Tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản của đề thị trường mỹ phẩm: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đã có những bước phát triển lớn và đạt được nhiều thành tựu nhất định.Riêng đối với hoạt động thương mại,nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO,điều này tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường ,nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu ,tăng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.Thị trường trong nước phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng ,phong phú.Trong sự phát triển chung đó sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến thị trường mỹ phẩm Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%/năm.
Kinh tế phát triển,thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được nâng cao. Mối quan tâm của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ phẩm dần dần trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc.Không những thế,ngày nay nó đã trở thành một loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi,tầng lớp khác nhau.Ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở khí...
60 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản của đề thị trường mỹ phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đã có những bước phát triển lớn và đạt được nhiều thành tựu nhất định.Riêng đối với hoạt động thương mại,nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO,điều này tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường ,nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu ,tăng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.Thị trường trong nước phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng ,phong phú.Trong sự phát triển chung đó sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến thị trường mỹ phẩm Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%/năm.
Kinh tế phát triển,thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được nâng cao. Mối quan tâm của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ phẩm dần dần trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc.Không những thế,ngày nay nó đã trở thành một loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi,tầng lớp khác nhau.Ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh thẩm mỹ mà còn qua đó gián tiếp tác động đến nhiều khía cạnh khác nữa.Đó là một mặt hàng tiềm năng và cần được khai thác một cách đúng hướng và hiệu quả.Theo nhận xét của các chuyên gia,Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được nhìn nhận như một thị trường phát triển nhanh và sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.Bên cạnh những thuận lợi không thể không nói đến những thách thức đặt ra.Thị trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến nền kinh tế như giá cả biến động cần phải có nhiều nỗ lực để kiểm soát;công tác quản lý thị trường còn nhiều hạn chế;nhiều khâu còn buông lỏng quản lý đặc biệt là việc xử lý kinh doanh hàng giả ,hàng nhái hàng kém chất lượng còn chưa triệt để.Đặc biệt riêng với loại sản phẩm mỹ phẩm còn có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của người tiêu dùng.Bởi vậy viêc nghiên cứu thị trường mỹ phẩm có nhiều ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Trước hết,việc nghiên cứu sẽ đưa ra nhiều thông tin chính xác,cần thiết ,giúp người đọc có hiểu biết đúng đắn hơn về loại hình sản phẩm thông dụng này.Trên thực tế thị trường mỹ phẩm Việt Nam còn rất nhiều bất cập trong viêc cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm cho người tiêu dùng,đề tài nghiên cứu sẽ là một tài liệu hữu ích trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm.Góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là một phần trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Thứ hai,trong quá trình nghiên cứu ,hiểu được nhu cầu của khách hàng ,có thêm số liệu về lượng cầu sản phẩm,đó sẽ là tài liệu quan trọng trong cân đối cung cầu ,tăng tính hiệu quả của thị trường.Bên cạnh đó,thông qua việc nghiên cứu,nhận thức được mặt mạnh mặt yếu của thị trường ta sẽ tìm ra được cách khắc phục những hạn chế,đồng thời phát huy được những ưu thế,khai thác hiệu quả các tiềm năng,mở rộng thị trường.
Riêng đối với bản thân em là người trực tiếp nghiên cứu đề tài này,em nhận thấy đây là một thị trường có rất nhiều tiêm năng để phát triển.Việc thu đươc một khoản thu nhập lớn từ việc kinh doanh mặt hàng này rất khả quan.Bên cạnh nhu cầu kinh doanh,lấy mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu thi việc quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng là vấn đề hết sức quan trọng.Trong khi đó đại bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả sản phẩm mỹ phẩm.Ngoài ra,theo hiểu biết của em thì thị trường mỹ phẩm Việt Nam còn khá xô bồ và chưa được quan tâm đúng tầm,theo một khía cạnh nào đó thì đây chính là một sự lãng phí nguồn lực,bởi nếu có được những quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý của nhà nước thì đây sẽ là một thị trường có đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của nhà nước.
Dưới đây là phần trình bày đề tài của em,nội dung nghiên cứu gồm ba phần chính như sau:
Chương I:Những vấn đề lý luận cơ bản của đề thị trường mỹ phẩm
Chương II:Phân tích thực trạng của thị trường mỹ phẩm
Chương III:Phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu của em con có nhiều sai sót do tầm hiểu biết còn hạn chế,thời gian nghiên cứu ngắn.cách sử dụng từ ngữ chuyên môn còn đôi chỗ chưa hợp lý.Em mong nhận được sự góp ý ,chỉ bảo tận tình của thầy để có thể hoàn thiện được đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM
I/_BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA MỸ PHẨM
1)Bản chất:
a)Khái niệm về mỹ phẩm:
_Theo cách hiểu thông thường,mỹ phẩm có nghĩa là sản phẩm làm đẹp,dùng chủ yếu cho phái nữ,nhằm giúp họ trở nên xinh đẹp hơn
_Theo từ điển y dược,mỹ phẩm được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thẻ,tăng thêm vẻ đẹp,làm tăng sức hấp dẫn,làm thay đổi diện mạo bên ngoài,giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ thể
Theo định nghĩa trên,mỹ phẩm đã không còn là một sản phẩm làm đẹp thông thường mà mang ý nghĩa của dược phẩm.Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất cũng như các bác sĩ da liễu luôn khuyên người tiêu dùng sử dụng mỹ phẩm một cách đúng đắn và thận trọng
_Đi kèm với khái niệm mỹ phẩm còn có khái niệm về dược mỹ phẩm.Khái niệm dược mỹ phẩm được ông Pierre Fabre đưa ra lần đầu tiên:mỹ phẩm được nghiên cứu,bào chế như một dược phẩm(tuân thủ tất cả những qui định nghiêm ngặt của việc nghiên cứu,sản xuất và thử nghiệm một dược phẩm).Đó là môt loại sản phẩm dùng cho nhu cầu làm đẹp và khác biệt.Dược mỹ phẩm hướng đến những chăm sóc thích hợp cho tất cả các dạng tóc và da,khắc phục các khiếm khuyết phổ biến,nhất là đối với làn da nhạy cảm khích ứng.Dược mỹ phẩm đáp ứng vừa đáp ứng yêu cầu của việc điều trị y khoa của một dược phẩm,vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp và tính an toàn có thể sử dụng lâu dài của một mỹ phẩm
b)Phân loại mỹ phẩm:
_Thông thường mỹ phẩm được chia làm ba loại:
+ Loại thứ nhất là mỹ phẩm bề ngoài:các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make up,sơn móc tay,thuốc nhuộm tóc…).Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không đi sâu vào sính lý da
+ Loại thứ hai là mỹ phẩm dự phòng,bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da dành cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa,khô da) và bảo vệ chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm,ánh nắng,chất kích ứng):kem chống nắng,sữa dưỡng ẩm,nước hoa hồng…
mỹ phẩm dự phòng
+ Loại thứ ba là các sản phẩm sửa chữa được dùng khi người ta đã thất bại trong dự phòng.Đối mặt với các tổn thương người ta phải chăm sóc,khắc phục chúng bằng các sản phẩm như là làm căng,làm ẩm,làm láng,tái sinh,giảm béo,chống rụng tóc…Với chuyên khoa da liễu,các tổn thương thuộc về lĩnh vực của da như:vảy nến,chàm,mụn trứng cá…dược mỹ phẩm về da là một công cụ bổ sung hiệu quả cho các điều trị y khoa
sản phẩm chống nhăn và lão hóa da
_Ngoài ra còn có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau:
+ Da : xà bông tắm,sữa tắm,phấn hồng,phấn nền,bột thơm,nước hoa,chất làm trắng,chất làm mềm,nước hoa,kem chống nắng,kem dưỡng da…
+ Lông tóc: dầu gội,dầu xả,thuốc nhuộm tóc,thuốc duỗi tóc,thuốc uốn tóc,gel vuốt tóc,kem tẩy lông,kem cạo râu,…
+Mắt : bút kẻ mắt,kẻ lông mày,kem chải mi,mi mắt giả
+Môi :son môi,chất làm ẩm môi,chất làm bóng môi…
+Móng tay ,chân : sơn,thuốc tẩy sơn…
2)Vai trò:
_Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với tốc độ phát triển cao. Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, tất yếu kéo theo nhu cầu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.Trong nhịp sống sôi động hiện nay,có một diện mạo đẹp vừa là một mong muốn chính đáng,vừa là một yêu cầu tương đối cần thiết.Trong cuộc sống cũng như trong công việc,có một ngoại hình đẹp,thu hút sẽ là một lợi thế không nhỏ.Tuy nhiên,không phải ai cũng có được vẻ đẹp như mong muốn.Chính mỹ phẩm sẽ là một công cụ giúp chúng ta hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài của bản thân .Mỹ phẩm vì vậy đã và đang thu hút được sự quan tâm lớn của cả hai giới.
_Theo một cuộc điều tra nhỏ về nhu cầu sẻ dụng mỹ phẩm thì có đến 39% người được hỏi đều trả lời là họ không bao giờ dùng mỹ phẩm,vì họ cho rằng mỹ phẩm là những sản phẩm làm đẹp như:kem dưỡng da,phấn trang điểm,các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da…Trên thực tế,ngoài những sản phẩm như trên,mỹ phẩm còn bao gồm cả những chế phẩm dùng khi tắm gội,sản phẩm chăm sóc răng miệng,xà phòng,nước hoa…Theo đó,mỹ phẩm là sản phẩm gần như không thể thiếu với bất cứ ai
_ Với quy mô dân số 83 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, Việt Nam trở thành một thị trường béo bở cho các thương hiệu mỹ phẩm và là một trong ba thị trường mỹ phẩm được chú ý nhất trên thế giới (Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 2004, tổng doanh thu của thị trường mỹ phẩm Việt Nam - chỉ riêng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da -đã đạt khoảng 1.900 tỉ đồng.Đến nay,tổng doanh thu của thị trường này đạt xấp xỉ 4ooo tỉ đồng,đóng góp một phần không nhỏ vào ngân quĩ nhà nước,làm tăng tỷ trọng của ngành hàng tiêu dùng.
_Trong thời buổi hội nhập,giao lưu hàng hóa phát triển không ngừng,chủng loại sản phẩm mỹ phẩm ngày càng đa dạng se góp phần làm thị trường hàng hóa trong nước thêm phong phú.Nhiều hướng kinh doanh mới được mở ra,nhu cầu về lao động cũng tăng lên đáng kể.Đó là cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân thất nghiệp,ngoài ra còn là cơ hội cho người có thu nhập thấp nâng cao mức thu nhập hiện có của mình
_Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực kinh tế,mỹ phẩm còn có vai trò nâng cao đời sống văn hóa,tinh thần của người dân.Với một ngoại hình đẹp,chúng ta sẽ thấy tự tin hơn,từ đó tạo hứng khởi làm việc tốt hơn
II/_NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:
1)Thương hiệu:
_Thương hiệu (Trade mark) :là một khái niệm rất quen thuộc và được quan tâm biết đến từ rất lâu.Khái niệm này cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.Phổ biến nhất,thương hiệu được hiểu là những yếu tố như kiểu dáng thiết kế,tên hiệu đặc biệt hay bất cứ thứ gì có thể sử dụng để phân biệt hàng hóa của một hãng sản xuất này với những hàng hóa của những hãng khác [Hornby A.S.e.a.,(1974),Oxford advanced learner’s dictionary,Oxford University Press,Delhi]
_Nhãn hiệu (brand) là tên gọi ,thuật ngữ ,biểu tượng,hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng,được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Nếu hiểu nhãn hiệu theo định nghĩa trên thì chỉ là xem xét trên phương diện là sản phẩm của thiết kế,chỉ giới hạn ở khía cạnh hình thức của sản phẩm.Khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu và đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh đặc trưng và các đặc tính đặc thù gắn liên với sản phẩm và phong cách phục vụ của doanh nghiệp đều được người tiêu dùng liên tưởng đến nhãn hiệu và được họ qui về yếu tố cấu thành nhãn hiệu.Theo marketing thì nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất,lợi ích và dịch vụ.Khi đó có thể đồng nhất hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu.
