Tài liệu Đề tài Nuôi cấy nấm sợi để thu nhận lactase: CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 1
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ LATOSE VÀ LACTASE
1.1. Lactose
1.2. Enzyme Lactase
2. NGUYÊN LIỆU
2.1. Môi trường
2.2. Vi sinh vật
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1. Sơ đồ khối
3.2. Sơ đồ thiết bị
4. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1. Nguyên liệu:
4.2. Chuẩn bị môi trường:
4.3. Tiệt trùng môi trường
4.4. Làm nguội:
4.5. Giống vi sinh vật
4.6. Nhân giống:
4.7. Môi trường nhân giống
4.8. Sơ đồ nhân giống:
4.9. Nuôi cấy
4.10. Sản phẩm
5. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
5.1. Đột biến Aspergillus oryzae cho sản xuất protein đơn giản
5.2. Nghiên cứu giống nấm sợi có khả năng sinh tổng hợp lactase có hoạt
tính cao
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
5
8
12
12
15
18
18
18
20
20
20
20
21
21
21
22
22
23
25
25
25
29
33
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 2
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN ...
33 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nuôi cấy nấm sợi để thu nhận lactase, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 1
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ LATOSE VÀ LACTASE
1.1. Lactose
1.2. Enzyme Lactase
2. NGUYÊN LIỆU
2.1. Môi trường
2.2. Vi sinh vật
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1. Sơ đồ khối
3.2. Sơ đồ thiết bị
4. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1. Nguyên liệu:
4.2. Chuẩn bị môi trường:
4.3. Tiệt trùng môi trường
4.4. Làm nguội:
4.5. Giống vi sinh vật
4.6. Nhân giống:
4.7. Môi trường nhân giống
4.8. Sơ đồ nhân giống:
4.9. Nuôi cấy
4.10. Sản phẩm
5. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
5.1. Đột biến Aspergillus oryzae cho sản xuất protein đơn giản
5.2. Nghiên cứu giống nấm sợi có khả năng sinh tổng hợp lactase có hoạt
tính cao
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
5
8
12
12
15
18
18
18
20
20
20
20
21
21
21
22
22
23
25
25
25
29
33
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 2
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1 Thành phần hỗn hợp cho môi trường được sử dụng trong quá trình lên
men
12
2 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g cám bột mì: 13
3 Thành phần vitamin có trong 100g cám bột mì 14
4 Thành phần khoáng có trong 100g cám bột mì 14
5 Môi trường nuôi cấy 20
6 Công thức để pha chế 1 lít môi trường nhân giống 22
7
Thành phần protein tổng và các thành phần khác khi phá hủy sinh khối
của các giống đột biến Shan 1, Shan 2, Shan 3 và loài A. oryzae (MTCC
1846).
26
8 So sánh tốc độ sinh trưởng của Shan 2 và A. oryzae (MTCC 1846) với
các loại cơ chất khác nhau
26
9 Môi trường nuôi cấy 13 loại nấm sợi 29
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 3
DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
1 Cấu trúc phân tử Lactose 5
2 Cấu trúc α-Lactose và β-Lactose 5
3 α-lactose monohydrate 6
4 β-lactose khan 6
5 Lactose vô định hình 7
6 Cấu trúc không gian enzyme lactase 8
7 Sơ đồ khái quát của sự sinh tổng hợp enzyme 9
8 Sơ đồ cơ chế sinh tổng hợp enzyme 11
9 Phản ứng thủy phân lactose bởi enzyme lactase 12
10 Cơ chế thủy phân lactose bởi enzyme lactase. 12
11 Cấu tạo hạt lúa mì 13
12 Cấu tạo cơ bản của nấm sợi Aspergillus .sp 16
13 Cấu tạo cuống bào tử Aspergillus oryzae. 17
14 Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme Lactase 18
15 Bình tiệt trùng 21
16 Thiết bị lên men 24
17 Đường cong sinh trưởng của loài A. oryzae (MTCC 1846) khi được xử lý
với EMS
26
18 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng protein có trong 2 loài của Shan 2
và A. oryzae (MTCC 1846) ở giờ thứ 30 sau khi nuôi cấy 27
19 Ảnh hưởng của pH đến hàm lượng protein có trong trong 2 loài của Shan 2
và A. oryzae (MTCC 1846) ở giờ thứ 30 sau khi nuôi cấy 28
20 Sơ đồ so sánh thành phần các loại acid amin giữa các nguồn từ Shan 2, A. oryzae,đậu nành và tiêu chuẩn của FAO 28
21 Hoạt tính của enzyme lactase của các loại nấm sợi khác nhau 30
22 Sự sinh trưởng của các loại nấm sợi khác nhau được tổng hợp từ T. viride
ATCC 32098
31
23 Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính tương đối của enzyme lactase từ T. viride
ATCC 32098
31
24 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính tương đối của enzyme lactase T. viride ATCC 32098 32
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 4
Lời mở đầu
Những ai quan tâm đến các tin tức về ngành sữa, ắt hẳn đều
biết đến vụ đình đám sữa có bổ sung đường GOS gây đau bụng cho
trẻ em Việt Nam. Sở dĩ do có tình trạng trên do hệ tiêu hóa của trẻ
em Việt Nam không có hệ enzyme lactase, nên không thể thủy phân
được loại đường này dẫn đến các bệnh lý trên. Và đây cũng là tình
trạng chung của người dân Châu Á, những người mà rất ít dùng các
sản phẩm từ sữa. Do đó, enzyme lactase đóng một vai trò rất quan
trọng trong ngành này, để sản xuất những sản phẩm có hàm lượng
thấp đường lactose trong sữa.
Nhắc đến vấn đề này, ta không thể không kể đến các ngành
công nghệ enzyme nơi cung cấp một nguồn enzyme lactase dồi
dào.Các chế phẩm enzyme lactase đã được sản xuất từ lâu và khá
rộng rãi. Và một nguồn enzyme được tổng hợp từ nấm sợi thật là đầy
triển vọng.
Với những kiến thức mà Thầy đã dạy trong suốt thời gian qua
kết hợp với những điều chúng em tham khảo từ sách vở, chúng em hi
vọng rằng bài tiểu luận này sẽ nhận được nhiều lời khen từ thầy. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện có thể không tránh khỏi sai sót,
chúng em rất mong nhận được những lời đóng góp và sự chỉ dạy
thêm của thầy để rút kinh nghiệm về sau.
