Đề tài Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi

Tài liệu Đề tài Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi: BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH -----š›&š›----- KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN Đề tài: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi. Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương Sen Thực hiện: Nhóm 2 Lớp: NCTH4A Khoa: Khoa học & Kỹ thuật máy tính. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2011 .˜™˜ LỜI MỞ ĐẦU ™˜™. Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc (ngày 08 tháng 05 năm 1945), nhìn lại lịch sử nhân loại, ta bỗng giật mình khi nhìn thấy Đức, Nhật, Ý, các nước bại trận trong cuộc chiến khốc liệt đó nay đã trở thành các cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế của Tây Đức thịnh vượng hơn nền kinh tế của Anh, Pháp, mức sống của họ hiện cao nhất ở Tây Âu. Nhật còn thịnh vượng hơn nữa: khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ, đều mua máy chụp ảnh, ô tô của Nhật, xe Honda, xe Suzuki tràn ngập thị trường Việt nam, kỹ nghệ đóng tàu của họ đứng vào bậc nhất thế giới. Không một chính phủ nào dám coi thường các dân tộc bại trận đó, họ đã vượt được nhiều dân tộc đã t...

docx20 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH -----š›&š›----- KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN Đề tài: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi. Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương Sen Thực hiện: Nhóm 2 Lớp: NCTH4A Khoa: Khoa học & Kỹ thuật máy tính. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2011 .˜™˜ LỜI MỞ ĐẦU ™˜™. Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc (ngày 08 tháng 05 năm 1945), nhìn lại lịch sử nhân loại, ta bỗng giật mình khi nhìn thấy Đức, Nhật, Ý, các nước bại trận trong cuộc chiến khốc liệt đó nay đã trở thành các cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế của Tây Đức thịnh vượng hơn nền kinh tế của Anh, Pháp, mức sống của họ hiện cao nhất ở Tây Âu. Nhật còn thịnh vượng hơn nữa: khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ, đều mua máy chụp ảnh, ô tô của Nhật, xe Honda, xe Suzuki tràn ngập thị trường Việt nam, kỹ nghệ đóng tàu của họ đứng vào bậc nhất thế giới. Không một chính phủ nào dám coi thường các dân tộc bại trận đó, họ đã vượt được nhiều dân tộc đã thắng họ 60 năm trước. Vì sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhà quân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh. Chiến tranh giờ đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thị trường. Chính vì vậy mà ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là tài nguyên con người. Vì vậy, chọn đề tài “Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi” là để xác định những vai trò của nhà quản trị trong cuộc chiến lớn đó, và những kỹ năng cùng biểu hiện của một nhà quản trị được xem là giỏi. Từ đó chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện và kịp thời phát hiện những người có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, tập đoàn phát triển, xa hơn là sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cho đất nước. Nhận thức được được tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài được chọn, chúng tôi đã việc một cách rất nghiêm túc và trong quá trình làm quả thật cũng có nhiều tình cảm cũng như bức xúc muốn nhân lời mở đầu (mà thực ra là được viết sau cùng) này giải bày. Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến là nguồn tài liệu, mai mắn sống trong thế kỷ 21 và vừa bước sang thế kỷ 22 thế kỷ của thông tin thì chỉ việc ngồi nhà lướt web tìm, trao đổi và gửi thông tin cho nhau. Quả thật là kỳ diệu! Nhưng đồng thời gánh nặng thông tin cũng trở nên nặng hơn khi phải lọc lượng thông tin khổng lồ như thế và đa số thông tin là không chính quy cho nên chủ yếu là dự vào hiểu biết và cảm tính của các thành viên trong nhóm. Phần thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến là phương pháp nghiên cứu và làm việc của nhóm. Khoảng cách địa lý và thời gian làm bài ngắn thêm cận kề tết cũng khiến tinh thần xao lãng ít nhiều. Nhưng nhóm cũng đã có được 3 cuộc họp nhóm chính thức tại thư viện trường và các trao đổi khi gặp mặt và qua mail. Nhóm thống nhất được kết cấu bài làm và phân chia nội dung trong buổi họp đầu tiên. Lần họp thứ hai xem xét lại những kết quả làm được và cùng đóng góp phát triển thêm và lần 3 hơi buồn là các bạn họp không đầy đủ do về quê ăn tết sớm hết nhưng cũng cơ bản duyệt lại bài lần cuối. Đó là cách nhóm đã làm việc cùng nhau. Còn phương pháp nghiên cứu do phân công rõ ràng công việc nên chủ yếu ai làm phần đó, mỗi người có cách thức tiếp cận vấn đề, nghiên cứu, và làm bài khác nhau. Nhưng phương pháp vẫn chủ yếu là tổng hợp và phân tích có dẫn chú ví dụ chứng minh, kèm theo những đánh giá và cảm nhận của cá nhân mỗi thành viên về đề mình được giao… sau cùng được nhóm trưởng tổng hợp và có chỉnh một chút cho hợp với bố cục toàn bài. Mặc dù các thành viên đã rất cố gắng nhưng cũng khó có thể mắc nhiều sai xót mong được các bạn đóng góp để nhóm ngày càng hoàn thiện. MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ & Tên Chức Vụ Công việc phân công* Nhận xét của nhóm trưởng Ký tên Điểm 1 Nguyễn Duy Ngọc Hải Chương I: Những cơ sở lý luận Loại B: Tham gia đầy đủ. 2 Nguyễn Thành Tiến Thư Ký 2.1.1        Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Loại A: Vắng 1 buổi họp nhưng tham gia đóng góp tích cực 3 Dương Huy Thông 2.1.2.         