Tài liệu Đề tài Những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng dttt sản phẩm của doanh nghiệp: chương 1
những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp
1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và DTTT sản phẩm, hàng hoá
Một chế độ xã hội muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành nền sản xuất xã hội. Chỉ có phát triển sản xuất mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Các Mác đã nói: "Một xã hội không thể không sản xuất nữa, cũng không thể thôi không tiêu dùng nữa".
Có thể nói, mục đích cao nhất của sản xuất chính là thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng khác nhau của con người. Để thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng của khách hàng, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị trường mong đợi. Tuy nhiên, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải tiến hành một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kỳ SXKD, từ việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua tư liệu sản x...
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng dttt sản phẩm của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 1
những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp
1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và DTTT sản phẩm, hàng hoá
Một chế độ xã hội muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành nền sản xuất xã hội. Chỉ có phát triển sản xuất mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Các Mác đã nói: "Một xã hội không thể không sản xuất nữa, cũng không thể thôi không tiêu dùng nữa".
Có thể nói, mục đích cao nhất của sản xuất chính là thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng khác nhau của con người. Để thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng của khách hàng, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị trường mong đợi. Tuy nhiên, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải tiến hành một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kỳ SXKD, từ việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua tư liệu sản xuất, trả lương cho người lao động, đến việc tổ chức quá trình sản xuất, sản phẩm và cuối cùng là đem sản phẩm đi tiêu thụ, thu tiền hàng về, và chu kỳ này không chỉ diễn ra một lần mà được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành một vòng tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Chu kỳ SXKD của doanh nghiệp có thể được mô tả qua mô hình sau:
TLLĐ
SLĐ
T H .... SX ... HÂ TÂ
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ SXKD, thực hiện sự chuyển hoá từ hàng sang tiền, hoàn thành một chu kỳ vận động của tư bản, là khâu quan trọng nhất của một chu kỳ SXKD.
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là quá trình doanh nghiệp xuất giao sản phẩm, hàng hoá cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền, hoặc được đơn vị mua chấp nhận thanh toán về số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ đó.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chỉ được xem là hoàn thành khi thực hiện được cả hai hành vi:
- Doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua.
- Đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Cả hai hành vi này đều giữ một vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Nếu như hành vi doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua là điều kiện tiền đề, quan trọng thì hành vi đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh tiền hàng là điều kiện quyết định việc hàng hoá có được tiêu thụ không. Nếu như hàng hoá được bán đi nhưng không được đơn vị mua chấp nhận thanh toán thì số hàng hoá đó chưa được coi là tiêu thụ bởi vì bên mua có thể trả lại hàng do không đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra. Do vậy, việc thực hiện đầy đủ hai hành vi này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định thời điểm tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Hai hành vi trên có thể khác nhau về không gian, thời gian và tiền hàng thu được. Trên thực tế, việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp với khách hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, việc xác định thời điểm được coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau. Thông thường được chia thành một số trường hợp sau:
Trường hợp xuất giao và thanh toán diễn ra đồng thời (tiêu thụ trực tiếp): Khi doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho khách hàng thì đồng thời doanh nghiệp cũng doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng do đơn vị mua thanh toán. Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn, thuận tiện cho công tác hạch toán của doanh nghiệp, nhưng chỉ thích hợp với lượng hàng không lớn, khách hàng chưa quen, không thường xuyên.
Trường hợp doanh nghiệp xuất giao hàng cho khách hàng, số hàng đó được chấp nhận thanh toán nhưng khách hàng chưa trả tiền ngay (bán chịu): Trường hợp này hàng hoá của doanh nghiệp vẫn được coi là đã tiêu thụ. Hình thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua nhiều. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm, đó là khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó đó là gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp giao hàng nhưng chưa thu được tiền (ngoài hai trường hợp trên) thì phải căn cứ vào thời điểm thanh toán tiền hàng của bên mua, tức là khi doanh nghiệp thu được tiền hoặc tiền được chuyển vào tài khoản TGNH, thời điểm đó sản phẩm mới được coi là đã tiêu thụ.
ã Một số trường hợp khác:
+ Khách hàng ứng trước tiền mua hàng: Khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng hoá thì thời điểm đó được coi là tiêu thụ hoàn thành. Đây là trường hợp có lợi cho doanh nghiệp do được chủ động trong khâu thanh toán nói riêng và khâu tiêu thụ nói chung. Tuy nhiên, để người mua ứng trước tiền hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp phải thực sự có uy tín, và doanh nghiệp phải đảm bảo tôn trọng Hợp đồng tiêu thụ đã ký kết.
+ Gửi hàng đi bán: Doanh nghiệp gửi hàng đi bán, khi nào doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc hết hạn thanh toán doanh nghiệp chưa được thanh toán nhưng đã có giấy chấp nhận thanh toán thì lúc đó hàng hoá mà doanh nghiệp gửi đi được xem là đã tiêu thụ. Đây là hình thức tiêu thụ bất lợi đối với doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thanh toán. áp dụng hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thanh toán và có sự theo dõ chặt chẽ tình hình thực hiện thanh toán tiền hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
+ Trường hợp khách hàng và doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo kế hoạch: Khi khách hàng nhận được hàng thì hàng được xác định là đã tiêu thụ. Hình thức này có thủ tục tương đối nhanh gọn, khối lượng không hạn chế, áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán lâu dài, thường xuyên, hợp đồng tiêu thụ được ký kết chặt chẽ.
Việc xác định thời điểm tiêu thụ một cách đúng đắn là rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình, từ đó giúp người quản lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ. Mặt khác, việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ còn giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn trong SXKD, đánh giá được kết quả sản xuất về sản lượng tiêu thụ, DTTT và nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp tiến hành SXKD theo những chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và được Nhà nước quy định chỉ tiêu sản xuất, giá cả và ngay cả địa chỉ tiêu thụ, mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ, mọi khoản lỗ đều được Nhà nước bù lỗ. Chính vì vậy, trong thời kỳ này hoạt động SXKD của doanh nghiệp mang tính chất thụ động, công tác tiêu thụ không được các nhà quản lý quan tâm mà vấn đề tiêu thụ chỉ đơn thuần là cung cấp sản phẩm đến các địa chỉ và theo giá cả Nhà nước quy định.
Ngày nay, kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng của các ngành nghề và sự cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp được tự chủ về tài chính và tự hạch toán kinh doanh, chủ động tìm các hướng đi mới để tự thích nghi và chiến thắng trong cạnh tranh. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng cao thì sự đòi hỏi của thị trường về sản phẩm càng khắt khe, nó chỉ chấp nhận những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ phải thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mà còn phải tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, tìm đối tác đầu tư, liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
1.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm :
Khi các sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có được một khoản tiền thu về việc bán các sản phẩm, hàng hoá đó hay còn gọi là DTTT sản phẩm.
Như vậy DTTT sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như: giảm giá hàng bán, trị giá hàng mua bị trả lại (nếu có các chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp còn bao gồm:
+ Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp đối với những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà nước cho phép.
+ Giá trị các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ như việc xuất dùng xi măng để xây dựng, sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất xi măng; xuất vải thành phẩm để may bảo hộ lao động ở xí nghiệp dệt...
Các khoản giảm trừ doanh thu khi tính DTTT sản phẩm bao gồm:
Giảm giá hàng bán: phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn (tức là sau khi đã có hoá đơn bán hàng), đó là số tiền mà doanh nghiệp chấp thuận giảm giá cho khách hàng do các nguyên nhân như: hàng kém phẩm chất, hàng không đúng quy cách..
Trị giá hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với nhu cầu của người mua, do vi phạm HĐKT, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu phải nộp.
DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đốii với mỗi doanh nghiệp, quy mô của DTTT ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, nó là biểu hiện của kết quả tiêu thụ sản phẩm, phản ánh quy mô tái sản xuất. Đồng thời, thông qua DTTT sản phẩm để thấy được trình độ tổ chức SXKD, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới.
1.1.3. ý nghiã của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng không chỉ có nhiệm vụ sản xuất mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải đảm bảo về vốn và tự chủ trong SXKD. Với điều kiện đó, việc thực hiện tốt tiêu thụ sản phẩm, có được DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm và có được doanh thu có ý nghĩa rất lớn, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
- Khi thực hiện hoàn thành tiêu thụ sản phẩm chứng tỏ sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra được thị trường chấp nhận về số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã và giá cả. Đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp cả về vốn và chi phí, đó là tình trạng ứ đọng vốn do lượng tồn kho lớn và chi phí bảo quản lớn, làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ là một cản trở lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, sản xuất bị ngừng trệ, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Bên cạnh đó, sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được một khoản tiền đó là DTTT. Đây là nguồn quan trọng để thực hiện phân phối tài chính trong doanh nghiệp. Chỉ khi có DTTT doanh nghiệp mới có thể trang trải được các khoản chi phí, thu hồi số vốn đã ứng ra để tiến hành SXKD, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và có được DTTT cũng là điều kiện để có được lợi nhuận mong muốn, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành trích lập đầy đủ các quỹ, tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô SXKD...
- Ngoài ra, thực hiện được tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ sẽ góp phần thúc đẩy tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuấtt tiếp theo. Tình hình thực hiện chỉ tiêu DTTT có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được nghĩa là không có DTTT trong kỳ sẽ khiến cho doanh nghiệp không thu hồi được vốn, khả năng thanh toán yếu và khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị giảm sút.
Đối với toàn bộ nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện DTTT sản phẩm cũng có ý nghĩa to lớn với toàn bộ nền kinh tế. Trước hết, thông qua việc tiêu thụ sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững được quan hệ cân đối giữa cung và cầu về sản phẩm, hàng hoá, giữa tiền và hàng. Đồng thời, thông qua tình hình tiêu thụ có thể đánh giá được nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội, dự đoán được nhu cầu trong tương lai để từ đó có chính sách phù hợp đảm bảo sự cân đối trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Và điều quan trọng là thực hiện được tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo được doanh thu và là điều kiện để thực hiện lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, đó cũng là điều kiện tạo nên sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là khâu quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doang của mỗi doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Song đây cũng là một hoạt động phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Đó là:
1.1.4.1. Các nhân tố chủ quan:
ã Khối lượng sản phẩm, hàng hoá đưa ra tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó phản ánh trực tiếp kết quả tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm hàng hoá càng nhiều thì khả năng thu được doanh thu càng lớn, song để biến khả năng đó thành hiện thực thì khối lượng hàng hoá đó phải phù hợp với nhu cầu thị trường và được thị trường chấp nhận. Nếu khối lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt qua nhu cầu thị trường thì dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và hình thức hấp dẫn người tiêu dùng trong khi sức mua có hạn thì cũng không thể tiêu thụ được. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm hàng hoá đưa ra quá nhỏ so với nhu cầu thị trường thì nó sẽ hạn chế việc tăng doanh thu, bên cạnh đó nó còn có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất một bộ phận khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu, họ tìm đến sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy trong công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và năng lực của mình để đưa ra được một khối lượng sản phẩm phù hợp nhất đảm bảo tốt cho công tác tiêu thụ.
ã Chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ và gía bán sản phẩm, chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến DTTT.
Có thể thấy, chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao giá một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng, góp phần phát triển và mở rộng được khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Mặc dù gía thấp sẽ kích thích được khả năng tiêu thụ, nhưng thực tế cho thấy khách hàng sẽ chọn sản phẩm có giá bán cao hơn một chút nếu chất lượng đảm bảo. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp sẽ nâng giá bán đến mức nào là hợp lý, nếu như tăng quá cao vượt quá khả năng thanh toán của khách hàng sẽ lại là một trở ngại cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá không tiêu thụ được.
Ngoài ra ta còn thấy, nếu chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp cao sẽ tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền hàng, đồng thời cũng tạo được ấn tượng tốt về nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, từ đó tạo được uy tín cho doanh nghiệp, kích thích người tiêu dùng và tăng được số lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, đảm bảo tăng doanh thu. Nếu sản phẩm hàng hoá kém chất lượng sẽ gây ra những khó khăn trong công tác tiêu thụ, không chỉ đối với việc thực hiện khối lượng tiêu thụ mà còn gây ra những trở ngại trong công tác thanh toán, có thể sẽ dẫn đến trường hợp phải giảm giá bán khối lượng sản phẩm đó, làm giảm DTTT.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm, doanh nghiệp cần tổ chức quá trình sản xuất gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư cải tạo máy móc thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời làm tốt công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhập, xuất kho...