Chúng em xin chân thành cám ơn thầy.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5, năm 2010.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 5
1. GIỚI THIỆT VỀ LATOSE VÀ LACTASE
1.1. Lactose
Lactose là một carbohydrate quan trọng nhất của sữa. Nó được tổng hợp từ tuyến vú của
của động vật. Nồng độ trong sữa thay đổi tùy theo loài. Lactose còn gọi là đường sữa. Do đó, khi
sản xuất các sản phẩm đi từ sữa thì người ta rất quan tâm đến hàm lượng lactose trong sữa. Ngoài
ra, lactose còn là một trong những tá dược được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp
dược phẩm. Có nhiều lý do nó được sử dụng, chẳng hạn như lactose trơ, tương đối rẻ, không độc
và lactose có lịch sử lâu dài được áp dụng trong hàng nghìn công thức thuốc trên thế giới.
Hình 1: Cấu trúc phân tử Lactose
Lactose ( β-D-galactopyranosyl-( 1 , 4 )-D-glucose ), là một disaccharide, gồm 2
monosaccharide tạo nên là galactose và glucose liên kết với nhau bởi liên kết β-(1,4) glucoside.
Trong sữa, lactose tồn tại dưới hai dạng đồng phân α-lactose và β-lactose.
Hình 2: Cấu trúc α-Lactose và β-Lactose
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 6
Sự khác biệt của hai đồng phân này là do sự định hướng khác nhau của nhóm -H và nhóm
–OH. Chính sự khác nhau này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ, pH, nồng độ của dung dịch. Và
dung dịch lactose luôn có sự tồn tại cân bằng động giữa hai đồng phân trên. Tại nhiệt độ phòng,
người ta thấy tỉ lệ giữa hai loại đồng phân này là 40% α-lactose và 60% β-lactose. Chính sự tồn
tại khác nhau về thành phần của hai loại đồng phân trong dung dịch sẽ dẫn đến sự khác nhau về
tính chất của lactose như tính chất bề mặt, cấu trúc tinh thể và độ hòa tan.
Lactose ở dạng rắn: Lactose ở dạng rắn có thể tồn tại dưới dạng kết tinh hoặc vô định
hình.
Lactose tinh thể được hình thành do sắp xếp một cách có trật tự của các phân tử lactose,
có thể tồn tại ở một trong hai hình thức : β-lactose và α-lactose monohydrate. Nếu như sự sắp
xếp của các phân tử lactose là nhiều hơn hoặc ít hơn hoặc sắp xếp ngẫu nhiên trong thì ta sẽ thu
được dạng vô định hình.
Hình 3: α-lactose monohydrate
Hình 4: β-lactose khan
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 7
Hình 5: Lactose vô định hình
Về độ tan, lactose tan tốt trong nước, tuy nhiên độ tan của nó thấp hơn so với các loại
đường cùng loại khác. Độ tan của lactose cũng sẽ tăng theo nhiệt độ.
Khi để trong điều kiện thường thì lactose sẽ hút ẩm thấp, và lượng nước này cũng không
đủ để xảy ra các phản ứng hóa học với tốc độ đáng lưu ý. Nước kết tinh trong tinh thể lactose sẽ
bị trơ về mặt hóa học.
Mất nước và nhiệt phân
Ở nhiệt độ trên 100 0C, α-lactose monohydrat của nó dần dần mất nước kết tinh. Tại 140 0C,thì sự
mất nước của tinh thể lactose bắt đầu. Sự mất nước kết tinh được đi kèm với sự chuyển đổi từ cấu
trúc tinh thể của lactose thành dạng vô định hình. Khi đưa đến nhiệt độ cao hơn thì quá trình
nhiệt phân lactose diễn ra. Các sản phẩm chính của phản ứng nhiệt phân có xu hướng polymerise,
kết quả phân tử chuyển màu sang màu nâu và cuối cùng là màu đen.
Phản ứng Maillard
Trong dung dịch nước, lactose, như tất cả các loại đường (ví dụ: glucose, galactose, maltose,
maltodextrines), có xu hướng phản ứng với hợp chất có chứa nhóm amino chẳng hạn như các
protein và peptide. Phản ứng này được gọi là phản ứng Maillard. Các con đường hóa học của
phản ứng Maillard là rất phức tạp. Nhiệt độ cao và độ pH cao (kiềm cao) là điều kiện thuận lợi
cho phản ứng xảy ra nhanh chóng. Phản ứng này sẽ tạo màu cho sản phẩm có lactose.
Lên men
Lactose là một carbohydrate và như là chất nền phù hợp cho vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men
và nấm mốc phát triển. Do đó người ta thường dùng lactose như một nguồn Cacbon trong các quá
trình lên men nuôi cấy vi sinh vật. Tuy nhiên như đã trình bày, nếu như sản phẩm có lactose để
ngoài mà không có điều kiện bảo quản tốt có thể gây hư hỏng sản phẩm. Do đó cần bảo quản sản
phẩm ở điều kiện khô ráo, mát mẻ.
Lactose có vị ngọt. Nếu lấy độ ngọt của sucrose làm chuẩn bằng 100 thì độ ngọt của
lactose chỉ bằng 16.
Cơ thể thể không thể hấp thu được lactose, muốn hấp thu được nó phải bị thủy phân thành
các monosaccharide đơn giản hơn là galactose và glucose. Muốn thủy phân lactose ta phải có
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 8
enzyme lactase. Enzyme lactase được hình thành và hoạt động ngay từ khi sinh ra và giảm dần
trong thời gian cai sữa. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại và có thể khôi phục lại nếu được dùng sữa.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều người dân châu Á không thể hấp thu được lactose. Do đó nhu
cầu các sản phẩm từ sữa có ít hoặc không có lactose cũng được hình thành. Muốn thu được các
sản phẩm sữa như vậy cần phải dùng enzyme lactase để loại bớt hoặc hoàn toàn lactose trong sữa.
1.2. Enzyme Lactase
Lactase (EC 3.2.1.23) hay còn gọi là lactase-phlorizin hydrolase hoặc lactose
galactohydrolase, là một loại enzyme thuộc họ β-galactosidase. Bởi vì đây là enzyme thủy phân
liên kết β-(1,3) và β-(1,4) galactoside của các polysaccharide và oligosaccharide cũng như phản
ứng nghịch đảo của các phản ứng ngưng tụ và chuyển hóa thành một loại đường khác nhờ thay
đổi liên kết glycoside. Do đó, như phần trên đã nói, lactase có thể dùng để thủy phân đường
lactose thành các đường đơn giản hơn gồm galactose và glucose, mà sinh vật nói chung có thể
hấp thu được.
Hình 6: Cấu trúc không gian enzyme lactase.
