Tài liệu Đề tài Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011: Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011
VietinBank – Điểm nhìn từ những con số
Thực hiện: Nhóm CRM – Quản trị Ngân hàng – C10
MỤC LỤC
Lời mở đầu:
“Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của Robert Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách gây nhiều tiếng vang: “Cha giàu-cha nghèo” . Quả đúng như vậy, khi tiếp cận một doanh nghiệp, điều chúng ta quan tâm nhất, đó là việc nó đang hoạt động, sản xuất kinh doanh như thế nào trong quá khứ, hiện tại, và cách tiếp cận thường được sử dụng đó là thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về doanh nghiệp, là ngôn ngữ của kinh doanh, vì vậy, đọc được bức thông điệp này là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta xác ...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011
VietinBank – Điểm nhìn từ những con số
Thực hiện: Nhóm CRM – Quản trị Ngân hàng – C10
MỤC LỤC
Lời mở đầu:
“Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của Robert Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách gây nhiều tiếng vang: “Cha giàu-cha nghèo” . Quả đúng như vậy, khi tiếp cận một doanh nghiệp, điều chúng ta quan tâm nhất, đó là việc nó đang hoạt động, sản xuất kinh doanh như thế nào trong quá khứ, hiện tại, và cách tiếp cận thường được sử dụng đó là thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về doanh nghiệp, là ngôn ngữ của kinh doanh, vì vậy, đọc được bức thông điệp này là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta xác định được ưu nhược điểm, phát hiện những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra giải pháp và định hướng tầm nhìn cho tương lai
Ngân hàng là một thực thể kinh doanh-với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế-vì thế, báo cáo tài chính của ngân hàng vô cùng quan trọng, đoc, hiểu, phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng, sẽ cho phép chúng ta có những nhận định, đánh giá rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể với những mảng màu sáng-tối của toàn bộ nền kinh tế. Trong phạm vi chủ đề thảo luận này, nhóm CRM xin phép lựa chọn phân tích dựa trên mô hình CAMELS , và phân tích 5 chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank, thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán năm 2011, công ty kiểm toán là công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, và trên cơ sở đó, có những so sánh, đối chứng, phân tích với các quý trong năm 2012, qua đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các chỉ tiêu nói riêng, tình hình hoạt động của ngân hàng VietinBank nói chung. Tiêu chuẩn đánh giá sẽ là dựa theo thông tư 13: 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành ngày 20/5/2010, và thông tư 19: 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13, được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27/9/2010, và quyết định 493/QĐ-NHNN năm 2010.
Bài thảo luận do thời gian có phần hạn chế nên có thể chưa thật đầy đủ và chi tiết, nhóm rất mong được thầy giáo hướng dẫn thêm để bài viết được hoàn thiện, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Phần 1 – Giới thiệu chung về Ngân hàng VietinBank:
Xin được phép khái quát về VietinBank, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Ngoài ra, VietinBank còn có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, VietinBank cũng đã hiện diện với các chi nhánh nước ngoài ( CHLB Đức, CH DCND Lào ). Với vị thế đó, VietinBank với sứ mệnh là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, hi vọng sẽ mang tới cho khách hàng sự hài lòng với tiêu chí đúng như Slogan của VietinBank: “ Nâng giá trị cuộc sống ”
2011 là năm hoạt động tương đối nhiều khó khăn đối với ngành Tài chính-Ngân hàng nói chung, và VietinBank nói riêng, tuy nhiên VietinBank vẫn đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại. Nhóm CRM xin phép trình bày cụ thể qua các phân tích ở Phần 2
Phần 2 – Báo cáo tài chính VietinBank – điểm nhìn từ những con số:
Nhóm CRM sẽ sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán của VietinBank trong năm 2011, và tiến hành phân tích dựa trên mô hình CAMELS, cùng các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, dựa trên thông tư 13/TT-NHNN/2010 và thông tư 19/NHNN/2010, và quyết định 493 NHNN 2010.
2.1. Phân tích theo mô hình CAMELS
Như đã biết, mô hình CAMELS là một công cụ hiệu quả và được sử dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới, áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường.
2.1. 1.Các chỉ tiêu xếp loại về vốn tự có ( C - Capital adequacy ) :
Đối với ngân hàng, vốn tự có có vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những nó đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng. Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử dụng để mua sắm tài sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, để phát triển bền vững, hoạt động ổn định. Ngoài ra, vốn tự có cũng xác định vị thế của ngân hàng. Với những ý nghĩa quan trọng đó, nhóm CRM xin phân tích kĩ, trọng tâm những chỉ tiêu khi xem xét vốn tự có của VietinBank. Bao gồm 3 chỉ tiêu chính, cơ bản:
2.1.1.1/ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR ):
Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi >=9% , tỷ lệ này cho chúng ta biết nguồn vốn có ổn định để cho vay hay không, nguồn vốn đó đáp ứng được nhu cầu vay hay không.
Từ bảng CĐKT thống nhất và báo cáo tình hình thay đổi vốn của Ngân hàng ta có được các chỉ tiêu sau:
Vốntựcócấp 1 = 20.229.722 + 445.782 + 1.944.169 + 4.540.639 – (13.612 + 298.440) = 26.848.260 (triệuđồng).
Vốntựcócấp 2 = 40% x 300.163 + 1.030.421 = 1.150.486,2 (triệuđồng).
Vốntựcó = 26.848.260 + 1.150.486,2 = 27.998.746,2 (triệuđồng).
- Tài sản có rủi ro = 460.603.925 – 298.440 – 13.612 = 460.291.873 ( triệu đồng)
- Tài sản có rủi ro từ cam kết ngoại bảng = 100% x 47.837.808 = 47.837.808 (trđ)
à Tổng tài sản có rủi ro = 460.291.837+47.837.808=508.129.681 (trđ)
Từ đây ta tính được CAR = 5,51% <9%
Như vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đảm bảo khả năng cho vay của ngân hàng là không đạt. Cụ thể ta có thể thấy:
Vốn tự có là tổng VTC cấp 1 và VTC cấp 2. Trong đó VTC cấp 1 gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần trừ đi lợi thế thương mại và các khoản góp vốn mua cổ phần của TCTD khác. Các chỉ tiêu này đêu được thể hiện đầy đủ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của ngân hàng.
Hoàn toàn tương tự ta tính được CAR của năm 2010 = 4,41% < CAR năm 2011=5,51%.
Với Tổng VTC = 17803311,4 trđ và Tổng TSC rủi ro = 403894577 trđ
Như vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng năm 2011 đã tăng so với năm 2010, tốc độ tăng là 31,75%, tuy nhiên còn ở mức thấp. Ngân hàng cần chú trọng hơn tới cân đối vốn
2.1.1.2/Giá trị còn lại của tài sản cố định/Vốn cấp 1 >= 50%
Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
Chỉ tiêu Giá trị còn lại của tài sản cố định /Vốn cấp I là giá trị tài sản còn lại của tài sản được sử dụng để mang lại doanh thu cho ngân hàng trên nguồn vốn tự có của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm nguồn vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định tạo lợi nhuận trong tương lai cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn càng an toàn.
Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình = 2.548.273 (triệu đồng).
Giá trị còn lại của tài sản cố định thuê tài chính = 0 (triệu đồng).
Giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình = 1.197.944 (triệu đồng).
Giá trị còn lại của tài sản cố định = 2.548.273 + 0 + 1.197.944 = 3.746.217 (triệu đồng).
Giá trị còn lại của tài sản cố đinh/Vốn cấp 1 = 3.746.21721.832.264 = 17,16% < 50%
Vietinbank chưa đạt được tỷ lệ tối thiểu là 50% mà chỉ đạt đc 17,16%. Tỷ lệ này khá nhỏ so với quy định của thông tư 13/TT-NHNN/2010, điều này cho thấy ngân hàng đã không thực hiện được tốt chỉ tiêu này so với yêu cầu, cho thấy nguồn vốn tự có mang đi đầu tư vào tài sản cố định đã không tạo ra được lợi nhuận mong muốn trong tương lai.
Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác = 2.924.485 (triệu đồng).
Vốn điều lệ = 20.229.722 (triệu đồng).
Quỹ dự trữ của TCTD = 1.476.203 (triệu đồng).
Vốn điều lệ + Quỹ dự trữ của TCTD = 21.705.925 (triệu đồng).
Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD = 2.924.48521.705.925 = 13,47% < 40%
Chỉ tiêu Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu phần trăm của Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác. Chỉ tiêu này đạt 13.47%, đạt tiêu chuẩn so với quy định cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt, sử dụng hợp lý nguồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ để đầu tư có lãi.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản có ( A - Asset quality )
Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên tiêu tổng hợp nói bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn.
Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.
Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong trường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng tài sản ở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngân hàng.
Đây là 10 ngân hàng có tỷ trọng cho vay lớn nhất năm 2011, trong đo Vietinbank là ngân hàng đứng thứ hai chỉ sau Agribank. Với tỷ trọng cho vay lơn như thế này, ngân hàng có thực sự quản lý tốt các khoản tín dụng này không. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lương tài sản có của Ngân hàng Vietinbank.
Ngoài ra chúng ta so sanh cụ thể ba ngân hàng được coi là lớn nhất Việt Nam để thấy rõ hơn tình trạng dư nợ tín dụng của ba ngân hàng này
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại BIDV, VCB và CTG
Cơ cấu dư nợ của 3 ngân hàng đều tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn tuy nhiên phân bổ tỷ lệ có sự khác nhau. Trong khi dư nợ ngắn hạn tại BIDV và VCB chỉ 54-55% thì tỷ lệ này ở CTG lên xấp xỉ 60%.
Dư nợ cho vay dài hạn tại BIDV và VCB đều trên 33% thì tại CTG chỉ 29,54% dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn cao tại BIDV do đây là ngân hàng bán buôn và được Chính phủ chỉ định là ngân hàng giản ngân các khoản vay ODA. Trong khi đó CTG sau cổ phần hóa đã chuyển hóa và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Khi nghiên cứu bản báo cáo thường niên của ngân hàng Vietinbank, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác luôn đủ tiêu chuẩn. Do đó, khi phân tích các chỉ số để đánh giá chất lượng tài sản có của Vietinbank thì chủ yếu đi vào các khoản tín dụng của các khách hàng cá nhận và doanh nghiệp
2.1.2.1/Chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng đó. Đây được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng.
Theo báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2011: tổng dư nợ của Ngân hàng này là : 296.934.912 triệu đồng, tổng nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2011 là : 8.221.195 triệu đồng ( trong đó nợ quá hạn của các TCTD khác chiếm 0%). Từ những dữ kiện trên, ta có thế dễ dàng tính đc chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Vietinbank là 2,77%. So với các ngân hàng khác( Vietcombank chỉ số này là 4,09%) thì chỉ số này ở mức độ trung bình, không quá cao. Điều này thể hiện ngân hàng Vietinbank có chất lượng tín dụng khá tốt, mức độ rủi ro không cao, chưa ở mức báo động ( theo quy định của Nhà nước là vượt 5%).
2.1.2.2Nợ xấu/ tổng dư nợ
Dựa vào các chỉ số trên báo cáo tài chính cuối năm 2011 của ngân hàng Vietinbank, ta sẽ dễ dàng tính được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng là 0,74%. Đây là một tỷ lệ khá nhỏ so với tình hình chung khi đem ra để so sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu này chứng tỏ rằng ngân hàng có khả năng quản lý các khoản cho vay hợp lý, chất lượng tín dụng khá cao.
Đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ xấu trong một số ngân hàng Việt Nam, trong đó Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu ở mức không quá cao so với mặt bằng chung, chỉ đứng sau ngân hàng ACB và STB. Nhưng ngân hàng vẫn phải chú trọng nhiều hơn tới việc quản lý các khoản tín dụng để giảm thiểu tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
2.1.2.3Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi/ tổng dư nợ
Khả năng thu hồi là tiêu thức để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng. Ta có thể thấy rằng: nếu chỉ xét riêng tỷ lệ nợ quá hạn để đi đến kết luận thì trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng khả năng thu hồi lớn thì vẫn có thể nói chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng ấy là ổn định.
Con số 0,307% là tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với tổng dư nợ. Đây là con số khá nhỏ thề hiện số nợ quá hạn không có khả năng thu hồi của ngân hàng Vietinbank là vô cùng thấp, chỉ chiếm chưa tới 1% tổng dư nợ. điều này càng chứng tỏ công tac tín dụng và giám sát các khoản vay của ngân hàng được làm khá tốt. Trình độ cũng như năng lực của cán bộ tín dụng khá cao.
2.1.2.4/Chỉ số nợ cần chú ý/ tổng dư nợ
Đây là chỉ số bổ sung cho việc xác định tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ công tác tin dụng tại ngân hàng chưa tốt, độ an toàn vốn của ngân hàng thiếu sự ổn định.
Nhìn chung với tỷ lệ 2,02%, ngân hàng Vietinbank không phải là quá cao nhưng cũng đang chạm ngưỡng không cho phép của Nhà nước. So với một số ngân hàng trong cùng hệ thống thì chỉ số này ở mức trung bình, chưa đáng báo động.
2.1.2.5/Dự phòng rủi ro / tổng tài sản dự phòng phải trích theo quy định
Trong năm, VietinBank đã thực hiện trích đủ theo quyết định 493/QĐ-NHNN 2010
Với con số -137,76%, khi đem so sánh với ngân hàng Vietcombank :-125,13%; ACB : -175,49%; NHTM CP Sài Gòn SHB : -54,49%
Có thể thấy rằng ngân hàng Vietinbank đang có mức tỷ lệ dự phòng rủi ro đáng báo động(mặc dù chỉ tiêu này giảm so với năm 2010 là -180,0%). Tình hình nợ xấu và nợ khó đòi thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Ngân hàng cần chú ý hơn để giảm tỷ lệ này xuông càng thấp càng tốt, đảm bảo an toàn vốn tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mạnh hơn.
2.1.2.6/ Dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ cho vay.
