Tài liệu Đề tài Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long: LUẬN VĂN
Ô NHIỄM ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 1
Lời nói đầu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là những vấn đề cấp bách
hiện nay, trong đó ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cụ thể. Để
có thể giải quyết, xây dựng được những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục đòi hỏi
thời gian và nhân lực, công nghệ. Dưới góc độ là sinh viên năm thứ ba ngành quản
lý môi trường, nhóm III lớp DH06QM đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những
nguyên nhân chủ yếu cũng như hiện trạng môi trường đất đồng bằng sông Cửu
Long và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng
môi trường của vùng đồng bằng. Nhóm chú trọng tới hiện trạng môi trường của
vùng và cố gắng phân tích, trình bày, trong quá trình thực hiện có sử dụng giáo
trình và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và
lĩnh vực khác. Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi th...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
Ô NHIỄM ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 1
Lời nói đầu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là những vấn đề cấp bách
hiện nay, trong đó ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cụ thể. Để
có thể giải quyết, xây dựng được những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục đòi hỏi
thời gian và nhân lực, công nghệ. Dưới góc độ là sinh viên năm thứ ba ngành quản
lý môi trường, nhóm III lớp DH06QM đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những
nguyên nhân chủ yếu cũng như hiện trạng môi trường đất đồng bằng sông Cửu
Long và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng
môi trường của vùng đồng bằng. Nhóm chú trọng tới hiện trạng môi trường của
vùng và cố gắng phân tích, trình bày, trong quá trình thực hiện có sử dụng giáo
trình và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và
lĩnh vực khác. Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của giảng viên môn học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/10/2008
Nhóm III –Lớp DH06QM
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,
đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những
ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua
lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người,
những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển
lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng
ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
Trong tự nhiên, môi trường đất có vai trò như một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nhưng
hiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung
đang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ và
những hoạt động khác của con người.
II.Ý nghĩa của đề tài:
Tổng quan về tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nắm vững kiến thức về ô nhiễm đất và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
đất tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong cả nước.
Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II.1. Đất:
II.1.1. Khái niệm:
Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt
động tổng hợp của năm yếu tố hình thành đất bao gồm:
Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố.
Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của
đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát,
đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt
quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn
hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến
hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh
dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử
(N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh
đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động
vật không xương sống khác tồn tại.
Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành
đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái
phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở
một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa
hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động,
mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động
sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 4
nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp
với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi,
tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc
tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn
đất…
II.1.2. Thành phần và cấu trúc, tính chất đất:
Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu
vực. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc, các tính chất
khác của đất.
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, chất mùn và các
loại sinh vật từ vi sinh vật cho tới côn trùng, giun đất….Thành phần khoáng của đất
bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ.
Khoáng vô cơ là các khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã, đang bị phân hủy thành các
khoáng vật thứ sinh.
Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân hủy tạo
thành.
Chất hữu cơ là xác của động thực vật bị phân hủy do các vi sinh vật có trong
đất.
Ngoài ba thành phần chính trên, trong đất còn có nước, không khí, các sinh vật,
hạt keo đất tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng
tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng như Nitơ, Photpho…
Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm
lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hóa học của
đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Sau đó, thành phần hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất,
các quá trình hóa, sinh, lý trong đất và tác động của con người.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí nằm
trong các khoảng không gian rỗng giữa các hạt đất, nước nằm trong các khoản rỗng
cũng như bề mặt hạt đất đã chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 5
vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác
trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.
II.2. Tài nguyên đất Việt Nam:
II.2.1. Tình hình sử dụng đất:
Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên phần đất liền khoảng 33 triệu ha, trong
đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ.
Diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất
tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam
đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng vì dân số đông (85 triệu người, thống kê năm
2007) nên trung bình đất theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, xếp thứ 159
và bằng 1/6 bình quân của thế giới - thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất. Diện
tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô
thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích đất đã sử dụng
theo các mục đích khác nhau và chưa sử dụng được trình bày dưới đây.
Nghìn ha Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê
Cả nước 33121,2 23763,8
Đất nông nghiệp 24696
21262,7
Đất lâm nghiệp 14514,2
11210
Đất nuôi trồng thuỷ sản 715,1
704,3
Đất làm muối 14,1 13,2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 6
Đất phi nông nghiệp 3309,1 1390,5
Đất ở
611,9
606
Đất chuyên dùng
1433,5
509,4
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
12,9
12,7
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,2 81,8
Đất sông suối và mặt nước 1150,3
177,9
Đất phi nông nghiệp khác
3,4
2,8
Đất chưa sử dụng
5116
1110,5
Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 01/01/2007)
Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú về khả năng sử dụng, bao gồm
31 loại và 13 nhóm. Riêng ở khu vực miền núi với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6
nhóm và 13 loại đất. Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng
vùng, miền mà đất có tại đó có những đặc điểm riêng biệt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 7
II.2.2. Phân loại và đặc điểm của từng loại đất:
Tùy vào từng vùng, từng khu vực mà có những loại đất khác nhau.
Nhóm đất mùn thô trên núi cao: Trên đỉnh các dãy núi cao, khí hậu lạnh có
tính chất của mùa đông ôn đới, các quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm,
chất hữu cơ không phân phủy triệt để nên đã hình thành nhóm đất mùn trên núi
cao. Đất này có tầng mỏng lẫn nhiều đá vụn nguyên sinh, trên bề mặt chỉ là
một lớp bùn thô thường có màu đen hoặc màu xám. Nhóm đất này cần được sử
dụng để phát triển rừng, tạo nguồn sinh thùy tốt cho những vùng đất thấp.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Từ độ cao 2000m trở xuống đến 900m là
nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Với điều kiện khí hậu lạnh giá, lại ở địa hình
cao, dốc, nên nơi nào không còn rừng, đất thường bị xói mòn mạnh. Loại đất
này có phản ứng chua vừa đến chua ít, lượng mùn khá nhưng nghèo lân tổng số
và dễ tiêu.
Nhóm đất đỏ vàng – feralít: Từ độ cao 900m đến vùng thấp 25m là nhóm đất
đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha,
được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du và
miền núi cả nước. Trong nhóm này có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước
ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh
miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao
su và chè.
Nhóm đất phù sa: Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa được hình
thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Nước ta có hai đồng bằng lớn là
Đồng bằng sông Hồng khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long,
khoảng 4 triệu ha, được hình thành do hoạt động của sông Hồng ở miền Bắc và
sông Cửu Long ở miền Nam; các con sông này chuyển tải các sản phẩm rửa
trôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần. Về bản chất thổ nhưỡng, đất phù sa
mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn và N, P, K
thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thích
hợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 8
Nhóm đất mặn: Dọc theo bờ biển có các nhóm đất mặn, khoảng 1 triệu ha;
nhóm đất cát biển, khoảng 500.000ha và nhóm đất phèn, khoảng 2 triệu ha. Các
nhóm đất này thường chứa các yếu tố hạn chế đối với cây trồng như hàm lượng
muối cao, nghèo dinh dưỡng và chua, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết sâu
về bản chất đất để cải tạo thì mới sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra, còn có nhiều
nhóm đất khác với diện tích không lớn và phân bố rải rác khắp mọi vùng của
đất nước.
Nhóm đất phèn: Đất phèn là một loại hình đặc biệt tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng sông Cửu Long, những nơi khác có rất ít nên nhiều người dân ở khu vực
phía Bắc hầu như không biết.
Nhóm đất cát biển: Dọc bờ biển miền Trung có một dải đất đặc biệt về mặt thổ
nhưỡng: dải đất cát ven biển. Đây là một loại đất nghèo, "cùng họ" với nhóm
đất bạc màu. Đất cát biển có diện tích khoảng 538.430ha và được hình thành do
quá trình phong hoá tại chỗ của trầm tích biển cũ hoặc trên đá mẹ giàu silíc (cát
kết, liparít, granít,...) và bị cuốn trôi từ sản phẩm phong hoá của các vùng núi
lân cận, mà ở miền Trung là dãy Trường Sơn.
Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú
và đa dạng. Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên đất trồng được nhiều loại cây,
một số nơi có thể trồng thêm nhiều vụ. Cũng do khí hậu nhiệt đới ẩm mà đất dễ bị xói
mòn, mùn trong đất dễ bị khoáng hóa, các chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan và rửa trôi
nhanh nên đất thoái hóa nhanh, khiến cho đất xấu nhiều hơn đất tốt.
Tài nguyên đất Việt Nam (đất rừng và đất nông nghiệp) là rất có hạn, vì vậy
những năm gần đây vấn đề khai thác sử dụng cải tạo và bảo vệ đất đã trở thành vấn đề
quan tâm lớn, vấn đề chiến lược trong hoàn cảnh thế giới thiếu hụt về lương thực và
sự gia tăng dân số nhanh chóng như hiện nay. Do quá trình đô thị hóa và sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, những vùng đất màu mỡ và tốt nhất trở thành nơi có mật độ
dân số cao và tốc độ xây dựng nhà ở lớn, kéo theo đó là những vấn đề nan giải cho bài
toán phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 9
II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long:
II.3.1. Lịch sử hình thành đồng bằng:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ít
nhất là từ 6000 năm trước đây. Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từ lâu
đời, bắt đầu được biết đến từ thời Phù Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua di chỉ
Óc Eo ở Long Xuyên và Kiên Giang. Từ những năm đầu khẩn hoang, khai thác
ĐBSCL, lưu dân đã biến đất rừng thiên nhiên giữa các sông rạch thành đất định cư và
canh tác. Với vùng đất phì nhiêu, màu mỡ ở đây, đân số lần lần tăng nhanh kéo theo
sự nới rộng đất ruộng canh tác. Dân phát triển định cư lấn rừng tràm, vùng nước ngập
(wetlands). Trong lịch sử phát triển thì đa số thành phố gần sông và từ đó đến nay phát
triển ra các vùng khác còn hoang sơ.
Vào những năm cuối thế kỷ 19, miền Nam còn nhiều rừng rậm, dân cư vẫn còn
thưa thớt. Các thú vật như hổ, bò tót, nai... còn nhiều và hiện diện từ Đồng Nai, Gia
Định đến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đến nay đã hình thành một vùng đồng bằng rộng lớn
và trù phú, tạo nên vựa lúa của cả nước.
II.3.2. Vị trí địa lý:
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
(có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và
phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam
hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta.
II.3.3. Điều kiện tự nhiên:
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích tự nhiên là 4.060.400 ha (khoảng 12 % diện tích Việt Nam), có bờ biển từ Đông
sang Tây dài trên 740 km với hải phận trên biển 360.000 km2. Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua
những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 10
thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng
cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp
Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn
dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm. Những thực
vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói
mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những
đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên,
trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành
những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm
tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa
tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn.
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và
bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển
dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một
bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy
song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định
bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm.
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm
lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc được thay thế bởi những loài
thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm và những loài thực thực vật hoang
dại khác . Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển
khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình
hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp
vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh
vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo
hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 11
Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có
chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích
pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không
gian vùng. Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng
rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng
đầm lầy biển.
Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những
nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược
lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu
thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước
sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi
những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông
Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng.
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long
Khí hậu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 12
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Một năm có hai
mùa mưa và mùa nắng phân biệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng với
chủ yếu thời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt đới
xuất hiện trên lục địa Châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm
dứt vào cuối tháng 11 hằng năm. Bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô, thời kỳ này
gió mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng
Siberi - Mông Cổ di chuyển xuống.
Lượng mưa trong mùa khô rất ít, chỉ chiếm khoảng 5 - 10% so với tổng lượng
mưa trong cả năm.Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 -
2.200 mm/năm.
Nguồn nước:
Đồng bằng sông Cửu Long nhận nước ngọt từ dòng sông Mekong và nước mưa.
Cả hai nguồn nước này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt, dồi dào vào mùa mưa
và hạn chế khi khô hạn. Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua đồng bằng
sông Cửu Long hơn 460 tỉ m3, mang theo hơn 200 triệu tấn phù sa, tạo nên một đồng
bằng Sông Cửu Long trù phú và phì nhiêu.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt lớn nhỏ thuận lợi
cho giao thông thủy và cung cấp nước ngọt quanh năm cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp của vùng. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sông Mekong là
nguồn cung cấp nước mặt duy nhất. Mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao
động từ 2400mm ở phía tây đồng bằng đến 1300mm tại vùng đồng bằng trung tâm và
khoảng 1600mm ở vùng phía đông đồng bằng. Cũng vào mùa mưa thường có lũ xảy
ra vào tháng 9, còn gọi là mùa nước nổi, một đặc điểm thú vị của đồng bằng.
Thủy triều ven biển ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận cuối cùng ở lưu vực sông Mekong tiếp
giáp với biển nên chế độ nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều. Căn cứ vào
đặc điểm hình thành và diễn biến của thủy triều, ta có thể chia vùng biển ĐBSCL ra
làm 2 đoạn và lấy mũi Cà Mau làm điểm trung gian:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 13
a. Khu vực biển Đông
Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế
độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m,
đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m. Tuy vậy,
triều biển Đông cũng chịu một phần ảnh hưởng triều biển Tây từ vịnh Thái Lan (bán
nhật triều không đều) nhất là đoàn càng đi về phía Cà Mau. Mỗi ngày có 2 lần triều
lên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ
1/2 tháng, thấy rõ sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường
xảy ra vào những ngày mồng 2 đấn mồng 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước
kém xảy ra vào thời gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21
âm lịch).
Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng
đoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của
thủy triều. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy triều ngoài khơi vùng
nam biển Đông gia tăng dân khi tiến sát đến thềm lục địa ĐBSCL và giảm dần khi
sóng triều truyền sâu vào sông Cửu Long. Tại vùng biển Tây Nam biển Đông, sóng
bán nhật triều được tăng cường về biên độ khi tiến về phía đất liền do cấu trúc địa
hình, địa mạo của đáy biển ở đây tương đối phức tạp. Điều này, ở vịnh Thái Lan
cũng có ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ thấp hơn.
b. Khu vực phía Tây:
Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủy
triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà mau bị ảnh
hưởng của thủy triều biển Đông. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông thiên
nhiên như sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, ... và một số
kênh đào. Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2
m., trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên
độ song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Ví
dụ như khu vực Rạch Giá là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngày
trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống là chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng chế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 14
độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều), từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì
triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều
chiếm ưu thế.
Chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật:
Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa mang theo phù sa, các sinh vật phù du, ấu
trùng.
Nước mặn xâm nhập vào vùng ven biển ở mùa khô.
Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. Thời kỳ đầu mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 7, khi phèn từ trong đất xâm nhập vào các kênh, làm hạn chế
nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt.
Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn, chỉ chủ yếu phục vụ
cho mục đích sinh hoạt người dân.
II.3.3. Hệ sinh thái:
Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được
3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường.
Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã
từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến
mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng
77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
b. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm):
Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ
còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng
Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa.
Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật.
Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 15
không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn
nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu
được mặn.
