năng
phát triển thị phần) và vẫn còn nhiều điểm yếu chưa khắc phục được có
nghĩa là Trần Anh đã chưa tận dụng hết các lợi thế bên trong của mình. Do
vậy, Trần Anh cần có biện pháp khai thác tốt hơn nữa các thế mạnh của
mình đặc biệt là thế mạnh về thương hiệu, về các dịch vụ bảo hành, bảo
dưỡng hoàn hảo và năng lực quản lý của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra
trong tương lai.
Thiết lập mô thức TOWS ( Định hướng chiến lược) cho công ty cổ phần
thế giới số Trần Anh.
Công ty cổ phần thế
Các điểm mạnh
( Strengths)
1. Thương hiệu uy tín
2. Năng lực quản lý của
ban lãnh đạo
Các điểm yếu
(Weaknesses)
1. Doanh nghiệp mới
trên thị trường
2. Thị phần trên thị
25
giới số Trần Anh 3. Dịch vụ bảo hành,
bảo dưỡng cao.
4. Nguồn vốn lớn và
đảm bảo.
5. Sử dụng công nghệ
hiện đại trong quản lý
và kinh doanh.
trường chưa cao.
3. Bị phụ thuộc bởi
nguyên vật liệu đầu vào
4. Sức ép về cạnh tranh.
5. Quy mô sản xuất
kinh doanh chưa lớn.
Các cơ hội
(Opportunities)
1. Việt Nam gia nhập
WTO
2. Chính trị ổn định
3. Hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện
4. Tăng trưởng kinh tế
cao
5. Nhu cầu của người
tiêu dùng đa dạng
- Thâm nhập thị trường
nội địa, mở rộng phát
triển vào thị trường
miền Trung và Nam.
- Tăng cường hợp tác
với các đối tác nước
ngoài để tận dụng vốn
và kỹ năng quản lý
- Chiến lược khác biệt
hóa
- Chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm
- Mở rộng và tăng
cường hợp tác với các
nhà cung ứng sản phẩm
điện máy và IT uy tín.
- Chiến lược liên minh,
liên kết
- Tìm kiếm các phân
đoạn thị trường mới.
Các thách thức
(Threats)
1. Cường độ cạnh tranh
trong ngành mạnh
2. Sự biến động của tỷ
giá ngoại tệ.
3. Lạm phát, khủng
hoảng kinh tế
4. Cạnh tranh với các
công ty nước ngoài
5. Hệ thống phân phối
hẹp (Chưa hoàn thiện)
- Chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm
- Tập trung vào kinh
doanh những mặt hàng
mà mình có lợi thế.
- Khai thác tối đa thị
trường hiện tại
- Chiến lược tích hợp
hàng ngang
Bảng 8: Mô thức định hướng chiến lược cho hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần thế giới số Trần Anh
CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai
Các chiến lược kinh doanh trong công ty Trần Anh, không triển khai
tách biệt nhau mà có sự đan xen và kết hợp lẫn nhau nhằm thực hiện mục
tiêu chung của doanh nghiệp. Trần Anh được biết đến như là một siêu thị
26
bán lẻ hàng điện máy và IT uy tín nhất thị trường miền Bắc. Với dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt với các dòng sản phẩm điện máy có chất lượng cao
và giá thành hợp lý. Nắm rõ được thói quen mua sắm của người dân Việt
Nam là luôn ưa thích hàng hóa rẻ, có chất lượng đảm bảo, bền ...Nên doanh
nghiệp đã ký kết và mua lại các linh kiện điện tử, máy móc có thương hiệu
trên thế giới qua các đại lý bán buôn ở trong nước. Đồng thời tiến hành thiết
lập lại cơ cấu tổ chức của công ty, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao nhằm giảm chi phí phát sinh qua đó có thể làm
giảm giá bán của các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh để tăng thị
phần của mình trên thị trường và qua đó cũng góp phần tăng lợi nhuận cho
công ty.
Không chỉ sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí mà bản thân công ty
còn kết hợp với chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Ngày 6 tháng 1 năm
2009, Intel công nhận Trần Anh, Trần Anh và Phong Vũ là ba đối tác bán lẻ
chiến lược sản phẩm phần mềm của công ty này. Và hiện tại Trần Anh là
đối tác bán lẻ chiến lược duy nhất của Intel tại miền bắc. Do vậy sản phẩm
của Trần Anh sẽ có sự khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường Hà Nội và cơ hội giúp cho công ty tăng doanh thu và mở rộng thị
phần là vô cùng lớn.
Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai
Chiến lược tăng trưởng
Mục tiêu ban đầu khi mới thành lập của công ty Trần Anh là trở thành
tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số mang tính toàn cầu hóa. Giờ
đây, Trần Anh được biết đến không chỉ gắn liền với lĩnh vực tin học mà đã
trở thành một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện
máy, với mục tiêu doanh số năm 2010 đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Để đạt được
các mục tiêu đề ra công ty đã theo đuổi chiến lược đa dạng hóa, chiến lược
phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. Ban đầu công ty chỉ kinh doanh
một số mặt hàng nhất định đến nay đã mở rộng ra rất nhiệu mặt hàng khác.
27
Hiện nay, các sản phẩm của Trần Anh rất đa dạng bao gồm máy tính và linh
kiện máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại, điện tử điện lạnh, điện dân
dụng…
Các chính sách triển khai
Trong giai đoạn đầu ngoài việc phân phối các thiết bị tin học, văn
phòng, Trần Anh đã tập trung nguồn lực nghiên cứu để lắp ráp các sản phẩm
điện tử, tin học, từ đó đội ngũ nhân sự cũng dần làm quen và tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, từng bước làm chủ công nghệ. Để khách hàng hoàn toàn
yên tâm với các sản phẩm công ty phân phối và lắp ráp, Trần Anh chú trọng
các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm. Khi đến với Trần Anh khách
hàng được thoải mái tham quan, tìm hiểu về các sản phẩm IT đồng thời
nhận được những chỉ dẫn, tư vấn chi tiết từ các nhân viên kỹ thuật đã được
công ty thực hiện rất tốt. Khách hàng không nhất thiết phải mua sản phẩm
vẫn được tư vấn chu đáo. Các sản phẩm IT dù không mua trực tiếp từ Trần
Anh vẫn được phòng khám máy tính của công ty kiểm tra, khắc phục sự cố
nếu khách hàng có nhu cầu
Trần Anh liên tục đưa ra các chính sách, cam kết về chất lượng và
dịch vụ, tiên phong hướng tới người tiêu dùng. Đối với tất cả các sản phẩm,
Trần Anh cam kết bán ra những sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi và các
chế độ dịch vụ hoàn hảo. Nhiều chính sách bảo hành tiên phong của Trần
Anh như bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 3 tháng, bảo hành trong 24 giờ, bảo
hành cả trường hợp IC cháy nổ... được khách hàng đánh giá cao. Với các
chính sách trên, dịch vụ của Trần Anh đã gây ấn tượng mạnh trên thị trường
và khách hàng.
Bên cạnh đó cuối tháng 12 năm 2009, Trần Anh đã chính thức khai
trương mảng kinh doanh bán lẻ các mặt hàng điện máy. Mặt hàng này
không phải là mới lạ trên thị trường nhưng chưa thực sự phát triển mạnh,
chỉ xuất hiện nhiều ở các cửa hàng lớn, rất ít có ở trong các siêu thị. Việc
thâm nhập vào thị trường ngành hàng này đã tạo cho Trần Anh rất nhiều cơ
28
hội và tiềm năng để phát triển. Là một siêu thị bán lẻ nên việc mở rộng các
ngành hàng và mặt hàng có liên quan là một điều tất yếu nhằm thu hút
khách hàng đến với công ty. Uy tín đã được khẳng định, nên việc mở rộng
mặt hàng kinh doanh là không mấy khó khăn. Mặt khác như nhận định của
tổng giám đốc công ty ông Trần Xuân Kiên khẳng định : “ Tỷ suất lợi nhuận
cận biên của lĩnh vực điện máy cao hơn so với lĩnh vực IT vì vậy sẽ giúp
giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu trong các năm tớ do đó khả năng phát
triển ngành điện máy trong tương lai là rất khả quan. Và trong những năm
tiếp theo, dự kiến ngành điện máy có thể đóng góp được 50% doanh thu
trong tổng doanh thu của công ty”
Ngoài ra Trần Anh còn có dự định thực hiện chiến lược mở rộng
và phát triển thị trường, phát triển hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất tại
Việt Nam. Mở rộng thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn mở rộng xuống
các tỉnh miền Trung và Miền Nam để thực hiện mục tiêu và tham vọng của
mình là nhà bán lẻ sản phẩm điện máy và IT hàng đầu Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÔNG TY CỐ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN
ANH
Loại hình cấu trúc tổ chức
Trần Anh là một doanh nghiệp cổ phần nên cấu trúc của công ty là cấu trúc
chức năng. Mô hình cấu trúc của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
29
Khối văn phòng
- Phòng tài chính kế
toán
- Phòng kinh doanh
thị trường
- Phòng hành chính
nhân sự
- Phòng nghiên cứu,
phát triển
- Phòng chăm sóc
Khối siêu thị
- Siêu thị 292 Tây
Sơn
- Siêu thị 1174
đường Láng
- Tổng kho hàng hóa
tại Cầu Diễn
Đại hội
đồng cổ
đông
Trung tâm dịch vụ
khách hàng
Tầng 3, 1174 đường
Láng
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Ban tổng