Lãnh đạo:  Loại B: Tham gia đầy đủ. 4 Lê Tuấn Bình 2.1.3.         Quản lý: Quyết đoán: Dân chủ:  Loại A: Tham gia và đóng góp tích cực 5 Trần Quốc Thanh   Nhóm Trưởng 2.1.4.         Đạo đức và trách nhiệm nhiệm:  Loại A-: Chưa quản lý tốt thành viên nhóm. 6 Hoàng Duy Bình 2.2.1.         Khả năng nhận thức và năng lực tư duy:  Loại A: Tham gia và đóng góp tích cực. 7 Vũ Minh Quang 2.2.2        Ứng xử giao tiếp: 2.1. Kỹ năng cứng: 2.2. Kỹ năng mềm:  Loại B+: Họp nhóm đầy đủ, có tham gia đóng góp. 8 Phan Thế Tuấn 2.2.3.         Khả năng (Thuật) dùng người:  Loại A+: Tham gia rất tích cực 9 Nguyễn Thiên Tín 2.2.4.         Khả năng truyền thông:  Loại A+: Tham gia đóng góp rất tích cực. 10 Phan Hà Thiên Bảo 2.2.5.       Tầm nhìn: Loại B+: Đóng góp tích cực  11 Nguyễn Thế Kiệt Chương III: Giải pháp  Lọa B-: Có đóng góp. *Ghi chú: Những phần không được phân công sẽ do trưởng nhóm làm dựa vào ý kiến đóng góp của các thành viên. Chương I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN Hiểu thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi? Hiểu thế nào cho đúng về một nhà lãnh đạo giỏi? Đó có phải là những con người thiên tài với những năng khiếu bẩm sinh sẵn có, đã được sắp đặt trước là người lãnh đạo những người khác? Liệu rằng rèn luyện có thể đạt được khả năng để trở thành một nhà lãnh đạo? Và nếu có thể học tập được thì phải học những gì? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã tự đặt ra ngay khi được tiếp cận với đề tài này! Chúng ta sẽ không phủ nhận có một số người khi sinh ra đã mang sẵn trong mình những phẩm chất và điều kiện thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng bạn có biết theo thống kê những người được cho là thiên tài và rất được kỳ vọng ở nước Mỹ cuối cùng cũng chỉ là những con người làm việc một cách bình thường như bao người khác, thậm chí một số người còn rơi vào tình cảnh bi đát. Vì sao? Tôi giả dụ rằng tôi học chung với một thiên tài có đầu óc lớp 5 cùng tôi học lớp một; biết mình yếu thế tôi cố gắng học hết năm này đến năm kia, trong khi bạn ấy ỷ vào thiên bẩm của mình nên không cố gắng bằng. Như một cuộc chạy maratong đường dài bạn ấy đi một bước tôi cố gắng hai bước và tui chấp bạn ấy 5 bước ngay từ điểm xuất phát. Như vậy khi đến một thời điểm nhất định tôi sẽ bằng và vượt qua bạn ấy. Đưa ra ví dụ này là nhằm giải thích cho bạn năng khiếu bẩm sinh là rất quan trọng là món quà chỉ được tặng cho một số rất ít người nhưng nếu không biết rèn luyện và phát huy những phẩm chất đó thì một ngày họ cũng sẽ bị một người bình thường khác qua mặt. Và đồng thời tôi cũng tin tưởng ai cũng có những tố chất bẩm sinh nhưng cao thấp tùy mỗi người không ngừng trao dồi học hỏi nhất định sẽ đạt được mục đích của mình. Hồ Chí Minh – Minh chứng cho một nhà lãnh đạo không ngừng rèn luyện. Vậy, những nhà lãnh đạo giỏi đơn giản chỉ là những con người không ngừng nổ lực. Họ là những con người truyền cảm hứng và có một tầm nhìn rộng, là vị thuyền trưởng lèo lái con thuyền của tổ chức họ đi đến những nơi xa thẳm, tung hoành khắp đại dương bao la. Họ không phải là người làm giỏi tất cả việc, họ là người có sức hút mãnh liệt kết nối và thu hút người người tài giỏi hơn ở bên họ. Theo cách hiểu của tôi đó là một nhà lãnh đạo giỏi. Đặc điểm xác định một nhà lãnh đạo giỏi: Ở phần 1.1 chúng ta đã tìm hiểu về thế nào là nhà lãnh đạo (quản trị) giỏi trong từ đó chúng ta biết được rằng để điều đó hoàn toàn có thể luyện rèn được, trong phần này chúng ta lại cùng nhau xác định những kỹ năng (phẩm chất) mà nhà lãnh đạo giỏi có để có một mục tiêu rõ ràng cụ thể hơn để phấn đấu. Và sau đây là những kỹ năng theo chúng tôi là bắt buộc phải có ở một nhà quản trị: Steve Jobs – Một người hội đủ các tố chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất. + Có khả năng thu thập và xử lý thông tin + Có khả năng lãnh đạo + Có kỹ năng quản lý + Có đạo đức và tinh thần trách nhiệm + Khả năng nhận thức và năng lực tư duy + Biết cách ứng xử giao tiếp + Có khả năng dùng người + Có khả năng truyền thông tốt + Và có tầm nhìn xa. Sau cùng, để hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các kỹ năng đối với nhà lãnh đạo mời các bạn qua chương tiếp theo. Chương II: THỰC TIỄN VÀ ÁP DỤNG Kỹ năng cứng: Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng nền tảng là những kỹ năng mà ta có thể nhìn thấy, cân đo, đong đếm được. Đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc qua nhiều năm. Nhóm kỹ năng này thường được đề cập tới trong các bản sơ yếu lý lịch - là điều kiện cần khi xin việc. Kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn trong ngành nghề cụ thể, chính thế mà rất khó phân biệt rõ ràng đâu là kỹ năng cứng, đâu là kỹ năng mềm vì nó có thể là kỹ năng mềm trong ngành này nhưng trong ngành khác nó là kỹ năng cứng. Ví dụ: với vị trí marketing thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng là kỹ năng cứng, bởi đó là chuyên môn nghề nghiệp; còn với lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong sự gói gọn về nội dung bài tiểu luận này chúng ta sẽ chỉ xét đến khía cạnh kỹ năng của các nhà quản trị. Và do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên tất cả sự phân biệt giữa hai nhóm kỹ năng này chỉ có tính tương đối và đôi khi không chính xác (mà nhóm không nhìn ra) mong người đọc có thể thông cảm và đóng góp thêm ý kiến để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Khả năng