ã Giá cả sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Theo Mác, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá. Nếu như trong cơ chế trước đây, giá cả là một chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, nó không thực sự dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường, sự thoả thuận giữa người mua và người bán, thì trong cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành một cách tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận của người mua và người bán, doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động trong việc định giá sản phẩm, hàng hoá, có thể sử dụng giá cả như một vũ khí sắc bén để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng DTTT cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đưa ra được mức giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, hàng hoá và được người tiêu dùng chấp nhận, có như vậy doanh nghiệp mới có thể dễ dàng tiêu thụ được các sản phẩm, hàng hoá của mình. Còn nếu doanh nghiệp định giá quá cao, vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng thì dù sản phẩm có chất lượng cao cũng sẽ không thể tiêu thụ được, sẽ làm giảm DTTT. Trường hợp nếu doanh nghiệp quản lý, tổ chức SXKD tốt, làm giá thành sản phẩm hạ, chất lượng vẫn được đảm bảo, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn so với những sản phẩm khác trên thị trường, đây sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp để có thể thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, để bảo toàn và nâng cao được khả năng tiêu thụ doanh nghiệp cần có một chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, từng không gian, thời gian cụ thể.
Hiện nay có một số chính sách định giá cả sản phẩm, hàng hoá như sau:
Định giá theo thị trường: nghĩa là mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đối với các sản phẩm, hàng hoá của mình xoay quanh mức giá của các sản phẩm, hàng hoá cùng loại đang lưa thông trên thị trường. Đây là một chính sách định giá được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với các sản phẩm khi được sản xuất ra đã có nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, trong chính sách này, để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị, tổ chức, bố trí sản xuất hợp lý để giảm được chi phí kinh doanh, có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện tiêu thụ được sản phẩm đồng thời mới có lãi.
Định giá thấp: nghĩa là mức giá cả mà doanh nghiệp đưa ra đối với sản phẩm, hàng hoá của mình thấp hơn mức giá thị trường của sản phẩm, hàng hoá đó. Chính sách này thường được áp dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường,cần bán nhanh với số lượng lớn để cạnh tranh, hoặc để giả phóng hàng tồn kho, thu hồi vốn. Việc áp dụng chính sách này trước mắt có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận nhưng về lâu dài với biện pháp phù hợp doanh nghiệp sẽ có thể tăng mạnh được khả năng tiêu thụ và đảm bảo được doanh thu.
Định giá cao: theo chính sách này, mức giá mà doanh nghiệp đưa ra sẽ cao hơn mức giá hiện hành của các sản phẩm, hàng hoá cùng loại trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc tăng doanh thu, song điều đó chỉ được thực hiện khi chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đảm bảo được chất lượng cao, sản phẩm độc quyền, những mặt hàng cao cấp có chất lượng đặc biệt.
ổn định giá: không thay đổi giá cả theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà luôn cố gắng ổn định về giá cả trong mọi thời kỳ. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường, đảm bảo và tăng được DTTT.
ã Công tác tổ chức bán hàng, thanh toán của doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế bao cấp và phân phối không còn nữa, doanh nghiệp phải thực sự lăn lộn để tìm kiếm thị trường tiêu thụ và người mua được đặt ở vị trí trung tâm, thì việc tổ chức công tác bán hàng một cách có hiệu quả sẽ là một điều kiện thuận lợi, có tác động thúc đẩy rất lớn đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nếu biết áp dụng tổng hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán tại đại lý, bán tại kho, cửa hàng, bán tận tay cho khách hàng... thì sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn là nhiều doanh nghiệp đủ áp dụng đơn thuần một hoặc hai hình thức tiêu thụ. Thông thường hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mạng lưới đại lý hoặc các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tạo ra năng nắm bắt thị trường và mở rộng thị trường.
Về trình độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng:
Tâm lý của người tiêu dùng là luôn lựa chọn những cửa hàng, đại lý mà ở đó có nhân viên phục vụ chu đáo, thoải mái và có hiểu biết về sản phẩm mà họ cần. Chính vì vậy, việc đào tạo, lựa chọn một đội ngũ có trình độ, có tư cách phẩm chất tốt cũng là một yếu tố thúc đẩy được khối lượng sản phẩm và tăng được DTTT cho doanh nghiệp.
Về chất lượng của các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng:
Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu doanh nghiệp cần phải tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: thông tin quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức các hoạt động sau bán hàng. Nếu thực hiện tốt các hoạt động này sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với các khách hàng, họ sẽ tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Còn nếu các hoạt động này không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì nó không chỉ không thúc đẩy được tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tăng được DTTT sản phẩm mà còn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp do chi phí của các hoạt động này khá cao.
Về mặt thanh toán:
Nếu doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng tiền chuyển khoản, thanh toán bằng séc, bằng uỷ nhiệm chi, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán ngay, thanh toán chậm... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn các phương tiện thanh toán, đáp ứng mọi điều kiện thanh toán của khách hàng. do đó có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp mình, từ đó tăng khả năng tiêu thụ và mở rộng được DTTT sản phẩm, hàng hoá. Ngược lại, nếu doanh nghiệp áp dụng đơn điệu một hoặc hai phương tiện thanh toán, điều đó chỉ phù hợp với một số khách hàng, không phù hợp với khả năng thanh toán của một số khách hàng khác từ đó sẽ hạn chế việc tiêu thụ và tăng DTTT sản phẩm, hàng hoá.
1.1.4.2. Các nhân tố khách quan
ã Thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia vào thị trường trên cả hai lĩnh vực: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Đặc biệt với thị trường đầu ra, đó không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp mà đó còn là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất.
Như chúng ta đã biế,t thị trường được hình thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả. Đối với yếu tố về cung và giá cả thì doanh nghiệp có thể chủ động dựa trên yếu tố về cầu và khả năng để quyết định. Riêng đối với yếu tố về cầu thì đây là một nhân tố khách quan mà doanh nghiệp khó kiểm soát được. Khi cầu của thị trường lớn tức là quy mô của thị trường lớn, khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ sẽ cao. Tuy nhiên, bên cạnh quy mô thị trường, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét về chất lượng thị trường, đó là những vấn đề về sự biến động của sức mua, khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng xảy ra rủi ro...
Một thị trường có quy mô lớn, chất lượng thị trường tốt (sức mua ổn định, khả năng thanh toán tốt...) sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm.
Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là rất quan trọng, làm tốt công tác nghiên cứu thi trường doanh nghiệp sẽ biết thị trường cần cái gì, cần bao nhiêu và nắm được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu để phân phối khối lượngng sản phẩm một cách hợp lý, từ đó có thể tăng được khối lượng tiêu thụ, nâng cao doanh thu, đồng thời cân bằng được cung cầu trên thị trường. Ngược lại, không nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến những quyết định sai lệch trong kinh doanh, có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản.
ã Đặc điểm SXKD của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp
Đặc điểm SXKD của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là DTTT.
Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại, dựa trên trình độ kỹ thuật tiên tiến, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh hơn, thường xuyên hơn, do đó doanh thu cũng được thực hiện nhanh chóng và ổn định hơn.
Trong ngành xây dựng cơ bản, do đặc điểm của ngành là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tài sản cố định của nền kinh tế, các doanh nghiệp xây lắp khi tiến hành thi công xây lắp cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thi công xây lắp là một loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm xây lắp được sản xuất ra theo yêu cầu về giá trị sử dụng, về chất lượng đã thoả thuận giữa hai bên, cho nên tiêu thụ sản phẩm xây lắp tức là bàn giao công trình đac hoàn thành cho đơn vị giao thầu và nhận tiền về. Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước hoặc theo hạng mục công trình hoàn thàn, do đó DTTT sản phẩm cũng phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành các công trình.
Trong ngành nông nghiệp, do đặc điểm sản xuất mang tính chất thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính chất thời vụ, DTTT tăng chủ yếu vào mùa thu hoạch.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, do có đặc điểm kinh doanh nhiều mặt hàng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ việc sản xuất của các ngành sản xuất đến nhu cầu và quyết định của người tiêu dùng nên doanh thu thường được tổng hợp từ nhiều mặt hàng và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên.
ã Tập quán, thói quen tiêu dùng và nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm, hàng hoá
Mỗi một khu vực, một nhóm khách hàng đều có một tập quán, thói quen tiêu dùng các chủng loại hàng hoá khác nhau, trong từng giai đoạn khác nhau. Do đó, việc hiểu rõ tập quán, thói quen của người tiêu dùng là rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nếu sản phẩm sản xuất ra phù hợp với tập quán, thói quen tiêu dùng của các khách hàng ở một thị trường nào đó thì chắc chắn việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó rất dễ dàng trên thị trường này.
Bên cạnh đó, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá cũng tác động rất lớn đến thói quen tiêu dùng của khách hàng. Người tiêu dùng đã có ý thích và tin tưởng vào một hãng nào đó thì họ sẽ luôn luôn sử dụng các sản phẩm của hãng đó, hơn nữa, sự ảnh hưởng của người tiêu dùng này đến người tiêu dùng khác là rất lớn, do đó khi họ đã tôn sùng sản phẩm của một hãng nào đó thì họ sẽ làm cho nhiều người mua theo. Chính điều này đã tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, tăng được khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT cho doanh nghiệp.
ã Mức thu nhập của người tiêu dùng
Mức thu nhập có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Khi, mức thu nhập của người tiêu dùng tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán của họ cũng tăng lên, họ sẽ có điều kiện mua sắm sản phẩm hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình, do đó khối lượng sản phẩm, hàng hoá có thể tiêu thụ sẽ tăng lên, sẽ tăng được DTTT. Ngược lại, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm sút, khả năng thanh toán yếu sẽ làm hạn chế lớn đến khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, làm giảm DTTT.
Mặt khác, khi thu nhập tăng cao thì nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng cao cấp thường tăng theo do vậy sự thay đổi của mức thu nhập không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng, giá bán mà còn ảnh hưởng đến kết cấu sản phẩm tiêu thụ từ đó làm ảnh hưởng lớn đến DTTT.
ã Khả năng thay thế của sản phẩm hàng hoá trên thị trường
Mỗi loại sản phẩm, hàng hoá có tính năng, tác dụng khác nhau, song xét trên toàn thị trường thì lại có vô số chủng loại hàng hoá nhằm đáp ứng những nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm độc đáo, gần như không có các sản phẩm, hàng hoá khác có thể thay thế trên thị trườngthì khả năng thâm nhập vào thị trường càng lớn, thị phần sẽ ổn định và tạo điều kiện từng bước mở rộng thị trường, phát triển doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường đã có rất nhiều chủng loại khác nhau, hoặc có nhiều mặt hàng thay thế thì sẽ có khó khăn cho doanh nghiêp trong công tác tiêu thụ. Tuy nhiên trong trường hợp này nếu doanh nghiệp biết tổ chức tốt quá trình sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng giá thông qua việc hạ giá thành sản phẩm, hàng hoá, nâng cao được chất lượng sản phẩm, tạo ra tính ưu việt hơn các sản phẩm khác thì doanh nghiệp lại có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm, hàng hoá, góp phần tăng DTTT. Do vậy rất cần thiết phải tìm hiểu thị trường và có đối sách phù hợp.
ã Chính sách, cơ chế của Nhà nước
Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và DTTT sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục đích quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, trong mỗi thời kỳ khác nhau, Nhà nước có thể có những chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng một loại sản phẩm, hàng hoá nào đó thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như thuế, trợ giá... do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến DTTT của nhóm hàng, ngành hàng đó. Chẳng hạn, với những sản phẩm hàng hoá là nhu cầu thứ yếu như lương thực, thực phẩm Nhà nước có chính sách bình ổn giá, trợ giá để đảm bảo doanh thu trong những lúc khó khăn. Hoặc trong một thời kỳ nào đó Nhà nước có chính sách khuyến khích hay hạn chế một hoặc một số mặt hàng cuả một ngành, lĩnh vực nào đó thì Nhà nước sử dụng việc trợ giá hoặc thuế khuyến khích hoặc hạn chế, trong thời kỳ này DTTT của doanh nghiệp sẽ có biến động đáng kể.