Lactase có trong tự nhiên và có thể tìm thấy ở các loài thực vật, động vật và vi sinh vật.
Tuy nhiên, để được sử dụng trong công nghệ thực phẩm thì nó cần phải đảm bảo an toàn theo quy
định của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm (Food and Drug Administration (FDA)). Và đã
được cho phép theo bản danh mục, thì ta sử dụng lactase đi từ lên men của nấm men và nấm mốc.
Hiện nay trên thị trường đã có các chế phẩm lactase được sản xuất từ : nấm sợi Aspergillus niger
và Aspergilus oryzae, nấm men Kluyveromyces lactis, Kluyveromyces fragilis và Candida
pseudotropicalis. Thật ra lactase được tổng hợp từ các nguồn khác cũng có thể được dùng để
thủy phân nhưng không ứng dụng nhiều trên quy mô công nghiệp.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 9
Tùy vào nguồn gốc mà ta có các loại lactase khác nhau về phân tử lượng,cấu trúc không
gian, các giá trị như độ pH, nhiệt độ tối thích,… cũng khác nhau. Ta có thể chia ra làm 2 loại
lactase chính theo nguồn gốc của nó. Lactase từ nấm sợi còn gọi là lactase acid. Sở dĩ có tên gọi
đó là vì loại lactase này có thể hoạt động tốt trong môi trường pH dao động trong khoảng 3 – 5,
và nhiệt độ hoạt động từ 50 – 60 0C. Loại thứ hai là lactase có nguồn gốc từ vi khuẩn và nấm
men, còn gọi là lactase trung tính vì nó hoạt động trong khoảng pH gần bằng 7 và nhiệt độ hoạt
động từ 30 – 40 0C.
Enzyme lactase bản chất cũng là protein nên cơ chế sinh tổng hợp cũng giống như cơ chế
sinh tổng hợp của protein. Vì vậy quá trình sinh tổng hợp enzyme lactase cũng có 4 giai đoạn:
Hình 7: Sơ đồ khái quát của sự sinh tổng hợp enzyme
• Hoạt hóa acid amin:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 10
Mục đích của quá trình này là làm cho phân tử acid amin trở nên hoạt động mạnh hơn, có
khả năng phản ứng cao hơn, có khả năng phản ứng cao hơn và dễ tương tác với nhau hơn.
• Vận chuyển acid amin đã được hoạt hóa đến ribosome: acid amin đã được hoạt hóa sẽ
được vận chuyển bằng acid ribonucleic vận tải t-ARN. Ngoài chức năng vận tải và giải
phóng acid amin đã được hoạt hóa khỏi bề mặt ,t-ARN còn có ý nghĩa lớn trong khâu
quan trọng nhất trong sinh tổng hợp enzyme là đảm nhiệm sự phân bố acid amin trong
phân tử enzyme tân tạo theo một trình tự xác định.
• Cơ chế tổng hợp liên kết peptid trong ribosome và sự tạo thành cấu trúc bậc nhất của phân
tử enzyme: dựa vào cơ chế mã hóa và dịch mã mà có thể tổng hợp được mạch polypeptide
đặc trưng trong riboxom trên khuôn của ARN thông tin.
• Giải phóng mạch polypeptide đã được và thiết lập cấu trúc không gian của phân tử
enzyme.
Bản chất enzyme lactase được hình thành trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật là do sự cảm
ứng mà chất cảm ứng ở đây là lactose. Vì vậy, enzyme lactase được xếp vô nhóm enzyme cảm
ứng. Cơ chế cảm ứng sinh tổng hợp enzyme lactase có thể được hiểu như sau: ban đầu, gen điều
chỉnh mã hóa trình tự sắp xếp của các acid amin của protein kìm tỏa đặc hiệu và “phái” ARN
thông tin đến riboxom để làm khuôn tổng hợp nên protein kìm tỏa. Chính sự liên kết của chất
protein kìm tỏa này vào đoạn ADN (gen chỉ huy) làm cản trở sự sao chép mã của các gen cấu
trúc tương ứng. Do đó, không có ARN thông tin được hình thành dẫn đến không tổng hợp được
enzyme lactase.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 11
Hình 8: Sơ đồ cơ chế sinh tổng hợp enzyme
Sau đó, môi trường có xuất hiện lactose thì nó sẽ hình thành với protein kìm tỏa đó một
phức: protein kìm tỏa – chất cảm ứng (lactose), kéo theo là nó không còn có khả năng phong tỏa
gen chỉ huy nữa. Do đó mà sự sao chép mã trên gen cấu trúc được tiến hành và enzyme lactase
được tổng hợp.
Như đã nói ở trên, enzyme lactase được sử dụng để thủy phân lactose trong sữa và whey,
tạo ra các sản phẩm có hàm lượng đường lactose thấp, sản phẩm yoghurt, phô mai tươi mà không
có thêm đường. Ngoài ra trong một số trường hợp, đường lactose không thể tiêu hóa ở một số
người do không có enzyme lactase trong cơ thể. Do đó, để hạn chế bất lợi này, các sản phẩm từ
sữa cần được xử lý với lactase trước.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 12
Hình 9: Phản ứng thủy phân lactose bởi enzyme lactase
Hình 10: Cơ chế thủy phân lactose bởi enzyme lactase.
Do độ bền của enzyme lactase có nguồn gốc từ vi sinh vật là rất lâu mà nó mới được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp như vậy. Thông thường, lactase từ nấm men có thể dùng được
trên 2 năm còn từ nấm sợi thì có thể dùng lâu hơn nữa.
2. NGUYÊN LIỆU:
2.1. Môi trường:
Bàng 1: Thành phần hỗn hợp cho môi trường được sử dụng trong quá trình lên men
Thành phần tỷ lệ(% khối lượng)
Cám bột mì 10%
Lactose 15%
Dịch chiết nấm men 1.50%
KCl 0.50%
FeSO4.7H2O 0.01%
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 13
Cám bột mì
Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum spp.) là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực
Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho
loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt
lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì;
mì sợi, bánh, kẹo v.v cũng như được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học. Lúa
mì cũng được gie trồng ở quy mô hạn hẹp làm cỏ khô cho gia súc và rơm cũng có thể dùng làm
cỏ khô cho gia súc hay vật liệu xây dựng để lợp mái.
Hình 11: Cấu tạo hạt lúa mì
Hạt lúa mì gồm có 13-17% là cám, 80-85% là nội nhủ, 2-3% là mầm.
Sau khi hạt lúa mì được nghiền nhỏ, ta sẽ thu được bột. sau nhiều công đoạn sàng rây, từ
bột lúa mì ta tách để thu được cám lúa mì.