Hình 2. Rừng ngập mặn
Hiện nay, rừng tràm chỉ phân bố ít ỏi ở vùng đất than bùn U Minh, ở vùng đất
than bùn Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hà Tiên. Những vùng đất ngập nước dưới
rừng tràm có khả năng giữ nước ngọt quanh năm cung cấp cho sinh hoạt cùa người
dân và cho khu động vật hoang dã, han chế quá trình phèn hóa và làm giảm tốc độ
dòng chảy trong lũ , là nơi cư trú cho rất nhiều loài thủy sàn nước ngọt , cung cấp gỗ,
củi, cá, mật ong và bảo tồn đa dạng sinh học. Tầng than bùn ở vùng rừng Tràm U
Minh có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái. Trong điều kiện khô như bị thoát
nước, than bùn sẽ bị oxi hóa rất nhanh làm cho đất bị phèn hóa và sinh ra các độc tố
như sắt và nhôm.
c. Hệ sinh thái cửa sông:
Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì
những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du
đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích
ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 16
nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do
các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể
phá vỡ hệ sinh thái này.
Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa
sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ
sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.
Hệ động vật:
Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim,
6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn
nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại. Đồng bằng sông Cửu Long là
một vùng trú đông quan trọng đối với các loài chim di trú: diệc, cò trắng, vạc, sếu mỏ
đỏ phương đông; đặc biệt là tại khu bảo tồn quốc gia Tràm Chim và vùng rừng U
Minh. Những vùng ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long còn là nơi cư trú của các
loài bò sát và động vật lưỡng cư. Các loài động vật, chim, bò sát, động vật lưỡng cư
và cá là nguồn đánh bắt quan trọng của người dân trong vùng.
II.3.4. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long:
Tổng diện tích đồng bằng sông Cửu Long không kể hải đảo là khoảng 3,96 triệu
ha. Trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản (chiếm 65%); trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm
chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây
hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu năm
chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng.
Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là:
Đất phù sa:
Diện tích 1.184.857 ha, phân bố ở phần trung tâm của đồng bằng và dọc hai bờ
sông Tiền và sông Hậu, là lớp phủ trầm tích nước ngọt trẻ nhất ở đồng bằng sông Cửu
Long. Loại đất này được sử dụng triệt để cho sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái,
rau, đậu đỗ,..v..v..).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 17
Đất phèn:
Diện tích 1.600.263 ha, là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phức tạp nhất ở
đồng bằng sông Cửu Long. Đất phèn phân bố ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác
Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hình
thành từ trầm tích sét nặng có độ thấm cao, khi bị oxy hóa dễ dàng xuất hiện khoáng
Jarosite. ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc hình thành
và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực. Đất phèn vùng bán đảo
Cà Mau hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầm
tích sông mỏng bên trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặn
vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch.
Nhóm đất mặn : diện tích 744.547 ha, gồm đất mặn do ngập nước thủy triều
mặn hoặc đất mặn do nước ngầm mặn gây nên. Đất mặn bị ngập thủy triều thường
mặn quanh năm và bão hòa muối. Đất mặn không bị ngập thủy triều thường có độ
mặn cao nhất về mùa khô, mùa mưa nước mưa đã hòa tan muối và rửa mặn nên độ
mặn giảm nhiều, có thể cấy lúa một vụ mùa mưa.
Bảng 2. Phân loại đất mặn
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2002
Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có diện tích đất ngập nước 4.939.684
ha, bao gồm diện tích đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển ngập thủy triều
dưới 6 mét.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 18
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long
“Đất ngập nước” (wetlands) Theo nghĩa rộng: “Đất ngập nước là những vùng đầm
lầy, dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước
tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà
độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6 mét”.
Theo đó ĐNN phải có một trong ba thuộc tính sau:
Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
Nền đất hầu như không bị khô
Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước bị ngập nước ở mức cạn ở
một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
Trong đó, đất ngập nước mặn ven biển có diện tích 1.636.069 ha, phân bố dọc ven
biển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan. Theo đặc trưng về thủy
văn có đất ngập nước mặn ven biển-ngập thường xuyên và đất ngập nước mặn ven
biển - ngập không thường xuyên.
Đất ngập nước mặn ven biển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644 ha,
phân bố ở vùng biển nông có độ ngập thủy triều dưới 6 mét.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 19
Đất ngập nước mặn ven biển - ngập không thường xuyên có diện tích 756.425
ha, phân bố ở dải đất liền ven biển. Các dạng đất ngập nước chính trong vùng
này là “dạng đất bị ngập nước mặn thường xuyên, không có thực vật”, “dạng
đất bị ngập nước mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp” và “dạng
đất bị ngập nước mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản”.
Đất ngập nước mặn cửa sông có diện tích 1.052.102 ha, phân bố chủ yếu ở
vùng cửa sông Cửu Long thuộc địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các dạng đất ngập nước chủ yếu là đất ngập nước
mặn không thường xuyên canh tác nông nghiệp và đất ngập nước mặn không
thường xuyên nuôi trồng thủy sản.
Đất ngập nước mặn đầm phá có diện tích 2.521 ha theo kết quả khoanh định
trên bản đồ đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:250.000,
phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị Tường (Cà Mau) ở vùng ven
biển vịnh Thái Lan.
Đất ngập nước ngọt thuộc sông có diện tích 1.963.240 ha, bao phủ vùng đồng
lụt rộng lớn ở trung tâm của đồng bằng. Dạng đất ngập nước ngọt thuộc sông
ngập thường xuyên là các nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu, các sông khác
và các dòng kênh, có diện tích 128.139 ha. Dạng đất ngập nước ngọt thuộc
sông ngập không thường xuyên là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườn
cây ăn trái và các diện tích canh tác nông nghiệp khác, có diện tích 1.771.381
ha.
Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 56.389
ha, phân bố ở vùng hồ rừng Tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), hồ rừng Tràm U
Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) và ở Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng
Tháp).
Đất ngập nước thuộc đầm có diện tích 229.363 ha, dạng đất ngập nước chủ yếu
là đất ngập nước thuộc đầm ngập không thường xuyên, sử dụng để canh tác
nông nghiệp, phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
Vai trò của đất ngập nước:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 20
ĐNN là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại
nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí và nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, đất
ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước
thải, điều hòa vi khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trú
chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm...
Hình 3. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long
II.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long:
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương
(Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Dân số: đến năm 2004 dân số toàn vùng đạt trên 17,076 triệu người, mật độ dân
số: tỷ lệ nữ giới chiếm 51,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 18,17%. Theo
thống kê về lao động việc làm, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 21
xuyên năm 2004 trong khu vực I chiếm 60,13%, KV II chiếm 13,11% và KV III
chiếm 26,76%.
(Theo Thống kê Lao động Việc làm 2004- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Đơn vị
Diện tích
(km
2
)
Dân số
nghìn người
Mật độ
dân số
(người/km2)
Thủ phủ
Khoảng cách
với TP HCM
(Km)
ĐBSCL 40,263 17,099 425
TP Cần Thơ 1,389 1,127.1 811 TP Cần Thơ 169
Long An 4,993 1,407.1 282 Thị xã Tân An 47
Đồng Tháp 3,238 1,643.7 508 TX Cao Lãnh 143
An Giang 3,406 2,174.7 638 TP Long Xuyên 189
Tiền Giang 2,367 1,684.3 712 TP Mỹ Tho 70
Vĩnh Long 1,475 1,047.2 710 TX Vĩnh Long 135
Bến Tre 2,322 1,345.6 580 TX Bến Tre 85
Kiên Giang 6,269 1,632.8 260 TX Rạch Giá 248
Hậu Giang 1608 776.3 483 TX Vị Thanh 230
Trà Vinh 2,215 1,015.8 459 TX Trà Vinh 200
Sóc Trăng 3,223 1,259.8 391 TX Sóc Trăng 230
Bạc Liêu 2,547 786.4 309 TX Bạc Liêu 280
Cà Mau 5,211 1,198.1 230 TP Cà Mau 247
Bảng3: Đơn vị hành chính đồng bằng sông Cửu Long
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 22
(Nguồn: Kinh tế Việt Nam đổi mới, Niên giám thống 2001- Tổng cục Thống kê )
Theo số liệu thống kê, đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có 51 khu và
cụm CN với tổng diện tích gần 13.000ha. 12/51 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động,
thu hút 153 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 400 triệu USD và 1.335 tỷ đồng, trong đó
có 44 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 109 đầu tư trong nước. Tuy phần lớn
là những tỉnh nông nghiệp, nhưng những năm qua, trong tiến trình công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, vai trò của các khu công nghiệp đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày càng rõ nét
Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng khu vực I và tăng ở
khu vực II và III). Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Một số kết quả đạt
được trong năm 2004 như sau:
Tổng giá trị GDP toàn vùng 1994 đạt 81,518 ngàn tỷ đồng; Thu nhập bình quân
đầu người đạt 424 USD/năm
Cơ cấu GDP chuyển biến tích cực: khu vực 1 chiếm 48,1%, khu vực II chiếm
21,5% và khu vực III là 30,3%.
Tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt 11,4%, Bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt
trên 10%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn vùng đạt 75,554 ngàn tỷ đồng
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 2.479,2 triệu USD
Sản lượng lúa đạt trên 18,5 triệu tấn, sản lượng sây ăn trái đạt gần 3 triệu tấn.
Sản lượng thủy sản đạt 1,6 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi đạt gần 450 ngàn
tấn, tôm 230 ngàn tấn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 23
CHƯƠNG III: Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
III.1. Những khái niệm có liên quan:
III.1.1. Ô nhiễm đất:
Đất bị ô nhiễm là đất bị thay đổi tính chất, chứa những chất độc hại đối với sự sống
của con người và sinh vật.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân
gây ô nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh thì có:
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Nếu theo tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…
Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ
Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô
nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm
sạch của đất.
III.1.2. Khả năng tự làm sạch của đất:
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số
cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các
chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 24
Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả
năng tự làm sạch cao.
Đất nhiều mùn, nhiều acid humic
Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì
khả năng tự làm sạch tốt hơn.
Sự thoát nước và giữ ẩm
Cấu trúc đất tốt.
Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất
độc chất ô nhiễm nhanh chóng.
Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trường
nước và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệ
diện tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trường
khác không có. Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì
sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng. Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môi
trường đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khí
rất nhanh.
III.1.3. Đất tốt và đất xấu
Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây phát triển tốt và có năng suất cao; có
vùng đất cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp. Chất lượng đất là một chỉ số môi trường,
qua đó chúng ta có thể biết được tình trạng chung về các tính chất cũng như quá trình
trong đất. Một số chỉ tiêu về đất:
Tính chất hóa học: độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hàm lượng muối.
Tính chất vật lý: độ rỗng giữa các hạt đất, hạt kết bền trong đất, khả năng giữ
ẩm.
Tính chất sinh học: lượng và loại chất hữu cơ, số lượng và loại hình, chức năng
của các vi sinh vật; hoạt tính sinh học trong đất và hoạt động của enzym.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 25
Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ.
Nước: chất lượng nước mặt và nước ngầm.
Bảng 4. Đặc tính một số loại đất xấu
(Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2002)
Khảo sát các hộ nông dân nhiều năm canh tác trên một diện tích đất nhất định, họ
đã mô tả về chất lượng đất tốt nếu đất có tầng đất mặt sâu và màu sẫm, đất tơi xốp, dễ
làm đất, đất ẩm và phơi nhanh khô, chứa nhiều mùn (chất hữu cơ), ít bị xói mòn và có
thể có nhiều động vật như giun. Trong đất, giun chiếm tỉ lệ trọng lượng lớn và số
lượng nhiều nhất. Trong quá trình sống giun đào đất và lấy xác bã lá mục, cây mục
làm thức ăn để bài tiết ra lượng mùn tới 50-380 tấn/ha/năm. Quá trình này biến các
chất hữu cơ phức tạp thành mùn, trong chất thải của giun có chứa N, K, P làm giàu
cho đất.
III.2. Ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long:
III.2.1. Hiện trạng môi trường chung:
Hiện nay môi trường đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng đáng
lo ngại, đó là:
Chế độ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... kéo dài từ tháng 7 đến
tháng 12 hàng năm. Ngập lũ ở ĐBSCL hàng năm đã tác động nhiều mặt đến điều kiện
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 26
sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và
đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Chế độ ngập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều trên biển
Đông và chế độ nhật triều biển Tây vịnh Thái Lan, tập trung ở các tỉnh Kiên Giang,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang... với tổng diện tích
khoảng 1,4-1,5 triệu ha. Những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu canh tác
nông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn đã làm cho diễn biến
xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, tạo nên các áp lực mới đối với hệ canh tác
nước ngọt ở khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt ĐBSCL còn có vùng đất phèn khá lớn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ
giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau... với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Tác động của
các hoạt động canh tác nông-lâm-ngư đã diễn ra quá trình lan truyền phèn có tác
động đến môi trường đất và nước.
Trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư chiếm 48%,
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; khu vực dịch vụ chiếm 30%. Điều đó
cho thấy kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, trong đó trạng
thái và chất lượng môi trường nước, môi trường đất và các hệ sinh thái có tính chất
quyết định đến các chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông- lâm- ngư. Là vùng
sản xuất nông nghiệp lớn nhất toàn quốc, thế nhưng, ĐBSCL lại đang phải đối mặt
với một số vấn đề môi trường cần giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững
trong khu vực.
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công
nghiệp, đô thị hóa... làm biến đổi đất, suy thoái đất gây ô nhiễm môi trường. Diện
tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006
đã là 699.200 ha, với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.171.001 tấn, chiếm trên
70% sản lượng nuôi trồng và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả
nước. Diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: Năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm
2006 là 3.773.200 ha (trồng lúa mùa, lúa đông xuân và lúa hè thu).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 27
Các hệ sinh thái đất ngập nước bị tác động cả về quy mô và chất lượng các hệ
sinh thái trong khu vực. Sự cố cá chết hàng loạt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
tôm chết kéo dài ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng... gây thiệt hại kinh tế
lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng
thủy sản ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m3/năm. Đặc biệt, trong nông nghiệp hàng năm
sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và
các chế phẩm nuôi trồng thủy sản... gây tác động nhiều mặt tới môi trường và sức
khỏe con người.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã
bị suy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi
trồng thủy sản. Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ còn khoảng
356.200 ha - trong đó, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừng
trồng tái sinh. Tại vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất
nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác... sinh sống. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây đã bị suy
giảm nghiêm trọng.
Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%).
Trong đó, khoảng 886.000 ha đất thuần phèn và 658.000 ha đất phèn mặn. Đất phèn
tiềm tàng có diện tích 613.000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi
nên thích hợp với lúa nước. Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng
cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang. Đất phèn hoạt động tập
trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tích
được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang. Đất phèn
mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm và
phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý
đối với nước mặt ĐBSCL.
ĐBSCL có khoảng 790.000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự
nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong
đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100.000 ha (đều đã được sử dụng cho nông
nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520.000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 28
rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170.000 ha (34% cho
rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa phát
triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn
0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng
hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên
diện tích bị ảnh 1,5 triệu ha. Tuy nhiên ranh giới hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn
khoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại
có xu thế gia tăng.
Vấn đề sử dụng đất ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các
nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác
động đó (đồng bằng phù sa ở rìa).
Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước
biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng
rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những
vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác
nhiều.
Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng
biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm
dần vào trong đất. Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải,
trên bề mặt đồng bằng cao 1 – 2m còn có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa
và các bãi bồi trên sông.
