Đề tài Ô nhiễm phân bón trong đất ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Ô nhiễm phân bón trong đất ở Việt Nam: ĐỀ TÀI Ô NHIỄM PHÂN BÓN TRONG ĐẤT Ở VIỆT NAM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM Nhóm thực hiện: Nguyễn Văn Tùng – Mssv: 1191080119 Lương Thiện Tùng – 1191080120 Nguyễn Thị Thùy Duyên – 1191080023 Lê Thị Minh Hiển – 1191080035 Vũ Thị Ngọc Linh – 1191080052 Mai Mỹ Kim – 1191080047. Lê Thanh Vương –1191080 CÁC NỘI DUNG CHÍNH PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM THEO NGUỒN GỐC VÀ TÁC NHÂN Khái Niệm Về Phân Bón Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Phân bón được chia làm hai nhóm chính: Nhóm phân khoáng: bao gồm phân N, P, K, Mg, phân Bo, Mo và phân hỗn hợp. Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn, phân xanh và phân rác. Phân loại phân bón vd: Rác ủ hoai mục, phân xanh, bã đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải, bột máu động vật, bột xương, phế phẩm từ các lò mổ, các nhà máy chế biến đồ hộp, phân chuồng, m...

ppt87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ô nhiễm phân bón trong đất ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Ô NHIỄM PHÂN BÓN TRONG ĐẤT Ở VIỆT NAM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM Nhóm thực hiện: Nguyễn Văn Tùng – Mssv: 1191080119 Lương Thiện Tùng – 1191080120 Nguyễn Thị Thùy Duyên – 1191080023 Lê Thị Minh Hiển – 1191080035 Vũ Thị Ngọc Linh – 1191080052 Mai Mỹ Kim – 1191080047. Lê Thanh Vương –1191080 CÁC NỘI DUNG CHÍNH PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM THEO NGUỒN GỐC VÀ TÁC NHÂN Khái Niệm Về Phân Bón Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Phân bón được chia làm hai nhóm chính: Nhóm phân khoáng: bao gồm phân N, P, K, Mg, phân Bo, Mo và phân hỗn hợp. Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn, phân xanh và phân rác. Phân loại phân bón vd: Rác ủ hoai mục, phân xanh, bã đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải, bột máu động vật, bột xương, phế phẩm từ các lò mổ, các nhà máy chế biến đồ hộp, phân chuồng, mạt cưa Mô hình ủ phân hữu cơ từ bùn và phế phẩm Các loại phân được sử dụng nhiều nhất là Phân đạm: Phân lân Phân Kali Các loại phân được sử dụng nhiều nhất là: Các loại phân được sử dụng nhiều nhất là Các dạng phân thường sử dụng 1. Phân đạm 2. Phân lân 3. Phân Kali 4. Phân tổng hợp 1 2 3 4 Bón phân cho lúa tại Việt Nam Khái niệm ô nhiễm đất Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm. Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc và tác nhân Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Nguồn gốc tự nhiên: Do lắng đọng của các chất, do hoạt động của núi lửa…. Nguồn gốc nhân tạo: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc và tác nhân Theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học : Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...) Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137). Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc và tác nhân Chất ô nhiễm đến với đất đầu vào thì nhiều, nhưng đầu ra thì rất ít , vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm chai đất bị ô nhiễm. Nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ Các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí) Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam Sử dụng các loại nước thải để tưới cho cây trồng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Ô nhiễm đất vì chất phế thải :Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi Một số hình ảnh ô nhiễm đất Ô nhiễm đất ở làng nghề phú xuyên Đất ruộng của xã An Bá đang bị “sa mạc” hóa Rác thải CN xã Ninh An Khánh Hòa Đất trống sau khi bị cháy rừng Vùng bị nhiễm nặng dioxin ở Đà Nẵng Trẻ em sống ở vùng bị ô nhiễm TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM PHÂN BÓN TRONG ĐẤT Ở VIỆT NAM Sự tồn lưu của phân bón trong đất: Khi bón phân vào đất có 5 quá trình sau xảy ra: Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng. Ðối với phân đạm: phần lớn phân đạm dễ tan, ngoài phần cây trồng sử dụng, phần còn lại trong đất tham gia vào các quá trình chuyển hoá khác nhau trong đất và được giữ lại chủ yếu ở dạng NO3- và NH4+. NH4+ được keo đất giữ, trong điều kiện oxi hoá NH4+ dễ dàng bị nitrat hoá để hình thành NO3-. Tuy nhiên do NO3- ít được keo đất giữ và sự hấp phụ hoá học xảy ra với ion này rất yếu nên quá trình rửa trôi theo nước mặt và thấm sâu, cộng với quá trình phản nitrat hoá làm hàm lượng NO3- trong đất giảm nhiều sau một năm canh tác. Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng. Ðối với phân lân: khác với phân đạm, phân lân ít bị mất đi trong quá trình sử dụng. Ngoài phần P cây hút và một phần nhỏ dễ hoà tan bị mất đi theo dòng chảy, phần lớn lân tồn tại ở trong đất ở dạng các hợp chất khó tan với Ca, Al và Fe. Ngoài ra, trong điều kiện đất vùng nhiệt đới chua nhiều, một phần P bị giữ chặt do hấp phụ lý hoá học bởi các keo dương. Ðây chính là lý do tại sao hàm lượng lân tổng số trong một số loại đất tăng lên nhiều trong những năm gần đây do bón phân lân liên tục. Tồn dư của P trong đất tuy không ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhưng sự cố định lân quá mạnh của một số loại đất làm giảm hiệu suất sử dụng của phân lân. Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng. Ðối với phân kali: Khác với phân lân, phân kali dễ tan hơn. Tồn dư của kali trong đất không gây độc cho đất và môi trường. Kali tồn lưu này có thể tồn tại ở trong đất dưới các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào lượng tồn dư và loại đất. Một phần kali tồn lưu có thể hoà tan tồn tại trong nước, phần kali này dễ bị rửa trôi khỏi đất hoặc dễ dàng được cây hấp thụ. Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng Phần lớn kali tồn lưu được keo đất hấp phụ ở dạng kali trao đổi hoặc kali nằm sâu trong khe hở giữa các lớp tinh thể của keo sét. Ðặc biệt các đất có chứa nhiều hydromica sự hấp phụ và cố định kali càng mạnh. Khác với lân, kali sau khi được đất hấp phụ hoặc cố định trong các khe hở của keo sét có thể chuyển thành kali dễ hoà tan và kali trao đổi để cung cấp cho cây Sự chuyển hóa của phân bón trong đất Phân bón trong đất chịu tác động của những chuyển hoá chính sau: Quá trình điện li, ví dụ sự điện ly của amonisunphat : (NH4)2SO4 2NH4+ + SO42- Quá trình hoà tan, ví dụ sự hoà tan của supe photphat Ca(H2PO4)2 + H2O → Ca2+ 2H2PO4- + H2O Quá trình thuỷ phân, ví dụ sự thuỷ phân ure để hình thành NH3 CO(NH2)2 + 2H2O  (NH4)2CO3 (NH4)2CO3  2NH4+ + CO32- Sự chuyển hóa của phân bón trong đất Quá trình nitrat hoá 2NH4+ 3O2  2NO2- + 4H+ + 2H2O + Q 2NO2- + O2  2NO3- + Q Quá trình phản nitrat hoá NO3- → NO2- → NO → N2O → N2 Nitrosomonas Nitrosomonas Sự chuyển hóa của phân bón trong đất Quá trình hấp phụ trao đổi, ví dụ sự hấp phụ trao đổi Quá trình kết tủa Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Hiện nay, ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dụng có xu hướng giảm thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khá nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng. Năm1997 đã bón 126,1 kg/ha, xấp xỉ mức trung bình của thế giới, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao thì lượng phân bón có thể được sử dụng nhiều hơn. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phân urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Nhìn qua số liệu về nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến nay có thể thấy xu hướng chung là tăng. Từ năm 2005, lượng phân bón có giảm so với trước là nhờ khả năng sản xuất phân bón trong nước đã thay thế được một phần lượng phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu phân bón có tốc độ tăng khá mạnh. Nhất là trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước nhập về 2,64 triệu tấn phân bón các loại nhưng giá trị tăng đến 102,5% so với cùng kỳ năm 2007. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu thế sử dụng phân bón cũng có khá nhiều thay đổi. Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho cây nên người nông dân đã chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn. Vì vậy, phân NPK, SA2, DAP3 đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân urê đang có chiều hướng giảm trong cơ cấu phân bón sử dụng của nước ta hằng năm. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón nhiều nhất nên số lượng các doanh nghiệp tại thị trường này cũng nhiều hơn ở phía Bắc. Yếu tố cạnh tranh tại hai thị trường này khá khác nhau. Ở thị trường miền Nam, nông sản sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu nên năng suất và phẩm chất nông sản đều được quan tâm do đó người nông dân thường chọn những loại phân có chất lượng; những sản phẩm phân bón nào đã khẳng định được uy tín về chất lượng sẽ được tiêu thụ nhiều ở thị trường phía Nam Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Còn tại phía Bắc, các sản phẩm phân bón sẽ cạnh tranh với nhau về giá do người nông dân ít quan tâm đến phẩm chất của nông sản nên loại nào có giá thành rẻ thì sẽ có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn. Đây cũng là một phần lý do tại sao tình trạng phân bón giả xảy ra khá thường xuyên tại khu vực phía Bắc. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp đầu mối và các thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ phân bón. Các loại phân bón trên thị trường Việt Nam được chia thành 6 loại chính, bao gồm: Phân đơn, phân NPK, phân hữu cơ – khoáng, phân vi sinh, phân trung lượng – vi lượng và các loại phân khác. Trong đó, chất lượng của các loại phân N, P, K, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng đang là vấn đề nổi cộm và cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Vì lý do lợi nhuận, các chất trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và á kim độc và ít di động trong đất . Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ cây. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Các loại phân khoáng được sử dụng rất nhiều với lượng sử dụng cao gấp nhiều lần so với lượng khuyến cáo. Điều tra khảo sát tại Lâm Đồng cho thấy mức sử dụng thường cao hơn từ 30 – 40%, cá biệt lớn hơn tới 60% đối với phân N, P, K Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm lượng phân Bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong đó 2/3 được dùng bón cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường đất và nông sản. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7– 12 tấn / ha. Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Phân Bắc và phân chuồng tươi cũng được đổ trực tiếp xuống ao hồ, mương lạch để nuôi cá. Khái quát các vấn đề môi trường do phân bón gây ra Việc sử dụng phân bón tràn lan cũng đã làm xuất hiện các mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng được sử dụng không hợp lí. Hiện tượng xảy ra là: đất bị chua hóa, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các vi sinh vật trong đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amoni, kim loại nặng ở một số vùng Khái quát các vấn đề môi trường do phân bón gây ra Không phải tất cả phân bón cho vào đất, được phun trên lá sẽ được cây hấp thụ hết.Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở VN, hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45%, kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng được giữ lại trong keo đất Khái quát các vấn đề môi trường do phân bón gây ra Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định như Cu, Zn …rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất Trong các vấn đề môi trường gây ra do nền công nghiệp hiện đại, có một phần lớn là do sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật, không hợp vệ sinh và vượt quá mức độ cho phép. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng có những mặt trái, đặc biệt ở những vùng thâm canh cao bằng phân hoá học, sử dụng không cân đối phân N, P, K và các loại phân hữu cơ và phân vi lượng khác. Hiện tượng có thể gặp là sự hoá chua của đất, kết cấu đất bị kém đi, sự tích đọng kim loại nặng (Pb, Cd, Cu, Zn, Ni...) và NO3-, NH4+... trong đất, nước. Thoái hóa đất do phân bón Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha. Đất thoái hóa Thoái hóa đất do phân bón Ngoài ra, việc bón phân không hợp lí và không đúng tỉ lệ còn gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Ở vùng đồng bằng chỉ chú ý bón phân đạm, ít bón phân lân và phân kali. Ở Việt Nam, tỉ lệ N : P2O5 : K2O phổ biến là 100 : 29 : 7, trong khi trung bình của thế giới là 100 : 33 : 17 (FAO, 1992). Việc ít bón phân Kali làm giảm khả năng hấp thụ đạm của cây. Do đó, tuy lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam là rất ít so với trung bình của thế giới nhưng vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất. Đồng thời việc tăng cường thâm canh cũng làm giảm sút độ phì nhiêu của đất thông qua việc lấy đi các chất dinh dưỡng mà không có biện pháp nào hoàn trả lại. Thoái hóa đất do phân bón Sử dụng phân khoáng liên tục với liều lượng cao trong các hệ thống nông nghiệp cũng làm axit hóa đất, và một phần qua quá trình nitrat hóa khi sử dụng phân đạm. Nếu các ion NO3- trong đất nhiều hơn so với nhu cầu của cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi. Thoái hóa đất do phân bón Hiện tượng chua hóa xảy ra với các đất phù sa của Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà (2003) thì có hơn 68% đất phù sa đang trên đà chua hóa, trong đó có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và do đó việc sử dụng phân bón đang rất được quan tâm để tránh xu hướng chua hóa đất phù sa. Sự gây chua trong đất do phân SA: Quá trình nitrate hoá SA sinh ra trong đất 2 loại axit: (NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 + 2H2O Ở đất chua, bón SA có khả năng đẩy ra một lượng độ chua trao đổi lớn: Sự gây chua trong đất do phân SA: Hiện tượng chua hóa xảy ra với các đất phù sa của Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà (2003) thì có hơn 68% đất phù sa đang trên đà chua hóa, trong đó có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và do đó việc sử dụng phân bón đang rất được quan tâm để tránh xu hướng chua hóa đất phù sa. · Sự gây chua trong đất do phân SA: Quá trình nitrate hoá SA sinh ra trong đất 2 loại axit: (NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 + 2H2O Ở đất chua, bón SA có khả năng đẩy ra một lượng độ chua trao đổi lớn: Sự gây chua trong đất do phân SA: Ngoài phân SA, các loại phân khoáng khác như KCl, K2SO4, Supe lân … cũng tạo ra các gốc axit SO42-, Cl – cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua. Trong đất chua, các nguyên tố gây độc sẽ trở nên linh động hơn, làm tăng nguy cơ gây độc cho cây trồng. Ô nhiễm đất do phân bón 1. Ô nhiễm đất do phân hóa học Theo tính toán, mỗi năm ở nước ta có khoảng 60-70% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ, đang tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp như làm chai cứng đất Phân ure chứa khoảng 44 – 48% N nguyên chất. Như vậy, với nhu cầu sử dụng phân ure là 2 triệu tấn/năm, hằng năm, đất tiếp nhận thêm khoảng 6.000 tấn N không được cây trồng hấp thụ. 1. Ô nhiễm đất do phân hóa học Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Bón nhiều phân đạm vào thời kì muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm. 1. Ô nhiễm đất do phân hóa học Dạng NO3- do từ bón phân hoặc được tạo ra từ sự nitrat hoá thì rất dễ bị rửa trôi vì không bị hấp phụ bởi keo đất mang điện tích dương. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng 1. Ô nhiễm đất do phân hóa học Hàm lượng nitrat lớn trong đất không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu lên hệ sinh thái đất mà còn có thể bị rửa trôi, gây ra ô nhiêm nước ngầm, do nitrat rất linh động và gần như không bị đất hấp phụ 2. Ô nhiễm đất do phân hữu cơ Chủ yếu là phân chuồng, phân bắc là nguồn dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng phục hồi độ phì nhiều cho đất. Tuy nhiên, sử dụng phân hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng xấu về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật vì ngoài các vi sinh vật gây bệnh cũng có nhiều hoá chất bị phân giải đang tồn tại ở dạng độc hại. Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý và xử lý phân trước khi sử dụng của bà con nông dân nước ta. Điều tra ở Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội trong những năm qua cho thấy: vùng trồng lúa 90% hộ dân có hố tiêu dạng cũ, trong đó gần 60% số hộ sử dụng phân bắc chưa xử lý tưới bón cho cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên năm 2006 cũng thấy khoảng 70 - 80% số hộ sử dụng phân bắc, thậm chí chưa xử lý trong canh tác nông nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nông thôn dùng phân tươi bón rau. 3. Ô nhiễm nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng thuộc nhóm các chất có hoạt tính sinh hóa, có tác dụng trực tiếp với các cơ thể sống. Hiểm họa của sự ô nhiễm bới dạng ít di động của các hợp chất của các nguyên tố có hoạt tính sinh học tăng lên khi hàm lượng mùn trong đất cao và khả năng hấp phụ của đất cao. Sự tích tụ của các dạng này trong đất có thể của các quá trình sau: Sự thay thế đồng hình trong các mạng khoáng sét Sự hấp phụ các ion kim loại bởi khoáng sét, đặc biệt là họ alophan 3. Ô nhiễm nguyên tố vi lượng Sự thay thế đồng hình trong các mạng khoáng sét Sự hấp phụ các ion kim loại bởi khoáng sét, đặc biệt là họ alophan Cộng kết với các oxit và và hidroxit mới kết tủa, đặc biệt là Fe Tạo thành các hợp chất phức cơ kim ít linh động Ô nhiễm kim loại nặng: Khi nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong đất và rau muống ở Thanh Trì, tác giả Vũ Quyết Thắng (1998) đã cho thấy hàm lượng trung bình của kim loại nặng trong đất đều cao hơn trong rau muống từ 2 - 6 lần, sự tích luỹ kim loại nặng có thể đạt đến mức tồn dư trong rau muống có thể cao hơn ở trong đất. Ô nhiễm kim loại nặng: Theo tác giả Phạm Quang Hà (2002) hàm lượng Cd trung bình trong đất phù sa vùng Thanh Trì là 0,81 mg /kg. Mẫu đất thuộc vùng trũng Đầm Sét (Yên Sở) có hàm lượng Cd cao hơn hẳn (1,06 mg/kg), đặc biệt lượng Cd trong mẫu bùn cao gấp gần 5 lần (4,19 mg/kg) so với đất nông nghiệp vùng lân cận. Ô nhiễm kim loại nặng: Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp đất gần bề mặt. Do vậy, mức độ độc hại về lâu dài phải được chú ý đến. Tính độc của kim loại nặng biểu hiện ở chỗ gây nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất (ví dụ vi sinh vật cải thiện sự hô hấp của đất, phân hủy chất hữu cơ, cố định nitơ…). Sự tích tụ kim loại nặng trong đất Hàm lượng các kim loại nặng trong một số phân bón thông thường (mg/kg) Ô nhiễm kim loại nặng: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất cũng có thể gây ra bởi việc sử dụng phân bón hữu cơ. Ví dụ, việc cho thêm kẽm vào thức ăn công nghiệp cho gia súc nhằm phòng bệnh vàtăng khả năng tiêu hóa cũng được xem là yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trường cần được quan tâm. Ô nhiễm kim loại nặng: Người trồng rau phần lớn đều sử dụng phân chuồng từ heo, gà, trong khi đó những gia súc gia cầm này được nuôi từ thức ăn tổng hợp là khá phổ biến. Thức ăn dạng này có nhiều khoáng vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân sẽ xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách. Ô nhiễm kim loại nặng: Hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải sinh hoạt là cao nhất. Phân chuồng chứa kim loại nặng ở mức là nguồn cung cấp dinh dưỡng vi lượng cho cây. Với phân lân, đặc biệt là supe lân có chứa một lượng kim loại nặng nhất định, chủ yếu là Cd nhưng lượng sử dụng chưa cao nên nguy cơ ô nhiễm đất và nông sản bởi Cd là chưa có. Ô nhiễm kim loại nặng: Ngoài ra, quá trình sản xuất phân hóa học bằng nguyên liệu không tinh khiết có thể đem lại một số nguyên tố có hại. Ví dụ, công nghiệp sản xuất phân lân liên tục với số lượng nhiều sẽ làm tăng hàm lượng các nguyên tố