1.2. Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm luôn là mục tiêu phấn đấu, cố gắng của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền knh tế thị trường, sở dĩ có xu hướng này là do một số nguyên nhân sau:
1.2.1.1. Xuất phát từ mục đích sản xuất của các doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm để tiêu thụ chứ không phải để tiêu dùng:
Mỗi một doanh nghiệp được thành lập ra có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau có thể sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, có thể thực hiện lưu thông hàng hoá. Các doanh nghiệp này được thành lập ra đều nhằm mục đích là sản xuất ra sản phẩm, cung cấp hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội chứ không phải để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm sau một quá trình sản xuất sẽ được đưa ra thị trường, thực hiện quá trình tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội.
Đối với doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá mua về không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà thực hiện qúa trình tiêu thụ tiếp theo, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình thì nhất thiết doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, thông qua việc tìm kiếm các biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm.
1.2.1.2. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung
Như chúng ta đã biết tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Chính vì vậy, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm càng có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các chủ thể này.
Thúc đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sẽ làm tăng vòng quay của vốn, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, làm giảm hàng tồn kho, từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng doanh lợi vốn, cải thiện kết cấu tài chính theo hướng an toàn và có lợi cho doanh nghiệp. Qua đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng ổn định và vững mạnh, từ đó sẽ nâng cao được uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh.
Ngoài ra, công tác tiêu thụ sản phẩm được thúc đẩy nhanh chóng, kịp thời sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng, chi phí lưu bãi, bảo quản... từ đó góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có điều kiện để tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, góp phần đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội.
Thông qua việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT cũng tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho NSNN như thuế, phí, lệ phí... để từ đó Nhà nước có điều kiện để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tiêu thụ ra nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của nước ta hiện nay, điều hoà tiêu dùng thúc đẩy sản xuất trong nước.
Ngược lại tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chậm chạp hoặc không tiêu thụ được sẽ gây ra hàng loạt hậu quả: làm giảm vòng quay vốn vật tư hàng hoá, vốn lưu động dự trữ tăng lên, giảm hiệu suất sử dụng vốn từ đó không đảm bảo được doanh lợi về vốn và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, vốn tự có không đáp ứng đủ nhu cầu SXKD, buộc doanh nghiệp phải tăng tỷ trọng vốn vay, dẫn đến kết cấu tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thiếu an toàn, rủi ro tăng cao... Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản, điều đó không chỉ tác động mạnh đến bản thân doanh nghiệp mà còn gây ra nhiều tác động xấu đối với xã hội: thất nghiệp, giảm thu cho ngân sách Nhà nước... Chính vì vậy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tăng DTTT sản phẩm cho doanh nghiệp là rất cần thiết, nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của xã hội.
1.2.1.3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng tiêu thụ sản phẩm, DTTT sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hiện nay.
Cơ chế thị trường thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp.
Trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, các doanh nghiệp tiến hành SXKD theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, được quy định sẵn về khối lượng sản xuất, giá cả và địa chỉ tiêu thụ, mọi khoản lỗ của doanh nghiệp đều được Nhà nước bù lỗ. Do vậy, trong thời kỳ này, công tác tiêu thụ không được các nhà quản lý quan tâm mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm chỉ đơn thuần là việc các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đến các địa chỉ, theo giá cả của Nhà nước quy định. Chính vì vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm không được các doanh nghiệp quan tâm nhiều.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, với đặc trưng cơ bản của nó là sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp tự chủ về tài chính, tự hạch toán kinh doanh, chủ động tìm ra hướng đi mới để tthích nghi và chiến thắng trong cạnh tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin khoa học và công nghệ, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu và đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Hiện nay không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay không phát triển lại có thể đứng tách biệt mà vẫn tồn tại và phát triển đựoc mà mỗi quốc gia là một thành viên không thể tách rời của cộng đồng quốc tế. Với xu thế đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng và của một quốc gia nói chung cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện môi trường cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước nên tiêu thụ sản phẩm càng là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thúc đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh được DTTT thì mới chứng tỏ được khả năng tồn tại và chiến thắng trong điều kiện cạnh tranh. Thực tế tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hiện nay còn rất khó khăn, chủ yếu là do chất lượng chưa cao, do đó chưa mở rộng được thị trường ra nước ngoài. Sản phẩm sản xuất ra có hơn 80% được tiêu thụ trong nước, chỉ có khoảng 20% xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô, chưa được tinh chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm có chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập nhưng sức cạnh thanh so với hàng ngoại nhập còn kém do hai nguyên nhân chủ yếu đó là chưa tạo được uy tín của sản phẩm trong nước vẫn để tình trạngngười tiêu dùng ưa dùng hàng ngoại nhập, hơn nữa còn do công tác quản lý chưa tốt, hiện nay đang có hiện tượng hàng giả, hàng nhái làm giảm sút uy tín sản phẩm, gây khó khăn cho tiêu thụ. Một yếu tố nữa rất bất lợi đó là sản phẩm của chúng ta không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào nước ta, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, giá cả lại rẻ trong khi giá cả sản phẩm của chúng ta lại cao hơn rất nhiều. Đây là những thách thức lớn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở nước ta hiện nay. Mặt khác, với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong những năm gần đây Việt nam đã tham gia vào ASEAN và sắp tới sẽ tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), mở rộng được quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Điều đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt nam trong quá trình phát triển song cũng đem laị không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ còn cũ kỹ, lạc hậu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa cao... nên giá thành sản phẩm thường cao, chất lượng thấp và thường không ổn định so với sản phẩm của các thành viên khác, thêm vào đó khi tham gia vào các tổ chức trên, các sản phẩm từ các nước vào thị trường Việt nam ngày càng nhiều, tạo nên một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt nam đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm, hàng hoá đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi thúc đẩy được tiêu thụ sản phẩm, tăng được DTTT có ý nghĩa to lớn song thực tế tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay còn là một thách thức lớn, gặp không ít khó khăn và trở ngại. Do vậy cần có biện pháp phù hợp và hữu hiệu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng DTTT sản phẩm là một đòi hỏi tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hiện nay.
1.2.2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT và một số biện pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT
1.2.2.1.Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, nó nghiên cứu các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh và các phương pháp để xử lý các quan hệ đó, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Do đó, TCDN đóng một vai trò quan trong đối với mọi khâu của quá trình hoạt động SXKD, trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, vai trò của TCDN được thể hiện thông qua một số điểm sau:
TCDN tham gia vào việc xác định chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất, lập ra các kế hoạch SXKD, trong đó có bộ phận kế hoạch quan trọng nhất đó là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, đây là một kế hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm nói riêng. Nếu kế hoạch này được lập ra một cách chính xác, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng, đem lại DTTT ổn định cho doanh nghiệp. Còn nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lập ra xa rời thực tế thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ, có thể gây ra tồn đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng hoá tiêu thụ, cả hai trường hợp này đều gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Mặt khác thông qua kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập ra, doanh nghiệp sẽ đề ra được những biện pháp phù hợp, có hiệu quả để thực hiện tốt kế hoạch đó và tăng DTTT cho doanh nghiệp. Do vậy, vai trò của TCDN đối với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm là rất quan trọng, góp phần đưa ra được kế hoạch, phù hợp, sát thực tế nhất.
TCDN còn tham gia vào việc huy động, phân phối, sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD, để có thể sản xuất ra khối lượng sản phẩm với quy cách, mẫu mã, chủng loại, chất lượng của sản phẩm như thiết kế, đúng với kế hoạch đề ra, đáp ứng kịp thời việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá.
Đồng thời thông qua việc phân tích, TCDN sẽ lựa chọn phương án sản xuất với dự toán chi phí hợp lý nhất, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể định giá bán sản phẩm của mình thấp hơn mặt bằng giá chung của những sản phẩm, hàng hoá cùng loại trên thị trường, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh DTTT.
TCDN tham gia vào việc kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức sản xuất thông qua việc kiểm tra sổ sách, số liêu kế toán, định mức kinh tế kỹ thuật để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định, tránh lãng phí, hao hụt, mất mát... làm cho giá thành sản phẩm hạ trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
TCDN cũng tham gia tích cực vào khâu bán hàng, thực hiện kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng đã được lập trong dự toán, tránh mọi hiện tượng bớt xén, sử dụng sai mục đích, đảm bảo sản phẩm, hàng hoá được bao gói đẹp, bảo hành sản phẩm được thực hiện tốt... từ đó tạo niềm tin với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp.
TCDN sử dụng các công cụ sắc bén như tiền lương, tiền thưởng... để kích thích sản xuất, khuyến khích nhân viên bán hàng làm tốt nhiệm vụ, tang được khối lượng hàng bán. Ngoài ra, TCDN còn sử dụng nhiều công cụ khác như giảm giá, bớt giá, vận chuyển miễn phí... để tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ, tăng nhanh DTTT sản phẩm cho doanh nghiệp.
Như vậy, TCDN có một vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này mỗi doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TCDN của doanh nghiệp mình, tạo điều kiện cho TCDN phát huy những khả năng vốn có của nó trong mọi khâu của quá trình SXKD, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT của doanh nghiệp mới được thực hiện một cách có hiệu quả.
1.2.2.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm cũng như thấy được sự cần thiết phaỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng DTTT của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định đây là mục tiêu quan trọng của mình cần được thực hiện tốt. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải tìm ra được những biện pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất thì mới có thể thành công, một trong những điều kiện cần thiết và trước hết của mỗi doanh nghiệp đó là làm tốt, hoàn thiện và củng cố khâu TCDN của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có một số biện pháp thích hợp, tuỳ vào điều kiện, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà các biện pháp đưa ra để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT được xem là cần thiết, là phù hợp sẽ khác nhau. ở đây xét trên phạm vi một doanh nghiệp chung nhất, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT thì doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp cơ bản sau:
a. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường
Điều tra, nghiên cứu thị trường là một biện pháp quan trọng, tạo ra sự quyết định về sự thâm nhập cũng như sự tồn tại của sản phẩm, hàng hoá của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, làm tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT của doanh nghiệp.
Điều tra, nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải thu thập được đầy đủ các thông tin về quan hệ cung cầu của sản phẩm, hàng hoá trên thị trường cũng như tình hình giá cả, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh của mình và nắm rõ được thị phần của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở làm tốt các công việc này doanh nghiệp mới có thể đưa ra cho mình một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp nhất, một chiến lược tiêu thụ khả quan nhất để mở rộng thị phần, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm nói riêng và chiến thắng trong kinh doanh nói chung.
Trong thực tiễn kinh doanh, người ta thường áp dụng một số phương pháp Marketing để điều tra nhu cầu, chủ yếu là: điều tra tại chỗ, điều tra tại hiện trường và phương pháp bán hàng thông qua các hình thức điều tra như dùng phiếu điều tra trực tiếp, phỏng vấn, chào hàng, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tặng quà, biếu quà, cho dùng thử...
Để thực hiện được biện pháp này, doanh nghiệp cần có một sự đầu tư thoả đáng cả về vốn và nhân lực, đào tạo được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có trách nhiệm, có trình độ kỹ thuật cao.
b. Tổ chức SXKD một cách hợp lý để đảm bảo cung cấp khối lượng sản phẩm, hàng hoá đủ về số lượng, tốt về chất lượng.
Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm hàng hoá thì trước hết doanh nghiệp cần phải có đầy đủ một khối lượng sản phẩm, hàng hoá đủ lớn để thực hiện chiến lược tăng khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm sản xuất ra đảm bảo được chất lượng và không ngừng được nâng cao cũng là một điều kiện quan trọng và cần thiết đối với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng DTTT thông qua việc nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm.
Để đảm bảo khối lượng sản phẩm được cung ứng đầy đủ, đúng chất lượng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu sản xuất và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. Cụ thể:
- Đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
- Tổ chức sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật.
- Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.
