Đề tài Nhượng quyền thương mại Co.op Mart

Tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại Co.op Mart: 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO một sân chơi công bằng và khắc nghiệt, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi việc quản lý mang tính bảo hộ một số ngành và từ ngày 01/01/2007 các doanh nghiệp nước ngoài được quyền mở liên doanh bán lẻ tại Việt Nam, sau đó kể từ 01/01/2009 được phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đã khiến các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp trong nước “lên cơn sốt”. Thị trường bán lẻ Việt Nam, đất nước với hơn 86 triệu dân đang ngày một nóng lên với sự tham gia dành thị phần của các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước: HaproMart, Satra, Parkson, Co.opMart, Metro, Maxi, Citimart, Vmart, Fivimart, G7, 24h, Shop & Go, Day & Night… Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ khác như: Giant, Tesco, Carrefour, Walmart cũng đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Vớ...

pdf79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại Co.op Mart, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO một sân chơi công bằng và khắc nghiệt, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi việc quản lý mang tính bảo hộ một số ngành và từ ngày 01/01/2007 các doanh nghiệp nước ngoài được quyền mở liên doanh bán lẻ tại Việt Nam, sau đó kể từ 01/01/2009 được phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đã khiến các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp trong nước “lên cơn sốt”. Thị trường bán lẻ Việt Nam, đất nước với hơn 86 triệu dân đang ngày một nóng lên với sự tham gia dành thị phần của các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước: HaproMart, Satra, Parkson, Co.opMart, Metro, Maxi, Citimart, Vmart, Fivimart, G7, 24h, Shop & Go, Day & Night… Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ khác như: Giant, Tesco, Carrefour, Walmart cũng đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Với nguồn tài chính hùng mạnh, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bán lẻ, các tập đoàn nước ngoài đe dọa sẽ nuốt chửng các doanh nghiệp trong nước, độc chiếm thị trường bán lẻ màu mở này. Đứng trước thời cơ cũng như thách thức đó, Co.opMart một thương hiệu bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, Tốp 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương trong các năm 2004-2005-2006-2007-2008 cần có những bước chuyển mình để đón đầu, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các công tác mua hàng, hậu cần, phục vụ khách hàng tốt hơn tạo chổ đứng vẫn chắc trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, việc mở rộng chân rết của mình chiếm lĩnh thị phần trước tại các nơi mà hiện nay các chuỗi bán lẻ chưa đủ điều kiện cũng như không thể đầu tư vươn tới được là một điều hết sức cần thiết. Do vậy, làm sao để có thể thực hiện được những điều nêu trên trong khi nguồn tài chính có hạn, hậu cần và tính chuyên nghiệp của mình vẫn còn chưa cao so với các tập đoàn bán lẻ khác của thế giới? Trong phần đề tài của mình, em xin trình bày một trong các phương thức có thể một phần giúp doanh nghiệp mở rộng chân rết của mình giảm thiểu các chi phí đầu tư, cũng như có thể mang về doanh thu cho mình. “Nhượng quyền thương mại Co.op Mart”. Đó là nội dung của vấn đề nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này với mục tiêu tìm kiếm, phân tích nhân tố quyết định sự lựa chọn của các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ muốn hợp tác cùng kinh doanh thương hiệu Co.opMart. Từ đó, xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi bán lẻ Co.opMart. Và từ đó đề ra một số chính sách hỗ trợ giúp Công ty quản lý chuỗi siêu thị Co.opMart (Saigon Co.op) có các biện pháp quản trị hợp lý nhằm mở rộng thêm hệ thống chuỗi chân rết của mình từ các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố quyết định sự lựa chọn nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp như: Tiếng tâm (thương hiệu), giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ siêu thị, được hỗ trợ từ phía Co.opMart (nguồn hàng, 2 giá cả hàng hóa, chương trình khuyến mãi nhiều, thời gian thanh toán…), phí nhượng quyền thương mại, tiềm năng phát triển. - Xác định mức độ của từng nhân tố ảnh hưởng tới việc nhượng quyền thương mại. - Xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng bán lẻ Co.opMart tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất hình thức và phương thức quản trị phù hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công, mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. - Khách thể nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công. - Đối tượng khảo sát: Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ, có mặt bằng tốt muốn kinh doanh nhượng quyền thương mại thương hiệu Co.opMart. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công tại các quận huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu trong ngành bán lẻ Tài liệu trong ngành Marketing Tài liệu về Thương Hiệu Tài liệu về nhượng quyền thương mại (franchise), … 4.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu - Nhận dạng vấn đề - Đặt giả thuyết điều tra - Xây dựng bảng câu hỏi điều tra - Chọn mẫu điều tra - Chọn kỹ thuật điều tra - Xử lý kết quả điều tra 5. Kết quả đạt được của luận án - Về mặt lý luận - Về thực tiễn - Đề xuất 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) 1.1 Giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Franchise) 1.1.1 Thương Hiệu – Nền tảng của hệ thống nhượng quyền thương mại Trước khi đến định nghĩa về Franchise, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về thương hiệu vì sự hiện hữu của Franchise lại đặt trên nên tảng thương hiệu. Thương hiệu không chỉ là cái tên, mà là 1 tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng các giá trị mà họ đòi hỏi : tôi có lợi ích gì ? tôi có biết nó không ? hình như mình đã từng nghe qua …, hay thông qua các tin đồn về sản phẩm hàng hóa khiến họ lo lắng, tưởng tượng, ham muốn,… tất cả câu hỏi trên gợi nhớ cho khách hàng một hình ảnh thương hiệu nằm trong tâm trí họ. Thương hiệu khác với nhãn hiệu. „ Nhãn hiệu ¾ Giá trị cụ thể, tài sản hữu hình ¾ Hiện diện trên văn bản pháp luật ¾ Được cơ quan chức năng công nhận ¾ Phần “ thân thể” của doanh nghiệp „ Thương hiệu ¾ Giá trị trừu tượng, Tài sản vô hình ¾ Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng ¾ Được người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng ¾ Phần “ linh hồn” của doanh nghiệp Cũng như theo tác giả Richard Moore đã có một định nghĩa khá hình tượng về thương hiệu trong quyển sách xuất bản năm 2003 tại Việt Nam như sau: “sự khác biệt giữa một sản phẩm và một thương hiệu là gì? Một sản phẩm giống như một người bạn mà bạn mới gặp. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn đã gặp nhiều hàng ngàn người trong cuộc đời của mình, và hầu hết những người này bạn chỉ trao đổi ánh mắt hay vài câu nói. Nhưng đối với một số người, bạn thấy mình đã trao đổi câu chuyện với họ bởi vì hình như đã có cảm giác phù hợp nào đó. Để đạt tới tầm cỡ sản phẩm thì phải có một quan hệ như thế. Tuy nhiên, để đạt tới tầm cỡ thương hiệu thì đòi hỏi nhiều hơn nữa. Việc này cũng giống như để hiểu một người kỹ hơn và thấy được họ thay đổi ra sao theo thời gian. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nghĩ đến người ấy như một người bạn hay đồng nghiệp. Lúc đó, họ đã giành được cảm giác trân trọng trong bạn. Đạt đến tầm cỡ thương hiệu là tạo được mối quan hệ như vậy. Hay theo giáo sư John Quelch một chuyên gia hành đầu trong lĩnh vực Marketing, Phó hiệu trưởng Trường Harvard trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Tại buổi toạ đàm với các doanh nghiệp 22/02/2008 ông có đề cập đến “Một Thương hiệu mạnh là như thế nào?” mà tôi tâm đắc là: - Một thương hiệu mạnh trước hết phải có sự khác biệt. - Một thương hiệu mạnh phải có sự khác biệt, nhưng khác biệt về lâu dài. - Được người tiêu dùng tin cậy. Khác với các loại sở hữu hàng hóa thông thường, thương hiệu là một loại hàng hóa trí tuệ, là tài sản quý nhất của một doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao chủ thương hiệu phải nên ghĩ đến chuyện làm thế nào để đánh bóng thương hiệu của mình hơn; làm thế nào để xây dựng thương hiệu của mình ngày càng lớn mạnh hơn; tạo độ trung thành cao của khách hàng đối với thương hiệu; hiệu quả hơn trong đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp; và làm thế nào để đem lại thêm nhiều nguồn lợi 4 kinh tế từ tài sản trí tuệ này. Franchise là một trong những phương thức có thể đáp ứng những nhu cầu kể trên. 1.1.2 Khái niệm về nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là Franchise, Franchising) dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt nhân rộng hương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh, có nhiều định nghĩa về Franchise trên thế giới. Theo Tiến Sĩ Lý Quí Trung có viết trong tạp chí “Thành Đạt”: Franchise được dịch ra tiếng việt là nhượng quyền thương mại. Cụm từ gồm 4 chữ nhưng vẫn chưa lột tả đúng bản chất của mô hình kinh doanh này nếu không muốn nói là không đúng nghĩa. Về nội dung, Franchise là một phương thức hợp tác kinh doanh mà trong đó chủ thương hiệu hay bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu … của mình để kinh doanh. Bù lại, bên nhận nhượng quyền phải trả các khoản phí nhượng quyền cho chủ thương hiệu, thành công của họ sẽ góp phần đáng kể làm tăng giá trị thương hiệu nói chung. Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đó định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như : bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Quan điểm này cũng xuất phát từ sự chênh lệch về quyền lực và chênh lệch về thông tin giữa các bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền. Những yêu cầu mạnh mẽ hơn về phía bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích cho bên nhận quyền. Tuy nhiên, định nghĩa cũng chỉ ra tính độc lập tương đối giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp về sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên. Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương Mại 2005, thì Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 5 - Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa khác nữa nhưng cũng vẫn dựa trên một số ý cơ bản của các trích dẫn nói trên. Tóm lại, theo tôi có thể hiểu Franchise chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định và bên nhận nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí. 1.1.3 Các hình thức nhượng quyền thương mại Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product Distribution Franchise) Đây là hình thức mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng thương hiệu (Brand), biểu tượng, tên nhãn hiệu (Trade mark), logo, khẩu hiệu (slogan), … bên nhượng quyền sẽ không nhượng lại cách thức kinh doanh. Bên mua Franchise sẽ quản lý điều hành cửa hàng của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu, thậm chí có thể biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Phương thức này có nhận ra qua các đại lý nước giải khát Coca Cola, Pepsi, bia 333, tiger, lớp xe casumina, …… Nhượng quyền sử dụng cách thức kinh doanh (Business Format Franchise) Là hình thức nhượng quyền phổ biến, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại. Hình thức này chặt chẽ hơn hình thức trên, trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền. Đây là sự khác biệt quan trọng so với hình thức trên vì bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng cho bên nhận quyền tất cả các yếu tố để tạo nên một hệ thống đồng bộ chẳng hạn như : phải chọn địa điểm kinh doanh ở đâu, chuẩn bị sản phẩm như thé nào, mua nguyên vật liệu ở đâu … Bên nhượng quyền cũng thường giúp bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành , quản lý cơ sở nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, có thể là một khoản phí trọn gói, có thể là một khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí trên. Phương thức nhượng quyền riêng lẻ “Single-Unit Franchise” Đây là hình thức Franchise phổ biến nhất khi người mua Franchise ký kết hợp đồng mua Franchise trực tiếp với người bán Franchise. Người bán Franchise có thể là chủ thương hiệu, đại lý độc quyền hoặc đại lý Franchise vùng. Đặc điểm của phương thức này là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra sâu sát từng doanh nghiệp được nhượng quyền. Người mua Franchise lẻ được cấp quyền kinh doanh tại một địa 6 điểm thời gian nhất định và trả một khoản phí cho bên bán. Khi hết thời gian hợp động muốn gia hạn người mua trả thêm một khoản phí. Phí Franchise thu được không phải chia cho một đối tác trung gian nào. Người mua Franchise theo phương thức này không thể nhượng lại (sub-franchise) cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các Master Franchise hay các chủ thương hiệu nhỏ. Phương thức nhượng quyền nhiều cửa hàng riêng lẻ “Multiple-Unit” Có nhiều đối tác sau khi kinh doanh thành công cửa hàng Franchise đầu tiên nhưng lại không muốn phát triển thành đại lý franchise độc quyền (Master franchise) mà họ chỉ muốn mở thêm một hay nhiều cửa hàng franchise riêng lẻ tương tự. Trong trường hợp này họ trở thành đối tác sở hữu cùng lúc nhiều cửa hàng franchise mà thuật ngữ chuyên môn gọi là multiple single-unit operator. Phương thức nhượng quyền độc quyền “Master Franchise” Là hình thức nhượng quyền mà chủ thương hiệu cấp phép cho người mua độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực nhất định (thành phố, lãnh thổ, quốc gia, …) trong một thời gian nhất định. Để được độc quyền, doanh nghiệp mua Franchise phải trả một khoản phí Franchise ban đầu riêng biệt, thường là cao hơn nhiều so với hợp đồng mua Franchise riêng lẻ. Bù lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán Franchise lại cho bất kỳ ai nằm trong khu vực mà mình kiểm soát. Phần phí Franchise (gồm phí ban đầu và phí hàng tháng) thu được từ phía người mua Franchise sẽ được chủ thương hiệu chia cho đại lý Franchise độc quyền theo tỉ lệ thỏa thuận. Thường thì phía Master Franchise sẽ được chi nhiều hơn vì phần lớn công sức và chi phí để tìm kiếm và phát triển số người mua Franchise trong khu vực do phía đại lý Franchise độc quyền gánh chịu. Đây là hình thức phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc đưa thương hiệu xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Với hình thức này, chủ thương hiệu đã chuyển hầu như toàn bộ gánh nặng về phát triển thương hiệu ở khu vực đó cho bên mua master Franchise. Phương thức nhượng quyền phát triển khu vực “Area Developer” Đây là hình thức trung gian của master franchise và single-unit franchise. Người mua franchise phát triển khu vực sẽ được độc quyền trong một phạm vi và thời gian nhất định. Đối tác mua franchise phát triển khu vực không được bán franchise cho bất cứ ai nhưng cũng không phải cung cấp các dịch vụ cho ai như đối với trường hợp master franchise. Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise phát triển khu vực phải trả một khoản phí franchise ban đầu tương đối cao và phải cam kết phải phát triển bao nhiêu cửa hàng theo một tiến độ thời gian đã ghi rõ trong hợp đồng đã được thống nhất với chủ thương hiệu. Nếu không đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp này sẽ bọ mất ưu tiên độc lập tương tự như đối với trường hợp master franchise. Phương thức nhượng quyền liên doanh “Join-Ventures” 7 Với hình thức này chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác khác tại khu vực mà phía chủ thương hiệu muốn Franchise và liên doanh này sẽ đóng vai trò là một đại lý Franchise độc quyền. Việc lựa chọn đúng công ty đối tác để liên doanh là tối quan trọng vì một khi chọn nhầm đối tác cả thị trường xem như bế tắt. Trong nhiều trường hợp, chủ thương hiệu góp vốn vào liên doanh bằng chính thương hiệu, bí quyết kinh doanh và đôi khi thêm tiền mặt và quy ra tỉ lệ phần trăm vốn góp tùy thỏa thuận giữa hai bên. Đối tác liên doanh thường góp vốn bằng tiền mặt và kiến thức sự am hiểu về thị trường tại khu vực mà phía liên doanh đang đóng. 1.1.4 Một số ngành, lĩnh vực thường nhượng quyền thương mại Lịch sử hoạt động franchise đánh dấu những ngành nghề thực hiện franchise thường là cửa hàng thức ăn nhanh, cà phê, khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hầu như ngành nghề nào cũng có thể nhân rộng mô hình franchise như : khách sạn, bất động sản, nữ trang, dịch vụ máy tính, dịch vụ thể hình – chăm sóc sức khỏe, dịch vụ spa, giày dép, quần áo, y tế, giáo dục, dịch vụ ôtô – môtô, dịch vụ giao nhận – chuyển fax nhanh, bảo vệ – vệ sĩ, bảo hiểm, trang trí nội thất, bán lẻ… Trong các ngành nêu trên, theo đánh giá và xếp loại của Hiệp hội franchise Quốc tế thì ngành thức ăn nhanh và kinh doanh bán lẻ vẫn là ngành kinh doanh nhượng quyền nhiều nhất ở các nước trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. (Xem phụ lục : 10 thương hiệu nhượng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2006 do tạp chí Entrepreneur bình chọn) 1.1.5 Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại Ưu điểm Thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ : Với đặc điểm thị trường Việt Nam hiện nay, một thị trường đang phát triển với nhiều loại hình doanh nghiệp và trong số này vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn. Đối với các doanh nghiệp này, việc kiếm được một chổ đứng trên thị trường là đặc biệt khó khăn bởi các nguồn lực bị hạn chế. Với quy mô nhỏ franchise là mô hình đầu tư hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này các doanh nghiệp sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý, phân phối, quảng cáo, nắm bắt được cách thức kinh doanh, tiếp cận được khoa học kỹ thuật mới,… từ đó doanh nghiệp sẽ tự tin hơn trong quá trình kinh doanh của mình. Ít rủi ro và dễ thành công: chủ thương hiệu tạo dựng được hình ảnh về thương hiệu của mình trong tâm trí của khách hàng nên khi nhượng quyền lại thương hiệu cho một người khác thì người này cũng sẽ có được những quyền lợi mà thương hiệu đó tạo ra. Bên cạnh đó, bên nhận nhượng quyền ngoài việc được nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng còn được huấn luyện , đào tạo để họ có một cửa hàng thống nhất với cả hệ thống nhượng quyền. Với mô hình đã được người đi trước trải nghiệm, thì mô hình nhượng quyền chắc chắn sẽ có tỷ lệ thành công cao. Huy động vốn dễ dàng: thường xác thành công cao nên các tổ chức tín dụng ủng hộ các đối tác franchise tiềm năng, và có nhiều ưu đãi đối với các khách hàng này trong quá trình huy động vốn kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích lũy kinh nghiệm để tạo tiền đề phát triển. Thông qua hoạt động này, họ sẽ dần nắm bắt được những cách thức trong quản lý, 8 kinh doanh, phân phối, tiếp thị,… và giúp họ tự tin hơn cho hoạt động kinh doanh của riêng mình sau này. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới. Với sự giúp đỡ qua lại từ phía người nhượng quyền, người nhận nhượng quyền. