Đề tài Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay

Tài liệu Đề tài Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay: 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ doanh nhân, từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, đề tài đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng; - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi, có điều kiện tương đồng, từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng; - Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đ...

pdf188 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ doanh nhân, từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, đề tài đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng; - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi, có điều kiện tương đồng, từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng; - Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân; - Chỉ ra những yêu cầu mới mà công cuộc đổi mới trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đang đặt ra đối với đội ngũ doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai; - Đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị với Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND Đồng Nai và các cơ quan liên quan nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới. Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu sau: Nội dung thứ nhất: Những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ doanh nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở phạm vi quốc gia và địa phương, kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia trên thế giới. Trong nội dung này, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau đây: (1) Một số vấn đề cơ bản về doanh nhân, bao gồm các quan niệm về doanh nhân; vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; các tố chất cần có của doanh nhân; các kĩ năng mà doanh nhân phải có; các điều 2 kiện để trở thành doanh nhân. (2) Các yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển các tố chất và kĩ năng của doanh nhân. (3) Các tiêu chí phân loại, các tiêu chí và phương pháp đánh giá đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh. (4) Kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia và bài học thực tiễn rút ra cho Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng. Nội dung thứ hai: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay. Trong phần này, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây: (1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển doanh nghiệp và doanh nhân qua các thời kì. (2) Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai qua các thời kì. (3) Đánh giá chung về đội ngũ doanh nhân Đồng Nai. Nội dung thứ ba: Dự báo các xu hướng vận động của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng và những yêu cầu mới đối với doanh nghiệp và doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới. Trọng tâm của nội dung này bao gồm những vấn đề sau đây: (1) Dự báo xu hướng vận động của môi trường kinh doanh và của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng đến năm 2020, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra trước các doanh nghiệp Đồng Nai. (2) Dự báo những yêu cầu mới đối với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai và phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai tới năm 2020. Nội dung thứ tư: Đề xuất định hướng và các giải pháp, các kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới. Trong nội dung này đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: (1) Đề xuất định hướng phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai đến năm 2020. (2) Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai trong những năm tới. (3) Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan liên quan. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là đội ngũ doanh nhân và những vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứu đội ngũ doanh nhân người Việt Nam, bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) trong các doanh nghiệp của người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với 4 hình thức tổ chức là công ty TNHH, công ti cổ phần, DNTN 3 và doanh nghiệp hợp danh, hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong thời gian từ 1975 đến nay. Ngoài ra, các giải pháp và kiến nghị mà đề tài dự kiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lí của cơ quan quản lí nhà nước các cấp. 3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật được sử dụng Cách thức tiếp cận: Đề tài là một tập hợp nhiều nội dung, chịu tác động tổng hợp, nhiều chiều với đối tượng nghiên cứu rất rộng. Do đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung đến hệ thống bộ phận. Trước hết phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ doanh nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phần này sẽ là cơ sở phân tích những vấn đề liên quan đến đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai - bộ phận cấu thành của kinh tế, xã hội Việt Nam. Cách tiếp cận này một mặt xác định rõ những vấn đề mang tính nguyên tắc, cốt lõi của hệ thống, mặt khác loại bỏ được những ảnh hưởng nhiều chiều gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận đa chiều do bản thân đội ngũ doanh nhân Đồng Nai vừa là bộ phận cấu thành trong không gian tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng vừa là bộ phận cấu thành trong hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, sự vận động phát triển của nó do nhiều yếu tố quy định. Như vậy, khi nghiên cứu nội dung đề tài, các cách tiếp cận nêu trên sẽ phát hiện và giải quyết vấn đề từ hai phía: Nhìn nhận những vấn đề liên quan tới đội ngũ doanh nhân Đồng Nai với những phân tích khách quan theo phân hệ của hệ thống và nhìn nhận vấn đề trực tiếp từ kinh tế, xã hội Đồng Nai nhằm làm rõ những vấn đề cần giải quyết, đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: 1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lí thuyết): Dựa trên những cơ sở lí thuyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển đội ngũ doanh nhân nói riêng và thực tiễn về những vấn đề này ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, đề tài phân tích, đánh giá, dự báo các yêu cầu mà mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trước đội ngũ doanh nhân ở nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này những năm tới. 4 2. Phương pháp điều tra xã hội học: Nội dung điều tra tập trung vào 2 vấn đề chính sau đây: - Nhận thức của xã hội, các cơ quan quản lí nhà nước và bản thân doanh nhân về vị trí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay. - Những tiềm năng, thế mạnh, điểm yếu và yêu cầu đối với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai khi Việt Nam gia nhập WTO. Với các nội dung trên, đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra tương ứng. Địa bàn điều tra: Đề tài thực hiện điều tra ở 3 địa bàn, gồm Đồng Nai, Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Trong đó chủ yếu tập trung vào lấy số liệu trên địa bàn Đồng Nai, các địa phương khác nhằm đối chiếu so sánh. Đối tượng điều tra: Tập trung vào 4 nhóm đối tượng chính: (1) Các chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh. (2) Công nhân trong các doanh nghiệp. (3) Cán bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. (4) Một số tầng lớp dân cư. Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng như một nguyên tắc trợ giúp. 3. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng đội ngũ doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai. 4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành một số thảo luận nhóm tập trung, đối tượng tham gia là cán bộ quản lí nhà nước của tỉnh Đồng Nai, một số giám đốc doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nghiên cứu... để tìm hiểu quan điểm, nhận thức và thực tiễn xây dựng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai. Phương pháp này cung cấp các số liệu định tính, được kết hợp chặt chẽ với phương pháp Điều tra xã hội học. Các số liệu của 2 phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau. 5. Phương pháp chuyên gia: Một số hội thảo được tổ chức trong quá trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị. 6. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt các ban, ngành trong tỉnh, một số chuyên gia và đại diện của Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trung ương và một số nhà nghiên cứu. 5 7. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và dự báo định lượng nhằm dự báo những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020. Cách thức thu thập số liệu: (1) Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tại bàn [Desk Study] (kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các nguồn thông tin chính thức; tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet...); (2) Thu thập dữ liệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế [Field Study] (phỏng vấn sâu [In-depth interview]: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, điều hành thực tiễn và một số nhà nghiên cứu; thảo luận nhóm tập trung [Focus Group Discussion]; điều tra xã hội học [Survey]; quan sát tham dự [Participatory Observation]). Ngoài ra, để có thêm căn cứ thực tiễn phục vụ nghiên cứu và có cơ sở so sánh, đề tài đã tổ chức khảo sát ở Hà Nội, Đà Nẵng - những địa phương là trọng điểm kinh tế, có lực lượng doanh nhân đông đảo, có nhiều nét tương đồng với Đồng Nai, từ đó vấn đề nghiên cứu sẽ bộc lộ rõ hơn. 4. Kết cấu của báo cáo tổng kết Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, các nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay Chương 2: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai trong những năm tới 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC Đội ngũ doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia và địa phương. Bởi vậy, các nghiên cứu về doanh nhân và xây dựng đội ngũ doanh nhân tương đối đa dạng và trên nhiều phương diện. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Ở ngoài nước, kể cả ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Singapore, Mỹ, Canada, Nhật Bản..., các vấn đề về doanh nhân được các nhà khoa học, các nhà quản lí và cả các doanh nhân quan tâm. Các nghiên cứu về doanh nhân tương đối đa dạng về hình thức, từ tọa đàm, hội thảo, bài viết, sách chuyên khảo đến các dự án..., và có những nội dung đáng chú ý sau đây: - Quan niệm về doanh nhân: Khái niệm "doanh nhân" được chính thức đề cập đến trong lí thuyết kinh tế vào giữa thế kỉ 18 bởi nhà kinh tế học người Pháp Richard Cantillon (năm 1755) trong cuốn "Essai sur la nature de commerce en general". Cho đến nay, ở nước ngoài có 2 nhóm quan niệm phổ biến về doanh nhân. Nhóm quan niệm thứ nhất nhấn mạnh chức năng khởi xướng. Theo Richard Cantillon, doanh nhân gắn liền với lợi nhuận và rủi ro. Adam Smith trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc" đã mở rộng khái niệm này. Theo ông, doanh nhân gắn với 3 chức năng: chủ sở hữu, nhà quản lí và người chấp nhận rủi ro. Joseph A. Schumpeter trong tác phẩm "Lí thuyết phát triển kinh tế" quan niệm "doanh nhân là những người kết hợp các yếu tố đầu vào theo một cách thức sáng tạo để tạo ra giá trị cho khách hàng với kì vọng rằng giá trị này sẽ lớn hơn chi phí các yếu tố đầu vào, vì vậy sẽ tạo ra siêu lợi nhuận" [Joseph A. Schumpeter (1911), The theory of economic development], tức là gắn liền với đổi mới và sáng tạo. Còn OECD trong tác phẩm "Đẩy mạnh tinh thần kinh doanh" lại cho rằng "doanh nhân là các tác nhân của thay đổi và tăng trưởng trong một nền kinh tế thị trường và họ có thể hành động để thúc đẩy việc tạo ra, truyền bá và ứng dụng các ý tưởng sáng tạo... các doanh nhân không chỉ tìm kiếm và xác định các cơ hội kinh tế, lợi nhuận tiềm năng mà còn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với các kì vọng của họ" [OECD (1998), Fostering entrepreneurship], tức là không chỉ nhấn mạnh động cơ tìm kiếm lợi nhuận, tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro của doanh nhân mà còn nhấn mạnh vai trò