As, Cd,.. trong đất. Nếu sử dụng phân đạm dạng cyanamit canxi (CaCN2) có thể tồn lưu trong đất gây hại cho cây trồng. Ô nhiễm kim loại nặng: Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, (hấp phụ, liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp (chelat). Khả năng dễ tiêu của chúng đối với thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pH, khả năng trao đổi cation (CEC) và sự phụ thuộc lẫn ngau vào các kim loại khác. Các đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên các phức hệ hấp phụ. Các kim loại nặng có khả năng linh động lớn ở đất chua (pH < 5,5). Ô nhiễm kim loại nặng Do đó, việc sử dụng phân bón hóa học có độ chua sinh lí sẽ góp phần đẩy nhanh việc chua hóa đất, khiến cho các kim loại nặng trở nên linh động hơn. Hậu quả của việc lạm dụng phân bón Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người , mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông ngiệp . Kiểu canh tác dung nhiều phân vô cơ, kết gợp với việc ngưng quay vòng chất hữu cơ trong đất trồng tạo nên một mối đê dọa nghiêm trong việc giữa độ phì nhiêu của đất . Cộng với sự tích lũy lien tục các tạp chất ( kim loại , á kim) có trong phẫn hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất . Thành phần chất hữu cơ của đất đã bị giãm nhanh khà năng giữa nước và thoát nước cảu đất bị thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và năng suất của cây trồng . Hậu quả của việc lạm dụng phân bón Sử dụng nhiều phân bón làm đất bị chay, bị chua Sử dụng dư phân bón hóa học gây phú dưỡng hóa và gây ô nhiễm mạch nước ngầm Bên cạnh các chất dinh dưỡng N P K , trong phân bón còn có các tập chất như kim laoi5 nặng và một số chat dộ khác gây ô nhiệm đất Hậu quả của việc lạm dụng phân bón Việc sử dụng phân hữu cơ không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường đất ,làm phát tán vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sám có điều kiện sinh sôi nảy nở và lan truyền qua môi trường nước mặt , đồng thời làm tăng các độc chất như CH4, H2S, CO2. từ đó gây banh65 cho người và gia súc như : trực khuần ly, thương hàn , amip, ký sinh trùng (trứng gian , sán Hậu quả của việc lạm dụng phân bón Hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào để xác định lượng độc chất từ phân bón hóa học cũng như của thốc BVTV đang tồn lưu trên đồng ruộng của các tỉnh ĐBSCL, nhưng có thể nói mất độ ô nhiễm đang rất nghiêm trọng và muốn tẩy sạch cần có thời gian dài và số tiền rất lớn Hậu quả của việc lạm dụng phân bón Quan trọng nhất là nhận thức của nông dân về tác hại của việc sử dụng không hiệu quả ( quá liều ) cũng như hiệu quả kinh tế nếu sử dung hiệu quả phân bón hóa học . cũng như sự cần thiết của các ban ngành có lien quan tư vấn cho nông dân cách sử dụng phân bón hóa học một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn nhất . Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: * Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất * Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp * Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng * Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân * Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn  – Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh  – Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú  – Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng  – Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất * Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Khắc phục ô nhiễm đất : Tiếp tục nghiên cứu và phát triển các loại phân vô cơ hữu cơ, vi sinh . Áp dụng các biện pháp sinh học , các phương pháp phòng trừ sâu bệnh tồng hợp … để hạn chế ô nhiễm và suy thoái đất … tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông , xem việc đầu tư cho việc này là khoản đầu tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật . Khắc phục ô nhiễm đất Đối với ô nhiễm đất : Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ . sử dụng các loại trên phải chú ý đến việc bảo vệ được đời sông của vi sinh vật , thực vật và động vật sống trong đất như áp dụng 4 nguyên tắc đúng ( đúng thuốc đúng bệnh ,đúng liều , đúng lúc ) 3 giãm ( giãm phân bón giãm thuốc trừ sâu, giãm giống ) , 3 tăng ( tăng nâng suất ,tăng chất lượng và tăng lợi nhuận ) , IPM .. trong sản suất nông nghiệp . Khắc phục ô nhiễm đất Không sử dụng phân tươi hoặc phân hữu cơ chưa oai để bón cho cây trồng . Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhiều nông dân đã biết cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma cùng 2 vi khuẩn cố định đạm và hòa tan. Kiểm chứng bón loại phân này từ 2 vụ rau màu vừa qua đạt hiệu quả cao. Từ tháng 6-2008 đến nay, Chi cục BVTV tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thực hiện 9 mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh cho nông dân tại các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và TP.Sóc Trăng. Nông dân tham gia mô hình đều thừa nhận hiệu quả ứng dụng vào thực tế sản xuất trên rau màu như ớt, dưa leo, khổ qua, dưa hấu… vừa tiết kiệm được chi phí phân bón và thuốc BVTV mà năng suất, hiệu quả đạt cao hơn từ 10-15% so với cách dùng phân hóa học. Sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp giãm thiểu ô nhiễm và cải tạo đất Một khi đất bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người và với các vi sinh vật ,vì vậy phải phòng chống ô nhiễm đất một cách tích cực . muốn thực hiện điều đó chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau : Điều tra và phân tích đất : điều tra ô nhiễm đất và và tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhễm đất . Hiện nay ngưới ta lấy “trị số cơ bản “ làm tiêu chuẩn đánh giá . Căn cứ vào hàm lượng bình quận của hợp chất hoặc nguy tố độc hại trong đất vượ quá “ trị số cơ bản “ để đánh giá . Các biện pháp giãm thiểu ô nhiễm và cải tạo đất Loại bỏ nguồn ô nhiễm : trong các xí nghiệp , nhà máy , hàm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín , không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc , nhửng chất thải loại độc này cần có cách xử lý thu hồi . Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ nhà máy , nước cống thành phố bởi vậy khi tưới cây cần chú ý .cần chọn sử dụng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc . Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng . Một hướng mới là hạn chế dung thuốc gây ô nhiễm là mở rộng phuong pháp sinh hoc phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác . ( phương pháp tổng hợp ) . Các biện pháp giãm thiểu ô nhiễm và cải tạo đất Làm sách hóa đồng ruộng :Dùng dung vôi và muối photphat để khử chua , chuyển phần lớn các nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó giãm nồng độ của chúng trong dung dịch . Cải thiện thành phần cơ giới đất , tăng cường phân bón hữu cơ . Đối với đất cát cần tăng tính đệm và khá năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dược , áp dụng biện pháo tổng hợp tăng độ màu mở của đất , tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược còn tồn lưu trong đất . Các biện pháp giãm thiểu ô nhiễm và cải tạo đất Đổi đất , lật đất . khi đất bị nhiễm kim loại nặng như ( cd ) có thể áp dụng biện pháp đổi đất , lật đất . biện pháp này có thể khắc phục triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng . Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thụ sinh học : nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực , cây ăn quả bằng cây hoa , cây cảnh hoặc cây lấy gỗ . nếu đất trồng có hoặc chăn nuôi thì nên thu hoặc vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất . Ngoài ra có thể trồng những cây không vì lợi ít kinh tế , những cây này có khả năng hút mạnh các hcaats có chứa các nguyên tố kim loại nặng, Các biện pháp giãm thiểu ô nhiễm và cải tạo đất ví dụ: Trong vạn thọ để cải tạo đất bị nhiệm cd . hoăc có thể lợi dụng vi sinh vật để cải tạo đất . CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptÔ nhiễm phân bón trong đất ở Việt Nam.ppt