- Tổ chức bảo quản, lưu kho các sản phẩm, hàng hoá một cách có hiệu quả.
c. Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý
Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến DTTT sản phẩm, đồng thời giá cả cũng là một công cụ hữu hiệu kích thích tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phải được xây dựng và áp dụng linh hoạt cho từng thời kỳ, từng điều kiện cụ thể để vừa đảm bảo tăng DTTT sản phẩm, vừa khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng một loại sản phẩm nhưng bán ở những thị trường khác nhau, đặc điểm dân cư, đặc điểm tiêu dùng khác nhau thì không nhất thiết phải bán giá bán như nhau, mà tuỳ vào các điều kiện ở thị trường đó để có các mức giá khác nhau cho phù hợp. Có như vậy, doanh nghiệp mới mở rộng được đa dạng các loại khách hàng của mình.
Tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc không ít vào quá trình sản xuất nên khi xây dựng giá bán cũng như việc xác định thời điểm chuyển đổi giá bán sản phẩm, ngoài việc căn cứ vào mặt bằng giá cả thị trường, mức giá mong muốn thì doanh nghiệp cũng cần phải căn cứ vào phương hướng sản xuất của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với những sản phẩm tồn đọng, lạc mốt thì doanh nghiệp có thể giảm giá bán, bán hoà vốn thậm chí lỗ để nhanh chóng thu hồi vốn, đáp ứng kịp thời việc chuyển đổi hướng kinh doanh. Hoặc đối với những sản phẩm mới doanh nghiệp có thể bán với giá thấp, giảm giá trong một thời gian để sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.
Có thể nói, chính sách giá cả linh hoạt, phù hợp là một công cụ sắc bén trong kinh doanh, đặc biệt là trong công tác tiêu thụ. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng quy mô doanh thu thì việc xây dựng một chính sách giá cả linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng điều kiện cụ thể là một trong những biện pháp hữu hiệu mà mỗi doanh nghiệp nên áp dụng. Doanh nghiệp cần có chính sách giá cả hợp lý cho từng thời kỳ và từng loại thị trường, quyết định về giá cả của doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí và có lãi song vẫn kích thích được tiêu dùng.
d. Tổ chức tốt công tác bán hàng.
Công tác bán hàng là khâu cuối cùng thực hiện sự chuyển giao hàng của doanh nghiệp cho khách hàng, đây cũng là khâu quan trọng quyết định đến khối lượng tiêu thụ. Chính vì vậy, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần làm tốt công tác tổ chức bán hàng. Làm tốt công tác này cần thực hiện tốt các mặt sau:
- Về hình thức bán hàng: Doanh nghiệp nên áp dụng đa dạng các hình thức bán hàng, bao gồm: bán buôn, bán lẻ, bán hàng tại kho, bán tại đại lý, giao hàng tận tay cho khách hàng, có như vậy sẽ đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, rất thuận tiện cho khách hàng, có thể tiêu dùng ở mọi nơi, mọi lúc, từ đó doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn, góp phần tăng DTTT sản phẩm.
Tuy nhiên để áp dụng được các hình thức trên đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ cả về vốn cả về nhân lực. Bên cạnh đó để việc áp dụng các hình thức này thực sự có hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải biết tổ chức các hình thức trên một cách khoa học, hợp lý, đặc biệt là hình thức bán hàng qua cửa hàng, đại lý.
- Về mặt thanh toán: Để đáp ứng khả năng thanh toán đa dạng của khách hàng nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng séc chuyển khoản, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán ngay, thanh toán chậm...
- Về đội ngũ bán hàng: đây là nhân tố quan trọng bởi vì trình độ của người bán hàng, thái độ phục vụ của người bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng do vậy doanh nghiệp cần có một đội ngũ bán hàng có đủ các tư cách như:
+ Có trình độ hiểu biết về sản phẩm.
+ Năng động, hoạt bát, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời.
+ Có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình.
Với đội ngũ nhân viên bán hàng như vậy sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên để đây thực sự là một nhân tố có tác động thực sự thì đòi hỏi doanh nghiệp ngoài việc tuyển chọn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cũng cầncó một số chính sách về chế độ khen thưởng, kỷ luật đúng mức và kịp thời để khuyến khích hoạt động của đội ngũ này.
e. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá và áp dụng linh hoạt các biện pháp tài chính.
- Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: Trước đây hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá chưa được các doanh nghiệp chú trọng, nhưng trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, hoạt động quảng cáo đã có một vị trí xứng đáng tronng hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhất là đối với công tác tiêu thụ sản phẩm. vì vậy, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm doanh nghiệp cần quan tâm thoả đáng hoạt động này.
Hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích cung cấp một cách có hệ thống thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp cho người tiêu dùng, bao gồm các thông tin về chất lượng, giá cả, lợi ích khi tiêu dùng.... Thông tin này đến được với nhiều người và càng thu hút được sự chú ý của nhiều người càng tốt, do vậy, quảng cáo cần độc đáo, gây ấn tượng. Mặc dù đây là một hoạt đọng sẽ mang lại tác dụng lớn cho doanh nghiệp trong vấn đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng DTTT sản phẩm, song đây cũng là một hoạt động rất tốn kém, chi phí lớn nên để có hiệu quả, tránh lãng phí thì mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo phù hợp, thực sự có hiẹu quả, phải chuẩn bị, lựa chọn kỹ càng cả về hình thức quảng cáo cũng như nội dung quảng cáo. Hiện nay có rất nhiều phương tiện quảng cáo, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, truyền hình, báo chí... mỗi loại có những ưu thế, tác dụng riêng nên đòi hỏ doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hình thức quảng cáo phù hợp với đặc điểm tiêu dùng các sản phẩm của mình nhất.
- Các biện pháp kinh tế tài chính: Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng mạnh được DTTT sản phẩm doanh nghiệp nên áp dụng một số biện pháp tài chính như: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, tặng quà khuyến mại đối với các khách hàng mua với khối lượng nhiều, khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp; tổ chức hệ thống dịch vụ kèm bán hàng, vận chuyển miễn phí... đây là các biện pháp có tính chất đòn bẩy trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc áp dụng các biện pháp này cần được căn cứ vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tài chính của doanh nghiệp, khi tài chính của doanh nghiệp mạnh thì hoạt động này cần được triển khai một cách sâu rộng, nhưng khi tài chính của doanh nghiệp đang còn eo hẹp thì khi thực hiện hoạt động này cần suy xét kỹ lưỡng để quyết định cho đúng đắn.
chương 2
tình hình tiêu thụ sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư - vận tải- xi măng
2.1. Vài nét sơ lược về sự hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức, hoạt động SXKD của công ty vật tư- vận tải- xi măng
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty vật tư- vận tải- xi măng
Công ty Vật tư - Vận tải -Xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc TCTXMVN, trụ sở chính đặt tại 21B Cát Linh - Đống Đa- Hà Nội.
Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 824/BXD-TCLĐ, ngày 05/01/1991, trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị: Công ty vận tải xây dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư- vận tải - thiết bị xi măng, ban đầu Công ty lấy tên là Công ty kinh doanh vật tư - vận tải - xi măng, và sau này được đổi tên thành Công ty Vật tư - Vận tải -Xi măng.
Với tư cách là một đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh và là thành viên trong TCTXMVN, Công ty Vật tư- Vận tải - Xi măng được giao các chức năng nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tổ chức và thực hiện kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất của các NMXM và phibrô xi măng, bao gồm: than cám, Xỉ pyrit, clinker, đá bô xít, quặng sắt...
- Tổ chức thực hiện lưu thông và kinh doanh xi măng theo địa bàn được phân công.
- Tổ chức dây chuyền công nghiệp khai thác Xỉ tuyển Phả lại.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải bằng đường bộ, đường sông, biển.
Quá trình trưởng thành của Công ty Vật tư- Vận tải - Xi măng gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, có những bước phát triển vượt bậc, đồng thời cũng gặp những khó khăn nhất định, song toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã luôn cố gắng tìm biện pháp để làm sao hoạt động có hiệu quả nhất, không ngừng nâng cao hơn nữa khối lượng và chất lượng phục vụ.
Từ năm 1991 đến năm 2001 Công ty liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà TCTXMVN giao cho. Khối lượng cung ứng, vận tải trong 10 năm qua đạt 7,56 triệu tấn, bao gồm: 1,9 triệu tấn vận chuyển và 5,66 triệu tấn hàng hoá bán ra, đã cung ứng cho các nhà máy như: xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hải phòng, xi măng Bút Sơn, xi măng Hoàng Thạch... và Công ty cũng đã cung ứng gần 1 triệu tấn phụ gia, gồm Xỉ pyrit, Xỉ Phả lại, đá bô xít cho tất cả các NMXM kể cả NMXM Sao Mai và xi măng Nghi Sơn. Tiêu thụ 1,52 triệu tấn xi măng tại địa bàn Hà nội và một số tỉnh phía Bắc. Cấc chỉ tiêu tài chính thực hiện trong 10 năm đều đạt hoặc vượt kế hoạch. Tổng doanh thu thực hiện là: 2.474,4 tỷ đồng; lợi nhuận đạt: 47,07 tỷ đồng; nộp Ngân sách Nhà nước được 49,96 tỷ đồng. Kể từ tháng 4/2001 nhiệm vụ tiêu thụ xi măng được chuyển giao cho Công ty vật tư- kỹ thuật- xi măng nhưng khối lượng háng hoá cung ứng, vận tải vẫn đạt trên 1,1 triêu tấn. Các chỉ tiêu tài chính vẫn đạt khá, doanh thu đạt 320 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 2,7 tỷ đồng; nộp nghân sách đạt 3,1 tỷ đồng vượt kế hoạch 0,3 tỷ đồng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý.
Là đơn vị hạch toán kinh tế đôc lập, Công ty Vật tư- Vận tải- Xi măng tổ chức quản lý theo mô hình một cấp, bao gồm hệ thống các phòng ban và các chi hánh đầu nguồn, cuối nguồn (Sơ đồ 01).
Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban như sau:
- Ban giám đốc bao gồm: một Giám đốc, một Phó giám đốc chịu trách nhiệm tổng hợp về các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của công ty, là nơi ra các quyết định kinh doanh và ký kết các HĐKT, ra các quyết định đến các phòng ban trực thuộc và nhận các báo caó trực tiếp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Phòng tổ chức cán bộ: Xây dựng quy hoạch cán bộ, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm các cán bộ, giải quyết các vấn đề về chính sách cho cán bộ công nhân viên; nắm chắc nhiệm vụ SXKD được giao để lập kế hoạch lao động, tiền lương, tiền thưởng theo từng thời kỳ cho toàn Công ty; chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng hộ an toàn cho lao động.
- Phòng kế hoạch: Thực hiện việc lập kế hoạch về quản lý và SXKD cho toàn Công ty, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, phòng ban và các chi nhánh; đầu tư xây dựng cơ bản; tổng hợp thực hiện các mặt kinh doanh; quyết toán vật tư và tính hiệu quả kinh doanh.
- Văn phòng Công ty : Đảm bảo công tác hành chính, hậu cần, an ninh, an toàn trong cơ quan, văn thư lưu trữ, thủ tục giấy tờ, cung cấp các trang thiết bị cần thiết, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, quản lý các tài sản của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, thiết kế, chỉ đạo sản xuất, theo dõi và quản lý về mặt kỹ thuật, giám sát quá trình sử dụng nguyên, nhiên vật liệu để đạt hiệu quả sản xuất cao, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
- Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán theo biểu mẫu, chế độ quy định của Nhà nước; cung cấp thông tin và các số liệu cần thiết về các hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho giám đốc và các bên liên quan; phục vụ yêu cầu phân tích tình hình tài chính của Công ty; cân đối vốn, sử dụng hài hoà các loại vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty.
- Phòng kinh doanh vận tải: Chủ động tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng và trực tiếp ký kết các Hơpự đồng kinh tế về vận tải với các đối tượng có nhu cầu, triển khai các kế hoạch, các phương án vận tải cụ thể đối với từng đơn vị do Công ty giao cho trên cơ sở kế hoạch, định hướng và các HĐKT đã thống nhất trong Công ty. Cân đối các điều kiện tiền, hàng hoá, phương tiện vận tải; tổ chức vận động hợp lý các nguồn hàng từ đầu nguồn đến nơi tiêu thụ; đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Phòng điều độ: Tổng hợp tình hình vận tải, mua bán hàng hoá và lượng mức trong ngành để lập các báo cáo nhanh, tham gia phối hợp điều hành phương tiện vận chuyển, thông tin sản xuất giữa Công ty với các nhà máy sản xuất xi măng và cơ quan kinh tế liên quan; đảm bảo công tác tổng đài, thông tin liên lạc cho toàn Công ty.
