Tài liệu Đề tài Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG – ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế – Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng
Sinh viên : Đặng Lê Na
Lớp : Kinh tế và quản lý môi trườn
Khoá : 47
Hệ : Chính quy
Người hướng dẫn : 1) Tiến sĩ Lê Hà Thanh - Giảng viên khoa Môi trường – Đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2) Bà Nông Bích Thuỷ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai
HÀ NỘI, 5/2009
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 4
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
môi trường tại các cụm công nghiệp 8
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8
1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8
1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công n...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG – ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế – Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng
Sinh viên : Đặng Lê Na
Lớp : Kinh tế và quản lý môi trườn
Khoá : 47
Hệ : Chính quy
Người hướng dẫn : 1) Tiến sĩ Lê Hà Thanh - Giảng viên khoa Môi trường – Đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2) Bà Nông Bích Thuỷ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai
HÀ NỘI, 5/2009
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 4
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
môi trường tại các cụm công nghiệp 8
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8
1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8
1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 10
1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp 10
1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp 10
1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam 12
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 13
1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường 13
1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung 13
1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc
quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 17
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 18
2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực
thị trấn Tằng Loỏng 18
2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên 18
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 23
2.1.3. Tình hình xã hội 24
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường 25
2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 31
2.2.1. Sự hình thành, phát triển 31
2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy 31
2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong
cụm công nghiệp Tằng Loỏng 35
2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp
Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 36
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN 38
3.1. Các ảnh hưởng kinh tế 38
3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực 38
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực 43
3.2. Các ảnh hưởng xã hội 46
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội 46
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội 47
3.3. Các ảnh hưởng môi trường 48
3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 48
3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 49
3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước 51
3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực 52
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường
và lồng ghép vấn đề môi trường trong
quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp 54
4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp
và thị trấn Tằng Loỏng 54
4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp
và trong từng doanh nghiệp 55
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý 55
4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp 57
4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật 58
Kết luận 61
Danh mục các bảng, hình vẽ
Trang
Bảng 2.1: Hệ động thực vật khu vực Tằng Loỏng năm 2008 22
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005 24
Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu không khí 26
Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO2- trong chất lượng nước mặt 28
Hình 2.3: Nồng độ Zn, dầu mỡ trong chất lượng nước mặt 28
Hình 2.4: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mặt lấy
vào các thời điểm khác nhau. 28
Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy photspho vàng 30
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm
(2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng) 39
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trong các
ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm. 40
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2000 42
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2006 42Lời mở đầu
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng như cả nước, Lào Cai đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Phát triển Công nghiệp, trong đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế để tỉnh phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra.
Cụm công nghiệp Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một trong những cụm công nghiệp trọng điểm về chế biến khoáng sản và sản xuất hóa chất. Trong những năm qua, cụm công nghiệp này ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều dự án đầu tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh mà của cả nước. Từ khi hình thành và phát triển, cụm công nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, song bên cạnh đó cũng nảy sinh một số mặt trái là những ảnh hưởng về môi trường mà các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương đang cùng tìm giải pháp khắc phục, xử lý. Đề tài “Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng” hy vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm đưa ra giải pháp kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp. Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực, tiềm ẩn từ hoạt động của khu công nghiệp đối với người dân do sự cố môi trường gây ra. Theo đó đề xuất hướng quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, tổng hợp phân tích số liệu. Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: trực tiếp quan sát trong thực tế và rút ra những nhận xét.
Luận văn được chia thành 4 chương với các nội dung chính như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp.
Để hoàn thiện chuyên đề này, tôi xin trân trọng cảm ơn những hướng dẫn, góp ý quý báu, những của giảng viên, TS Lê Hà Thanh trong suốt quá trình tôi thực hiện chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được thực tập tại quý cơ quan và cung cấp những tài liệu, hướng dẫn quý báu trong quá trình tôi thực tập tôt nghiệp tại đây.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý các cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân thị trấn Tằng Loỏng, các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏng đã cung cấp những thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình thực tế của cụm công nghiệp và thị trấn trong quá trình tôi nghiên cứu, tìm hiểu về khu vực!
Lời cam đoan : "Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo được viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.”
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Ký tên
Đặng Lê Na
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp đã được Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là:
- Cấp trung ương: Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; Luật bảo vệ môi trường năm 2005; các văn bản dưới luật gồm các nghị định, thông tư quy định hoặc hướng dẫn thực hiện về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp như: Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,…
- Cấp địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp: gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định…
1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp
- Điều 36, chương V, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về “Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc môi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.”
- Bên cạnh quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 đối với bảo vệ môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, còn có các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện:
+ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước:
Điều 9: Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban quản lý khu kinh tế
Điều 10: Tổ chức,bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp Nhà nước
1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp
* Mô hình phát triển cụm công nghiệp trên thế giới:
Khu công nghiệp đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. Anh là nước công nghiệp đầu tiên và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester; sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ); khu công nghiệp Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1.000 khu công nghiệp, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp đi trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các khu công nghiệp và khu chế xuất hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoá thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của khu công nghiệp. Trên các sách báo, ở trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
Theo định nghĩa của Mỹ và một số nước, khu, cụm công nghiệp là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn như, sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí. Xung quanh nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu, cụm công nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu, cụm công nghiệp tập trung còn chi phối, liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại… cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. Silicon Valley là một khu công nghiệp điển hình ở Mỹ. Các cụm công nghiệp, so với các khu công nghiệp có một chút khác biệt, đó là không nhất thiết phải dựa vào khoa học và công nghệ cao, ví dụ như một số cụm công nghiệp chuyên về thủ công và các ngành nông nghiệp tại các khu vực như Đông Nam Á, nơi có nhiều công ty kinh doanh vừa và nhỏ, trong đó cụm công nghiệp hứa hẹn nhất trong khu vực ở giai đoạn ban đầu này là Trung tâm công nghiệp dầu cọ ở Sabah, miền Đông Malaysia.
* Mô hình phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam: Quan niệm về khu công nghiệp và khu chế xuất của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong quy chế khu công nghiệp và khu chế xuất: “Khu công nghiệp là khu tập trung, các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc Thủ tướng chính Phủ quyết định thành lập”.
1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam
- Trong các cụm công nghiệp đã hoạt động và đang hình thành tại Việt Nam, đang có xu hướng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành, sản xuất vật liệu, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo… tương tự như định nghĩa ban đầu về khu, cụm công nghiệp của nước ngoài.
- Đặc trưng của các khu, cụm chuyên ngành công nghiệp chế tạo là phần lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, hàm lượng chất xám khá, tỷ suất đầu tư lớn, đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, đã qua trường lớp đào tạo và tương ứng là hiệu quả hoạt động khá của các doanh nghiệp trong các khu, cụm này - có đóng góp lớn cho ngân sách và xã hội. Sản phẩm của nhiều cụm công nghiệp cơ khí đã rất nổi tiếng và có giá trị lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội nước ta như tàu vận tải đường biển, xe ôtô tải và xe chở khách.
- Riêng đối với các cụm công nghiệp cơ khí, về mặt bằng sản xuất và lao động, các cụm công nghiệp cơ khí được chính quyền, nhân dân địa phương ủng hộ tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Hệ số sử dụng đất công nghiệp đạt khá cao bởi các quy trình và thủ tục đầu tư được thực hiện nghiêm túc. Chủ đầu tư là nhà sản xuất lớn có thực lực về tài chính và công nghệ, được Chính phủ quan tâm lớn. Các sản phẩm ở đây phần lớn đều thuộc sản phẩm trọng điểm quốc gia. Lực lượng lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp cơ khí có trình độ văn hóa khá, được tuyển chọn, đào tạo tốt, được trả lương và được doanh nghiệp quan tâm. Một số cụm công nghiệp khác có hệ số sử dụng đất thấp, một số doanh nghiệp ở các khu này để xảy ra đình công, bãi công gây ra hậu quả xấu đến phát triển kinh tế của cả nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý (các tổ chức, các cơ quan, các nhà lãnh đạo) phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lý môi trường.
1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung:
- Đảm bảo tính hệ thống: Xuất phát từ bản chất hệ thống của đối tượng quản lý, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái động của đối tượng quản lý (hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa với mục tiêu đã định.
- Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…). Dù dưới hình thái nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Vì thế, trong khi hoạch định chính sách và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.
- Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian. Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Đảm bảo tập trung dân chủ: Là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường. Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc quyết định các vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối lập với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội. Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hóa các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp,hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lý…Dân chủ được thể hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi trường, ở sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung, bình đẳng cho mọi ngành,mọi cấp, mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho các cá nhân và cộng đồng…
- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,khu bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.
- Kết hợp hài hòa các lợi ích: Quản lý môi trường trước hết là các hoạt động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững. Con người, dù là cá nhân, tập thể, hay cộng đồng, đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ. Lợi ích không những là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cong người,là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, mà còn là phương tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên phải sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường. Kết hợp hài hòa các lợi ích (lợi ích của cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của Nhà nước, xã hội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và quốc gia) phải được tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách môi trường đó phải phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, của toàn xã hội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.
+ Xây dựng và thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế toán và kiểm toán môi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đòn bẩy kinh tế để quản lý môi trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường.
+ Kết hợp hài hòa các lợi ích còn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại.
- Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mọi cấp quản lý của Nhà nước.
- Tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý một đối tượng vô cùng rộng lớn và phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi vẫn phải đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa học và công nghệ,…hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý nhất, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả của quản lý môi trường. Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia khách quan phù hợp; giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại; công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và kích thước; sử dụng các vật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động sống ở tất cả mọi khâu của quy trình quản lý; bảo đảm đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọng đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường…
1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
* Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp: Hiện nay trên cả nước có hàng trăm cụm công nghiệp đang hoạt động, các cụm công nghiệp này đã đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước song cũng xuất hiện một số vấn đề môi trường như:
- Tác động từ quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng: chủ yếu là phát sinh bụi từ hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công.
- Tác động từ quá trình sản xuất: bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và xuất sản phẩm, từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Nước thải trong quá trình sản xuất không qua khu xử lý tập trung mà xả thẳng vào môi trường, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ độc hại, nếu trong thời gian dài và tác dụng cộng hưởng giữa nhiều loại chất thải khác nhau từ các nhà máy khác nhau sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của các nhà máy như: xỉ quặng, xỉ lò điện, xỉ than lò hơi, chất thải có dính dầu mỡ…
Những tác động kể trên nếu như không có một sự quản lý hiệu quả và kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Do đó, việc thực hiện quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp hiện nay, bên cạnh việc phải tuân thủ nguyên tắc về quản lý môi trường nói chung còn phải tuân thủ những nguyên tắc:
- Tuân thủ quy hoạch chung phát triển cụm công nghiệp và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đã được xây dựng và thông qua.