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g cám bột mì:
Thành phần khối lượng trên 100g cám bột mì(g)
chất béo 4
tổng hàm lượng cacbohydrate 65
Protein 16
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 14
Bảng 3: Thành phần vitamin có trong 100g cám bột mì
Vitamins
Vitamin A 9 IU
Retinol 0 mcg
Alpha Carotene 0 mcg
Beta Carotene 6 mcg
Beta Cryptoxanthin 0 mcg
Lycopene 0 mcg
Lutein + Zeaxanthin 240 mcg
Vitamin C 0 mg
Vitamin E 1.49 mg
Vitamin K 1.9 mcg
Thiamin 0.523 mg
Riboflavin 0.577 mg
Niacin 13.578 mg
Vitamin B6 1.303 mg
Vitamin B12 0 mcg
Folate 79 mcg
Food Folate 79 5.6 mcg
Folic Acid 0 mcg
Dietary Folate Equivalents 79 mcg
Pantothenic Acid 2.181 mcg
Bảng 4:Thành phần khoáng có trong 100g cám bột mì
Minerals
Calcium 73 mg
Iron 10.57 mg
Magnesium 611 mg
Phosphorus 1013 mg
Potassium 1182 mg
Sodium 2 mg
Zinc 7.27 mg
Copper 0.998 mg
Manganese 11.5 mg
Selenium 77.6 mcg
Lactose: loại đường lactose như đã trình bày ở trên, và loại đường dùng để bổ sung vào
dưới dạng đường tinh thể
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 15
Dịch chiết nấm men: sử dụng sản phẩm đã được thương mại hóa dịch chiết nấm men
DIFCO. Đây là một trong những nguồn cung cấp N cho nấm sợi được sử dụng.
2.2. Vi sinh vật:
Các tiêu chuẩn về chọn giống nấm sợi để tổng hợp enzyme lactase:
- Không có khả năng sinh tổng hợp độc tố.
- Khả năng sinh tổng hợp enzyme lactase càng cao càng tốt.
- Thích nghi với môi trường nhanh và tốc độ sinh trưởng cao.
- Điều kiện nuôi cấy đơn giản, môi trường rẻ tiền.
- Hoạt lực của enzyme lactase tạo ra càng mạnh càng tốt.
Như đã trình bày ở trên thì chỉ trong quy mô công nghiệp người ta quan tâm nhiều nhất là
đến loài Aspergillus oryzae. Vì những tính năng thỏa mãn yêu cầu trên và tối ưu nhất. Do đó ta
chọn loài này làm đối tượng nghiên cứu.
Nấm sợi (Filamentous fungi) là vi sinh vật chân hạch, ở thể tản (thalophyte), tế bào không
có diệp lục tố, sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), vách tế bào cấu tạo chủ yếu là
chitin, có hay không có celuloz và một số thành phần khác có hàm lượng thấp. chúng có hình sợi
, sợi có ngăn vách (đa bào) hay không có ngăn vách (đơn bào). Sợi nấm thường là một ống hình
trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài. Đường kính của sợi nấm thường từ 3-5µm, có
khi đến 10µm, thậm chí đến 1mm. Chiều dài của sợi nấm có thể tới vài chục centimet. Các sợi
nấm phát triển chiều dài theo kiểu tăng trưởng ở ngọn (Hình 1.1). Các sợi nấm có thể phân nhánh
và các nhánh có thể lại phân nhánh liên tiếp tạo thành hệ sợi nấm (mycelium) khí sinh xù xì như
bông. Trên môi trường đặc và trên một số cơ chất trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc
một đoạn sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc
nấm.
Aspergillus sp. Có khoảng hơn 100 loài khác nhau, cùng thuộc dòng nấm bất toàn
(Deuteromycetes). Có cấu trúc hình thái chung như sau:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 16
Hình 12: Cấu tạo cơ bản của nấm sợi Aspergillus .sp
Loài A. oryzae đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất các loại thực phẩm như
sake, shoyu và miso. Cách đây khoảng hơn 1000 năm thì nó đã được sử dụng để lên men thực
phẩm và đồ uống. Thêm vào đó, nó cũng được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất enzyme.
Đây là loài nấm sợi ưa khí, thuộc giống Aspergillus, phân giống Curcumdati,nhóm Flavi, được
xếp chung nhóm với A. flavus. Trong nhóm Flavi này ngoài 2 loài trên còn có A. parasiticus. Đây
là một nhóm các vi sinh vật được ứng dụng nhiều trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại có khả năng
sinh độc tố, ngoại trừ loài A. oryzae này. Vì đặc tính trên mà nó được sử rộng rãi ở quy mô công
nghiệp thực phẩm vì tính năng an toàn.
Loài A.oryzae có thể được tìm thấy trong đất và thực vật, đặc biệt là ở trong gạo. A.
oryzae được đặc tên sau khi được tìm thấy trong tự nhiên và nuôi cấy trên môi trường gạo là
Oryza sativa. A. oryzae sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trong khoảng 32 – 36 0C ( ±1 0C), không
thể sống nếu như nhiệt độ trên 44 0C; pH tối ưu là từ 5 – 6, nó cũng có thể sống trong khoảng pH
dao động từ 2 – 8.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 17
Hình 13: Cấu tạo cuống bào tử Aspergillus oryzae.
Đã có bài báo cáo xác nhận, A. oryzae có thể sống trên môi trường cám gạo với độ ẩm
16%. Nó sống trên những môi trường mà hoạt độ của nước phải lớn hơn hoặc bằng 0.8, rất hiếm
khi nó có thể sống nếu aW nhỏ hơn 0.8.
Màu sắc của nấm sợi này nếu trên một môi trường sạch thì ta có thể thấy có màu xanh lá
cây, còn nếu trên môi trường đã cũ thì nó có thể có màu nâu, thỉnh thoảng là xanh lá cây trộn với
màu nâu.
Cũng như các loại nấm sợi khác, hình thức sinh sản chủ yếu của nó là sinh sản bằng bào
tử. Bào tử đính của loại nấm sợi này ở thể đơn bội, nhưng có nhiều nhân. Bào tử đỉnh ở trên xòa
rộng, đường kính từ 100 đến 200 micromet. Mỗi một bào tử của nó có kích thước khá lớn 5 – 8
micromet, có dạng hình cầu hoặc là những hình oval rất nhỏ. Thành bào tử có thể láng mịn hoặc
xù xì. Cuống bào tử thường không có màu, hầu hết bề mặt bên ngoài nhám, cũng có những
trường hợp đặc biệt thì láng mịn. Cuống thường dài, khoảng từ 1 – 5 mm.
