Tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần y tế Danameco: Phân tích Báo Cáo Tài Chính của Công ty cổ phần y tế Danameco
MỤC LỤC
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng của quá trình hội nhập, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được một mô hình hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và trên thế giới là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển của Doanh Nghiệp. Để đạt được mục tiêu này bản thân Doanh Nghiệp cần biết huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. trong đó việc phân tích tình hình tài chính có vai trò quan trọng nhằm đưa ra các hướng đầu tư, sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển đang là vấn đề được quan tâm giải quyết hàng đầu.
Trong khi kế toán có nhiệm vụ báo cáo quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh các hoạt động khác nhau của một doanh nghiệp và đúc kết chúng thành các chỉ tiêu giá trị một cách khách quan và nhất quán nhằm cung cấp thông tin về tình hình hiện tại, những tiềm ẩn khó khăn hay triển vọng phát triển c...
36 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần y tế Danameco, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Báo Cáo Tài Chính của Công ty cổ phần y tế Danameco
MỤC LỤC
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng của quá trình hội nhập, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được một mô hình hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và trên thế giới là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển của Doanh Nghiệp. Để đạt được mục tiêu này bản thân Doanh Nghiệp cần biết huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. trong đó việc phân tích tình hình tài chính có vai trò quan trọng nhằm đưa ra các hướng đầu tư, sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển đang là vấn đề được quan tâm giải quyết hàng đầu.
Trong khi kế toán có nhiệm vụ báo cáo quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh các hoạt động khác nhau của một doanh nghiệp và đúc kết chúng thành các chỉ tiêu giá trị một cách khách quan và nhất quán nhằm cung cấp thông tin về tình hình hiện tại, những tiềm ẩn khó khăn hay triển vọng phát triển của một doanh nghiệp thì tài chính liên quan đến việc diễn giải các dữ liệu đã được kế toán theo dõi, ghi chép, tổng hợp để có thể dựa vào đó đánh giá tình hình hoạt động trong quá khứ và dự báo, hoạch định cho các hoạt động ở tương lai.
I. Vai trò phân tích Báo Cáo Tài Chính của Doanh Nghiệp
Phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng rộng rãi khác nhau bao gồm các nhà đầu tư, những người cho vay và các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bởi vì phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên BCTC; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên BCTC với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia…nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập và thực hiện giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng:
Hoạt động kinh doanh và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) Bảng cân đối kế toán; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong công ty cổ phần y tế DANAMECO, công ty sản xuất và kinh doanh thuốc, các thiết bị và vật tư y tế, và các công ty cùng ngành.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty cổ phần Danameco.
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối => nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
1. Khái niệm:
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cá tài chính, từ đó so sánhđối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia...nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính cua doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vi thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp hiệu quả.
2. Ý nghĩa và mục tiêu:
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung. Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. 3. Tiến trình phân tích:
Phương pháp
Xử lý thông tin
Đối tượng
Thu thập thông tin
Mục tiêu
Đánh giá và ra quyết định
3. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tỷ lệ
II. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4. Bảng Cân Đối Kế Toán (BCĐKT)
a. Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị Tài Sản hiện có và nguồn hình thành Tài Sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định ( ngày cuối quý, cuối năm ).
Phần Tài Sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại Tài Sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, năng lực và trình độ sử dụng tài sản. về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận phần nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, số TS đã hình thành bằng NV vay Ngân Hàng, vay đối tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, trái chủ, ngân sách...vv
b. Đặc điểm của BCĐKT:
- Bảng cân đối kế toán phản ánh TS và NV tại một thời điểm. Do đó, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ở nhiều thời điểm khác nhau có thể đánh giá biến đọng TS và NV của doanh nghiệp. tính thời vụ, tính chu kỳ hoặc những thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến số liệu trên bảng CĐKT nên khi phân tích cần thận trọng khi đưa ra các kết luận đối với biến động trên BCĐKT.
- BCĐKT được lập theo các nguyên tắc kế toán chung, trong đó giá trị của TS được trình bày theo giá lịch sử. Do đó trong trường hợp có biến động về giá thì sữ dụng số liệu trên BCĐKT sẽ không đánh giá chính xác giá trị TS của donh nghiệp. Cho khi phân tích trong trường hợp này cần quan tâm đén gia hiện hành.
- Phương pháp kế toán được sữ dụng ở doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT. Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương pháp kế toán cần quan tâm đến những thay đổi đó.
5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
a. Khái niệm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh tron kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
b.Đặc điểm:
Số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. Cùng với số liệu trên bảng cân đối kế toán số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kịnh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vón, các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận...
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BCTC
1. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang)
Phân tích chỉ số là so sánh từng khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm gốc, nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung.
Phân tích theo chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối : Số tuyệt đối Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối: T = Y1/Y0 * 100%
2. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc)
Phân tích khối là so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính, nhằm xác định tỷ trọng hay cơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp phân tích khối giúp chúng ta đưa về một điều kiến so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm thế nào. Từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Phân tích thông số tài chính
Phân tích các thông số tài chính cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp.
Sau đây là nhóm các thông số chủ yếu được sử dụng để phân tích tài chính:
Các thông số có khả năng thanh toán.
