Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế

Tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Đề tài môn Quản trị kinh doanh quốc tế Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế GV hướng dẫn: ThS Quách Thị Vũ Châu Nhóm thực hiện: Nguyễn Anh Thư _ NT2 Lê Thọ _ NT2 Bùi Anh Dũng _ NT3 Trần Nguyễn Anh Trung _ NT3 Trần Hồng Ân _ NT4 Mục lục Lời mở đầu. Các yếu tố văn hoá. 4 Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 4 Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 13 Điểm tương đồng và điểm khác biệt. 31 Điểm tương đồng. 31 Điểm khác biệt. 32 Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau. 32 Marketing. 32 Tài chính. 34 Quản trị nhân sự. 35 Production. 42 Kết thúc. Lời mở đầu Ngày nay cùng với quá trình hội nhập, việc giao thương buôn bán của các quốc gia với nhau ngày càng dễ dàng và phát triển rực rỡ. Do đó việc hiểu rõ nền văn hoá của các đối tác nước ngoài không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt ban đầu mà còn giúp bạn tránh khỏi nhữ...

doc45 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Đề tài môn Quản trị kinh doanh quốc tế Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế GV hướng dẫn: ThS Quách Thị Vũ Châu Nhóm thực hiện: Nguyễn Anh Thư _ NT2 Lê Thọ _ NT2 Bùi Anh Dũng _ NT3 Trần Nguyễn Anh Trung _ NT3 Trần Hồng Ân _ NT4 Mục lục Lời mở đầu. Các yếu tố văn hoá. 4 Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 4 Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 13 Điểm tương đồng và điểm khác biệt. 31 Điểm tương đồng. 31 Điểm khác biệt. 32 Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau. 32 Marketing. 32 Tài chính. 34 Quản trị nhân sự. 35 Production. 42 Kết thúc. Lời mở đầu Ngày nay cùng với quá trình hội nhập, việc giao thương buôn bán của các quốc gia với nhau ngày càng dễ dàng và phát triển rực rỡ. Do đó việc hiểu rõ nền văn hoá của các đối tác nước ngoài không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt ban đầu mà còn giúp bạn tránh khỏi những đáng tiếc xảy ra. Nội dung Các yếu tố văn hoá. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. Con người. Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Ngôn ngữ. Tiếng Trung Quốc ( hay Hán ngữ, Hoa ngữ, Trung văn) là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng, sử dụng mẫu tự tượng hình. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Roman. Từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Các ngôn ngữ nói khác nhau của Trung Quốc chỉ được nói mà không có cách viết không như Phổ thông thoại ( hay là bạch thoại: nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan thoại chuẩn - là ngôn ngữ mà tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỉ 20 dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc. Khoảng một phần trăm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha). Tôn giáo. Về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác: Phật giáo: Phật giáo bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, tới thế kỷ thứ tư được quảng bá rộng rãi, dần dần trở nên tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc. Hiện nay, trên toàn Trung Quốc có khoảng 13000 ngôi chùa miếu Phật giáo và khoảng 200000 tăng ni. Khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo). Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất (theo tài liệu nào) thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo. Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ. Nho giáo: đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy. Hồi giáo: Đạo Hồi được truyền bá tại Trung Quốc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7, thời kỳ Đường, Tống, khi những thương gia Ả rập và Ba Tư theo đường bộ tới vùng Tây Bắc Trung Quốc hoặc theo đường biển tới miền duyên hải Đông Nam. Đạo Hồi càng trở nên hưng thịnh vào đời Nguyên. 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368) Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Giá trị và thái độ. Văn hoá Trung Quốc là 1 nền văn hoá có tính kế thừa từ lâu đời gắn liền với nền nông nghiệp và chế độ phong kiến. Ngày nay tuy là đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn còn nhiều giá trị tồn tại đến ngày nay, tạo nên một nền văn hoá đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Các niềm tin, quan điểm sống ảnh hưởng rất lớn Nho giáo của Khổng Tử. Trong công việc: Người Trung Hoa rất coi trọng đến mối quan hệ cá nhân. Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. Người Trung Quốc rất coi trọng thời gian. Sự đúng hẹn là chìa khóa đã giúp người Trung Quốc thành công trong thời gian vừa qua. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. Ngoài ra, một điều bạn phải hết sức chú ý là người Trung Quốc rất kiêng kị số 4. Vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Do đó, bạn không được tặng bất cứ cái gì có liên quan đến con số này. Tính giai cấp: Người Trung Quốc rất coi trọng đẳng cấp của đối tác qua cách ăn mặc bề ngoài, chỗ ở. Nên khi giao dịch kinh doanh phải ăn mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu. Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào. Thói quen và cách cư xử. Chào hỏi. Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, điều này được xem như không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Làm quen. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị,tôn giáo, không nên có lời phê phán. Trao danh thiếp. Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. Văn hóa trong ăn uống. Không được lấy đũa gõ vào bát. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách hài lòng với bữa ăn. Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới. Đàm phán. Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực. Quà tặng. Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng. Cách cư xử. Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn. né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa. Thẩm mỹ. Hội họa Trung Quốc. Đối với những bức tranh mang đậm nét truyền thống, dân gian thì giá trị cốt lõi của nó chủ yếu nằm ở chủ đề với ý nghĩ biểu tượng hơn là phong cách hay kĩ thuật thể hiện. Thí dụ như tranh có các chủ đề như: hoa điểu, rồng, ngựa, vượn, cá, tùng hạc, sơn thuỷ, v.v. Những hình ảnh biểu tượng trong tranh Trung Quốc có thể nhắc đến là: Thuỷ mặc Hoa điểu: Hoa cúc: cho kẻ ẩn dật. Mẫu đơn: quyền quý Hoa sen: quân tử. Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» Quả đào: sự trường thọ Quả lựu: sự đông con cái Quả quít: sự tốt lành Chim hạc: sự trường thọ. Chim én hoặc vịt trời (Cặp): tình nghĩa vợ chồng. Chim khách (tranh thập toàn báo hỉ): chúc thành công Con công: sự bình an thịnh vượng Linh vật: Long, lân, qui, phụng. Ngựa: đức tính trinh tiết, trung thành, sự mau chóng và thành đạt. v.v… Ngoài ra, trong tranh Trung Quốc người ta còn có thể phối hợp giữa yếu tố này với yếu tố khác để tạo ra nhiều ý nghĩa độc đáo. Có hai điểm nổi bật của loại tranh này. Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ (tùng hạc diên niên 松鶴延年), v.v... Đặc điểm thứ hai là thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. Thư pháp. Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo. Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện và đây là một môn nghệ thuật tao nhã của người Hoa. Thư pháp là một trong những nghệ thuật xưa nhất của Trung Quốc. Khi hân thưởng một tác phẩm thư pháp, người sành điệu thưởng thức bút pháp và sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua từng nét bút với tiết tấu nhanh chậm, với nét mực ướt đẫm lâm li hay xác xơ tiêu sái và với độ đậm nhạt của mặc tích cũng như sự tương phản giữa giấy trắng mực đen. Với sự am tường về chữ Hán, về tính cách ước lệ của thứ tự nét bút và số nét bút của từng chữ, người thưởng ngoạn sành điệu sẽ cảm thấy thân thiết với tác phẩm và tác giả, đó là một thứ cảm xúc mà những bộ môn nghệ thuật khác ít khi tạo được. Hình thức phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối (đối liên) mà người Trung Quốc thường treo ở cổng nhà, bàn thờ gia tiên, phòng khách, cột nhà của họ. Câu đối có nhiều loại: câu đối ngày xuân gọi là xuân liên; loại dán ở cửa gọi là môn liên; loại dán ở cột gọi là doanh liên (doanh là cột nhà lớn ở tiền sảnh). Vào dịp tết, những câu đối là những lời cầu chúc cát tường thể hiện khát vọng hạnh phúc của họ trong mùa xuân mới. Khát vọng đó sẽ tựu thành và phát triển giống như chồi non lộc mới trong tiết xuân sang. Giáo dục. Phát triển giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Với chính sách "phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục", trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ lớp 1 tới lớp 9). "Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai" là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn. Hiện nay, Giáo dục Trung Quốc được chia thành 3 cấp : Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục bậc cao. Tổng số lên tới 2210 trường cao đẳng và đại học (1054 trường cao đẳng và 1156 trường đại học) với số sinh viên theo học tại các trường lên tới gần 7 triệu học sinh. - Giáo dục tiểu học : Bao gồm các trường phổ thông học cả ngày với thời gian học 6 năm. Căn cứ vào luật giáo dục bắt buộc ma chính phủ Trung Quốc đã qui định, chính quyền địa phương có nghĩa vụ phổ cập giáo dục tiểu học theo chế độ bắt buộc. - Giáo dục trung học : Bao gồm giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Giáo dục phổ thông được chia thành 2 giai đoạn sơ trung và cao trung (tương đương với cấp 2 và 3). Chế độ học bình quân mỗi giai đoạn là 3 năm. Các môn học bao gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, chính trị, lịch sử, địa lý, vật lý, hoá học, sinh vật, kỹ thuật lao động. Giáo dục trung cấp kỹ thuật nghề nghiệp được chia thành 3 loại trường : Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Thời gian học tập từ 2 đến 3 năm tuỳ theo nội dung học tập cảu từng trường. - Giáo dục bậc cao : Giáo dục cao đẳng và đại học : Hiện nay hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học ở Trung Quốc bao gồm các bộ môn khoa học toàn diện, đa hình thức với thời gian học tập là 4 năm, cá biệt có một số trường học 5 năm.Theo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc, các trường đại học có tên tuổi ngày nay gồm đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học Phúc Đán, đại học Nam Khai, đại học Nam Kinh. Nguồn: hhtp://www.iced.edu.vn Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước rất nhanh nhạy trong việc theo kịp xu hướng phát triển giáo dục trên toàn thế giới, trong đó có giáo dục hệ tư thục. Từ năm 1992, Trung Quốc đã cho phép mở các trường tư thục, nhằm mở rộng cơ hội học tập cho thanh thiếu niên. Đối với giáo dục đại học và sau đại học, trong những năm qua, cải cách được diễn ra theo hướng thay đổi chức năng của chính phủ từ bảo đảm mọi thứ cho trường học sang kiểm soát và điều phối vĩ mô. Theo hướng này các trường ĐH của Trung Quốc không còn dựa hoàn toàn vào việc phân bổ tài chính theo các quyết định của chính phủ nữa mà trải tự tìm ra các phương thức hoạt động và phát triển mới theo các điều kiện của riêng mình. Khoa học và kỹ thuật. Trung Quốc cổ đại đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc cổ đại phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn, được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng còn nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình không gian của Trung Quốc ngày nay là thành tựu đáng kể, sử dụng và phối hợp nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến: + Khoảng năm 1970, Trung Quốc có các kế hoạch để xây dựng chương trình tàu không gian có người lái cũng vào với dự án 714 và tàu không gian có người lái Thự Quang. Dự án này sau đó bị hủy bỏ vì một loạt những trục trặc chính trị và kinh tế. + Năm 1992, chương trình tàu không gian có người lái theo dự án 992 được triển khai. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1 được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chương trình. Sau ba lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, mang theo nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vỹ, đưa Trung Quốc thành nước thứ ba trên thế giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình. Lần phóng thứ hai tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 với 2 nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công. Thành quả này của Trung Quốc có thể dấy lên một cuộc chạy đua vào không gian mới. Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. Con người. Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao của họ, nếu không kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất. Ngoài ra, hiện nay trong lòng Nhật Bản có một bộ phận khá đông đảo cư dân mang quốc tịch Hàn Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên sinh sống. Những người này không có tạo ra những nét riêng biệt khác văn hóa Nhật Bản. Ở thành phố Yokohama có nhiều người Hoa kiều sinh sống, không mang quốc tịch Nhật và họ tạo ra nét văn hóa Trung Hoa rất đậm nét. Ngôn ngữ. Chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Hệ ngôn ngữ Nhật Bản được chia ra làm 2 nhóm chính: tiếng Nhật và Lưu Cầu (Ryukyuan). Nhóm tiếng Nhật chỉ gồm duy nhất tiếng Nhật. Nhóm Lưu Cầu (Ryukyu) chia làm 2 nhóm ngôn ngữ, một nhóm bao gồm trực tiếp các ngôn ngữ thành viên và nhóm còn lại tiếp tục phân thành 2 nhánh ngôn ngữ (hay trong một số trường hợp còn được định danh là tiểu nhóm ngôn ngữ). Họ ngôn ngữ Nhật Bản có 12 ngôn ngữ thành viên, tất cả trong số đó đều đang được duy nhất những cư dân đang sống trên đất Nhật sử dụng. Tuy các ngôn ngữ thuộc hệ này đã được phát triển biệt lập, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn đang tìm kiếm các liên hệ giữa chúng với các ngôn ngữ khác. Một thuyết được để ý nhất đề nghị xếp hệ này cùng với một ngôn ngữ đã mai một – tiếng Goguryeo – vào Nhóm Fuyu. Một thuyết khác nhắc đến những điểm giống nhau về ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong hệ này và tiếng Triều Tiên – tuy không giải thích được về sự khác biệt về từ vựng. Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán Tự ( Kanji) và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hỉagana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán - Nhật cũng rất phổ biến. Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ. Tôn giáo. Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu. Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt với cuộc sống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống kinh tế và xã hội. Các lễ nghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệ thuật của người Nhật. Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. Thần đạo. Thần đạo là tôn giáo độc đáo của Nhật Bản. Thời xưa, người Nhật có quan niệm rằng trên đất nước mình có nhiều vị thần. Họ coi tất cả những vật chất hay hiện tượng mang tính thần bí, đáng kính sợ đều là những vị thần. Ngoài ra, người Nhật tin rằng mỗi dòng họ, mỗi xã đều có vị thần tổ tiên, vị thần xã riêng. Vì vậy, trong tiếng Nhật có cụm từ “tám trăm vạn vị thần”. Cách suy nghĩ này hiện nay vẫn còn tồn tại. Trên toàn Nhật Bản, nơi đâu cũng có đền Ujigami. Ujigami vốn là vị thần dòng họ và đền Ujigami vốn là đền của 1 dòng họ riêng vì ngày xưa ở Nhật Bản, những người thuộc 1 họ sống tập trung ở 1 khu vực. Xã hội Nhật Bản đã thay đổi nhiều và ít có trường hợp những người cùng dòng họ sống tập trung. Trong bối cảnh đó, Ujigami biến thành vị thần của từng xã, khu vực. Nếu trong một khu vực nào đó có người dân tộc Nhật sinh sống thì đền Ujigami đương nhiên coi họ là tín đồ của đền này. Chính vì vậy, số lượng tín đồ Thần đạo tương đương với dân số Nhật Bản. Giống như các dòng họ khác, Hoàng gia cũng có vị thần riêng. Đó là Amaterasu-o-mi-kami – thần Mặt trời. Trong thần đạo, vị thần của Hoàng gia được coi là vị thần của dân tộc Nhật Bản. Thần đạo có nhiều vị thần quan trọng khác như Ameno-minakanushino-kami là vị thần xuất hiện đầu tiên trên thế giới, Izanagi-no-mikoto và Izanami-no-mikoto là hai vợ chồng vị thần sinh ra đất đai Nhật Bản. Thần đạo có đặc điểm coi cái gì đáng kính sợ, thần bí đều là thần, nên có các vị thần liên quan đến thiên nhiên như thần gió, thần sấm. Gió thổi là do vị thần gió sử dụng bao gió, sấm động là do vị thần sấm đánh trống, v,v… Núi Phú sĩ và các núi cao khác cũng được coi là thần. Có một số trường hợp, những người có cống hiến lớn, sau khi qua đời trở thành thần Phật giáo. Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt. Phật giáo được chính thức chấp nhận sau chiến thắng về chính trị và quân sự của dòng họ Soga trước dòng họ Mononobe. Dưới thời trị vì của Thiên hoàng Suiko, nhiếp chính Shotoku-taishi cho xây dựng nhiều chùa chiền, trong đó có chùa Horyu-ji và Shitenno-ji. Chùa Horyu-ji là kiến trúc gỗ cổ nhất trên thế giới còn lại đến đời nay. Trong thời Nara (thế kỷ 8), Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhiều đền chùa được dựng lên nhờ sự ủng hộ của Nhật Hoàng. Nhật Hoàng Shomu (701-756) lên ngôi vua năm 724 quy định lấy Phật giáo là “tôn giáo nhà nước” và xây dựng chùa Todai-ji, trong đó có đặt tượng Đại Phật Nara cao 15m, đồng thời xây dựng các chùa Kokubun-ji và Kokubunni-ji tại từng xứ trên toàn quốc. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, trong khi đó Hoàng gia vẫn cúng vị thần tổ tiên, tức vẫn theo Thần đạo. Vì vậy hầu hết các đền Thần đạo có chùa phụ thuộc còn các chùa Phật giáo lớn cũng có đền phụ thuộc. Ở Nhật Bản hiện có 13 tông phái Phật giáo chính. 6 phái được đưa từ Trung Quốc sang Nhật vào thời Nara, trong đó phải kể đến 3 phái là Kegon (Hoa Nghiêm), Hosso (Pháp Tương) và Ritsu (Luật). Trong thời Heian, lần đầu tiên có 2 phái Phật giáo do các nhà sư Nhật Bản thành lập là phái Tendai (Thiên Đài) và phái Shingon (Chân Ngôn). Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura có thêm 7 tông phái nữa là phái Yuzu-nenbutsu, phái Jodo, phái Jodo-shin, phái Ji, phái Nichiren, cùng 2 phái thiền lớn của Nhật Bản Rinzai và Soto. Vào đầu thời Edo, xuất hiện 1 phái thiền khác là phái O-baku, được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Khi Phật giáo được đưa sang Nhật từ Triều Tiên và Trung Quốc, tại Nhật Bản đã có Thần đạo nên các nhà sư gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền đạo. Để 2 tôn giáo Thần đạo và Phật giáo cùng tồn tại, các nhà sư xây dựng hệ thống tư tưởng “thần phật tập hợp”. Theo tư tưởng này, các vị thần của Thần đạo là hóa thân của các đức phật trong Phật giáo. Ví dụ, vị thần Amaterasu-o-mikami (vị thần chính của thần đạo) là hóa thân của Đức Phật Như Lai mà tên tiếng Nhật là Birushana-butsu hoặc Dai-nichi Nyo-rai (Bì Lô Già Na Phật hoặc Đại Nhật Như Lai). Tư tưởng này tiếp tục đến cuối thời Edo, trước khi chính phủ Minh Trị quy định Thần đạo là tôn giáo nhà nước và đàn áp Phật giáo. Nhưng sau đó, chính phủ Minh Trị cho phép Phật giáo cùng tiếp tục tồn tại vì trong khoảng 1200 năm, Phật giáo đã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và không thể nào xóa bỏ được ảnh hưởng của Phật giáo. Nói riêng về Phật giáo Nhật Bản, Thiền tông (hay Zen) là một tông phái khá đặc biệt. Việc đưa thiền vào Nhật Bản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Thiền được nuôi dưỡng trong những nền văn hóa vĩ đại của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tới đỉnh cao ở Nhật Bản để rồi lan sang các nước phương Tây. Khi kỹ thuật đe dọa thống trị thế giới, thiền thức tỉnh nhiều người về những giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của con người. Thiền tông, với giáo lý chủ yếu là tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính, vốn do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng. Khi Bồ Đề Đạt Ma 60 tuổi, ngài sang Trung Quốc để truyền bá thiền nhưng vua chúa Trung Quốc bấy giờ không hiểu được nên ngài tới chùa Thiếu Lâm và dạy thiền cho các nhà sư tại chùa đó. Hai phái thiền của NB, tức phái Rinzai (Lâm Tể) và phái Soto (Tào Đỗng), cũng là do nhà sư Trung Quốc sáng lập ra trong thời Đường, rồi đầu thế kỷ 13 du nhập vào Nhật Bản. Thiên chúa giáo. So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên chúa giáo Nhật Bản tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo Francisco de Xavier, người Tây Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều đình và chính quyền Muromachi đều không có sức chi phối toàn quốc nữa, các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên chúa giáo thời đó không chỉ giới thiệu Thiên chúa giáo mà còn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước đông nam, tây nam Á. Vì vậy có một số sứ quân daimyo cho phép nhà truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên tiến, giao dịch buôn bán, v,v… Nhưng sau khi thống nhất đất nước, sứ quân Toyotomi Hideyoshi đã cấm các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1587, khi đã có khoảng 150 nghìn người theo. Chính quyền Tokugawa sau đó cũng tiếp tục đẩy mạnh chính sách này, nghiêm cấm người Nhật theo Thiên chúa giáo. Năm 1637, tại vùng Shimabara-Amakusa (tỉnh Nagasaki hiện nay) cuộc chiến Shimabara bùng nổ, 37.