Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất: Lời nói đầu Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất các loại sản phẩn và thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó phục vụ nhu cầu xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) là lợi nhuận tối đa. Vì vậy doanh nghiệp (DN) phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả thu được những gì, bao nhiêu v.v... song nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung thì chưa đủ, mà cần thiết phải biết một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, hằng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ. Bởi vậy doanh nghiệp phải tổ chức cùng loại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của mình v.v... việc tổ chức tốt công tác kế toán...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất các loại sản phẩn và thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó phục vụ nhu cầu xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) là lợi nhuận tối đa. Vì vậy doanh nghiệp (DN) phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả thu được những gì, bao nhiêu v.v... song nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung thì chưa đủ, mà cần thiết phải biết một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, hằng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ. Bởi vậy doanh nghiệp phải tổ chức cùng loại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của mình v.v... việc tổ chức tốt công tác kế toán công dụng sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, yêu cầu của việc quản lý kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp sản xuất cũng đòi hỏi phải có những thông tin cụ thể về tình hình tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, giá bán hàng hoáv.v... của doanh nghiệp. Mặt khác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở quan trọng để tính toán xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác của doanh nghiệp. Như xác định giá bán, hạch toán, lãi, lỗ v.v... song nhiên liệu thực tế việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm còn tồn tại nhiều điều bất cập về lý luận và thực tiễn vì vậy yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cấp thiết và cần phải làm và đây cũng là lý do tại sao em chon đề tài " hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất". Mục đích nghiên cứu là xem xét những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó toàn là những điểm bất hợp lý còn tồn tại trong chế độ kế toán hiện hành để từ đó kiến nghị một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Đề tài này được chia thành hai phần chính sau: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên chắc chắn bài viết còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em xin chân thành cám ơn Thầy Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ em, hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này. I).Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX: 1.Chi phí sản xuất: a).Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất: a1. Khái niệm: Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, các doanh nghiệp nói chung và DNSX (Doanh Nghiệp Sản Xuất) nói riêng phải sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và công nghệ. Toàn bộ những hao phí về các yếu tố sản xuất đó liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được tính vào chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất (CPSX) là gì? Theo quan điểm kế toán thì CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật chất mà DN đã bỏ ra liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Về thực chất CPSX là sự chuyển dịch vốn - chuyển giá trị từ các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất có rất nhiều loại và ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, tính chất và đặc thù sản xuất kinh doanh thì CPSX cũng khác nhau về nội dung, tính chất, vai trò, vị trí,.. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán CPSX thì cần thiết phải phân loại CPSX. a2. Phân loại CPSX: Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX khác nhau vào từng loại, từng nhóm theo nhưbgx đặc trưng nhất định. Xét về lý luận cũng như thực tế, có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, như phân loại theo nội dung kinh tế, theo vị trí, theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất ... Mỗi cách phân loại này đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Vì lý do này mà các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ một vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ở đây, xin giới thiệu một số phân loại CPSX chủ yếu sau: (1). Theo nội dung kinh tế và tính chất chi phí: Theo tiêu thức này, CPSX có thể chia thành các loại: - Chi phí Nguyên vật liệu. - Chi phí tiền lương. - Chi phí các khoản trích theo lương: BHXH, KPCĐ... - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí công cụ dụng cụ. -Chi phí dịch vụ mua ngoài. -Các khoản chi phí khác bằng tiền... (2)Theokhoảnmụcchiphí: Theo tiêu thức này, CPSX có thể chia thành 3 khoản: - Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trục tiếp). (3). Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm hoàn thành: Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành biến phí và định phí: - Định phí ( chi phí cố định): Là những khoản chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với sản lượng hoàn thành. - Biến phí (chi phí biến đổi): Là những khoản chi phí thay đổi ( biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Tốc độ biến đổi phí có thể nhanh, bằng, chậm hơn tốc độ biến đổi sản lượng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tính hiệu quả theo qui mô,... b). Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX: Để hạch toán chính xác, đầy đủ CPSX và tính giá thành sản phẩm thì cần thiết phải xác định rõ đối tượng hạch toán của chúng. Về thực chất, xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, tức là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Trên cơ sở xác định chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí phù hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Bao gồm hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng... c).Trình tự hạch toán CPSX: Việc hạch toán CPSX trong các DNSX được thực hiện theo 4 bước sau: Thứ nhất: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng. Thứ hai: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho tùng đối tượng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ . Thứ ba: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Thứ tư: Xác định chi phí sản xuất dở dạng cuối kỳ. 2). Giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: a).Giá thành sản phẩm: a1. Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. a2. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hành hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau: * Theo thời điểm tính và nguồn số liệu đẩ tính giá thành: Theo tiêu chí này, giá thành được chia thành ba loại sau: - Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở số liệu là chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm theo kế hoạch. - Giá thành định mức: Là loại giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức chi phí và các định mức kinh tế kỹ thuật khác trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu như giá thành kế hoạch có ý nghĩa trong việc kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện giá thành thì giá thành định mức có ý nghĩa khi tính cho đơn vị sản phẩm và giúp cho việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. * Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo tiêu thức này, giá thành được chia thành các loại sau: - Giá thành sản xuất (Còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việ sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi công xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (Còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầu đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Mối quan hệ giữa hai loại giá thành thể hiện bằng phương trình sau: Giá thành Sản xuất Sản phẩm Chi phí Quản lý Doanh nghiệp Chi phí Bán Hàng Giá thành Toàn bộ Sản phẩm = = + + + b)Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất sản phẩm: Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành phản ánh mặt kết quả của sản xuất. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện theo sơ đồ sau: CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Tỏng giá thành sản phẩm hoàn thành CPSX dở dang cuối kỳ Hay: CPSX dở dang đầu kỳ Tổng gía thành sản phẩm CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ = + _ Như vậy, để tính toán, hạch toán chính xác giá thành sản phẩm thì điều cần thiết trước tiên là phải hạch toán chính xác , đầy đủ các khoản chi phí sản xuất liên quan. Trong các DNSX , việc hạch toán CPSX được thực hiện theo hai phương pháp là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuỳ vào đặc trưng sản xuất, quy mô doanh nghiệp mà các DN lựa chọn phương pháp hạch toán phù hợp. Dưới đây, xin trình bày hai phương pháp hạch toán này áp dụng cho DNSX . 3) Hạch toán CPSX ở các DNSX theo phương pháp kê khai thường xuyên: a).Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a1. Khái niệm và cách thức tập hợp phân bổ: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, phụ liệu... được dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (Phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc thành phẩm...) thì hạch toán trực tiép cho từng đối tượng đó. Trường hợp NVL xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí , không thể tổ chức hạch toán riêng biệt được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm... Công thức phân bổ như sau: Tỷ lệ (Hệ số) phân bổ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = * Trong đó: Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng = a2) Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các tài khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, ta dùng tài khoản 621. Nội dung và cấu trúc của tài khoản này như sau: TK 621 - Trị giá NVL đưa vào phục vụ - Trị giá NVL không dùng hết trả lại nhập kho Kết chuyển CP NVL trực tiếp sang tài khoản có liên quan trực tiếp cho chế tạo sản phẩm a3) Phương pháp hạch toán: - Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621: (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152 (Chi tiết vật liệu): Giá thực tế xuất dùng theo từng loại. - Trường hợp NVL mua về không nhập kho mà xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thì kế toán ghi: ã Nếu NVL thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 621: Giá mua NVL chưa có VAT. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 111, 141, 331... Tổng số tiền theo giá thanh toán. ã Đối với NVL không thuộc đối tượng chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 621: Giá mua NVL (theo giá thanh toán). Có TK 111, 141, 331,... Trị giá NVL theo giá thanh toán. - Cuối kỳ nếu có NVL không dùng hết trả lại nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 162 Trị giá NVL nhập kho Có TK 621 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế sản phẩm: Nợ TK 154 Chi phí NVL trực tiếp. Có TK 621 Sơ đồ hạch toán NVL trực tiếp: TK621 TK152 TK152 TK111, 112, 141... TK154 TK133 Chú ý: Nếu giá trị NVL kì trước còn lại không nhập mà để lại bộ phận sử dụng thì kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán: Nợ TK 621: (Chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 152: (Chi tiết vật liệu): Giá thực tế xuất không dùng hết kỳ trước. b).Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: b1. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản lương chính, phụ cấp ... Bên cạnh đố, còn bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ nhất định so với số tiền lương phát sinh thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất . b2. Tài khoản hạch toán: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ). Nội dung và cấu trúc tài khoản này như sau: TK 622 Tập hợp chi phí nhân công Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Trực tiếp phát sinh Sang tài khoản có liên quan b3. Phương pháp hạch toán: - Tính dòng tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ... , trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 622: ( Chi tiết theo đối tượng ) Có TK 334: Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Tính các khoản trích theo lương ghi vào chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: ( Chi tiết theo đối tượng ) Có TK 338: 19% * Tổng tiền lương phát sinh. - TK 3382: 2% * Tổng tiền lương. - TK 3383: 15% * Tổng tiền lương. - TK 3384: 2% * Tổng tiền lương. - Tính tiền lương trích trước vào chi phí (Với những DNSX mang tính thời vụ) và các khoản tiền lương phải trích trước khác (Ngừng sản xuất theo kế hoạch): Nợ TK 622: ( Chi tiết theo đối tượng ). Có TK 335: Tiền lương trích trước. - Trường hợp phải thuê công nhân ngoài phục vụ trực tiếp cho sản xuất: Nợ TK 622 Tiền thuê công nhân ngoài. Có TK 3388 - Cuối kỳ: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế sản phẩm: Nợ TK 154: (Chi tiết theo đối tượng). Có TK 622: (Chi tiết theo đối tượng). Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp: TK622 TK 334 TK154 TK 335 TK 338 c). Hạch toán chi phí sản xuất chung: c1. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp . Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí cho các nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại),thuế tài nguyên phải nộp (nếu có), hội thảo, hội nghị, tiếp khách tại phân xưởng sản xuất... và các chi phí bằng tiền khác. c2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, ta sử dụng tài khoản 627 (Chi phí sản xuất chung). Nội dung và cấu trúc Tài Khoản này như sau: TK 627 - Chi phí chung thực tế phát sin - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung trong kỳ - Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào TK liên quan để tính giá thành sản phẩm Tài khoản 627 được chia thành 6 tiểu khoản phản ánh chi tiết các khoản mục chi phí liên quan đến chi phí sản xuất chung, bao gồm: - TK 6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng): Phản ánh về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (Quản đốc, phó giám đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, bảo vệ phân xưởng... ) và các khoản đống góp cho quỹ BHXH, BHYT, CPCĐ trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh của các đối tượng này. - TK 6272 ( Chi phí nguyên vật liệu): Bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng, vật kiến trúc ( trường hợp tự làm), các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng (giấy, bút... )... - TK 6273: (Chi phí công cụ sản xuất): Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. - TK 6274: (Chi phí khấu hao tài sản cố định): Phản ánh khấu hao tài sản cố địnhthuộc các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị nhà cửa kho tàng. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. - Ngoài ra, theo quy định, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành, TK 627 có thể có thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh nội dung hoặc yếu tố chi phí. c3. Phương pháp hạch toán: - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 ( 6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận). Có TK 334. - Tính ra các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ đối với nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627- 6271: (Chi tiết bộ phận, phân xưởng). Có TK 338: Các khoản trích theo lương: 19%. - TK 3382: 2%. - TK 3383: 15%. - TK 3384: 2%. - Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho điều hành và quản lý phân xưởng, phục vụ sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở phân xưởng... Nợ TK 627 (6272): Trị giá vật liệu xuất dùng. Có TK 152 (Chi tiết vật liệu) - Khi xuất công cụ, dụng cụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất: 8 Loại phân bổ một lần: Nợ TK 627 (6273): Chi tiết phân xưởng. Có TK 152 : Giá trị xuất dùng. 8 Loại phân bổ nhiều lần, kế toán ghi các bút toán sau: 1) Nợ TK 142 Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng. Có TK 153 2) Nợ TK 627 (6273): Chi tiết phân xưởng, bộ phận. Có TK 142 : Mức phân bổ mỗi lần. - Trích khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ cho sản xuất: 1). Nợ TK 627 (6274): Chi tiết theo từng phân xưởng. Có TK 214 : ( Chi tiết tiểu khoản ). 