_Giá trị của thương hiệu được đo bằng chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng và độ thỏa dụng mà sản phẩm mang lại
_ Hiện nay, thói quen sử dụng mỹ phẩm cao cấp của phụ nữ đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, sự hiểu biết về cấp độ các nhãn hiệu mỹ phẩm của nhiều người vẫn còn giới hạn. Đặc biệt là đối với một thị trường mỹ phẩm vẫn còn chưa có sự thắt chặt quản lý và khá xô bồ như hiện nay tại Việt Nam thì việc phân loại đẳng cấp thương hiệu với người tiêu dùng hẳn vẫn là một bài toán khó.
2)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
a)hệ thống phân phối:
_Trong nhiều năm gần đây,vai trò của marketing đã được khẳng định là vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển cua doanh nghiệp.Phân phối là một biến số quân trọng của marketing hỗn hợp.Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng.Hiện nay ,ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phố như là biến số marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường.Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối.
Theo quan điểm marketing,kênh phân phối lá một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng.Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian thương mại để tới người tiêu dùng.Một số loại trung gian thương mại chủ yếu là: nhà bán buôn,nhà bán lẻ,đại lý và môi giới,nhà phân phối.
_Mỹ phẩm là một sản phẩm thông dụng,ngày càng phổ biến.Song song với sự phong phú về chủng loại,nhãn hiệu mỹ phẩm là sự đa dạng trong hình thức phân phối.Do đặc thù của sản phẩm mỹ phẩm nên kênh phân phối được sử dụng sẽ phải qua các trung gian thương mại .Những trung gian thương mại chủ yếu trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có là:
+Nhà phân phối hay nhà cung ứng
+Các nhà môi giới và đại lý
+Cửa hàng bách hóa:bày bán nhiều loại sản phẩm khác nhau,mỗi mặt hàng là một quầy riêng
+Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn,chi phí thấp,tự phục vụ giá thấp,doanh số bán cao
+Chợ với hệ thống các cửa hàng tiện dụng: là những cửa hàng bán lẻ nhỏ,chuyên bán những sản phẩm phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng
+Cửa hàng cao cấp:Chuyên bán những sản phẩm cao cấp ,chủ yếu là những sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng với giá thành cao
Ngoài những trung gian hoạt động chính thức kể trên,trên thị trường còn có thêm những người bán lẻ các sản phẩm mỹ phẩm tự chế với số lượng đang có chiều hướng gia tăng
b)Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
_Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu chủ yếu của marketing mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua.
_Một số dạng phương tiện truyền thông được sử dụng là :
+Quảng cáo:là một kiểu truyền thông có tính đại chúng ,mang tính xã hội cao.Đây là một phương tiện có khả năng thuyết phục,tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm của doanh nghiệp khác.Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hóa ,định vị nó trong người tiêu dùng.
Một số phương tiện quảng cáo mà các công ty thường sử dụng là:báo,tạp chí,tivi,radio,quảng cáo trên internet,pano áp phích…
+Bán hàng cá nhân:Là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưa thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua hàng.Nó đòi hỏi có sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người.Việc bán hàng trực tiếp khuyến khích người mua có những phản ứng đáp lại,thể hiện thông tin phản hồi cho người bán
+Khuyến mại(xúc tiến bán):là một hoạt động truyền thông trong đó sử dụng các công cụ tác động trực tiếp,tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như phiếu mua hàng,các cuộc thi, quà tặng,hàng khuyến mại,gói hàng chung.Ngoài ra các công ty còn tổ chức hội chợ triển lãm,hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu công ty,sản phẩm hàng hóa của công ty với khách hàng và công chúng
+Tuyên truyền :là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng truyền tin không mất tiền về hàng hóa dịch vụ tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhằm đạt những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.Tuyên truyền có thể tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội,có khả năng thuyết phục người mua lớn và ít tốn kém hơn nhiều so với hoạt động quảng cáo
_Trên thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất,các doanh nghiệp cần có sự kết hợp các phương tiện truyền thông một cách hài hòa,phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của công ty.
3)Chất lượng của mỹ phẩm:
a)Khái niệm chất lượng:
_Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) định nghĩa:chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu ,những đặc trưng của nó ,thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định,phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét xem sản phẩm thỏa mãn tới mức nào yêu cầu của thị trường .Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu thj trường về các mặt kinh tế ,xã hội và phong tục
b)Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng:
Chất lượng ở góc độ người tiêu dùng:
_Chất lượng cảm nhận :là chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ sản phẩm.Người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận được chất lượng sản phẩm thông qua quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm.Ngoài ra còn có thể đánh giá qua các chỉ tiêu gián tiếp như hình ảnh,uy tín của doanh nghiệp…
_Chất lượng đánh giá:là chất lượng khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua:mùi ,màu sắc…
_Chất lượng kinh nghiệm:là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể cảm nhận thông qua tiêu dùng sản phẩm
Đặc trưng của các cách đánh giá chất lượng sản phẩm trên giác độ người tiêu dùng là chỉ dựa vào cơ sở cảm tính ,đánh giá chất lượng sản phẩm qua các hình thức biểu hiện bên ngoài,dễ cảm nhận.
Chất lượng ở góc độ người sản xuất:
_Với người sản xuất ,chất lượng sản phẩm thường được đánh giá trên cả ba phương diện marketing,kỹ thuật và kinh tế.Trên cơ sở đó,người sản xuất đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các chỉ tiêu ,các thông số kinh tế -kỹ thuật cụ thể:tính năng tác dụng,tuổi thọ,độ tin cậy,độ an toàn ,chi phí giá cả
4)Cầu của thị trường:
_Tổng cầu thị trường về một loại sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà một nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định,trong một khoảng thời gian nhất định với một môi trường marketing và một chương trình marketing nhất định
_Đối với sản phẩm mỹ phẩm nhu cầu của khách hàng vô cùng đa dạng.Nó phụ thuộc vào tâm lý,thị hiếu,phong cách thời trang,phong tục,quan điêm về sắc đẹp…Muốn xác định đúng cầu thị trường thì phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đáp ứng hiệu quả nhu cầu đó
III/_CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:
1)Nhân tố về thu nhập:
_Thu nhập của người dân là một nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng.Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu và mong muốn phù hợp với thu nhập của họ.Trên thực tế,ai cũng có nhu cầu làm đẹp cho bản thân,đó là nhu cầu tự nhiên, song việc có thỏa mãn nhu cầu đó hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó yếu tố thu nhập là yếu tố quyết định
Nếu thu nhập cao,ngoài việc chi trả cho các nhu cầu thông thường trong cuộc sống,người tiêu dùng vẫn có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cấp cao hơn ví dụ ở đây là nhu cầu sử dụng mỹ phẩm.Khi đó,cầu thị trường về sản phẩm mỹ phẩm sẽ tăng. Ngược lại,nếu thu nhập của người tiêu dùng thấp,thì dù họ có nhu cầu và mong muốn được sử dụng sản phẩm thì họ cũng sẽ không tiêu dùng sản phẩm bởi khả năng thanh toán là không có.
Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay do các nguồn sau đem lại:tiền lương,thu nhập ngoài lương,thu nhập từ lãi suất tiền tiết kiệm,thu nhập từ bán sản phẩm …Trong tất cả các nguồn trên thì nguồn từ lương tăng lên rất chậm thậm chí là chậm hơn so với tốc độ tăng giá.Vì vậy,sức mua tăng lên từ lương rất chậm.Do đó,nếu xét riêng về chỉ tiêu này thì sự tác động của chúng tới qui mô nhu cầu và cơ cấu hàng hóa mua sắm rất yếu ớt.Trái với thu nhập từ tiền lương,nguồn thu nhập từ ngoài lương đối với một bộ phận dân cư nào đó là rất lớn,và chính nguồn này đã tạo nên sức mua rất lớn về qui mô và gây nên sự phân tầng dữ dội trong thu nhập cũng như cơ cấu tiêu dùng và mua sắm.
Đối với loại sản phẩm không nằm trong nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như mỹ phẩm thì yếu tố thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua,và do đó có ảnh hưởng tới cầu của thị trường về sản phẩm.
2)Nhân tố về nhân khẩu và địa lý
_Nhân tố nhân khẩu ở đây cụ thể là cơ cấu về giới tức là tỉ lệ giữa nam và nữ trong một vùng,một khu vực hay một quốc gia,quy mô dân số.Sở dĩ cho rằng đây là nhân tố ảnh hưởng tới thị trường mỹ phẩm là vì: Nơi nào có lượng nữ giới nhiều thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm sẽ cao hơn.Mặc dù hiện nay nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới ngày càng tăng lên nhưng so với phụ nữ thì còn có một khoảng cách khá xa.Tuổi tác cũng là một vấn đề có ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm các sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm,ảnh hưởng tới việc tiêu thụ những loại sản phẩm đặc thù khác nhau.Ở những người trẻ thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn so với người già,sản phẩm họ tiêu dùng chủ yếu là mỹ phẩm bề ngoài và mỹ phẩm dự phòng.Chính sự khác biệt này có ảnh hưởng tới việc phân loại sản phẩm cho từng đoạn thị trường khác nhau.
Về qui mô dân số lại có ảnh hưởng tới qui mô nhu cầu.Thông thường qui mô dân số càng lớn thì thường báo hiệu một qui mô thị trường lớn
_Bên cạnh yếu tố dân số thì yếu tố về địa lý cũng có ảnh hưởng tới thị trường mỹ phẩm.Ở những thành phố lớn hay những nơi có mức sống cao thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn so với vùng nông thôn hay miền núi.Lý do là vì người dân ở thành thị hay những vùng có mức sống cao được tiếp nhận với thời trang và các xu hướng làm đẹp nhanh và nhiều hơn ở những vùng nông thôn và miền núi.Hơn nữa ở thành phố thì số lượng cán bộ,nhân viên,công chức nhiều nên nhu cầu trang điểm của họ cũng nhiều hơn so với vùng nông thôn hay miên núi,nơi tập chung chủ yếu lao động tay chân.
3)Nhân tố thị hiếu và văn hóa:
_Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp,do vậy nó chịu sự tác động của cả hai yếu tố thị hiếu và văn hóa.Cùng sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau.Ví dụ như ở Châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng,tuy nhiên ở phương Tây thi lại có thói quen trang điểm đậm.Ở VN,phụ nữ thường sử dụng sản phẩm trang điểm chứ không hay dùng các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da.Phong cách trang điểm cũng thường nhẹ nhàng,tự nhiên,màu sắc sản phẩm sáng.Ngược lại,ở Hàn Quốc hay Nhật Bản thì phụ nữ thường trang điểm đậm,màu sắc sản phẩm thường là màu tối.Họ chú trọng đến việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da và trang điểm khi đi ra ngoài là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác.Ở những nước này,đàn ông cũng sử dụng nhiều sản phẩm mỹ phẩm hơn so với nước ta.Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường mỹ phẩm do vậy cần được chú ý và xem xét một cách nghiêm chỉnh.
4)Nhân tố về môi trường chính trị - luật pháp:
_Bất cứ thị trường sản phẩm nào cũng đều chịu sự tác động của môi trường chính trị và luật pháp.Môi trường chính trị bao gồm:vấn đề điều hành của chính phủ,hệ thống luật pháp và các thông tư,chỉ thị,vai trò của các nhóm xã hội.Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng quyết định trực tiếp tới các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước,từ đó có ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa nói chung và thị trường mỹ phẩm nói riêng.Nền tảng chính trị ổn định hay không sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.Hệ thống luật pháp biểu hiện thông qua các pháp lệnh,bộ luật,nghị định nhằm điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường.Để có một thị trường với tốc độ tăng trưởng nhanh,ổn định thì các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về hai nhân tố này để có định hướng kinh doanh và giải pháp phát triển phù hợp với luật pháp.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM
I) ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦATHỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:
1)Đặc điểm kinh tế kỹ thuật:
a)Đặc điểm của mỹ phẩm:
_Là sản phẩm của các nghiên cứu khoa học,có tác dụng làm đẹp cho con người.