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện, xã; ban quản lý các khu, cụm công nghiệp; bộ phận chuyên môn về quản lý môi trường tại doanh nghiệp.
- Xây dựng chương trình quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của cụm công nghiệp.
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn Tằng Loỏng
2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên
a) Điều kiện về địa lý, địa chất
- Vị trí địa lý: Cụm công nghiệp thị trấn Tằng Loỏng có Tọa độ địa lý: 104°19' đến 104°25' kinh độ Đông và 22°14' đến 22°19' vĩ độ Bắc, nằm trên địa bàn Thị trấn Tằng Loỏng, cách trung tâm Thị trấn Phố Lu 5km về phía Tây Nam và cách thị xã Lào Cai 28 km về phía Đông Nam. Thị trấn Tằng Loỏng nằm ở Trung tâm Tỉnh Lào Cai. Khu vực quy hoạch cụm công nghiệp thuộc địa bàn 4 xã là Xuân Giao, Gia Phú, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng, nằm ở phía Nam của huyện Bảo Thắng có các vị trí tiếp giáp như sau: Phía Tây giáp huyện Sa Pa, phía Bắc giáp thành phố Lào Cai, phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
- Địa hình: Khu vực thị trấn Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng ven sông Hồng có độ cao trung bình từ 80m - 400m. Địa hình bao phủ gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan-xi-păng - Phú Luông, phía Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Khu vực Tằng Loỏng chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao dưới 700 mét, độ dốc trung bình 18 – 250. Núi cao gồm các đỉnh núi sát nhau tới hơn 2000m nằm về phía Đông Nam, gồm 2 phân khu: Phân khu 1 nằm ở phía Đông Bắc của Thị trấn có độ cao từ 100m - 500m; Phân khu 2 có độ cao địa hình từ 500m - 2000m, nằm hoàn toàn ở vùng núi. Phía Đông Bắc Khu công nghiệp cách bờ sông Hồng 2,5 km về phía Đông. Địa hình cụm công nghiệp thoải dần về phía sông Hồng.
- Tài nguyên khoáng sản: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng có được một vị trí thuận lợi là nằm giữa các vùng nguyên liệu khoáng sản với cự li tương đối hợp lý, đó là các mỏ khoáng sản: quặng Apatit Lào Cai; quặng sắt Quý Sa; Graphít (Nậm Thi); Pensphat (Văn Bàn), cao lanh (Sơn Mãn), Đồng Sin Quyền
b) Điều kiện về khí tượng - thủy văn
- Khí hậu: Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo của khu vực đặc biệt là hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi nên khu vực có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn trung bình 9,4 ngày/năm chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1, sương mù 32 ngày/năm chủ yếu vào tháng 11 và tháng 12. Đặc điểm khí hậu như trên đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới trong khu vực sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thủy văn:
+ Khu vực nằm trong vùng phân cách mạnh tạo nên hệ thống sông suối lớn và dày đặc. Trong khu vực có sông Hồng, suối Bo, suối Trát, suối Đường Đô…Hệ thống sông suối này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và toàn bộ các nhà máy trong cụm công nghiệp.
+ Sông Hồng chảy qua địa bàn với mực nước mùa khô hơi thấp, lòng ít dốc, chưa được cải tạo nên tàu thuyền chỉ đi lại được vào mùa mưa. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên bờ sông. Ngoài ra trên địa bàn còn có các con suối bắt đầu từ các dãy núi cao, lòng dốc, mở rộng dần về phía hạ nguồn và ít dốc hơn, mức độ biến đổi dòng chảy lớn là nguyên nhân gây ra lũ ống, lũ quét, úng ngập - những hiện tượng thường xảy ra tại địa bàn vùng núi.
+ Nước ngầm: Trong phạm vi khu đất nhà máy tuyển Apatit, chiều sâu phân bố mực nước ngầm thay đổi đột ngột theo địa hình tại chỗ và nằm trong khoảng 1,0 đến 14,2 mét; trong các trầm tích deluvi và sét chứa dăm sạn.
+ Hướng thoát nước chính của cả khu vực là suối Trát chảy dọc tỉnh lộ 151 theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
c) Hệ sinh thái
- Thảm thực vật: Khu vực Tằng Loỏng có 5 kiểu thảm thực vật chính gồm rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh, rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh, trảng cỏ và cây bụi, rừng trồng và thảm cây trồng nông nghiệp.
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh: Phân bố ở khu vực núi cao, kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực. Trong rừng có các loài cây gỗ lớn như: Các loài thuộc hộ thông, và các loài như Cọ phèn, Ba gạc vòng, Gõ mìn...
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh: Đây là kiểu rừng chiếm diện tích lớn ở khu vực núi cao từ 800-1400 của Thị trấn Tằng Loỏng, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam của Thị trấn. Chiếm ưu thế là các loài tre gai, nứa, ràng ràng, dẻ gai, tầng dưới tán là các loài cây bụi và cỏ quyết.
+ Trảng cỏ và cây bụi: Phân bố ở khu vực xung quanh khu dân cư hoặc đất nông nghiệp của thị trấn Tằng Loỏng. Các loài thực vật phổ biến gồm: Tổ kén, cò ke, hồng bì rừng, thôi ba, thôi chanh, ba soi, các loài cỏ thân thảo thuộc họ Lúa thường chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như cỏ tranh, chè vè, chít, cỏ lào.
+ Rừng trồng: Phân bố trên các sườn núi không quá dốc ven đường trên các đồi xung quanh cụm công nghiệp, ở độ cao từ 200-500m. Đây là kiểu thảm thực vật chiếm diện tích nhiều nhất. Rừng trồng được khai thác tỉa cành hằng năm. Các loài cây trồng lâm nghiệp gồm: Mỡ, Quế, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bồ đề.
+ Thảm cây trồng nông nghiệp: Phân bố ở khu vực thung lũng suối Trát ven đường khu vực đồi xung quanh khu công nghiệp, ở độ cao từ 200-500m. Thành phần loài thực vật chủ yếu là lúa một vụ, rau màu, cây lượng thực các loại.
Hệ thực vật Tằng Loỏng ở độ cao dưới 1400 mét đã bị khai thác nhiều, ở độ cao trên 1400 mét rừng tự nhiên vẫn được duy trì để bảo vệ nguồn nước. Tổng số loài thực vật tại khu vực là 159 loài, 143 chi, 74 họ. Trong khu vực thị trấn Tằng Loỏng chưa phát hiện có loài thực vật quý hiếm.
- Hệ động vật Tổng số đã ghi nhận 104 loài động vật hoang dã, thuộc 49 họ, 22 bộ, 4 lớp tại khu vực Tằng Loỏng, gồm 20 loài thú, 59 chim, 13 Bò sát và 12 ếch nhái.
Bảng 2.1: Hệ động vật khu vực Tằng Loỏng, 2008
TT
Nội dung
Số loài
Số họ
Số bộ
Thú
20
11
6
Chim
59
28
13
Bò sát
13
6
2
Ếch nhái
12
4
1
Tổng số
104
49
22
(Theo số liệu đánh giá hiện trạng môi trường – Báo cáo ĐTM cụm công nghiệp TL)
Theo kết quả nghiên cứu, mật độ thú ở khu vực thị trấn Tằng Loỏng không cao. Trong số 20 loài ghi nhận được có 10 loài (chiếm 50% tổng số loài) thường gặp; 6 loài (30%) ít gặp và 4 loài (20%) rất ít gặp. Điều đó cho thấy trữ lượng thú ở đã bị suy giảm so với trước đây. Trong số 20 loài thú trong cụm công nghiệp chưa ghi nhận có loài thú quý hiếm. Một số loài động vật quý hiếm được ghi nhận là có tồn tại trong khu vực thông qua việc quan sát một số động vật bị đánh bẫy đang được trưng bày tại nhà một số hộ dân địa phương.
Ếch nhái, bò sát: Đã ghi nhận tổng số 25 loài thuộc 10 họ, 3 bộ, gồm 13 loài bò sát thuộc 6 họ, 2 bộ và 12 loài loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ. Số loài bò sát và ếch nhái ở khu vực công nghiệp Tằng Loỏng tuy không đa dạng song số lượng cá thể bắt gặp nhiều, trong đó có 6 loài bò sát quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Cóc rừng, Rồng đất, Rắn sọc dưa, Tắc kè, Rắn ráo thường, Rắn hổ mang Trung Quốc.
Nói chung, đất đai canh tác, phương tiện và trình độ sản xuất của người dân địa phương còn hạn chế, đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng súng săn cơ bản đã được ngăn chặn nhưng việc dùng bẫy khá phổ biến, nhiều tuyến đường mòn trong rừng có dấu tích của bẫy thú. Tập quán sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã làm thực phẩm cũng là nguyên nhân kích thích người dân địa phương săn bắt động vật, đặc biệt là các loài Thú nhỏ như cầy, sóc; các loài bò sát như rùa, rắn.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
* Hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống cấp thoát nước: Trạm bơm Tả Thàng công suất 40.000 m3/ngày đêm cấp nước sản xuất và sinh hoạt, trạm bơm cách cụm công nghiệp khoảng 10 km về phía Bắc – Tây Bắc. Hệ thống nước này dùng nguồn nước mặt suối Ngòi Bo là dòng nước có lưu lượng nước lớn và ổn định, tuy nhiên vào mùa mưa, nước có độ đục tương đối cao.
- Cấp điện: Khu vực có điện lưới quốc gia chạy qua và 1 trạm điện 110 KV ở phía cuối thị trấn Tằng Loỏng, gần nhà máy tuyển Apatit. Hiện tại trạm chỉ vận hành 1 máy, 2 máy dự phòng; đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt.
- Thông tin liên lạc - bưu chính viễn thông: Toàn huyện Bảo Thắng có 12.127 máy điện thoại, có 15/15 xã và thị trấn được trang bị điện thoại tại Ủy Ban nhân dân, 9/15 xã thị trấn chưa có trạm truyền thanh (niên giám thông kê tỉnh Lào Cai năm 2006).
- Giao thông vận tải: Ngoài hệ thống đường tỉnh lộ 279 nối với quốc lộ 4E thì khu vực còn có tuyến đường sắt chạy qua rất thuận tiện cho giao dịch với các xã trong huyện cũng như các huyện và tỉnh lân cận.
* Cơ cấu kinh tế của địa phương
- Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu của Tằng Loỏng là chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón, hóa chất, sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, luyện kim, sản xuất kim loại màu…đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ cho kinh tế của địa phương tăng dần qua các năm.
- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tằng Loỏng chủ yếu là trồng lúa, màu (đậu, lạc, ngô, khoai, sắn…), chăn nuôi gia súc (trâu, lợn), gia cầm (gà, vịt) quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra người dân cũng được giao đất trồng rừng, một số loại cây được trồng là: keo, mỡ, quế…
- Dịch vụ: Địa phương luôn chú trọng phát triển các ngành dịch vụ thương mại, theo báo cáo tổng kết năm 2008 của thị trấn Tằng Loỏng thương mại và dịch vụ của địa phương đã có sự phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng.
* Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Tằng Loỏng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, sản lượng công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ tăng theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Tổng giá trị sản phẩm trong năm 2008 đạt 4,5 tỷ.
2.1.3. Tình hình xã hội
a) Các vấn đề về dân số:
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005
(đơn vị: Người)
TT
Dân số- lao động
Gia Phú
Xuân Giao
Tằng Loỏng
Phú Nhuận
Tổng
1
Dân số
15.635
8.474
4.995
8.925
38.029
2
Số hộ
3.521
1.872
1.235
1.819
8.447
3
Độ tuổi LĐ
7.310
2.526
1.035
3.662
14.533
- Mật độ dân cư của khu vực là 1,7 người/ha, mức độ tập trung dân cư không cao.
- Trên địa bàn huyện Bảo Thắng và địa bàn thị trấn Tằng Loỏng hiện nay có khoảng 16 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu, ngoài ra còn có các cộng đồng dân tộc khác như Tày, Dao, Nùng, H’mông, Dáy…
- Tình hình đói nghèo: Những năm 2001 – 2005 toàn huyện Bảo Thắng có 6 xã thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn, nhờ sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, đến 2006 số xã nghèo trong toàn huyện Bảo Thắng đã giảm xuống còn 3 xã.
b) Vấn đề văn hóa, giáo dục
- Y tế: Trên địa bàn thị trấn hiện nay đã có trạm y tế cấp xã, người dân có cơ hội được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cộng đồng do đó chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn luôn được Chính quyền chú trọng đảm bảo, toàn huyện Bảo Thắng hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám khu vực và 15 trạm y tế cấp xã, phường với tổng số 29 bác sĩ, 68 y sỹ, kỹ thuật viên, 86 y tá, hộ lý.
- Giáo dục: Thị trấn có hệ thống các trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông, thị trấn đã đạt phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Việc phát triển giáo dục luôn được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ. Năm 2006, toàn huyện Bảo Thắng có tổng số 63 trường, với 37 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông và tổng số 20.791 học sinh .
- Các cơ sở phúc lợi như nhà công nhân, nhà văn hoá đã được xây dựng và hoạt động, phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa thể thao cho công nhân và người dân thị trấn.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường
Hiện tại trong cụm công nghiệp đã có 8 nhà máy đi vào hoạt động ổn định, trong đó một số nhà máy đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa đảm bảo. Qua tham khảo kết quả khảo sát chất lượng hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp Tằng Loỏng do Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng thực hiện trong hai đợt khảo sát, đợt 1 từ ngày 25/07/2008- 27/07/2008; đợt 2 ngày 9-13/10/2008 rút ra nhận xét về hiện trạng môi trường cụ thể như sau:
. a) Chất lượng môi trường không khí
Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu không khí
Đợt 1
Đợt 2
Qua xem xét kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực cụm công nghiệp Tằng Loỏng, nhận thấy rằng hầu hết các chỉ số về chất lượng môi trường không khí trong đợt 1 đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 – 2005, riêng chỉ số về bụi lơ lửng có mẫu không khí số 7 có nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần. Trong đợt 2, nồng độ bụi lơ lửng ở hầu hết các mẫu không khí đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấy vào những thời điểm khác nhau trong năm, và trong các thời điểm khác nhau của cùng một đợt khảo sát, kết quả phân tích chất lượng không khí là khác nhau, và theo thời gian, chất lượng không khí đã có chiều hướng suy giảm. ( tham khảo Phụ lục… vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượng không khí qua các đợt lấy mẫu).
b) Chất lượng nước mặt và nước ngầm
* Khảo sát chất lượng môi trường nước mặt khu vực cụm công nghiệp Tằng Loỏng:
Mẫu nước mặt được lấy tại Khe Chom, suối Trát, suối Nhuận, là 3 con suối nằm trong khu vực dự án, tại 3 điểm lấy mẫu này cơ quan tư vấn đã lấy tại các thời điểm khác nhau của một đợt và vào các mùa khác nhau, nhằm đánh giá chính xác chất lượng nước. Các chỉ tiêu về TSS, BOD5, COD, tổng Coliform ở hầu hết các mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng các mẫu NM2, NM3 tại vị trí cầu qua suối Nhuận trước cổng nhà bác Diện và nước tại hồ thải nhà máy Apatit thì tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tại cùng một vị trí như Khe Chom lấy trong 3 thời điểm khác nhau của một đợt cũng có kết quả khác nhau. (Tham khảo Phụ lục…Các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt qua 2 đợt lẫy mẫu).
Nồng độ TSS(chất rắn lơ lửng) tại các vị trí
trong các thời điểm khác nhau của hai đợt lấy mẫu
Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO2- trong chất lượng nước mặt
Hình 2.3: Nồng độ Zn, dầu mỡ trong chất lượng nước mặt
Hình 2.4: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mặt lấy vào các thời
điểm khác nhau
(NM là vị trí mẫu nước tại khe Chom, NM’ là vị trí mẫu nước ở suối Nhuận, NM’’ là vị trí mẫu nước suối Trát)
Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt của khu vực cho thấy trong hiện tại nước mặt của khu vực Tằng Loỏng đang có nguy cơ bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu cơ bản như BOD, COD, TSS, kim loại, coliform và một số chất vô cơ hữu cơ khác trong các mẫu nước mặt qua các đợt khảo sát khác nhau đều thể hiện là cao hơn thậm chí cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
* Khảo sát chất lượng nước ngầm:
Các mẫu nước ngầm đã được lấy tại các địa điểm trong cũng như ngoài khu vực cụm công nghiệp và đã được phân tích cho 20 chỉ tiêu. Về cơ bản các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu Coliform tổng có số lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thuộc mẫu nước giếng đào nhà anh Đào Viết Minh, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận; giếng đào nhà chị Nguyễn Thị Phượng, nhà anh Phạm Văn Thắng đội 4 Thị trấn Tằng Loỏng - liền kề với khu tái định cư thị trấn. (Tham khảo Phụ lục…Vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm qua hai đợt khảo sát).
* Khảo sát chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động: (Phụ lục…vị trí lấy mẫu, kết quả phân tích các mẫu nước thải tại các nhà máy trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng) các mẫu nước thải được lấy tại các họng xả thải, hoặc các bể xử lý nước thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động đều cho thấy nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, một số chỉ tiêu như coliform, sắt, kẽm…ở các mẫu nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt về coliform ở các mẫu nước thải đều tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Đó cũng là lý do các chất ô nhiễm trong một số mẫu nước mặt tại khu vực hiện nay đang vượt quá tiêu chuẩn. Điều này cho thấy các nhà máy trong khu vực đã không thực hiện xử lý nước thải triệt để, xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào môi trường. Do đó nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt là rất lớn và có thể trở nên nghiêm trọng nếu như các doanh nghiệp không tự giác chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường và không có sự giám sát, đôn đốc và xử lý kịp thời của các cơ quan chức năng.
Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy sản xuất Photspho vàng
c) Đất và đất trồng:
Theo kết quả phân tích những mẫu đất ở các vị trí khác nhau trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng, thấy rằng hiện tại hầu hết các mẫu đất có hàm lượng các chất hóa học thấp hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7209 -2002, chỉ có mẫu đất tại khu vực thuộc đất ruộng gần suối Chát, phía hạ lưu Cụm công nghiệp Tằng Loỏng có chỉ tiêu Zn vượt tiêu chuẩn cho phép. (Phụ lục…vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng đất, kết quả phân tích chất lượng môi trường đất qua các đợt khảo sát)
Những kết quả thu được từ việc lấy mẫu, khảo sát, phân tích chất lượng môi trường nước, không khí và đất cho thấy: Hiện nay môi trường xung quanh khu vực cụm công nghiệp đang có nguy cơ bị ô nhiễm; kết quả phân tích một số mẫu không khí, đất và nước cho thấy đã có mẫu có biểu hiện ô nhiễm và qua quan sát trực quan cũng có thể thấy biểu hiện ô nhiễm môi trường, tuy chưa phải trên diện rộng nhưng mức độ là tương đối nghiêm trọng. Qua phân tích các mẫu nước thải từ một số nhà máy trong cụm công nghiệp cho thấy hầu hết các nhà máy chưa xử lý triệt để nước thải, trên thực tê một số nhà máy đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà xả chất thải trực tiếp ra môi trường. Cần áp dụng một số biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở sản xuất tại đây để tăng cường sự chấp hành đối với các cam kết của chính những đơn vị này về bảo vệ môi trường.
2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng
2.2.1. Sự hình thành, phát triển
Cụm Công nghiệp Tằng Loỏng được quy hoạch tại khu vực Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng), tập trung các cơ sở luyện kim, hoá chất, tuyển khoáng và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác. Tổng diện tích quy hoạch trên 2.000ha, trong đó đất phục vụ cho phát triển công nghiệp là trên 700 ha, đất cho các khu tái định cư, chung cư và đô thị Tằng Loỏng là 1.300 ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại cụm đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng và tương đối hoàn chỉnh từ những năm 1980 như: hệ thống cấp điện 110KV; hệ thống cấp nước từ trạm nước Tả Thàng công suất 40.000m3/ngày đêm; hệ thống đường bộ, đường sắt,…
Năm 2006 tổng cộng có 08 nhà đầu tư đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp với diện tích 248,65 ha với tổng số vốn đầu tư 4.114.376 triệu đồng.
Năm 2007 có thêm 04 nhà đầu tư mới đăng ký, tổng diện tích Dự án 342,62ha với tổng số vốn đầu tư 4.817.342 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2008 có thêm 02 Dự án mới đăng ký đầu tư. Hiện nay có 14 nhà đầu tư đăng ký. Đã có 08 Nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định 03 Nhà đầu tư đang triển khai xây dựng.
2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy
* Các nhà máy đang hoạt động ổn định (08 nhà máy)
- Nhà máy tuyển Apatít - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam (Tổng vốn đầu tư theo dự án là: 480 tỷ đồng; Công suất thiết kế: 590.000 tấn/năm. Sản phẩm của nhà máy là: Apatít các loại tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.)