Tài sản ngắn hạn
+ Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
+ Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Các thông số đòn bẫy tài chính.
Tổng nợ
+ Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
EBIT
+ Tỷ số khả năng chi trả lãi vay =
Lãi vay
Tổng nợ
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng vốn chủ sở hữu
+ Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Các thông số hoạt động.
Giá vốn hàng bán
+ Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng hóa tồn kho
Tồn kho ×360
+ Thời gian giải tỏa tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
+ Số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu
Khoản phải thu × 360
+ Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần bán tín dụng
Doanh số mua hàng thường niên
+ Số vòng quay khoản phải trả =
Phải trả bình quân
Khoản phải trả × 360
+ Kỳ trả tiền bình quân =
Doanh số mua nợ
Doanh thu thuần
+ Tỷ số vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Doanh thu thuần
+ Tỷ số vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Các thông số khả năng sinh lợi.
Lợi nhuận ròng
+ Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
+ Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) = Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
+ Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
PHẦN 2: THỰC TẾ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO
1. Sơ lược về công ty cổ phần y tế Danameco:
+ Trụ sở chính: 105 Hùng Vương, Phường Hải Châu, quận hải Châu, TP Đà Nẵng
+ Điên thoại: (0511) 3837621 - 3830469
+ Fax: (0511) 810004 - 3830469
+ Website: www.danameco.com.vn
Tổng công ty cổ phần y tế Danameco được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (công ty thiết bị y tế trung ương 3) theo quyết định số 3596/QĐ-BYT ngày 12/10/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y tế. tổng công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh số 3203000659 ngày 07/6/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cấp ( từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty đã có 3 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần đây nhất ngày là 15/11/2007), Luật doanh nghiệp, Điều lệ Tổng công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
+ Vốn điều lệ: 24.115.100.000 đồng trong đó tỷ lệ phần vốn của Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam là 8,91%
+ Vốn đầu tư thực tế đến 31/12/2008: 24.115.100.000 đồng.
+ KL Cổ phần đang niêm yết: 2.411.510 cp+ KL Cổ phần đang lưu hành: 2.411.510 cp
2. Lịch sử hình thành:
Trạm vật tư y tế Quảng Nam Đà Nẵng được Sở y tế Quảng Nam Đà Nẵng thành lập từ năm 1976 nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hàng viện trợ y tế để khắc phục hậu quả sau chiến tranh.- Đến năm 1986 đổi tên thành Công ty Thiết bị vật tư y tế Quảng Nam Đà Nẵng chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí như giường, tủ, bàn sinh ... , cung cấp cho các bệnh viện trong tỉnh.- Năm 1997 khi Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng tách thành hai đơn vị hành chính thì Công ty chuyển về trực thuộc Bộ Y tế, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam lấy tên là Công ty Thiết bị Y tế Trung ương 3 Đà Nẵng theo Quyết định số 34/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 13/ 01/1997.- Năm 2004 thực hiện chủ trương Cổ phần hoá các Doanh nghiệp của Nhà nước,Công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần y tế DANAMECO theo Quyết định số 3596/ QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 12/10/2004 và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7/2005.- Năm 2008, do nhu cầu phát triển doanh nghiệp, Công ty chuyển thành Tổng công ty cổ phần y tế DANAMECO để phù hợp với cơ cấu và bộ máy hoạt động mới.
3. Cơ cấu tổ chức công ty:
4. Cơ sở hạ tầng:
- Trụ sở chính có diện tích 300m2
- Kho lạnh chứa hàng viện trợ và sản xuất kinh doanh hàng hoá có tổng diện tích 540m2 (khối lượng 2.700 m3) - Kho công có diện tích 3000 m2 (khối lượng 14.850 m3). Nó được xây dựng theo quy tắc tiêu chuẩn với đầy đủ trang thiết bị chữa cháy tự động. Bên cạnh việc được trang bị hệ thống kiểm tra, hệ thống điều hòa không khí, kệ theo UNFPA tiêu chuẩn. - Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế có diện tích 6,000 m2
- Công ty con: Công ty TNHH DANAMECO - Quảng Nam - vật liệu và nhà máy sản xuất thiết bị y tế với diện tích 30.000 m2, cửa hàng bán lẻ và phòng trưng bày ở khu vực Đà Nẵng và 03 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Quảng Nam cả về kinh doanh và giới thiệu sản phẩm.
5. Ngành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất và kinh doanh thuốc, thiết bị và vật tư y tế.
Sản xuất Bông Băng gạc y tế, các sản phẩm dùng một lần trong phẫu thuật, gói đẻ sạch
và sản xuất các sản phẩm phục vụ cấp cứu chấn thương, thiên tai, địch hoạ: trang phục chống dịch, túi sơ cứu.
Xuất nhập khẩu vật tư nguyên liêu, dụng cụ thiết bị y tế
Kinh doanh hoá chất xét nghiệm, hoá chất chống dịch, dụng cụ, thiết bị khoa học kỹ
thuật, xe cứu thương và các dụng cụ vật tư phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.
Dịch vụ tư vấn sửa chữa bảo trì thiết bị dụng cụ y tế và thực hiện các dịch vụ tư vấn
thiết kế xây dựng labo xét nghiệm, phòng mổ, phòng X-quang và các công trình chuyên ngành y tế.
