Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dịch vụ cơ điện và thương mại Hữu Nghị

Tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dịch vụ cơ điện và thương mại Hữu Nghị: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng Bộ Môn Kinh Tế PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH DV CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ @&? GVHD:TRẦN THỊ THÚY VÂN NHÓM ZING ME: 1.DIỆP KIM HIỀN 2.NGUYỄN THỊ TÚY KIỀU 3.NGUYỄN THỊ TRÚC LOAN 4.VÕ THỊ KHÁNH LY 5.NGUYỄN THỊ HOÀI TRINH TPHCM ngày 27 tháng 03 nam 2012 popo NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường của nước ta trong những năm qua đã cố những thay đổi vượt bậc,đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp. Từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Muốn thực hiện được mục đích trên,điều cần làm đầu tiên là phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong t...

docx29 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dịch vụ cơ điện và thương mại Hữu Nghị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng Bộ Môn Kinh Tế PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH DV CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ @&? GVHD:TRẦN THỊ THÚY VÂN NHÓM ZING ME: 1.DIỆP KIM HIỀN 2.NGUYỄN THỊ TÚY KIỀU 3.NGUYỄN THỊ TRÚC LOAN 4.VÕ THỊ KHÁNH LY 5.NGUYỄN THỊ HOÀI TRINH TPHCM ngày 27 tháng 03 nam 2012 popo NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường của nước ta trong những năm qua đã cố những thay đổi vượt bậc,đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp. Từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Muốn thực hiện được mục đích trên,điều cần làm đầu tiên là phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp .Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,phát hiện tiềm năng cũng như các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp mình.Xác định được bước đi tiếp theo của doanh nghiệp mình là gì,từ đó tạo được hiệu quả tốt nhất khi quyết định đầu tư. Công ty TNHH TMDV Hữu Nghị là một doanh nghiệp đã cùng với hệ thống các doanh nghiệp trong cả nước góp phần to lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,tạo công ăn việc làm cho người lao động… Chính vì vậy,yêu cầu đặt ra đối với công ty và các doanh nghiệp khác là phải không ngừng nỗ lực,tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận về: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMDV Hữu Nghị thì nhóm chúng em không thể tránh những thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý thêm để bài tiểu luận của nhóm chúng em hoàn thiện hơn. Nhóm sinh viên CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử Hữu Nghị bắt đầu với người sáng lập viên đầu tiên là ông Bùi Đốc Long. Ông Bùi Đốc Long sinh năm 1953, là cựu sinh viên trường Đại học Bách Khoa Tp HCM năm 1972 (trước đây là trường Học viện Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ). Ông được cử về công tác tại Công ty thiết bị đông lạnh của Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân của Công ty REE hiện nay với các vị trí Phó giám đốc xưởng cơ điện lạnh 2, Trưởng phòng KCS, Trưởng phòng kỹ thuật và sau cùng là Phó phòng sản xuất của REE. Sau đó một thời gian anh chuyển qua làm phó giám đốc một Liên Doanh với Đức – Gervico, cũng trong lãnh vực cơ điện lạnh cho tới năm 1992. Từ năm 1992  Anh, một  đồng nghiệp từ Ree và vài người bạn đang làm công tác giảng dạy tại trường bách Khoa TP HCM thành lập công ty SGE với cương vị Phó giám đốc. Và SGE đã trở thành một công ty mạnh nhất về cơ điện lạnh và thang máy lúc bấy giờ. Hầu hết các dự án trọng điểm đều do SGE thực hiện như: New World Hotel Saigon, Sai Gon Office Tower (Sai gon Center), Duxton Hotel, Ha Noi Tower, nhà máy coca cola,vv Tới năm 1995 Huunghi được thành lập là đối tác duy nhất của thang máy Hitachi tại VN. Và vào năm 1996 Anh và cộng sự chính thức rời khỏi SGE để tập trung  xây dựng công ty Hữu Nghị cho tới hôm nay. Được thành lập năm 1996 Công ty Hữu Nghị tiền thân mang tên là Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ điện & Thương mại Hữu Nghị, từ khi ra đời công ty đã khẳng định được giá trị thương hiệu và trở thành đối tác duy nhất của nhà cung thang máy uy tín Hitachi tại Việt Nam. Năm 2009, Hữu Nghị đầu tư hơn một triệu USD xây dựng nhà máy và phòng thí nghiệm về sản phẩm cơ điên lạnh với diện tích 30,000m2 tại khu công nghiệp Tân Thành, tỉnh Bình Phước. Nhà máy được trang bị máy móc, thiết bị và dây chuyền nhâp từ Châu Âu, Mỹ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhà máy cũ 2000m2 nằm gần khu công nghiệp vĩnh Lộc, Quận Tân Phú. Phục vụ cho sản xuất chỉ đối với một vài mặt hàng và chủ yếu làm tổng kho nhằm điều phối vật tư cho các dự án. Bắt đầu năm 2010, để phù hợp với mô hình kinh doanh và xu thế mới của thị trường, Hữu Nghị đã chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH thành Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hữu Nghị, đồng thời tăng vốn điều lệ 20.000.000.000 VND nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, tối ưu hóa ưu thế cạnh tranh và nâng cao khả năng thực hiện đồng thời những dự án có quy mô lớn. II.THẾ MẠNH Chất lượng Chất lượng công trình là yếu tố giá trị cốt lõi quan trọng nhất của Hữu Nghị. Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới để tăng hiệu quả khi triển khai các dự án. Áp dụng các phương pháp thiết kế tính toán, mô hình hóa công trình trên công nghệ 3D với MagiCAD, Revit MEP… Sáng tạo giải pháp Chú trọng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường với các nguồn năng lượng sạch. Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm & chuyên nghiệp Quy tụ được Ban Lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm, kết hợp với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp tạo thế mạnh để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của công ty. Hệ thống quản lý giàu bản sắc nhân văn Thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đậm nét tạo môi trường làm việc năng động, nhiệt huyết. Là động lực thúc đẩy cho sự sáng tạo đóng góp vào sự phát triển của tập thể công ty. III. SỨ MỆNH ,TẦM NHÌN VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI Tầm nhìn Hữu Nghị định hướng phát triển trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cơ điện lạnh & thang máy, đồng thời mở rộng và tiếp cận thị trường quốc tế. Sứ mạng Chúng tôi cam kết tiếp tục mang tới cho Chủ đầu tư cũng như Quí khách hàng giá trị cao nhất về chất lượng, về sự an toàn cũng như việc đáp ứng đúng tiến độ. Bằng sự tin cậy, trách nhiệm cùng với việc áp dụng các công nghệ hiện đại và các giải pháp tối ưu cả về chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành chúng tôi mang lại cho khách hàng sự hài lòng và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Giá trị cốt lõi Chất lượng Chất lượng công trình là giá trị cốt lõi quan trọng nhất của Hữu Nghị . Là sự tổng hòa của kinh nghiệm lâu năm, kiến thức chuyên ngành sâu rộng, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại và quy trình giám sát thi công nghiêm ngặt, là những yếu tố đem lại chất lượng cao nhất của các công trình do Hữu Nghị thi công và đầu tư. Trách nhiệm Chúng tôi làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao thể hiện ở sự hoàn hảo ở mỗi công trình. Trách nhiệm chúng tôi hướng đến không những cho khách hàng, đối tác mà là người sử dụng cuối cùng, cổ đông cũng như nhân viên. Trách nhiệm xã hội luôn là yếu tố quan trọng, điều đó thể hiện qua những đóng góp trong những công trình chất lượng của chúng tôi để góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Sáng tạo Chúng tôi luôn tìm hiểu và áp dụng những sáng tạo về giải pháp để mang lại lợi ích cho khách hàng. Giải pháp về quy trình thi công hiện đại và hiệu quả là yếu tố để Hữu Nghị đảm nhận các công trình có quy mô lớn. Luôn luôn cải tiến quy trình làm việc để tối ưu hiệu quả làm việc, đồng thời đảm bảo các tiêu chí chất lượng. Chúng tôi luôn học hỏi và cải tiến một cách phù hợp vào các công trình đầu tư. Điều này cho phép chúng tôi tiếp cận ứng dụng được các công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới vào các công trình. Đặc biệt, chúng tôi luôn đưa ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường để khách hàng và cộng đồng tận hưởng những lợi ích tốt nhất. Nhân bản Chúng tôi đánh giá cao và coi trọng thành viên của chúng tôi như người một nhà trong gia đình Hữu Nghị với một niềm tin mạnh mẽ. Chúng tôi cho rằng đầu tư về con người là đầu tư cho khả năng phát triển bền vững và ổn định. Giá trị của các công trình được hình thành trên nền tảng con người và chúng tôi sẵn sàng giao phó trách nhiệm cho những người nhiệt huyết cũng như tạo cơ hội để phát huy tiềm năng của họvà để quyết định thành công cho các dự án. Thành công Sự thành công của chúng tôi thể hiện ở sự hài lòng của tất cả các khách hàng mà chúng tôi cung cấp dịch vụ, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế đất nước. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ I.Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc 1.Chiều ngang và chiều dọc của bảng CĐKT CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG VÀ CHIỀU DỌC 31/12/2008 và 2009 Đơn vị tính: đồng TÀI SẢN 2009 2008 Chênh lệch Quy mô chung(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2009 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 15,489,763,961 21,610,818,009 (6,121,054,048) (28.32) 80.03 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,710,348,030 3,253,086,642 (1,542,738,612) (47.42) 8.84 1. Tiền 1,710,348,030 3,253,086,642 (1,542,738,612) (47.42) 8.84 2. Các khoản tương đương tiền - - - 0.00 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 0.00 1. Đầu tư ngắn hạn - - - 0.00 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - - 0.00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,897,660,014 14,693,592,945 (8,795,932,931) (59.86) 30.47 1. Phải thu khách hàng 4,884,186,863 13,253,307,863 (8,369,121,000) (63.15) 25.24 2. Trả trước cho người bán 1,013,473,151 1,383,558,594 (370,085,443) (26.75) 5.24 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - 0.00 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựn - - - 0.00 5. Các khoản phải thu khác - 56,726,488 (56,726,488) (100.00) 0.00 6. Dự phòng phài thu ngắn hạn khó đòi - - - 0.00 IV. Hàng tồn kho 4,467,186,545 3,580,982,995 886,203,550 24.75 23.08 1. Hàng tồn kho 4,467,186,545 3,580,982,995 886,203,550 24.75 23.08 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - 0.00 V. Tài sản ngắn hạn khác 3,414,569,372 83,155,427 3,331,413,945 4006.25 17.64 1. Chi phí trả trước ngắn hạn - 14,177,666 (14,177,666) (100.00) 0.00 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - - 0.00 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 2,785,934 344,086 2,441,848 709.66 0.01 4. Tài sản ngắn hạn khác 3,411,783,438 68,633,675 3,343,149,763 4871.01 17.63 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 3,864,922,767 4,066,680,025 (201,757,258) (4.96) 19.97 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - 0.00 1. Phải thu dài hạn của khách hàng - - - 0.00 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - 0.00 3. Phải thu dài hạn nội bộ - - - 0.00 4. Phải thu dài hạn khác - - - 0.00 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - - 0.00 II. Tài sản cố định 3,853,905,534 4,017,689,971 (163,784,437) (4.08) 19.91 1. Tài sản cố định hữu hình 3,662,543,270 3,180,739,187 481,804,083 15.15 18.92 -Nguyên giá 8,570,476,144 6,690,116,187 1,880,359,957 28.11 44.28 -Gía trị hao mòn lũy kế (4,907,932,874) (3,509,377,000) (1,398,555,874) 39.85 -25.36 2. Tài sản cố định thuê tài chính - 617,971,632 (617,971,632) (100.00) 0.00 -Nguyên giá - 929,046,000 (929,046,000) (100.00) 0.00 -Gía trị hao mòn lũy kế - (311,074,368) 311,074,368 (100.00) 0.00 3. Tài sản cố định vô hình 141,654,992 194,499,152 (52,844,160) (27.17) 0.73 -Nguyên giá 249,198,802 249,198,802 - 0.00 1.29 -Gía trị hao mòn lũy kế (107,543,810) (54,699,650) (52,844,160) 96.61 -0.56 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 49,707,272 24,480,000 25,227,272 103.05 0.26 III. Bất động sản đầu tư - - - 0.00 -Nguyên