Tài liệu Đề tài Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam: MỞ ĐẦU
Gần hai thập kỉ trở lại đây dưới tác động của công cuộc đổi mới đất nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá được đẩy nhanh lên. Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có 623 thành phố, thị xã, thị trấn trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Dân số ở cách thành thị theo đó cũng ngày càng tăng.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt nhất là với sức khỏe con người. Các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước...
12 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Gần hai thập kỉ trở lại đây dưới tác động của công cuộc đổi mới đất nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá được đẩy nhanh lên. Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có 623 thành phố, thị xã, thị trấn trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Dân số ở cách thành thị theo đó cũng ngày càng tăng.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt nhất là với sức khỏe con người. Các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng ồn và ô nhiễm chất thải rắn. Thực trạng này là yêu cầu rất cấp bách được đặt ra lúc này đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực.
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị cũng vì lẽ đó trở thành một vấn đề rất quen thuộc với nhiều công trình, các bài báo đăng tin các tạp chí chuyên ngành. Với đề tài “Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam” trong bài tiểu luận tôi chỉ có mong muốn đưa ra những ô nhiễm môi trường ở các đô thị một cách tổng quát nhất để từ đó giúp mọi người có cái nhìn sơ lược về ấn đề này.
Đề tài này được hoàn thành với sự cố gắng thu thập tài liệu, thông tin từ những tạp chí, sách chuyên ngành và từ thực tế môi trường đang sống của người thực hiện. Các phương pháp để thực hiện bài tiểu luận là phương pháp thống kê, tổng hợp nguồn tư liệu đã có. Bài tiểu luận được trình bày cụ thể, nhưng rất ngắn gọn, dễ hiểu.
Tuy nhiên do sự nhận thức, trình độ của người thực hiện còn nhiều hạn chế làm cho bài tiểu luận sẽ có nhiều thiếu sót. Vậy kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ đóng góp ý kiến của cô giáo cùng các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn, đạt được mục đích, ý nghĩa mà đề tài mong muốn.
Tôi xin chân thành cám ơn.
I. ÁP LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỚI MÔI TRƯỜNG
Như chúng ta đã thấy, chủ trương đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây luôn được duy trì với tỉ lệ trên 7% và là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay. Với tốc độ tăng trưởng đó giúp nước ta từng bước vươn lên khắc phục hậu quả của chiến tranh, thoát khỏi tình trạng nước nghèo để tiến kịp các nước đang phát triển.
Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước để khuyến khích phát triển nền kinh tế. Với lí do đó số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng tập trung vào các ngành công nghiệp trong các đô thị và khu công nghiệp. Bên cạnh mặt mạnh, mặt ưu điểm của sự tăng trưởng đó ở các đô thị cũng phải chịu những áp lực:
- Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, các khu công nghiệp được xây dựng nhiều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm của đất nông nghiệp và các loại đất khác dẫn đến hệ quả cư dân nông nghiệp mất dần tư liệu sản xuất phải di chuyển ra các đô thị tìm kiếm việc làm. Sự di dân tự phát này dẫn đến áp lực với cuộc sống đô thị gây sức ép về việc làm, an ninh và môi trường đô thị.
- Đô thị hoá nhanh đòi hỏi không gian đô thị phải mở rộng hơn điều đó làm cho các nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng trước đây ngày càng tiến gần hơn trong đô thị và khu dân cư đông đúc.
- Đô thị hoá đồng nghĩa với việc quá tải trong cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị, làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên đất, nước ở các đô thị làm các nguồn tài nguyên có hướng suy thoái và giảm mạnh. Điều đó tác động trực tiếp đến cuộc sống của cư dân ở các đô thị.
Trên đây là một số áp lực do sự phát triển đô thị và công nghiệp gây ra. Áp lực này hầu như có ở tất cả các đô thị ở nước ta, nhất là các Thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, … Trong tình hình đó tốc độ phát triển kinh tế vượt xa việc bảo vệ môi trường đô thị để lại những hậu quả cần khắc phục tình trạng yếu kém không đồng bộ của hệ thống giao thông, công trình cấp thoát nước, các công trình xây dựng,… ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị. Thực tế hiện nay thống kê được ở nhiều thành phố lớn mức độ ô nhiễm môi trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lền. Thực tế này cho thấy thách thức rất lớn đối với môi trường các đô thị đồng thời cũng là vấn đề cấp bách cần phải có biện pháp giải quyết, hạn chế đến mức tối đa. Xu thế hiện nay là phải làm sao để phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sống.