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ mới, trình độ kỹ thuật quản lý tiên tiến Chi phí thấp : đây là một kết luận của hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế tổng kết, một đặc trưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người muốn làm chủ kinh doanh thương hiệu nổi tiếng nhưng không đủ vốn. Bằng phương thức kinh doanh nhượng quyền này, người nhận nhượng quyền không những không tốn khoản phí để xây dựng thương hiệu mà họ còn chia sẻ chi phí này với chủ nhượng quyền và các cửa hiệu franchise khác. Giúp chủ thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Đây là cách nhanh nhất và an toàn nhất để chiếm lĩnh thị trường vì chủ thương hiệu sẽ chia sẻ những rũi ro, vốn đầu tư của mình cho người nhận quyền. Thỏa mãn tốt cả bên mua và bên bán : về phía người bán, họ sẽ cung cấp ra thị trường những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng đảm bảo, hoạt động quản cáo, huấn luyện nhân viên cũng được bên nhượng quyền quan tâm và hỗ trợ từ đó uy tín của họ sẽ tăng lên. Về phía khách hàng, ưu điểm của một cửa hàng nhượng quyền là cảm giác thoải mái, yên tâm với chất lượng sản phẩm mình đang sử dụng. Nhược điểm Chi phí thành lập một cửa hàng franchise thường cao hơn 40% so với chi phí bỏ ra kinh doanh một cửa hàng độc lập. Do có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình khi mua franchise. Tính lây lan trong hệ thống: có sự phụ thuộc lớn giữa các cửa hiệu nhượng quyền và chủ thương hiệu. Khi một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền gặp rắc rối về sản phẩm, cung cách phục vụ rất dễ ảnh hưởng đến cả hệ thống nhượng quyền vì khách hàng chỉ biết đến thương hiệu chứ không quan tâm đến tính riêng biệt của cửa hàng. Hay trường hợp khi thương hiệu chết sụp đổ, cả hệ thống nhượng quyền sẽ chết theo. Đây là nhược điểm quan trọng chủ thương hiệu cần quan tâm để giữ uy tín cho thương hiệu của mình hay người nhận nhượng quyền cần lưu ý khi chọn lựa thương hiệu nhượng quyền. Tính độc lập trong kinh doanh : do sự ràng buộc của hợp đồng franchise hay mô hình franchise nói chung, người chủ cửa hàng tuy bỏ 100% vốn đầu tư nhưng không hoàn toàn được tự do quyết định hay thay đổi gì nằm trong cửa hàng của mình. Ví dụ: trang trí nội thất, đồng phục, thực đơn, giờ hoạt động, … Dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên : franchise là mô hình gắn chặt quyền lợi của hai bên nhận quyền và nhượng quyền. Thường thỏa thuận giữa 2 bên bằng hợp đồng, nếu các điều khoản không chặt chẽ dễ xảy ra tranh chấp về khoản phí trên doanh thu hay trường hợp tất cả công sức và tiền của mà chủ cửa hàng franchise bỏ ra để quảng cáo củng cố thêm cho thương hiệu đều sẽ thuộc về người chủ thương hiệu. Điều này thường dẫn đến một số cửa hàng mua franchise lưỡng lự, không nhiệt đình đóng phí franchise hay quảng cáo cho hệ thống. 9 Có thể tạo sự nhàm chán cho khách hàng : tính đồng bộ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động nhượng quyền nhưng điều đó có nghĩa là khách hàng sẽ phải thưởng thức cùng một loại bánh, một hương vị giống hệt nhau, khung cảnh và cung cách phục vụ y hệt. Điều này có thể tạo nên sự nhàm chán và mất tính riêng biệt của từng cửa hàng tại từng vùng. 1.1.6 Tính phí nhượng quyền Quyền kinh doanh được bên bán (Franchisor) bán cho bên mua (Franchisee) để thu về một số tiền ban đầu, thường gọi là phí gia nhập hay phí nhượng quyền (franchise fee). Số tiền này phải giao ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng nhượng quyền (franchise agreement) này sẽ chi tiết hóa tất cả những điều khoản ràng buộc và nghĩa vụ của cả bên mua và bên bán, cũng như thời gian hợp đồng có hiệu lực. Phí franchise thực chất là giá mà người nhượng quyền bán cho người nhận nhượng quyền và sản phẩm đây là mô hình kinh doanh nhượng quyền tùy theo hình thức được đề cập ở trên. Với mỗi thương hiệu khác nhau thì chắc chắn mức phí này sẽ có sự khác nhau. Việc định giá cho sản phẩm của mình nói chung lúc nào cũng khó khăn và cần có nhiều sự cân nhắc. Định giá franchise cũng vậy, cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau : Đầu tiên là mức độ nổi tiếng của thương hiệu, một yếu tố rất khó định giá, một thương hiệu nổi tiếng sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho người được nhượng quyền hơn, và phí nhượng quyền sẽ cao đối với những thương hiệu nổi tiếng hơn như : MCDonald’s (500.000 USD - 1,5 triệu USD), KFC (250.000 USD - 300.000 USD), 7- Eleven (150.000 USD - 750.000 USD), Kinh Đô (30.000 USD), nước mía siêu sạch (80 trịêu VNĐ). Phí franchise còn phụ thuộc vào địa điểm nhượng quyền. Những nơi có khả năng tiêu thụ tốt, tiềm năng phát triển tốt thì chi phí nhượng quyền sẽ cao hơn. Hay những khu vực nào có mức sống cao thì chi phí nhượng quyền cũng sẽ cao. Điển hình Phở 24 nếu nhượng quyền tại Việt Nam đối tác phải bỏ ra từ 7.000USD – 10.000USD, nhưng nếu nhượng quyền tại nước ngoài phải mất từ 12.000USD – 15.000USD. Ngoài ra, phí franchise còn khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề franchise. Không phải ngành nghề nào cũng có cách tính phí nhượng quyền giống nhau vì lợi nhuận và thời gian hoàn vốn sẽ khác nhau. Phí nhượng quyền bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí duy trì thương hiệu hàng tháng. Ngòai ra, các chi phí khác như phí bất động sản, máy móc thiết bị, thiết kế, trang trí nội thất, bàn ghế,... không được tính là phí nhượng quyền nhưng vẫn được chủ thương hiệu yêu cầu đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ. Ngân sách dành cho quảng cáo (chi phí marketing, truyền thông, …) được trả định kỳ, khoản tiền này thường được đưa vào tài khoản chung để sử dụng vào chiến dịch quảng cáo hay khuyến mãi cho cả hệ thống trên phạm vi địa phương hay toàn hệ thống. Phí nhượng quyền ban đầu (initial fee) bao gồm quyền sử dụng tên và hệ thống sản xuất, điều hành, phí này còn dùng trang trải cho việc đào tạo theo chế độ, những thủ tục, tài liệu hướng dẫn, và một số chi tiết phụ trợ khác. 10 Phí duy trì thương hiệu hàng tháng (royalty fee) phần phí này thường được trích từ doanh số bán hàng, phí này dao động từ 1-8% trên doanh thu. Tất cả khoản này phải được định rõ trong hợp đồng nhượng quyền. Phí này được sử dụng vào mục đích duy trì các loại dịch vụ tư vấn hỗ trợ mà bên bán sẽ cung cấp cho bên mua. Bên cạnh đó, cách tính phí franchise cho đại lý độc quyền (master franchise) có khác so với phí franchise dành cho đối tác mua franchise riêng lẻ (single-unit) vì người mua master franchise có quyền bán lại và tự mở một số lượng cửa hàng nhất định trong một phạm vi nhất định nên chi phí franchise chắc chắn sẽ cao hơn nhiều và nó thường tỷ lệ thuận với số lượng cửa hàng được phép mở. Thông thường phí franchise ban đầu dành cho đại lý độc quyền được tính trên dự toán tổng số cửa hàng franchise có thể mở tại khu vực hay quốc gia đó nhân cho phí franchise của một cửa hàng riêng lẻ. Ví dụ : phí franchise ban đầu cho một cửa hàng nhượng quyền là 10.000USD và tổng số cửa hàng tiềm năng có thể mở tại quốc gia nào đó là 10 cửa hàng thì phí franchise ban đầu cho đại lý độc quyền sẽ là 100.000USD. Còn phí franchise hàng tháng, chủ thương hiệu thường được chia một tỷ lệ phần trăm trên từng cửa hàng franchise riêng lẻ mà đại lý độc quyền franchise bán cho các đối tác địa phương. Ví dụ: nếu đại lý độc quyền franchise tính 6% phí franchise hàng tháng cho các đối tác mua franchise trong khu vực mình độc quyền kinh doanh thì chủ thương hiệu có thể được chia 2%. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây với sự tham gia của 91 công ty có bán franchise lớn nhất của Mỹ (ngành nghề khác nhau) có kết quả như sau: Thâm niên trung bình của hệ thống franchise 21 năm Tổng số cửa hàng trong một hệ thống franchise 2.652 Doanh số bình quân hàng năm 871 tỉ USD Phí franchise ban đầu 28.559USD Phí hàng tháng 5,5% trên doanh thu Phí quảng cáo 2,9% Thời hạn hợp đồng 14 năm 1.2 Quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại 1.2.1 Quá trình phát triển Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, họat động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) đã chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác mình. Franchise được phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc). Với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, Franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Mỹ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp, … Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ và một số nước Châu Aâu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn – nhà hàng đã góp phần “truyền 11 bá” và phát triển Franchise trên khắp thế giới. Hoạt động Franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động Franchise đã được thành lập. 1960 một số nhà nhượng quyền liên kết lại và thành lập nên Hiệp Hội Franchise quốc tế IFA (International Franchise Association) để bảo vệ hoạt động franchise và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này, và có khoảng 30000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp mua, bán Franchise. 1979 Ủy Ban Thương Mại Liên bang (the Federal Trade Commission) viết tắt FTC đã đưa ra các quy định về hoạt động Franchise từ đó hoạt động franchise trở nên matnh mẽ và nhanh ở Mỹ. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội Franchise của nhiều quốc gia. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như : - Tổ chức các hội chợ Franchise quốc tế. - Xây dựng niên giám Franchise khu vực, và trên toàn thế giới. - Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, Website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến Franchise… - Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh Franchise. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có chính sách khuyến khích phát triển Franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hóa Franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức Franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý,… cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động Franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán Franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về Franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về Franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của Franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến Franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán Franchise ra nước ngoài. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, nhà hàng, khách sạn, … Gần dây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald’s, KFC, Hard Rock Café, Chilli’s,… đồng thời đây là cứ địa đầu tiên 12 để các tập đoàn này bán Franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động Franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang nóng của Trung Quốc. Ở Việt Nam franchise được manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán càphê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise. Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra khẳng định rằng: đã tồn tại hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão. 1.2.