Chỉ tiêu dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ cho vay phản ánh mức độ cho vay cao nhất của ngân hàng với một ngành trong nền kinh tế để thấy được:
Theo báo cáo tài chính năm 2011 của ngân hàng Viettinbank:
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng 293.434 tỷ đồng. Trong đó cho vay đối với ngành “ Công nghiệp chế biến và chế tạo” có số dư nợ cho vay cao nhất 84.812.339 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ: 28.89%
Chỉ tiêu này tương đối lớn chiếm tới 28,89% số lượng cho vay của ngân hàng vào các ngành kinh tế chứng tỏ ngân hàng đang kỳ vọng rất cao về sự tăng trưởng của ngành này trong tương lai. Tuy nhiên việc tập trung quá lớn nguồn vốn vào một ngành kinh tế làm giảm khả năng đầu tư sinh lời của ngân hàng vào các ngành kinh tế khác bên cạnh đó nó làm rủi ro với ngân hàng tăng lên khi lợi nhuận thực tế, mức tăng trưởng của ngành không như kỳ vọng của ngân hàng.
2.1.2.7/Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản có nội bảng >=30%
Tài sản có sinh lời bao gồm: tiền gửi, cho vay hoặc đầu tư vốn đang thu lãi không tính các khoản nợ không thu được lãi.
Tài sản Có nội bảng được phân thành 6 mục chính:
- Quan hệ với khách hàng không phải là TCTD
- Quan hệ với các TCTD khác
- Tiền mặt, chứng từ có giá, vàng
- Tài sản cố định, thiết bị
- Tài sản Có khác
- Lỗ trong kinh doanh.
=> tài sản có nội bảng: 460.603.925(triệu đồng)
=> Tài sản có sinh lời/ tổng tài sản có nội bảng:
425951467460603925 =92.59% >30%
Chỉ tiêu này thỏa mãn chính tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả trong việc sử dụng số lượng tài sản có của mình phục vụ cho việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng.
Chỉ tiêu tài sản có sinh lời sẽ được phân tích kĩ hơn ở Phần 2-Phân tích NIM
Chỉ tiêu tổng tài sản có nội bảng:
Bảng so sánh các chỉ tiêu tài sản của VietinBank trong năm 2011 so với 2010
Chỉ tiêu
Tăng giảm tuyệt đối ( triệu đồng)
Tăng giảm tương đối (%)
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
899 911
31,98
Tiền gửi tại NHNN
7 064 266
140,25
Tiền, vàng cho vay TCTD khác
14 491 144
28,44
Chứng khoán kinh doanh
318 501
142,06
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
994
5,17
Cho vay khách hàng
58 963 756
25,48
Chứng khoán đầu tư
2 863 503
4,66
Góp vốn, đầu tư dài hạn
831 729
39,74
Tài sản cố định
443 871
13,44
Tài sản có khác
3 995 595
38,94
Ngân hàng quản lý tài sản tương đối tốt, cơ cấu tài sản đa dạng, phân tán được rủi ro và tìm kiếm được nhiều cơ hội đầu tư sinh lời khác nhau, trong đó có một phần tài sản có tính lỏng cao để đáp ứng khả năng thanh khoản.
Các khoản cho vay đều được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, chất lượng tài sản tốt.
Chứng khoán ngân hàng đang nắm giữ phong phú, đa dạng, tuy nhiên tỷ trọng chứng khoán chưa niêm yết còn cao và do đó chất lượng của chứng khoán còn là vấn đề cần chú ý hơn.Các khoản cho vay được trích lập dự phòng đầy đủ.
2.1.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực quản lý ( M - Management competence)
Do chưa có được những báo cáo chi tiết hơn nên trong phạm vi bài thảo luận này CRM xin chưa phân tích những chỉ tiêu này
2.1.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời ( E - Earnings strength )
Những chỉ tiêu về khả năng sinh lời vô cùng quan trọng, vì Ngân hàng VietinBank cũng là một doanh nghiệp, và mục đích cuối cùng hướng tới vẫn phải là lợi nhuận, qua các chỉ tiêu định tính và định lượng, chúng ta có thể thấy được chất lượng hoạt động, chất lượng quản lí…của ngân hàng. Và với sự quan trọng đó, nhóm CRM sẽ còn trở lại, phân tích chi tiết và kĩ hơn ở phần 2.2, với nhóm gồm 5 chỉ tiêu quan trọng, cơ bản.
2.1.4.1.Khả năng sinh lời ( Mô hình CAMELS)
A-Phân tích định tính:
Khi xem xét các chỉ tiêu định tính về khả năng sinh lời, chúng ta cần xem xét các tiêu chí cơ bản sau:
-Tính đầy đủ và hợp lí của các khoản thu nhập, chi phí và diễn biến so với thời kì trước: Các chi phí của VietinBank tương đối hợp lí, đầy đủ, các chi phí có tăng nhưng đều ở mức chấp nhận được ( phân tích định lượng ở phần 2.2 – Phân tích chỉ tiêu ROE)
-Tính tương đối của các khoản thu nhập, chi phí so với mức độ sử dụng vốn hoặc so với khối lượng vốn huy động. Năm 2011 là năm hoạt động hiệu quả của VietinBank, thu nhập tăng, hiệu quả sử dụng vốn tăng ( phân tích định lượng ở phần 2.2 – Phân tích chỉ tiêu ROE)
-Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi so với việc phân loại tài sản có, qua các báo cáo phân tích, có thể thấy VietinBank đã thực hiện trích lập dự phòng nghiêm túc, đầy đủ cho các tài sản với mức độ rủi ro khác nhau.
-Các khoản thu nhập là thường xuyên và mang tính ổn định cùng với hoạt động của ngân hàng.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập: ngoài những nguyên nhân chủ quan, thì VietinBank chịu tác động không nhỏ của những rủi ro thị trường, sự biến động lãi suất, tỷ giá, lạm phát...
à Mặc dù tình hình thị trường còn tiếp tục nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn duy trì được cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý. Tình hình huy động và cho vay vẫn là mảng hoạt động chính của ngân hàng và tăng trưởng đều, ổn định do đó lợi nhuận của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.
B. Phân tích định lượng:
1.Lợi nhuận ròng sau thuế/ vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng sau thuế sẽ được phân tích kĩ hơn ở Phần 2- chỉ tiêu ROE
Vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận ròng sau thuế/ vốn chủ sở hữu = 6.259.367/ 28 490 896 = 21,97%
Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì có thể thu về 21,97 đồng lợi nhuận ròng, tỷ lệ này của VietinBank cao, cho thấy VietinBank trong năm 2011 hoạt động tương đối hiệu quả và có lợi cho các chủ sở hữu.
2.Lợi nhuận ròng sau thuế/ vốn điều lệ.
Vốn Điều lệ
Vốn điều lệ của Ngân hàng theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 3 tháng 7 năm 2009 là 11.252.973 triệu đồng, trong đó phần vốn Nhà nước là 10.040.855 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu là 1.212.118 triệu đồng.
Ngày 19 tháng 5 năm 2010, phương án tăng vốn đợt 1 năm 2010 của Ngan hang đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại văn bản số 3679/NHNN-TTGSNH và ngày 24 tháng 8 năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ky chào ban cổ phiếu ra công chúng số 651/UBCK-GCN cho Ngân hàng.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 391.931.841 đơn vị, trong đó số cổ phiếu trả cổ tức là 76.848.603 đơn vị và số cổ phiếu bán cho cổ đông là 315.083.238 đơn vị.
Ngày 10 tháng 03 năm 2011, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 168.581.013 đơn vị.
Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Ngân hàng đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tổng số cổ phiếu thực tế phát hành thêm là 337.162.100 đơn vị.
Theo đó, tại ngày 31 tháng 12 năm 2011, vốn điều lệ của Ngân hàng là 20.229.722 triệu đồng.
Lợi nhuận ròng sau thuế/ vốn điều lệ = 6.259.367/ 20.230.000 = 30,94% .
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời trên một đồng vốn điều lệ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có hiệu quả. Đây là một tỉ lệ khá cao, so với năm 2010 tỷ lệ này đã tăng tới 8,24%. Trong đó lợi nhuận sau thuế tăng 81,72% như đã phân tích ở trên, vốn điều lệ tăng 33,33%. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng vốn điều lệ, điều này phản ánh việc tăng vốn điều lệ thì hoạt động của ngân hàng vẫn đạt được hiệu quả cao, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố, các cổ đông tin tưởng và góp sức cùng ngân hàng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn chung của ngành.
3.Thu lãi/ tài sản có sinh lời bình quân
Chỉ tiêu này của năm 2011 là:
55 775 244/ 395 120 156 = 14,12 %
Tài sản có sinh lời bình quân:
Tổng tài sản có sinh lời bình quân năm 2011 là :
(438 887 102 + 351 353 209) / 2 = 395 120 156
Trong khi đó, thu nhập từ lãi của năm 2011 là 55 775 244
Như vậy, chỉ tiêu này >10%, VietinBank đã hoạt động thực sự hiệu quả, quản lý tốt tài sản để có thể tạo ra thu nhập.
4.Chi lãi/ tài sản có sinh lời bình quân = 35 727 190/ 395 120 156 = 9,04%
Chỉ tiêu này > 6% cho thấy VietinBank đang phải trả chi phí lãi tương đối lớn. Tuy nhiên, trong năm 2011, có những biến động ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất, đã tác động tới ngân hàng và điều này là có thể giải thích được. Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất OMO (từ 8% lên 15%). Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010.
Lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động VND lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25-28%/năm.
Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các NHTM gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.
Khi NHNN chủ trương hạ lãi suất vào những tháng cuối năm 2011, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt nhờ NHNN bơm một lượng vốn đáng kể trên thị trường OMO.
5.Tổng chi phí /Tổng thu nhập (CIR %):
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 1 chỉ số tài chính quan trong, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Công thức tính bao gồm: Chi phí hoạt động (Chi phí quản lý và chi phí cố định như lương, chi mua TSCĐ; không bao gồm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi) chia cho thu nhập. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư 1 cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả.
CTG
VCB
STB
EIB
SHB
Quý 1
-38,13
-35,62
-42.04
-26,86
-51,73
Quý 2
-58,87
-38,14
-48,38
-28,67
- 54,14
Quý 3
-55,63
-37,89
-54,92
-31,03
-48,61
Quý 4
-14,88
-41,35
-64,5
-33,5
-48,95
Cả năm
-40,57
-38,33
-53,13
-30,62
-50,52
CIR (%) qua các quý và cuối năm 2011
(Nguồn: Thông tin tài chính trên trang chủ của NHTMCP Công Thương Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ CIR của CTG ở mức trung bình so với những ngân hàng khác, đạt mức -40,57 %, trong khi tỷ lệ CIR cao nhất là -53,13%, và thấp nhất là -30,62 %. Điều đó cho thấy khả năng quản lý hoạt động của CTG là khá tốt. Nhưng nếu so sánh các quý trong năm thì quý 2 và quý 3 tỷ lệ này đột ngột tăng lên rất cao. Nguyên nhân có thể là do tại thời điểm này nền kinh tế khủng hoảng, các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt. Trong bối cảnh nền kinh tế và bối cảnh ngành như vậy thì cũng như các ngân hàng khác, CTG đã đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc, nhân viên cũng như cải tiến, đổi mới sản phẩm... nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường. Động thái này làm cho chi phí được đẩy lên cao, trong khi lợi nhuận thu lại chưa nhiều, làm cho tỷ lệ CIR tăng đột biến. Sang đến quý 4, ngân hàng đã ngừng đầu tư, đồng thời lợi nhuận thu được từ các khoản chi phí bỏ ra trước đó tăng lên làm cho CIR giảm mạnh, chỉ còn -14,88. Nhìn chung, qua bốn quý năm 2011, khả năng quản lý hoạt động của CTG là khá tốt. Nhờ những chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo và việc thực hiện nghiêm túc những kế hoạch đã đề ra thì CTG đã vượt qua thời điểm khó khăn trong khi những ngân hàng khác đang lâm vào tình cảnh lao đao do khủng hoảng kinh tế.
6.Lợi nhuận/Tổng thu nhập:
Năm 2009: = 1.678/5.428 = 0,30914
Năm 2010: = 4.598/14.819 = 0,31028
Năm 2011: = 8.392/22.374 = 0,37508
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng tốt. Lợi nhuận tăng nhanh hơn so với tổng thu nhập cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ, cắt giảm chi phí hợp lý. Đồng thời, kinh doanh có lãi đẩy thu nhập tăng cao. Nhờ đó, lợi nhuận qua các năm tăng lên, dẫn đến tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng thu nhập tăng lên. Tỷ số này tăng cao trong năm 2011 cho thấy sự nỗ lực rất nhiều của ban lãnh đạo cũng như của những nhân viên trong CTG.
2.1.5. Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản ( L – Liquidity risk exposuar):
Khả năng thanh khoản là một chỉ tiêu quan trọng của NHTM. Nếu ngân hàng không đảm bảo được khả năng thanh khoản dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau:
Qua các báo cáo, có thể thấy ngân hàng thường xuyên duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có động so với tổng số tiền gửi, đặc biệt chú ý tới thành phần tiền gửi dễ biến động, mối quan hệ giữa tài sản có động và tài sản nợ động, khả năng thanh khoản của ngân hàng được đảm bảo
Ngoài ra, VietinBank thường xuyên duy trì nguồn tiền mặt và nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc các tài sản có thể chuyển đổi ngay sang tiền mặt một cách hợp lý.
Theo thông tư 13 và thông tư 19 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì:
-Tổng tài sản có thanh toán ngay/Tổng nợ phải trả >=15%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tiền mặt và vàng tại quỹ
2204.000
2814.000
3714.000
Tiền mặt và vàng gửi tại NHNN
5369.000
5037.000
12101.000
TM và vàng gửi tại TCTD khác
22499.000
46680.000
61979.000
Chứng khoán do CP phát hành
232.868
29.123
29.611
CK nợ đã niêm yết
232.868
29.123
29.611
CK vốn đã niêm yết
63.001
37.921
35.779
30600.737
54627.167
77889.001
Nợ phải trả
231008.000
349340.000
431905.000
Tổng TSC thanh toán ngay/Tổng NPT(%)
13.247
15.637
18.034
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của những khoản nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức của ngân hàng càng tốt. Chỉ số này tăng đều qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy CTG luôn sẵn sàng chi trả cho những khoản nợ với khả năng khá cao. Tuy nhiên, trong năm 2009, chỉ số này đạt 13,247 % < 15% so với quy định trong thông tư 13 cho thấy một năm khó khăn của CTG trong vấn đề thanh khoản. Sang năm 2010, CTG đã giải quyết được khó khăn trong vấn đề thanh khoản và đến năm 2011, CTG đã đạt mức thanh khoản khá tốt với con số là 18,034 %. Trong tất cả các khoản mục của tổng TSC thanh toán ngay thì khoản mục tiền mặt và vàng gửi tại các TCTD khác là cao nhất và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tồng TSC. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả giữa các TCTD với nhau, giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Từ 2009 đến 2011, nợ phải trả năm sau cao hơn so với năm trước chứng tỏ CTG luôn biết tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài và phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. Tốc độ tăng của NPT nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng TSC để đảm bảo chỉ số trên luôn tăng.