+Tổng vốn đầu tư đến nay là 515 tỷ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2008 ước đạt 99 tỷ đồng (619.322 tấn) tăng 95% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 531 người, mức lương bình quân là 3.500.000 đồng/người/tháng.
- Xưởng sản xuất NPK - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam (Tổng vốn đầu tư là 9 tỷ đồng; Công suất: 30.000 tấn/năm; Sản phẩm của Xưởng là: phân lân NPK tiêu thụ trong nước và xuất khẩu).
+ Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 ước đạt 18 tỷ đồng (18.222 tấn).
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 219 người, mức lương bình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng.
- Nhà máy sản xuất phốt pho vàng I – Công ty Cổ phần Bột giặt & Hóa chất Đức Giang (Tổng vốn đầu tư: 30 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 50 tỷ đồng (2.540 tấn) tăng 132% so với cùng kỳ.
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 62 người, mức lương bình quân là 3.700.000 đồng/ người/tháng.
- Nhà máy Phốt pho Việt Nam – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoá chất cơ bản Miền Nam (Tổng vốn đầu tư: 45,826 tỷ đồng; Công suất: 6.000 tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 112 tỷ đồng, với giá trị sản lượng là 5.652 tấn sản phẩm.
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 90 người, mức lương bình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng.
- Nhà máy sản xuất Phốt pho vàng III - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đông Nam Á ESACO (tháng 7/2008 đi vào sản xuất) (Tổng vốn đầu tư theo dự án: 90,66 tỷ đồng; Công suất: 8.000 tấn phốt pho vàng /năm)
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 300 tỷ.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 24,8 tỷ đồng (1.270 tấn).
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 50 người, mức lương bình quân là 3.000.000 đồng/người/tháng
- Nhà máy đúc bi nghiền tấm lót - Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc Tân Long (Tổng vốn đầu tư: 9,55 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 1,5 tỷ đồng (964 tấn).
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 48 người, mức lương bình quân là 1.100.000 đồng/ người/tháng.
- Nhà máy sản xuất bao bì kim loại - Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì (Tổng vốn đầu tư: 8,7 tỷ đồng; Công suất: 50.550 chiếc/năm).
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 6,7 tỷ đồng (37328 chiếc) tăng 81% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 47 người, mức lương bình quân là 1.300.000 đồng/ người/tháng.
- Nhà máy Luyện đồng Lào Cai – Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản (Tổng vốn đầu tư theo dự án: 1.294 tỷ đồng).
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 1.400 tỷ.
+ Hiện nay Nhà máy đã sản xuất ổn định. Năm 2008 nhà máy sản xuất 99,95 255 tấn Đồng 99,95; 500 tấn H2SO4; 12 kg Au; 05 kg Ag; Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt trên 4 tỷ đồng.
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 540 người, mức lương bình quân là 2.600.000 đồng/ người/tháng
* Các dự án đang triển khai xây dựng (4 dự án):
- Nhà máy sản xuất Supe lân – Cty Cổ phần Vật tư nông sản.
+ Tổng vốn đầu tư: 174,7 tỷ đồng. Công suất 200.000 tấn/năm.
+ Hiện nay đang xây dựng một số hạng mục như: kho thành phẩm, kho ủ, kho chứa nguyên liệu, bồn a xít, hàng rào… Nhà máy đang xây dựng đạt 70% các hạng mục xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư đến nay là 30 tỷ. Dự kiến trong năm 2009 đi vào sản xuất.
- Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP - Công ty cổ phần Hoá chất Phúc Lâm
+ Tổng vốn đầu tư: 196 tỷ đồng. Công suất 200.000 tấn/năm.
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 25 tỷ hiện tại đã ký hợp đồng mua thiết bị với Trung Quốc. Dự kiến năm 2009: kè đá, đào móng một số hạng mục công trình như: nhà điều hành, bể, nhà xưởng…
- Nhà máy Gang thép Việt – Trung - Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (Liên doanh giữa Tập đoàn Côn gang Trung Quốc – Tổng Công ty thép Việt Nam và tỉnh Lào Cai)
+ Tổng vốn đầu tư: 175 triệu USD.
+ Công suất của nhà máy ban đầu là 500.000 tấn/năm nay nâng lên 1.000.000 tấn/năm.
+ Đến nay dự án đang triển khai công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân.
- Dự án nhà máy liên hợp hoá chất Đức Giang Lào Cai – Công ty Cổ phần Bột giặt & Hóa chất Đức Giang.
+ Tổng vốn đầu tư: 130 tỷ đồng. Công suất: 10.000 tấn/năm.
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 50 tỷ ( trong đó giả phóng mặt bằng là 11 tỷ, thiết bị 25 tỷ, san gạt và đường công vụ 5 tỷ, xây dựng cơ bản 8 tỷ, chi phí khác 1 tỷ). Hiện tại đang xây dựng nhà kho, nhà điều hành, nhà xưởng.
2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng
- Quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp: Hiện tại hoạt động bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp thường xuyên được kiểm tra giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai, Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng, cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn. Tuy nhiên năng lực về quản lý môi trường của cán bộ địa chính cấp xã còn nhiều hạn chế, cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực và kiến thức để quản lý hiệu quả hơn. Sự phối hợp hành động của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hiện nay được thực hiện tương đối chặt chẽ và nhịp nhàng, ngoài ra còn có sự hỗ trợ hiệu quả của lực lượng Cảnh sát môi trường thuộc Công an Tỉnh Lào Cai, nhờ đó đã phát hiện và xử lý được một số vụ việc về vi phạm bảo vệ môi trường của một số đơn vị sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp.
Quản lý môi trường tại Ban quản lý cụm công nghiệp: Tại Ban quản lý các cụm công nghiệp Lào Cai có Phòng an toàn kỹ thuật - vệ sinh môi trường, trong đó đã phân công cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp. Hoạt động và quyền hạn của cán bộ quản lý môi trường còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức năng như đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 81/2007/NĐ-CP, hoạt động chủ yếu hiện nay gồm:
+ Phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước các cấp về quản lý môi trường: kiểm tra tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, nhắc nhở các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi…
+ Định kỳ thu thập tổng hợp số liệu về tình trạng chất thải rắn, nước thải, khí thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp.
- Quản lý môi trường trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp: hiện nay hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, vấn đề môi trường được đảm nhận bởi một kỹ sư phụ trách an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý môi trường trong các doanh nghiệp hiện nay bao gồm:
+ Phổ biến về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và sự cố kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
+ Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo sụ vận hành các thiết bị môi trường: hệ thống bể tuần hoàn nước thải, hệ thống lọc khí thải cơ học, hóa học…
2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt kề hoạch mở rộng quy mô Cụm công nghiệp Tằng Loỏng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Cụm công nghiệp Tằng Loỏng. Căn cứ thông báo số 118/TB-VPCP ngày 02/07/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc: “Đồng ý với đề xuất xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại Tằng Loỏng nhằm khai thác tối đa khả năng về cơ sở hạ tầng Nhà nước đã đầu tư”, Quy hoạch chi tiết của cụm công nghiệp Tằng Loỏng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt tại quyết định số 138/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004. Dưới đây là một số nội dung của Quy hoạch chung điều chỉnh Cụm công nghiệp và Thị trấn Tằng Loỏng Huyện Bảo Thắng – Tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
* Mục tiêu của quy hoạch:
- Xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp Tằng Loỏng nhằm phục vụ cho các dự án sản xuất chính là luyện kim, hóa chất và một số dự án phụ trợ khác.
- Quy hoạch thị trấn Tằng Loỏng phục vụ cho việc phát triển đồng bộ khu vực xã Xuân Giao - thị trấn Tằng Loỏng trở thành khu đô thị công nghiệp, dịch vụ đồng thời bố trí tái định cư cho nông dân (do phải di chuyển khi hình thành cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng ) trong đó đặc biệt lưu ý tới việc chuyển đổi việc làm gắn với đào tạo nghề.
* Nội dung điều chỉnh so với đề án quy hoạch cụm công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quyết định số 77/QĐ - UB ngày 05/3/2002:
- Quy hoạch điều chỉnh kế thừa quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tập trung Tằng Loỏng trên cơ sở hiện có, giữ nguyên các số lượng nhà máy đã quy hoạch, điều chỉnh sắp xếp lại vị trí, diện tích cho các nhà máy phải điều chỉnh do có dự án luyện kim trùng lên, bổ sung thêm một số dự án mới xuất hiện, dự báo quá trình phát triển và dự phòng quỹ đất thích hợp cho phát triển các dự án công nghiệp trong tương lai.
- Quy hoạch một cụm đô thị quy mô giai đoạn đầu (2014) là 30.000 người và đến 2025 là 50.000 người. Cụ thể giai đoạn 2005-2015 như sau:
+ Dân cư hiện có: 11.000 người trong đó có 1.000 hộ dân với 5.000 khẩu di chuyển tái định cư;
+ Công nhân làm việc tại các nhà máy và gia đình: 13.000 người;
+ Lực lượng dịch vụ : 6.000 người;
- Quy hoạch chung điều chỉnh đáp ứng được các yêu cầu:
+ Vị trí, diện tích cho các dự án đầu tư;
+ Định hướng san nền, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường;
+ Khu vực bố trí dân cư theo từng tiểu khu, khu vực tái định cư, khu bố trí chung cư cho từng dự án (vị trí, diện tích, khả năng đáp ứng của từng khu vực);
- Tổng diện tích khu vực quy hoạch 2.000 ha trong phạm vi địa giới hành chính của xã Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng. Trong đó: đất dành cho các dự án công nghiệp 700 ha, đất cho đô thị 1.300 ha. Như vậy quy hoạch điều chỉnh giữ nguyên các hạng mục công trình hiện có của nhà máy tuyển, nhà máy Phốt pho vàng số I, nhà máy Phốt pho vàng số II, nhà máy NPK, nhà máy tuyển đồng đang xây dựng, các nhà máy còn lại được điều chỉnh sắp xếp lại theo nội dung quy hoạch chung điều chỉnh.
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế, xã hội, môi trường của cụm công nghiệp
3.1. Các ảnh hưởng kinh tế
3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực
a) Đóng góp cho GDP của địa phương
- Trong đóng góp chung của các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh: các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp thực hiện 350 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, chiếm 33,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, thu hút trên 1.500 lao động vào làm việc tại đây. 06 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp đạt 200 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm; thu hút khoảng gần 2.000 lao động.
- Tổng sản lượng của các nhà máy thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏng đóng góp cho kinh tế của huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh Lào Cai trong các năm 2006 – 2008 là: tổng doanh thu năm 2007 đạt 500 tỷ đồng; Quý I năm 2008 đạt 250 tỷ đồng.
- Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và cụm công nghiệp Tằng Loỏng nói riêng, khi đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò quan trọng của các cụm công nghiệp này đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm của tỉnh trong ngành công nghiệp đã tăng lên qua các năm:
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm (2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng)
Năm
Tổng số
Nông, lâm,
ngư, nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2000
1.316.442
603.290
134.191
318.818
2001
1.456.948
645.825
145.824
369.194
2002
1.675.802
699.553
203.567
425.823
2003
1.998.800
742.151
280.672
551.169
2004
2.457.94.
908.091
360.456
668.230
2005
2.944.956
1.039.476
507.252
860.959
2006
3.658.808
1.200.550
734.162
1.045.259
Từ bảng trên thấy rằng, tổng sản phẩm trong các ngành kinh tế của tỉnh đều tăng lên qua các năm, riêng ngành công nghiệp có tổng sản phẩm tăng khá nhanh so với các ngành khác, từ giá trị 134.191 triệu đồng năm 2000, đến năm 2006 đã tăng lên gấp 5 lần đạt 734.162 triệu đồng. Có được kết quả này là do chính sách thu hút và những ưu đãi cho việc đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có được điều kiện tốt nhất để phát triển.
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng của ngành công nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm
Qua quan sát biểu đồ có thể nhận thấy rằng, các cụm công nghiệp trong đó có cụm công nghiệp Tằng Loỏng khi hình thành và phát triển đã đem lại sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp của tỉnh Lào Cai, đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng kinh tế của tỉnh, cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh đã bước đầu thu được kết quả tốt.
b) Hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
+ Cụm công nghiệp Tằng Loỏng tập trung các nhà máy chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, trong đó có xưởng sản xuất phân bón NPK thuộc công ty Apatit Việt Nam, với sản phẩm là phân bón NPK phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó có một phần phục vụ nhu cầu phân bón tại địa phương, giúp nâng cao năng suất ngành trồng trọt của địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Ngoài ra còn có dự án đang trong quá trình xây dựng là dự án nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc, khi đi vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi cho nông dân địa phương và cả nước.
+ Ngoài ra, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm cho nông dân trong khu vực. Các tuyến đường giao thông đối ngoại được mở rộng để phục vụ cho triển khai các hoạt động sản xuất và vận chuyển các hàng hóa công nghiệp nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho thông thương buôn bán giữa các vùng, là thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp của vùng được xuất khẩu nhiều hơn ra các vùng lân cận,do đó góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng ngành nông nghiệp của khu vực.
+ Cùng với sự mở rộng của giao thông, của hoạt động trao đổi thương mại và khoa học kỹ thuật, người nông dân sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi và tích lũy thêm kiến thức về thị trường nông sản, kiến thức về sản xuất nông nghiệp bền vững, từ đó có sự cải thiện hoặc áp dụng những kỹ thuật, mô hình phù hợp để tăng năng suất và chất lượng trong nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp của vùng được phát triển.
- Đối với các ngành dịch vụ:
+ Để phát triển công nghiệp, giao thông và thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng thương mại, bưu chính viễn thông được đầu tư nâng cấp, hoặc mở rộng, xây dựng mới để thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra các nhà máy trong cụm công nghiệp thu hút một số lượng lớn người lao động đến làm việc, sinh sống tại khu vực, do đó nhu cầu về các ngành dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ của địa phương.
+ Các ngành dịch vụ không những phát triển về số lượng, loại hình mà ngày càng phát triển hơn về chất lượng, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
+ Việc xuất hiện các dịch vụ mới như: dịch vụ ngân hàng, giao thông vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông, dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí…sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực là tạo cho người dân cơ hội được hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ mới với giá thành ngày càng hướng tới số đông người tiêu dùng, vì vậy chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương được nâng cao.
+ Tạo cơ hội cho các hộ dân địa phương tăng thu nhập từ kinh doanh các loại hình dịch vụ nhỏ như: bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…
c) Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
Từ khi cụm công nghiệp được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế của địa phương đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, so sánh hai năm 2001 và 2006 về tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai:
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai Năm 2000
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai Năm 2006
Qua so sánh 2 biểu đồ trên nhận thấy rằng tỷ trọng của các ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như vậy cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được thúc đẩy bởi sự phát triển các
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
* Quỹ đất dành cho canh tác nông nghiệp bị giảm xuống do mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng: việc này là cần thiết khi triển khai mặt bằng để tiến hành phát triển cụm công nghiệp, những hộ dân trong diện cần di dời, tái định cư đã được đền bù thỏa đáng, tuy nhiên, diện tích đất đai cho canh tác nông nghịêp địa phương vì thế bị giảm xuống. Những hộ dân trong diện tái định cư gặp khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh sống mới, trong đó việc sản xuất nông nghiệp sẽ giảm xuống hoặc chuyển đổi hẳn sang hình thức sản xuất kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ.
* Đối với các hộ nông dân không phải di dời, hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công và sản xuất trong cụm công nghiệp:
- Các hoạt động thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng phát sinh bụi và khí thải, nguồn chủ yếu là từ các phương tiện máy móc thi công trên công trường và các phương tiện vận chuyển. Bụi và khí thải ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây cối, làm cây chậm phát triển và năng suất bị giảm sút. Tuy nhiên những tác động này là không thường xuyên và lâu dài, phạm vi tác động không rộng, mức độ tác động không quá lớn. Ngoài ra còn có nước thải và nước mưa chảy tràn: nước thải từ quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc, nước dưỡng hộ bê tông…đặc tính của loại nước thải là có hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ cao. Vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực cuốn theo đất cát, chất cặn bã, dầu mỡ…Nói chung mức độ ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn và nước thải trong quá trình thi công sản xuất đối với sản xuất nông nghiệp của các hộ lân cận là không lớn và không thường xuyên.
- Hoạt động sản xuất ổn định của các nhà máy trong cụm công nghiệp:
+ Phát sinh một lượng lớn bụi và khí thải độc hại, đặc tính nguồn khí thải phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nhà máy, nguồn phát sinh chủ yếu là từ các khu vực sản xuất và các ống khói nhà máy. Các bụi và khí thải này nếu chứa các chất ô nhiễm ở nồng độ cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong khu vực: cây bị táp lá, úa lá, chậm phát triển, năng suất cây trồng thấp, năng suất chăn nuôi giảm.
+ Phát sinh nước thải: hiện tại vẫn có một số nhà máy trong cụm công nghiệp thải nước thải sản xuất và sinh hoạt chưa qua xử lý vào môi trường nước, tùy vào từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng. Ví dụ: nước thải từ dây chuyền sản xuất Supe lân có đặc trưng ô nhiễm là chất rắn lơ lửng và nước thải mang tính a xít, nước thải từ các nhà máy sản xuất phốt pho có đặc trưng ô nhiễm là bụi tro than của lò hơi, độ pH thấp, chứa hạt phốt pho nhỏ. Nước thải phát sinh khi xảy ra sự cố thường được xả trực tiếp ra suối Đường Đô, tạo nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hộ canh tác nông nghiệp tại khu vực suối này. Trên thực tế, khi có sự cố môi trường xảy ra: mưa lớn làm các bể chứa nước thải tuần hoàn bị tràn, nước chảy tràn qua khu vực sản xuất của các nhà máy…chứa nhiều chất ô nhiễm, đã khiến cho dân cư có ruộng hoa màu ở phía hạ nguồn của các con suối bị ảnh hưởng, hoa màu bị giảm năng suất hoặc nghiêm trọng hơn, bị úa và chết, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Ngoài ra, theo một số ý kiến của người dân đang sinh sống trong khu vực cụm công nghiệp Tằng Loỏng, một số gia súc, gia cầm của các gia đình này khi chăn thả trong khu vực xung quanh cụm công nghiệp bị chết do ăn cây cỏ hoặc uống nước có nhiễm các chất độc hại từ chất thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp thải ra.
+ Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp: trong dài hạn ước tỉnh khoảng 30000 đến 50000 tấn/ngày đêm có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và một lượng nhỏ chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là xỉ quặng, bao bì, thùng giấy, xỉ than của lò đốt và một lượng rất nhỏ cặn dầu thải, ắc quy, giẻ lau dính dầu mỡ…Nếu không có biện pháp xử lý, thu gom theo đúng quy định thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, tác động này tuy cường độ không lớn, nhưng lâu dài và xử lý phức tạp. Vì các chất ô nhiễm khi đã xâm nhập vào môi trường đất và nước ngầm thì việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng đến canh tác của dân cư khu vực lân cận.
b) Ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ
- Nói chung việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng đem lại nhiều tác động tích cực cho việc phát triển thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, khi cụm công nghiệp phát triển, nguy cơ ô nhiễm khói, bụi và tiếng ồn sẽ tạo ra cản trở đối với việc thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ.
- Việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị thu hút một số lượng lớn dân cư tập trung, do đó làm tăng cầu về hàng hóa dịch vụ, theo đó có thể đẩy giá cả tiêu dùng lên cao hơn so với trước đây, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các sản phẩm thiết yếu.
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã kinh doanh từ trước tại địa phương, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng tạo ra hiệu ứng tích cực để tiếp tục phát triển những cơ sở này song cũng tạo ra thách thức về việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh có thêm nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ mới tham gia vào thị trường tại khu vực.
c) Tác động tới hệ thống cơ sở hạ tầng
- Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong các tuyến giao thông trong cụm công nghiệp gia tăng: xe chuyên chở vật liệu, xe chở đất đá, quặng, xe chở sản phẩm đi tiêu thụ…trọng tải lớn, không những gây ra tiếng ồn, độ rung, khói bụi mà còn làm xuống cấp hệ thống đường giao thông qua thị trấn. Hơn nữa, chất lượng đường giao thông bị giảm sút là nguyên nhân gây ra tai nạn hoặc ách tắc giao thông, gây ra chi phí cho người tham gia giao thông trên những tuyến đường này.
- Các cơ sở hạ tầng khác như cống thoát nước, các công trình xây dựng công cộng, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, bưu điện…và nhà dân bị ảnh hưởng từ tiếng ồn và khói bụi của các phương tiện vận tải, có thể dẫn đến việc bề mặt hoặc kết cấu bên trong của công trình bị xuống cấp. Do đó phát sinh các chi phí tu sửa, gia cố những công trình này, gây ra những khoản chi phí của ngân sách địa phương. Ngoài ra, các hộ dân chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và khói bụi sẽ phải mất thêm chi phí cho việc lắp đặt các thiết bị, công trình để giảm thiểu tác động của môi trường không khí như: cửa kính, cửa chống ồn…hay chi phí cho việc tu sửa nhà do tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận tải làm xuống cấp.