Trong công nghiệp để nhân giống người ta thường nuôi cấy loại nấm sợi này trên các môi
trường như thạch dịch chiết nấm men Czapek ở 37 0C hay môi trường thạch dịch chiết nấm men
ở 25 0C trong 7 ngày thì thấy khả năng sinh trưởng là rất tốt.
Cần nhấn mạnh một lần nữa là A. oryzae không có khả năng tổng hợp độc tố aflatoxin.
Bởi vì để tổng hợp được aflatoxin cần phải trải qua một chu trình mà trong đó cần có 16 enzyme
xúc tác, do cấu trúc gen khác biệt nên loài này không thể tổng hợp được một số loại enzyme dẫn
đến tính chất đặc trưng trên.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 18
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1. Sơ đồ khối
Hình 14:Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme Lactase
3.2. Sơ đồ thiết bị
Nguyên liệu
Nuôi cấy
Tiệt trùng
Chuẩn bị môi trường
Giống vi sinh vật
Nhân giống
Canh trường sau
khi nuôi cấy
Làm nguội
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 19
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 20
4. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1. Nguyên liệu:
Phải đạt những chỉ tiêu ban đầu đã qui định ở trên
4.2. Chuẩn bị môi trường:
• Mục đích: chuẩn bị cho các quá trình kế tiếp.
• Các biến đổi chính:
Gia tăng nồng độ của các chất thêm vào, thay đổi pH của môi trường.
• Cách thực hiện:
Cám bột mì cùng với lactose sẽ được bổ sung thêm muối KCl, FeSO4.7H2O theo bảng dưới
đây
Bảng 5: Môi trường nuôi cấy
Thành phần tỷ lệ(% khối lượng)
Cám bột mì 10%
Lactose 15%
Dịch chiết nấm men 1.50%
KCl 0.50%
FeSO4.7H2O 0.01%
Ngoài ra ta còn bổ sung vào (NH4)2SO4 5g/l, KH2PO4 15g/l. Sau đó cho vào một bình
đựng bằng thép không rỉ, hình trụ. Bình này vừa có tác dụng khuấy trộn vừa có tác dụng tiệt
trùng bằng nhiệt. Chú ý là lượng nước cho vào trước khi tiệt trùng chỉ bằng 10% lượng nước cần
cho vào.
Sau khi đã được thêm vào ta khuấy trộn đều bằng thiết bị cánh khuấy
Các thông số:
o Vận tốc cánh khuấy 200 vòng/ phút.
o Thời gian khuấy: tùy lượng môi trường, thông thường từ 15 – 20 phút.
4.3. Tiệt trùng môi trường
• Mục đích: chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy, tạo một môi trường tốt nhất.
• Các biến đổi chính:
o Hóa sinh: Vô hoạt enzyme
o Sinh học: tiêu diệt các loại vi sinh vật
o Hóa học: Thủy phân protein, tạo nguồn N cho nấm sợi sử dụng, các cấu tử mẫn cảm
như vitamin có thể bị mất do nhiệt
o Vật lý: Thể tích,khối lượng thay đổi
• Yêu cầu:
Quá trình tiệt trùng càng ít làm mất mát các loại vitamin, khoáng càng tốt. Đây là những
yếu tố sinh trưởng cho vi sinh vật. Song cũng cần đảm bảo tiêu diệt được các loại vi sinh vật
khác. Tạo điều kiện thuận lợi khi cho nấm sợi vào.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 21
• Phương thức thực hiện: cho gia nhiệt bằng hơi nước qua vỏ bình tiệt trùng. Bình tiệt trùng
hình trụ, làm bằng thép không rỉ, trên bình có gắn các cảm biến để xác định các thông số
nhiệt độ và áp suất. Ta sử dụng hơi nước đã được tiệt trùng để gia nhiệt cho bình lên đến
thông số cần đạt.
Hình 15: Bình tiệt trùng
Thông số:
o Nhiệt độ : 121 0C
o Áp suất : 1.52 bar
o Thời gian: 15 phút
Sau quá trình tiệt trùng ta chuyển toàn bộ môi trường qua bình điều nhiệt
4.4. Làm nguội:
• Mục đích: chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy.
• Các biến đổi chính: nhiệt độ môi trường sẽ giảm xuống.
• Yêu cầu: nhiệt độ của môi trường còn khoảng 35 0C, pH của môi trường từ 5 – 6.
• Phương pháp: dùng bình điều nhiệt,bình này cũng là bình hình trụ làm bằng thép không rỉ,
bên trong có các cánh khuấy, khuấy để đảm bảo sự đồng đều của nhiệt độ. Nếu như cần thiết
ta có thể dùng một dòng tác nhân lạnh để trao đổi nhiệt qua vỏ bên ngoài.
4.5. Giống vi sinh vật
• Yêu cầu: đạt được những tiêu chuẩn đã được trình bày ở trên.
• Chọn loài Aspergillus oryaze vì đây là loài không có khả năng sinh độc tố, tốc độ sinh trưởng
nhanh và cũng là đối tượng của ngành công nghệ sản xuất enzyme lactase từ vi sinh vật.
4.6. Nhân giống:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 22
• Mục đích: chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy.
• Yêu cầu: tạo được giống Vi sinh vật có hoạt lực ổn định, mạnh, số lượng đáp ứng đủ nhu cầu
quá trình lên men.
• Phương thức thực hiện:
Ta sẽ tiến hành nhân giống tùy theo yêu cầu của thiết bị ta sẽ xác định được quy mô nhân
giống. giả sử cần 100 m3 thể tích lên men.
Từ giống đã phân lập, ta tiến hành nuôi cấy trên môi trường thạch nấm men – nấm sợi để
thu nhận sinh khối
4.7. Môi trường nhân giống : môi trường ATCC medium 325
Bảng 6: công thức để pha chế 1 lít môi trường nhân giống
Dịch chiết nấm men 20.0 g
Glucose 20.0 g
Pepton 1.0 g
Agar 20.0 g
Nước cất 1.0 L
Sau đó ta quan đem quan sát thử trên kính hiển vi, đếm số lượng tế bào bằng dụng cụ thích hợp.
Nếu đạt chất lượng, chỉ tiêu thì tiến hành tiếp.
Từ giống gốc, ta hòa vào nước lấy 10ml dung dịch chứa giống cần dùng sau đó tiến hành nuôi
cấy trong môi trường như trên thí nghiệm
4.8. Sơ đồ nhân giống:
• Trong phòng thí nghiệm: 10mL– 100mL – 1000mL – 10L
• Trong phân xưởng : 10L – 100L – 1000L – 10 m3 – 100 m3.