Thực trạng đất trồng lúa:
Năng suất lúa trên đất phèn ở đồng bằng cao, ngang bằng các nước có trình độ
thâm canh nông nghiệp cao (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản). Sản lượng thóc trong
12 năm tăng từ 9,5 triệu tấn lên 17,5 triệu tấn. Bên cạnh đó, để phù hợp với điều kiện
sinh thái, tăng khả năng thâm canh và cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh.
Nhiều diện tích trước đây trồng lúa không đạt hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 29
thủy sản đạt hiệu quả cao hơn với mô hình như: lúa và cá, lúa và tôm nước ngọt, cây
ăn quả…
Ở vùng ngập sâu, không thích hợp với cây lúa, đã được thế chỗ bằng cây tràm, kết
hợp với nuôi trồng thủy sản tự nhiên và dự trữ điều tiết nước. Ở vùng đất ngập nông
thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn trồng lúa.
Với diện tích đất trồng lúa mỗi năm bị mất lên đến hơn 50.000 ha, trong khi đó về
lâu dài nguy cơ giảm tích đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng
ven biển rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng do ảnh hưởng của sự
biến đổi khí hậu toàn cầu, làm diện tích đất trồng lúa bị ngập mặn tới 70-80% nếu
mực nước biển dâng cao thêm 1m. Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp ở
đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị thu hẹp dần, thay vào đó là các khu công
nghiệp, khu đô thị và dân cư mới. Một ví dụ cụ thể đối với tỉnh Cà Mau, năm 2000
toàn tỉnh có hơn 200.000 ha đất trồng lúa nhưng hiện tại chỉ còn trên 80.000 ha do
chuyển đổi sang đất xây dựng và các mục đích khác.
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao
hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 30
III.2.2. Nguyên nhân đất ô nhiễm:
III.2.2.1. Ô nhiễm tự nhiên:
a. Nhiễm phèn và nhiễm mặn:
Nhiễm phèn:
Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để
tạo thành acid H2SO4, chứa nhiều độc chất Al
3+,
Fe
2+,
SO4
-2; hay cũng có thề do nước
phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho MTST đất. Quá trình thứ nhất gọi là quá trình
phèn hóa (sulphate acidification) và quá trình thứ hai là quá trình nhễm phèn
(contamination of acid sulphate). Dù nguyên nhân nào thì trong dung dịch đất, lượng
độc chất Al3+, Fe2+, SO4
-2 rất cao và pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi và
điệm của môi trường đất bị phá vỡ, không thể tự làm sạch được nửa, nên cả môi
trường bị ô nhiễm nặng.
Môi trường đất chỉ được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường pH<5
trong đó Al3+ >130 ppm, Fe2+ >300 ppm và SO4
-2 >0.1%. Cây trồng và vật nuôi cũng
như con người bị ảnh hưởng trầm trọng.
Đất Mặn:
Ô nhiễm mặn chỉ có thể do mặn muối hoặc mặn kiềm. mặn do kiềm ít xảy ra mà
chủ yếu do mặn muối từ nước biển. trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2,
CaSO4,MgCl2, NaHCO3; vùng trũng nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là
NaCl.
Môi trường đất được xem là ô nhiểm mặn khi nồng độ tổng số muối tan >0,3%,
trong đó muối Cl- >0,15% và Na+ có hàm lượng trên 10 mEq/100gr, sau 24 giờ bị
ngập nước mặn và bị bốc mặn lên mặt.
Các yếu tố tự nhiên gây nhiễm phèn và nhiễm mặn ở ĐBSCL:
Lịch sử hình thành đất ở ĐBSCL (tiềm năng sẵn có)
Khí hậu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 31
Sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô
trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long.
Điều đáng chú ý là ở ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh thứ nhất, vào các tháng 6 - 7 và
đỉnh thứ hai vào các tháng 9 - 10. Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảy
tràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chất
trong đất gây ô nhiễm. Ở các vùng đất có sự hiện diện của phèn tiềm tàng (lớp pyrite),
do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho
phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite). Nước mưa đầu mưa hòa tan
phèn làm độ pH của nước kinh rạch hạ thấp. Giữa hai đỉnh mưa, có một thời kỳ khô
hạn ngắn, trong dân gian gọi là Hạn Bà Chằn, kéo dài khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7
đến đầu tháng 8, nguyên nhân là do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao.
Vào cuối mùa mưa là thời kỳ lũ lụt tràn về hằng năm, mưa lớn vào tháng 9, tháng 10.
Gió:
Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp
nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa
Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri -
Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 - 3,3
m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 - 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn
chuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chảy sông Cửu long (hướng Tây Bắc - Đông
Nam) đẩy nước mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp.
Chế độ thủy văn:
Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy
văn vùng ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các
yếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối.
Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa. Thủy triều ở
biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng.
Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 32
lớn, về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống
sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển
Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm
dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ
thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sông
Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km. Nguyên nhân chính do sự tiết giảm biên độ
truyền triều là do ảnh hưởng của lực ma sát dòng chảy với địa hình tự nhiên của dòng
sông, các chướng ngại vật trên đường đi và cả ảnh hưởng của áp lực gió trên bề mặt
dòng sông.
b. Gley hóa:
Quá trình gley hóa trong môi trường đất là quá trình phân giả chất hữu cơ trong điều
kiện ngập nước, yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác bã sinh vật, sản sinh ra nhiều chất độc
dưới dạng CH4, H2S, N2O, CO2, FeS…đó là những chất gây độc cho sinh thái môi
trường nói chung.
III.2.2.2. Ô nhiễm nhân tạo:
a. Tàn tích chiến tranh:
Từ năm 1961-1972 quân đội Mỹ đã tiến hành rãi trên 76,9 triệu lít chất diệt cỏ và
phát quang xuống một diện tích bằng 24-27% tổng diện tích lãnh thổ Nam ViệtNam
mà trong đó chủ yếu là Chất độc màu da cam là các chất có chứ thành phần Dioxin.Hệ
sinh thái rùng ngập nước ở khu vực Tây Nam Bộ (rừng Tràm và rừng ngập mặn) đã bị
tàn phá rất nặng nề trong những năm chiến tranh. Diện tich rừng ngập mặn đã bị tàn
phá với trên 13.520 ha.Hậu quả của chiến tranh hóa học ngoài việc gây thiệt hại trực
tiêp cho con người và tài nguyên môi trường, còn gây hậu quả cho nhiều thế hệ nối
tiếp hết sức thương tâm và lâu dài đối với con người ở đây.
Cà Mau, Bạc Liêu là một trong những vùng bị nhiễm dioxin. Qua kết quả phân
tích mẫu đất ta cũng thấy được sự thay đổi trong thành phần đất như trong những khu
vực bị nhiễm dioxin thì hàm lượng các ion Fe3+, Fe2+, Al3+, SO4
2-
, Cl
-
cao hơn so với
các khu vực không bị nhiễm dioxin, ngoài ra, tại khu vực rừng ngập mặn Cà Mau
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 33
cũng bị nhiễm dioxin, chúng xâm nhập vào môi trường đất làm hàm lượng Cacbon,
Nitơ, Photpho, Kali trong đất biền động, làm thay đổi đặc tính của môi trường.
Hàm lượng Mg2+ ở đất rừng tái sinh (trên đất đã nhiễm dioxin) cao hơn so với
vùng đất ở vùng rừng nguyên sinh.
Lượng Al3+ trong đất trồng rừng, hàm lượng Fe3+, Al3+ trong đất thoái hóa do
dioxin đã giảm dần khi đất ngập triều định kỳ hay đất có rừng che phủ.
Hàm lượng mùn ở đất hoang hóa cao hơn ở vùng đất rừng trưởng thành do có
nhiều xác cây.
Độ pH trên vùng đất bị nhiễm dioxin khoảng 4-5.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi rải chất độc dioxin lên môi trường,
diện tích rừng bị che phủ không còn, do đó mà dưới tác động của ánh nắng mặt trời,
các trầm tích Pirit có trong đất sẽ oxi hóa tạo thành axit Sunphuric làm chua đất.