3.2. Các ảnh hưởng xã hội
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội
- Tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho những công nhân là người địa phương: Tổng số lao động sử dụng trong Cụm Công nghiệp gồm 1.428 lao động, bao gồm: lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên: 200 người; trung cấp: 140 người; công nhân kỹ thuật 934 người; lao động phổ thông 154 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng. Trong quy hoạch chung điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng đến năm 2025, dự kiến rằng cụm công nghiệp sẽ cung cấp công ăn việc làm cho khoảng 13.000 công nhân, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình và cho xã hội. Như vậy vai trò của cụm công nghiệp trong giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội là rất lớn.
- Ngoài việc tăng thu nhập cho người dân địa phương, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp còn tổ chức đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật, nhờ đó mặt bằng chung trình độ của người lao động địa phương được nâng cao.
- Chất lượng cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện và nâng cao do công nghiệp phát triển, tạo hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương như nông nghiệp, dịch vụ…người dân có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn.
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội
- Việc mở rộng đất quy hoạch cho cụm công nghiệp và đô thị sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất canh tác nông nghiệp,lâm nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, khiến một bộ phận dân cư phải chuyển đổi hoạt động kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, những hộ dân này gặp phải khó khăn trong việc thích nghi, xây dựng kế hoạch trong hoàn cảnh mới, trong điều kiện sống đô thị. Khi số tiền đền bù chuyển giao đất không được người dân sử dụng đúng mục đích là để đảm bảo cuộc sống trong điều kiện mới, sẽ gây ra cảnh thất nghiệp, phá sản, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
- Cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng thu hút một lượng lớn dân di cư và người lao động từ nhiều nơi đến sinh sống và làm việc, tuy góp phần làm đa dạng hóa văn hóa xã hội của địa phương, nhưng cũng có nguy cơ gây ra xung đột về văn hóa xã hội đối với người dân bản địa hoặc làm văn hóa địa phương bị lai căng, mất bản sắc.
- Mặt khác, việc đô thị hóa cũng gây ra mặt trái là những tệ nạn xã hội gia tăng: ma túy, trộm cắp, mại dâm, cướp giật tài sản, cờ bạc…gây ra chi phí không chỉ cho những người bị hại mà còn gây tăng thêm chi phí cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
3.3. Các ảnh hưởng môi trường
Theo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thì trong hiện tại mặc dù cụm công nghiệp Tằng Loỏng bước đầu mới đầu tư triển khai thực hiện một số dự án trong đó một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định nhưng hiện trạng môi trường khu vực đã có sự suy giảm về chất lượng: môi trường không khí ở nhiều nơi bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí thải; môi trường nước có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng; môi trường đất có nguy cơ bị nhiễm kim loại và thoái hóa; hệ sinh thái bị tổn thương; hoạt động chăn nuôi trồng trọt của người dân bị ảnh hưởng. Trong khi đó, cụm công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng hơn để trở thành khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, và do đó sẽ có thêm nhiều dự án được triển khai tại đây theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2025, nếu việc xử lý và quản lý môi trường không phù hợp thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực sẽ rất nghiêm trọng và khó khắc phục hơn.
3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
- Đất tại khu vực bên trong các nhà máy: các mặt bằng để tập kết nguyên liệu hoặc thành phẩm, thu gom tập trung chất thải rắn…sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các loại vật chất nói trên, đất trở nên chai cứng, mất chất dinh dưỡng và khó phục hồi. Tuy nhiên vì đây là đất được sử dụng với mục đích công nghiệp nên không gây ra thiệt hại kinh tế.
- Đất xung quanh khu vực các nhà máy thuộc cụm công nghiệp: trong thời gian dài, dưới ảnh hưởng của dầu mỡ tích tụ, bãi rác thải, xỉ thải, nước thải, bụi đất, các hóa chất…từ hoạt động của các nhà máy và sinh hoạt của dân cư khu đô thị Tằng Loỏng, đất sẽ bị thoái hóa, suy giảm chất lượng, chứa chất ô nhiễm. Trong số các mẫu đất được phân tích, đã có mẫu đất ruộng có nồng độ kẽm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu không có những biện pháp phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm đất, môi trường đất sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, đất bị chai cứng, làm suy giảm các loài sinh vật, vi sinh vật sống trong các tầng đất, đất mất khả năng canh tác, ảnh hưởng xấu đến nước ngầm của khu vực do hiện tượng thẩm thấu của các chất ô nhiễm từ môi trường đất vào trong mạch nước ngầm. Các chất ô nhiễm trong đất còn có thể bị hấp thụ vào cơ thể con người và động vật thông qua nước uống hoặc sản phẩm nông nghiệp từ cây trồng vật nuôi trong khu vực đất bị ô nhiễm. Hậu quả lâu dài là cuộc sống, sức khỏe của con người và sinh vật bị đe dọa. Như vậy sẽ gây ra chi phí trong tương lai cho xã hội trong việc cải tạo đất nông nghiệp, chi phí khám chữa bệnh và chi phí xã hội khác cho những người bị bệnh mất khả năng lao động.
3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Trong giai đoạn thi công việc đào, đắp, san ủi tạo mặt bằng là nguyên nhân phát sinh bụi, khí thải, chủ yếu là từ các hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí thải từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công. Theo ước tính, tải lượng bụi phát sinh là 148,75 – 14.875 kg/tháng hay 4,96 - 496 kg/ngày. Quá trình thi công xây dựng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường như: tác động của bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển, thi công; tác động do khí thải đốt nhiên liệu (xăng, dầu) của các phương tiện vận tải, máy móc thi công trên công trường; tác động của ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung từ các máy móc thi công xây dựng và các tác động này được chia làm hai nhóm:
+ Tác động đến công nhân trực tiếp thi công trên công trường.
+ Tác động đến người dân sống xung quanh như bụi đất đá trong quá trình vận chuyển để san lấp, khói thải từ các phương tiện tham gia thi công.
- Các bụi hạt nhỏ phát sinh từ những quá trình trên có thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, ảnh hưởng đến mắt, da và hệ thống tiêu hóa, ... của những người làm việc trong vùng dự án. Trường hợp nồng độ bụi tăng đến 200 mm/m3 (0,2 mg/m3) trong vòng 8 giờ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và động vật. Các hạt có kích thước nhỏ sẽ gây bệnh hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản. Bụi lắng đọng trên lá cây sẽ làm giảm quá trình quang hợp và làm cho cây chậm phát triển. Khi rơi xuống nước, bụi sẽ làm tăng độ đục và ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh. Nếu trong bụi có các chất độc hại, khi hòa tan trong nước chúng sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc làm chết các loài thủy sinh. Tuy nhiên, phần lớn bụi là các hạt cát nên tác động của chúng đến con người và môi trường là không cao do hạt cát thường lắng đọng nhanh trong không khí và không dính bám lên bề mặt lá cây hay các thiết bị máy móc. Ô nhiễm chất lượng không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO, VOC) nhìn chung ở mức độ không lớn và mang tính chất tạm thời, cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc dọc theo trục đường giao thông).
- Trong giai đoạn cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định: các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là khí thải, bụi, hơi kim loại từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy trong cụm công nghiệp và khí thải, bụi từ các phương tiện vận chuyển để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào cụm công nghiệp. Tại một số nhà máy trong cụm công nghiệp việc thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường đã xây dựng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được chú trọng hoặc thực hiện chưa tốt, chưa có hoặc có thiết bị nhưng không thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí thải, nên còn xả các chất khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm trong khí thải nếu không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ gây ra các ảnh hưởng như: không khí bị ô nhiễm (nhiều bụi lơ lửng, có mùi hóa chất, một số chất khí khi tích tụ trong khí quyển sẽ gây ra mưa a xít,…) gây thiệt hại mùa màng của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe trong lâu dài của công nhân trong nhà máy và người dân địa phương, như vậy sẽ làm tổn thất về kinh tế do cây trồng bị phá hại, chi phí chữa trị các bệnh về hô hấp, da liễu…cho những người bị ảnh hưởng.
3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước
- Hoạt động san lấp mặt bằng, thi công xây dựng và vận tải với cường độ lớn trong cụm công nghiệp và thị trấn có thể làm cho môi trường nước mặt bị tác động do đất đá bụi thải tràn xuống dòng chảy, bụi, khí thải chứa chất ô nhiễm hấp thụ vào môi trường nước. Nước mặt dưới tác động của những hoạt động này có thể bị vẩn đục, dòng chảy bị tắc nghẽn, nước không thể phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Tác động tới môi trường nước của quá trình thi công xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và cán bộ trên công trường. Ước tính vào thời điểm xây dựng nhiều hạng mục công trình sẽ có khoảng 300 công nhân tham gia thi công xây dựng, mỗi ngày một người sử dụng 100 lít nước và 80% lượng nước sử dụng được thải ra ngoài thì tổng lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 24 m3/ngày. Một số chỉ tiêu trong nước thải loại này vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần là coliform (gấp 106 lần), nhu cầu ô xi sinh hóa BOD (gấp 6,6 lần), nhu cầu ô xi hóa học COD (gấp 8 lần. Ngoài nước thải sinh hoạt còn có một số loại nước thải khác từ công trường xây dựng, gồm: nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh thiết bị máy móc, nước dưỡng hộ bê tông, nước chảy tràn…Đặc tính của loại nước thải này là có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao. Các loại nước thải nói trên chưa có nơi xử lý tập trung nên đưa thẳng vào môi trường nước, gây ra ô nhiễm cục bộ.
- Trong giai đoạn cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, nước thải từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy nếu không được xử lý thì khi xả vào môi trường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với các loài sinh vật và con người. Hiện tại toàn bộ nước thải của các nhà máy đang hoạt động trong cụm công nghiệp được xả vào khe Chom, sau đó gặp sông Hồng, cách cụm công nghiệp 10 km. Một số nhà máy trong cụm công nghiệp đã áp dụng những biện pháp xử lý nước thải như: xây dựng bể tuần hoàn nước thải, bể tự hoại…Tuy nhiên những biện pháp này không triệt để hoặc được thực hiện không thường xuyên và tự giác, do đó nồng độ một số chất ô nhiễm trong các mẫu nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Các loại bụi, mù, khí thải cũng có thể được hấp thụ vào môi trường nước mặt, khiến cho nồng độ các chất lơ lửng và chất hóa học trong nước tăng.
- Các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các nhà máy trong cụm công nghiệp nếu không được chôn lấp, xử lý đúng cách thì sẽ khiến các chất ô nhiễm trong các chất thải rắn này được hấp thụ vào môi trường đất và nước ngầm làm ô nhiễm môi trường nước của khu vực trong ngắn hạn và trong lâu dài.