Lưu ý:
Trong quá trình nhân giống ta nên cho môi trường tối thích để vi sinh vật phát triển ở
những cấp nhân giống đầu. Sau đó, nên pha loãng với môi trường sẽ nuôi cấy để lên men nhưng
tăng từ từ để vi sinh vật thích nghi dần với môi trường mới. Nên sản phẩm thu được sau này sẽ
cao hơn, hoạt tính vi sinh vật mạnh hơn.
Trong quá trình nhân giống cũng như là lên men thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình
Nhiệt độ:
Hầu hết các loài Vi sinh vật nói chung và nấm sợi nói riêng thì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi
nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp có thể gây ức chế nấm sợi, còn nếu quá cao có thể làm chết vi sinh
vật, chưa kể đến làm các thành phần môi trường nuôi cấy bị thay đổi.
Oxy:
Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với nấm sợi vì chúng là nhóm hiếu khí bắt buộc. do đó
cần cung cấp oxy đầy đủ để tổng hợp năng lượng, sinh khối. Nếu thiếu thì gây ức chế hoặc làm
chết nấm sợi.
Thời gian nuôi cấy:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 23
Đặc biệt quan trọng, nếu để quá lâu hoặc thu quá sớm thì ta sẽ thu sinh khối nấm sợi với số
lượng ít hơn có thể. Cũng như các loài vi sinh vật khác, nên thu hoạch cuối giai đoạn phát triển
pha log ( vi sinh vật phát triển với tốc độ nhanh nhất (μexpo max)). Có thể kiểm tra bằng cách xác
định hàm lượng ATP trong tế bào.
Các thông số:
o Nhiệt độ : 30 – 35 0C
o Hàm lượng oxy: nhỏ nhất là 20% của khí được cho vào nhân giống
o Thời gian nuôi cấy: tùy mỗi cấp nhân giống, thông thường thì thời gian nhân giống
của mỗi cấp nhân giống thường dao động trong khoảng từ 24 – 36 h.
4.9. Nuôi cấy:
• Mục đích: khai thác enzyme lactase, tạo điều kiện cho nấm sợi phát triển.
• Yêu cầu: càng tạo ra nhiều enzyme lactase càng tốt, hoạt lực enzyme càng mạnh càng tốt.
• Các biến đổi chính
o Sinh học: nấm sợi sử dụng các nguồn dinh dưỡng như C,N có sẵn tạo ra một phần
năng lượng, tăng sinh khối sau đó,nấm sợi tự tổng hợp ra lactase để thủy phân lactose
tạo ra những đường đơn giúp cơ thể hấp thu.
o Vật lý: nhiệt độ tăng, do quá trình sinh tổng hợp tạo ra năng lượng, độ ẩm thay đổi
o Hóa lý: thành phần môi trường thay đổi theo độ ẩm, nhiệt độ.
o Hóa học: hàm lượng oxy giảm do sinh vật đã sử dụng và tạo ra CO2 ( tăng nồng độ)
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình: cũng như trên là nhiệt độ, oxy, hoạt lực của nấm sợi
Nhiệt độ:
Nhiệt độ quá cao, vi sinh vật hoạt động kém hoặc có thể ngừng hoạt động, chưa kể đến là
enzyme lactase tạo ra bị vô hoạt. ngược lại, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho vi sinh vật bị ức chế, các
quá trình sinh hóa xảy ra chậm, dẫn đến thời gian lên men sẽ bị kéo dài.
Thông thường nên giữ ở nhiệt độ 35 0C là nhiệt độ tối thích cho loài này.
Oxy:
Đây là loài hiếu khí bắt buộc, vì vậy để tạo điều kiện cho nấm sợi phát triển thì dùng thiết
bị sục khí vào trong thiết bị lên men, có cánh khuấy.
Thông thường thì lượng oxy được cung cấp cũng phải ít nhất là 20% thể tích khí đưa vào
bình
Lượng giống cấy:
Quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không có lợi.
Thông thường, tỷ lệ giống cấy là 107 bào tử/ml.
• Thiết bị:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 24
Hình 16: Thiết bị lên men
Thiết bị lên men là một bồn hình trụ làm bằng thép không gỉ, có cánh khấy, có hệ thống
đầu dò để kiểm soát nhiệt độ, khi cần thiết ta có thể tiến hành trao đổi nhiệt qua vỏ ống. Ngoài ra
còn có hệ thống sục khí vào thiết bị. Không khí được qua bơm rồi qua màng lọc membrane để
loại hết những vi sinh vật không mong muốn trước khi sục vào bình. Khi cần thiết, với một
nguồn oxy lớn hơn thành phần oxy có trong không khí, ta có thể trộn oxy nguyên chất với không
khí với một tỷ lệ xác định.
• Các thông số:
o Nhiệt độ làm việc: 30 oC’.
o pH nhỏ nhất: 4.
o Điều chỉnh tốc độ cánh khuấy: 250 – 600 vòng/phút.
o Hàm lượng oxy trong không khí: ≥20 % (v/v).
o Sục khí 5 L/phút.
o Thời gian nuôi cấy khoảng 160 h. Mỗi 8h ta tiến hành đo hoạt lực của enzyme.
4.10. Nhận xét quá trình
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 25
Quá trình nuôi cấy sử dụng phương pháp lên men bề sâu, mà trong nuôi cấy thu nhận
enzyme lactase nói riêng và trong sản xuất enzyme nói chung thì nên nuôi cấy thu nhận bằng
phương pháp lên men bề mặt nên chất lượng enzyme có thể sẽ thấp. Không phải tốn quá nhiều
hơi và nhiệt như phương pháp lên men bề mặt vì hơi và nhiệt dễ dàng đi bên trong môi trường lên
men, trong khi đó thì lên men bề mặt khó mà hơi và nhiệt có thể đi sâu vào trong cả môi trường.
Tuy nhiên một ưu điểm vượt trội của phương pháp này là dễ dàng cơ giới hóa và tự động hóa
cũng như chuyển sang qui mô sản xuất lớn rất dễ dàng và đơn giản.