Đảm nhận công tác hậu cần cho các chương trình tiếp nhận và phân phối hàng viện
trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Kinh doanh hoá chất (trừ hoá chất độc hại mạnh), thuốc tẩy trùng, thiết bị tẩy trùng và
xử lý môi trường. Dịch vụ tẩy trùng
6. Giải thưởng đạt được:
Hơn 32 năm ra đời và phát triển. Tổng công ty CP Y tế DANAMECO đã tạo được uy tín vững chắc trên thị trường cung cấp các sản phẩm phục vụ cho ngành y bằng chất lượng sản phẩm tốt nhất và dịch vụ tốt nhất, góp phần đắc lực cho sự nghiệp y tế nước nhà. “DANAMECO – vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng và không ngừng phát triển”. Từ những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, DANAMECO đã được những giải thưởng: + Huân chương lao động hạng 3 cho tập thể và cá nhân do nhà nước tặng 2007. + Giải thưởng Quỹ tài năng sáng tạo tập thể nữ của Tổng LĐLĐ Việt Nam 2006. + Giải thưởng Thương hiệu Việt Nam uy tín chất lượng 2006, 2007. + Cúp vàng thương hiệu VN hội nhập 2007 và các giải thưởng khác.
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1.Phân tích xu hướng (biến động) BCĐKT
1.1. Phân tích biến động của tài sản
Tài sản ngắn hạn năm 2010 biến động khá mạnh cụ thể là tăng 26,88% so với năm 2009 tương ứng 18.694.524.423 đồng, nhưng năm 2011 chỉ tăng 7,78% tương ứng 6.882.012.507 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân thứ nhất là do hàng tồn kho năm 2010 tăng 136,47% so với năm 2009 nhưng năm 2011 giảm 22,39% so với năm 2010. Thứ hai là do tài sản ngắn hạn khác năm 2010 tăng 83,3% so với năm 2009. Thứ ba là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 tăng 76,87% so với năm 2010. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh trong năm 2011, cho thấy tính thanh khoản của công ty rất tốt. Các khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2009-2011 còn chiếm tỷ trọng cao 50,96% trong tài sản ngắn hạn, điều đó cho thấy khả năng thu hồi nợ chậm, công ty đã để ứ đọng vốn quá nhiều, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn 2010 tăng 16,47 % tương ứng 4.964.367.612 đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng 27,93% tương ứng 9.802.983.516 đồng so với năm 2009. Nguyên nhân chính là tài sản cố định năm 2010 và 2011 tăng tương ứng 15,16% và 29,07%. Việc tăng trong đầu tư tài sản cố định này là vì công ty đã đầu tư và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Và vì những nguyên nhân trên tổng cộng tài sản năm 2010 tăng 23,74% so với năm 2009, năm 2011 tăng 13,53%. Nhưng dù tăng giảm như thế nào tài sản ngắn hạn vẫn luôn lớn hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản .Điều này phù hợp và hợp lý với loại hình kinh doanh thương mại của công ty.
1.2. Phân tích biến động của nguồn vốn
- Nợ phải trả 2010 tăng mạnh 44,9% so với năm 2009 tương ứng là 24.636.453.957 đồng trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm 2,18% tương ứng là 977.561.920 đồng . Năm 2011 nợ phải trả tăng 20,63% so với năm 2010 tương ứng là 16.402.254.050 đồng và vốn chủ sở hữu năm 2011 chỉ tăng 0,65 % so với năm 2010 tương đương 282.741.990 đồng. Năm 2010, công ty đã làm tăng nguồn vốn bằng cách tăng vay nợ ngắn hạn và là thành phần chủ yếu. Năm 2011, công ty cũng gia tăng vay ngắn hạn và tăng nhẹ nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho thấy công ty tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính và vẫn tiếp tục sử dụng lợi thế này.
+ Năm 2010, nợ ngắn hạn tăng mạnh 50,39 % tương ứng 25.243.156.957 đồng nhưng năm 2011 chỉ tăng 12,34% ứng với 9.293.278.753 đồng . Nguyên nhân là năm 2010 khoản phải trả người lao động tăng 655,65%, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 117,56%,các khoản khác tăng không đáng kể, năm 2011 tăng nợ ngắn hạn chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn ( tăng 136,43%).
+ Nợ dài hạn năm 2010 giảm nhưng không đáng kể so với năm 2009 nhưng năm 2011 tăng rất mạnh 170,36% tương ứng 7.108.975.304 đồng. nguyên nhân là do năm 2011 vay và nợ dài hạn tăng rất mạnh tương ứng 170,36% và chủ yếu là do vay dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phân Quân đội Việt Nam (7.211.500.000 đồng), ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (1.945.736.498 đồng) và vay cá nhân-chi nhánh Hồ Chí Minh với số tiền 2 tỷ đồng, tổng cộng số tiền là 11.157.236.498 đồng.
- Vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm 2.18% so với năm 2009, năm 2011 tăng rất nhẹ 0.65% so với năm 2010 tương ứng 282.741.990 đồng. Nguyên nhân là năm 2010 công ty có chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm mạnh 350,48% tương ứng 290.455.130 đồng và năm 2011 vốn chủ sỡ hữu tăng do vốn khác của chủ sở hữu tăng xấp xỉ 1,57 tỷ đồng.