Ngoài ra, nguyên nhân khác làm cho đất trở nên chua hơn là do hàm lượng mùn
trong đất tăng lên làm xuất hiện các axit hữu cơ như: axit acetic, axit puteric và H2S
tăng lên, đồng thời quá trình hòa tan các ion Fe3+, Fe2+, Al3+, Mg2+ diễn ra nhanh
chóng làm cho môi trường đất bị thoái hóa mạnh.
b. Dân cư- xã hội:
Sức ép dân số đang gia tăng:
Năm Số dân ( triệu người)
1995 15,33
2000 16,34
2004 17,076
2006 17,42
Bảng 5 : Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 34
Dân số tăng nhanh, tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm...đã gây áp lực ngày
càng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội, đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến
đời sống và sức khỏe của nhân dân. Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở ĐBSCL ở khu
vực đô thị đã là 606.267 tấn/năm, lượng nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu m3
/năm... hầu hết chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến
sức khỏe của nhân dân trong khu vực.
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động
vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải
chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký
sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và
truyền vào cơ thể người, động vật.
Các bãi rác làm ô nhiễm đất , nước và không khí, tiêu tốn năng lượng, chiếm một
diện tích đất lớn. Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất
độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây.
c. Hoạt động nông nghiệp:
Phân bón:
Phân bón hóa học:
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là
khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình
thức bón phân.
Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có
hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không
đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá
học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu
lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô
nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử
dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 35
Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường bón thêm phân đạm vô cơ (N), lân
(P2O5), và Kali (K2O); trong đó đáng chú ý nhất là phân đâm, một loại phân mang lại
hiệu quả rõ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô nhiễm cho môi
trường đất do tồn dư của nó.Ta biết rằng, cây chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng
phân bón vào đất, còn lại phần bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất, gây ô nhiễm môi
trường. phần lớn nitrat phân bón dư thừa được giữ lại trong đất,chúng ngấm xuống
nước ngầm dưới dạng NO3
-
. Trong đất nó làm tăng tính chua vì dạng acid HNO3 rất
phổ biến.
Một dạng phân hóa học khác gây ô nhiễm môi trường đất là phân lân, với lượng
lân cao, sẽ gây chua cho môi trường sinh thái đất.Mặt khác các dạng phân hóa học đều
là các muối cả acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn). Vì vậy khi hòa tan thường
gây chua cho môi trường đất.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về
mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co
kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”,
tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
Phân hữu cơ:
Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên gây
nguy hại cho môi trường đất.nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng
giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác..khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh
sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất
Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm
ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua,
đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng
phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt ,
độ trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa
chất hủy diệt sinh vật.
Thuốc trừ sâu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 36
Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các
chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên
nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá
hại mùa màng
Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô
nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường
sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì
“nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời
này”được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa
khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp
chất mới này thường có độc tính cao hơn nó.
Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường sinh
thái đất làm cho cơ lí tính đất giảm sút, mức độ gây hại này giống như phân bón hóa
học. Vì có khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh đồng thời cũng diệt nhiều
vi sinh vật có lợi trong môi đất. Trong các loài côn trùng số lượng côn trùng gây hại
chỉ chiếm 1%, còn lại 99% côn trùng là cần thiết cho quan hệ hữu ích không những có
lợi mà còn không thể tách rời được trong sinh quyển.
Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi xuống thủy
vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái…Như vậy vô tình chúng ta làm tăng
thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng ,vì vậy nó làm cho hoạt tính
sinh học đất bị giảm sút.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ do
các nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá
rừng lấy củi, gỗ.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến
năm 2006 đã là 699.200 ha .Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL năm 2000 là 1.650ha, năm 2005 tăng vọt lên
5.000ha và hiện nay khoảng 5.900ha.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 37
Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường,
sinh thái trong khu vực. Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị
chia cắt phân tán thành nhiều thảm nhỏ và thay bằng các vuông tôm, kinh mương đào
đắp, sên vét bùn đất để lấy mặt nước nuôi tôm; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình
phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi
do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệ sinh
thái; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng.
Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa
ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác
động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt
hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập mặn
gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển).
Hiện nay, ĐBSCL đang có xu hướng chuyển diện tích đất nông nghiệp sang làm
sân golf nhưng với đặc thù của cỏ sân golf - Cỏ mặt sân golf cần một lượng nước
khổng lồ và lượng hóa chất trừ sâu để nuôi dưỡng cỏ khổng lồ thì nó ảnh hương rất
lớn đối với môi trường đất.
d. Hoạt động công nghiệp:
Ô nhiễm đất do nước thải:
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở khu vực ĐBSCL đã có bước phát triển rất
nhanh chóng cũng đã có nhiều tác động đến môi trường. Đến năm 2006, toàn vùng có
14.258 cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động. Năm 2007, có 151 khu
công nghiệp và cụm công nghiệp sản xuất tập trung. Tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt khoảng 606.267 tấn/năm, nước thải sinh hoạt 102 triệu m3/năm, chất thải rắn
công nghiệp 47,2 triệu m3/năm, rác thải y tế 3.800 tấn/năm. Các nguồn thải này hầu
hết chưa được xử lý triệt để đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển... đã có các dấu
hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh. Quan trắc môi trường nước cho thấy các chỉ
tiêu bị nhiễm bẩn là: BOD, COD, Coliform, H2S, NH4, phèn sắt... do các nguồn thải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 38
sản xuất công nghiệp, đô thị và các khu dân cư, nguồn thải nuôi trồng thủy sản, sản
xuất nông nghiệp... chưa xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào hệ thống sông rạch trong
khu vực. Nguồn nước ngầm được khai thác và sử dụng cho sinh hoạt đời sống, sản
xuất công nghiệp, canh tác nông- lâm- ngư... chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác
động làm sụt giảm mực nước ngầm ở một số nơi, nhiễm bẩn tầng nước ngầm.
Hình 5. Nước thải xả ra sông Vàm Cỏ Đông
Ô nhiễm đất vì chất phế thải
Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của
ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ.
Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng
không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao
hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông
nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải
phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những
chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất,
sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới
đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi
sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản
lượng cây trồng.
Ô nhiễm đất do khí thải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 39
Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết
tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có
hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà
máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng
flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2
– 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn
km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí
thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ
bị ô nhiễm bởi những chất này. Đất ở hai bên đường, thường có hàm lượng chì tương
đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ.
e. Ô nhiễm do dầu:
Các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có nguy cơ gây sự cố môi trường. Các
hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt
và đời sống... có các nguồn thải chưa xử lý triệt để tác động ra vùng ven biển, cửa
sông làm cho chất lượng môi trường bị suy giảm. ĐBSCL hiện có ít nhất 81 vị trí xói
lở bờ sông, bờ biển và 37 khu bồi lắng có nguy cơ gây sự cố môi trường. Sự cố tràn
dầu vào bờ biển diễn ra kéo dài năm 2007 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Tiền Giang... đã gây thiệt hại kinh tế và môi trường ở khu vực ven biển.
Sự tích đọng của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình
vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học, quá trình ở lại và lưu chuyển được biết khi
nhiên liệu động cơ bị rò rỉ từ những thùng chứa và chảy tràn vào trong đất. Tác động
của lực hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đi xuống, ngược lại với lực giữ lại các
chất lỏng đó hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt khoáng hoặc là nằm trong lỗ hổng cấu trúc của
đất. Dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong đất. Tuy nhiên, đất lại
là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu
dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất. Ở những khu đất bị
nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất, làm tắc cắc
đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực. Vì nguyên nhân
này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 40
cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất
bị ô nhiễm.
f. Ô nhiễm do các yếu tố ngoại lai:
Chất thải của súc vật:
Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc không
được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm họa cho
môi trường đất. Vì lượng lớn các chất thải này làm đất mất khả năng tự làm sạch của
nó thì sự nguy hại là khó lường. lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng. các cơ quan
hoạt động môi trường đất đều bị tê liệt. chất thải, vi trùng từ đó mà lan ra khắp nơi:
trong nước ngầm,trong nước suối trong hay bay vào không khí.