4.11. Sản phẩm
Sản phẩm là một canh trường sau khi lên men có lẫn enzyme lactase cần thu nhận, do đó,
thật ra người ta sẽ làm bước kế tiếp để tách enzyme ra khỏi canh trường. Và lúc đó, người ta sẽ
đánh giá thêm chỉ tiêu về hoạt lực của enzyme, độ tinh sạch enzyme…
Còn đối với canh trường sau lên men có một số yêu cầu sau:
• Hàm lượng của enzyme lactse có trong sản phẩm càng cao càng tốt. Thông thường thì
hoạt lực của enzyme lactase là 100000 FCC/g
• Lượng cơ chất sót càng ít càng tốt như acid amin, đường… Ngoài ra cũng cần kiểm soát
các sản phẩm phụ tạo ra có thể có cả các enzyme khác lẫn vào. Ta hạn chế các chất này
đến mức thấp nhất.
• Bảo quản ở điều kiện thích hợp tránh các tác nhân có thể làm vô hoạt enzyme lactase như
nhiệt độ không vượt quá 55 0C , pH nên đạt từ 4.5 – 5.
5. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
5.1. Đột biến Aspergillus oryzae cho sản xuất protein đơn giản
Người ta tiến hành gây đột biến điểm đối với loài Aspergillus oryzae (MTCC 1846) bằng
chất hóa học Ethyl Methyl Sulphonate (EMS). Ủ cả môi trường trong vòng 1 h với chất EMS để
đột biến đến 98 % bào tử. Sau khi kiểm tra các môi trường ta thu được ba loài đột biến kí hiệu tên
Shan 1, Shan 2 và Shan 3. Cả ba loài này đều được sử dụng để sản xuất protein tế bào. Trong đó
loài Shan 2 cho lượng protein nhiều hơn cả. Nó tăng trưởng tốt nhất với điều kiện pH= 3 - 7,
nhiệt độ 36-45 oC. Tốc độ tăng trưởng cụ thể của Shan2 cao hơn trên các canh trường có chứa
các chất nền như glucose, maltose và cellulose. Shan2 có hàm lượng cao hơn các axit amino khi
so sánh với tiêu chuẩn của FAO và A. oryzae (MTCC 1846), hàm lượng acid amin của Shan2
được xấp xỉ bằng với hàm lượng của đậu tương trong bữa ăn.
• Môi trường nuôi cấy:
Cám gạo sau đó cho vào trong NaOH 0.25 M và tiệt trùng ở 121 0C trong 15 phút. Môi
trường được làm mát sau đó lịc bằng vải và rửa dưới nước sinh hoạt để pH trung tính. Sau đó
được sấy trong 60 0C và để qua đêm và nghiền nó đến kích thước 0.3 mm.
• Giống cấy:
Aspergillus oryzae (MTCC 1846) và các đột biến của nó được nuôi cấy trên môi trường
thạch dextrose khoai tây. Được nuôi cấy lại mỗi tháng một lần, và bảo quản ở 4 oC. Bào tử thì
được thu hoạch 1 tuần 1 lần.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 26
Lấy 10 g môi trường nuôi cấy đã được chuẩn bị cho vào một bình 500 mL, độ ẩm 80%.
Sau đó bổ sung vào các thành phần như sau : FeSO4 · 7H2O 0.1 g/L, MgSO4 · 7H2O 5 g/L,
(NH4)2SO4 3 g/L và K2HPO4 1 g/L. Sau đó tiệt trùng môi trường này, bổ sung thêm 3 g mỗi
loại đường glucose, đường maltose, và cenlulose, chỉnh pH về 6. Lượng giống cấy là khoảng 109
bào tử / mL, ủ trong 3 ngày với nhiệt độ 42 oC, pH bằng 4 đối với các giống đột biến và 30 oC,
pH = 7 với loài A. oryzae ban đầu.
Kết quả:
Hình 17: Đường cong sinh trưởng của loài A. oryzae (MTCC 1846) khi được xử lý với EMS
Bảng 7: Thành phần protein tổng và các thành phần khác khi phá hủy sinh khối của các giống đột
biến Shan 1, Shan 2, Shan 3 và loài A. oryzae (MTCC 1846).
Rõ ràng là loài Shan 2 có hàm lượng tổng protein là lớn nhất.
Khi so sánh về các yếu tố khác giữa loài Shan 2 và A. oryzae (MTCC 1846) về tốc độ
sinh trưởng riêng trên các có chất khác nhau:
Bảng 8: So sánh tốc độ sinh trưởng của Shan 2 và A. oryzae (MTCC 1846) với các loại cơ chất
khác nhau:
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 27
Ta nhận thấy là đối với 3 loại cơ chất đó thì Glucose là nguồn C mà ở đó tốc độ sinh
trưởng của nó là lớn nhất. Bên cạnh đó thì tốc độ sinh trưởng của Shan 2 trên các môi trường là
lớn hơn rất nhiều so A. oryzae (MTCC 1846).
Hình 18: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng protein có trong 2 loài của Shan 2 và A. oryzae
(MTCC 1846) ở giờ thứ 30 sau khi nuôi cấy
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 28
Hình 19: Ảnh hưởng của pH đến hàm lượng protein có trong trong 2 loài của Shan 2 và A.
oryzae (MTCC 1846) ở giờ thứ 30 sau khi nuôi cấy.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 29
Hình 20: Sơ đồ so sánh thành phần các loại acid amin giữa các nguồn từ Shan 2, A. oryzae,đậu
nành và tiêu chuẩn của FAO
Dựa vào bảng trên ta thấy là nguồn cung cấp các loại acid amin tiềm năng, nên được chú
trọng quan tâm ở những nước nghèo protein.
5.2. Nghiên cứu giống nấm sợi có khả năng sinh tổng hợp lactase có hoạt tính cao
Có một nghiên cứu về sự tổng hợp lactase của các loại nấm sợi khác nhau để tìm ra nguồn
sản xuất lactase trong công nghiệp của trường đại học Hacettepe, Thổ Nhĩ Kỳ.
Giống:
Cho 13 loại nấm khác nhau (Aspergillus, Trichoderma,
Penicillium, Rhizopus và Fusarium sp.): T. harzianum 1073 D3, T. harzianum 1567 D2, T.
harzianum 1620 D2, T. harzianum 1041 D1, T. viride 1897 A2 và T. viride ATCC 32098, A.
niger, Rhizopus, P. spinulosum, T. viride, Fusarium culmorum và F. accumulatum.
Môi trường nuôi cấy:
Bảng 9: Thành phần nuôi cấy 13 loại nấm sợi
Thành phần g/l
Lactose 10.0
Peptone 1.5
Dịch chiết nấm men 1.0
KH2PO4 1.0
(NH4)H2PO4 7.0
MgSO4.7H2O 1.0
CaCl2 0.3
Trong bình 250 ml, cho vào 50ml môi trường, điều chỉnh pH = 5, sau đó đem tiệt trùng
trong autoclave tại 121 0C, áp suất 1,52 bar trong 15 phút.