_Mỹ phẩm là sẩn phẩm chứa các thành phần hóa học do đó nó chịu tác động của những yếu tố sau đây:
+Nhiệt độ: Hầu hết các loại mỹ phẩm và sản phẩm dưỡng da đều được sản xuất để giữ trong nhiệt độ phòng,do đó khi tăng nhiệt độ thì có thể sẽ gây ra những thay đổi về lý học,hóa học và các vi khuẩn bên trong sản phẩm.Ví dụ những mỹ phẩm lỏng như phấn nền hay phấn má hồng có thể bị khô,chảy nước và tách dầu làm cho sản phẩm trở nên vô dụng.Đồng thời bất cứ loại vitamin nào trong mỹ phẩm đều có thể bị phân hủy và kém hiệu quả.Bên cạnh đó ,tăng nhiệt độ còn khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn ,đặc biệt trong những sản phẩm mà thường xuyên phải ở trong môi trường dung dich ẩm như mascara hay son nước.
+Độ ẩm: Bên cạnh nhiệt độ thì độ ẩm cũng có ảnh hưởng tới chất lượng của mỹ phẩm. Độ ẩm cao hoặc thấp hơn mức trung bình về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng của mỹ phẩm,gây ra sự biến đổi của một vài thành phần hóa học trong sản phẩm,từ đó có thể làm giảm tác dụng của mỹ phẩm.
Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ và độ ẩm mà hầu như trên các sản phẩm mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm nào cũng đều khuyến cáo người tiêu dùng là để nơi khô mát và tránh ánh sáng trực tiếp
_Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp bên cạnh đó còn là một trong những mặt hàng có ảnh hưởng tới sức khỏe con người
_Phần lớn các loại mỹ phẩm là sản phẩm kén người sử dụng,đặc biệt là mỹ phẩm dự phòng và mỹ phẩm điều trị.Sở dĩ như vậy là vì mỗi loại mỹ phẩm có công dụng khác nhau,phù hợp với từng loại da khác nhau.Ở mỗi người thì lại có cơ địa và loại da khác nhau,nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp thì có thể gặp phải tình trạng như:dị ứng,phản ứng phụ…gây ảnh hưởng không tốt đến da,một vài trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây tử vong cho người sử dụng. Do đó cần phải cẩn thận khi dùng mỹ phẩm để tránh những tác hại không mong muốn.
b)Đặc điểm của thị trường mỹ phẩm:
_Có qui mô tương đối rộng và đang ngày càng gia tăng. Sở dĩ như vậy là do ngày nay quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi. Nhu cầu làm đẹp ngày càng cao,thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập của người dân đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành một loại sản phẩm thông dụng. Đối tượng sử dụng không còn chỉ bó hẹp là gia đình đối với những sản phẩm chăm sóc: kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm…,hay đối tượng là phụ nữ trẻ với các sản phẩm trang điểm,chăm sóc da.Ngày nay hầu hết các hãng mỹ phẩm trên thị trường đều có những sản phẩm dành cho các bạn gái trẻ,phụ nữ ở độ tuổi trung niên,ngoài ra còn có không ít nhãn hiệu đã sản xuất các loại sản phẩm dành cho nam giới,thu hút được đông đảo sự quan tâm của nam giới.Vì vậy có thể nói đối tượng của thị trường mỹ phẩm đang ngày càng gia tăng.
_Khách hàng của thị trường mỹ phẩm chủ yếu là phụ nữ,tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới đang có xu hướng gia tăng. Các khách hàng của thị trường này có sự khác biệt về tuổi tác,thu nhập,trình dộ văn hóa,nghề nghiệp…Những sự khác biệt này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và ước muốn,sức mua và các đặc điểm khác trong hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
_Đây là một thị trường đa dạng về chủng loại sản phẩm,phong phú về mẫu mã,kiểu dáng cũng như nguồn gốc sản xuất và cung cấp sản phẩm.Riêng ở thị trường VN thì phần lớn các sản phẩm có mức tăng trưởng cao là các sản phẩm của các hãng mỹ phẩm nước ngoài.
_Có sự phân khúc thành các loại thị trường khác nhau:thị trường mỹ phẩm bình dân,thị trường mỹ phẩm trung bình,thị trường mỹ phẩm cao cấp và thị trường mỹ phẩm thượng hạng.
2)Quá trình phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam:
_Trên thế giới,thị trường mỹ phẩm đã hình thành và phát triển từ rất sớm.Anh,Pháp là hai quốc gia mà có sự phát triền và ra đời sớm nhất của các loại mỹ phẩm.Ở Việt Nam,sự xuất hiện của mỹ phẩm muộn hơn và không được phát triển như các nước phương tây.Mỹ phẩm chủ yếu được gửi từ nước ngoài về:dầu gội đầu,kem đánh răng,xà bông ,nước hoa…Các xí nghiệp,cơ sở sản xuất trong nước cũng đã được thành lập tuy nhiên sản phẩm còn ít và chất lượng thấp: xà bông,xà phòng giặt…Một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm ra đời và đã sản xuất các sản phẩm : kem dưỡng da,kem làm trắng da…như cơ sở sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo thành lập năm 1959.Cho đến năm 1989 thì cơ sở này đã phát triển trở thành một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm khá có tên tuổi trong nước.Cùng với sự phát triển đó thì người tiêu dùng trong nước cũng dần quen với sự xuất hiện và sử dụng mỹ phẩm
_ Trước năm 1997,tuy thị trường mỹ phẩm VN đã có sự phát triển song vẫn chưa được mấy ai chú ý bởi suy nghĩ thu nhập của phụ nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm của họ quá ít ỏi. Các mặt hàng dưỡng da, trang điểm trên thị trường lúc ấy chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền) và hàng trong nước, số ít là hàng ngoại.
Quan niệm này thay đổi từ khi Công ty Mỹ phẩm DeBon (Hàn Quốc) bắt đầu hoạt động tại VN (1997). Công ty này làm thay đổi cách nhìn của các nhà kinh doanh mỹ phẩm khác về thị trường VN bởi doanh số bán hàng liên tục tăng từ 30 - 40%/năm và từ một nhãn hiệu vô danh DeBon đã trở thành sản phẩm thời thượng.Việc sở hữu một bộ sản phẩm mỹ phẩm của phụ nữ khi đó chiếm một lượng nhỏ và chủ yếu là người tiêu dùng ở các thành phố lớn như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh,Hải Phòng…Tuy việc mua và sử dụng mỹ phẩm đã trở nên quen thuộc hơn song mỹ phẩm khi đó vẫn được xem như là loại sản phẩm tiêu dùng xa xỉ
_Nền kinh tế ngày càng phát triển,Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cửa ,mở rộng giao lưu với nền kinh tế thế giới,luật pháp được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hoạt động kinh doanh.Thị trường hàng hóa phong phú,đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng.Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn.Xu hướng mua sắm dần thay đổi.Không nằm ngoài xu hướng đó,thị trường mỹ phẩm ngày càng được mở rộng hơn,sản phẩm mỹ phẩm đã dần trở nên quen thuộc và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều.Nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước được thành lập:công ty cổ phần Sao Thái dương, mỹ phẩm Sài Gòn,Mỹ phẩm Lana,…Với giá thành tương đối rẻ,phù hợp với những người có thu nhập thấp và trung bình,sản phẩm của các công ty này đã dành được chỗ đứng trên thị trường,thậm chí còn xuất khẩu sang nước ngoài như các sản phẩm của công ty mỹ phẩm Lan Hảo.
_Hãng mỹ phẩm DeBon thâm nhập vào thị trường Việt Nam,đã mở đầu cho cuộc chinh phục của nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài cả từ hàng bình dân cho đến những thương hiệu nổi tiếng. Chỉ trong một thời gian ngắn là đầu quí II/2004, thị trường có mặt thêm nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đến từ nhiều nước như Christian Breton, Clarin, Feraud, Avon… Đầu tháng 01/05 thị trường xuất hiện thêm dòng sản phẩm chăm sóc da đặc trị (trị nám, tàn nhang, các vết thâm đen…) nhãn hiệu La Pearle (Hãng Porn-Ploy) đến từ Thái Lan.
_Cho đến nay,thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã ngày càng được mở rộng và phát triển. Các chuyên gia về mỹ phẩm cho biết, hầu như các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó có dòng mỹ phẩm cấp cao như Lancôm, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, loại trung bình như Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezaline, cùng các thương hiệu mỹ phẩm nội như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona...Không chỉ thế,các thương hiệu mỹ phẩm nội như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona... cũng đang nỗ lực không ngừng để giành thế chủ động trên chính thị trường nhà,điều này khiến cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động
Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường mỹ phẩm tiềm năng nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì điều này chứng tỏ thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển thêm nữa.
II/_THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM:
1)Thương hiệu:
_Với bất cứ sản phẩm nào,thương hiệu luôn là một sự đảm bảo đối với người tiêu dùng cả về chất lượng cũng như thể hiện đẳng cấp tiêu dùng.Đối với Mỹ phẩm cũng vậy,bên cạnh việc giải quyết nhu cầu có thật trong cuộc sống ,việc sử dụng mỹ phẩm đối với nhiều người còn mang một tính chất khác,đó chính là đẳng cấp.Một điểm khá đặc biệt nữa của thị trường mỹ phẩm Việt Nam là nếu như những sản phẩm khác có thương hiệu nổi tiếng thì chưa chắc đã giành được thị phần lớn.Tuy nhiên với thị trường mỹ phẩm Việt Nam thì thực tế đã chứng minh được điều đó là đúng.Mỗi năm người Việt Nam bỏ ra gần 35 tỷ đồng mua các loại mỹ phẩm nhưng khoảng 60-70% chi phí này lại rơi vào túi các hãng sản xuất mỹ phẩm nước ngoài, trong đó Hàn Quốc 34%, Nhật 20%, riêng công ty Unilever chiếm 19% còn lại mỹ phẩm Việt Nam khiêm tốn với thị phần là 27%.
_Theo nghiên cứu của công ty Golden Lotus, đơn vị phân phối Green B, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đang tăng nhanh và sau 25 tuổi, họ có xu hướng dùng hàng hiệu. Thêm vào đó,theo con số điều tra thị trường thì người Việt Nam chi cho mỹ phẩm mới chỉ đạt mức bình quân là 4 USD/người/năm, thấp hơn 4-5 lần so với các nước cùng khu vực, nhưng với trên 80 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.Đó chính là lý do mà các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng lựa chọn thị trường Việt Nam. Các chuyên gia về mỹ phẩm cho biết, hầu như các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó có dòng mỹ phẩm cấp cao như Lancôm, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, loại trung bình như Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezaline.Người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều cơ hội để sử dụng những sản phẩm cao cấp,kể cả những khách hàng khó tính cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu khắt khe nhất cả về chất lượng,kiểu dáng cũng như mức độ nổi tiếng của thương hiệu.
_Tương tự như những dòng sản phẩm tiêu dùng khác, các hãng mỹ phẩm (kể cả nước hoa) cũng được xếp vào những đẳng cấp khác nhau, dựa trên những yếu tố khác nhau.
Thông thường, thị trường mỹ phẩm được phân khúc với 4 cấp độ căn bản: Thượng hạng (Prestige), Cao cấp (Premium), Trung bình (Middle) Bình dân (Mass) với các mức giá rất khác nhau.
Tuy nhiên, điều thật sự tạo nên sự khác biệt này không hẳn chỉ dựa trên giá cả mà là chất lượng và doanh số của từng nhãn hiệu được đánh giá tại các trung tâm mua sắm sang trọng (Deparment Store) của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa thật sự rõ ràng nhưng những người quan tâm và có sự am hiểu về mỹ phẩm thì đều có thể nhận ra sự khác biệt về đẳng cấp của các nhãn hiệu trong thời gian gần đây trên thị trường, đặc biệt là tại hai Deparment Store sang trọng bậc nhất Việt Nam - Diamond Store và Parkson.
Các nhãn hiệu Prestige và Premium với đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao và phong cách sành điệu như Estee Laude, Lolita Lempicka (nước hoa), Shiseido, Clinique, Laneige, Guerlain, Kose, Kanebo… đã dần chiếm hết các vị trí trung tâm ngay tại tầng trệt của các Deparment Store này.
Khác với hai đẳng cấp trên, các nhãn hiệu mỹ phẩm thuộc nhóm Middle và Mass thường tập trung vào đối tượng khách hàng là giới trung lưu và bình dân. Nhiều năm qua, những tên tuổi như Revlon, LOreal Paris, Nivea, Maybeline, Bioré, Essance, Ponds… cũng đã có được chỗ đứng và thị trường của mình như siêu thị, cửa hàng, chợ… với mật độ phủ sóng dày và rộng.
Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới trên thị trường Việt Nam kéo theo là sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu đó.Hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua các hoạt động quảng cáo với nhiều hình thức quảng cáo gây thu hút,liên tục cho ra đời các loại sản phẩm với tính năng cũng như mẫu mã mới.Ngoài ra các thương hiệu còn cạnh tranh nhau thông qua việc chon địa điểm trưng bày và bán sản phẩm.Thông thường,những nhãn hiệu nổi tiếng hơn cả như Coréana, Lancôme ,Shiseido Clairins, Estée Lauder, Guerlain…thường chọn những trung tâm thương mại lớn với vị trí đẹp,bắt mắt,vừa để thu hút sự chú ý của khách hàng,vừa để chứng tỏ đẳng cấp thương hiệu của mình.
_Bên cạnh những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài ngày càng được ưa chuộng thì không thể không nhắc đến những thương hiệu Việt với những nỗ lực không ngừng để mở rộng thương hiệu,phát triển thị trường.Ngày càng nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm mang thương hiệu Việt Nam ra đời,trong đó có một lượng các thương hiệu được người tiêu dùng biết đến và có một chỗ đứng nhất định trên thi trường trong nước ví dụ như: Thái Dương, Lan Hảo,Bodeta,Sài Gòn…Tuy nhiên,các công ty mỹ phẩm Việt Nam có vẻ không chú trọng đến việc phát triển và quảng bá thương hiệu của mình,nếu có thì cũng không được đầu tư kỹ lưỡng và rất thiếu chuyên nghiệp.Chinh vì lẽ đó mà mỹ phẩm Việt đang yếu thế hơn rất nhiều so với các hãng mỹ phẩm nước ngoài và dường như là đang thua trên chính sân nhà của mình.Thực tế,VN có khả năng sản xuất được các sản phẩm không thua gì các sản phẩm ngoại cùng đẳng cấp,giá thành lại rẻ hơn, song cái khó lớn là không có thương hiệu trong lúc người tiêu dùng luôn có “bệnh hàng hiệu”. Như DeBon chẳng hạn, công ty này thành công là nhờ có chiến lược tiếp thị khôn ngoan. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen có đến 99% người tiêu dùng biết đến DeBon thông qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Hoặc nhãn hiệu Essance (LG Vina) chẳng hạn, cũng chỉ ở mức hàng phổ thông nhưng được LG “đẩy” lên như một sản phẩm hàng hiệu đáng chú ý bằng các mẫu quảng cáo hấp dẫn và công phu được phát sóng liên tục trên tivi hằng ngày.Không quảng bá, không đầu tư, mỹ phẩm nội chỉ loanh quanh ở vài sản phẩm thuộc nhóm skin care (chăm sóc da) như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da. Năm 2002 Lan Hảo tiên phong sản xuất dòng mỹ phẩm make-up (trang điểm) với phấn trang điểm Thorakao giá 49.500đ/hộp.Theo dánh giá, sản phẩm này có chất lượng rất tốt, không thua gì hàng ngoại nhưng Lan Hảo vẫn không thành công. Hoặc như với Công ty Mỹ phẩm Sài gòn, người tiêu dùng cũng không biết đến sản phẩm nào khác ngoài nước hoa Miss Saigon. Cho đến nay,nhiều dòng sản phẩm đã được ra đời song vẫn chỉ là những sản phẩm chăm sóc da:kem chống nám da,phấn rôm dành cho trẻ em,kem trị vết thâm…Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện ngày càng nhiều các đoạn quảng cáo của mỹ phẩm Việt Nam,tuy nhiên mức độ hấp dẫn còn quá thâp và đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình
Như vậy, DN VN đã nhường hẳn thị phần mỹ phẩm make-up cho DN nước ngoài. Dường như hiểu rõ đây là cuộc chiến không cân sức, dần dà DN nội chấp nhận một thị trường xương xẩu,kém lợi nhuận hơn là hoạt động ở các tỉnh thành xa xôi trong cả nước - nơi mà người dân còn chưa đủ điều kiện để mơ về thương hiệu.Tuy với xuất phát điểm chậm hơn,còn nhiều thách thức trước mắt nhưng các DN Việt Nam vẫn đang ngày cang cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tiếp thi sản phẩm,PR hình ảnh thương hiệu,chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng nội địa và dần dần đưa thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đến với thị trường quốc tế.
Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước đã khiến cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng phong phú và sôi động.Trong thời gian tới,chắc chắn sẽ có những cuộc soán ngôi thú vị của các nhãn hiệu trên từng thị trường khác nhau một khi các nhãn hiệu đó còn muốn khẳng định vị thế của mình với khát vọng chinh phục người tiêu dùng Việt Nam
2)Cầu của thị trường:
Theo con số điều tra thị trường thì người Việt Nam chi cho mỹ phẩm mới chỉ đạt mức bình quân là 4 USD/người/năm, thấp hơn 4-5 lần so với các nước cùng khu vực, nhưng với trên 80 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.Cùng với sự phát triển chung,thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao,khả năng tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ đã tăng lên đáng kể.Tiêu biểu như mỹ phẩm,trước đây vốn được cho là hàng hóa xa xỉ song đến giờ thì quan điểm đó đã trở lên lỗi thời.“Khách hàng VN giờ đây đã nhận thức hơn về cái đẹp và quan tâm nhiều đến bản thân. Thị trường mỹ phẩm VN được nhìn nhận như một thị trường phát triển nhanh và sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo” - Bà Trần Phương Hiền, Giám đốc phát triển kinh doanh của Maybelline New York tại VN nhận xét.
Phụ nữ vốn được mệnh dang là phái đẹp,chính vì vậy mà đây chính là nguồn khách hàng chủ yếu và tiềm năng nhất mà các hãng mỹ phẩm đều nhắm đến.Đi đôi với sự nâng cấp về học thức,tầm hiểu biết thì việc giữ gìn và chăm sóc sắc đẹp ngày càng được quan tâm và có một vai trò rất quan trọng.Theo tổng kết nghiên cứu về thị trường Việt Nam của các nhà kinh doanh mỹ phẩm thì phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi (20 - 65) dùng mỹ phẩm chiếm trên 70% da mặt xuất hiện nhiều vấn đề xấu - biểu hiện của sự lão hoá ở Hà Nội hoặc ở Sài Gòn chiếm 85% (tàn nhang, nám, nốt đen, nốt đỏ, trứng cá, vết thâm, nhăn, lão hoá nhiều) và đó chính là nguồn khách hàng cơ bản tìm đến với các nhãn hiệu mỹ phẩm.Đối với nhóm khách hàng ở thành thị thì nhu cầu làm đẹp là cao hơn.Thu nhập cao,đời sống phát triển do đó nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cao cấp cũng lớn hơn so với nhóm khách hàng ở những vùng nông thôn,miền núi có mức sống thấp hơn.Vì vậy đây là đoạn thị trường mà các nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp tập trung ngày càng đông đảo.
_Thị trường mỹ phẩm cho giới trẻ cũng đang là mảnh đất màu mỡ của DN với doanh số 400 tỷ đồng năm 2004 và có mức tăng trưởng dự báo khoảng 30%/năm. Kết quả nghiên cứu thị trường về tiêu dùng mỹ phẩm ở độ tuổi dưới 25 của một công ty nghiên cứu thị trường tại 30 trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cho thấy: có 30% số học sinh ở độ tuổi 15 - 16 đã bắt đầu làm quen với một trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như: sữa rửa mặt, sữa tắm, nước dưỡng cân bằng độ ẩm, kem dưỡng chống mụn, son dưỡng môi… Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dầntheo độ tuổi. Đến khoảng 17- 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ lệ này đã gần 90%; số lượng các loại sử dụng từ 3 món trở lên. Một số nhãn hiệu quen thuộc với nhóm khách hàng này có thể kể đến như: Essance, Clear+, Visions, LipIce, Tea Tree, Color Trend, Flavor Savers,Oriflame,Avon,Gohnson’s, …Mỹ phẩm cho giới trẻ đang trở thành một mục tiêu mới và được các công ty mỹ phẩm đầu tư nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích, tâm lý chi tiêu, thói quen mua sắm… khá kỹ. Mỹ phẩm Sài Gòn đã nghiên cứu thị trường hơn một năm để định hình được chủ đề cho Fantasy - nước hoa nữ sinh: "gọn nhẹ, tươi mát, dễ thương". Bà Trần Nguyễn Minh Phương, phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty nói: "Tâm lý tiêu dùng của lứa tuổi này thích thể hiện trẻ trung, thời trang, sành điệu; họ đứng ở giữa một bên là người trưởng thành, một bên là trẻ em nên muốn tìm một cái gì đó riêng cho độ tuổi của mình. Do vậy sản phẩm cho nhóm khách hàng này vừa phải trẻ, vừa pha chút nhí nhảnh, hồn nhiên theo kiểu rất riêng".
Ông Mai Tấn Dũng, phụ trách kinh doanh của công ty mỹ phẩm Lan Hảo cho biết: "Lứa tuổi từ 15 - 25 là khách hàng mục tiêu của chúng tôi, các sản phẩm dành cho họ đang chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của công ty". Theo phân tích của ông Dũng, đây là nhóm khách hàng có nhiều nét khác biệt so với lứa tuổi khác, họ thích xài mỹ phẩm nhưng chưa hiểu biết hết về nó. Có hơn 90% điện thoại, thư thắc mắc nhờ tư vấn sản phẩm gửi đến các dược sĩ của Thorakao là của độ tuổi từ 16 đến 25.
Kết quả khảo sát của các công ty có dòng sản phẩm riêng cho nhóm khách hàng trẻ cùng giống nhau ở một điểm: các quyết định chọn mua một loại sản phẩm nào đó đều bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động tâm lý từ bạn bè, quảng cáo, sách báo thời trang… Theo trào lưu của cuộc sống, khách hàng trẻ nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu khi có sản phẩm mới hợp với họ. Và trong số các tiêu chí để giới trẻ chọn mua thì màu sắc bắt mắt và mẫu mã bao bì tươi tắn, năng động được quan tâm nhiều hơn là nội dung sản phẩm bên trong.
Việt Nam là một nước có dân số trẻ vì vậy việc nắm rõ nhu cầu của giới trẻ là một việc rất cần thiết và chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp mỹ phẩm trong và ngoài nước
_Không chỉ riêng phụ nữ,nam giới ngày nay cũng đã có sự nhìn nhận khác về mỹ phẩm.Họ ngày càng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm làm đẹp. "Trang điểm không chỉ là vì vẻ bề ngoài mà còn vì cái tôi bên trong nữa", Yu Sang Ok, giám đốc điều hành 72 tuổi của hãng Coreana, Hàn Quốc, giải thích. Ông tin tưởng rằng nam giới cảm thấy thoải mái hơn khi làm đẹp. Các sản phẩm cho nam giới hiện mang về cho Coreana 20 triệu USD mỗi năm, khoảng 10% tổng doanh thu của hãng. Nếu trước kia đối tượng mua sản phẩm chăm sóc da chủ yếu là các nghệ sĩ, ca sĩ thì ngày nay giới doanh nhân, nhân viên văn phòng và ngay cả các nam sinh viên … cũng tìm đến những loại sản phẩm chăm sóc da khá nhiều. Vì họ coi đây là một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự tự tin và thành công trong các mối quan hệ.Trước đây, nhu cầu làm đẹp của nam giới chỉ đơn giản là sử dụng bọt cạo râu, nước hoa, lăn khử mùi. Bây giờ, muốn trở thành người đàn ông thanh lịch thì phải biết cách dưỡng và chăm sóc da. Thế nên, dòng sản phẩm trên thị trường cũng rất đa dạng, phong phú không thua kém sản phẩm của phụ nữ. Mạnh nhất vẫn là sản phẩm của các nhãn hiệu có tên tuổi như Shiseido, Clarins, L'Oreal, Debon... các nhà sản xuất đã quan tâm hơn đếnnhững sản phẩm dành cho nam giới.Gần đây nhận thức và đời sống của người tiêu dùng được nâng cao, vì thế nhu cầu chăm sóc da của nam giới cũng tăng. Là đàn ông phải đối đầu với rất nhiều nguyên nhân gây stress do lối sống, áp lực công việc. Bên cạnh đó, môi trường làm việc mở rộng và giao tiếp xã hội gần như là điều không thể thiếu trong các mối quan hệ, vì thế hình thức bên ngoài là điều họ rất quan tâm.Theo thống kê của một số cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội thì lượng tiêu thụ nước hoa của nam giới trong hai năm gần đây tăng khoảng 70%. Nước hoa nam giới tuy có giá cao nhưng vẫn tiêu thụ mạnh, đặc biệt là đối với thanh niên tuổi từ 25-35. Mỹ phẩm của nam giới có rất nhiều loại thuộc các hãng như LG, Paris Prance, Shiseido, Amore...