Nhìn chung , so sánh giữa 3 năm 2009, 2010 và 2011 ta thấy tỷ lệ biến động của các chỉ tiêu trên các bảng cân đối của năm 2010 tăng mạnh và giảm chậm hơn. Tuy nhiên, nguồn vốn và tài sản của công ty cổ phần y tế Danameco tăng và giảm nhẹ tương ứng nhau qua các năm. Năm 2010 cả nguồn vốn và tài sản đều tăng 23,76% , năm 2011 tăng 13,5%. Điều này cho thấy tình hình quản trị nguồn vốn và tài sản của công ty vẫn ổn định qua từng năm.
2.Phân tích kết cấu BCĐKT:
- Tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm 69,77 %, năm 2010 chiếm 71,53 %, năm 2011 chiếm 67,93% trong Tổng TS.
+ Năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng 1,76% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh 136,47%, cụ thể do doanh nghiệp đã nhập kho một lượng lớn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xấp xỷ 4,7 tỷ đồng và cũng trong năm này công ty sản xuất ra số lượng thành phẩm và hàng hóa lớn tương đương 3,2 tỷ và 13 tỷ đồng.
+ Vào năm 2011 tài sản ngắn hạn giảm nhẹ so với năm 2010 tương đương 3,6% , Nguyên nhân giảm nhẹ chủ yếu do doanh nghiệp đã tiêu thụ được số lượng hàng hóa và hàng gửi đi bán kết dư trong năm 2010 là 13.511.708.980 và 1.869.758.081 đồng nhưng cũng vì thế mà lượng tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên
Nhìn chung trong kết cấu Tổng TS của doanh nghiệp thì TSNH chiếm tỷ trọng trên 50%, điều này cho ta biết tính tự chủ về vốn của doanh nghiệp cao, tính thanh khoản về tài sản cao, có khả năng chi trả các khoản nợ cao.
- Tài sản dài hạn năm 2009 chiếm 30,23 % ,2010 chiếm 28,46% , 2011 chiếm 32,07% trong tổng tài sản, năm 2010 giảm 5,16% so với năm 2009, do chí phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh từ 31,2% xuống còn 0,8% vì doanh nghiệp đã chi cho xây dựng văn phòng công ty và trung tâm y tế dở dang.
Tài sản dài hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 và tăng 3,61% do Tài sản cố định vô hình tăng từ 11,45% lên 38,88% . Vậy qua các năm TSDH luôn chiếm tỷ trọng thấp trong Tổng TS của doanh nghiệp,cho thấy xu hướng đầu tư của doanh nghiệp là rút gọn quy mô đầu tư vào TSDH phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp Thương Mại.
- Nợ phải trả của doanh nghiệp năm 2009 chiếm 55,05 % năm 2010 chiếm 64,46% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 chiếm 68,5% . Năm 2010 tăng 9,41% so với năm 2009, nguyên nhân tăng chủ yếu là do Nợ Ngắn Hạn Tăng mạnh từ 91,28% lên đến 94,75%.
Nợ phải trả năm 2011 tăng nhẹ 4,04% so với năm 2010 do Vay và Nợ Ngắn Hạn tăng mạnh từ 35,7% lên 75,15%, nhưng Phải trả người bán giảm từ 43,9% còn 18,35% cụ thể năm 2011 Doanh nghiệp vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại CP công thương Việt Nam với số tiền 46 tỷ và một số ngân hàng khác.
Vậy, NPT của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng Nguồn Vốn của doanh nghiệp, cụ thể là 68,5%, qua đây cho chúng ta thấy là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên doanh nghiệp đã biết tận dụng đòn bẩy tài chính để tăng nguồn vốn kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2009 chiếm 45% năm 2010 chiếm 35,54%, 2010 chiếm 31,5% trong tổng nguồn vốn. so với Nợ phải trả thì nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều, qua đây cho ta thấy Doanh nghiệp có tính tự chủ không cao về nguồn vốn và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm ,tăng các loại quỹ và vốn khác của chủ sở hữu để tiếp tục mang đi đầu tư ở các kênh khác.
II. Phân tích, nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của công ty bằng phương pháp tỷ số tài chính:
Các tỷ số tài chính được phân tích dưới đây lấy số liệu từ bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần y tế Danameco.
1. Phân tích tỷ số về khả năng thanh toán
1.1.Tỷ số thanh toán hiện thời
Bảng 2.1.1: Bảng phân tích tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tài sản ngắn hạn
69.539
88.234
95.116
18.695
26,88%
6.882
7,8%
Nợ ngắn hạn
50.092
75.335
84.628
25.243
50,39%
9.293
12,34%
Tỷ số thanh toán hiện thời
1,39
1,17
1,12
-0,22
-15,83%
0,05
-4,27%
Giai đoạn 2009 – 2010: Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2009 là 1.39, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1.39 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2010, tỷ số này giảm xuống 1,17%, tức giảm 0,22 năm 2009, hay nói cách khác mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn cuối năm 2010 giảm so với cuối năm 2009. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng 50,39% (chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn tăng), trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ tăng 26,88%. Tỷ số thanh toán hiện thời cuối năm 2010 giảm nhiều như thế cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty chưa được tốt.