- Phòng kinh doanh xi măng: Kinh doanh các mặt hàng phụ gia xi măng cho các nhà máy sản xuất xi măng; khai thác các phương tiện vận tải, trực tiếp ký kết các HĐKT về vận tải và mua bán các mặt hàng phụ gia xi măng.
- Khối các chi nhánh của Công ty : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động SXKD của chi nhánh mình; khai thác, quản lý, vận tải, tiếp nhận, bảo quản và cung ứng các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất xi măng; giao dịch, tổ chức hoạt động kinh tế được Công ty giao; kiểm tra hàng hoá trước khi xuất, nhâph hàng; đôn đóc các vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải, bốc xếp, đảm bảo việc giao, nhận hàng hoá theo các HĐKT; thực hiện việc bảo quản và luân chuyển hàng hoá hợp lý và có hiệu quả.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức SXKD.
Công ty Vật tư - Vận tải-Xi măng là đơn vị chuyên cung cấp vật tư đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng, đồng thời có kinh doanh dịch vụ vận tải và đại lý xi măng, quá trình tổ chức thực hiện các mặt hoạt động trên được tiến hành như sau:
Sau khi có kế hoạch chính thức về mua hàng, phòng kinh tế kế hoạch sẽ tiến hành giao nhiệm vụ tổ chức mua hàng cho các chi nhánh đầu nguồn, bao gồm các chi nhánh như: Quảng Ninh, Lâm Thao (Phú thọ), Lạng sơn... để các chi nhánh này tiến hành tổ chức mua các loại phụ gia như: than cám, Xỉ pyrit, quặng sắt, đá bô xít...
Sau khi mua than và các phụ gia, các chi nhánh này sẽ báo cho phòng kế hoạch đồng thời báo cho phòng vận tải.
Phòng vận tải chịu trách nhiệm về công tác vận chuyển hàng mua được về các địa điểm tiêu thụ (các chi nhánh cuối nguồn) theo kế hoạch được giao. Ngoài việc tổ chức vận chuyển hàng mua được đề tiêu thụ thì phòng vận tải còn phải tổ chức vận chuyển clinker từ Bút Sơn đến Sài Gòn theo chỉ đạo của TCTXMVN, vận chuyển thuê xi măng.
Đối với việc kinh doanh xi măng, Công ty giao toàn quyền cho các chi nhánh, đại lý nhằm tăng tính chủ động cho các chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Công ty chỉ quản lý về giá bán, cước phí vận chuyển và có chính sách hướng dẫn công tác tiêu thụ.
2.1.4. Đặc điểm công tác hạch toán kế toán của Công ty.
- Niên độ kế toán : + Bắt đầu 1/1
+ Kết thúc 31/12
- Đơn vị tiền tệ ghi chép kế toán và nguyên tắc kế toán, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác - đồng Việt nam-.
- Phương pháp kế toán Tài sản cố định: Tính và trích khấu hao tài sản cố định theo Quyết định1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 và Quyết định 166/QD/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng: Tính theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Về hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Loại hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Tính chất phân tán thể hiện cụ thể đó là tại Công ty có phòng tài chính kế toán thực hiện các công việc kế toán của toàn Công ty, đồng thời tại các chi nhánh cũng có riêng bộ phận kế toán. Tại chi nhánh Phả Lại thực hiện kế toán phụ thuộc nghĩa là kế toán chi nhánh Phả Lại lên toàn bộ bảng cân đối và tập trung về Công ty còn các chứng từ gốc thì lưu lại. Tính chất tập trung thể hiện: các chi nhánh chuyên kinh doanh đầu vào như chi nhánh Quảng Ninh, Lạng Sơn thực hiện hạch toán báo sổ tức là chứng từ gốc sau khi được tập hợp sẽ chuyển lên phòng kế toán của Công ty để vào sổ. Các chi nhánh kinh doanh đầu vào khác như chi nhánh Thái Nguyên, Phú thọ, Gia Lâm, Lào Cai cũng hạch toán báo sổ nhưng khác ở chỗ kế toán các chi nhánh này tự hạch toán, lên cân đối số phát sinh, vào sổ cái sau đó nộp hết sổ sách lên phòng kế toán của Công ty.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo từng phần hành công việc cụ thể, có thể xem xét một cách tổng quát thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
KT tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
KT TSCĐ và XDCB
KT
quản lý các chính sách đầu vào
KT quản lý các chi nhánh đầu ra
KT bán hàng
KT mua hàng
KT thanh toán tiền chi phí vận chuyển
KT các chi nhánh
Thủ quỹ
- Hình thức sổ kế toán: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung, các loại sổ sách của hình thức này được Công ty sử dụng bao gồm: sổ Nhật ký chung,Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ chi tiết, Sổ cái. Các loại sổ sách này đều được lập và tổ chức thực hiện theo đúng mẫu quy định của Nhà nước (Quyết định 1141/BTC), là một Công ty có quy mô tương đối lớn nên các nghiệp vụ phát sinh nhiều và khá phức tạp. Để góp phần đảm bảo tính chính xác của các thông tin kế toán, Công ty đã áp dụng kế toán máy vào công tác quản lý kinh tế. (Sơ đồ 03).
2.2. tình hình tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
2.2.1. Một số đặc điểm về công tác tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm tại Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
2.2.1.1.Về đặc điểm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và thị trường tiêu thụ
Với tư cách là một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong thị trường, Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng đã tham gia hoạt động trong các lĩnh vực như cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của các NMXM; kinh doanh dịch vụ vận tải, ngoài ra Công ty còn tham gia kinh doanh đại lý xi măng.
* Đối với lĩnh vực kinh doanh vật tư, bao gồm các mặt hàng kinh doanh sau:
ã Mặt hàng than cám: Đây là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DTTT, khối lượng than cám tiêu thụ hàng năm vào khoảng 350.000- 400.000 tấn. Đây là mặt hàng trước đây rất khó khăn về nguồn cung cấp bởi vì việc tổ chức quản lý, khai thác của ngành than còn kém hiệu quả. Mặt khác than cám dùng cho SXKD không chỉ đòi hỏi về khối lượng lớn mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn chất lượng Việt nam (TCVN 1970/84).
Mặt hàng này bao gồm hai loại, than cám 3 và than cám 4a, được lấy chủ yếu ở Quảng Ninh và cung cấp cho các NMXM như Hải phòng, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Thạch, trong đó khách hàng lớn nhất vẫn là NMXM Hoàng Thạch. Việc tiêu thụ mặt hàng này cũng được thực hiện chủ yếu trên cơ sở các HĐKT đã ký kết.
ã Mặt hàng Xỉ pyrit: Đây là mặt hàng kinh doanh với khối lượng không lớn nhưng chi phí lưu thông nhất là chi phí vận tải lại rất cao. Mặt hàng Xỉ pyrit là mặt hàng có độ mịn cao, dễ bị hao hụt (sau những ngày mưa rào bột Xỉ hào tan trong nước, theo nước thất thoát). Do vậy việc giao nhận mặt hàng này cần được thu gọn và dứt điểm, tránh tồn kho lâu ngày, có thực hiện tốt những việc này mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặt hàng Xỉ pyrit kinh doanh có lãi hơn mặt hàng than cám, tuy nhiên, vì khối lượng tiêu thụ nhỏ nên DTTT chỉ đạt gần 1,1% so với tổng doanh thu của toàn Công ty. Đây là một trong những mặt hàng truyền thống của Công ty trong việc đảm bảo vật tư cho các NMXM. Do vậy, việc tổ chức thực hiện đảm bảo về chất lượng, giá cả cần được quan tâm để đảm bảo uy tín, có thể đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh.
ã Mặt hàng Xỉ Phả Lại: Xỉ Phả Lại cũng là một loại phụ gia cho sản xuất xi măng, đây là một loại phụ gia mới được áp dụng trong ngành sản xuất xi măng, Xỉ Phả lại có hai nguồn chính, đó là:
+ Xỉ tuyển do chi nhánh Phả Lại của Công ty sản xuất.
+ Xỉ do thu mua.
Có thể nói, đây là mặt hàng Công ty độc quyền cung cấp cho các nhà máy. Tuy nó chưa được sử dụng nhiều, lãi suất kinh doanh chưa cao nhưng về phía Công ty đã mở rộng được mặt hàng kinh doanh mới, tạo công ăn việc làm cho trên 40 người.
Ngoài các loại vật tư chủ yếu này Công ty còn kinh doanh một số loại vật tư khác cũng phục vụ cho sản xuất xi măng như: quặng sắt, đá bô xít, cát tiêu chuẩn.... Các mặt hàng này tuy khối lượng kinh doanh không lớn nhưng cũng đã góp phần trong việc mở rộng các mặt hàng tiêu thụ, mở rộng DTTT và giải quyết các vấn đề khác cho Công ty.
* Đối với dịch vụ vận tải: lĩnh vực vận tải không chỉ được thực hiên bằng đương bộ (với gần 250 đầu xe) mà còn thực hiện cả vận chuyển bằng đường sông, biển bằng các doàn xà lan mà Công ty đã đầu tư.
Với các nhiệm vụ vận chuyển:
+ Vận chuyển clinker Bắc- Nam.
+ Vận chuyển thuê các hàng hoá khác cho xã hội.
* Đối với kinh doanh, đại lý xi măng:
Ngày 25/05/1998 TCTXMVN giao thêm nhiệmvụ tổ chức tiêu thụỗi măng trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng. Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội.
Đối với việc kinh doanh này Công ty tổ chức đặt các cửa hàng, đại lý tại chi nhánh Lào Cai, chi nhánh Phú Thọ, chi nhánh Thái Nguyên, chi nhánh Vĩnh Phúc, Trung tâm I- Đông Anh, Trung tâm II- Gia lâm.
Mặt hàng xi măng mà Công ty kinh doanh cũng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: xi măng trắng, xi măng PCB30, xi măng PCB40, xi măng rời. Các loại xi măng này được lấy từ các nhà máy như Hải phòng, Hoàng Thạch, Bút Sơn.
Khi được giao nhiêm vụ kinh doanh mặt hàng này, doanh thu mang lại lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng DTTT sản phẩm hàng năm của Công ty. Chỉ tính trong 7 tháng cuối năm 1999, doanh thu của mặt hàng này đạt 167. 701 triệu đồng, chiếm 46,75% tổng DTTT năm 1999.
Do việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động SXKD trong TCTXMVN, nên kể từ 01/04/2001, nhiệm vụ kinh doanh xi măng được giao cho Công ty Vật tư - kỹ thuật - xi măng, hiện nay Công ty chỉ thực hiện đại lý một số loại xi măng như: xi măng Hải Phòng, xi măng ChinFon.
Nhìn chung các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp đều là những loại sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng cuả các NMXM. Do đó, sự lớn mạnh hay tụt hậu của ngành công nghiệp xi măng, đặc biệt là các NMXM trong TCTXMVN sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty.
2.2.1.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhìn chung là phân tán, không tập chung, nằm rải rác ở nhiều địa bàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là khu vực phía Bắc: Thanh Hoá, Hà Nam, Hải phòng...
Về khách hàng của Công ty, đó là các nhà máy sản xuất xi măng, là những khách hàng quen thuộc và là thành viên trong TCTXMVN. Đây là những nhà máy sản xuất xi măng chủ lực của TCTXMVN nên khối lượng vật tư mà Công ty cung cấp cho họ là tương đối lớn và ổn định.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực kinh doanh khác khách hàng của Công ty là các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
2.2.1.3. Đặc điểm về nguồn hàng của Công ty.
Nguồn hàng của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ theo từng loại hàng hoá:
- Đối với mặt hàng than cám, được nhập chủ yếu từ Quảng Ninh.
- Các loại phụ gia chủ yếu mua ở Quảng Ninh và một phần được lấy từ Lạng Sơn.
- Xỉ được lấy từ Lâm Thao và một phần do chi nhánh Phả Lại của Công ty sản xuất.