Như sự vậy,với một lượng nhu cầu tương đối lớn của người tiêu dùng,thị trường Việt Nam thật sự là một thị trường đầy hấp dẫn với các nhà sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
3)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
_Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 20000 loại mỹ phẩm được bán trên thị trường.Song song với sự đa dạng về chủng loại là sự đa dạng trong hình thức phân phối cũng như xúc tiến hỗn hợp.
_Đối với những nhãn hiệu Prestige và Premium với đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao và phong cách sành điệu như Estee Laude, Lolita Lempicka (nước hoa), Shiseido, Clinique, Laneige, Guerlain, Kose, Kanebo… đã dần chiếm hết các vị trí trung tâm ngay tại tầng trệt của các Deparment Store sang trọng bậc nhất Việt Nam - Diamond Store và Parkson.Khách hàng đến các trung tâm mua sắm này đều là những người có thu nhập cao,họ đòi hỏi không chỉ về chất lượng mà còn cả về sự nổi tiếng của thương hiệu.Tuy nhiên sự xuất hiện của các sản phẩm thuộc dòng mỹ phẩm thượng hạng tại những trung tâm mua sắm cao cấp này vẫn chưa nhiều,mà phần lớn người tiêu dùng chỉ có thể tìm đến các sản phẩm này taị các Spa nổi tiếng hoặc các Beauy salon sang trọng.Mặc dù bán ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 - 20 triệu đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt), chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm…
Đối với dòng sản phẩm cao cấp như: Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa…thì hình thức phân phối có sự đa dạng hơn.Ngoài các Deparment Store ,các spa và các beauty salon ra,các sản phẩm này còn được phân phối tại các siêu thị lớn như Tràng Tiền Plaza,Vincom hay Saigon Square…Các cửa hàng đại diện cho một nhãn hiệu sản phẩm mỹ phẩm đang được mở ra ngày một nhiều,địa điểm thường là trên các con phố trung tâm,tập trung được nhiều sự chú ý của khách hàng.Một điều dễ nhận thấy là sản phẩm thuộc hai dòng này không hề quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.Chính sự nổi tiếng của thương hiệu là mộ quảng cáo hiệu quả nhất cho các sản phẩm này. Đối với mỹ phẩm cao cấp, ngoài chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu thì thương hiệu cũng quyết định đến giá cả nên có giá bán khá cao. Cụ thể: Kem làm trắng da ban ngày Menard Fairlucent: 911.000 đồng/sản phẩm, kem chống nhăn quanh vùng mắt Whoo Qi: 1,6 triệu đồng/sản phẩm, kem nền giúp thu nhỏ lỗ chân lông Clinique: 630.000 đồng – 840.000 đồng/sản phẩm, sữa tẩy nhẹ tế bào chết Clé de peau: 1.490.000 đồng/sản phẩm, các loại son của các nhãn hiệu cao cấp có giá từ 260.000 đồng – 890.000 đồng/cây. Ngoài ra, Lancôme còn bán hai loại nước hoa tại thị trường Việt Nam là Tresor và Miracle.
Ưu điểm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng là không chỉ nhắm vào việc bán hàng, mà các hãng còn chú ý đến những dịch vụ cộng thêm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.Sở dĩ như vậy là bởi khách hàng tiềm năng của những thương hiệu mỹ phẩm cao cấp là những phụ nữ hiện đại ngoài ra còn có thêm một bộ phận không nhỏ nam giới thành đạt, ngày càng độc lập hơn về kinh tế. Họ có xu hướng lập gia đình trễ hơn, vì thế số tiền họ đầu tư để chăm sóc cho bản thân là không nhỏ,yêu cầu về các dịch vụ đi kèm cũng khắt khe hơn. Shiseido được khách hàng biết đến các trung tâm thẩm mỹ bao gồm đầy đủ các dịch vụ từ chăm sóc da, tóc và các dịch vụ thư giãn... Trung tâm săn sóc sắc đẹp của Lancôme được đặt tại Parkson, với hệ thống soi da có thể đo được tỉ lệ các tố chất của da, độ sâu của nếp nhăn, chất lượng của từng loại da... Thương hiệu Ohui cũng có trung tâm tư vấn dành cho khách hàng với những dịch vụ tương tự. Tại các điểm bán hàng của Estée Lauder, Clinique, Clarins, Clé de Peau..., đều trang bị hệ thống máy móc và đội ngũ chuyên viên trang điểm, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm... Sau thời gian thành công từ những sản phẩm mỹ phẩm dành cho nữ giới, Shiseido cũng mạnh dạn giới thiệu mỹ phẩm dành cho đấng mày râu. Không chỉ tập trung vào sản phẩm, các hãng còn có nhiều phương thức để lôi cuốn giới nữ. Mỹ phẩm Imedeen thiết kế quán cà phê Venus (31 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) với phong cách sang trọng và chỉ dành riêng cho giới nữ, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, ưu đãi khách hàng Vip, hoạt động vào giữa tháng 5. Mỹ phẩm Dermalogica có trung tâm Wellness Group hàng tháng đều giới thiệu các phương pháp chăm sóc sắc đẹp mới như liệu pháp tái tạo da bằng quang nhiệt, bổ sung tái tạo collagen... Trong một thị trường mà người tiêu dùng hàng ngày phải đối mặt với hậu quả không lường của mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan thì nhu cầu về những sản phẩm cao cấp chuyên nghiệp với các chuyên viên tay nghề cao là một nhu cầu có thật. Do đó, hàng loạt cơ sở chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp như spa và salon đã mọc lên. Kể từ năm 2002 đến nay, mỹ phẩm Dermalogica đã phát triển một hệ thống hơn 300 đại lý trên toàn quốc. Mỹ phẩm Thuỵ Sĩ Swissline có mặt tại Việt Nam từ năm 2005 cũng đã có 15 đại lý trải đều từ TP.HCM đến Đà Nẵng. Các nhãn hiệu mỹ phẩm khác cũng có hệ thống beauty và spa riêng của mình, như Estée Lauder, Qi Shiseido, Hal’s…
Hai phân khúc Trung bình và bình dân là hai phân khúc chiếm lượng lớn ở Việt Nam.Đại diện của hai dòng sản phẩm này là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia, Pond, Hezaline, Essance, Rohto… và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn…Sản phẩm của các hãng này thường được bán tại các siêu thị,đại lý,các cửa hàng bán lẻ trong các khu chợ…
Nếu như trong siêu thị,các hãng mỹ phẩm được bố trí một gian hàng riêng để trưng bày sản phẩm,người tiêu dùng dễ dàng tìm được loại sản phẩm mình cần mua thì tại các cửa hàng đại lý,khách hàng có được nhiều sự lựa chọn hơn.Lý do là vì các cửa hàng này chuyên cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.Cùng một sản phẩm nhưng khách hàng có thể có nhiều sự lựa chọn phù hợp với yêu cầu về sử dụng,bảo quản cũng như cả về giá tiền.Thêm vào đó là sự tư vấn của các nhân viên bán hàng dựa vào kinh nghiệm cũng như hiểu biết của họ về các loại sản phẩm.
Các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm trong chợ hiện nay cungx đang là sự lựa chọn của lớp khách hàng bình dân.Riêng đối với các sản phẩm thuộc hai phân khcs này thì việc quảng cáo lại khá được các hãng đầu tư,chăm chút.Với mật độ phủ sóng dày trên các phương tiện thông tin đại chúng như:Pond,Haziline,Olay,Essance…,người tiêu dùng dần trở nên quen thuộc với sản phẩm cũng như thương hiệu,cũng chính vì thế mà thú hút được một lương lớn khách hàng đến với các hãng này.
Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần mỹ phẩm giá rẻ chỉ từ 2.000 - 8.000đ/sản phẩm, loại này phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Top-gel, Top-sin...Hình thức phân phối chủ yếu là bán tại các tiệm làm tóc,chợ hay truyền tay nhau mua thuốc về tự chế.
Một hình thức phân phối mỹ phẩm khá phổ biến hiện nay chính là hình thức bán hàng độc lập.Tiêu biểu cho hình thức bán hàng này là hai hãng mỹ phẩm Oriflame va Avon.thực tế của hình thức bán hàng này là bất cứ ain cũng đều có thể trở thành phân phối viên cho hãng.Lương tùy thuộc vào doanh số bán và số lượng nhân viên bán hàng giới thiệu đến cho công ty .Ưu điểm của hình thức bán này là người tiêu dùng không cần phải mất công đi lại mà vẫn mua được sản phẩm,cộng thêm với sự tư vân của người bán hàng trực tiếp.Oriflame và Avon đã tỏ ra rất nhanh nhạy trong việc sử dụng hình thức bán hàng này.Bằng cách dựa vào đội ngũ tư vấn viên bán sản phẩm cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân… của chính họ, Oriflame và Avon đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo mà doanh thu vẫn luôn tăng trưởng ổn định.Hai hãng này cũng thường xuyên đưa ra các hình thức quảng cáo thông qua các catalo giới thiệu sản phẩm của các tư vấn viên,kèm theo các đợt đưa ra các sản phẩm mới là các hình thức khuyến mại như tặng quà lưu niệm hay giảm giá bán.Đó là một chiến lược xúc tiến bán tỏ ra khôn ngoan và hiệu quả thu được tương đối cao.
Một hình thức phân phối nữa cần kể đến là việc các cửa hàng dược phẩm cũng bán một lượng nhỏ các sản phẩm mỹ phẩm như:kem trị mụn,kem chống sẹo,son dưỡng môi,kem dưỡng da,kem chống nắng…
Nhìn chung,để có thể mua được một vài sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường hiện nay thật sự là quá đơn giản.Người tiêu dùng có thể lựa chọn địa điểm mua tại bất cứ đâu,tuy nhiên ranh giới giữa hàng thật và hàng nhái đối với một thị trường còn khá xô bồ như Việt Nam hiên nay vẫn còn là một mối lo ngại lớn
4)Chất lượng của mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam:
_Ngoài mối quan tâm về thương hiệu ,dịch vụ chăm sóc khách hàng thì chất lượng của các sản phẩm mỹ phẩm vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng nhất khi người tiêu dùng quyết định mua một loại sản phẩm bất kỳ.
Với những sản phẩm thuộc hàng thượng hạng,các sản phẩm không được bán phổ biến trên thị trường,người tiêu dùng muốn mua được sản phẩm thì phải đến đúng địa điểm bán hàng chính hãng,do đó chất lượng sẽ luôn được đảm bảo.Còn lại,nếu không có sự hiểu biết nhiều về sản phẩm cũng như mức độ tác động cua nó đến với sức khỏe thi người tiêu dùng rất dễ lơ là trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi quyết định mua.Điều đó thật sự là một mối nguy hiểm lớn,không chỉ đơn giản là lãng phí tiền bạc mà còn đe dọa tới sức khỏe của chính người tiêu dùng
Xung quanh những vấn đề liên quan đến chất luongj mỹ phẩm đã có rất nhiều chuyện đán tiếc xảy ra.