II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đô thị thường được nhắc đến là ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, và chất thải rắn. Ở phần này, bài tiểu luận sẽ lần lượt trình bày các ô nhiễm đó.
1. Ô nhiễm môi trường nước
1.1. Định nghĩa
Theo “Môi trường và con người” (Mai Đình Yên chủ biên) thì:
“Ô nhiễm môi trường nước ta là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không, khi vượt qua một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại với con người và sinh vật”.
1.2. Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhễm môi trường nước có thể do tác động tự nhiên nhưng chủ yếu là do con người trong qúa trình sinh sống, hoạt động sản xuất gây ra như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không qua xử lí được xả trực tiếp ra đất, các hệ thống thoát nước, sông… Đây là nguồn gốc chính của ô nhiễm môi trường nước có xu hướng tăng nhất là ở các đô thị các khu công nghiệp.
1.3. Hiện trạng
Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm lớn khoảng 3500mm, mật đô sông suối dày đặc đó chính là nguồn tài nguyên nước rất phong phú của Việt Nam. Nhưng tỉ lệ nghịch với qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, nguồn tài nguyên tưởng chừng là vô tận này đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Biểu hiện rõ ràng nhất mực nước ngầm đang ngày càng hạ thấp dần, lượng nước sông suối cũng thấp. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho tiêu dùng.
Theo thống kê ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Hồ Chí Minh, Huế,... tỉ lệ dân được cung cấp nước sạch đạt 70% nhu cầu, tỉ lệ này giảm xuống còn 50% ở các đô thị trung bình và chỉ còn 30 - 40% ở các đô thị vừa và nhỏ [ 1, 171 ].
Bên cạnh nguyên nhân nguồn nước giảm thì việc khai thác còn gây lãng phí cũng tác động đến việc cung cấp nước sạch cho các đô thi. Môi trường nước trong các đô thị tuy đã có nhiều biện pháp giải quyết nhưng kết quả chưa được là bao. Người dân Hà Nội vẫn phải chịu mùi hôi thối bốc lên từ những con sông có dòng nước đen sì như Kim Ngưu, Tô Lịch. Các hồ nổi tiếng như Hồ Tây, Bảy Mẫu,... đang bị lấn dần, mặt nước bẩn mất mĩ quan. Cùng với các thành phố, thị xã khác tình trạng ngập úng trong mùa mưa thường xuyên xảy ra do hệ thống thoát nước thấp kém.
2. Ô nhiêm không khí
2.1. Nguồn gốc ô nhiễm
Cũng chủ yếu do tác động của con người trong qúa trình đẩy nhanh đô thị hoá và phát triển công nghiệp. Công nghiệp hoá, đo thị hoá dẫn đến hiện tượng “bùng nổ” các phương tiện giao thông, chất thải khí từ các nhà máy công nghiệp.
2.2. Hiện trạng
Có thể khẳng định rằng ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm không khí và trầm trọng hơn ở các đô thị lớn, các đường giao thông quan trọng. Nồng độ bụi ở những khu vực này vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 3 lần. Theo điều tra hiện nay những nơi bị ô nhiễm bụi bẩn nhất là:
Ở Hà Nội: Khu công nghiệp Thượng Đình, Văn Điển,…
Ở Hải Phòng: Nhà máy xi măng, sắt tráng men, thuỷ tinh…
Thành phố Hồ Chí Minh là các cum công nghiệp.
Việt trì: Khu vực xung quanh các nhà máy giấy, nhà máy hoá chất.
Từ 1995 trở lại đây mức độ ô nhiễm không khí tuy đã được cải thiện dần từng bước nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
2.3. Ảnh hưởng của ô nhễm không khí tới sức khoẻ con người
Con người muốn tồn tại được thì cần phải hô hấp. Đây là nhu cầu cần thiết nhất hơn cả ăn uống. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu sinh học này đang bị đe doạ bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí thường tồn tại dưới dạng hơi khí và phân tử nhỏ (còn gọi là bụi) gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gây ra nhiều bệnh trong đó đặc biệt quan trọng là các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi.... Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ của con người.