thu thập và xử lí thông tin là tên gọi khái quát chung của nhiều kỹ năng mà nếu chia nhỏ ra sẽ bao gồm kỹ năng công việc: Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu, số liệu,…và kỹ năng con người: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận định con người,… Thông thường kỹ năng cứng là những kỹ năng có tính chất quan hệ với công việc và khoa học còn kỹ năng mềm thường có tính chất quan hệ với con người. Nhưng do xét thấy công việc quản trị đối tượng của nó là quản lý con người nên người viết xếp nó vào nhóm kỹ năng cứng. Thêm nữa chúng tôi cũng đã phân ra phẩm chất ứng xử và giao tiếp trong phần này sẽ chỉ xét khả năng thu thập và xử lý thông tin ở góc độ quan hệ với công việc. Thực tế kỹ năng này đã được giảng dạy một cách bài bản ở các trường có chuyên ngành kinh tế thông qua các môn học như: Xác xuất thống kê, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô,…Biểu đồ cung cầu là dạng thu thập và xử lý thông tin cơ bản nhất mà bất cứ sinh viên kinh tế nào ra trường cũng phải biết. Khả năng thu thập và xử lý thông tin là kỹ năng nền giúp người quản trị bước đầu nhận thức vấn đề từ đó áp dụng và phát huy những kỹ năng khác như khả năng quản lý, lãnh đạo và khả năng tiên đoán (tầm nhìn). Nhà quản trị tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: khách hàng, báo cáo tiêu dùng, nhân viên, đồng nghiệp, chuyên gia tư vấn, truyền thông đại chúng, các bản báo cáo,...Việc thu thập thông tin một cách đa luồng như vậy giúp nhà quản trị có một cái nhìn khách quan hơn để xem xét và đánh giá vấn đề. Tuy khả năng thu thập thông tin rất quan trọng nhưng chính khả năng xử lý thông tin mới thể hiện được đẳng cấp của một nhà quản trị có năng lực. Lãnh đạo: Nói đến kỹ năng lãnh đạo ta không thể không nhắc đến kỹ năng quản lý và ngược lại. Sự nhập nhằng và mập mờ giữa hai khái niệm này đôi khi cũng gây khó cho chính những người học và làm trong ngành kinh tế. Chính vậy mà tôi nghĩ trước khi đi sâu vào kỹ năng lãnh đạo chúng ta hãy cùng nhau phân biệt rõ hai khái niệm này. Một người có khả năng lãnh đạo là người có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên và định hướng đi cho công ty tổ chức của họ (hay nói cách khác đó là người quyết định sự thay đổi của công ty), trong khi người có kỹ năng quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm là làm người điều khiển, truyền đạt và thực hiện bằng cách quản lý nhân viên thuộc cấp, bảo đảm hoạt động của công ty diễn ra trôi chảy theo định hướng của nhà lãnh đạo. Ví dụ đất nước ta là do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Và như Warren B.Bennis và Burt Nanus trong cuốn “Những nhà lãnh đạo” đã nói: “Người quản lý là những người làm việc đúng cách, còn người lãnh đạo là những người làm đúng việc”. Bây giờ thì chúng ta đi sâu hơn để hiểu thế nào là phẩm chất lãnh đạo là như thế nào?! Một nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên phát huy được hết năng lực làm việc của mình và biết cách động viên khi họ vấp ngã. Một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng đồng chung quanh. Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược phát triển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự. Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổ chức này tồn tại. Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêu gắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộc mới hiểu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểu với mọi người.  Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạt được thành quả. Khi có thể tiếp cận với người lãnh đạo, họ thường tin rằng cấp trên đang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ. Cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìm kiếm sự chỉ đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn. Do đó, nhà lãnh đạo cần chủ động đến với họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu động viên kịp thời.  Lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng và không phải ai cũng có sẵn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhờ học tập và trau dồi kinh nghiệm. Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết tạo động lực, thúc đẩy người khác làm việc, là người luôn tin rằng còn có một con đường và nhìn thấy con đường ấy dù trong hoàn cảnh nguy khốn. Muốn làm được như vậy thì trước tiên bạn cũng phải thúc đẩy bản thân mình trước đã. Lòng nhiệt tình là một thứ rất dễ lan truyền được từ người này sang người khác. Nếu người khác thấy bạn nhiệt tình thì lòng nhiệt tình của họ cũng có thể được khuấy động. Sẵn sàng sửa sai và không giấu dốt – đó chính là những tính cách rất cần thiết ở một nhà lãnh đạo giỏi. Nhiều người cho rằng khi mình ở cương vị lãnh đạo thì mình không được để cho cấp dưới nhìn thấy những điểm yếu của mình. Họ đã sai lầm. Không thừa nhận những thiếu sót sẽ khiến họ ngày càng trở nên thiếu sót hơn và như vậy thì không thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi được. Khi có chuyện sai sót xảy ra thì các nhà lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ tìm cách đổ lỗi mà trước tiên họ sẽ tìm cách khắc phục vấn đề. Họ biết rằng việc đổ lỗi lúc đó sẽ chẳng mang lại tác dụng gì cả. “Hành động” là một trong những phương châm của các nhà lãnh đạo giỏi. Nếu chỉ nói, chỉ lập kế hoạch mà không hành động thì ý tưởng sẽ mãi mãi chỉ là ý tưởng và nó không mang lại tác dụng gì cả. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng không chỉ có tinh thần hăng hái hành động mà họ còn biết cách truyền sự đam mê này cho cả những người khác nữa. Quản lý: *Dân chủ: Biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người, không đặt nặng vấn đề ý kiến đó của người có trình độ thấp hơn mình hay đó là người mình có những bất đồng quan điểm, vì khi bạn là một nhà quản trị bạn phải biết lắng nghe một cách đúng đắn để luôn đảm bảo sự thuận lợi cho công việc của tổ chức. *Quyết đoán: Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn. Tại sao? Hãy phân tích để thấy điểm khác biệt giữa sự quyết đoán và các thái độ khác: - Sự độc đoán: Hùng hổ để đạt được những điều mong muốn của bản thân bất chấp người khác bị ảnh hưởng ra sao. - Sự độc đoán gián tiếp: bạn cố gắng đạt được điều mình mong muốn, nhưng không cho người khác biết bạn đang muốn gì. Có thể hiểu rằng bạn đang lừa dối người khác cho mục đích của mình. Ví dụ như một người đang cố tìm cách thoái thác việc tham dự một sự kiện nào đó. - Bị động: Bạn thể hiện thái độ bị động khi lúc nào bạn cũng tự hạ thấp bản thân, chẳng bao giờ ủng hộ cho nhu cầu của mình mà cứ nhường cho thiên hạ. Bị động thường có nghĩa là tránh xung đột bằng mọi giá. Những kẻ bị động thường luôn miệng xin lỗi cho dù mình sai hay đúng. - Quyết đoán: Quyết đoán nghĩa là bạn biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình, nhưng bằng một cách thẳng thắn và chân thật. Bạn biết rằng mọi người xung quanh cũng có những mong muốn và hiểu rằng không ai hoàn hảo kể cả bạn, ai cũng có một giá trị đóng góp nhất định. Chúng ta đều biết, để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, không có phương thức nào mười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khi còn quyết định sự thành công của bạn. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Trong bất kỳ công việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuối cùng là bạn. Bởi thế, bạn có quyết định hay không? Có quyết tâm thực hiện ý định hay không? là một điều rất quan trọng. Khi ra quyết định thường đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đoán kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức. Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn. Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hội chắc chắn sẽ vụt mất. Tất nhiên, để có thể quyết đoán được một việc cũng không đơn giản song nếu như ta không dám bắt tay vào thì sao có khả năng chiến thắng. Bạn nên nhớ, bất cứ một người hiếu thắng nào cũng không nhất thiết trận nào cũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà thôi. Thế nhưng nếu bạn lại lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến thắng không thể nắm trong tay được. Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những bước chân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó không lâu mới có thể bước những bước chân dài hơn - những bước chân như người lớn mà không còn chút sợ hãi nữa. Có một nguyên nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đoán đó là bản tính biếng nhác. Bởi vì muốn đưa ra một quyết đoán có hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin với một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài. Thu thập đầy đủ sự thật là tiền đề cần có của sự phát huy khả năng quyết đoán. Sau khi thu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần đánh dấu cộng hoặc trừ để sau đó tự so điểm. Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng chần chừ gì nữa hãy quyết đoán thực hiện công việc kinh doanh đó, còn nếu ngược lại thì cân nhắc thêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinh nghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định. Có một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn chỉ nên lo lắng để có thể đưa ra quyết định không lãng phí dù chỉ là một phút song khi đã ra quyết định rồi thì sự lo lắng cần chấm dứt. Quyết định ý chí là liều thuốc mạnh mẽ của cả đời người, vì thế khi đã quyết tâm thì không nên thay đổi chủ ý. Dĩ nhiên, sau khi đã ra quyết định không ít người vẫn suy nghĩ đeo đẳng và lo lắng bồn chồn, sợ thất bại. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhiều lần xuất hiện khi bạn lo lắng quyết đoán. Bạn hãy cứ nghĩ như thế này cho việc quyết đoán đơn giản hơn. Cơ hội không dễ dàng đến vậy mà ta lại để nó bay ngang mất qua cửa sổ vào tay đối thủ cạnh tranh vậy chi bằng ta cứ thử kể cả nếu phải nếm mùi thất bại. Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì sao thành công lại không thể đến. Đạo đức và trách nhiệm: Từ còn nằm nôi ta được bà kể chuyện cổ tích răn dạy ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, lên tiểu học ta được học môn đạo đức với câu chuyện nghị lực tạo nên số phần của em Ký mà ngày nay là nhà giáo ưu tú, lên trung học rồi cao hơn ta được học giáo dục công dân để có thể nhận thức được trách nhiệm làm một người công dân tốt. Ở đâu cũng vậy là một con người thì nhất thiết có đạo đức và không ngừng tu dưỡng vì cuộc sống luôn có nhiều thứ cám dỗ đầy thu hút mà chỉ cần rẽ sai đường tương lai của họ sẽ rất khác. Đồng tiền và quyền hành luôn là những thứ có sức hút mãnh liệt mà nhà quản trị phải luôn đối mặt với cả hai vấn đề đó. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhà quản trị còn gặp phải những vấn đề liên quan đến đạo đức như: + Môi trường: Ô nhiễm môi trường, các vấn đề bảo vệ động vật,.... Nhà quản trị phải quyết định chi tiền để xây dựng nơi xử lý rác hay thải chúng ra môi trường. + Vấn đề cải tổ lại cơ cấu doanh nghiệp: Nhà quản trị vấp phải vấn đề đạo đức khi phải xa thải những nhân viên đã cống hiến cho công ty nhiều năm để bảo đảm lợi ích của chính công ty. + Các vấn đề xã hội: Phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, giới tính,… + Quấy rối tình dục. + Vấn đề nhân công làm thuê: Bệnh AIDS, thuốc kích thích,… + Độc quyên: Nhà quản trị phải đối mặt với luật chống độc quyền của một số quốc gia với nguy cơ bị mất bí mật công nghệ sản phẩm. + Bóc lột nhân công lao động… Vấn đề lợi nhuận hay môi trường - Một trong những vấn đề về đạo đức mà nhà quản trị phải đối mặt. Kinh doanh là phải gắn liền với lợi nhuận, không ai có thể bác bỏ điều đó nhưng giá trị làm người của một nhà quản trị thể hiện ở chỗ họ đặt quyết định của mình nghiêng về cán cân tiền bạc hay đạo đức. Đây có thể được xem là phẩm chất quan trọng nhất của một nhà quản trị và đây cũng là lý do tôi xếp phẩm chất này vào nhóm kỹ năng phần cứng – nó là nền tản là điều không bao giờ được thiếu đối với một con người và đặc biệt là một nhà quản trị. Vấn đề đạo đức còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân, xã hội và văn hóa. Ví dụ một doanh nhân mở tiệm bán xúc xích heo tại các nước Hồi Giáo – dĩ nhiên đây chỉ là một ví dụ nhằm làm rõ vấn đề chứ không có thực – đối với đất nước Hồi Giáo ấy thì anh ta đã vi phạm đạo đức nhưng đối với người ngoài như chúng ta thì anh ta chẳng có gì gọi là vi phạm đạo đức to tác đến thế, anh ta chỉ đơn giản là ngốc quá không chịu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa, tôn giáo của đất nước đó mà thôi. Như vậy ta có thể thấy vấn đề đạo đức đôi khi cũng rất mơ hồ, không có chuẩn mực chung cho tất cả các dân tộc và trong trường hợp này việc dám đứng ra nhận trách nhiệm sẽ thể hiện được phẩm chất đạo đức của nhà quản trị đó. Điều đó rất khác với sự cò kè bớt một thêm hai của Vedan với người dân khi bị phát hiện xả nước thải ra sông Thị Vải. Ngoài ra đạo đức của nhà lãnh đạo không chỉ thể hiện uy tín của chính nhà lãnh đạo đó mà còn thể hiện niềm tin của khách hàng, bạn hàng, và nhân viên dành cho tổ chức, công ty đó. Đạo đức uy tín của nhà lãnh đạo đôi khi cũng chính là giá trị cộng thêm cho chính công ty đó ví như việc Apple trong lúc khủng hoảng đã mua lại công ty NeXT của Steve Jobs năm 1996 - khi vị sáng lập này tách ra – là để có được nhà lãnh đạo có sức cuốn hút tuyệt vời như Jobs. Giờ đây người ta bàn nhiều về vấn đề đạo đức của một nhà quản trị: báo chí nói đến, truyền thông nhắc đến, trên các diễn đàn tranh luận sôi nổi, là những đề tài tiểu luận hay luận văn của sinh viên khi ra trường…Trong thời đại nào cũng vậy một con người có đạo đức có trách nhiệm luôn được mọi người coi trọng. Vấn đề rèn luyện đạo đức cho sinh viên khi ra trường luôn nóng bỏng trước những nạn tham nhũng, đút lót,… hay thiếu trách nhiệm gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế đất nước. Nhưng cũng phải hiểu rằng vấn đề đạo đức của một con người không phải hình thành ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình giáo dưỡng lâu dài từ thuở bé. Vì vậy, muốn có thể giải quyết căn bệnh ung thư nguy hiểm luôn rình rập những nhà quản trị này chúng ta phải ngừa từ trước, phải bắt đầy giáo dục từ con người, mà bắt đầu là nên giáo dục chính những người giáo dục. Chỉ có người cha, người mẹ thương con và thầy cô thật sự tâm quyết với nghề mới có thể cho đời một nhành hoa thơm, một con người sống đẹp. Đây cũng chính là bài học từ những đất nước không quá xa chúng ta và thậm chí còn khó khăn, thiếu sự ưu đãi của thiên nhiên hơn chúng ta Singapore và Nhật Bản. Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là gì? Với một người bình thường đi ngoài đường, rất có thể họ nhìn bạn như… người “cõi trên” hoặc trả lời mơ hồ kiểu như đó là sự hòa nhã, dịu dàng, thanh lịch… Nhưng có một thực tế là thuật ngữ kỹ năng mềm hiện đang rất phổ biến trong giới văn phòng.  Kỹ năng mềm khác kỹ năng cứng như thế nào?  Trong môi trường làm việc, kỹ năng mềm thuộc về hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc với nhóm, đội hay trong tập thể lớn. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống. Ngày nay, các nhà giáo dục, chủ doanh nghiệp, các chuyên gia quản lý nhân sự đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng mềm. Ngoài ra cũng xin nói thêm rằng ngoài cách phân chia theo 2 nhóm kỹ năng lớn cứng và mềm còn có thể phân chia theo 4 nhóm kỹ năng dựa theo đối tượng và mục đích mà nó hướng đến, đó là: + Kỹ năng định hướng. + Kỹ năng gây ảnh hưởng. + Kỹ năng con người. + Kỹ năng nhận thức. Nhưng trong bài tiểu luận này, như bạn thấy chúng tôi đã chọn cách phân chia theo cách thứ nhất. Khả năng nhận thức và năng lực tư duy: Những nhà lãnh đạo có khả năng sáng tạo và năng lực tư duy luôn là mục tiêu săn đón của các công ty. Không ở đâu, sức mạnh tư duy lại thể hiện rõ ưu thế như trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nơi kẻ chiến thắng là những người có khả năng sáng tạo ra những mô hình kinh doanh mới,những phương thức và cách kinh doanh độc đáo, có độ khác biệt cao… thì chủ nghĩa kinh nghiệm thuần túy của các cá nhân không đủ để giải quyết vấn đề đặt ra trong kinh doanh hiện đại, nơi mà xu hướng tiêu dùng thay đổi chóng mặt từng ngày. Để thành công và trở thành người chiến thắng thì các nhà Lãnh Đạo, Quản Trị Viên phải có trong người hành trang mang tên Kỹ Năng Lãnh Đạo. Một trong 3 kỹ năng rất khó và đặc biệt quan trọng với nhà lãnh đạo, các quản trị viên cao cấp.