2.1.6. Sự nhạy cảm của ngân hàng với những rủi ro thị trường ( S – Bank’s Sensitivity to market risk ) :
Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
Có nhiều rủi ro có thể xuất hiện, và VietinBank là ngân hàng lớn, hoạt động nhiều mảng lĩnh vực nên sẽ chịu nhiều rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá…Ngân hàng cũng có sức khỏe, và sự đề kháng tốt, chống đỡ tốt với rủi ro.
Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ (the foreign exchange position – EP):
Vốn tự có = 21.952.329,2 (triệu đồng).
Trong đó trạng thái ngoại tệ là dương cho thấy các giao dịch làm tăng quyền sở hữumvề 1 ngoại tệ nào đó trong kỳ tính toán, cụ thể là khoản lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng là 382.562 (triệu đồng). Trạng thái ngoại tệ dương: lãi tiềm năng nếu tỷ giá tăng; lỗ phát sinh khi tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại tệ dương/Vốn tự có = 382.56221.952.329,2 =1,74% < 20%
Tỷ lệ Trạng thái ngoại tệ dương/Vốn tự có đã đạt yêu cầu, cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường. Tỷ lệ này cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn tự có để đầu tư ngoại tệ. Ngân hàng đã đầu tư đúng đắn, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời:
Ngân hàng VietinBank cũng là một doanh nghiệp, và mục tiêu hoạt động quan trọng, mà ngân hàng hướng tới vẫn là lợi nhuận. Chúng ta sẽ hiểu hơn về tính hiệu quả trong kinh doanh của hoạt động ngân hàng tại VietinBank khi phân tích kĩ về các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời.
2.2.1. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE:
Như chúng ta đã biết, ROE là một chỉ tiêu quan trọng, ROE được tính bằng công thức sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100%
Năm 2011, ROE của Vietinbank là
ROE = 6 259 367(28 490 896+18 200 546)/2 x 100% = 26,81 %
Ý nghĩa của số liệu này cho chúng ta biết, trong năm 2011, với 100 đồng vốn bỏ ra, sẽ thu được 21,97 đồng. Với mức ROE này, đã cho thấy sự hiệu quả của VietinBank trong quản lí vốn, và cho thấy sự hấp dẫn khi đầu tư vào đây
Chỉ số này, của năm 2010 là
ROE = 3 444 530(18 200 546+12 572 078)/2 x 100% = 22,39%
So với năm 2010, khi mà với 100 đồng vốn bỏ ra, sẽ thu về đồng, có thể thấy VietinBank đã có những thành công lớn, ROE tăng 4,42%, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều khó khăn, các ngân hàng đứng trước nhiều áp lực, về lãi suất, cạnh tranh gay gắt, kinh tế chững lại…thì đây là một thành tựu đáng kể, tạo niềm tin lớn cho công chúng đầu tư, và khẳng định vị thế, thương hiệu VietinBank, với hoạt động hiệu quả.
ROE tăng, do cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng, nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu. ( 81,72% so với 56,54%)
Cụ thể, từ năm 2010 tới năm 2011, lợi nhuận sau thuế đã tăng 81,72%, tương ứng 2 814 837 triệu đồng về giá trị tuyệt đối, có thể thấy, đây là mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng, có được mức tăng này là do nhiều nguyên nhân, như tích cực thu hút tiền gửi dân cư, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng…
Bảng so sánh các chỉ tiêu qua 2 năm 2010 và 2011
Chỉ tiêu
Tăng giảm (Giá trị tuyệt đối )
(Triệu đồng)
Tỷ lê tăng giảm (tương đối ) (%)
Thu nhập lãi và các khoản tương tự
23 855 967
74,74%
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
15 897 037
80,17%
Thu nhập lãi thuần
7 958 930
65,83%
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
115 904
6, 41%
Chi phí hoạt động dịch vụ
437 636
131,27%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
(321 732)
21,83%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
224 118
141,45%
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
49 521
128,32%
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
240 967
92,61%
Thu nhập từ hoạt động khác
(150 568 )
11,22%
Chi phí hoạt động khác
96,94
138,35%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
(247 510)
19,46%
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
93 125
56,71%
Tổng thu nhập hoạt động
7 515 485
50,58%
Chi phí hoạt động
1 882 575
26,16%
Lợi nhuần thuần từ HĐKD trước CP dự phòng RR
5 632 910
73, 50%
Chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản vay Khách hàng
2 390 534
90,18%
Chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản vay TCTD
8400
89,6%
Chi phí/Hoàn nhập DPRR cho các cam kết ngoại bảng
519 763
142,51%
Tổng lợi nhuận trước thuế
3 753 739
80,93%
Chi phí thuế TNDN hiện hành
938902
78,65%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
(44 588)
100%
Chi phí thuế TNDN
938 902
78,65%
Lợi nhuận sau thuế
2 814 837
81,72%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( đồng/cổ phiếu)
1083
52,09%
Lợi nhuận sau thuế tăng, do có sự tăng trưởng đáng kể của thu nhập lãi thuần tăng 65,83% , tương ứng 7 958 930 triệu đồng về giá trị. Hầu khắp ở các mặt, đều có sự tăng trưởng, cho thấy sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng ở trên nhiều mảng hoạt động, trong đó, có những phát triển tích cực là hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, tăng trưởng lên tới 141,45%, mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư cũng có những tiến bộ vượt bậc, lần lượt với mức tăng 128,32 % và 92,61%. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần cũng có mức tăng là 56,71%. Qua đó, có thể thấy năm 2011, dù đối diện với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, nhưng VietinBank vẫn có những bước phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ, và đều khắp ở các hoạt động chính, tìm kiếm được những cơ hội đầu tư hấp dẫn và mang lại lợi nhuận, sinh lời cao. Hoạt động duy nhất bị lỗ đó là ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư, nhưng các mảng hoạt động còn lại đều có lãi.
