Đề tài Phân tích các dạng hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh – Trần Trung Vỹ

Tài liệu Đề tài Phân tích các dạng hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh – Trần Trung Vỹ: Trần Trung Vỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 219 - 222 219 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH Trần Trung Vỹ1, Nguyễn Thị Lan Anh2*, Phạm Thị Lý3 1Trường Đại học Hạ Long, 2Đại học Thái Nguyên 3Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam TÓM TẮT Phân tích một số sản phẩm dược liệu thuộc chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” tại tỉnh Quảng Ninh cho biết các dạng hoạt động của ngành nhằm định hướng những chiến lược cạnh tranh bền vững cho chuỗi giá trị dược liệu trong thời gian sắp tới. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ rõ các dạng hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị dược liệu, từ đó có chiến lược phát triển bền vững cho ngành dược liệu tỉnh, bên cạnh đó đưa ra chính sách gợi ý nhằm phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh. Từ khóa: Chuỗi giá trị, dược liệu, sản phẩm, OCOP, Quảng Ninh ĐẶT VẤN ĐỀ * Sản xuất theo chuỗi giá trị là một khái niệm khá mới đối với V...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các dạng hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh – Trần Trung Vỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trung Vỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 219 - 222 219 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH Trần Trung Vỹ1, Nguyễn Thị Lan Anh2*, Phạm Thị Lý3 1Trường Đại học Hạ Long, 2Đại học Thái Nguyên 3Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam TÓM TẮT Phân tích một số sản phẩm dược liệu thuộc chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” tại tỉnh Quảng Ninh cho biết các dạng hoạt động của ngành nhằm định hướng những chiến lược cạnh tranh bền vững cho chuỗi giá trị dược liệu trong thời gian sắp tới. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ rõ các dạng hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị dược liệu, từ đó có chiến lược phát triển bền vững cho ngành dược liệu tỉnh, bên cạnh đó đưa ra chính sách gợi ý nhằm phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh. Từ khóa: Chuỗi giá trị, dược liệu, sản phẩm, OCOP, Quảng Ninh ĐẶT VẤN ĐỀ * Sản xuất theo chuỗi giá trị là một khái niệm khá mới đối với Việt Nam. Việc sản xuất theo chuỗi là một yêu cầu cần thiết để sản phẩm có sức cạnh tranh và xâm nhập thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Khi Việt Nam ra nhập WTO, các sản phẩm của Việt Nam không còn chỉ cạnh tranh trong phạm vi quốc gia, mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại trên toàn cầu [1]. Vì vậy, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm là rất quan trọng và xác định rõ được những hoạt động trong chuỗi giá trị góp phần gia tăng giá trị trong các khâu hoạt động của chuỗi. Nhằm phát huy thế mạnh địa phương, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hướng tới sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, giá trị cho sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nhân dân khu vực nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị [2]. Năm 2013, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam triển khai Chương trình OCOP (One commune, one product - mỗi xã, phường một sản phẩm” [3]. Một trong những quan điểm về quy hoạch, phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh là: * Tel: 0916258995; Email: ctminhanh@gmail.com "Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, theo nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu” [4], [5]. Với quan điểm trên, vấn đề xây dựng chuỗi giá trị dược liệu và xác định rõ các hoạt động trong chuỗi giá trị là rất quan trọng để thực hiện quan điểm nêu trên. KHUNG LÝ THUYẾT Các hoạt động giá trị có thể chia ra làm hai loại cho ngành bao gồm: hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động chính là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng. Các hoạt động tạo giá trị mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh trong mọi ngành có thể được phân chia thành 4 nhóm tổng quát, cũng như các hoạt sơ cấp, các loại hình của hoạt động giá trị khác nhau mang tính đặc thù của ngành bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng (chi tiết hình 1). Trần Trung Vỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 219 - 222 220 Hình 1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp [6] NHỮNG DẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH Các hoạt động chủ yếu Hậu cần đầu vào - Về đất đai: Hỗ trợ dồn điền, đổi thửa. Mức hỗ trợ không quá 6 triệu đồng/ha. Hỗ trợ thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quy mô diện tích 5 ha trở lên thì được hỗ trợ chi phí thuê đất không quá 20 triệu đồng/ha/năm đối với đất trồng trọt. Thời gian hỗ trợ không quá 03 năm. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 dự án/ người sản xuất không quá 200 triệu/năm. - Về hỗ trợ hạ tầng và thiết bị sản xuất: Đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung bao gồm: Đường giao thông trục chính; đường điện trục chính; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý nước thải và chất thải theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng kinh phí không quá 15.000 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản; kho bảo quản nông sản. Mức hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/người sản xuất/dự án. Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng điểm trưng bày các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm, cụ thể: Đối với điểm giới thiệu sản phẩm cấp huyện, hỗ trợ không quá 1.000 triệu đồng/dự án; Đối với điểm giới thiệu sản phẩm cấp tỉnh, hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ 50% kinh phí để mua, xây dựng, lắp đặt hệ thống kho lạnh, dây chuyền chế biến nông lâm thủy sản, dây chuyền sản xuất, nhà lưới, nhà xưởng, máy nông nghiệp và cơ sở sản xuất giống nông lâm thủy sản. Mức hỗ trợ không quá 5.000 triệu đồng/dự án. - Về hỗ trợ mua giống cây dược liệu: mức hỗ trợ tối đa một lần cho Khu vực các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tối đa 70%; các xã còn lại là 50%. Kinh phí hỗ trợ tối đa/dự án: Đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã là 250 triệu đồng/lần; Tổ hợp tác, trang trại 150 triệu đồng/lần; Cá nhân, hộ gia đình 100 triệu đồng/lần. - Hỗ trợ mua vật tư nông nghiệp cho sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ: Người sản xuất được hỗ trợ 01 lần 50% kinh phí mua vật tư nông nghiệp cho các dự án sản xuất gồm: Phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/dự án. - Hỗ trợ lãi suất vốn vay: Dự án thuộc danh mục sản phẩm có lợi thế cấp tỉnh phê duyệt (triển khai thực hiện theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung), người sản xuất được áp dụng mức hỗ trợ lãi suất tại Nghị quyết số 232/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020. Mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm/số dư nợ thực tế. Vận hành Dược liệu trồng và thu hái tự nhiên phần lớn được sơ chế tại chỗ bằng các thiết bị thủ công, mức gia tăng giá trị thấp, sản phẩm chưa có tiêu chuẩn chất lượng quy định, khó khăn cho việc tiêu thụ. Một số ít cơ sở áp dụng máy móc, thiết bị trong sơ chế, chế biến dược liệu, tạo ra các sản phẩm từ dược liệu có mức gia tăng giá trị cao như: Trà hoa vàng (túi lọc), cao ba kích, trà chùm ngây, trà nụ vối (trà thô, trà túi lọc) Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đã thành lập hoặc hỗ trợ nhiều tổ chức kinh tế ứng dụng công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ thảo dược và bước đầu tham gia chuỗi giá trị sản xuất dược liệu trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 19 tổ chức tham gia chế biến dược liệu, điển Trần Trung Vỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 219 - 222 221 hình là: Công ty TNHH trồng chế biến và sản xuất dược liệu Đông Bắc: HTX Dược liệu xanh Đông Triều; Công ty Nam Dược Y Võ; Hợp tác xã Thảo dược Yên Tử; Công ty CP DTFopro. Tiếp thị và bán hàng Đối với sản phẩm dược liệu hiện nay, để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ: Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/người sản xuất/lần đối với hội chợ, triển lãm tổ chức trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/người sản xuất/lần đối với hội chợ, triển lãm tổ chức ở ngoài tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/người sản xuất/lần đối với hội chợ, triển lãm tổ chức tại nước ngoài. Người sản xuất chỉ được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm khi tham dự hội chợ, triển lãm tại nước ngoài và khi được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận. Các hoạt động hỗ trợ Thu mua Từ những thống kê ban đầu này cũng có thể thấy, dược liệu ở Quảng Ninh khá đa dạng, phong phú. Xong, từ nhiều năm nay việc khai thác quá mức mà chưa chú ý đến vấn đề bảo tồn, tái sinh đã dẫn đến nguồn tài nguyên được quý giá này có nguy cơ bị cạn kiệt; trong đó, nhiều loại có nguy cơ bị “tiệt chủng”. Hiện nay chưa hình thành phương thức thu mua dược liệu có hệ thống, người sản xuất bán tự phát không qua các thương lái có ràng buộc hợp đồng. Phát triển công nghệ Thực tế tại Quảng Ninh, công nghệ chế biến dược liệu còn rất hạn chế, trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp, công ty chế biến dược liệu, do đầu tư công nghệ với chi phí rất cao, doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn vốn, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) phát triển theo 5 nhóm sản phẩm, trong đó, nhóm thảo dược đã phát triển được 41 sản phẩm có chất lượng từ dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, Thực tế, có công ty cổ phần dược và vật liệu y tế Quảng Ninh có công nghệ chế biến, sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMT của WTO, còn lại các doanh nghiệp khác đều chưa có công nghệ chế biến đạt chuẩn: Công ty nuôi trồng và chế biến dược liệu Đông Bắc, HTX dược liệu xanh Tinh Hoa, HTX dược liệu xanh Đông Triều... Đối với người sản xuất trong vùng sản xuất tập trung tự ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất thành công được hỗ trợ 100% kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, phân tích mẫu, một phần kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ 50% kinh phí thuê chuyên gia. Mức hỗ trợ không quá 50% giá chuyển giao của một công nghệ và không quá 1.000 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất, thiết bị công nghệ và dây chuyền sản xuất các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khi thực hiện tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ không quá 70%/tổng kinh phí dự án được phê duyệt; địa phương còn lại mức hỗ trợ không quá 60%/tổng kinh phí dự án được phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 1.000 triệu đồng/dự án. Quản trị nguồn nhân lực Việc phân tích lao động nông thôn trong chuỗi giá trị giúp cho những nhà quản lý cấp địa phương có thể nắm bắt được chính xác hiện trạng của lao động nông thôn trong chuỗi. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Có thể nói cơ sở hạ tầng doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh còn rất hạn chế. Ngoài Công Ty cổ phần dược và vật tư y tế có cơ sở hạ tầng tương đối khá hơn, các cơ sở khác đều rất yếu kém về cơ sở hạ tấng. - Công ty TNHH Nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc (TP Cẩm Phả) được thành lập từ năm 2010. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư và phát triển sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu của tỉnh. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng từ các loại cây dược liệu. Hiện nay, Công ty đã chế biến thành công 7 sản phẩm trà túi lọc và 3 loại thực phẩm chức năng dạng viên nang từ thảo dược, với sản lượng 1,2 triệu gói trà túi Trần Trung Vỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 219 - 222 222 lọc và 3 triệu viên thuốc mỗi năm. Khảo sát thực tế thấy rằng: Công ty Đông Bắc tuy đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất nhưng với cơ sở hạ tầng hiện tại không đáp ứng được nhu cầu tiêu thu nguyên liệu đầu vào cho các hộ nông dân, chính điều này hạn chế đến sự vận hành của chuỗi giá trị dược liệu tại tỉnh - Đối với HTX Thảo dược Yên Tử được thành lập từ năm 2014, với các sản phẩm thuộc chương trình OCOP là: Dầu xoa bóp trầu tiên, tinh dầu trầu tiên, nấm linh chi, rượu sâm cau và rượu ba kích Yên Tử. Trong năm 2016, HTX đã cung cấp ra thị trường từ 6.000 đến 7.000 lọ dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử; 20.000 lọ (10ml) tinh dầu trầu tiên Yên Tử. Mặc dù vậy, khi đến thăm HTX, cơ sở hạ tầng chưa có gì ngoài đất đai, vườn ươm. Như vậy, cơ sở hạ tầng doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng trong tác nhân chế biến của chuỗi giá trị dược liệu, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, nhưng yếu tố này còn rất hạn chế. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ cho chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn hạn chế. Đối với các hoạt động chủ yếu, các dịch vụ và khâu tiếp thị bán hàng chưa được chú trọng, để có thể phát triển thị trường dược liệu cần lập bản đồ quy hoạch dược liệu, nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu để các hoạt động này được diễn ra đồng bộ, tạo nên thế mạnh cho ngành dược liệu tỉnh. Đối với các hoạt động hỗ trợ, cần đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực nhằm gia tăng quy mô ngành dược liệu tương xứng với các hoạt động chính của chuỗi. Như vậy, để có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm mang tính bền vững đòi hỏi các tác nhân của chuỗi cùng nhau xây dựng mối liên kết chặt chẽ, thực hiện các dạng hoạt động của ngành nhằm định hướng những chiến lược cạnh tranh bền vững cho chuỗi giá trị dược liệu trong thời gian sắp tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersen Camilla (2005), Nghiên cứu dược liệu quốc tế, Ucodep. 2. Ban điều hành chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh (2014), Tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh. 3. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017) đề án chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”, giai đoạn 2017 – 2020, ban hành kèm theo quyết định số 2366/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 6 năm 2017. 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. 5. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quy hoạch phát triển dược liệu Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 6. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, Hà Nội. SUMMARY ANALYSIS OF ACTIVITIES IN THE VALUE CHAIN OF QUANG NINH PHARMACEUTICAL PRODUCTS Tran Trung Vy 1 , Nguyen Thi Lan Anh 2* , Pham Thi Ly 3 1Ha Long University,2Thai Nguyen University 3Vietnam Bank for Social Policies An analysis of a number of pharmaceutical products under the "One Commune, One Product" program in Quang Ninh province shows the types of industry activities that drive sustainable competitive strategies for the pharmaceutical value chain. forthcoming. The objective of the study was to identify the major types of activities and support activities of the pharmaceutical value chain, thereby developing a sustainable strategy for the provincial pharmaceutical industry. Develop and improve the pharmaceutical value chain of Quang Ninh province. Key words: value chain, pharmaceutical products, OCOP, Quang Ninh Ngày nhận bài: 04/9/2018; Ngày phản biện: 25/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 0916258995; Email: ctminhanh@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_phan_tich_cac_dang_hoat_dong_trong_chuoi_gia_tri_san.pdf
Tài liệu liên quan