3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực
- Đối với hệ sinh thái trên cạn:
+ Hệ thực vật: cụm công nghiệp và đô thị được quy hoạch phải hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp thành đất công nghiệp, vì vậy thảm thực vật cây trồng ít bị thay đổi do quy hoạch của cụm công nghiệp. Khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thảm thực vật tại các đồi xung quanh khu vực triển khai các dự án chủ yếu là các trảng cây bụi, cây cỏ…có thể bị thay đổi khi các nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động.
+ Các loài động vật trong khu vực cụm công nghiệp: quá trình xây dựng và hoạt động của cụm công nghiệp và đô thị hóa của khu vực Tằng Loỏng làm thay đổi điều kiện sống của các loài động vật trên cạn bởi bụi, tiếng ồn, rung, và mặt bằng được san lấp. Do đó các loài động vật thuộc hệ sinh thái khu vực Tằng Loỏng sẽ tự rời bỏ môi trường sống tại đây và chuyển sang khu vực khác để sinh sống, như vậy, sự đa dạng các loài động vật: thú, chim, bò sát, ếch nhái…sẽ bị giảm sút.
- Đối với hệ sinh thái dưới nước: Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt như ao, suối…bao gồm tảo, rong, cá tôm, vi sinh vật có ích cho con người có nguy cơ bị các chất vô cơ hữu cơ, bụi lơ lửng…trong nước thải và khí thải của các nhà máy hòa tan vào môi trường nước cản trở quá trình sống, hô hấp, quang hợp của các sinh vật này. Các loài sinh vật trong môi trường nước do đó bị chết và suy giảm về chất lượng. Đã có một số phản ánh về việc tôm cá nuôi trong các ao của người dân trong khu vực lân cận cụm công nghiệp bị chết, gây ra thiệt hại về kinh tế, hiện tại các cơ quan chức năng đang tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng này.
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép môi trường trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng
Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội: hiện nay các nhà quản lý và hoạch định chính sách đều nhận thức được vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành nghề kinh tế, tuy nhiên việc lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển sẽ được thực hiện hiệu quả và triệt để hơn với những đề xuất như sau:
- Định hướng không gian phát triển một cách khoa học và thân thiện với môi trường: các yếu tố cần được xem xét bao gồm:
+ Hướng gió ổn định của khu vực
+ Hệ thống sông suối của khu vực, lưu lượng nước qua các mùa, hướng và tốc độ dòng chảy
+ Yếu tố địa hình địa chất của khu vực:
+ Định hướng không gian của từng doanh nghiệp: vị trí phân bố của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp cũng cần một sự tính toán cụ thể về các mặt: khoảng cách từ doanh nghiệp tới vùng nguyên liệu và vùng thị trường, khoảng cách tới các doanh nghiệp khác có liên quan về sản xuất trong cụm công nghiệp phải đảm bảo cho việc vận chuyển được tối ưu (giảm về số lượng và tăng về hiệu quả kinh tế của các chuyến vận chuyển), tiêu thụ được tối ưu, quản lý chất thải được tối ưu; mặt khác tùy theo đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu dân cư...
+ Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương
- Cần đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng giai đoạn thực hiện dự án phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng về vấn đề bảo vệ môi trường:
+ Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương và cán bộ, công nhân viên trong khu vực cụm công nghiệp và đô thị.
+ Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công, xây dựng biện pháp để giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, giảm thiểu bụi và tiếng ồn.
+ Trong giai đoạn cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng đi vào hoạt động ổn định, các vấn đề môi trường cần được chú ý là:
+) Chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt,nước thải: trước tiên cần giảm thiểu lượng chất thải này từ các nhà máy và từ hoạt động của thị trấn và sau đó là xây dựng biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải trong từng doanh nghiệp và toàn cụm công nghiệp.
+) Cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy bằng các thiết bị giảm tiếng ồn, khói bụi, không gian xanh...
+) Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp cần tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác của địa phương như nông nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển.
Các giải pháp nói trên cần được thực hiện đồng thời và liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý Nhà nước về môi trường với ban quản lý cụm công nghiệp và với từng doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý
Một số đề xuất để tăng hiệu quả trong quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp:
- Đảm bảo các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường 2005 về bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Nghiên cứu áp dụng hiệu quả các công cụ quản lý môi trường: công cụ chính sách, công cụ pháp luật, công cụ kinh tế:
+ Về chính sách: hoàn thiện quy chế quản lý môi trường trong cụm công nghiệp phù hợp với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp hiện nay và phải đảm bảo hiệu quả cao.
+ Về luật pháp: các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cần nghiêm minh và chặt chẽ hơn để tránh tình trạng doanh nghiệp tìm cách “lách luật” (pha loãng nước thải để giảm nồng độ chất ô nhiễm, cố tình lắp đặt ống thải ra môi trường trái phép, xả nước thải vào ban đêm để cơ quan chức năng khó kiểm soát...). Việc thanh tra kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có sự phối hợp giữa các lực lượng (thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường và sự cộng tác của người dân)
+ Về kinh tế: áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn…hoặc cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (Quota ô nhiễm); hoặc định mức xả thải, áp dụng thuế ô nhiễm…đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm để các doanh nghiệp này có sự điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho môi trường. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các khuyến khích kinh tế đối với các doanh nghiệp có biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường như trợ cấp, cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm…Các công cụ kinh tế sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất nếu có sự hỗ trợ và phối hợp của các công cụ khác.
- Tăng cường sự phối hợp hoạt động của Ban quản lý các cụm công nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tăng cường chức năng, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách về môi trường của cụm công nghiệp: chức năng kiểm tra giám sát, chức năng xử lý vi phạm…Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP của chính phủ.
- Theo dõi tình trạng hoạt động và lượng chất thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp một cách thường xuyên và chủ động, khách quan, không chỉ dựa vào báo cáo từ doanh nghiệp gửi lên, để kịp thời có biện pháp ngăn chặn nếu có biểu hiện bất thường.
- Xây dựng một quỹ chung được đóng góp từ các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp để hỗ trợ cho người dân nếu có sự cố về môi trường xảy ra.
- Tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân trong công tác bảo vệ môi trường: thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: tiêu dùng bền vững, lối sống tiết kiệm, giảm thiểu tác động tới môi trường từ chính sinh hoạt và sản xuất hằng ngày của các hộ gia đình. Động viên sự tham gia của người dân trong việc giám sát những hoạt động của các nhà máy để kịp thời thông báo với cơ quan chức năng nếu các nhà máy có biểu hiện vi phạm về môi trường.
4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghịêp Tằng Loỏng, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000, trong đó có tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường. Tại các doanh nghiệp, vấn đề môi trường được lồng ghép trong quản lý chung về an toàn lao động và an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Một số đề xuất để tăng cường hiệu quả quản lý môi trường trong các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp:
* Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường: Hệ thống này có thể được thiết kế và hoạt động tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, nhưng cần bao gồm các yếu tố sau:
- Chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, chương trình môi trường
- Tổ chức và nhân sự
- Nhận thức được tác động vào môi trường của quá trình sản xuất.
- Kiểm tra cơ sở và kiểm tra quy trình
- Quản lý môi trường
- Kiểm toán môi trường doanh nghiệp.
* Chuyên viên phụ trách về môi trường: có thể bao gồm chuyên viên về chất thải, chuyên viên về môi trường nước… việc bổ nhiệm chuyên viên về môi trường có thể dựa trên sự ủy nhiệm theo luật định, sự ủy nhiệm theo quy định, sự ủy nhiệm trên cơ sở tự nguyện. Chuyên viên bảo vệ môi trường còn có chức năng chỉ đạo doanh nghiệp về mặt môi trường, những trách nhiệm của chuyên viên có thể bao gồm các lĩnh vực:
- Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường doanh nghiệp;
- Khuyến khích lãnh đạo doanh nghịêp và cán bộ công nhân viên;
- Thông tin trong và ngoài doanh nghiệp;
- Kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường doanh nghiệp;
- Đại diện cho doanh nghiệp trong các vấn đề về bảo vệ môi trường.
4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật
- Đối với toàn cụm công nghiệp Tằng Loỏng: theo như nghiên cứu hiện trạng môi trường của cụm công nghiệp, nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp nói chung chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ngay cả khi các cơ sở này đã xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, thì khi thải ra môi trường vẫn xảy ra sự tương tác, phản ứng hoặc cộng hưởng tác động của các chất thải từ các nhà máy khác nhau, môi trường vẫn bị ô nhiễm. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng một khu xử lý tập trung các chất thải rắn, nước thải…để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
+ Kinh phí xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải: do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư
+ Giám sát chất thải của từng nhà máy: đối với từng đường ống dẫn nước thải của mỗi nhà máy, đơn vị trong khu công nghiệp và thị trấn đều có lắp đặt đồng hồ đo tải lượng nước thải hằng ngày. Đối với chất thải rắn, yêu cầu doanh nghiệp phải có phân loại trước khi đưa đến khu xử lý, định lượng chất thải rắn của từng nhà máy bằng cân điện tử.
+ Thông qua việc kiểm soát số lượng chất thải, tiến hành thu phí xử lý chất thải tương ứng với từng đơn vị chất thải (m3, tấn, kg…) và từng loại chất thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải nguy hại…Nhờ đó các doanh nghiệp và đơn vị phải có hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế chất thải để giảm chi phí xử lý; mặt khác đem lại khoản thu cho nhà đầu tư khu xử lý.
- Đối với từng doanh nghiệp trong cụm công nghiệp:
+ Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn cho toàn bộ dây chuyền công nghệ của nhà máy…
+ Xây dựng và lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải tại các công đoạn sản xuất khác nhau trong dây truyền sản xuất của các nhà máy.
- Đối với các cơ quan quản lý môi trường: tăng cường đầu tư các thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, đo nồng độ, giám sát chất lượng môi trường tại khu vực quản lý để kịp thời nhận định tình hình môi trường và chủ động có biện pháp khắc phục, giải quyết và ứng phó nếu có sự cố môi trường xảy ra.
Kết luận
Cụm công nghiệp Tằng Loỏng là một trong những cụm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh Lào Cai mà còn là của cả nước. Việc phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng nói riêng cũng như các cụm công nghiệp khác của đất nước là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong qúa trình hội nhập kinh tế Quốc tế và phát triển đất nước. Tuy nhiên phát triển kinh tế, xã hội cần đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền vững cho hôm nay và các thế hệ tương lai.
Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp của Việt Nam đang ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Các hệ lụy từ việc xử lý các hậu quả của ô nhiễm môi trường rất tốn kém, những chi phí phục hồi môi trường thậm chí có thể vượt quá những lợi ích kinh tế ban đầu, trong khi việc khắc phục các hậu quả đó lại khó triệt để và khó có thể trả lại nguyên trạng chất lượng môi trường ban đầu cũng như đền bù lại những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của người dân địa phương.