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khu vực này chiếm thành lũy, giao chiến với quân đội chính quyền. Sau đó, chính quyền tăng cường đàn áp tín đồ Thiên chúa giáo tới mức những người theo đạo này phải che giấïu tín ngưỡng của mình. Sau Minh Trị Duy Tân, chính sách cấm Thiên chúa giáo được hủy bỏ. Nhiều nhà truyền giáo, hầu hết từ Mỹ, đã tới Nhật Bản để phổ biến Thiên chúa giáo và đặt cơ sở tại Nhật Bản. Từ sau Minh Trị Duy Tân đến khi kết thức Thế chiến 2, vai trò của Thần đạo tăng lên. Trong thời kỳ đó, Thần đạo được coi là tôn giáo nhà nước vì Minh Trị Duy Tân có quan điểm lật đổ chính quyền võ sĩ để tái lập chính quyền của Nhật Hoàng, và như đã nói ở trên, vị thần tối cao của Thần đạo là vị thần tổ tiên của Hoàng gia. Tư tưởng này được sử dụng để tăng cường chi phối dân chúng dưới sự chỉ đạo của Nhật Hoàng. Nhưng, sau Thế chiến 2, chính sách “Thần đạo là tôn giáo của nhà nước” được bãi bỏ và Hiến pháp Nhật Bản hiện nay đảm bảo tự do tín ngưỡng Ngoài ra, người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. Giá trị và thái độ. Với phương châm “mở cửa” để học tập văn minh tiên tiến phương Tây nhằm chấn hưng đất nước, đồng thời giữ vững cốt cách tinh thần văn hóa dân tộc, Nhật Bản là nước châu á duy nhất, sớm nhất thực hiện thành công cách mạng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước để sánh cùng các cường quốc phương Tây, làm cho mọi quốc gia khâm phục, nể trọng. Nước Nhật chỉ mất hơn 20 năm để trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát triển trong khi nước Anh phải mất hơn 100 năm. khi nói đến bản thân văn hoá truyền thống Nhật Bản còn có những đặc điểm cơ bản sau: Ngay từ thời cổ xưa, Nhật Bản đã từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương, Nhật Bản cử những sứ bộ hào hứng sang các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh… giao lưu, có người còn ở lại làm quan cho triều đình Trung Hoa. Trong những chừng mực nào đó, Nhật đã cố gắng du nhập và mô phỏng văn hoá Trung Hoa, cải tiến cho phù hợp ở Nhật, ví dụ cải tiến chữ Hán, tham khảo các điển tích Trung Hoa trong sáng tác văn học; nhấn mạnh tính chất Thiền “Zen” của đạo Phật, chấp nhận một số giáo lý của đạo Khổng. Về điểm này có thể rút ra rằng: Nhật Bản học hỏi để làm ra cái riêng của Nhật là “Giản lược và quyết liệt”- tính chất đó được thể hiện rõ từ những nét bút Nho, những bức tranh, cốt truyện hay đường kiếm của họ. Trong lịch sử, Nhật Bản chưa từng bị nước ngoài đô hộ. Khi quân Nguyên Mông hùng hổ tấn công 2 lần thì đều bị bão biển nhấn chìm tàu thuyền gần hết, một lần bỏ dở cuộc chinh phạt, lần sau một số tàu thuyền bị bão đắm, số quân tướng tràn lên bờ đều bị các samurai thiện chiến của Nhật tiêu diệt hoàn toàn. Đến khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX, khi các nước phương Tây bắt đầu xâm lấn châu á, thì hầu hết các quốc gia vùng này từ  Trung Quốc to lớn đến các nước nhỏ khác đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc. Nhung xứ sở Hoa anh đào lại thoát khỏi nạn kiếp bị đô hộ nhờ vị trí khu biệt về địa lí, xa lạ về văn hóa và nhờ các tư tưởng canh tân, học hỏi du nhập điều hay của ngoại bang kể cả của những kẻ đối địch với mình. Trên thực tế, sau khi tiến hành cách mạng Minh Trị ít lâu, người nước ngoài đến Nhật rất đông, người Nhật bắt đầu học cách mặc đồ Âu mạnh mẽ, ăn bánh mì bơ, phó mát, dùng dao nĩa. Có lúc tưởng chừng một số nhân tố văn hoá nước ngoài lấn át được phần nào văn hóa bản xứ. Tới khi cao trào đó lắng dịu xuống, văn hóa truyền thống Nhật Bản lại trỗi dậy và xảy ra quá trình "Nhật Bản hoá" những gì được du nhập, thâu nhận, trao đổi và học hỏi được từ phương Tây. Chính vì vậy, việc du nhập, tiếp biến yếu tố văn hóa ngoại lai đã không phá hỏng, làm lai căng nền văn hóa bản xứ hay chia cắt văn hóa xứ sở này, trái lại còn giúp Nhật Bản tạo dựng được những hình mẫu văn hóa đặc sắc của mình. Với tư cách là một quốc gia dân tộc, Nhật Bản đã duy trì được nền văn hoá thuần nhất, riêng biệt, đặc sắc của mình từ thời tiền sử đến tận thời hiện đại và điều này làm nên sức mạnh của Nhật Bản, tạo nên một vị thế hiếm có của Nhật trên thế giới trong thời gian qua. Thói quen và cách cư xử. Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. 2.5.1 Danh thiếp phải được trao và nhận bằng hai tay. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau. 2.5.2 Sự hòa thuận trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận. Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan sát các đối tác này để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu đại diện nhóm nói chuyện thì những người còn lại nên ghi chú những điều cần thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá phức tạp, khó hiểu. Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (Chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (Có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh với họ được trở thành chính thức. 2.5.3 Nghệ thuật chiêu đãi khách: Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường. Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu. 2.5.4 Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội: Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành. Không tranh cãi: người Nhật không quen với việc tranh luận bởi vì họ không tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng lịch sự. 2.5.5 Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh: + Làm quen: giai đoạn làm quen trong kinh doanh bắt đầu trong những lần gặp gỡ đầu tiên, giai đoạn này không được quá hấp tấp. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc và có thể trao đổi những vấn đề chung như thời tiết, gia đình, du lịch… Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp. Sau lần gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ và đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân mật hơn. + Thu thập thông tin: Hãy để cho người cấp cao nhất hoặc trợ lý của ông ta đề cập đến mục đích của cuộc gặp mặt, đây cũng là dấu hiệu để chúng ta biết cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Mục đích của cuộc gặp gỡ là thu thập thông tin từ đối tác, nên bạn phải chuẩn bị thật chi tiết những đề nghị của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía họ, và người Nhật thường không ra quyết định cho lần gặp gỡ này. Đùa cợt không được chấp nhận khi thương lượng: Rất nghiêm túc trong công việc nên người Nhật không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Đùa giỡn thường là sau khi đã hoàn thành công việc hoặc sau giờ làm việc. + Thỏa thuận bằng miệng: Người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng, những hợp đồng được chuẩn bị chi tiết gây cảm giác rằng lòng tin chưa có từ hai phía. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận. 2.5.6 Nguyên tắc khi giao tiếp:  + Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp. + “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.  + Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.  + Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước. 2.5.7 Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là:  - Doanh nhân phục vụ đất nước. - Quang minh chính đại.  - Hòa thuận nhất trí.  - Lễ độ khiêm nhường.  - Phấn đấu vươn lên.  - Đền đáp công ơn. Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản:  - Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.  - Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được.  - Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng của họ, họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.  - Với người Nhật, không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.  - Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm. - Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất. Thẩm mỹ. 2.6.1 Thư pháp: tại Nhật Bản gọi là thư đạo. Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản. Theo phân loại của Hội thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền thống đến thư pháp hiện đại của Nhật bản có thể được xếp theo 7 bộ môn sau: + Thư pháp chữ Hán: Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai (Khảo thư), Gyo (Hành thư), So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp vốn có. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống. + Thư pháp chữ Kana: Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku. Có sự biểu hiện phong phú tùy theo chí hướng khác nhau của các tác giả về những bài ca cổ mà thư pháp Kana. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại được hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ). + Thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư): Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới. Đây là bộ môn đã được triển khai, mở rộng ở các kì triển lãm Thư pháp Mainichi. Do tính chất dễ đọc và gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người. + Thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư): Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen. + Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc): Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm giác tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hoà quyện trong một không gian nhỏ. + Thư pháp chữ khắc gỗ (Khắc tự): Chữ viết được khắc lên bản gỗ. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự chú ý. + Thư pháp ZenEi (Tiền vệ thư): Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm thông qua các tác phẩm nghệ thuật mang tính trừu tượng. 2.6.2 Trà đạo: được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Có rất nhiều qui tắc cần biết trong trà đạo Nhật Bản như: Trà thất Chabana Tokonoma Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà V.v… 2.7 Giáo dục. Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học thêm. Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản. Sơ đồ Hệ thống Giáo dục ( hhtp://www.iced.edu.vn ) Và khi học sinh sau khi kết thúc chương trình phổ thông trung học, học sinh có thể tiếp tục học 4 năm chương trình đại học hoặc 2 năm chương trình cao đẳng. ở Nhật, các trường cao đẳng và đại học đều được gọi là “University”,  giáo dục đại học kéo dài 4 năm, và đối với một số ngành như Y, nha khoa, thú y kéo dài 6 năm, chương trình cao đẳng kéo dài 2-3 năm. Ngoài ra, các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có thể vào học các trường dạy nghề. Học sinh sau khi học xong chương trình đại học có thể tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ 2 năm và tiến sĩ 5 năm ( chia làm 2 kỳ : 2 năm đầu lấy bằng thạc sĩ, 3 năm tiếp theo lấy bằng tiến sĩ). Đối với chương trình tiến sĩ ngành Y, nha khoa, thú y chỉ mất thêm 4 năm sau khi kết thúc 6 năm đại học. Một số trường Y, nha khoa và thú y đào tạo chương trình tiến sĩ 5 năm hoặc 3 năm. Năn 2007, Nhật Bản chi trên 7% GDP cho ngân sách giáo dục quốc gia ( Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chương trình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân; Chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin. Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.Với những xu hướng cải cách giáo dục hiện đại hiện nay, Nhật Bản hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều thần kỳ mới trong quá trình phát triển trong tương lai không xa. 2.8 Khoa học và công nghệ. Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học Robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Vào ngày 1 tháng 6 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo. Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. II. Điểm tương đồng và điểm khác biệt . Điểm tương đồng: Cùng là 2 quốc gia Phương đông do đó, Trung Quốc và Nhật Bản đều có mang trong mình những nét văn hoá tương đồng. Chữ viết: theo kiểu chữ tượng hình. Đều là 2 quốc gia có số lượng Phật tử đông nhất thế giới ( Trung quốc thứ nhất và Nhật Bản thứ nhì ). Ở Nhật và Trung Quốc thì Phật giáo đều là một đạo giáo xuất phát từ bên ngoài nhưng do có những triết lý và đặc thù tương đồng với những tôn giáo xuất phát từ bản thên chính nước này .VD: như đối với Nhật Bản là thần giáo và đối với Trung Quốc là đạo Nho giáo, đạo giáo . Tôn giáo của Nhật Bản bị ảnh hưởng lớn từ Trung hoa với việc du nhập đạo giáo Khổng giáo và Phật giáo . Đặc biệt là vào thời kì sau khi đất nước thống nhất, các chính quyền võ sĩ Kamakura, Muro-machi và Tokugawa ủng hộ Phật giáo, vừa để Phật giáo cùng chính quyền được tồn tại lâu dài, vừa để lợi dụng Phật giáo thống trị dân chúng. Trong thời Edo, tức chính quyền Tokugawa, chính quyền tích cực sử dụng hệ thống chùa chiền Phật giáo để quản lý hộ khẩu của người dân. Chính quyền buộc mọi người phải đăng ký thuộc một chùa nào đó và các chùa lập danh sách tín đồ thuộc chùa mình. Khi dân chúng cần phải làm lễ liên quan đến Phật giáo thì phải nhờ chùa mà mình đã đăng ký. Một mục đích khác là tránh không để dân chúng chạy theo Thiên chúa giáo. Chế độ này giúp số lượng tín đồ Phật giáo tăng lên và các chùa được kết hợp với xã hội rất chặt chẽ, nhưng mặt khác, các chùa đã có số tín đồ nhất định nên không cố gắng truyền đạo nữa. Do đó, có rất nhiều những quan niệm cuộc sống rất giống nhau. Có tính giai cấp, đề cao địa vị xã hội, tôn tị trật tự trong xã hội rất quan trọng.Trọng nam khinh nữ. Trong các cuộc đám phán không thường đi thẳng vào vấn đề. Trước khi đàm phán thường hay mời đối tác dùng các bữa ăn thân mật nhằm tìm hiểu, và tạo các mối quan hệ thân thiết. Trách các xung đột cá nhân: không phê bình hay chỉ trích người khác một cách thẳng thắn. Coi trọng chữ tín, do đó, trong các cuộc đàm phán thường có những thoả thuận bằng miệng hơn là văn bản giấy tờ. Một nét tương đồng nữa giữa 2 quốc gia, mà có thể nói đã tạo ra thành công cho 2 quốc gia này đó là rất trọng thời gian. Do đó, khi gặp các đối tác này bạn không được phép đến trễ. Điểm khác biệt: Nếu như đạo Phật ở Trung Quốc bị chi phối bởi Đạo giáo và Nho giáo thì Phật giáo Nhật Bản lại bị chi phối bởi Thần giáo . Trung Quốc có một nền văn hoá rất đa dạng, trong khi văn hóa của Nhật lại có tính đồng nhất rất cao. Tôn giáo ở Nhật khá phức tạp độ thuần nhất thấp hơn nhiều so với Trung quốc điển hình như đa số người nhật có thể theo 2 đến 3 tôn giáo .Còn đối với Trung Quốc chủ yếu chỉ là Phật giáo với những biến đổi theo văn hóa đã được xây dựng ngàn năm từ Nho giáo và đạo giáo. Do hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau. Nên mỗi quốc gia vẫn tạo ra cho dân tộc mình những điểm nét văn hoá đặc trưng: Văn hóa Trung Quốc là đậm nét văn hoá truyền thống. Văn hóa Nhật Bản mang tính kết hợp và có chọn lọc giữa văn hoá Đông – Tây – Nhật. Tạo nên một nét văn hoá rất riêng. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau: Marketing: văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp (DN), cụ thể: - Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing. - Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing. - Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing- mix của DN trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Mỗi một biến số của văn hoá có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoạt động marketing của DN. Thực tế đã cho thấy, có thể biến số này của văn hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một hoạt động nào đó của marketing, còn biến số khác lại ít có liên quan hoặc ảnh hưởng không đáng kể. Nếu nhìn ngược lại từ phía các công cụ của marketing- mix người ta đã đưa ra một số tổng kết về sự tác động của một số biến số văn hoá như sau : +Thứ nhất, chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn ngữ. Chẳng hạn, các quảng cáo có thể cần phải thay đổi vì một chiến dịch hoặc biểu ngữ dùng trong nền văn hoá nào có thể có ý nghĩa xấu hổ ở một nền văn hoá khác. Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Còn người Nhật nổi tiếng với lòng tự hào dân tộc và hầu hết người dân đều không sử dụng Tiếng Anh. Vì vậy, thật khó khi muốn marketing một sản phẩm qua tiếng Anh do sự khác biệt về ngôn ngữ này. +Thứ hai, sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị: Ở Trung Quốc một mặt của danh thiếp in chữ tiếng Trung với những kí tự đơn giản màu vàng, vì màu vàng là màu đặc trưng cho triển vọng và sự hứa hẹn; và tiếng Trung là một thứ tiếng rất khó viết, vì vậy, tấm danh thiếp phải được kiểm tra vô cùng cẩn thận trước khi trao. Đôi khi chỉ cần một nét chấm đã làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ. Danh thiếp phải có chức danh của bạn. Nếu như công ty của bạn đã lâu đời hoặc có quy mô tầm cỡ quốc gia thì bạn cũng nên dành một vị trí trang trọng cho tên công ty mình. Khi trao danh thiếp, đưa cả hai tay, và nhớ là không viết gì trên danh thiếp của ai đó, trừ khi được chính họ gợi ý. Còn Người Nhật rất coi trọng tấm danh thiếp nên họ đầu tư rất lớn vào chất lượng giấy in và mẫu mã của danh thiếp. Đối với người Nhật, cách bạn “cư xử” với tấm danh thiếp cũng là cách bạn đối xử với chủ nhân của nó. Vì thế, hãy thật thận trọng khi nhận danh thiếp của đối tác Nhật. Khi trao danh thiếp của bạn cho họ, hãy đảm bảo rằng danh thiếp của bạn phải bao gồm cả chức danh, vị trí trong công ty. Giơ hai tay khi nhận danh thiếp nhưng khi trao danh thiếp chỉ cần một tay. Trong cuộc họp, đặt bưu thiếp trên bàn trước mặt bạn. Khi cuộc họp kết thúc, có thể kẹp bưu thiếp của bạn vào trong cặp giấy đựng tài liệu phát cho mọi người. +Thứ ba, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở Nhật Bản, sự thay đổi thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi. Nhưng ở Trung Quốc, sự thay đổi có thể đựơc xem là không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường. + Thứ tư, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội. Ở Trung Quốc, mối liên hệ giữa người cung cấp và người mua thường dựa trên quan hệ họ hàng bất kể là xa hay gần. Những người không phải là thành viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối nào đó. 2. Tài chính. 2.1 Trung Quốc. - Trong văn hoá người phương Đông trong đó có Trung Quốc là tiết kiệm, ít tiêu dùng do vậy khi Trung Quốc áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng cho các doanh nghiệp vay vốn một cách dễ dãi trong gói kích thích kinh tế, nước này không lâm lại vào tình trạng khủng hoảng tài chính như Mỹ, tiền mà Chính phủ Trung Quốc đầu tư ra không bị người dân vay tiền tiêu dùng lãng phí. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đặt ra những tiêu chí để cho các doanh nghiệp vay tiền và các doanh nghiệp phải lập các dự án khả thi, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc thì mới được vay tiền. - Tư tưởng của ngưởi Trung Quốc có thể nói là “bành trướng”, họ nỗ lực nâng cao hình ảnh văn hóa quốc gia ra bên ngoài, Bắc Kinh đầu tư hàng trăm viện Khổng tử dạy tiếng Quan thoại trên toàn thế giới và triển khai nhiều cơ quan truyền thông mới phát tiếng nước ngoài. Về lĩnh vực xuất bản, các quan chức cao cấp của Bộ Thông tin trực thuộc Hội đồng Nhà nước dẫn đầu một nhóm chuyên gia thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn các tiêu đề hấp dẫn nhất để dịch và tiếp thị ra toàn thế giới. - Gia đình là nền tảng của các tổ chức kinh doanh nhỏ ở Trung Quốc kể cả các công ty con hoạt động ở nước ngoài. Vấn đề tài chính do đó có điểm khác với phương Tây là thường được giữ kín. Việc hạch toán sổ sách chủ yếu vì mục đích thuế. Đuợc ghi chép vào 1 sổ riêng do gia trưởng nắm giữ. 2.2 Nhật Bản. - Điểm nổi bật nhất trong cơ chế giám sát của Nhật Bản là số lượng tổ chức giám sát, chỉ có duy nhất 1 cơ quan giám sát – FSA (Financial Services Agency) bởi người Nhật đã quen với cách quản lí của chính phủ, nó đem lại sự ổn định cho hệ thống tài chính. - Các tổ chức tài chính của Nhật chỉ khác nhau về qui mô lớn nhỏ, còn chiến lược, hình thức kinh doanh, cách quản lí đều giống nhau. Một trong số các lí do giải thích vì sao các tổ chức tài chính Nhật không muốn tìm ra chiến lược và hình thức kinh doanh riêng là do chủ đầu tư. Hầu hết những người này là những người có địa vị, tuổi tác cao trong xã hội, họ muốn sự ổn định không chấp nhận cái mới chưa được chứng minh tính hiệu quả. 3. Quản trị nhân sự: một trong những yếu tố thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là nghệ thuật quản lý nhân sự. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó có vai trò rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. 3.1 Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản dường như hiểu rõ nhất tầm quan trọng của yếu tố quản lý nhân sự. Trong thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cách mạng về quản lý nhân sự đã diễn ra tại Nhật Bản, góp phần đáng kể vào vị thế của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thương trường quốc tế ngày nay. Công việc làm trọn đời. Tại Nhật Bản, “công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời. Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như TOYOTA. Ngoài ra còn có nhiều công nhân làm việc không trọn ngày. Sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định. Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh. Ví dụ như ở Isuzu, công nhân viên bầu ra những người có quyền đại diện cho mình vào hội đồng lao động của công ty. Về những vấn đề tài chính và kinh tế, Hội đồng lao động của Isuzu được cung cấp thông tin và được tham khảo ý kiến vào việc ra quyết định, nhưng Hội đồng không có quyền như các cổ đông vì mặc dù các cổ đông và nhân viên có số người đại diện như nhau nhưng vị chủ tịch đại diện cổ đông là người có lá phiếu quyết định. Nhóm kiểm tra chất lượng. Để nâng cao năng suất của công nhân viên, các công ty Nhật Bản đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để đề nghị công nhân viên đưa ra các sáng kiến để nâng cao sản lượng. Những nỗ lực hợp tác được thúc đẩy một phần nhờ mục tiêu này. Nhóm kiểm tra chất lượng là một trong những hoạt động đó, nhóm này bao gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ, gặp nhau thường xuyên để phát hiện và để giải quyết các khó khăn của họ. Đây là một hoạt động có sự tham gia của nhiều cá nhân để họ tham khảo ý kiến giữa các đồng nghiệp với nhau vì mỗi một cá nhân thường không muốn quan hệ trực tiếp với nhà quản trị. Làm việc theo nhóm. Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. Xét về mặt nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt. Ngoài ra, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát chất lượng và tự sửa chữa máy móc của mình. Huấn luyện, đào tạo các nhà quản lý tại chi nhánh ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp Nhật bản cho rằng sự khác biệt giữa những nhà quản trị quốc tế và nhà quản trị trong nước là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm cách làm cho các hoạt động tại nước nhà phù hợp với các địa phương ở nước ngoài và quan hệ tốt với chính phủ nước đó. Nhiệm vụ của các nhà quản trị chi nhánh ở nước ngoài thường rộng hơn so với các nhà quản trị trong nước, họ phải đương đầu với khó khăn về thông tin liên lạc giữa các cơ quan đầu não của công ty và chi nhánh. Và tại Nhật, hai chức năng huấn luyện, đào tạo nhân viên ở nước ngoài là xây dựng những kiến thức tổng quát cho các nhà quản trị và trang bị cho các nhà quản trị phương pháp để giải quyết những tình huống đặc biệt thường xảy ra đối với những người xa xứ. Và cuối cùng, “Làn sóng văn minh thứ tư" đang hướng các công ty Nhật Bản đến phá vỡ chương trình quản lý cũ thông qua việc mở ra những phương pháp mới tăng đầu tư vào sáng tạo; đổi mới các qui trình công nghệ, sản xuất, marketing đáp ứng yêu cầu mới... Trong chiến lược nhân sự, các công ty chú trọng đến những chính sách ưu đãi những người dẫn đầu các hoạt động sáng tạo, tạo cơ hội bình đẳng sáng tạo cho tất cả mọi người cùng với các hệ thống khen thưởng, khuyến khích sáng tạo. Định hướng nhóm. Sự gắn kết và tinh thần đồng đội luôn được đề cao ở khắp các vùng trong xã hội Nhật. Một cá nhân được nhận dạng thông qua nhóm xã hội mà anh ta là thành viên. Do đó, trong công việc, người Nhật thường nhấn mạnh sự đoàn kết và tính kỷ luật. Họp và đàm phán. Trong buổi đàm phán, bạn sẽ phải đối mặt với những người có quan điểm trái ngược và họ thường đi kèm với các chuyên gia. Vì vậy, tốt nhất bạn nên có một người trợ lý hoặc bằng cách nào đó chắc chắn ràng bạn đủ tự tin để trả lời tất cả câu hỏi mà họ đặt ra. Để bắt đầu, bạn nên chào hỏi những người nhân viên cấp cao của công ty trước và sau đó là những người còn lại theo thứ tự cấp bậc. Những nhân viên cấp cao sẽ là đại diện của công ty đó và những người cấp thấp hơn sẽ là những người nói và đàm phán. Các cuộc họp thường được diễn ra vì ba lý do chính: xây dựng các mối quan hệ, trao đổi thông tin và xác nhận lại những quyết định đã được ra. (Những quyết định hiếm khi được thực hiện trong các cuộc họp). Nếu bạn đã có những mối quan hệ rồi thì đây là lúc để phát triển nó không chỉ với những người quản lý mà còn với những nhân viên cấp thấp hơn. Hãy nhớ rằng sự nhất trí giữa các thành viên là rất quan trọng. Vì vậy, bất kỳ ý kiến nào của thành viên trong nhóm đều phải được ghi nhận lại. Người Nhật rất quan tâm đến chi tiết. Trong cuộc họp sẽ có rất nhiều câu hỏi được lặp đi lặp lại theo những cách khác nhau. Bạn phải chắc chắn rằng bạn luôn có câu trả lời và truyền tải càng nhiều thông tin càng tốt. Người Nhật thích làm việc với những người ít nói, chân thành và ôn hòa. Những người quá cởi mở hoặc hướng ngoại quá nhiều thường bị xem là thiếu lễ độ hay kiêu ngạo. Trong giai đoạn đầu của cuộc họp bạn nên tỏ ra khiêm tốn, tránh nói thẳng vào vấn đề. Đừng nên tỏ ra không đồng ý quá rõ ràng và luôn dùng ngôn ngữ trang trọng trong các cuộc họp. Thêm vào đó. Việc tỏ ra ít nói được xem là một đức tính tốt. Nếu cuộc họp đang diễn ra một cách tĩnh lặng bạn đừng nên phá hỏng không khí đó. 3.2 Trung Quốc. Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Trung Quốc, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa. Những thuật ngữ. “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công. “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới. “Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây nghi ngờ. Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. Văn hóa thường liên quan đến hệ thống kiến thức, thái độ và niềm tin mà đã lan tỏa, ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong nhiều thế hệ. Văn hóa bao gồm cách suy nghĩ, ứng xử trong cuộc sống và được định hình ở những khu vực địa lý riêng biệt dưới sự ảnh hưởng của điều kiện chính trị, kinh tế và lịch sử. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Mặc dù nhiều người nghĩ văn hóa Trung Hoa đề cao chủ nghĩa tập thể tuy nhiên dùng cụm từ chủ nghĩa gia đình có lẽ chính xác hơn. Người Hoa xem trọng những giá trị gia đình, xem trọng chữ hiếu. Dường như đối với họ, gia đình là đơn vị xã hội duy nhất có thể gợi nên sự trung thành từ những thành viên của nó. Những tổ chức xã hội khác, bao gồm cả công sở không thể nuôi dưỡng được sự trung thành, tận tuy như thế. Và kết quả của điều đó là nhiều tổ chức ở Trung Quốc, đặc biệt là những bộ phận của chính phủ, phải dành rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết những xung đột nội bộ giữa những phòng ban, những nhóm nhân viên hoặc kể cả giữa những nhân viên với nhau. Nhiều công ty nước ngoài nhận thấy rằng việc xây dựng tinh thần làm việc nhóm ở Trung Quốc còn khó hơn ở Mỹ, nơi mà chủ nghĩa cá nhân thống trị nền văn hóa. Cách ứng xử đối với những luật lệ, quy định. Đã từng có một khoảng thời gian rất dài xã hội Trung Quốc được cai trị bởi con người chứ không phải pháp luật. Mặc dù nhiều hệ thống luật đã được tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc nhưng những người lãnh đạo của họ thường có khuynh hướng đặt mình lên trên cả pháp luật. Ngay cả ở hiện tại, trong những công ty Trung Quốc, luật lệ, nội quy được đặt ra là cho những nhân viên, không phải cho những nhà quản lý. Sự bất chấp luật lệ này cũng có thể dễ dàng thấy trên đường. Người ta không muốn nhường đường cho nhau, ai đi trước đường là của người đó. Những người đi bộ khi băng qua đường cũng bất chấp cả đèn đỏ ngay cả khi họ đang trên đường cao tốc. Lẩn tránh trách nhiệm. Ở Trung Quốc, những người quản lý thường than phiền rằng họ không có đủ thẩm quyền để thực hiện công việc của họ. Tuy nhiên, khi phải ra quyết định quan trọng, họ thường chuyển trách nhiệm lên phía cấp trên của họ. Những người quản lý Trung Quốc thường có khuynh hướng tách rời trách nhiệm ra khỏi quyền lực. Ngay cả những giám đốc hàng đầu cũng