của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhóm quan niệm thứ hai nhấn mạnh chức năng quản lí, tiêu biểu như Carton R.B., Hofer C.W. và Meek M.D., cho rằng "doanh nhân là một cá nhân hay một nhóm người xác định cơ hội, tập hợp các nguồn lực cần thiết, sáng tạo và chịu trách nhiệm 7 cao nhất về hoạt động của tổ chức... doanh nhân theo đuổi tìm kiếm các cơ hội, tham gia vào việc thành lập ra một tổ chức với kì vọng tạo ra giá trị cho những người tham gia" [Carton R.B., Hofer C.W. and Meek M.D., The entrepreneur and entrepreneurship - Operational definitions of their role in society. Paper presented at the annual International Council for small business conference, Singapore]. Như vậy, cho đến nay giữa các nhà nghiên cứu ngoài nước vẫn chưa tìm được sự thống nhất về quan niệm doanh nhân. - Về các điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh và trở thành doanh nhân thành đạt: Các nghiên cứu theo hướng này cho rằng, để khởi nghiệp kinh doanh phải hội tụ đủ 4 nguồn lực cần thiết. Đó là: (1) Có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân ("4 D") (4 tố chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh), bao gồm Khát vọng (Desire), Động lực (Drive), Kỉ luật (Discipline) và Quyết tâm (Determination); (2) Có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh; (3) Huy động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh doanh và (4) Có được những nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết như nguồn động viên về tinh thần cũng như những ý tưởng và lời khuyên đối với hoạt động kinh doanh từ gia đình, bạn bè và các doanh nhân khác... Các yếu tố cơ bản thúc đẩy tinh thần kinh doanh chính là sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu thất bại của các cá nhân. Tuy nhiên, chính phủ và xã hội cũng đóng vai trò hết sức quan trọng thông qua việc tôn vinh, khuyến khích và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nhân thử sức trên thương trường. Để trở thành doanh nhân thành đạt cần có ba điều kiện. Thứ nhất, chính phủ tạo được một môi trường khuyến khích kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Chẳng hạn, để khuyến khích kinh doanh, Chính phủ nên cho doanh nghiệp vay dựa trên ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thay vì dựa vào tài sản thế chấp. Chính phủ cũng không nên tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ hai, xã hội tôn vinh các doanh nghiệp thành đạt và sẵn sàng tha thứ, chấp nhận các doanh nghiệp gặp thất bại. Thứ ba, cá nhân các nhà kinh doanh sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dám nghĩ và dám làm để đưa các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Các công trình này cũng nhấn mạnh rằng để có các nhà kinh doanh giỏi cần bắt đầu ngay từ trường học. Cần đưa những nhà kinh doanh thành đạt vào trong giáo trình của trường học để tạo tấm gương kinh doanh cho học sinh. Các nhà kinh doanh thành đạt đến tuổi nghỉ hưu cần tiếp tục được sử dụng để hướng dẫn các doanh nhân trẻ làm quen với hoạt động kinh doanh... - Về nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp và tính sáng tạo, về vai trò của chính phủ trong việc phát triển đội ngũ doanh nhân: 8 Các công trình nghiên cứu theo hướng này (như Michael Melcher, Steve Strauss, H. Geneen, A. Morita, K. Matsushita, Chung Ju Yung...) cho rằng để phát triển đội ngũ doanh nhân thì điều quan trọng là chính phủ phải thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ bằng các biện pháp như thực hiện chính sách giảm thiểu rào cản pháp lí, loại bỏ tệ quan liêu, tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng, tạo chính sách thuế phù hợp cũng như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, để có nhiều người dám khởi sự kinh doanh thì người dân phải có khả năng được học kĩ năng kinh doanh. Chính phủ cần giúp họ và có nhiều cách để có thể giúp họ thực hiện điều này. Đó là xây dựng "Vườn ươm doanh nghiệp", sử dụng Internet để thực hiện các khóa đào tạo trực tuyến, giảng dạy kĩ năng và ý tưởng kinh doanh cho bất kì ai có thể truy cập Internet... Để cổ vũ và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp chính phủ cũng có thể làm rất nhiều điều. Ví dụ, tài trợ giải "Doanh nhân tiêu biểu trong năm"; tạo sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với doanh nhân thông qua việc kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giúp giải quyết các khó khăn và vướng mắc của cư dân địa phương... - Về kinh nghiệm thành công trong kinh doanh của các doanh nhân: Có khá nhiều cuốn sách viết về kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nhân thành đạt như Jack Welch (Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn General Electronic), Morita (chủ hãng Sony), Kunê (cựu Chủ tịch hãng Nissan), Ssuchiya (Chủ tịch Sanyo Securities Company), Honda, Bill Gate... Những cuốn sách này có tác động hữu ích nhất định đối với những người chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh, các doanh nhân và đối với cả các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí. Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế thuộc tạp chí Nihon Keizai (Nhật Bản) đã nghiên cứu và đưa ra công thức thành công của tầng lớp doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc, đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đó là: Phải có những cách nhìn mới mẻ, mạnh bạo; Cẩn trọng và hiệu quả trong quản lý; Giàu có nhưng không hoang phí; Phải có khả năng suy tính và phán đoán; Coi trọng nội lực và những giá trị truyền thống; Quan tâm đúng mức đến giải trí ngoài công sở. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước cho thấy những điểm đáng lưu ý là các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của "những tố chất doanh nhân" và vai trò quan trọng của nhà nước trong phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó điểm đặc biệt đáng chú ý là vai trò này được thể hiện, trước hết, thông qua sự thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ phát triển. Tình hình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài cũng tương đối phong phú với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đạt được tập trung ở các nội dung chủ yếu sau đây: - Quan niệm về doanh nhân: 9 Các công trình nghiên cứu cho thấy, hiện nay ở Việt Nam chưa có quan niệm thống nhất về doanh nhân. Nhiều công trình đã đưa ra quan niệm của mình về doanh nhân trên cơ sở tổng hợp và phân tích các quan niệm khác nhau về doanh nhân trên thực tế và trên lí thuyết [Nguyễn Văn Thắng (2006), Phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lí, Học viện CTQG Hồ Chí Minh]. - Các tố chất và kĩ năng mà doanh nhân Việt Nam cần phải có trong giai đoạn phát triển hiện nay: Rất nhiều các bài viết, tọa đàm, hội thảo... đã phác họa những tố chất mà đội ngũ doanh nhân Việt Nam cần phải có trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế. Chẳng hạn, các bài viết trong cuốn "Doanh nhân Việt Nam xưa và nay" của Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004). Tọa đàm "Phác thảo chân dung doanh nhân trẻ Việt Nam thời nay", do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây với sự tham dự của các doanh nhân và các nhà nghiên cứu, đã phác thảo phẩm chất cần có của doanh nhân trẻ Việt Nam thời nay, những điểm khác biệt với doanh nhân các thế hệ trước, những khó khăn và những việc cần làm để vượt qua những áp lực và thử thách trên thương trường. Những người tham dự đã thừa nhận con đường lập nghiệp của mỗi doanh nhân đều rất gian nan và không hề đơn giản, doanh nhân trẻ Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ của thời kì hội nhập, đồng thời đúc kết chín điểm căn bản mà doanh nhân trẻ Việt Nam cần có. Đó là: (1) Đạo đức kinh doanh, (2) Ý chí kinh doanh mạnh mẽ, đột phá, (3) Hoài bão lớn, (4) Tự tin (không tự tôn, không tự ti), (5) Tinh thần dân tộc, (6) Kiến thức, tri thức, kỹ năng, (7) Nhiệt huyết, năng động, nhạy bén, (8) Sức khỏe và (9) Tinh thần hòa nhập cộng đồng thế giới. Trong nội dung bàn về các kĩ năng cần thiết của người làm kinh doanh, các tọa đàm, bài viết... cho rằng các doanh nhân cần phải có các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng các loại ngôn ngữ và thấu hiểu văn hóa, kĩ năng phát triển doanh nghiệp và tiếp thị, kĩ năng quản lí, kĩ năng lãnh đạo. - Về quá trình ra đời và phát triển, vị trí, vai trò của doanh nhân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng và các giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở nước ta: Trong những năm qua, đã có rất nhiều bài viết, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo... bàn về vấn đề này. Đáng chú ý là: + Hội thảo "Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ tổ 10 chức tại Hà Nội ngày 12/10/2004. Đây là cuộc hội thảo quy mô lớn lần thứ hai bàn về vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kì mới tính từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời (năm 1999). Hội thảo có sự tham dự đông đảo của các nhà lí luận, chính trị, đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp. Báo cáo tham luận tại Hội thảo tập trung trao đổi những vấn đề nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân ở nước ta, vai trò và vị trị của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay; các giải pháp, biện pháp nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam cả về số lượng và chất lượng; những giải pháp để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo sự đồng thuận xã hội phát triển doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam... + Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lí (chuyên ngành Quản lí kinh tế) "Phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội" của Nguyễn Văn Thắng (bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2006). Đây là công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển đội ngũ doanh nhân, song nó mới ở phạm vi luận văn thạc sĩ, có đối tượng khảo sát ở quy mô nhỏ. Công trình này trong chừng mực nhất định đã làm rõ được quan niệm về doanh nhân, về vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, phân tích được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn một quận của TP Hà Nội. + Luận án Tiến sĩ kinh tế "Xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" của Vũ Đăng Minh (bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2004). Luận án đã luận giải những luận cứ khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp nhà nước, giám đốc doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề liên quan đến xây dựng, phát triển đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước; phân tích khá sâu về thực trạng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng; đề xuất một số giải pháp về xây dựng tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, sử dụng giám đốc doanh nghiệp nhà nước, chế độ trách nhiệm và chế độ đãi ngộ... Tuy nhiên, công trình này mới chỉ đề cập đến xây dựng và phát triển một bộ phận trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam, hơn nữa công trình cũng chưa phân tích sâu tác động của bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. + Đề tài khoa học cấp bộ năm 2004 của Phân viện Hà Nội - Học viện CTQG Hồ Chí Minh "Giám đốc doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" do TS Nguyễn Thị Kim Phương làm chủ nhiệm. Đề tài đã làm rõ được một số yếu tố ảnh hưởng tới nhân cách, yêu cầu đối với nhân cách của giám đốc doanh nghiệp tư nhân trong nền 11 kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; phân tích thực trạng đáp ứng của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân trước yêu cầu phát triển mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt ra hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, quản lí, giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, cũng như công trình trên, đề tài này mới chỉ đề cập đến xây dựng và phát triển một bộ phận trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam, hơn nữa công trình cũng chưa phân tích tác động của việc Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới tới xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân trong nước. + Sách tham khảo "Doanh nghiệp, doanh nhân trong cơ chế thị trường" của Vũ Quốc Tuấn (Nxb CTQG, Hà Nội 2001). Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến đội ngũ doanh nhân Việt Nam trên một số phương diện như vị trí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta; trình độ đào tạo, kinh nghiệm kinh doanh... với tư cách là những yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa bao quát hết được những vấn đề liên quan đến doanh nhân, hơn nữa lại được thực hiện trong bối cảnh Luật doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu thực hiện các cam kết AFTA/ASEAN... nên những kết luận cần được bổ sung và cụ thể hóa trong điều kiện phát triển mới trên cơ sở một nghiên cứu toàn diện hơn. + Điều tra về doanh nhân nữ do Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 1999 trong các doanh nghiệp do những doanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo; Điều tra về doanh nhân trong các doanh nghiệp tư nhân do Chương trình phát triển dự án Mêkông MPDF thuộc nhóm IFC/WB thực hiện năm 1999 trên 127 doanh nghiệp với hơn 400 đối tượng khác nhau; Khảo sát về doanh nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh do Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh tiến hành năm 2004. + Hội nghị "Vườn ươm doanh nghiệp APEC" lần thứ 4 và Diễn đàn các doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC do VCCI phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 21-22/9/2006 với sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến từ 21 nền kinh tế APEC. Các bên tham gia đã trao đổi kinh nghiệm từ các hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy sự hình thành và phát triển các "Vườn ươm doanh nghiệp" tại các nền kinh tế APEC. + Các nghiên cứu của bà Phạm Thị Thu Hằng (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa VCCI) và một số nhà nghiên cứu khác về những điều kiện, hình thức, những khó khăn và khả năng áp dụng mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp" ở Việt Nam. 12 + Hội thảo "CEO trong thế giới phẳng" được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 1/10/2006 với sự tham gia của hơn 600 đại biểu là các nhà quản lí, doanh nghiệp và giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer) đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Các tham luận trong Hội thảo chủ yếu bàn về vai trò và những yêu cầu đối với đội ngũ giám đốc điều hành chuyên nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. + Hội thảo "Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam" do VCCI tổ chức tháng 10/2006. Hội thảo bàn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới. - Những nghiên cứu riêng về tính cộng đồng và tinh thần doanh nghiệp của doanh nhân Việt Nam: + Hội thảo về tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam do Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Báo Thời báo Tài chính tổ chức ngày 31/3/2005 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều doanh nhân, nhà nghiên cứu và quản lí. Hội thảo đã bàn về vai trò của tính cộng động trong kinh doanh, thực trạng và những giải pháp để xây dựng tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á, các chuyên gia cũng chỉ rõ các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc thành công trong phát triển kinh tế là do người Nhật, người Hoa và người Nam Hàn đều tìm cách khuếch trương những điểm tích cực trong văn hoá truyền thống thành một nhân tố quyết định sự thành công, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nhân nước họ. Sự thịnh vượng của các dân tộc này có được cũng bởi doanh nhân nước họ biết đoàn kết và biết hun đúc tinh thần kinh doanh. Nếu không làm được như vậy, thì kẻ xây, người phá, chúng ta đông mà yếu, chúng ta là chủ mà phải chịu làm đầy tớ ngay trong ngôi nhà của mình. Sự liên kết để tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. + Một số nghiên cứu về tinh thần doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh (sức mạnh tinh thần) của doanh nhân Việt Nam. Tiêu biểu là Đề tài khoa học cấp bộ năm 2006 của Trường Đại học Thương mại Hà Nội "Phát triển tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" do TS Hoàng Văn Hải làm chủ nhiệm, các báo cáo của Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương như Tinh thần kinh doanh của doanh nhân Việt Nam và chính sách, biện pháp nhằm phát huy tinh thần kinh doanh trong sự nghiệp phát triển đất nước; Quản lí và tinh thần kinh doanh. - Những nghiên cứu riêng về thái độ của nhà nước và xã hội đối với doanh nghiệp và doanh nhân: 13 Một số công trình bàn riêng về thái độ của nhà nước và xã hội đối với doanh nghiệp và doanh nhân, như dự án Tìm hiểu thái độ của xã hội đối với thị trường và kinh doanh do Quỹ Ford tài trợ (1999-2000), Bài học của Bác Hồ: Ứng xử với doanh nhân của Luật gia Cao Bá Khoát (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bác Hồ với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam của VCCI (Nxb CTQG, Hà Nội 2003). - Về phong cách doanh nhân: Một số bài báo bàn về phong cách doanh nhân từ chuyện ăn, mặc, nói, đi lại, sinh hoạt... Chỉ rõ, các nước có hẳn những trường chuyên đào tạo các kĩ năng giao tiếp cho giới doanh nhân. Ở nước ta, những dịch vụ như vậy còn rất ít. Điều đó cũng góp phần làm cho giới doanh nhân nước ngoài chuyên nghiệp hơn hẳn so với giới doanh nhân nước ta. Ở cấp độ địa phương với tư cách là các "phần tử" trong "hệ thống" vừa phụ thuộc, vừa độc lập tương đối, có quan hệ tương tác và tương hỗ với toàn bộ hệ thống về mục tiêu, môi trường, chính sách, điều kiện tự nhiên cũng như thế mạnh đặc thù, các nghiên cứu về đội ngũ doanh nhân của các tỉnh, thành phố trong nước mới dừng lại ở các cuộc điều tra quy mô nhỏ, những ý tưởng ban đầu, những báo cáo tham luận trong các hội thảo, diễn đàn về doanh nghiệp, doanh nhân, các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu hoặc quá tổng quát, hoặc quá cụ thể mà chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển đội ngũ doanh nhân của một tỉnh - một phân hệ con theo phương pháp tiếp cận hệ thống. Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về đội ngũ doanh nhân địa phương và những giải pháp để phát triển đội ngũ này những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện ngày càng đầy đủ và nhiều hơn các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, trở thành thành viên WTO. Các nghiên cứu về đội ngũ doanh nhân Đồng Nai cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu như vậy, song cho tới nay ở cấp độ quốc gia cũng như ở cấp độ địa phương chưa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện trên cơ sở điều tra tổng thể để có thể cung cấp cho xã hội một bức tranh đầy đủ, rõ nét về đội ngũ doanh nhân của Việt Nam nói chung của các tỉnh, thành trong nước nói riêng, lớp người đang đóng vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn. Tóm lại, trước đòi hỏi mới của thực tiễn, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên chính thức của WTO và đặc thù của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, cần có một công trình nghiên cứu toàn diện từ cơ sở lí luận đến phân tích thực tiễn nhằm góp phần 14 định hướng chiến lược, hoạch định chính sách cũng như những biện pháp thực hiện cụ thể nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc thù của Đồng Nai. Ý tưởng về các vấn đề nghiên cứu giải quyết vừa phải mang tính khái quát, tổng hợp, làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, vừa phải giải quyết những vấn đề cụ thể như phát triển đội ngũ doanh nhân theo từng nhóm ngành, vùng, từng nhóm doanh nghiệp... trong tình hình mới. Tổng thuật tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phần nào giải quyết được những vấn đề như vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, những nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển các tố chất doanh nhân, vai trò của nhà nước đối với phát triển đội ngũ doanh nhân..., và đây sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hiện nay ở Đồng Nai còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu dài hạn, cơ bản vừa mang ý nghĩa định hướng chiến lược, vừa giải quyết những vấn đề cụ thể mà thực tiễn đặt ra phù hợp với đặc điểm và điều kiện đặc thù của tỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Một số công trình nghiên cứu liên quan: 1. Nguyễn Văn Thắng (2006), Phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lí, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. 2. Hoàng Văn Hải (2006), Phát triển tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 3. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (12/2005), Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh¸ Hà Nội. 4. VCCI (2005), Kỉ yếu hội thảo về tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam. 5. Nguyễn Thị Kim Phương (2004), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Phân viện Hà Nội - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. 6. Vũ Đăng Minh (2004), Xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 7. Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh (2004), Khảo sát về doanh nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 8. Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (2004), Doanh nhân Việt Nam xưa và nay, Nxb Thống kê. 15 9. VCCI (2004), Kỉ yếu hội thảo về ngày doanh nhân. 10. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb CTQG, Hà Nội. 11. Phạm Vũ Luận (2003), Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lí nhà nước đối với thương nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Thường (ch.b) (2003), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội. 13. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (ch.b) (2003), Phát triển và quản lí các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội. 14. Thái Nguyễn Bạch Liên, Năm 2002 nhìn lại: Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, Tạp chí Phát triển kinh tế 1/2003. 15. CIEM (8/2002), Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHLB Đức, Hà Nội. 16. Diêu Dương, Hạ Tiểu Lâm, Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc: Chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 287 - tháng 4/2002. 17. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 18. CIEM (2001), Tinh thần kinh doanh của doanh nhân Việt Nam và chính sách, biện pháp nhằm phát huy tinh thần kinh doanh trong sự nghiệp phát triển đất nước. 19. Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanh nghiệp, doanh nhân trong cơ chế thị trường, Nxb CTQG, Hà Nội. 20. CIEM (2001), Quản lí và tinh thần kinh doanh. 21. Đào Xuân Sâm (2001), Tìm hiểu thái độ của xã hội đối với thị trường và kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb CTQG, Hà Nội. 23. Thái Quang Sa (1999), Cạnh tranh cho tương lai, Trung tâm Thông tin khoa học - kĩ thuật hóa chất, Hà Nội. 24. Thielen D. (1999), 12 bí quyết thành công của công ti Microsoft, Nxb Thống kê, Hà Nội. 16 25. Matsushita K. (1998), Quyết đoán trong kinh doanh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. OECD (1998), Fostering entrepreneurship. 27. MPDF (1997), Khu vực tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam. 28. Joseph A. Schumpeter (1911), The theory of economic development. 29. Carton R.B., Hofer C.W. and Meek M.D., The entrepreneur and entrepreneurship - Operational definitions of their role in society. Paper presented at the annual International Council for small business conference, Singapore. 