Một điều đáng lưu ý là chăn nuôi ở vùng ĐBSCL phát triển rất mạnh, theo thống
kê trong vùng có khoảng 2,6 triệu đầu lợn, 260.000 trâu bò (cả bò sữa), gần 40 triệu
con gia cầm, đặc biệt là vịt (thủy cầm- là tác nhân lây truyền H5N1 trong giai đoạn vừa
qua). Số chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày
đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) chừng 40.000 m3/ngày đêm
Tàn tích của rừng:
Sau khi thu hoạch gỗ, phần bỏ đi chiếm một lượng lớn. Tàn tích này khi nằm lại
trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ thuộc
nhiều vào điều kiện môi trường và tỉ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kiện phân giải
tạo mùn ít thì khả năng chuyến hóa thành chất thành những chất khó tiêu và gây chua
nhiều hơn.
Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài, thì hoặc tạo ra cá
đầm lầy than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra môi trường đất acid.
Tàn tích thực vật:
Khi cơ thể sinh vật chết đi và nằm trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo thành
mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì khả năng chuyển hóa
thành mùn ít, đồng thời các vật liệu này chuyển hóa thành các dạng mùn khó tiêu và
gây chua cho đất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 41
Do chất thải động vật của các loại gia cầm: trâu bò, gà là các nguyên tố vi lượng
rất cần cho đất (N, K, P, Ca) nhưng khi nồng độ quá nhiều sẽ gây hại cho thực vật trên
đất.
Các chất độc thoát ra trong đất tự nhiên thường là các khí độc sinh ra trong quá
trình phản ứng hóa học do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đất, các
phản ứng này có thể nảy sinh ra do hoạt động của núi lửa. Các phản ứng sinh khí độc
còn có thể xuất hiện do yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của đất thay
đổi một cách đột ngột.
III.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất:
Quá trình mặn xâm nhập gia tăng đã tác động các hệ sinh thái nông nghiệp truyền
thống, lúa nước, cá đồng, cây ăn trái, cây công nghiệp... trong khi khả năng thực thi
các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn. Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng luân canh lúa-tôm, vùng ngăn mặn
xổ phèn... chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của
các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân. Chất thải nuôi trồng thủy sản
ven biển, đặc biệt là chất thải nuôi tôm, ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi
trường và độ bền vững của hệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái rừng
ngập.
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công
nghiệp, đô thị hóa…ở đồng bằng sông Cửu Long làm biến đổi đất và làm suy thoái
nghiêm trọng. Diện tích thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha đến năm
2006 đã là 699.200 ha, đồng thời diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: năm 2000 là
3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (lúa mùa, đông xuân và hè thu).
Trong nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích canh tác trên 2,9 triệu
ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên kênh rạch do sông mekong chảy đến và
nước mưa. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng
trọt (lúa đông xuân, hè thu), chăn nuôi…trong khi đó chưa thể kiểm soát chặt chẽ
được về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng nước
còn tùy tiện, lãng phí, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 42
Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm
trọng tới công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững tài nguyên ven biển ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh nhưng hậu quả
là làm giảm thảm rừng ngập mặn. Làm biến đổi môi trường đất, nước và môi trường
sinh thái.Những tổn thất về rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt biến đổi về môi trường,
sinh thái khu vực:
- Độ che phủ của rừng giảm, bị chia nhỏ bởi các vuông tôm, môi trường đất bị ô
nhiễm bởi quá trình phèn hóa gia tăng với quy mô lớn, đất đai bị phát quang sẽ tăng
quá trình rửa trôi do mưa, lan truyền phèn trong đất, nước và các hệ sinh thái;
- Giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng, đa dạng sinh học bị suy giảm
nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và cư
trú. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển và cửa sông.. làm mất cân bằng
sinh thái trong khu vực. Hậu quả thấy trước tiên là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu
ven biển.
Ngoài ra, các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải bỏ ra
các kênh rạch với số lượng hàng năm khoảng 456,6 triệu m3 bùn thải và chất thải nuôi
trồng thủy sản gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất
và dịch bệnh phát sinh.
Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn
định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc
ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng
trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á
kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ
của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Chất
mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức
hợp hấp thụ sét mùn nên giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay
về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc
chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm
điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 43
Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết
như giun đất, kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật giun đất chết làm cho suy
giảm độ thoáng khí của đất rễ cây hút nước kém làm ảnh hưởng tới quá trình quang
hợp dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta. Cây có vai trò rất lớn đến
việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều ảnh
hưởng khác không tốt.
Đất ngập nước, đặc biệt là vùng lầy than bùn là nơi lưu trữ khí nhà kính dưới dạng
các khí Carbon, Metan nhiều hơn cả lượng khí này có trong toàn bộ bầu khí quyển.
Thật không khó để tưởng tượng rằng điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta một khi những
khí này bị thoát ra qua việc phá hủy những vùng đất ngập nước.
Quá trình xâm mặn và lan truyền phèn ở đất khiến cho các nhà đầu tư tỏ ra chán
nản, chuyển sang tìm cơ hội nơi khác khi nhìn thấy bãi đất hoang vu này. Do đó, năng
lực thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp ĐBSCL là rất thấp và tốc độ thu hút đầu tư
còn chậm.
Trong sản xuất công nghiệp, lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, tiếp tục
thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, kênh rạch làm suy giảm chất lượng nước mặt. Gây
nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và sức khỏa người dân: các bệnh sốt xuất
huyết, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức ăn….
Kim loại nặng được quan tâm nhiều vì chúng được sử dụng rộng rãi trong một số
hoạt động công nghiệp trên hầu hết các quốc gia. Mặt khác, chúng được coi là các yếu
tố vi lượng cần thiết cho cây trồng và súc vật. Tuy nhiên chúng được coi là chất ô
nhiễm đến môi trường nếu chúng tồn tại ở nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của
sinh vật. Hiện nay vấn đề kim loại nặng đã được quan tâm đúng mức và các vấn đề về
môi trường đã được coi trọng.
Theo kết quả của các nhà thí nghiệm trong nhà kính đã chứng minh rằng ô nhiễm
kim loại nặng trong đất ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cùa cây lúa non trồng
tên cát sạch và ngay cả trên đất nguyên dạng.
*Ảnh hưởng của Pb2+ và Cd2+ :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 44
Ở nồng độ khác nhau thì những ảnh hưởng của chúng tới cây lúa cũng khác nhau
và được biều hiện qua sự thay đổi pH của dung dịch. Cụ thể là nồng độ Pb2+và Cd2+
càng cao thù pH càng cao, mặt khác pH dung dịch cũng tăng theo thời gian sau khi
gieo trồng.
Ảnh hưởng của Cd mạnh hơn hẳn Pd. Cụ thể như sau : nồng độ Pd > 0,5 ppm,
phạm vi ảnh hưởng của cây lúa tăng 50%. Còn Cd > 0,25 ppm đã ảnh hưởng lên đến
60 % cây lúa.
Tỉ lệ chết của cây lúa tăng khi nồng độ kim loại nặng tăng.
*Ảnh hưởng của Hg2+ và As3+ lên sự sinh trưởng cùa lúa non có thể tham khảo ở
giáo trình Độc chất học môi trường cơ bản của Lê Huy Bá.