Nếu như năm 2001, chỉ có 400 chất bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, thì nay đã tăng lên 1.400 chất bị cấm nhưng đối với các mặt hàng trôi nổi, không thể kiểm soát được chất lượng mỹ phẩm và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cách đây chưa lâu, người tiêu dùng Hà Nội xôn xao việc xuất hiện loại son môi chứa chất độc sudan gây ung thư. Khi dư luận bắt đầu lắng xuống, thị trường này sôi động trở lại.Tại hầu hết các chợ ở Hà Nội, khách hàng có thể dễ dàng mua các loại son rẻ tiền nhãn hiệu Heng Fang Cosmetics và Shilulan Cosmetics - hai công ty Trung Quốc sản xuất ra loại son chứa chất sudan. Theo Cục Quản lý dược Việt Nam, hai công ty trên không có trong danh mục đăng ký lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam. Mỹ phẩm mang “mác” Made in Korean, Taiwan, American bày bán tại các showroom có giá rất cao thì tại chợ giá bán cũng chỉ từ 50 - 120.000 đồng/một sản phẩm. Loại son Bourjois Rouge thật giá 120.000 đồng trong khi hàng giả chỉ 30.000 - 40.000 đồng/thỏi. Còn loại kem tắm “siêu trắng” của Trung Quốc giá 60.000 đồng, của Thái Lan 115.000 đồng, chủ hàng quảng cáo: “sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày, đảm bảo sẽ có làn da trắng min màng. Hàng rẻ không phải là hàng đểu mà chẳng qua là trốn thuế”.
Tại chợ Hôm, phố Hàng Ngang, Hàng Đào, mỹ phẩm dởm cũng được bán một cách công khai. Nhiều cửa hàng một bên bày hàng thật, có nguồn gốc của hãng Lancôme, Christian Dior, Nivea, Shiseido, ISA Knox, Essance..., một bên bày hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, dù đều chung một nhãn mác nhưng giá cả thì một trời một vực. Nhiều khách hàng ưa rẻ đã chọn những mặt hàng không rõ nguồn gốc, hạn dùng. Một hộp phấn nén ISA Knox trị giá gần 500.000 đồng nhưng hàng dởm chỉ có 30.000 đồng (theo giá bán buôn). Tại chợ đêm sinh viên ở Dịch Vọng (Cầu Giấy) hay chợ đêm ở Phùng Khoang (Từ Liêm), những dãy hàng bán đồ mỹ phẩm đủ các chủng loại phong phú như son, phấn má, mascara, nước hoa, sơn móng tay.. với giá cực rẻ. Chỉ cần 60-100.000 đồng, người mua đã có được 1 chai nước hoa Boss, trong khi hàng thật chính hãng từ 700.0000-1triệu đồng/ chai. Theo như lời quảng cáo của người bán hàng thì đây là hàng thật 100%, nhưng là hàng xách tay nên giá mới rẻ. Một số loại son, kem dưỡng da có thương hiệu nổi tiếng như Lipice, Pond’s, Hazeline... hết hạn sử dụng đã được sửa lại hạn dùng và được bày bán công khai. Hiện nay, các sản phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp của giới nữ nhiều đến mức không thể thống kê được có bao nhiêu chủng loại đang được bán trên thị trường. Ngoài những thương hiệu nổi tiếng có mặt tại Việt Nam như Lancôme, L’oréal, Revlon, Christian Dior, Nivea, Laneige, Shiseido, ISA Knox, Essance… mà phụ nữ khá quen thuộc thì hàng trăm loại mỹ phẩm khác chỉ được định danh bằng cách dựa vào mẫu mã, bao bì như: phấn bông lúa, thuốc nhuộm cô gái tóc xù, lột mặt nạ tảo biển… Tất cả những loại mỹ phẩm này có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Đài Loan… Ngoài ra, hàng Việt Nam cũng rất đa dạng với các sản phẩm của Thorakao, Lana, Mỹ phẩm Sài Gòn, Famalia…Tuy nhiên,theo điều tra thì hơn 70% mặt hàng trên thị trường mỹ phẩm hiện nay là hàng nhái, hàng giả và thương hiệu càng nổi tiếng thì càng bị làm giả, làm nhái. OLAY là sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. OLAY mới vào thị trường Việt Nam một tuần thì đã có hàng giả. Một người buôn mỹ phẩm Trung Quốc cho biết, sang Trung Quốc đặt hàng nhái y chang mẫu OLAY total effects+ giá chỉ 20.000 đồng/lọ, đem về Việt Nam bán với giá công ty 155.000 đồng/lọ. Người tiêu dùng nào mà biết bởi mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc của hàng nhái làm rất tinh vi, khó mà phân biệt được.
Chính vì sử dụng các sản phẩm hàng giả hàng nhái mà rất nhiều người tiêu dùng đã phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề.Rất nhiều nạn nhân bị những tai biến hết sức nặng nề,thậm chí còn có nhiều trường hợp bị tử vong do dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Mới đây nhất, cái chết của em Nguyễn Ngọc Bích (16 tuổi ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành - Đồng Nai) ngày 9/3/2008 do thoa mỹ phẩm tắm trắng không nguồn gốc chính là bài học cho sự mất cảnh giác trước những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Cuối tháng 1 vừa qua, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải nhập viện vì tổn thương da rất nặng do dùng nhiều loại kem thoa không nguồn gốc, rẻ tiền. Trước đó, tin theo lời quảng cáo “có tác dụng làm mịn da chỉ trong vòng 1 tuần” ghi trên hai loại kem Pop 4g và Young one 4,5g mà giá lại rẻ (40.000 đồng/lọ) nên chị đã mua ở chợ Móng Cái về dùng thử. Hậu quả là sau 1 tuần sử dụng, da không mịn, không trắng mà hậu quả là chị phải nhập viện vì lở loét da mặt và mụn mọc dày đặc. Hiểm họa từ những trường hợp dùng mỹ phẩm, thuốc bôi, thuốc trộn, kem tự chế để làm đẹp gây ra tai biến vẫn hàng ngày gặp tại bệnh viện Da liễu Hà Nội và Tp.HCM. Theo bác sĩ Lý Hữu Đức (Khoa Tổng hợp - Bệnh viện Da liễu Tp.HCM), tuần nào cũng có từ 5 - 7 bệnh nhân bị dị ứng mỹ phẩm, tai biến do dùng mỹ phẩm không nguồn gốc, chất lượng và dùng kem tự chế phải vào khoa lâm sàng điều trị.
Sở dĩ, mỹ phẩm giả không nguồn gốc gây ra những tác hại như vậy đối với sức khoẻ con người là do trong thành phần chúng thường chứa corticoid và axit salicylic mà không có các hoạt chất có tác dụng bảo vệ da. Do đó, khi sử dụng một thời gian, da sẽ bị mất lớp bảo vệ, bị mụn và nhiễm trùng mụn mủ.
Công tác quản lý của các cơ quan nhà nước hiện nay:
_Một thực tế hiện nay cho thấy, việc quản lý, xử lý mỹ phẩm giả là khá khó khăn. Theo Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, kể từ ngày 10/3/2008, mỹ phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu sẽ được quản lý chung một qui chế là công bố tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn cho người sử dụng.Cũng từ quy chế này, người sử dụng mỹ phẩm có thể khiếu kiện và được bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành. Đó là mỹ phẩm “sạch” được chứng minh nhưng mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và hàng “xách tay” thì vẫn còn bạt ngàn trên thị trường.Trên thị trường, mỹ phẩm giả, không nguồn gốc chủ yếu là kem thoa mặt, trắng da, kem tắm trắng, son môi và phấn lót. Nó xuất hiện từ nhiều “đường” khác nhau như sản xuất trái phép trong nước, nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan và được bày bán ở các khu chợ đêm, chợ mỹ phẩm, ngõ ngách. Bản thân ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn bỏ ngỏ. Theo báo cáo 11 tháng năm 2006 của Chi cục Quản lý thị trường, lực lượng này đã phát hiện và thu giữ 79 lọ kem thoa mặt, dưỡng da giả nhãn hiệu, 9.860 nhãn, 8.502 tem chống giả rời dùng dán lên các loại kem giả và một số hàng hóa khác. Nếu so sánh những con số trên với số lượng mỹ phẩm giả của Trung Quốc đang bày bán nhan nhản trên thị trường thì… chẳng đáng là bao! Tuy nhiên, điều quan trọng là trong mọi đợt thanh tra, kiểm tra ở lĩnh vực này, phần lớn lực lượng chức năng không truy được cơ sở sản xuất của những lô hàng này. Vì vậy, việc xử lý không được triệt để. Từ năm 1997, chức năng quản lý dược - mỹ phẩm được giao cho Bộ Y tế, cụ thể việc kiểm tra, đánh giá và giám sát chất lượng do hệ thống kiểm nghiệm dược - mỹ phẩm đảm nhiệm. Theo đó, các loại mỹ phẩm muốn lưu hành trên thị trường phải được cơ quan kiểm nghiệm thẩm định chất lượng và đánh giá độ an toàn. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm Khánh Hòa, chị Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: “Trung tâm được giao chức năng, nhiệm vụ nhưng kiểm tra như thế nào, sự phối hợp quản lý với các ngành chức năng ra sao thì không có một chế tài rõ ràng, cụ thể”. Vì vậy, mấy năm nay, Trung tâm cứ phải tự bỏ tiền mua các loại mỹ phẩm về kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng và luyện tay nghề cho nhân viên. “Tuy nhiên, việc lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm định chất lượng “chẳng thấm vào đâu” so với sự “bùng nổ” nhanh chóng của thị trường này. Đã đến lúc, mỹ phẩm cũng phải được quản lý như tân dược vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người” - chị Thu Hà nói.
Thị trường mỹ phẩm hiện còn ngổn ngang, có quản lý nhưng chưa bao quát. Về hạn dùng, ghi nhãn hàng hóa... còn tràn lan, thích ghi gì thì ghi nên từng bước phải cho vào qui củ. Vừa qua, một tổ chức của EU đã tiến hành kiểm tra 50 sản phẩm mỹ phẩm cả nội và ngoại ở VN, kết quả thật đáng ngạc nhiên khi mà chỉ có hai sản phẩm ghi nhãn đúng, còn lại 48 là sai, chủ yếu không ghi hạn sử dụng. Nhãn mác không chuẩn xác đã là không được, chưa kể chất lượng bên trong. Trong khi mỹ phẩm dùng xoa mặt, mắt, niêm mạc giá rất cao, xoa vào gây biết bao nhiêu tai biến mà quản lý chưa đồng bộ. Quả thật, đã đến lúc mỹ phẩm cần được quản lý như tân dược để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Kể từ 1-4-2007, mỹ phẩm nhập khẩu phải đăng ký lưu hành, mỹ phẩm sản xuất trong nước phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. Sẽ có khoảng 20 nhóm mỹ phẩm như chế phẩm dùng khi tắm, gội; sản phẩm chăm sóc tóc, da, răng miệng, trang điểm và tẩy trang; xà phòng, nước hoa, nước vệ sinh và dầu thơm... được yêu cầu công bố chất lượng (hàng trong nước) và đăng ký lưu hành (hàng nhập khẩu). Hiện có trên 680 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, trong đó có cả doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài, tổ hợp sản xuất, chủng loại hàng hóa rất đa dạng. Nếu chỉ quản lý năm nhóm hàng như trước thì không bao quát được thị trường.
Bên cạnh đó, từ 1-1-2008, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải đạt GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) mới được tiếp tục sản xuất. Những qui định này nhằm quản lý chặt chất lượng mỹ phẩm, đặc biệt về độ tồn dư kim loại nặng, độ kích ứng da, độ nhiễm khuẩn, không được sử dụng hóa chất công nghiệp. 230 hóa chất cấm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải tuyệt đối cấm...
Ngày 2/9/2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã ký kết "Hiệp định về Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm". Các quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tham gia hiệp định này ngoại trừ Đông Timor. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày 1/1/2008. Theo đó tất cả doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối mỹ phẩm tại các nước thuộc khối ASEAN se phải tuân thủ các quy định chung của ASEAN về Công bố chất lượng (Notification), và các yêu cầu khác như Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm (ASEAN GMP), Hồ sơ Thông tin Sản phẩm (PIF), Đánh giá an toàn, Thông tin về tác dụng phụ… theo hệ thống quản lý mỹ phẩm của ASEAN.
Ngày 31/12/2007, Bộ Y tế ban hành quyết định số 48/2007/QĐ-BYT về việc ban hành "Quy chế quản lý mỹ phẩm." Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/3/2008. Quy chế mới về quản lý mỹ phẩm có hiệu lực thi hành, mỹ phẩm sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu đều phải công bố chất lượng trước khi lưu hành, thay cho 2 hình thức công bố chất lượng với mỹ phẩm trong nước và đăng ký lưu hành với mỹ phẩm nước ngoài như trước đây.