30. Nguyễn Văn Tám (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai theo hướng CNH, HĐH, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội. 31. Huỳnh Tấn Kiệt (2000), Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Đồng Nai - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội. 32. Nguyễn Công Thành (2000), Sắp xếp lại và đổi mới quản lý DNNN tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội. 33. Trần Minh Phúc (2000), Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội. 34. Phạm Văn Sáng (2002), Lộ trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đối với những sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Đồng Nai, Đồng Nai. 17 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH HIỆN NAY 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NHÂN 1.1.1. Quan niệm về doanh nhân Nghiên cứu về doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân cần được bắt đầu bằng việc tìm hiểu về khái niệm doanh nhân. Khái niệm doanh nhân đã được đề cập đến trong đời sống kinh tế xã hội và kinh tế học từ khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất về đối tượng này. Ở ngoài nước, khái niệm "doanh nhân" được đề cập đến trong lý thuyết kinh tế lần đầu tiên vào khoảng giữa thế kỷ 18 bởi nhà kinh tế học người Pháp Richard Cantillon trong cuốn sách "Essai sur la nature de commerce en general" (1755). Trong cuốn sách này, ông dùng từ doanh nhân để chỉ những người tìm kiếm lợi nhuận thông qua những phương thức có yếu tố bất ổn định, không chắc chắn. Sự hiện hữu của các yếu tố bất ổn định, không chắc chắn này là do và gắn liền với sự biến động không ngừng của thị trường. Và theo ông, lợi nhuận và phá sản sẽ cân bằng số lượng doanh nhân. Như vậy, khái niệm doanh nhân mà Richard Cantillon đưa ra gắn liền với lợi nhuận và rủi ro. Adam Smith, trong cuốn "Của cải của các dân tộc" (1776), đã mở rộng khái niệm doanh nhân với 3 chức năng: chủ sở hữu, nhà quản lý và người chấp nhận rủi ro. Joseph A. Schumpeter, trong cuốn "Lý thuyết phát triển kinh tế" (1911), cho rằng doanh nhân là người kết hợp các yếu tố đầu vào theo một cách thức sáng tạo để tạo ra giá trị cho khách hàng với kỳ vọng rằng giá trị này sẽ lớn hơn chi phí các yếu tố đầu vào, ... doanh nhân là lực lượng tạo nên các bước đột phá trong công nghiệp và thương mại, và nhờ đó nền kinh tế mới tăng trưởng. Điều đó cho thấy, Joseph A. Schumpeter đặc biệt nhấn mạnh vai trò người tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, khía cạnh sáng tạo cũng như động cơ tìm kiếm lợi nhuận khi nói về doanh nhân, và bên cạnh đó, ông cũng chỉ rõ vai trò quyết định của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 18 Bách khoa thư Oxford về buôn bán định nghĩa: “Doanh nhân là một người đảm nhiệm cung cấp một hàng hoá hay dịch vụ cho thị trường để thu được lợi nhuận cá nhân, thường thì họ đầu tư vốn cá nhân vào việc kinh doanh, chấp nhận rủi ro liên quan đến số đầu tư đó”. Người ta cho rằng những việc khởi xướng từ một doanh nhân thường tạo ra của cải xã hội, và vì vậy chính phủ nên tạo điều kiện môi trường để họ phấn đấu. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), doanh nhân là các tác nhân của thay đổi và tăng trưởng trong một nền kinh tế thị trường và họ có thể hành động để thúc đẩy việc tạo ra, truyền bá và ứng dụng các ý tưởng sáng tạo... Các doanh nhân không chỉ tìm kiếm và xác định các cơ hội kinh tế, lợi nhuận tiềm năng mà còn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với các kỳ vọng của họ1. Như vậy, quan niệm của OECD về doanh nhân không chỉ nhấn mạnh vai trò của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đối với những thay đổi nói chung trong nền kinh tế mà còn nhấn mạnh động cơ tìm kiếm lợi nhuận, tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro. Theo Bách khoa thư Anh ngữ Collin, “Doanh nhân là người sở hữu hay điều hành một doanh nghiệp, họ phấn đấu làm ra lợi nhuận bằng cách chấp nhận rủi ro và tìm ra những sáng kiến mới”. Từ điển Merriam-Webster quan niệm doanh nhân là người tổ chức, quản lý và chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Cuốn “Cẩm nang kinh doanh” coi doanh nhân “là nhà kinh doanh, đó là những người tạo lập một doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Theo quan điểm của James L.Gibson, nhà kinh tế học Mỹ, định nghĩa tổng quát về doanh nhân là người sáng lập và quản trị doanh nghiệp. Như vậy, doanh nhân là người bỏ vốn vào kinh doanh, chấp nhận sự rủi ro và sống chết với số vốn bỏ ra. Doanh nhân thường là người chủ sở hữu công ty, hay nắm giữ một phần vốn chủ yếu trong công ty của họ. Carton R.B., Hofer C.W. và Meek M.D., trong nghiên cứu "Doanh nhân và tinh thần doanh nhân - khái niệm động về vai trò của chúng trong xã hội", cho rằng doanh nhân là một cá nhân hay một nhóm người xác định cơ hội, tập hợp các nguồn lực cần thiết, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của tổ chức, ... doanh nhân theo đuổi, tìm kiếm các cơ hội, tham gia vào việc 1 OECD (1998), Fostering entrepreneurship. 19 thành lập ra một tổ chức với kỳ vọng tạo ra giá trị cho những người tham gia2. Như vậy, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò trong nội bộ doanh nghiệp, giới hạn chủ yếu ở chức năng của một nhà quản lý khi nói về doanh nhân. Cũng tương tự như vậy, Từ điển kinh tế học hiện đại đưa ra khái niệm "Doanh nhân là một nhân tố tổ chức trong một quá trình sản xuất. Doanh nhân chịu trách nhiệm về các quyết định kinh tế như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào"3. Những dẫn chứng nêu trên cho thấy, khái niệm doanh nhân ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về đối tượng này. Mặc dù vậy, đại bộ phận các quan niệm về doanh nhân mà các tác giả đưa ra đều có điểm chung là coi doanh nhân gắn liền với động cơ lợi nhuận, tính sáng tạo và tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro và luôn được xem xét trong mối tương quan chặt chẽ với khái niệm “doanh nghiệp” và “kinh doanh”. Khái niệm “doanh nghiệp” được hiểu theo cùng một góc nhìn trên khắp thế giới, đó là một tổ chức làm kinh doanh; còn kinh doanh thì được hiểu là tạo ra giá trị, hay nói cách khác, là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có người lãnh đạo - người có đủ tư duy và tầm nhìn, trí tuệ và tư tưởng, bản lĩnh và sức khỏe... để có thể dẫn dắt cả tập thể thực hiện thành công sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đặt lên vai mình. Người lãnh đạo đó có thể là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu thuê để điều hành doanh nghiệp. Và người lãnh đạo đó chính là doanh nhân. Ở Việt Nam, thuật ngữ doanh nhân mới được đưa vào sử dụng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau năm 2004, sau khi Đảng và Nhà nước ta chọn ngày 13-10 hằng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam, từ doanh nhân đã được đề cập đến rất nhiều trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng và trong các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất về doanh nhân, và do vậy cách hiểu về đối tượng này cũng rất khác nhau. Trước hết, nhiều người hiểu đơn giản rằng doanh nhân là người kinh doanh do suy luận từ nghĩa Hán Việt của các từ cấu thành nên từ doanh nhân: 2 Carton R.B., Hofer C.W. and Meek M.D., The entrepreneur and entrepreneurship - Operational definitions of their role in society. Paper presented at the annual International Council for small business conference, Singapore. 3 David W. Pearce, Macmillan Dictionary of Modern Economics, Fourth Edition. 20 “doanh” có nghĩa là kinh doanh, “nhân” là người. Theo cách hiểu này, tất cả những người kinh doanh đều là doanh nhân, kể cả những người buôn bán nhỏ lẻ ở khu vực phi chính thức. Từ điển tiếng Việt định nghĩa doanh nhân một cách ngắn gọn: “Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh”. Theo tác giả Võ Xuân Hân4, doanh nhân là người tự đứng ra lập, tổ chức và coi sóc một công việc làm ăn. Họ không phải là những nhân viên có chức vụ do một công ty hay xí nghiệp thuê và trả lương. Điểm khác biệt giữa doanh nhân và nhà quản lý doanh nghiệp đơn thuần là ở chỗ doanh nhân có vai trò khởi xướng còn nhà quản lý thì không. Theo tác giả Nguyễn Đức Thạc (2006), khái niệm doanh nhân nhiều khi được thay thế bằng khái niệm nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách diễn đạt như vậy mới thể hiện được mặt hoạt động gắn với doanh nghiệp của họ mà chưa thể hiện được nhân cách của họ từ trong cốt lõi. Theo tác giả Vũ Quốc Tuấn (2001), doanh nhân là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, họ có trách nhiệm kinh doanh những tài sản được giao (hoặc của bản thân họ), làm ra được nhiều lợi nhuận, đồng thời, họ cũng có quyền hạn cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, đương nhiên, họ được hưởng thù lao tương xứng với sự cống hiến của họ để ràng buộc trách nhiệm của họ với lãi của tài sản mà họ được hưởng và kích thích động cơ làm ăn lâu dài của họ. Quan niệm này nhấn mạnh đến công việc điều hành của doanh nhân như một giám đốc doanh nghiệp cũng như sự gắn kết giữa thù lao mà họ được hưởng với kết quả điều hành công việc mà họ đạt được. Theo Từ điển bách khoa toàn thư, “doanh nhân” là người làm nghề tổ chức sản xuất - kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Doanh nhân xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người cùng với sản xuất hàng hoá và thị trường. Theo định nghĩa này, cần lưu ý đến hai khía cạnh. Đó là: (1) Doanh nhân là người tổ chức sản xuất - kinh doanh, và (2) Môi trường của doanh nhân. Dựa theo khái niệm doanh nhân của Từ điển bách khoa toàn thư cũng như các quan niệm về doanh nhân khác nêu trên, theo chúng tôi, ở khía cạnh là người tổ chức sản xuất - kinh doanh, doanh nhân có thể là chủ doanh nghiệp, có thể chỉ đơn thuần là người quản trị doanh nghiệp. Dưới giác độ là 4 Võ Xuân Hân, "Doanh nhân Việt Nam, người là ai?". 21 chủ doanh nghiệp: Họ là những người có vốn, có nghề chuyên môn, có khả năng kinh doanh, bỏ vốn hoặc vay vốn để thành lập doanh nghiệp, tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp, nhưng họ phải đứng tên và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong nhóm doanh nhân là chủ doanh nghiệp, tùy theo góc độ tiếp cận, có thể phân ra các loại: i) Doanh nhân sáng lập, là người có sáng kiến hoặc có nghề chuyên môn, đứng ra nghiên cứu thị trường, bỏ vốn hoặc vay vốn để lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp; ii) Doanh nhân theo nhóm, tức là có hai hay nhiều doanh nhân cộng tác với nhau để tạo lập doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trên cơ sở góp vốn, kỹ thuật, tài năng kinh doanh; iii) Doanh nhân đại lý đặc quyền, là những doanh nhân mua được đặc quyền cung cấp hoặc tiêu thụ sản phẩm cho một doanh nghiệp khác (Họ thường có ít vốn hoặc không có vốn và thậm chí không có cơ sở kinh doanh nhưng có tài liên kết, môi giới cho các doanh nghiệp để hưởng lợi.). Trong nhóm các doanh nhân là chủ doanh nghiệp, phổ biến là chủ doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ và siêu nhỏ, họ vừa là chủ doanh nghiệp, vừa là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, mà chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Họ là những người thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các doanh nghiệp của mình, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân phối. Và như vậy, dưới giác độ này, nếu cơ sở kinh doanh của chủ sở hữu được gọi là doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp siêu nhỏ thì họ vẫn được coi là doanh nhân. Dưới giác độ chỉ đơn thuần là người quản trị doanh nghiệp: Mặc dù chỉ là những người làm công tác quản trị doanh nghiệp thuê cho các chủ doanh nghiệp, song họ được giao quyền và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn được giao về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải nắm bắt tín hiệu của thị trường để tính toán, lượng định, đề ra chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, phải có những tác động đối nội, đối ngoại để đưa doanh nghiệp ngày càng tăng tiến, và lợi ích của bản thân luôn được gắn chặt với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, những doanh nhân thuộc nhóm này cũng rất đa dạng. Đó là các Giám đốc (Tổng Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước...; các Giám đốc (Tổng Giám đốc) của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa... Họ có thể được cấp chủ quản bổ nhiệm căn cứ vào kết quả thăm dò cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp, hoặc là những người được thuê trên cơ sở thi tuyển. Đối với các 22 doanh nghiệp ngoài nhà nước như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã... thì những người làm công tác quản trị doanh nghiệp thuê do chủ doanh nghiệp