- Vận chuyển clinker: vận chuyển từ Bút Sơn vào Sài Gòn.
- Mặt hàng xi măng được lấy từ các NMXM như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng.
Nhìn chung trong việc tìm kiếm các nguồn hàng của các đơn vị tại các địa điểm trên luôn được Công ty caan nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn ra đơn vị có giá mua hợp lý nhất, góp phần mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
2.2.2. Tình hình lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Công ty
Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là một trong những kế hoạch được Công ty lập vào cuối năm báo cáo, đây là một mảng trong kế hoạch tài chính của Công ty. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc dự đoán trước số lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ, đơn giá bán hàng hoá trong kỳ kế hoạch, từ đó dự kiến DTTT sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá cho mình. Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ được lập một cách cụ thể, chính xác sẽ tạo điều kiện cho Công ty tổ chức hoạt động nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá cụ thể, chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị rơi vào thế bị động, hàng hoá nhập mua không phù hợp với nhu cầu, cung không phù hợp với cầu dẫn đến hiệu quả kinh doanh mang lại sẽ thấp. Hơn nữa, do kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là một phần của kế hoạch tài chính của Công ty nên nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hoặc không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như: kế hoạch lao động, kế hoạch vốn, kế hoạch lợi nhuận... khiến cho hoạt động kinh doanh diễn biến bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch này, mà Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng rất chú trọng đến công tác này, thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhằm đưa ra kế hoạch sát thực tế nhất. Công tác này do phòng kinh tế kế hoạch của Công ty đảm nhận.
Để đảm bảo kế hoạch lập ra sát thực tế, Công ty không chỉ tiến hành lập kế hoạch cho cả năm mà còn lập kế hoạch theo quý, tháng, các kế hoạch này được lập ra trên cơ sở kế hoạch năm cà có các điều chỉnh phù hợp với biến động thực tế, do đó kế hoạch tháng bao giờ cũng được đánh giá là sát thực tế nhất.
Công tác lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng được tiến hành theo hai bước cụ thể:
- Phòng kinh tế kế hoạch lập kế hoạch khối lượng tiêu thụ cho cả năm sau đó gửi kế hoạch này lên TCTXMVN.
- TCTXMVN xem xét kế hoạch khối lượng tiêu thụ của Công ty, kết hợp với kế hoạch khác của TặNG CôNG TY, điều chỉnh nếu cần thiết và gửi kế hoạch khối lượng chính thức về Công ty. Trên cơ sở kế hoạch chính thức này và đơn giá bình quân của một số mặt hàng đã ký trên các HĐKT và các đơn giá kế hoạch của một số mặt hàng khác để lập ế hoạch tiêu thụ của toàn bộ các mặt hàng.
Phương pháp lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ :
* Căn cứ lập:
+ Số lượng xi măng mà các NMXM sẽ sản xuất trong năm kế hoạch và định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật tư tính cho một tấn xi măng sản xuất.
+ Khả năng của Công ty :
- Khả năng khai thác các nguồn hàng.
- Nguồn vận tải bốc xếp.
- Tiềm lực của Công ty : tiền vốn và nhân lực.
* Thời điểm lập:
Công ty tiến hành lập kế hoach tiêu thụ sản phẩm cả năm vào cuối năm báo cáo. Các kế hoạch quý, tháng được lập vào những ngày cuối quý, tháng trước quý, tháng kế hoạch.
Nhìn chung công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ được tổ chức tiến hành chặt chẽ, chi tiết theo từng mặt hàng, từng lĩnh vực kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả của công tác này chúng ta sẽ tham khảo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 ở phần sau, nhưng nhìn chung trong những năm qua công tác này đã được thực hiện rất hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty.
Theo phương pháp lập trên, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001 được lập ra như sau (Bảng 1).
Thông qua bảng kế hoạch trên ta thấy, tổng doanh thu kế hoạch năm 2001 đặt ra là 307.665 triệu đồng. Kế hoạch tiêu thụ này được lâp cụ thể cho từng lĩnh vực, từng mặt hàng, bao gồm các chi tiêu về số lượng, đơn giá bình quân và doanh thu tiêu thụ. Trong cơ cấu doanh thu kế hoạch xây dựng trong năm 2001 thì DTTT mặt hàng than cám chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế hoạch doanh thu mặt hàng này là 164.032 triệu đồng với khối lượng tiêu thụ là 450.000 tấn.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và DTTT của Công ty.
a. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
+ Những mặt thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của TCTXMVN, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán vật tư và vận chuyển Clinker Bắc - Nam, cụ thể:
4Trong lĩnh vực kinh doanh vật tư: TCTXMVN có các văn bản 1924/XMVN - KH ngày 5 tháng 11 năm 1999 và 2177/XMVN - VP ngày 10 tháng 12 năm 1999 nêu rõ việc mua bán than cám, Xỉ pyrit cung ứng cho các công ty xi măng đều tập trung qua Công ty Vật tư- Vận tải - Xi măng.
4Trong lĩnh vực vận chuyển Clinker Băc - Nam: Tại các văn bản 442/XMVN - KH ngày 6/4/2000 và 613/XMVN/VP/ĐĐ ngày 9/5/2000, tổng giám đốc TCTXMVN đã quyết định giao nhiệm vụ cho Công ty Vật tư - Vận tải- Xi măng tiếp tục nhận và vận chuyển toàn bộ số lượng clinker từ các công ty xi măng phía bắc và giao cho công ty xi măng Hà Tiên I.
Đồng thời trong lĩnh vực kinh doanh xi măng quý I/2001, công ty đã được lãnh đạo TCTXMVN giúp đỡ tạo mọi điều kiện về vốn, thông tin thị trường cũng như được giao quyền tự chủ hơn trong việc thu mua vật tư cho các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn, số lượng kế hoạch đề ra. Mặt khác khách hàng của công ty chủ yếu là các NMXM trực thuộc TCTXMVN cho nên việc mua, bán, thanh toán hoặc mâu thuẩn phát sinh luôn được TCT kịp thời tư vấn, chỉ đạo giải quyết.
- Mối quan hệ của công ty với các bạn hàng tiếp tục được cũng cố và phát triển, đặc biệt là các bạn hàng truyền thống trong mua bán than và thuê vận tải. Chính vì vậy, nguồn hàng vật tư đầu vào và lực lượng phương tiện vận tải xã hội tiếp tục ổn định, đây là yếu tố hết sức thuận lợi, đảm bảo cho Công ty luôn có đủ vật tư để cung ứng cho các khách hàng đúng tiến độ, đồng thời ổn định việc chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lãi.
- Công ty có đội vận tải thuỷ bộ tham gia kinh doanh và kiêm luôn dịch vụ vận chuyển vật tư, xi măng đến chân công trình hoặc tới địa chỉ của khách hàng. đây là một lợi thế góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty.
- Mối quan hệ giữa Công ty và các Công ty xi măng đã được cải thiện theo chiều hướng thuận lợi cho SXKD của Công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, trong quá trình tổ chức thực hiện Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty.
+ Những mặt khó khăn:
- Mặc dù TCTXMVN đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể về kinh doanh vật tư đầu và và vận chuyển clinker Bắc - Nam, song trong thực tế khi triển khai thực hiện hai nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn:
4 Về thị trường than: Một số Công ty xi măng chỉ ký hợp đồng mua bán than với công ty ở mức 50% - 70% so với yêu cầu thực tế và liên tục đề nghị giảm giá bán, phần còn lại các Công ty xi măng trực tiếp mua của các khách hàng khác. Trong khi đó, TCTthan vẫn tiếp tục theo đuổi mục tieu bán than trực tiếp tại cuối nguồn cho các Công ty xi măng với giá bán rất cạnh tranh.
4 Về thị trường vận chuyển clinker : Các Công ty xi măng luôn đặt ra các tình huống để tự đảm bảo vận chuyển một phần khối lượng clinker, đồng thời liên tục đề nghị giảm cước vận chuyển.
- Từ 1/4/2001, Công ty thực hiện bàn giao toàn bộ khối lượng kinh doanh xi măng sang công ty vật tư - kỹ thuật - xi măng theo quyết định của TCTXMVN. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ công nhân viên và kế hoạch điều hành SXKD của Công ty.
- Giá bán than và xi măng có biến động, gây khó khăn cho công ty trong quá trình thực hiện.
- Tình hình thanh toán tiền hàng, cước vận chuyển của Công ty xi măng Bút sơn và các đơn vị kinh doanh rất chậm đã gây khó khăn lớn về vốn trong kinh doanh của Công ty nhất là trong 6 tháng đầu năm 2001.
- Sự phối hợp, điều hành công việc giữa các phòng ban, chi nhánh chưa ăn khớp, nhịp nhàng, linh hoạt. Việc giải quyết chế độ lương thưởng chưa hợp lý... gây thêm khó khăn cho công ty trong việc đạt kế hoạch tiêu thụ của cả năm.
b. Kết quả thực hiện tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm năm 2001 của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
Trong năm 2001, Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng, đã có nhiều nỗ lực, tranh thủ thuận lợi, vượt khó khăn nhằm thực hiện tốt kế hoach SXKD nói chung và Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nói riêng mà Công ty đã đặt ra. Và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đạt được trong năm 2001 được đánh giá là khá. Kết quả đạt được như sau: ( Bảng 02 ).
Như vậy, tổng DTTT các hàng hoá, dịch vụ của Công ty đạt được trong năm 2001 là 330.855 triệu đồng, trong đó cụ thể các mặt hàng đạt được như sau:
+ Mặt hàng than cám: Đây là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (55,4% ), doanh thu đạt được là 182.121 triệu đồng, trong đó:
-Than cám 3: đạt sản lượng tiêu thụ là 436.000 tấn với doanh thu tương ứng là 161.320 triệu đồng.
- Than cám 4a đạt sản lượng tiêu thụ là 61.000 tấn với doanh thu đạt được là 20.801 triệu đồng.
+ Các loại phụ gia: Với doanh thu đạt được là 5.418,78 triệu đồng, tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể (1,64%) trong tổng doanh thu song đây là các mặt hàng đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty và đây là kết quả của mục tiêu đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh của Công ty. Trong năm 2001, thực hiện kinh doanh các loại phụ gia như Xỉ pyrit, đá bô xít, quặng sắt, cát tiêu chuẩn ISO, đá đen. Trong các loại phụ gia này, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của nhóm này là mặt hàng Xỉ pyrit đạt khối lượng tiêu thụ là 16.000 tấn với DTTT là 2.392,5 triệu đồng; sau đó là mặt hàng đá bô xít với khối lượng tiêu thụ là 10.230 tấn, đạt doanh thu là 1.902,78 triệu đồng.
+ Mặt hàng xi măng: Đây là mặt hàng chỉ tiêu thụ trong quý 1 năm 2001, song sản lượng cũng đạt được 88.420 tấn tương ứng với doanh thu đạt được là 60.449,85 triệu đồng, chiếm 18,25% tổng doanh thu. Trong các loại xi măng tiêu thụ trong quý 1 năm 2001 thì xi măng Hoàng Thạch đạt được khối lượng lớn nhất với sản lượng là 56.430 tấn và doanh thu là 36.767,41 triệu đồng.
Việc kinh doanh mặt hàng này trong quý 1 năm 2001 vẫn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, chi phí, giá cả... Để đạt được kết quả trên thì Công ty đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp đặc niệt là các đòn bẩy tài chính như giảm giá, hỗ trợ vận chuyển....
+ Lĩnh vực vận chuyển: Trong năm 2001, đạt được DTTT là 80.731 triệu đồng chiếm 24,4% tổng doanh thu. Trong đó hoạt động mạnh nhất và hiệu quả nhất vẫn là vận chuyển clinker, tổng khối lượng clinker vận chuyển trong năm 2001 đạt 394.000 tấn với doanh thu là 78.012 triệu đồng. Các lĩnh vực vận chuyển khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và không ổn định giữa các quý, tháng trong năm.
+ Kinh doanh các mặt hàng khác: bao gồm hoạt động cho thuê kho, đại lý xi măng ChinFon, xi măng Lam Thạch và của chi nhánh Phả Lại đem lại doanh thu là 2.134,37 triệu đồng, chỉ chiếm 0,73% tổng DTTT cả năm.