2.4. Một số biện pháp phòng ngừa
- Xây dựng các tiêu chuẩn để quản lý và kiểm soát chất lượng không khí.
- Qui trình đô thị và khu công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường.
- Tăng cường trồng cây xanh trong đô thị, các khu công nghiệp, đường giao thông.
- Lắp đặt, áp dụng công nghệ thu lọc bụi và xử lí khí độc hại ngay từ gốc.
- Phát triển công nghệ “không khói”.
3. Ô nhiễm tiếng ồn
3.1. Định nghĩa
Ô nhiễm tiếng ồn là tập hợp là những âm thanh có cường độ và tần suất khác nhau sắp xếp không theo trật tự và gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người hoạt động, làm việc và nghỉ ngơi.
3.2. Nguồn gốc tiếng ồn
Xuất phát từ hoạt động sinh hoạt sản xuất của con người: tiếng ồn từ các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông. Trong đó tiếng ồn từ sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông là nguồn gốc chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị hiện này không chỉ riêng Việt Nam.
3.3. Hiện trạng
Cùng với hai ô nhiễm đã kể trên, ô nhiễm tiếng ồn là hệ quả của đô thị hoá và công nghiệp hoá. Tuy rằng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam so với các nước là nhỏ nhưng có tác động đến môi trường sống trong các đô thị.
Mức độ tiếng ồng ban ngày luôn cao hơn ban đêm, do ban ngày là thời điểm con người hoạt động nhiều nhất từ đi lại, sản xuất. Hiện nay do tình trạng kiểm soát chưa tốt các phương tiện giao thông nên nhiều phương tiện hết hạn sử dụng nhưng vẫn được lưu hành gây ra tiếng ồn rất lớn.
3.4. Tác hại
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của con người gây ra các hiện tượng mệt mỏi, đau tai, mất thăng bằng, giật mình, mất ngủ, dễ cáu giận,... Đối với những người sống và làm việc ở môi trường có mức độ ô nhiễm tiếng ồn lớn sẽ dẫn tới điếc rất khó phục hồi lại được cơ quan thính giác.
3.5. Biện pháp
- Nhà nước ta đã có những qui định về mức độ tiếng ồn ở những khu vực khác nhau, các nguồn phát ra tiếng ồn.
- Cần có biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại các nguồn phát triển.
- Tuyên truyền giáo dục cho mọi người có ý thức khi sử dụng các nguồn phát ra tiếng ồn.
- Quản lí và giải quyết tốt tiếng ồn.
4. Ô nhiễm chất thải rắn
4.1. Hiện trạng
Ô nhiễm chất thải rắn ở đô thị đang trở thành vấn đề rất bức xúc hiện nay. Lượng chất thải rắn tạo thành và tỉ lệ thu gom toàn quốc liên tục tăng từ năm 1997 đến nay.
Có thể chia chất thải rắn ra làm hai loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Hiện nay ở các thành phố lớn lượng chất thải rắn bình quân đầu người ngày là 0,6 - 0,8 kg/người/ngày. Tỉ lệ này ở các thành phó vừa và nhỏ, các thị xã là 0,3 - 0,5kg/người/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị có thành phần khác nhau nhưng cùng có hai thành phần chính là: rác hữu cơ và đất cát - vật liệu xây dựng, trong đó rác hữu cơ dễ phân huỷ. Thành phần nilông, nhựa, cao su,… trong chất thải sinh hoạt ngày càng tăng, đây là thành phần khó phân huỷ bằng chôn lấp mà phải xử lí bằng phương pháp thiêu huỷ.
- Chất thải rắn bệnh viện:
Đô thị là nơi tập trung nhiều bệnh viện, lượng chất thải từ đó cũng liên tục tăng, ước tính lên tới 50 - 70 tấn, bên cạnh đó khả năng thu gom còn thấp so với yêu cầu. Thực trạng hiện nay dù đã có nhứng biện pháp xử lí nhưng nhìn chung chưa phát huy tác dụng, chất thải rắn bệnh viện vẫn được đổ chung với rác sinh hoạt đô thị.