Đó là kỹ năng nhận thức và tư duy:  Là khả năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề một cách logic... Là một nhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có một tầm nhìn sâu rộng, nhận thức và phân tích được những nguyên nhân sâu xa, khả năng tiềm ẩn của các sự vật, sự việc. Kỹ năng này giúp nhà Lãnh Đạo thấy được những sự vật, sự việc chính xác hơn từ nhiều góc độ, khuyến khích họ suy nghĩ sâu hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn sâu rộng và bền vững. Vì vậy nó đặc biệt cần thiết cho những người lãnh đạo, nhất là khi phải đưa ra những quyết định, sách lược quan trọng. Ứng xử giao tiếp: Khả năng giao tiếp là bí quyết của một nhà lãnh đạo tài năng. Những người giao tiếp giỏi có thể đơn giản hoá một thông điệp phức tạp để mọi người cùng hiểu. Mọi người cần được đoàn kết với bạn, và cùng với sức cuốn hút, khả năng giao tiếp là vũ khí mạnh nhất mà nhà lãnh đạo cần có. Biết cách ứng xử giao tiếp sẽ giúp bạn thành công trong cuộc sống và công việc. Hãy đơn giản hoá thông điệp của bạn. Hãy tìm hiểu đối tượng giao tiếp của bạn. Hãy nắm vững khả năng thuyết phục và tìm được sự hưởng ứng. Đừng để mọi việc diễn ra đơn thuần mà hãy khiến chúng diễn ra khi nó thật sự đem lại giá trị. Tập trung. Tập trung và Tập trung. Xác định lại các tiêu chuẩn và tự yêu cầu bạn nhiều hơn. Hãy tìm ba điều bạn có thể làm để cải thiện các kỹ năng chuyên môn của mình và dành thời gian cũng như tiền bạc cho điều đó. Khả năng (Thuật) dùng người: Thuật dùng ở chỗ đúng người đúng việc và dám trao quyền cho họ. Để mở đề cho phẩm chất dùng người của nhà lãnh đạo giỏi tôi muốn nhắc đến hai câu nói rất hay: “Nếu có một bài học tôi rút ra thì đó là bài học sử dụng nhân tài, càng có nhiều người giỏi quanh tôi thì tôi càng có thể giải quyết được tốt các vấn đề. Sự lãnh đạo mạnh mẽ không phụ thuộc sức mạnh một cá nhân, mà là sức mạnh của một đội ngũ người tài quanh mình. Sử dụng nhân tài chính là trọng tâm của nghệ thuật lãnh đạo” – Lý Quang Diệu nhà lãnh đạo đã đặt nền móng đưa đất nước Singapore trở nên thịnh vượng như ngày hôm nay. Và: “Nhà quản trị giỏi không phải là người giỏi mà là người biết phát huy cái giỏi của người khác” – Khuyết danh. Để tăng năng suất lao động trong công ty, dùng đúng người đúng việc ,tăng khả năng sáng tạo cho nhân viên, làm mối quan hệ giữa nhân viên và sếp trở nên thân thiện hơn, không những thế nó còn làm cho nền kinh tế đất nước trở nên giàu mạnh, có thể xây dựng sự gắn kết chặt chẽ trong công ty, giữ chân nhân tài. Nó giúp cho nhà lãnh đạo biết cách vận dụng khả năng của cấp dưới, biết khích lệ động viên truyền cảm hứng cho nhân viên, đánh giá chính xác khả năng của từng nhân viên, biết cách phê bình và khen thưởng cho nhân viên, biết đồng cảm và chia sẻ, biết lập niềm tin cho nhân viên , có tính cách chân thật, tận tâm với công việc, biết lo xa cho công ty, giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc của họ. Nếu một nhà lãnh đạo biết khiêm tốn biết lắng nghe trao đổi ý kiến của nhân viên, đánh giá chính xác khả năng của từng nhân viên, chăm lo đến đại cuộc cho công ty một cách nhiệt tình, giao tiếp với nhân viên như một người cộng sự và có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên, thường xuyên góp ý kiến cho nhân viên. Thuật dùng người là phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi và rất cần thiết để hình thành một công ty mạnh và đoàn kết, là tiền đề để đưa công ty phát triển hơn và làm cho nền kinh tế đất nước đi lên tầm cao mới kéo theo xã hội phát triển đời sống đất nước ngày càng hiện đại. Khả năng truyền thông (Kỹ năng truyền đạt): Kỹ năng truyền thông – Một kỹ năng không thể thiếu đới với nhà quản trị. Sẽ chẳng mấy tác dụng nếu chỉ có trong tay một nhiệm vụ cao cả, một tầm nhìn thấu đáo và mục tiêu vững chắc, trong khi nhà lãnh đạo lại không thể truyền đạt một cách hiệu quả những ý tưởng của mình đến mọi người trong tổ chức. Sự lãnh đạo chỉ thực sự tồn tại khi nó đến được với những người thi hành một cách rõ ràng để có thê thực hiện. Vì vậy đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng nếu không muốn nói là cần thiết phải có của một nhà lãnh đạo. Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong quá trình lãnh đạo, nó là phương tiện chuyển tải mà người lãnh đạo cần để truyền đạt những suy nghĩ bên trong sang thế giới bên ngoài. Những nhà lãnh đạo biết cách nói khiến người ta khao khát làm việc hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng bạn là nhân viên của một công ty và bạn mắc phải một sai lầm bạn đến phòng giám đốc và nhận trách nhiệm, vị giám đốc không những không trách bạn mà còn nói với bạn: “ – Anh bạn trẻ! Con người luôn khát khao khám phá, đam mê tìm tòi những điều thú vị của cuộc sống. Với chúng ta sai lầm, dại dột chẳng qua chỉ là bước đệm của thành công. Hãy cứ đói khát và dại dột1” (1Nguyên văn Sray hungry. Stay foolish – Câu nói nổi tiếng ở sau bìa trong cuốn Catelogue toàn Trái đất tập cuối cùng được Steve Jobs người sáng lập Apple xem là một lối sống và luôn tâm niệm.) Thì có phải rằng sự nhiệt tình trong công việc đã được thổi bùng lên trong bạn hay không? Kỹ năng truyền thông bao gồm nhiều nhóm kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, khiếu hài hước… Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, kỹ năng truyền thông gồm yếu tố phi ngôn ngữ chiếm 55%, giọng nói chiếm 30% và nội dung nói chỉ chiếm 15% giá trị tác động trong truyền thông. Điều