Bảng cơ cấu tỷ trọng trong lợi nhuận của VietinBank theo các mảng hoạt động:
Chỉ tiêu
Tỷ trọng năm 2011 (%)
Tỷ trọng năm 2010 (%)
Thu nhập lãi thuần
89,60
81,36
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
5,15
9,92
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
1,71
1,07
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
0,05
(0,26)
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
(2,24)
(1,75)
Lãi thuần từ hoạt động khác
4,58
8,56
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
1,15
1,11
Dựa vào biểu đồ, chúng ta dễ dàng nhận thấy thu nhập lãi thuần-gắn liền mật thiết với mảng tín dụng-mảng hoạt động truyền thống và là thế mạnh của VietinBank đang chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng, điều này vừa khẳng định sức mạnh của VietinBank ở lĩnh vực này, nhưng đồng thời, ngân hàng cũng cần đa dạng hóa thêm các hoạt động, phát triển mạnh hơn ở các hoạt động khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa, và hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại, phát triển hoàn thiện và toàn diện
Riêng với hoạt động huy động và cho vay-mảng hoạt động chính, là thế mạnh của VietinBank, mang lại lợi nhuận với tỷ trọng lớn nhất cho ngân hàng, chúng ta có thể thấy cụ thể qua thuyết minh BCTC:
Trong thu nhập lãi, có thể thấy nguồn mang lại chủ yếu lợi nhuận cho VietinBank đó là từ hoạt động thu lãi cho vay khách hàng, với tỷ trọng lớn, tới 76,92 % trong tổng thu nhập từ lãi, có mức tăng nhẹ so với năm 2010 ( 75,46%). So với năm 2010, thu nhập lãi cho vay khách hàng đã tăng 18 815 053 triệu đồng, tức tăng trưởng 78,11%. Những con số này đã cho thấy VietinBank đã đạt được những thành tích đáng kể, tích cực mở rộng, tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho nền kinh tế và phát huy hiệu quả của ngân hàng, đóng góp cho sự phát triển chung
Nhìn chung, hầu khắp các mặt hoạt động thu lãi đều có sự tăng trưởng, nhưng tỷ trọng còn nhỏ, như hoạt động cho thuê tài chính…vẫn còn rất khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng tiềm năng. Trong thời gian tới, cùng với xu thế phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại, VietinBank cần tập trung chú trọng hơn tới các hoạt động này.
Dù có những thành tích như thế, tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy một vấn đề đang xuất hiện, đó là khi chi phí lãi tăng lên theo thu nhập lãi, tuy nhiên mức tăng của chi phí lãi đã cao hơn mức tăng của thu nhập lãi ( 80,17% so với 74,74%) . Đây là dấu hiệu chưa tốt, tuy nhiên đặt trong bối cảnh năm 2011, khi mà NHNN có những động thái thắt chặt tiền tệ, theo nghị quyết 11, và chỉ thị 01. Tăng trưởng tín dụng chậm lại ở mức 12 %, nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Như vậy, trong bối cảnh đó, chi phí lãi tăng với tốc độ cao hơn so với thu nhập lãi là 5,43% là có thể chấp nhận được.
Với hoạt động trên thị trường ngoại hối và vàng, VietinBank đã có lãi, và tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, 141,45%, đặt trong bối cảnh năm 2011 chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của Ngân hàng Nhà nước, tạo ra cú sốc trên thị trường ngoại hối. Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng lên 20.693 đồng đổi một USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Chỉ sau một đêm, giá trị VND đã hạ 9,3% so với USD, gay sau đợt điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh, một số thời điểm tỷ giá tự do lên mức 22.000 đồng ăn một USD. Sau đợt điều chỉnh vào tháng 2, tỷ giá chỉ tăng 0,97% trong 9 tháng còn lại của năm 2011. Năm 2011 cũng là năm ghi dấu Bước ngoặt trong chính sách quản lý thị trường vàng. Giá vàng đã tăng khoảng 25% trong năm 2011, mức tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng một lượng vào ngày 23/8/2011 khi giá thế giới cũng chạm đỉnh 1.900 USD. Cuối năm, giá vàng trong nước ở mức 43-45 triệu đồng, giá vàng thế giới cũng có lúc sụt mạnh xuống 1.600 USD. Ngân hàng Nhà nước đã phải cho phép SJC và 5 ngân hàng thương mại được bán vàng bình ổn là Sacombank, ACB, Techcombank, DongABank và Eximbank với lượng bán ra khi đó đạt trên 10 tấn trong vòng 2 tuần. Khi giá vàng thế giới bắt đầu điều chỉnh hạ nhiệt, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao, chênh lệch giá lên đến 3-5 triệu đồng một lượng. Để giải quyết những bất cập trong quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét đưa ra dự thảo với các quy định mới về siết lại việc sản xuất vàng miếng, sử dụng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia. Người dân vẫn tiếp tục được sở hữu vàng miếng, nhưng việc dập vàng sẽ được quy về một mối là SJC. Thị trường vàng đã chịu sự quản lý bắt đầu siết chặt hơn.
Trước những biến động mạnh mẽ đó của tỷ giá và các tác động của chính sách quản lý nhà nước trên thị trường vàng, VietinBank đã cho thấy hoạt động hiệu quả của mình ở mảng lĩnh vực này, khi đạt được mức tăng trưởng đáng kể, đây là một thế mạnh mà ngân hàng cần phát huy.
Mua bán chứng khoán đầu tư là hoạt động duy nhất mà trong năm này, VietinBank thua lỗ, ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục đầu tư và chất lượng các tài sản mà mình đang đầu tư, nắm giữ. Và ở hoạt động này, năm 2010 ngân hàng cũng đã bị lỗ, năm nay tiếp tục với khoản lỗ lớn hơn, đó là dấu hiệu không tốt.
Tổng chi phí hoạt động tăng, nhưng mức tăng chi phí thấp hơn mức tăng của thu nhập từ hoạt động là 24,42%, cho thấy VietinBank đã có sự quản lí tốt đối với chi phí, sử dụng hiệu quả, không gây lãng phí, và thu được lợi nhuận cao, đây là điều VietinBank cần phát huy.
Từ năm 2010 qua năm 2011, VietinBank cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn chủ sở hữu, với mức tăng tương ứng 10 290 350 triệu đồng về mặt giá trị tuyệt đối, tức tăng 56,54%.
Bảng biểu thị mức tăng của các chỉ tiêu trong vốn chủ sở hữu so với năm trước:
Chỉ tiêu
Tăng giảm (Giá trị tuyệt đối )
(Triệu đồng)
Tỷ lê tăng giảm (tương đối ) (%)
Vốn của TCTD
6 911 822
45,29%
Quỹ của TCTD
904 306
158,12%
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC
181 397
152,73%
Lợi nhuận chưa phân phối
2 292 825
102,00%
Tổng vốn chủ sở hữu
10 290 350
56,54%
Bảng tỷ trọng vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu
Tỷ trọng ( so với VCSH ) (%)
Vốn của TCTD
77,83%
Quỹ của TCTD
5,18%
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC
1,05%
Lợi nhuận chưa phân phối
15,94%
Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu là vốn của TCTD, và mặc dù năm 2011 có nhiều khó khăn nhưng VietinBank vẫn đạt được mức tăng vốn đáng kể, đây là thành tích đáng ghi nhận, chứng tỏ niềm tin của công chúng đầu tư, sự sát cánh và tin tưởng của các cổ đông, chủ sở hữu với ngân hàng trong dài hạn. Hoạt động kinh doanh đã không còn chỉ hướng tới lợi nhuận, mà còn chú trọng cho việc trích lập các quỹ, đặt trong bối cảnh 2011, nợ xấu tăng, kinh tế có nhiều thách thức thì điều này là dễ hiểu và có thể chấp nhận được, đây là một sự quản lý vốn an toàn, và hợp lí.