2). Nợ TK 009. - Tính ra chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 (6277): Chi tiết theo từng phân xưởng. Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331... : Giá trị mua ngoài. - Các chi phí dự toán trước tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất, giá trị công cụ nhỏ...): Nợ TK 627: Chi tiết theo từng phân xưởng. Có TK 335: Chi tiết chi phí phải trả. Có TK 142: Chi tiết chi phí phải trả trước. - Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị...): Nợ TK 627 (6278 - Chi tiết theo từng phân xưởng). Có TK liên quan: 111, 112... - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK liên quan: 111,112, 152, 138... Có TK627 : Chi tiết theo phân xưởng. - Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan. Chi phí sản xuất chung cho từng loại đối tượng = Tổng CPSX chung Tổng tiêu thức phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Sau khi tính xong, kết chuyển TK 627 sang TK 154 để định giá thành thực tế sản phẩm: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung. Có TK 627 Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Chung: TK 627 TK 334 TK 111, 112, 152... Các khoản giảm trừ CPSX chung TK 153 TK 142 TK 3382, 3383, 3384 TK 154 TK 152 TK 335 TK 331, 111, 112, 141 TK 133 TK 214 d).Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: ó Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm được thực hiên trên tài khoản 154: TK 154 DĐK:... TK 621 TK 152, 111... Các khoản giảm trừ CPSX TK622 TK 155 Tổng giá Thành TK627 TK 157 TK 632 ó Đánh giá sản phẩm dở dang: Như ta đã biết mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành được thể hiện qua phương trình: Tổng giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ _ CPSX dở dang cuối kỳ Như vậy, để tính toán đúng, chính xác giá thành sản phẩm sau khi đã hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ thì điều cần thiết DN phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang. Vậy sản phẩm dở dang là gì? Dưới góc độ kế toán thì sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để đánh giá sản phẩm dở dang , DN sử dụng các phương pháp sau: - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức kế hoạch. Căn cứ vào mức tiêu hao định mức kế hoạch cho các khâu chế biến để đánh giá sản phẩm dở dang . - Xác định sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: ở đây, giả định mức độ hoàn thành là 50%. Khi đó: Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành = Gí trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến - Xác định sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải được xác định theo số thực tế đã dùng. Theo phương pháp này thì: Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) * Toàn bộ giá trị vật liệu xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ( quy đổi) * Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi - Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính cho sản phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính. - Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. Ngoài những phương pháp trên, còn áp dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính, phụ nằm trong sản phẩm dở dang... Tuy nhiên, DN cần lựa chọn phương pháp tính thống nhất, phù hợp với đặc diểm tổ chức của doanh nghiệp. 4). Hạch toán chi phí sản xuất ở DNSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ: ở phần trên đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên ở các DNSX . ở đây xin trình bày những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất ở các DN áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, trong phương pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho không được ghi liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ DN phải tiến hành kiểm kê tất cả các nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành. Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất CPSX theo phương pháp này cũng có sự khác biệt nhất định so với phương pháp kê khai thưòng xuyên, tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất đều được phản ánh thông qua TK 631 (Giá thành sản xuất ). Việc hạch toán CPSX theo phương pháp này được thực hiện như sau: a). Hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Do đặc điểm của phương pháp hạch toán nên rất khó xác định được là NVL được cho mục đích sản xuất, quản láy và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cần theo dõi các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng ( phân xưởng...) hay dựa vào tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích... Để hạch toán, ta sử dụng TK 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán như sau: - Cuối kỳ, sau khi đã kiểm kê, xác định trị giá NVL còn lại cuối kỳ, kế toán tính ra trị giá NVL đã sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩn trong kỳ: Nợ TK 621 Trị giá NVL xuất dùng. Có TK 611 - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 631 Chi tiết theo từng đối tượng. Có TK 621 b). Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp, TK sử dụng và phương pháp tập hợp chi phí trong kỳ cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 Chi tiết theo từng đối tượng. Có TK 622 c). Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được phản ánh trên TK 627 và cũng được tập hợp chi tiết theo từng tiểu khoản giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, kết chuyển (phân bổ ) vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 631 Chi tiết theo từng đối tượng. Có TK 627 d). Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang: ó Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK 631. Các DN khi mở TK này phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung và kết cấu TK này như sau: TK631 Chi phí sản xuất đầu kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Tình hình hạch toán được thực hiện như sau: - Đầu kỳ: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: Nợ TK 631 Có TK 154 - Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 631 Có TK 621 Cộng chi phí nhân viên trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 + Phân bổ chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 - Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dỏ dang ghi bút khoán chuyển. Nợ TK 154 Có TK 631 Ta có sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK 631 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 TK 632 Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán, tiêu thụ * Đánh giá sản phẩm dở dang Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện như phương pháp kê khai thường xuyên. 5. Hệ thống các phương pháp tính giá thành sản phẩm thông qua việc lựa chọn một số phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp. Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính chất thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bàn nó bao gồm vài phương pháp sau: a. Phương pháp trực tiếp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít chu kỳ ngắn... theo đó giá thành được xác định bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho sản lượng hoàn thành. b. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. áp dụng cho các doanh nghiệp có quy hình công nghệ phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận sản xuất. Quá trình chế biến sản phẩm, qua nhiều bước liên tiếp. Đối tượng tập hợp chi phí là từng bước, từng phân xưởng cho quá trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng bước và thành phẩm hoàn thành ở mức cuối cùng. Theo phương pháp này kế toán tính giá thành nửa thành phẩm ở bước trước chuyển sang bước sau ZNTP1 = Dđtk1 + C1- Dck1 Z NTP = ZNTP1 + Dđk2 + C2 - D ck2 Z = ZNTP n-1 + Dđkn + Cn - DCKn Trong đó D là sản phẩm dở dang C chi phí phát sinh c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp loại hình doanh nghiệp như ở 3 phương pháp (b) theo đó kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục để tính giá thành sản phẩm ở bước cuối cùng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tổng cộng chi phí d. Phương pháp hệ số. áp dụng đối với các doanh nghiệp cùng một lúc sử dụng một loại nguyên liệu, lao động nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại. Theo phương pháp này Giá thành đơn vị sp gốc Hệ số quy đổi sp từng loại x = Giá thành đv sp tưng loại Giá thành đv sp gốc = Tổng giá thành sản xuất của các loại sp Tổng số sản phẩm quy đổi Sản lượng sp quy đổn = ồ số lượng sp loại i x Hệ số quy đổi sp loại i Tổng giá thành sx của các loại sp = Giá trị sp dd đầu kỳ + Tổngcpsx p/sinh trong kỳ Giá trị SP dd cuối kỳ - e. Các phương pháp khác: Ngoài các phương pháp trên việc tính giá thành sản phẩm còn sử dụng các phương pháp khai nhân sự: - Phương pháp tỷ lệ - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ - Phương pháp liên hợp Tuy nhiên, tuỳ vào đối tượng tính giá thành và doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một phương pháp hay nhất kết hợp nhiều phương pháp thích hợp. II. thực trạng và phương hướng hoàn thiện thiết kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Một số vấn đề về công tác kế toán cho phí sản xuất giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. Trong hơn 10 năm thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê không thể phủ nhận rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nước ta đã có nhiều tiến bộ tích cực đóng góp yêu cầu của kinh tế thị trường, quản lý và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong quá trình hội nhập với cộng đồng quốc tế thì bên cạnh những thành tựu đáng kể hệ thống kế toán Việt Nam vẫn còn những tồn tại nhất định đó là: Nước ta chưa có chuẩn mực kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp. Việc thực hiện chế độ kế toán ở nơi này, nơi kia, doanh nghiệp này và doanh nghiệp kia còn không thống nhất và không khoa học. Các chuẩn mực kế toán việt nam chưa sát chưa thống nhất với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS ( International Accounting Standard). Chính vì vậy còn nhiều điều chưa hợp lý, thiếu khoa học đồng thời rất khó khăn cho các doanh nghiệp áp dụng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài khi phải áp dụng hệ thống kế toán việt nam, và cả đối với các doanh nghiệp việt nam khi làm ăn ở nước ngoài cũng khó được chấp nhận điều này gây cản chở cho quá trình hội nhập của nền kinh tế nói riêng và kế toán việt nam nói riêng với cộng đồng quốc tế. Điều cần thiết là phải xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia thống nhất, phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. IAS. Cũng nằm trong tình trạng chung của kế