muốn chuyển phần trách nhiệm sang các thuộc cấp của mình. Chẳng hạn, khi một nhân viên yêu cầu được tăng lương anh ta thường nhận được câu trả lời: “Tôi muốn tăng lương cho cậu! Nhưng rất tiếc, phòng HR không đồng ý”. Khi một giám đốc được hỏi về nguyên nhân cắt giảm ngân sách, ông ta thường trả lời "Phòng tài chính không đồng ý tăng, hoặc giữ nguyên mức ngân sách vì lý do tài chính không cho phép." Và một cách để hạn chế khuynh hướng này là phải gắn chặt trách nhiệm của người quản lý với những lợi ích mà anh ta nhận được. Thiếu sự chân thành. Người Hoa hiếm khi nói thẳng một phần bởi vì sự trọng danh dự trong văn hóa Trung Quốc. Một người không chỉ phải giữ thể diện của mỉnh mà còn phải tránh làm cấp trên, người thân, bạn bè mất mặt. Và kết quả là thay vì tự do nói thẳng những suy nghĩ, nhận xét của mình, người ta thường dùng những lời ngon tiếng ngọt khi gặp mặt nhưng sau lưng thì âm thầm quản đối. Do đó, người Hoa thường chỉ tin người thân và bạn bè thân của họ. Những cách ứng xử như vậy có thể gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức. Ở các công ty Trung Quốc, người ta thường nghe nói: "Tôi không thể nói về điều này vì không muốn gặp rắc rối." hoặc là "Chắc hẳn hắn đã nói xấu với ông chủ sau lưng tôi." Bầu không khí như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và làm các nhân viên sao nhãng công việc của mình. Một vấn đề nữa có thể thấy là trong các cuộc họp, người Hoa thường có khuynh hướng giữ im lặng và dễ dàng đồng ý với các quyết định được đưa ra, nhưng khi cuộc họp kết thúc, họ thường phàn nàn về những quyết định của công ty. Sự e ngại phát biểu, phê bình một cách có hệ thống có thể trở thành một thách thức lớn cho những công ty nước ngoài ở Trung Quốc. Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của khuynh hướng này, các công ty nên tạo nên một môi trường giao tiếp cởi mở giữa các nhân viên cũng như giữa nhân viên với người quản lý của mình. Đây không phải là việc dễ dàng nhưng có thế làm được nếu có một chiến lược đúng đắn và một hệ thống chính sách phù hợp. Chẳng hạn, những nhân viên phát biểu xây dựng trong các cuộc họp cần được khuyến khích trong khi những người tham gia một cách im lặng cần phải cảm thấy một sức ép phải đóng góp ý kiến. Nếu không tạo được một bầu không khí cởi mở, các công ty sẽ phải tốn nhiều công sức trong việc hoạch định chính sách. Sự nguy hiểm của chủ nghĩa bình quân và sự ghen tị. Chủ nghĩa quân bình vật chất đã trở thành lý tưởng trong giai đoạn 1949-1976 ở Trung Quốc. Khi nền kinh tế được định hình lại từ những năm 70, luồng tư tưởng này dần trở nên không thích hợp. Với khẩu hiệu “làm giàu là vinh quang”, người dân được kêu gọi làm giàu, tạo ra thật nhiều của cải vật chất. Và kết quả là thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng lên đang kể trong thời gian qua. Dù mức sống ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, nhiều người vẫn có cảm giác không thích người giàu. Trong một tổ chức kinh doanh ở Trung Quốc, người nhận được lương cao và nhiều tiền thưởng thường trở thành mục tiêu công kích của những người còn lại. Họ sẽ cô lập anh ta, từ chối giúp đỡ và cố tạo nên những rào cản cho công việc của anh. Những xu hướng như vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản trị. Vấn đề đặt ra là phải có những chính sách phù hợp để bảo mật những thông tin cá nhân của nhân viên. 4. Production: có thể nói, nhấn mạnh tính sáng tạo đang từng bước giữ vai trò hàng đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20. Các công ty đa quốc gia Nhật Bản thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị địa phương hơn là những người xa xứ vì các nhà quản trị địa phương thông hiểu các điều kiện hoạt động ở địa phương, ít tốn kém, người địa phương có thể tập trung vào hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn. Các công ty này thuyên chuyển nhân viên ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và các hoạt động kinh doanh ở nước nhà, để kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và để phát triển các nhà quản trị. 4.1 Tại khâu thiết kế sản phẩm. Thể hiện ở việc tự tôn của mỗi dân tộc . Nếu như ở Nhật thì phòng nghiện cứu và phát triển sản phẩm ,bộ phận cốt yếu tạo nên sự khác biệt của các công ty không bao giờ có người ngoại quốc, là bộ phận chỉ dành riêng cho người Nhật.Còn ở Trung Quốc thì ngược lại , họ rất chào đón các nhà khoa học nước ngoài cũng như luôn tìm cách tiếp cận với nền khoa học phương tây . Điều này có thể là do tác động bởi lịch sử khi xét về khía cạnh sản xuất thì Trung Quốc chỉ mới xếp thứ 3 trong quá trình theo triết lý của Nhật Bản ( imitation,innovation,invention), tức chỉ mới ở khâu sao chép lại sản phẩm chưa có nhiều sản phẩm mang tính đột phá như Nhật. 4.2 Khâu sản xuất. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều có sự hòa quyện có chọn lọc giữa phong cách quản lý khoa học phương tây và các truyền thống quản lý của nước mình . Nếu như Trung Quốc được mọi người nhìn nhận về tính cộng đồng trong các hoạt động sản xuất buôn bán của mình . Họ luôn tập trung về một nơi và lập thành các phường hội để giúp đỡ lẫn nhau thì người Nhật lại được chú ý nhiều bởi văn hóa quản lý của mình .Điển hình có thề thấy qua ví dụ sau : Khi các công ty Nhật Bản bắt đầu tham gia sản xuất ở nước ngoài mà điển hình là Mỹ, thì đã có rất nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy các nhân viên của công ty Nhật luôn phải cùng nhau tập thể dục trước giờ làm việc . Song rõ ràng kết quả kinh doanh đã làm cho các nhà quản lý phải kinh ngạc. Trong khi các công ty Mỹ thì đang phải cố gắng mở các nhà máy sản xuất ở nước ngoài thì những công ty Nhật lại đamh thành công khi kinh doanh trên đất nước họ .Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa lên phong cách quản lý trong sản xuất của người Nhật khi họ luôn cố gắng xây dựng bầu không khí gia đình mà một người luôn vì mọi người, luôn đạt lợi ích cộng đồng lên trên hết . Việc tập thể dục tập thể cũng chính là một cách để xây dựng phong cách làm việc tập thể giúp co những người Mỹ làm việc tại các công ty Nhật có thể hiểu hơn về phong cách làm việc tập thể , gây dựng văn hóa cho công ty. Ngoải ra dù đều là 2 nước Châu Á đều coi trọng thứ bậc trong quản lý nhưng Nhật Bản là nơi coi trọng vấn đề này nhất , đặc biệt là ở nơi làm việc.Người Nhật rất coi trọng nguyên tắc nên đôi khi trong sản xuất gây cho những người thuộc nền văn hóa khác một tâm lý rất căng thẳng. 4.3 Tiêu dùng. Các sản phẩm của Nhật Bản luôn phải đạt một tiêu chuẩn rất cao về chất lượng. Người tiêu dùng Nhật bản luôn là những khách hàng hiểu biết nhất và khó tính nhất thế giới .Ngoài ra , các sản phẩm của Nhật Bản rất chú ý đến kiểu dáng và màu sắc. Ở các mặt hàng cao cấp thì do ảnh hưởng lớn hơn từ đạo Khổng khi so với Nhật Bản nên Trung Quốc ít có khuyên hướng tiêu dùng các món hàng xa xỉ. Kết thúc Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc. Hay nói cách khác văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrung_quoc_va_nhat_ban__3174.doc
Tài liệu liên quan