Đề tài đã phân tích các tác động về kinh tế xã hội và môi trường của cụm công nghiệp với những giải pháp đặt ra, có thể phần nào giúp các nhà quản lý xây dựng những chương trình, phương án quản lý phù hợp, kịp thời ngăn chặn giảm thiểu những tác động xấu, duy trì và phát huy những tác động tích cực, hướng tới cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng phát triển về kinh tế, xã hội, an toàn về môi trường, trở thành trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Lào Cai và cả nước.
Đây là công trình đầu tay của sinh viên nên sẽ không tránh khỏi những sai sót về cơ sở lý luận và nhận thức về một số vấn đề chưa chính xác, đề tài vẫn còn một số tồn tại như: Cách diễn đạt một số vấn đề chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa truyền tải được đầy đủ nội dung mà sinh viên muốn trình bày. Vì vậy kính mong sự góp ý của các thầy cô giáo và cán bộ hướng dẫn để luận văn của sinh viên được hoàn thiện hơn!
PHỤ LỤC I
Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng môi trường không khí và kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng
Bảng 2.3: Vị trí các điểm lấy mẫu không khí
TT
Vị trí lấy mẫu không khí
1
Mẫu không khí xung quanh trước cổng nhà máy luyện đồng Lào Cai, cách cổng bảo vệ nhà máy 15m
2
Mẫu không khí xung quanh tại mặt bằng nhà máy gang thép trưóc mặt nhà chị Huyền, tổ dân phố số 1, Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào cai
3
Mẫu không khí xung quanh tại cổng sau Công ty Apatit Việt Nam nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng.
4
Mẫu không khí xung quanh tại khu vực hồ thải- Nhà máy Apatit
5
Mẫu không khí xung quanh tại khu vực 18A cách nhà ông Hồng Hiền (7A) thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai.
6
Mẫu không khí xung quanh trước cổng trường mầm non Sơn ca, phía sau Uỷ ban nhân dân thị trấn Tằng Loỏng
7
Mẫu không khí xung quanh trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Lăng khu phố II thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
8
Mẫu không khí xung quanh tại góc phía Tây, cạnh cổng phụ nhà máy Photpho vàng Việt Nam
9
Mẫu không khí xung quanh trước cổng nhà máy Super lân Lào Cai
10
Mẫu không khí xung quanh tại ngã 3 khu tái định cư đội 4 và đội 6 thị trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai.
Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu không khí (a)
Chỉ tiêu
Đơn vị
KK1
KK2
KK3
KK4
KK5
KK6
KK7
KK8
KK9
KK10
TCVN 5937-2005
Bụi lơ lửng
mg/m3
0.1
0.12
0.12
0.1
0.11
0.08
1.05
0.15
0.13
0.1
0.3
CO
mg/m3
1.02
1.01
1.04
2.06
1.07
1.04
1.06
1.08
1.14
1.08
30
NO2
mg/m3
0.018
0.014
0.02
0.034
0.016
0.014
0.017
0.024
0.025
0.017
0.2
SO2
mg/m3
0.023
0.021
0.026
0.035
0.021
0.019
0.022
0.026
0.024
0.02
0.35
CO2
%
0.038
0.042
0.037
0.041
0.037
0.036
0.034
0.042
0.038
0.039
-
H2S
mg/m3
0.31
0.12
0.98
1.5
0.28
0.86
0.18
0.31
0.21
0.35
-
Tiếng ồn
dBA
64.2
65.7
65.7
58.7
57.4
54.4
60.2
62.2
60.8
58.6
75
Nhiệt độ
0C
26
26
26.5
27
29
29
30
30
26.5
28.2
-
Độ ẩm
%
82
81
89
88
90
87
88
81
84
89
-
Tốc độ gió
m/s
1.7
1.6
1.6
1.8
1.6
1.8
1.7
1.6
1.7
1.8
-
Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu không khí (b)
Chỉ tiêu
Nồng độ
KK11
KK12
KK13
KK14
KK15
KK16
KK17
KK18
KK19
KK20
TCVN 5937-2005
Bụi lơ lửng
mg/m3
0.2
0.31
0.32
0.28
0.31
0.32
1.12
0.55
0.33
0.32
0.3
CO
mg/m3
2.12
2.31
3.12
3.12
1.87
2.11
2.36
2.18
2.42
2.62
30
NO2
mg/m3
0.021
0.024
0.032
0.042
0.019
0.034
0.036
0.028
0.027
0.016
0.2
SO2
mg/m3
0.028
0.031
0.029
0.038
0.028
0.028
0.032
0.029
0.028
0.028
0.35
CO2
%
0.037
0.041
0.037
0.039
0.038
0.039
0.041
0.038
0.041
0.036
-
H2S
mg/m3
0.22
0.26
0.16
1.6
0.18
0.26
0.18
0.16
0.21
0.21
-
Tiếng ồn
dBA
67
68
68
65
64
58
62
65
63
59
75
Nhiệt độ
0C
26
26
27
28.5
29
29
29
28.5
27
26
-
Độ ẩm
%
81
80
84
88
89
88
89
85
86
87
-
Tốc độ gió
m/s
1.3
1.2
1.4
1.5
1.5
1.6
1.4
1.3
1.5
1.4
-
Bảng 2.6: Kết quả phân tích mẫu không khí (c)
Chỉ tiêu
Nồng độ
KK21
KK22
KK23
KK24
KK25
KK26
KK27
KK28
KK29
KK30
TCVN 5937-2005
Bụi lơ lửng
mg/m3
0.26
0.35
0.41
0.35
0.36
0.36
1.08
0.43
0.39
0.39
0.3
CO
mg/m3
2.35
2.46
3.45
2.92
1.95
2.43
2.42
2.25
2.28
2.56
30
NO2
mg/m3
0.027
0.021
0.028
0.031
0.016
0.029
0.032
0.026
0.023
0.019
0.2
SO2
mg/m3
0.022
0.033
0.022
0.029
0.022
0.021
0.026
0.024
0.021
0.024
0.35
CO2
%
0.039
0.039
0.039
0.038
0.039
0.04
0.039
0.038
0.039
0.038
-
H2S
mg/m3
0.26
0.21
0.21
1.12
0.23
0.23
0.24
0.21
0.18
0.17
-
Tiếng ồn
dBA
61
63
65
66
66
60
64
62
64
62
75
Nhiệt độ
0C
25
26
26.5
28
29
29.5
29
28
26
26
-
Độ ẩm
%
84
83
85
86
87
85
87
87
87
86
-
Tốc độ gió
m/s
1.1
1.4
1.3
1.2
1.2
1.4
1.2
1.4
1.3
1.2
-
PHỤ LỤC II
Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước mặt và kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Bảng 2.7: Vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng nước mặt
TT
Vị trí
Tọa độ
NM1
Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam.
104o 3622 - 24o 6515
NM2
Nước suối Nhuận tại cầu qua suối trước cổng nhà bác Diện
10465435 - 2438371
NM3
Nước mặt tại hồ thải nhà máy Apatit
0437572 - 2465456
NM4
Nước tại Ngòi Cù, Cống Cù, thị trấn Tằng Loỏng.
0434411 - 2469166
NM5
Nước suối Trát, tiểu khu 3 cách đường trục Tằng Loỏng – Văn Bàn 100m
0435291 - 2467690
NM6
Tại cống thoát nước cách trạm xăng Tằng Loỏng 30m về phía Bắc
0436369 - 2466663
NM7
Nước suối Nhuận tại cầu qua suối trước cổng nhà bác Diện
0465435 - 2438371
NM8
Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam
0436223 - 2465147
NM9
Nước Khe Chom phía sau nhà máy Photpho Việt Nam
0436223 - 2465147
NM10
Tại Suối Trát, tiểu khu 3 cách đường trục Tằng Loỏng – Văn Bàn 100m
0435291 - 2467690
TT
Chỉ tiêu phân tích
NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
NM6
NM7
NM8
NM9
NM10
TCVN 5942:1995
A
B
1
pH
7.12
7.12
6.72
7.24
6.5
6.3
7.09
7.27
7.46
6.8
6 – 8.5
5.5 – 9
2
DO
4.5
1.5
1
4.5
6.1
5.4
3.74
4.1
3.4
5.3
³ 6
≥ 2
3
TSS
72
145
212
74
77
78
172
97
102
79
20
80
4
TDS
68
266
342
63
66
67
197
134
146
73
-
-
5
BOD5
18.1
128
119
13.2
14.2
17.4
57.8
27.5
31
16.5
< 4
< 25
6
COD
37.3
645
1205
29.8
26.4
30.1
145
67.8
69.2
33.6
< 10
< 35
7
SO42-
0.4
4.72
2.74
0.3
0.4
1.6
2.12
0.7
0.82
0.6
-
-
8
NO2-
0.01
0.09
0.17
0.02
0.01
0.02
0.03
0.03
0.042
0.02
0.01
0.05
9
NO3-
1.7
28.5
27.5
1.7
1.4
2.1
18.5
2.5
3.6
1.58
10
15
10
PO43-
0.6
11.4
4.4
0.9
0.8
1.2
7.4
0.9
1.29
0.7
-
-
11
CN-
0.001
0.014
0.024
< 0.001
< 0.001
< 0.001
0.01
0.004
0.004
< 0.001
0.01
0.05
12
Fe
0.8
3.5
4.2
0.4
0.7
1.1
0.5
1.2
1.62
0.8
1
2
13
As
0.006
0.09
0.17
0.001
0.001
0.002
0.09
0.027
0.032
0.001
0.05
0.1
14
Pb
0.02
0.01
0.28
0.01
0.009
0.03
0.009
0.047
0.052
0.008
0.05
0.1
15
Cd
0.005
0.007
0.047
0.003
0.001
0.004
0.006
0.024
0.046
0.001
0.01
0.02
16
Zn
0.01
2.97
5.97
0.22
0.008
0.05
1.97
0.74
0.84
0.009
1
2
17
Mn
0.2
1.5
2.8
0.1
0.07
0.1
0.2
0.4
0.5
0.08
0.1
0.8
18
Hg
< 0.001
0.001
0.004
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
0.001
0.002
< 0.001
0.001
0.002
19
Tổng dầu mỡ
0.2
7.2
9.2
0.3
0.14
0.21
0.4
0.4
0.5
0.2
0
0.3
20
Tổng Coliform
2.1 x 103
1.8 x 105
1.3 x 106
1.5 x 103
2.1 x 103
2.3 x 103
1.8 x 103
2.2 x 104
2.3 x 104
2 x 103
5000
10000
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt đợt 1
Bảng 2.9: Kết quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111365.doc