giám đốc
30
Sơ đồ 2: Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty cổ phần thế giới số Trần Anh
Phong cách lãnh đạo chiến lược
Do Trần Anh với đặc trưng là một siêu thị điện máy. Có rất nhiều mặt
hàng và sản phẩm mà công ty kinh doanh. Để kiểm soát được nó thì cần
phải có các bộ phận và phòng ban chuyên trách đảm nhiệm từng nhiệm vụ
kinh doanh của mình. Do vậy phong cách lãnh đạo chiến lược của công ty
chủ yếu là lãnh đạo mang định hướng nhiệm vụ. Tuy nhiên trong xã hội
ngày nay, tính sáng tạo và sự độc lập về ý tưởng luôn luôn được khuyến
khích và tôn trọng và Trần Anh cũng không đi ngược với quy luật đó. Công
ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân viên trong công ty phát huy
mọi khả năng của mình thông qua việc đào tạo, huấn luyện các kỹ năng
nghiệp vụ kinh doanh... Mặt khác công ty cũng không ngừng mở rộng quy
mô kinh doanh nên nhu cầu tuyền dụng nhân viên là rất lớn. Những sinh
viên chuyên ngành kinh tế, kế toán, kỹ thuật có rất nhiều cơ hội tìm kiếm
việc làm trong công ty Trần Anh nếu có đủ năng lực làm việc thì mức lương
rất hấp dẫn và công ty đảm bảo trả đúng sức lao động mà nhân viên đã bỏ
ra. Bên cạnh đó những dịp lễ, tết công ty cũng thực hiện nhiều chính sách
khen thưởng những nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc,
khuyến khích họ hăng say trong công việc và trung thành với công ty hơn.
Và công ty sẽ trở thành ngôi nhà thân yêu thứ 2 của họ, nơi có môi trường
làm việc thuận lợi nhất và chế ngộ đãi ngộ hợp lý nhất góp phần tạo nên
niềm tin của toàn thể nhân viên đối với bản thân công ty.
Một số nhận xét về văn hóa Công ty
Công ty Trần Anh có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, tính đến quý 3
năm 2009 số nhân viên trong công ty là 470 người và có trình độ chuyên
môn rất cao (hơn 50% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh
tế, Kỹ thuật), đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe
nhất của khách hàng. Không những thế, đội ngũ nhân viên của Trần Anh
còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung
31
cách phục vụ khách hàng. Để có được những yếu tố này thì phần lớn là chịu
ảnh hưởng bởi văn hóa của công ty.
Văn hóa công ty là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ và
học hỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và truyền bá trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, tất cả các cán bộ
nhân viên trong công ty Trần Anh đều thấu hiểu được một điều đó là:
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của
Trần Anh”. Vì vậy toàn thể nhân viên công ty Trần Anh đều luôn tâm niệm
và làm việc theo suy nghĩ: “Hãy phục vụ khách hàng như chúng ta đang
phục vụ cho chính bản thân chúng ta”.
Văn hóa công ty được hình thành từ những giá trị cốt lõi của công ty,
chịu ảnh hưởng từ quan điểm của các nhà quản trị, người sáng lập công ty
hay nó cũng là sự đồng thuận giữa các thành viên trong công ty về những
yếu tố tốt đẹp nhất, thuận lợi nhất giúp cho công ty thực hiện được tầm nhìn
và sứ mạng kinh doanh của mình. Các quan điểm kinh doanh cũng là một
trong những nét văn hóa của công ty.
Những quan điểm kinh doanh dưới đây đều đã được các nhân viên
của công ty Trần Anh hiểu rõ, thấm nhuần và tuyệt đối tuân thủ theo:
* Không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không
rõ nguồn gốc xuất xứ...
* Luôn cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả
cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất.
* Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa
bịp khách hàng...
* Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để có những quyết định,
cư xử phải lẽ nhất...
* Luôn làm hài lòng mọi khách hàng đến với Trần Anh bằng việc
thấu hiểu và thực hiện theo quan điểm: "Khách hàng luôn luôn đúng".
32
Văn hóa của công ty luôn tạo sự khác biệt giữa công ty đối với đối thủ cạnh
tranh của mình. Văn hóa mạnh thì sự nhất quán trong công ty, đoàn kết
trong công ty ngành một tăng cao, do vậy hiệu quả công việc là rất lớn. Trần
Anh là một trong những công ty có văn hóa mạnh. Các nhân viên trong công
ty đoàn kết nhau, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu mà công ty
đã đề ra. Thái độ phục vụ nhất quán tạo cảm giác tin tưởng và hài lòng cho
khách hàng. Nó cũng tạo nên nét truyền thống riêng biệt và ấn tượng của
công ty trong tâm trí của khách hàng.
33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI LUẬN ĐỀ TÀI -PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH.pdf