giá - - - 0.00 -Gía trị hao mòn lũy kế - - - 0.00 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - 0.00 1. Đầu tư vào công ty con - - - 0.00 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - - - 0.00 3. Đầu tư dài hạn khác - - - 0.00 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn - - - 0.00 V. Tài sản dài hạn khác 11,017,233 48,990,054 (37,972,821) (77.51) 0.06 1. Chi phí trả trước dài hạn 11,017,233 48,990,054 (37,972,821) (77.51) 0.06 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - 0.00 3. Tài sản dài hạn khác - - - 0.00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 19,354,686,728 25,677,498,034 (6,322,811,306) (24.62) 100.00 NGUỒN VỐN - - - A- NỢ PHẢI TRẢ 15,875,483,825 22,372,510,382 (6,497,026,557) (29.04) 82.02 I. Nợ ngắn hạn 15,875,483,825 22,372,510,382 (6,497,026,557) (29.04) 82.02 1. Vay và nợ ngắn hạn 4,884,950,397 5,712,475,697 (827,525,300) (14.49) 25.24 -Vay ngắn hạn 4,884,950,397 5,712,475,697 (827,525,300) (14.49) 25.24 - Nợ dài hạn đến hạn trả - - - 0.00 2. Phải trả người bán 2,758,144,023 5,772,900,811 (3,014,756,788) (52.22) 14.25 3. Người mua trả tiền trước 4,287,708,629 4,528,605,058 (240,896,429) (5.32) 22.15 4. Thuế và các khoản phài nộp Nhà nước 1,912,616,101 3,535,832,870 (1,623,216,769) (45.91) 9.88 5. Phải trả người lao động 1,590,753,546 2,519,650,757 (928,897,211) (36.87) 8.22 6. Chi phí phải trả 107,020,525 107,020,525 - 0.00 0.55 7. Phải trả nội bộ - - - 0.00 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 0.00 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 334,290,604 196,024,664 138,265,940 70.53 1.73 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn - 0.00 II. Nợ dài hạn - 0.00 1. Phải trả dài hạn người bán - 0.00 2. Phải trả dài hạn nội bộ - 0.00 3. Phải trả dài hạn khác - 0.00 4. Vay và nợ dài hạn - 0.00 5. Thuế thu nhập hoản lại phải trả - 0.00 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - 0.00 7. Dự phòng phải trả dài hạn - 0.00 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,479,202,903 3,304,987,652 174,215,251 5.27 17.98 I. Vốn chủ sở hửu 3,479,202,903 3,605,854,459 (126,651,556) (3.51) 17.98 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3,200,000,000 3,200,000,000 - 0.00 16.53 2. Thặng dư vốn cổ phần - - - 0.00 3. Vốn khác của chủ sở hữu - - - 0.00 4. Cổ phiếu quỹ - - - 0.00 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 0.00 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - 0.00 7. Quỹ đầu tư phát triển 9,846,707 9,846,707 - 0.00 0.05 8. Qũy dự phòng tài chính 4,923,352 4,923,352 - 0.00 0.03 9. Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu - 0.00 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 264,432,844 391,084,400 (126,651,556) (32.38) 1.37 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - 0.00 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - (300,866,807) 300,866,807 (100.00) 0.00 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - (300,866,807) 300,866,807 (100.00) 0.00 2. Nguồn kinh phí - - - 0.00 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - 0.00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 19,354,686,728 25,677,498,034 (6,322,811,306) (24.62) 100.00 Bảng 1: Bảng Cân đối kế toán phân tích theo chiều ngang và chiều dọc. *Phân tích: Qua số liệu bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy: -Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của năm 2009 ( tỷ trọng là 80,03 %) so với năm 2008 ( tỷ trọng là 84,16 %) giảm 4,16 %. Điều này cho thấy kết cấu tài sản ngắn hạn có sự biến động tương đối mạnh. Trong đó, thấy rõ sự biến động mạnh của tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm 26,75 % (năm 2009 là 30,47 %, năm 2008 là 57,22 %) điều này được đánh giá là tốt vì doanh nghiệp đã thu được các khoản nợ ngắn hạn từ khách hàng. Măt khác ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác cũng tăng một cách đáng kể tăng 17,32 % ( tỷ trọng năm 2009 là 17,64 %, tỷ trọng năm 2008 là 0,32 %). Mặt dù tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng không bằng khoản giảm của tỷ trong các khoản phải thu ngắn hạn nên làm cho kết cấu tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản giảm xuống. -Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của năm 2009 ( chiếm tỷ trọng 19,97 %) so với năm 2008 ( chiếm tỷ trong là 15,84 %) tăng 4,13 %, điều này được đánh giá là không tốt vì công ty đầu tư nhiều vào khoản dài hạn nên khó thu hồi được vốn.Trong đó có sự biến đông mạnh của tỷ trọng tài sản cố định hữu hình tăng 6,53 % của năm 2009 (chiếm tỷ trọng 18,92 %) so với năm 2008 ( chiếm tỷ trọng 12,39 %). Tài sản được hình thành do tài sản ngắn hạn cấu thành vì chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn. Tổng cộng tài sản của năm 2009 so với năm 2008 giảm 6.322.811.306 đồng về số tiền (tỷ lệ giảm 24,62 %), trong đó tài sản ngắn hạn giảm 6.121.054.048 đồng ( tỷ lệ giảm 28,32 %). Tài sản dài hạn giảm 201.757.258 đồng về số tiền (tỷ lệ giảm 4,96%). Điều này cho thấy tổng tài sản giảm chủ yếu do phần giảm của tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của phần giảm tài sản ngắn hạn là: - Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.542.738.612 đồng về số tiền ( tỷ lệ giảm 47,42 %), điều này được đánh gía là không tốt làm cho tính thanh khoản của công ty giảm xuống vì tiền trong quỹ giảm.Nguyên nhân của sự giảm này là do: + Công ty dùng tiền mua hàng hóa làm cho hàng tồn kho tăng. Hàng tồn kho năm 2009 so với năm 2008 tăng 886.203.550 đồng về số tiền ( tỷ lệ tăng 24,75 %), điều này được đánh giá là tốt vì hàng tồn trong kho nhiều có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời công ty phải chịu các khoản chi phí phát sinh cùng với việc mua hàng hóa là chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển làm cho các khoản phải trả phải nộp khác tăng 138.265.940 đồng về số tiền ( tỷ lệ tăng 70,53 %), hao mòn hàng hóa vô hình. + Công ty dùng tiền cho khoản tài sản ngắn hạn khác làm cho tài sản ngắn hạn khác tăng 3.331.413.945 đồng về số tiền ( tỷ lệ tăng 4.000,25 %) điều này được đánh giá là không tốt làm cho tính thanh khoản của công ty giảm. + Công ty mua tài sản cố định hữu hình làm cho tài sản cố định hữu hình tăng 481.804.083 đồng về số tiền ( tỷ lệ tăng 15,15 %), điều này được đánh giá là không tốt vì công ty khó thu hồi lại vốn trong thời gian ngắn. - Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty ở năm 2009 so với năm 2008 giảm 8.795.932.931 đồng về số tiền ( tỷ lệ giảm 59.86 %), điều này được đánh giá là không tốt Vì mức tiêu thụ hàng hóa của công ty giảm mạnh nên khoản phải thu của khách hàng giảm 8.369.121.000 đồng về số tiền ( tỷ lệ giảm 63,15 %).