Với kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ như vậy, chúng ta vẫn chưa thể có kết luận gì, để đánh giá công tác tiêu thụ của Công ty là tốt hay chưa, cần có sự so sánh, đánh giá, từ đó mới thấy được điểm mạnh, yếu trong công tác tiêu thụ, tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra được các biện pháp có ích nhất. Sau đây là sự so sánh kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ năm 2001 với năm 2000 và kế hoạch đặt ra:
* So sánh với năm 2000: (Bảng 03).
Như vậy, xét về tổng doanh thu ta thấy doanh thu năm 2001 giảm đi so với năm 2000, với mức giảm là 133.257 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 28,7%. Đi xem xét cụ thể từng mặt ta thấy:
- Xét về khối lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000: Nhìn chung các mặt hàng tiêu thụ đều tăng lên, cón mặt hàng tăng tới 466% như mặt hàng cát tiêu chuẩn ISO, các mặt hàng kinh doanh chính như than cám, vận chuyển clinker cũng đều tăng lên: mặt hàng than cám tăng 103.000 tấn, tỷ lệ tăng là 26,2% còn vận chuyển clinker tăng 112.387 triệu tấn, tỷ lệ tăng là 40%.
Đối với mặt hàng xi măng lại giảm đáng kể, trong năm 2001 chỉ tiêu thụ được là 88.420 tấn giảm 257.884 tấn so với năm 2000 và tỷ lệ giảm là 74,5%. Như vậy mức giảm và tỷ lệ giảm của mặt hàng này khá lớn song đây không phải là nguyên nhân do chủ quan của Công ty, mà do sự sắp xếp, điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của TCTXMVN mà nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng này đã được chuyển giao cho đơn vị khác từ ngày 1/4/2001. Mặc dù, trong năm 2001, kinh doanh mặt hàng này vẫn còn rất khó khăn song để đạt được mức tiêu thụ là 88.420 tấn thì bản thân Công ty cũng đã phải nỗ lực rất nhiều, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, đặc biệt là các biện pháp như giảm giá và hỗ trợ vận chuyển.
Riêng mặt hàng Xỉ pyrit mặc dù kinh doanh chưa có hiệu quả song cũng là một loại phụ gia chủ yếu trong nhóm các phụ gia kinh doanh tại Công ty, nó đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho chi nhánh Phú Thọ. Trong năm 2001 việc kinh doanh mặt hàng này chỉ đạt 16.500 tấn thấp hơn năm 2000 là 1.947 tấn, tỷ lệ giảm là 10,6%, nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2001 Công ty không thực hiện cung cấp Xỉ pyrit cho NMXM Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bút Sơn nữa. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng ký kết được Hợp đông cung cấp mặt hàng này cho một số đơn cị khác trong đó có NMXM liên doanh Nghi Sơn. Đây là một khách hàng rất có triển vọng, là một điều kiện tốt nếu Công ty có biện pháp để giữ vững được, chỉ tính từ tháng 5/2001 đến cuối năm Công ty đã cung cấp được cho NMXM Nghi Sơn là 10.122,3 tấn Xỉ pyrit chiếm 61,4% trong tổng số Xỉ tiêu thụ được trong năm.
Như vậy xét về mặt khối lượng của các loại hàng hoá, dich vụ trong năm 2001, có thể thấy Công ty đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy khối lượng tiêu thụ so với năm 2000. Đây là những điểm đáng ghi nhận song để đánh giá thoả đáng về mặt này chúng ta còn phải xem xét tương quan với kế hoạch đặt ra ( phần sau ).
- Xét về mặt DTTT năm 2001 so với năm 2000:
Cùng với sự tăng lên về mặt khối lượng của một số mặt hàng thì doanh thu của các mặt hàng này đều tăng, mặc dù tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng khối lượng tiêu thụ là không giống nhau vì doanh thu còn chịu ảnh hưởng một số nhân tố khác.
Mặt hàng có doanh thu tăng nhiều nhất vẫn là than cám với mức tăng là 34.849 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 23,6%. Các mặt hàng như quặng sắt, các tiêu chuẩn, đá bô xit, vận chuyển clinker... cũng làm doanh thu tăng đáng kể. Cá biệt có mặt hàng Xỉ pyrit, mặc dù khối lượng tiêu thụ giảm đi xong doanh thu lại tăng lên với mức tăng là 537,5 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 29%, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả, cước phí lưu thông của mặt hàng này cho việc tiêu thụ tại Nghi sơn ( Thanh Hoá) cao hơn so với cước phí lưu thông khi cung cấp cho NMXM Hải phòng, NMXM Hoàng Thạch.
Do mặt hàng xi măng có khối lượng giảm mạnh, đồng thời đây cũng là mặt hàng có dơn gí bình quân cao 714.000 đồng/tấn xi măng (Mức giá bình quân năm 2000) nên cũng làm doanh thu giảm mạnh, mức giảm là 186.739,15 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 75,5%, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm tổng DTTT năm 2001 thấp hơn so với năm 2000 mặc dù DTTT của một số mặt hàng khác có tăng lên.
Đánh giá một cách tổng quát cả về mặt khối lượng tiêu thụ cả về DTTT của Công ty năm 2001 so với năm 2000 có thể được đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy tiêu thụ và tăng DTTT, đây là những điểm đáng ghi nhận song vấn đề quan trọng để đánh giá đúng thực chất công tác tiêu thụ của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đã đặt ra hay không.
* Phân tích đánh giá tình hình kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm của Công ty năm 2001
+ Kết quả so sánh tình hình thực hiện tiêu thụ và DTTT của Công ty giữa kế hoạch với thực tế năm 2001 ( bảng 4)
Thông qua số liệu của bảng trên ta thấy, với kế hoạch về tổng doanh thu bán hàng đặt ra là 305.139,1 triệu đồng thì thực tế năm 2001 đạt được 330.855 triệu đồng, như vậy đã vượt kế hoạch 25.751,9 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,43%. Tuy nhiên, nếu xét trên từng mặt hàng thì không phải mặt hàng kinh doanh nào cũng có doanh thu tăng lên mà có những mặt hàng hoàn thành hoặc vượt kế hoạch đề ra nhưng cũng có những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ. Cụ thể xem xét từng mặt hàng theo từng yếu tố ta thấy:
- Sự biến động về khối lượng tiêu thụ giữa kế hoạch với thực tế năm 2001 của các mặt hàng:
+ Mặt hàng than cám:
Như đã biết đây là mặt hàng kinh doanh chủ đạo, có hiệu quả kinh tế cao và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.
Trong năm 2001, với kế hoạch đặt ra là sẽ tiêu thụ 450.000 tấn than cám các loại thì thực tế đã tiêu thụ được 497.000 tấn như vậy đã tăng 47.000 tấn với tỷ lệ tăng là 10,4%. Trong đó than cám 3 tiêu thụ được 436.000 tấn tăng 42.000 tấn so với kế hoạch đặt ra và tỷ lệ tăng là 10,5%; Than cám 4a cũng đạt được 61.000 tấn tăng 5.000 tấn so với kế hoạch và tỷ lệ tăng là 8,9%. Như vậy cả hai loại than cám mà Công ty kinh doanh thì loại nào cũng vượt kế hoạch đặt ra.
Xét về khía cạnh thực hiện các HĐKT ký kết tiêu thụ than cám, nhìn chung có thế thấy đều thực hiện đủ khối lượng và ngoài ra còn thực hiện cung cấp thêm, cụ thể các khách hàng như sau:
Bảng 05: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ than cám cho các khách hàng năm 2001
Khách hàng
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành kế hoạch
- NMXM Hoàng Thạch
Tấn
140.000
140.780
100,6
- NMXM Hải Phòng
Tấn
80.000
74.282
92,8
- NMXM Bút Sơn
Tấn
140.000
153.938
110,0
- NMXM Bút Sơn
Tấn
90.000
128.047
142,3
Như vậy, so với kế hoạch dự kiến thì việc cung cấp than cho các NMXM đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức, đơn cử như cung cấp than cám 3 cho Bút Sơn hoàn thành 142,3% so với kế hoạch. Và đối với NMXM Bỉm Sơn, ngoài việc hoàn thành vượt mức kế hoạch cung cấp than cám cho nhà máy này (110%) trong đó Công ty đã thực hiện ngoài kế hoạch loại than cám 4a với số lượng là 324,02 tấn.
Riêng cung cấp than cám 3 cho NMXM Hải phòng lại chỉ thực hiện được 92,8% giảm 5.772 tấn
Những nguyên nhân làm tăng giảm lượng than cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng
Có thể nói việc hoàn thành phần lớn kế hoạch đề ra về cung ứng than là do công ty đã tranh thủ được thuận lợi, nâng cao được hiệu quả quản lý công tác tiêu thụ và biết tháo gỡ những khó khăn.
Cụ thể:
Thứ nhất: Trong năm, nguồn cung ứng than tương đối ổn định, ngoài việc mua than chủ yếu của TCTthan Việt nam, Công ty đã chủ động cân đối mua thêm than của những đơn vị khác có đầy đủ chức năng kinh doanh than khác với chất lượng đảm bảo theo quy định và giá cả hợp lý, chính việc đảm bảo nguồn hàng này nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc dự trữ cũng như đảm bảo đủ lượng than yêu cầu.
Thứ hai: Công tác quản lý việc giao nhận, vận chuyển than được nâng cao. Than được kiểm tra đủ về số lượng, chất lượng khi giao nhận và trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho... do đó chất lượng được đảm bảo, giảm thiểu mất mát. Hơn nữa việc điều hành phương tiện vận tải đã linh hoạt, hợp lý hơn do có sự phối hợp giữa phòng kế hoạch, phòng vận tải với các chi nhánh đầu nguồn hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, công tác chuẩn bị cho việc thực hiện cung cấp than cũng được chuẩn bị khá đầy đủ cả về vốn và nhân lực.
Đối với việc cung cấp than cho NMXM Hải phòng chỉ đạt 92,8% so với kế hoạch đặt ra, nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu than cám của NMXM Hải phòng trong năm 2001 có giảm xuống, hơn nữa do việc kinh doanh mặt hàng than tại Hải Phòng vẫn chưa được cải thiện về mặt hiệu quả nên Công ty chức thực sự quan tâm để thúc đẩy tiêu thụ.
+ Các loại phụ gia:
. Mặt hàng Xỉ pyrit, đạt khối lượng tieu thụ là 16.500 tấn trong đó thực hiện cung cấp cho NMXM Bỉm sơn là 6.099 tấn và NMXM liên doanh Nghi sơn là 10.401 tấn (8 tháng cuối năm 2001). Như vậy so với kế hoạch đặt ra là 19.500 tấn thì khối lượng thực hiện trong năm 2001 đã giảm so với kế hoạch là 2.500 tấn với tỷ lệ giảm là 13,2%.
. Mặt hàng đá bô xit, loại phụ gia này chỉ đạt 10.230 tấn không hoàn thành so với kế hoạch đặt ra, mức giảm 1.770 tấn và tỷ lệ giảm là 14,8%.
. Đối với quặng sắt, cũng không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt được 5.700 tấn như vậy đã giảm so với kế hoạch là 300 tấn và tỷ lẹ giảm là 5,0%.
- Mặt hàng cát tiêu chuẩn ISO: đây là loại phụ gia duy nhất hoàn thành kế hoạch đặt ra với khối lượng tiêu thụ đạt được là 15,284 tấn tăng thêm so với kế hoạch là 3,384 tấn tỷ lệ tăng của mặt hàng này là 27,4%.
Riêng mặt hàng đá đen, đây là loại phụ gia mới được đưa vào kinh doanh trong năm 2001 và kế hoạch cũng không đặt ra song khối lượng tiêu thụ cũng đạt được 1.658 tấn.
Như vậy, nhìn chung phần lớn các loại phụ gia không thực hiện được kế hoạch đặt ra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
Thứ nhất, việc tìm kiếm nguồn hàng của các loại phụ gia này vẫn gặp nhiều khó khăn do việc khai thác của các đơn vị khai thác nói chung và bản thân Công ty trong việc tạo lập mối quan hệ bạn hàng nói riêng.