Giai đoạn 2010– 2011: Đến cuối năm 2011, tỷ số này giảm hơn năm trước, từ 1,17 lần xuống còn 1,12 , tức giảm 0,05. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng 12,34% trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ tăng nhẹ tương đương 7,8%.
Tuy tỷ số thanh toán hiện thời năm 2011 đạt ở mức 1,12 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (>1). Để tăng khả năng thanh toán hiện thời doanh nghiệp cần tăng tỷ trong nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao và những khoản mục có tình thanh khoản kém nên hệ số thanh khoản hiện thời vẫn chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiếp tục phân tích tỷ số thanh khoản nhanh để đạt được mức độ chính xác hơn.
1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 2.1.2: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010– 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tài sản ngắn hạn
69.539
88.234
95.116
18.695
26.88%
6.882
7.80%
Hàng tồn kho
15.539
36.744
28.516
21.205
136.46%
(8.288)
-22.39%
Tài sản có tính thanh khoản cao
54.000
51.490
66.600
(2.510)
-4.65%
15.110
29.35%
Nợ ngắn hạn
50.092
75.335
84.628
25.243
50.39%
9.293
12.34%
Tỷ số thanh toán nhanh
1,08
0,68
0,79
-0,4
-37,04%
0,11
16%
Giai đoạn 2009 – 2010: Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng giảm, giảm từ 1,08 xuống 0,68, tức giảm 0,4 (-37,04%). Con số 0,68 cho ta biết vào thời điểm cuối năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,68 đồng tài sản có khả năng thanh toán thấp.
Giai đoạn 2010 – 2011: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên 0,79% vào năm 2011. Nguyên nhân là do tài sản có tính thanh khoản cao tăng, trong khi đó nợ ngắn hạn cũng tăng nên khiến tỷ số thanh toán nhanh chỉ tăng nhẹ. Tỷ số thanh toán nhanh cuối năm 2011 nhỏ hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo so với năm 2009.
Như vậy, ta thấy năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh của công ty khá cao (>1), đủ để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, doanh nghiệp đã cố gắng điều chỉnh để tăng hơn nữa nhưng đã không được như dự định.
Ta nhận thấy, vào thời điểm cuối năm 2010 và 2011 tỷ số thanh toán hiện thời cao hơn xấp xỉ 1,5 lần so với tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán nhanh ở mức < 1. Điều này chứng tỏ hàng tồn kho của Danameco lúc này nhiều.
2. Phân tích thông số hoạt động
2.1.Tỷ số hoạt động tồn kho
Bảng 2.2.1. Bảng phân tích tỷ số hoạt động tồn kho
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009– 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Giá vốn hàng bán
119.533
146.321
165.329
26.788
22,41%
19.008
12,99%
Hàng TKĐK
14.689
15.539
36.744
850
5,79%
21.205
136,46%
Hàng TKCK
15.539
36.744
28.516
21.205
136,46%
(8.228)
-22,40%
Hàng TKBQ
15.114
26.142
32.630
11.028
72,97%
6.488
24,82%
Vòng quay hàng tồn kho
7,91
5,6
5,07
(2,31)
-29,2%
(0,53)
-9,46%
Thời gian giải tỏa tồn kho
45,51
64,29
71
18,78
41,26%
6,71
10,43%
Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2009, số vòng quay hàng tôn kho là 7,91, nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi ra bán trung bình là 45,51 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 2010 là 5,6, mỗi vòng là 64,29 ngày. So với năm 2009, tốc độ luân chuẩn hàng tồn kho giảm 2,31 vòng , mỗi vòng tăng 18,71 ngày. Nguyên nhân do hàng tồn kho bình quân năm 2010 tăng 72,97% so với năm 2009 trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ 22,41%.
Giai đoạn 2010– 2011: Trong năm 2010, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tiếp tục giảm và chỉ còn 5,07 vòng, tức giảm 0.53 vòng, mỗi vòng tăng 6,71 ngày.
Qua đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ qua các năm nhưng vẫn cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang tiến triển tốt. Bên cạnh đó cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
2.2. Tỷ số vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.2.2: Bảng phân tích tỷ số vòng quay khoản phải thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010– 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu thuần
153.429
180.797
215.683
27.368
17,84%
34.886
19,30%
Khoản phải thu đầu kỳ
20.220
39.819
39.334
19.599
96,93%
(485)
-1,22%
Khoản phải thu cuối kỳ
39.819
39.334
48.467
(0.485)
-1,22%
9.133
23,22%
KPT B/quân
30.020
39.577
43.901
9.557
31,84%
4.324
10,93%
Số vòng quay khoản phải thu
5,11
4,57
4,91
(0,542)
-10,60%
0,34
7,55%
Kỳ thu tiền bình quân
70,45
78,77
73,32
8,32
11,81%
(5,45)
-6,92%
Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2009, số vòng quay khoản phải thu là 5,13 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân 70,45 ngày để thu hồi các khoản nợ. Năm 2010 số vòng quay phải thu là 4,57 vòng, mỗi vòng 78,77 ngày, tức giảm 0,542 vòng, mỗi vòng tăng 8,32 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng với mức độ nhỏ hơn mức độ tăng của khoản phải thu bình quân.
Giai đoạn 2010 – 2011: tốc độ luân chuyển của khoản phải thu tăng nhẹ vào năm 2011, số vòng quay khoản phải thu tăng 0.34 vòng, mỗi vòng giảm 5,45 ngày.