- Sự cố lan rộng và tràn dầu vào các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu
Long, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Tại Bến Tre dầu loang đã làm chết
khỏang một ngàn tấn nghêu được nuôi tại các sân nghêu nằm trong huyện Bình Ðại và
Ba Tri. Tại Bạc Liêu, tôm nuôi tại huyện Ðông Hải cũng bị ảnh hưởng vì các váng
dầu. Tại Cà Mau, các cửa biển cũng có dầu nổi làm tôm cá đánh bắt được đều bị dầu
bám khó làm sạch.
III.2.4. Các giải pháp chống ô nhiễm:
Biện pháp phòng chống các chất độc trong đất ngập nước:
Để hạn chế hiện tượng ngộ độc trên vùng đất ngập nước, yếm khí, biện pháp hữu
hiệu nhất là làm cho đất được luân phiên thoáng khí. Sự oxi hóa trong đất xảy ra làm
cho nồng độ các chất độc giảm xuống dưới ngưỡng độc của sinh vật (ngoại trừ đất
phèn tiềng tàng).
Biện pháp phòng chống đất phèn:
Để hạn chế phát sinh nhiễm phèn, cũng như các tác hại của các chất độc có trong
đất phèn, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Giữ nước để ngăn ngừa sự oxi hóa các vật liệu chứa khoáng pyrit trong đất
phèn tiềm tàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 45
Đối với đất phèn hoạt động, cần phải tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các
nguồn nước khác. Việc tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các nguồn nước
khác. Vấn đề này cần chú ý tới vùng hạ lưu
Trong canh tác cây trồng cũng như việc nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng để
trung hóa các axit trong đất và làm cố định các chất độc khác trong đất tỏ ra
hiệu quả đối với những vùng đất phèn nhẹ và phèn trung bình. Việc kết hợp
dung vôi và tiêu rửa bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình thiêu rửa độc chất
trong đất.
Một số kĩ thuật như làm đất, lên danh sách để trồng các loại cây chịu phèn cũng
như được áp dụng ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mưởi.
Biện pháp cải tạo đất mặn:
Để hạn chế độc chất trong vùng đất mặn, việc ngăn đê, ngăn mặn tràn vào đồng
ruộng, đôi khi có thể là một sai lầm vì chúng ta làm mất đi sinh thái đặc trưng của
rừng ngập mặn ven biển.
Bên cạnh đó ta có thể thực hiện chương trình cải tạo đất mặn thành đất trồng trọt
cho năng suất cao không kém các loại đất bình thường khác. Tùy theo điều kiện thủy
văn, thủy địa chất, tùy theo độ măn và hóa, lí tính của từng loại cụ thể mà có thể phân
chia đất mặn theo các mức độ cải tạo đất như sau :
Thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc bằng cách gieo các hạt cỏ chịu mặn có giá trị
thực ăn cho gia súc.
Bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt
đứt mao quản làm cho muối không thể bốc lên mặt.
Trồng các loại lúa chịu mặn hoặc cây chịu mặn giỏi như cói, lác, rừng ngập
mặn.
Bằng cách áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Điều này đặc biệt thích hợp với
các loại đất ngập mặn khó cải tạo (đất kiềm mặn có độ thấm nước kém, mực
nước ngầm nông ). Các biện pháp cải tạo kết hợp đó là: Biện pháp thủy lợi,biện
pháp nông lý, biện pháp nông hóa, biện pháp sinh học.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 46
Sử dụng dòng điện : cho dòng điện một chiếu vào trong đất. Do hiện tượng
điện phân người ta thu được các anion và các cation của muối tan trong đất ở
anod và katot.
Sử dụng đất mặn nuôi tôm – kết hợp trồng lúa theo đúng kĩ thuật.
Hoạt động nông nghiệp:
Khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc
tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả
cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh
học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh
vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại.
Quy hoạch phát triển nông- lâm- ngư đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ
sinh thái đất ngập nước đặc thù ở ĐBSCL. Phát triển sản xuất công nghiệp, các khu,
cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong mối quan hệ chiến
lược phát triển vùng ĐBSCL.
Phải đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, từ đó quy hoạch vùng sản xuất tập
trung quy mô lớn. Các tỉnh ĐBSCL cần kết hợp lại, thiết lập trật tự cho vùng nuôi tôm
sú; vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Từng vùng phải có quy hoạch cụ thể. Nuôi tập trung
mới áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất cao, xử lý được môi
trường, giảm dịch bệnh, tăng chất lượng hàng hóa; thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi.
Chuyển dịch mạnh để tiến tới xóa bỏ độc canh cây lúa, đa dạng hóa các sản phẩm.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc
biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong
công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực
ĐBSCL.
Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo
vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản. Theo dõi
giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm và các hệ sinh thái rừng ngập
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 47
mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và
tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ ổn định của hệ sinh thái này.
Hoạt động công nghiệp:
Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…, cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh
tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử
lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi
phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn
kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước
thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái,
khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý cần thiết.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất: bằng rất nhiều cách
Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó co thể tiếp xúc với không khí làm
cho dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy.
Xử lí đất bằng hóa chất
Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu
Thì nghiệm bằng cách khác nhau, chon ra một phương pháp thích hợp
Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí)
Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoạc tiếp xúc với không khí hoăc vi sinh vật
hoạc rửa trôi chuyển hóa tự nhiên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 48
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Để đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển bền vững, đảm bảo được nguồn tài
nguyên đất cho an ninh lương thực là điều thiết yếu. Tuy còn nhiều vấn đề về ô nhiễm
đất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của vùng nhưng tin rằng cùng với
những biện pháp khoa học kỹ thuật đúng đắn, có sự kết hợp của chính quyền các cấp
và đội ngũ các nhà khoa học môi trường, nông dân…sẽ góp phần đẩy lùi ô nhiễm đất,
nâng cao chất lượng canh tác, năng suất cây trồng vật nuôi, để đồng bằng sông Cửu
Long xứng đáng là vựa lúa của cả nước.
Tài liệu tham khảo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 49
Mục lục:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 50
Lời nói đầu ............................................................................................ 1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ............................................................................. 2
I. Đặt vấn đề: ........................................................................................................... 2
II.Ý nghĩa của đề tài: ............................................................................................... 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................................ 3
II.1. Đất: .................................................................................................................. 3
II.1.1. Khái niệm: ................................................................................................. 3
II.1.2. Thành phần và cấu trúc, tính chất đất: ........................................................ 4
II.2. Tài nguyên đất Việt Nam: ................................................................................ 5
II.2.1. Tình hình sử dụng đất: ............................................................................... 5
II.2.2. Phân loại và đặc điểm của từng loại đất: .................................................... 7
II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long: ............................................................. 9
II.3.1. Lịch sử hình thành đồng bằng: ................................................................... 9
II.3.2. Vị trí địa lý: ............................................................................................... 9
II.3.3. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................... 9
II.3.3. Hệ sinh thái: ........................................................................................... 14
II.3.4. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long: .............................................. 16
II.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long: ............................... 20
CHƯƠNG III: Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............... 23
III.1. Những khái niệm có liên quan: ..................................................................... 23
III.1.1. Ô nhiễm đất: ........................................................................................... 23
III.1.2. Khả năng tự làm sạch của đất: ................................................................ 23
III.1.3. Đất tốt và đất xấu ................................................................................... 24
III.2. Ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long: ................................................... 25
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 51
III.2.1. Hiện trạng môi trường chung: ................................................................. 25
III.2.2. Nguyên nhân đất ô nhiễm: ...................................................................... 30
III.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất: ................................................................... 41
III.2.4. Các giải pháp chống ô nhiễm: ................................................................. 44
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ...................................................................... 48
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lu7853n v259n amp212 Nhi7877m 2727845t 2727891ng B7857ng Samp244ng Camp79.pdf