lựa chọn hoặc do Đại hội cổ đông bầu lên. Trong điều kiện kinh tế thị trường, người làm công tác quản trị doanh nghiệp thuê không chỉ thuần túy làm theo lệnh của chủ sở hữu mà phải rất năng động theo cơ chế thị trường, thực sự làm kinh doanh, gắn lợi ích của mình với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà mình phục vụ, tức là trở thành nhà kinh doanh thực thụ - những doanh nhân. Ở khía cạnh môi trường của doanh nhân: Môi trường cho sự ra đời của doanh nhân là thị trường, là nơi thực hiện sự tự do kinh doanh, là nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành theo tín hiệu của thị trường chứ không phải theo mệnh lệnh chỉ huy, là nơi mà những yếu tố sản xuất (sức lao động, đất đai, tiền vốn...) được tự do lưu chuyển trên thị trường với tư cách là hàng hóa... Nói cách khác, điều kiện lý tưởng cho sự ra đời và hoạt động của doanh nhân là môi trường có đầy đủ các yếu tố của thị trường với cơ chế thị trường được hình thành đồng bộ. Với những điều kiện ấy, các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể phát huy được trí tuệ, tài năng của họ, toàn tâm toàn ý khắc phục mọi khó khăn để thu về ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ, của doanh nghiệp cũng như của đất nước. Chính môi trường kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp ra đời, không ngừng mở rộng và phát triển, từ đó tạo điều kiện để hình thành và rèn luyện đội ngũ doanh nhân. Như vậy, về thành phần, doanh nhân là các chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình và những người được cử hoặc được thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với việc tạo ra lợi nhuận và không ngừng phát triển doanh nghiệp. Theo nghĩa đó, giám đốc xí nghiệp quốc doanh ở Việt Nam trước đổi mới không phải là doanh nhân, vì không có kinh doanh, không có kinh tế thị trường, vì họ là công chức, là những người quản lý thuần túy thực hiện mệnh lệnh cấp trên, lương của họ được xếp theo thang, bảng lương của công chức, lương của họ hầu như không liên quan đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, ít ràng buộc thực sự với doanh nghiệp về trách nhiệm và lợi ích, mà theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo hướng được 23 tăng quyền tự chủ gắn với trách nhiệm, gắn với thị trường, cạnh tranh bình đẳng và hợp tác với các loại hình doanh nghiệp khác, thu nhập và vai trò của giám đốc doanh nghiệp nhà nước được quyết định bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì họ mới trở thành doanh nhân. Tóm lại, trên cơ sở những quan niệm nói trên về doanh nhân, theo chúng tôi, doanh nhân là chủ doanh nghiệp trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mình và những người được chủ sở hữu doanh nghiệp thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự phát triển của doanh nghiệp, trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với việc tạo ra lợi nhuận và không ngừng phát triển doanh nghiệp. Quan niệm trên đây về doanh nhân của nhóm tác giả nghiên cứu lưu ý rằng: Đó là một quan niệm có tính chất động, rộng và mở. Điều này dựa trên cơ sở sau: Thứ nhất, trên thế giới từ trước đến nay chưa có một khái niệm nào là duy nhất, bao trùm các mặt, các tiêu chí đặc trưng về doanh nhân; Thứ hai, nghiên cứu về doanh nhân không phải với mục đích tự thân mà nghiên cứu là để phát triển đội ngũ này với tư cách lực lượng xung kích, quan trọng nhất của nền kinh tế, nó là một đội ngũ có chủ lực, tiên phong, có thê đội dự bị … khác nhau trên mặt trận kinh tế của mỗi quốc gia, nhưng chung nhất, họ là những người chủ doanh nghiệp, sáng lập, điều hành doanh nghiệp, không kể quy mô lớn hay nhỏ, với những tố chất, kỹ năng cần thiết của lĩnh vực kinh doanh. Quan niệm động, rộng và mở được hiểu là: trong một thời điểm và với một không gian nào đó, không có và không thể xác định được một đội ngũ doanh nhân với số lượng nhất định theo tiêu chí khác nhau. Nếu theo tiêu chí chủ doanh nghiệp thì đội ngũ doanh nhân là đồng nhất với số lượng doanh nghiệp, không phân biệt qui mô của doanh nghiệp. Song trên thực tế, doanh nhân không nhất thiết phải là chủ doanh nghiệp, do đó đội ngũ doanh nhân lớn hơn nhiều so với số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế hay trên mỗi khu vực, mỗi địa bàn. Tương tự như cung, cầu trong kinh tế học vậy, với mỗi hàng hóa, dịch vụ nhất định, về lý thuyết thực chứng có thể xác định được tại một thời điểm trên một thị trường (về không gian) nhất định, có một lượng QE hàng hóa dịch vụ với mức giá cân bằng PE. Trong khi về thực tế, không ai có thể chỉ ra rằng vào thời điểm giờ G, tại thị trường nhất định nào đó, hàng hóa, dịch vụ X có khối lượng cân bằng và giá cân bằng cụ thể. Người ta chỉ có thể 24 xác định “miền dao động” của khối lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ đó mà thôi. Đội ngũ doanh nhân được hiểu theo nghĩa động, rộng, mở, xét cả về lượng và chất không phải là con số tùy tiện và không theo tiêu chí nào. Số lượng doanh nhân trên một địa bàn (một quốc gia hay tỉnh, thành, khu vực) ở một mức tối thiểu là bằng số chủ doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu, trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp đó. Theo nghĩa rộng, mở thì đội ngũ doanh nhân về số lượng gồm những người được xác định theo các tiêu chí (về chất lượng) tương ứng. 1.1.2. Vị trí, vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế, xã hội VÞ trÝ, vai trß cña doanh nh©n trong ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi g¾n liÒn víi vÞ trÝ, vai trß cña doanh nghiÖp trong c¸c lÜnh vùc nμy. Trong nÒn KTTT, doanh nghiÖp cã vai trß lμ ®éng lùc ph¸t triÓn kinh tÕ; lμ n¬i t¹o ra cña c¶i vËt chÊt, n¬i tæ chøc sö dông c¸c nguån lùc kinh tÕ, t¹o ra viÖc lμm, sö dông nguån lùc lao ®éng, n¬i t¹o ra lîi nhuËn lμ nguån tÝch lòy cho x· héi t¸i s¶n xuÊt më réng. G¾n liÒn víi doanh nghiÖp lμ doanh nh©n. Doanh nh©n lμ nh÷ng c¸ nh©n h×nh thμnh nªn mét tÇng líp, mét ®éi ngò riªng biÖt, hä g¾n liÒn cuéc sèng, sø mÖnh, vai trß, nhiÖm vô cña m×nh víi doanh nghiÖp. Doanh nh©n vμ doanh nghiÖp lμ hai ph¹m trï song sinh. Doanh nghiÖp muèn tån t¹i, ph¸t triÓn vμ thùc hiÖn vai trß cña m×nh, ph¶i cã ®éi ngò doanh nh©n - nh÷ng c¸ nh©n quyÕt ®Þnh sù tån t¹i cña nã. ViÖc nghiªn cøu lμm râ vÞ trÝ, vai trß cña doanh nh©n cã ý nghÜa to lín ®Ó nh×n râ ch©n gi¸ trÞ cña doanh nh©n, ®ång thêi cã quan ®iÓm vμ nh÷ng biÖn ph¸p ®óng ®¾n trong viÖc thóc ®Èy ph¸t triÓn ®éi ngò nμy, huy ®éng ®−îc tμi n¨ng cña hä phôc vô cho sù nghiÖp chung cña ®Êt n−íc, của ngành, của địa phương. 1.1.2.1. VÞ trÝ cña doanh nh©n trong ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi VÞ trÝ cña doanh nh©n ph¶n ¸nh chç ®øng cña ®éi ngò nμy trong c¬ cÊu hÖ thèng c¸c mèi t−¬ng quan víi c¸ nh©n x· héi kh¸c. Khi xem xÐt vÞ trÝ cña doanh nh©n trong ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi, cÇn l−u ý ®Õn bèi c¶nh, ®iÒu kiÖn KTTT trong ®ã doanh nh©n tån t¹i. Cã sù kh¸c biÖt rÊt lín vÒ vÞ trÝ cña doanh nh©n trong nÒn KTTT víi nÒn kinh tÕ kÕ ho¹ch hãa tËp trung. Ngay trong c¸c nÒn KTTT, do triÕt lý ®Þnh h−íng kh¸c nhau mμ vÞ trÝ cña doanh nh©n còng kh¸c nhau. Trong nÒn KTTT ®Þnh h−íng XHCN ë ViÖt Nam, vÞ trÝ cña doanh nh©n thÓ hiÖn ë c¸c néi dung chñ yÕu sau: Thø nhÊt, doanh nh©n lμ ng−êi lμm chñ hoÆc ®iÒu hμnh doanh nghiÖp, phôc vô lîi Ých cña chñ doanh nghiÖp. 25 Nh− ®· lμm râ ë trªn, doanh nh©n tr−íc hÕt lμ chñ doanh nghiÖp, trùc tiÕp së h÷u vμ ®iÒu hμnh doanh nghiÖp. §©y lμ m« h×nh doanh nh©n truyÒn thèng cña x· héi t− b¶n ®· ®−îc thõa nhËn réng r·i trong c¸c nÒn KTTT hiÖn ®¹i. Trong x· héi hiÖn ®¹i, doanh nh©n còng cã thÓ lμ ng−êi ®i lμm thuª hoÆc do Nhμ n−íc tuyÓn dông vμo chøc vô ®iÒu hμnh DNNN. Trong tr−êng hîp nμy, mÆc dï kh«ng ph¶i lμ chñ doanh nghiÖp nh−ng doanh nh©n cã quyÒn h¹n rÊt lín trong ®iÒu hμnh doanh nghiÖp vμ ®−îc tr¶ c«ng rÊt cao nh»m thùc hiÖn c¸c môc tiªu kinh doanh cña doanh nghiÖp, trong ®ã cã môc tiªu lîi nhuËn. XÐt ®Õn cïng, dï ë nhãm nμo th× doanh nh©n còng ®Òu phôc vô tr−íc hÕt cho lîi Ých cña chñ doanh nghiÖp. Ngay ®èi víi c¸c DNNN víi chñ së h÷u lμ Nhμ n−íc, nÕu cã mét ph¸p nh©n ®¹i diÖn chñ së h÷u râ rμng th× doanh nh©n lμ gi¸m ®èc DNNN lu«n phôc vô cho lîi Ých cña «ng chñ lμ chñ së h÷u vèn doanh nghiÖp. ChØ cã m« h×nh DNNN kh«ng râ chñ së h÷u hoÆc c¬ chÕ gi¸m s¸t yÕu kÐm míi cã nh÷ng doanh nh©n - gi¸m ®èc lîi dông sù s¬ hë c¬ chÕ ®Ó trôc lîi c¸ nh©n, kh«ng phôc vô cho lîi Ých cña Nhμ n−íc mμ nh©n danh nhμ n−íc chØ chó t©m phôc vô lîi Ých c¸ nh©n. Trong nÒn KTTT ®−îc tæ chøc theo kiÓu truyÒn thèng, cã sù ®èi lËp mang tÝnh ®èi kh¸ng gi÷a t− b¶n vμ lao ®éng, gi÷a giíi chñ vμ giíi thî, víi vÞ trÝ lμ chñ doanh nghiÖp hoÆc ng−êi lμm thuª phôc vô cho lîi Ých cña chñ doanh nghiÖp, doanh nh©n lμ ng−êi ngμy cμng lμm cho m©u thuÉn ®èi kh¸ng thªm gay g¾t, lμm cho m« h×nh x· héi theo kiÓu TBCN cæ ®iÓn tõng b−íc dÇn tiÕn tíi sôp ®æ th«ng qua c¸ch m¹ng x· héi. Trong nÒn KTTT hiÖn ®¹i, chÝnh doanh nh©n kh«ng nh÷ng kh«ng lμm cho m©u thuÉn x· héi thªm ®èi kh¸ng mμ l¹i lμm hßa dÞu m©u thuÉn ®èi kh¸ng gi÷a chñ vμ thî. Bëi lÏ, trong ®iÒu kiÖn nÒn KTTT hiÖn ®¹i, c¸c doanh nghiÖp lu«n ph¶i c¹nh tranh nhau, c¸c mÑo thuËt qu¶n trÞ vμ kinh doanh ®−îc sö dông tμi t×nh. ChÝnh c¸c doanh nh©n lμ ng−êi cã tμi n¨ng ¸p dông c¸c mÑo thuËt qu¶n trÞ vμ kinh doanh ®Ó võa n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp, võa xö lý quan hÖ lîi Ých néi bé doanh nghiÖp sao cho gi÷a giíi chñ vμ giíi thî, gi÷a chñ doanh nghiÖp vμ ng−êi lμm thuª trë nªn céng sinh lîi Ých víi nhau. ChØ ë c¸c doanh nghiÖp tæ chøc theo m« h×nh t− b¶n truyÒn thèng míi cã sù ®èi lËp lîi Ých; cßn ë c¸c doanh nghiÖp tiªn tiÕn, vÒ c¬ b¶n, quan hÖ céng ®ång m¹nh h¬n. ë ®©y, doanh nh©n kh«ng cßn lμ ng−êi chØ biÕt b¶o vÖ vμ phôc vô lîi Ých cña chñ n÷a mμ lμ ng−êi ®øng mòi chÞu sμo cho sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña doanh nghiÖp. 26 Dï trong m« h×nh nμo ®i ch¨ng n÷a, doanh nh©n lμ ng−êi trùc tiÕp ®iÒu hμnh doanh nghiÖp, lμ ng−êi ®øng ë thang bËc cao cÊp cña doanh nghiÖp, ho¹t ®éng phôc vô cho lîi Ých cña chñ doanh nghiÖp vμ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña doanh nghiÖp. Thø hai, doanh nh©n lμ ng−êi tiªn phong, dÉn d¾t hμnh vi trong doanh nghiÖp. §iÒu nμy d−êng nh− ®èi lËp víi quan ®iÓm vÒ vÞ trÝ, vai trß tiªn phong cña giai cÊp c«ng nh©n - nh÷ng ng−êi lμm thuª trong doanh nghiÖp. Tuy nhiªn, râ rμng lμ trong nÒn KTTT, doanh nh©n lμ ng−êi l·nh ®¹o cao cÊp, ng−êi ®Þnh h×nh vμ dÉn d¾t v¨n hãa doanh nghiÖp. Doanh nh©n tr−íc hÕt lμ ng−êi l·nh ®¹o doanh nghiÖp. Doanh nh©n cßn cã c¬ héi tiÕp cËn nhiÒu th«ng tin, tiÕp xóc nhiÒu víi c¸c kh¸ch hμng vμ ®i l¹i nhiÒu. Doanh nh©n lμ ng−êi ®Þnh h×nh nªn v¨n hãa doanh nghiÖp - mét trong nh÷ng yÕu tè quyÕt ®Þnh n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp. Khi ®· ®Þnh h×nh nªn v¨n hãa doanh nghiÖp, doanh nh©n lμ ng−êi khÝch lÖ, ®éng viªn, truyÒn c¶m høng lμm viÖc cho cÊp d−íi; h−íng dÉn, l«i cuèn mäi ng−êi trong hμnh vi øng xö, thùc thi v¨n hãa doanh nghiÖp. Doanh nghiÖp nμo cã v¨n hãa m¹nh, tiÕn bé, doanh nh©n th−êng cã uy tÝn cao, g−¬ng mÉu trong hμnh vi øng xö nh− mét cÊu thμnh cña v¨n hãa, l«i cuèn mäi ng−êi trong doanh nghiÖp lμm theo. Nh− chóng ta ®· biÕt, trong kinh doanh hiÖn ®¹i cã nhiÒu kiÓu v¨n hãa doanh nghiÖp. ViÖc doanh nghiÖp chän kiÓu v¨n hãa nμo lμ do ®Æc ®iÓm cña doanh nghiÖp, do triÕt lý kinh doanh cña chñ doanh nghiÖp, do chiÕn l−îc c¹nh tranh cña gi¸m ®èc. Mçi mét kiÓu v¨n hãa ®Òu ®ßi hái ph¶i cã ng−êi l·nh ®¹o ®iÒu hμnh doanh nghiÖp - doanh nh©n - lμ ng−êi thÝch øng víi kiÓu v¨n hãa ®ã; h¬n n÷a, ®ßi hái doanh nh©n ph¶i lμ ng−êi biÕt ph¸t huy, thùc thi v¨n hãa ®ã trong doanh nghiÖp. Do vËy, xÐt vÒ vÞ trÝ tiªn phong, doanh nh©n ph¶i lμ ng−êi tiªn phong vÒ v¨n hãa, dÉn d¾t ®−îc mäi ng−êi trong hμnh vi øng xö, thùc thi ®−îc v¨n hãa doanh nghiÖp ®· lùa chän, b¶o ®¶m søc c¹nh tranh dμi h¹n cho doanh nghiÖp. Thø ba, doanh nh©n thμnh ®¹t lμ tÊm g−¬ng trong thùc thi ®¹o ®øc doanh nh©n. Doanh nh©n lμ ®éi ngò l·nh ®¹o, ®iÒu hμnh doanh nghiÖp, thuéc tÇng líp bËc cao cña x· héi c¶ vÒ tμi n¨ng, sø mÖnh. T−¬ng xøng víi tμi n¨ng vμ sø mÖnh ®ã, doanh nh©n ph¶i cã ®¹o ®øc c¸ nh©n vμ ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp t−¬ng xøng. Trong ®éi ngò doanh nh©n, cã nh÷ng doanh nh©n thμnh ®¹t. §èi víi 27 nhãm thμnh ®¹t nμy, ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp vμ c¸ nh©n l¹i cμng cã ý nghÜa. Cã ng−êi kh¸i qu¸t r»ng, doanh nh©n lμ cã tμi kinh doanh (kiÕm tiÒn giái) vμ g¾n víi cã tμi lμ ph¶i cã t©m (lμm tõ thiÖn vμ gi¶i quyÕt ph©n phèi thu nhËp theo ch÷ T©m cña ®¹o ®øc)5. Trong nÒn KTTT, kh«ng ph¶i tÊt c¶ mäi doanh nh©n giμu cã, thμnh ®¹t ®Òu cã t©m theo ®óng nghÜa cña nã. §iÒu ®ã do tÝnh c¸ch, ®¹o ®øc gèc cña hä quy ®Þnh. Tuy nhiªn, trong mét nÒn KTTT b×nh th−êng lu«n cã xu h−íng h×nh thμnh ®éi ngò doanh nh©n thμnh ®¹t, nh÷ng tØ phó, triÖu phó ®Ønh cao. NÒn kinh tÕ m¹nh ch¾c ch¾n ph¶i cã c¸c doanh nghiÖp m¹nh vμ kÌm theo ®ã lμ c¸c doanh nh©n triÖu phó, tØ phó. Mét x· héi ch−a cã nhiÒu tØ phó, triÖu phó th× ch−a thÓ nãi x· héi ®ã cã nÒn kinh tÕ m¹nh. Song, khi ®· h×nh thμnh nhãm doanh nh©n tØ phó, triÖu phó th× sø mÖnh cña nhãm nμy lμ hä ph¶i lμ ng−êi thÓ hiÖn ®¹o ®øc c¸ nh©n t−¬ng xøng víi vinh danh x· héi. H×nh ¶nh cña Bill Gate, Warren Buffet vμ nhiÒu tØ phó trªn thÕ giíi cho thÊy hä cã v¨n hãa cao, ®¹o ®øc g−¬ng mÉu, lèi sèng lμnh m¹nh - hä thùc sù cã t©m theo c¸ch hiÓu ¸ Đ«ng. Thu nhËp vμ tμi s¶n tÝch lòy ®−îc hä chi dïng chñ yÕu cho c¸c môc tiªu x· héi, chØ dμnh cho cuéc sèng c¸ nh©n vμ di chóc cho con ch¸u mét phÇn nhá. H¬n thÕ n÷a, hä lμ ng−êi biÕt chia sÎ lîi Ých, ph©n phèi thu nhËp trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh doanh, ph¸t triÓn doanh nghiÖp, t¹o kÝch thÝch vμ c¶m høng cho nh÷ng céng sù, nh÷ng ng−êi lμm c«ng trong doanh nghiÖp6. Cã thÓ khái qu¸t r»ng, mét x· héi KTTT lμnh m¹nh, ph¶i cã nh÷ng doanh nh©n thμnh ®¹t, nhãm nμy thùc sù lμ ng−êi quyÕt ®Þnh trong ph©n phèi thu nhËp, lμ tÊm g−¬ng vÒ ®¹o ®øc doanh nh©n, ®ãng gãp to lín cho viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu x· héi. Nhãm doanh nh©n thμnh ®¹t ®Þnh h−íng ®¹o ®øc cho toμn bé ®éi ngò doanh nh©n. 1.1.2.2. Vai trß cña doanh nh©n Nãi ®Õn vai trß cña doanh nh©n lμ nãi ®Õn nh÷ng c«ng viÖc mang tÝnh chøc n¨ng cña hä trong x· héi. Cã thÓ xem xÐt vai trß cña doanh nh©n trong nÒn KTTT th«ng qua vai trß cña doanh nghiÖp, d−íi 3 gãc ®é: kinh tÕ, x· héi, chÝnh trÞ. Nh− vËy, cã thÓ xem xÐt vai trß cña doanh nh©n d−íi 3 gãc ®é t−¬ng ®èi riªng biÖt: vai trß kinh tÕ, vai trß x· héi, vai trß chÝnh trÞ. C¸ch tiÕp cËn nh− vËy cho chóng ta nh×n nhËn râ h¬n vÞ trÝ cña doanh nh©n trong x· héi, ®ång thêi cã quan ®iÓm toμn diÖn vμ hÖ thèng vÒ vai trß ®éi ngò ®Æc biÖt nμy. Thø nhÊt, vai trß kinh tÕ cña doanh nh©n. 5 NguyÔn TrÇn B¹t (2006), Tr¹ng th¸i cña doanh nh©n, Doanh nh©n 23-1-2006. 6 Trong sè nh÷ng ng−êi céng t¸c víi Bill Gate trong C«ng ty Microsoft tõ ngμy ®Çu thμnh lËp, ®· cã trªn 20 ng−êi trë thμnh tû phó vμ ®Õn nay phÇn lín trong sè hä vÉn lμm viÖc cho Microsoft. 28 §©y lμ gãc ®é chñ ®¹o trong ®¸nh gi¸ vai trß cña doanh nh©n. Bëi lÏ, doanh nh©n g¾n liÒn víi doanh nghiÖp, lμ ng−êi ®iÒu hμnh doanh nghiÖp - mét tæ chøc kinh tÕ cña x· héi, t¹o ra søc m¹nh kinh tÕ cña x· héi, quèc gia, ®ang cïng ®Êt n−íc héi nhËp ngμy cμng s©u, réng vμo nÒn kinh tÕ thÕ giíi. Ở góc độ này, nhìn một cách tổng quát, doanh nhân như là một trong những động lực thúc đẩy doanh nghiệp lớn mạnh, kinh tế, xã hội phát triển, là lực lượng "xung trận" trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trß kinh tÕ cña doanh nh©n cã thÓ ®−îc xem xÐt ë c¸c néi dung c¬ b¶n sau: a) Vai trß cña doanh nh©n trong qu¸ tr×nh ®¸p øng yªu cÇu thÞ tr−êng: Doanh nh©n lμ chñ thÓ cña bªn cung hμng hãa, lμ chñ thÓ bªn cÇu ®èi víi thÞ tr−êng c¸c yÕu tè s¶n xuÊt, t¹o nªn c©n ®èi cung - cÇu cña nÒn KTTT. Lý thuyÕt cña nÒn KTTT cã néi dung träng t©m vμ cèt lâi lμ quan hÖ cung - cÇu víi bªn cung (ng−êi b¸n) vμ bªn cÇu (ng−êi mua). Sù cä x¸t 2 lùc l−îng nμy trªn thÞ tr−êng t¹o nªn c©n b»ng cung - cÇu ë c¸c thÞ tr−êng riªng biÖt; c¸c c©n b»ng c¸c thÞ tr−êng riªng biÖt t¹o nªn c©n b»ng chung cña nÒn kinh tÕ. Doanh nh©n lμ ng−êi ®iÒu hμnh doanh nghiÖp, lμ ng−êi ra quyÕt ®Þnh cña doanh nghiÖp, do ®ã lμ chñ thÓ ra quyÕt ®Þnh cña bªn cung hμng hãa, ®ång thêi lμ bªn cÇu c¸c yÕu tè s¶n xuÊt (xem s¬ ®å bªn d−íi). H×nh sè 1.1 Trªn thùc tÕ cña kinh doanh hiÖn ®¹i, nhiÒu doanh nh©n kh«ng chØ kinh doanh theo quan niÖm lý thuyÕt nªu trªn mμ hä cßn tËn dông c¶ c¸c c¬ héi kinh doanh trªn c¬ së ®øng vÒ phÝa cÇu hμng hãa vμ phÝa cung yÕu tè s¶n xuÊt. C¸c doanh nghiÖp m«i giíi, t− vÊn tiªu dïng võa cã chøc n¨ng nèi dμi c¸nh tay cung øng hμng hãa cña c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt, võa cã chøc n¨ng ®¹i ThÞ tr−êng hμng ho¸ ThÞ tr−êng c¸c yÕu tè s¶n xuÊt Ng−êi tiªu dïng së h÷u c¸c yÕu tè s¶n xuÊt Doanh nghiÖp (doanh nh©n ®¹i diÖn) Cung CÇu Cung CÇu 29 diÖn cho ng−êi tiªu dïng trong cuéc ch¬i cung - cÇu víi bªn cung. Trªn thÞ tr−êng yÕu tè s¶n xuÊt, nhiÒu doanh nh©n ®· chän lÜnh vùc kinh doanh cña m×nh lμ cung øng nguån lùc nh− m«i giíi, cung øng lao ®éng, mua b¸n bÊt ®éng s¶n, kinh doanh v¨n phßng ®Þa èc, cung øng dÞch vô tÝn dông - cho vay vèn. Trong cuéc cä x¸t cung - cÇu, vÒ mÆt nguyªn lý, c¶ 2 bªn ®Òu b×nh ®¼ng víi nhau vμ kÕt côc cuéc ch¬i lμ t¹o nªn c©n b»ng cung - cÇu víi gi¸ c¶ vμ s¶n l−îng c©n b»ng, tháa m·n c©n b»ng thÆng d− s¶n xuÊt vμ thÆng d− tiªu dïng (tr¹ng th¸i hai bªn ®Òu th¾ng: Win - Win). Tuy nhiªn, xÐt vÒ vai trß kinh tÕ, doanh nh©n lμ ng−êi t¹o lËp thÞ tr−êng (market maker) râ rÖt. MÆc dï trong nÒn KTTT s¶n xuÊt ph¶i dùa trªn nhu cÇu, ph¶i ®¸p øng nhu cÇu thÞ tr−êng nh−ng chÝnh doanh nh©n lμ ng−êi biÕt ph©n tÝch nhu cÇu, ®Þnh h−íng nhu cÇu..., tõ ®ã cã c¸c quyÕt ®Þnh s¶n xuÊt phï hîp. VÒ phÝa cung, doanh nh©n lμ ng−êi s¸ng t¹o, ®éc ®¸o trong s¶n xuÊt hμng hãa, c¶i tiÕn mÉu m·, kiÓu d¸ng, mÇu s¾c, t×m ra c¸ch thøc s¶n xuÊt (c«ng nghÖ) rÎ h¬n ®Ó ®¸p øng nhu cÇu lu«n biÕn ®éng vμ ph¸t triÓn cña x· héi. Trªn thÞ tr−êng yÕu tè s¶n xuÊt, vai trß t¹o lËp thÞ tr−êng cña doanh nh©n còng thÓ hiÖn rÊt râ nÐt. NÕu kh«ng cã sù can thiÖp cña nhμ n−íc, chÝnh doanh nh©n lμ ng−êi chñ ®éng vμ quyÕt ®Þnh trong c©n b»ng gi¸ vμ l−îng trªn c¸c thÞ tr−êng lao ®éng, ®Êt ®ai vμ vèn. ViÖc doanh nh©n cã vai trß t¹o lËp thÞ tr−êng trong c©n b»ng cung cÇu buéc nhμ n−íc (chÝnh phñ) ph¶i cã nh÷ng biÖn ph¸p can thiÖp b»ng luËt ph¸p theo h−íng b¶o vÖ lîi Ých cña x· héi nh− khuyÕn khÝch c¹nh tranh - chèng ®éc quyÒn, ban hμnh gi¸ tèi thiÓu vÒ l−¬ng, vÒ l·i suÊt vèn, khuyÕn khÝch vμ n©ng cao vai trß cña hiÖp héi ng−êi tiªu dïng, cña c«ng ®oμn trong cuéc ch¬i cung - cÇu cña thÞ tr−êng. Bªn c¹nh c¸c biÖn ph¸p ph¸p lý, x· héi cßn t¹o nªn d− luËn vμ thËm chÝ g©y ¸p lùc vÒ mÆt ®¹o ®øc ®Ó c¸c doanh nghiÖp vμ doanh nh©n ph¸t huy ®¹o ®øc kinh doanh, chèng c¸c xu h−íng l¹m dông quyÒn lùc cña ng−êi t¹o lËp thÞ tr−êng... Bμn vÒ vai trß nμy, häc gi¶ Frank H. Knight cho r»ng, doanh nh©n cã vai trß lμ ng−êi chñ ®éng t¹o lËp xu h−íng ph¸t triÓn cña nhu cÇu thÞ tr−êng t−¬ng lai, nh− vËy doanh nh©n lμ ng−êi ®Þnh h−íng kiÕn t¹o thÞ tr−êng. Khi thùc hiÖn vai trß kiÕn t¹o thÞ tr−êng t−¬ng lai, doanh nh©n ph¶i ®èi mÆt víi t×nh tr¹ng th«ng tin kh«ng ®Çy ®ñ, ®èi mÆt víi rñi ro. ChÝnh phÈm chÊt tù tin, s¸ng t¹o, kh¶ n¨ng chÊp nhËn rñi ro ®· cho phÐp doanh nh©n chñ ®éng thùc hiÖn vai trß nμy. Josepth A. Schumpeter l¹i cho r»ng, chÝnh kh¶ n¨ng chÊp nhËn rñi ro vμ n¨ng lùc s¸ng t¹o cña doanh nh©n ®· gióp hä thùc hiÖn vai trß dÉn d¾t thÞ 30 tr−êng. Theo Schumpeter, kh«ng gièng víi s¸ng t¹o cña nhμ khoa häc, nhμ ph¸t minh lμ nh÷ng ng−êi s¸ng t¹o c¸i míi, ãc s¸ng t¹o cña doanh nh©n lμ ë chç hä biÕt c¸ch øng dông c¸c s¸ng chÕ vÒ mÆt tæ chøc s¶n xuÊt sao cho chi phÝ ®ñ thÊp ë møc ®¸p øng nhu cÇu cña thÞ tr−êng vÒ gi¸ thμnh. Nh− vËy, doanh nh©n lμ ng−êi ®Þnh h−íng c¸c c«ng nghÖ s¶n xuÊt míi vμ sö dông c¸c vËt liÖu míi. NhiÒu ph¸t minh, s¸ng chÕ nghiªn cøu bëi c¸c nhμ khoa häc nÕu kh«ng ®−îc ¸p dông bëi doanh nh©n sÏ chØ lμ c¸c tËp hå s¬ hay vËt mÉu chÕt trong phßng thÝ nghiÖm. ChÝnh doanh nh©n ®Þnh h−íng ®−îc thÞ tr−êng vμ gióp cho c¸c ph¸t minh ®i vμo cuéc sèng. Do vËy, phÇn th−ëng cho ãc s¸ng t¹o vμ tÝnh m¹o hiÓm cña doanh nh©n cã thÓ rÊt lín - tïy theo møc ®é s¸ng t¹o vμ rñi ro cña doanh nh©n. Fiedrich A. Hayek - mét nhμ lý thuyÕt hiÖn ®¹i vÒ KTTT - ph©n tÝch: Vai trß cña doanh nh©n trong cuéc ch¬i thÞ tr−êng cÇn ®−îc xem xÐt trong khu«n khæ kinh tÕ häc hiÖn ®¹i - v−ît qua c¸ch thøc ph©n tÝch cña kinh tÕ häc cæ ®iÓn vμ t©n cæ ®iÓn. Khi ra quyÕt ®Þnh s¶n xuÊt, doanh nh©n kh«ng ph¶i chØ dùa vμo th«ng tin gi¸ c¶ cña thÞ tr−êng (nh− ph¸i t©n cæ ®iÓn lËp luËn); anh ta ph¶i thu thËp rÊt nhiÒu lo¹i th«ng tin vÒ thÞ tr−êng t−¬ng lai ®Ó cã quan ®iÓm cña riªng m×nh vÒ thÞ tr−êng t−¬ng lai - c¬ së chñ yÕu ®Ó ra quyÕt ®Þnh s¶n xuÊt. Nh− vËy, doanh nh©n kh«ng ph¶i lμ ng−êi thô ®éng ph¶n øng tr−íc th«ng tin gi¸ c¶ thÞ tr−êng ®Ó ra quyÕt ®Þnh cung hμng hãa mμ anh ta lμ ng−êi chñ ®éng thu thËp, ph©n tÝch th«ng tin, sau khi h×nh thμnh quan ®iÓm riªng cña m×nh vÒ thÞ tr−êng t−¬ng lai míi ®i ®Õn quyÕt ®Þnh s¶n xuÊt. b) Vai trß cña doanh nh©n trong tæ chøc sö dông c¸c nguån lùc s¶n xuÊt: Theo lý thuyÕt KTTT, doanh nghiÖp lμ n¬i tæ chøc sö dông c¸c yÕu tè nguån lùc s¶n xuÊt vμ doanh nh©n lμ ng−êi quyÕt ®Þnh viÖc tæ chøc nμy. Trong mèi quan hÖ gi÷a nguån lùc vμ doanh nh©n th× doanh nh©n lμ ng−êi chñ ®éng, tÝch cùc trong tæ chøc sö dông nguån lùc. Vai trß chñ ®éng, tÝch cùc trong tæ chøc sö dông nguån lùc thÓ hiÖn ë c¶ hai cÊp ®é: cÊp ®é doanh nghiÖp vμ cÊp ®é nÒn kinh tÕ. ë cÊp ®é doanh nghiÖp, theo Harvey Leibestein, doanh nh©n cã vai trß c¶i thiÖn hiÖu qu¶ s½n cã cña doanh nghiÖp trong sö dông c¸c nguån lùc. Leibestein gi¶i thÝch: do c¹nh tranh nhau, c¸c doanh nghiÖp lu«n cã môc tiªu n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông nguån lùc, trong khi ®ã doanh nghiÖp lu«n ph¶i ®èi mÆt víi vÊn ®Ò nan gi¶i lμ t×nh tr¹ng kÐm hiÖu qu¶ trong sö dông nguån lùc. VÊn ®Ò lμ ë chç, khi sö dông nguån nh©n lùc, chÝnh nh÷ng ng−êi lμm c«ng ¨n l−¬ng (ng−êi lao ®éng trong doanh nghiÖp) lμ ng−êi quyÕt ®Þnh møc ®é quan t©m, lßng nhiÖt t×nh, tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cña hä víi c«ng viÖc. Ng−êi lao 31 ®éng lμ nh÷ng c¸ nh©n ®éc lËp vμ hä cã thÓ (vμ cã quyÒn) theo ®uæi c¸c môc tiªu riªng, nhiÒu khi kh«ng ®ång h−íng, thËm chÝ m©u thuÉn víi môc tiªu cña chñ doanh nghiÖp. Sù kh«ng ®ång t×nh, m©u thuÉn vÒ môc tiªu, ®éng lùc gi÷a ng−êi lao ®éng vμ chñ doanh nghiÖp lμm suy yÕu n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp vμ vÒ l©u dμi sÏ lμm suy tho¸i, tan r· doanh nghiÖp. ChÝnh doanh nh©n lμ ng−êi chñ ®éng t×m kiÕm c¸c gi¶i ph¸p gi¶i quyÕt t×nh tr¹ng nan gi¶i nμy. ë cÊp ®é nÒn kinh tÕ, doanh nh©n lμ ng−êi chñ ®éng vμ tÝch cùc trong qu¸ tr×nh t¸i c¬ cÊu, t¸i ph©n bæ c¸c nguån lùc cña x· héi ®Ó nÒn kinh tÕ ngμy cμng cã hiÖu qu¶ h¬n vμ n¨ng lùc c¹nh tranh cao h¬n. ViÖc t¸i c¬ cÊu, t¸i ph©n bæ c¸c nguån lùc cña x· héi ®Ó ®¹t møc hiÖu qu¶ cao h¬n chÝnh lμ vai trß cña thÞ tr−êng nãi chung. Tuy nhiªn, còng lμ c¬ thÕ thÞ tr−êng nh−ng cã nh÷ng quèc gia cã sù ph¸t triÓn hiÖu qu¶ h¬n h¼n c¸c quèc gia kh¸c. YÕu tè quyÕt ®Þnh ë ®©y kh«ng ph¶i lμ ë b¶n th©n c¬ chÕ thÞ tr−êng (kh«ng ph¶i quèc gia nμo cã thÞ tr−êng nhiÒu h¬n, triÖt ®Ó h¬n th× cã hiÖu qu¶ nhiÒu h¬n). Cuéc khñng ho¶ng tμi chÝnh hiÖn nay ë Mü vμ nhiÒu n¬i trªn thÕ giíi còng chøng minh cho lËp luËn nμy - mét lËp luËn cèt lâi cña ph¸i t©n cæ ®iÓn vμ ®Ønh cao lμ thuyÕt Regan (Reganomics). YÕu tè quyÕt ®Þnh ë ®©y còng kh«ng h¼n chØ lμ vai trß cña nhμ n−íc m¹nh hay yÕu, giái hay kh«ng giái. YÕu tè quyÕt ®Þnh ë ®©y chÝnh lμ vai trß cña ®éi ngò doanh nh©n. c) Vai trß cña doanh nh©n trong qu ¸tr×nh vËn ®éng, ph¸t triÓn cña thÞ tr−êng: Tinh thÇn, kh¶ n¨ng s¸ng t¹o céng víi tinh thÇn chÊp nhËn rñi ro cña doanh nh©n gióp cho doanh nh©n cã kh¶ n¨ng sèng sãt vμ ph¸t triÓn trong c¹nh tranh. Tuy nhiªn, xÐt vÒ khÝa c¹nh c©n b»ng thÞ tr−êng th× chÝnh tinh thÇn s¸ng t¹o vμ chÊp nhËn rñi ro cña doanh nh©n l¹i g¾n cho doanh nh©n vai trß ph¸ vì c©n b»ng vμ t¹o lËp c©n b»ng míi cña thÞ tr−êng. Thùc vËy, viÖc ¸p dông liªn tôc c¸c s¸ng kiÕn tæ chøc s¶n xuÊt, sö dông vËt liÖu míi, khai th¸c thÞ tr−êng míi cã quy luËt tÝch tô sù biÕn ®æi vÒ l−îng dÉn ®Õn biÕn ®æi vÒ chÊt. §Õn mét thêi ®iÓm nμo ®ã, sù c©n b»ng thÞ tr−êng cò sÏ bÞ ph¸ vì vμ h×nh thμnh nªn c©n b»ng míi. Ta thÊy, trong sù vËn ®éng cña thÞ tr−êng, hμng lo¹t ngμnh nghÒ hoÆc hμng lo¹t doanh nghiÖp bÞ lo¹i khái thÞ tr−êng vμ hμng lo¹t ngμnh hoÆc doanh nghiÖp míi l¹i cã thÓ xuÊt hiÖn tham gia thÞ tr−êng. Trong cuéc ch¬i cã tÝnh may rñi ®ã cña thÞ tr−êng, sù ®æ vì, ph¸ s¶n, th¸o lui cña mét ngμnh hoÆc doanh nghiÖp chØ lμ sù ®æ vì mang tÝnh s¸ng t¹o, t¹o mÇm cho mét ngμnh hoÆc doanh nghiÖp kh¸c h×nh thμnh. Trong cuéc ch¬i nμy, vai trß cña doanh nh©n nh− nh÷ng ng−êi trùc tiÕp tham gia, võa ph¸ vì c©n b»ng cò võa t¹o lËp c©n b»ng míi, lμ vai trß tÝch cùc, mang tÝnh tiÕn bé. d) Vai trò của doanh nhân trong hội nhập kinh tế quốc tế: 32 Đại hội lần thứ VI của Đảng đã tạo bước ngoặt quan trọng trong nhận thức và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được đẩy mạnh và có những bước đột phá lớn từ Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991). Hiện nay, nước ta đã hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới, vào thể chế kinh tế toàn cầu với việc chính thức trở thành thành viên của WTO. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong tiến trình đó, doanh nghiệp và doanh nhân là chủ thể thực hiện hội nhập, là động lực quan trọng và then chốt, có vai trò quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác, qua đó góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên chính trường và thương trường quốc tế. Thø hai, vai trß x· héi cña doanh nh©n. Trong lý thuyÕt kinh tÕ cæ ®iÓn, Ýt khi ng−êi ta bμn ®Õn vai trß x· héi cña doanh nh©n mμ hÇu nh− chØ bμn vÒ vai trß kinh tÕ. Kinh tÕ häc cæ ®iÓn ®· gi¶ ®Þnh doanh nghiÖp chØ nh− nh÷ng tæ chøc kinh tÕ cã môc tiªu lîi nhuËn vμ doanh nh©n nh− nh÷ng «ng chñ chØ biÕt ch¹y theo lîi Ých kinh tÕ cña giíi chñ. Ngμy nay, trªn thùc tÕ, ngμy cμng xuÊt hiÖn nhiÒu doanh nh©n, nhÊt lμ nhãm doanh nh©n thμnh ®¹t thùc hiÖn rÊt nhiÒu chøc n¨ng vμ c«ng viÖc mang tÝnh x· héi, ®Þnh h×nh xu h−íng hμnh vi cho céng ®ång doanh nh©n nãi chung, cho phÐp chóng ta cã thÓ kh¼ng ®Þnh vai trß x· héi cña doanh nh©n. Trong d− luËn x· héi, h×nh ¶nh ®iÓn h×nh cña doanh nh©n kh¸t khao lîi nhuËn, ra søc bãc lét c«ng nh©n, tËn dông x· héi b»ng mäi thñ ®o¹n (vi ph¹m quyÒn cña ng−êi lao ®éng, bãc lét trÎ em, tr¶ l−¬ng rÎ m¹t, hèi lé chÝnh quyÒn, c©u kÕt víi x· héi ®en, vi ph¹m quy ®Þnh m«i tr−êng, bÊt chÊp d− luËn x· héi...) dÇn dÇn ®−îc thay thÕ bëi h×nh ¶nh doanh nh©n ®iÓn h×nh biÕt kiÕm tiÒn giái nh−ng lμm c¸c c«ng t¸c x· héi còng giái vμ thùc hiÖn c¸c môc tiªu x· héi còng giái (lμm tõ thiÖn, chi cho c¸c môc ®Ých x· héi...). Cã thÓ kh¸i qu¸t vai trß x· héi cña doanh nh©n ë 3 néi dung sau: a) Gi¶i quyÕt viÖc lμm, t¹o c©n b»ng trªn thÞ tr−êng lao ®éng, gãp phÇn gi÷ æn ®Þnh x· héi: Vai trß nμy doanh nh©n g¾n liÒn víi vai trß cña doanh nghiÖp. Doanh nghiÖp cã vai trß chÝnh trong gi¶i quyÕt viÖc lμm, nhÊt lμ ®èi víi c¸c x· héi ®ang ph¸t triÓn, thÊt nghiÖp nhiÒu. §èi víi c¸c nÒn kinh tÕ ®· ph¸t triÓn cao, t×nh tr¹ng thÊt nghiÖp c¬ cÊu vÉn ë møc ®¸ng lo ng¹i. C¸c xu h−íng di d©n quèc tÕ vμ chuyÓn dÞch ®Çu t− trùc tiÕp ®· gãp phÇn to lín trong gi¶i quyÕt viÖc lμm theo h−íng t¸i ph©n bæ nguån lùc ®Çu t− vμ nguån lùc lao ®éng mét 33 c¸ch hîp lý, hiÖu qu¶ nhÊt. Tuy nhiªn, xÐt ®Õn cïng, ë c¶ hai nhãm quèc gia (giμu vμ nghÌo), vai trß cña c¸c doanh nghiÖp, doanh nh©n trong gi¶i quyÕt viÖc lμm lμ kh«ng thÓ phñ nhËn. Thùc hiÖn vai trß nμy, doanh nh©n lμ ng−êi chñ chèt ra c¸c quyÕt ®Þnh vÒ chiÕn l−îc kinh doanh, lùa chän c«ng nghÖ, sè l−îng nh©n c«ng vμ c¬ cÊu nh©n lùc sö dông. b) Doanh nh©n tÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng tõ thiÖn, gãp phÇn cïng Nhμ n−íc gióp ®ì c¸c nhãm x· héi chÞu thiÖt thßi: ViÖc doanh nh©n tÝch cùc lμm tõ thiÖn kh«ng chØ là hiÖn t−îng mμ ®· trë thμnh phong trμo, thμnh ho¹t ®éng th−êng xuyªn. ë ®©y cã 3 lý do ®Ó doanh nh©n lμm tõ thiÖn. Thø nhÊt, doanh nh©n lμ nh÷ng ng−êi cã thu nhËp cao, tÝch lòy ®−îc nhiÒu tμi s¶n, thuéc nhãm trªn cña giíi ng−êi giμu; trong khi ®ã, trong x· héi KTTT tån t¹i mét tÇng líp nh÷ng ng−êi gÆp khã kh¨n vÒ tμi chÝnh, chÞu thiÖt thßi trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn mμ c¬ chÕ an sinh x· héi kh«ng gi¶i quyÕt ®−îc triÖt ®Ó. Tù c¸i t©m cña doanh nh©n dÉn d¾t hä ®i ®Õn c¸c quyÕt ®Þnh tõ thiÖn. §ã lμ mét phong c¸ch thÓ hiÖn ch÷ t©m cña ng−êi thμnh ®¹t vμ may m¾n, còng lμ hμnh vi biÕt ¬n x· héi ®· cho hä sù thμnh ®¹t vÒ tμi chÝnh, lμ ph−¬ng c¸ch gi¶i táa t©m lý, thÓ hiÖn quyÒn lùc khi ®· tÝch lòy ®−îc l−îng tμi s¶n nhÊt ®Þnh. Thø hai, lμm tõ thiÖn kÕt hîp víi truyÒn th«ng lμ ph−¬ng c¸ch ®Ó doanh nh©n tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o, ®¸nh bãng tªn tuæi cña m×nh vμ cña doanh nghiÖp. §iÒu nμy thÓ hiÖn rÊt râ ë chç khi nμo ho¹t ®éng tõ thiÖn g¾n liÒn víi qu¶ng c¸o, tuyªn truyÒn trªn ph−¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng th× quy m« vμ møc ®é tõ thiÖn ë møc cao râ rÖt. ë ®©y, doanh nh©n lμm tõ thiÖn nh− mét viÖc lμm ®Ó ®¸nh ®æi lÊy thanh danh, uy tÝn, qu¶ng b¸ th−¬ng hiÖu c¸ nh©n vμ doanh nghiÖp. Tuy vËy, víi ®éng c¬ nμy, doanh nh©n vÉn cã vai trß ®ãng gãp mét nguån tμi chÝnh ®¸ng kÓ gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò x· héi. Thø ba, doanh nh©n thùc sù cã nhu cÇu sö dông tμi s¶n, tiÒn b¹c cña m×nh cho c¸c môc tiªu phi lîi nhuËn. Tr−íc ®©y, nhiÒu doanh nh©n do ch−a cã ®Þnh h−íng tiªu dïng tμi s¶n, th−êng chØ biÕt di chóc l¹i cho hËu thÕ sö dông tμi s¶n m×nh sau khi chÕt nh− thÕ nμo. Gièng nh− A. Nobel ®· dμnh phÇn lín tμi s¶n cña m×nh lËp nªn gi¶i th−ëng Nobel nèi tiÕng, nhiÒu doanh nh©n ®· hiÕn tÆng phÇn lín tμi s¶n cho nhμ thê, cho chÝnh quyÒn, lËp c¸c quü tõ thiÖn hoÆc ®ãng gãp vμo c¸c quü tõ thiÖn phi lîi nhuËn. Ngμy nay, theo g−¬ng Bill Gate, nhiÒu doanh nh©n cã xu h−íng sö dông tμi s¶n khæng lå cña m×nh ngay tõ lóc cßn sèng, cßn kháe m¹nh. Møc ®é vμ quy m« ®ãng gãp cña doanh nh©n trong c¸c ho¹t ®éng tõ thiÖn, phi lîi nhuËn rÊt kh¸c nhau. §iÒu nμy tïy thuéc vμo quy m« tμi s¶n tÝch lòy, vμo nh©n c¸ch, c¸ tÝnh vμ ®Æc ®iÓm gia ®×nh cña tõng doanh nh©n. MÆt kh¸c, cßn tïy thuéc vμo c¬ chÕ cña x· héi vμ ý thøc, d− luËn x· héi ®èi víi viÖc nμy. Tuy nhiªn, xu h−íng chung lμ phong trμo doanh nh©n lμm tõ thiÖn cã chiÒu h−íng t¨ng lªn 34 vμ møc ®é lμm tõ thiÖn ngμy cμng cao. Ýt cã con sè thèng kª ®¸nh gi¸ quy m« tuyÖt ®èi cña giíi doanh nh©n lμm tõ thiÖn nh−ng ch¾c ch¾n ®ã lμ con sè ®¸ng kÓ. Th«ng qua lμm tõ thiÖn, doanh nh©n ®· cïng Nhμ n−íc gióp ®ì nh÷ng ng−êi yÕu thÕ nhÊt, thiÖt thßi nhÊt, gãp phÇn lμm gi¶m xung ®ét x· héi, ®ãng gãp hoμn thiÖn hÖ thèng an sinh x· héi. c) Vai trß t¹o lËp vμ ph¸t triÓn v¨n hãa doanh nghiÖp, x©y dùng c¸c tæ chøc x· héi víi c¸c gi¸ trÞ tiªn tiÕn: Doanh nghiÖp kh«ng nh÷ng chØ lμ mét ®¬n vÞ kinh tÕ mμ cßn lμ mét tÕ bμo x· héi. Trong nÒn KTTT hiÖn ®¹i, c¸c doanh nh©n cμng coi träng tÝnh chÊt tÕ bμo x· héi cña doanh nghiÖp. Trong tÕ bμo x· héi doanh nghiÖp, doanh nh©n lμ ng−êi kiÕn t¹o, ph¸t triÓn c¸c gi¸ trÞ cèt lâi cña v¨n hãa doanh nghiÖp. V¨n hãa doanh nghiÖp ph¶i lμ v¨n hãa tiªn tiÕn, ph¸t huy c¸c yÕu tè m¹nh cña v¨n hãa d©n téc. Nãi c¸ch kh¸c, v¨n hãa doanh nghiÖp hiÖn ®¹i th−êng lμ v¨n hãa tiªn tiÕn, ®Þnh h−íng cho ph¸t triÓn v¨n hãa cña x· héi. Ngay tõ thÕ kû 18, ¤-oen ®· thÝ ®iÓm thùc hμnh m« h×nh tæ chøc mét doanh nghiÖp - x· héi thu nhá víi −íc m¬ lμ x©y dùng m« h×nh lý t−ëng cho x· héi loμi ng−êi víi c¸c nguyªn t¾c c«ng b»ng, b×nh ®¼ng, b¸c ¸i. Ngμy nay, cμng ngμy cμng cã nhiÒu doanh nh©n thùc hμnh x©y dùng m« h×nh doanh nghiÖp víi c¸c gi¸ trÞ, v¨n hãa tiªn tiÕn, thu hót ®−îc ng−êi lao ®éng coi doanh nghiÖp nh− ng«i nhμ cña m×nh, thu phôc lßng trung thμnh cña hä, t¹o m«i tr−êng lμnh m¹nh, s¸ng t¹o cho ng−êi lao ®éng lμm viÖc víi n¨ng suÊt cao. Thø ba, vai trß chÝnh trÞ cña doanh nh©n. Vai trß chÝnh trÞ cña doanh nh©n thÓ hiÖn ë hai néi dung chÝnh: a) doanh nh©n gióp søc cïng víi chÝnh phñ t¹o nªn søc m¹nh quèc gia, gi÷ æn ®Þnh vμ bÒn v÷ng cho thÓ chÕ chÝnh trÞ; b) h×nh thμnh ®éi ngò doanh nh©n nh− mét bé phËn cÊu thμnh kh«ng thÓ thiÕu trong c¬ cÊu x· héi hiÖn ®¹i, mét lùc l−îng chÝnh trÞ cã søc m¹nh trong x· héi. a) Cïng víi chÝnh phñ, nhμ n−íc gi÷ æn ®Þnh vμ tÝnh bÒn v÷ng cho thÓ chÕ chÝnh trÞ: Ngμy nay, ®èi víi ng−êi ®øng ®Çu chÝnh phñ, nhμ n−íc, vai trß cña doanh nghiÖp, doanh nh©n trong viÖc thÓ hiÖn søc m¹nh quèc gia, gi÷ v÷ng thÓ chÕ chÝnh trÞ cμng ngμy cμng trë nªn râ rμng vμ cÊp thiÕt. C¸c nguyªn thñ quèc gia khi giao l−u ®èi ngo¹i hoÆc muèn triÓn khai c¸c chiÕn l−îc, kÕ ho¹ch cña m×nh ®Òu ph¶i sö dông c¸c doanh nh©n, doanh nghiÖp nh− mét lùc l−îng nßng cèt. §éi ngò doanh nh©n ®−îc chän läc ®i theo c¸c vÞ l·nh ®¹o trong th¨m viÕng ngo¹i giao th−êng ®¹i diÖn cho c¸c ngμnh träng ®iÓm thùc hiÖn c¸c ý ®å chÝnh trÞ vμ ®éi ngò nμy hËu thuÉn cho c¸c nhμ chÝnh trÞ trong ®μm ph¸n, 35 qu¶ng b¸ h×nh ¶nh, ký kÕt c¸c v¨n kiÖn chiÕn l−îc hoÆc hiÖp −íc ®èi ngo¹i. Ngay trong viÖc triÓn khai c¸c chiÕn l−îc kinh tÕ trong n−íc, ®éi ngò doanh nh©n lμ ®éi ngò tiªn phong, t¹o khëi ®Çu cho c¸c kÕ ho¹ch träng ®iÓm. ë ®©y, vai trß cña doanh nh©n thÓ hiÖn rÊt râ, hä cÇn sù hç trî, t¹o m«i tr−êng cña Nhμ n−íc, nh−ng ng−îc l¹i, chÝnh hä l¹i gãp phÇn ®¾c lùc cho nhμ n−íc thùc hiÖn c¸c kÕ ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ, nh− James Gibson nhμ kinh tÕ häc MÜ tõng ®¸nh gi¸ vμ kh¼ng ®Þnh: c¸c doanh nh©n lμ mét lùc l−îng quan träng nhÊt trong nÒn kinh tÕ. Qua ®ã ®éi ngò c¸c doanh nh©n gãp phÇn gi÷ ®−îc æn ®Þnh x· héi, b¶o vÖ thÓ chÕ chÝnh trÞ. b) Doanh nh©n h×nh thμnh mét ®éi ngò, mét tÇng líp cã tiÕng nãi ngμy cμng cã träng l−îng trong c¬ cÊu x· héi. Trong lý luËn kinh tÕ cæ ®iÓn, nhÊt lμ trong lý luËn kinh tÕ cña C. M¸c vμ c¸c hËu duÖ cña «ng (ph¸i b¶o thñ), doanh nh©n chÝnh lμ c¸c nhμ t− b¶n vμ c¸c nhμ qu¶n trÞ lμm thuª bËc cao trung thμnh víi chñ. Hä t¹o thμnh giai cÊp t− s¶n cã vÞ trÝ thèng trÞ x· héi vμ ®èi lËp lîi Ých víi sè ®«ng lμ giai cÊp c«ng nh©n. Ngμy nay, lý luËn vÒ KTTT kh«ng xÐt l¸t c¾t c¬ cÊu giai cÊp theo kiÓu truyÒn thèng lμ l¸t c¾t chÝnh ®Ó nh×n nhËn cÊu tróc vμ ®éng lùc ph¸t triÓn x· héi. C¬ cÊu nhãm lîi Ých trë nªn ®−îc coi träng vμ c¸ch tiÕp cËn nμy kh«ng nh÷ng gióp lý gi¶i b¶n chÊt cña x· héi mμ cßn lý gi¶i ®−îc ®éng lùc vμ xu h−íng ph¸t triÓn cña x· héi hiÖn ®¹i. C¸c doanh nh©n lμ nh÷ng ng−êi −u tó vÒ n¨ng lùc, nh©n c¸ch, cã nhiÒu tμi s¶n vμ søc ¶nh h−ëng cao h¬n c¸c nhãm x· héi kh¸c. §éi ngò doanh nh©n h×nh thμnh mét tÇng líp cã nh÷ng ®Æc ®iÓm x· héi riªng, cã vÞ thÕ riªng, cã c¸c quan t©m vμ ®éng lùc hμnh vi riªng. Trong c¬ cÊu x· héi hiÖn ®¹i, doanh nh©n th−êng ®−îc coi lμ giíi chñ gãp phÇn t¹o nªn c¬ cÊu ba bªn: giíi chñ - giíi lμm c«ng - nhμ n−íc. Trong quan hÖ ba bªn nμy, doanh nh©n - giíi chñ kh«ng ph¶i lμ giai cÊp ®èi lËp lîi Ých víi c«ng nh©n mμ lμ giíi cã quan hÖ céng t¸c víi vai trß hç trî nhau. Trong cÊu tróc cña x· héi KTTT hiÖn ®¹i, tÇng líp doanh nghiÖp víi t− c¸ch lμ mét nhãm, mét tÇng líp x· héi, kh«ng bÞ mÊt ®i hoÆc trë thμnh giai cÊp ph¶n ®éng, mμ hä cã vai trß chÝnh trÞ nh− mét tÇng líp tinh hoa trong lμm kinh tÕ, kinh doanh, trong viÖc t¹o viÖc lμm cho x· héi, do vËy hä cã uy tÝn ngμy cμng cao, cã tiÕng nãi cμng ngμy cμng cã träng l−îng trong c¬ cÊu x· héi, nhiÒu khi hä trë thμnh mét lùc l−îng chÝnh trÞ cã søc m¹nh ®¸ng kÓ. ë nhiÒu n−íc ph¸t triÓn, c¸c ®¶ng ph¸i chÝnh trÞ th−êng ph¶i dùa trªn søc m¹nh kinh tÕ vμ sù quyªn gãp tμi chÝnh cña doanh nghiÖp, doanh nh©n ®Ó tranh cö trong c¸c chiÕn 36 dÞch bÇu cö. Khi muèn nãi lªn tiÕng nãi hoÆc thÓ hiÖn quyÒn lùc chÝnh trÞ cña m×nh, giíi doanh nh©n còng lμ giíi cã tiÕng nãi nÆng ký buéc c¸c thÓ chÕ chÝnh trÞ ph¶i ®Ó ý vμ c©n nh¾c. NhiÒu nhμ chÝnh trÞ tr−íc khi trë thμnh næi tiÕng vμ cã quyÒn lùc ®· tõng lμ doanh nh©n thμnh ®¹t. ë ViÖt Nam, søc m¹nh chÝnh trÞ cña giíi doanh nh©n ch−a ®−îc c«ng khai thõa nhËn vμ trªn thùc tÕ còng ch−a thÓ hiÖn râ nÐt trªn bÒ næi cña hÖ thèng chÝnh trÞ. Tuy nhiªn, ngμy cμng nhiÒu doanh nh©n tham gia vμo c¬ cÊu quyÒn lùc chÝnh trÞ nh− héi ®ång nh©n d©n, Quèc héi, c¸c hiÖp héi... §¶ng céng s¶n ViÖt Nam còng ®· chÝnh thøc kh«ng cÊm ®¶ng viªn cña m×nh lμm kinh tÕ t− nh©n vμ ngμy cμng cã nhiÒu doanh nh©n lμ ®¶ng viªn. Xu h−íng nμy tÊt yÕu dÉn ®Õn viÖc kh¼ng ®Þnh quyÒn lùc chÝnh trÞ cña doanh nh©n trong t−¬ng lai. NhiÒu ng−êi lo ng¹i xu h−íng nμy sÏ dÉn ®Õn nh÷ng hËu qu¶ vÒ chÝnh trÞ nh− diÔn biÕn hßa b×nh, sù tha hãa cña chÝnh quyÒn, mÊt vai trß l·nh ®¹o cña §¶ng céng s¶n ViÖt Nam. Theo chóng t«i, xu h−íng kh¼ng ®Þnh quyÒn lùc chÝnh trÞ cña doanh nh©n lμ xu h−íng mang tÝnh tÊt yÕu vμ tiÕn bé. Doanh nh©n cã vai trß kinh tÕ rÊt to lín vμ ®· ®−îc §¶ng vμ Nhμ n−íc thõa nhËn, thËm chÝ t«n vinh. ViÖc hä cã vai trß chÝnh trÞ trong c¬ cÊu x· héi, c¬ cÊu quyÒn lùc chÝnh trÞ cμng chøng tá thiÖn chÝ vμ ®−êng lèi d©n chñ, cëi më cña §¶ng vμ Nhμ n−íc ta. H¬n n÷a, doanh nh©n sÏ cã ®ãng gãp tÝch cùc cho sù ph¸t triÓn cña hÖ thèng chÝnh trÞ nãi riªng vμ toμn bé x· héi nãi chung. 