Điều này được chứng tỏ qua việc hàng tồn kho không giảm mà lại tăng và tiền của công ty giảm. Tài sản dài hạn của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm 201.757.258 đồng về số tiền ( tỷ lệ giảm 4,96 %).Điều này được đánh giá là tốt vì công ty đã cắt giảm khoản đầu tư cho phần tài sản dài hạn để đầu tư vào các khoản đầu tư dễ thu hồi lại vốn trong thời gian ngắn.Trong đó công ty đã cắt giảm đầu tư cho tài sản cố định thuê tài chính trong năm 2009, đầu tư cho tài sản cố định vô hình bằng với năm 2008 là 249.198.802 đồng. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng cộng nguồn vốn ở năm 2009 ( tỷ trọng là 82,02 %) so với năm 2008 (tỷ trọng là 87,13 %) giảm 5,11 %. Cũng giống như tài sản ngắn hạn thì kết cấu nợ phải trả có sự biến động mạnh. Điều này được đánh giá là tốt vì công ty đã trả được các khoản nợ của năm trước đó.Trong đó có sự biến động mạnh của: - Tỷ trọng người mua trả tiền trước trong tổng nguồn vốn năm 2009 ( chiếm tỷ trọng là 22,15 %) so với năm 2008 (chiếm tỷ trọng là 17,64 %) tăng 4,51 %.Điều này được đánh giá là không tốt vì công ty phải tranh thủ giao hàng cho khách hàng trong thời gian ngắn hạn, đây là khoản nợ ngắn hạn mà công ty phải thanh toán sớm. - Tỷ trọng phải trả người bán trong tổng nguồn vốn ở năm 2009 ( chiếm tỷ trọng 14,25 %) so với năm 2008 ( chiếm tỷ trọng 22,48 %) giảm 8,23 %, điều này được đánh giá là tốt vì công ty đã thanh toán các khoản nợ ở năm trước đó. Đồng thời công ty đã mất đi một khoảng nguồn vốn từ việc chiếm dụng vốn của khách hàng. - Tỷ trọng thuế và các khoản nộp nhà nước trong tổng nguồn vốn năm 2009 ( chiếm tỷ trọng 9,88 %) so với năm 2008 (chiếm tỷ trọng 13,77 %) giảm 3,89 %.Điều này được đánh giá là không tốt chứng tỏ mức tiêu thụ hàng hóa ở công ty giảm mạnh. Mặt dù trong sự biến động này có sự gia tăng về tỷ trọng của người mua trả tiền trước nhưng sự tăng này không bằng sự giảm tỷ trọng của phải trả người bán và tỷ trọng thuế và các khoản nộp nhà nước. Nên làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ở năm 2009 ( chiếm tỷ trọng 17,98 %) so với năm 2008 (chiếm tỷ trọng 12,87 %) tăng 5,11 %. Điều này được đánh giá là tốt vì nguồn vốn của công ty tăng mạnh tạo điều kiện để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong đó có sự biến động mạnh của vốn đầu tư của chủ sở hữu làm cho tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 4,07 %, năm 2009 chiếm tỷ trọng 16,53 %, năm 2008 chiếm tỷ trọng 12,46 %.Trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thi nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả năm 2009 so với năm 2008 giảm 6.497.026.557 đồng về số tiền ( tỷ lệ giảm 29,04 %), điều này là tốt đối với công ty. Nguyên nhân của sự giảm mạnh là do: Phải trả người bán giảm 3.014.756.788 đồng về số tiền (tỷ lệ giảm 52,22 %), chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh toán được khoản phải trả cho khách hang thể hiện qua nguồn tiền của công ty giảm. Vốn chủ sở hữu năm 2009 so với năm 2008 tăng 174.215.251 đồng về số tiền ( tỷ lệ tăng 5,27 %).So với sự gia tăng vốn chủ sở hữu thì khoản phải trả giảm mạnh hơn nhiều nên làm tổng nguồn vốn của công ty giảm mạnh. 2.Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc của bảng BCKQHĐKD PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO CHIỀU NGANG VÀ CHIỀU DỌC NĂM 2009 VÀ 2008 Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU 2009 2008 Chênh lệch Quy mô chung(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2009 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 45,066,987,898 68,899,533,740 (23,832,545,842) (34.59) 100.02 100.00 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 10,000,000 - 10,000,000 - 0.02 0.00 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 45,056,987,898 68,899,533,740 (23,842,545,842) (34.60) 100.00 100.00 4. Giá vốn hàng bán 40,635,403,600 64,149,506,788 (23,514,103,188) (36.66) 90.19 93.11 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,421,584,298 4,750,026,952 (328,442,654) (6.91) 9.81 6.89 6. doanh thu hoạt động tài chính 24,182,458 40,185,345 (16,002,887) (39.82) 0.05 0.06 7. Chi phí tài chính 389,515,164 589,308,513 (199,793,349) (33.90) 0.86 0.86 - Trong đố chi phí lãi vay 282,090,223 468,837,335 (186,747,112) (39.83) 0.63 0.68 8. Chi phí bán hàng - - - - 0.00 0.00 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,518,405,357 3,212,114,341 306,291,016 9.54 7.81 4.66 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 537,846,235 988,789,443 (450,943,208) (45.61) 1.19 1.44 11. Thu nhập khác 138,794 104,946,326 (104,807,532) (99.87) 0.00 0.15 12. Chi phí khác 58,935,692 278,332,368 (219,396,676) (78.83) 0.13 0.40 13. Lợi nhuận khác (58,796,898) (173,386,042) 114,589,144 (66.09) -0.13 -0.25 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 479,049,337 815,403,401 (336,354,064) (41.25) 1.06 1.18 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 304,834,086 53,592,667 251,241,419 468.80 0.68 0.08 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 0.00 0.00 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 174,215,251 761,810,734 (587,595,483) (77.13) 0.39 1.11 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - 0.00 0.00 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang và chiều dọc *Phân tích: Qua kết quả của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: giá vốn hàng bán giảm đáng kể, từ 93,11% của năm 2008, giảm xuống còn 90,19% năm 2009.Nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm từ 1,44%% (năm 2008) xuống còn 1,19% (năm 2009). Điều này được đánh giá là xấu cho thấy doanh nghiệp phải chi trả nhiều cho các loại chi phí. Việc giảm lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận khác giảm từ 0.25% (năm 2008) xuống còn 0,13%(năm 2009) và chi phí thuế thu nhập lại tăng mạnh từ 0,08% (năm 2008) lên 0,68% (năm 2009). Tất cả những ảnh hưởng trên dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm từ 1,11% (năm 2008) xuống còn 0,39% (năm 2009). Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 giảm về số tiền là 328.442.654 đồng, về tỷ lệ 6,91%. Điều này được đánh giá là xấu nguyên nhân do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch giảm 23.842.545.842 đồng, và giảm 34,60%. Tiếp theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 450.943.208 đồng về số tiền, chiếm 45,91%, điều này được đánh giá là xấu, nguyên nhân do doanh thu tài chính giảm 16.002.887 đồng, về tỷ lệ là 39,82% mà chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng về số tiền là 306.291.016 đồng, về tỷ lệ giảm 9,54%, cho thấy quản lí trong công ty làm việc kém chất lượng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm và lợi nhuận khác giảm về số tiền là 114.589.144 đồng, về tỷ lệ 66,09% (do thu nhập khác giảm 104.807.532 đồng, về tỷ lệ là 99,87% và chi phí khác giảm) nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 336.354.419 đồng, về tỷ lệ giảm 41,25%.Điều này được đánh giá là xấu vì lợi nhuận trước thuế giảm trong khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp lại tăng 251.241.419 đồng, chiếm 468,80% dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 587.595.483 đồng,về tỷ lệ là 77,13% (năm 2009 so với 2008). Điều này được đánh giá là xấu cho thấy công ty đang làm ăn thua lỗ. II.Phân tích theo xu hướng PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG TY HỮU NGHỊ Tóm tắt các hoạt động ( Dữ liệu trích) Đơn vị tính: đồng 2006 2007 2008 2009 Doanh thu thuần 20,932,686,659 39,579,637,042 68,899,533,740 45,056,987,898 Lợi nhuận từ hoạt động KD 308,859,707 54,547,575 988,789,443 537,846,235 Phân tích xu hướng (%) Doanh thu thuần 100 189.08 329.15 215.25 Lợi nhuận từ hoạt động KD 100 17.66 320.14 174.14 Biểu đồ phân tích xu hướng của Cty Hữu Nghị *Phân tích: Doanh thu thuần và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều bất ổn. Doanh thu gia tăng từ năm 2006 đến năm 2008 (tăng 329,15% hay 3,2915 lần doanh thu 2006) . Nhưng đến năm 2009 doanh thu lại giảm 113,9% hay 1,139 lần so với doanh thu năm 2008(215,25%).Điều này được đánh giá là không tốt vì không bán được hàng hóa thể hiện qua hàng tồn kho năm 2009 tăng . Lợi nhuận tư hoạt động kinh doanh có sự biến động mạnh từ năm 2006 đến năm 2007, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2007 giảm xuống còn 17,66%, do chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng mà lợi nhuận thì giảm.nhưng từ năm 2007 đến năm 2009 tăng vọt từ 17,66% lên 320,14%, tăng 302,48%. Do doanh thu năm 2008 tăng, sau đó từ năm 2008 đến năm 2009 có sự giảm mạnh từ 320,14% xuống còn 174,14% ,doanh thu giảm. Qua lần phân tích giữa Doanh thu và Lợi nhuận của công ty Hữu Nghị từ năm 2006 đến năm 2009 ta nhận thấy vào năm 2007 : công ty có xu hướng giảm mạnh về Lợi nhuận và Doanh thu so với năm 2006 điều này được đánh giá là không tốt vì vậy công ty cần xem lại những sai sót trong quá trình hoạt động để phát triển tốt hơn.Năm 2008 là năm phát triển nhất của công ty cả về Lợi nhuận và Doanh thu đều tăng vượt trội so với năm 2006(năm gốc) điều này được đánh giá là tốt công ty cần duy trì độ tăng trưởng này.Năm 2009,nhìn chung công ty cũng phát triển Lợi nhuận và Doanh thu đa số tăng so với năm 2006,tuy nhiên so về đà phát triến thì năm 2009 có xu hướng giảm, điều này được đánh giá là không tốt vì thế công ty cần xem lại chiến lược và nỗ lực để Doanh thu và Lợi nhuận tăng cao để công ty tiếp tục phát triển. III.PHÂN TÍCH BÀO CÁO TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ 1.Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu phân tích Công thức tính Năm 2009 Năm 2008 Hệ số thanh toán ngắn hạn TSNH/ Nợ ngắn hạn 15,489,763,961/15,875,483,825 =0.976 21,610,818,009/22 372 510 382 =0.966 Hệ số thanh toán nhanh (Tiền+Đầu tư ngắn hạn+các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn (1,710,348,030+0+5,897,660,014)/ 15,875,483,825 =0.479 (3,253,086,642+0+14,693,592,945)/ 22 372 510 382 =0.802 -Qua bảng số liệu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của cty, ta thấy qua 2 năm 2009 & 2008 hệ số thanh toán ngắn hạn tăng nhưng hệ số thanh toán nhanh lại thay đổi giảm. 1.1/Hệ số thanh toán ngắn hạn +Cụ thể là Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2009 tăng không nhiều so với năm 2008. Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2009 & 2008 đều nhỏ hơn 1àđiều này được đánh giá là không tốt,cho thấy cty không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, không có khả năng tình hình tài chính tốt.Hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2009 tăng so với 2008 là do Nợ ngắn hạn năm 2009 giảm(giảm 6,497,026,557) đồng thời TSNH cũng giảm (giảm 6,121,054,048) nhưng Nợ ngắn hạn giảm hơn một ít nên Hệ số thanh toán ngắn hạn 2009 tăng lên không nhiều so với năm 2008. 1.2/Hệ số thanh toán nhanh +Hệ số thanh toán nhanh của năm 2009 giảm so với 2008 àđiều này được đánh giá là không tốt,vì khả năng thanh toán nợ ngay lập tức ,tình hình tài chính không được cải thiện, Cty sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.Hệ số thanh toán nhanh giảm xuống chủ yếu là do các khoản phải thu giảm l nhiều ( giảm 8,795,932,931).Nếu xét về khía cạnh chỉ nhìn về các khoản phải thu giảm đc đánh giá là tốt vì Cty sẽ giảm các khoản nợ khó đòi,nhưng khi xét các khoản doanh thu với những yếu tố khác thì trong trường hợp này của Cty được đánh giá là không tốt vì Tiền năm 2009 lại giảm (giảm 1,542,738,612),Hàng tồn kho tăng (tăng 886,203,550),Doanh thu lại giảm (giảm 23,832,545,842)ànăm 2009 Cty tiêu thụ hàng hóa kém. +Ta có : Hệ số thanh toán nhanh năm 2009 nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số thanh toán ngắn hạn nên tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.