Theo Quy chế, tổ chức, cá nhân chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố và được tiếp nhận của Cục Quản lý Dược Việt Nam và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường. Nội dung của nhãn mỹ phẩm phản ánh đúng tính năng sản phẩm
Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa với đầy đủ các nội dung theo quy định: Tên của sản phẩm, chức năng, hướng dẫn sử dụng, thành phần đầy đủ, tên nước sản xuất, tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, số lô sản xuất, ngày sản xuất (hạn dùng), lưu ý về an toàn khi sử dụng...
Các đơn vị kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam muốn quảng cáo mỹ phẩm phải gửi hồ sơ quảng cáo về Sở Y tế nơi đặt trụ sở của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm mỹ phẩm. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm Tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi ngay mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng; giải quyết kịp thời khiếu nại của khách hàng về chất lượng mỹ phẩm; bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp phát hiện những tác dụng phụ trầm trọng có ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng do chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, tổ chức và cá nhân đưa sản phẩm đó ra thị trường phải báo cáo tới Cục Quản lý dược Việt Nam trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông tin đầu tiên về tác dụng phụ này.
Người tiêu dùng có quyền được thông tin về mỹ phẩm, có quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu đơn vị kinh doanh mỹ phẩm bồi thường thiệt hại do sử dụng mỹ phẩm sản xuất, lưu thông không đảm bảo chất lượng, không an toàn.
III) NHỮNG KẾT LUẬN,đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng:
1)Những mặt tích cực và tiềm năng càn khai thác:
_Theo thống kê của các chuyên gia mỹ phẩm,Người Việt Nam mới chỉ chi 4USD/người/năm cho mỹ phẩm, quá ít khi so với thị trường khu vực Đông Nam Á(người Thái Lan chi 20USD/người/năm). Đây là điểm yếu nhưng cũng là cơ hội cho các hãng mỹ phẩm nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội sử dụng nhiều loại sản phẩm phong phú,cao cấp hơn. Đối với các doanh nghiệp trong nước thì đây là cơ hội để học hỏi về các phương thức kinh doanh, học hỏi thêm kinh nghiệm nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
_Quá trình phân khúc thị trường mỹ phẩm ngày càng rõ ràng hơn sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng và tự tin hơn với sự lựa chọn của mình
_hệ thống phân phối đa dạng giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tìm mua và sử dụng sản phẩm
_Nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm mỹ phẩm ngày càng nâng cao,tạo cơ hội cho thị trường này phát triển ngày càng mạnh.Đặc biệt nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới ngày càng gia tăng .Đây thực sự là một nhóm khách hàng có tiềm năng,hứa hẹn cho một hướng đi mới có sức hấp dẫn đối với các công ty mỹ phẩm.
_Chất lượng các dịch vụ chăm sóc khách hàng không ngừng được phát triển,đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.Bên cạnh đó các hãng mỹ phẩm cũng liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm,cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới với tính năng cao cấp,tân tiến hơn,phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Trên đây là những mặt tích cực của thị trường mỹ phẩm Việt Nam.Đó cũng chính là những đặc điểm của một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển.Thu nhập của người Việt Nam đang tăng nhanh với GDP năm 2007 vừa qua là 8,5% ,theo dự báo của ADB thi năm 2008 sẽ là 7,3%.Tăng trưởng kinh tế đạt 7,3% của Việt Nam được đánh giá vẫn ở mức cao và không đáng phải bi quan trong xu thế chung của toàn cầu, đặc biệt là sự sụt giảm tăng trưởng từ các nền kinh tế phát triển. Dó đó đây sẽ vẫn là một thị trường thu hút các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.Đối với mỹ phẩm Việt Nam thì hầu hết doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã áp dụng công nghệ Nano (Nanotech) – được mệnh danh là công nghệ của tương lai, một bước ngoặt của khoa học kỹ thuật thế giới vào trong sản xuất. Nanotech có khả năng tiềm tàng rất lớn, đem lại nhiều lợi ích lớn lao, nhất là ở lĩnh vực công nghệ sinh học, y học, điện tử và hóa học. Tận dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật, mỹ phẩm Việt Nam rất có cơ sở để hy vọng dần đảo chiều tâm lý chuộng hàng ngoại của đại đa số khách hàng hiện nay bằng chính chất lượng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm.
Hiện nay doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước chỉ chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn, nhưng những thương hiệu Sữa tắm Nhân Ái, dầu gội đầu X- Men, nước hoa Miss Sài Gòn đã dần “bắt rễ” vào trong lòng khách hàng, người tiêu dùng.
Bên cạnh những chiến lược PR, tiếp thị thương hiệu mạnh mẽ, hầu hết các nhà kinh doanh trong nước đều kiên trì đi theo con đường xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm. “Chúng tôi lấy chất lượng để thuyết phục khách hàng. Tôi tin đây là hướng đi của hầu hết doanh nghiệp mỹ phẩm Việt” – Ông Lê Hữu Lộc – Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Nhân Lộc, một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỹ phẩm khá thành công tại Việt Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh những mặt tích cực kể trên,thị trường mỹ phẩm Việt Nam có những mặt tiêu cực đáng chú ý.Sau đây sẽ là những đánh giá khái quát về một vài điểm tiêu cực đó
2)Những hạn chế gặp phải và cách khắc phục:
_Bên cạnh những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới có một bộ phận mỹ phẩm kém chất lượng được sản xuất bởi Trung Quốc,Thái Lan hay chinh tại các cơ sở trong nước.Những loại sản phẩm này không có thành phần hóa học rõ rang,không có han sử dụng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho người sử dụng.
_Thị trường mỹ phẩm hiện còn ngổn ngang, có quản lý nhưng chưa bao quát. Về hạn dùng, ghi nhãn hàng hóa... còn tràn lan, có tình trang là thích ghi gì thì ghi. Vừa qua, một tổ chức của EU đã tiến hành kiểm tra 50 sản phẩm mỹ phẩm cả nội và ngoại ở VN, kết quả thật kinh ngạc là chỉ có hai sản phẩm ghi nhãn đúng, còn lại 48 là sai, chủ yếu không ghi hạn sử dụng. Nhãn mác không chuẩn xác đã là không được, chưa kể chất lượng bên trong. Trong khi mỹ phẩm dùng xoa mặt, mắt, niêm mạc giá rất cao, xoa vào gây biết bao nhiêu tai biến mà quản lý chưa đồng bộ.
Theo quy định, Cục Quản lý Dược là đơn vị chịu trách nhiệm, chỉ có Cục mới có quyền cấp giấy phép sản xuất hay nhập khẩu một mặt hàng MP. Giấy phép sẽ được cấp theo hồ sơ đăng ký chất lượng của doanh nghiệp... Có thể nói, những quy định trong ngành y tế đã cho thấy hệ thống quản lý của ta hiện còn khá nhiều bất cập. Theo những quy định này, quyền quản lý gần như duy nhất của ngành y tế đối với mặt hàng MP lại chỉ dừng ở mức cấp phép quảng cáo chứ không hề được quản lý về mặt chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, để bảo vệ người tiêu dùng thì nhất thiết ngành y tế phải có chức năng tham gia vào hoạt động kiểm tra toàn bộ liên quan đến quá trình sản xuất (điều kiện sản xuất cũng trình độ chuyên môn cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp), phân phối sản phẩm (nguồn gốc hàng nhập như thế nào?); nói chung là tất cả những khâu liên quan đến chất lượng MP cũng như chế độ hậu kiểm của sản phẩm này. Song, việc thực hiện toàn bộ chuỗi hoạt động này gần như đang bị buông lỏng. Một chuyên gia trong ngành y tế nhận định: Hệ thống quản lý chất lượng nhà nước của ta hiện được tổ chức xem ra rất chặt chẽ nhưng thực tế hoạt động lại kém hiệu quả vì bị chồng chéo. Để hoạt động này phát huy hiệu quả thì trước hết phải xây dựng các khung pháp lý chặt chẽ, đồng bộ. Ngoài ra, phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực quản lý cũng như dụng cụ kiểm tra, phân tích... mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Ngoài những nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý,thì nguyên nhân chủ yếu khiến cho mỹ phẩm kém chất lượng vẫn tiếp tục xuất hiện ngày một nhiều chính là do tầm hiểu biết của người tiêu dùng về tác hại của các loại mỹ phẩm này.Phần lớn người tiêu dùng chọn mua mỹ phẩm thông qua sự giới thiệu của bạn bè chứ không hề có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như thử trước mức độ phù hợp của da với sản phẩm.Vì lẽ đó mà tạo cơ hội cho những cơ sở thậm chí là cá nhân kinh doanh mỹ phẩm bất hợp pháp có cơ hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan.Gây hại cho người tiêu dùng cũng như làm ảnh hưởng tới thị trường mỹ phẩm nói chung.Do vậy việc nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng là một vấn đề tất yếu và cần được chú trọng.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM
Thông qua phần nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như thực trạng của thị trường mỹ phẩm Việt Nam,ta có thể nhận thấy đây thật sự là một thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển,và lợi nhuận đem lại hưá hẹn sẽ rất cao.
Tuy nhiên,bên cạnh những yếu tố tích cực thì thị trường cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại nhiều hạn chế.Muốn có một thị trường phát triển toàn diện,đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế.Dưới đây em xin nêu một vài giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
I) MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:
Tuy chỉ là một trong số vô vàn những mặt hàng tiêu dùng khác trên thị trường,song cùng với xu thế phát triển của đời sống, mỹ phẩm đã chứng tỏ được vai trò và tầm quan trọng của mình.Cũng như bất cứ thị trường nào khác,thị trường mỹ phẩm cũng có những mục tiêu và phương hướng phát triển nhất định trong thời gian tới.
1)Mục tiêu phát triển:
_Mở rộng và hoàn thiện thị trường: Là một thị trường tiềm năng, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển do đó không lý nào mục tiêu mở rộng thị trường lại không được nhắc tới. Việc mở rộng thị trường bao gồm cả việc mở rộng về số lượng các nhãn hiệu cả trong nước cũng như thu hút các nhãn hiệu nổi tiềng trên thế giới, mở rộng qui mô thị trường,phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng ở khắp các vùng miền, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm.Bên cạnh việc quan tâm đến mở rộng thị trường thì việc chú trọng hoàn thiện thị trường đó là một mục tiêu rất quan trọng. Sở dĩ như vậy là bởi một thị trường muốn phát triển bền vững,lâu dài thì cần phải hoàn thiện môi trường kinh doanh ổn định với hệ thống phân phối thông minh,chất lượng đảm bảo,trong đó văn hóa kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng,nhất là trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay.Hoàn thiện thị trường là tất yếu để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường.
_Nâng cao mức tăng trưởng: Có thể nói mục tiêu nâng cao mức tăng trưởng là mục tiêu chính đáng và cần thiết đối với bất cứ thị trường nào,và thị trường mỹ phẩm cũng không là một ngoại lệ. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình là 20% - 30%/năm trong những năm vừa qua là một dấu hiệu khả quan,theo dự đoán thì trong những năm tiếp theo,mức tăng trưởng này có thể lên tới 30% -40%/năm.Đây là mức tăng trưởng dự báo song cũng đồng thời là kỳ vọng của các nhà kinh doanh,cun như la mục tiêu chung của toàn bộ thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới.
2)Phương hướng phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới:
_Tập chung đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Đặc biệt,chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn ,chăm sóc khách hàng.Đó vừa là yếu tố phụ trợ cho việc phát triển nhãn hiệu lại vừa là công cụ cạnh tranh hữu hiệu.Ngày nay tính năng của các loại sản phẩm thuộc các hãng khác nhau thì thường không có sự khác biệt nhiều do vây,để xây dựng thương hiệu với uy tín cao đối với khách hàng thì việc đầu tư phát triển các dịch vụ cho khách hàng là một việc làm cần thiết.