này chứng tỏ, kỹ năng diễn đạt, trong đó việc rèn luyện giọng nói, cử chỉ, thái độ... khi thể hiện thông điệp rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu với giọng nói rõ ràng, mạch lạc bạn nên dùng những cụm từ như “tôi nghĩ”, “tôi tin rằng”, “theo quan điểm của tôi thì” để chứng tỏ bạn luôn có trách nhiệm với suy nghĩ của mình. Cũng như các bạn trẻ theo nghề sân khấu điện ảnh trước khi qua học tập, rèn luyện họ chắc hẳn họ đã không trở thành những MC, diễn viên có khả năng truyền đạt tốt như vậy. Qua đó ta thấy kỹ năng truyền thông là một dạng kỹ năng có thể rèn luyện được và khả năng ứng dụng vào thực tế và hiệu quả mang lại là vô cùng lớn. Điều kiện kinh tế và học tập cũng như phương pháp giảng dạy trong trường lớp ở nước ta ngày một được chú trọng và cải tiến nhiều hơn đặc biệt là các ngành kinh tế càng được chú trọng, tuy nhiên kỹ năng truyền thông của sinh viên ra trường nói một cách chân thật thì chưa được tốt lắm chỉ có một số trường quan tâm tổ chức các buổi học ngoại khóa nhằm rèn luyện thêm kỹ năng này cho sinh viên, còn thực tế sinh viên chỉ có điều kiện thể hiện mình trong các bài thuyết trình nhóm, mà trong một học kỳ thường chỉ có 1 đến 2 bài thuyết trình như vậy. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng truyền thông nói riêng và nhóm kỹ năng phần mềm nói chung là hoàn toàn dựa vào ý thức của sinh viên. Các chương trình truyền hình ngày nay cũng có nhiều cuộc thi hấp dẫn được thiết kế dành cho sinh viên, các bạn có thể đăng ký dự thi để tự thử thách rèn luyện chính mình. Tuy vậy, nhà trường và các cơ quan giáo dục cũng nên quan tâm tổ chức rèn luyện cho học sinh, sinh viên từ sớm chứ chờ đến gần ra trường e là quá muộn. Tầm nhìn: Nói đến lãnh đạo là nói đến tầm nhìn, vì lãnh đạo là dẫn đường, mà dẫn đường là dẫn đến nơi nào đó. Tầm nhìn là vision. Nhưng tạo sao người ta nói tầm nhìn, mà lại không nói đích điểm, hay điểm đến (detination)? Tầm nhìn của nhà lãnh đạo thể hiện năng lực của họ. Tầm nhìn là cái nhìn, sự nhìn, hướng nhìn, là một hành động của một người. Điểm đến là một điểm ở đâu đó, nó chỉ đến một thực thể hiện diện ngoài kia. Khi nói đến tầm nhìn là nói đến cái gì đó bên trong con người, khi nói tới điểm đến ta nói đến một điểm ở ngoài. Lãnh đạo dẫn người ta đi với tầm nhìn chứ không dẫn đến điểm đến, điểm đến đó: Đã sinh nở trước ở trong tư tưởng của lãnh đạo và từ đó nó đi ra ngoài để từ từ biến thành một thực thể, một điểm đến bên ngoài thế giới, chứ trước nó không có thực. Ví dụ: Trong các cuộc chiến đấu tranh giành đôc lập của các quốc gia nhược tiểu của thế kỷ XX, như tại Ấn Độ với Gandhi và Việt Nam với Hồ Chí Minh, điểm đến của các lãnh đạo này là một quốc gia độc lập tự do cho nhân dân. Nhưng cái độc lập tự do đó, với một hình thái xã hội chính trị nào đó, không phải một nơi đã có thực, ngay cả không phải là một kinh nghiệm đã có thật đối với nhân dân. Nó chỉ là tầm nhìn của lãnh đạo, phóng hình ảnh từ tâm của mình ra ngoài, cho nhân dân có thể mường tượng, rồi cùng nhân dân bắt đầu cuộc hành trình tìm bắt và xây dựng nó. Không cố định: các cuộc đấu tranh giành đôc lập không thể nói được thời gian bao lâu mới thành. Cũng không nói được là độc lập thế nào vào lúc nào, vì hết nô lệ chỉ là bước đầu của đôc lập. Có thể hết nô lệ rồi phải nai lưng ra làm công vài thế hệ nữa. Người lãnh đạo có tầm nhìn về một độc lập hoàn toàn, trong đó nhân dân ông ta ít ra cũng ngang hàng với nhân dân các đại cường, nhưng tầm nhìn đó chưa chắc là đích điểm mà ông ta có thể đến được khi còn sống. Và ngay chính ông ra có lẽ là cũng không thể mường tượng được các chi tiết cụ thể sẽ ra thế nào, nhất là trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như chúng ta hiện nay. Hầu như một dự án cho một ý tưởng mới lạ nào cũng thế-không thể xác định chắc chắn thời gian và con đường phải như thế nào, dù là người ta luôn luôn cố gắng có một chương trình với những bước đi và thời khoá biểu cụ thể. Con đường đi và thời khóa biểu này, trong thực tế, thay đổi không ngừng. Là một cái gì sống động: Tầm nhìn về độc lập của một quốc gia có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện môi trường. Ví dụ: Lúc đầu tầm nhìn về độc lập có thể là diệt hết kẻ thù, nhưng sau đó tầm nhìn có thể thay đổi để độc lập có thể là bắt tay với kẻ thù cùng kiến thiết đất nước và thỏa thuận để “kẻ thù” rút đi quyền hành chính trị từ từ và thành đối tác cùng hoạt động kinh tế. Tầm nhìn và kế hoạch là những sinh vật sống động. Chúng trưởng thành và thay đổi từng ngày. Cứ mỗi bước đi là một kiến thức mới và khám phá mới. Nhưng cái mới này đòi hỏi lãnh đạo thường xuyên điều chỉnh con đường và đôi khi ngay cả tầm nhìn. Là một đích điểm luôn luôn di chuyển về phía tước: Tầm nhìn thật sự không bao giờ có thể được thỏa mãn hoàn toàn, vì nó là lý tưởng. Độc lập tự do hạnh phúc là một tầm nhìn. Ta có thể đạt rất nhiều thành quả khi tiến bước theo tầm nhìn đó, nhưng không bao giờ đến đích điểm tối hậu, vì không có đích điểm tối hậu. “Đạt được” đích điểm tối hậu chỉ có một nghĩa là ngừng lại và là sự chết. Tầm nhìn phải rất cụ thể mới có thể thành điểm đến tối hậu trong tâm trí. Từ đó, chúng ta có thể định được con đường từ lúc này đến điểm tối hậu đó. Con đường đó là chiến lược. Và các trạm đến dọc theo con đường đó là các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Và động lực để đòan lữ hành đi trọn con đường đó là lửa của giấc mơ, lửa từ trong trái tim và tầm nhìn của lãnh