Thứ hai, việc kinh doanh các mặt hàng này, đặc biệt là mặt hàng Xỉ pyrit có độ mịn cao, trong khi đó việc tổ chức, quản lý lưu kho bảo quản, vận chuyển chưa thực sự được quan tâm, kết hợp thời tiết mưa bão làm thất thoát khá lớn lượng Xỉ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc cung cấp hàng cho các NMXM theo đúng tiến độ, kế hoạch
Thứ ba, do chi phí vận chuyển các mặt hàng này bằng đoàn ô tô của Công ty cao hơn giá cước thuê ngoài nên đã làm giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường, từ đó tác động làm giảm khối lượng tiêu thụ.
+ Mặt hàng xi măng trong quý I năm 2001:
Đây là mặt hàng kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, chi phí, giá cả. Tuy nhiên Công ty đã có nhiều biện pháp điều hành hợp lý để nhằm tăng khối lượng tiêu thụ và giảm lỗ.
Với kết quả tiêu thụ được 88.420 tấn, tăng 6.420 tấn so với kế hoạch đặt ra và tỷ lệ tăng là 7,8%. Như vậy, mặc dù có tăng so với kế hoạch song mức tăng và tỷ lệ tăng không đáng kể.
Nhìn chung so với kế hoạch tiêu thụ các loại xi măng thì thực tế tiêu thụ các loại xi măng này tăng không đáng kể và mức tăng cũng chỉ từ 300 - 600 tấn. Tổng khối lượng xi măng tăng 6.420 tấn thì trong đó chủ yếu là do khối lượng xi măng trắng và xi măng rời trong năm 2001 tiêu thụ được 5.070 tấn, đây là các loại xi măng không có trong dự kiến kế hoạch đề ra.
Các nguyên nhân làm tăng khối lượng tiêu thụ xi măng:
Thứ nhất, Công ty đã linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp tài chính như khuyến mại, giảm giá bán, vận chuyển miễn phí theo khu vực, áp dụng nhiều phương thức bán hàng và khuyến mại ở nhiều mức đối với từng loại xi măng, trong đó mức giảm giá khuyến mại nhiều nhất vẫn là xi măng Hoàng Thạch, với mức khuyến mại trung bình là 13.852 đồng/ tấn, và thực hiện hỗ trợ vận chuyển đối với mặt hàng xi măng Bút Sơn tại chi nhánh Vĩnh Phúc nếu khách hàng mua tại ga Vĩnh Yên, Hương Canh.
Thứ hai, chủ động tìm nguồn hàng, đa dạng hoá các loại xi măng tiêu thụ, không chỉ kinh doanh các loại xi măng cũ như PC 30, PC40 mà còn đưa vào kinh doanh mặt hàng xi măng rời, xi măng trắng. Chính vì vậy, không chỉ tăng được khối lượng các mặt hàng xi măng mà còn góp phần tăng hiệu quả, giảm lỗ cho Công ty do các loại xi măng mới đưa vào này có hiệu quả kinh doanh cao.
Ngoài ra, khối lượng xi măng tăng lên còn do có sự phối hợp, phụ trợ của đoàn vận tải và công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh này.
+ Kinh doanh của đoàn vận tải:
Việc kinh doanh vận tải thuỷ bộ của Công ty trong năm 2001, tuy hoạt động chưa thực sự hiệu quả do chưa được đầu tư thoả đáng song cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Xem xét khối lượng vận chuyển ta thấy:
- Vận chuyển clinker trong năm 2001 đã thực hiện được 394.000 tấn tăng 34.000 tấn so với kế hoạch đặt ra và tỷ lệ tăng là 9,4 %. Với kết quả này, thì đây là lĩnh vực vận chuyển được đánh giá là có nhiều cố gắng của Công ty, không chỉ tăng được khối lượng vận chuyển mà mặt hàng này vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh góp phần tạo nên hiệu quả chung của Công ty.
- Vận chuyển than không đạt kế hoạch đặt ra, trong năm 2001 chỉ chuyển tải được 53.000 tấn, thấp hơn kế hoạch đặt ra là 4.000 tấn, tỷ lệ giảm là 7,1%.
Các nguyên nhân làm tăng, giảm khối lượng vận chuyển.
Thứ nhất, do có sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn đội xe, thuỷ, bộ cùng vời sự chỉ đạo sát sao của Công ty.
Thứ hai, điều hành phương tiện tương đối hợp lý do đó khối lượng vận chuyển hai chiều tăng lên, tạo điều kiện giảm cước phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
Thứ ba, nguồn hàng clinker được đáp ứng đầy đủ, không chỉ vận chuyển clinker từ NMXM Bỉm Sơn và NMXM Bút Sơn mà còn thực hiện vận chuyển clinker sản xuất từ NMXM Hoàng Thạch.
Thứ tư, vận chuyển than không hoàn thành kế hoạch là so nguồn hàng khó khăn, các Công ty xi măng liên tục đề nghị giảm khối lượng. Hơn nữa, đoàn vận tải đã có nhiều cố gắng song hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là vận tải bằng ô tô đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
- Sự biến động về giá cả của các mặt hàng tiêu thụ
Thông qua bảng so sánh tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2001 cho thấy: Về mặt giá cả không có sự biến động nhiều do khi ký kết các hợp đồng tiêu thụ cũng như ký kết các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ thì Công ty đã cân đối, đièu chính tương đối sát. Chỉ có một số mặt hàng như than và xi măng là có sự thay đổi nhưng cũng không đáng kể. Cụ thể:
+ Than cám 3, giá bán bình quân 1 tấn kế hoạch là 368.000 đồng nhưng thực tế là 370.000 đồng/tấn, như vậy 1 tấn than cám 3 tăng thêm 2.000 đồng.
+ Than cám 4a, giá bán bình quân 1 tấn theo kế hoạch là 340.000 đồng, thực tế là 341.000 đồng, như vậy đã tăng 1.000 đồng/ tấn, tỷ lệ tăng là 0,3%.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đơn giá bình quân 1 tấn than là :
Trong năm 2001 giá bán than cám 3 của Công ty cho NMXM Bút Sơn giảm từ 382.857 đồng/tấn xuống 379.428 tấn (từ giữa tháng 4/2001) và than cám 4a mà Công ty cung cấp cho nhà máy này cũng giảm từ 342.857 đồng/tấn xuống 340.000 đồng/tấn. Có sự giảm giá này là do mặt hàng than cám cung cấp cho xi măng Bút Sơn được hưởng sự ưu đãi về hỗ trợ cảng lẻ của Công ty than Quảng Ninh, trạm tiêu thụ than Công ty Đông Bắc... hỗ trợ cho Công ty với mức trung bình 4.000 đồng/tấn. Hơn nữa, việc cung cấp than cho xi măng Bút Sơn trong quá trình vận chuyển đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý tốt về giao nhận, khai thác hợp lý nguồn phương tiện hiện có nên đã làm giảm đáng kể hao hụt hàng hoá trong quá trình giao nhận vận chuyển.
Tuy nhiên cũng trong năm 2001, giá bán mặt hàng than cám 3 cho NMXM Bỉm Sơn lại có sự tăng lên, từ 408.200 đồng/ tấn lên 417.724 đồng/ tấn hơn nữa khối lượng than cung cấp cho Bỉm Sơn lại khá lớn do đó khi tính đơn giá bình quân mặt hàng than cho các nhà máy thực tế lớn hơn kế hoạch.
+ Mặt hàng xi măng: đây cũng là mặt hàng Công ty kinh doanh trong quý I năm 2001 có sự biến động về giá đáng kể, cụ thể với từng loại xi măng như sau:
Xi măng Hoàng Thạch giảm từ 700.000 đồng/ tấn xuống còn 687.000 đồng/ tấn như vậy đã giảm 13.000 đồng/ tấn tỷ lệ giảm là 1,9% đây cũng là loại xi măng có mức giảm nhiều nhất.
Xi măng Hải Phòng giá bình quân 1 tấn cũng giảm từ 714.000 đồng xuống còn 710.000 đồng. Xi măng Bút Sơn giảm bình quân 9.000 đồng/ tấn tỷ lệ giảm là 1,32%.
Nguyên nhân:
Tình hình tiêu thụ xi măng trong quý I/2001 vẫn còn gặp nhiều khó khăn do cung xi măng lớn hơn nhu cầu. Cũng như nhiều đơn vị khác, để thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường cạnh tranh thì Công ty đã phải sử dụng chính sách giảm giá bán. Do đó việc kinh doanh mặt hàng này trong quý I/2001 không có hiệu quả, tổng số lỗ là 111.845.879 đồng. Tuy nhiên, đây cũng là một thành tích để thúc đẩy khối lượng tiêu thụ, tránh tồn kho và đã giảm lỗ đáng kể so với năm 2000.
Như vậy, qua phân tích hai khía cạnh số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và giá cả của hàng hoá, dịch vụ chúng ta thấy đều có những biến đổi nhất định. Chính sự thay đổi này đã làm DTTT hàng hoá, dịch vụ của Công ty cũng thay đổi. Tuy nhiên, DTTT thay đổi không chỉ do hai nhân tố này mà còn bao gồm nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan, song nếu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến DTTT mà có thể tính toán được thì đây đưọc xem là hai nhân tố cơ bản, ngoài ra còn có nhân tố về mặt kết cấu các mặt hàng kinh doanh, khi kết cấu các mặt hàng kinh doanh thay đổi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến DTTT. Trước khi đi xem xét sự thay đổi của doanh thu cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mang tính định lượng đến doanh thu, chúng ta có thể xem xét qua sự biến động của nhân tố kết cấu.
Bảng 06: Sự thay đổi kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ năm 2001
Tên mặt hàng
Số lượng tiêu thụ
Tỷ trọng(%)
Giá bán bình quân (đ)
KH
TT
KH
TT
KH
TT
1.Than cám
450.000
497.000
100
100
- Cám 3
394.000
436.000
87,5
87,7
368.000
370.000
- Cám 4a
56.000
61.000
12,5
12,3
340.000
341.000
2.Phụ gia
37.012
34.104,284
100
100
-Xỉ pyrit
19.000
16.500
51,3
48,38
145.000
145.000
-Đá bô xit
12.000
10.230
32,5
30,0
186.000
186.000
-Quặng sắt
6.000
5.700
16,2
16,7
135.000
135.000
- Cát tiêu chuẩn
12
15,284
0,03
0,04
17.091.000
17.084.000
-Đá đen
-
1.659
-
4,88
-
56.000
3. Xi măng
82.000
88.420
100
100
-Hoàng thạch
56.000
56.430
68,4
63,8
700.000
687.000
-Hải phòng
13.000
13.340
15,8
15,1
714.000
710.000
-Bút Sơn
13.000
13.580
15,8
15,4
670.000
661.000
-XM khác
-
5.070
-
5,7
-
638.000
4. Vận chuyển
417.000
447.000
100
100
-Clinker
360.000
394.000
86,3
88,1
206.200
198.000
-Than
57.000
53.000
13,7
11,9
16.000
21.000
Thông qua số liệu bảng trên ta thấy, nhìn chung các loại hàng hoá, dịch vụ trong từng nhóm mặt hàng kinh doanh đều có sự thay đổi, có loại tăng lên, có loại giảm xuống song sự thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến DTTT. Để thấy rõ vấn đề này chúng ta sẽ xem xét ở phần sau.
Qua việc phân tích trên, chúng ta mới chỉ thấy được sự thay đổi của các nhân tố khối lượng, giá bán và kết cấu các mặt hàng tiêu thụ trong năm 2001 và một số nguyên nhân tác động đến sự thay đổi đó, mà chưa thấy dược sự thay đổi đó có tác động như thế nào đối với sự thay đổi của DTTT. Để thấy được vấn đề này ta sử dụng kỹ thuật phân tích theo phương pháp thay thế liên hoàn. Các công thức xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến DTTT như sau:
D DT (SL) = SLKi x - SLKi x gKi
D DT (K/C) = SL1i x gKi - SLKi x
D DT (g) = SL1i x g1i - SL1i x gKi
Trong đó:
- DDT(SL); DDT(K/C); DDT(g) : Sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ do nhân tố sản lượng tiêu thụ, kết cấu các mặt hàng tiêu thụ, giá bán.
- SLK i ; SL1 i: Khối lượng tiêu thụ mặt hàng i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế.
- gK i ; g1 i: Giá bán đơn vị mặt hàng i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế.
Quan điểm phân tích ở đây là phân tích theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10314.DOC