Điều kiện nuôi cấy:
Cho 1ml dung dịch chứa mẫu có khoảng 15 triệu bào tử nhiệt độ 30 0C, nuôi trong bình
nuôi cấy với vận tốc đảo trộn là 150 vòng / phút, trong 6 ngày.
Xác định sự tăng trưởng dựa vào khối lượng của enzyme thu được bằng phương pháp chiết.
Xác định hoạt lực của enzyme lactase:
Canh trường sau khi được sẽ được lọc, sau đó đem ly tâm phần nước lọc ở 7200
vòng/phút trong 15 phút. Ta sẽ thu được enzyme sau đó cho nó vào khảo nghiệm với 2.5 mg/mL
cơ chất là o-nitrophenyl-β-D-galactopyranoside (ONPG) đã được chuẩn bị trong 0.1 M môi
trường đệm natri acetate, pH = 5. Sau đó cho 1 ml dung dịch trên đem ủ với 0.2 ml mẫu enzyme
ở 50 0C trong 5 phút. Kết thúc phản ứng bằng cách thêm vào 1 ml natri cacbonate 10%. Sau đó
đem đo quang phổ UV vis với bước sóng bằng 420 nm. Lượng o-nitrophenol sẽ được tính toán
dựa vào phương trình đườn chuẩn. Thêm vào đó, khi lactose được sử dụng như một cơ chất, cho
việc tính toán hoạt lực của enzyme trong T. viride ATCC 32098, các loại đường sinh ra sẽ được
xác định bằng thuốc thử Trinder (Sigma). Một đơn vị hoạt lực của lactase được xem như là lượng
enzyme sản xuất ra 1 mol glucose hoặc o-nitrophenol trong 1 ml môi trường ở 50 0C trong 1
phút.
Tính ổn định của lactase
• pH
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 30
Tính ổn định của các enzyme ở giá trị pH khác nhau được nghiên cứu bởi việc ủ enzyme
trong môi trường đệm tương ứng (pH = 3,0-7,5) trong 1 h ở nhiệt độ phòng trước khi việc bổ
sung các cơ chất. Enzyme đã được khảo nghiệm sau đó cho xác định hoạt lực lactase trong điều
kiện khảo nghiệm tiêu chuẩn tại 50° C và pH = 5,0. Sau đó
so sánh mối quan hệ ở các điều kiện.
• Nhiệt độ
Để xác định sự ổn định nhiệt độ, lactase trong sự vắng mặt của chất nền đã được giữ ở
nhiệt độ giữa 20 và 70 ° C cho 1 h. Sau khi thêm các chất nền,
hoạt động được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn (50 ° C, pH = 5,0). Hoạt lực của enzyme
đã được xác định như hoạt lực tương đối.
Kết quả:
Hình 21: Hoạt tính của enzyme lactase của các loại nấm sợi khác nhau
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 31
Hình 22: Sự sinh trưởng của các loại nấm sợi khác nhau được tổng hợp từ T. viride ATCC 32098
Hình 23: Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính tương đối của enzyme lactase từ
T. viride ATCC 32098 (pH tối thích cho loài này từ 5 đến 6)
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 32
Hình 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính tương đối của enzyme lactase
T. viride ATCC 32098
Ta nhận thấy là nhiệt độ càng tăng thì hoạt lực của nó càng giảm, nhiệt độ đạt đến trên 60
oC thì hoạt tính enzyme giảm mạnh.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, Trichoderma viride ATCC 32.098 cho lactase có hoạt tính
lớn nhất, tiếp theo Trichoderma harzianum 1.073 D3.
Ngoài ra, các nghiên cứu về sự ổn định đã được tiến hành trong khoảng pH 3,0-7,5 và ở
nhiệt độ giữa 20 và 70 °C. Ta còn thu được, lactase được sản xuất từ T. viride ATCC 32.098 trên
90% có thể chịu đựng trong khoảng pH 3,0-7,5 ở nhiệt độ giữa 20 và 60 ° C, và thậm chí đến
66% ở 70 °C.
Vì vậy: T. viride ATCC 32.098 có thể được sử dụng như là một thay thế để sản xuất
lactase trong quy mô công nghiệp.
CÔNG NGHỆ LÊN MEN- NUÔI CẤY NẤM SỢI ĐỂ THU NHẬN LACTASE
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn Page 33
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Tú và cộng sự, Hóa sinh công nghiệp, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2004.
2. Lê Xuân Phương, Vi sinh công nghiệp, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2001
3. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ Sản Xuất Các Sản Phẩm Từ Sữa và Thức Uống, tập 1:
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA, Nhà Xuất Đại Học Quốc Gia
TP. Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004.
4. Richard K. Robinson, Encyclopedia of Food Microbiology, Elsevier, 1999, pages 62 –
72
5. R. RAVINDER et al.: Production of SCP from Deoiled Rice Bran, Food Technol.
Biotechnol. 41 (3) 243–246 (2003)
6. SEYIS and N. AKSOZ: Production of Lactase by Trichoderma sp., Food Technol.
Biotechnol. 42 (2) 121–124 (2004)
7. John E. Kinsella,Steve L. Taylor, Advances in Food and Nutrition Research, Vol 38,
Acadamic Press (1995).
8. H.-J. Rehm and G. Reed hợp tác với A. Piihler and P.Stadler, Biotechnology, Vol 6:
Products of Primary Metabolism, VCH, 1996.
9. Muhammad Siddque Awan, Genetic Manipulation of Aspergilus niger for hyper
production of α- and β- galactosidases, Quaid –I – Azam Uni, Isplamabad, Pakistan,
2007.
10. M. C. BARTLETTt and PHILIPP GERI-IARDT, Journal of Biochemical and
Microbiological Technology and Engineering VOL. I :“Continuous Antibiotic
Fermentation-Design of a 20 litre, Single-stage Pilot Plant and Trials with Two
Contrasting Processes”, 359-377 (1950)
11. Các websites:
•
• :Crystal Structures of b-Galactosidase from Penicillium
sp. and its Complex with Galactose
• The structure of E. coli β-galactosidase
• of β-galactosidase by Aspergillus oryzae
in submerged bioreactor cultivation
• Structural and sequence-based classification of
glycoside hydrolases
• Microbiological Process Report Production of
Microbial Enzymes and Their Applications
• Production of fl-galactosidase by Aspergillus oryzae
in submerged bioreactor cultivation
• oryzae in solid-state and submerged
fermentations Progress report on a multi-disciplinary project.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nuoi cay nam soi de thu nhan lactase.pdf