đạo, đi ra thắp sáng mọi ngọn lửa khác trong mọi trái tim của đoàn lữ hành bất tận. Những phẩm chất mới của nhà quản trị hiện đại: Ngoài những phẩm chất nêu trên được nhóm chọn lọc và xem là chính yếu được đưa ra để phân tích còn có những phẩm chất, kỹ năng khác cũng rất quan trọng và được xem là những phẩm mới của một nhà quản trị hiện đại. Thật tình thì các thành viên cũng rất quan tâm và muốn đi sâu vào những kỹ năng này nhưng do năng lực và thời gian có hạn, nhóm đành bằng lòng với những cố gắng đã đạt được nhưng cũng xin được nêu ra đây để bạn đọc quan tâm có thể tự mình khám phá tìm hiểu thêm: + Kỹ năng xây dựng và làm việc nhóm + Ăn mừng thất bại + Khả năng tự ý thức + Tư duy tích cực và quản lý Stress + Kỹ năng điện thoại + Kỹ năng thư ký và quản lý + Kỹ năng giao quyền + Kỹ năng tạo động lực làm việc + Kỹ năng quản lý xung đột + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng điều hành họp và hội thảo + Kỹ năng phỏng vấn tìm việc + Kỹ năng đàm phán + Kỹ năng bán hàng + Kỹ năng giảng dạy người lớn + Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức + Kỹ năng lập kế hoạch + Kỹ năng dịch vụ khách hàng Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Cuộc sống ngày nay của nhân dân ta khác xưa rất nhiều, xã hội ổn định, nhà nước quan tâm, lo và tạo điều kiện để tất cả mọi người đều có quyền theo đuổi con đường học vấn. Cách học cũng phong phú, đa dạng tùy điều kiện hoàn cảnh từng người mà có thể lựa chọn phương pháp học thích hợp. Kiến thức đã không còn là của riêng ai nữa, cánh cửa đến tri thức là một cách cửa mở thời đại công nghệ cao, internet đã làm nên những điều không tưởng. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VII năm 1991, việc Đảng, Nhà nước lựa chọn con đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự tham gia điều phối của nhà nước là một bước ngoặc lịch sử nó đã trao cho những nhà quản trị một cơ hội đồng thời cũng là trách nhiệm, nó khẳng định vai trò của các nhà lãnh đạo đối với tương lai đất nước. Đã trải qua 20 năm chúng ta cũng đã đúc kết và học hỏi được nhiều kinh nghiêm lãnh đạo, quản lý; phương pháp giảng dạy ở các bậc học từ trung cấp đến đại học cũng sát với thực tiễn áp dụng hơn. Thế hệ trẻ ngày nay cũng năng động dễ nắm bắt thông tin và kiến thức được truyền thụ, đồng thời cũng tự bản thân biết tìm đến những cơ hội để thách thức rèn luyện các kỹ năng của mình. * Khó khăn: Ngoài những thuận lợi trên thì chúng ta quả thật cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt là khó khăn về kinh tế đã kìm hãm đáng kể sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Hai mươi năm không phải là ngắn nhưng cũng không đủ dài để chúng ta có thể sánh với kinh nghiệm giảng dạy về kinh tế của các nước phát triển có tuổi đời tính theo thế kỷ. Đặc biệt cơ sở hạ tầng yếu kém là một vấn đề khá bức xúc, nhiều trường học được lập ra với mục tiêu lợi nhuận hơn là xác định trách nhiệm đào tạo nhân tài cho đất nước. Giảng viên dạy qua loa, học viên thì hời hợt. Những nhà giáo có tâm cũng bất lực khi điều kiện cơ sở không cho phép họ giảng dạy những kỹ năng cuộc sống thực cho sinh viên, do vậy sinh viên chúng ta ra trường tuy có vững kỹ năng cứng nhưng kỹ năng mềm thiếu hụt vì không có nhiều cơ hội cọ xát với thực tiễn làm cho họ thấy bỡ ngỡ và non nớt trước công việc. thực tiễn luôn thay đổi không theo một hình thái nhất định nào cả vì thế nhà quản trị phải biết linh hoạt trong mọi tình huống để đảm bảo mọi việc luôn đi theo quỹ đạo đã vạch ra. Chương III: GIẢI PHÁP Qua phần thuận lợi và khó khăn trên quả thật có nhiều điều bức xúc nhưng cũng nên nhìn nhận đây là một vấn đề nan giải khó có thể sửa đổi một sớm một chiều. Cơ sở hạ tầng của chúng ta hầu như chỉ là nâng cấp chứ rất ít xây mới. Vì vậy, nếu đã xây mới cố gắng xây một cách hoàn thiện giúp bảo đảm việc học của sinh viên và giảng dạy của giáo viên chứ đừng xây dựng theo kiểu nửa vời. Tạo điều kiện sinh viên được thực tập nhiều và tổ chức các cuộc thi giữa các trường nhằm giúp sinh viên học hỏi trao đổi kiến thức lẫn nhau. Tổ chức và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nhóm và các buổi học ngoai khóa, đoàn để nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử tình huống. Ngoài ra nếu đã là những giám đốc, quản lý của công ty rồi thì cũng không ngừng tự rèn luyện tu dưỡng, có thể ghi danh tham gia thêm các khóa học được tổ chức, con đường học là con đường đảm bảo vững chắc nhất vị thế của bạn. Đó là những suy nghĩ và đắn đo mong có một giải pháp toàn diện và khả thi hơn nhưng kiến thức hãy còn nông cạn chỉ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp nhỏ bé hy vọng đất nước Việt Nam ta ngày càng có nhiều người tài giỏi, ngày càng có nhiều nhà quản trị xuất sắc góp phần dựng xây quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. ***TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản trị doanh nghiệp – ĐH Công Nghiệp TP.HCM 10 Ngày quản trị kinh doanh – Steven Silbiger, NXB Thanh Hóa. Bộ sách đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới, NXB Trẻ. Những nhà lãnh đạo vĩ đại – John Baldoni, NXB Tổng hợp TP.HCM. Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Quản trị học – ĐH Kinh tế TP.HCM. Diễn đàn cộng đồng kinh tế vnecon.vn Một số trang web như: vietbao.vn, chungta.com, dantri.com.vn,… Và một số nguồn thông tin khác từ internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_pham_chat_cua_nha_lanh_dao_gioi_0285.docx
Tài liệu liên quan