Như vậy, so với năm 2009, năm 2010 và năm 2011 khả năng thu hồi vốn chậm hơn trong quá trình thanh toán. Điều này cho ta thấy doanh nghiệp quản lý nợ phải thu không tốt bằng năm 2009.
2.3.Tỷ số vòng quay khoản phải trả:
Bảng 2.2.3: Bảng phân tích tỷ số vòng quay khoản phải trả
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010– 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Giá vốn hàng bán (1)
119.533
146.321
165.329
26.788
22,41%
19.008
12,99%
Hàng tồn kho cuối kỳ (2)
15.539
36.744
28.516
21.205
136,46%
(8.228)
-22,39%
Hàng tồn kho đầu kỳ (3)
14.689
15.539
36.744
0.85
5,79%
21.205
136,46%
Doanh số mua hàng thường niên = (1) + (2) – (3)
120.383
167.526
157.101
47.143
39,16%
(10.425)
-6,22%
Phải trả đầu kỳ
25.834
54.871
79.508
29.037
112,40%
24.637
44,90%
Phải trả cuối kỳ
54.871
79.508
95.910
24.637
44,90%
16.402
20,63%
Phải trả bình quân
40.353
67.190
87.709
26.84
66,50%
20.520
30,54%
Số vòng quay khoản phải trả
2,98
2,49
1,79
(0.49)
-16,44%
(0.7)
-28,11%
Kỳ trả tiền bình quân
121
145
201
24
19,83%
56
38,62%
Giai đoạn 2009 – 2010: số vòng quay khoản phải trả năm 2009 là 2,98, có nghĩa là trung bình 121 ngày thì doanh nghiệp phải trả nợ chủ nợ. Năm 2010, số vòng giảm xuống còn 2,49 vòng, mỗi vòng là 145 ngày, tức giảm 0.49 vòng, mỗi vòng giảm 24 ngày. Nguyên nhân là do nợ phải trả bình quân tăng 66,50%, nhiều hơn so với tốc độ tăng doanh số mua hàng thường niên (39,16%).
Giai đoạn 2010– 2011: số vòng quay phải trả có xu hướng tiếp tục giảm năm 2011, giảm xuống còn 1,79 vòng (giảm 28,11% so với năm 2010), mỗi vòng là 201 ngày. Nguyên nhân giảm tương tự giai đoạn 2009 – 2010.
Như vậy, qua phân tích về tốc độ luân chuyển khoản phải trả trong 3 năm, ta thấy tỷ số vòng quay khoản phải trả của công ty ngày càng giảm qua mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục giảm như thế này thì có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
2.4. Tỷ số vòng quay của tài sản cố định
Bàng 2.2.4: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tài sản cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
DTT
153.429
180.797
215.683
27.368
17,84%
34.886
19,30%
Tổng TSCĐ ĐK
19.287
29.548
34.028
10.261
53,20%
4.48
15,16%
Tổng TSCĐ CK
29.548
34.028
43.922
4.48
15,16%
9.894
29,08%
Tổng TSCĐ BQ
24.418
31.788
38.975
7.3705
30,19%
7.187
22,61%
Tỷ số vòng quay của TSCĐ
6,28
5,69
5,53
(0,59)
-9,49%
(0.16)
-2.70%
Tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2009 là 6,28 vòng. Năm 2010 số vòng quay giảm xuống còn 5,69 vòng, tức giảm 0.59 vòng (tương ứng 9,49%). Sang năm 2011, tốc độ luân chuyển tiếp tục giảm còn 5,53 vòng, tức giảm 0,16 vòng (tương ứng 2,7%).
Như vậy nhìn chung qua 3 năm hoạt động từ 2009 – 2011, tốc độ luân chuyển tài sản cố định có xu hướng ngày càng giảm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do doanh thu thuần tăng chậm hơn tổng TSCĐ, cụ thể năm 2010 doanh thu thuần tăng 17,84% trong khi TSCĐ tăng đến 30,19% so với năm 2009, năm 2011 doanh thu thuần tăng 19,30% trong khi tổng TSCĐ tăng 22,61%. Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm.
2.5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản:
Bảng 2.2.5: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
DTT
153.429
180.797
215.683
27.368
17,84%
34.886
19,30%
Tổng TS ĐK
65.070
99.676
123.335
34.606
53,18%
23.659
23,74%
Tổng TS cuối kỳ
99.676
123.335
140.020
23.659
23,74%
16.685
13,53%
Tổng TSBQ
82.373
111.506
131.676
29.133
35,37%
20.172
18,09%
Tỷ số vòng quay tổng tài sản
1,86
1,62
1,64
(0,18)
-12,95%
0.02
1,02%
Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2009 là 1.86, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 1,86 đồng doanh thu. Năm 2009, tỷ số này giảm xuống còn 1,62, tức giảm 12,95% hay 1 đồng tài sản của công ty tạo ra ít doanh thu hơn so với năm 2009.
Giai đoạn 2010 – 2011: tốc độ luân chuyển tổng tài sản tăng nhẹ lên 1,64, tức tăng 0,02%. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần(19,30%) nhanh hơn của tổng tài sản (1,02%).
Như vậy, ta thấy tốc độ luân chuyển tổng tài sản của công ty năm 2011 có tăng nhưng không bằng so với năm 2009. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp vẫn chưa tốt so với năm trước.