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ™ Sự cần thiết bán Franchise Nhân rộng mô hình kinh doanh: phần lớn các doanh nghiệp muốn nhân rộng mô hình kinh doanh của mình khi đã đạt được thành công. Tuy nhiên, khó khăn thường gặp không ít thì nhiều ở các doanh nghiệp khi muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình là tài chính. Ngòai vấn đề ngân sách, các yếu tố khác như địa lý, con người, kiến thức văn hóa địa phương, … cũng là những trở ngại không nhỏ. Phương thức nhượng quyền kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp chia sẻ khó khăn nêu trên cho bên mua franchise. Và khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nhân rộng nhanh chóng thì giá trị của công ty hay thương hiệu cũng lớn mạnh theo. Tăng doanh thu: chủ thương hiệu có thể cải thiện doanh số của mình bằng việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu và công thức kinh doanh. Qua hình thức kinh doanh nhượng quyền, chủ thương hiệu có thể nhận được khoản tiền: Phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng, bán được các nguyên liệu đặc thù… Tiết giảm được chi phí: các doanh nghiệp có áp dụng hình thức nhượng quyền đều có ưu thế mua hàng giá rẻ hơn do mua số lượng lớn (phân phốicho các cửa hàng nhượng quyền). Ngoài ra các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu. ™ Sự cần thiết mua Franchise Đầu tư an toàn và khôn ngoan hơn: theo thống kê tại Mỹ với khoảng thời gian 5 năm kinh doanh thì trung bình 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại, trong khi đó 92% là doanh nghiệp mua franchise. Nói khác đi, xác suất thành 13 công của các doanh nghiệp mua franchise cao hơn nhiều so với doanh nghiệp mới bắt đầu thử nghiệm mô hình kinh doanh lần đầu và nhãn hiệu chưa ai biết đến. Trong một cuộc thử nghiệm về vị của sản phẩm nước khoáng. Người ta bí mật bỏ nước khóang của thương hiệu không nổi tiếng vào chai của thương hiệu nổi tiếng và ngược lại. Tất cả được yêu cầu chỉ ra sản phẩm nước khoáng nào tốt nhất. Kết quả cho thấy đa số những người tham gia cuộc thử nghiệm đều cho rằng loại nước khoáng đựng trong chai có thương hiệu nổi tiếng là tốt hơn. Điều này cho thấy sức mạnh của thương hiệu trong quyết định của khách hàng hay nói cách khác khi mua franchise của một sản phẩm đã có thương hiệu thì khá an tâm do phải có ngay một lượng khách hàng tối thiểu ngay ban đầu. Được chủ thương hiệu giúp đỡ: người mua franchise lúc nào cũng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu trước và sau khi cửa hàng nhượng quyền khai trương. Đây là lợi thế lớn, đặc biệt đối với những người mới tự kinh doanh lần đầu. Trong thời gian trước khai trương, đối tác mua franchise được hỗ trợ đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, tiếp thị, quảng cáo,… Sau khai trương được hỗ trợ nhiều mặt, trong đó nổi bật là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo. Dễ vay tiền ngân hàng: do xác suất thành công cao hơn, nên các ngân hàng thường tin tưởng hơn trong việc xét duyệt cho các doanh nghiệp mua franchise vay tiền. Chi phí quảng cáo, tiếp thị thấp hơn: các cửa hàng riêng lẻ trong hệ thống franchise không phải tốn nhiều chi phí quảng cáo cho thương hiệu như đối với trường hợp đứng ra kinh doanh độc lập. Chi phí quảng cáo chung thường được chủ thương hiệu và tất cả cửa hàng trong hệ thống franchise chia sẻ nên có thể quảng cáo được nhiều mà chi phí chia ra cho từng cửa hàng lại ít đi. Ngoài ra, do gộp chung với số lượng lớn chi ohí quảng cáo cũng có thể được giảm. Tự làm chủ lấy mình: Tuy phải tuân thủ nhiều quy định, hướng dẫn chung cho hệ thống franchise nhưng người mua franchise có thể tự quyết định rất nhiều trong công việc hàng ngày, giống như người chủ doanh nghiệp. Nhãn hiệu được bảo hộ sẵn: đa số các thương hiệu, nhãn hiệu khi bán franchise đã được đăng ký bảo hộ tại nhiều nước. Một khi chủ thương hiệu đã đăng ký bảo hộ rồi thì người mua franchise không phải tốn chi phí này và khi có ai đó vi phạm bản quyền thì sẽ được chủ thương hiệu hỗ trợ trong việc khiếu kiện. Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế Hoạt động nhượng quyền sẽ làm tăng sức mua trên thị trường vì sự mở rộng nhiều cửa hàng, kênh phân phối của những thương hiệu nổi tiếng. Giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn và cơ hội sử dụng những hàng hóa chất lượng hơn. Giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động đây là vai trò quan trọng của hoạt động này. Bên cạnh đó, họat động franchise còn đem lại cho nền kinh tế doanh thu không nhỏ. Ở Việt Nam do hoạt động này còn khá mới mẻ nên chưa có một số thống kê cụ thể là doanh số đem lại bao nhiêu và giải quyết công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động. Nhưng đối với các quốc gia có hoạt động nhượng quyền thì con số này không nhỏ. 14 Trong giai đoạn hội nhập ngày nay, tạo lập môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những điều ưu tiên hàng đầu giúp đất nước phát triển và Việt Nam thật sự có đủ điều kiện như sức tiêu thụ mạnh, môi trường an toàn, dân số đông và trẻ,… hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nhượng quyền. Khi các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam họ sẽ đem vào những khoa học kỹ thuật công nghệ mới, các mô hình cách thức quản lý tiên tiến vao và đây là cơ hội tốt giúp phát triển công nghệ, trình độ quản lý trong nước. Hoạt động nhượng quyền tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đặt biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam với tỷ lệ những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khá cao trong nền kinh tế. Ngoài ra hoạt động nhượng quyền còn giải quyết tốt bài toán về nguồn vốn đầu tư và rủi ro đầu tư của nền kinh tế. 1.3 Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong luật Việt Nam và các nước 1.3.1 Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Trong thời gian đầu ra đời, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 ra ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện nghị định số 45/1998/ND-CP ngày 01/07/1998 của chính phủ quy định quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng anh gọi là franchise…”. Tuy nhiên, franchise lúc này chỉ được đề cập đến như một trong các nội dung nhỏ của hợp động chuyển giao công nghệ, là hợp đồng với nội dung cấp li-xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóakèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh và được chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam chứ chưa có một khái niệm cụ thể và càng không công nhận franchise là một mô hình kinh doanh. Ngày 02/02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP sửa đổi những quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, những đối tượng nào được chuyển giao là đối tượng của sở hữu công nghiệp thì vẫn chịu sự chi phối của luật pháp về sở hữu trí tuệ. Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hóa và công nhận. Luật thương mại mới ra đời ngày 14/06/2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006) đã dành nguyên mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tại điều 284 đến 291 nêu định nghĩa về nhượng quyền thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và nhận quyền, hợp đồng nhượng quyền đăng ký nhượng quyền. Và sau đó không lâu, Chính Phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/05/2006 thì Bộ Thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền giúp cho việc đăng ký hoạt động nhượng quyền rõ ràng hơn. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam. 15 Mặc dù hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam đã được luật hóa và đã có những quy định cụ thể nhưng vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Khái niệm “thương hiệu” chưa được bảo hộ về mặt pháp lý nên chưa thể coi là tài sản có thể chuyển nhượng. Trên thực tế, Tổng cục thuế có công văn 3539, ra ngày 20/09/2006 không công nhận giá trị thương hiệu. Tất nhiên, những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, tên thương mại là những yếu tố tạo nên thương hiệu nhưng chưa đủ. Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, khái niệm thương hiệu thực tế rộng hơn nhiều, nó có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hay dịch vụ làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hóa với sản phẩm cùng loại. Ngoài ra, theo điều 142 thì tên thương mại, một đối tượng của hoạt động nhượng quyền cũng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng. Như vậy, điều này sẽ tiềm ẩn những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhượng quyền. Bên cạnh đó, pháp luật về nhượng quyền thương mại còn có sự chồng chéo trong các văn bản luật, chưa có sự kết nối phù hợp giữa luật thương mại 2005, Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật chuyển giao công nghệ 2006 dẫn đến tình trạng nhọc nhằng, dẫm chân nhau trong phạm vi cũng như các đối tượng điều chỉnh giữa các luật với nhau. Có thể minh họa bức tranh về pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như sau: hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của luật thương mại, văn bản pháp quy chuyên ngành. Trong hoạt động này, những đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp và đối tượng của chuyển giao công nghệ đi kèm với hoạt động nhượng quyền sẽ chịu sự chi phối của pháp luật chuyển giao công nghệ. (Xem phụ lụ : So sánh nhượng quyền thương mại với hoạt động lixăng) 1.3.2 Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở một số nước trên Thế Giới Pháp luật về franchise trên thế giới cũng như tại Việt Nam được đặt ra nhằm tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động được thực hiện một cách dễ dàng. Ngòai ra pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền. Có những quốc gia có hệ thống pháp luật bắt buộc công khai chi tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh như tại Mỹ; cũng có những nước pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh như tại các nước ở Châu Âu; cũng có những nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh như tại Nga; hay nhóm nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh daonh theo luật về chuyển giao công nghệ như Mêhicô. Sau đây là một số pháp luật về franchise tại một số quốc gia điển hình : Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Mỹ Ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh theo luật tiểu bang và luật liên bang. Tuy nhiên, không có một mẫu đăng ký chung nào về nhượng quyền liên bang, mỗi tiểu bang đều có cơ sở dữ liệu về các hoạt động franchise và theo luật của tiểu bang mình. Một số tiểu bang có luật pháp rất khắc khe về hoạt động franchise như: California, Hawaii, Indiana, … trong