toán việt nam, việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp bên cạnh những tiến bộ tích cực còn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý dẫn đến việc phản ánh chi phí không chính xác, đầy đủ ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm, hạch toán lỗ lãi, quản lý doanh nghiệp và quản lý kinh tế của nhà nước. Có thể kể ở đây một vài tồn đọng sau. Việc áp dụng và thực hiện chế độ kế toán ở các doanh nghiệp chưa thống nhất dẫn đến phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp nhiều khi không phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất và đối tượng hạch toán của doanh nghiệp. Vì vậy làm cho hiệu quả sản xuất không cao, tính giá thành không chính xác ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm tiêu thụ trên thị trường vàn do vậy ảnh hưởng đến kết quả tiêu thu và hạch toán lỗ lãi. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do ta chưa ban hành được các chuẩn mực kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và chưa có luật kế toán.v.v... Một số vấn đề quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản phẩm và tính gía thành sản phẩm là vấn đề sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. ở việt nam hiện nay mặc dù chế độ kế toán mới quy định nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp với lượng tương đương theo đó chi phí sản phẩm dở dang được kế toán tính riêng cho từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí sản xuất khác ( chi phí chế biến). Phương pháp này còn tồn tại vài điểm không phù hợp sau: + Xác định khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cách làm nào phù hợp hơn; theo phương pháp truyền thống xác định các khoản mục chi phí nguyên vật liệu phù hợp với hệ thống tài khoản trước năm 1996 vì nguyên vật liệu chính là một khoản mục tính chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm, được hạch toán thành khoản mục riêng do vậy tạo điều kiện cho kế toán đánh giá sản phẩm dở dang được dễ dàng. Tuy nhiên, trong chế độ kế toán mới, giá thành sản phẩm không quy định chi phí nguyên vật liệu chính nữa mà thay vào đó là 3 tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung làm cho việc tính chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang tỏ ra trở ngại trong việc tập hợp chi phí và hạch toán trong khi đó trong sổ kế toán lại sẵn có về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên tài khoản tương ứng dễ dàng tính khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Theo phương pháp ước lượng tương đương truyền thống ta cần xét lại điều không phù hợp cho tất cả tình huống sản xuất sau đây. -> Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn tính đủ 100% cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, điều này chỉ đúng với các doanh nghiệp xuất NVL một lần cho toàn bộ quy trình sản xuất không đúng cho những quy trình có nhiều mức độ sản phẩm dở dang khác nhau, ứng với từng phần NVL xuất ra cho sản xuất theo từng công đoạn. -> Thứ hai, xác định chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ nghĩa là trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có cả chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ . Theo đó nếu chi phí sản xuất trong kỳ biến động lớn, sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ còn nhiều và cuối kỳ ít hoặc ngược lại thì chắc chắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ không thể trung thực theo thực tế phát sinh về tính chất bình quân của nó. Sự khác biệt của hai cách tính dẫn đến kết quả là tổng sản phẩm ước lượng tương đương dùng làm tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phảm dở dang cuối kỳ là khác nhau. - Vấn đề tổ chức hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, đến công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm... do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung. Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa ban hành quy định chi tiết về việc quản lý và thực hiện vấn đề này và các doanh nghiệp, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến nó, đặc biệt là việc tổ chức báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính. Thường các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc báo cáo các khoản mục chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị, trong khi đó đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp là rất lớn đặc biệt là với các doanh nghiệp là công ty cổ phần liên doanh v.v... Nhà nước ban hành hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kế khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên tại sao vậy? Hẳn có nhiều điều bất cập xoay quanh vấn đề này ! Ngoài ra, công tác kế toán chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn rất nhiều điều bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên trong khôn khổ bài viết chỉ đề cập đến một vài khía cạnh mà em thấy là quan trọng và cần thiết phải cải tiến cho phù hợp với yếu cầu và đòi hỏi mới của sản xuất, kinh doanh và quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Như đã trình bầy ở trên cho thấy chế độ kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng bên cạnh những thành tựu nhất định còn tồn tại nhiều điều bất hợp lý cần khắc phục cả về lý luận và thực tiễn. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết xuất phát từ thực tế nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển cũng như hội nhập quốc tế chưa cao. Do vậy tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính so với yêu cầu phát triển trong đó có kế toán. Hơn nữa chúng ta chưa có hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc gia thống nhất chưa có luật kế toán do vậy liệu học thi hành các quy định Còn chưa khoa học, đồng bộ và hợp lý. Bên cạnh đó công tác tổ chức kế hoạch toán, kế toán trong các doanh nghiệp còn chưa thật tốt, đáp ứng yêu cầu. Xuất phát từ các nguyên nhân của các tồn đọng nói trên từ yêu cầu khắc phục những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý kinh tế, tài chính và từ tầm quan trọng của hạch toán, kế toán nói chung và kế toán sản phẩm và tính giá thành sản phẩm nói riêng em xin đề xuất một vaì ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. (1) Cần sớm ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS đáp ứng yêu cầu lơị nhuận kinh tế nói chung và kế toán Việt Nam nói riêng. Xây dựng ban hành luật kế toán, đảm bảo sự thống nhất, nhất quán trong việc tổ chức, hoạt động kế toán của doanh nghiệp.Điều này là hết sức cần thiết bởi vì bất kỳ hoạt động kinh tế nào, đặc biết lại quan trọng như kế toán rất cần cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và quản lý Nhà nước. (2) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện một cách linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp. Nhà nước cần phân loại các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình sản xuất, đối tượng hạch toán, đặc điểm tổ chức quản lý để đưa ra các quy định chuẩn mực hạch toán kế toán phù hợp, giúp doanh nghiệp tổ chức và quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đạt hiệu quả đồng thời giúp cho việc quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp được thuận tiện và khoa học. ở đây em xin nêu một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục sản phẩm làm ra phải qua nhiều giai đoạn công nghệ v.v.., ví dụ như doanh nghiệp sản xuất xi măng. Ta biết quy trình sản xuất của DNSX xi măng như sau Khai thác Nghiền nguyên liệu Lò nung Nghiền xi măng Đóng bao Xi măng bao Klanke Đá vôi Đất xét Xi măng Rời Thạch cao và phụ gia khác Phụ gia Để đáp ứng quy trình công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất xi măng thường sản xuất các phân xưởng và bộ phận sản xuất hàng khâu, từng giai đoạn công nghệ và để phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý doanh nghiệp thì đối tượng tập hợp chi phí phải được xác định là các giai đoạn sản xuất ( từng bộ phận sản xuất) do vậy các TK 621, 627, 622, 154 phải được mở chi tiết cho từng giai đoạn sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp tập hợp trực tiếp cuối kỳ hạch toán kế toán lập các bảng kê chi phí sản xuất theo từng giai đoạn để xác định được chii phí sản xuất thực tế phát sinh làm cơ sở cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sản phẩm chi măng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau vì mỗi giai đoạn sẽ tạo ra mỗi thành phẩm. Nửa thành phẩm này có thể bán hoặc đem đưa vào giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể mua nửa thành phẩm khác bên ngoài bổ sung cho quá trình sản xuất. Do vậy đối tượng tính giá thích hợp nhất là nửa thành phẩm của các giai đoạn và thành phẩm là xi măng là giai đoạn cuối cùng. Từ đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí thì đối tượng và phương pháp tính giá thành thích hợp hơn cả là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm căn cư vào quy trình sản xuất, phương pháp này có thể chia thành các giai đoạn như sau. - Giai đoạn 1: tính giá thành các loại nguyên liệu chính mà doanh nghiệp khai thác. - Giai đoạn 2: tính giá thành nửa thành phẩm klanke theo phương pháp tổng cộng chi phí tức là căn cứ vào chi phí nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. Kết hợp với chi phí sản xuâta phát sinh ở giai đoạn nghiền và nung để xác định giá thành thực tế klanke. - Giai đoạn 3: tính giá thành xi măng dời do hầu hết các doanh nghiệp đã chia trên cơ sở đại diện quy trình công nghệ để xác định định mức chi phí và giá thành định mức cho các loại xi măng khác nhau nên để tính giá thành sản phẩm xi măng rồi ta có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ. Theo đó căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn nghiền và chi phí bán thành phẩm klanke ở giai đoạn trước chuyển sang để tính tổng giá thành cho các loại xi năng sau đó tiến hành phân bổ để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. - Giai đoạn 4: tính giá thành sản phẩm xi măng bao Giá thành xi măng bao = Giá thành xi măng rời + Chi phí giai đoạn đóng bao ư Từ ví dụ trên ta có thể khái quát việc tổ chức hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất, tổ chức quản lý và đặc điểm sản phẩm tưng tự như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (3) Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với quy trình kế toán mới, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, chi phí tính giá thành sản phẩm và đặc biệt sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. ở phần trên đã trình bày những tồn đọng xung quanh vấn đề này, cụ thể và với việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp với lượng tương đương - phương pháp của các doanh nghiệp sản xuất sử dụng phổ biến với những ảnh hưởng và nguyên nhân của chúng. Từ những phân tích trên ta thấy, để cho công tác kế toán được thuận