2.3. Phân tích thông số đòn bẫy tài chính
2.3.1. Thông số nợ:
Bảng 2.3.1: Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng nợ
54.871
79.508
95.910
9.293
12,34%
16.402
20,63%
Tổng tài sản
99.676
123.335
140.020
23.659
23,74%
16.685
13,53%
Tỷ số nợ/ Tổng tài sản
0.55
0.64
0.69
0.09
16,36%
0.05
7,81%
Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2009, tỷ số nợ/ tổng tài sản là 0.55, tức cứ đồng tài sản của công ty thì có 0.55 đồng nợ. Qua đến năm 2010, tỷ số này có xu hướng tăng, tăng lên 0,09 ( 16,36%) so với năm 2009). Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 12,34%, và tổng tài sản cũng tăng 23,74%. Với hệ số nợ như hiện tại sẽ khiến cho khả năng sinh lợi của công ty cao hơn nhưng nếu với mức gia tăng như vậy trong tương lai thì công ty sẽ dễ rơi vài tình trạng mất khả năng thanh toán.
Giai đoạn 2008 – 2009: tỷ số nợ/ tổng tài sản tăng từ 0.64 lên 0.69, tức tăng 7,81% so với năm trước.
2.3.2. Thông số khả năng trả lãi
Bảng 2.3.2: Bảng phân tích tỷ số khả năng trả lãi tiền vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010– 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
EBIT
8.872
7.690
3.363
(1.182)
-13,32%
(4,327)
-56,27%
Lãi vay
1.782
4.525
10.492
2.743
153,93%
5,967
131,87%
Tỷ số trả lãi vay
4,98
1,7
0,32
(3,28)
-65,86%
(1.5)
-88,24%
Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số khả năng trả lãi tiền vay của doanh nghiệp năm 209 là 4,98, tức là cứ mỗi đồng chi phí lãi vay thì công ty có 4,98 đồng lợi nhuận để trả lãi. Sang năm 2010, tỷ số này giảm xuống còn 1,7, giảm hơn trước 3,28 lần tương ứng giảm 65,86%. Ta thấy lợi nhuận giảm 1.182 triệu đồng tương ứng giảm 13,32% và chi phí lãi tăng 2.743 triệu đồng tương ứng 153,93% làm cho hệ số này giảm.
Giai đoạn 2010 – 2011: Đến năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 0,32, tức giảm 1,5 tương ứng giảm 88,24% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng mạnh như thế là do EBIT năm 2011 giảm 56,27% và chi phí lãi vay tăng 131,87%.
Như vậy, qua hai năm gần đây, ta thấy khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp là không được tốt.
2.3.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.3.3: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng nợ
54.871
79.508
95.910
24.637
44,90%
16.402
20,63%
Vốn CSH
44.805
43.828
44.110
(0.977)
-2,18%
0.282
0,64%
Tỷ số nợ/ VCSH
1,23
1,81
2,17
0.58
48,13%
0,36
19,86%
Giai đoạn 2009 – 2010: Trong giai đoạn này tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu tăng, cụ thể năm 2010 tỷ số là 1,81, tăng 48,13% so với năm 2009. Nguyên nhân giảm là do nợ phải trả tăng, vì trong giai đoạn này công ty mở rộng quy mô hoạt động nên vay nhiều vốn.
Giai đoạn 2010 – 2011: Trong năm 2011, tỷ số nợ là 2,17, tức tăng 48,13% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 20,63% và tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn (0,64%).
Như vậy, ta nhận thấy rằng càng về sau này doanh nghiệp đã ngày càng ít tự chủ về tài chính.
2.3.4. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Bảng 2.3.4: Bảng phân tích tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Vốn chủ sở hữu
44.805
43.828
44.110
(0.977)
-2,18%
0.282
0,64%
Tổng tài sản
99.676
123.335
140.020
23.659
23,74%
16.685
13,53%
Tỷ số VCSH/
tổng TS
0,45
0,36
0,32
(0.09)
-20,95%
(0.04)
-11,35%
Giai đoạn 2009 – 2010: Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2009 là 0,45, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì sẽ có 0,45 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2010, tỉ số này giảm xuống 0.36, tức giảm 20,95%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu giảm nhiều so với tổng tài sản (23,74% > -2,18%).
Giai đoạn 2010 – 2011: tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2011 giảm xuống còn 0.32, giảm 11,35%%. Nguyên nhân là tổng tài sản tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu (13,53% > 0,64%).
2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi
2.4.1. Tỷ số lợi nhuận ròng biên:
Bảng 2.4.1: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
LNST
7.942
6.138
2.970
(1.804)
-22,71%
(3.168)
-51,61%
Doanh thu thuần
153.429
180.797
215.683
27.368
17,84%
34.886
19,30%
Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu
5,18%
3,39%
1,38%
-34,41%
-59,44%
Giai đoạn 2009 – 2010: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 5.18%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 5.18 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 giảm 34,41%. Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng (tăng 17,84% so với 2009), bên cạnh đó do giá vốn, chi phí quản lý, chi phí lãi vay và các chi phí khác cũng tăng lên làm cho lợi nhuận giảm (22,71% so với năm 2009)
Giai đoạn 2010 – 2011: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 giảm xuống còn 1,38%, tức giảm 34,41% so với năm trước. Nguyên nhân là do năm 2011 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả khiến doanh thu giảm, từ đó lợi nhuận cũng giảm. Lợi nhuận giảm mà chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng nên cơ số tăng trưởng giảm 51,61% (so với năm 2010).