1.1.3. Các tố chất cần có của doanh nhân Nền KTTT là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Ở đó sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được quyết định thông qua thị trường. Cơ chế thị trường là tổng hoà các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường là cung - cầu và giá cả thị trường. Cơ chế thị trường đã đặt người tiêu dùng ở vị trí hàng đầu và nhà doanh nghiệp (doanh nhân) là nhân vật trung tâm trong hoạt động thị trường. Nhà doanh nghiệp (doanh nhân) là một nhân tố sống động của cơ chế thị trường. Doanh nhân không đứng ngoài cơ chế thị trường. Không có doanh nhân thì không có cơ chế thị trường. Doanh nhân là đội ngũ lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, thuộc tầng lớp bậc cao của xã hội cả về tài năng, sứ mệnh. Tương xứng với tài năng và sứ mệnh đó, doanh nhân phải có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tương xứng. Giống như các nghề khác, người có thứ bậc cao trong nghề nghiệp cần có đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cá nhân tương xứng. Ví dụ người thầy bậc cao là các giáo sư, nhà giáo nhân dân chắc chắn phải là người 37 có đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cá nhân tương xứng với danh hiệu cao quý về nghề nghiệp. Hoặc các nghề thủ công kỹ nghệ có đội ngũ nghệ nhân đòi hỏi người mang danh hiệu phải có đạo đức tương xứng. Doanh nhân chính là đội ngũ bậc cao trong nghề kinh doanh cũng đòi hỏi đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của doanh nhân. Có người khái quát rằng, doanh nhân là có tài kinh doanh (kiếm tiền giỏi) và gắn với có tài là phải có tâm (làm từ thiện và giải quyết phân phối thu nhập theo chữ Tâm của đạo đức)7. Doanh nhân là người tạo lập thị trường nên doanh nhân nào chỉ biết chạy theo thị trường, làm những gì mọi người đã biết chắc chắn sẽ đi đến thất bại, bị loại khỏi cuộc chơi. Trong khi đó, doanh nhân nào có óc sáng tạo, tiên đoán thị trường, có năng lực định hướng, dẫn dắt thị trường sẽ gặt hái thành công và trở nên có uy tín, có quyền lực thị trường. Trong cơ chế thị trường, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và những mục tiêu cơ bản trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nhân phải là một nhà kinh doanh có kiến thức sâu rộng về công nghệ sản xuất, về kinh tế, tổ chức, về pháp luật và nghệ thuật kinh doanh. Muốn thành công trong sản xuất, kinh doanh, theo chúng tôi, doanh nhân cần có các tố chất sau đây: Thứ nhất, điều cơ bản đầu tiên phải có là tính cần cù, chịu khó, giữ nguyên tắc, nhân hậu và liêm khiết… Chỉ có như vậy mới nâng cao được uy tín của doanh nhân. Uy tín của doanh nhân được hình thành và vun đắp trong hoạt động thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: cách ứng xử, đạo đức, lối sống, quan hệ con người, cách giải quyết công việc… Uy tín của doanh nhân là tài sản vô hình vô giá, nó tạo lợi thế trong cạnh tranh. Khi một doanh nhân có uy tín thì mọi ý kiến, mệnh lệnh, chỉ thị… của ông ta sẽ được cấp dưới tin tưởng, đem hết nhiệt tình và khả năng để thực thi nhiệm vụ. Thứ hai, phải vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có kiến thức toàn diện. Kinh doanh là lĩnh vực đầy rủi ro và mạo hiểm, nếu thiếu kiến thức sẽ có thể dẫn đến hành động liều lĩnh, mù quáng để rồi đi đến chỗ phá sản, hoặc đưa sự nghiệp kinh doanh vào con đường cụt. Do đó, doanh nhân phải là người hiểu biết rộng, thông thạo nghiệp vụ, chuyên môn một cách khái quát, “nhà kinh doanh = giỏi chuyên môn + hiểu rộng”. Đồng thời, biết cách sử dụng những người thông minh, có khả năng hơn mình trong hoạt động sản xuất kinh 7 Nguyễn Trần Bạt (2006), Trạng thái của doanh nhân, Doanh nhân 23-1-2006. 38 doanh và có ý thức đào tạo cán bộ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Doanh nhân không phải là người giỏi nhất trên tất cả lĩnh vực tài chính, kinh tế, luật pháp, công nghệ, tổ chức… Vì thế, điều quan trọng là doanh nhân phải biết thu hút và sử dụng các chuyên gia, những người có tài trên các lĩnh vực đó. Thứ ba, có nhạy cảm trong kinh doanh. Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối chính xác một cơ hội kinh doanh về một, một số, hoặc tất cả các mặt như lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường, tạo thị trường mới, phương thức tiếp thị mới,.. Một cơ hội kinh doanh thực sự là cơ hội có thể tạo ra cho doanh nhân một hay một số ưu thế nào đó để họ có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Những cơ hội có thể là những phát triển mới về phương thức cung cấp dịch vụ, cải tiến sản phẩm, giảm giá,.. Những cơ hội mà doanh nhân có thể nắm bắt được xuất phát từ những thông tin thị trường. Việc nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thông tin về kỹ thuật mới, thị trường mới và nhu cầu mới sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là thông tin này còn ở dưới dạng thông tin chưa đầy đủ và đòi hỏi các doanh nhân một khả năng cảm nhận tốt, một đức tính sáng tạo và khả năng chấp nhận mạo hiểm. Ngoài việc nhạy cảm về các thông tin thị trường, một doanh nhân thành đạt đòi hỏi phải có khả năng cảm nhận về những rủi ro để có chiến lược đối phó. Nếu không có năng lực này, doanh nhân khó có thể tránh được những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Thứ tư, có lòng say mê kinh doanh. Lòng say mê kinh doanh là hứng thú đối với những hoạt động kinh doanh; đó là những tâm tư, tình cảm kích thích con người tham gia kinh doanh. Lòng say mê kinh doanh còn được hiểu theo một cách dân dã, nôm na là có "máu" kinh doanh. Doanh nhân là người xác định nghề nghiêp cuộc đời là hoạt động kinh doanh. Vì thế ngay cả khi chưa trở thành doanh nhân, những người này luôn tìm hiểu, lắng nghe, trao đổi về các hoạt động kinh doanh nói chung hay một lãnh vực kinh doanh nói riêng. Ở họ, thời gian và sức lực được tập trung vào hoạt động kinh doanh. Họ cảm thấy niềm vui và sự thỏa mãn khi hoạt động kinh doanh. Thứ năm, có đầu óc kinh doanh. Có “máu” hay lòng say mê không thôi, chưa đủ. Nhà kinh doanh phải có đầu óc kinh doanh. Người có đầu óc kinh doanh trước hết là người luôn hướng suy nghĩ của mình về hoạt động kinh doanh, luôn tìm hiểu ý nghĩa của các hiện tượng, xem xét các vấn đề trên khía cạnh kinh doanh. Không quá lời khi nói rằng trong cùng một cuộc nói chuyện phiếm, nhiều người nghe thông tin từ người khác như việc giải trí, có người 39 nghe tai này qua tai khác, có người nghe vì lịch sự nhưng chẳng để tâm, nhà kinh doanh nghe thông tin dưới giác độ kinh tế, phát hiện ra ngay những thông tin rời rạc ấy mang lại cho mình cơ hội đầu tư nào?. Lòng say mê kinh doanh là tình cảm đối với hoạt động kinh doanh, ngược lại, đặc tính có đầu óc kinh doanh thể hiện thông qua việc suy nghĩ và giải quyết các vấn đề dựa trên lý trí có tính toán lợi ích, cân nhắc thiệt hơn một cách thận trọng và nhanh chóng. Họ thường không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi nó vừa xuất hiện hay chưa bộc lộ rõ. Họ thường không mắc những sai lầm mang tính "hiển nhiên" trong kinh doanh. Yếu tố đầu óc kinh doanh tạo nên sự khác biệt giữa doanh nhân và người khác. Nhờ yếu tố này mà các doanh nhân nhận thức các vấn đề kinh doanh một cách nhanh chóng và sâu sắc. Ðây cũng là cơ sở mà lòng tự tin, tính chấp nhận rủi ro, tính độc lập tự chủ của doanh nhân được bộc lộ một cách có hiệu quả. Thứ sáu, phải là người rất nhạy bén, biết người biết ta, biết cách lãnh đạo, có tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh phải hết sức tỉnh táo nhanh nhạy, nắm lấy thời cơ, đồng thời phải có tinh thần kiên quyết thực hiện mục tiêu đã định, biết nghệ thuật lãnh đạo và có tài tổ chức quản lý. Điều đó, đòi hỏi doanh nhân phải có quan hệ rộng rãi với công nhân, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp, phải hiểu biết họ và bổ nhiệm họ vào những vị trí thích hợp. Doanh nhân với tư cách người dẫn dắt cộng đồng, người quản lý, nhà lãnh đạo là người xác định mục tiêu và biết đạt mục tiêu thông qua cộng sự và cộng đồng dưới quyền. Đồng thời, phải biết phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Và phải có quan hệ ngoại giao rộng mở và đúng đắn. Thứ bẩy, dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm nhưng tự tin. Nhà tỷ phú người Nhật Konosuke Matsushita đã nói ý: Nếu ta tin vào những nguyên tắc vững chắc đến mức ta sẵn sàng biến chúng thành một bộ phận của con người ta thì không có vấn đề khó khăn nào mà ta không thể đương đầu và vượt qua. Cứ nghĩ tới thành công rồi ta sẽ mặc nhiên tạo ra những hoàn cảnh và những cuộc vận động dẫn tới thành công. Doanh nhân hay chủ doanh nghiệp thường là người làm chủ và chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vai trò này không cho phép họ dựa dẫm vào bất cứ ai, ngay cả những người thân cận hay những cố vấn của mình. Ðiều này đòi hỏi Doanh nhân phải thể hiện tính độc lập trong suy nghĩ, sự dũng cảm và lòng kiên quyết trước các vấn đề đặt ra. Trong kinh doanh, sự thành công hay thất bại bị 40 ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, họ phải hành động nhanh chóng, chớp lấy thời cơ và đặc biệt là không do dự. Thứ tám, phải là người có tinh thần sáng tạo, nhưng thực tế, thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, luôn luôn tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng và chấp hành tốt các pháp luật của Nhà nước. Trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, có nhiều rủi ro trong kinh doanh… đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải năng động hơn, am hiểu thời thế, biết đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, xử lý tình huống thông minh, khoa học. Điều đó khác hẳn với sự võ đoán, áp đặt ý chí chủ quan, gió chiều nào che chiều ấy. Điều đó cũng khác với "luồn lách", kinh doanh "chụp giật", càng khác xa với các hoạt động phi pháp; đầu cơ; làm hàng giả, hàng nhái nhãn, mác, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế… Thứ chín, phải là người có trách nhiệm quốc gia, có tinh thần dân tộc và chủ động, tích cực, sáng tạo trong tổ chức sử dụng nguồn lực. Vai trò chủ động, tích cực của doanh nhân trong tái phân bổ nguồn lực quốc gia lại càng đặt ra những yêu cầu nặng nề đối với doanh nhân và đội ngũ doanh nhân nói chung. Doanh nhân phải là người có trách nhiệm quốc gia, có tinh thần dân tộc để không những khẳng định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn biết đặt doanh nghiệp của mình trong lợi ích quốc gia, góp phần tích cực trong tạo lập, khẳng định năng lực cạnh tranh của ngành và năng lực cạnh tranh quốc gia. Vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong tổ chức sử dụng nguồn lực đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với doanh nhân. Doanh nhân không những phải là nhà tổ chức với óc sáng tạo, năng động mà còn là người lãnh đạo, biết lắng nghe cấp dưới, biết sáng tạo và khẳng định các giá trị và văn hóa của doanh nghiệp, làm yếu tố cơ bản gắn kết và lôi cuốn người lao động giỏi cống hiến cho doanh nghiệp. Tóm lại: Doanh nhân phải là những người có đức, có tài, có gan làm giàu cho đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf160..pdf