lợi, trong việc tập hợp chi phí NVL chính gặp trở ngại là lợi dụng số liệu chi phí NVL liên tiếp được tập hợp sẵn đồng thời khắc phục tính bất đúng thuộc của chi phí sản xuất sản phẩm dở dang do tính bình quân của nó gây nên v..v... - Chuyển phần tính khoản mục chi phí NVL chính sang chi phí NVL trực tiếp khi đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này. Phân tích chi phí chế biến vẫn không thay đổi so với cách tính truyền thống. - Nên sử dụng thêm cách tính FIFO ứng dụng vào phương pháp ước lượng tương đương. Theo cách này thì chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và kết quả của kỳ trước chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là của kỳ này vì vậy không thể tính bình quân mà chỉ tính chi phí sản xuất trong kỳ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn lại chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được chuyển sang giá thành sản phẩm trong kỳ. Do vậy chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ phụ thuộc duy nhất vào sự biến động của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, thể hiện tính trung thực của chi phí sản xuất còn tồn tại đến cuối kỳ. Tuy nhiên việc lựa chọn ứng dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng tương đương với cách tính bình quân hay FIFO, cái nào phù hợp còn phụ thuộc vào nhận thức, đặc điểm sản xuất, và điều kiện quản lý tại doanh nghiệp. (4) Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: Để cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách kịp thời và chính xác đến các nhà quản lý, các đối tượng cần thông tin khác thì việc tổ chức hệ thống báo cáo của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải khoa học, phù hợp với yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời điểm cung cấp thông tin. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện không giống nhau giữa các doanh nghiệp, nó tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý v..v... Mặt khác nó còn tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức các bộ phận công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Vì vậy, các báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần được tổ chức thành hai hệ thống báo cáo phục vụ nhu cầu thông tin cho hai loại kế toán khác nhau là kế toán quản trị và kế toán tài chính. - Với hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính: Doanh nghiệp cần xây dựng báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm cung cấp tổng quát nhất phục vụ cho việc hạch toán và báo cáo tài chính. Trên cơ sở số liệu thực tế về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp bao gồm: + Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ + Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo các yếu tố + Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ + Báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Với hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán quản trị. Báo cáo phải kịp thời, chi tiết, phản ánh được tình hình thực hiện dự toán định mức, giải trình được các nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa thực tế và dự toán.v..v... Báo cáo phục vụ kế toán quản trị phải lập trước và là cơ sở để lập báo cáo phục vụ kế toán tài chính. Để đạt được hiệu quả quản lý cần phải xác định được báo cáo cần xây dựng trong quá trình hạch toán và lấy đó làm cơ sở tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế toán chi tiết nhằm có được đầy đủ thông tin cho việc lập báo cáo. Ngược lại, trên cơ sở hệ thống tài khoản, sổ kế toán chi tiết kế toán, nghiên cứu để xây dựng hình thức kết cấu và nội dung trình bày trên báo cáo một cách phù hợp. Kết luận Trên đây em vừa trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, tình hinh thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Có thể nói chế độ kế toán Việt Nam nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm bên cạnh những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn nhiều bất cập và do vậy việc hoàn thiện và đổi mới là yêu cầu hết sức cấp thiết. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về thời gian và trình độ nên bài viết chặc chắc không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó bài viết cũng thu được một số thành công nhất định như là đã đề cập đến một số vấn đề nổi bật về kế toán Việt Nam nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng trên cơ sở những lý luận cơ bản về khoa học kế toán, các tài liệu tham khảo và một số hiểu biết nhất định về thực tế. Em hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấn và tính giá thành sản phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Em xin chân thành cám ơn ! Tài liệu tham khảo 1. Lý thuyết kế toán Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính Nguyễn Văn Công, khoa kế toán - kiểm toán ĐHKTQD 3. Kết toán tài chính ( 1998) Đặng Thị Loan khoa kế toán - kiểm toán ĐHKTQD 4. Tạp chí kế toán số 18/ 1999 " về đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng tương đương tại các doanh nghiệp công nghiệp" Hà Xuân Trạch, hội kế toán Thành phố Hồ Chí Minh 5. Tạp chí kế toán số 19 /1999 " tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng" Lưu Đức Tuyên, ĐHTC - KT Hà Nội. 6. Tạp chí kế toán số 20 / 2000 " tổ chức hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuât" Lưu Đức Tuyên, ĐHTC - KT Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70242.DOC
Tài liệu liên quan