Để có cái nhìn toàn diện hơn, ta sẽ sử dụng một số công thức để phân tích chỉ tiêu ROE, với phương pháp phân tích sử dụng là phương pháp DuPont, và phương pháp thay thế liên hoàn.
Tổng tài sản bình quân năm 2011 = (460 603 925 + 367 730 655)/2 = 414 167 290
ROE = Tỷ lệ sinh lời hoạt động x Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản x Tỷ trọng VCSH
ROE = Lợi nhuận sau thuếTổng thu nhập x Tổng thu nhậpTổng tài sản bình quân x Tổng tài sản bình quânVCSH bình quân
Năm 2011, ta có
6 259 36723 345 721 = 6 259 36722 374 181 x 22 374 181414 167 290 x 414 167 29023 345 721
26,81% = 27,98% x 0,054 x 17,74
Năm 2010, ta có:
Tổng tài sản bình quân năm 2010 = ( 367 730 655 + 243 785 208 )/2 = 305 757 9313 444 530 15 386 312 = 3 444 53014 858 696 x 14 858 696305 757 931 x305 757 93115 386 312
22,39% = 23,18% x 0,049 x19,87
Ta có , sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
∆ ROE = 4,42%
(27,98%-23,18%) x 0,049 x 19,87 = 4,67%
27,98% x (0,054 – 0,049) x 19,87 = 0,0278
27,98% x 0,054 x ( 17,74 – 19,87) = - 0,0322
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
4,42% = 4,67% + 2,78% - 3,22%
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng là do sự tác động tổng hợp của 3 nhân tố, tỷ suất lợi nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và số nhân vốn chủ sở hữu ( đòn bẩy tài chính) . Cụ thể mức tác động tổng hòa như sau: ROE tăng 4,42% do 3 yếu tố, tỷ suất lợi nhuận doanh thu làm ROE tăng 4,67%, hiệu suất sử dụng tổng tài sản làm ROE tăng 2,78% và số nhân vốn chủ sở hữu làm ROE giảm 3,22%.
Có thể thấy ROE tăng là tốt, nhất là khi có được là do sự tăng lên của tỷ suất lợi nhuận doanh thu, điều này cho thấy VietinBank đang quản lý tốt các chi phí, ngoài ra, VietinBank cũng đã có những thành công trong quản lý tài sản nói chung, quản lý tốt tài sản để nâng chỉ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản, tránh lãng phí, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và đòn cân nợ đang có xu hướng giảm nhẹ xuống, VietinBank đang ngày càng tự chủ về vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng, cho thấy niềm tin nhà đầu tư rất lớn, các cổ đông, chủ sở hữu đang cùng chung sức với VietinBank, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng, đệm tài chính cho VietinBank càng lớn, đây sẽ là cơ sở cho VietinBank phát triển bền vững trong tương lai.
Hướng tiếp cận thứ 2, khi phân tích ROE, chúng ta có thể tiếp cận từ công thức
ROE = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản x Tổng tài sảnTổng vốn chủ sở hữu
Năm 2011, ta có:
6 259 36723 345 721 = 6 259 367414 167 290 x 414 167 29023 345 721
26,81% = 1,51% x 17,74
Năm 2010, ta có
3 444 53015 386 312= 3 444 530305 757 931 x 305 757 93115 386 312
22,39% = 1,13% x 19,87
Nhận xét: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 4,42 % do ảnh hưởng tác động của 2 nhân tố:
Do tỷ suất lợi nhuận tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng
(1,51% - 1,13%) x 19,87 = 7,56%
Do tỷ suất tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm, tác động tới lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng
1,51% x (17,74 -19,17) = - 2,16%
Ta có thể thấy VietinBank đang quản lý tài sản tốt hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, tránh lãng phí, và sử dụng triệt để hơn công dụng của các loại tài sản, cũng như việc vốn chủ sở hữu của ngân hàng đang được tăng lên.
Công thức trên cũng có thể được thay bằng công thức:
ROE = ROA x Tổng tài sảnTổng vốn chủ sở hữu
Bảng số liệu so sánh với các ngân hàng khác về chỉ tiêu ROE
CTG
VCB
STB
EIB
SHB
Qúy 1
19,57
21,57
12,63
14,4
15,39
Quý 2
23,55
18,88
13,25
16,42
13,59
Quý 3
23,28
17,88
13,53
17,73
13,55
Quý 4
25,59
15,15
14,16
20,16
14,15
Cả năm
26,83
17,11
13,97
20,39
15,04
Cũng như chỉ số ROA, ROE của CTG là cao nhất so với năm ngân hàng đem ra để so sánh. Tỷ lệ thấp nhất của CTG là trong quý 1 (19,57%), trong khi tỷ lệ ROE cao nhất của VCB chỉ là 21,57% và EIB mới dừng lại ở con số 20,39 %. Chỉ số này tăng lên qua các quý nhưng không đều. Nguyên nhân là do lợi nhuận và VCSH thay đổi không đồng đều giữa các quý trong năm 2011, cụ thể là tăng lên. Nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của VCSH làm cho chỉ số ROE tăng lên. CTG kinh doanh có lãi qua các quý cộng với VCSH cũng tăng lên là một dấu hiệu tốt, cho thấy tiềm năng phát triển của CTG là cao trong thời gian tới.
2.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA:
Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường khả năng sinh lời, qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng
ROA được tính theo công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân
Năm 2011, ROA của VietinBank là:
ROA = 6 259 367(460 603 925+367 730 655)/2 x 100% = 1,51%
Năm 2010, ROA của VietinBank là:
= 3 444 530(367 730 655+243 785 208 )/2 x 100% = 1,13%
Như vậy, qua 2 năm 2010 và 2011, ROA tăng, do lợi nhuận sau thuế tăng 81,72% và tổng tài sản bình quân tăng là 35,46% . Như vậy cả lợi nhuận sau thuế và tài sản bình quân đều tăng, nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với mức tăng của tổng tài sản bình quân là 46,26%.
Bảng phân tích tài sản bình quân 2 năm 2011 và 2010
Tài sản bình quân 2011
Tài sản bình quân 2010
Mức tăng giảm TSBQ tuyệt đối
Mức tăng giảm TSBQ tương đối
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
3263903,50
2509004
754899,50
30,09
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam ("NHNN")
8568927,00
5202868
3366059,00
64,70
Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác
28751354,00
50960782
-22209428,00
-43,58
Chứng khoán kinh doanh
383453,50
226618
156835,50
69,21
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
19739,00
47235
-27496,00
-58,21
Cho vay khách hàng
260915932,00
196526715
64389217,00
32,76
Chứng khoán đầu tư
64517129,50
50281213
14235916,50
28,31
Góp vốn , đầu tư dài hạn
2508620,50
1778256
730364,50
41,07
Tài sản cố định
3524281,50
3299938
224343,50
6,80
Tài sản có khác
12258949,50
8348117,5
3910832,00
46,85
TỔNG TÀI SẢN
414167290,00
305757931,5
108409358,50
35,46
Tài sản bình quân tăng, và biến động mạnh ở nhiều chỉ tiêu. Tài sản thay đổi khiến tài sản bình quân cũng sẽ thay đổi, và xu hướng biến động là tương tự nhau. Do đó, ở phần CRM đã phân tích kĩ chỉ tiêu tài sản, mục 2.1.2.8
Nhìn chung, tỷ lệ này có xu hướng tăng trong năm 2011. Nguyên nhân do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế ( tăng 80.94%) cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (tăng 25.26%). Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2011 gặp nhiều khó khăn, Vietinbank vẫn đạt vượt chỉ tiêu đề ra, điều này cho thấy năng lực quản trị của lãnh đạo và năng lực nhân viên của ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng các nguồn thu so với chi phí đã tăng lên và đạt hiệu quả tốt. Năm 2012 nền kinh tế nước ta tiếp tục biến động mạnh, hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, Vietinbank vẫn duy trì khá tốt vị trí của mình.