2.4.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2.4.2: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009 – 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
LNST
7.942
6.138
2.970
-1.804
-22,71%
-3.168
-51,61%
Tổng tài sản
99.676
123.335
140.020
23.659
23,74%
16.685
13,53%
ROA
7,97%
4,98%
2,12%
-2,99%
-2,86
Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2009, ROA của công ty là 7,8% tức là 100 đồng đầu tư vào tài sản của công ty thu được lợi nhuận là 78 đồng. Năm 2010, ROA của công ty giảm xuống còn 4,98%, giảm 2,99% so với năm 2009. Nguyên nhân là vì lợi nhuận giảm 1.804 triệu đồng tương đương với 22,71%, trong khi đó quy mô tài sản tăng 23,74%. Đây là biểu hiện không tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm.
Giai đoạn 2010 – 2011: ROA 2011 giảm mạnh còn 2,12%, giảm hơn năm trước 2,99%. Điều này cho thấy nỗ lực khai thác tài sản của công ty còn chưa thật sự hiệu quả. Biểu hiện là lợi nhuận giảm -3.168 triệu đồng tương đương với 51,61%, trong khi đó thì mức độ tăng của tài sản cao hơn (13,53%). Đây là biểu hiện xấu công ty cần phải cải thiện. Lợi nhuận giảm là do công ty chưa chủ động được tình hình, chưa cải thiện được doanh số, tiết kiệm chi phí chưa tốt.
2.4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.4.3: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuần ròng trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2009– 2010
2010 – 2011
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
LNST
7.942
6.138
2.970
(1.804)
-22,71%
(3.168)
-51,61%
Vốn chủ sở hữu
44.805
43.828
44.110
(0.977)
-2,18%
0.282
0,64%
ROE
17,73%
14%
6,73%
-3,73%
-7,27%
Giai đoạn 2009 – 2010: tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2009 là 17,73%, nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 17,73 đồng lợi nhuân. Năm 2010, tỷ số này giảm xuống còn 14%, tức giảm 3,73% hay giảm 3,73 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra.
Giai đoạn năm 2010 – 2011: tỷ số ROE tiếp tục giảm còn 6,73%. Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (51,61%) còn vốn chủ sở hữu bình quân tăng (0,64%).
Qua toàn bộ quá trình phân tích, ta có bảng tóm tắt các tỷ số tài chính của công ty cổ phần y tế Danameco:
CHỈ TIÊU
Đơn
vị
tình
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Thanh toán hiện thời
Lần
1,39
1,17
1,12
Thanh toán nhanh
Lần
1,08
0,68
0,79
Tỷ số nợ/ Tài sản
Lần
0.55
0.64
0.69
Tỷ số trả lãi vay
Lần
4,98
1,7
0,32
Tỷ số nợ/ VCSH
Lần
1,23
1,81
2,17
Tỷ số VCSH/ Tài sản
Lần
0,45
0,36
0,32
Vòng quay HTK
Vòng
7,91
5,6
5,07
Số ngày lưu kho
Ngày
45,51
64,29
71
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
5,11
4,57
4,91
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
70,45
78,77
73,32
Vòng quay khoản phải trả
Vòng
2,98
2,49
1,79
Kỳ trả tiền bình quân
Ngày
121
145
201
Vòng quay TSCĐ
Vòng
6,28
5,69
5,53
Vòng quay tổng tài sản
Vòng
1,86
1,62
1,64
LN/ DT
%
5,18
3,39
1,38
ROA
%
7,97
4,98
2,12
ROE
%
17,73
14
6,73
PHẦN III: GIẢI PHÁP
Với việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình tài chính của công ty cổ phần y tế Danameco, chúng ta đã thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.Công ty có nhiều biến động về doanh thu cũng như những khoản mục khác đặc biệt là các khoản mụcn chi phí cũng vì vậy mà doanh nghiệp không có kết quả tốt trong việc quản lý tình hình hoạt động của mình so với năm 2009.Bên cạnh những gì đã đạt được thì công ty cũng cần phải giải quyết những vấn đề sau:
1. Tăng lợi nhuận:
** Tăng doanh thu:
+ Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra - giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng:
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp giảm giá hàng bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động thiết kế bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả cho công ty.
Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm những cơ hội thương thông qua mạng internet, báo chí, những cuộc triển lãm hội trợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường.
** Giảm chi phí:
? Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với mục tiêu giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
? Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các biện pháp tiết giảm định mức.
Kiểm soát chi phí cho từng tổ sản xuất, bộ phận, phân xưởng nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ các lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
? Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.
2. Quản lý các khoản phải thu:
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:
Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty để tìm ra chính sách bán chịu hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với rủi ro thấp nhất.
Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu.
Cần đôn đốc theo dỏi công nợ và thu nợ.
Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty.
3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý:
Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy khả năng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập bài giảng quản trị tài chính – (Th.s) Thái Thị Minh Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích Báo Cáo Tài Chính của Công ty cổ phần y tế Danameco.doc