đó yêu cầu người nhượng quyền phải đăng ký và 16 trình duyệt tài liệu UFOC (Uniform franchise offering circular) tài liệu mà người nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền trước khi công bố. Nếu người nhượng quyền cố tình đưa những thông tin sai lệch cho người nhận nhượng quyền thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ. Hội Đồng Thương Mại Liên Ban Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission – FTC) “Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận giữa ít nhất 02 người, trong đó: người mua Franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua Franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua Franchise phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí Franchise”. FTC lại nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động. FTC yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp toàn bộ thông tin cho bên nhận quyền thông qua UFOC tài liệu chỉ ra hạng mục chi tiết mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho đối tác mua tiềm năng và phải được trao đổi cho đối tác trước khi kết hợp đồng nhượng quyền. FTC yêu cầu franchisor phải cung cấp tài liệu UFOC tại cuộc họp trực tiếp đầu tiên hoặc chậm nhất 10 ngày trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết hoặc phí đầu tư cho hoạt động nhượng quyền đã được thanh toán. Nếu không thực hiện bên nhượng quyền có thể bị thua kiện bởi người nhận quyền của mình. Ở Mỹ mỗi bang có thể có yêu cầu về tài liệu UFOC riêng biệt nên nhiều franchisor còn có tài liệu UFOC cho riêng mỗi tiểu bang hoặc cũng có thể gộp hệt yêu cầu của các bang vào một tài liệu. Bất kể ngành nghề kinh doanh, quy mô và các yếu tố khác. UFOC tại Mỹ gồm nhiều khoản bắt buộc rất cụ thể. Từ những thông tin mà FTC yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ cho bên nhận quyền. Từ các thông tin trên pháp luật Việt Nam về franchise cần có những yêu cầu thật cụ thể và ràng buộc chặt hơn giữa bên nhượng quyền và nhận quyền. Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Mêhicô Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đó được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đó tạo dựng được dưới thương hiệu đó". Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài. Pháp luật nhượng quyền thương mại ở Nga 17 Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được xem là "Sự nhượng quyền thương mại" (commercial concession). Chương 54, Bộ luật dân sự Nga đề cập bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm: quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hóa , nhãn hiệu dịch vụ,...". Pháp luật của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định, mà không đề cập đến vai trò, nghĩa vụ của bên nhận. Nhưng từ các quan điểm khác nhau về nhượng quyền thương mại trên thế giới, chúng ta có thể khẳng định “nhượng quyền thương mại, xét về bản chất, là một cách thức mở rộng kinh doanh”. Do vậy, sự phát triển của nhượng quyền thương mại gắn chặt với sự phát triển kinh tế. Tính tiên tiến trong phương thức phân phối theo nhượng quyền giúp doanh nghiệp bành trướng một cách mau lẹ và vượt qua được các rào cản về vốn, công nghệ, nguồn lao động, hệ thống quản lý, sự am hiểu về địa phương, v.v. đó tạo ra những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Lợi ích trong nhượng quyền thương mại đến từ cả ba bên trong mối quan hệ bên nhượng quyền – bên nhận quyền và người tiêu dùng. 1.4 Một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình trên thế giới Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Mc Donald’s Năm 1954, Ray Kroc-một người bán máy pha chế nước uống đa năng đó quyết định đến thăm một khách hàng quan trọng ở San Bernadino bang Califonia vì cửa tiệm vừa đặt mua tới 10 cái máy pha chế trong khi một tiệm ăn bình thường chỉ sử dụng có một máy. Khi đặt chân đến tiệm ăn này, Ray Kroc thật sự kinh ngạc khi thấy hàng dài người xếp hàng phía trước nhà hàng chỉ để mua chiếc bánh Hamburger kẹp thịt với giá 15 cent (rẻ hơn đối thủ cạnh tranh rất nhiều). Điều thú vị là ở chỗ phương thức bán hàng của hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald-chủ tiệm ăn nói trên. Đó là thức ăn được bán thông qua các ô cửa sổ, nhân viên làm việc tất bật và khoa học, thực đơn thật đơn giản với vài món. Kroc nhận ra ngay mô hình kinh doanh này có chi phí điều hành rất thấp và có thể nhân rộng dễ dàng. Anh em nhà Mac cũng đã từng triển khai việc nhân rộng mô hình kinh doanh nhưng không thành công. Vả lại họ cũng đã rất thỏa mãn với khoản doanh thu đạt được từ chính cửa hàng của mình nên không thích bành trướng chuyện làm ăn ra khỏi khu vực sinh sống. Ray Kroc chớp lấy cơ hội và thuyết phục anh em nhà Mac ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý Franchise độc quyền dưới tên công ty McDonaid’s System mà sau đó đổi thành McDonald’s Corporation lừng danh thế giới. Theo hợp đồng đại lý Franchise độc quyền này thì cứ mỗi 1,9% phí Franchise hàng tháng mà người mua Franchise trả cho tập đoàn McDonald’s của Ray Kroc thì 18 anh em nhà Mac (chủ thương hiệu) được chia 0,5%. Tuy nhiên đối với phí Franchise ban đầu thì Ray Kroc không phải chia, và phí này đã được tăng từ mức 950 USD lên 45.000 USD vào thời điểm hiện nay. Theo đánh giá trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào quán fastfood của McDonald’s. Với biệt danh "con gà đẻ trứng vàng", McDonald’s đặt mục tiêu đạt mức doanh thu 9 tỷ USD/năm vào năm 2008. Những franchisee của McDonald’s đều có những nguyên tắc hoạt động riêng và đó cũng là lợi thế của họ. Thứ nhất, mỗi franchisee đều có ông chủ của chính họ. Khi đó mua được quyền kinh doanh, mỗi franchisee mở một nhà hàng phù hợp với các tiêu chuẩn của McDonald’s về chất lượng, sự phục vụ, vệ sinh và giá cả. McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm của các franchisee và sẽ xem xét việc có cấp tiếp phép cho những franchisee không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đặt ra hay không. Các franchisee sẽ tự vận hành công việc kinh doanh của mình. Họ sẽ phải tự huy động vốn đầu tư và do đó sẽ quyết định mức độ thành công hay thất bại của mình. Thứ hai, mỗi franchisee sẽ được bán các sản phẩm chất lượng cao, có uy tín và đó nổi tiếng khắp thế giới. Bởi vậy, các franchisee sẽ không cần phải xem xét vấn đề phát triển sản phẩm hoặc tiến hành những nghiên cứu thị trường tốn khá nhiều chi phí - một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường này là do hãng McDonald’s tiến hành. McDonald’s cũng độc quyền cung cấp cho cả hệ thống Franchise một số mặt hàng chiến lược như : máy xay sinh tố đa năng, khoai tây chiên, pho-mát và bánh bao chiên. Công nghiệp hóa trong quá trình sản xuất, ông chủ hãng MCDonald’s Ray Kroc còn đầu tư cả một phòng thí nghiệm ở Chicago chuyên kiểm tra đáng giá chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong quá trình bành trướng ra các quốc gia khác, kinh doanh nhượng quyền của hãng cũng thay đổi theo văn hóa, cách sống, thối quen của nước bản địa. VD: đối với các nước đạo Hồi thì Mc Donald’s bổ sung bánh mì và thịt cừu rán mang cái tên rất Ả Rập “McMaharadscha” hay “McFalafel”. Hay tại Ấn Độ không ăn thịt bò thì lại có món hambuger cải biên bằng thịt gà. Thứ ba, Hình thức franchise mà McDonald’s áp dụng là nhượng quyền kinh doanh. McDonald’s áp dụng một tiêu chuẩn mang tính đồng bộ cao cho cả hệ thống franchise và giám sát vô cùng nghiêm ngặt. Việc huấn luyện nhân viên cho các cửa hàng franchise được tiến hành bài bản và hiện đại, kết hợp cả đào tạo lý thuyết và thực hành, chuyên sâu ngay từ ban đầu trong thời gian khoảng 9 tháng. Quá trình này bao gồm từ làm việc trong một nhà hàng của McDonald’s, mặc đồng phục của nhân viên và học hỏi mọi thứ từ chuẩn bị thực phẩm, chế biến đến phục vụ khách hàng và vệ sinh. Tiếp theo họ được đào tạo ở cấp cao hơn, tập trung vào các vấn đề như quản trị kinh doanh, các kỹ năng lãnh đạo, xây dựng đội ngũ và xử lý những yêu cầu của khách hàng và học tất cả những kỹ năng quản lý nguồn nhân sự. Các franchisee sẽ phải tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên của họ, vì thế họ sẽ phải học tất cả các kỹ năng về quản lý nguồn nhân lực. Giai đoạn cuối, các học viên sẽ được học về kiểm soát lượng hàng sẵn có và quản lý đơn mua hàng, kê khai lợi nhuận và thua lỗ, cũng như các vấn đề liên quan tới tuyển dụng sử dụng nhân công. 19 Thứ tư, rất quan trọng, đó là các franchisee sẽ được hưởng lợi từ hoạt động marketing của McDonald’s. McDonald’s đó là một thương hiệu lớn. Tên thương mại của McDonald’s - Golden Arches (Những chiếc cung vàng) - đó trở thành một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất trên toàn cầu. McDonald’s thường xuyên có chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Họ luôn là nhãn hiệu quảng cáo nhiều nhất trên các kênh truyền hình nước Anh. Các franchisee sẽ hưởng lợi từ việc quảng cáo này và chỉ phải đóng góp một phần, ước tính khoảng 4,5% từ doanh thu. Với những chiến lược trên, McDonald’s hầu như chinh phục được toàn thế giới. Ngay cả khi nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng đồ ăn nhanh McDonald’s rất nhiều chất bột, cholesterol, muối, đường…, gúp phần làm tăng nguy cơ béo phì và những bệnh về tim mạch, song, với ưu thế tuyệt đối về chất lượng, phục vụ nhanh và giá rẻ, đồ ăn nhanh của McDonald’s vẫn được ưa chuộng rộng rãi. Không những thế tập đoàn này còn đưa vấn đề tiền thuê cửa hàng vào hợp doanh mô hình kinh doanh nhượng quyền. Đối với cửa hàng diện tích càng lớn, ngoài phí lixăng nhượng quyền kinh doanh, tập đoàn còn thu một khoản tiền tương ứng. Chính vì thế mà tập đoàn khắc phục được việc khó khăn kiểm soát doanh thu của người nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó, McDonald’s còn có chiến lược hợp tác kinh doanh dài hạn với các tập đoàn khác như Coca Cola và trở thành nhà tiêu thụ Coca Cola lớn nhất thế giới. Trung bình cứ mỗi 3 tiếng lại có một nhà hàng McDonald’s mọc ra đâu đó tại một trong số 120 quốc gia mà McDonald’s có chi nhánh. Và trong số hơn 30.000 nhà hàng trên khắp thế giới, McDonald’s chỉ trực tiếp điều hành khoảng 15%, còn lại 85% được điều hành bởi 4.500 đối tác mua Franchise. Theo bảng xếp hạng 200 hệ thống Franchise hàng đầu thế giới của tạp chí The Franchise Times 2004 thì McDonald’s được xếp hàng thứ nhất về tổng doanh số và tổng số cửa hàng đang hoạt động. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven Theo đánh giá của tạp chí Franchise Times thì tập đoàn tiện ích 7-to-Eleven được xếp hạng nhì trong danh sách 200 hệ thống franchise lớn mạnh nhất thế giới, sau McDonald’s. Hiện nay 7-to-Eleven có tổng cộng 25.796 cửa hàng trên khắp thế giới sau 78 năm hoạt động. Ý tưởng xuất phát từ một nhóm nhân viên làm việc tại tập đoàn Southland bang Texas, Mỹ vào năm 1927 khi nhóm này dự trữ một số mặt hàng tạp phẩm và gia dụng để bán cho đồng nghiệp và dân địa phương để cải thiện thêm thu nhập. Một năm sau họ thành lập công ty 7-to-Eleven (tên công ty nói lên thời gian phục vụ từ 7- 11 giờ đêm) và nhanh chóng nhân rộng mô hình ra nhiều tiểu bang khác. Hệ thống 7- to-eleven thực sự bùng nổ vào năm 1964 khi công ty mua lại 127 cửa hàng franchise mang nhãn hiệu Speedy Marts tại California và bắt đầu áp dụng hình thức bán franchise. Ngày nay, 7-to-Eleven có mặt hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Đầu tư cho một cửa hàng 7-eleven trung bình khoảng 77.000USD trong đó phí franchise ban đầu 61.000USD. Phí franchise hàng tháng được tính khá linh động và phức tạp so với hệ thống franchise khác và được tính dựa trên lợi nhuận thực tế của cửa hàng franchise. Ví dụ: với 12 tháng kinh doanh cửa hàng đạt mức lãi dưới 20 200.000USD/năm phí tối thiểu sẽ là 10.000USD/năm hay khoảng 800USD/tháng. Nếu cửa hàng đạt mức lãi 200.000 – 250.000USD/năm thì phí franchise sẽ là 5% trên mức lãi thực tế; nếu lãi 250.000-300.000USD/năm phí franchise tăng 10%; lãi đạt trên 300.000USD/năm thì mức phí tối đa 15%. Đối với các cửa hàng mới hoạt động chưa đủ 12 tháng thì mức phí được tính trên mức lãi của tốp 20% cửa hàng 7-Eleven trong cùng khu vực. Một trong những lý do mà 7-Eleven tính phí cao vì trong phí này bao gồm các thiết bị cung cấp bởi chủ thương hiệu. Phần đào tạo, huấn luyện ban đầu đối với các cửa hàng franchise bao gồm hai tuần thực tập tại một trong những cửa hàng 7-Eleven ngay trong khu vực. Tại đây, người mua franchise được hướng dẫn cách bán hàng, nhất là cách bán những mặt hàng không thể tồn kho lâu như thuốc lá chẳng hạn. Sau đó là một khóa đào tạo tiếp theo từ 4-5 tuần, cũng tại một trong các cửa hàng trong khu vực, để biết cách đặt hàng, kỹ năng thao tác quầy, báo cáo bằng vi tính và các dịch vụ khách hàng. Sau khai trương, công ty 7-Eleven tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho cửa hàng franchise về việc vận hành cửa hàng và chiến thuật quản lý. Chuỗi khách sạn Mariott Marriott là thương hiệu của một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới được thành lập từ thập niên 50. Người sáng lập tập đoàn Marriott là J.W.Marriott, lúc còn là chủ tịch ông không đẩy mạnh việc kinh doanh nhượng quyền, do ông thấy nhiều đồng nghiệp thất bại trong việc kiểm soát chất lượng đồng bộ của thương hiệu. Mãi đến thập niên 60 con trai ông Bill Marriott chủ tịch kiêm tổng giám đốc mới thuyết phục được cha mình ủng hộ cho việc bán franchise thương hiệu Marriott. Để tránh rủi ro trong việc mất kiểm soát chất lượng đồng bộ theo tiêu chuẩn của Marriott khi bán franchise, Marriott đã xây dựng một loạt nhãn hiệu mới phù hợp với một số thị trường nhất định và đặc biệt là phù hợp với những chủ đầu tư mà đối với họ mô hình chuẩn mực Marriott là quá khắt khe. Thật vậy, đối với các nhãn hiệu mới này (đa số có tên gắn liền với tên Marriott) Marriott đã có những điều chỉnh, thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế, đầu tư và phương thức điều hành để dễ bán franchise hơn mà chủ tịch tập đoàn gọi là “franchise friendly” tạm dịch là “nhượng quyền thân thiện”. Năm 1968 nhãn hiệu đầu tiên để bán franchise có tên “Marriott Inns” sau đó là “Courtyard by Marriott” ra đời 1983 rồi đến Marriott Suites năm 1984, và Fairfeild Inns năm 1987. Mười năm sau tập đoàn Marriott cho ra đời nhãn hiệu khác chuyên dành cho kinh doanh franchise có tên là Marriott Residences. Và hiện nay, có hơn 2.000 khách sạn mang cùng nhãn hiệu, tuy nhiên chỉ có hơn 200 khách sạn là tài sản thực thụ của gia đình Marriott, số còn lại là các khách sạn mua franchise trong đó thương hiệu và công thức quản lý khách sạn là hai sản phẩm chủ yếu của hợp đồng mua franchise. 1.4.2 Một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình tại Việt Nam Chuỗi cửa hàng CàPhê Trung Nguyên Trung Nguyên có lẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức franchise ở quy mô lớn. Nói đến nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam người ta hay nghĩ đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên. 21 Thành lập năm 1996 hệ thống quán cà phê Trung Nguyên mở rộng khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu Công ty chưa kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển và lẫn lộn giữa các cửa hàng đại lý, cơ sở kinh doanh có bán sản phẩm Trung Nguyên và cửa hàng nhượng quyền thương mại. Cửa hàng đại lý: loại cửa hàng nhiều nhất trong hệ thống các cửa hàng Trung Nguyên. Hình thức này chỉ là tiêu thụ sản phẩm theo kiểm soát của Trung Nguyên được treo bảng hiệu Trung Nguyên. Cửa hàng đại lý được hỗ trợ một số vật phẩm và huấn luyện cách phục vụ. Cửa hàng không phải đóng phí thương hiệu. Các cơ sở kinh doanh có bán sản phẩm Trung Nguyên: là các cơ sở có tiêu thụ sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cũng có biển hiệu của Trung Nguyên song thực chất họ không chịu sự giám sát kiểm tra nào của Trung Nguyên. Các cửa hàng nhượng quyền kinh doanh: đây là các cửa hàng thuộc hệ thống Trung Nguyên với những tiêu chuẩn nhượng quyền. Đối với các cửa hàng này tính đồng bộ của cửa hàng được kiểm soát theo hình thức nhượng quyền kinh doanh. Và Trung Nguyên có đội ngũ giám sát, hàng tháng các đội ngũ này sẽ kiểm tra các cửa hàng tại các địa phương. Hoạt động của hệ thống cửa hàng cà phê Trung Nguyên không đồng nhất vì cùng một quán cà phê Trung Nguyên nhưng lại có nhiều loại khác nhau. Chính vì vậy, khi bước vào các quán Cà phê Trung Nguyên, chúng ta thấy các cửa hàng có sự khác nhau từ cách bày trí, trang phục, cách phục vụ và chất lượng cà phê. Năm 2006 Trung Nguyên đã bắt đầu kiện toàn lại hoạt động nhượng quyền. Các quán mang thương hiệu Trung Nguyên khi hết hợp đồng đại lý sẽ chuyển sang mô hình nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng được chuẩn hóa lại. Năm 2007 Trung Nguyên phát triển hơn 1000 quán cà phê theo mô hình nhượng quyền kể cả trong và ngoài nước. Mô hình nhượng quyền của Trung Nguyên thực hiện cụ thể như sau: - Phương thức nhượng quyền: bán lẻ, các đối tác sẽ phải đàm phán ký hợp đồng trực tiếp với Trung Nguyên với những cam kết rõ và cụ thể. - Phí nhượng quyền ban đầu từ 50 triệu đồng (mức 1) và 70 triệu đồng (mức 2) trong vòng 3 năm tùy vào quy mô đầu tư của cửa hàng nhỏ hay lớn. Các đối tác được sử dụng nhãn hiệu, kỹ thuật, quy trình quản lý quán,… trong hoạt động kinh doanh của mình. - Phí hàng tháng 2% tính trên các sản phẩm đầu vào nhập từ Trung Nguyên. Đây là khoảng chi phí cho hoạt động Marketing của toàn hệ thống. Các chi phí xây dựng cơ sở vật chất, trang trí mang phong các của Trung Nguyên do bên nhận nhượng quyền chịu. - Công ty hỗ trợ quãng các khai trương trên phương tiện thông tin đại chúng, bảng hiệu, nhân sự điều hành khai trương. Công ty trang bị vật dụng như: ly, tách, menu, dù bạt,… năm đầu không quá 25 triệu cho mức 1 và 35 triệu cho mức 2. Các vật dụng sẽ được giảm giá 20% nếu mua thêm trong năm thức nhất; giảm 30% trong năm 2 và 50% trong năm thứ 3. - Công ty huấn luyện quản lý điều hành, các kỹ thuật pha chế, kỹ năng phục vụ cho các hệ thống miễn phí. Định kỳ có huấn luyện bổ sung. Các nhân viên phải sử 22 dụng đồng phục và thực hiện phục vụ theo quy trình, phong cách, chất lượng phục vụ chung đã tập huấn. - Trung Nguyên chấp thuận cho các hệ thống cửa hàng nhượng quyền được bán các sản phẩm khác như: rượu, bia, các loại trà, nước uống bổ sung nhưng nhất thiết không được sử dụng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên. - Trung Nguyên thực hiện việc giám sát qua hệ thống nhân viên chuyên nghiệp bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Giám sát kiểm tra hoạt động đội ngũ chuyên viên bộ phận nhượng quyền định kỳ hàng tháng không báo trước. Phở 24 Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam thương hiệu của An Nam Group, một tập đoàn kinh doanh nhiều mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống như : hệ thống nhà hàng Thanh Niên, Nam An, An Viên; cửa hàng kem Goody; cửa hàng càphê I- Box; hệ thống franchise phở 24. Nhóm khách hàng mà công ty hướng tới là khách hàng có thu nhập cao. Hiện nay Phở 24 là một trong những chuỗi nhượng quyền kinh doanh đầu tiên và thành công của Việt Nam hiện nay. Người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu “Phở 24” nhanh chóng là Tiến Sĩ Lý Quý Trung. Năm 2003 cửa hàng Phở 24 đầu tiên khai trương tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đến tháng 3/2007 Phở 24 có 28 cửa hàng trong đó có 18 cửa hàng nhượng quyền và 5 cửa hàng ở nước ngoài. Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu Phở 24 là: - Diện tích tối thiểu của cửa hàng >80m2, bề ngang tối thiểu 4m gần khu vực tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. - Một số nguyên liệu, sản phẩm đầu vào được công ty giới thiệu cho đối tác mua từ nhà cung cấp; Phở 24 giữ độc quyền cung cấp gia vị như bí quyết riêng không được chia sẻ. Các trang thiết bị, vật phẩm dùng trong nhà hàng được cung cấp từ gốm sứ cao cấp Minh Long. Ngòai phần hỗ trợ ban đầu, các vật dụng nhà hàng sẽ được công ty giảm giá khi mua sắm bổ sung. - Phở 24 định mức giá sản phẩm tại các cửa hàng và mang tính đặc thù tại các địa phương khác nhau. Không ấn định giá các sản phẩm phụ. Phở 24 chấp nhận bổ sung tùy theo khẩu vị và phong cách văn hóa địa phương. - Đối với các cửa hàng nhượng quyền tại nước ngoài, Phở 24 vẫn giữ thiết kế với những nét văn hóa Việt như cây xanh, vật dụng hàng Việt Nam. - Phí nhượng quyền ban đầu: tại Việt Nam từ 7000USD – 10.000USD; 12.000USD – 15.000USD đối với các đối tác tại nước ngoài. - Phí hàng tháng: đối tác phải đóng 3% doanh thu sau Thuế của cửa hàng. - Các khoản phí khác như cải tạo mặt bằng, thiết kế, trang trí thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ VIỆT NAM - HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ CO.OPMART VÀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ 2.1 Thực trạng về thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ thế giới (Xem phụ lục: Tổng quan bán lẻ thế giới (về doanh số – số cửa hàng). Nguồn trong báo cáo nhận định về tình hình bán lẻ tại Saigon Co.op 2007) Doanh số mang lại từ bán lẻ đều tăng qua các năm. Đặc biệt khu vực Châu Á về doanh số xếp thứ 3 sau khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ và càng rõ hơn khi số lượng cửa hàng bán lẻ tại đây đang phát triển như vũ bảo xếp thứ 1. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh như vậy cũng nên xem lại nếu ta so sánh doanh số trên số cửa hàng bán lẻ phát triển thêm so với các khu vực như Châu Âu và Bắc Mỹ thì rất thấp. Theo Emarketer: năm 2006 doanh số bán lẻ qua mạng tăng 24% so năm 2005, và năm 2007 tăng 25%. Các nhà bán lẻ mở rộng thị trường: Sau thất bại tại Hàn Quốc 06/2006 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart đã bán lại chuỗi 16 cửa hàng cho tập đoàn Shinsegae (thương hiệu E-Mart). Cũng cùng thời gian, tập đoàn bán lẻ Walmart cũng đành chia tay thị trường Đức sau khi bán lại 3 đại siêu thị và hàng loạt cửa hàng cho tập đoàn Metro. Để lấy lại những thất bại tại 2 thị trường trên Wal-Mart tiếp tục mở rộng nhanh chóng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil. Ở châu Á, đang từng bước chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ thông qua việc liên kết với hãng Bharti Enterprises; Trung Quốc; củng cố vị trí tại Nhật thông qua Seiyu. Carrefour tiếp theo sau Wal-Mart tiến vào Ấn Độ, Algeria với phương thức tương tự. Và trong năm nay 2008 tập đoàn đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Iran. Anders Morberg, CEO của tập đoàn Majid AL Futtaim, đối tác kinh doanh khu vực Trung Đông của Carrefour đã trả lời trong cuộc phỏng vấn rằng công ty đang có kế hoạch đưa Carrefour vào thị trường Iran trong năm nay. “Chúng tôi sẽ đến Iran trong năm nay với việc khai trương một đại siêu thị mang tên Carrefour, và chúng tôi cũng đã mua đất để xây khách sạn ớ đó. Vùng thị trường trọng điểm của chúng tôi bao bọc từ Ai Cập đến Pakistan và bao gồm cả Iran, vùng thị trường này nhắm đến việc tiếp cận 450 triệu người tiêu dùng.” Việc tiến vào thị trường Iran sẽ giúp Carrefour trở thành nhà điều hành siêu thị đầu tiên tại Iran. “Tại Iran chưa có một phố buôn bán lớn nào nên chúng tôi nhất định sẽ cố lấy được Carrefour và những nguồn khác nhằm phát triển giao thông và thu hút thật nhiều người. Đó là một trong những bí quyết thành công của chúng tôi”. Majid AL Futtaim có kế hoạch sẽ mở tổng cộng 30 trung tâm thương mại khắp vùng Trung Đông đến năm 2015. Hai dự án trung tâm mua sắm Carrefour hiện đang được thi công tại trung tâm thành phố Bahrain và Mirdiff ở Dubai. Costco mở rộng thị trường tại Úc . Tesco rời Đài Loan thâm nhập vào thị trường Mỹ. 24 Metro thận trọng tiến vào Ấn Độ, và đang từng bước củng cố mình tại thị trường Trung Quốc. Aeon, nhà kinh doanh siêu thị Jusco ở Malaysia sẽ mở siêu thị ở Seberang Prai, Penang, và ở Ampang, Kuala Lumpur trong năm nay. Chủ tịch Hội đồng quản trị Datuk Abdullah Mohd Yusof đã phát biểu trong buổi khởi công siêu thị mới nhất- Juscio Bandar Sunway: “Chúng tôi đang xác định vị trí ở Penang, Johor và thung lũng Klang”. Giám đốc điều hành của Tập đoàn Aeon, Naghisa Oyama, hy vọng các cửa hiệu mới sẽ sẵn sàng kinh doanh trong quí 3 năm nay, nâng tổng số cửa hiệu của Jusco tại Malaysia lên 21 . Theo họ: “ Nếu Malaysia tiếp tục đạt mức tăng trưởng từ 5% đến 6%, thì tập đoàn Aeon sẽ tăng trưởng ở mức 11% đến 12%”. Bên cạnh đó, AEON bắt đầu vươn ra khỏi Nhật (tiến vào Trung Quốc và Đông Nam Á). Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc thông báo các kế hoạch mua lại một nhà bán lẻ giá rẻ để cũng cố vị trí tại thị trường bán lẻ đang tăng trưởng của Trung Quốc. Tập đoàn cho biết họ có thể đầu tư 57,6 triệu euro (82,9 triệu USD) để mua lại 49% cổ phần của CTA Makro, một công ty liên doanh giữa Trade Association Property Corp Ltd của Trung Quốc với SHV Holding NV của Hà Lan, đang điều hành 7 siêu thị giảm giá ở Trung Quốc. Lotte tin rằng sự xâm chiếm vào Trung Quốc của họ là đúng lúc, khi mà thị trường này được cho đang tăng trưởng vượt bậc trước và sau Olympics Bắc Kinh 2008”. Cùng với việc thâu tóm, nhà bán lẻ Hàn Quốc sẽ xây dựng thêm một siêu thị giảm giá mới trong năm nay tại Bắc Kinh. Tập đoàn cũng thông báo rằng họ sẽ xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên trong tháng 5, với diện tích 83.600m2 ở trung tâm mua sắm cao cấp ở Wangfujing, trước khi tìm kiếm ở các thành phố khác như Thượng Hải, Hắc Long Giang, Jilin, Liaoning. Lotte đang mở rộng sang Việt Nam với siêu thị đầu tiên ở TP.HCM vào cuối năm. Tháng 9 năm trước, tập đoàn đã khai trương Trung Tâm Thương Mại đầu tiên ở nước ngoài tại Mat-cơ-va, Nga. Sau khi phát triển thị trường ở Thái Lan, 7-Eleven chuẩn bị mở rộng sang Đông Nam Á. (Xem phụ lục: Tốp 25 nhà bán lẻ thực phẩm thế giới năm 2008 của Supermarket News giới thiệu được cộng tác cùng PlanetRetail) Thị trường bán lẻ tại Việt Nam Tỉ trọng phát triển thương mại hiện đại ở các nước trên thế giới ngày càng cao, tại Mỹ là 90%, Trung Quốc là 56%, còn tại Việt Nam con số này chỉ vỏn vẹn có 15%. 85% còn lại của một thị trường hơn 86 triệu dân quả thật có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán hàng hiện đại. Mô hình siêu thị xuất hiện tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhưng chỉ dừng ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bán hàng hiện đại. Tức là mới chỉ có các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mà chưa có đại siêu thị, tổng kho phân phối. Mô hình phân phối và bán lẻ tại Việt Nam đang được thực hiện như sau: Nhà sản xuất - nhà phân phối và Metro; từ hai đầu mối này, hàng sẽ được đưa tới các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm bán buôn để đến với người tiêu dùng. Từ những năm đầu thế kỷ 21 mô hình bán lẻ tại Việt Nam trở nên đa dạng hơn với sự có mặt của các đại gia bán lẻ thế giới, và cách đổi mới kinh doanh trong lĩnh vực 25 bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước đã tạo nên bức tranh sống động hơn cho thị trường bán lẻ. Có thể kể các mô hình thương mại trên thế giới đã có tại Việt Nam như sau : hệ thống phân phối bán sỉ, kho vận và marketing (Phú Thái, Diethem,…); đại siêu thị, siêu thị bán sỉ, siêu thị giảm giá (Metro Cash); hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị chuyên ngành (Saigon Co.op, Big C, Caring, Ikea, Fivimart, Parkson,…); cửa hàng lẻ, cửa hàng chuyên ngành, cửa hàng tiện lợi (G7mart, 24 Seven, Shop&Go, Medicare …); các loại hình khác : bán hàng đa cấp, truyền tin, bán hàng qua mạng, …. Tuy nhiên, Metro còn có kênh tiếp cận riêng của mình là lấy hàng từ nhà sản xuất và đưa đến tận tay người tiêu dùng. Mô hình trung tâm bán buôn kiêm bán lẻ của Metro sẽ “bóp chết” các siêu thị và những cửa hàng mở ra quanh nó. Sau sự ra đời đầu tiên của siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh, thuộc Liên hiệp Hiệp Tác Xã thương mại TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), tháng 2 năm 1996, đến nay hơn 110 siêu thị, Trung Tâm Thương Mại đã hình thành tại Thành Phố Hồ Chính Minh. Ngoài các siêu thị, Trung Tâm Thương Mại có vốn đầu tư trong nước như hệ thống Siêu thị Co.opMart, Siêu thị Sài Gòn, siêu thị Hà Nội, Maximark, Thương Xá Tax..., nhiều siêu thị, Trung Tâm Thương Mại có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động như Parkson, Zen Plaza, Diamond Plaza, Metro, Big C... khiến hệ thống phân phối, bán lẻ nước ta có nhiều biến chuyển. Theo Bộ Thương mại, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá mỗi năm đạt doanh thu hơn 20 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở độ tuổi 22-55 chiếm 70.29% dân số. Năm 2006, doanh thu từ bán lẻ đạt 37,5 tỷ USD thì đến năm nay đạt 42,5 tỷ USD và ước đến 2010 sẽ là 53 tỷ USD, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị, Trung Tâm Thương Mại. (Xem phụ lục : Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ qua các năm. Nguồn lấy từ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 2007 – 2008) Trong bảng xếp hạng những quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới do tổ chức AT Kearney phân tích và công bố thì Việt Nam đã có những phát triển đáng kể qua các năm. Các nhà doanh nghiệp nước ngoài coi đây là cơ hội kinh doanh lớn và đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào thị trường này. (Xem phụ lục : Xếp hạng tốp 10 nước có thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn 2004-2008 theo khảo sát và điều tra của AT Kearney) Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong số 185 nền kinh tế vừa được tập đoàn tư vấn AT Kearney công bố Bảng 2.2, với “Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007” (tên tiếng Anh viết tắt là GRDI : Global Retail Development Index) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ 4, sau Ấn Độ với 92 điểm và Nga với 89 điểm. Còn Trung Quốc với 86 điểm đã giành lại vị trí 3 sau hai năm bị “tuột” mất. Hiển nhiên, đó là một thứ hạng cao, thể hiện triển vọng phát triển sáng sủa và sức hút mạnh mẽ của thị trường bán lẻ nước ta đối với các nhà kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, nếu so với các kết quả nghiên cứu xếp hạng những năm gần đây của chính tập 26 đoàn này về thị trường bán lẻ của nước ta, cũng như về những thị trường bán lẻ thuộc “tốp đầu bảng”, đây là một bước thụt lùi quá lớn. Trước hết, xét trên tổng thể, AT Kearney xác định chỉ số phát triển bán lẻ chung của nước ta năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ 7 (lần lượt sau: Nga; Ấn Độ; Trung Quốc; Slovenia; Croatia và Latvia); năm 2005 vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ 8, còn năm 2006 vừa qua, với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, chúng ta đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina; Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của AT Kearney. Thế nhưng, nếu như trong ba năm 2004-2006 liên tục phấn đấu, chúng ta cũng chỉ tăng thêm được 8 điểm, cho nên việc AT Kearney “đánh tụt” 10 điểm là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi nó thể hiện sự phát triển thiếu bền vững, và do vậy, làm giảm sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta. Lý do của sự tụt hậu. Trước hết, Chỉ số phát triển bán lẻ chung là chỉ số do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Trong đó, các tiêu chí được chia thành 4 nhóm lớn, được đánh giá theo thang điểm 100, gồm: Mức độ rủi ro quốc gia, độ hấp dẫn của thị trường, độ bão hoà của thị trường và áp lực thời gian. Ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia, thị trường bán lẻ nước ta tuy có tiến bộ, nhưng mức độ còn chậm: năm 2004 là 52 điểm; năm 2005: 54 điểm; năm 2006: 43 điểm; còn hiện nay cũng chỉ 57 điểm. Trong khi đó Trung Quốc hiện đạt 75 điểm, Nga đạt 62 điểm, còn Ấn Độ đạt 67 điểm. Ở tiêu chí độ hấp dẫn, ta tuy có tiến bộ đáng kể nhất, nhưng vẫn còn thấp xa so với ba nước phía trên. Cụ thể, năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống 24 điểm, còn hiện nay cũng chỉ đạt 34 điểm. Quá thấp so với 42 điểm của Ấn Độ, 46 điểm của Trung Quốc và 52 điểm của Nga. Cả hai tiêu chí còn lại, thị trường bán lẻ đều tụt dốc. Ở tiêu chí độ bão hoà của thị trường, năm 2004 đạt 90 điểm, năm 2005: 88 điểm và năm 2006: 87 điểm, thì hiện nay giảm rất mạnh xuống chỉ còn 76 điểm. Thế nhưng, có lẽ đáng quan ngại nhất là tiêu chí áp lực thời gian. Năm 2004 là 66 điểm, năm 2005 nhích lên 68 điểm và năm 2006 tăng rất mạnh lên 81 điểm, còn hiện nay “rơi tự do” xuống chỉ còn 59 điểm. So sánh với 74 điểm của Ấn Độ, 84 điểm của Trung Quốc và 90 điểm của Nga. Đặc biệt, thị trường này đã giảm tới 22 điểm chỉ trong vòng 1 năm (so sánh với Trung Quốc giảm 6 điểm trong vòng 4 năm). Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2008 các tiêu chí đánh giá thị trường bán lẻ của ta có những bước khả quan, tăng đều ở các tiêu chí và từ vị trí thứ 4 năm 2007 nhảy vọt lên vị trí thứ 1 quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất. Nhưng, chúng ta cũng không nên quá chủ quan vì thời gian vẫn còn dài để đánh giá sức bền của nó. Chúng ta vẫn hy vọng Việt Nam sẽ giữ được vị trí số 1. Công ty tư vấn bất động sản CBRE (CB Richard Eliss) ngày 8/11/2007 đã công bố bản báo cáo về thị trường kinh doanh bán lẻ Việt Nam, theo đó thị trường bán lẻ Việt Nam đang có bước chuyển biến lớn từ các cửa hàng mặt tiền sang các trung tâm thương mại. CBRE cho biết hiện nay Việt Nam có 9.266 chợ và 18.000 cửa hàng mặt 27 tiền nhỏ, hình thức mua sắm truyền thống chiếm phần lớn tổng doanh thu bán lẻ, nhưng đang có bước chuyển mạnh sang mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, thì năm 2007, có ít nhất 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại, khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành. Và gần 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển. Số lượng các cửa hàng mặt tiền cũng đang giảm do được nâng cấp thành các trung tâm thương mại. (Xem phụ lục: Danh mục các Siêu Thị và Chợ tính tới thời điểm 12/2007) Cũng theo CBRE, cho dù hệ thống pháp luật và hành chính của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và còn thiếu sự minh bạch nhưng các nhà đầu tư ngày càng bị Việt Nam thu hút do nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững với mức tăng trưởng hơn 8%/năm đã làm gia tăng nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và các hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Không dừng ở đây, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ráo riết cho ra đời mạng lưới bán lẻ hiện đại. Chúng ta có thể điểm lại một số nét và sự kiện trong ngành bán lẻ như sau: (Xem phụ lục : Số lượng các siêu thị và cửa hàng tiện qua các năm 2004-2007. nguồn báo cáo ac neilsen tại buổi tọa đàm về nhận định tình hình bán lẻ 2007) Ngày 5/8/2006, Công ty G7Mart đã tạo một cuộc đổi mới thị trường bán lẻ bằng việc ra đời 500 cửa hàng do G7 trực tiếp quản lý, 9.500 cửa hàng G7 thành viên và 70 trung tâm phân phối. Cuối tháng 3-2006, tập đoàn Talad Simum Muang của Thái Lan do bà RatChasina, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Nall đó đến Bình Thuận để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tesco-Anh, Carrefour-Pháp và Wal-Mart của Mỹ... cũng đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Gần đây, 11/2007 Công ty Đông Hưng đã tuyên bố chuyển giao siêu thị Citimart cho tập đoàn bán lẻ Dairy Farm-Hồng Kông quản lý kinh doanh đổi tên là Wellcome để công ty rảnh tay đầu tư vào những siêu thị Citimart khác. Hệ thống siêu thị Co.opMart trong tháng 05/2008 vừa mới khai trương siêu thị Co.opMart Huế nâng tổng số Siêu Thị lên 30 trên cả nước, và đang chuẩn bị khai trương siêu thị Co.opMart Long An và Co.opMart Bến Tre, đồng thời có kế hoạch từ nay đến cuối năm 2008 sẽ mở thêm 50 cửa hàng Co.op và khai trương thêm 8-10 siêu thị nữa. BigC của tập đoàn Casino cũng vừa khai trương Siêu Thị tại Hà Nội, nâng tổng số Siêu Thị lên 5. Vinatexmart chuẩn bị khai trương Trung tâm thương mại Cần Thơ, 4 năm tới sẽ mở 37 cửa hàng, 32 siêu thị, 6 Trung tâm thương mại, 2 Trung tâm thời trang, đồng thời xây dựng các kho phân phối khu vực miền Bắc, Trung và Tây. Parkson mở rộng kinh doanh ra khu vực phía Bắc : Trung tâm thương mại Parkson TD Plaza Hải Phòng, diện tích 22.000m2. Tháng 12/2007 Parkson đã khai trương Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza Metro vừa được chấp thuận cho mở thêm 4 siêu thị nữa trong cả nước và sẽ nâng tổng số lên 10. 28 Các siêu thị như Intimex, Fivimart tại khu vực phía Bắc cũng đều tăng cung, mở rộng các hệ thống phân phối của mình. Nhưng "làm mưa làm gió” nhất trong năm ngoái phải kể đến chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Trong năm 2007, doanh nghiệp này đã mở thêm gần 20 siêu thị và cửa hàng tiện ích. Không chỉ chú trọng thị trường Hà Nội, Hapro đang xuất hiện và mở rộng mạng lưới ở các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên, thậm chí cả các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Cạn. LotteMart Nam Sài Gòn vừa khởi công 15/10/2007, và một số dự án đang triển khai Atex Building, Trung tâm thương mại Hiệp Phú, Bình Phú, Saigon Paragon, Times Square, Saigon Pearl (2008), Trung tâm thương mại Satra, Tản Đà, Kumho, Eden Mall, Saigon M&C Tower (Spaceship cũ), Sports City tại Thành Phố Hồ Chí Minh; hay Tổ hợp thương mại Cầu Giấy, Ciputra Mall, The Garden, I.C.C Building, Luxury Mall, Pacific Place, Mê Linh Plaza, Việt Tower, Syrena ở Hà Nội, Vĩnh Trung Plaza; Tháp Indochina Riverside, Sông Hàn Plaza ở Đà Nẵng; TD Plaza ở Hải Phòng; Nha Trang Centre ở thành phố Nha Trang… Mô hình B2B (Business to Business) cũng được các doanh nghiệp áp dụng thành công mang lại hiệu quả cao, góp phần tạo thêm sức mạnh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chẳng hạn như : Tháng 03/2007, bốn nhà phân phối hùng mạnh nhất của Việt Nam đã hợp tác và cho ra mắt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA: VietNam Distribution Associate Network Development Investment joint- stock company), có vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng với tham vọng phát triển VDA thành tập đoàn bán lẻ số một ở thị trường nội địa trước khi Việt Nam chính thức mở rộng cánh cửa bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Các nhà đầu tư gồm Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phú Thái. Ngoài việc tập trung sức mạnh về vốn, VDA cũng có ý định mời gọi một số tập đoàn nước ngoài chuyên cung cấp các thiết bị hiện đại tham gia đầu tư để hoàn thiện mạng lưới kho vận và chứa trữ hàng hóa. Chiến lược phát triển của VDA được hoạch định theo 2 giai đoạn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của các thành viên sáng lập. Giai đoạn 1, từ tháng 3- 2007 đến tháng 10-2008, VDA sẽ đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng để thiết lập hệ thống kho bãi hiện đại, tập trung các nguồn thu mua hàng hóa và xuất nhập khẩu. Giai đoạn 2, từ tháng 11-2008 đến năm 2010, VDA sẽ tăng vốn điều lệ lên mức từ 1.000-2.000 tỷ đồng và vốn đầu tư từ 3.000 - 6.000 tỷ đồng để xây dựng các đại siêu thị, trung tâm phân phối bán sỉ. Tập đoàn Metro Đức phát động chương trình cộng tác với các nhà cung cấp bao gồm 9 nhà cung cấp trong đó có Procter & Gamble, SCA, L’Oréal, Philips, Mattel, Red Bull và Leifheit. Ý đồ của chương trình này là để đáp ứng tốt hơn sự phản hồi của người tiêu dùng có năng lực (ECR: Efficient Consumer Response) của mình, một kế hoạch mới – được đặt tên “ Mối quan hệ của nhà cung cấp và sự cộng tác của ban quản lý” phối hợp với những hoạt động của ECR toàn cầu đã có giữa Metro và những nhà sản xuất hàng hóa có đẳng cấp toàn cầu, đồng thời chuẩn bị cho những kế 29 hoạch kinh doanh liên kết. Về lâu dài, Metro hy vọng sẽ thu hút thêm khoảng 100 nhà cung cấp nữa tham gia vào chương trình. Theo chương trình cả Metro và những nhà cung cấp của họ sẽ vạch rõ trách nhiệm mỗi bên, dựa vào hệ thống quản lý đã được thương lượng trong liên doanh. Nếu nhìn vào toàn cảnh của các động thái này có thể thấy thị trường bán lẻ đang chuyển động theo chiều hướng có nhiều người chơi mới tham dự vào chiếc bánh bán lẻ Việt Nam. Các điểm yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam Có thể sử dụng mô hình 5 áp lực của Michael Porter để khái quát hóa các điểm yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam như sau: ™ Mức độ cạnh tranh Sự sàng lọc thị trường bán lẻ, thị trường có sự tăng trưởng và có cơ hội thu được lợi nhuận cao khuyến khích các đại gia bán lẻ gia nhập vào thị trường. Do đó, ngành bán lẻ sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng sẽ chậm lại và thị trường sẽ bảo hòa, tạo tình huống cung vượt cầu. Và cuộc sàng lọc lại diển ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến các cuộc chiến về giá cả và một số thương hiệu sẽ ra đi. Dù thị trường bán lẻ có diễn biến ra sao, trước mắt hệ thống bán lẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcuahangbanleCoopMarttphcm.pdf
Tài liệu liên quan