-->điều này dc đánh giá là không tốt vì,khả năng trả nợ đến hạn của cty không được cao 2.Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn Chỉ tiêu phân tích Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Nợ phải trả trên VCSH Tổng số nợ phải trả/ VCSH 22,372,510,382/3,304,987,652 =6.769 15,875,483,825/3,479,202,903 =4.563 Số lần hoàn trả lãi vay (LN trước thuế+CP lãi vay)/CP lãi vay (815 403 401+468 837 335)/ 468 837 335 =2.739 (479 049 337+282 090 223)/ 282 090 223 =2.698 -Qua bảng đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của năm 2009 & 2008 ta thấy Nợ phải trả trên VCSH & số lần hoàn trả lãi vay đề giảm.Nhưng trong đó tỷ lệ Nợ phải trả trên VCSH lại giảm rõ rang hơn. 2.1/ Nợ Phải trả trên vốn chủ sỡ hữu +Xét về Chỉ tiêu Nợ phải trả trên VCSH ta thấy được tỷ lệ này năm 2009 giảm rõ so với năm 2008.Giảm chủ yếu là do tổng số nợ phải trả giảm rõ (giảm 6,497,026,557),còn VCH cũng không tăng nhiều so với NPT (tăng 174,215,251) àđiều này làm cho Cty vừa tốt và vừa không tốt trên nhiều khía cạnh..hệ số này lớn hơn rất nhiều so với 1 suy ra tài sản của Cty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, àđiều này được đánh giá la không tốt vì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ tuy nhiên nó cũng có mặt tốt đó là khả năng chiếm dụng vốn của Cty cao và sẽ tạo được tấm chắn thuế cho CTy vì chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.2/ Số lần hoàn trả lãi vay +Xét về chỉ tiêu số lần hoàn trả lãi vay thì năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng giảm không nhiều .Vì CP lãi vay năm 2009 giảm so với năm 2008 (giảm 186,747,112) .Vì đây la chỉ tiêu để đo lường khả năng các chủ nợ nhận được các khoản chi trả lãi cho họ nên tỷ số này càng cao thì càng có lợi cho các chủ nợ vì nhận được lãi từ Cty.Nưng đối với Cty thì có 2 mặt tốt và xấu đó là khi tỷ số càng cao thì Cty có tấm chắn thuế càng cao,Cty ít nộp thuế TNDN nhưng ngược lại Cty kinh doanh bao nhiêu thì đề phải trả nợ cho chủ nợ.Qua số liệu ta thấy được số lần hoàn trả lãi vay qua 2 năm chênh lệch không nhiều nên không ảnh hưởng nhiều. 3.Đánh giá hiệu quả hoạt động ChỈ tiêu phân tích Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 -Số vòng quay HTK -Số ngày dự trữ HTK Giá vốn hang bán/HTK bình quân 64,149,506,788/7,939,145,618 =8.080 40,635,403,600/ 4,024,084,770 = 10.098 365/Số vòng quay HTK 365/8.080 = 45.173 365/10.098 = 36.146 -Số vòng quay các khoản phải thu -Số ngày thu tiền BQ Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân 68,899,533,740/8,851,834,027 = 7.784 365/7.784 = 46.891 45,056,987,898/10,295,626,480 =4.376 365/4.376 = 83.410 365/Số vòng quay các khoản phải thu -Số vòng quay của Tồng Tài Sản Doanh thu thuần/Tổng Tài sản BQ 68,899,533,740/22,562,070,356 =3.054 45,056,987,898/22,516,092,381 =2.001 Các chỉ số HTK,các khoản phải thu,Tổng Tài Sản Bình Quân: -Ta có : HTK bình quân=(HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ)/2 HTK bình quân năm 2008 = (3,580,982,995 + 12,297,308,242)/2= 7,939,145,618 HTK bình quân năm 2009 = (4,467,186,545 + 3,580,982,995)/2= 4,024,084,770 -Ta có: Các khoản phải thu bình quân = (Phài thu đầu kỳ + phải thu cuối kỳ ) / 2 Các khoản phải thu bình quân năm 2008 = (3,010,075,108+14,693,592,945) / 2 = 8,851,834,027 Các khoản phải thu bình quân năm 2009 = (14,693,592,945 + 5,897,660,014) / 2 = 10,295,626,480 -Ta có : Tổng Tài Sản BQ = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ ) / 2 Tổng Tài sản BQ năm 2008 = (19,446,642, 677 + 25,677,498,034) / 2 = 22,562,070,356 Tổng Tài sản BQ năm 2009 = (25,677,498,034 + 19,354,686,728 ) / 2 = 22,516,092,381 Qua bảng số liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của Cty,ta thấy: 3.1/ Các tỷ số về HTK -Số vòng quay HTK năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 2.0198 lần à điều này dc đánh giá là tốt vì Số vòng quay HTK dung để đo lường HTK được tiêu thụ bao nhiêu lần trong một năm nên số số vòng quay HTK càng lớn càng tốt HTK được bán nhiều lần ,được luân chuyển nhanh hơn bảo đảm được giá trị vô hình của HTK,giúp CTy giảm được một khoản CP bảo quản HTK.Số vòng quay HTK tăng lên là do HTK bình quân của năm 2009 giảm (giảm 3,915,060,848)à Tuy nhiên Giá vốn hang bán năm 2009 lại giảm rõ so với năm 2008 (giảm 23,514,103,188 ) Trong khi đó Doanh thu năm 2009 lại giảm rõ so với năm 2008 (giảm 23,832,545,842),HTK Bình quân năm 2009 cũng giảm vì vậy cho dù số vòng quay của năm 2009 cao hơn so với năm 2008 nó cũng không bảo đảm đươc HTK dự trữ trong kỳ.Nhưng năm 2008 số ngày dự trữ HTK của năm 2009 giảm so với năm 2008 (giảm 9.027 ngày) à điều này được đánh giá là tốt giúp Cty làm giảm hao hụt HTK.Tuy nhiên,HTK luân chuyển nhanh cũng là một điều khó khăn vì có thể không có HTK dự trữ cho kỳ sau. 3.2/Các tỷ số về các khoản phải thu -Số vòng quay các khoản phải thu được đo lường các khoản phải thu chuyển thành tiền bao nhiêu lần trong năm.Chỉ số này càng lớn càng tốt tuy nhiên chúng ta cần phải so sánh với bình quân ngành.Năm 2009 Số vòng quay các khoản phải thu giảm (giảm 3.408 lần) ,đồng thời số ngày thu tiền BQ lại tăng lên (tăng 36.519 ngày) so với năm 2008à điều này được đánh giá là không tốt vì các khoản nợ thu khó đòi sẽ tăng.Năm 2009 ta có số vòng quay các khoản phải thu là 4.376 nghĩa là cứ có 4.376đ Doanh thu thì ta có 1đ nợ phải thu còn 3.376đ còn lại đã được thu bằng tiền nhưng năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu cao hơn năm 2009,cho ta thấy năm 2009 Cty bị khách hang nợ khá nhiều. 3.3/ Số vòng quay của Tài sản Số vòng quay của Tổng Tài sản dung để đo lường hiệu quả sử dụng Tài sản trong việc tạo ra Doanh thu.Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng Tài sản tốt.Số vòng quay của Tổng TS năm 2009 so với năm 2008 giảm,cho thấy hiệu quả hoạt động của cty trong năm 2009 không cao.Chỉ số này giảm là do Doanh thu năm 2009 giảm rõ so với năm 2008 (giảm 23,832,545,842)à điều này được đánh giá là không tốt vì hiệu quả goạt động của cty giảm sút khá rõ.Năm 2009 ta có số vòng quay của Tổng Ta là 2.001 có nghĩa là 1đ TS sẽ tạo ra 2.001đ Doanh thu,Năm 2008 là 3.054 có nghĩa là 3.054đ doanh thu được tạo ra từ 1đ TS.Hiệu quả hoạt động của Cty trong năm 2009 giảm sút khá rõ qua chỉ tiêu này. 4.Đánh giá khả năng sinh lợi: Chi tiêu phân tích Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS) Lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần 988,789,443 / 68,899,533,740 =1.44% 537,846,235 / 45,056,987,898 = 1.19% Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuân sau thuế / tổng tài sản bình quân. Tổng tài sản bình quân =(tài sản đầu kỳ +tài sản cuối kỳ ) /2 988,789,443 /[(19,446,642,677 + 25,677,498,034 ) /2] = 4.4 % 537,846,235 / [(25,677,498,034 + 19,354,686,728) /2] = 2.4% Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân. VCSH bình quân = (VCSH năm trước + VCSH năm nay ) / 2 988,789,443 / [(2,659,517,226 + 3,304,987,652) /2 ]= 33.16% 537,846,235/[(3,304,987,652 +3,479,202,903)/2]= 15,85% Phân tích: 4.1 Đối với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : Năm 2008 có tỷ lệ cao hơn 2009 (1.44% >1.19%) .Điều này được đánh giá là không tốt. Một đồng doanh thu năm 2008 tạo ra 0.0144 đồng lợi nhuận cho công ty. Một đồng doanh thu năm 2009 tạo ra 0.019 đồng lợi nhuận cho công ty. Khả năng quản lý chi phí của công ty ngày càng giảm so với năm trước.Hoạt động cử công ty năm 2009 kém hơn năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: Qua số liệu đã tính toán ở trên thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty đã giảm gần một nửa so với năm trước.Cụ thể : năm 2008 chiếm tỷ lệ là 4.4% ,qua năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 2.4% .Điều này được đánh giá là không tốt . Lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản lại giảm qua mỗi năm .Mà tỷ suất này lại là thước đo khả năng sinh lợi của 1 công ty,khi tỷ suất này giảm kết hợp với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm và số vòng quay tài sản cho thấy trong năm 2009,công ty đã phân phối chưa hợp lý nguồn tài sản của mình. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: Tỷ suất lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008 17,31% .Điều này được đánh giá là không tốt.Vì: Một đồng chủ sở hữu năm 2008 bỏ ra đầu tư kiếm được 0,3316 đồng lợi nhuận trong khi vào năm 2009,1 đồng chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về 0,1585 đồng lợi nhuận.Từ đó cho thấy việc đầu tư của công ty qua năm 2009 không mang lại hiệu quả đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH qua mỗi năm luôn cao hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản,điều này có thể vì công ty đã sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính,tạo ra 1 tỷ suất lợi nhuận trên VCSH luôn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Cụ thể: Năm 2009:Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: 15.85%; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản : 2.4%. 5.Đánh giá năng lực của dòng tiền: CHỉ TIÊU CÔNG THỨC TÍNH NĂM 2008 NĂM 2009 Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận dòng tiền thuần từ HĐKD /lợi nhuận thuần 3,136,305,955 / 988,789,443 = 3.17 lần 236,100,645/ 537,846,235= 0.44 lần Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu dòng tiền thuần từ HĐKD / doanh thu thuần 3,136,305,955/ 68,899,533,740 = 4.55% 236,100,645 / 45,056,987,898 = 0.52% Tỷ suất dòng tiền trên tài sản dòng tiền thuần từ HĐKD / tổng tài sản bình quân 3,136,305,955/[(19,446,642,677 + 25,677,498,034 ) /2]= 13.9% 236,100,645/ [(25,677,498,034 + 19,354,686,728) /2] = 1.05% Phân tích: 5.1: Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận: -Qua số liệu đã tính toán ở bảng trên , ta thấy có sự chênh lệch khá rõ ràng qua 2 năm.Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận năm 2008 là 3.17 lần (3.17>1), khi đó ở năm 2009 chỉ là 0.44 lần (0.44<1). =>điều này được đánh giá là xấu,vì khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với lợi nhuận của năm 2009 thấp hơn so với 2008. -Trong năm 2008,chỉ số này lớn hơn 1,chứng tỏ rằng trong 3 hoạt động ,công ty đã tập trung năng lực của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh,2 hoạt động kia chỉ là thứ yếu. -Ở năm 2009,chỉ số này nhỏ hơn 1,công ty đã không tập trung năng lực của mình vào hoạt động chính là hoạt động sản xuất kinh doanh,mà tập trung vào đầu tư và hoạt động khác. 5.2: Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu: Kết quả tính toán đã cho thấy khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh từ cùng mức doanh thu của công ty đã suy giảm so với năm 2008: từ 4.55% xuống còn 0.52% vào năm 2009.Điều này được đánh giá là không tốt. 5.3 Tỷ suất dòng tiền trên tài sản: -Kết quả tính toán đã cho thấy khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh từ cùng mức doanh thu của công ty đã suy giảm so với năm 2008: từ 13.9% vào năm 2008 xuống còn 1.05% vào năm 2009. Công ty cần có những giải pháp kịp thời ở khâu máy móc,thiết bị của công ty để phuc vụ sản xuất hiệu quả hơn. -Vào năm 2009,chúng ta có đưa ra những lí do có thể khiến tỷ suất này giảm như: Chủ đầu tư dè dặt với sản phẩm mới Thiết bị ,máy móc đã có tuổi thọ quá cao Doanh thu từ các hoạt động còn bấp bênh Dòng tiền thu về bị sụt giảm mạnh…. CHƯƠNG III: TỔNG HỢP,BIỆN PHÁP,KIẾN NGHỊ 1.Tổng hợp: Việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chịu nhiều tác động của các nhân tố khác nhau như chi lãi vay ,lạm phát,việc thu mua nguyên liệu,nợ phải trả,nguồn lực lao động,các khoản phải thu,đối thủ cạnh tranh……..Các nhân tố này đều tác động trục tiếp đến hoạt động tài chính của công ty. Công ty nên đầu tư khoa học kỹ thuật và mở rộng quy mô trong kinh doanh sản xuất. Nâng cao trình độ tay nghề làm việc của công nhân thông qua các khóa đào tạo và huấn luyện. Đối với bộ phận bán hàng, quản lý cần phải huấn luyện và đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển. Các chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao. Qua các năm 2006 đến 2009, phần lớn là hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ. Nếu các chỉ số này cao quá sẽ làm giảm khả năng sinh lợi. Tốt nhất các chỉ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên ở mức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2 đồng tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc đầu tư tài sản cố định.Cần phải đầu tư tài sản cố định hợp lý hơn và cần có sự phân tích kỹ lưỡng hơn. Lượng hàng tồn kho còn khá nhiều,điều này có ảnh hưởng mạnh đến việc thu lại lợi nhuận cho công ty,mặt khác nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều,việc hao mòn vô hình là không thể tránh khỏi. 2.Biện pháp,kiến nghị : 2.1: Đối với doanh nghiệp: Công ty TNHH TNDV Hữu Nghị cần xem xét lại và đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết tình trạng trên,đồng thời cần vạch ra những chiến lược mới để phát triển công ty của mình trong thời gian tới. Tăng cường công tác quản lý của công ty bang các quy chế rõ ràng hơn, xây dựng them các định mức kỹ thuật phù hợp với thực tế của công ty. Đào tạo quả lý ,cán bộ và công nhân lành nghề phục vụ tốt cho nhu cầu của công ty . Trong giai đoạn công ty đang chuyển dần sang công ty cổ phần,các nhà lãnh đạo của công ty nên vạch ra những bước đi cụ thể để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa nhất .Cần nhạy cảm trong việc lưu chuyển nguồn vốn của công ty,để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,công ty nên: Xác định chính sách tài trợ và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý . Quản lý dự trữ và quay vòng nguồn vốn của mình. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tang doanh thu. Quản lý thanh toán….. 2.2: Đối với nhà nước: Kể từ khi mới mở cửa,hệ thống chính sách và luật kinh doanh đã được nhà nước cho phép sửa đổi bổ sung nhiều lần để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì mới.Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp mà nhà nước cần xem xét lại như: Nhà nước cần khuyến khích thỏa đáng thông qua tái đầu tư đối với doanh nghiệp làm ăn có lãi,đóng góp nhiều cho ngân sach nhà nước để các công ty này mở rộng quy mô sản xuất và phát triển . Nhà nước cần coi trọng và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tư vấn đầu tư để các công ty có nhu cầu thì có thể mua công nghệ mới một cách dễ dàng, tránh tình trạng mua phải công nghệ lạc hậu gây thiệt hại cho công ty . Cải cách thủ tục hành chính và cắt bỏ các thủ tục rườm rà để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp . Công ty đang chuyển dần sang công ty cổ phần, vì vậy nhà nước cần cho phếp công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nhân viên,từ người dân,doanh nghiệp khác để đổi mới công nghệ . CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN Được thành lập hơn 10 năm ,trải qua nhiều giai đoạn khó khăn ,công ty đã không ngừng đổi mới để theo kịp với sự phát triển của đất nước cũng như thế giới. Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất và tiêu thụ,nhưng trong khoảng thời gian gần đây,công ty đã đi xuông rất nhiều như: cơ cấu vốn mất cân đối,hiệu quả sử dụng vốn không tương xứng với lượng vốn bỏ ra,ứ đọng trong khâu thanh toán…..tát cả đã làm cho công ty tuột dốc… Và trong năm 2010,công ty đã chuyển đổi cơ cấu dần sang công ty cổ phần,hy vọng công ty sẽ thu lại được lợi nhuận cao khi chuyển đổi sang mô hình mới này . MỤC LỤC Lời mở đầu ……………………………………………………………………………………… 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ ……………………………………………………………………………………. 4 2.Sự hình thành và phát triển …………………………………………………………………... 4 3. Thế mạnh …………………………………………………………………………………… 5 4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi ………………………………………………………… 5 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ ………………………………………………………………… 7 I. Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc ……………………………………………………. 7 1.Chiều ngang và chiều dọc của bảng CĐKT …………………………………………………. 7 2.Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc của bảng BCKQHĐKD …………………….......... 14 II.Phân tích theo xu hướng …………………………………………………………………….. 16 III.PHÂN TÍCH BÀO CÁO TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ …………………. 17 1.Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn …………………………………………........... 17 1.1/Hệ số thanh toán ngắn hạn .………………………………………………………………... 18 1.2/Hệ số thanh toán nhanh .……………………………………………………………..…….. 18 2.Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn …………………………………………..…............... 18 2.2/ Số lần hoàn trả lãi vay ……………………………………………………………………. 19 2.1/ Nợ Phải trả trên vốn chủ sỡ hữu ………………………………………………………….. 19 3.Đánh giá hiệu quả hoạt động ………………………………………………………………... 19 3.1/ Các tỷ số về HTK ………………………………………………………………………… 20 3.2/Các tỷ số về các khoản phải thu …………………………………………………………... 21 3.3/ Số vòng quay của Tài sản ………………………………………………………………… 21 4.Đánh giá khả năng sinh lợi ……………………………………………………………....... .. 21 4.1Đối với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu …………………………….................................. 22 4.2Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:……………………………………………………………... 22 4.3Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH ………………………………………………………... …. 22 5.Đánh giá năng lực của dòng tiền: …………………………………………………………... 23 5.1: Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận …………………………………………………………. 23 5.2: Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu ……………………………………………………….... 23 5.3 Tỷ suất dòng tiền trên tài sản: ………………………………………………………... 24 CHƯƠNG III: TỔNG HỢP,BIỆN PHÁP,KIẾN NGHỊ …………………………………….. 24 1.Tổng hợp …………………………………………………………………………………… 24 2.Biện pháp,kiến nghị ……………………………………………………………….............. 25 2.1: Đối với doanh nghiệp …………………………………………………………………… 25 2.2: Đối với nhà nước ……………………………………………………………. …............. 25 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ………………………………………………………………….. 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiểu luận- PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH DV CƠ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ.docx
Tài liệu liên quan