_Hoàn thiện hệ thống quản lý đồng bộ,khoa học và triệt để góp phần tạo ra một thị trường ổn định,bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
_Thực hiện các biện pháp giáo dục cho người tiêu dùng hiểu biết thêm về lợi ích của mỹ phẩm,cách sử dụng và đặc biệt là mối lien hệ của nó tới sức khỏe của con người như thế nào.Từ đó,người tiêu dùng có thể có thêm hiểu biết,thêm kiến thức về chăm sóc sắc đẹp,tránh xa các loại sản phẩm kém chất lượng,không rõ nguồn gốc xuất xứ…góp phần làm giảm nạn hàng giả hàng nhái trên thị trừơng
Để thực hiện được mục tiêu phương hướng phát triển nêu trên cần phải có những biện pháp cụ thể và có tính hiện thực.Dưới đây là một vài biện pháp cho vấn đề nghiên cứu:
II) GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1)Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước:
_Nhóm hàng mỹ phẩm thuộc sự quản lý của Bộ y tế do đó cũng cần được sự quan tâm quản lý chặt chẽ như đối với dược phẩm vì mỹ phẩm là loại sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
_Đối với các qui định đã được ban hành thì cần phải có sự quản lý thực hiện một cách gắt gao,triệt để bằng cách thành lập các đội kiểm tra thường xuyên,có hệ thống.Với các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước thì phải yêu cầu công bố chất lượng,với các công ty phân phối và nhập khẩu phải có giấy phép đăng kí kinh doanh,giấy ủy quyền đại lý,với mỹ phẩm nhập ngoại thì phải đăng kí lưu hành.Đối với những trường hợp vi phạm hoặc gian lận thì phải bị trừng trị nghiêm minh theo qui định.
_Ban hành và công bố các loại chỉ tiêu chât lượng sản phẩm,chỉ tiêu về an toàn cho mỹ phẩm,tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.Ra các quyết định thực thi đối với các sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường.Sở dĩ việc công bố và áp dụng các tiêu chuẩn này cần được thực hiền là vì việc đảm bảo mỹ phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và độ an toàn trước khi được bày bán trên thị trường là điều vô cùng quan trọng,thể hiện tiêu chí “phòng hơn chữa”
_Cần thành lập các nhóm chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực thẩm định chất lượng mỹ phẩm,tham gia kiểm tra toàn bộ các hoạt động của quá trình sản xuất cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.Ngoài ra việc cung cấp các phương tiện,dụng cụ dùng trong quá trình kiểm tra,phân tích cũng là một yêu cầu chính đáng và cần thiết.
_Đề ra những chế tài cụ thể,rõ ràng trong việc phối hợp quản lý với các ngành chức năng đặc biệt là với đội kiểm tra thị trường trong việc kiểm tra,giám sát quá trình phân phối sản phẩm, cục hải quan trong việc xác định nguồn gốc hàng nhập khẩu.Điều này đặc biệt cần thiết bởi trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều những sản phẩm giả,hàng nhái kém chất lượng.Tại các siêu thị hay cửa hàng lớn thì việc kiểm tra tương đối đon giản và dễ dàng,song tại những cửa hàng bán lẻ tại các chợ,trong ngõ,hẻm thì việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn.Nếu không có sự kết hợp lẫn nhau giữa các cơ quan ban ngành thì việc tìm hiểu và đình chỉ buôn bán các loại sản phẩm giả sẽ gặp vô số khó khăn và không triệt để.Một công tác nữa cũng rất cần thiết để bảo vệ cho lợi ích cho người tiêu dùng đó là cần phải ra quyết định yêu cầu các công ty sản xuất mỹ phẩm niêm yết ngày hoặc lô sản xuất, và phải ghi rõ hạn sử dụng.Thông thường đây chính là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh bất lương tân dụng để cung cấp những sản phẩm quá hạn sử dụng ra thị trường,gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng cho người sử dụng.
2)Đối với các doanh nghiệp:
a)Doanh nghiệp sản xuất trong nước:
_Thực tế,nếu muốn có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì các doanh nghiệp đều phải nghiêm túc chấp hành các qui định của các cơ quan ,ban ngành có thẩm quyền trong việc sản xuất và lưu hành mỹ phẩm trên thị trường.
_Không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm,thiết kế mẫu mã thời trang để thu hút sự chú ý của khách hàng,ngày càng cải thiện mức độ làm thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng.Đây là một yêu cầu rất phù hợp với thực trạng của các công ty mỹ phẩm trong nước hiện nay.So với các công ty mỹ phẩm nước ngoài,mỹ phẩm trong nước thực sự đang yếu thế cạnh tranh do không có thương hiệu đủ mạnh,tiềm lực kinh tế cũng không thể cạnh tranh được.Do đó,đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lòng tin của khách hàng là một hướng đi đúng đắn và có kết quả.
Tuy nhiên không thể vì vậy mà không quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu.Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sức mạnh của giới truyền thông để tuyên truyền,quảng cáo cho tên tuổi của công ty mình.Tăng cường sử dụng các chiến lược xúc tiến hỗn hợp để giúp người tiêu dùng quen dần với nhãn hiệu cũng như có ấn tượng hơn với sản phẩm của công ty:quảng cáo,tuyên truyền,giới thiệu về sản phẩm,nhãn hiệu của công ty,sử dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn cho khách hàng về đặc tính của sản phẩm,sử dụng các hình thức khuyến mại hấp dẫn …Bên cạnh đó cần phải có chiến lược phân đoạn thị trường đúng đắn,từ đó có những biện pháp cụ thể và phù hợp để nắm được đọan thị trường đó.
Các biện pháp trên đây nhằm mục đích thu hút khách hàng đến với công ty,thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nội,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển bên vững hơn\
b)Cửa hàng cung ứng sản phẩm và các đại lý chính hãng:
_Đối với các cửa hàng cung ứng sản phẩm thì điều đàu tiên cần nói đến là sự cần thiết phải phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc chấp hành đầy đủ các qui đinh về quản lý kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm
_Các cửa hàng nên có sự phân phố cụ thể,rõ ràng các loai sản phẩm khác nhau theo chức năng hoặc theo nhãn hiệu riêng,điều đó giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.Chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có hiểu biết tương đối về các loại,các nhãn thiệu mỹ phẩm khác nhau,văn hóa bán hàng lịch sự,chu đáo nhiệt tình,góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn.Uy tín với khách hàng được nâng cao là một trong những bí quyết giúp các cửa hàng giữ chân khách hàng của mình.
Ngoài ra,các cửa hàng cũng cần phải phân biệt rõ đâu là sản phẩm chính hãng đâu là sản phẩm có xuất xứ từ nước thứ hai để khách hàng đưa ra sự lựa chọn của mình.
_Đối với các cửa hàng chinh hãng cần phải lien hệ với nguồn cung cấp để ghi rõ hạn sử dụng của sản phẩm,giúp khchs hang yên tam hơn về chất lượng sản phẩm.Trên thực tế hầu hết các hãng mỹ phẩm nước ngoài đều không ghi rõ hạn sử dụng trên sản phẩm,gây bất lợi cho khách hàng trong việc tim hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng,với những loại sản phẩm thuộc dòng thượng hạng hay cao cấp thì đây là môt việc rất quan trọng bởi số tiền người tiêu dùng bỏ ra đẻ mua sảm phẩm là khá lớn.
Các cửa hàng cũng nên có sự quảng cáo thích hợp để người tiêu dùng nội địa nắm được các thông tin cụ thể và chính xác như địa chỉ cửa hàng,tên cưa hàng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ,từ đó việc đến với cửa hàng,đến với nhãn hiệu sẽ đơn giản hơn.
Bên cạnh đó các cửa hàng cũng có thể kết hợp với các Spa,các beauty salon đẻ cung cấp cho khách hàng các mẫu dùng thử sẽ giúp khách hàng có thêm cơ sở để đi đến quyết định mua hàng.
c)Đối với các nhà phân phối nhập khẩu:
Cần phải đăng kí lưu hành trước khi phân phối sản phẩm tới các đại lý,tăng cường thông tin cho khách hàng về sự xuất hiện của sản phẩm,những thông tin cụ thể về nhãn hiệu,chất lượng,xuất xứ cũng như dấu hiệu nhận biết sản phẩm chính hãng cho khách hàng.
3)Đối với người tiêu dùng:
_Người tiêu dùng là đối tượng quan tâm của tất cả các thành phẩn nêu trên,cũng là trung tâm của thị trường mỹ phẩm .Để bảo vệ mình trước những mối đe dọa do nạn hàng giả hàng nhái gây ra thì trước hết nguoif tiêu dùng cần phải nắm rõ được tính hai mặt của việc sử dụng mỹ phẩm.
Trước hết là cần phải tìm hiểu thông tin về các chỉ số của bản thân để chọn ra được loại sản phẩm phù hợp với mình.Sau đó là việc lựa chon các nhãn hiệu sản phẩm phù hợp với làn da,cũng như khả năng thanh toán cho việc mua sắm các sản phẩm đó.Nguời tiêu dùng cần phải tìm hiểu rõ các thông tin cuả thị trường,thông tin về sản phẩm,tuyệt đối không sử dụng những loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,mỹ phẩm tự chế truyền tay nhau.
_Người tiêu dùng cũng nên chọn cho mình những cửa hàng quen để mua sản phẩm,tránh mua sản phẩm ở những nơi không đảm bảo an toàn như chợ hay mua của các nhân viên tiếp thị không có giấy giới thiệu của công ty.
Trước khi nhận được sự bảo vệ của các cấp quản lý có thẩm quyền,người tiêu dùng nên tự tìm hiểu để tự bảo vệ cá nhân trước những mánh lới làm ăn của một bộ phận thương nhân bất lương.
Trên đây là một vài giải pháp giúp cho thị trường Mỹ phẩm Việt Nam có được sự phát triển lành mạnh,phát huy được những tiềm năng vốn có.Thực hiện được những giải pháp nêu trên thì việc thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2008 sẽ trở thành sự thật.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu và rộng vào tổ chức Thương mại thế giới WTO, có rất nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt chúng ta trên mặt trận kinh tế nói chung và Thương mại nói riêng. Đó là: xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao với thị trường ngày càng rộng hơn, môi trường kinh doanh không ngừng rộng mở, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao. Theo diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2007 Việt nam chúng ta được xếp hạng 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và hạng thứ 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh DN. Riêng Thị trường nội địa thì có sự phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, phương thức mua bán hàng hóa ngày càng phát triển theo hương văn minh hiện đại, đang trở thành nguồn động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước ta .Bên cạnh những nhân tố tích cực đó,vẫn tồn tại nhiều những hạn chế cần được khắc phục : giá cả biến động mạnh, công tác quản lý thị trường còn yếu kém, hạ tầng thương mại tuy đã được chú ý đầu tư song còn manh mún , chưa đáp ứng yêu cầu phát triển …
Qua nghiên cứu về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, em nhận thấy đây là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Vai trò của mặt hàng mỹ phẩm trong cuộc sống hiện đại ngày nay đã được chứng minh tương đối đầy đủ và rõ nét. Nằm trong xu hướng phát triển chung của thị trường nội địa, thị trường mỹ phẩm cũng đã có nhiều bước phát triển mới. Hàng hóa ngày càng đa dạng, hình thức phân phối phong phú, mức tăng trưởng ngày càng tăng cao, thị trường trong nước đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới : Christian Dior, Lancôme, Esteer Lauder, Coreana…mà sự có mặt của các thương hiệu này tại các thành phố lớn của Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển biến về chất trong xu hướng tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng Việt. Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được,thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn tồn tại nhiều những mặt hạn chế cần được khắc phục : thị trường mua bán còn ngổn ngang, chưa có sự quan tâm, quản lý sát sao của các cơ quan nhà nước,nạn hàng gia hàng nhái chưa được khắc phục và có xu hướng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng,sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước còn kém so với các hãng mỹ phẩm nước ngoài…
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng của thị trường mỹ phẩm Việt Nam em đã có một vài nhận xét và đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển thị trường. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm viết bài và thu thập,xử lý tài liệu còn ít nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết của em hoàn chỉnh hơn,sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự góp ý của thầy.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình marketing cơ bản_GS.TS Trần Minh Đạo_Nhà xuất bản ĐH KTQD
2.Giáo trình văn hóa kinh doanh_PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân_NXB ĐH KTQD
3.Giáo trình Quản lý kinh doanh _GS.TS Nguyễn Thành Độ
_PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
NXB DH KTQD
4.Giáo trình Kinh tế thương mại: GS.TS Đặng Đình Đào
TS Trần Văn Bảo _NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5.Tạp chí Thương Mại số 1+ 2/2008
6.Phụ lục số O3 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
7.Một số trang Web có liên quan:
và một số trang web khác.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B1055.DOC