CTG
VCB
STB
EIB
SHB
Qúy 1
2,68
2,62
2,00
2,81
1,78
Quý 2
2,78
2,58
2,04
2,77
1,59
Quý 3
2,79
2,64
2,16
2,77
1,66
Quý 4
3,18
2,66
2,17
2,83
1,71
Cả năm
3,21
2,72
2,15
2,75
1,81
Nếu so sánh các ngân hàng lớn với quy mô tương tương thì ta thấy ROA của CTG cao nhất trong tất cả các ngân hàng, duy trì ở mức trên 2,68%. Điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế của CTG cao nhất trong năm 2011. Hoạt động kinh doanh của CTG rất hiệu quả do những chính sách, chiến lược hợp lý. Điều này càng thấy rõ hơn thông qua sự tăng lên đều đặn qua các quý với tốc độ nhanh chóng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản bình quân. Khi mà tất cả các ngân hàng khác, ROA đếu tăng thì đến cuối năm, tỷ lệ ROA của CTG dừng ở mức 3,21. Đây là một tỷ lệ rất cao mà các ngân hàng khác muốn hướng đến. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn mà CTG vẫn kinh doanh có lãi với tốc độ tăng trưởng cao. Ngân hàng đã biết tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất và hạ tầng. Đó là một điều rất đáng khích lệ.
Nhìn chung, mặc dù tỷ suất ROA của các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm gần đây có xu hướng khá ổn định nhưng vẫn đang ở mức khá thấp so với các ngân hàng của các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng tổng TS có xu hướng chậm hơn so với tăng trưởng LNST, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, do đó khó tạo được sự đột phá về lợi nhuận.
Như vậy, có thể thấy chất lượng tài sản tương đối tốt, quản lý hoạt động tài sản hiệu quả, ROA tăng tốt.
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM:
NIM = Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản có sinh lời
Ta có, năm 2011:
NIM = 20 048 054 / 438 887 102 x 100 % = 4,57%
Chỉ tiêu này của năm 2010 là = 12 089 023/ 351 353 209 x 100% = 3,44%
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu NIM qua 2 năm đã tăng 1,13%, đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng ngày càng tối đa hóa được các nguồn thu từ lãi, chỉ tiêu này tăng do thu nhập lãi thuần và tổng tài sản có sinh lời đều tăng, nhưng mức tăng của thu nhập lãi thuần lớn hơn mức tăng của tài sản có sinh lời
Năm 2011, tổng tài sản có sinh lời là 438 887 102, tăng 87 533 893 về giá trị, tương ứng 24,91%
Thu nhập lãi thuần năm 2011 là 20 048 054, tăng 7 959 030 về giá trị, tương ứng tăng 65,84%
Hoạt động của VietinBank ở mảng huy động vốn và cho vay ngày càng có xu hướng tốt lên, nhất là trong bối cảnh năm 2011, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng thì đây là một thành công lớn, mà VietinBank đã đạt được.
2.2.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần N-NIM:
N-NIM = Thu nhập ngoài lãi thuần / Tổng tài sản bình quân
Năm 2011, ta có :
Tổng tài sản bình quân = ( 460 603 925 + 367 730 655) / 2 = 414 167 290
Thu nhập ngoài lãi thuần = Lãi lỗ từ hoạt động dịch vụ + Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi lỗ thuần từ mua bán Chứng khoán kinh doanh + Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
= 2477271
Vậy năm 2011 ta có N-NIM = 2 477 271 / 414 167 290 = 0,60%
N-NIM năm 2010 là ( 3 068 340/305 757 932 ) x 100% = 1 %
N-NIM giảm 0,4%, do thu nhập ngoài lãi thuần năm 2010 là 3 068 340, giảm 591 069 tương ứng 19,26%, tổng tài sản bình quân là 305 757 932, tăng 123 945 447 tương ứng 33,71 %. Như vậy, để hướng tới mô hình hoàn thiện, toàn diện và hiện đại, ngân hàng cần chú trọng hơn tới các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm, thay vì quá chú tâm tới mảng hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần có những chiến lược hoạt động để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nữa.
CTG dẫn đầu hệ thống về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với khoảng 8.000 tỷ đồng. VCB đứng vị trí thứ 2 trong hệ thống về lợi nhuận, đạt 5.700 tỷ đồng. ACB có lợi nhuận trước thuế cao trong khối NHTMCP, đạt 3.900 tỷ đồng. CTG có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất (80,9%), tiếp theo là ACB (35,5%) trong khi MSB giảm lợi nhuận 31,7%. CTG và MBB có tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động cao nhất (90%), cho thấy cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa dạng. Tỷ trọng này của ACB cũng tăng mạnh lên 86,4% mặc dù những năm trước ngân hàng có sự phân bổ thu nhập đa dạng hơn từ các nguồn.
TCB, ACB và CTG là 3 ngân hàng dẫn đầu về khả năng sinh lời. ROA của 3 ngân hàng lần lượt là 1,92%; 1,32% và 1,51%. ROE lần lượt đạt 28,14%; 27,49% và 26,74%. Tiếp theo đó là VCB và MBB. Trong khi đó, CTG và MBB dẫn đầu về tỷ lệ lãi biên NIM, đạt lần lượt 4,7% và 4,3%. Đây chính là hai ngân hàng duy trì được mức tăng trưởng huy động từ thị trường 1 tương đối cao trong năm 2011. TCB và VCB theo sát với tỷ lệ NIM là 3,8% và 3,7%. Riêng MSB chỉ có NIM ở mức 1,5% do thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 19% so với năm 2010.
2..2.5. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần
Tỷ lệ sinh TN hoạt động thuần
==
Lợi nhuận trước thuế
*100%
Tổng tài sản bình quân
Bảng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần ( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Quý 3 năm 2012
Kế hoạch
Thực hiện
LN trước thuế
1638
5100
8392
3489.8
Tổng tải sản bq
367731
441000
460604
443007
Tỷ lệ TN hoạt động thuần
1.261%
1.156%
1.822%
0.79%
Nhận xét: Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần năm 2011 tăng 0.5612% so với năm 2010 và tăng 0.6662% so với kế hoạch đặt ra. Tính tới quý III năm 2012, tỷ lệ này đạt 0.79%.
Kết luận
:Năm 2011 là năm hoạt động thành công của VietinBank, và theo các báo cáo thì VietinBank dẫn đầu toàn ngành về hoạt động hiệu quả, đây là thành tích đáng ghi nhận và sẽ là tiền đề cho VietinBank ngày càng phát triển hơn nữa, khẳng định vị thế và vai trò của mình ngày càng rõ nét hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011.docx