4.2. Vấn đề xử lí rác thải rắn
Cho đến nay công việc xử lí rác thải vẫn chỉ dừng lại ở việc tìm bãi thải để đổ chứ chưa có biện pháp xử lí triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí.
Chỉ tính riêng Hà Nội hàng ngày đã thải ra 1800m3 (1997) rác, tăng lên 3000m3 vào 2000, song thành phố mới chỉ xử lí được 1000m3/ngày. Số rác còn lại được nhân dân tự đổ bừa bãi xung quanh nơi ở.
Trong 36 bệnh viện của Hà Nội mới chỉ có một vài bệnh viện có lò thiêu rác.
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… đã có sự đầu tư xây dựng các cơ sở xử lí chất thải rắn mong rằng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai.
Như vậy, trong hầu hết các đô thị Việt Nam đều tồn tại bốn ô nhiễm trên. Cùng với tốc độ tăng tưởng thì mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng. Ô nhiễm đó tập trung cao nhất ở thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ.
Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng người dân hay của bộ phận nào mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.
1. Về phía Nhà nước
Đã có sự chú ý quan tâm đến vấn đề môi trường từ nhiều năm trước. Năm 1985 có Nghị quyết về “Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
Năm 1995 có Nghị quyết của chính phủ về xử lí rác thải rắn ở đô thị.
Năm 1999 Bộ Y tế có quy chế quản lí chất thải y tế.
Chính phủ cũng đã phê duyệt các định hướng:
- Định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị đến 2020.
- Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến 2020.
- Chiến lược quản lí chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020.
- Chiến lược quốc giâ về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
2. Về phía các doanh nghiệp
- Chú ý phát triển doanh nghiệp gắn với vảo vệ môi trường xung quanh.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp luôn quan tâm đến qui hoạch.
- Có những biện pháp hiệu quả để xử lí chất thải trong sản xuất.
- Chấp hành những tiêu chuẩn về môi trường.
3. Về phía nhân dân
- Hiểu về tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống bản thân.
- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường nới làm việc và sinh sống.
- Đấu tranh để có thể xây dựng môi trường trong sạch hơn.
- Có ý thức khi sử dụng các nguồn gây ô nhiễm.
- Cùng với nhà nước thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển hiện nay, ô nhiễm môi trường đô thị là vấn đề không chỉ có riêng ở nước nào. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường đô thị đang có xu hướng ngày càng tăng lên, gây ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống hiện tại và sự phát triển bền vững trong tương lai. Đứng trước những yêu cầu cần giải quyết đó tôi xin đưa ra một số ý kiến của bản thân:
1. Nhà nước cần phải có biện pháp giải quyết ngay những hệ quả đã có đối với môi trường đô thị hiện nay như việc đầu tư cho xử lí chất thải, vệ sinh nguồn nước, đưa các qui định về tiếng ồn,...
2. Khi duyệt các dự án đầu tư vào nước ta bên cạnh lợi nhuận mà dự án đó đem lại cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường dự án đưa ra. Đây là bước rất quan trọng để thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, là bước xử lí ngay ban đầu các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường.
3. Nhà nước tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi người dân, giúp họ hiểu được tác hại của môi trường đến đời sống của con người, đến tương lai con cháu họ. Từ đó giúp người dân dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường và đấu tranh vì môi trường đang sống và làm việc của mình và mọi người. Đây là công việc quan trọng có ý nghĩa lâu dài.
4. Có biện pháp xử lí nghiêm các hành vi vi phạm gây tác động xấu đến môi trường.
5. Khuyến khích đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2003.
Bảo vệ môi trường để đất nước phát triển bền vững, Nxb Thống kê, H.2002.
Phạm Ngọc Hồ, Đánh giá tác động môi trường, Nxb CTQG, H.2002.
Lê Văn Khoa, Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục, H. 2003.
Mai Đình Yên, Môi trường và con người, Nxb Giáo dục, H.1997.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhi7877m mi tr4327901ng 273 th7883 7903 Vi7879t Nam.doc